Responsive Menu
Add more content here...

Thiếu Niềm Tin & Tâm Cung Kính

Thiện Trang trích phần khai thị của Hòa thượng Tịnh Không trong bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 – Tập 202.  Một điều này rất quan trọng, Thiện Trang thấy thời gian qua rất nhiều đồng tu cũng gặp điều này.

Có tín tâm đối với Phật, đây là thật sự kính Phật, chân thành cung kính. Không có niềm tin đối với Phật, không xem trọng Ngài, cho rằng Phật không bằng người khác, Niệm lão đã nói rất rõ ràng, thế gian này có rất nhiều ngoại đạo, bao gồm một số khí công, họ cũng có một chút thần thông nhỏ, có thể giúp quý vị, ở chỗ nào quý vị có đau nhức, họ niệm chú cho quý vị, sờ vào quý vị v.v…thì quý vị khỏi rồi, quý vị cảm thấy Phật Bồ-tát không sánh bằng. Quý vị hãy suy nghĩ thật kỹ, họ có bản lĩnh giúp quý vị thoát khỏi lục đạo luân hồi hay không? Có bản lĩnh giúp quý vị vãng sanh Thế giới Cực Lạc hay không? Không có.

          Chút thần thông nhỏ làm trò thì gạt được quý vị rồi, khiến quý vị sanh tâm khinh mạn đối với đại pháp tín nguyện trì danh thù thắng không gì sánh bằng, đời này gặp được rồi nhưng không thể thành tựu, như vậy mới oan uổng. Nếu thật sự làm rõ ràng, thật sự làm sáng tỏ thì [sẽ] buông xuống vạn duyên. Ghi nhớ một câu nói của lão Hòa thượng Hải Hiền: “Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là thật”, vãng sanh Thế giới Cực Lạc chính là thành Phật, đây là thật, “còn lại đều là giả”. Không cần nói một đời của quý vị, mà một trăm đời, một ngàn đời, một vạn đời, vô lượng đời, quý vị cũng không tìm được phương pháp ra khỏi luân hồi, vì sao không tin? Thật đáng thương, sao nghiệp chướng lại nặng như vậy!”

          Quý vị nghe đi, lời Hòa thượng nói đó. Hiện nay nhiều đồng tu chạy theo, tu theo Pháp môn năng lượng gốc, luân xa v.v… thì đây là lời Hòa thượng nói trong Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 – Tập 202, cuối cùng quý vị bỏ lỡ cơ hội không phải một đời này mà hàng trăm đời, nghìn đời, vô lượng đời, quý vị không tìm được phương pháp ra khỏi sanh tử luân hồi. Đời này tìm được rồi, gặp được rồi thì lại không tin cho nên Hòa thượng đúc kết câu cuối cùng: “Thật đáng thương, sao nghiệp chướng lại nặng như vậy!”

          Hiện nay nhiều đồng tu tu Tịnh Độ lâu năm rồi vẫn bị lừa bởi chút thần thông nhỏ có thể gạt quý vị. Vì thế người mà tin phải có đại niềm tin, thật tin, thật nguyện thì mới có thể vãng sanh được còn không thì lạc luân hồi, thật đáng thương. Ngày nay kiếm một chút nhỏ nhỏ, vui vui, niềm vui của thế gian, hưởng một chút an lạc, một chút năng lượng gì đó thì mai mốt phải chịu nhân quả. Tin sâu nhân quả sẽ không làm việc đó, gieo nhân nào gặt quả đấy, không thể có ai ban cho mình được gì hết. Trong nhà Phật có câu: “Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, không tu không đắc”. Ăn ai nấy no, ai tu nấy chứng, chỉ có thể san sẻ một phần nào thôi. Mình phải trân trọng, quý trọng thời gian để niệm Phật, để nghe Pháp, để tu: còn không đủ mà còn đi học thêm những pháp của ngoại đạo, học thêm những pháp khác thì rất đáng thương.

Người xưa có câu:

一寸光陰一寸金

寸金難買寸光陰

寸金失卻有尋處

七卻光陰無處尋

Dịch âm:

Nhất thốn quang âm nhất thốn kim,

Thốn kim nan mãi thốn quang âm

Thốn kim thất khước hữu tầm xứ

Thất khước quang âm vô xứ tầm.

Dịch nghĩa:

Một tấc thời gian một tấc vàng

Tấc vàng khó mua tấc thời gian,

Tấc vàng lỡ mất còn tìm được

Để mất thời gian hết chỗ tìm.

#Nhất thốn quang âm nhất thốn kim: người xưa đọc chữ kim là câm “Nhất thốn quang âm nhất thốn câm” nhưng về sau thấy chữ câm không hay nên các chư Tổ sửa lại thành “kim”. “Kim” là vàng, đọc “câm” là vàng không hay. Quý vị coi trong Từ điển cổ là âm “câm” hoặc trong một số sách cổ cũng để âm “câm” nhưng chúng ta dịch là “nhất thốn quang âm nhất thốn kim”. “Câm ngôn” hay “kim ngôn” là lời vàng. Tuy nói là “Một tấc thời gian một tấc vàng” nhưng “tấc vàng khó mua được tấc thời gian”, ý nói không mua được. Tấc vàng lỡ mất còn tìm được nhưng nếu để mất thời gian thì hết chỗ tìm. Làm sao tìm được nữa, qua rồi. Quý vị không thể tìm được, năm ngoái chúng ta bao nhiêu tuổi, năm nay chúng ta lại thêm một tuổi nữa rồi, không thể tìm được. Cơ hội qua rồi không quay lại đâu, một khi đã lỡ qua thì lại luân hồi vô lượng kiếp. “Quang âm” là thời gian, thời gian rất quan trọng đối với người tu hành cho nên cố gắng.

(Trích trongbài giảng Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng – Lời Tựa Của Ngài Thích Tịnh Không – 004

Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang

Giảng ngày: 18.05.2022)

Trả lời 0