Responsive Menu
Add more content here...

Tập 2 – Niệm Phật Vãng Sanh – Tôi Có Thể Làm Được Hay Không?

 

NIỆM PHẬT VÃNG SANH

TÔI CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC HAY KHÔNG?  

LƯỢC GIẢNG ĐẠI NGUYỆN DI ĐÀ

TẬP 2

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Đài Truyền Hình Vệ Tinh Hoa Tạng, Đài Bắc, Đài Loan.

Thời gian: Ngày 02 tháng 01 năm 2018.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

Giọng đọc: Quảng Duyên Ngộ

(Mã file tiếng Hoa: 02-045-0002)

 

                    Mời xem đoạn giảng nghĩa thứ hai, phần nguyện.

          Đại sư Thiện Đạo đem 48 nguyện của A Di Đà Phật, quy nạp thành năm nguyện; rồi lại quy nạp thêm lần nữa, đem năm nguyện này quy nạp thành ba khoa: Tín, nguyện, hạnh. Càng làm càng đơn giản, càng đơn giản thì càng quan trọng, khiến chúng ta thật sự lãnh hội được. Pháp môn Tịnh Độ thật rộng lớn, Pháp môn Tịnh Độ thật là thù thắng. buổi trước, chúng ta đã học qua phần tín; hôm nay, chúng ta tiếp tục học phần nguyện.

          第十三光明無量願我作佛時光明無量普照十方絕勝諸佛勝於日月之明千萬億倍第十三與第十五壽命無量淨影大師稱為攝法身願以其攝法身成就也“Đệ thập tam, quang minh vô lượng nguyện: Ngã tác Phật thời, quang minh vô lượng, phổ chiếu thập phương, tuyệt thắng chư Phật, thắng ư nhật nguyệt chi minh, thiên vạn ức bội. Đệ thập tam dữ đệ thập ngũ thọ mạng vô lượng, Tịnh Ảnh Đại sư xưng vi nhiếp Pháp-thân nguyện, dĩ kỳ nhiếp Pháp-thân thành tựu dã”. (Nguyện mười ba, quang minh vô lượng: Khi tôi thành Phật, ánh sáng vô lượng, chiếu khắp mười phương vượt hẳn chư Phật, hơn ngàn vạn ức lần ánh sáng của mặt trời, mặt trăng. Đại sư Tịnh Ảnh khen: Nguyện mười ba và nguyện mười lăm ‘thọ mạng vô lượng’ là ‘nguyện nhiếp Pháp-thân’, lấy đây để thành tựu Pháp-thân vậy). Sách Chân Giải, đây đều là của cổ Đại đức Nhật Bản, là Đại đức của Tịnh Tông thật sự có thành tựu, quý Ngài vì chúng ra nói tỉ mỉ hai nguyện này, 為真報身之德又謂此光壽無量二願為方便法身大悲之本“vi chân báo thân chi đức, hựu vị thử quang thọ vô lượng nhị nguyện, vi phương tiện Pháp-thân đại bi chi bổn” (là thật đức của Báo-thân, lại nói hai nguyện quang minh và thọ mạng vô lượng này, là gốc đại bi phương tiện của Pháp-thân).

          Đồng học chúng ta đều biết, Phật có ba thân là: Pháp-thân, Báo-thân, Hóa-thân (hay Ứng-hóa-thân). A Di Đà Phật ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, thị hiện đó là Báo-thân. Báo-thân, để độ Thánh giả Tiểu-thừa và Bồ-tát Đại-thừa. Báo-thân, thì thân hình cao lớn, đối với những người không có phước báo lớn, thì Phật không hiện Báo-thân. Những năm Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện ở thế gian chúng ta, khoảng 2500 năm trước, đó là Ứng-thân, Hóa-thân. Thời gian của Ứng-hóa-thân rất ngắn tạm, cơ duyên đã hết, thì thân Phật không hiện nữa. Vì thời gian ngắn, nên đương nhiên số lượng chúng sanh được độ cũng ít thôi. Báo-thân thì vô lượng thọ. Trong 48 nguyện nói cho chúng ta biết: thọ mạng vô lượng và ánh sáng vô lượng. Chỉ cần thấy hai câu này, thì chúng ta liền biết thân hiện đây là Báo-thân. Báo-thân để độ người Tiểu thừa, cũng độ Bồ-tát Đại thừa, thời gian thọ mạng Báo-thân dài, thuận lợi để độ chúng sanh.

          Cho nên, trong sách Chân Giải nói được hay, hai nguyện mười ba và mười lăm này, nguyện mười lăm là thọ mạng vô lượng, nguyện mười ba là ánh sáng vô lượng, ánh sáng biểu thị không gian; thọ mạng biểu thị thời gian. Thời gian-không gian vô hạn, không biên giới, Phật tại hay không? Có, Bồ-tát cũng tại, không phải là Bồ-tát thông thường, mà Pháp-thân Bồ-tát. Nên, A Di Đà Phật ở Thế Giới Cực Lạc, thọ mạng quang minh vô lượng vô biên của thị hiện, là vì để độ 41 địa vị Pháp-thân Đại sĩ, mà hiện thân như vậy. Vì vậy, đây là gốc đại bi phương tiện của Pháp-thân. 

          Tiếp theo nói, 蓋無量壽則豎窮三際佛身常住眾生有依靠無量光則橫遍十方德用遍周攝化無盡故為大悲方便之本報身之實德也故知願中自誓光壽無量實為一切眾生悉皆光壽無量極樂依正只是彌陀法身之流現故四十八願全顯法身“Cái vô lượng thọ tắc thụ cùng tam tế, Phật thân thường tại, chúng sanh hữu y kháo; Vô lượng quang tắc hoành biến thập phương, đức dụng biến chu, nhiếp hóa vô tận; cố vi đại bi phương tiện chi bổn, Báo-thân chi thật đức dã. Cố tri nguyện trung tự thệ quang thọ vô lượng, thật vi nhất thiết chúng sanh tất giai quang thọ vô lượng. Cực Lạc y chánh, chỉ thị Di Đà Pháp-thân chi lưu hiện, cố tứ thập bát nguyện toàn hiển Pháp-thân” ( vô lượng thọ là theo chiều dọc hết cả ba đời, thân-Phật thường còn để chúng sanh nương tựa. Quang minh vô lượng là theo chiều ngang khắp cả mười phương, đức dụng trọn khắp, nhiếp hóa vô tận; nên là gốc của phương tiện đại bi, thật đức của Báo Thân vậy. Nên biết, trong thệ nguyện quang minh và thọ mạng vô lượng, thật vì tất cả chúng sanh đều có quang minh và thọ mạng vô lượng. Y báo, chánh báo của Cực Lạc chỉ từ Pháp-thân của Phật A Di Ðà hiện ra, nên 48 nguyện chỉ là toàn hiện thị của Pháp-thân). Quý vị phải hiểu rõ tình hình của Thế Giới Cực Lạc, 48 nguyện là nói rõ tóm yếu đơn giản nhất, kinh văn ở trong phẩm này, nói cho chúng ta được rõ rõ ràng ràng minh minh bạch bạch.

          Chúng ta cùng xem, ý nghĩa của nguyện này: Khi Pháp Tạng tôi thành Phật, nguyện ánh sáng của tôi vô lượng vô biên, chiếu khắp mười phương tất cả cõi nước tịnh uế. Thế giới chư Phật, Tịnh-độ, lục đạo luân hồi, uế độ, ở trong nơi ấy hoàn toàn đều thấy được. Pháp sư Vọng Tây nói: 橫攝十方虛空無邊故國土亦無邊國土無邊故眾生亦無邊眾生無邊故大悲亦無邊。“Hoành nhiếp thập phương hư không vô biên, cố quốc độ diệc vô biên. Quốc độ vô biên, cố chúng sanh diệc vô biên. Chúng sanh vô biên, cố đại bi diệc vô biên” (Theo chiều ngang, do mười phương hư không vô biên nên quốc độ cũng vô biên. Do quốc độ vô biên nên chúng sanh cũng vô biên. Do chúng sanh vô biên nên đại bi cũng vô biên). Tiếp theo nói: 大悲無邊,故光明亦無邊光明無邊,故攝取益無邊“Đại bi vô biên, cố quang minh diệc vô biên. Quang minh vô biên, cố nhiếp thủ ích vô biên” (Do đại bi vô biên nên quang minh cũng vô biên. Do quang minh vô biên nên nhiếp thủ, lợi ích cũng vô biên). Lại đem tinh giản, 以要言之欲益無邊故光無邊“dĩ yếu ngôn chi, dục ích vô biên, cố quang vô biên” (Lấy lời quan trọng là: vì muốn làm lợi ích vô biên nên quang minh vô biên). Quang là biểu thị của trí huệ, quang minh thọ mạng của Phật là vô lượng vô biên, ánh sáng tuổi thọ của Bồ-tát cũng là vô lượng vô biên. Thế Giới Cực Lạc thù thắng hơn rất nhiều so với thế giới chúng ta đây! Làm sao có thể đem thế giới chúng ta so sánh với Thế Giới Cực Lạc được?

          Câu nói này quan trọng nhất trong đây, tức là tín, nguyện. Quý vị phải thật sự tin tưởng, không hoài nghi, thì chúc mừng quý vị, phước của quý vị hiện tiền, đời này quý vị được độ rồi. Được độ điều gì? Là nguyện thứ 18, mười niệm tất vãng sanh. Câu nói này quan trọng, nếu quý vị hỏi tôi: Ngài có nắm chắc vãng sanh không? Thì tôi hỏi ngược lại quý vị rằng: Quý vị có tín nguyện không? Nếu như quý vị thật tin phương tây có Thế Giới Cực Lạc, thật tin tưởng Thế Giới Cực Lạc có A Di Đà Phật, thật sự tin tưởng, không có hoài nghi: tuổi thọ Phật vô lượng, ánh sáng của Phật cũng vô lượng. Đức thứ nhất, thọ mạng vô lượng, là biểu thị thời gian lâu dài, quang minh vô lượng là biểu thị trí huệ, quang minh cũng vô lượng.

          Trong đoạn văn kinh này cũng nói đến, 諸佛光明所照遠近本其前世求道所願功德大小不同“Chư Phật quang minh sở chiếu viễn cận, bổn kỳ tiền thế cầu đạo sở nguyện công đức đại tiểu bất đồng” (Ánh sáng của chư Phật chiếu xa hay gần, là do sở nguyện công đức cầu đạo của đời trước lớn hay nhỏ không giống nhau ), nên đến khi quý Ngài thành Phật, 各自得之自在所作不為預計“các tự đắc chi, tự tại sở tác, bất vi dự kế” (mỗi vị tự được, chỗ làm tự tại, chẳng cần dự tính), đây là tự nhiên, 阿彌陀佛光明善好勝於日月之明千億萬倍可見彌陀光明絕勝諸佛者蓋因前生願力超絕“A Di Đà Phật quang minh thiện hảo, thắng ư nhật nguyện chi minh thiên ức vạn bội. Khả kiến Di Đà quang minh tuyệt thắng chư Phật giả, cái nhân tiền sanh nguyện lực siêu tuyệt”( Quang minh của A Di Ðà Phật tốt lành, vượt hơn ngàn vạn ức lần ánh sáng của mặt trời mặt trăng. Có thể thấy, quang minh của A Di Ðà Phật vượt xa chư Phật, là do nguyện lực đời trước siêu tuyệt). Chúng ta đọc qua ở phẩm thứ sáu, phẩm thứ sáu là vì chúng ta mà nói rõ ràng 48 nguyện, chúng ta đã đọc rồi, vĩnh viễn để trong tâm, tin sâu không nghi, phát nguyện cầu sanh, thân cận A Di Đà Phật thì đúng rồi. Vì sao vậy? Vì阿彌陀佛威神光明最尊第一十方諸佛所不能及“A Di Đà Phật uy thần quang minh, tối tôn đệ nhất, thập phương chư Phật sở bất năng cập” (Oai thần quang minh của A Di Ðà Phật tôn kính bậc nhất, Chư Phật mười phương không thể bằng được). Bậc thầy như vậy xuất hiện ở thế gian, mà thọ mạng lại vô lượng, thì chúng ta có thể từ bỏ ư? Có thể không theo Ngài học tập ư? Đây là quý vị đặc biệt sai lầm lớn rồi.

          Nguyện mười lăm thọ mạng vô lượng, nguyện mười sáu Thanh-văn vô số là: 我作佛時壽命無量,國中聲聞天人無數壽命亦皆無量“Ngã tác Phật thời, thọ mạng vô lượng, quốc trung Thanh-văn thiên nhân vô số, thọ mạng diệc giai vô lượng”(Khi tôi làm Phật, thọ mạng vô lượng, Thanh-văn trời người trong nước tôi vô số, thọ mạng cũng đều vô lượng). Câu này nói tình hình thật sự của Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chuyển lời nói với chúng ta, giới thiệu cho chúng ta. Chúng ta phải có niềm tin, chúng ta phải có tâm nguyện, chúng ta chịu niệm một câu Phật hiệu này, quyết định cầu vãng sanh, thì chúng ta liền có phần rồi.

          Thọ mạng vô lượng trong nguyện này, đã chỉ cho thọ mạng vô lượng của Phật, đồng thời cũng nói rõ, Thanh-văn trời người trong nước vô số, thọ mạng đều vô lượng. Ngay trong nguyện mười lăm thọ mạng vô lượng, trước là thọ mạng của giáo chủ cõi nước này vô lượng. Nếu thời gian trụ thế của giáo chủ ngắn, thì thời gian giáo hóa chúng sanh không dài, khiến chúng sanh khó gặp được Phật. Như thế giới chúng ta đây là một ví dụ, thế giới chúng ta đây có hạn, Pháp-vận của Thích Ca Mâu Ni Phật gồm ba thời kỳ: chánh pháp, tượng pháp, và mạt pháp, tổng cộng thời gian là 12 ngàn năm. Lúc Đức Phật ở đời, tuổi thọ loài người là 100 năm, Phật xuất hiện ở thế gian. Về sau, theo sự tạo nghiệp của chúng sanh, nghiệp càng tạo càng sâu, quả báo càng về sau càng đáng sợ, nên chánh pháp đáng lẽ là một ngàn năm, bị rút ngắn thành 500 năm, thời tượng pháp là một ngàn năm, thời mạt pháp là 10 ngàn năm, hiện nay là thời kỳ mạt pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật.

          Tính ra chúng ta còn không tệ, vì chúng ta sanh ở một ngàn năm đầu của thời kỳ mạt pháp, lại có cơ hội nghe được bản hội tập của Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, thật không dễ dàng! Chúng ta phải quý trọng cơ hội, ngay trong đời này phải quyết định thành tựu, quyết định vãng sanh, đến Thế Giới Cực Lạc thân gần A Di Đà Phật. Vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc, thì giải quyết vấn đề rồi, thọ mạng của Phật vô lượng, mỗi một người vãng sanh, cũng vô lượng thọ, vô lượng quang giống như Phật, quang là thông minh trí huệ. Tại Thế Giới Cực Lạc, quý vị quyết định thành Chánh Giác, chứng quả vị này, chứng quả vị thế nào? Là cực quả cứu cánh. Nếu không có thọ mạng dài như vậy, không có trí huệ như vậy, thì tu hành của chúng ta không đạt đến thành quả thật sự. May mắn thay, tuổi thọ, quang minh của chúng ta bằng với Phật, có năng lực này của Phật, ở dưới hội ấy của Đức Phật, sẽ viên mãn chứng được Vô-thượng Bồ-đề, cứu cánh Niết-bàn.

          Nên phía sau nói được rất hay, A Di Đà Phật là Báo-thân Phật, Cực Lạc là Báo-độ, thọ mạng của giáo chủ vô lượng, là vô lượng thật sự, không phải vô lượng của hữu lượng. Câu nói này rất quan trọng. Dùng ngôn ngữ hiện nay mà diễn đạt, thì thọ mạng vô lượng là chỉ cho vô lượng của tuyệt đối, không phải là vô lượng của tương đối.

          Nguyện sau đây nói rõ, 國中人民壽命亦皆無量“Quốc trung nhân dân thọ mạng diệc giai vô lượng” (Thọ mạng của nhân dân trong nước cũng đều vô lượng). Đại sư Trừng Hiến nói, 人民壽命無量淨土第一德也“Nhân dân thọ mạng vô lượng, Tịnh-độ đệ nhất đức dã” (Thọ mạng của nhân dân vô lượng, là đức bậc nhất của Tịnh-độ vậy). Ngài “Vọng Tây”, đây đều là cổ Đại đức của Nhật Bản, cũng cách nói như vậy, 諸樂根本只在此願“Chư lạc căn bổn, chỉ tại thử nguyện” (Gốc rễ của sự vui, chỉ ở nơi nguyện này). Nguyện này tức là nguyện thọ mạng vô lượng, đức bậc nhất của Thế Giới Cực Lạc là gì? Là thọ mạng dài. Thật dài, không phải là giả dài, phải ghi nhớ điều này. Cực lạc, gốc rễ của sự vui tột cùng là gì? Là thọ mạng dài, có thời gian để hưởng phước. Nếu thọ mạng ngắn, không đủ thời gian, thì không được rồi.

          Lại như, trong Quần Nghi Luận nói: 彼國人民命極長遠縱令凡夫還入變易了分段生死而入變易生死),究竟成佛“Bỉ quốc nhân dân, mạng cực trường viễn, túng linh phàm phu, hoàn nhập biến dịch (liễu phần đoạn sanh tử nhi nhập biến dịch sanh tử), cứu cánh thành Phật”( Nhân dân cõi ấy thọ mạng vô cùng dài lâu, dẫu cho phàm phu cũng vào được biến dịch sanh tử (tức là thoát phần đoạn sanh tử, mà vào biến dịch sanh tử), cứu cánh thành Phật). Thế Giới Cực Lạc, 見佛聞法一切時一切處皆是增上“Kiến Phật văn pháp, nhất thiết thời, nhất thiết xứ, giai thị tăng thượng” (Gặp Phật nghe pháp, trong mọi lúc, khắp mọi nơi, đều là tăng thượng duyên), câu nói này rất quan trọng. 無有退緣“Vô hữu thoái duyên” (không có duyên thoái chuyển). Đã bất thoái chuyển, mà thọ mạng lại vô lượng, hết thảy đều là vô lượng thật sự. Cho nên, không luận là căn tánh thế nào, thượng thượng căn, hay hạ hạ căn, chỉ cần quý vị sanh qua Thế Giới Cực Lạc, thì chắc chắc thành Phật. 稱之為淨土第一德良有以也“Xứng chi vi Tịnh-độ đệ nhất đức, lương hữu dĩ dã” (Khen ngợi là đức bậc nhất của Tịnh-độ, thật có nguyên do vậy). Những lời này quan trọng, chúng ta phải ghi nhớ kỹ.

          Nguyện thứ mười bảy, nguyện này cũng vô cùng quan trọng, 諸佛稱歎願chư Phật xưng thán nguyện (Nguyện chư Phật khen ngợi): 我作佛時“Ngã tác Phật thời” (khi tôi làm Phật), tôi ở đây là A Di Đà Phật, tức là lúc A Di Đà Phật thành Phật. 十方世界無量剎中無數諸佛若不共稱歎我名說我功德國土之善者不取正覺“Thập phương thế giới, vô lượng sát trung, vô số chư Phật, nhược bất cộng xưng thán ngã danh, thuyết ngã công đức quốc độ chi thiện giả, bất thủ Chánh Giác” (vô số chư Phật trong vô lượng cõi nước khắp mười phương thế giới, nếu không cùng khen ngợi danh hiệu của tôi, nói sự tốt lành của công đức cõi nước tôi, thì chẳng lấy Chánh Giác). Đây là nguyện thứ mười bảy. Đi đến đâu để mà tìm? Tìm không được. Chúng ta cần phải ghi nhớ, hiểu rõ cơ hội như vầy rất hiếm có khó được, mà chúng ta hiện nay đã gặp được rồi.  

          Đại sư Vọng Tây nói, nguyện này rất quan trọng trong 48 nguyện, bởi vì sao? Vì nếu như không có nguyện này, thì chúng ta làm sao mà biết được có Thế Giới Cực Lạc? Làm sao mà biết có A Di Đà Phật? Nên nguyện này quan trọng. Vãng sanh, ngày nay, chúng ta gặp được đại giáo vãng sanh này, hoàn toàn là ân đức của nguyện này, nên khuyên bảo chúng ta hãy khéo nghĩ nhớ ân đức ấy. Ý của Đại sư Vọng Tây nói, nếu không có nguyện này, 則我等身在娑婆穢土如何能聞彼土之教主與佛剎之名字彼佛彼土勝妙功德清淨莊嚴若未曾聞又何由發起求生彼土之勝願故今日我等能聞淨土法門實由此願之力故本師釋尊於此穢土稱揚讚歎阿彌陀佛及其國土不可思議功德令我得聞故讚曰,四十八願中此願至要“tắc ngã đẳng thân tại Sa Bà uế độ, như hà năng văn bỉ độ chi giáo chủ dữ Phật-sát chi danh tự, bỉ Phật bỉ độ, thắng diệu công đức, thanh tịnh trang nghiêm. Nhược vị tằng văn, hựu hà do phát khởi cầu sanh bỉ độ chi thắng nguyện. Cố kim nhật ngã đẳng năng văn Tịnh-độ pháp môn, thật do thử nguyện chi lực. Cố Bổn sư Thích Tôn ư thử uế độ, xưng dương tán thán A Di Đà Phật, cập kỳ quốc độ bất khả tư nghì công đức, linh ngã đắc văn. Cố tán viết, tứ thập bát nguyện trung thử nguyện chí yếu” (thì thân chúng ta ở cõi Sa Bà uế độ này, làm sao nghe được danh hiệu của vị giáo chủ và cõi nước ấy? Cõi đó, Phật ấy công đức tuyệt vời, thanh tịnh trang nghiêm. Nhưng nếu ta chưa từng được nghe biết thì do đâu mà có thể phát khởi nguyện thù thắng cầu sanh cõi ấy được? Vì vậy, ngày nay chúng ta nghe được pháp môn Tịnh-độ, thật do sức của nguyện này. Nên trong cõi uế độ đây, đức Bổn Sư Thích Ca mới xưng dương, tán thán A Di Ðà Phật và công đức chẳng thể nghĩ bàn của cõi ấy, khiến cho chúng ta được nghe biết. Bởi thế, khen rằng: Nguyện này là quan trọng nhất trong 48 nguyện). Quá quan trọng rồi!

          Trong sách Hội Sớ nói khen ngợi tên tôi, 稱我名者“Xưng ngã danh giả” (khen ngợi tên tôi), đây là có ba ý nghĩa: thứ nhất, 諸佛稱揚彼佛德號“Chư Phật xưng dương bỉ Phật đức hiệu” (Chư Phật khen ngợi đức hiệu của Phật ấy). Thứ hai, 諸佛咨嗟稱名之人如彼小經“Chư Phật tư ta xưng danh chi nhân. Như bỉ Tiểu Kinh”( Chư Phật khen ngợi người xưng danh, như trong Tiểu Kinh), Tiểu Kinh là Kinh A Di Đà, 誠證護念稱名之人“thành chứng hộ niệm xưng danh chi nhân” (thật sự làm chứng, hộ niệm cho người xưng danh). Thứ ba, giữa chư Phật và chư Phật cũng khen ngợi lẫn nhau. Chúng ta ở thế gian này, lắng lòng quán sát đoàn thể nào đó là hưng hay suy, chỉ nhìn qua là biết ngay, nhìn thế nào? Là xem họ có khen ngợi lẫn nhau hay không. Nếu muốn Phật pháp hưng, chỉ có Tăng khen Tăng, thì quyết định hưng vượng; Nếu như phỉ báng lẫn nhau, thì nhất định suy vong, suy thoái, diệt vong, không thể không biết điều này.

          Tiếp theo lại nói, 三世諸佛依念彌陀三昧成等正覺故“Tam thế chư Phật, y niệm Di Đà tam muội, thành Đẳng Chánh Giác cố” (Chư Phật ba đời nương nhờ niệm Di Ðà tam-muội nên thành Ðẳng Chánh Giác), đây biểu thị chư Phật khen ngợi có ba nghĩa: Một là chư Phật khen ngợi Thánh hiệu của Phật ấy, Phật cùng Phật chẳng có không khen ngợi lẫn nhau. Hai là chư Phật khen ngợi tất cả người niệm danh hiệu A Di Đà Phật. Chỉ cần quý vị chịu niệm A Di Đà Phật, ghi nhớ, thì tất cả chư Phật khen ngợi quý vị, hiếm có khó gặp. Chúng ta hy vọng được chư Phật khen ngợi chúng ta, thì hãy lão thật niệm một câu A Di Đà Phật là được rồi. Ba là諸佛本身亦稱念彌陀聖號依念佛三昧圓成佛果“chư Phật bổn thân diệc xưng niệm Di Đà thánh hiệu, y niệm Phật tam muội viên thành Phật quả”( bản thân chư Phật cũng xưng niệm thánh hiệu A Di Ðà, nương nhờ Niệm Phật tam-muội để viên thành Phật quả).

          Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi, ngày mai vẫn còn một đoạn là phần hạnh. Trong tín, nguyện, hạnh, thì hạnh là nhất tâm xưng niệm.

( Hết tập 2)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử
cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Do vì lồng tiếng phải phù hợp với thời gian bài giảng, nên chúng tôi chỉ đọc phần dịch nghĩa của chánh văn trong bài giảng này. Quý vị đồng tu nào quen nghe phần dịch âm Hán chánh văn, thì xin vui lòng tải file văn bản dịch có cả phần dịch âm Hán và dịch nghĩa, theo liên kết chúng tôi để ở dưới trên kênh Youtube: Thiện Trang Văn Trang, hoặc liên hệ qua email của dịch giả: [email protected]

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0