Responsive Menu
Add more content here...

Tập 3 – Niệm Phật Vãng Sanh – Tôi Có Thể Làm Được Hay Không?

 

NIỆM PHẬT VÃNG SANH

TÔI CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC HAY KHÔNG?  

LƯỢC GIẢNG ĐẠI NGUYỆN DI ĐÀ

TẬP 3

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Đài Truyền Hình Vệ Tinh Hoa Tạng, Đài Bắc, Đài Loan.

Thời gian: Ngày 03 tháng 01 năm 2018.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

Giọng đọc: Quảng Duyên Ngộ

(Mã file tiếng Hoa: 02-045-0003)

 

          Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, hôm nay là ngày 03 tháng 01 năm 2018, chúng ta vẫn tiếp tục xem đoạn giảng nghĩa thứ ba, phần hạnh. Hai buổi trước, chúng ta đã giảng qua tín và nguyện, hôm nay chúng ta giảng phần hạnh. Tín, nguyện, hạnh là ba tư lương nhất định không được thiếu của Tịnh Tông, nếu đầy đủ ba tư lương này thì quyết định được vãng sanh. Cho nên, ba tư lương này quan trọng hơn bất cứ điều gì. Chúng ta cùng xem những khai thị của Tổ sư Đại đức cho chúng ta.

          第十八“Đệ thập bát” (nguyện thứ 18), nguyện thứ 18 trong 48 nguyện, là十念必生“Thập niệm tất sanh nguyện” (nguyện mười niệm tất vãng sanh), ngữ khí ở đây vô cùng khẳng định, một chút nghi ngờ đều không có, văn nguyện như sau: 我作佛十方生,我名至心信所有善根心心回向生我乃至十念若不生者,不取正唯除五逆誹謗正法“Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ Chánh Giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp” (Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi chí tâm tin ưa, có bao nhiêu thiện căn đều tâm tâm hồi hướng nguyện sanh nước tôi, dù chỉ mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy Chánh Giác, chỉ trừ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp).

          Nếu như quý vị nhớ không nổi 48 nguyện, thì quý vị ghi nhớ năm nguyện mà chúng tôi giảng lần này. Nếu ngay cả năm nguyện ấy mà còn nhớ không được, thì hy vọng quý vị nhớ được một nguyện này, ghi nhớ một nguyện này thì cũng có thể thành công. Chư Phật Bồ-tát là người nói lời chân ngữ, lời thật, quý Ngài không phải là người vọng ngữ. Chúng ta phải tin tưởng, nhất định không có hoài nghi thì đúng rồi.

          Đây cử ra đoạn tiểu chú này, 宗古德諸經“Nhật Tịnh-tông cổ đức giảo lượng chư kinh” (Cổ đức Tịnh-tông Nhật Bản phán định các kinh), trong tất cả kinh của Thích Ca Mâu Ni Phật giảng trong 49 năm, thì bộ kinh nào là chân thật nhất? Đem những bộ kinh so sánh thì chỉ mình Kinh Hoa Nghiêm là chân thật; Đem Kinh Hoa Nghiêm so sánh cùng với bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, thì Kinh Vô Lượng Thọ này mới là chân thật, đem Kinh Hoa Nghiêm để thấp hơn. Điểm này cực kỳ quan trọng.

          Chí tâm được giảng là chí thành. Chúng ta xem trở lại phía trước, đoạn phía trước, đọc bắt đầu từ đâu? Từ đoạn thứ hai là tốt. 至心者之心也之心也“Chí tâm giả, chí thành chi tâm giả, chí cực chi tâm dã” (Chí tâm là tâm chí thành, tâm đến cùng tột vậy). Tâm đây vô cùng trừu tượng, giảng làm sao cũng không rõ ràng được, đến lúc nào quý vị thấy tâm được rồi, thì chúc mừng quý vị, tại sao vậy? Vì quý vị đã thành Phật, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật rồi. Thông thường, chúng ta chỉ có khái niệm, tức là tâm khởi tác dụng. Tâm có phân biệt, tâm có vọng tưởng, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đó đều là tác dụng của tâm. Còn tâm là thế nào thì nói không ra được. Tâm thì có khả năng khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước mọi thứ; tâm không có hình tướng, nó không phải là hiện tượng vật chất, mà cũng không phải là hiện tượng tinh thần, nên giảng thế nào, cũng chẳng có cách gì đem làm cho nó rõ ràng cụ thể được. Phật dạy chúng ta, đặc biệt bên Thiền-tông, yêu cầu chúng ta tìm lại được tâm, 若人得心大地寸土“nhược nhân thức đắc tâm, đại địa vô thốn thổ” (Nếu ai nhận thức được tâm, Đại địa chẳng có tấc đất). Quý vị thấy được Chân rồi. Tâm ấy làm sao có thể thấy được? Chân thành, chân thành đến tột cùng, thì chân tâm hiện tiền. Khởi tâm động niệm của chúng ta là vọng tâm; phân biệt, chấp trước là vọng tâm, những gì quý vị có thể cảm nhận cảm giác được toàn đều là vọng tâm, chứ không phải là chân tâm. Vọng tâm không khởi, thì chân tâm liền hiện tiền. Vì vậy, từ đâu để xem chân tâm? Là từ thiền định. Thiền định tức là nhờ đem vọng tâm buông xuống, nên chân tâm hiện ra, mục đích là như vậy. Vì thế, định đến tột cùng thì hoát nhiên đại ngộ, đó là chân tâm hiện tiền. Tịnh-độ tông có phương pháp đó không? Có, phương pháp thế nào? Là dùng một câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Câu Phật hiệu ấy là chân tâm, đem tất cả vọng tưởng tạp niệm bỏ đi, khiến tâm của quý vị chỉ giữ lại một câu Nam Mô A Di Đà Phật, thời gian lâu rồi, thì ý niệm khác đều không có nữa, chỉ còn có một câu A Di Đà Phật này, đó là chân tâm hiện tiền, như vậy thì chúc mừng quý vị, quý vị kiến tánh rồi. Chí tâm này, chúng ta đem đoạn văn đó đọc qua một lần thì liền hiểu được ý nghĩa, là tâm chí thành. Người tu hành như thế nào mới có thể được minh tâm kiến tánh, mới thấy được Phật, thấy Bồ-tát, thấy Thế Giới Cực Lạc? Là chí thành tâm đến tột cùng thì được.

          Đây dẫn ra từ sách Kim Quang Minh Kinh Văn Cú: 至心者到心源實際故云至心到者“Chí tâm giả, triệt đáo tâm nguyên, tận tâm thật tế, cố vân chí tâm. Triệt giả, triệt để. Đáo giả, đạt đáo” (Chí tâm là triệt đáo nguồn tâm, tận cùng Thật Tế của tâm, nên bảo là chí tâm. Triệt là triệt để, đáo là đạt đến), giống như người đi xa trở về nhà, ở bên ngoài long đong không nơi nương tựa, hiện nay có thể về đến nhà xưa, thì vui mừng đến cỡ nào! Cho nên, 心源者,自心之本源“tâm nguyên giả, tự tâm chi bổn nguyên” (Nguồn tâm là nguồn gốc của tâm mình). Đây là một câu nói trên Tam Tự Kinh, “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, bổn thiện ở đây tức là nguồn tâm, nguồn tâm xưa nay vốn là thiện. 人之初,性本善“Tận giả, cùng tận. Thật tế giả, tức bổn kinh trung chân thật chi tế.” (Tận là tận cùng. Thật Tế tức là Chân Thật Tế nói trong Kinh này). Đọc hai đoạn này rồi, chúng ta nghĩ rằng không giả, lời của Phật nói là chân thật. Chân Thật Tế chúng ta phải tin tưởng, nên vui mừng. Về ba loại Thật Tế nói trong Kinh này, loại thứ nhất là Chân Thật Tế, 者,窮盡實際者,即本中真“Tín nhạo giả, tín thuận sở văn chi pháp, nhi ái nhạo chi, tức tín tâm hoan hỷ dã” (Tin ưa là tin theo pháp đã được nghe, với sự ưa thích thì lòng tin vui mừng vậy).

          善根者,身口意三之善,固不可拔,又善能生妙果,生“Thiện căn giả, thân khẩu ý tam nghiệp chi thiện, cố bất khả bạt, hựu thiện năng sanh diệu quả, sanh dư thiện”( Thiện căn là thiện của ba nghiệp thân, khẩu, ý, kiên cố chẳng thể dời đổi. Mà thiện lại có thể sanh ra diệu quả và các điều lành khác), nên xưng là thiện căn. Chúng ta xem tiếp, 心心者一之心也念相之心也“Tâm tâm giả, thuần nhất chi tâm dã, tịnh niệm tương tục chi tâm dã” (Tâm tâm là tâm thuần nhất, tâm tịnh niệm liên tục vậy). Người niệm Phật, hay người tham thiền, hoặc người quán tưởng, đều dùng loại tâm ấy. 回向者」,回是回的意思向是趣向方向,「自身所修功德而趣向於所期“Hồi hướng giả, hồi thị hồi chuyển đích ý tứ, hướng thị thú hướng, phương hướng, mục tiêu, hướng chuyển tự thân sở tu công đức, nhi thú hướng ư sở kỳ” (Chữ “Hồi hướng”, thì “hồi” ý nghĩa là xoay chuyển, “hướng” là hướng đến, là phương hướng, là mục tiêu, hồi chuyển công đức mình tu, mà hướng đến điều mình mong mỏi), vậy gọi là hồi hướng, trước tiên đem ý nghĩa của danh từ thuật ngữ làm cho rõ ràng.

          Tiếp theo, dẫn ra từ Vãng Sanh Luận để nói, Quyển thượng của Vãng Sanh Luận Chú có giải thích, thế nào là hồi hướng? 回己功德普施陀如生安樂國“Hồi kỷ công đức, phổ thí chúng sanh, cộng kiến A Di Đà Như Lai, sanh An Lạc Quốc” (là đem công đức của chính mình thí cho khắp chúng sanh, đều cùng được sanh về cõi An Lạc, gặp A Di Ðà Như Lai). Chúng ta học Phật, thành tựu của chúng ta không chỉ là thành tựu cho chính mình, mà hy vọng sự thành tựu của chúng ta, có thể rộng lớn đến biến pháp giới hư không giới. Thành tựu của tôi phổ thí cho chúng sanh, tôi sanh qua Thế Giới Cực Lạc, tôi mang mọi người đi cùng, chúng ta đều được gặp A Di Đà Phật, đều đến Thế Giới Cực Lạc, đây là ý nghĩa của hai chữ “Hồi hướng” trong nguyện này. 生我Nguyện sanh ngã quốc” (Nguyện sanh nước tôi), tức là mục đích, mục tiêu của hồi hướng, 我一切往生極樂世界也Nguyện ngã nhất thiết chúng sanh, vãng sanh Cực Lạc Thế Giới dã” (Nguyện tôi cùng tất cả chúng sanh, đều vãng sanh thế giới Cực Lạc). Chúng ta sáng tối mỗi ngày đều hồi hướng như vậy, thay thế cha mẹ sư trưởng, lịch kiếp oán thân trái chủ, cùng tất cả chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới, mà lễ Phật ba lạy, cầu sanh Tịnh-độ. Tôi thay thế tất cả chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới làm hồi hướng sau cùng này, đây không phải là tự tư tự lợi, mà đại công vô tư, tôi vãng sanh, mọi người cùng với tôi vãng sanh; Tôi gặp Phật, mọi người đồng với tôi thấy Phật; Tôi thành Phật, mọi người cũng thành Phật với tôi, như vậy thì đúng rồi.

          Tiếp theo giảng đến, 十念者如《觀無》曰具足十念Thập niệm giả, như Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh viết: Cụ túc thập niệm(“Mười niệm” là như kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy: Ðầy đủ mười niệm), mười niệm nói đầy đủ ở đây là niệm Phật mười niệm, niệm mười tiếng Phật hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, đầy đủ mười niệm như vậy, một câu là một niệm, niệm mười câu, nếu mỗi ngày quý vị không rảnh rỗi để niệm Phật, thì chỉ cần quý vị niệm mười niệm, sáng sớm niệm mười câu, tối niệm mười câu, cả đời không gián đoạn, cũng có thể vãng sanh. Trong sách Tiên Chú nói: 十遍名也“Thập biến xưng danh dã”( Xưng danh mười lần). Đại sư Vọng Tây nói: 十念專稱佛名十念“Kinh thập niệm khoảnh, chuyên xưng Phật danh, vi thập niệm”( Trải qua khoảng thời gian mười niệm, chuyên xưng danh hiệu Phật, tức là mười niệm), nói được rất rõ ràng, mười niệm đây tức là xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. 此六字“Kinh thử lục tự khoảnh” (trải qua khoảng thời gian sáu chữ này), đây là một niệm. Do đó ý nghĩa thập niệm là tương đồng trên các kinh luận. 乃至十念“Nãi chí thập niệm”(dù chỉ mười niệm), đó là念名下至得十念者亦得往生“xưng niệm danh hiệu, hạ chí cận đắc thập niệm giả, diệc đắc vãng sanh”( xưng niệm danh hiệu, thấp nhất chỉ có mười niệm, cũng được vãng sanh). Câu này quan trọng, mười câu thì như thế nào? Mười câu thì được vãng sanh, cho nên nói dù chỉ. 若能多念多多益善矣“Nhược năng đa niệm, tắc đa đa ích thiện hỹ” (nếu có thể niệm nhiều hơn, thì càng nhiều lợi ích tốt lành vậy), niệm càng nhiều càng tốt. Có người một ngày niệm mười vạn tiếng, chúng ta không thể niệm được nhiều như vậy, mỗi ngày chúng ta niệm mười niệm, sáng sớm niệm mười niệm, tối niệm mười niệm, mỗi ngày đều không thiếu, dưỡng thành thói quen rồi, theo thời gian thì họ sẽ niệm Phật thôi. Sáng sớm thức dậy, tỉnh dậy, niệm mười tiếng A Di Đà Phật, tối trước khi đi ngủ, niệm mười tiếng A Di Đà Phật, như vậy được rồi.

         Cuối văn nguyện này có một câu, 唯除五逆,誹謗正法“duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp” (chỉ trừ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp). Tội Ngũ Nghịch cực nặng, không có tội gì nặng hơn, nên gọi là Ngũ Nghịch tội. Đó là: giết mẹ, giết cha, giết A-la-hán, làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng. Trên kinh nói tội nghiệp của năm loại này nghiêm trọng nhất, tạo tội nghiệp đó đều đọa địa ngục Vô Gián. 惡極逆於理之逆無間苦果之惡業故又名無間業犯此逆者“Tội ác cực nghịch ư lý, cố vị chi nghịch. Thị vi cảm Vô Gián địa ngục khổ quả chi ác nghiệp, cố hựu danh Vô Gián nghiệp. Phạm thử nghịch giả” (Tội ác vô cùng trái nghịch với Đạo lý, nên gọi là Nghịch. Do cảm lấy quả khổ ác nghiệp trong địa ngục Vô Gián, nên còn gọi là Nghiệp Vô Gián. Người phạm tội nghịch này), lúc thân mạng hết rồi, 墮無間“tất đọa Vô Gián địa ngục” (tất phải đọa địa ngục Vô Gián). Thọ mạng của địa ngục Vô Gián dài bao lâu? Là một đại kiếp. 一大劫中無間“Nhất đại kiếp trung, thọ vô gián khổ” (Trong một đại kiếp, chịu khổ không ngừng), nên gọi là địa ngục Vô Gián, khổ thật sự không nói được.

            Trong Quán Kinh Sớ, Đại sư Thiện Đạo cũng có giải thích, cho rằng Ngũ Nghịch báng pháp không được vãng sanh, ý nghĩa là: do Phật muốn ngăn ngừa điều ác nên phương tiện nói như thế, sự thật không phải vậy. Vì sao? Vì Phật từ bi đến tột cùng, trí huệ đức hạnh viên mãn, chẳng lẽ đạo lý đây thấy chết mà lại không cứu sao? Cách nhìn này, ý tưởng rất tốt, rất khó được. Trong 48 nguyện, ngoại trừ báng pháp, Ngũ Nghịch ra, là vì chướng ngại của họ quá lớn, 生若造直入阿鼻“chúng sanh nhược tạo, trực nhập A Tỳ” (chúng sanh nếu tạo, vào thẳng A Tỳ), tức là địa ngục A Tỳ, 劫周由可“lịch kiếp chu chương, vô do khả xuất” (trải qua sự kinh hoàng bao kiếp, không do đâu mà có thể ra được), không thể ra ngoài được, 但如恐其造斯二方便止言不得往生,亦不是不“đãn Như Lai khủng kỳ tạo tu nhị quá, phương tiện chỉ ngôn, bất đắc vãng sanh, diệc bất thị bất nhiếp dã”( Ðức Như Lai sợ chúng sanh tạo hai tội ấy, nên mới nói lời ngăn ngừa, chẳng được vãng sanh, tuy nhiên không phải là không nhiếp thủ vậy). Nếu lỡ tạo thật rồi thì sao?  Phật vẫn độ quý vị, vẫn cứu quý vị. Nhưng dù được vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, hoa sen trong Ao Thất Bảo chưa nở, hoa khép, tức là trải qua nhiều kiếp, hoa chưa nở. Phía trước nói một đại kiếp hoa mới nở, không như vãng sanh thông thường, sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì hoa nở gặp Phật. Là ý nghĩa như vậy, không phải Phật không độ, không cứu quý vị, mà bởi vì nghiệp chướng của quý vị quá nặng, khiến chướng ngại hoa trong Ao Thất Bảo ở Thế Giới Cực Lạc của chính quý vị chưa có thể nở được. Trong đây nói có ba loại chướng, thứ nhất là不得“bất đắc kiến Phật” (không được gặp Phật), không gặp được Bồ-tát, không gặp được những vị A-la-hán. Thứ hai là不得聽聞正法“bất đắc thính văn chánh pháp” (không được nghe chánh pháp). Thứ ba là不得事供“bất đắc lịch sự cúng dường” (không được trải qua các sự cúng dường). Ngoại trừ ba sự việc này, họ không chịu sự thống khổ nào khác, vậy thì thật ra cũng không tệ rồi.

          Sách Hợp Tán cũng nói: 言唯除五逆誹謗正法是乃就未造之且抑止之而已“Ngôn duy trừ Ngũ Nghịch phỉ báng chánh pháp, thị nãi tựu vị tạo chi cơ, thả ức chỉ chi nhi dĩ” (Nói chỉ trừ Ngũ Nghịch phỉ báng chánh pháp, là đối với căn cơ chưa tạo nghiệp, để ngăn ngừa mà thôi). Nếu đã lỡ phạm rồi, sau đó ăn năn, thì A Di Đà Phật vẫn nhiếp thọ quý vị, một người cũng không bỏ! Ý nghĩa đây là: 所言除者實為之意使未造不敢造也“Sở ngôn trừ giả, thật vi chỉ ác chi ý, sử vị tạo ác giả, bất cảm tạo dã” (Sở dĩ nói là trừ, nhưng thật sự vì để ngăn điều ác ấy, để kẻ chưa tạo ác thì không dám tạo vậy), ý nghĩa là như vậy. 若是已造者但能悔念佛舊攝漏也見彌陀大攝機無盡“Nhược thị dĩ tạo giả, đãn năng hồi tâm, sám hối niệm Phật, tắc nhưng cựu nhiếp thủ, vô hữu di lậu dã. Khả kiến Di Đà đại nguyện, nhiếp cơ vô tận” (Nếu kẻ đã trót tạo, nhưng có thể hồi tâm, sám hối niệm Phật, thì vẫn nhiếp thủ như cũ, chẳng bỏ sót vậy. Có thể thấy đại nguyện Di Ðà nhiếp thủ vô tận căn cơ). Lời nói này rất hay, chúng ta cần ghi nhớ, gặp được pháp môn này thì người người đều được độ, không có một ai là không thể vãng sanh, những Kinh, Luận và Chú giải này đã làm chứng minh cho chúng ta.

     又善弘誓多四十八念佛最為親人能念佛佛心想佛佛知人.

          “Hựu Thiện Đạo Đại sư vân:

                   Hoằng thệ đa môn tứ thập bát,

Biến tiêu niệm Phật tối vi thân.

Nhân năng niệm Phật Phật hoàn niệm,

Chuyên tâm tưởng Phật Phật tri nhân.”

(Đại sư Thiện Ðạo lại nói:

 Hoằng thệ nhiều cửa bốn tám nguyện,

Đều khen niệm Phật đường tắt nhất.

Ai mà niệm Phật, Phật niệm lại,

Chuyên tâm nhớ Phật, Phật nhớ ta.)

Rất thân thiết, không có gì thân thiết hơn nữa rồi, Phật thật thân thiết với người. Chúng ta có muốn thân gần Ngài không? Huống chi trong đây lại nói:

唯有念佛蒙光知本為強

“Duy hữu niệm Phật mông quang nhiếp,

Đương tri bổn nguyện tối vi cường.”

(Chỉ có niệm Phật được quang nhiếp,

Nên biết bổn nguyện thù thắng nhất.)

Tín, nguyện, niệm Phật, hy vọng mọi người ghi nhớ chắc chắn.

            師約四十八願為Thiện Đạo Đại sư ước tứ thập bát nguyện vi chân thật ngũ nguyện. Nhược luận chí ước.” (Đại sư Thiện Ðạo rút gọn 48 nguyện thành năm nguyện chân thật. Nếu tiếp tục rút gọn hết cỡ), tức là lại đem đơn giản hóa, đơn giản đi, lấy một nguyện có thể đại biểu cho 48 nguyện, thì đó là nguyện thứ 18. Nguyện 18 bao chứa tất cả 48 nguyện ở trong đó rồi. Đại sư Thiện Ðạo là A Di Đà Phật tái lai, chứ không phải là Đại đức thông thường, chúng ta không thể không biết điều này. Sách Chân Giải của Nhật Bản nói được rất hay: 四十八願雖廣第十八“Tứ thập bát nguyện tuy quảng, tất quy đệ thập bát nguyện” (Bốn mươi tám nguyện tuy rộng, nhưng chỉ quy về nguyện mười tám), rất hay! 又云由此使生生趣之土不更“Hựu vân: vị do thử nguyện cố, sử chúng sanh sanh vô tam ác thú chi độ, bất cánh ác thú” (Lại nói: Do bởi nguyện này nên chúng sanh được sanh về cõi không có ba đường ác, sẽ chẳng đọa vào đường ác nữa), không đọa lạc vào trong ba ác đạo nữa! 具相好神通而得入光海故是以此“Cụ tướng hảo, hiện thần thông, nhi đắc diệt độ, nhập quang thọ hải cố. Thị dĩ thử nguyện đặc vi tối thắng hỹ” (Đủ tướng hảo, có sẵn thần thông, mà được diệt độ, bởi vì nhập vào biển quang thọ. Đúng là nguyện này đặc biệt tối thắng vậy). Thật là không có gì thù thắng hơn.  

          Trong sách Tiên Chú lại nói: 故知四十八之中以此“Cố tri tứ thập bát nguyện chi trung, dĩ thử” (Nên biết rằng trong 48 nguyện, thì nguyện này), tức là nguyện thứ 18, lấy nguyện thứ 18, 念佛往生之中之王也“niệm Phật vãng sanh chi nguyện, nhi vi bổn nguyện trung chi vương dã” (nguyện niệm Phật vãng sanh này, mà làm vua trong các bổn nguyện vậy). Nguyện thứ 18, có thể bao hàm đầy đủ 48 nguyện, nên là vua của 48 nguyện, đủ tướng hảo, có sẵn thần thông, mà được diệt độ, nhập vào biển vô lượng quang, vô lượng thọ. Cho nên, đây là nguyện đặc biệt thù thắng. Cuối cùng trong sách Tiên Chú nói, nên biết rằng trong 48 nguyện, lấy nguyện niệm Phật vãng sanh này, mà làm vua trong các bổn nguyện vậy, nguyện thứ 18 là vua của 48 nguyện. 願顯彌陀之究竟方便一乘六字洪名不可思功德以名字皆相故Thử nguyện hiển Di Đà chi cứu cánh phương tiện, nhất thừa nguyện hải, lục tự hồng danh, bất khả tư nghì công đức. Dĩ danh hiệu tức Thật-đức, thanh tự giai Thật-tướng cố” (Nguyện này thể hiện phương tiện cứu cánh của Di Đà, Nhất Thừa nguyện hải, sáu chữ hồng danh, công đức chẳng thể nghĩ bàn. Do danh hiệu tức là Thật-đức nên âm thanh, danh tự đều là Thật-tướng vậy).  Đó là hai câu nói cuối cùng trong đây, đem đạo lý sau cùng thế nào nói ra cho chúng ta rồi, danh hiệu tức là Thật-đức, đức lớn của Tự-tánh vốn thật sự đầy đủ viên mãn; âm thanh, danh tự của sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật chính là Thật-tướng. Không phải hoài nghi, đấy chính là Thật-tướng, không có đạo lý không thành tựu! Vì vậy, chúng ta ở đây niệm Phật, Phật ở Thế Giới Cực Lạc biết chúng ta, quyết định sẽ không bỏ rơi chúng ta. Nên trong đời này, chúng ta có thể gặp được pháp môn này, gặp được bộ chú giải đây, gặp được những Tổ sư Đại đức đem những tin tức báo cáo cho chúng ta, thì chúng ta được lợi ích quá lớn rồi! Đời này, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa, quyết định được vãng sanh Tịnh-độ, vậy thì đúng rồi.

          Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

( Hết tập 3)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử
cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Địa chỉ email của dịch giả: [email protected]

Trả lời 0