Responsive Menu
Add more content here...

Như Bần Đắc Bảo

Tựa đề:

如貧得寶 第三十七

NHƯ BẦN ĐẮC BẢO ĐỆ TAM THẬP THẤT

Như Người Nghèo Cùng Đạt Được Châu Báu

Giải:

#Đệ tam thập thất: là thứ ba mươi bảy.

#Như bần đắc bảo: “bần” là nghèo, người rất là nghèo, “đắc bảo” là được báu.

Trong chú giải thì “báu” là trân bảo dịch ra là châu báu, của báu v.v..rất nhiều. Thiện Trang dịch thành tám chữ: Như Người Nghèo Cùng Đạt Được Châu Báu để chúng ta tụng 8-8 chữ, hoặc 4-4 chữ luôn. Như vậy Kinh Vô Lượng Thọ ở phẩm này rất là hay, ví Kinh Vô Lượng Thọ như chúng ta được châu báu rồi.

 

Hòa Thượng chú giải:

︽解︾這一品經以比喻明。佛在此給我們明善因善果,讓我們曉得修善得的好處。把佛的教誡要像窮苦的人得到寶物一樣的珍惜。

Phẩm kinh này dùng tỷ dụ để nói rõ, Phật ở đây nói rõ cho chúng ta thiện nhân thiện quả, khiến chúng ta hiểu được chỗ tốt của tu thiện được phước. Đem giáo giới quan trọng của Phật trân quý như là người nghèo cùng đạt được báu vật vậy. Phẩm này Phật tiếp tục nói về nhân quả thiện ác, còn ở phẩm Ba mươi lăm, Ba mươi sáu, chủ yếu nói về ác nhiều hơn, còn phẩm này không nói ác nữa mà nói về thiện.

 

Tạo nhân thiện được kết quả thiện, gọi là thiện nhân thiện quả, giống như là Kinh Vô Lượng Thọ vô cùng quý giá, giống như người nghèo cùng rất là khổ sở, rất nghèo mà bây giờ được vật báu. Quý vị tưởng tượng người nghèo ăn xin không có tiền bạc gì, tự nhiên nay được một mớ tiền giống như trúng số, như ở Việt Nam có vé số Vietlott, một trăm mấy chục tỷ, giàu như vậy. Kinh Vô Lượng Thọ ví như của báu, kho tàng, kho báu mà bây giờ chúng ta đã đạt được rồi. Chúng ta là người nghèo vì chúng ta nghèo Phật pháp, nghèo không biết con đường ra khỏi sanh tử luân hồi, hôm nay chúng ta có một con đường, có một báu vật là Kinh Vô Lượng Thọ vì chỉ cho chúng ta con đường ra khỏi sanh tử luân hồi bằng cách niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, cho nên Kinh Vô Lượng Thọ là báu vật, kho báu, kho tàng.

 

Một trong trong tám nghĩa của chữ “Kinh” là con đường, Kinh Vô Lượng Thọ tức là con đường đi tới Vô Lượng Thọ. Vô Lượng Thọ ở đây ý nói về Tây Phương Cực Lạc, về đó được Vô Lượng Thọ. Trước mắt là Vô Lượng Thọ của hữu lượng, tức là chúng ta về đó sống lâu, tu thời gian sau thì chứng được quả Vô Sanh, nhập vào Thường Tịch Quang viên mãn thì đó gọi là Vô Lượng Thọ thật sự. Nếu chúng ta trụ ở Thật Báo Trang Nghiêm Độ cũng gọi là Vô Lượng Thọ, ba đại A-tăng-kỳ kiếp cũng gọi là Vô Lượng Thọ, việc đó nối tiếp theo, sau đó là nhập Niết Bàn là không sanh không diệt thì đó mới gọi là Vô Lượng Thọ thật sự, tức là không còn chết nữa. Chứ không phải về đó rồi cũng chết, nhiều người nghe không hiểu, tưởng là về Tây Phương Cực Lạc cuối cùng hết thọ mạng cũng chết, không phải. Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói là “thọ thiên vạn kiếp tự tại tùy ý” chúng ta nghe rồi.

 

(TRÍCH VLT126 – TẠM CHIA SẺ KINH VÔ LƯỢNG THỌ – PHẨM 37: NHƯ BẦN ĐẮC BẢO – BUỔI 1 – THẦY THÍCH THIỆN TRANG)

Trả lời 0