Responsive Menu
Add more content here...

Tập 1 – Niệm Phật Vãng Sanh – Tôi Có Thể Làm Được Hay Không? 

 

NIỆM PHẬT VÃNG SANH

TÔI CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC HAY KHÔNG?  

LƯỢC GIẢNG ĐẠI NGUYỆN DI ĐÀ

TẬP 1

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Đài Truyền Hình Vệ Tinh Hoa Tạng, Đài Bắc, Đài Loan.

Thời gian: Ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

Giọng đọc: Quảng Duyên Ngộ

(Mã file tiếng Hoa: 02-045-0001)

 

                    Hôm nay là ngày đầu năm mới 2018, đồng tu chúng ta muốn tôi nói vài câu cùng với mọi người ở nơi đây, đã đưa ra một chủ đề, chủ đề đó là: Niệm Phật Vãng Sanh, Tôi Có Thể Làm Được Hay Không? Lược Giảng Đại Nguyện Di Đà.

          Nếu như tôi nói, tôi chưa nắm chắc, tôi không làm được, vậy những năm đó đến nay các vị học Phật với tôi sẽ thấy rất đau lòng. Tôi làm không được, quý vị có bao nhiêu người làm được? Vì vậy, tôi làm không được, tôi cũng không thể khiến mọi người không làm được, đây là ý nghĩa quan trọng. Tôi làm không được không quan trọng, chỉ cần mọi người làm được. Mọi người làm có làm được hay không? Khẳng định có thể làm được.

          Chúng ta xem trong Tập Chú Giải của Đại đức Niệm Công, Ngài nói với tôi làm như thế nào. 善導大師於四十八願當中稱定成正覺光明無量壽命無量諸佛稱歎與十念必生“Thiện Đạo Đại sư ư tứ thập bát nguyện đương trung, xưng định thành Chánh Giác, quang minh vô lượng, thọ mạn vô lượng, chư Phật xưng thán dữ thập niệm tất sanh” (Trong 48 nguyện, Đại sư Thiện Ðạo khen ngợi năm nguyện: “Quyết thành Chánh Giác”, “quang minh vô lượng”, “thọ mạng vô lượng”, “chư Phật khen ngợi” và “mười niệm ắt được vãng sanh”), năm nguyện này, Đại sư Thiện Đạo nói với chúng ta, đây là nguyện chân thật của A Di Đà Phật. Ghi nhớ, là nguyện chân thật. Coi đây là tâm yếu của 48 đại nguyện. Có thể thấy 48 nguyện nhiếp tại năm nguyện này, năm nguyện này cũng nhiếp tại nguyện thứ 18. Nguyện thứ 18 là gì? Là mười niệm tất sanh (mười niệm ắt được vãng sanh).

          Đại sư Ngẫu Ích nói với chúng ta, là lời trong A Di Đà Kinh Yếu Giải rằng: Sanh qua Thế Giới Cực Lạc được hay không, hoàn toàn quyết định ở có tín nguyện hay không. Ghi nhớ, quý vị có thật tin, thật sự tin phương tây có Thế Giới Cực Lạc, Thế Giới Cực Lạc có A Di Đà Phật, A Di Đà Phật thị hiện ở phương tây, tiếp dẫn chúng sanh chín Pháp giới vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc để thành Phật. Chỉ cần có tín có nguyện, quyết định tin tưởng, không có hoài nghi. Lời của Phật nói làm sao có thể hoài nghi được? Phật nhất định không có nói dối. Người có phước thì tin được, người không có phước thì không tin. Trong 48 nguyện, Đại sư Thiện Đạo nói chỉ năm nguyện này là chân thật nguyện, quan trọng hơn tất cả nguyện khác. A Di Đà Phật nói lời giữ lời, không có một câu nào là giả dối. Năm nguyện: “Quyết thành Chánh Giác”, “quang minh vô lượng”, “thọ mạng vô lượng”, “chư Phật khen ngợi” và “mười niệm ắt được vãng sanh” là nguyện chân thật. Quý vị có thể tin, có thể phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thì nhất định được sanh. Sanh đến Thế Giới Cực Lạc, năm nguyện này là chân thật, đến Thế Giới Cực Lạc thì thế nào? Thứ nhất, quyết thành Chánh Giác. Ý nghĩa câu này gì? Là thành Phật rồi, sanh đến Thế Giới Cực Lạc, thì quyết định thành Phật ở Thế Giới Cực Lạc, không cần hoài nghi nữa. Sau khi thành Phật, giống như A Di Đà Phật, quang minh vô lượng, cùng với A Di Đà Phật chẳng khác, ánh sáng của A Di Đà Phật, soi chiếu khắp mười phương tất cả cõi nước chư Phật; Thọ mạng vô lượng, A Di Đà Phật vô lượng thọ, mỗi một người vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc cũng là vô lượng thọ, đây không phải giả.

          Lời của Đại sư Thiện Đạo là thật. Tịnh Tông tại Nhật Bản, họ tôn kính Đại sư Thiện Đạo, họ cho rằng Đại sư Thiện Đạo, là hóa thân của A Di Đà Phật tại thế giới chúng ta này, coi Đại sư Thiện Đạo là A Di Đà Phật. Niềm tin của Tịnh Độ Tông Nhật Bản không thua kém chúng ta, họ có tín, có nguyện, có hạnh, nên người vãng sanh không ít. Chúng ta phải hướng họ mà học tập, chúng ta không thể tụt ra phía sau người ta. Những năm đầu Tịnh Tông truyền từ Ấn Độ đến Trung Hoa, rồi do từ Trung Hoa truyền đến Nhật Bản, vì vậy chúng ta quyết không thể lạc hậu được.

          Duyên phận đời này thù thắng không gì bằng, chúng ta được thân người, nghe được Phật pháp, nghe được năm kinh Tịnh Độ, đặc biệt là bản hội tập của Cư sĩ Hạ Liên Cư, hiếm có khó gặp, nói không hết. Chúng ta hy vọng đồng học Tịnh Tông, cả đời nương theo bộ kinh này, là bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ của Liên Công, nương theo bộ chú giải, là Tập Chú của Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, cả đời niềm tin kiên cố, nguyện tâm kiên cố, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, thì không một ai là không vãng sanh.

          Đại sư Thiện Đạo quá tuyệt vời, Ngài đem 48 nguyện quy nạp thành năm nguyện, năm nguyện này, thì mỗi một nguyện hàm nhiếp 48 nguyện, mỗi nguyện không rời 48 nguyện. Bốn mươi tám nguyện quá dài, sợ không nhớ nổi, nên quy nạp thành năm nguyện để dễ nhớ. Đặc biệt thứ nhất là quyết thành Chánh Giác, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, bảo đảm quý vị thành Phật, một đời chứng đắc cứu cánh viên mãn, giống như Đại sư Thiện Đạo, tiến thêm bước nữa, là giống như A Di Đà Phật. Không chỉ quyết định thành Phật, mà quang thọ vô lượng giống như Phật; A Di Đà Phật quang minh vô lượng, chiếu khắp hư không Pháp giới, mỗi một đồng tu vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc cũng như vậy, thọ mạng vô lượng, đó là mong cầu của chúng ta. Ba câu này, là đã thành Phật rồi.

          Bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật, viên viên mãn mãn ngay trong năm nguyện này, thật sự không thể nghĩ bàn! Năm nguyện này lại hàm nhiếp viên viên mãn mãn trong nguyện thứ 18. Nguyện thứ 18 là gì? Là mười niệm tất vãng sanh. Quý vị có nắm chắc hay không? Từ đâu để mà nắm chắc? Là từ niềm tin để mà nắm chắc, tôi tin tôi là có nắm chắc, tôi không tin tôi thì không có nắm chắc.

          Năm nguyện này, 分為信、願、行加以說明淨業行人必須具此信願行三資糧念佛方能往生實則(實實在在的說四十八願當中每一願.“Phân vi tín, nguyện, hạnh gia dĩ thuyết minh. Tịnh nghiệp hành nhân tất tu cụ thử tín nguyện hạnh, tam tư lương, niệm Phật phương năng vãng sanh. Thực tắc (thật thật tại tại đích thuyết) tứ thập bát nguyện đương trung mỗi nhất nguyện” (Chia làm tín, nguyện, hạnh để nói càng rõ ràng. Người tu Tịnh nghiệp ắt phải đầy đủ ba tư lương tín nguyện hành này, thì niệm Phật mới có thể vãng sanh. Nói thật sự là ngay trong mỗi một nguyện có cả 48 nguyện), nghĩa lý ở đây bao hàm rất sâu, không gì hơn là để giúp chúng sanh đầy đủ tín nguyện hạnh. Nói tín nguyện hạnh được rõ ràng nhất, minh bạch nhất là Đại sư Ngẫu Ích. Đây đều là những Đại sĩ, Đại đức của Tịnh Độ Tông. Hy vọng mọi người đã học tập môn công khóa này, nên tín tâm kiên cố, không có hoài nghi nữa. Vậy thì chúc mừng quý vị, quý vị thật thành tựu rồi, thành tựu thế nào? Là quyết thành Chánh Giác, thành tựu tuyệt vời rồi, thành tựu không gì thù thắng hơn.

          Câu sau cùng này nói với chúng ta, là lời nói rất thật, ngay trong mỗi một nguyện có cả 48 nguyện, ý nghĩa câu này, không gì hơn là đều bảo chúng sanh đầy đủ tín nguyện hạnh. Hạnh là niệm Phật, một câu Nam Mô A Di Đà Phật, tốt!

          Tại chỗ này, đem ý nghĩa đó chia làm ba phần là: Tín, nguyện, hạnh, thứ nhất là phần tín. 第十二定成正覺願我作佛時所有眾生生我國者遠離分別諸根寂靜若不決定成等正覺證大涅槃者不取正覺往生者決定成佛正顯彌陀的本心唯以一佛乘廣度無邊眾生於究竟涅槃也“Đệ thập nhị, Định Thành Chánh Giác nguyện: Ngã tác Phật thời, sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, viễn ly phân biệt, chư căn tịch tĩnh, nhược bất quyết định thành Đẳng Chánh Giác, chứng đại Niết-bàn giả, bất thủ Chánh Giác. Vãng sanh giả quyết định thành Phật, chánh hiển Di Đà đích bổn tâm, duy dĩ nhất Phật thừa, quảng độ vô biên chúng sanh ư cứu cánh Niết-bàn dã” (Nguyện mười hai, quyết định thành Chánh Giác:  Lúc tôi thành Phật, tất cả chúng sanh sanh trong nước tôi, xa rời phân biệt, các căn tịch tĩnh, nếu không quyết định thành Ðẳng Chánh Giác, chứng Ðại Niết Bàn, thì tôi chẳng giữ ngôi Chánh Giác. Người vãng sanh quyết định thành Phật; đúng là thể hiện rõ tâm nguyện Phật A Di Ðà: chỉ lấy một Phật thừa để rộng độ vô biên chúng sanh đến Niết Bàn rốt ráo vậy). Câu này nói được hay! 可見此願“Khả kiến thử nguyện”(có thể thấy nguyện này), thực là tâm tủy của 48 nguyện A Di Đà Phật. Bổn hoài của A Di Đà Phật, là vì một sự việc này, đó là việc gì? 一切眾生決定成佛Là tất cả chúng sanh quyết định thành Phật. Để thực hiện nguyện này, mới có đại nguyện thù thắng là mười niệm tất được vãng sanh. Mười niệm tất được vãng sanh là nguyện thứ 18.

          願文當中遠離分別即捨除分別之妄惑了達真如即萬法萬法即真如“Nguyện văn đương trung viễn ly phân biệt, tức xả trừ phân biệt chi vọng hoặc, liễu đạt chân như tức vạn pháp, vạn pháp tức chân như” (Trong lời nguyện này, “viễn ly phân biệt” tức là xả trừ vọng hoặc của phân biệt, liễu đạt: Chân Như tức là vạn pháp, vạn pháp tức là Chân Như). Mấy câu nói này thật là then chốt, vô cùng quan trọng. Phàm phu chúng ta niệm Phật một đời, không có nắm chắc vãng sanh, nguyên nhân là vì sao? Vì tạp niệm quá nhiều, chính là phân biệt nói trong đây. Trong lời nguyện này, viễn ly phân biệt, tức là xả trừ vọng hoặc của phân biệt. Phân biệt là mê hoặc, sự mê hoặc này không phải là thật, mà là giả, là hư vọng thôi. Viễn ly phân biệt, tức là buông xuống vạn duyên. Thì mới có thể liễu đạt, liễu là thấy rõ, đạt là thông đạt, liễu đạt điều gì? Liễu đạt Chân Như tức vạn pháp, vạn pháp tức là Chân Như. Chân Như là gì? Chân Như là Tự-tánh. Tự-tánh có thể sanh, có thể hiện, có thể biến; biến của Tự-tánh là hư không, là Pháp giới, là cõi nước chư Phật mười phương, là vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Cho nên, quý vị thật sự rõ ràng, thông đạt rồi, thì vạn pháp tức là Chân Như,  Chân Như tức là Tự-tánh, Tự-tánh có thể sanh, còn vạn pháp là bị sanh. Sau khi làm rõ ràng, thật đã buông xuống vạn duyên, thì trong sáu thời này như như bất động. Đó tức là chân như. Cho nên, liễu đạt là nhìn thấu, sau khi nhìn thấu thì đáng quý nhất là buông xuống, buông xuống liền chứng được Chân Như. Chân Như ở đâu? Chân Như tức ở trên vạn pháp, vạn pháp tức là Chân Như, Chân Như tức là vạn pháp. Không còn khởi tâm động niệm nữa, tốt! 六根同歸寂靜身口意寂靜“Lục căn đồng quy tịch tĩnh, thân khẩu ý tịch tĩnh” (Sáu căn đồng quy tịch tĩnh, thân khẩu ý tịch tĩnh), mà tịch tĩnh chính là lý thể của Niết-bàn. Lý của Niết-bàn là gì? Thể của Niết-bàn là gì? Là buông xuống vạn duyên, như như bất động.

          由於遠離分別之妄惑諸根寂靜契入涅槃之理“Do ư viễn ly phân biệt chi vọng hoặc, chư căn tịch tĩnh, khế nhập Niết-bàn chi lý” (Do vì rời xa vọng hoặc của phân biệt, các căn tịch tĩnh, nên khế nhập Lý của Niết-bàn), nên tiếp theo nói, 決定成等正覺證大涅槃“Quyết định thành Đẳng Chánh Giác, chứng đại Niết-bàn”. Niết-bàn là Phạn ngữ, dịch thành Trung văn là: Tất cả pháp không sanh, tất cả pháp không diệt. Quý vị đã chứng được tất cả pháp không sanh không diệt, thì gọi đó là chứng được Đại Bát Niết-bàn, cũng tức là lời nói của phía sau chú giải này: Quyết định thành Đẳng Chánh Giác, chứng đại Niết-bàn.

          淨業行人要信只要發願求生定能往生自心本具的極樂世界“Tịnh nghiệp hành nhân yếu tín chỉ yếu phát nguyện cầu sanh, định năng vãng sanh, tự tâm bổn cụ đích Cực Lạc Thế Giới” (Người tu hành Tịnh nghiệp cần phải tin, miễn là phát nguyện cầu sanh, thì nhất định được vãng sanh, bởi chính tâm mình vốn đầy đủ Thế Giới Cực Lạc). Mỗi chữ mỗi câu trong đây đều quan trọng, chúng ta cần học tập nghiêm túc. Tin rằng niệm Phật là nhân, thành Phật là quả. 信西方真實有極樂世界“Tín tây phương chân thật hữu Cực Lạc Thế Giới”(Tin rằng phương tây thật sự có Thế Giới Cực Lạc), Thế Giới Cực Lạc thật sự có A Di Đà Phật, 信極樂世界不出現前一念心性之外因為心外無法“Tín Cực Lạc Thế Giới bất xuất hiện tiền nhất niệm tâm tánh chi ngoại, nhân vi ngoại tâm vô pháp”(Tin rằng Thế Giới Cực Lạc không ngoài một niệm của tâm tánh hiện ra, bởi vì ngoài tâm không có pháp).

          Tín, nguyện, hạnh, ba cương mục lớn này, phần tín giới thiệu đến đây thôi, buổi học tiếp theo chúng ta lại xem phần thứ hai là nguyện. Có tín còn phải có nguyện, lại thêm một câu Phật hiệu này là viên mãn rồi, quyết định được vãng sanh.

          Tốt rồi, hẹn ngày mai gặp lại quý vị.

( Hết tập 1)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử
cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

 

Do vì lồng tiếng phải phù hợp với thời gian bài giảng, nên chúng tôi chỉ đọc phần dịch nghĩa của chánh văn trong bài giảng này. Quý vị đồng tu nào quen nghe phần dịch âm Hán chánh văn, thì xin vui lòng tải file văn bản dịch có cả phần dịch âm Hán và dịch nghĩa, theo liên kết chúng tôi để ở dưới hoặc liên hệ qua email của dịch giả: [email protected]

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0