Responsive Menu
Add more content here...

Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập – Tập 4

Giảng Ký Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập

 Đại Sư Ngẫu Ích Tập hợp chú thích

Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang

Tập 04

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như Lai tỳ-ni nghĩa

Nam Mô Khai Luật Tạng Bồ-tát Ma Ha Tát”.

Nam Mô A Mi Đà Phật!

Kính chào toàn thể quý vị đồng tu. Chắc quý vị đồng tu cũng không biết là hôm nay chúng ta học Giới luật, thực ra thì cứ một tháng Thiện Trang nói là có một buổi hoặc hai buổi, sắp tới Thiện Trang sẽ cố gắng tăng lên học cho nhanh hơn, học hai buổi hoặc là buổi rưỡi gì đó. Khi nào cảm thấy phù hợp thì Thiện Trang sẽ giảng bất ngờ, vì đa phần đồng tu thích nghe kinh không thích nghe Giới luật. Khi giảng Giới luật thì đa phần lắc đầu, thậm chí không muốn nghe. Thực ra nếu quý vị không nghe miết, không đọc kinh thì quý vị cho là như thế nhưng nếu quý vị là người học, là người trải nghiệm, có tâm cầu giải thoát, người có tâm muốn cầu phước báu thì việc học Giới luật rất là quan trọng.

          Trong Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân nói: “Công đức có thể trì giới một ngày một đêm hơn cả công đức bố thí một trăm năm“. Nghĩa là nếu quý vị muốn tìm cầu công đức thì quý vị đi tìm cầu ở đâu? Quý vị đi bố thí một trăm năm chẳng bằng quý vị tu Trai giới, một ngày một đêm trì giới. Một ngày một đêm trì giới công đức đó vượt hơn bố thí cả trăm năm. Cho nên rất nhiều đồng tu không học, không có đọc kinh cho nên cứ tưởng giữ giới khó quá, cứ tưởng giữ giới không có công đức. Thực ra công đức [trì giới] còn hơn bố thí cả trăm năm. Đây là lời trong Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân.

Và một vấn đề khác là ai đã từng giữ giới, ai đã từng thọ Tam quy Ngũ giới, đặc biệt những người mới thọ Tam quy Ngũ giới dù là Cư sĩ tại gia, người xuất gia nếu thọ bằng tâm chí thành, thọ Sa-di giới hoặc Tỳ-kheo giới sẽ thấy cuộc đời khác hẳn. Khác hẳn ở chỗ nào? Tu dễ hơn, chướng ngại giảm đi nhiều. Thậm chí đồng tu tại gia thọ Bát quan Trai giới một ngày một đêm, việc tu hành của quý vị cũng tự nhiên khác hẳn, khác ngay tức khắc. Có một số đồng tu sau khi được thọ giới, giống như cô đó nói chủ nhật tuần trước con được thọ Tam quy Ngũ giới xong con niệm Phật hình như bớt vọng tưởng rất nhiều. Vì sao vậy quý vị? Vì quý vị thọ Tam quy Ngũ giới có chư thần Hộ pháp bảo vệ quý vị. Tam quy y là 36 vị thần bảo vệ, Ngũ giới thì mỗi giới là 5 vị thần hộ giới nữa, từ đó quý vị vào được. Nếu không thì quý vị đâu có vô được, quý vị tu bị chướng ngại nhiều, nhiều đồng tu tu bị chướng ngại tại vì mình không giữ giới, không có Giới luật cho nên đừng học cao siêu. Quý vị phải biết, học cao siêu là sau này cứ nói là mình thật tâm giữ giới. Mình học bốn mức Tạng, Thông, Biệt, Viên về giới, về Tam quy, chúng ta cứ học theo Tạng trước đã, từ Tạng giáo của Tam quy trước rồi chúng ta lên từ từ. Chưa gì đưa lên trên cao quá, mình phá tướng, cuối cùng mình chấp tướng là mình không làm được từ căn bản, mình không có thần hộ giới, không có thần hộ trì mình về Tam quy, nên tu hành bị oan gia trái chủ đánh cho te tua, khó tu. Cho nên nếu ai tu hành cảm thấy công phu mình không đắc lực, ai tu hành cảm thấy mình khó tu, nhiều chướng duyên thì xem lại, quý vị hãy cố gắng bắt đầu hạ thủ từ Tam quy Ngũ giới, cố gắng nghe lại những bài giảng trước.

Ở đây Thiện Trang xin giới thiệu một đoạn trong Kinh Phạm Võng, đây là một bài kệ dài nhưng Thiện Trang lấy một đoạn thôi:

切有心者

皆應攝佛戒,

眾生受佛戒,

即入諸佛位。

Dịch âm:

Nhất thiết hữu tâm giả,

Giai ưng nhiếp Phật giới,

Chúng sanh thọ Phật giới,

Tức nhập chư Phật vị.

Giải:

#Nhất thiết hữu tâm giả: tất cả người có tâm. Quý vị có tâm muốn tu, muốn tu giải thoát đúng không? 

#Giai ưng nhiếp Phật giới: đều nên nhiếp thủ giới của Phật, nghĩa là chúng ta hãy chọn giới của Phật.

#Chúng sanh thọ Phật giới: chúng sanh mà thọ được giới của Phật rồi.

#Tức nhập chư Phật vị: liền nhập vào địa vị của Phật.

          Đây là Kinh Phạm Vọng Bồ Tát Giới, ai mà tụng Kinh Phạm Võng chắc có biết đoạn này.

Tạm dịch:

Tất cả người có tâm

Đều nên nhiếp giới Phật

Chúng sanh thọ giới Phật

Liền vào địa vị Phật.

          Chúng ta muốn vào địa vị Phật thì hãy bắt đầu từ giới, vì sao vậy? Vì quý vị không giữ giới, quý vị tu tất cả mọi công đức lành thực ra không phải là công đức. Theo tiêu chuẩn nhà Phật mà nói quý vị chỉ được phước báo trời người, gọi là phước đức. Lục tổ Đại sư Huệ Năng nói việc này phước không thể cứu, tức là việc ra khỏi sanh tử luân hồi. Cho nên muốn ra khỏi sanh tử luân hồi hãy bắt đầu từ giữ giới. Hiện nay chúng ta học là buổi thứ tư rồi thì cảm thấy khác, công đức giữ giới vô lượng. Lỡ phạm giới rồi thì sao? Phạm rồi thì cũng phải học để mà sám hối như pháp, giống như câu chuyện mà Pháp sư Định Hoằng giảng có kể, câu chuyện này thực ra trong Luật tạng: Có một vị Tỳ-kheo nọ phá các giới rồi nên các vị thần hộ giới bỏ đi hết, chỉ còn một giới là giới không vọng ngữ (không nói dối), thầy ấy còn giữ được. Các vị thần khác bỏ đi hết rồi, riêng các vị thần Hộ giới không vọng ngữ vẫn không bỏ đi, cho nên các vị thần này nói, thôi đằng nào vị Tỳ-kheo này hết cứu được rồi cho nên chúng ta gia trì cho ông phá luôn giới này để mình bỏ mình đi cho khỏe vì các vị thần hộ các giới kia đi hết rồi giờ còn mỗi giới không vọng ngữ nên mình giúp ông phá luôn đi.

          Bữa đó vị Tỳ-kheo đó có hẹn với một người khác, khi đi đến điểm hẹn các vị thần hộ giới mới biến ra thành một con hổ chặn đường lại nói tôi muốn ăn thịt. Vị Tỳ-kheo này nói không sao ăn thịt thì cũng được nhưng tôi có lời hẹn với người ta nên tôi phải đến điểm hẹn, thôi hổ đừng ăn thịt mà đợi tôi đi tới đó rồi khi quay về tôi giao lại mạng cho hổ ăn thịt. Mục tiêu của các vị thần hộ giới hiện ra như vậy để cho vị này phạm thêm giới nói dối nữa. Ở đây chúng ta phải nói rõ, nếu hẹn người ta mà không đến, mình cố tình không đến thì đó là phạm giới nói dối, vọng ngữ, nhưng nếu hẹn người ta mà mình đến không được do nguyên nhân ví dụ hổ nó ăn thịt thì không phạm giới. Vì thật ra mình đâu có muốn dối người ta, muốn gạt người ta không đến. Nhưng mục tiêu của mấy vị thần hộ giới biến ra con hổ để nói như vậy, để vị Tỳ-kheo này nói dối, đi qua đó xong về chắc sợ mất mạng nên trốn đi là xong, là kể như đã nói dối rồi. Nói dối con hổ là thành công rồi, coi như phá đi giới nói dối là các vị thần bỏ đi luôn khỏi hộ trì nữa. Vị Tỳ-kheo này đi tới điểm hẹn xong rồi trở về tới chỗ con hổ, nhất định tới, không thất lời hứa tới nộp mạng cho con hổ. Đây tôi đã đúng lời hứa tôi trở về, lúc đấy con hổ biến mất mà các vị thần hộ giới xuất hiện nói: chúng tôi có lỗi với ngài, chúng tôi hộ trì ngài, ngài vẫn giữ giới này rất tuyệt vời. Sau đó vị Tỳ-kheo đó sám hối trở lại thì các giới kia trở lại thanh tịnh, được các vị thần hộ giới đầy đủ.

Câu chuyện đó nói ra điều gì? Như vậy nếu như sám hối vẫn trở lại thanh tịnh được, sám hối như pháp, sám hối như thế nào thì chúng ta phải học mới biết. Và câu chuyện đó cũng đủ để thấy và suy luận ra vị Tỳ-kheo ấy tuy phạm các giới khác nhưng mà phạm mức độ nhẹ, không phạm bốn giới trọng. Nếu phạm bốn giới trọng là xong luôn, mất luôn, không còn gì. Bốn giới trọng là gì thì bài trước Thiện Trang đã chia sẻ rồi. Ví dụ giới giết người, phá thai và tợ thai. Giới thứ hai đối với người tại gia là tà dâm, đối với người xuất gia là dâm dục. Giới thứ ba là trộm cắp nặng. Giới thứ tư là đại vọng ngữ. Bốn đại trọng giới đó mất là bất khả hối, bất khả sám, không sám hối lại được, không phục hồi lại giới thể. Còn các mức nhẹ hơn đều có cách để sám hối. Người Cư sĩ cũng vậy, nếu không học mình không biết, không biết thì thiệt thòi cho mình. Cho nên bây giờ chúng ta cứ học đi, học vô từ từ rồi tới chỗ sám hối, sám hối nửa tháng một lần. Có những giới rất nhỏ mà mình vô tình phạm, mình chỉ cần sám hối để thanh tịnh trở lại để có các vị thần hộ giới mình. Vì vậy việc học Giới luật rất quan trọng.

Hôm nay chúng ta sẽ vào bài thứ tư về phần Giới luật, bộ chúng ta đang học là Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập của Đại sư Ngẫu Ích, là phần tập hợp tất cả phần Giới luật của người tại gia, bộ này do Đại sư Ngẫu Ích biên soạn, ngài kết tập từ kinh tạng, lấy ra từ rất nhiều bộ kinh. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục, mời quý vị theo dõi trên màn hình, bữa trước chúng ta học hết phần vấn đáp rồi, bữa nay chúng ta học phần tiếp theo:

優婆塞戒經云。夫禁戒者。悉於一切可殺不可殺中。得一切可殺不可殺者。無量無邊。戒之果報。亦復如是無量無邊。

Ưu Bà Tắc Giới Kinh vân: Phù cấm giới giả, tất ư nhất thiết khả sái bất khả sái trung, đắc nhất thiết sái bất khả sái giả, vô lượng vô biên, giới chi quả báo, diệc phục như thị, vô lượng vô biên.

Trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: Phàm là giới cấm, chắc chắn trong tất cả [có] khoảng sai biệt và không [có] khoảng sai biệt, sự đạt được tất cả [có] khoảng sai biệt và không khoảng sai biệt, [là] vô lượng vô biên. Quả báo của giới, cũng lại như vậy [là] vô lượng vô biên.

Giải:

#Ưu Bà Tắc Giới Kinh vân: trong Kinh Ưu Bà Tắc nói, đây là bộ Kinh rất nổi tiếng dành cho người Cư sĩ.

#Phù cấm giới giả: phàm là giới cấm. Chữ #phù có thể là phát ngữ từ, có thể dịch là phàm cũng được.

#tất ư nhất thiết khả sái bất khả sái trung: #tất là chắc chắn; #ư là đối với; #trung là trong; chữ #sát 殺 này cũng có nghĩa là sát hại nhưng không phải chữ sát hại, chữ 殺 phải đọc âm là sái, đọc sát là theo thói quen. Thực tế tra từ điển sẽ thấy âm đọc là sái, sái là sai biệt. Tức là ở trong tất cả những sai biệt và không có sai biệt. Tức là thực ra trong giới có nhiều trường hợp lắm, có trường hợp khác nhau và cũng có trường hợp không khác nhau.

Ví dụ như chúng ta phạm giới, thực ra mà nói là có nhiều mức độ phạm lắm, cũng giới đó nhưng quý vị phạm cái này thì nặng tội, phạm cái kia thì nhẹ tội, phạm cái này thì mất giới, phạm kia không mất giới. Nói đơn giản giới tà dâm của người tại gia, tà dâm sau này ai mà học kỹ thì mức độ thứ nhất là quý vị có vợ có chồng, quý vị tà dâm với người bên ngoài, đó là mức độ nặng, cực kỳ nặng như vậy là mất giới thể. Nhưng có mức độ phi thời, phi xứ, phi đạo tức là không đúng thời ví dụ ngày lễ khánh đản của đức Phật mà mình lại hành dâm với vợ chồng mình thì là phạm, nhưng phạm mức độ nào, là nhẹ hơn, không phải là mức độ nặng nhất. Phi xứ là không đúng nơi, ví dụ nơi đó không phải để hành dâm thì bị phạm. Phi đạo là không đúng đường thì khi học vào chúng ta sẽ biết như thế nào. Rồi có những trường hợp khi tà dâm với người khác nhưng tà dâm tới mức độ nào thì mới là phạm giới v.v… thì phải tùy. Nếu chưa tới mức độ đó thì có phạm hay không? Có, nhưng mà có mức độ nào, tính theo đó rồi trừ ra vì có sai biệt và không có sai biệt. Trong đó có rất nhiều trường hợp cho nên là:

#đắc nhất thiết sái bất khả sái giả: sẽ đạt được hậu quả, quả báo cũng vậy có tất cả sự sai biệt và không có sự sai biệt trong đó là.

#vô lượng vô biên: vô lượng vô biên.

Có nghĩa là tuy là nói một giới như vậy nhưng mà thực ra quả báo trong đó vô lượng. Có người phạm giới đó đọa Địa ngục, có người phạm giới đó đọa Ngạ quỷ, có người phạm giới đó đọa Súc sanh, có người phạm giới đó chỉ là khiến cho đời sau người nhà không trinh lương v.v… tùy mức độ phạm, tùy mức độ tâm, tùy số lần, tùy sám hối sau khi phạm v.v… những điều này là vô lượng vô biên trường hợp. Cho nên không đơn giản mà nói, thường mình không học cho nên mình nghĩ phạm một lần rồi thì cứ tiếp tục phạm nữa đi, không sao đâu tại vì dù sao tôi cũng đã lỡ phạm rồi. Thực ra không phải, quý vị lỡ phạm một lần thì tính một lần, nhưng mà quý vị phạm hai lần thì chồng tội lên hai lần, quý vị phạm nhiều lần thì chồng lên nhiều lần, như vậy nhiều quá thì quý vị hết cách để chữa. Nhưng nếu như lỡ, ví dụ phạm trọng tội đọa vô Địa ngục Vô Gián cũng không sao, vì vẫn còn thời gian để sám hối cho nên trong đó quả báo đạt được cũng bất khả tư nghì, rất nhiều trường hợp. Cho nên Phật pháp rất sống động, không phải chết cứng, chứ không phải tôi phạm giới đó rồi, phạm giới giết người, phá thai, tợ thai tôi đọa Địa ngục. Đâu có, chưa mà! Vẫn chưa chết mà, chưa chết vẫn còn chuyển được quả báo, cho nên phải tu, tu khá khá thì giảm thời gian ở Địa ngục lại. Thay vì đọa Địa ngục tuổi thọ bằng tầng trời thứ sáu, tuổi thọ bằng tầng Trời Tha Hóa Tự Tại thì ta đọa Địa ngục còn bằng tầng Trời thứ năm, từ tầng Trời thứ năm giảm bớt dần dần xuống cuối cùng hết đọa Địa ngục.

Cho nên tùy thuộc vào sự hành trì. Cho nên không học thì mình nghe mình sợ, thậm chí sợ nghe học giới, mình không dám tu. Nhưng nếu mình học rồi, mình hiểu ôi có gì đâu, học để biết mà. Giống như Pháp luật thế gian, quý vị không học Pháp luật cho nên quý vị sợ, nhưng nếu quý vị là Luật sư nắm được Pháp luật rồi thì quý vị đâu có sợ, đúng không? Quý vị biết việc này công an người ta đưa tờ giấy triệu tập mình lên thì việc này đâu có chuyện gì, đối với mình, mình biết mà. Mà Luật sư khác, rất tự tại cho nên học Giới luật sẽ được tự tại vô quái ngại. Cũng vậy Giới luật Phật pháp là để giải thoát chứ không phải để trói buộc quý vị. Chúng ta học thì chúng ta mới được giải thoát, không học thì làm sao biết được mà giải thoát, sợ quá mà. Đụng cái này tội, đụng cái kia tội, không biết trường hợp nào là khai, trường hợp nào là giá, trường hợp nào là trì, trường hợp nào là phạm, và phạm rồi thì sám hối. Tội gì cũng có nhưng mình sám hối được, mình sửa đổi và mình có cách, không có gì không được, cho nên cứ học đi rồi biết. Nên trong Kinh Ưu Bà Tắc nói: 

#giới chi quả báo: quả báo của giới.

#diệc phục như thị, vô lượng vô biên: cũng là như thế, vô lượng vô biên.

          Tức là quý vị thấy, tuy là giới chúng ta học nếu người tại gia có năm giới, Bồ-tát giới có 48 giới khinh, 10 giới trọng thì cũng là 58 giới và tổng cộng là 63 giới nhưng mà quả báo thì vô lượng vô biên. Trong sai biệt có sai biệt cái này với cái kia, cho nên mình phải học thì mình mới biết được, chứ không mình cứ tưởng lúc đầu nghe thầy nào nói cái này đọa, cái kia đọa Địa ngục, nghe sợ quá. Không phải như vậy đâu quý vị, có nhiều quả báo vô lượng vô biên trong đó, do sự tác tâm. Mà trong đó nếu mà mình học kỹ về giới, quý vị sẽ biết là tâm ban đầu quan trọng, tâm như thế nào.

Tâm mình rất sân hận giết một con gà thì khác với tâm không sân hận giết một con gà. Như quý vị tại gia ở nhà chưa ăn được chay trường, vẫn còn làm thịt gà cho người khác ăn nữa, vậy thì quý vị giết con gà đó với tâm gì? Quý vị giết con gà đó với tâm sân hận muốn ăn thịt nó, sân hận muốn giết nó vì ghét nó thì tội đó rất nặng. Nhưng nếu quý vị chỉ vì tham ăn mà quý vị giết thì nhẹ hơn một chút xíu. Rồi quý vị không phải vì tham ăn mà người kia bắt quý vị phải làm, ông chồng ông ấy hù “mày không làm tao đánh mày” chẳng hạn. Những kiểu tâm đó, rồi tâm thương yêu từ bi “gà ơi tao thương mày lắm, nhưng tao không làm cách nào được”. Do tâm như vậy chủng chủng sai biệt tức là mọi thứ sai biệt mà quả báo sau này vô lượng vô biên.

Cho nên học giới giúp tỉ mỉ được những điều đó và từ đó mình sẽ chuyển quả báo nặng thành quả báo nhẹ, chuyển nhẹ về không, chuyển tâm phiền não thành tâm thanh tịnh. Học giới có rất nhiều tác dụng. Ví dụ quý vị làm việc gì, quý vị cũng quan sát được làm việc này có phạm giới hay không? Vậy quý vị có chánh niệm, việc này có sai hay không? Như vậy từ đó mình đi lên, niệm Phật công phu đắc lực. Tức là nếu như học giới, thì thời gian sau tâm quý vị vi tế hơn rất nhiều, còn người không học giới thì tâm thường thô, thiếu oai nghi, thiếu tế hạnh v.v… đó là những người không học giới. Còn những người học giới dần dần tâm họ sẽ rất là tinh tế, tỉ mỉ dần dần từng chút, từng cử chỉ, họ kỹ. Vì sao? Vì họ quan sát được tâm của mình, họ quan sát được hành động của mình, làm việc này có phạm hay không, làm việc kia có phạm hay không. Chính vì sự vi tế nên niệm Phật mới vào công phu, niệm Phật đắc lực, niệm Phật vô Công phu niệm Phật Tam-muội hay là niệm Phật vô Công phu Thành phiến nhờ những cái đó.

Cho nên tu Vipassana gọi là Thiền Nam truyền cũng vậy, cũng là phải giới làm đầu, tại vì phải vi tế từng chút từng chút. Tại sao như vậy, cho nên quý vị phải để ý, chứ không phải mình học không có tác dụng đâu. Học có hiệu quả lắm, vô cùng hiệu quả. Thiện Trang thấy sự học giới rất hiệu quả từ khi Thiện Trang đi xuất gia, Thiện Trang học giới, thọ giới, Thiện Trang thấy sự tu hành của Thiện Trang lên rất nhiều. Và Thiện Trang thấy ngài Pháp sư Định Hoằng cũng vậy, ngài công phu những năm về sau thực sự ngài cũng lên rất nhiều, cảnh giới ngài khác hẳn so với lúc trước. Điều đó chứng tỏ rằng việc học giới được rất nhiều lợi ích chứ không phải không. Và quý vị học đi, rồi sẽ thấy trong này có nhiều điều lợi ích. Hôm nay cũng vậy, đằng sau nói lợi ích của việc giữ giới.

Tạm dịch: Trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: Phàm là giới cấm, chắc chắn trong tất cả [có] khoảng sai biệt và không [có] khoảng sai biệt, sự đạt được tất cả [có] khoảng sai biệt và không khoảng sai biệt, [là] vô lượng vô biên. Quả báo của giới, cũng lại như vậy [là] vô lượng vô biên.

若有說言。離五戒[A36]已。度生死者。無有是處。是菩提道。初根本地。名之為戒。如是戒者。亦名初地。亦名導地。亦名平地。亦名等地。亦名慈地。亦名悲地。亦名佛跡。亦名一切功德根本。亦名福田。以是因緣。智者應當受持不毀。

Nhược hữu thuyết ngôn: Ly Ngũ giới dĩ, độ sanh tử giả, vô hữu thị xứ. Thị Bồ-đề đạo, sơ căn bổn địa, danh chi vi giới. Như thị giới giả, diệc danh sơ địa, diệc danh đạo địa, diệc danh bình địa, diệc danh đẳng địa, diệc danh từ địa, diệc danh bi địa, diệc danh Phật tích, diệc danh nhất thiết công đức căn bổn, diệc danh phước điền. Dĩ thị nhân duyên, trí giả ưng đương thọ trì bất huỷ.

Tạm dịch: Nếu có nói rằng: Người rời khỏi Ngũ giới rồi, mà qua dòng sanh tử, thì chẳng có đạo lý ấy. Bởi đạo Bồ-đề, nền gốc đầu tiên, gọi đó là giới. Như vậy giới ấy, cũng gọi là ngôi vị ban đầu, cũng gọi là nơi dẫn đường, cũng gọi là chỗ bằng phẳng, cũng gọi là nơi bình đẳng, cũng gọi là đất từ, cũng gọi đất bi, cũng gọi là dấu chân của Phật, cũng gọi là gốc rễ của tất cả công đức, cũng gọi là ruộng phước. Do nhân duyên đó, người trí cần phải thọ trì không để huỷ phạm.

Giải:

#Nhược hữu thuyết ngôn: nếu mà có lời nói rằng.

#Li Ngũ giới dĩ: lìa năm giới rồi, là ngũ giới của tại gia.

#độ sanh tử giả, vô hữu thị xứ: #độ là vượt qua, mà vượt qua được dòng sanh tử tức là ra khỏi sanh tử thì Đại sư Ngẫu Ích nói rằng #vô hữu thị xứ là không có đạo lý ấy.

          Quý vị nghe cho kỹ, đoạn này cực kỳ quan trọng. Nếu mà quý vị rời khỏi năm giới, tại gia hay xuất gia cuối cùng cũng quy lại năm giới căn bản, ai cũng phải thọ trì thì quý vị muốn ra khỏi sanh tử “độ sanh tử giả” là vượt khỏi dòng sanh tử thì “vô hữu thị xứ” là không có đạo lý đó.

          Cho nên nhiều người bây giờ nói niệm Phật cần gì giữ giới. Năm giới quý vị không làm được thì tiêu chuẩn thấp nhất: quý vị làm người cũng không được làm sao mà vãng sanh. Làm người không được, đời sau làm sao đủ tiêu chuẩn làm người. Mà ở đây muốn ra khỏi sanh tử Đại sư Ngẫu Ích nói rất chắc chắn quý vị lìa năm giới rồi “Ly Ngũ giới dĩ, độ sanh tử giả, vô hữu thị xứ”, người mà lìa năm giới rồi thì quý vị có tu cỡ nào thì tu coi như không có cơ hội ra khỏi sanh tử. Đây là Đại sư Ngẫu Ích nói, không phải Thiện Trang nói, trong bản này nói. Thực ra đây cũng có thể là trích trong Kinh Ưu Bà Tắc, nhưng mà đây là lời của Đại sư Ngẫu Ích.

#Thị Bồ-đề đạo, sơ căn bổn địa, danh chi vi giới: chữ #thị này chúng ta nên lấy nghĩa là bởi, bởi đạo Bồ-đề tức là đạo giải thoát, đạo giác ngộ; #sơ căn bổn địa là gốc rễ đầu tiên; #danh chi vi giới là gọi đó là giới.

Như vậy giới là căn bản là gốc rễ của đạo giải thoát, đạo giác ngộ, cho nên không thể bỏ qua giới. Đời nay đa phần đồng tu, sau khi tu mới đầu thì được, quý vị có thể tu mấy năm đầu đạt được [chút thành tựu] nhưng sau đó quý vị tiến lên nữa thì không được. Quý vị để ý đi, những người niệm Phật có công phu đa số giữ giới khá tốt nên họ mới tiến lên được. Những người niệm Phật có công phu dù họ không học giới nhưng mà họ đã viên mãn giới, thực sự mà nói họ làm được thật thà nghe lời thật làm, họ không phạm giới, không nói dối v.v… họ làm được những điều nho nhỏ cho nên công phu họ đắc lực. Còn mình miệng thì nói tu Tịnh nghiệp nhưng phạm quá trời giới, người như vậy muốn giải thoát đâu có được, vì sơ căn bản địa, gốc rễ của đạo Bồ-đề chính là giới.

#Như thị giới giả: như vậy giới ấy. Chữ #giả là đại từ.

#diệc danh sơ địa: cũng là bước đầu tiên, là ngôi vị ban đầu.

#diệc danh đạo địa: cũng là chỗ dẫn đường đầu tiên.

#diệc danh bình địa: cũng là chỗ bằng phẳng đầu tiên.

#diệc danh đẳng địa: cũng là nơi bình đẳng đầu tiên.

#diệc danh từ địa: là đất từ đầu tiên; #từ trong từ bi.

#diệc danh bi địa: cũng gọi là đất bi.

#diệc danh Phật tích: tức là dấu chân của Phật. Tức là quý vị muốn thành Phật, bước đi đầu tiên cũng là bước đi từ việc đạt Ngũ giới này. #Phật tích là dấu tích đầu tiên để bước thành Phật. Sau này quý vị thành Phật quý vị quay lại mà nhìn đi, đa phần những người thành Phật bước đầu tiên trong đời quá khứ nào đó đều tu Ngũ giới, sau đó dần dần căn lành tăng trưởng dần dần đời này vãng sanh hay là thành tựu chứng A-la-hán v… đều là bắt đầu từ Ngũ giới. Cho nên những lời này thật là đáng nể.

#diệc danh nhất thiết công đức căn bổn: cũng là gốc rễ của tất cả các công đức. Cho nên quý vị thấy Ngũ giới vô cùng quan trọng.

#diệc danh phước điền: cũng là phước điền, phước điền là ruộng phước.

Cho nên quý vị có làm ra phước hay không, có phước hay không thì coi quý vị có giữ giới hay không. Quý vị không giữ giới thì sao? Trong câu chuyện mà Thiện Trang kể rồi, trong Kinh Tích Truyện Pháp Cú, Kinh A Hàm cũng có đó là “tu phước bất tu huệ, đại tượng quải anh lạc, tu huệ bất tu phước La-hán trì (bưng) bát không” tức là nếu tu phước không mà quý vị không tu huệ, tức là không giữ giới không lo học pháp thì được quả báo là đại tượng quải anh lạc. Con voi lớn mà đeo đầy vàng ròng ở trên đó, đủ các loại trang sức được cái gì đâu. Quý vị hưởng được gì nếu là thân như thế, đó là do không giữ giới. Còn người anh trai, đó là hai người anh em trong đời quá khứ, hai người tu, một người thì lo tu giữ giới nghiêm minh, tu học pháp Thiền định cho nên đời sau được đắc quả A-la-hán. Không chịu bố thí cúng dường gì hết cho nên cuối cùng A-la-hán lâu lâu mới được bữa ăn vì không có kết duyên với chúng sanh. A-la-hán vẫn sống trong thân nghiệp báo mà quý vị, chưa nhập Niết-Bàn vẫn là nghiệp báo nên chúng sanh không có duyên, lâu lâu mới được bữa ăn, nên đói. Vị La-hán đi khất thực nhưng không có chúng sanh cúng dường. Còn người em thì lo làm phước cho lắm vô, nhưng không chịu giữ giới, không chịu học pháp, không tu tập Thiền định, chúng ta là niệm Phật đó, cuối cùng đời sau làm con voi lớn để mà ông vua cho đủ các loại trân châu, ngọc ngà trên mình, đâu có được gì đâu, phước điền ở chỗ nào? Đâu có được, quý vị vô trong đó đâu có hưởng được gì đâu, cho nên phải biết rõ ràng.

#Dĩ thị nhân duyên: do nhân duyên ấy.

#trí giả ưng đương thọ trì bất huỷ: #trí giả là người có trí huệ; #ưng đương là phải nên; #thọ trì: quý vị thọ là phải giữ gìn. Thọ là nhận lấy, đi thọ rồi nhận lấy; trì là giữ gìn, đừng có hủy hoại, vi phạm.

Người trí là biết giữ giới, còn nếu như không biết giữ giới thì ngược lại, không phải người trí. Không phải người trí thì là người nào quý vị tự biết. Đây là lời Đại sư Ngẫu Ích nói chứ không phải Thiện Trang nói.

Tạm dịch: Nếu có nói rằng: Người rời khỏi Ngũ giới rồi, mà qua dòng sanh tử, thì chẳng có đạo lý ấy. Bởi đạo Bồ-đề, nền gốc đầu tiên, gọi đó là giới. Như vậy giới ấy, cũng gọi là ngôi vị ban đầu, cũng gọi là nơi dẫn đường, cũng gọi là chỗ bằng phẳng, cũng gọi là nơi bình đẳng, cũng gọi là đất từ, cũng gọi đất bi, cũng gọi là dấu chân của Phật, cũng gọi là gốc rễ của tất cả công đức, cũng gọi là ruộng phước. Do nhân duyên đó, người trí cần phải thọ trì không để huỷ phạm.

Nhớ nha! Mình làm người trí đừng làm người ngu nha. Người trí thì sẽ thọ trì và không để hủy phạm. Ai chưa thọ thì ráng học cho kỹ rồi thọ.

大般涅槃經云。戒是一切善法梯鄧。亦是一切善法根本。如地悉是一切樹木所生之本。是諸善根之最導首。如彼商主。導諸商人。

Đại Niết Bàn Kinh vân: Giới thị nhất thiết thiện pháp thê đặng, diệc thị nhất thiết thiện Pháp căn bổn. Như địa tất thị nhất thiết thọ mộc sở sanh chi bổn. Thị chư thiện căn chi tối đạo thủ. Như bỉ thương chủ, đạo chư thương nhân.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: Giới là nấc thang của tất cả thiện pháp, cũng là gốc rễ của tất cả thiện pháp. Như đất thảy đều là gốc của tất cả cây cối sanh trưởng, là dẫn đường đầu tiên nhất của các căn lành. Giống như người thương chủ kia, dẫn đường các thương nhân.

Giải:

#Đại Niết Bàn Kinh vân: trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói.

#Giới thị nhất thiết thiện pháp thê đặng: chữ #thê là cái thang; chữ #đặng Thiện Trang tra từ điển Hán Việt không thấy mà tra từ điển tiếng Trung thì nghĩa của chữ đặng này chính là chữ thê luôn. Chữ đặng với chữ thê là một, nghĩa giống nhau đều là cái thang cả. Chúng ta hiểu giới là nấc thang của tất cả thiện pháp, tức là tất cả pháp lành.

          Nếu như quý vị không có giữ giới thì tất cả các pháp lành đều vô nghĩa. Thực ra là vậy, tại vì quý vị đều không làm được gì hết. Quý vị không giữ giới mà quý vị nói tôi phải làm lợi ích chúng sanh v.v… Thực ra quý vị đang tu Phật pháp, quý vị không giữ giới người ta nhìn vào đó, người ta sẽ nói: ôi Phật pháp như vậy à? Bây giờ nhiều người mượn danh khai duyên. Người đời người ta thích người khổ hạnh, giữ giới đúng không? Thấy những người khổ hạnh giữ giới là người ta thích lắm. Chứ thấy ông thầy đó nổi tiếng mức độ cỡ nào đó mà không có giữ giới, đi với bà này bà kia là thôi, người ta thấy người ta sợ liền. Thấy cô gái đẹp bên cạnh là đi sát sát vào, người ta thấy là người ta không bao giờ ưa. Cho nên phải bắt đầu từ giữ giới. Giới là quan trọng.

          Người tại gia cũng vậy, quý vị nói pháp hay vô cùng mà thấy quý vị vẫn cầm ly rượu lên uống một cái thì người ta không tin quý vị nữa. Cho nên giới là pháp lành. Quý vị đi làm từ thiện cũng vậy mà quý vị uống rượu, người ta nói: ôi ông đó, bà đó đi làm từ thiện mà uống rượu uống bia như vậy, thiện cái gì, đâu có ai tin được. Cho nên tất cả các thiện pháp đều bắt đầu từ giữ giới, cho nên ráng mà giữ, giữ được thì công đức lành cũng từ đây mà có.

#diệc thị nhất thiết thiện Pháp căn bổn: cũng là gốc rễ của tất cả thiện pháp.

#Như địa tất thị nhất thiết thọ mộc sở sanh chi bổn: #thọ mộc là cây cối, giới là chỗ để tất cả cây cối sanh ra.

Giới giống như đất, cây cối thì phải nương vào đất, không có đất thì cây cối lên kiểu nào, quý vị trồng bằng xi măng thì nó làm sao lên. Kiểu như vậy đó, quý vị muốn có tất cả những phước lành thì quý vị phải giữ giới, cũng giống như cây cối cũng phải nương vào đất, nó mới lên được. 

#Thị chư thiện căn chi tối đạo thủ: #thị là là, #đạo là dẫn đường; #thủ là đầu tiên, là dẫn đường đầu tiên nhất của tất cả căn lành.

#Như bỉ thương chủ, đạo chư thương nhân: giống như người chủ thương buôn kia, dẫn đường các thương nhân.

          Tức là quý vị giống như là chủ của đoàn đi buôn, quý vị dẫn đường những người kia đi buôn, cho nên không có người chủ thì mấy người kia không biết đường nào mà đi, cho nên Giới luật rất quan trọng.

Tạm dịch: Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: Giới là nấc thang của tất cả thiện pháp, cũng là gốc rễ của tất cả thiện pháp. Như đất thảy đều là gốc của tất cả cây cối sanh trưởng, là dẫn đường đầu tiên nhất của các căn lành. Giống như người thương chủ kia, dẫn đường các thương nhân.

Quý vị hiểu việc giữ giới quan trọng như thế nào. Đây là Đại sư Ngẫu Ích trích toàn bộ từ Kinh Phật, lời Phật nói chứ không phải lời chúng ta nói.

戒是一切善法勝𣄢。如天帝釋所立勝𣄢。戒能永斷一切惡業。及三惡道。能療惡病。猶如藥樹。戒是生死險道資糧。戒是摧結惡賊鎧仗。戒是滅結毒蛇良呪。戒是度惡業行橋梁。

Giới thị nhất thiết thiện pháp thắng tràng, như thiên Đế Thích sở lập thắng tràng. Giới năng vĩnh đoạn nhất thiết ác nghiệp, cập tam ác đạo, năng liệu ác bệnh, do như dược thọ. Giới thị sanh tử hiểm đạo tư lương, giới thị tồi kiết ác tặc khải trượng, giới thị diệt kiết độc xà lương chú, giới thị độ ác nghiệp hạnh kiều lương.

Giải:

#Giới thị nhất thiết thiện pháp thắng tràng: giới là lọng che thù thắng của tất cả các thiện pháp. Chữ 𣄢 tràng này giống như chữ “tràng” trong “tràng phan”. Chữ 𣄢 này viết khác nhưng thực ra chữ tràng này với chữ tràng kia là một chữ, tức là phan lọng.

Giới là lọng che thù thắng của tất cả các thiện pháp, tức là quý vị có giới thì quý vị mới sanh ra được tất cả các thiện pháp, còn không có gì che thiện pháp thì nó tan mất tiêu. Cho nên phải có cái tràng che lại, ý nghĩa là như thế.

#Như thiên Đế Thích sở lập thắng tràng: ở đây lấy ra một ví dụ giống như cái lọng thù thắng ở chỗ trời Đế Thích.

          Trời Đế Thích là trời Đao Lợi. Ở trên trời Đao Lợi, chỗ vua Đế Thích có một cái lọng báu che lên, che cao giống như cái dù che cho chỗ ngồi của vua Đế Thích. Cái đó rất đẹp, có thể che được tất cả mọi thứ, cho nên Phật cũng đưa ra ví dụ như vậy. Vua trời Đế Thích có được chỗ ngồi như vậy thì giới cũng giống như cái che như vậy.

 #Giới năng vĩnh đoạn nhất thiết ác nghiệp: giới có thể #vĩnh là mãi mãi; #đoạn là dứt hết tất cả ác nghiệp.

          Quý vị có ác nghiệp thì giữ giới đi sẽ đoạn hết tất cả ác nghiệp. Đây là Kinh Đại Bát Niết Bàn nói chứ không phải Thiện Trang nói đâu.

#cập tam ác đạo: và ba đường ác: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.

          Quý vị muốn khỏi vào ba đường ác thì cố gắng giữ giới đi, giữ giới được là không vào ba đường ác nữa.

#Năng liệu ác bệnh: có thể trị được tất cả các bệnh ác.

          Quý vị bây giờ bị bệnh, ráng giữ giới thì hết bệnh, lời Phật nói không sai. Quý vị thấy có không? Có, rất nhiều người bệnh ghê gớm, bệnh quá trời ráng giữ giới, giữ giới xong hết bệnh. Có người hết bệnh không? Có nhiều!

Hòa thượng Minh Thông có kể, có bà đó ở miền Tây bị bệnh ung thư, rồi bà ấy nói con sắp thọ Bồ-tát giới, con thôi không uống thuốc nữa con chấp nhận chết. Con tu hành chấp nhận chết. Gia đình nói bà quá trời sao lại không uống thuốc nữa, thế này thế kia. Thời gian sau bà bệnh nặng hơn nữa nhưng bà ấy kiên trì, mình cũng sắp chết rồi, đời này ráng giữ giới đi. Nghe nói giữ giới được sanh lên cõi lành, cho nên không sợ, thôi chết cũng được. Thời gian sau cơ thể từ từ đỡ lại, giữ giới ăn chay tu hành không biết sao đỡ bệnh. Dần dần khỏe lại, khám lại hết bệnh luôn, hết ung thư luôn. Đó là do nghiệp, khi mình tu mình giữ giới thì trừ được các nghiệp chướng đó, trừ các nghiệp ác.

          Có người hỏi: Thưa thầy, còn các tội đã phạm trước đó thì chúng con phải làm thế nào? Tùy, có phương pháp sám hối, chúng ta sẽ học sau. Trừ giới trọng bất hối, bất khả sám còn các giới nhẹ có thể sám hối được. Thực ra giới trọng cũng sám hối được nhưng sám hối để không đọa lạc chứ không thể thọ đắc giới được thôi. Còn lại đều được, đều tránh đọa lạc, đều có tác dụng khi sám hối. Để tránh đọa vào ba đường ác, vẫn có cách để sám hối nhưng chúng ta chưa học tới, quý vị đợi nha.

#do như dược thọ: giống như cây thuốc.

#Giới thị sanh tử hiểm đạo tư lương: giới là tư lương. Tư lương bây giờ người ta nói là hành trang, ngày xưa người ta đem lương thực với hành trang đi trên đường, trên con đường sanh tử hiểm đạo, con đường nguy hiểm của sanh tử.

          Như vậy chúng ta cũng đi trên con đường nguy hiểm sanh tử thì chúng ta cũng phải có tư lương. Tư lương là hành trang phải có, đi bằng cách nào? Giới. Không có giới mà quý vị đi trong đường sanh tử nguy hiểm này thì chúng ta đọa lạc mấy hồi. Nếu như chúng ta có hành trang, tức là chúng ta có giới thì dù quý vị đời này không giải thoát, quý vị đời đời kiếp kiếp giữ giới tốt quý vị không đọa lạc ba đường ác và con đường chứng quả Bồ-đề hay con đường ra khỏi sanh tử rất gần.

          Trong Kinh Đại Tập có nói: “Giả sử hủy cấm chế, tất trụ bất thoái địa” tức là giả sử hủy giới, phá giới nhưng chắc chắn vào địa vị bất thoái, sau này đều thành Phật cả, chứng quả hết. Tại vì sao? Quý vị thọ giới vun trồng được chủng tử giải thoát rồi thì dù đời này quý vị không trì được giới nhưng đời sau quý vị được thọ, dần dần sẽ khá hơn. Cho nên tu chỉ cần vào được giống như lúc nãy mở đầu trong Kinh Phạm Võng, khi mình thọ giới được một lần thôi là coi như vào được địa vị của Phật. Đó là nhân để vào địa vị Phật, còn nếu quý vị suốt đời suốt kiếp không chịu thọ giới thì mãi mãi quý vị vẫn là phàm phu. Cho nên muốn ra khỏi dòng sanh tử không có con đường nào khác, cho dù chúng ta niệm Phật mà không giữ giới cũng không ra khỏi sanh tử. Cho nên ít nhiều cũng phải giữ, không giữ được 100% thì cũng phải giữ được 90%, không giữ được 90% thì phải được 80%, 70% chứ không thể nào không giữ chút nào mà có thể ra khỏi sanh tử. Điều đó là vô hữu thị xứ! Như vừa nãy Đại sư Ngẫu Ích có nói là không có đạo lý như thế. Cho nên phải học mới biết được.

          Như vậy, giới ở đây là tư lương là hành trang để đi trên con đường hiểm đạo sanh tử, con đường nguy hiểm sanh tử.

#Giới thị tồi kiết ác tặc khải trượng: chữ #tồi, ai mà đi chùa hay đọc bài kệ “Nam Mô Tồi Tà Phụ Chánh Ủng Hộ Đạo Tràng Chư Tôn Bồ-tát”; chữ #khải trong “phi hoằng thệ khải” là cái áo giáp, cái mũ giáp. Giới là áo giáp, là cái gậy để phá vỡ ác tặc.

Giống như quý vị đi trên đường gặp cướp thì quý vị phải có gậy và áo giáp để chống đỡ họ, cho nên giới cũng giống như thế. 

#Giới thị diệt kiết độc xà lương chú: giới là chú hay để ngăn diệt rắn độc. Chữ #kiết là đông lại, nếu bị rắn độc cắn, quý vị đọc thần chú là không bị đông lại. Như vậy quý vị thoát được độc rắn. Giới cũng vậy, là thần chú để diệt trừ độc rắn. Quý vị thấy hay không?

#Giới thị độ ác nghiệp hạnh kiều lương: giới là cây cầu chính để vượt qua hạnh ác nghiệp.

          Những hạnh ác nghiệp mình làm hồi xưa rồi bây giờ sao mà qua? Bây giờ phải đi qua cầu, qua sông thì phải có cầu. Chữ #kiều là cây cầu; #lương là cái xà của nhà, là trung tâm của cây cầu. Ý nói giới là thanh chính của cây cầu để quý vị đi qua được những dòng sông ác nghiệp lúc trước mình đã làm. Những hạnh ác nghiệp bây giờ mình có giới rồi mình qua được.

           Quý vị thấy không, toàn là những ví dụ hay trích từ Kinh Đại Bát Niết Bàn, không phải đơn giản đâu. Hay như vậy mà mình không biết tận dụng.

Tạm dịch: Giới là lọng che thù thắng của tất cả thiện pháp, như lọng thù thắng ở chỗ trời Đế Thích. Giới có thể vĩnh viễn đoạn dứt tất cả nghiệp ác và ba đường ác, có thể trị lành bệnh độc. Giống như cây thuốc, giới là hành trang trên đường [thoát li] sanh tử. Giới là áo giáp, gậy chống [để] phá vỡ ác tặc. Giới là chú hay để ngăn diệt rắn độc. Giới là cây cầu chính để vượt qua hạnh ác nghiệp.

Cho nên ai nói ngày xưa con tạo quá trời ác nghiệp, bây giờ làm sao? Đây, cây cầu chính để vượt qua hạnh ác nghiệp. Muốn vĩnh viễn đoạn đứt tất cả nghiệp ác và ba đường ác thì quý vị cố gắng giữ giới đi. Cho nên học mình thấy lợi ích vô cùng mà không chịu học. Học đâu có khó đâu, tại gia quý vị có năm giới thôi! Quá dễ rồi. Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chúng tôi nhiều giới quá phát sợ, nghe nói 250 giới Tỳ-kheo tăng, 348 giới Tỳ-kheo-ni. Ôi khó quá, hồi xưa cũng vậy, nghe nói thôi khỏi học. Thực ra giải đãi lười biếng. Học rồi thì sao? Thực ra có bao nhiêu giới đâu. Mai mốt quý vị thọ Bát quan Trai giới có một giới là không đeo tràng hoa, không ướp hương, trang điểm trên thân. Giới đó ở trong Tỳ-kheo-ni chia ra làm 8 giới, cho nên 348 giới thực ra 8 giới gộp vô thành một giới đó thôi quý vị.

Tỳ-kheo-ni không được tự mình thoa hương thơm là một giới, không được bảo Tỳ-kheo-ni khác thoa hương thơm cho mình là hai giới, không được bảo Thức-xoa-ma-na thoa hương thơm cho mình là ba giới, không bảo Sa-di-ni thoa hương thơm cho mình là bốn giới, không bảo người tại gia thoa hương thơm cho mình là năm giới, không bảo người ngoại đạo thoa hương thơm cho mình là sáu giới, còn hai giới nữa Thiện Trang quên rồi nhưng mà tám giới đó đều liên quan đến một giới đó thôi. Có một giới đó nhưng chia nhỏ ra thành tám.

Giống như vọng ngữ cũng vậy, cũng chia ra đại vọng ngữ, tiểu vọng ngữ v.v… rồi nói những lời không tốt, lời thô tục v.v… chia ra thành nhiều giới, chứ thực ra cũng có bây nhiêu giới thôi. Quay qua quay lại cũng không có nhiều giới lắm đâu. Không học thì không biết, học rồi thì thấy cũng ít mà. Không có quá nhiều như mình tưởng tượng, chẳng qua là chia nhỏ ra thôi. Cho nên người xuất gia mà không học giới thì thiệt thòi rất lớn. Mình thấy 250 giới lợi quá trời vì mỗi giới có năm vị thần hộ giới, mình được chia một giới lớn ra nhiều giới, mình được nhiều thần hộ giới hơn nữa. Đã không? Tỳ-kheo-tăng, Tỳ-kheo-ni cũng có lợi đấy chứ. Cho nên không học mà mình cứ nói theo ý mình thì đôi khi rất là tiếc. Mà mình phạm miết rồi, cuối cùng chồng chất các ác nghiệp lên, tu hành không vô định. Hồi xưa mới tu còn vô định, sau dần dần phạm giới nhiều mà không có sám hối, nên tu miết không có vô định gì hết trơn. Đó là quý vị không giữ giới, cho nên thật là đáng thương.

Đại sư Ngẫu Ích hỏi:

問。薩婆多論云。若破重戒。更無勝進。然設在家已受五戒。或受一日一夜八關戒齋。煩惱現前。犯不可悔罪。後求出家。誠心懺悔。還許剃度。并受具否。

Vấn: Tát Bà Đa Luận vân: Nhược phá trọng giới, cánh vô thắng tiến. Nhiên thiết tại gia dĩ thọ Ngũ giới, hoặc thọ nhất nhật nhất dạ Bát quan Trai giới. Phiền não hiện tiền, phạm bất khả hối tội, hậu cầu xuất gia, thành tâm sám hối, hoàn hứa thế độ, tịnh thọ cụ phủ?

Giải:

#Vấn: Hỏi.

#Tát Bà Đa Luận vân: Luận Tát Bà Đa. Bộ Luận này tên đầy đủ là Tát Bà Đa Tỳ Ni Tỳ Bà Sa.

#Nhược phá trọng giới: nếu mà phá giới trọng rồi.

          Giới trọng bữa trước Thiện Trang nói đối với người bình thường có bốn giới trọng. Nói chung tất cả đều có bốn giới trọng, chỉ trừ Tỳ-kheo-ni có 8 giới trọng thôi, còn lại chúng nào cũng có bốn giới trọng hết.

#Cánh vô thắng tiến: #cánh là tuyệt đối, hoàn toàn. Hoàn toàn không có cách nào tiến lên được nữa.

Đây là trong Luận Tát Bà Đa nói nếu mà phá trọng giới thì hoàn toàn không tiến lên được nữa. 

#Nhiên thiết tại gia dĩ thọ Ngũ giới: nhưng mà giả sử người tại gia đã thọ năm giới rồi.

#Hoặc thọ nhất nhật nhất dạ Bát quan Trai giới: hoặc thọ một ngày một đêm Bát quan Trai.

#Phiền não hiện tiền: nhưng bị phiền não hiện ra. Tức là quý vị khởi lên ý niệm dâm dục hay giết người, giết súc sanh v.v… những phiền não đó.

#Phạm bất khả hối tội: phạm đúng tội không thể sám hối luôn, tức là bốn giới trọng.

#Hậu cầu xuất gia: sau này mong muốn đi xuất gia.

#Thành tâm sám hối: thành tâm sám hối.

#Hoàn hứa thế độ: còn có cho phép thế độ không.

#Tịnh thọ cụ phủ?: và thọ giới Cụ túc hay không? Cụ túc là giới Tỳ-kheo.  

Tạm dịch: Hỏi rằng: Trong Luận Tát Bà Đà nói: Nếu phá giới trọng, thì hoàn toàn không tiến lên được. Nhưng giả sử người tại gia đã thọ Ngũ giới, hoặc thọ Bát quan Trai giới trong một ngày một đêm, nhưng phiền não hiện tiền, phạm tội không thể sám hối. Sau mong xuất gia, thành tâm sám hối, vẫn cho xuống tóc, ngay cả thọ giới Cụ túc [được] hay không?

Tức là quý vị phạm một trong bốn giới trọng, Thiện Trang xin nói lại là giết người, phá thai và tợ thai. Thứ hai là trộm cắp mà đến nỗi đất nước phải kết án tử hình hoặc là đuổi ra khỏi đất nước. Thứ ba là quý vị phải phạm tà tâm, đối với người thọ Bát quan Trai một ngày một đêm thì phạm dâm dục. Thứ tư là đại vọng ngữ, quý vị nói tôi đã đắc được niệm Phật Tam-muội, tôi đắc Sơ quả Tu-đà-hoàn, A-la-hán v.v… tôi đắc quả Bồ-tát những tội đó. Mà cũng khó lắm, quý vị nói rồi mà không ai tin thì cũng không phạm giới trọng. Phạm giới nhưng không trọng. Tức là không nặng, không đến nỗi mất giới. Quý vị nói tôi đã chứng Sơ quả Tu-đà-hoàn hay nói tôi đã niệm Phật được Công phu Thành phiến, quý vị nói với người đó nhưng người ta nói: tôi thấy không giống, tôi thấy ông phiền não đầy, bà phiền não đầy, chắc không có. Cho nên là không tin. Không tin thì không phạm giới trọng, vẫn giảm xuống một bậc tội nhẹ hơn. Mai mốt chúng ta học vào thì chúng ta mới biết phạm vào mức nào. Đối với người tại gia có ba mức: nặng, vừa và nhẹ. Đối với người xuất gia thì chia ra nhiều mức, ba mức nhưng chia kỹ ra thì có nhiều mức trong đó, phạm mức độ nào.

Ví dụ quý vị lên giảng pháp, quý vị xưng chứng A-la-hán rồi v.v… bao nhiêu người theo quý vị, đó là tội rất nặng, sau này đọa Địa ngục A Tỳ liền. Nhưng nếu quý vị chỉ nói với số lượng người ít thôi thì nhẹ hơn. Quả báo khác biệt lắm. Tuy là tội nặng nhưng quả báo cũng khác biệt, cho nên việc này chúng ta không học thì chúng ta không biết được. Mình cứ tự đồng nhất hết là không đúng, Phật Pháp không phải như vậy, Phật Pháp rất là kỹ càng. 

Sau mong xuất gia, thành tâm sám hối, vẫn cho xuống tóc, ngay cả thọ giới Cụ túc [được] hay không?

Tức là bây giờ đưa ra câu hỏi, trường hợp này có nhiều người bị lắm, có người hỏi Thiện Trang rồi. Hồi xưa con không biết, con cũng đã thọ Tam quy Ngũ giới rồi, bây giờ nghe pháp của Hòa thượng Ân Sư con cũng muốn đi xuất gia lắm nhưng con thấy mình đã phạm giới tà dâm rồi, bây giờ có đi xuất gia được hay không? Có thọ giới Tỳ-kheo được hay không v.v…

Đó cũng chính là câu hỏi trong Luận Tát Bà Đa đưa ra, trong Luận tát Bà Đa nói nếu phá trọng giới thì không có cách nào tiến lên được nữa. Vậy bây giờ ngũ giới phá, mất trọng giới rồi, phá giới nhẹ thì không sao nhưng ở đây nói phá bốn trọng giới đó thì không tính nữa, bây giờ có được hay không? Ngày xưa thọ giới tại gia mà, bây giờ tiến lên xuất gia thì được không? Để xem Đại sư Ngẫu Ích đáp lại như thế nào:

     答。薩婆多論。自是通途軌式。凡受戒者。皆應專精護持。設有毀犯。便從墮落。豈能更有勝進。至於懺悔。則無罪不滅。乃諸佛格外深慈。必須依經如法行道。極其誠懇。方通一綫。不可視作等閒也。

        Đáp: Tát Bà Đà Luận, tự thị thông đồ quỹ thức. Phàm thọ giới giả, giai ưng chuyên tinh hộ trì. Thiết hữu huỷ phạm, tiện tùng đoạ lạc. Khởi năng cánh hữu thắng tiến. Chí ư sám hối, tắc vô tội bất diệt, nãi chư Phật cách ngoại thâm từ, tất tu y kinh như pháp hành đạo. Cực kỳ thành khẩn, phương thông nhất tuyến, bất khả thị tác đẳng nhãn dã.

        Đáp rằng: Luận Tát Bà Đa, vốn là phép tắc quy cách thông thường. Hễ là người thọ giới, đều phải chuyên tinh hộ trì [giới]. Giả sử có huỷ phạm, liền đoạ lạc theo. Há có thể lại có tiến lên được. Đến với sám hối, thì không có tội nào mà không diệt, là lòng từ sâu sắc đặc biệt của chư Phật, ắt phải nương theo kinh như pháp mà thực hành [sám hối], cực kỳ thành khẩn, mới qua được một đường [đoạ lạc], không thể noi theo làm như thông thường.

#Quỹthức: là phép tắc, # thông đồ: tức là thông thường.

#Thiết: là giả sử; #đoạ lạc: là quý vị  bị rơi xuống luôn.

#Khởi: là từ để hỏi.

#Khởi năng cánh hữu thắng tiến: Bây giờ rơi xuống rồi mà còn đòi tiến lên, phạm giới trọng thì bị rơi xuống rồi làm gì tiến lên làm xuất gia hay là thọ giới Tỳ kheo được nữa. Nên là không được.

# Chí ư sám hối, tắc vô tội bất diệt: là Còn như sám hối thì không có tội nào mà chẳng diệt.

            Ở đây ý nói là về mặt giới thì quý vị không được thọ nữa, thật ra khi quý vị đã phạm bốn giới trọng rồi thì có thọ các giới của Thanh văn cả đời này cũng không đắc nữa, trừ giới Bồ-tát sau này. Giới Bồ-tát thì còn cơ hội đắc. Ở đây nói là quý vị muốn thọ giới để tăng lên nữa thì không được, Ngũ giới tại gia cũng không được. Không được thọ Bát quan trai và thọ tất cả các giới khác. Nhưng quý vị sám hối thì tội nào cũng tiêu diệt chứ không phải là đọa lạc. Không phải là đọa Địa ngục. Nghe nói tội giết người, phá thai, thọ thai thì ngày xưa không biết chẳng hạn, hồi đó thọ Ngũ giới rồi. Nghe nói tội đó nặng đọa Địa ngục với tuổi thọ bằng tầng trời Tứ Thiên Vương, nghe sợ quá! Nhưng trong đó nói: quý vị mất giới nhưng sám hối thì tội nào cũng được tiêu diệt cả. Hãy nhớ là như vậy. Điều này trong thời Phật có một câu chuyện cũng liên quan thì Thiện Trang cũng có giảng rồi.

             Đó là có một vị Tỳ kheo tên là Thiền Na Đề, vì ngài ấy cũng hay tu thiền, thường tu thiền ở trong rừng, tu thiền thì công phu cũng có chút đắc lực, thiên ma thấy khi trong cảnh giới thiền cũng man man xíu chưa sâu lắm, thì thiên ma biến thành người nữ đẹp trong thiền dụ cho khởi tâm, thấy người con gái rất đẹp trước mặt và vị này không kiềm nổi, chạy theo mãi đến chỗ có một con ngựa cái mới vừa mất thì thiên ma biến thế nào đó để cho vị Thiền Na Đề thấy ngựa cái là một cô gái đẹp, nên lúc đó ông cảm thấy như vậy và hành dâm với xác con ngựa cái. Sau khi hành dâm thì lúc đấy mới nhớ ra mình phạm giới mất rồi. Lúc đó rất là tha thiết sám hối, chạy đi và la hét kêu lên “cứu tôi với, cứu tôi với, cướp giặc” hồi xưa gọi tặc là giặc, cướp. Các Tỳ-kheo khác mới nói, ông này chạy mà y áo xốc xếch như vậy thì hỏi tại sao. Thấy ông nói cướp mà có thấy cướp đâu? Tôi đã phạm giới như vậy đó. Phạm giới đó là bị trục xuất khỏi tăng đoàn. Lúc đó các Tỳ-kheo mới nói: “Thôi chúng tôi không biết, ông hãy tìm đến đức Phật đi”. Lúc đó vị này mới chạy một mạch tới nơi của đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Theo nguyên tắc quý vị đã phạm giới như thế rồi thì không được ở trong tăng đoàn nữa. Bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn. Cho nên không được thọ giới nữa. Lúc đó Đức Phật thấy ông ra sám hối với tâm tha thiết như vậy, nên cho phép được ở trong tăng đoàn truyền lại bốn giới trọng nhưng không tính số Tỳ-kheo nữa mà chỉ ở trong Tỳ-kheo nhưng xếp ở sau và như vậy, chỉ được dự hai pháp Yết-ma của Tỳ-kheo, đó là pháp Tự tứ và An cư, còn các pháp truyền giới hay các pháp Yết-ma khác v.v… thì không tính. Đó là trường hợp học hối Tỳ-kheo. Ai mà phạm giới mà trong tích tắc sám hối hoặc là không che giấu quá một đêm nếu sám hối thật sự thì được ở trong Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni. Đối với người tại gia cũng như vậy nhưng đó là trường hợp đặc biệt. Đức Phật nói là để người đó không bị đọa lạc, người đó sám hối sẽ không đọa vào ba đường ác. Cho nên mình phải hiểu sám hối thì diệt hết các tội.

Câu hỏi: Con thưa Thầy, phạm trước khi thọ giới, tội có nhẹ hơn không?

Trả lời: Trước khi thọ giới thì quý vị không phải phạm tội của phạm giới mà quý vị chỉ phạm nghiệp. Nghiệp thì có quả báo nghiệp, cho dù quý vị thọ giới hay không thọ giới mà quý vị tà dâm, sát sanh hay v.v… thì đều có tội nghiệp hết. Nghiệp đó trong đường sanh tử đều có cả. Hoặc quý vị thọ giới thì quý vị tăng phước, còn phạm giới thì thêm một tội nữa là phạm giới. Cho nên trước khi thọ giới, quý vị phạm thì chưa tính là phạm giới. Cho nên sau này không mất giới. Từ khi thọ giới mới tính, còn trước khi thọ giới đều là nghiệp, thì mai này đều đọa lạc cả. Bây giờ sám hối tu hành tốt không đọa lạc thì thôi. Hãy tu đi, niệm Phật, tích lũy công đức quý vị sẽ không đọa lạc, giữ giới không đọa lạc. Cho nên người thế gian họ cứ tưởng tôi không thọ giới thì không phạm. Quý vị không thọ giới mà phạm thì phạm nghiệp, chứ không phải là phạm giới. Nhưng nghiệp thì ai cũng như nhau hết. Còn người thọ nếu giữ được thì công đức, phước báu vô lượng, nếu không giữ được thì thêm một tội nữa, ngoài tội phạm nghiệp thì còn thêm tội là tội phá giới là hai tội. Nên thọ giới thì đừng có để phạm.

#Nãi chư Phật cách ngoại thâm từ: #từ là từ bi, sâu sắc; #cách ngoại là đặc biệt.

         Tức là Phật rất từ bi, không phải phạm rồi là không cứu, cho cứu hết, quý vị sám hối thì tất cả các tội đều diệt.

#Tất tu y kinh như pháp hành đạo: thì cần phải nương theo kinh, như pháp mà tu hành. Quý vị phải làm đúng như vậy thì mới hết tội được. Chứ không thì làm sao hết tội được.

#Cực kỳ hành khẩn: Ở đây ý muốn nói là quý vị tu làm sao mà thật thành khẩn.

#Tuyến: là con đường. Lúc đó mới đi được con đường thông, còn lúc đó sám hối kiểu lơ là không thành khẩn hay không gì hết thì quý vị sám hối cũng không hết tội.

#Bất khả thị tác đẳng nhãn giả: là không thể nói theo như thông thường.

          Cho nên ai mà phạm thì hãy nhớ là phải tu rốt ráo thì mới được, chứ còn sám hối được rồi cứ trơ trơ ra, tu như vậy là không được. Quý vị phạm nhiều thì nhớ cố gắng tu cho mạnh mẽ lên, đời này đới nghiệp vãng sanh, cho dù quý vị phạm tội cỡ nào cũng được, thì quý vị cũng vãng sanh. Nên phải thành khẩn và tu thiết tha, mạnh mẽ chứ còn thông thường thấy người ta giải đãi, mình cũng giải đãi, lười tu, chơi chơi thì không giải quyết được vấn đề đó đâu. Ở đây Đại sư Ngẫu Ích nói như vậy.

         此三歸五戒。約受者自說。而略錄之。若在師前受。金陵華山。杭州昭慶。皆有授居家二眾三歸正範。及五戒正範。流通已久。茲不錄。

         Thử Tam quy Ngũ giới, ước thọ giả tự thuyết, nhi lược lục chi. Nhược tại sư tiền thọ, Kim Lăng Hoa Sơn. Hàng Châu Chiêu Khánh, giai hữu thọ cư gia nhị chúng Quy y Chánh phạm, cập Ngũ giới Chánh phạm, lưu thông dĩ cửu, tư bất lục.

#Uớc thọ giả tự thuyết:tức là quý vị thọ bắt buộc phải tự nói. Hoặc có người dẫn cho nói rồi người thọ phải tự nói.

#Nhi lược lục chi: là những lược ghi điều đó. Ở đây là trong quyển này ghi lược thôi.

#Nhược tại sư tiền thọ:tức là nếu thọ ở trước vị thầy, có thầy truyền.

#Kim lăng hoa sơn: là chùa Hoa Sơn ở Kim Lăng.

#Chiêu Khánh Hàng Châu: tức là tên của chùa là Chiêu Khánh ở Hàng Châu. Hai chùa ở hai nơi.

#Giai hữu thọ cư gia nhị chúng Quy y Chánh phạm: là đều có Chánh phạm, nghi thức truyền Tam quy cho hai chúng tại gia. Tức là chùa đó đều có Chánh phạm, mô phạm, nghi thức để truyền thọ cho hai chúng tại gia về Tam quy.

#Cập Ngũ giới Chánh phạm: tức là nghi thức [thọ] Ngũ giới.

#Lưu thông dĩ cửu: là lưu thông đã lâu, có nghĩa là hai chùa này lưu thông đã lâu rồi.

#Tư bất lục: tức là ở đây không ghi chép lại. Tức là hai nghi thức đó truyền nhiều, người đời biết rồi. Đây là nói bên Trung Quốc, còn Việt Nam mình có nghi thức, ai mà sau này đi xuất gia thì cố gắng mua quyển Giới Đàn Tăng của Hòa thượng Thích Thiện Hoà, quý vị tìm hoặc trên mạng cũng có, chỉ người xuất gia thôi, người cư sĩ không nên dùng quyển đó vì có nhiều phép Yết-ma v.v… mình không được đọc nên không được coi. Nếu coi thì phải tránh phép Yết-ma ra, học coi qua cho biết cũng được nhưng không sử dụng được vì trong đó có những phép Yết-ma v.v… mình không được coi. Đó là nghi thức được truyền thọ tại Việt Nam, quý vị dùng nghi thức đó là được rồi, còn bên Trung Quốc có nhiều nghi thức thì cách nào cũng được nhưng chúng ta ở Việt Nam có dùng quyển đó, gọi là Giới Đàn Tăng hoặc Giới Đàn Ni, hai quyển đó tương tự nhau để truyền thọ Tam Quy Ngũ Giới v.v… Thiện Trang cũng dùng nghi thức đó, ở Việt Nam hầu như các chùa cũng dùng nghi thức đó, có một số người không biết truyền tùm lum hết, đó là người ta không biết nên người ta truyền không đúng.

Tạm dịch: Tam quy Ngũ giới này, bắt buộc người thọ tự nói, nhưng lược ghi điều đó. Nếu thọ ở trước thầy, thì chùa Hoa Sơn ở Kim Lăng, và chùa Chiêu Khánh ở Hàng Châu, đều có Chánh phạm (*nghi thức) truyền Tam quy cho hai chúng tại gia, và nghi thức [thọ] Ngũ giới, lưu thông đã lâu, [nên] ở đây không chép lại.

又據正範。若在長老比邱所受。依範全用。若是比邱未任方丈。或二三同修。或自獨處。或比邱尼。式叉尼。沙彌。沙彌尼。偶有善信。發心求受三歸。或求受五戒者。只須從開導與之受歸受戒。及發願而已。餘儀不必全用。或依此略錄亦可。

Hựu cứ Chánh phạm, nhược tại trưởng lão Tỳ-kheo sở thọ, y phạm toàn dụng. Nhược thị Tỳ-kheo vị nhậm phương trượng, hoặc nhị tam đồng tu, hoặc tự độc xứ, hoặc Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ni, Sa-di, Sa-di-ni, ngẫu hữu thiện tín, phát tâm cầu thọ Tam quy, hoặc cầu thọ Ngũ giới giả. Chỉ tu tùng khai đại dữ chi thọ quy thọ giới, cập phát nguyện nhi dĩ, dư nghi bất tất toàn dụng, hoặc y Tỳ Ni lục diệc khả.

#Hựu cứ Chánh phạm: thêm nữa căn cứ vào nghi thức.

#Nhược tại trưởng lão Tỳ-kheo sở thọ: nếu quý vị được thọ ở nơi vị trưởng lão Tỳ-kheo tức là vị Tỳ-kheo lâu năm, tuổi hạ lớn, đức độ lớn.

#Y phạm toàn dụng: tức là nương theo nghi thức đó mà dùng hết tất cả, các nghi thức đó đầy đủ.

#Nhược thị Tỳ-kheo vị nhậm phương trượng: Nếu quý vị thọ với người Tỳ-kheo chưa nhận được chức Phương trượng, tức là mới ở trong chùa thôi chứ chưa đến mức độ Phương trượng. Hồi xưa Phương trượng lớn lắm, bây giờ cũng không hẳn, bây giờ người bình thường cũng làm Phương trượng được rồi, nhận chùa là thành Phương trượng rồi. Mà chưa có đức độ lớn, ở đây ý nói chưa có đức độ lớn lên hàng trưởng lão.

#Hoặc nhị tam đồng tu: hoặc hai ba người, nói chung là nên dùng hai ba người để truyền, hoặc là những người chưa đến hàng trụ trì v.v…

#Hoặc tự độc xứ: hoặc ở nơi có một mình, vị thầy Tỳ-kheo đó có một mình, không có ai hết.

#Hoặc Tỳ-kheo-ni: hoặc một người Tỳ-kheo-ni.

#Thức-xoa-ni: tức là Thức-xoa-ma-na hay Thức-xoa-ma-ni, là một người, một cô.

#Sa-di, Sa-di-ni: người thọ Sa-di hoặc Sa-di-ni cũng được.

#Ngẫu hữu thiện tín: ngẫu nhiên, bất chợt có một người nào niềm tin tốt lành.

#Phát tâm cầu thọ Tam quy: họ phát tâm cầu thọ Tam quy.

#Hoặc cầu thọ Ngũ giới giả: hoặc là người mong cầu thọ Ngũ giới. Ở đây ý nói là bây giờ người có tín đồ, người ta thấy, người ta muốn thọ Tam quy Ngũ giới.  

#Chỉ tu tùng khai đại dữ chi thọ quy thọ giới: thì chỉ cần bắt đầu từ chỗ khai đạo, phần truyền thọ Tam quy và truyền thọ Ngũ giới thôi, còn nghi thức đầu thì thôi bỏ qua.

#Cập phát nguyện nhi dĩ: và thêm đoạn nữa là phát nguyện. Quý vị thấy truyền thọ ít nhất là phải có đoạn này. Phải có khai đạo, phải có nghi thức truyền Tam quy, truyền Ngũ giới và phát nguyện của người thọ. Chúng ta theo dõi bữa hôm trước Thiện Trang truyền thì nghi thức khá đầy đủ.

#Dư nghi bất tất toàn dụng: còn những nghi thức khác thì không cần phải dùng hết, tất nhiên dùng hết cũng được nhưng không cần.

#Hoặc y Tỳ Ni lục diệc khả: hoặc y vào Tỳ Ni này mà tiết ra, lấy ra một ít cũng có thể được, có nghĩa là không cần phải theo nghi thức đó, mà theo trong bộ Tỳ Ni tức là bộ giới luật trích ra trong luật tạng cũng được. Đây là nói cho người xuất gia thôi, không nói cho quý vị.

Tạm dịch: Thêm nữa căn cứ vào nghi thức [truyền thọ], nếu được thọ ở nơi Trưởng lão Tỳ-kheo, thì dùng toàn bộ theo nghi thức [đó]. Nếu là Tỳ-kheo chưa đảm nhiệm địa vị Phương trượng, hoặc hai ba đồng tu, hoặc chỗ chỉ một mình, hoặc Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ni, Sa-di, Sa-di-ni, tình cờ có vị thiện tín, phát tâm cầu thọ Tam quy, hoặc cầu thọ Ngũ giới, thì chỉ cần [theo nghi thức] bắt đầu từ khai đạo đến thọ Tam quy thọ Ngũ giới, và phát nguyện mà thôi. Những nghi thức khác không cần dùng hết, hoặc nương theo sự ghi chép trong Giới luật cũng được.

        Ở đây nói tối thiểu là phải như thế, nhiều khi bây giờ nhiều người đồng tu cũng không biết, thấy Hòa thượng [Tịnh Không] truyền Tam quy y, đó là cách đọc Tam quy y trong mỗi bài giảng để nhắc lại thôi, chứ không phải truyền Tam quy y như thế. Nhiều khi không học Giới luật, Thiện Trang thấy có người làm rồi, có người thiện tín tới tức là người có lòng tin tốt lành tới muốn thọ Tam quy, thì người ta cũng đọc y như Hòa thượng, rồi nói thọ Tam quy rồi. Như vậy là không đúng, phải có nghi thức khai đạo, phát nguyện, phải đọc, phải hướng dẫn cho người ta rồi bắt đầu truyền thọ, ít nhất phải có mấy nghi thức đơn giản, ít nhất là như vậy, còn không phải làm dài, mà càng nên làm dài thì càng tốt. Làm dài để A-lại-da thức của họ lưu được chủng tử tốt lành, lưu được càng mạnh thì giới của họ càng tốt, họ mới đắc giới. Đắc giới hay không là do mình, mình có tâm chí thành mới đắc. Người thọ đó thật lòng phát tâm mạnh, và lễ đó trang nghiêm, làm tốt, làm mà thấy cảm động thì người ta sẽ đắc giới, đắc giới thì người ta sẽ được lợi ích, có vô tác giới thể, từ đó tu được lợi ích, còn nếu không thì không đắc được giới.

Chúng ta phải học theo Giới luật, chúng ta nói đắc giới theo Giới luật, chứ không phải nói theo cách bên Thiền tông không quan trọng đắc giới v.v… Chúng ta học Giới luật, chúng ta phải nói theo đúng Giới luật, Giới luật như thế nào thì mình nói như thế để đắc giới thể. Ví dụ như người đó đắc giới thể được thì người ta đỡ bớt rất nhiều, tối ngủ họ nhớ họ mơ, hoặc như khi làm việc gì dễ phạm giới thì ngăn lại không phạm. Đó là nhờ truyền thọ đúng như pháp. Cho nên cũng rất quan trọng, đừng khinh thường, đừng nghĩ là học nhiều rồi chấp tướng, không chấp tướng đó là cao. Sau này thì mới được, mới đầu không học Tiểu thừa mà học Đại thừa thì quý vị thường bị chứng bệnh đó, quý vị sẽ bỏ hết các nghi thức, quý vị nói chấp tướng thế này thế kia, cuối cùng quý vị tu trên mây, nhưng chân quý vị nằm ở dưới mặt đất, cuối cùng cả đời quý vị khó mà thành tựu. Cho nên phải bắt đầu như chúng ta học Tam quy y, có Tạng Thông Biệt Viên, phải từ Tạng trước rồi vô Thông rồi Biệt Viên. Chưa gì bay vô Viên, chưa có Tạng, tức là không quy hình tướng gì hết, đó là sai lầm.

    既三歸五戒。當發慈心。愍念眾生。及厭世無樂。故進之以厭離經。

Ký Tam quy Ngũ giới, đương phát từ tâm, mẫn niệm chúng sanh, cập yểm thế vô lạc, cố tấn chi dĩ yểm ly kinh.

#Ký Tam quy Ngũ giới: đã thọ Tam quy Ngũ giới.

#Đương phát từ tâm: phải phát tâm từ.

#Mẫn niệm chúng sanh: phải thương xót chúng sanh, nghĩ nhớ đến chúng sanh. Chứ quý vị thọ Tam quy rồi mà quý vị không nghĩ nhớ đến chúng sanh, đây là sai lầm nhiều nhất, rất nhiều đồng tu đã thọ Tam quy Ngũ giới rồi nhưng không phát tâm từ gì hết, không nghĩ nhớ đến chúng sanh, toàn nghĩ nhớ đến gia đình, con cái trong nhà, suốt ngày cầu v.v… cho nên sai từ đầu. Đại sư Ngẫu Ích nói quý vị thọ Tam quy Ngũ giới rồi thì phải phát tâm từ thương xót chúng sanh.

#Cập yểm thế vô lạc: chán thế gian này không có gì đáng vui. Đọc là yểm thế hoặc yếm thế [đều được], nhưng đọc yếm thế không hay.

#Cố tấn chi dĩ yểm ly kinh: cho nên tiến lên con đường chán ngán mà xuất ly sanh tử. Mới thọ Tam quy Ngũ giới, quý vị phải có tâm như vậy, đầu tiên là phải từ tâm để mà thương xót nghĩ nhớ chúng sanh. Rồi sau đó đối với thế gian này phải có tâm chán ngán xa lìa, coi thế gian này chẳng có gì đáng vui đâu, chứ quý vị thọ Tam quy Ngũ giới rồi mà quý vị có làm được như vậy không hay vẫn ham thế gian, vậy thì phước báu đó, công đức thọ đó không viên mãn, có nhưng không viên mãn. Cho nên nhiều người ngay cả thọ Tam quy Ngũ giới làm không đúng vì không học, không có ai dạy, không có ai chỉ, nên ngay bước đầu tiên mình đã sai, mà bước đầu tiên đã đi hướng sai rồi thì như con đường phải đi lối này mà quý vị vì không có ai chỉ, quý vị đi lối kia lội vô trong ruộng. Nên con đường tu của quý vị chướng ngại chông gai vì đường thẳng không chịu đi, đường quốc lộ người ta mở ra, đi lối đó là ra đường nhựa rồi, một chút nữa là ra đường đi phăng phăng. Mình thì cũng đi, mình cũng nhắm hướng Tây, về Tây Phương nhưng mà mình đi vô ruộng vườn người ta cho nên cây cối chắn ngang, gọi là đường đi qua có lắm chông gai cỏ dại, lại thêm có nhiều hố sâu, rồi lại đi thêm lắm sình lầy, nhiều rừng núi, nhiều thác ghềnh vì mình đi sai đường. Cho nên tu hành chướng ngại trùng trùng, sau này tu một thời gian, thôi thầy ơi, con thấy chán ngán quá, con tu không nổi, nhiều nghiệp chướng vì sai, ban đầu chỉ cho phương pháp thọ Tam quy rồi, Ngũ giới rồi, quý vị phải phát tâm từ, nghĩ nhớ đến chúng sanh, muốn độ thoát chúng sanh, rồi sau đó quý vị phải phát tâm yểm ly thế gian này không có gì đáng để vui mà xuất ly sanh tử.

Quý vị thấy ai thọ Tam quy làm được vậy, thọ Tam quy Ngũ giới thì nhiều người thọ lắm rồi nhưng không có tâm này. Đầu tiên vẫn tự tư tự lợi, vẫn nghĩ ôi con thọ Tam quy Ngũ giới để đời sau được cõi người, con nghe nói Quy y Phật bất đọa Địa ngục, Quy y Pháp bất đọa Ngạ quỷ, Quy y Tăng bất đọa Bàng sanh, nghe đã quá, con thọ liền. Nghe nói thọ Ngũ giới được phước báu vô lượng, đời sau được làm người, tiếp tục thọ, chứ có mẫn niệm chúng sanh đâu, rồi sau đó đâu có yểm ly thế gian, vẫn ham thế gian quá trời, suốt ngày sợ ông chồng mình bỏ đi theo bà khác, sợ con mình không lấy được gia đình chồng tốt v.v… toàn sợ như vậy nên toàn tâm thế gian. Nên ngay bước đầu tiên Tam quy Ngũ giới không được, làm sau bước thêm bước tiếp theo tốt lành được. Như lúc nãy Thiện Trang nói quý vị đã đi vô đường sai rồi thì bắt đầu đi thời gian có người gỡ ra cho quý vị, quý vị lỡ lội vô trong rừng, trong sình rồi, giờ phải tẩy tẩy, kéo chân quý vị lôi ra, giờ chúng ta đang kéo quý vị ra dần. Ra để đi cho đúng đường, lên đường quốc lộ đi cho ngon, còn bây giờ quý vị đang đi vô trong lùm cây nào rồi, đi hết thông rồi, thậm chí đi vô con đường cụt mất rồi. Tu vài năm thậm chí có người không phải đi vô đường cụt mà rớt xuống vực thẳm chết luôn rồi, đó là phá giới đọa lạc rồi, nên bước đầu học Phật rất quan trọng, bước đầu phải gặp thầy tốt, phải gặp minh sư chỉ đường.

Cho nên có bộ Kinh A Nan Vấn Sự Phật Kiết Hung, là Tôn giả A Nan hỏi về sự thờ Phật, tu theo Phật thì có quả báo tốt lành xấu ác như thế nào, gọi là vấn Phật sự kiết hung chứ không phải A Nan hỏi Phật việc tốt xấu, người ta dịch sai tựa đề đó, dịch ra phải là A Nan hỏi về việc tốt xấu khi tu học, phụng thờ Phật có quả báo như thế nào. Trong đó Phật mới dạy cho từng căn bản, mới đầu phải tìm minh sư, minh sư mới xuất cao đồ được, thầy giỏi thầy tốt mới ra học trò tài năng được, mình vô tà sư thì khó mà xuất cao đồ lắm, chỉ có tà đồ thôi. Cũng là minh sư, nhưng chữ minh trong tối, chứ không phải minh trong sáng thì xuất u đồ, vì người ta chỉ không đúng đường, người ta chỉ mà mình cứ đi vòng vòng miết trong đống ruộng đống vườn người ta, có ra được đâu. Còn nếu mà có thầy giỏi thì chỉ đường nào, mỗi bước đi là mỗi bước trên đường giải thoát giác ngộ, mỗi bước đi là mỗi bước thanh thoát thênh thang, tu vài năm phước báu có, tu vài năm đúng đường rồi. Cho nên mặt mày sáng ra, phiền não bớt đi, tu đúng là như vậy đó. Còn tu một hồi phiền não đầy rẫy, quý vị có thể tu thế nào không biết nhưng phiền não càng nhiều thì quý vị tu sai rồi, nói trắng ra như vậy. Hãy xem xét trí huệ mình tăng lên, tu là công phu ở chỗ trí huệ tăng, định lực mình được thể hiện ở chỗ khi gặp sóng gió cuộc đời, khi gặp bất cứ việc gì mình nhẫn chịu nhẹ nhàng. Còn tu gì đâu mà không có tu, thật ra là không tu mới gặp nghịch cảnh, gặp cái này, phiền não đầy rẫy. Thật ra quý vị thi không đủ bài thi, có gì phiền não đâu, thế gian này là giả, trong đoạn này nói, quý vị nghe rõ thế gian này không có gì đáng vui nên sanh tâm yểm ly ra, thoát ra. Có gì đâu, biết thế gian này là như vậy rồi thì có gì đâu mà buồn nữa, cho nên thật sự mà nói ngay cả Tam quy, bắt đầu Tam quy Ngũ giới làm chưa được, học Phật nói là phước báu vô lượng, đúng rồi, nhưng mình được bao nhiêu trong cái vô lượng đó, một phần vô lượng thì ít quá, hai phần vô lượng cũng ít quá, thôi cố gắng lấy nhiều nhiều, bao giờ được vô lượng của vô lượng mới tốt.

Tạm dịch: Đã thọ Tam quy Ngũ giới, thì phải phát tâm từ, thương xót chúng sanh, và chán thế gian không gì đáng vui, cho nên tiến đến con đường yểm li.

Tức là mình hãy phát tâm ra khỏi thế gian, chứ không phải thọ Ngũ giới Tam quy cho vui.

          三歸五戒慈心厭離功德經(出龍藏善字函)陳增

Tam Quy Ngũ Giới Từ Tâm Yểm Ly Công Đức Kinh (Xuất Long Tạng Thiện Tự Hàm Trần Tăng)

Tạm dịch: Kinh Công Đức Của Tam Quy Ngũ Giới Từ Tâm Yểm Ly (Trần Tăng trích từ Bộ Thiện Tự của Long Tạng)

        Ở đây trích một bộ Kinh là Tam Quy Ngũ Giới Từ Tâm Yểm Ly Công Đức Kinh, tức là Kinh Công Đức của Tam Quy Ngũ Giới và Từ Tâm Yểm Ly. Quý vị nếu phát được tâm giống như trên, quý vị thọ Tam quy Ngũ giới, quý vị có tâm từ bi, có tâm yểm ly như trên thì công đức như thế nào, Đại sư Ngẫu Ích rất từ bi, ngài giới thiệu bộ Kinh này.

#Xuất Long Tạng Thiện Tự Hàm: trích ra từ trong bộ Long Tạng là Đại tạng Kinh Càn Long, mà trong bộ đó gọi là bộ Thiện Tự. #Hàm là bộ. Trong đó có một bộ Kinh nói về phát tâm thọ Tam quy Ngũ giới thì quý vị có công đức như thế nào, quý vị có tâm từ bi với chúng sanh thì có được công đức thế nào. Và quý vị phát tâm yểm ly thì có công đức như thế nào? Chúng ta sẽ đọc bộ Kinh này.

     失譯人名今附東晉錄

Thất dịch nhân danh kim phụ Đông Tấn lục.

#Thất dịch nhân danh: là mất tên người dịch, truyền lâu rồi nên mất.

#Kim phụ Đông Tấn lục: nay phụ thêm phần ghi chép của thời Đông Tấn. Nói chung dịch lâu quá rồi cho nên truyền hoài người ta quên ghi lại tên người dịch nên dịch sang tiếng Hán mất tên người dịch.

Tạm dịch: Mất tên người dịch, nay phụ thêm [phần] ghi chép của thời Đông Tấn.

    聞如是。一時佛在舍衛國。祇樹給孤獨園。佛為阿那邠邸長者。說過去久遠有梵志。名毗羅摩。饒財多寶。

Văn như thị, nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên, Phật vị A Na Bân Để Trưởng giả, thuyết quá khứ cửu viễn hữu Phạm chí, danh Tỳ La Ma, nhiêu tài đa bảo.

#Văn như thị: tức là như thị ngã văn, bộ này viết ngắn thôi, là nghe như thế này. Tức Tôn giả A Nan tôi nghe như thế này.

#Nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc: một thuở nọ đức Phật ở tại nước Xá Vệ, là một nước lớn, một trong mười sáu đại quốc của Ấn Độ.

#Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên: #Kỳ là tên của Thái tử Kỳ Đà. #Thọ là cây. Cây của Thái tử Kỳ Đà. #Viên là vườn. Vườn của ông Cấp Cô Độc. Ở đây giống Kinh A Di Đà. Đồng tu tu lâu năm là biết Kinh A Di Đà cũng như vậy: Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên. Sẵn tiện ở đây, chúng ta nói một chút, Xá Vệ quốc là nước Xá Vệ nhưng Kỳ thọ Cấp Cô Độc là cái vườn của ông Cấp Cô Độc, có một Thái tử tên là Kỳ Đà là con trai của vua Ba Tư Nặc. Vua Ba Tư Nặc là một vị vua nước lớn, Thái tử Kỳ Đà rất hiền thiện, hay làm việc lành, có một mảnh vườn. Ông Cấp Cô Độc rất giàu sang, nhân đức Phật và chư Tăng đến mùa an cư, ông muốn xây dựng một khu Tịnh xá, thấy vườn ông Thái tử Kỳ Đà tốt nhất nên muốn hỏi mua vườn. Ông có cái vườn đó bán cho tôi đi, ý là như vậy, ông Cấp Cô Độc giàu có lắm, cho nên hỏi Thái tử Kỳ Đà bán. Thái tử Kỳ Đà thì nhiều tiền lắm, đâu có thiếu tiền, nên ông nói tôi không bán nhưng mà nói vậy cũng kì, nói là tôi chỉ bán khi nào ông đem hết vàng nhà ông trải hết vườn của tôi thì tôi sẽ bán. Ông nói như vậy là ông Cấp Cô Độc thua rồi vì vàng đâu mà nhiều như vậy, làm gì mà trải hết vườn được. Nhưng ai ngờ ông Cấp Cô Độc nhiều tiền, nhiều vàng quá, ông về mở kho báu đem vàng ra lót một hồi gần hết khu vườn, còn thiếu một chút nữa nhưng hết vàng rồi. Lúc đó Thái tử Kỳ Đà cười nói tôi tưởng ông nhiều tiền lắm nhưng may quá ông cũng hết tiền, hết vàng để lót rồi. Ông Cấp Cô Độc mới nói rằng không phải, tôi thấy còn có miếng đất đó thôi, tôi nghĩ tôi còn nhiều kho vàng lắm, nhưng còn miếng đó nên tôi đang suy nghĩ là nên lấy từ kho vàng nào để đủ tới trải ở đây, chứ chở chi nhiều tới nữa rồi dư.

Hồi xưa vàng nhiều như vậy tại vì phước báu thời đó có, còn bây giờ phước báu không có, vàng ẩn mất rồi. Trong Kinh nói thời chúng sanh càng vào thời Mạt pháp, vàng bạc những vật báu quý theo kiếp giảm, tuổi thọ con người giảm thì vàng bạc cũng biến mất hết, biến mất sạch, dần dần ẩn hết. Còn sau này khi tuổi thọ con người 10 tuổi, quý vị biết thứ quý nhất là hạt lúa, cất ở trong rương, còn người lúc đó ăn bông cỏ thôi, các loại lúa ngũ cốc cũng không có để ăn, cho nên càng ngày về sau càng khổ. Quý vị để ý bây giờ dầu mỏ dần dần khai thác sạch hết rồi, vàng dần dần ẩn mất, phước báu chúng sanh không có, cho nên càng về sau càng khổ, còn thời đó phước báu lớn, ông Cấp Cô Độc dư tài sản luôn. Nói như vậy, ông trải [vàng] đủ hết, thì theo lời hứa ông Thái tử Kỳ Đà phải bán vườn bằng số vàng đó. Nhưng Thái tử Kỳ Đà thắc mắc tại sao ông làm việc gì cần mà bỏ ra số tiền nhiều như vậy, vàng nhiều như vậy để mua mảnh vườn này. Ông Cấp Cô Độc mới nói là: “Tôi nói thật với anh. Tại vì tôi muốn mua mảnh vườn này để cúng dường cho đức Thế Tôn và Tăng đoàn, phước báu vô lượng cho nên tôi cúng dường”. Lúc đó ông Thái tử Kỳ Đà nói: “Ô, vậy hả? Vậy là tôi cũng phải cho tôi ít phần, vậy vườn này chia một nửa, bây giờ tôi chỉ lấy một nửa số vàng này thôi, còn lại ông đem về nửa số vàng, tôi với ông đều cúng dường cho Phật và Tăng đoàn”. Nhưng ông Cấp Cô Độc không chịu vì phước báu tôi phải lấy, ông hứa rồi, hứa là phải bán hết cho tôi, bây giờ tôi trả đủ tiền rồi tôi lấy. Thái tử Kỳ Đà rất thông minh, nghĩ ra, được rồi, tôi có nói là bán vườn cho ông, nhưng chưa nói là bán cây cho ông, cho nên cây trong vườn này của tôi, ông không được lấy. Quý vị thấy, hợp đồng này ai học luật sư thì biết, nên khi bán đất bán vườn là phải kí rõ ràng tất cả tài sản trong vườn đó nữa, chứ không người ta di chuyển mất. Trong hợp đồng không kĩ, có nhiều người đến chặt cây, đem bứng cây mất tiêu. Ông Thái tử Kỳ Đà mới bắt chỗ đó, rồi nói tiếp, nhưng thôi, ông yên tâm! Tôi sẽ cúng các cây trong vườn này cho đức Phật và Tăng đoàn, cho nên từ đó trở đi mới cúng dường như vậy, nên từ đó mới nhắc đến vườn đó. Đó là vườn của ông Cấp Cô Độc, nhưng cây của Thái tử Kỳ Đà, cho nên mới đọc là Kỳ thọ (Kỳ là Kỳ Đà, thọ là cây, cây của Thái tử Kỳ Đà), Cấp Cô Độc viên (là vườn của ông Cấp Cô Độc). Thật ra ông Cấp Cô Độc không phải là tên Cấp Cô Độc, ông tên là Tu Đạt, là ông mà quý vị thấy ở các chùa miền Bắc có tượng ông nông dân, đó là Trưởng giả Tu Đạt. Ông được gọi là Cấp Cô Độc vì ông hay bố thí cho rất nhiều người cô độc như trẻ em nghèo đi lang thang cơ nhỡ v.v… không có cha mẹ, ông nuôi dưỡng trên đó, cho nên có danh hiệu là Cấp Cô Độc. Quý vị thấy câu chuyện hay, đó là Kinh A Di Đà với Kinh này học giống nhau, hồi xưa giờ cứ nghe Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên, cho nên chúng ta học một Kinh thông là tất cả các Kinh thông, học qua bên này đi qua bên kia, bữa sau mở Kinh A Di Đà hỏi người ta Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên là gì người ta không biết. Đi chùa mấy chục năm không biết, mình học mỗi bữa giới luật này mà mình biết rồi. Còn có nhiều câu chuyện hay nữa nhưng thôi, mình kể tới đó thôi, để mình vô học tiếp chứ không mình kể thêm một câu chuyện Trưởng giả Cấp Cô Độc với Thái tử Kỳ Đà là hết thời gian. Thiện Trang xin giới thiệu sơ sơ một chút về Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên.

#Phật vị A Na Bân Để Trưởng giả: Phật vì một vị Trưởng giả tên là A Na Bân Để.

#Thuyết quá khứ cửu viễn hữu Phạm chí: đức Phật nói một bài pháp cho ông Trưởng giả A Na Bân Để, nói rằng về thời quá khứ lâu xa có một vị Phạm chí. Phạm chí là một người có chí hướng rất tuyệt vời.

#Danh Tỳ La Ma: tên là Tỳ La Ma. Tức là trong đời quá khứ xa xưa có một vị Phạm chí tên là Tỳ La Ma.

#Nhiêu tài đa bảo: nhiều tài sản, nhiều của báu. #Nhiêu là nhiều. #Đa cũng là nhiều. Hay chúng ta nói là nhiều tải sản châu báu, tức là ông đó giàu lắm. Trong quá khứ xa xưa có một ông Phạm chí là người có chí Phạm thiên, có chí tốt lành, chứ không phải ông Trưởng giả giàu có, mấy vị bây giờ gọi là đại gia, thương gia chưa phải là Phạm chí vì không có chí. Phải có tâm giống như ông chủ tịch Bill Gate, ông cứu người mới gọi là Phạm chí. Chứ còn giàu mà không có chí, không giúp đời v.v… thì không có tính gọi là Phạm chí. 

 Tạm dịch: Nghe như thế này, một thuở nợ đức Phật ở tại nước Xá Vệ, nơi vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của Thái tử Kỳ Đà, đức Phật vì ông Trưởng giả A Na Bân Để, mà giảng quá khứ lâu xa có vị Phạm chí, tên là Tỳ La Ma, có nhiều tài sản châu báu.

若布施時。用八萬四千金鉢。盛滿碎銀。八萬四千銀鉢。盛滿碎金。復以八萬四千金銀澡罐。復以八萬四千牛。皆以金銀覆角。

         Nhược bố thí thời, dụng bát vạn tứ thiên kim bát, thình mãn toái ngân; bát vạn tứ thiên ngân bát, thình mãn toái ngân; phục dĩ bát vạn tứ thiên kim ngân tháo quán; phục dĩ bát vạn tứ thiên ngưu, giai dĩ kim ngân phú giác;

Giải:

#Nhược bố thí thời: là khi bố thí, ông Trưởng giả Phạm Chí tên là Tỳ La Ma.

#Dụng bát vạn tứ thiên kim bát: ông ta dùng bố thí mà dùng nhiều lắm quý vị, #kim bát là bình bát bằng vàng, ông dùng 84.000 bình bằng vàng.

#Thình mãn toái ngân: Chữ 盛 này đọc là thình, chứ không phải thịnh, thình là đựng, đọc thịnh là thịnh của thịnh xuy. Thình mãn toái ngân là đựng đầy: bạc nhỏ; chữ #toái là trong “thân tâm tồi toái”, trong Kinh Vô Lượng Thọ chúng ta có “thân tâm tồi toái”, toái là nhỏ nhỏ, vụn vụn. Tức là ông lấy 84.000 chiếc bình bát bằng vàng và ông đựng đầy bạc nhỏ trong đó, có nghĩa là bây giờ lấy bình bát thì bằng vàng mà đựng bạc nhỏ tới 84 ngàn.

#Bát vạn tứ thiên ngân bát: lại dùng 84 ngàn bình bát bằng bạc.

#Thình mãn toái Kim: lại đựng đầy những viên vàng nhỏ. Tức là bây giờ có hai loại bình bát: một cái bình bát là toàn bằng vàng thì đựng bạc nhỏ, trong đó bỏ bạc nhỏ bỏ vô; rồi lại 84.000 lại bình bát thì bằng bạc lại đựng vàng, đựng đầy vàng trong đó nhiều dữ vậy. Quý vị thấy ông đó giàu dữ vậy, bây giờ mình mà được như vậy chắc giàu nhất thế gian.

#Phục dĩ bát vạn tứ thiên kim ngân tháo quán: #tháo là rửa tay; #quán là bồn chậu; như vậy là dùng 84 ngàn chậu rửa tay bằng vàng bạc đựng nước rửa tay.

#Phục dĩ bát vạn tứ thiện ngưu: #ngưu là bò, thủy ngưu mới là trâu, còn đây là bò. Như vậy dùng 84 ngàn con bò.

#Giai dĩ kim ngân phú giác: đều lấy vàng bạc mà phủ lên cái sừng của nó. Vàng bạc ông này nhiều quá. Ông lấy 84.000 con bò mà cũng chất đầy vàng lên sừng của nó nữa.

Tạm dịch: Nếu lúc bố thí, thì dùng 84 ngàn bình bát bằng vàng, đựng đầy bạc nhỏ; 84 ngàn bình bát bằng bạc, đựng đầy vàng nhỏ; lại dùng 84 ngàn bồn chậu rửa tay làm bằng vàng bạc; lại dùng 84 ngàn con bò, đều lấy vàng bạc mà che lên sừng;

    復以八萬四千玉女。莊嚴具足。復以八萬四千臥具。眾綵自覆。復以八萬四千衣裳。復以八萬四千象馬。皆以金銀鞍勒。復以八萬四千房舍布施。復於四城門中布施。隨其所欲。皆悉與之。復以一房舍施招提僧。

        Phục dĩ bát vạn tứ thiên ngọc nữ, trang nghiêm cụ túc; phục dĩ bát vạn tứ thiên ngọa cụ, chúng thải tự phú; phục dĩ bát vạn tứ thiên y thường; phục dĩ bát vạn tứ thiên tượng mã, giai dĩ kim ngân yên lặc; phục dĩ bát vạn tứ thiên phòng xá bố thí; phục dĩ tứ thanh môn trung bố thí. Tuỳ kỳ sở dục, giai tất dữ chi; phục dĩ nhất phòng xá thí Chiêu-đề tăng.

Giải:

#Phục dĩ bát vạn tứ thiên ngọc nữ trang nghiêm cụ túc: lại tiếp tục lấy ra 84.000 cô gái đẹp, ngọc nữ là người nữ mà còn trong trắng, đầy đủ trang nghiêm mà lại còn rất đẹp. Ý nói là đem những người đó ra để mà dâng cúng thì phải nhờ mấy người đẹp giống như người mẫu để tặng cho người ta, chứ không phải xấu xấu mà tặng; tặng là tặng đồ đạc nhưng mà dùng người nữ để tặng. Giống như bây giờ mấy công ty bất động sản hay ngân hàng tuyển người đẹp đem về để cho đẹp mắt thì ông này cũng nhiều người nữ, ngọc nữ luôn, không phải đơn giản.

#Phục dĩ bát vạn tứ thiên ngọa cụ chúng thải tự phú: chữ #thải này có nghĩa là tơ lụa nhiều màu sắc, tức là tơ lụa rất đẹp. Tức là lại dùng 84.000 đồ để nằm ngồi, lót xuống để nằm ngồi; #ngọa cụ tức là để nằm ngồi, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni hay người nào cũng ngồi nằm như bồ đoàn. Chỗ nằm giống như bây giờ mình có da đệm đó mà đều được trang trí, được làm toàn bằng nhiều tơ lụa, nhiều màu sắc tốt đẹp để mà phủ lên đó, tức là may cái viền bên ngoài, cái vỏ đó toàn là đồ đẹp.

#Phục dĩ bát vạn tứ thiên y thường: lại dùng 84 ngàn quần áo, chữ #thường là quần, chữ kia là áo. Tức là dùng 84 ngàn bộ quần áo.

#Phục dĩ bát vạn tứ thiên tượng mã: lại dùng thêm 84.000 con ngựa với con voi.

#Giai dĩ kim ngân yên lạc: tức là đều lấy vàng bạc mà treo lên lưng của chúng; #Yên  là cái yên; #Lạc là buộc lên; buộc vàng bạc lên cho con ngựa với con voi.

#Phục dĩ bát vạn tứ thiên phòng xá bố thí: là ông dùng đến 84.000 phòng xá, phòng xá là chỗ ở cho người ta ngủ nghỉ. Bố thí một lần, bố thí đủ các loại vậy mà giàu quá đúng không quý vị.

#Phục dĩ tứ thành môn trung bố thí: lại ở trong chỗ bốn cửa thành. Tức là ông có bốn cửa thành đông tây nam bắc, ở chỗ thành bố thí cho người ta nữa.

#Tuỳ kỳ sở dục giai tất dữ chi: tùy theo ý muốn của những người họ tới cửa thành đó, họ muốn gì thì ông đều #giai tất là thảy đều; #dữ là cho. Cho họ những điều theo ý muốn. Chữ #chi là đại từ. Có nghĩa là người bốn cửa thành, ông mở ra bốn cửa thành luôn, tới ai xin cháo thì cho cháo, ai muốn xin cái gì cho cái đó, cho quá trời, bố thí nhiều như vậy.

#Phục dĩ nhất phòng xá thí Chiêu-đề-tăng: chỗ này hình như bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh họ đánh dấu sai rồi; chỗ này không có dấu chấm mà là dấu phẩy mới đúng. Tức là lại dùng một cái phòng, chỗ ở để mà bố thí cho Chiêu-đề-tăng.

       Chiêu-đề-tăng là gì? Chiêu-đề-tăng dịch nghĩa là tứ phương Tăng. Tứ phương Tăng là những người Tỳ-kheo xuất gia tu hành nhưng không ở nơi cố định, nay đây mai đó, đi nơi nào cũng được, đi du phương du hóa, lấy bốn bể là nhà, bầu trời là mùng, ở dưới đất là giường. Nói chung là tu theo hạnh Khổ hạnh và đi du phương khắp nơi không có nơi cố định, nay đây mai đó, đến nơi này, nơi kia gọi là Chiêu-đề-tăng. Vị Chiêu-đề-tăng là được đức Phật rất là tán thán, đấy là hạnh rất là tuyệt vời của người xuất gia. Vì quý vị đi khắp nơi có gì đâu, có nơi nào ở đâu, tài sản gì có đâu, sạch hết mà, đâu có gì đâu. Cho nên tôi không ở được. Bây giờ đi còn mang theo lểnh khểnh đúng không, ngày xưa không mang theo gì hết: tam y nhất bát, thêm mấy đồ như may vá rồi kim khâu rồi v.v… nói chung tăng có tối đa hình như có 14 vật đó được mang theo người thôi, như kim chỉ một số đồ để mà khâu vá rồi v.v… đãy lọc nước để lọc nước thôi. Vậy mà đi khắp nơi này nơi kia, ở nơi này nơi kia, thấy chùa nào là ghé vô ở một hai bữa, ở vài bữa gọi là Chiêu-đề-tăng. Cúng dường cho những vị Chiêu-đề-tăng thì được phước báo rất lớn. Thời xưa thì có vậy, bây giờ Việt Nam mình cũng khó mà có Chiêu-đề-tăng. Bây giờ quý vị đi Chiêu-đề-tăng, đi tới người ta tưởng giả tăng đúng không? Không được và cũng không có ai hoan nghênh Chiêu-đề-tăng cả, thậm chí còn không cho mình đi như thế, không cho mình ở như thế, rất khó cho nên là thời nay tìm Chiêu-đề-tăng chắc cũng khó, chắc may ra phải đất nước nơi nào có điều kiện thì người ta hiểu. Bây giờ không biết Chiêu-đề-tăng là gì. Nếu mà bố thí cho Chiêu-đề-tăng thì phước báo rất lớn. Ông cũng dành phòng để bố thí cho Chiêu-đề-tăng tức là những vị tăng du phương tới thì có chỗ ở.

          Bên Ấn Độ có đó quý vị, bên Ấn Độ là Chiêu-đề-tăng dành cho cả thậm chí những Giáo sĩ Bà-la-môn nữa, họ cứ đi lang thang, đi nơi này, nơi kia, tới nơi đó thì nơi đó người ta có cất được những nơi này, kia đó để mà tới đó là ở. Ở tạm mấy hôm được, cho ở và phục vụ ăn uống, rồi chăm sóc đầy đủ hết nhưng Tăng thì ở không có lâu, ở một thời gian thôi là đi tiếp, đó là bên những đất nước Phật giáo Nam Truyền họ cũng duy trì được. Rồi họ đi xe công cộng, họ chừa mấy ghế đầu cho các vị Tăng. Ở Việt Nam mình phước báo hơi kém mặc dù mang tiếng Phật giáo phát triển nhưng không có được như vậy, cho nên là người xuất gia khó giữ Giới hơn, phải đi kiếm tiền v.v… đưa trả tiền.

          Còn ở đất nước Phật giáo Nam Truyền như Myanmar, người xuất gia đi không cần tiền, tại vì tiền làm chi nữa, lên xe, có người đưa lên ngồi ghế đầu đó, ngồi ghế đầu đi thoải mái. Xuống xe đi ăn, tới giờ ăn người ta thấy bình bát chưa đầy, người ta lo cúng dường liền. Cho nên sống cuộc sống du phương một cách thoải mái, cứ tới Tịnh xá này ở vài bữa, tới Tịnh xá kia ở vài bữa, tu Thiền định tu thời gian để tu. Vậy mới giải thoát, còn bây giờ ở Việt Nam mình không có được điều kiện như vậy cho nên khó tu hơn. Thật sự mà nói khó tu hơn, bây giờ đành phải ở trú xứ một nơi nào đó, cho quý vị đi mà mấy bữa người ta không cho cũng không được, cũng lấy đăng ký coi như là mình vô sinh hoạt Giáo hội, mình phải đăng ký mình ở khu này, mình di chuyến tỉnh khác mình cũng phải xin gia nhập sinh hoạt tại khu đó v.v… nên không được, không có được điều kiện như thế. Thì thôi mỗi thời đại mỗi khác nhưng nếu là Chiêu-đề-tăng thì sẽ buông xả. Cho nên ở đây nhắc đến Chiêu-đề-tăng là cúng dường cho những người Tăng du phương thì được phước báo rất lớn.

       Tạm dịch: Lại dùng 84 ngàn ngọc nữ, đầy đủ trang nghiêm; lại dùng 84 ngàn ngọa cụ (*đồ để nằm ngồi), đều trùm bằng nhiều tơ lụa; lại dùng 84 ngàn quần áo; lại dùng 84 ngàn voi ngựa, đều lấy vàng bạc buộc lên trên lưng; lại dùng 84 ngàn phòng xá bố thí; lại dùng bố thí ở nơi bốn cửa thành, tùy theo ý muốn người nào, thảy đều cho họ; lại dùng một phòng xá để bố thí [cho] Chiêu-đề tăng.

          Những cô ngọc ngữ này đẹp lắm, đẹp hơn hoa hậu thời nay nữa, hoa hậu thời nay xấu lắm. Thiện Trang nhớ trong bộ Luận nào đó nói người đẹp nhất của thời Mạt pháp chẳng có bằng một người xấu thời tuổi thọ người cao. Tức là thời bây giờ tuổi thọ khoảng 70 tuổi đúng không. Bây giờ hoa hậu cho hoa hậu của thời này thật sự mình nói so với sự xinh đẹp, nói xinh đẹp cho quý vị dễ hình dung, so với người nữ xấu thời mà tuổi thọ 80.000 tuổi hoặc là khoảng mấy ngàn tuổi đó là phải nói là giống như ma lem mà thôi, xấu lắm! Có nghĩa là phước báo bây giờ của chúng sinh kém xấu, cho nên ai đó mà gọi là người mẫu thời này, thật sự quý học Phật Pháp rồi thì việc đó chả có ý nghĩa gì hết! Vì người mẫu đẹp trong đại này thôi, thời đại khác là không ăn thua về phước báo, người thời này kém cho nên nhìn thế mình tưởng là đẹp rồi, không có đâu, người ta đẹp lắm, người ta đẹp vô cùng. Cho nên học Phật Pháp thì buông xả được thân kiến, buông xả để sự chấp. Có gì đâu, mình chẳng có gì hết, cũng xấu quá trời, thậm chí thời đại này con người ta hôi thối vô cùng, hôi thối bất tịnh chẳng có gì vui đâu. Thật sự quý vị học Phật Pháp, mình càng học, mình càng mở rộng tâm lượng thấy quá khứ, thấy hiện tại, thấy tương lai, cho nên mình có sự so sánh, mình không có đắm chấp nữa.

          Thế gian này hiện tại xấu lắm, người cũng xấu, phước báo cũng kém, tài sản cũng kém, tất cả mọi đồ kém, có gì vui đâu mà không cầu giải thoát. Trong tương lai khi đức Phật Di Lặc ra đời, người vào thời đó đẹp, trang nghiêm vô cùng. Khác thời nay, phước báo nhiều, tài sản nhiều. Nên học đó học để mà xả ly, đừng có ham ngôi nhà, ham tôi đẹp quá, đời này tôi cũng sinh ra đời, tôi cũng đẹp lắm, xinh đẹp gì! Quý vị mà rơi vào thế giới mà bây giờ quý vị đi vượt thời gian và đi ngược thời gian được, đi tới tương lai hoặc là về về quá khứ đúng thế giới mà tuổi thọ con người chừng 20.000 tuổi thôi hoặc là 2.000 tuổi thôi, quý vị so ra quý vị xấu lắm. Quý vị chẳng khác nào mà người gọi là xấu ơi là xấu, lạc hậu, người ta không nhìn quý vị đâu. Cho nên quý vị dù là công chúa hay là hoa hậu thế giới chăng nữa cũng chẳng ý nghĩa gì đâu.

          Cho nên mấy người đàn ông nghe đoạn này, đừng có chấp vợ mình đẹp, người yêu mình đẹp, không có đẹp đâu, xấu lắm, không có gì đâu. Đừng có ham. Còn mấy cô nữa, không em mấy anh chàng đẹp bỏ đi! Đó phải học như vậy, tâm lượng lớn dùng kiến thức mình học để diệt trừ Phiền não, đoạn Thân kiến, đoạn Sắc dục từ những cái đó, mình thấy không có gì hết. Cho nên không học kinh Phật, không đọc Kinh – Luật – Luận thì đâu biết những điều này, cứ thấy thế giới nhỏ bé, chấp trong cái nhà chút xíu đó, chấp có thân thể tốt cho là tốt đẹp, chấp người yêu tôi đẹp, chấp cái gì đó, chấp gì đâu mà chấp, xấu lắm quý vị ơi, không có đẹp đâu! Tại vì Thiện Trang có làm qua nghề giáo viên thì dạy qua bao nhiêu thế hệ, Thiện Trang để ý học sinh càng về sau, mấy vùng đó hình như sau có vấn đề sao đó, sắc các em về sau xấu hơn rất nhiều các em trước, con trai con gái cũng vậy thế hệ sau tệ hơn. Nhưng dường như qua các Châu lục khác, người châu Âu có nhiều người, nhìn khác hẳn, đó là mỗi trên địa cầu đã khác biệt như thế, huống hồ chi thời đại khác nhau rất là khác, huống hồ chi Tây Phương Cực Lạc càng tốt đẹp nữa, trang nghiêm vô lượng. Cho nên mình học một là mình thông được bao nhiêu thứ, đâu cần học gì nhiều đâu, cần phải học một chút thôi, học Giới luật cũng thông. Pháp nào chẳng là pháp “nhất thiết pháp giai thị Phật Pháp”, tất cả pháp đều là Phật Pháp. Phật Pháp một pháp thông tất cả các pháp đều thông, học đâu cũng viên mãn, đâu cũng pháp hỷ sung mãn, tràn đầy. Người ngộ thì cảnh giới lúc nào cũng ngộ, người ngu lúc nào cũng ngu, người ta nói như vậy, đó là mình nói thật sự, mình nói mê lúc nào cũng mê, không nhận ra, cho nên buông đi, chỉ cần buông xuống thì tâm lượng sẽ lớn lên, cảnh giới sẽ lớn. Kinh điển giảng những điều này, là liên quan bao nhiêu điều khác. Hồi xưa cũng có đọc qua không để ý, bây giờ thấy hay quá cho nên rất là hay chứ không phải bình thường đâu.

        Tạm dịch: Lại dùng 84 ngàn ngọc nữ, đầy đủ trang nghiêm, lại dùng 84 ngàn ngọa cụ (*đồ để nằm ngồi), đều trùm bằng nhiều tơ lụa; lại dùng 84 ngàn quần áo; lại dùng 84 ngàn voi ngựa, đều lấy vàng bạc buộc lên trên lưng; lại dùng 84 ngàn phòng xá bố thí; lại dùng bố thí ở nơi bốn cửa thành, tuỳ theo ý muốn người nào, thảy đều cho họ; lại dùng một phòng xá để bố thí [cho] Chiêu-đề tăng.

          Đây mới phước báu lớn, trong Kinh nói bố thí cho Chiêu-đề tăng thì công đức lớn lắm.

    如上施福。不如受三自歸。所以然者。受三歸者。施一切眾生無畏。是故歸佛法僧。其福不可計量也。

       Như thượng thí phước, bất như thọ Tam tự quy. Sở dĩ nhiên giả? Thọ Tam quy giả, thí nhất thiết chúng sanh vô uý, thị cố quy Phật Pháp Tăng, kỳ phước bất khả kế lương dã.

Giải:

#Như thượng thí phước: Phước báu bố thí như trên, quý vị nghe cho kỹ nha! Bố thí như vậy thì phước báo lớn vô lượng nhưng.

#Bất như thọ Tam tự quy: Chẳng bằng thọ Tam tự Quy y. Quý vị đi tu ở đâu, Tam Quy y: quý vị làm cho tốt đi, thì phước báu còn hơn ông Phạm Chí, ông cúng dường, làm biết bao nhiêu. Cho nên mấy người tu ở nhà, quý vị đừng nghĩ người ta không có phước báo. Quý vị thật tu, tâm thanh tịnh, tu đúng Tam quy thì phước báo quý vị vô lượng. Ông chồng quý vị đi làm cúng dường xây chùa v.v… chưa chắc bằng quý vị, thật sự mình nói đây là lời Phật nói trong kinh, chúng ta đang học trong Kinh không phải học bên ngoài. Tại sao như vậy? Ở trong đây có đưa ra:

#Sở dĩ nhiên giả: tức là vì sao lại như thế? Tại sao là như thế? Đức Phật có đưa ra câu hỏi vậy, tại sao? Làm việc quá trời, bố thí quá trời vậy mà sao không bằng thọ Tam tự quy, tức là tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy Tăng. Sao mà kỳ vậy?

#Thọ Tam quy giả: tức là người thọ Tam quy.

#Thí nhất thiết chúng sanh vô uý: là bố thí cho sự vô uý tức là không sợ hãi cho tất cả chúng sanh, quý vị bố thí được không. Quý vị thọ Tam Quy y thật sự thì quý vị làm được điều này. Còn quý vị không có thọ Tam Quy thật sự, quý vị gây sợ hãi cho chúng sanh, cho nên không được phước báo lớn là vậy. Mình vẫn chưa làm được, quý vị vẫn còn ham nên chúng sanh vẫn còn sợ quý vị. Còn đây là bố thí được sự không sợ hãi (vô uý) đó cho tất cả chúng sanh, sự bố thí này lớn vì quý vị sau này, quý vị tu thành Phật đạo rồi vì tu Phật đạo thì chúng sanh đâu còn sợ hãi quý vị, đâu có sợ quý vị phạm giới ăn trộm, ăn cắp, giết họ v.v… công đức phước báo đó lớn.

#Thị cố quy Phật Pháp Tăng: tức là vì thế quy y Phật Pháp Tăng là Tam quy y đó.

#Kỳ phước bất khả kế lượng giả: chữ 量 này đọc là lương cũng được, lương thì đúng, nhưng có khi người ta quen đọc là lượng luôn rồi. Lượng cũng được, phước đó thì không thể nào; #kế: kế trong từ kế toán là tính toán và đo lường, phước báu đó. Quý vị thấy Tam quy y thôi, quy y Phật – Pháp – Tăng phước báo lớn vậy, mình tu đi đâu vậy, đúng là không tin nổi à. Phật nói trong kinh, đây là trong kinh nói chứ không phải bình thường.

         Tạm dịch: Phước của sự bố thí như trên, không bằng thọ Tam tự Quy y. Vì sao như thế? Bởi người thọ Tam quy, [là] bố thí vô uý cho tất cả chúng sanh, vì thế quy y Phật Pháp Tăng, thì không thể nào tính đếm được phước của người ấy.

          Chữ #kỳ này có thể đọc là người ấy hoặc là phước ấy. Quý vị thấy phước báo lớn như vậy mà không chịu tu thì uổng nữa. Chưa hết đằng sau nói tiếp:

    如上布施及受三歸福。復不如受五戒福。受五戒者。功德滿具。其福勝也。

         Như thượng bố thí cập thọ Tam quy phước, phục bất như thọ Ngũ giới phước. Thọ Ngũ giới giả, công đức mãn cụ, kỳ phước thắng dã.

Giải:

#Như thượng bố thí cập thọ Tam quy phước: Tức là phước của thọ Tam quy, tức là ở đây phải nói hai câu này thì do người ta ngắt không đúng. Bên Đại Chánh Tân Tu bên Nhật Bản họ không hiểu, chỗ này không nên ngắt, phải để liền tại vì chữ phước này là liền ở chỗ này. Phước mà bố thí và thọ Tam Quy y như trên. Phải đọc liền câu này là như thế.

#Phục bất như thọ Ngũ giới phước: thấy chưa quý vị thấy không, thọ Tam quy rồi, bố thí như trên là phước lớn lắm. Thọ Tam Quy thì phước lớn lắm nhưng không bằng phước của thọ Ngũ giới. Thọ Ngũ giới là có phước rồi, quý vị thấy không, đây nói tiếp, Phật nói chứ không phải Thiện Trang nói, giở lại tên bộ Kinh là: Kinh Công Đức Của Tam Quy Ngũ Giới Từ Tâm Yểm Ly.

#Thọ Ngũ giới giả: người thọ Ngũ giới.

#Công đức mãn túc: là công đức đầy đủ.

#Kỳ phước thắng giả: Phước của người ấy lại càng thù thắng hơn nữa, cho nên là quá tuyệt vời đúng không.

          Tạm dịch: Phước của bố thí và thọ Tam quy như trên, lại không bằng với phước của thọ Ngũ giới. Người thọ Ngũ giới, công đức tràn đầy, phước của người ấy [lại càng] vượt hơn.

          Quý vị thấy chúng ta không chịu thọ Ngũ giới, chỉ chịu thọ Tam quy nên phước báo kém quá, cho nên nhiều đồng tu không học kinh điển. Chúng ta gọi là “y Pháp bất y nhân“, phải theo pháp mà không theo người. Người không có học hết kinh điển, chưa thông Tam tạng Kinh Luật Luận. Có nghĩa là quý vị chưa duyệt qua hết Kinh Tạng, Tạng Luật Luận, quý vị đề xướng tu hành thì thật sự mà nói là có phần sai lệch. Điều này thật sự mà nói trong đó có Thiện Trang, Thiện Trang cũng chưa có duyệt hết Tam Tạng Kinh Luật Luận, chỉ có một phần thôi, dù rất cố gắng đọc, bao nhiêu năm nay rất cố gắng đọc nhưng thật ra mà nói chỉ đọc được khoảng 200 bộ kinh, 200 bộ đó chưa đủ nhưng dù sao cũng nhiều, cũng biết được sơ sơ, cũng khá khá, cũng nghe giảng nữa chắc tính ra nghe giảng rồi, nghe cũng nhiều lắm. Nhưng tổng cộng như thế so với số lượng của Kinh điển nhà Phật cũng quá nhiều mình chưa duyệt hết.

Cho nên có những điều mình đề xướng cũng có phần thiên lệch, không đúng. Ví dụ có người đề xướng niệm Phật, bỏ không cần Giới luật gì cả v.v… thì thật sự không học những đoạn này, cho nên mới đề xướng như thế. Có người đề xướng chỉ học Văn hóa truyền thống thôi, bỏ hết tất cả, không thâm nhập Kinh Tạng. Cho nên hãy thâm nhập Kinh tạng, lấy Kinh làm chính, gọi là “y Pháp bất y nhân”, người ta nói nhưng người ta có học tới đâu? Người ta có học được chưa? Người ta có học đoạn này chưa? Không có coi qua, không biết phước báo quý vị đi làm Bố thí thì công đức đâu bằng Tam quy y. Quy y thì quý vị phước báo hơn, thọ Ngũ giới thì phước báo còn hơn như vậy nữa. Ở đây nói đúng, vậy mà không làm, rồi chưa nói niệm Phật, niệm Phật cũng phước báo nữa. Còn chưa nói đoạn sau nữa, đoạn sau còn hấp dẫn nữa, ở chỗ phát tâm, nhưng thôi hết giờ rồi, đợi hôm khác chúng ta sẽ nói công đức phát tâm lớn lắm.

          Phát tâm thế nào, tại vì đề kinh nói phát tâm yểm ly công đức còn lớn nữa, mỗi sự phát tâm xa lìa thôi, xa lìa thế gian công đức rất lớn. Cho nên không thâm nhập Kinh Tạng thì không biết được Chánh giáo của Như Lai, mà nói càn nói quấy, nói thế này thế kia đề xướng sai, dẫn chúng sanh đi vào đường tà là chết đó, tội báo nguy hiểm. Nên học gì thì học Phật Pháp vẫn là y pháp bất y nhân, ta phải nương theo Kinh điển. Tại vì thời nay có rất nhiều gọi là “Tà sư thuyết pháp như Hằng hà sa” rất nguy hiểm. Tại vì những sự đề xướng của người thời nay, họ không học Kinh điển, cho nên mình học thì người ta nói học gì học nhiều vậy, những sự học của chúng ta so với Đại Tạng Kinh vẫn không đủ, xa xôi lắm, Đại Tạng Kinh giống như một rừng cây, bây giờ mình chỉ chọn được vài cây thôi. Nhưng trong đó những cây Chiên-đàn, cây cổ thụ, cây chiên-đàn-hương, cây trái kiết tường, những loại cây tuyệt vời, mình lựa ra mình học là được rồi, sống bấy nhiêu đó đủ rồi. Những cây đó là cây gì, những bộ Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Mi Đà, Ngũ Kinh Tịnh Độ, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm, và bây giờ chúng ta đang qua Giới Luật. Quý vị thấy không. Không học những điều này thì đâu biết đâu, xưa nay cứ nghĩ Tam quy Ngũ giới không có gì cả. Lấy Thiền tông ra đả phá, Thiền tông thì không chấp tướng là đúng rồi, nhưng quý vị trước tu Tiểu thừa, sau đó mới tu Đại thừa thì mới là Đệ tử Phật, là vậy đó. Không học Tiểu thừa, đây là Tiểu thừa đấy, quý vị không học vào những đoạn này là không học về Tiểu thừa, quý vị học lên Đại thừa, quý vị bác hết sự là quý vị mất đi cơ hội tu phước lớn lắm.

           Cho nên người ở nhà không mà tu, thì phước cũng lớn, người ta đi bố thí. Quý vị thấy không, như đoạn hồi nãy: ông Phạm chí đó bố thí bao nhiêu thứ, bố thí quá trời mà không bằng một người thọ Tam quy. Rồi vừa bố thí như vậy, vừa thọ Tam quy cũng chẳng bằng người thọ Ngũ giới. Thọ Ngũ giới thì phước báo vô lượng. Cho nên có đồng tu nói với Thiện Trang: thưa thầy sau khi con thọ được Tam Quy Ngũ Giới về không biết sao con ít ngủ lắm thầy, con tu vô lắm thầy, con thấy phiền não ít, con hết khởi dục vọng nam nữ rồi v.v… Thiện Trang nói do đắc giới đó, đó phước báo của mình lên, vì sao lên? Bữa nay học biết tại sao lên chưa? Tại vì như thế đó! Thật sự rất là tuyệt vời, mình không biết. Cho nên nếu ai chưa thọ giới đúng như Pháp thì cố gắng thọ lại. Nếu ai thọ giới mà cảm thấy chưa đắc giới thì thọ lại cũng được, thọ dự thính cũng được. Miễn là mình thọ lại Ngũ giới Tam quy để mình có được phúc báo viên mãn tràn đầy, gọi là trì giới niệm Phật. Chúng ta vẫn không quên con đường tu vãng sanh Tịnh Độ là con đường chính. Tất cả những thứ này chỉ là trợ hạnh mà thôi. Cho nên hôm nay học tới đây. Mong rằng quý vị được pháp hỷ sung mãn. Giới thiệu cho người khác: hôm nay thầy Thiện Trang giảng bài này rất hay, được Phật Bồ-tát gia trì cho nên giảng rất tuyệt vời. Quý vị hãy cố gắng giới thiệu. Người ta nghe giùm bài thứ tư trong hôm nay là người ta ham thích, là người ta sẽ quay trở lại nghe các phần trước. Rồi từ từ người ta tu, người ta thấy Ngũ giới tuyệt vời. Đó là đề xướng giới luật cho người đồng tu tại gia và đồng tu xuất gia thì phước báo còn lớn hơn nữa. Nhưng tại vì mình chỉ đề xướng bấy nhiêu đó thôi. Tại vì Tam quy Ngũ giới thì người tại gia được phước báo như thế. Người xuất gia công đức còn lớn nữa, công đức còn vô lượng, cho nên sẽ tự nhiên phát tâm học. Học gì người ta thấy lợi ích là người ta sẽ học. Còn học gì mà thấy bị phiền não, bị trói buộc thì người ta đâu muốn học. Nên tại sao vô giảng mấy bài liền mà vẫn chưa vô giảng giới chính thức, mới giảng phước thôi.

          Hôm nay chúng ta học đến đây. Mai chúng ta sẽ tu 10 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ 14 tới 24 giờ Việt nam, càng tu khuya càng đã lắm. Ban ngày tu không vô, nhưng tối thì vô. Giờ châu Âu là từ 6 giờ sáng, không phải giờ đẹp, giờ đẹp thì phải tu thêm mấy tiếng nữa mới đẹp. Nhưng tu giờ Việt Nam thì giờ đó rất đẹp. Nên đồng tu Việt Nam ráng mà tu. Như trong Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Nhất nhật nhất dạ, trai giới thanh tịnh, thắng ư vô lượng thọ quốc, vi thiện bá tuế”, tức là một ngày một đêm, trai giới thanh tịnh còn hơn làm lành ở thế giới Vô Lượng Thọ cả trăm năm. Cho nên rất tuyệt vời, ráng tuân thủ.

A Mi Đà Phật. Bây giờ mời quý vị, chúng ta cùng hồi hướng:

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện hành”.

“Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đồng sanh về Tịnh Độ”.