Responsive Menu
Add more content here...

Tập 14 – Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu

 

SA DI THẬP GIỚI OAI NGHI LỤC YẾU
 TẬP: 14

Nguyên bản: Ngẫu Ích Sa môn Trí Húc, y theo Luật Tạng biên tập.

Người giảng: Pháp Sư Định Hoằng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hương Cảng.

Thời gian: Ngày 24 tháng 8 năm 2012.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào quý vị Đại đức đồng tu. Chúc mọi người tốt lành! Hôm nay là buổi giảng cuối cùng của chúng tôi về Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu, mời quý vị xem trang 47.

Oai nghi thứ 24:

          “Thứ 24: Già nạn thọ Cụ”

          Đại sư Ngẫu Ích trích soạn Oai nghi này, có thể là vì sự tuân thủ giới luật của Sa di, cũng có thể vì sự hiểu biết tương lai của Sa di, như làm sao để thọ giới Cụ túc, cần phải đề phòng những vấn đề này. Thọ cụ tức là thọ Cụ túc giới, chính là giới Tỳ kheo. Xuất gia đã thọ giới Sa di, đấy mới là học sinh, nên cần phải lập chí đi lên, phải đi dần lên cao, tương lai có thể đi thọ giới Tỳ kheo. Giới Tỳ kheo cần phải đủ 20 tuổi trở lên, vả lại Sa di Luật Nghi đều phải làm được, khi đó Sư phụ đồng ý, có thể đi cầu giới. Gặp được đạo tràng có duyên, nơi đó tổ chức truyền giới, thì có thể đăng ký. “Già nạn thọ Cụ”, già ý nghĩa là già chỉ(tức là ngăn lại), phía sau có nói đến 16 già, nạn tức là phạm những lỗi lầm nghiêm trọng hoặc là khuyết điểm thì không được thọ giới Cụ túc. Già và nạn phân biệt ở chỗ, già không phải là tự tánh ác, tức là nó vốn không phải là loại ác, nhưng nếu có một trong 16 già đó, thì không thích hợp thọ giới Cụ túc. Cho nên gọi là già chỉ(ngăn lại), không được thọ giới; Nạn là thuộc về tự tánh ác, nó vốn là một loại chướng nạn, nếu có một trong 13 điều trọng nạn đó, thì không được thọ giới, tức là thuộc về hạng không được thọ cụ túc, gọi là nạn. Nên già nạn, gồm 13 trọng nạn và 16 khinh già, chỉ cần có một điều thì không được thọ giới Cụ túc. Ngay trước lúc thọ giới, Giáo thọ sư sẽ hỏi giới tử đến cầu giới có già nạn hay không. Ngẫu Ích Đại sư trích từ trong giới luật ra “13 trọng nạn, 16 khinh già”, chúng ta hãy xem:

          “13 trọng nạn”

          Điều thứ nhất là:

          “Một hoại nội ngoại đạo, là sau khi thọ giới Cụ túc, trở lại vào ngoại đạo, bây giờ đến cầu thọ giới”

          Là nói một loại người có chí hướng không định, trong nhà Phật họ xuất gia thọ giới, đã thọ giới cụ túc, sau đó lại xả giới, hoàn tục đi học ngoại đạo. Ngoại đạo cũng có thể nói là bao gồm các tôn giáo không tương ưng với Phật pháp. Đây là người chí hướng không định, kết quả học tới học lui lại quay về, lại đến xuất gia, cầu thọ giới Cụ túc, đây là thuộc “hoại nội ngoại đạo”, người như vậy thì không cho thọ giới. Học đạo Phật trước phải rõ lý, nếu như không rõ lý, thì niềm tin sẽ không kiên định, không kiên định đương nhiên có một chút gió thổi cỏ động thì tâm liền dao động, chuyển theo cảnh giới. Hôm nay nghe giáo này tốt, thì học giáo này; Ngày mai nghe nói học đạo kia tốt thì theo học đạo kia, dạng này không phải là bậc pháp khí rồi. Điều thứ hai là:

          “Hai: Phá phạm hạnh người khác”

          Đây là nói trong Phật pháp. Đại sư Ngẫu Ích có một chú giải nhỏ:

          “Là người khác thọ giới pháp của Phật gồm 7 chúng, mà đầu tiên làm cho họ phá giới căn bản”

          “Phạm hạnh”, nghĩa rộng chỉ hạnh thanh tịnh, hạnh trì giới, nghĩa hẹp đặc biệt là chỉ giới dâm. Ở đây nói là “7 chúng” trong Phật pháp, tức là năm chúng xuất gia, cộng thêm hai chúng tại gia. 5 chúng xuất gia gồm: Tỳ kheo; Tỳ kheo ni; Sa di; Sa di ni; và còn có một chúng gọi là Thức xoa Ma ni, là từ Sa di ni đi lên phải học pháp hai năm làm Thức xoa Ma ni, mới được lên thọ giới Tỳ kheo ni. Hai chúng tại gia tức là thọ 5 giới gồm: Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Ưu-bà-tắc thuộc về nam Cư sĩ, Ưu-bà-di thuộc về nữ Cư sĩ. Bảy chúng này đều đã thọ giới, người tại gia thọ ngũ giới, xuất gia Sa di thọ 10 giới, Tỳ kheo thọ Cụ túc giới. Nếu bạn phá phạm hạnh của họ, khiến họ đã phá giới căn bản, mà lại là lần đầu khiến họ phá giới căn bản. Nếu họ đã phá giới trước rồi, bạn là phá lần thứ hai trở về sau, thì ngoại lệ, như vậy không tính. Đây là “đầu tiên làm cho họ phá giới căn bản”, thí dụ hành dâm cùng với họ, khiến họ phá phạm hạnh rồi, thì trong Phật pháp gọi là biên tội, Phật pháp là biển lớn, họ không có cách đi vào, chỉ có thể ở ngoài biển.

Loại thứ ba:

          “Ba: Tặc tâm vào đạo, là chưa thọ giới Cụ túc mà lén nghe Tỳ kheo thuyết giới, và lén xem Luật tạng Tỳ kheo”

          Đại sư Ngẫu Ích rất từ bi, đem những trích dẫn này tại đây để Sa di học tập, đây là nhắc nhở không nên vô tình phạm giới trộm, tương lai thì không được thọ giới Tỳ kheo. “Tặc tâm vào đạo” là mang tâm trộm, tặc tâm tức là tâm trộm, đến trong Phật pháp để nghe pháp, như vậy gọi là trộm pháp. Nghe giới là trộm giới, bạn chưa thọ Cụ túc giới, bạn không phải là Tỳ kheo, mà tham gia Bố tát của Tỳ kheo, hoặc giả mạo thân phận Tỳ kheo để tham gia pháp yết ma của Tỳ kheo, hoặc giả mạo Tỳ kheo để học giới Tỳ kheo, nghe giảng giới Tỳ kheo, “lén xem Luật tạng Tỳ kheo”. Trong đây đều nói một chữ trộm, trộm là có tâm trộm, muốn sau khi học rồi, bạn có thể biết việc của Tỳ kheo, bạn có thể giả mạo, hoặc bạn có thể lừa gạt danh văn lợi dưỡng, mọi người đều cung kính, đem bạn làm ruộng phước, bạn đã là Tỳ kheo, trên thực tế không phải, đó gọi là tặc tâm nhập đạo.

          Trước tôi đã giảng qua, nếu không phải lấy tặc tâm đó, tâm trộm, tâm lừa dối, mà chỉ là hi vọng hiểu rõ việc của Tỳ kheo, để tương lai chính mình đi cầu thọ giới Tỳ kheo, có thể trì giới càng như pháp có chỗ tốt hơn và đã qua sự đồng ý của Sư phụ, thì có thể học tập. Như Đại sư Ngẫu Ích, Ngài 24 tuổi xuất gia thọ giới Sa di, 32 tuổi mới thọ giới Tỳ kheo, trong 8 năm trước khi thọ giới Tỳ kheo đó, Ngài đã đem Tạng luật đọc qua ba lần, đương nhiên Ngài rất tinh thông Luật tạng Tỳ kheo, vả lại Ngài còn giảng Tứ Phần Giới Bổn, tức giới Tỳ kheo, dùng thân phận Sa di còn có thể giảng. Như vậy có thuộc về trộm hay không? Không, bởi vì Ngài không phải tặc tâm nhập đạo, Ngài không có tâm trộm, Ngài là vì hoằng pháp, vì tu trì của mình, cũng không có tự mình giả mạo thân phận Tỳ kheo, do đó đây không gọi là nạn.

Tiếp theo:

          “Bốn: Huỳnh môn, là 5 loại người không nam”

          “Huỳnh môn” phiên dịch thành Trung Hoa gọi là Yêm nhân, tức là không có nam căn. “5 loại người không nam” tức là gồm 5 loại người không phải hoàn toàn nam tính. 5 loại không nam có các cách nói không giống nhau, ở trong Phật Học Đại Từ Điển của Đinh Phước Bảo nói, thứ nhất là sanh ra đời không phải nam, cũng gọi là sanh ra đời huỳnh môn, khi lớn lên nam căn không phát triển; Thứ hai gọi là Kiền bất nam, kiền ý nghĩa là bị thiến, tức như Thái giám trong cung, là thuộc hạng người như vậy; Thứ ba gọi là Đố bất nam, đố là tật đố, đây là thuộc về lúc thấy người khác hành dâm, thì sẽ có tâm ganh ghét, nam căn sẽ không bột phát; Thứ tư là Biến bất nam, đây là căn có thể thay đổi, tức là gặp người nam, thì tính nữ khởi lên, gặp người nữ, thì tính nam sẽ khởi lên, còn có bán nam bán nữ, tức là nửa tháng thì có nam căn, nửa tháng thì không có, đây là thuộc loại thứ 5 không nam. Trong lịch sử đều từng đã xuất hiện loại người này, thời Phật đều biết, loại người như vậy không được thọ giới Cụ túc, vì sao? Bởi vì họ phát triển không hoàn toàn, hoặc họ sau ngày bị thiến, loại người này tánh chí không định, riêng tâm phiền não khá nặng, do đó họ không kham được thọ giới. Nếu đến học Phật, có thể làm rất tốt Tam Quy, cũng được trì ngũ giới, như vậy thì không lỗi, không cần đi làm Tỳ kheo. Tiếp theo:

          “Năm: Hai căn, là một thân mà có cả hai căn nam nữ”

          Đây cũng là loại người khác thường, đương nhiên là rất ít, trên thân đều có hai căn nam nữ. Thế giới rộng lớn, không việc gì là không có, tôi đã từng xem một bản báo cáo, nói ở nước Mỹ có một người một thân hai đầu, là nữ, ảnh của cô ta đều truyền ra ngoài, là cặp song sinh dính liền mà phát triển thành. Vốn là song sinh dính liền, đó là hai người, hai đầu, hai cổ, nhưng thân dưới đều dính lại một, chỉ có hai tay, hai chân, riêng đầu là chia ra hai. Loại người đó thông thường ra đời sống không lâu thì sẽ chết, nhưng song sinh dính liền này rất lạ lùng, đến nay đã mười tám năm rồi, còn sống rất tốt. Lúc đọc sách, mỗi đầu óc điều khiển một tay, vả lại hai người đó phối hợp rất tốt, ăn cơm mỗi người ăn một miệng, dùng tay đưa thức ăn bên này trước, lại đưa bên kia, thật có kỳ nhân như vậy. Hai người đó là đời quá khứ có nhân duyên đặc biệt sâu, có thể tình chấp cũng rất nặng, cho nên ra đời ôm giữ nhau, sau khi sanh ra biến thành người sinh đôi dính liền. Tiếp theo:

          “Sáu: Súc sinh, loài rồng, khỉ v.v… biến thành hình người, cầu thọ Cụ túc giới”

          Muốn cầu thọ giới Cụ-túc tất phải là người mới được, “súc sanh” thì không thể được. Nếu súc sanh có thể tu được không tệ, có thần thông. Như: trời, rồng, khỉ, hồ ly, chúng có khả năng biến thành hình người đến cầu thọ giới Cụ-túc, điều này Phật không đồng ý. Do đó, Giáo thọ sư đều hỏi trước: bạn có phải là người không? Có phải là súc sanh biến ra không? Bởi thời Phật, có một con rồng đến cầu thọ giới Cụ-túc, nó biến thành hình người. Kết quả vì thọ giới, mọi người phải ngủ cùng nhau, liền lộ ra, rồng ban đêm thì hiện nguyên hình, khiến mọi người đều rất hoảng sợ, vì chưa thấy qua trường hợp như vậy. Phật không cho phép nó giả mạo hình người để thọ giới, dù cho thọ rồi cũng không đắc giới.

          “Bảy: Phi nhân, tức là chư thiên, tu la, quỷ thần, biến thành hình người, cầu thọ cụ túc giới”.

          “Phi nhân” tức họ không phải là người, họ có thể là người trời, có thể là A-tu-la, có thể là quỷ thần, họ biến thành hình dạng người để cầu thọ giới, như vậy cũng không được. Cho nên thân người khó được, chỉ làm thân người mới có thể làm Sa-di, làm Tỳ-kheo, không phải thân người thì không được. Được thân người không dễ, nên phải dùng thân người này tu hành cho tốt.

          “Tám: Phạm biên tội, là từng thọ Ngũ giới, Tám giới, Mười giới, Cụ-túc giới và sau đó đối với giết người, trộm cắp, tà dâm, đại vọng ngữ, tùy phạm một loại”

          Vừa mới nói “biên tội” tức là ở bên ngoài biển lớn Phật pháp, bạn không đi vào được. Cũng tức là chỉ bạn đã phạm bốn trọng tội căn bản, đã phạm bốn giới điều căn bản đó, là thuộc về phạm biên tội. Bạn có thể “từng thọ Ngũ giới”, hoặc Bát quan Trai giới một ngày một đêm, hoặc mười giới Sa-di, hoặc giới Cụ túc Tỳ-kheo, sát trộm dâm vọng bốn điều đó “tùy phạm một loại “, đều thuộc về đã phạm biên tội. “giết người”, đương nhiên giết súc sanh thì không có tội nặng như vậy, không phải là phá giới căn bản mà chỉ thuộc về phương tiện có thể sám hối tội, đây là chỉ giết người. Trộm, giới trộm cắp này không dễ dàng giữ, trộm cắp năm tiền trở lên thì thuộc về đã phạm căn bản. Điều này lúc thọ giới, tôi đã từng thỉnh giáo qua Giáo thọ sư, tôi nói: “trộm năm tiền” này, điều này khác bốn điều kia hoặc cho phép chưa phải có, điều trộm năm tiền này rất dễ phạm, khó trì nhất đó là giới trộm. Bởi vì dựa theo đạo lý để nói, bạn chưa có sự đồng ý của chủ nhân, mà bạn lấy dùng đồ vật có giá trị năm tiền trở lên thì thuộc về trộm. Bất luận vật này là của Tam Bảo, hay của người, giá trị năm tiền, năm tiền rất ít, trên căn bản là bạn đã lấy vật có giá trị một chút thì thuộc về phạm giới trộm, cũng là căn bản trọng giới. Nếu bạn đã từng thọ Ngũ giới hoặc Mười giới mà bạn từng trộm thì bạn không đắc giới. Tôi hỏi Giới sư, đó có phải là vấn đề rất nghiêm trọng? Giới sư trả lời cho tôi cũng không được rõ ràng.

          Tôi liền nghĩ đến Hoằng Nhất Đại sư nói, thật sự từ Nam Tống về sau Trung Hoa rất hiếm có Tỳ Kheo. Bạn nói biên tội này, có mấy người có thể không phạm qua tội trộm? Đại sư Hoằng Nhất nói, trong năm giới đầu khó giữ nhất là giới trộm, bởi vì rất dễ phạm. Thí dụ như ở nơi công cộng, bạn lấy dùng đồ vật của nơi công cộng, lấy dùng xong, đem trả lại, đó là đã phạm rồi vì bạn không có thông qua sự đồng ý của công chúng. Tôi nghĩ bản thân tôi có thể đã phạm rất nhiều, mà đây là trọng tội căn bản, nên ước tính cũng không đắc giới rồi. Đương nhiên muốn đắc giới, còn phải có Tỳ kheo chân chánh truyền cho bạn, không có Tỳ kheo thanh tịnh, thì đương nhiên là không đắc giới. Nhưng chúng ta trong đây cũng phải cố gắng tránh. Phải buông xả trộm cắp, ắt cần phải đem tâm tham đồ của người khác buông xả, phải bố thí nhiều, đối với tài vật phải nhìn thấu, buông xả, đồ vật của mình nhiều thì đem chia cho người khác, gồm cả ngoại tài và nội tài. Nội tài tức là phục vụ cho người, lao động nhiều để cúng dường khiến mọi người sanh tâm hoan hỉ.

          Xuất gia, thì thông thường trước hết đều phải xuống nhà lớn làm việc, một là tu phước, hai là để kết pháp duyên. Đây là phương pháp thù thắng nhất, luôn vì chúng sanh, vì đạo tràng để làm việc. Sướng Công cũng nói với chúng ta, quá khứ rất nhiều Phương trượng, là đại Trụ trì, đại Phương trượng, trước đó chưa có người quen biết họ, nghe nói đạo tràng này rất như pháp, hoặc đang truyền giới, họ đến lo chạy việc vất vả bên trong, làm ở nhà bếp, làm ở hành đường, sửa sang từng chút, tu khổ hạnh. Có vị là giảng kinh thuyết pháp, là Phương trượng, Trụ trì, nhưng bởi vì quá khứ rất ít liên hệ với nhau, cho nên bên này bên kia không biết nhau, như có người nhận ra họ rồi, thì họ nhanh chóng bỏ chạy. Phong thái như vậy ở trước thời Dân Quốc, kỳ thật đều rất nhiều. Sướng Công, Ngài là người xuất gia trong nhà Phật bảy mươi năm, xã hội cũ, xã hội mới Ngài đều hiểu, Ngài nói điều này để chúng ta mở to tầm mắt. Cho nên tôi giảng kinh, cũng cần phải có phước báo, tu phước báo tốt nhất là làm việc cho đại chúng, giảng pháp đây cũng là làm việc. Vả lại bạn kết duyên với đại chúng, bạn có pháp duyên, đem tham luyến chấp ngã, thân kiến, những phiền não này của mình phá trừ đi, thì bạn liền trì giới được tốt, đặc biệt là giới trộm, giới trộm là do tâm tham khởi lên, bạn đem tâm tham triệt để buông bỏ, thì giới trộm của bạn được thanh tịnh.

          Còn “tà dâm”, dù là tám giới hay mười giới, mà đã phạm dâm dục, thì đều thuộc phạm giới căn bản. Còn “đại vọng ngữ”, đây không phải là vọng ngữ thông thường, mà là đại vọng ngữ là “chưa chứng nói chứng, chưa được nói được”, bạn chưa được quả A-la-hán; mà tự xưng là A-la-hán. Bạn chưa khai ngộ tự nói mình là Bồ tát, mình đã khai ngộ rồi; hoặc nói đã thấy người trời, Long Vương, mà thực thì chưa thấy, dối gạt tâm người, loại như vậy gọi là Đại vọng ngữ, tội đặc biệt nặng. Tùy phạm một loại đều thuộc về biên tội, không được thọ giới, cho nên nhất định phải hết sức cẩn thận.

          “Chín: Giết cha”

          Tức là giết cha ruột.

          “Mười: Giết mẹ”

          Là giết mẹ ruột.

          “Mười một: Giết A la hán”

          Đó là những tội thuộc về ngũ nghịch trọng tội. Còn có:

          “Mười hai: Phá hòa hợp tăng. Mười ba: Làm thân Phật ra máu”

          Năm tội ngũ nghịch, tùy phạm một tội đều không được thọ giới Cụ túc. Dù cho chính mình đã sám hối, sửa đổi, cũng không được thọ giới. Không như Hoằng Nhất Đại sư, Ngài tự xưng cho mình danh phận, gọi là xuất gia Ưu-bà-tắc. Giết A la hán, có tội ngang bằng, vì A la hán rất khó tìm được ở đời, bạn muốn giết cũng không giết được, tội ngang bằng là gì? Cùng với tội đó như nhau, là giết Lão sư, giết thiện tri thức. Một vị thiện tri thức giáo hóa tại một phương đó, họ là Thánh hiền, bạn giết họ rồi. Thì tội này bằng như giết A la hán, A la hán cũng là Thánh hiền, thiện tri thức. Đây là nói giết Lão sư. Tội giết cha mẹ cùng với giết thầy là đều giống nhau, ân đức của cha mẹ vô lượng vô biên, nếu như giết hại cha mẹ là hoàn toàn trái nghịch tánh đức, đều đọa địa ngục A Tỳ, không kể là bạn có học Phật hay không, có thọ giới hay không, đều vào địa ngục A Tỳ.

          Tiếp theo: “Phá hòa hợp Tăng”, tức là sự hòa hợp của Tăng đoàn bị bạn đem phá hoại rồi, có thể là lưỡng thiệt bịa đặt tạo ra việc, dùng đủ loại thủ đoạn, khiến Tăng đoàn vốn là hòa hợp bị phân chia, chia rẽ, mâu thuẫn, sau cùng phân chia rồi, như vậy gọi là phá hòa hợp Tăng. Tăng, thường là đoàn thể từ 4 người trở lên, cùng tu lục hòa kính, Tăng đoàn này có thể truyền thừa chánh pháp, ở tại địa phương đó, giáo hóa chúng sanh, có thể khiến trời rồng ủng hộ, chư Phật hộ niệm, thì địa phương đó không có thảm họa. Bạn phá hoại rồi, giống như khiến chúng sanh ở địa phương đó sẽ gặp nạn, khiến Phật pháp, chánh pháp đoạn dứt, pháp thân huệ mạng của chúng sanh có thể do đó mà tổn hại rồi, cho nên tội này vô cùng nặng.

          “Thân Phật ra máu”, tội này thường chúng ta hiện nay không làm được, vì sao? Phật không ở đời. Phước báo của Phật rất lớn, không có người hại được Ngài, lúc đó làm thân Phật ra máu chỉ có Đề Bà Đạt Đa, là anh họ của Phật, vì ganh tị Phật, cho nên muốn hại chết Phật. Lúc Phật đi khất thực, qua một ngọn núi, Đề Bà Đạt Đa liền ở trên xô tảng đá lăn xuống, muốn đè cho Phật chết. Thần hộ pháp ở bên cạnh bảo vệ, tay cầm chày kim cang ngăn lại, đập nát hòn đá, có một mảnh vỡ bay trúng chân Phật, làm xước chảy chút máu, đó là thân Phật ra máu. Đời đó Đề Bà Đạt Đa đọa địa ngục, đã đến địa ngục A Tỳ rồi. Hiện nay, tuy chúng ta không có cách làm thân Phật ra máu, nhưng có tội ngang bằng, là dùng ác ý để hủy hoại tượng Phật, kể cả hủy hoại Kinh sách, phá hoại chùa viện già lam thánh địa, hủy diệt Phật pháp, những điều này đều ngang với tội làm thân Phật ra máu, cũng đọa địa ngục A Tỳ. Như chúng ta quen biết anh hùng chống Nhật thời cận đại là Tướng quân Phùng Ngọc Tường, cũng khiến người kính phục, ông có công chống Nhật, nhưng rất đáng tiếc ông không học Phật mà lại phản đối Phật pháp. Tôi thọ giới ở chùa Đại Tướng Quốc Hà Nam, chùa này ghi lại, quá khứ Tướng quân Phùng Ngọc Tường đem vũ khí đến đóng quân tại chùa Đại Tướng Quốc, đuổi Tăng nhân của chùa đi, phá hoại tượng Phật. Ông không tin Phật pháp, cũng tiến hành phá hoại một mức độ nhất định đối với chùa Đại Tướng Quốc. Sau giải phóng, do Lão Triệu Phát hỗ trợ cùng Cao tăng Đại đức khôi phục chùa trở lại. Tội đó của Phùng Ngọc Tường cũng là bằng với tội làm thân Phật ra máu, cho nên ông chết rất bi thảm. Ông chết như thế nào? Là bị người ta mưu sát, ở trên một chiếc thuyền bị người ta phóng hỏa thiêu sống. Đời này đã bị lửa thiêu, sau khi chết khẳng định cũng ở địa ngục bị lửa thiêu. Cho nên ông ta có công mà cũng có lỗi, công chống Nhật của ông thì chúng ta tán thán; lỗi thì chúng ta đã rõ ràng rồi, công thì có phước báo, lỗi cũng có tội báo. 13 điều trọng nạn này khiến chướng duyên thọ giới Cụ túc. Tiếp theo:

          “Đã có một nạn, nếu chưa thọ giới, thì không được thọ. Nếu đã thọ giới rồi, thì phải diệt tẩn”

          Chưa thọ giới Cụ-túc thì không được thọ, không đủ tư cách thọ, mười ba loại trọng nạn đó, tùy phạm một thì không đủ tư cách. Đã thọ giới rồi thì bị “diệt tẩn”. Tức là đuổi ra khỏi tăng đoàn, không có tư cách của Tỳ-kheo, họ đã mất đi thân phận Tỳ kheo. Tuy nhiên dù có một trong mười ba loại tội đó, hoặc không thể đắc giới, cũng cần phải tiếp tục sám hối, tiếp tục nỗ lực học Phật, có thể lùi lại làm Cận trụ nam, hoặc làm Cận sự nam. Cận trụ nam thì có thể thọ tám giới, họ là nam cư sĩ tại gia, hoặc nữ cư sĩ tại gia đều được, Cận sự nam là nam cư sĩ tại gia thọ năm giới. Thậm chí nếu ngũ giới đều giữ không tốt, thì có thể lùi lại làm người Tam Quy. Đại Sư Ngẫu Ích đã thọ giới Tỳ-kheo, tự biết mình không đắc giới như pháp, cho nên liền lùi giới đem giới Tỳ-kheo, giới Sa-di, Ngũ giới toàn bộ đều xả, giới Bồ-tát cũng xả, thà nguyện làm người Tam Quy. Sau đó Ngài rút thăm, xem thân phận thật sự của mình là gì. Dùng Địa Tạng Chiêm Sát Luân Tướng để kiểm nghiệm bản thân, bắt đầu từ bậc thấp nhất là người Tam Quy đến Sa-di, Bồ-tát, Tỳ-kheo, Hòa Thượng. Hòa Thượng là thọ giới Tỳ-kheo từ mười hạ trở lên, thì có thể làm vị Hòa Thượng, năm hạ trở lên làm bậc A-xà-lê. Ngài kiểm duyệt bản thân mình đạt đến bậc nào. Lúc đó ngài đã thọ giới 10 năm, cũng tức là năm 42 tuổi; xem xét chính mình. Kết quả Chiêm Sát được là Bồ Tát giới Sa Di, đấy là người rất thật, không có chút giả dối.

          Đại sư Hoằng Nhất cũng là như vậy, ngay cả thân phận Sa-di Ngài cũng không có cách giữ được, nên Ngài làm xuất gia Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-tắc là giữ năm giới, nếu năm giới bạn đều không giữ tốt, thì làm người xuất gia Tam Quy, lão thật niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, đây là một lối thoát duy nhất, ngoại trừ điều này ra không có lựa chọn nào khác, chỉ có đọa địa ngục. Nếu trong 13 già nạn đó mà đã phạm biên tội, phạm nghịch tội rồi, thì khẳng định là đọa địa ngục A Tỳ, thì cần dùng lời cảnh sách của Đại sư Ấn Quang để đôn đốc, hối thúc chính mình, Đại sư Ấn Quang, Ngài đối với chính mình nói: “Ngươi sắp chết, mau niệm Phật, tâm không chuyên nhất, quyết đọa địa ngục, ngay cả ngạ quỷ súc sanh cầu còn khó được”. Bạn hiện giờ quyết phải chết rồi, thì phải thường thường nói với chính mình, thọ mạng không biết dài bao nhiêu, có thể chết bất cứ lúc nào, khi phải chết mà không vãng sanh, thì khẳng định đọa địa ngục. Nên mau mau niệm Phật, bởi phía sau là địa ngục lửa đốt đuổi theo chúng ta, chúng ta phải gấp rút niệm A Di Đà Phật. Nếu không vãng sanh quyết định đọa Địa Ngục dù cầu làm Súc Sanh, Ngạ quỷ cũng khó mà được. Chỉ có tâm lo sợ chết mà niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ, đới nghiệp vãng sanh, những tội nặng về sau không tạo nữa thì đều có thể mang đi, mang nghiệp mà vãng sanh. A Di Đà Phật có bốn mươi tám đại nguyện, trong đó có nguyện thứ hai mươi mốt: “Nguyện hối lỗi được vãng sanh”. Tức là nguyện này nói: nếu có túc ác, văn danh hiệu Phật, liền tự hối lỗi, thường trì kinh giới, mạng chung không vào lại ba đường ác, thì sanh về nước ta, tức là Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Khi đến Thế giới Cực Lạc còn có thể làm A Duy Việt Trí Bồ Tát, và một đời không lui chuyển thành Phật. Nhưng quan trọng nhất là hiện tại, bạn có thể sửa lỗi, sám hối, sau không tạo lại, thường trì kinh giới, từ nay bắt đầu thọ trì kinh Vô Lượng Thọ, thọ trì giới pháp. Người xuất gia tối thiểu làm được Sa Di Luật Nghi, người tại gia tối thiểu làm được Ngũ giới, thường trì kinh giới, lúc mạng hết, bạn không đọa ba đường ác, bạn không cần xuống Địa Ngục nữa! Vì sao? Vì có A Di Đà Phật tiếp dẫn bạn vãng sanh. Đây thật là ngay chỗ chết mà lại sống, là chiến lũy cuối cùng. Nhưng bạn không buông xả thì không được, bạn còn lưu luyến đối với thế giới Ta Bà, thì đối với những tội nghiệp bạn tạo đó, tương lai nó là sợi dây lớn thắt chặt kéo bạn vào trong Địa Ngục, chỉ có nương vào Phật lực thì có thể giải cứu chúng ta. Cho nên nghĩ rõ ràng rồi, chỉ có nhất tâm, nhất hướng chuyên niệm.

          Như Pháp sư Oánh Kha đời Tống đã phạm giới, tự biết mình phải đọa Địa ngục, rất đau khổ. Đồng học đưa cho ông một quyển Vãng Sanh Truyện, sau khi xem xong ông vô cùng cảm động, liền nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Ông không ăn không uống, đóng cửa phòng lại, tự mình ở trong phòng niệm Phật ba ngày ba đêm, không ăn, không ngủ, kết quả A Di Đà Phật đã đến. A Di Đà Phật nói với ông: Tuổi thọ của con còn mười năm, sau mười năm ta lại đến tiếp dẫn con. Đây là A Di Đà Phật đã làm bảo đảm cho ông, ông khẳng định được vãng sanh. Nhưng Oánh Kha Pháp sư nói: Dạ không được! Con không cần mười năm nữa, tính xấu của con rất nặng, nếu lại đợi mười năm sợ con không giữ giới được tốt, con sẽ tạo tội nghiệp, lỡ không vãng sanh thì phải làm sao? Ông có nỗi nghi lo này. A Di Đà Phật cũng hiểu được ông, liền nói: vậy tốt, ba ngày sau ta sẽ đến tiếp dẫn con. Oánh Kha Pháp sư rất hoan hỷ, mở cửa phòng ra nói với mọi người, ba ngày sau tôi vãng sanh. Mọi người cũng cảm thấy lạ lùng, làm sao ở trong phòng đóng cửa ba ngày, cũng không biết làm gì, thì nói ba ngày sau được vãng sanh, được! Đợi xem ba ngày sau ông thế nào. Ba ngày sau, mọi người tiến hành công phu sáng, Pháp sư Oánh Kha mời mọi người vì ông niệm Phật, niệm khoảng một khắc thì đi rồi, thật đã vãng sanh rồi, đới nghiệp vãng sanh. Đây là tấm gương tốt của hối lỗi được vãng sanh. Chúng ta xem đó là thật có niềm tin rồi, dù cho bạn từng phạm lỗi phá giới, cũng không cần lại buồn bã, không có tâm phải mặc cảm tội lỗi. Bạn chỉ cần sau này không tạo lại tội, từ đây trở đi làm người mới, nhất tâm niệm Phật, chủng tử của tội tạo quá khứ lưu trong A Lại Da Thức của bạn, làm thành chủng tử Địa Ngục của bạn, nhưng hiện nay bạn niệm Phật thì chủng tử đó không hiện hành, sau đến lúc bạn lâm chung, A Di Đà Phật có thể đến tiếp dẫn bạn đới nghiệp vãng sanh.

          Pháp sư Oánh Kha có thể làm được, thì chúng ta cũng có thể làm được, khẳng định Pháp sư Oánh Kha Kinh giáo còn chưa đạt tới rõ ràng, tường tận, cho nên Ngài còn lo buồn. Chúng ta rõ ràng rồi, niềm tin phải hơn Ngài, càng kiên định mới được. Tín nguyện của Ngài là buộc phải đi, lo sợ đọa Địa Ngục, cho nên liều mạng. Chúng ta cũng lo sợ đọa địa ngục, nhưng tín tâm của chúng ta phải đủ so với Ngài. Nếu bây giờ bạn thấy A Di Đà Phật đến, A Di Đà Phật nói: con còn mười năm tuổi thọ, sau mười năm ta đến tiếp dẫn con. Bạn cũng có thể lựa chọn chưa vãng sanh. A Di Đà Phật nói còn mười năm, thì con thỉnh A Di Đà Phật gia trì cho con, trong mười năm đó con cống hiến vì chúng sanh, vì Phật Pháp, gọi là lập công chuộc tội, mang tội lập công phụng hiến vì A Di Đà Phật. A Di Đà Phật nói: tính như vậy! Mười năm sau Ngài nhất định đến, bạn trong mười năm đó cũng có thể vì chúng sanh mà làm tấm gương tốt. Mười ba trọng nạn này, giảng đến đây thôi. Tiếp theo:

          “Mười sáu Khinh Già”

          Là mới nhắc đến, đây không thuộc về như trọng nạn là tự tánh của ác, nhưng đối với thọ Cụ túc giới không thích hợp cho nên ngăn lại, không được thọ giới.

          “Một: Không được độ người đầy tớ, chủ cho họ thì mới được”

          Đây nói là làm nô lệ, không thể xuất gia thọ giới Cụ túc. Vì sao? Vì họ làm nô lệ, đây là thời cổ Ấn Độ, có nô lệ, nô lệ giống như đã bán thân, chính mình không có chủ quyền, cho nên chủ của họ không đồng ý, thì không được. Nếu người chủ của họ đồng ý, và đem hủy bỏ thân phận nô lệ của họ, cho họ tên, cũng tức họ không làm nô lệ nữa, họ thành một người dân bình thường, thì người đó liền có thể đến xuất gia thọ giới Cụ túc. Tiếp theo:

          “Hai: Không được độ kẻ trộm cướp”

          Đây là đã làm trộm cướp rồi, trộm đồ vật hoặc là người đã phạm tội, đang bị lùng bắt, thì bạn không được độ họ xuất gia. Đây giống như là chống lại quan phủ, họ phải đi chịu chế tài của pháp luật, ngồi tù, xong hạn tù thì họ có thể xuất gia. Ngoài ra trừ một loại họ đã sửa ác làm thiện rồi, và lại phải:

          “Ngoài ngàn dặm, sửa đổi thành thiện thì được”

          Họ đã chạy thoát rồi, nơi họ gây án “ngoài ngàn dặm”, vả lại thật sửa lỗi làm mới, trường hợp này có thể khai duyên.

          “Ba: Không được độ người mắc nợ”

          Nếu mắc nợ, không được xuất gia thọ giới, phải trả nợ xong.

          “Hoặc trả nợ xong, hoặc người thân bạn bè trả thay, hoặc chủ xóa nợ, thì đều được”

          Tức là trừ khi nợ đó đã trả xong, hoặc có thân bằng giúp họ trả nợ, hoặc chủ nợ không cần họ trả, tức họ xóa bỏ thân phân mang nợ, như vậy thì được.

          “Bốn: Không được truyền giới cụ túc cho người chưa đủ 20 tuổi, đợi đủ 20 thì được”

          Người thọ giới Cụ túc cần phải 20 tuổi trở lên. “chưa đủ 20 tuổi”, họ nhỏ tuổi, tính khí không định, rất khó trì giới, tức chưa chín chắn. Tuổi “đợi đủ 20”, tức là đã qua 19 tuổi, phải đúng vào 20 tuổi thì được. 20 tuổi đều là chỉ tuổi ta, tức hiện nay chúng ta nói tròn 19 năm. Tiếp theo:

          “Năm đến chín: Không được độ cho 5 loại người có bệnh: hủi, bạch lại, ung nhọt, can tiêu, điên cuồng. Bệnh lành thì được”

          Thân thể có bệnh tật, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, thì không được xuất gia thọ giới Cụ túc, bởi vì sợ bạn sống ở trong Tăng đoàn lây cho người khác. Bệnh hủi là toàn thân nổi ghẻ ác lâu dài, bệnh mãn tính truyền nhiễm, tức là trên thân nổi ghẻ. “Bạch lại” cũng là một loại bệnh da. “Ung nhọt” tức là ngoài da chảy mủ nhọt ác tính, ung là thuộc về bệnh bên ngoài, nhọt là thuộc về vết thương trong thịt. Đó đều là có vết thương lớn đối với thân thể, xuất gia rồi, thân thể không thích hợp, không được đi học pháp, hoặc sẽ truyền nhiễm cho người khác. “Can tiêu” tức thuộc về loại chứng bệnh tiểu đường, hiện này gọi là bệnh tiểu đường. Sức lực, năng lượng không đủ, rất khó học pháp, rất khó để trì giới. “Điên cuồng” là thuộc về tinh thần không bình thường, họ không có lý trí, thì không được đi thọ giới. Những bệnh này, nếu như “hết bệnh, thì được”, tức là bệnh họ lành rồi, thì không có vấn đề, mỗi một giới có khai duyên. Tiếp theo:

          “Mười: Cha mẹ không thuận theo, không được độ cho xuất gia, cầu thuận thì được”

          Cha mẹ đồng ý bạn xuất gia, thì bạn mới có thể xuất gia; Nếu cha mẹ không cho phép bạn xuất gia, thì bạn không được xuất gia, cũng không được đi thọ giới Cụ túc. Trừ khi là bạn cầu cha mẹ, sau cùng cha mẹ đã đáp ứng, như vậy thì được. Điều này cũng là giúp người xuất gia giảm bớt chướng ngại của tu hành. Bởi vì cha mẹ ơn nặng khó báo, nếu cha mẹ chúng ta không đồng ý, chúng ta cần phải tiếp tục hiếu dưỡng cha mẹ, báo ơn. Thí như bạn mắc nợ của cha mẹ bao nhiêu, bạn phải trả mới được, bạn không trả, cha mẹ đương nhiên không đáp ứng, không cho bạn xuất gia. Cha mẹ đáp ứng rồi, công đức cha mẹ vô lượng, có thể thành tựu con mình tu đạo, thành đạo, cha mẹ tương lai nhất định sanh thiên, thậm chí vãng sanh Tịnh độ. Như tôi xuất gia, cha mẹ đều đồng ý, vả lại vô cùng hoan hỉ, cho nên xuất gia cũng rất thuận lợi, không có chướng ngại gì, học pháp, giảng Kinh hoằng pháp đều khá thuận lợi hơn, chướng ngại khá ít. Do đó Phật chế định đều già giới này cũng là có ý định tốt.

          “Mười một: Không được độ cho người làm quan”

          Người làm quan không được, phải báo đền quốc gia.

          “Hết lương lộc thì được, vua thuận theo cũng được”

          Người làm quan, kỳ phục vụ của họ còn chưa hết, thì bạn không được giúp họ xuất gia, trừ khi là họ đã nghỉ hưu, “hết lương lộc” rồi, hoặc là Hoàng thượng đáp ứng, tức là lãnh đạo của họ đã đồng ý, tức cũng là làm tròn công vụ, viên chức của cơ quan chính phủ đó đồng ý, chính phủ đồng ý, vậy thì không có vấn đề.

          “Mười hai: Không được không có y bát mà thọ Cụ túc giới, cũng không được mượn y bát mà thọ Cụ túc giới”

          Thọ giới tất phải có y bát, ba y một bát, thì bạn mới được thọ giới Cụ túc, đó là vật nhất định cần mang theo khi chúng ta thọ giới Cụ túc. Nếu không có y bát, hoặc bạn không đủ tiền mua, hoặc y bát của bạn bị phá vỡ rồi, thì điều này cũng có khai duyên:

          “Hoặc người cho mượn, hứa xong rồi mới trả, không đòi ngay thì được”

          Tức là bạn có thể đi mượn, sau khi mượn rồi, đang thời gian thọ giới, thông thường ở Đại Lục chúng ta thọ giới là một tháng, trong quá khứ là 53 ngày, đó là thời hạn, bạn có thể đi mượn, vả lại trong lúc đó không cần phải trả. Hết thời hạn đó, thọ giới xong, bạn có thể trả thì không có vấn đề.

          “Mười ba: Không tự xưng tên. Mười bốn: không chịu xưng tên Hòa thượng”

          Lúc thọ giới, cần phải xưng tên của Hòa thượng, bạn phải xưng, bạn không xưng thì giống như bạn không đồng ý thầy, như vậy là không được.

          “Mười lăm: Dạy xin giới mà không xin”

          Đây là bạn không có thành ý để cầu thọ giới, “xin giới”, tức là cầu giới, giới phải cầu, bạn không cầu, thì đương nhiên không thể truyền giới cho bạn. Cuối cùng:

          “Mười sáu: Mặc áo bạch y, y ngoại đạo, trang sức v.v…”

          Y phục của bạn mặc lúc thọ giới tất phải mặc Ca sa. Chúng ta lúc cầu giới, lên đàn Tỳ kheo, ba điều y đều phải đắp, y năm, y bảy, Đại y. Không được mặc y phục của Cư sĩ. Bạch y tức là y trắng của Cư sĩ, hoặc “y ngoại đạo”, như quần áo của đạo sĩ, hoặc y phục của tôn giáo khác đều không được. Và có bất kỳ trang sức nào đều không được, bởi vì giới Sa di cũng có quy định, không đeo mang vòng hoa, không thoa dầu thơm lên thân, không được mang đồ trang sức, như dây chuyền v.v… đồng hồ đeo tay đều nên cởi ra, đó đều là biểu thị sự tôn trọng đối với giới. Hoàn toàn căn cứ theo Phật chế để tiến hành, như lý như pháp, thì bạn mới có thể đắc giới.

          “Lại tuổi 60, không được thọ Cụ túc giới, chỉ cho làm Sa di”

          Tỳ kheo có giới hạn độ tuổi, 60 tuổi trở lên thì không được thọ giới, 60 tuổi trở lên chỉ được làm Sa di. Nếu 70 tuổi trở lên thì không được xuất gia nữa, Sa di cũng không được, vì sao? Tuổi đã quá lớn, những giới pháp này cũng rất khó giữ được. Vì tuổi đã lớn rồi, tập khí thói quen cả đời đã thành khá nặng, để sửa lại không dễ dàng; lại thêm đời sống xuất gia khá thanh khổ, tuổi đã lớn cũng có thể không chịu được. Cho nên quá lứa tuổi đó rồi, thì ở tại gia làm cư sĩ, nghiêm túc niệm Phật cầu vãng sanh, như vậy có thể được. Như cô giáo Lưu Tố Vân, cô ở tại nhà, cô 55 tuổi bắt đầu học Phật, 10 năm thì đạt được niệm Phật Tam muội.

Tiếp theo là oai nghi 25:

          “Thứ 25: Phép thỉnh Hòa thượng”

          Đây đều là thường thức mà Sa di cần phải hiểu được. Lúc cầu giới phải “thỉnh Hòa thượng”, đây là biểu thị tôn sư trọng đạo. Phật pháp là sư đạo, sư đạo thì phải chú trọng, tôn trọng Lão sư, tôn sư thì mới trọng đạo, không tôn sư, làm sao có thể trọng đạo? Hòa thượng tức là Thân lão sư của chúng ta, chúng ta phải thỉnh, vả lại phải vô cùng ân cần, cung kính mà khải thỉnh, thì mới được đội ơn Hòa thượng từ bi truyền cho giới pháp. Cầu giới được đắc giới hay không, thì quan trọng nhất là xem tâm thành kính của bạn, cộng với tâm thành kính của những truyền giới sư, mọi người hòa hợp, điều này rất là quan trọng.

Thứ nhất:

          “Không Hòa thượng, không được thọ Cụ túc, hai Hòa thượng, cho đến nhiều Hòa thượng, cũng không được thọ Cụ túc giới”

          Nếu không có Hòa thượng, không có truyền giới, được giới Hòa thượng đến truyền cho bạn, thì đương nhiên bạn không đắc giới được, tất cần phải có một Hòa thượng để truyền. Hòa thượng chỉ cần một vị, nếu có hai vị hoặc nhiều hơn cũng không được. Cho nên một vị là Đắc giới Hòa thượng, ngoài ra đều là phụ trợ, có Giáo thọ, có Yết ma, Yết ma A xà lê, Giáo thọ A xà lê, đó gọi là Tam Sư. Ở Đại Lục thường truyền giới đều có Thất chứng, Tam Sư Thất Chứng tổng cộng Thập Sư. Trong giới luật quy định tối thiểu phải Ngũ Sư, một vị trong đó là Hòa thượng, thì mới được truyền giới Tỳ kheo. Thứ hai:

          “Khi muốn thọ Cụ túc giới, nếu Hòa thượng truyền mười giới ở trước mặt, thì không cần thỉnh lại. Nếu Bổn sư đã không ở trước, thì chọn lại minh sư để thỉnh”

          Lúc bạn thọ Cụ túc giới, nếu Hòa thượng vốn đã truyền mười giới Sa di cho bạn, cũng làm Hòa thượng truyền giới Cụ túc của bạn, thì bạn không cần phải thỉnh nữa, bạn đã thỉnh một lần lúc thọ giới Sa di rồi; Nếu không phải là vị Hòa thượng đó, Bổn sư không ở phía trước, thì bạn phải thỉnh một vị đắc giới Hòa thượng. Phần sau nói phép thỉnh thế nào.

          “Trịch vai, Hồ quỳ chấp tay mà nói như vậy con là X Y nay thỉnh Đại đức làm Hòa thượng, nguyện Đại đức vì con làm Hòa thượng, con xin nương Đại đức được thọ giới Cụ túc, nói ba lần như vậy”

          “Trịch vai”, lúc chúng ta đắp Ca sa để lộ ra cánh tay bên phải. Đây là thời cổ Ấn Độ thật để lộ ra cánh tay, hiện nay chúng ta mặc áo Hải Thanh, không cần phải lộ vai tay, nhưng chúng ta đã đắp Ca sa, thì phải đắp thành dạng như vậy, giống như là để lộ tay phải, tay trái bị Ca sa che. “Hồ quỳ”, đây là phải quỳ xuống, theo cách lễ, lễ tiết của người Hồ, Hồ quỳ của họ là quỳ một gối xuống, như vậy gọi là Hồ quỳ, ở chúng ta thông thường quỳ là hai gối đều quỳ. “Chấp tay”, tức là bạn chấp tay để thật cung kính nói, “con là X Y”, báo pháp danh của mình, “nay thỉnh Đại đức làm Hòa thượng, nguyện Đại đức vì con làm Hòa thượng”, ân cần mà khải thỉnh, không được có miệng mà vô tâm, phải chuyên chú, phải thành kính, “con xin nương Đại đức”, con nương Lão Nhân gia Ngài “được thọ giới Cụ túc”. Nếu không có Hòa thượng, thì bạn không thọ được giới Cụ túc, cho nên ân đức của Hòa thượng rất lớn.

          Thông thường chúng ta xuất gia đều có vài vị Sư phụ, thứ nhất là Ân sư Thế độ, giúp bạn xuất gia, ân đức này rất lớn. Thầy Thế độ quan hệ với bạn ít nhất là 7 đời làm cha mẹ của bạn, thì Ngài mới có duyên để Thế độ cho bạn, hoàn thành Pháp thân Huệ mạng của bạn. Thứ hai là thầy truyền pháp, đây là người dạy bạn Phật pháp, khiến bạn có thể đoạn phiền não, khai trí Huệ, ra khỏi Tam giới, thành Phật đạo, Ân đức này so với thầy Thế độ càng lớn hơn. Và còn thầy truyền giới, Đắc giới Hòa thượng, bao gồm Tam sư Thất Chứng, Quý Ngài có thể trưởng dưỡng giới thân huệ mạng của bạn, “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Chúng ta có nhân duyên thì phải đều phụng sự quý Ngài ấy cả đời. Thật sự phụng dưỡng, phụng sự Sư trưởng, đương nhiên quan trọng nhất là cúng dường pháp, bạn chính mình phải như giáo tu hành, vì Phật pháp làm ra sự cống hiến lớn, nối huệ mạng Phật, hoằng pháp lợi sanh khiến các bậc Sư trưởng của bạn đều đạt được vô cùng an ủi hoan hỉ, công đức này cũng được hồi hướng cho quý Ngài, quý Ngài có được lợi ích. Oai nghi cuối cùng là thứ 26:

          “Thứ 26: Danh tướng 6 vật của Tỳ kheo”

          Đây là thường thức chúng ta cần phải biết, đồ vật dùng của Tỳ kheo. Giờ chúng ta biết, để thứ nhất tương lai khi thọ giới Tỳ kheo, chúng ta sẽ không còn xa lạ, rất vui thích vì được cầm lên; thứ hai, chúng ta phải phụng sự Tỳ kheo, thì cũng phải biết được những đồ vật ấy, nếu không biết thì làm sao phụng sự, kể cả giới Tỳ kheo chúng ta đã học rồi, thì cũng trợ giúp đối với phụng sự Tỳ kheo. Thứ nhất là:

          “Một: An Đà Hội, xứ này gọi là Trung túc y, cũng gọi là Tạp tác y”

          Đây là nói y đắp trên thân chúng ta, thứ nhất gọi là “An Đà Hội”, là Phạn ngữ, Trung văn gọi là “Trung túc y”, cũng gọi là “Tạp tác y”.

          “Hoặc Ngũ điều. Một dài một ngắn. Hoặc lấy Man điều, hoặc bảy điều, chín điều v.v…đã cũ, chế làm An Đà Hội, mà thọ trì đều được”

          Đây là nói y năm, “Ngũ điều”, “Một dài một ngắn”, may khâu lại. Nếu không có y năm điều, thì bạn có thể dùng y “Man điều”, tức là chưa cắt đứt, đem cắt thành 5 điều, đây là một tấm vải, Sa di dùng Man điều, hoặc dùng y “bảy điều”, y chín điều đã cũ rồi, “chế làm”, giáng xuống v.v… làm thành An Đà Hội, làm thành y năm để “thọ trì” cũng được. Cho nên Phật pháp là thông quyền đạt biến, đây không nói rốt cuộc nhất định phải dùng y năm, là vì đã tỉnh lược rồi.

          “Tùy theo thân mỗi người, dọc 3 khuỷu tay, ngang 5 khuỷu tay làm mức độ. Có thể giảm, không thể tăng. Không được như thời nay, dọc 3 ngang 6. Hai loại y sau đây cũng như vậy”

          Đây là nói kích cỡ phải phù hợp, không được quá dài. “dọc 3 khuỷu tay”, độ dài dọc là 3 khuỷu tay chúng ta, độ dài ngang là “5 khuỷu tay”, không được vượt quá, có thể giảm bớt, tức là hẹp một chút không sao, không được quá rộng. Thời của Đại sư Ngẫu Ích đã xuất hiện tình trạng này, dọc là 3 khuỷu tay không sai, nhưng ngang thì biến thành 6 khuỷu tay, quá rộng rồi. Hai loại y nói ở sau, tức là y 7 điều và 9 điều, kích thước cũng cần phải như vậy, đều không được quá rộng lớn.

          “Hai: Uất-đa-la-tăng”

          Đây là một loại y.

          “Nơi nầy gọi Thượng-trước-y, cũng gọi Nhập-chúng-y, phải là 7 điều, 2 dài một ngắn. Phải cắt đứt, người nghèo thiếp điều cũng được. Hoặc y 9 điều hơi cũ, chế làm Uất-đa-la-tăng cũng được”

          Đây là nói y “7 điều”. Trên mặt có 7 điều, “2 dài 1 ngắn”. Nếu là nghèo cùng, không có tiền mua y 7 điều, thì cũng có thể dùng y 5 hoặc Man y để “thiếp điều”, cũng có thể dùng y 9 điều đã cũ rồi, đem chế làm 7 điều để dùng.

          “Ba: Tăng-già-lê, nơi nầy gọi là Trọng-y, cũng gọi là Tạp-toái-y, phải 9 điều, hai dài một ngắn. Luật Tăng Kỳ cho phép đến 15 điều, không được quá. Luật Tứ Phần cho phép đến 19 điều, không được quá. Luật Căn Bản cho phép đến 25 điều, không được quá. Cần phải cắt đứt. Nếu người nghèo có thể cắt lìa Uất-đa-la-tăng, thiếp điều Tăng-già-lê cũng được.”

          “Tăng-già-lê” cũng gọi là Đại-y, cũng gọi là “Trọng-y”, hoặc là “Tạp-toái-y”, có “9 điều” trở lên, “hai dài một ngắn”. Cũng có thể có “15 điều”, đây là trong Luật Tăng Kỳ nói. Quy định của bộ Luật khác nhau thì không giống nhau, cho nên đều được. 9 điều, 15 điều, 19 điều,  Luật Tứ Phần nói 19 điều, Luật Căn Bản thì 25 điều, như vậy đều được. Tối đa là 25 điều, như hiện giờ khoác trên thân chúng tôi, Sư phụ Thượng Nhân tặng cho tôi y 25 điều, trên mặt là từng ô từng ô, đó là từng điều, từng điều, mỗi một điều, gọi là “cắt lìa”. Sướng Công, Ngài cho tôi 9 điều, đó đều thuộc về Tăng-già-lê. Nếu không có y 9, thì cũng có thể dùng y 7, thiếp lên mặt thêm  2 điều, biến thành y 9 điều, có thể vận dụng như vậy. Nhưng hiện nay mua ba y này đều rất dễ dàng, chỉ cần đến cửa hàng Tăng phục thì rất dễ dàng mua sắm, không cần tự mình đi làm nữa.

          “Bốn: Ni-sư-đàn. Nơi này gọi là Tọa-cụ, phải làm hai tầng. dài hai gang rưỡi tay của Phật ( 5 thước của nhà Chu). Khi nằm, trả trên đồ nằm để lót thân. Khi ngồi, trải trên đất để lót y”

          “Ni-sư-đàn” tức là “Tọa-cụ”. Tọa-cụ này, lúc thọ giới, chúng ta đều phải cầm trên tay, có thể dùng trải ra trên đất để lễ Phật. Thời Đức Phật là dùng để ngồi thiền hoặc nghỉ ngơi. Tọa-cụ này cần phải có “hai tầng”, độ dài của Tọa-cụ là “hai gang rưỡi tay của Phật”, tay của Phật khá lớn, đại khái là bao nhiêu? Đại sư Ngẫu Ích chú giải “5 thước của nhà Chu”. Thước nhà Chu nhỏ hơn so với thước hiện nay, đại khái gần như bằng một nửa thước bây giờ, 5 thước tức là hai thước rưỡi ngày nay, tức là chưa đến một mét. “Rộng hai gang tay” tức là 4 thước của Nhà chu, là chưa tới 2 thước ngày nay. Lúc ngủ nghỉ có thể trải trên đồ nằm, có thể đệm lót thân; Lúc ngồi có thể trải trên đất, giúp không làm dơ bẩn y phục, đấy là Ni-sư-đàn.

          “Năm: Bát-đa-la. Nơi này gọi Ứng-lượng-khí, làm bằng đất nung, hoặc bằng sắt. Lớn không quá 3 lít, nhỏ không quá lít rưỡi, dùng để khất thực”

          Đây là nói Bát của chúng ta, Phạn văn gọi là “Bát-đa-la”, Trung văn gọi là “Ứng-lượng-khí”. Chỉ có thể dùng đất nung hoặc sắt để làm, có Bát đất, có Bát sắt, ngoài ra nguyên liệu khác không được, chúng ta thọ giới đều dùng là Bát đất. Bát đất phải đủ lớn mới được, đương nhiên cỡ lớn cũng có hạn, lớn nhất sức chứa không vượt quá 3 lít, vậy thì quá lớn rồi, như một cái chậu vậy; Nhỏ không được hơn một lít rưỡi; chứa được một lít rưỡi nước cũng là rất lớn. Hiện này rất nhiều chùa viện dùng Bát quá nhỏ rồi, đó là không như pháp, vì Bát là dùng để khất thực. Sao lại cần phải Bát lớn vậy? Vì có người có thể ăn không đủ, có người thì ăn vậy đủ rồi, lấy nhiều đi về để mọi người dùng chung. Tăng đoàn gọi là lợi hòa đồng quân, đi ra các nơi, thôn làng để khất thực, sau đó cùng trở về, cùng ăn một lúc, trước giờ ngọ đem cơm thức ăn trộn lại, mọi người chia lại mà ăn, nên gọi là “Một bát cơm ngàn nhà”. Vì sao? Đệ tử của Đức Phật thời ấy, chúng thường theo Phật là 1255 người, mỗi một người đều bưng Bát trở về, cùng chia ăn chung, đương nhiên một Bát thì cơm ngàn nhà. Sau quá ngọ, ăn không hết, thì thông thường phải đem cho chim thú ăn, không để qua đêm, đây cũng là vệ sinh thực phẩm. Do vậy Bát khí của các Ngài phải đủ lớn mới được.

          “Sáu: Lộc-thủy-nang” (1)

          Đây cũng là Tỳ kheo phải chuẩn bị sẵn:

          “Lấy lụa mịn dày mà làm, không được không có Lộc-nang mà đi 20 dặm. Đây là phải dùng để hộ sanh vật, để tế vật hành từ, tuyệt đối không thể thiếu”

          Tại thời cổ, thường thường người xuất gia đi hành cước bên ngoài, họ phải mang “Lộc-thủy-nang”, tức là túi để lọc nước. Đây là dùng “lụa mịn dày mà làm”, tức là loại vải rất mịn để làm, có thể lọc nước được. Trong nước có những con trùng nhỏ, đem lọc qua, thì không đến nỗi uống chúng vào trong bụng, tức là dùng để bảo vệ sanh mạng. Nếu không có lọc nước, mà bạn đi 20 dặm, thì cũng thuộc về phạm giới. Sa di biết được đạo lý này, để khi phụ tá theo Tỳ kheo đi ra ngoài, thì phải chuẩn bị tốt điều này, đây là vì “dùng để hộ sanh”, chữ “phải ” ý nghĩa là then chốt, rất quan trọng. “Tế vật hành từ”, chữ “tế” nghĩa là độ chúng sanh, hành đạo từ bi, không tổn hại tiểu trùng, đây là một dụng cụ, “tuyệt đối không thể thiếu”. Nhưng ngày nay túi lọc nước này rất ít người mang, vì rất ít người đi bộ dã ngoại. Người xuất gia nếu đi đâu, cũng đều ngồi máy bay, ngồi xe hơi, nước uống cũng không dùng nước sông suối nữa, đều có thể tự mình mang theo nước khoáng, cho nên vật này hiện nay rất ít dùng. Nhưng chúng ta phải giữ gìn tinh thần đó, tức là tinh thần hộ sanh, cứu vật hành từ. Cuối cùng còn có hai câu nói:

          “Kệ chú đắp y v.v… văn Luật không ghi, dường như không bắt buộc phải dùng, trong Luật quan trọng nhất là trong tất cả thời, chuyên tu quán Tứ niệm xứ, không thể không gấp rút giảng, tìm hiểu”

          Có những đạo tràng, họ dùng rất nhiều “kệ chú” của “đắp y”, như chúng ta đắp y năm điều, đắp y bảy, đắp đại y đều phải niệm kệ, niệm chú, gọi là y của phước điền, lúc chúng ta đắp, trong tâm còn niệm thầm, niệm xong kệ rồi niệm chú. Nhưng trong văn Kinh Luật tạng không có ghi chép loại kệ chú này, đây là do người sau thêm vào, do đó, Đại sư Ngẫu Ích chủ trương có thể miễn, không cần đọc niệm kệ chú ấy. Đặc biệt nếu bạn là chuyên tâm niệm Phật, bạn thêm những chú, kệ đó cũng đều thuộc về xen tạp.

          Giới luật quan trọng nhất phải là “trong tất cả thời, chuyên tu quán Tứ niệm xứ”, giới luật là vì để đắc định, đắc định thì mới có thể khai trí huệ. Quán tứ niệm xứ đó là trong 37 phẩm trợ đạo, khoa thứ nhất trong 7 khoa, đây là nói quán niệm chính xác. Giới luật là chỉ quán trong chỉ, quán Tứ niệm xứ là quán, chỉ quán đồng thời. Tứ niệm xứ là: quán thân bất tịnh, quán thọ thì khổ, quán pháp vô ngã, quán tâm vô thường. Như vậy gọi là Tứ niệm xứ. Quán thân, thân thể là không sạch, từ trong ra ngoài, không có gì sạch sẽ. Thí dụ bạn nếu ba ngày không tắm rửa, thì thân liền có mùi đặc biệt, những thứ bài tiết ra cũng rất khó ngửi, điều đó nói rõ bên trong thân thể thật sự không sạch. Điều này giúp chúng ta buông xả thân thể, buông xuống thân kiến, thân thể này không phải là ta, nó như một bộ quần áo, vả lại quần áo này đều không mười phần tốt đẹp, buông xả quần áo này, bạn đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc đổi thành thân kim cang bất hoại, bộ y phục ấy thật trang nghiêm. Thông qua tu bất tịnh quán này có thể buông xả được rất nhiều dục vọng, đây là quán thân bất tịnh.

          Quán thọ là khổ, cảm thọ của chúng ta đều là khổ, không có lạc thật sự. Dù cho chúng ta hiện nay đạt được niềm của ngũ dục, như đói liền được ăn cơm, như vậy là đạt được dục lạc, nhưng trên thực tế cũng là khổ, gọi là hoại khổ. Bởi vì nó không được dài lâu mà nó sẽ thay đổi. Nếu như ăn cơm là vui, bây giờ tôi bảo bạn liều mạng ăn hai mươi chén cơm, thì bạn liền biến thành khổ rồi. Có thể mới đầu ăn một chén rất vui, nhưng ăn 20 chén thì khổ rồi. Nếu là chân lạc, thì nó không thay đổi, hễ có biến đổi thì không phải là chân lạc. Đây là khuyên chúng ta phải buông xả lục đạo, ở trong lục đạo không có chân lạc, tam giới toàn là khổ.

          Quán tâm vô thường, vạn vật vũ trụ đều là ý niệm biến ra, mà ý niệm lại vô thường, không có vĩnh hằng bất biến, niệm này nối tiếp niệm kia, niệm niệm liên tục, không thể dừng lại. Do đó, vũ trụ cũng thay đổi không ngừng, tất cả vạn vật đều đang biến hóa, không cố định, không đứng yên. Đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì có thể vĩnh hằng bất biến, vì sao vậy? Bởi thế giới đó là thế giới của Bồ-tát, tất cả chúng sanh đều không có ý niệm, không khởi tâm, không động niệm, tâm địa thanh tịnh. Cho nên Thế Giới Cực Lạc là vĩnh hằng, là vô lượng thọ. Chúng ta ở trong lục đạo kể cả mười pháp giới, đều không phải là thường hằng bất biến, bởi vì đều có ý niệm.

          Quán Pháp Vô Ngã, tất cả Pháp Vô Ngã, không có chủ thể, không có tự tánh, từ trên tướng mà nói, bản thân nó cũng là tất cả nhân duyên giả hợp mà thành. Như cái bàn này là gỗ, nó là gồm ván và đinh mà hợp thành, nó không có tự tánh, không có một chủ thể. Tự thân nó có phải là một khối? Không phải, mà cùng hợp lại gọi là cái bàn, tan ra rồi thì không phải là cái bàn, thì là gỗ. Hơn nữa, không chỉ cái bàn đó, mà tất cả vạn vật đều là ý niệm biến hiện, một niệm tiếp một niệm. Theo cách nói của Di Lặc Bồ Tát: trong thời gian một cái búng tay có ba mươi hai ức trăm ngàn niệm, tức là 320 tỷ niệm. Mỗi một niệm đó hiện ra một cái bàn, cái bàn của niệm trước và cái bàn của niệm sau đều khác nhau, niệm niệm liên tục, mới hình thành nên ảo ảnh của cái bàn mà chúng ta nhìn thấy, ảnh đó có phải là chủ thể của cái bàn đó không? Không phải, Quán Tứ Niệm Xứ là quán sát thật tướng của vũ trụ, tướng thật đó là trí huệ, đây là nhìn thấu. Trì giới là buông xả, buông bỏ tham sân si, buông xả tạo việc ác. Nhìn thấu giúp buông xả, buông xả giúp nhìn thấu, sau cùng bạn có thể đắc định, đắc Tam Muội. Được Tam Muội rồi, liền được khai trí huệ, khai ngộ. Cho nên Trì giới cần phải hợp nhất cùng tu với tác quán, nên gọi là chỉ quán đồng thời.

          Giới, giới luật, giới thừa đi đôi với trì giới, thừa là thừa giáo, là sự biết đối với tướng chân thật, cả hai điều phải vun bồi, điều phải đặc biệt chú trọng, thiếu một thì không được, như vậy bạn mới có thể khai trí huệ. Cho nên trì giới ắt cần phải học Kinh giáo, người học Kinh giáo cũng phải cần trì giới, trải qua học như vậy mới được hiệu quả. Nếu trì giới mà không có Kinh giáo, thì cũng giống như tu mù luyện đui, chỉ được phước báo trời người, không thể khai trí huệ, cho nên “không thể không gấp rút giảng, tìm hiểu”. Đại sư Ngẫu Ích trong đây không tán thành hạng trì giới như vậy, như niệm kệ chú lúc đắp y, thì khuyến khích chúng ta dùng quán Tứ niệm xứ. Với người niệm Phật thì ngay cả Tứ niệm xứ đều có thể buông xả, chuyên môn niệm Phật, trong mọi lúc đều chuyên niệm A Di Đà Phật. Bởi trong Phật hiệu A Di Đà Phật là đầy đủ quán Tứ niệm xứ rồi, đây gọi là khéo nhập vô sanh, ngầm hợp diệu đạo. Trong lúc bạn niệm A Di Đà Phật, không có bất kỳ vọng niệm khác, thì bạn có thể đắc định, bạn có thể khai trí huệ. Bất tri bất giác thì bạn đã khai ngộ rồi, thì bạn đã thành tựu Tứ niệm xứ đó rồi, cho nên Pháp môn niệm Phật thật tiện lợi, thù thắng, và mau lẹ.

          Đại Sư Ấn Quang nói, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, không kể là mặc áo, ăn cơm, đều là một câu Phật hiệu không để gián đoạn. Chân chánh niệm Phật, Đại Sư Ngẩu Ích nói:”Thật có thể Niệm Phật, không khởi lại tham sân si” là đại trì giới, đó là định cộng giới. Bạn niệm Phật đến khai trí huệ, niệm đến lý nhất tâm bất loạn, đó là đạo cộng giới, toàn bộ giới luật đều viên mãn rồi. Trì giới niệm Phật, đây là đề xướng của cổ Đức, khuyết một không được, quyết phải trì giới, lại phải trì danh. Trì giới hộ nghiệp thân khẩu của chúng ta, niệm Phật hộ ý nghiệp chúng ta, thân khẩu ý tự nhiên không tạo ác nghiệp, như vậy thì giới luật liền viên mãn. Bạn phát nguyện sanh Tịnh Độ, thì quyết định được vãng sanh, vãng sanh thì nhất định bất thoái làm Phật.

          Bản Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu này, chúng ta đã học qua một lần từ đầu đến cuối. Bởi vì thời gian có hạn, cho nên chúng tôi không giảng được chi tiết, chỉ là sơ sơ qua một biến, có những chỗ giảng được khá tường tận, có những chỗ không được chi tiết. Mọi người có thể thường đọc tụng, thường học tập, đối chiếu phản tỉnh, có thể tuân thủ theo giới luật, bạn xuất gia thì là đệ tử tốt thật sự của Phật. Cho dù là người tại gia cũng có thể học, dùng tiêu chuẩn cao này, cần phải nghiêm khắc với chính mình, thì tuy thân chưa xuất gia, mà tâm cũng đã xuất gia, đều có thể cùng gánh vác trách nhiệm quan trọng nối huệ mạng Phật, hoằng Pháp lợi sanh. Phía sau Đại Sư Ngẫu Ích có thêm phụ lục cũng là đặc biệt hay, bởi vì lý do thời gian, nên chúng tôi không giảng phần đó, chủ yếu của phụ lục này đều bàn đến phải coi trọng giới luật. Không nên xem giới luật tốt như vậy là Tiểu Thừa, chúng ta hiện đang học là Đại Thừa, thì có thể không cần học, không học giới luật nữa, như vậy là không được. Kiến lập Đại Thừa trên cơ sở Tiểu Thừa, không học tốt Tiểu Thừa thì Đại Thừa cũng là giả. Những đoạn văn Kinh này do Đại Sư Ngẫu Ích trích dẫn ra, để chúng ta coi trọng những giới luật của Tiểu Thừa, mà trên thực tế cũng là nền tảng của Đại Thừa. Người trước không học Tiểu Thừa, mà sau chỉ học Đại Thừa, thì không phải đệ tử của Phật. Không trì giới thật tốt, thì không thể làm Bồ tát Đại Thừa. Đại Sư Ngẫu Ích dẫn căn cứ Kinh điển, đều nói rõ vấn đề này. Có cơ hội mọi người hãy tự xem. Hôm nay, chúng ta học đến đây, sách giới này chúng tôi giảng giải viên mãn rồi. Có chỗ nào không thoả đáng, mong mọi người phê bình chỉ đúng cho. Cảm ơn mọi người! A Di Đà Phật.

Ghi chú: Lộc-thủy-nang (1): cũng gọi là Lự-thủy-nang.

 ( Hết tập 14 – hết bộ giảng)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều sanh về Tịnh độ.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Địa chỉ email dịch giả: [email protected]

Quý vị lưu ý muốn có file văn bản dịch chuẩn xác đã qua giảo duyệt cuối cùng thì tải trực tiếp theo đường link để ở dưới mỗi tập trên kênh Youtube: Thiện Trang Văn Trang; hoặc liên hệ email dịch giả như trên.

 

Trả lời 0