Giải thích của Tiến sĩ khoa học Lượng tử
Gregg Braden thuộc Nasa về sức mạnh to lớn của tâm niệm.
Cảm
xúc tiêu cực
Mọi người hỏi về sự tiêu cực, bao gồm
cách nghĩ, cảm giác, cảm xúc và niềm tin tiêu cực là việc như thế nào? Và những
trải nghiệm tiêu cực ấy của họ sẽ ảnh hưởng thế nào đến hoàn cảnh xung quanh của
bản thân. Trong trí tuệ cổ xưa được truyền lại có bàn đến vấn đề này: những trải
nghiệm tiêu cực của chúng ta không phải là vấn đề mới xuất hiện, mà 2.500 năm
trước nhân loại đã kinh nghiệm qua rồi.
Trong thư tịch cổ xưa có lời dạy rằng:
những gì chúng ta trải nghiệm chỉ là kinh nghiệm của bản thân mà thôi, không có
gì là tiêu cực hay tích cực, trừ phi chúng ta đánh giá phán xét chúng, trừ phi
chúng ta cho chúng là quan trọng dựa trên nhận định và niềm tin của chính mình,
bằng không chúng đơn giản chỉ là một sự trải nghiệm.
Vậy vấn đề là: vì sao chúng ta lại
đánh giá [trải nghiệm của] chính mình, chúng ta đánh giá chúng như thế nào? Sự
chữa lành xuất hiện khi chúng ta để cho chính mình trải nghiệm bất kỳ sự việc
gì thế giới này mang đến, khi chúng ta tiếp nhận những kinh nghiệm ấy, chúng ta
thừa nhận chúng, rồi nói: ừ! Đây chỉ là cảm giác. Có khi là cảm giác tốt, có
lúc là cảm giác không tốt, nhưng đều để chúng hiển bày, không phán xét ý nghĩa
của chúng là gì, hoặc là sợ chúng sẽ tạo ra ảnh hưởng đến sự vật khác. Thứ
chúng ta gọi là cảm xúc tiêu cực, kì thực chỉ là một loại tín hiệu, nó hiển thị
rằng chúng ta gặp phải chướng ngại, và yêu cầu chúng ta kiểm tra lại cảm nhận
và sự trải nghiệm của chính mình.
Vì sao
tôi lại sinh ra cảm nhận này? Việc đó nói lên điều gì? Cảm nhận trở thành vấn đề
rắc rối khi chúng ta xem nhẹ nó, tránh né nó, gác bỏ không xử lí nó, hay là chẳng
hề nhận ra nó, khi vấn đề cảm xúc không được giải quyết, mà bị che dấu đi. Những
cảm xúc này bao gồm sự tổn thương, đau khổ, đố kị, phẫn nộ của chúng ta. Chúng
ta làm như vậy năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác, những cảm xúc ấy
bị chôn sâu tận đáy lòng, không được giãi bày và giải phóng, đây chính là cội
nguồn của rất nhiều vấn đề.
Chúng
ta vẫn có cảm xúc tiêu cực, nhưng chúng ta không phán xét nó, ví dụ khi có cảm
giác không tốt với ai đó hay việc gì đó, chúng ta cần xét lại chính mình, vì
sao tôi có cảm giác như vậy? Điều đó nghĩa là thế nào? Phải chăng nó muốn nói với
ta rằng: quan niệm hay kinh nghiệm cá nhân của ta có vấn đề gì chăng? Nếu dùng
phương pháp này để xử lí cảm xúc tiêu cực của chúng ta, cảm xúc sẽ trở thành
người bạn tốt nhất của chúng ta, bởi vì nó giúp chúng ta, chứ không làm tổn hại
chúng ta, tổn hại hoàn toàn là do lòng tin, sự phán xét dính mắc của chúng ta
vào những gì chúng ta đã trải nghiệm.
Mắt
tâm linh không phán xét.
2.500
năm trước, tổ tiên của chúng ta đã nói rõ với chúng ta, mỗi một người sống trên
địa cầu đều sống đồng thời trong ba thế giới: thế giới tư tưởng, thế giới cảm
nhận, thế giới cảm xúc. Hơn nữa còn nói rõ với chúng ta rằng, khi ba thứ này:
tư tưởng, cảm nhận, cảm xúc hợp lại thì trong chốc lát sẽ sinh ta sức mạnh to lớn,
nếu quý vị muốn dời núi, núi sẽ được dời theo ý quý vị.
Trước
đây tôi cho rằng đó là một ví dụ tượng trưng, nhưng hiện nay, tôi đã tự mình chứng
kiến sức mạnh này, ở tự viện Tây Tạng, ở Bolivia và Peru, từ cư dân bản địa
châu Mĩ ở sa mạc phía Tây Nam, cho đến trung tâm chữa trị Bắc Kinh Trung Hoa,
tôi đã nhìn thấy kì tích. Đây không phải là một tỉ dụ, mà là sự thật chắc chắn.
Khi tư tưởng, cảm giác và cảm xúc hợp lại trong chốc lát, chúng ta đích thực có
thể thay đổi thế giới xung quanh. Sức mạnh của sóng niềm tin được phát ra từ
sâu thẳm trong tâm, có thể biến đổi kết cấu vật chất của nguyên tử!
Cho
nên, vấn đề chính là: khi chúng ta dùng bản ngã để phán xét. Việc ấy chứng tỏ
điều gì? Đầu tiên, việc ấy chứng tỏ chúng ta chẳng phải phán xét bằng con tim, bởi
vì trái tim không hề phán xét, trái tim không có bản ngã, khi chúng ta trải qua
những cảm xúc, những thứ ấy đến từ óc phán xét của chúng ta, đến từ “đứa trẻ
bên trong”, từ sự sợ hãi của chúng ta, từ gia đình chúng ta, từ những nhận định
và điều kiện sống của chúng ta, những thứ ấy đều không đến từ trái tim của
chúng ta. Tôi cảm thấy điều này rất thú vị. Hiện tại tôi đang sử dụng tiếng
Anh, ngôn ngữ trong tiếng Anh không đủ để thảo luận vấn đề này, ngôn ngữ Anh có
hạn chế của nó. Nhưng khi dùng tiếng Sanskrit, Phạn văn là một loại ngôn ngữ cổ
xưa, trong tiếng Phạn có một từ gọi là prana, nghĩa là năng lượng sinh mệnh, yếu
tố sinh mệnh của nhân thể, mà trong tiếng Anh lại không có từ như vậy để biểu
thị prana.
Cho
nên, khi chúng ta dùng tiếng Anh để bàn về prana, thì phải dùng ý nghĩa của một
vài từ ghép lại với nhau, ví dụ như gọi là thể năng lượng, trường điện từ. Khi
chúng ta bàn đến ngôn ngữ tâm linh thì cũng gặp phải sự hạn chế diễn đạt trong
ngôn ngữ, trong tiếng Anh không có từ nào để biểu thị ngôn ngữ tâm linh. Khu vực
phía Đông Nam Châu Mỹ có một dân tộc bản địa Cherokee, trong ngôn ngữ truyền thống
của họ có một từ biểu thị là: “mắt tâm linh”, dùng mắt tâm linh nhìn sự vật, sẽ
không nhìn thấy vật tốt vật xấu, điều đúng, điều sai, chỉ nhìn thấy thực tại hiện
hữu của sự vật mà không hề đánh giá. Từ đó gọi là shantieestar, nghĩa là “mắt
tâm linh”.
Mục
đích của rất nhiều truyền thống cổ đại Cơ Đốc Giáo thời đầu, Do Thái giáo thời
đầu, Phật giáo thời đầu, dân bản địa Châu Mỹ, cho đến Khoa học hiện thời, đều
muốn tìm được một góc nhìn để quan sát kinh nghiệm sinh mệnh, bao gồm những gì
xảy ra trên thế giới, các mối quan hệ của chúng ta, tình hình tài chính và sức
khỏe của chúng ta vân vân, thông qua đôi mắt tâm linh, mắt tâm linh sẽ nói: “Vâng, sự việc đã
diễn ra như vậy, mà không nói sự việc diễn ra như vậy là tốt hay xấu, đúng hay
sai. Khi chúng ta phát
hiện chính mình có những thể nghiệm ấy, chúng ta đang sống với trí óc, khi con
tim và khối óc kết hợp với nhau sẽ trao cho chúng ta sức mạnh sáng tạo, tiếng
nói chung của chúng sẽ vượt lên sự phán xét vốn có của chúng ta, thoạt nghe dường
như có chút lạ lùng.
Nhưng chúng yêu cầu chúng
ta thế này: Khi có điều gì đó tổn hại chúng ta, chướng ngại chúng ta khiến
chúng ta bị tổn thương, phản ứng đầu tiên của chúng ta sẽ là cố gắng tránh khỏi
điều đó. Nói rằng : “Tôi không muốn chúng”. Đó chính là lúc chúng ta có sự phán
xét. Nếu có người hay việc tổn hại chúng ta, chúng ta nên nắm lấy sự trải nghiệm
này. Điều đó không có nghĩa là chúng ta thích loại trải nghiệm ấy, muốn trải
nghiệm điều đó nữa, mà người xưa dạy chúng ta rằng: “Hãy chúc phúc cho những
người đã làm tổn hại chúng ta”. Lời này nghe có vẻ rất lạ lùng: Chúc phúc cho
những người đã làm tổn hại chúng ta. Trên thực tế, điều phát sinh là: khi chúng
ta bắt đầu gửi lời chúc phúc đến người đã làm tổn thương chúng ta,
lời chúc phúc đơn
giản chỉ là sự thừa nhận và tiếp nhận [sự việc].
Ngay khi quý vị nói: “Tôi
chúc phúc cho những người không thành thực với tôi, tôi chúc phúc cho những người
đã phụ lòng tín nhiệm của tôi, tôi chúc phúc cho người đã phản bội tôi.” Ngay
khi quý vị lặp lại như vậy, nói lớn những lời ấy ra, những lời nói biểu đạt ấy
sẽ đem năng lượng vật lý chôn sâu trong đáy lòng thâm nhập vào trong thân thể,
rất nhanh quý vị sẽ cảm thấy thân thể nóng lên, thậm chí xúc động rơi nước mắt.
Quý vị tiếp tục nói: tôi chúc phúc cho họ, tôi chúc phúc cho họ, loại năng lượng
chúc phúc này sẽ xóa bỏ và giải phóng cảm giác áp lực mà sự phán xét mang đến
trong chốc lát, như vậy cũng đủ cho chúng ta rồi.
Bởi vì sau khi cảm giác
áp lực được giải phóng, thì một lát sau, loại cảm giác mới thay thế sự tổn
thương sẽ xuất hiện, loại cảm giác mới ấy, chúng ta gọi nó là “vẻ đẹp”, “vẻ đẹp”
là loại sức mạnh lớn nhất trong thế giới của chúng ta, Vẻ đẹp vốn tồn tại trong
tất cả vạn vật, con người và cảnh vật. Tổ tiên chúng ta đã nói với chúng ta rằng:
vẻ đẹp tồn tại trong tất cả các sự vật, không đâu chẳng có, việc chúng ta phải
làm chính là tìm ra chúng. Mẹ Teresa là
bậc thầy về việc này, Bà đi trên đường tại một trấn nhỏ thuộc khu dân nghèo của
Ấn Độ, Bà nhìn thấy những thi thể trên đường, phân hủy thối rữa nơi miệng cống,
nhưng ngay trên đống tha ma nơi miệng cống đó, có một cây đã nở hoa, và từ đóa
hoa đó bà phát hiện ra vẻ đẹp trên con đường, chính kinh nghiệm ấy đã khiến bà
có thể phát hiện ra càng nhiều vẻ đẹp trong cuộc sống.
Cho nên, thay vì phán xét
những gì đã xảy ra cho chúng ta, chúng ta hãy xem mỗi một trải nghiệm như vậy
là phúc lành để tiếp nhận. Ngay khi chúng ta cảm thấy tổn thương, hãy nói với
chính mình: “Đúng vậy, tôi đã cảm thấy tổn thương”. Trước tiên hãy tiếp nhận sự
thực này, sau đó hãy nghĩ: điều này có ý nghĩa gì đối với tôi? Tôi đang nghe tiếng
nói gì vậy? Nó đang nói gì về cuộc đời của tôi? Và hãy chúc phúc người đã tổn
thương ta, đó chính là đang gửi đến chính mình một thông điệp, ngay khi chúng
ta bắt đầu làm như vậy, chính là đang giúp cho ba thứ tư tưởng, cảm giác, cảm
xúc hợp lại thành một. Chúng ta liền có được sức mạnh dời núi, hay đáp trả lại
bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.
Sống
bằng trái tim
Các nhà
Khoa học đã nêu ra một vấn đề: Nếu trải nghiệm tâm linh có sức mạnh to lớn như
vậy, thì vì sao hiệu quả của trải nghiệm ấy lại không thể duy trì lâu dài? Khoa
học đã nghiên cứu, khi cá nhân hoặc đoàn thể hội tụ lại với nhau, họ cùng có
chung một sự trải nghiệm ở trong tâm trong suốt một khoảng thời gian. Ví dụ vào
đầu thập niên 1980, trong “Dự án hòa bình quốc tế” cho cuộc chiến tranh
giữa Li-băng và Israel, ở khu vực Trung Đông, trong lúc mọi người cùng nhau cầu
nguyện đã tạo ra sự trải nghiệm tâm linh tập thể, trong khoảng thời gian ấy, thống
kê cho thấy hoạt động khủng bố giảm xuống còn không, tỉ lệ phạm tội giảm, ca cấp
cứu điều trị giảm, tai nạn giao thông cũng giảm xuống.
Có người hỏi: nếu sức mạnh
của cầu nguyện lớn như vậy, thì vì sao hiệu quả của nó không thể tiếp tục duy
trì? Đây chính là chỗ bí mật cốt yếu của nền giáo dục cổ xưa, mà đại đa số con
người hiện đại thiếu sót. Bởi vì trong nghiên cứu khoa học, mọi người chỉ dành
ra một thời gian nhất định để tiến hành trải nghiệm tâm linh là cầu nguyện, sau
khi cầu nguyện kết thúc họ lại trở về cuộc sống thường ngày, sau đó lại dừng
công việc và bắt đầu trải nghiệm tâm linh trong cuộc sống, rồi kết thúc và lại
quay về cuộc sống thường nhật. Lời dạy trân quý nhất được truyền lại cho chúng
ta, đã
giảng rất rõ về vấn đề then chốt này:
Chúng ta không phải thực hành trải nghiệm tâm linh, mà là trở thành nó,
chúng ta sống trong trải nghiệm tâm linh. Tức là đời sống trở thành cầu nguyện,
mỗi một khoảnh khắc của mỗi ngày đều là cầu nguyện, cầu nguyện theo hình thức ấy
được gọi là “cầu nguyện vô thức” và “cầu nguyện cảm nhận”, vì cầu nguyện
kiểu này là lấy cảm nhận làm cơ sở, mà lúc nào chúng ta cũng có cảm giác cả. Chúng ta có thể có cảm giác khi đang lái xe
trên đường cao tốc, có cảm giác khi ở trong phòng học, ở văn phòng, ở trong
nhà, hoặc lúc tản bộ một mình ở công viên. Chúng ta có thể có cảm giác ở bất cứ
lúc nào, cũng chính là nói, chúng ta lúc nào cũng đều cầu nguyện được. Cầu nguyện
không phải là việc cần làm trong một thời gian nào đó, mà nó là một loại trạng
thái hay phương thức đời sống của chúng ta.
Ngay
khi chúng ta sống như vậy, cầu nguyện vĩnh viễn sẽ không dừng lại. Đây chính là
chỗ bí mật khiến cho năng lượng tâm linh sinh ra hiệu quả lớn mạnh nhất và tiếp
tục phát triển không suy. Loại hiệu quả này đã được khoa học nghiên cứu và được
ghi chép trong lời dạy cổ xưa, nói cho chúng ta biết khả năng này của chúng ta.
Trường
năng lượng:
Tín đồ
Phật giáo Tây Tạng có nhận thức hoàn chỉnh đối với vấn đề này, thông qua phiên
dịch, tôi thỉnh giáo một nhà Sư Tây Tạng: “Ngài cho rằng thứ nào liên kết thế
giới này và vũ trụ lại với nhau?” Trước đây chúng tôi đã thảo luận với nhau và
nhận thức được sự tồn tại của một loại sức mạnh như vậy, cho nên tôi đã nêu ra
vấn đề cụ thể này với ngài: “Sức mạnh nào đã dung nạp mọi thứ trong vũ trụ, đồng
thời có thể liên kết chúng lại với nhau?” Ngài với người phiên dịch thảo luận một
lúc, sau đó dùng một từ để trả lời: Từ bi. Tôi nói: Gì cơ? Tôi cho rằng từ bi
là một cảm xúc dùng tâm để cảm nhận. Tôi hỏi ngài là: sức mạnh nào đã liên kết
vạn vật trong vũ trụ lại với nhau. Ngài lại trả lời một lần nữa: “Từ bi”. Tôi
nói: “Từ bi mà ngài nói là một loại trải nghiệm cảm xúc, hay là một loại động lực
tự nhiên vậy?” Ngài nói: cả hai đều đúng. Đối với tôi điều này có sức mạnh rất
lớn! Bởi vì điều ấy khiến chúng ta nhớ lại: chúng ta đến thế giới này mang theo
năng lượng tâm linh to lớn mà chúng ta không cần thông qua học tập để có được,
chúng ta vốn có sẵn rồi, loại sức mạnh này khiến chúng ta cùng với vũ trụ trở
thành một thể tồn tại。
Năm 1944, nhà Vật lý Lượng
tử Max Planck đã sáng tạo ra từ “Matrix”, dùng để miêu tả “mạng lưới
năng lượng” hoặc “trường năng lượng vũ trụ” kết nối tất cả vạn vật trong vũ trụ
với nhau. Trong Phật giáo Tạng truyền, ý nghĩa thực sự của “Từ bi”, không phải
là sự thí xả thương xót đối với người bất hạnh, thương xót họ, nhưng văn hóa
phương Tây lí giải về từ bi chính là như vậy, đó có lẽ là một phần ý nghĩa của từ bi, “Từ bi” trong Phật
giáo còn sâu sắc hơn nhiều, nó chỉ cho việc sống trong trạng thái tỉnh giác, trạng
thái có ý thức, an trú nơi tâm, trong trạng thái này, chúng ta nhận ra chúng ta
là một phần của toàn thể vạn vật, bất cứ hành vi nào của chúng ta, không chỉ ảnh
hưởng đến chính mình, mà còn ảnh hưởng đến bộ phận khác của vũ trụ. Hãy sống một
cách có ý thức, tôn trọng sự liên hệ giữa Thần Thánh và vạn sự vạn vật. Loại
cách thức sinh hoạt này vi diệu như vậy.
Hiện
nay, khoa học đã thông qua hình ảnh từ tia X của Đài quan sát không gian vũ trụ
Chandra, để quan sát những trường năng lượng không thể nhìn thấy trong vũ trụ,
mà trước đây các nhà khoa học luôn hoài nghi về điều ấy, họ nói 90% không gian
vũ trụ là “trống không”, kết quả máy quan sát chứng minh: chúng ta đã từng cho
rằng không gian vũ trụ là trống không, nhưng trên thực tế không phải là trống
không, có rất nhiều lưới năng lượng, chính sự từ bi trong tâm chúng ta tạo ra
sóng ý niệm, tức là trường năng lượng điện từ. Đó là cách thức được khoa học của
chúng ta đưa ra minh chứng và miêu tả, kết quả này được nghiên cứu theo cách thức
của khoa học kĩ thuật phương Tây, nghe ra dường như khá phức tạp, nhưng tín đồ
Phật giáo lại gọi nó rất đơn giản: “là từ bi”, họ nói đó là một thứ thôi, trước
giờ họ luôn biết đến sự thực này, tôi rất phấn khởi về việc này, bởi vì khoa học
là một loại ngôn ngữ dùng để miêu tả quan hệ của chúng ta và thế giới. Mà khoa
học là một loại ngôn ngữ tương đối non trẻ, mới chỉ có 400 năm lịch sử. Trong
khi ngôn ngữ cổ xưa có tới 7000 năm lịch sử. Cho nên, khoa học tuy là hay,
nhưng nó vẫn chưa hoàn thiện, chúng ta biết rằng Khoa học không thể giải đáp tất
cả vấn đề, khi chúng ta tìm kiếm trong những tri thức truyền thống miêu tả quan
hệ giữa chúng ta với vũ trụ như thế nào, thì trên phương diện nào đó, hệ thống
ngôn ngữ truyền thống ấy lại hoàn thiện hơn.
Cho
nên, Khoa học hiện đại phương Tây chỉ mới bắt đầu phát triển từ cuối thế kỉ 20
đến đầu thế kỉ 21, Khoa học hiện đại mới chỉ đạt được mức có thể biết được sự tồn
tại của trường năng lượng vũ trụ, mà vẫn chưa thấu tỏ được sẽ lý giải và ứng dụng
trường năng lượng ấy như thế nào, trong khi tri thức truyền thống cổ xưa đã lấy
sự tồn tại của nó làm điểm xuất phát rồi. Khoa học đã mất thời gian 400 năm để
tranh luận và tìm kiếm, muốn chứng minh giữa sự vật này và sự vật kia có tồn tại
loại liên hệ nào không, trong khi tri thức truyền thống cổ đại đã xem nhận thức
vạn vật liên hệ lẫn nhau làm nền tảng. Họ không phải mất thời gian 400 năm để
chứng minh liên hệ giữa vạn vật với nhau, mà họ dùng 400 năm đó để tìm hiểu làm
thế nào để tận dụng mối liên hệ này để trở thành một con người tốt hơn, tạo
phúc cho nhân loại.
Theo một
nhà khoa học như tôi, giá trị là ở chỗ: chúng ta hãy nhìn sâu hơn về văn hóa và
trí tuệ được nhân loại cổ xưa truyền lại, hãy tôn vinh những [trí tuệ] của tổ
tiên chúng ta, không được vứt bỏ chúng đi. Hãy đem trí tuệ cổ xưa được truyền
thừa và tinh túy của Khoa học hiện đại kết hợp với nhau, từ đó sáng tạo nên một
loại trí tuệ càng vĩ đại hơn, thay vì để chúng phục vụ chúng ta một cách riêng
biệt. Tôi cho rằng hiện nay chúng ta cần một loại trí tuệ mới để giải quyết vấn
đề trước mắt của chúng ta ngày nay. Khoa học nói với chúng ta sự vật vận hành
như thế nào, còn Văn hóa truyền thống nói với chúng ta làm sao để ứng dụng tri
thức ấy vào trong cuộc sống.
Khoa
học và tâm linh
Khoa học
nói với chúng ta, giữa Khoa học và Tâm linh, chúng ta nhất định phải chọn một,
hoặc tin tưởng Khoa học hoặc tin tưởng Tâm linh, hai thứ không thể cùng tồn tại.
Từ nhỏ tôi đã cho rằng, Khoa học và Tâm linh là một thứ, thậm chí còn cho rằng
người khác cũng nghĩ như vậy, chỉ là mọi người không nói ra mà thôi. Cho nên
tôi vẫn luôn cho rằng: chúng ta thông qua việc học tập Khoa học để lý giải
phương thức vận hành của vũ trụ và tự nhiên, sau cùng hướng đến nhận thức về Thần,
nhưng khi tôi vào Sở làm việc, phát hiện sự việc không phải như vậy, họ nói với
tôi rằng: hoặc ông là một nhà Khoa học, hoặc ông là một Nhân sĩ Tâm linh; hoặc
ông dùng tri thức Khoa học kĩ thuật, hoặc là ông dùng triết lý Tôn giáo, kỳ thực
không hẳn là như vậy. Tôi cho rằng sức mạnh to lớn trong nền văn minh hiện đại,
chính là một loại Tâm linh mới và một loại Khoa học mới được sinh ra, đây là sự
việc hoàn toàn mới nên vẫn chưa có một danh xưng nào dành cho nó, có lẽ là chưa
có danh xưng thì càng tốt. Bởi vì nếu có danh xưng thì sẽ sinh ra các loại quy
định, quyền sở hữu khống chế, nên hiện nay vẫn chưa có danh xưng, nhưng nó là sự
kết hợp hoàn mỹ giữa Khoa học kĩ thuật hiện đại, với trí tuệ văn hóa truyền thống
từ 5000 năm trước truyền thừa đến thời điểm hiện tại của chúng ta ngày nay.
Câu
hỏi của Ông Gregg Barden là gì?
Nếu tôi
từ một thế giới khác đến thế giới này, và có thể đặt ra một câu hỏi trong cuộc
đời này, dựa trên những gì mà tôi biết ở thế giới này, mà không tìm được câu trả
lời ở thế giới kia, thì câu hỏi của tôi là, trên thế giới này có thứ nào có thể
thức tỉnh chúng ta, khiến ta nhớ lại rằng chúng ta là người một nhà, chúng ta
không phải là những thứ khác biệt bên ngoài khiến chúng ta chia rẽ, chúng ta
đáng trân quý như vậy, thì không nên có chiến tranh và giết hại lẫn nhau, vậy
thứ nào có thể thức tỉnh nhân loại, có thể được chia sẻ với tất cả mọi người
trên trái đất để khiến cho chúng ta nhớ lại chân tướng sự thật, bởi vì tôi tin
tưởng vào chân tướng sự thật này, đó chính là điều tôi muốn hỏi.
Cộng
hưởng
“Cộng
hưởng” là một từ rất có sức mạnh trong ngôn ngữ, nó có nghĩa là 2 loại năng lượng
gặp nhau và phù hợp với nhau theo phương thức nào đó, tôi là nghệ sĩ guitar nên
tôi sẽ dùng đàn guitar để ví dụ, nếu trong một căn phòng có 2 cây đàn
ghita, một cây dựa vào vách tường này, cây kia dựa vào vách tường khác, khi tôi
gảy một dây đàn của một cây ghita, thì dây đàn tương ứng của cây ghita kia cũng
sinh ra rung động, giống như dây đàn ấy đã được gảy vậy, đó là vì giữa hai dây
đàn đã sinh ra cộng hưởng, chúng có âm điệu tương đồng, trong khi các dây đàn
khác không hề dao động, bởi vì âm điệu của chúng không đồng. Nguyên lý cộng hưởng
là một loại hiện tượng mạnh mẽ, bởi vì nhân loại có thể phát sinh cộng hưởng
trong tâm, chúng ta có thể điều chỉnh tần suất dao động của chính mình, giống
như điều âm của nhạc khí vậy. Thông qua phẩm chất của tư tưởng, cảm thụ, cảm
xúc và niềm tin mà chúng ta chọn lựa, chúng ta có thể sinh ra cộng hưởng với
chân thiện mỹ, hoặc là chúng ta cộng hưởng với sự phẫn nộ và thù hận xung quanh
chúng ta. Điều tuyệt vời là chúng ta được quyền lựa chọn sự cộng hưởng sinh ra
từ đâu.
Năng
lượng dẫn dắt của tâm linh
“Cộng
hưởng” có lẽ là một nguyên tắc có sức mạnh nhất trong giới tự nhiên, bởi vì đối
với số ít người nó cho phép sự thay đổi lớn lao diễn ra nhanh chóng. Lý do là một
số người hiểu được ngôn ngữ cộng hưởng thì có thể giao lưu với trường năng lượng
vũ trụ. Nếu họ lựa chọn sự an yên và chữa lành trong tâm, họ phát hiện họ có
thể truyền loại thể nghiệm này trong tâm vào trường năng lượng vũ trụ.
Sức mạnh tập trung do biết
đến ngôn ngữ này mạnh hơn nhiều với sức mạnh rời rạc nếu quý vị không hiểu ngôn
ngữ này, cho nên chúng ta thấy rất nhiều người trên thế giới có nội tâm rất hỗn
loạn, rất ít người chuyên chú vào việc thể hội loại ngôn ngữ này sẽ vượt lên
trên, tôi không nói rằng họ sẽ “lấn át” hay sẽ “vượt hơn những người khác”, tôi
muốn nói họ sẽ “chuyển hóa”, họ sẽ không còn bị khốn khổ vì sự tiêu cực do người
khác tạo ra, đó là nguyên lý cộng hưởng.
Sự
chữa lành
Tôi đã
từng trực tiếp ghi hình ca trị liệu hiếm gặp, quý báu để chia sẻ với mọi người.
Ghi lại quá trình chữa lành của một phụ nữ ở Bắc Kinh Trung Hoa bị khối u trong
người, thông qua thiết bị sóng siêu âm, chúng tôi thấy được khối u trong người
bà đã hoàn toàn tiêu mất trong ba phút, trước sự có mặt của ba bác sĩ điều trị,
những người hiểu về “ngôn ngữ cộng hưởng tâm linh” để rồi sáng tạo ta sự cộng
hưởng tâm linh trong thân thể mà bà ấy có thể nhận thức được. Thân thể của bà
đã phản hồi lại ngôn ngữ này và được chữa lành. Tôi chia sẻ đoạn ghi hình này
chỉ vì một nguyên nhân, bởi vì tôi nghiên cứu thảo luận về sức mạnh tâm linh
theo tính học thuật, nó vẫn mang tính giả thuyết, nhưng chúng tôi hi vọng có thể
thực hiện được. Ngay khi chúng ta nhìn thấy đoạn ghi hình về sự chữa lành này,
tất cả những “tranh luận” đã biến thành sự thật xác định, chứ không còn là một
loại khả năng nữa.
Có thể
nói đoạn ghi hình này có hai trường hợp: thứ nhất đoạn ghi hình này là giả, họ
có thể làm giả thông qua máy tính, một khả năng khác, là chúng ta tận mắt nhìn
thấy điều mà trong tâm chúng ta mong muốn tin tưởng, điều mà trí óc chúng ta
giúp ta lí giải kì tích ấy phát sinh thế nào, cho nên tôi chia sẻ đoạn ghi hình
này, bởi vì nó cung cấp cho mọi người minh chứng nhanh chóng và hùng hồn để mọi
người nhìn vào nó với thời gian dài và suy xét lại. Kỳ thật, mọi người không cần
phải đến một bệnh viện đặc biệt nào để tiếp nhận quá trình trị liệu này, bởi vì
cả đoạn phim cho chúng ta thấy: ngay khi thân thể chúng ta sanh ra loại cảm nhận
này, chính là chúng ta đang chữa lành cho mình. Để tôi nói với quý vị tôi đã hiểu
ra điều này như thế nào, bởi chính tôi từng có trải nghiệm này.
Năm
2000, tôi được chẩn đoán cơ thể đã xảy ra vấn đề, tôi đến bệnh viện làm kiểm
tra thông thường, bác sĩ nói, trong cơ thể tôi có khối u đang phát triển. Lúc ấy,
tôi nói với chính mình: những năm qua tôi đi khắp nơi trên thế giới, cho mọi
người xem đoạn ghi hình trị liệu này, hiện nay tôi lại gặp vấn đề của chình
mình, tôi nhận thức được, đây là cơ hội dành cho tôi tự thực hiện thứ mà tôi vững
tin, thứ mà tôi đã đưa ra cho rất nhiều người xem. Bắt đầu từ giây phút ấy, tôi
có thể nhìn vào mắt của bất kì ai, rồi nói với họ: quý vị cũng có loại sức mạnh
này, tôi có thể nói một cách tràn đầy lòng tin như vậy, bởi vì tôi đã tự chữa
khỏi cho chính mình. Tôi đã làm theo sức mạnh cộng hưởng tâm linh mà chúng ta
đang bàn luận, đó chính là “kĩ năng” tôi học tập được ở tu viện Tây Tạng và
trung tâm trị liệu Bắc Kinh. Nhưng sau đó tôi vẫn phải trị liệu ở bệnh viện, bởi
vì đó thuộc về lý trí. Vì vậy, tôi được gây mê và bác sĩ bắt đầu kiểm tra.
Sau khi
tôi tỉnh lại ở phòng hồi sức, bác sĩ nói: ông đến đây để làm gì? Bộ phận trong
thân thể ông căn bản không có gì khác thường, cũng không có dấu vết tổn thương
của tổ chức nào, không nhìn ra được thứ nào cả. Bác sĩ nói: vì sao ông lại đến
kiểm tra? Tôi bắt đầu kể cho ông ấy nghe về sức mạnh trị liệu bằng tinh thần đối
với thân thể. Nhưng vị bác sĩ ấy không hứng thú với việc này. Tôi đã trình bày
đoạn ghi hình ấy với rất nhiều người, không chỉ ở hội trường diễn giảng ở Milan, Đức, Anh, Pháp,
mà tôi còn từng trình bày với một số tổ chức tư nhân, như Bộ Y tế không quân Mỹ
quốc, chia sẻ tư liệu ghi hình này với cả hiệp hội y tế và các bác sĩ. Nhưng họ
đều xem nó là một trường hợp đặc biệt. Họ nói rằng: Ồ, điều này có thể là thật,
thật là thần kỳ! Chúng tôi sẽ nghiên cứu nó sau nhưng trước tiên chúng tôi phải
tìm cách điều trị ung thư đã. Bởi vì những nhân viên y tế này cho rằng: không hề
có sự liên quan giữa trị liệu y học cơ thể với sóng năng lượng tâm linh, hay
sóng niềm tin, hoặc trường điện từ trong tâm. Trong đầu mọi người đã hình thành
mô thức cố định rằng, bệnh nhân nhất định phải tiếp nhận việc trị liệu bằng thuốc,
hóa chất, hoặc là phải làm phẫu thuật cắt bỏ bộ phận bị bệnh. Nhưng tôi cho rằng,
thời gian sẽ thay đổi quan niệm này, hiện nay, sự thay đổi này đang diễn ra.
Bất luận điều này có thay
đổi thế giới hay không thì tôi vẫn có thể nói với mỗi một vị thính giả hoặc bất
kì ai trên địa cầu rằng: “Tôi biết điều này là sự thật, vì tôi đã đích thân
nghiệm chứng”.
Sự
thực hành
Đối với
rất nhiều người phương Tây mà nói, khi chúng ta nhắc đến thực hành tâm linh,
thì có vẻ như là thực hiện một hành động vào một thời gian nào đó, nhưng điểm
then chốt trong văn hóa truyền thống đó là: việc “thực hành tâm linh” đã trở
thành một phương thức đời sống, chứ không phải làm việc gì đó vào thời gian
nào.
Người
phương Tây chúng ta thông thường luyện tập tâm linh, vào lúc làm xong xuôi tất
cả những việc cần làm trong một ngày, sau khi cho trẻ nhỏ ăn, rửa chén bát, chi
trả những khoản cần thiết, giặt xong quần áo, và chuẩn bị xong cho bữa sáng
ngày hôm sau. Chúng ta vào phòng, đóng cửa, mở nhạc, thắp sáng nến. Nhưng lúc
đó đã là hai giờ sáng rồi, chúng ta đã quá mệt mỏi. Chúng ta hít thở sâu vài lần,
niệm một đoạn chú, rồi lập tức lên giường ngủ.
Đối với
rất nhiều người phương Tây chúng tôi mà nói, luyện tập tâm linh đã biến thành:
việc làm tập trung trong một khoảng thời gian ngắn sau khi hoàn thành tất cả
các việc khác. Thế nhưng, nếu quý vị thâm nhập vào dân tộc bản địa châu Mỹ, hay
đền thờ ở Ai Cập và tự viện ở Tây Tạng, quý vị sẽ phát hiện ra: cả đời họ đều
là thực hành đời sống tâm linh, thỉnh thoảng họ sẽ dừng lại một chút để làm việc
nào đó. Quan niệm của họ đối với đời sống tâm linh hoàn tương phản với chúng
ta, cho nên tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, hãy biến thực hành tâm linh trở
thành một loại phương thức sinh hoạt, đừng xem nó như một việc làm trong khoảng
thời gian nào đó. Chúng tôi làm chương trình trên khắp thế giới, Một hai ba
ngày sau đó mọi người đến với chương trình, họ nói rằng: chương trình này hay
vô cùng, tiếp theo chúng tôi sẽ học chương trình nào vậy? Tôi muốn nói với họ:
không có gì nữa hết, hãy quay về với cuộc sống của quý vị và thực hành những nội
dung quý vị đã học tập ở đây đi. Nhưng đối với một vài người, việc tham dự hội
thảo này đến hội thảo khác, học tập khóa trình này đến khóa trình kia, thay đổi
hết thầy này đến thầy kia vẫn dễ hơn, vì họ cảm thấy rất khó áp dụng những thứ
mình đã học vào đời sống thực tế.
Những
bậc đạo sư khác nhau
Mỗi người
có phương pháp học tập khác nhau, một số người cần học tập với sự hỗ trợ của tập
thể, dưới sự dẫn dắt của thầy tốt, trong khi có người chỉ cần một chút động
viên, nhắc nhở về cách thức thực hành, vì họ có tính tự kỉ luật để tự học một
mình. Điều này cho thấy mỗi người chúng
ta đều có điểm riêng biệt: chúng ta học tập theo các phương thức khác nhau,
chúng ta học tập thông qua ngôn ngữ khác nhau, đó chính là nguyên nhân vì sao
nhiều vị thầy thường truyền dạy những điều tương đồng. Mọi người thường đến nói
với tôi rằng: những tri thức mà ông học tương tự với Đạo sư Phật học của tôi giảng,
hoặc là giống với “khóa học chữa lành mầu nhiệm”, hay tương tự với bài giảng của
những người nào khác. Tôi nói: đúng vậy, vậy thật tốt. Bởi vì tôi cho rằng nếu
tri thức ấy là chân lý, thì quý vị sẽ nghe đến nó rất nhiều lần qua những cách
trình bày khác nhau. Tuy nhiên, có lẽ phương thức biểu đạt của tôi sẽ có tác dụng
đối với một số người, trong khi một số khác sẽ thu được nhiều lợi ích hơn từ
phương thức biểu đạt khác.
Ví dụ
chúng tôi giảng bài cho đứa trẻ lớp hai, chúng chỉ tám, chín tuổi. Chúng tôi được
trường học mời đến giảng bài cho các con, lúc ấy, chúng tôi sẽ dùng hình thức
diễn đạt hoàn toàn khác. Khóa trình sẽ được diễn tả sinh động, không có thuật
ngữ khoa học, nhưng có rất nhiều trải nghiệm thực tế. Tôi nêu ra vấn đề dưới dạng
một câu hỏi kỳ bí chưa được giải đáp, trẻ nhỏ rất hứng thú khi biết rằng đằng
sau đó là phần đợi chúng giải quyết. Khi tôi giảng bài trước học sinh trung học,
chúng tôi lại dùng một phương thức khác, còn khi chúng tôi đến viện dưỡng lão,
đối với những người có mức độ tập trung ngắn, không hiểu các thuật ngữ khoa học
thì chúng tôi lại dùng một phương thức biểu đạt khác nữa.
Kế
hoạch lớn lao
Mọi người
thường hỏi tôi một vấn đề, trong trường năng lượng vũ trụ tâm linh ấy, liệu có
tồn tại một kế hoạch tổng thể hay không? Tôi có thể tin vào sự tồn tại của một
kế hoạch tổng thể không? Có một vài phương thức khác nhau để nhìn nhận vấn đề
này, theo lời dạy được Tổ tiên chúng ta truyền lại: nhân loại đang hướng đến một
giao điểm có tính lịch sử, thế giới và thân thể của chúng ta đều sẽ sanh ra
thay đổi, và tất cả những quy tắc cho đến thời điểm này sẽ thay đổi, chúng ta sẽ
tiếp tục tồn tại, thế giới sẽ tiếp tục tồn tại, nhưng quy tắc sẽ thay đổi.
Do vậy,
giảng theo góc độ này, thì những kế hoạch và tiêu chuẩn được sử dụng từ 5000
năm trước đến nay, đã đến giai đoạn kết thúc. Đồng thời một kế hoạch mới sắp
phơi bày. Những điều tôi biết là, ở trong trường năng lượng vũ trụ tâm linh
này, chúng ta sẽ có khả năng vô hạn trong cuộc sống. Năng lượng này khiến chúng
ta có thể sáng tạo ra bất kì thứ nào chúng ta tưởng tượng được trong đầu, và cảm
nhận trong tâm. Bàn từ góc độ này thì thứ hạn chế chúng ta, chỉ có trí tưởng tượng
của chúng ta mà thôi. Khi chúng ta dám có dũng khí tưởng tượng trong tâm là những
giấc mơ của chúng ta dường như sẽ thành hiện thực, thì tôi tin rằng, đó chính
là tất cả những trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta ở thế giới này. Nếu
trí óc hay tâm tưởng của nhân loại có thể sáng tạo ra bất cứ vật nào họ có thể
trải nghiệm được, thì sẽ như thế nào đây? Họ sẽ sáng tạo ra ánh sáng hay bóng tối?
Họ lựa chọn chiến tranh hay hòa bình. Tôi tin rằng, chúng ta hoàn toàn tự do để
sáng tạo ra bất cứ vật nào. Tuy nhiên tôi cũng tin rằng chúng ta vẫn bị hạn chế
bởi một điều, chúng ta không được phép phá hủy quả địa cầu này, bởi vì tôi tin
tưởng, chúng ta cũng là một phần của một sự hiện hữu lớn lao vĩ đại. Nên những
việc phát sinh trên địa cầu này sẽ ảnh hưởng đến những sinh mệnh ở những nơi
khác. Nên nói theo góc độ này, thì có một kế hoạch càng vĩ đại hơn, cho phép chúng
ta phát triển năng lực non nớt của mình, nhưng sẽ không cho phép chúng ta phá hủy
thế giới này, phá hủy chính chúng ta. Tôi tin tưởng, kế hoạch này tồn tại.
Chuyển ngữ: Biên Phiên Dịch Hoa Tạng
Huyền Môn
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam
Mô A Di Đà Phật.