Responsive Menu
Add more content here...

Tập 14 – Kinh Vô Lượng Thọ 2018

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ, TRANG NGHIÊM, THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG, GIÁC KINH.

Tập 14

Chủ giảng: Cô Lưu Tố Vân

Giảng ngày: 20/3/2020

Chuyển ngữ: Ban biên dịch Hoa Tạng Huyền Môn

Chủ giảo chánh: Thích Thiện Trang

 

          Chư vị đồng tu tôn kính: xin chào mọi người. A Di Đà Phật.

          Chúng tôi tiếp tục giảng nội dung tiếp theo của bài học trước. Mời xem đoạn kinh văn sau:

 高才勇哲。與世超異。信解明記。悉皆第一。又有殊勝行願。及念慧力。增上其心。堅固不動。修行精進。無能踰者。“Cao tài dũng triết, dữ thế siêu dị, tín giải minh ký, tất giai đệ nhất. Hựu hữu thù thắng hạnh nguyện, cập niệm huệ lực, tăng thượng kỳ tâm, kiên cố bất động. Tu hành tinh tấn, vô năng du giả”. (Tài cao chí nguyện thâm nhập đạo lý, đặc biệt hơn đời, niềm tin lý giải hiểu rõ ghi nhớ, đều là bậc nhất. Lại có hạnh nguyện và niệm huệ lực thù thắng để tăng thêm tâm ấy kiên cố chẳng động, tu hành tinh tấn chẳng ai hơn được).

          Chúng ta giải thích một vài từ ngữ trước:

          “Cao tài dũng triết”. “Cao tài” là tài đức hơn người; “Dũng” là đại chí đại nguyện, có nguyện vọng mãnh liệt giúp đỡ tất cả chúng sanh, đây gọi là đại chí đại nguyện; “Triết” là đối với tất cả đạo lý: sâu rộng vô biên đều hiểu rõ. Đây là khen ngợi Tỳ-kheo Pháp Tạng: cao tài dũng triết, tài đức hơn người, Ngài vốn đủ đại chí đại nguyện kiên cường: giúp đỡ tất cả chúng sanh, hơn nữa đối với tất cả sự vật đều thông đạt hiểu rõ.

          “Dữ thế siêu dị” là chỉ vượt qua tất cả người trên thế gian, không có ai có thể so sánh với Ngài.

          “Tín giải minh ký”. “Tín” là tin vào pháp mà Phật nói, tin bản thân có thể có đủ năng lực: tiếp thu dạy dỗ của thầy; “Giải” là đối với Phật pháp mà bản thân tin đều có thể lý giải; “Minh” là hiểu rõ; “Ký” là ghi nhớ, không quên mất. Mấy câu này nói lên điều gì? Những từ này là giảng về tín tâm, năng lực lý giải và năng lực ghi nhớ của Ngài hơn người.

          “Thù thắng hạnh nguyện”. “Thù thắng” là đặc biệt phi thường; “hạnh” là hành vi; “nguyện” là tâm nguyện. “Thù thắng hạnh nguyện” là chỉ đại hạnh đại nguyện mà Tỳ-kheo Pháp Tạng phát, vượt qua tất cả đại hạnh đại nguyện của chư Phật Bồ-tát: đã phát ở lúc nhân địa, điều này cụ thể chính là chỉ 48 nguyện.

          “Niệm huệ lực”. Đây là hai loại lực: Niệm lực và Huệ lực trong: Ngũ căn, Ngũ lực. Ý nghĩa của từ “căn” là năng sinh, có thể sinh ra tất cả Phật pháp, vậy nên xưng là căn. Ngũ căn là Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ. Đó là Ngũ căn.

          “Tín” là tin sâu không nghi; “Tấn” là Tinh tấn không thoái; “Niệm” là ức niệm không quên; “Định” là nhất tâm chuyên chú; “huệ” là trí huệ. “Lực” này được sinh ra bởi thiện pháp, sản sinh sức tác dụng mạnh mẽ, đoạn trừ được phiền não, vậy nên xưng là lực. Năm loại lực này là đoạn trừ phiền não, là điều kiện căn bản của khai trí huệ.

          “Tăng thượng kỳ tâm”, “tăng thượng” là tăng trưởng, tiến lên; “kỳ tâm” là chỉ tín tâm, nguyện tâm, hạnh tâm của Ngài. “Du” là siêu việt. Từ ngữ giảng đến đây thôi.

          Sau đây, chúng ta giải thích kinh văn: tương đối cặn kẽ một chút:

          “Cao tài dũng triết, dữ thế siêu dị”. Hai câu kinh văn này là giảng về thiên phú của Tỳ-kheo Pháp Tạng, chính là nói thiên tư, tư chất mà chúng ta thường nói. Thiên tư của Tỳ-kheo Pháp Tạng, người bình thường không bằng, cũng học không tới. Nếu năng khiếu bẩm sinh không đủ, thì thông qua sự cần cù sau này, cũng có thể bù đắp được. Mọi người đều biết, phần đầu Kinh A Di Đà: có 16 vị Tôn giả. Trong 16 vị Tôn giả này, có vị thiên phú tốt, như Tôn giả Xá Lợi Phất; Có vị thiên phú rất kém, như ngài Châu Lợi Bàn Đà Già. Tư chất của mỗi người: có liên quan với tu hành trong quá khứ, tư chất, thiên tư này cũng là một loại quả báo. Nếu đời quá khứ quý vị tu tài bố thí, thì đời này được quả báo giàu có; Nếu quý vị đời trước tu pháp bố thí, thì đời này quý vị được quả báo thông minh trí huệ; Nếu đời quá khứ tu vô úy bố thí, thì đời này quý vị được quả báo khỏe mạnh trường thọ. Tỳ-kheo Pháp Tạng trong đời quá khứ, đều tu rất tốt ba loại bố thí này, vậy nên Ngài mới đạt được, quả báo hết sức thù thắng như vậy. Phật dạy chúng ta đều phải tu ba loại bố thí, như vậy quả báo của quý vị mới có thể viên mãn.

          Ở Trung Hoa, người viên mãn đầy đủ: ba loại quả báo này không nhiều. Đại phú đại quý, cao tài dũng triết lại tráng kiện trường thọ, đây là phước thật sự. Ở trong lịch sử Trung Hoa, phải kể đầu tiên là Hoàng đế Càn Long, thật sự phú quý, thông minh, có trí huệ, ông là ngũ đại đồng đường. Điều này chứng minh ông trong đời quá khứ, đều tu được rộng, tu được lớn ba loại bố thí, mới có phước báo lớn như vậy. Trong thư họa có con dấu là “cổ hy thiên tử”. Con dấu này chính là của Hoàng đế Càn Long.

          Có những người chúng ta ngưỡng mộ người khác có phước báo, không cần ngưỡng mộ người khác. Phước báo của người ta là do tu mà được, quý vị tu cũng có thể đạt được, quý vị không tu thì không thể có được. Nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý này, chúng ta trong đời này tu nhân thật tốt, quả báo tương lai nhất định là rất tốt, thậm chí có thể vượt qua họ.

          “Tín giải minh ký, tất giai đệ nhất”. Hai câu kinh văn này: là giảng về sự chăm học của Tỳ-kheo Pháp Tạng sau này. Phía trước là giảng về thiên tư của Ngài, hai câu này là giảng về sự chăm học của Ngài sau này. Ngài có thiên phú tốt, sau lại có sự chăm học, vậy nên thành tựu của Ngài thù thắng như vậy.

          Trong “tín giải minh ký”, chúng ta hãy xem chữ “tín” trước. Chữ “tín” này có hai tầng ý nghĩa. Tầng ý nghĩa đầu tiên là tin bản thân. Tin chính mình có Phật-tánh, tin Phật-tánh của chính mình không khác với chư Phật, đặc biệt là tin bản thân dựa theo bản kinh tu học, nhất định vãng sanh bất thoái thành Phật. Phải hình thành tín tâm như vậy. Đây là tầng ý nghĩa thứ nhất: tin chính mình. Tầng ý nghĩa thứ hai là tin tha. Chữ “tha” này chỉ cho ai? Là chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta mà giới thiệu: thế giới Tây Phương Cực Lạc nhất định là chân thật, Phật không vọng ngữ, chúng ta phải hoàn toàn tin tưởng, không hoài nghi chút nào, phải tin tưởng đại nguyện chân thật: độ chúng sanh của A Di Đà Phật. Kinh Vô Lượng Thọ là do hai tôn Phật nói, ngoài Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật nói ra, đích thân A Di Đà Phật nói cũng không ít. 48 đại nguyện: là do chính A Di Đà Phật giảng. Vậy nên chúng ta đối với khai thị của Phật, phải đủ tín thọ phụng hành.

          Sau đây xem chữ “giải”. Sau khi tin xong đương nhiên phải giải. “Giải” không phải là nghiên cứu, không thể rớt vào trong tâm ý thức. Dùng tâm ý thức không thể giải chân thật nghĩa của Như Lai, thường hay hiểu sai, hiểu lầm và giải thích sai: chân thật nghĩa của Như Lai. Làm thế nào lý giải đại ý của kinh? Tu giác, chánh, tịnh. Quý vị tu được một phần, thì quý vị sẽ hiểu một phần Như Lai chân thật nghĩa; Quý vị tu được 10 phần, thì quý vị sẽ hiểu được 10 phần Như Lai chân thật nghĩa. Chúng ta muốn thật sự giải Như Lai chân thật nghĩa, không có gì khác, chính là lão thật niệm Phật, niệm đến tâm địa thanh tịnh tự nhiên hiểu rõ thôi. Người nào có thể hiểu? Người có tu có chứng. Nói cách khác, tâm của người đó giống với tâm của Phật.

          Phật là tâm thế nào? Chính là trong Đề kinh giảng: tâm thanh tịnh, không có chút ô nhiễm nào. Tâm bình đẳng, không có nhân ngã thị phi. Tâm đại từ bi, đối với tất cả chúng sanh xem như chính mình. Đó là Phật tâm. Không phải tâm Phật làm sao hiểu nghĩa được của Phật chứ? Đây là Phật dạy chúng ta: phải làm sao mới có thể thật sự giải nghĩa. Dùng một câu nói khái quát: dùng Phật tâm giải Phật nghĩa, mới có thể hiểu Như Lai chân thật nghĩa. Đây là câu nói cuối cùng, dùng Phật tâm giải Phật nghĩa, mới có thể hiểu Như Lai chân thật nghĩa.

          Sau đây xem “minh ký”. “minh” là hiểu rõ, là trí huệ; “ký” là ghi nhớ. Ở đây là nói sức ghi nhớ của Tỳ-kheo Pháp Tạng tốt.

          “Tất giai đệ nhất” là cực ưu tú, mọi thứ đều đệ nhất. Ở đây chỉ tín, giải, minh, ký, mọi thứ đệ nhất.

          “Hựu hữu thù thắng hạnh nguyện, cập niệm huệ lực, tăng thượng kỳ tâm, kiên cố bất động”.

          Điều này chỉ riêng Tỳ-kheo Pháp Tạng có, đây là trọng điểm. Mấy câu kinh văn này: “Hựu hữu thù thắng hạnh nguyện, cập niệm huệ lực, tăng thượng kỳ tâm, kiên cố bất động”. Đây là chỉ mình Tỳ-kheo Pháp Tạng có. “Thù thắng hạnh nguyện” chính là 48 nguyện. “Niệm huệ lực” chính là: “Ngũ căn, Ngũ lực” giảng trong Kinh A Di Đà, “niệm huệ lực” là hai điều trong đó. Điều mục của “Ngũ căn, Ngũ lực”: là Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ. Nói tín của người ta có căn có lực: thì sẽ không dao động, không đứng núi này trong núi nọ. Chúng ta hôm nay tu Pháp môn Tịnh-độ, quý đồng tu chịu không nổi gió thổi cỏ lay, thường xuyên dao động, chuyển hướng, đi học Thiền, học Mật, học Giáo rồi. Tại sao lại dao động? Bởi tín này của quý vị không có căn, cũng không có lực, thường đứng núi này trông núi nọ, kết quả là không có chỗ nào thành, thật là rất đáng tiếc. Tại sao tôi: thường thương tiếc cho những lão Bồ-tát ấy? Bởi vì tôi biết cơ hội lần này rất khó có được, thật là ngàn năm khó gặp, trăm năm vạn kiếp khó gặp. Nếu chúng ta không gặp được, thì không còn cách nào. Chúng ta gặp được rồi, mà không biết trân quý, lại lướt ngang qua, quý vị nói xem đáng tiếc bao nhiêu, oan uổng biết bao. Khi nào mới lại có cơ hội như vầy? Năm nghìn kiếp sau mới nói tiếp đó. Vậy nên tôi ở đây là:

Khóc khuyên chúng sanh mau thức tỉnh

Nắm chắc cơ duyên tốt đẹp này

Cơ duyên thành Phật gặp được rồi

Trước mặt lỡ mất thật ngu muội.

          “Tu hành tinh tấn, vô năng du giả”. Hai câu kinh văn này là tán thán, khen ngợi Tỳ-kheo Pháp Tạng sau khi xuất gia, theo thầy của Ngài chăm chỉ tu hành, tinh tấn không thoái. Ngài nổi bật nhất trong số đồng học, không ai có thể vượt qua Ngài.

          Đoạn kinh văn trên là nói với chúng ta: Trí huệ, tài năng của Tỳ-kheo Pháp Tạng: vượt qua tất cả người trên thế gian. Tín tâm của Ngài, năng lực lý giải của Ngài, sức ghi nhớ của Ngài, tín giải minh ký đều đứng số một trong các đồng học. Vả lại Ngài có hạnh nguyện thù thắng, đầy đủ năng lực niệm huệ, có thể tăng thêm tín tâm, nguyện tâm, hành tâm của Ngài, làm cho Ngài kiên cố bất thoái, cũng không ai tinh tấn tu học vượt qua được Ngài. Đây chính là khái quát và tổng kết của đoạn kinh văn trên.

          Mời xem kinh văn sau đây:

往詣佛所。頂禮長跪。向佛合掌。即以伽他讚佛。發廣大願。頌曰。 “Vãng nghệ Phật sở, đảnh lễ trường quỵ, hướng Phật hiệp chưởng, tức dĩ già-tha tán Phật, phát quảng đại nguyện, tụng viết”. (Ði đến chỗ Phật, đảnh lễ trường quỳ, hướng về Phật chắp tay, liền dùng già-tha tán thán Phật, phát nguyện rộng lớn, tụng rằng).

          Trước tiên xem từ ngữ:

          “Vãng nghệ” ý nghĩa là đi đến. “già-tha” là từ Ấn Độ, Trung Hoa gọi “Cô khởi tụng”. Vậy “Cô khởi” là gì nghĩa gì? Chính là kinh văn từ đầu đến cuối không có trùng lặp, “tụng” là ca tụng. Cô khởi tụng này chính là tương đương với thơ ca Trung Hoa. Tỳ-kheo Pháp Tạng đến chỗ của thầy, thầy của Ngài chính là Thế Gian Tự Tại Vương Phật.

          “Đảnh lễ trường quỵ, hướng Phật hiệp chưởng”. Đây là lễ tiết. “Đảnh” là kính lễ nhất. “Lễ” này là có chừng mực, chính là không thể hơn, cũng không thể kém. Nếu hơn là tỏ ra nịnh bợ, kém là tỏ ra ngạo mạn. Vậy nên kính lễ này, nhất định phải nắm bắt đúng chừng mực, đã không thể hơn, cũng không thể kém. Kính lễ nhất của nhà Phật chính là “đảnh lễ”, “đảnh lễ” chính là năm vóc sát đất. Lễ bái của Phật môn cũng chính là một loại phương thức tu hành, khi lễ bái: tâm địa thanh tịnh, đó là tịnh; Tâm địa chân thành, trong chân thành tâm một niệm chẳng sanh, đó là tu định; Đồng thời mỗi vị trí thân thể đều đang vận động, là một phương pháp tốt cho thân thể khỏe mạnh. Phương pháp tu hành này vô cùng cao minh, là thuật dưỡng sinh rất cao minh. Hiện nay rất nhiều người không phải đều: truy cầu thuật dưỡng sinh này sao. Vậy phương pháp này: là một loại thuật dưỡng sinh rất cao minh. Dưỡng tâm, tâm phải tĩnh; Dưỡng thân, thân phải động. Lạy Phật, tâm là tĩnh, thân là động. Vậy nên dưỡng tâm phải tĩnh, dưỡng thân phải động, phải làm được cả hai điểm này. Vậy nên nói, lạy Phật là một loại thuật dưỡng sinh cực kỳ cao minh.

          “Trường quỵ” là biểu thị ý tôn kính. “Hiệp chưởng” là biểu thị toàn tâm toàn ý, đại biểu tâm địa thanh tịnh, nhất tâm nhất ý tiếp nhận giáo huấn của thầy.

          Câu tiếp theo: “Tức dĩ già-tha tán Phật”. “già-tha” ý nghĩa của Trung Hoa chính là cô khởi tụng, tương tự thi ca Trung Hoa. Kệ tụng khởi này có tác dụng gì? Khởi tác dụng tổng kết kinh văn ở trước. Ở đây là câu tụng bảy chữ, mỗi bài là bốn câu, mỗi câu bảy chữ, tổng cộng có 10 bài. 10 bài tụng này có thể chia thành ba đoạn: Hai bài đầu là khen ngợi Phật, cũng là biểu thị tâm ý mang ơn đức đối với Phật; Từ bài thứ ba đến bài thứ chín là phát nguyện, nói rõ nguyện vọng tu học của bản thân; Bài cuối cùng là cầu Phật chứng giám cho Ngài, nguyện vọng của Ngài là chân thực, không phải vọng ngữ, không phải hư luận, mà là chân thật.

          Đoạn kinh văn trên nói: Tỳ-kheo Pháp Tạng về đến chỗ của thầy, là Thế Gian Tự Tại Vương Phật, gặp thầy rồi, cung kính đảnh lễ quỳ dài, hướng về Phật chắp tay, dùng kệ tụng tán thán Phật, và ở trước Phật phát 10 đại tâm nguyện.

          Tiếp theo nói cụ thể nội dung kệ tụng. Xem bài đầu tiên:

如來微妙色端嚴

一切世間無有等

光明無量照十方

日月火珠皆匿曜

Như Lai vi diệu sắc đoan nghiêm

Nhất thiết thế gian vô hữu đẳng

Quang minh vô lượng chiếu thập phương

Nhật nguyệt hỏa châu giai nặc diệu”.

(Như Lai vi diệu sắc đoan nghiêm

Hết thảy thế gian không ai sánh

Quang minh vô lượng chiếu mười phương

Nhật, nguyệt, hỏa, châu đều ẩn sáng).

          Bài kệ tụng này, là khen ngợi tướng tốt quang minh của Phật.

          “Sắc đoan nghiêm” là sắc tướng đoan chánh, trang nghiêm. Chữ “sắc” này là thân tướng. “Đoan” là đoan chánh, “nghiêm” là trang nghiêm. “Nặc diệu” là ánh sáng ẩn mà không hiện. “Nặc” là ẩn đi, giấu đi; “diệu” là quang minh.

          Bài kệ tụng này rất đơn giản, chỉ bốn câu như vậy. Ý nghĩa đó là: thân tướng đoan chánh trang nghiêm vi diệu của Như Lai, tất cả thế gian không có bất cứ ai có thể sánh bằng Phật. Trí huệ quang minh vô lượng của Như Lai, chiếu sáng khắp 10 phương thế giới, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, lửa, châu, trong Phật quang đều tỏ ra ra u tối mờ nhạt, giống như ánh đèn: ở dưới ánh mặt trời vậy.

          Xem bài kệ tụng tiếp theo:

世尊能演一音聲

有情各各隨類解

又能現一妙色身

普使眾生隨類見

Thế Tôn năng diễn nhất âm thanh

 Hữu tình các các tùy loại giải

 Hựu năng hiện nhất diệu sắc thân

Phổ sử chúng sanh tùy loại kiến.

(Thế Tôn hay diễn một âm thanh

Hữu tình tùy loại đều hiểu được

Lại hiện ra một diệu sắc thân

 Khiến khắp chúng sanh tùy loại thấy).

          “Tùy loại” ý nghĩa là gì? Chính là tùy theo các chủng loại, các loại ngôn ngữ khác nhau. “Tùy loại” là tùy theo các chủng loại ngôn ngữ khác nhau. Bài tụng này: là ca ngợi đức năng của Phật và từ bi của Phật. Thế Tôn có thể dùng một loại âm thanh diễn diệu pháp, mỗi một loại chúng sanh nghe được, đều giống như Phật đang nói ngôn ngữ của chính mình, mà còn có thể hiểu rõ ràng: đạo lý mà Phật nói. Đồng thời, Phật lại có thể thị hiện thân tướng vi diệu, tất cả chúng sanh thấy được, đều cho rằng Phật là cùng loại thân tướng với chính mình, mà còn là thân tướng mà chính mình thích nhất.

          Xem bài tụng tiếp theo:

願我得佛清淨聲

法音普及無邊界

宣揚戒定精進門

通達甚深微妙法

Nguyện ngã đắc Phật thanh tịnh thanh

Pháp âm phổ cập vô biên giới

Tuyên dương Giới, Định, Tinh-tấn môn

 Thông đạt thậm thâm vi diệu pháp”.

(Nguyện con được tiếng Phật thanh tịnh

Pháp âm phổ cập vô biên cõi

Tuyên dương môn Giới, Ðịnh, Tinh tấn

Thông đạt thậm thâm vi diệu pháp).

          Đây là bài tụng thứ ba. Bắt đầu từ bài tụng này: đến bài tụng thứ 9, đều là phát nguyện.

          “Thanh tịnh thanh” là không có khuyết điểm, âm thanh rời xa phiền não.

          “Giới, Định, Tinh-tấn môn”. “Giới, Định” là chỉ Tam học: giới, định, huệ,

“Tinh tấn” bao gồm Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ, Lục độ là sáu cương lĩnh của tu học Bồ-tát.

          “Thậm thâm vi diệu pháp”. Chỉ phương pháp tu học để hiểu rõ: chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Gọi là “Thậm thâm vi diệu pháp”.

          Tỳ-kheo Pháp Tạng phát nguyện, hy vọng bản thân có thể đạt được: âm thanh thanh tịnh giống như Phật, để âm thanh của lời nói: có thể phổ biến lan truyền đến vô biên pháp giới, tuyên dương Tam học, Lục độ Pháp môn Đại-thừa. Mục đích là để tất cả chúng sanh: đều có thể thông đạt hiểu rõ chân tướng: sâu rộng vô tận của vũ trụ nhân sinh.

          Ở đây, tôi muốn nói về phát nguyện. Thế nào là phát nguyện? Nói ra nguyện vọng của bản thân chính là phát nguyện. Phát nguyện trong quá trình học Phật: là vô cùng quan trọng. Không chỉ học Phật, thế gian pháp cũng không ngoại lệ. “Nguyện” là mục tiêu của mỗi người nỗ lực trong một đời. Bởi vì có phát nguyện, sinh mạng mới có ý nghĩa, mới có giá trị. Nếu học Phật mà không có nguyện vọng, thì nhất định việc học Phật không đạt thành quả, vậy nên phát nguyện vô cùng quan trọng. Hôm nay chúng ta hướng theo A Di Đà Phật học tập, chính là học tập đại nguyện của Ngài phát.

          Chúng ta nhìn câu đầu tiên của bài kệ tụng này, “Nguyện ngã đắc Phật thanh tịnh thanh” là ý nghĩa gì? Là nguyện bản thân giống như Phật, phổ biến lợi ích tất cả chúng sanh. Phật dùng âm thanh làm Phật sự. Phật như vậy, Tỳ-kheo Pháp Tạng phát nguyện: mong giống như Phật, dùng âm thanh thanh tịnh giáo hóa chúng sanh. Đây là bố thí pháp, công đức dạy học của bố thí pháp là bất khả tư nghị. Khi Khổng phu tử ở đời, cũng là dùng âm thanh làm phương pháp duy nhất để dạy học, làm thầy giảng bài. Trong lịch sử Trung Hoa, không có quả báo của người nào: so sánh được với Khổng phu tử. Hậu nhân của ngài, đến ngày nay: vẫn được người đời tôn kính. Vậy đức của Phu tử là thế nào? Ngài một đời dạy học, đức của Ngài chính là ở đấy. Thích Ca Mâu Ni Phật cũng là một đời dạy học, vậy nên đức lớn của Phật được thế gian tôn trọng, mới gọi là Thế Tôn. Đức của A Di Đà Phật càng không phải nói, tận hư không biến pháp giới tất cả chư Phật thế giới, trên đến Như Lai, dưới đến chúng sanh sáu đường, không có ai không tôn kính A Di Đà Phật, bởi vì công đức giáo hóa chúng sanh của A Di Đà Phật: không thể nghĩ bàn. Đây là chỗ mà chúng ta phải học tập theo Phật. Đầu tiên lập chí đắc thanh tịnh thanh của Phật, lấy thanh tịnh thanh cầu Phật Bồ-tát gia trì, đây là câu đầu tiên của bài tụng này.

          Xem câu tiếp theo: “Pháp âm phổ cập vô biên giới”. Tỳ-kheo Pháp Tạng phát tâm không giống người khác. “Vô biên giới” chứ không phải một, hai thế giới Phật. Mọi người đều biết, một thế giới Phật là một Tam thiên Đại thiên thế giới. Nguyện của Tỳ-kheo Pháp Tạng: là pháp âm phổ biến đến vô lượng vô biên thế giới, đây mới là phổ độ chúng sanh thật sự.

          Câu tiếp: “Tuyên dương Giới, Định, Tinh tấn môn”. “Pháp môn” mà phía trên nói là gì? Chính là chỉ câu này “Tuyên dương Giới, Định, Tinh tấn môn”, đây là nội dung Phật dạy học. Phật dạy tất cả chúng sanh, dạy những gì? Phật Phật đạo đồng, kim Phật cũng như cổ Phật tái lai, tuyệt đối không thể làm trái cổ Phật. Phật thuyết pháp cho chúng sanh, bất luận là Phật xưa hay là Phật nay, nội dung đều là nhất trí, không rời khỏi Tam học, Lục độ, Lục hòa.

          Ở đây, tôi muốn nói trọng điểm: hai vấn đề “giới” và “Tinh tấn”. Trước tiên nói về “giới”. Thế nào là giới? Đơn giản thông tục mà nói, giới chính là quy củ, giữ giới chính là tuân thủ quy củ. Giới căn bản của Phật môn chúng là là Ngũ giới. Rất nhiều đồng tu thọ Ngũ giới nhiều năm rồi, có người đến hiện tại vẫn không biết: nội dung cụ thể của Ngũ giới. Mọi người nghĩ xem, đến cả nội dung cụ thể của Ngũ giới cũng không biết, làm sao nói giữ Ngũ giới? Còn có một hạng người thọ Ngũ giới, họ biết nội dung của Ngũ giới, mà còn là thuộc làu, chỉ là làm không được. Lấy giới không được vọng ngữ để nói, có bao nhiêu đồng tu chúng ta làm được không vọng ngữ? Nghiêm trọng là, vọng ngữ là tiện miệng nói ra, còn nói hoa mỹ rằng là phương tiện ngữ.

                Đối với vấn đề này, tôi từng nghiên cứu thảo luận cùng một đồng tu, thế nào là vọng ngữ? Thế nào là phương tiện ngữ? Hai điều này có gì khác biệt? Dùng vọng ngữ có gì hại? Tôi sẽ đem kết quả chúng tôi nghiên cứu thảo luận: nói với quý đồng tu, để mọi người tham khảo. Vọng ngữ là gì? Vọng ngữ chính là dùng tâm không tịnh, tâm ô nhiễm: để nói lời không thật, lừa dối chúng sanh. Đó là vọng ngữ. Nếu dùng tâm thanh tịnh, tâm từ bi, tâm trí huệ: để giúp đỡ cứu độ chúng sanh, tạm thời dùng lời không thật để khuyên bảo chúng sanh, thì là phương tiện ngữ, không có phạm tội vọng ngữ. Xin kể cho quý đồng tu ba câu chuyện.

                Câu chuyện đầu tiên. Con trai La Hầu La của Phật: tuổi còn rất nhỏ, lại rất ngây thơ, không biết phải cẩn thận khẩu nghiệp. Khi có người hỏi cậu: “Thế Tôn có đây không?” Cậu liền gạt người, nói: “Không có”. Nếu khi Thế Tôn không có, có người hỏi La Hầu La rằng: “Thế Tôn có đây không?” Cậu liền gạt người nói: “Có”. Có người đem tình hình này nói với Phật. Phật liền nói với La Hầu La: “Con đi lấy chậu nước đến cho ta rửa chân một lát”. La Hầu La đem cho Phật rửa chân xong. Phật nói với La Hầu La: “Con đem chậu này lật ngược lại, đảo lại”. La Hầu La liền theo lời Phật, đem chậu này đảo lại, đó chính là đang úp xuống. Phật nói: “Con hãy rót nước vào trong chậu rửa này”. La Hầu La liền rót nước vào trong chậu rửa. Mọi người nghĩ xem kết quả là gì? Sau khi rót nước, Phật hỏi cậu: “Nước rót vào trong chậu xong chưa? La Hầu La trả lời: “không đổ vào được”. Phật liền nói với La Hầu La: “Những người không biết tàm quý dùng vọng ngữ, chính là đem tâm của mình đảo ngược lại. Đạo pháp của Phật cũng không có cách nào đi vào nội tâm của người đó, đạo lý này giống như nước không có cách nào: rót vào chậu nước lật ngược”. Đây là câu chuyện thứ nhất. Nghe chưa hiểu, thì tỉ mỉ suy nghĩ lại.

          Câu chuyện thứ hai. Trong nước có một đại Trưởng giả, tiền tài vô số, gia quyến rất nhiều. Tuổi ông đã cao, nhà ở đã có chút mục nát. Con cái của ông trí ngu không đều. Chính là có người rất thông minh, có người rất ngu dốt. Những đứa trẻ này ở trong nhà vui chơi nô đùa, bọn trẻ không biết căn nhà này hỏng rồi, đã rất nguy hiểm rồi. Có một hôm căn nhà này đột nhiên cháy, lan đến bốn phía. Nhưng bọn trẻ con của Trưởng giả vẫn chơi ở trong nhà, không biết chạy ra ngoài. Trưởng giả biết chỉ có một cửa: có thể chạy khỏi nhà cháy. Ông gọi bọn trẻ khẩn trương chạy ra, nhưng bọn trẻ không thèm nhìn ông, tiếp tục chơi đùa. Trưởng giả này biết nhược điểm của bọn trẻ, bèn lừa bọn chúng, nói: “Đồ chơi mà các con thích nhất, xe dê, xe hươu, xe trâu đều ở ngoài cửa, các con mau mau đi lấy”. Đám trẻ nghe nói ngoài cửa có đồ chơi, liền ào ào tông cửa xông ra, đi lấy đồ chơi. Sau khi ra ngoài vừa nhìn, thì không có xe dê, không có xe hươu, cũng không có xe trâu. Cha nói với bọn chúng: “Loại xe đó không tốt, xe trâu trắng lớn tốt nhất”. Ngay sau đó Trưởng giả cho mỗi đứa con: một xe trâu trắng lớn. Bọn trẻ trước giờ chưa từng nhìn thấy xe tốt như vậy, vui mừng khôn xiết. Phật hỏi ngài Xá Lợi Phất: Trưởng giả trước nói có ba thừa: là chỉ xe dê, xe hươu và xe trâu; Sau lại nói ba xe này không tốt, mà lại cho bọn trẻ xe trâu trắng lớn, đây có phải là phạm vọng ngữ? Ngài Xá Lợi Phất trả lời rằng: “Không ạ! Thế Tôn. Phương tiện ngữ của Trưởng giả, lừa bọn trẻ chạy ra khỏi nhà cháy, khiến chúng tránh được nguy nan. Cho dù đều không cho chúng thứ gì, đó cũng không phải là dùng vọng ngữ. Huống hồ vẫn cho chúng: xe trâu trắng to tốt hơn xe dê, xe hươu, xe trâu”. Đó là câu chuyện thứ hai.

          Câu chuyện thứ ba. Có một hài nhi khóc lóc không dừng, bố mẹ của đứa trẻ lấy một phiến lá của cây chi dương, lá chi dương vàng, nói với đứa trẻ, không được khóc không được khóc! Ta cho con hoàng kim. Đứa trẻ nhìn thấy hoàng kim liền không khóc nữa. Lá chi dương này không phải hoàng kim.

          Kể xong ba câu chuyện trên rồi, mọi người suy nghĩ mà xem. Câu chuyện thứ hai, câu chuyện thứ ba bên trên, chúng ta có thể nói Trưởng giả và cha mẹ đang dùng vọng ngữ không? Đương nhiên không phải. Đây là dựa vào phương tiện ngữ của thanh tịnh, từ bi và trí huệ. Chúng ta phán định một loại lời nói không thật: là vọng ngữ hay là phương tiện ngữ, phải nhìn loại lời nói không thật này: là dựa vào tham, sân, si. Loại tâm không tịnh, tâm ô nhiễm; Hay là dựa vào dùng tâm thanh tịnh, tâm từ bi, tâm trí huệ: làm phương tiện thiện xảo cứu giúp, cứu độ chúng sanh. Đây là hai ranh giới, hoàn toàn không giống nhau. Thế nào gọi là vọng ngữ? Thế nào gọi là phương tiện ngữ? Chúng ta có thể từ đây mà thấy, loại lời không thật này phải là phương tiện ngữ nhất thời hay không, phương tiện thiện xảo nhất thời: cuối cùng sẽ vạch ra chân tướng, đây không thể gọi là vọng ngữ. Dùng vọng ngữ: thật là một sự việc rất đáng ghét. Nếu người nào đặc biệt có thể nói dối, tùy miệng nói dối. Thời gian lâu rồi, họ nói lời thật, có thể không có ai tin. Đây là một vấn đề tương đối nghiêm túc.

          Trong Đại Trí Độ Luận ghi chép “vọng ngữ thập tội” mà Phật nói. Chính là nói nếu quý vị thường xuyên dùng vọng ngữ, thì quý vị sẽ tạo 10 loại tội nghiệp. 10 loại tội nghiệp nào? Tôi nói cho mọi người, quý vị hãy đối chiếu.

          Một là: “hơi miệng hôi”. Có thể đồng tu chúng ta có loại kinh nghiệm này. Chính là người xung quanh, có người vừa nói chuyện, trong miệng tỏa ra khí hôi. Đây là điều thứ nhất “hơi miệng hôi”.

          Thứ hai: “Thiện thần rời xa, phi nhân được lợi”. Chính là thiện thần rời quý vị thật xa, sẽ không gần kề quý vị. Ai được thuận tiện đây? Phi nhân được tiện lợi. Yêu ma quỷ quái, họ được thuận tiện rồi. Đây là thứ hai.

          Ba là: “Tuy nói lời thật, người không tin nhận”. Chính là tôi vừa mới nói, thường xuyên nói dối dùng vọng ngữ, thỉnh thoảng quý vị nói lời thật, người khác cũng không tin. Đây là điều thứ ba.

          Điều thứ tư: “Người trí bàn luận, thường không được tham dự”. Đây là người khác không sẵn lòng tiếp xúc với quý vị, người ta nói gì cũng không sẵn lòng để quý vị tham gia.

          Điều thứ năm: “Thường bị phỉ báng, tiếng xấu vang khắp thiên hạ”. Người thích dùng vọng ngữ thường bị người phỉ báng, chính là thanh danh của quý vị rất xấu.

          Điều thứ sáu: “Bị người bất kính, tuy có dạy dỗ, người không tiếp nhận”. Ý nghĩa là không được người tôn kính.

          Thứ bảy: “Thường nhiều ưu sầu”.

          Thứ tám: “Trồng nhân duyên nghiệp phỉ báng”.

          Thứ chín: “Thân hoại mạng hết, phải đọa địa ngục”.

          Thứ mười: “Nếu lên làm người, thường bị phỉ báng”.

          Có mấy điều, đều dính vào gần với phỉ báng. Đặc biệt là điều thứ chín: “Thân hoại mạng chung, phải đoạ địa ngục”. Việc dùng vọng ngữ này: thật sự không phải việc nhỏ, cuối cùng quý vị phải vào địa ngục. Vậy nên nếu trước đây không biết, hôm nay nghe tôi giảng rồi, hiểu rõ đạo lý này rồi, sau này nhất định không được vọng ngữ. Nói chuyện nhất định phải nói lời thật, thực sự cầu thị, không được gạt người.

          Sau đây lại nói “Tinh-tấn”. “Tinh-tấn” trong Lục độ là thiện căn của Bồ-tát. Thiện căn của thế pháp là không tham, không sân, không si. Ở đây mọi người có thể nghe rõ ràng. Chính là thiện căn của Bồ-tát: và thiện căn của thế pháp chúng ta không giống nhau. Ba điều này, Bồ-tát đương nhiên đều đầy đủ, tu học viên mãn rồi. Vậy nên thiện căn của Bồ-tát chỉ có một điều, là gì đây? Đó chính là Tinh-tấn, đó là thiện căn của Bồ-tát. Thiện căn của thế pháp là không tham, không sân, không si. “Tinh” chính là chuyên, thuần. Tinh thuần tiến bộ, không phải tạp tấn, loạn tấn.

          Tôi bắt đầu từ năm 2000: nghe Lão Pháp sư giảng Kinh Vô Lượng Thọ. Đầu tiên nghe hiểu một câu nói: chính là “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Đây là câu tôi nghe hiểu đầu tiên, cũng là câu mà tôi nhận được lợi ích nhất. Tôi gần 20 năm nay, thọ trì bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, trước nay chưa từng đổi đề mục, tôi thật đã nhận được lợi ích. Lão Pháp sư nói: “Một kinh thông rồi, kinh nào cũng thông”. Tôi ít nhiều có một chút lĩnh hội đơn giản như vầy, chỉ có thể nói một chút. Chính là một chút ít như vậy, mà tôi đã được lợi vô cùng rồi. Cảm nhận của tôi là: “Mười năm một bộ kinh, kinh kinh đều thông; 10 năm 10 bộ kinh, một kinh cũng không thông”. Đây chính là cảm nhận của tôi. Chúng ta học Phật phải làm chuyên gia, không làm tạp gia.

                Xem câu tiếp theo: “Thông đạt thậm thâm vi diệu pháp”. Câu nói này có ý vị sâu xa. “Thậm thâm vi diệu pháp” là gì? Chính là Pháp môn niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, Pháp môn này chính là thậm thâm vi diệu pháp. Ở trong vô lượng vô biên Pháp môn, xác thật Pháp môn này là thậm thâm vi diệu pháp. Đáng tiếc là: Pháp môn này, không những người bình thường không biết, mà rất nhiều Bồ-tát cũng không biết. Nếu Bồ-tát biết rồi, thì một đời các Ngài nhất định thành Phật. Bởi vì Bồ-tát không biết, vậy nên phải tu ba đại A-tăng-kỳ kiếp, vô lượng A-tăng-kỳ kiếp, phải đi đường vòng như vậy, các Ngài không biết có con đường tắt này.

          “Thậm thâm” rốt cuộc sâu đến mức độ nào? Trong Quán Kinh, Phật giảng rất rõ ràng, tâm này là Phật, tâm này làm Phật. Hai câu nói này, bất luận là đồng tu tu học tông phái nào đều biết. Tuy rằng biết, tuy rằng có niệm, nhưng hàm nghĩa chân thực của tám chữ này, chưa hẳn thật sự có thể lĩnh hội được. Bởi vì thật sự hiểu hàm nghĩa của tám chữ này, thì nhất định là lão thật niệm Phật, tuyệt đối sẽ không đề cập tới Pháp môn khác nữa. Sẽ giống như Đại sư Liên Trì: “Tam tạng mười hai bộ, nhường cho người khác ngộ”. Đối với tám chữ này vẫn không có người làm rõ, yêu cầu Nhất đại Tạng giáo. Thật sự làm rõ ràng rồi, thì không cần nữa, quyết một lòng lão thật niệm Phật. Đó là thật sự rõ ràng, thật sự sáng tỏ. Sau khi sáng tỏ, tâm họ vọng niệm không sanh, vậy mới quyết định thành tựu. Thật sự thông đạt niệm Phật vãng sanh, diệu pháp bất thoái thành Phật, câu này mới nói ra: bổn hoài của Phật thuyết pháp độ chúng sanh. Không nói thông suốt bổn hoài của Phật, vậy bổn hoài của Phật là gì? Chính là giúp đỡ chúng sanh: “Thông đạt thậm thâm vi diệu pháp”. Đó chính là bổn hoài của Phật.

          Xem bài tụng tiếp theo:

智慧廣大深如海

內心清淨絕塵勞

超過無邊惡趣門

速到菩提究竟岸

無明貪瞋皆永無

惑盡過亡三昧力

Trí huệ quảng đại thâm như hải

Nội tâm thanh tịnh tuyệt trần lao

Siêu quá vô biên ác thú môn

Tốc đáo Bồ-đề cứu cánh ngạn

Vô minh, tham, sân, giai vĩnh vô

           Hoặc tận, quá vong, tam-muội lực.

(Trí huệ rộng lớn sâu như biển

Nội tâm thanh tịnh tuyệt trần lao

Vượt khỏi vô biên cửa ác thú

 Mau đến bờ Bồ-đề rốt ráo

 Vô minh, tham, sân vĩnh viễn dứt

 Hoặc tận, lỗi hết, tam-muội lực).

          Xem từ ngữ dưới đây:

          “Tuyệt trần lao” chính là đoạn diệt tất cả phiền não. “Tuyệt” là đoạn tuyệt; “trần lao” là tỷ dụ phiền não.

          “Vô biên ác thú môn”. “Vô biên” nói rõ ở đây không chỉ chỉ tam ác đạo, phàm là phiền não chưa đoạn tận đều là đường ác. Vậy nên chín pháp giới: Bồ-tát, Duyên-giác, Thanh-văn, thiên, nhân, A-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục: đều là ác thú, chỉ có pháp giới Phật mới là quả báo viên mãn nhất.

          “Bồ-đề cứu cánh ngạn” chỉ viên mãn thành Phật.

          “Vô minh, tham, sân, giai vĩnh vô”: là nói đều đoạn tận tất cả phiền não vĩnh viễn rồi. “Vô minh” là không rõ ràng chân tướng sự thật, chính là si. “Vô minh, tham, sân” chính là nói: tham, sân, si, ba loại phiền não căn bản.

          “Hoặc tận, quá vong”. “Hoặc” chỉ tất cả vô minh phiền não, “quá” là lỗi lầm tội nghiệp. “Hoặc tận, quá vong” là tất cả vô minh phiền não, thân ngữ sai lầm, tội nghiệp đều sẽ không tạo lại nữa.

          Bài kệ tụng này là Tỳ-kheo Pháp Tạng phát nguyện, hy vọng bản thân có thể đầy đủ: trí huệ quảng đại vô biên giống như Phật, nội tâm thanh tịnh, đoạn tuyệt tất cả phiền não, vượt qua chín pháp giới, nhanh chóng thành tựu Phật quả Vô thượng viên mãn rốt ráo. Vĩnh viễn đoạn vô minh, tham, sân, từ đây không mê hoặc nữa, không khởi tạo tất cả hành vi tội nghiệp. Đây đều là hiệu quả của tu học niệm Phật tam-muội. Ý nghĩa bài kệ tụng trên chính là như vậy.

          Sáu câu này là một đoạn, bốn câu trước là nói “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Câu đầu tiên là nói trí huệ, sáu câu là lấy trí huệ làm thành bài tụng, nói với chúng ta học Phật phải có trí huệ, ngay cả tu phước cũng phải có trí huệ, huống chi là học Phật. Trí huệ từ đâu mà đến? Từ trong giới, định mà đến. Vậy nên tâm không thanh tịnh, quý vị sẽ không có trí huệ. Tịnh-tông chúng ta tu thanh tịnh tâm, tâm thanh tịnh khởi tác dụng chính là trí huệ. Bình thường mục đích chúng ta đọc kinh niệm Phật: chính là đang tu định. Đọc kinh niệm Phật công đức vô cùng lớn, có thể đem vọng tưởng, chấp trước đồng thời bỏ đi. Khi đọc kinh, tuyệt đối không thể phân biệt nghĩa kinh, không nên nghiên cứu ý nghĩa trong kinh, trong kinh không có ý nghĩa. Khi giảng thì vô lượng nghĩa, lão thật niệm là đúng rồi. Tôi nói lại lần nữa: ý nghĩa của mấy câu sau cùng này, chính là: kinh Phật, quý vị không nên đi nghiên cứu ý nghĩa của kinh, trong kinh không có ý nghĩa. Khi quý vị giảng, quý vị sẽ giảng ra vô lượng nghĩa. Nếu quý vị nói trong kinh có ý nghĩa, do quý vị nghiên cứu ra. Đó là tri kiến phàm phu của quý vị, chính là “bất giải Như Lai chân thật nghĩa”.

          Câu sau là “Trí huệ quảng đại thâm như hải”. Nói nếu quý vị không có trí huệ, mà quý vị chỉ cần nắm chắc một câu Phật hiệu này, nắm chắc một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, ngày ngày niệm kinh, ngày ngày niệm A Di Đà Phật, thì quý vị nhất định sẽ “Trí huệ quảng đại thâm như hải”. Không có trí huệ như vậy, quý vị sẽ không nhận thức bộ kinh này, sẽ không nắm chắc một câu Phật hiệu này.

          Niệm Phật hữu khẩu vô tâm là không có trí huệ. Chúng ta phải tin chắc chính mình có trí huệ lớn như vậy. Có người tốt nói như vầy: tôi chướng sâu huệ cạn, tôi không có trí huệ, tôi ngu si. Đúng! Quý vị không phải là nói như vậy sao! Vậy thì quý vị thật sự là chướng sâu huệ cạn, quý vị thật sự không có trí huệ, quý vị thật sự ngu si. Tại sao vậy? Tất cả pháp do tâm tưởng sanh, đây đều là do trong tâm quý vị tưởng, không phải người khác áp đặt cho quý vị.

          Xem câu tiếp: “Nội tâm thanh tịnh tuyệt trần lao”. “Trần” là ô nhiễm; “lao” là mệt nhọc. Ngày nay môi trường sinh sống chúng ta ô nhiễm, đã dẫn khởi sự chú trọng của các nước toàn thế giới, bắt đầu chú trọng bảo vệ môi trường. Nhưng ô nhiễm tâm địa, ô nhiễm tinh thần, ô nhiễm tư tưởng, ô nhiễm kiến giải, vẫn chưa dẫn khởi được chú trọng đầy đủ của chúng ta, đây là một việc rất nguy hiểm. Ở trong môi trường như vậy, sự thanh tịnh của nội tâm chúng ta vô cùng quan trọng. Tâm thanh tịnh, thì tất cả vọng tưởng, tà tri tà kiến không tới gần.

          Quý vị làm sao mới được nội tâm thanh tịnh? Niệm A Di Đà Phật. A Di Đà Phật là câu thanh tịnh. Điều này mọi người chúng ta đều biết. A Di Đà Phật là câu thanh tịnh. Quý vị niệm A Di Đà Phật, tâm quý vị liền thanh tịnh. Đây là Thiên Thân Bồ-tát nói trong Vãng Sanh Luận.

          Câu tiếp theo: “Siêu quá vô biên ác thú môn. Tốc đáo Bồ-đề cứu cánh ngạn”. Hai câu này là quả báo. Tâm địa thanh tịnh, trí huệ tăng trưởng, đương nhiên là “Siêu quá vô biên ác thú môn. Tốc đáo Bồ-đề cứu cánh ngạn” rồi. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ là: không những tam ác đạo là ác thú, mà tam thiện đạo cũng là ác thú, Thánh giả Nhị thừa cũng là ác thú, Quyền-giáo Bồ-tát vẫn là ác thú. Chúng ta có thể nghe hiểu rõ không? Có thể tiếp nhận không? Phật trong kinh Đại thừa nói: Pháp môn Niệm Phật là thù thắng đệ nhất. Cổ đức khen ngợi là: viên mãn trong viên mãn, chuyên ngay trong chuyên, đốn ngay trong đốn. Không những vượt qua Tam đồ, Lục đạo, mà vượt qua Nhị thừa, Quyền-giáo, lại đi lên không dừng, quả báo giống như là Bồ-tát Thất-địa trở lên.

          Bên trên đã nói câu: “Thất-địa Bồ-tát xem Lục-địa Bồ-tát đều là ác thú”. Giảng đến đây, chúng ta mới thật sự lĩnh hội được, nhận thức Pháp môn niệm Phật, quả thật là thù thắng vô cùng.

                Chư Phật Bồ-tát đều nói Pháp môn này khó tin, cũng là lời chân thật. Từ phàm phu địa chúng ta, bỗng chốc liền lên đến Thất-địa trở lên, lên đến Đẳng-giác Bồ-tát. Ai tin tưởng được? Không những người bình thường không tin, mà A-la-hán không tin, Bích-chi-Phật không tin, Quyền-giáo Bồ-tát không tin, Bồ-tát minh tâm kiến tánh: vẫn có rất nhiều vị không tin. Quý vị có thể tin, đây tuyệt đối không phải một việc dễ dàng. Tại sao chúng ta có thể tin? Nghĩ thế nào cũng nghĩ không thông. Đọc Kinh Vô Lượng Thọ rồi mới hoát nhiên đại ngộ, thì ra là quý vị trong đời quá khứ, từng hành Bồ-tát đạo, cúng dường vô lượng vô biên chư Phật Như Lai, đời này là thiện căn hiện tiền. Đồng thời lại được chư Phật Như Lai 10 phương: gia trì trong âm thầm. Như vậy quý vị mới tin được, giải được, hành được. Cho nên trong kinh nói, quý vị không phải phàm phu. Đây là việc đáng vui mừng, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, một đời thành Phật.

          Tôi giảng đến đây, quý vị có thể đối với bản thân: có một nhận thức chính xác không, quý vị có thể biết chính quý vị hay không? Vì sao có thể tin tưởng Kinh Vô Lượng Thọ, có thể thọ trì Kinh Vô Lượng Thọ, tin tưởng câu Phật hiệu A Di Đà Phật, một mạch niệm đến cùng? Nguyên nhân ở đâu, lần này quý vị biết rồi chứ?

          Xem hai câu sau, “Vô minh, tham, sân, giai vĩnh vô. Hoặc tận, quá vong, tam-muội lực”. Muốn đạt được thành quả như phía trước, thì hai câu này là điều kiện nhất định phải làm được. Vẫn còn vô minh, vẫn có tham, sân, thì trí huệ liền không quảng đại, tâm cũng không thanh tịnh, thì không có cách nào vượt qua ác thú, không đắc được Bồ-đề. Tất cả tội nghiệp tạo ra, lỗi lầm đều không có. Làm sao mới có thể không có đây? Ba chữ tiếp theo “tam-muội lực”, có thể đem vô minh, tham, sân, mê hoặc điên đảo đoạn hết. Vĩnh viễn không được quên niệm Phật tam-muội này, niệm Phật tam-muội này là vua trong các tam-muội. Vậy nên niệm Phật tam-muội được gọi là Bảo Vương tam-muội. Niệm Phật tam-muội này làm thế nào mới có thể đạt được? Chính là dùng bốn chữ: “lão thật niệm Phật” mà cổ nhân dạy chúng ta. Làm thế nào mới xem là lão thật? Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Đó chính là lão thật.

          Ngài Cư sĩ Hạ Liên Cư trong Tịnh Tu Tiệp Yếu, xưng Đại Thế Chí Bồ-tát là Sơ tổ Tịnh-tông, ngài là Sơ tổ Tịnh-tông của pháp giới chúng sanh; Phổ Hiền Bồ-tát là Sơ tổ Tịnh-tông của thế giới Ta Bà; Đại sư Huệ Viễn là Sơ tổ Tịnh-tông của Trung Hoa.

          Sau đây lại nói về “bái sám”. Lão Pháp sư thật là từ bi tột cùng, ngài giảng lời thật, đem chân tướng nói cho chúng ta. Ngài nói: “Chư vị đem chân tướng sự thật xem rõ ràng, mới chịu quyết một lòng, không có vọng niệm nữa. Muốn học Kinh Kim Cang, muốn học chỉ quán, đọc Pháp Hoa, đoạn dứt toàn bộ những suy nghĩ ấy. Bái Lương Hoàng Sám, bái Thủy Sám, thì không bằng bái Tịnh Tu Tiệp Yếu, bái A Di Đà Phật”. Đây là lời thật, chân tướng mà lão Pháp sư nói.

          Chúng ta đem đoạn lời này niệm lại một lần. Lão Pháp sư nói: “Chư vị đem chân tướng sự thật xem rõ ràng, mới chịu quyết một lòng, không có vọng niệm nữa. Muốn học Kinh Kim Cang, muốn học chỉ quán, đọc Pháp Hoa, đoạn dứt toàn bộ những suy nghĩ ấy. Bái Lương Hoàng Sám, bái Thủy Sám, thì không bằng bái Tịnh Tu Tiệp Yếu, bái A Di Đà Phật”.

          Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư vô cùng từ bi, nhìn thấy chúng sanh có tập khí bái sám, ưa thích bái sám. Vậy ngài cũng biên tập một “Bảo Vương Sám”, là chuyên tu sám pháp Tịnh-độ. Tại sao lại biên tập sách này? Là vì những tập khí đó không ngừng, vẫn có người không tin tưởng, chuyên tinh vào thẳng, luôn cho rằng công đức niệm Phật: không lớn bằng công đức bái sám. Bởi vì là không thâm nhập nghiên cứu đại kinh. Thật sự thâm nhập nghiên cứu liền biết, bái sám là độ hạ căn, chỉ quán là độ trung căn, niệm Phật là độ thượng căn.

          Ba câu này quý đồng tu từng nghe chưa? Tôi nói lại một lần, bái sám là độ hạ căn, chỉ quán là độ trung căn, niệm Phật là độ thượng căn. Ba cấp căn cơ thượng, trung, hạ, làm sao chia? Trí huệ có sâu cạn khác nhau. Chỉ có trí huệ chân thật, quý vị mới biết lựa chọn Pháp môn đệ nhất, mới biết lựa chọn kinh đệ nhất. Kinh Vô Lượng Thọ là kinh đệ nhất, không những là kinh đệ nhất: trong 49 năm giảng của Thích Ca Mâu Ni Phật, mà cũng là kinh đệ nhất, Pháp môn đệ nhất của Thập phương Tam thế chư Phật: độ chúng sanh thành Phật đạo. Đáng tiếc người biết quá ít! Chính như lão Cư sĩ Hạ Liên Cư đã nói: “Trong nghìn tỉ người có một-hai người biết”. Không dễ dàng! Vậy nên vãng sanh Tịnh-độ, niệm Phật tam-muội đều thành tựu, viên mãn rồi. thời gian hôm nay hết rồi, xin giảng đến đây thôi. Cảm ơn mọi người! A Di Đà Phật!

 (Hết tập 14)

Nguyện dĩ thử công đức

Trang nghiêm Phật Tịnh-độ

Thượng báo tứ trọng ân

Hạ tế tam đồ khổ

Nhược hữu kiến văn giả

Tức phát Bồ-đề tâm

Tận thử nhất báo thân

Đồng sanh Cực Lạc quốc.

Nam Mô A Mi Đà Phật

 

Trả lời 0