Responsive Menu
Add more content here...

Người Giảng Phải Thấu Được Căn Cơ Của Chúng Sanh

Chú giải Kinh Vô Lượng Thọ đối với người hiện tại không rảnh rỗi để mà nghiên cứu, học được. Quý vị phải tu kha khá, quý vị đọc Chú Giải mới thấy hay, bởi Chú Giải có quá nhiều kiến thức. Quý vị thấy Thiện Trang (TT) chỉ giảng sơ sơ, lấy một ít của Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú và thêm một ít của Hoà Thượng ở trong Chú Giải mà có nhiều người đã nghe không nổi rồi. Mà bây giờ cứ ôm hết cả bộ Chú Giải mà giảng, lại bắt người mới phải học thì không nên. Hòa Thượng [Tịnh Không] ngày xưa ngài cũng không giảng Chú Giải mà tới lần thứ 11, ngài mới giảng Chú Giải. Quý vị nghe trong bộ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Hòa Thượng giảng không rõ nhưng trong Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2012 (TT đang giảo) mấy tập đầu Ngài nói: “Sở dĩ ngày xưa tôi không giảng bộ này là ngày xưa đồng tu chúng ta chưa thể nghe được. Bây giờ tới giai đoạn này rất nhiều đồng tu đã tu lâu năm rồi, chúng ta đầy đủ nền tảng mới học được bộ này. TT hiện tại chỉ rút ra trong ấy vài đoạn thôi. Cô Lưu Tố Vân giảng cũng vậy, chỉ thêm một ít vào thôi. Không nên cung cấp quá nhiều thứ cho người mới. Vậy không có lợi ích cho họ. Học là phải phù hợp cho căn tánh, căn cơ. Khi mà đại chúng có nền tảng rồi thì mới nâng lên từng bước, từng bước.

Đây cũng là nhân duyên của mỗi người.

 

TT cũng không khuyên quý vị mới tu nghe Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ đâu. Có người trong lớp này hỏi “Thưa Thầy, con bây giờ đang học bản chú giải Kinh Vô Lượng Thọ theo bản dịch của ngài Như Hòa, Chú Giải của Ngài Hoàng Niệm Tổ được không? Thì TT cũng nói với cô ấy rằng, cô chưa đến lúc đọc bộ này, cô hãy chịu khó nghe giùm Kinh Vô Lượng Thọ lần thứ 10, nghe Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa trước.

Thậm chí “Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa” cũng không phải dành cho người mới tu vì sâu rộng quá, quá nhiều tập, nhiều khi quý vị nghe 2, 3 tập tới 4, 5 tâp mà quý vị không nghe được phần nội dung của mình, tức là nội dung phù hợp với mình thì chán liền. Nên không được! Cho nên phải khế cơ, (trong 4 loại khế cơ, khế lý, khế thời, khế xứ). Nên ở đây là nhân duyên của mỗi người thôi.

 

Người giảng pháp PHẢI THẤU ĐƯỢC CĂN CƠ CỦA CHÚNG SANH, biết được người ta cần gì, giảng thế nào. Nên TT lúc thì đưa lên cao, lúc thì đưa xuống thấp, đó là cách HT nói, có người mới tu quý vị phải giảng thấp cho họ, người tu lâu rồi quý vị phải giảng cao cho họ. Mà trong một lớp đông như vậy thì phải dành 2, 3 bài kéo lên khoảng 15, 20 phút lên cao rồi lâu lâu lại hạ xuống thấp.

Tùy hoàn cảnh mỗi người, mỗi người mỗi khác, không ai giống ai cho nên hãy trú trong hoàn cảnh của chính mình. Chúng ta không thể ép mọi người đều giống nhau, không thể giống nhau được! Ai rảnh lúc nào tu lúc đó, ai có thời gian nào tu lúc đó. Miễn làm sao có thời gian tu. Tốt nhất theo phẩm 25 Kinh Vô Lượng Thọ, tu một ngày một đêm hoặc là tu một ngày thôi còn ban đêm ngủ cũng được. Hoặc là một năm bỏ ra 10 ngày tu định, luyện công phu còn hàng ngày đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật, nghe pháp. Tùy hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, không ai giống ai, cho nên mỗi người phải tự tại với chính mình. Đừng khó chịu với sự tu của người khác. Miễn là quý vị có tâm tha thiết với vãng sanh là được. Đó là có tín, có nguyện chắc chắn vãng sanh. Còn nếu tu được nhiều, công phu chắc thì chắc chắn phẩm vị cao hơn. Quan trọng là TÍN NGUYỆN, chứ nhiều khi người ta nói một hồi lại nghĩ “con chắc không vãng sanh, con không tu được thời gian nào hết” thì không phải. HT nói bận rộn lắm mỗi ngày niệm Phật thập niệm vẫn vãng sanh kìa.

 

Cho nên phải nghe cho rõ nghe!

Học là phải học cho chính xác.

Học mà mơ mơ màng màng,

Học mà không hiểu thì tội nghiệp lắm!

 

Mục tiêu của người giảng pháp là đối với pháp môn này làm sao giúp mọi người hoan hỉ, vui vẻ, tự tin thêm, tu tốt hơn, giúp mọi người buông xả nhiều hơn,… không phải đem phiền não cho mọi người. Không phải hù dọa chúng sanh, gây bức bách cho chúng sanh. Nghe pháp thế mới đúng.

 

Học pháp của ai thì cũng là do nghiệp chứ không phải vì hiểu pháp. Ví dụ mình theo vị Thầy đó là do mình có duyên, còn HT giảng hay vậy mà không theo chẳng hạn. Còn những người giảng rất dở thì lại theo. Có người hỏi TT quán ở trong nhóm này bao nhiêu người học bằng trí huệ còn bao nhiêu người học bằng pháp duyên? TT nói 90 % người học là pháp duyên. Do người đó đời quá khứ có pháp duyên học với TT. Còn 10% người học là vì trí huệ. Ví dụ như với HT, ngài Pháp sư Định Hoằng cũng nói: do 14 đời quá khứ HT có pháp duyên với Định Hoằng. Nên HT mới kéo Pháp sư Định Hoằng làm đệ tử của mình để hoằng pháp lợi sanh. Cho nên đều là nhân duyên cả… Phải hiểu nhân quả, may là Thầy trò đấy cho nên mới bị ít phiền não thôi, chứ nếu ở tại gia mà là vợ chồng chắc còn khổ nữa, món nợ nặng hơn mà!

 

A Di Đà Phật

Người có trí huệ thì sẽ làm chủ được nghiệp.

Nếu người có trí huệ thì người ta sẽ biết được những nhân duyên, biết được mình có nghiệp duyên [với vị Thầy đó thế nào].. và sẽ xử lý được. Còn nếu mình không có trí huệ thì không biết đâu! Mình sẽ bị nghiệp nó lôi thôi… Bị phiền não nhưng cũng không bỏ được [vị Thầy đó], tới khi nào trả hết thì thôi.

 

Lựa chọn phải sáng suốt, phải có thiện tri thức. Đừng để nghiệp chọn. Nghiệp chọn thì khổ rồi. Nhiều khi thiện tri thức may mắn gặp được mà không có duyên nghe pháp cũng không hiểu. Quý vị có duyên nên quý vị nghe pháp Thiện Trang hiểu. Cùng một bài pháp cùng hai người nghe pháp trình độ như nhau nhưng lại lãnh hội khác nhau. Do duyên khác nhau. Quý vị có duyên với TT càng sâu quý vị nghe càng dễ hiểu, càng thấy an lạc, người kia họ không có thiện duyên, họ có ác duyên, họ nghe họ không thu thập được gì. Đây là Duyên – Phước mình đã trồng từ đời quá khứ rồi. Bây giờ mình gặp lại!

 

Cho nên TT rất là tự tại, ai đến cũng được, ai đi cũng được, đến đi thoải mái. Ai muốn thế nào thì theo thế ấy, mai mốt không có ai thì càng tốt. Đông người thì giúp cho nhiều người. Không đông cũng tốt, vừa cũng tốt, sao cũng được.

Ai có duyên thì đến.

Không có duyên thì thôi.

 

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

(trích trong phần trả lời ‘Vấn đáp Phật pháp” tối thứ 6 hàng tuần, Thầy Thích Thiện Trang)

Trả lời 0