#Ngôn sắc đương hòa: “Ngôn” là lời nói. “Sắc” là nhan sắc,
là dung mạo của mình biểu hiện ra sắc mặt. “Đương hòa” là phải hòa. Chữ “đương”
là phải. “Hòa” là hòa nhan ái ngữ, biểu hiện ra hòa nhã, không phải mặt đằng đằng
sát khí.
Thiện Trang hay nói những người tu học Phật giáo, nói chúng
ta chứ không nói những người khác, quý vị học một hồi như tụng xong một thời
khóa, hoặc tu ra về nhà, rồi ông chồng nói gì đó mà mình hiện tướng Quán Thế Âm
Bồ-tát, từ bi vô cùng là đúng rồi. Còn quý vị cũng hiện Quán Thế Âm Bồ-tát mà
là Diệm Nhiên Vương Bồ-tát, La-sát đó, le lưỡi, trợn mắt thì không đúng rồi. Đó
là nói tôi cũng hiện tướng Bồ-tát mà là Diệm Nhiên Vương Bồ-tát cầm cái búa, cầm
lá cờ phất cái, hiện tướng dữ, La-sát đó, không phải như vậy. Ngôn ngữ lời nói
phải ôn hòa, nhan sắc biểu hiện ra, còn lâu lâu đóng vai ác chút vì dạy dỗ
chúng sanh nên thị hiện như thế thôi, chứ còn làm như vậy là không đúng. Kinh Vô
Lượng Thọ dạy như vậy, nên về nhà cố gắng Nhẫn nhục Ba-la-mật, chồng hay vợ có
chửi, con có làm gì cũng đừng có nổi giận. Phải quán tất cả pháp là không, tất
cả pháp là giả, giữ gìn đối xử tốt đẹp với người ta.
#Thân hạnh đương chuyên: “hạnh” là hành, ở đây thân hành
đương chuyên, đọc “hành” hay “hạnh” đều được, “hành” là hành vi. “Đương chuyên”
là phải chuyên, Kinh Vô Lượng Thọ rất nhiều lần nhắc chữ “chuyên”, đố
quý vị trong Kinh Vô Lượng Thọ bao nhiêu lần nhắc chữ “chuyên”, quý vị
tìm thử coi. Rất nhiều lần, Thiện Trang tìm rồi, đáp án là có con số nhưng Thiện
Trang sẽ nói vào buổi sau để quý vị tự tìm. Ở đây Thiện Trang nói đơn giản như
chữ “chuyên” trong Kinh Vô Lượng Thọ được nhắc nhiều lần, trong đó
“nhất hướng chuyên chí, trang nghiêm diệu độ, hoặc là “chuyên cầu bạch
pháp, huệ lợi quần sanh” cũng là chuyên đó, rồi ba lần nhắc lại trong
trong phẩm 24 là “nhất hướng chuyên niệm A Mi Đà Phật”, rồi “phục
đương chuyên niệm Cực Lạc quốc độ” toàn là “chuyên”, đâu có tạp niệm đâu,
cho nên mấy người đưa ra niệm Chú Đại Bi, v.v.. là tạp niệm đó, không chịu
nghe, hằng ngày đọc Kinh Vô Lượng Thọ mà không hiểu Kinh Vô Lượng Thọ dạy gì.
Trong Kinh nói rõ ràng “Kỳ thượng bối giả” một hồi sau là “Phát
Bồ-đề Tâm, nhất hướng chuyên niệm” hoặc “Phát tâm Bồ-đề, một lòng
chuyên niệm”. Dạy như vậy mà không có một lòng toàn là hai lòng, con niệm
thêm Quán Thế Âm Bồ-tát nữa, con ba lòng niệm thêm Chú Đại Bi nữa, con niệm
thêm gì đó nữa là bốn lòng. Vậy mà hằng ngày tụng Kinh Vô Lượng Thọ chỗ nào,
cho nên đó là không có chuyên.
Kinh Vô Lượng Thọ nhắc đi nhắc lại bao nhiêu chữ
“chuyên” quý vị tự tìm đi, bữa sau Thiện Trang cho đáp án, Thiện
Trang tìm ra có bao nhiêu chữ “chuyên” rồi. Trong đó có ba lần nhắc
câu “nhất hướng chuyên niệm A Mi Đà Phật” hoặc “A Di Đà Phật”,
không chuyên niệm gì khác, chỉ niệm “A Mi Đà Phật”, còn kia là tạp niệm. Nếu
quý vị tu hai pháp thì trợ chánh song tu cũng được, nhưng không có chuyên. Hòa
thượng Tịnh Không nói người nào mà tạp tu là thật sự họ chưa tin câu Phật hiệu,
niềm tin họ chưa đủ, cho nên họ mới tạp tu, cần cái này cái kia. Người đã vào
chuyên, chắc chắn họ một câu Phật hiệu niệm tới cùng, dù bất cứ hoàn cảnh nào,
cầu an cũng niệm “A Mi Đà Phật”, “A Di Đà Phật” thôi, cầu siêu cũng niệm như vậy,
muốn hồi hướng cho thế giới hòa bình cũng niệm như vậy, vì đắc lực rồi, công
phu đắc lực thì hồi hướng cũng được.
(TRÍCH VLT125- TẠM CHIA SẺ KINH VÔ LƯỢNG THỌ – PHẨM 36:
TRÙNG TRÙNG HỐI MIỄN – BUỔI 2 – THẦY THÍCH THIỆN TRANG)