PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ,
TRANG NGHIÊM, THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG, GIÁC KINH.
Cô
Lưu Tố Vân chủ giảng
Giảng
ngày 13 tháng 3 năm 2018
Chuyển
ngữ: Ban biên dịch Hoa Tạng Huyền Môn
Dịch
giả: Lê An Tư & Tạ Thùy Linh
Giảo
chánh: Thích Thiện Trang
Tập
2
Kính chào: Chư vị đồng tu tôn kính! Xin chào mọi người!
A Di Đà Phật.
Nhờ có
pháp hỷ sung mãn, hôm nay tinh thần chúng ta tiếp tục phấn chấn. Hôm qua là buổi
học thứ nhất, tôi nói với quý đồng tu, trước khi chính thức giảng kinh, có năm
vấn đề cần phải nói rõ một chút với quý vị đồng tu. Hôm qua đã nói xong ba vấn
đề, vẫn còn hai vấn đề chưa nói, buổi học hôm nay chúng ta sẽ nói tiếp phần hôm
trước.
Vấn đề
thứ tư cần nói với quý đồng tu là: tôi thử giảng Kinh Vô Lượng Thọ như thế nào.
Lần này tôi dùng là từ “thử giảng”. Chính là dùng phương pháp nào để giảng bộ
Kinh Vô Lượng Thọ này.
Đầu
tiên, điều Thứ nhất, nguyên tắc thử giảng là gì?
Nguyên
tắc này chính là 8 chữ “thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ”. 8 chữ này là tổ tổ
tương truyền, truyền đến ngày nay. Các vị Đại đức xưa đều làm theo như vậy. Lão
Cư sĩ Hạ Liên Cư, lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, lão Pháp sư thượng Tịnh hạ Không đều
là làm theo như vậy. Quý ngài đều là tuân theo nguyên tắc 8 chữ này. Cho nên
nói đến lượt tôi, căn bản là không thể có phát minh sáng tạo mới gì. Tôi nhất định
tuân theo nguyên tắc ấy, để, giảng cho quý đồng tu bộ kinh Vô Lượng Thọ này,
chính là “thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ”.
Bởi vì
chư vị Đại đức xưa và lão Pháp sư, đã làm ra tấm gương cho chúng ta, chúng ta
nên chiếu theo đó mà làm thì tốt rồi. Cho nên nói, tôi cảm thấy, nếu lần này
tôi giảng Kinh Vô Lượng Thọ là tuân thủ nguyên tắc tổ tổ tương truyền đến ngày
nay này, thì nhất định sẽ được sự gia trì của 10 phương ba đời tất cả chư Phật,
nhất định sẽ được sự bảo hộ của các vị Long Thiên hộ pháp, nhất định sẽ được sự
gia bị của lão Tổ tông và Đại đức xưa, ắt được sự gia trì của mười phương ba đời
tất cả chư Phật. Điều này không còn nghi ngờ gì nữa. Cho nên nhất định phải
dùng nguyên tắc này, để vì mọi người giảng bộ Kinh Vô Lượng Thọ. Đây là nguyên
tắc thử giảng thứ nhất, phương châm có 8 chữ.
Thứ
hai, phương pháp thử giảng.
Điều
này cũng vô cùng đơn giản, dùng một câu mà nói, chính là kết hợp giữa phúc giảng
và cảm ngộ. Từ phúc giảng này mọi người đều rất quen thuộc. Phúc giảng là ý
nghĩa gì vậy? Chính là không rời nội dung mà lão Pháp sư đã giảng nhiều năm
nay. Tôi phúc giảng lần này không phải là giảng lại theo một phiên bản nào của
lão Pháp sư, mà là đem nội dung lão Pháp sư đã giảng trong nhiều năm để dung hội
quán thông, hòa làm một thể. Việc này với tôi mà nói, xác thực là tương đối
khó. Vì có thể dùng đủ các phương pháp bình dân dễ hiểu để giảng bộ kinh này,
khiến cho càng nhiều đồng tu nghe được tinh tường, nghe được rõ ràng, cho nên
tôi cố gắng đem nội dung lão Pháp sư giảng trong nhiều năm, có thể dung hội
quán thông, hòa làm một thể, dùng phương pháp thông thường dễ hiểu để biểu đạt
ra. Ví dụ nói, lão Pháp sư giảng Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, giảng Đại Kinh Khoa
Chú, Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Ký, Vô Lượng Thọ Kinh Giản Chú Dị Giải, Hoàn
Nguyên Quán, vân vân, những nội dung này có thể đều phải xem qua, đều phải đem
hòa làm một thể, cho nên việc này xác thực rất khó. Nhưng tôi có niềm tin nỗ lực
đi làm, để có thể đạt đến mục tiêu dung hội quán thông ấy.
Vì sao tôi
lại có tín tâm với điều ấy? Bởi tôi tin Phật lực gia trì không thể nghĩ bàn. Đó
là hơn 20 năm học Phật, chính bản thân tôi trải qua. Cho nên, Trong quá trình giảng Kinh Vô Lượng Thọ lần
này, tôi nghĩ tôi cần đem sự lãnh hội và cảm ngộ hai mươi mấy năm học Phật dung
hợp lại. Điều này có thể xem là những điều của riêng tôi, cũng có thể không xem
là của tôi. Bởi vì sao vậy? Những điều này của tôi, cảm ngộ của tôi cũng tốt,
lãnh hội của tôi cũng tốt, nhưng do từ đâu đến? Là từ trong quá trình nghe lão
Pháp sư giảng kinh thuyết pháp mà cảm ngộ ra, cho nên đây cũng không phải là
phát minh sáng tạo của tôi. Tôi đem lãnh hội và cảm ngộ của tôi, trao đổi với
quý vị đồng tu, cùng mọi người xem xét và tham khảo. Đây là phương pháp của lần
thử giảng, phúc giảng thứ hai này.
Thứ ba,
mục đích của thí giảng.
Chính
là vì sao lần này tôi cần thí giảng Kinh Vô Lượng Thọ, mong đạt được mục đích
nào? Nói một cách thông thường, chính là phải đem Kinh Vô Lượng Thọ, và Pháp
môn Tịnh-độ Niệm Phật, giới thiệu cho tất cả chúng sanh có duyên. Nguyện tất cả
chúng sanh có duyên, nương vào bộ kinh này, nương vào Pháp môn này mà đắc độ,
đây chính là mục đích thứ nhất của việc giảng bộ Kinh Vô Lượng Thọ này.
Mục
đích thứ hai, là đề cao linh tánh của chính mình và tất cả chúng sanh. Nói lại
lần nữa, mục đích thứ hai, là đề cao linh tánh của chính mình và tất cả chúng
sanh. Hy vọng chính mình và tất cả chúng sanh, đều có thể sớm ngày quay về tự-tánh.
Hy vọng chúng sanh sớm ngày có thể phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, sớm ngày
viên thành Phật đạo. Đây là mục đích thứ hai.
Mục
đích thứ ba, là hy vọng khiến Kinh Vô Lượng Thọ được hoằng dương rực rỡ. Vì sao
thế? Bởi vì Mạt pháp chín nghìn năm, phải dựa vào bộ kinh này, Pháp môn cứu độ
chúng sanh khổ nạn này. Gần đây, lão Pháp sư bắt đầu giảng lần thứ năm Đại Kinh
Khoa Chú.
Hôm qua
tôi đã nghe đến tập thứ bảy, tôi hy vọng quý vị đồng tu cũng có thể dành thời
gian, nghe một chút lão Pháp sư giảng lần thứ năm Đại Kinh Khoa Chú, dạy cho
chúng ta biết những vấn đề quan trọng. Lão Pháp sư vì sao ở tuổi 85, buông xuống
hết Đại kinh Đại luận, chính là giảng một bộ Kinh Vô Lượng Thọ đến cùng, một
câu Phật hiệu niệm đến cùng? Đó là ngài đang làm tấm gương cho chúng ta.
Hôm
qua, tôi nghe ngài nói, tự hỏi chính mình có nắm chắc đời này thành tựu hay
không. Sư phụ nói, chưa có nắm chắc. Tôi nghĩ quý vị đồng tu muôn ngàn lần
không nên hiểu lầm, nói lão Pháp sư giảng kinh thuyết pháp nhiều năm như vậy,
làm sao vẫn chưa có nắm chắc vãng sanh? Đây là nói cho chúng ta và chúng sanh
nghe đó. Thực tế, lão Pháp sư là đang nói cho chúng ta biết, quý vị có nắm chắc
đời này thành tựu hay không. Điều này ngàn vạn lần không thể giải sai hay hiểu
lầm. Nghe thật chăm chú Sư phụ giảng giảng Đại Kinh Khoa Chú lần thứ 5, tôi cảm
thấy quý vị đồng tu sẽ thu được lợi ích rất lớn. Cho nên, lần này tôi thí giảng
Kinh Vô Lượng Thọ, chính là hy vọng khiến Kinh Vô Lượng Thọ tiếp tục được phát
dương quang đại. Bởi vì chúng sanh trong chín nghìn năm Mạt pháp, phải dựa vào
bộ kinh này, Pháp môn này, để cứu độ chúng sanh khổ nạn. Đó chính là 3 mục đích
thí giảng của tôi.
Vấn đề
thứ tư, chính là tôi thí giảng Kinh Vô Lượng Thọ với mọi người như thế nào, thì
đã báo cáo xong rồi.
Tiếp
theo tôi muốn nói đến vấn đề thứ năm. Vấn đề thứ 5 là gì đây? Chính là bản thảo
giảng bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, sau khi tôi viết xong đã có cảm ngộ gì.
Tôi
cũng muốn giao lưu một chút cùng quý vị đồng tu, cũng cùng mọi người học tập
tìm hiểu tham khảo. Trưa ngày mùng 2 tháng 1 tôi chính thức viết xong bản thảo
giảng bộ Kinh Vô Lượng Thọ này. Sau khi viết xong bản thảo bộ kinh này, tôi thực
sự cảm thấy như trút được gánh nặng, toàn thân thoải mái, trong tâm đặc biệt
hoan hỷ, nói không khác là mấy với pháp hỷ sung mãn. Vì sao có cảm nhận như vậy?
Cho nên tôi nói với mọi người, về cảm nhận đầu tiên của tôi sau khi viết xong bản
thảo bài giảng là như có thần trợ giúp. Tôi dùng bốn chữ “hữu như thần trợ” để
hình dung. Tôi lại lấy chữ “thần” này dùng rồi, nhưng điều tôi cần nói thì tôi vẫn phải nói, thế nào là như có thần trợ
giúp .
Bởi vì
đã nhiều năm, khi tôi công tác ở chính
quyền tỉnh, hầu hết thời gian là làm công tác văn tự, một
thời gian dài làm báo cáo cho tỉnh, làm báo cáo cho quốc gia, những báo cáo ấy
đều là 18 nghìn chữ. Nhưng những báo cáo khi ấy, so với lần này tôi viết bài giảng
bộ kinh 40 nghìn chữ, thì không cách nào có thể so sánh. Tôi nghĩ: việc này nếu như không
có thần trợ giúp, không có Phật lực gia trì, thì tôi không thể viết ra được bản
thảo này.
Bởi vì
các vị suy nghĩ xem, một lão nhân hơn 70 tuổi, viết xong bản thảo bộ này trong
70 ngày, mỗi ngày viết 8 tiếng, trong 70 ngày, viết chỉ một lần duy nhất là
hoàn thành bản thảo này, khi viết không có bất kì sửa đổi nào. Tôi giảng bây giờ,
chính là dùng bản thảo ban đầu tôi viết, không có trải qua chỉnh sửa. Điều này
với tôi mà nói, quả là một kỳ tích. Mặc dù trước kia tôi làm công tác văn tự, từng
viết qua phần lớn tài liệu, nhưng lần viết tài liệu 40 nghìn chữ này, làm liền
một mạch, một bản là xong, chưa từng có lỗi. Cho nên tôi nói, đây không phải bản
thân tôi có năng lực gì, có biện tài gì, hoàn toàn là Phật lực gia trì, loại cảm
nhận này tôi vô cùng sâu sắc.
Tôi nhớ
buổi sáng hôm viết xong, buổi trưa hôm đó sau khi viết xong, tôi nhìn một chồng
bản thảo thật dày, tôi cũng không dám tin đó là do tôi viết ra. Tôi tự hỏi
mình, đây thực là tôi viết ra sao? Tôi viết ra như thế nào vậy? Từ sâu xa đã
cho tôi đáp án là “Phật lực gia trì để viết ra, là do tôi viết”.
Mọi người
thử nghĩ xem, đây có phải là một chuyện rất thần kì hay không? Quý vị xem,
không cần nói một ngày ngồi đó
viết 8 giờ, dù cho không viết thứ gì, quý vị chỉ ngồi đó 8 tiếng, có phải cũng sẽ cảm
thấy mệt, thấy kiệt sức. Nhưng trong quá trình tôi viết bản thảo này, không có
một lần nào thấy mệt, cảm thấy kiệt sức, càng viết trong tâm càng hoan hỉ. Bản
thảo đây thực là tôi viết liền một mạch, với tôi mà nói là vượt khỏi dự liệu của
tôi. Tôi cảm thấy đó là một kì tích. Đây là Phật lực gia trì, với tôi mà nói lần này tôi dùng một từ mới để hình
dung, là một loại bất khả tư nghị “vô dĩ ngôn dụ”, không có cách nào dùng ngôn
ngữ để biểu đạt điều đó được. Rốt cuộc bất khả tư nghị thế nào, tôi nói thế nào
cũng không quá đáng. Đây là cảm nhận nổi
bật nhất
của tôi, chính là viết bộ bản thảo này “như có thần trợ giúp”.
Cảm nhận thứ hai, một đạo đoàn thể hộ pháp hòa hợp, là bảo chứng mạnh mẽ cho tôi hoàn thành thuận lợi bản thảo lần này.
Lần này tôi thực đã nhận thức sâu sắc,
đoàn thể hộ pháp hòa hợp là quan trọng cỡ nào. Đây chính là trải qua kiểm nghiệm
thực tế lần này. Tôi có thể từ hai phương diện mà nói.
Phương
diện thứ nhất, từ đoàn thể hộ pháp tôi thấy được mà nói. Chính là đạo tràng hiện
nay tôi đang ở, trong trong ngoài ngoài, chúng ta cũng đã mười mấy người rồi,
hơn 10 người, bao gồm người nấu ăn, làm vệ sinh, đánh máy, vân vân, tất cả đều
tính trong đó rồi, tất cả cũng đã chừng 10 người, đây là đoàn thể hộ pháp tôi
thấy được. Chính là đoàn thể Hộ pháp chừng mười mấy người như thế, hộ trì tôi
hoàn thành thuận lợi bản thảo 40 nghìn chữ này, bây giờ lại tiếp tục hộ trì để
tôi giảng viên mãn Kinh Vô Lượng Thọ. Đoàn thể hộ pháp này, vì sao họ có thể khởi
lên tác dụng quan trọng như thế? Ở đây tôi có thể nói với mọi người, hai chữ “hòa hợp” là vô cùng quan trọng.
Lần này tôi cảm nhận được, chúng tôi
đây chừng khoảng mười người, điều mọi người nghĩ là một việc, mục tiêu nỗ lực
là nhất trí, nhất định phải làm tốt việc này, bất cứ việc gì đều ưu tiên để cô
giáo Lưu viết bản thảo, giảng kinh. Điều này, nhóm Hộ pháp của
tôi, đã làm được hoàn toàn rồi. Trong quá trình 70 ngày tôi viết bản thảo, tôi
không phải chịu lấy bất cứ sự quấy nhiễu nào. Bởi vì tôi viết bản thảo ở tầng
ba, thành viên của nhóm Hộ pháp không có tình huống cực kì đặc biệt, thì sẽ
không lên tầng ba. Hằng ngày tôi không ăn cơm thì không xuống lầu. Bởi vậy,
hoàn cảnh đó quả là vô cùng thanh tịnh, để tôi tập trung tinh lực hoàn thành
xong bản thảo bài giảng.
Cho nên nói, đoàn thể hòa hợp rất quan
trọng, rất trọng yếu. Nếu như không có sự hộ trì của đoàn thể
đây, thì tôi không viết ra được bản thảo này, tôi cũng không giảng được Kinh Vô
Lượng Thọ. Cho nên ở đây tôi vô cùng cảm ân, nhóm Hộ pháp hòa hợp của tôi.
Đây là
từ trên một phương diện mà nói. Từ một phương diện khác nói, đoàn thể Hộ pháp
mà không nhìn thấy. Tôi biết đoàn thể Hộ pháp của tôi, nhưng không nhìn thấy là
vô lượng vô biên. Đây lại có thể từ hai phương diện để nói.
Phương diện thứ nhất, quý vị đồng tu
nghe bài giảng của tôi trên mạng. Sự ủng hộ và khích lệ của họ đối với tôi, là
động lực vô cùng quan trọng để tôi tiến về phía trước. Tôi ở đây nói với mọi
người một cách thực sự cầu thị, những lúc xấu nhất tôi bị công kích, bị phỉ
báng, bị mắng chửi, có đồng tu có thể hỏi, cô giáo Lưu, có lúc nào cô muốn
thoái lui không? Tôi chân thực nói với mọi người, tôi đã từng khởi lên ý niệm
này. Bởi vì thời điểm đó có chút nghĩ không thông. Tôi nghĩ, người đã hơn 70 tuổi
rồi, ở trên mạng người ta cũng hỏi, Lưu Tố Vân cô muốn điều gì? Ý là cô hơn 70
tuổi rồi, cô nói ra khoe khoang khoác lác vậy, cô hãy thành thật khiêm tốn đi.
Người ta nói những lời này, tôi không phải là không để tâm. Cho nên khi ấy, tôi
cũng có ý niệm thoái lui, nhưng ý niệm này đã trôi qua rất nhanh.
Tôi tự hỏi mình, cô ra đây giao lưu cùng mọi người, cô làm những điều này,
cô nói những lời này, cô vì điều gì? Cô mong gì vậy? Tự tôi đã
trả lời cho chính mình, tôi cũng không mong điều gì, tôi cũng không cầu điều
gì, danh lợi với tôi một chút cũng không dính dáng. Tôi vì chúng sanh, vì vậy
tôi cần nói ra những lời này, cần đi làm những việc này, nên tâm của tôi liền
an rồi.
Tự tôi hiểu rõ chính mình
nhất, tôi tin rằng chư vị đồng tu nghe tôi giảng bài trên mạng, họ sẽ hiểu được
chân tâm của tôi. Còn như với một vài người vẫn không hiểu được, tôi nghĩ nên
thông cảm cho họ, bởi vì không thể nào mọi người đối với tôi đều là tán thán, đều
là biểu dương, có phải không? Tư tưởng của tôi không phải như vậy, quý vị tán
thán tôi cũng A Di Đà Phật, quý vị hủy báng, mắng nhiếc tôi, cũng A Di Đà Phật.
Tôi chỉ
có một nguyện vọng, tôi không hy vọng vì tôi, khiến cho một nào chúng sanh sinh
phiền não, đây là cách nghĩ chân thật của tôi. Cho nên tôi vô cùng cảm ân đoàn thể
hộ pháp của tôi ở khía cạnh này, chính là ở đã hỗ trợ tôi, khuyến khích tôi
trên mạng, để cho tôi tiếp tục tiến về phía trước. Những đoàn thể hộ pháp này,
chỉ là tôi chưa từng gặp mặt, tôi không quen biết. Ở trên mạng tôi trông thấy
vài lời nhắn của chư vị đồng tu, thực là khiến tôi cảm động từ tận đáy lòng. Nếu
như ý nghĩ của tôi không chuyển được, tôi vẫn muốn thoái lui, khi tôi nghĩ đến
những lời nhắn của chư vị đồng tu, tôi cũng không nỡ thoái lui, bởi vì mọi người
đã gửi gắm kì vọng vào tôi quá nhiều, tôi không thể để quý đồng tu trên mạng thất
vọng được. Đây là một phương diện.
Lại một phương diện nữa,
chính là đoàn thể chúng sanh không nhìn thấy, chính tôi có chút cảm giác loáng
thoáng, tôi không trông thấy những vị Hộ pháp vô cùng lợi hại của tôi. Lý giải
sự lợi hại này thế nào? Chính là họ vô cùng có bản lĩnh. Cho đến bây giờ, tôi
không nhìn thấy những chúng sanh đoàn thể Hộ pháp ấy của tôi, nhưng tôi có cảm
giác một cách loáng thoáng, tôi biết bản lĩnh của họ rất lớn. Nếu không có sự hộ
trì mạnh mẽ của họ, thì có thể tôi cũng sớm suy sụp rồi. Hơn 20 năm, cũng không
phải trải qua một cách thuận buồm xuôi gió, mà cũng phải bước qua gập ghềnh nhấp
nhô. Tại sao lại có thể vượt qua được? Bởi các đoàn thể hộ pháp này đều mang đến
ảnh hưởng, không thể xem nhẹ, thiếu một cũng không được. Ba nhóm đoàn thể Hộ
pháp, chính là: thứ nhất, đoàn thể Hộ pháp tôi nhìn thấy được, là đoàn thể Hộ
pháp bên cạnh tôi. Thứ hai là: đoàn thể Hộ pháp trên mạng của tôi. Đoàn thứ ba
là đoàn thể Hộ pháp tôi không thấy được, đoàn thể Hộ pháp trong âm thầm. Vì vậy,
cảm nhận thứ hai chính là đoàn thể Hộ pháp này rất quan trọng. Lại điều thứ 3 nữa,
tôi cảm thấy vị Hộ pháp lớn nhất của tôi là A Di Đà Phật, là Thích Ca Mâu Ni Phật,
là lão Pháp sư thượng Tịnh hạ Không, đây là hậu thuẫn vững chắc nhất của tôi. Ở
bất cứ lúc nào, tôi đều có thể cảm nhận được sự gia trì, khích lệ và chiếu cố của
chư Phật Bồ-tát đối với tôi. Hai mươi mấy năm nay, sự cảm nhận này, tôi càng
ngày càng thấy sâu sắc.
Cho nên cảm nhận thứ hai
sâu sắc nhất, tôi nói với mọi người, sự nhận thức của tôi với đoàn thể hòa hợp
đã được nâng cao thêm một bậc. Lần này tôi thuận lợi: hoàn thành bản thảo bài
giảng, bây giờ lại chính thức bắt đầu thí giảng Kinh Vô Lượng Thọ, nên tôi
không thể không có: công lao của đoàn thể Hộ pháp. Phần bài giảng này của tôi
là thành quả lao động, hộ trì vất vả của tất cả đoàn thể hộ pháp, cũng có thể
nói là kết tinh trí tuệ tập thể của chúng tôi.
Vậy tôi là đang làm gì đây? Tôi cần nói rất rõ ràng vị trí của tôi, tôi
là một người đại diện. Tôi đem điều chư vị đồng tu muốn nói, thông qua việc tôi
dùng bút viết ra điều đó. Bởi vì chư vị đồng tu biết, công cụ hiện đại tôi đều
không biết, điện thoại vẫn chưa thông thạo, cho nên thứ gì là “ipad” vân vân,
cái tên này tôi không nói sai chứ, hình như gọi là “ipad”, tôi một chút cũng
không biết về vật này. Lần đầu tôi giảng bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, Tiểu Vu đã
kiến nghị tôi dùng “ipad”, tôi nói tôi vẫn nên nắm chắc một chút. Tôi liền dùng
một ví dụ như vầy, tôi nói như việc tôi học đi xe đạp, lúc đầu thử tôi đã bị
ngã, bây giờ bạn lại đổi cho tôi chiếc xe máy nữa, vậy tôi lại phải ngã rồi,
chúng ta đi xe đạp vẫn là ổn hơn.
Cho nên bản thảo bài giảng của tôi lần này, thực sự là từng nét từng dòng,
mỗi câu mỗi chữ đều do viết ra. Lần này tôi giảng, họ đã đánh máy giúp tôi bài
giảng này, nói quy củ một chút. Nếu không phải như vậy, tôi nói không cần đánh
máy, tôi liền dùng bản do tôi viết cũng được. Vì thế bây giờ quý vị đồng tu,
trên mỗi phương diện đều đang quan tâm, chiếu cố cho tôi.
Quý vị đồng tu có thể hỏi, cô giáo Lưu
lần này sao không đeo kính thế? Tôi giải thích một chút với mọi người, lần này
tôi thật muốn đeo kính để giảng, vì sao vậy? Không phải tôi nhìn không rõ bài
giảng, bởi vì trong tháng chín, tự tôi không cẩn thận, từ trên giường tôi ngã
nhào xuống, trên sống mũi đã bị một vết sẹo nhỏ, đến bây giờ nó vẫn chưa hoàn
toàn mất đi. Lần trước khi tôi giảng đề tài: Chân Tình Vô Hạn, Đại Ái Vô Cương,
các đồng tu ở Cáp Nhĩ Tân liền nhìn ra rồi, nói cô Lưu! Sống mũi của cô sao lại
có vết sẹo vắt ngang thế? Tôi nói sau khi ngã vết sẹo ấy chưa mất đi. Cho nên lần
đó tôi phải đeo kính, là muốn dùng kính che đi vết sẹo nhỏ này, không để mọi
người nhìn ra, lại lo lắng thay tôi.
Nhưng quý vị đồng tu nói, cô ơi, cô không mang kính chúng tôi cảm thấy hiền
hậu, thân thiết, cô mang kính chúng tôi cảm thấy nghiêm khắc. Vậy tôi nói sẽ hằng
thuận, quý vị thấy không đeo kính tốt, thì tôi sẽ không đeo kính. Đây cũng có
thể nói là một kì tích trong lần viết bản thảo này của tôi. Tôi trước có thể đã
nói với mọi người, có đồng tu biết, có người chưa biết. Chiếc kính lão này của
tôi, tôi đã mang nó bao lâu rồi? Tôi tính toán, đại khái đã mang xấp xỉ không đến
25 năm, khi tôi hơn 40 tuổi, chưa đến 50 tuổi đã mang kính lão rồi.
Vì sao đeo kính vậy? Là chúng tôi có một lão thư ký, ông ấy cần đi cắt mắt
kính, ông ấy nhờ tôi đi cùng ông ấy. Ông bạn già cũng nói, Tố Vân, đi thôi,
giúp đại ca cô nghiên cứu chút cái nào phù hợp. Tôi liền đi cùng luôn. Đi rồi.
Vị đại ca này của tôi cắt hai bộ, một bộ là kính lão, một bộ là loạn thị. Kết
quả ông ấy làm xong rồi ông bèn nói với tôi, Tố Vân, cô cũng mua một cặp đi.
Tôi nói mua cái này làm gì? Ông ấy nói đeo chơi thôi. Tôi nói được đó, vậy tôi
sẽ mua một cặp nhé. Tôi còn nhớ tôi mua hết 18 tệ, tôi đã mua một bộ mắt kính.
Tôi căn bản cũng không biết là bao nhiêu độ. Số độ cũng không biết.
Sau
khi mang về phòng làm việc, tôi càng hiếu kỳ hơn, tôi liền đeo nó lên. Đeo lên
đọc báo một chút, ô hay! Thứ này tốt lắm, chữ trên báo sao đã biến to rồi? Đây
không phải đeo để chơi sao, đeo một ngày, hai ngày, đeo đến sau một tuần, bỏ
không nổi nữa rồi, mỗi lần bỏ xuống là thấy chữ lại nhỏ đi. Vị lão đại ca của
tôi nói: không được thì cô đeo nó luôn đi. Cho nên nói, tôi hơn 40 tuổi đã đeo
chiếc kính lão này rồi, đeo một mạch đến năm nay.
Nên nói kết quả sau khi tôi viết xong bản thảo 40 vạn chữ này, liền phát
sinh kỳ tích, tôi không cần đến kính lão nữa. Khi tôi đeo kính
lão đọc chữ, thì không rõ ràng bằng tôi không đeo kính, đảo ngược lại rồi. Cho
nên từ nay trở đi, về sau tôi có thể không cần dùng đến kính lão nữa, nó đã từ
biệt tôi rồi. Chính sự việc này, cho nên nói viết thiên bản thảo này, vì sao
tôi cần nói với mọi người cảm ngộ của tôi, thực kì lạ mà. Mọi người nói tôi ra
sao, tôi đều không để bụng, tôi phải nói rõ với mọi người tình huống thực tế.
Đây là cảm nhận thứ hai, đoàn thể hộ pháp hòa hợp.
Cảm nhận thứ ba, chính là làm sao để ứng xử với thế giới đặc sắc bên ngoài.
Việc này tôi trước kia chưa ghi vào bản thảo, tôi không dự
tính đến, tôi không biết sẽ phát sinh ra sự tình này. Chính là tôi vừa nói thế
giới đặc sắc bên ngoài, trong mọi người có thể có đồng tu hiểu rõ tôi đang nói
điều gì. Điều tôi muốn nói với quý vị là, thế giới đặc sắc bên ngoài, nó trở
thành một động lực giúp tôi hoàn thành bản thảo bộ kinh này, không phải là lực
cản của tôi. Bởi vì sự việc này, khi nào thì tôi biết được vậy? Chính là khi
tôi viết được khoảng nửa bản thảo bộ kinh này, đó cũng là khi viết được khoảng
20 vạn chữ, tôi liền biết được sự việc này, nhưng tôi chưa nói với đồng tu xung
quanh. Họ cũng không biết tôi đã biết. Sau này làm sao để xuyên qua cửa sổ này
đây?
Có một ngày, Cư sĩ Điêu ngồi trên giường
tức giận. Bởi vì Cư sĩ Điêu đã ở bên cạnh tôi hơn 10 năm rồi, tôi vô cùng hiểu
rõ tính tình nóng nảy của cô ấy. Cô ấy là người không giấu trong lòng được chuyện
gì, tất cả hỉ nộ ai lạc, đều ở trên mặt cô ấy cả. Tôi vừa thấy cô ấy hồng hộc tức
giận, tôi nói tiểu Điêu à, ai đã chọc em tức giận vậy, nói với chị đi.
Không nói với chị
đâu, sợ ảnh hưởng đến chị viết bản thảo.
Tôi nói việc gì có thể
ảnh hưởng tôi viết bản thảo đây. Tôi nói em nhịn cũng nhịn không nổi. Em đợi chị
viết xong bản thảo, vẫn còn chừng 20 vạn chữ nữa, vậy em sẽ bức rứt rồi, hay là
em kể ra đi.
Nghĩ đi nghĩ lại:
không nói. Tôi nói, em không nói vậy bỏ đi.
Cô ấy vừa nhìn thái độ
đó của tôi, vẫn là nhịn không nổi, vẫn là nói với tôi rồi. Vậy em liền nói với
chị vậy.
Tôi nói. Vậy em cứ
nói đi, chỉ cần em bỏ hết tức giận ra ngoài là tốt rồi.
Cô ấy nói, trên mạng
có người phê bình chị, mắng chị: toàn là bịa đặt, không phải lời thực.
Tôi liền bật cười,
tôi nói tiểu Điêu à, em nhiều tuổi như thế, định lực này cũng không vững chút
sao? Chút việc nhỏ như vậy em đã để trong lòng, bĩu môi tức giận, đáng giá sao?
Tôi nói: đây không phải là mắng chị, phê phán chị. Cũng không mắng em, cũng
không phê phán em, có liên quan gì với em chứ, em tội gì phải tức giận như thế?
Cô ấy mở to mắt, chị
biết rồi à?
Tôi nói chị biết rồi,
chị biết sớm hơn cả em.
Sao em không nhìn ra
được chứ?
Tôi nói, em muốn chị
phải biểu hiện như thế nào để em nhìn ra được đây? Chị cũng giống em, bĩu môi tức
giận sao? Tôi nói chuẩn bị một thùng dầu, ai bĩu môi tức giận thì treo lên đó.
Chọc cô ấy cười, nếu không cô ấy không vui.
Cô ấy nói sao chị
không tức giận thế?
Tôi nói: tức giận làm
gì? Người đời nhiều chuyện, họ muốn nói gì cứ nói thôi, bản thân em không hiểu
rõ chính mình sao? Tôi nói, chị hiểu rõ bản thân chị, em cũng ở bên cạnh chị gần
10 năm rồi, em cũng hiểu rõ chị.
Cô ấy nói, chính vì
em hiểu chị, em mới tức giận đó. Bọn họ dựa vào đâu mà bịa đặt chứ?
Tôi nói, em cho đó là
bịa đặt, mà điều người ta nói vẫn cho là chuyện thật, có phải không? Chính là
không phải tình huống thực tế, nói sai rồi, vậy chúng ta cũng nên thông cảm
thôi. Tâm lượng của em sao lại nhỏ thế?
Tiểu Điêu nói, tâm của
em không lớn bằng chị, em không biết tâm của chị lớn như vậy.
Tôi nói, tôi đã nói với
quý vị rồi, tâm của tôi lớn như hư không Pháp giới.
Với chút phê bình,
chút mắng chửi này cũng không chịu nổi, tôi nói: thế hơn 20 năm tôi học Phật là
uổng phí rồi. Tôi nói bây giờ tôi tin tưởng chính mình, chút định lực này tôi vẫn
có.
Việc này là thông qua như thế đó, hoặc
là họ ai cũng không biết tôi đã biết việc này.
Về sau tôi đã nói với họ rồi, tôi nói thái độ của tôi là như thế, quý vị nếu
đã biết rồi, nghĩ không thông, quý vị có thể tâm sự với tôi. Yên tâm, sẽ không ảnh
hưởng đến tôi, cũng sẽ không ảnh hưởng tôi viết bản thảo, cũng sẽ không ảnh hưởng
đến tương lai tôi giảng bộ kinh này. Nếu chính quý vị có thể thông suốt được điều
đó, có thể suy nghĩ rõ ràng, thì quý vị không cần nói với tôi. Đó chính là tự
quý vị có thể sắp đặt được rõ ràng, chứng minh quý vị tiến bộ rồi, định lực
tăng lên rồi. Việc này được rèn luyện, định lực cũng là tháng ngày tích lũy. Mười
mấy năm trước đây, hai mươi mấy năm trước tôi gặp phải việc này, chính tôi cũng
là nổi trận lôi đình. Bởi vì điều gì? Đúng hay không. Tôi nói, bây giờ mọi quý
vị nhìn thái độ của tôi, là bình thản hay bất bình?
Cho nên tôi cảm thấy sự việc này, đối với tôi lần này viết bản thảo và giảng
bộ kinh này, thực sự là không có xảy ra một chút ảnh hưởng tiêu cực nào. Tôi thực
phải cảm tạ những quý vị đồng tu ấy, thứ nhất họ giúp tôi tiêu đi nghiệp chướng,
hai là giúp tôi tăng thêm động lực để tiến tới. Quý vị nói không đáng cảm ơn
sao? Quý vị có thể cảm nhận được, những điều tôi nói là lời thật, không phải lời
giả dối.
Đoạn thời gian trước của tôi, tôi nói tôi mỗi ngày đều kinh hành quanh Phật,
chuyên chỉ hồi hướng một nội dung này, đến bây giờ tôi vẫn làm vậy. Sáng sớm mỗi
ngày hồi hướng sau khi kinh hành quanh Phật, mục thứ ba chính là hồi hướng cho
những vị đồng tu ấy. Tôi nghĩ, chỉ cần tôi dùng lòng chân thành, sớm muộn gì
cũng có một ngày, sẽ cảm hóa được đến họ, cảm động tới họ. Thực sự cảm hóa
không được, cảm động không nổi, vậy chứng minh bản thân tôi tu tập vẫn chưa được,
tôi tiếp tục tu tốt hơn. Ngày nào đó tôi thành Phật, nhất định sẽ giúp họ một
tay. Đây chính là lời thật lòng của tôi.
Hiện nay tôi cảm thấy, chính những phiền nhiễu nho nhỏ như vậy cũng tốt, phá rối cũng
tốt, sẽ không ảnh hưởng tôi giảng bộ kinh này. Bởi vì bây giờ, không có bất kì
ai, bất kì việc gì, có khả năng ngăn cản việc tôi cần phải làm. Việc tôi cần
làm hiện tại chính là hai việc, thứ nhất là tiếp tục hoằng dương quang đại Kinh
Vô Lượng Thọ và Phật hiệu A Di Đà Phật. Thứ hai là giới thiệu cho tất cả chúng
sanh có duyên chân thật về lão Pháp sư thượng Tịnh hạ Không. Đây chính là hai
việc tôi cần làm, hai sự việc này dù là bất kì ai, bất kì lực lượng nào đều
không ngăn cản được.
Tôi từng nói qua rồi, tôi nói, tôi đã vào cửa Phật, thì tôi phải nói lời của
nhà Phật, làm việc của nhà Phật, tôi sẽ không khiến nhà Phật bị bôi nhọ. Không
phải nói gánh vác gia nghiệp Như Lai sao? Gia nghiệp của Như Lai là gì vậy? Gia
nghiệp của Như Lai chính là độ chúng sanh. Quý vị rời khỏi điều này rồi, quý vị
sao có thể nói gánh vác gia nghiệp của Như Lai chứ? Mỗi người chúng ta nói phải
giữ lời, không thể hô khẩu hiệu. Hiện nay tôi cảm thấy, tôi phải thực hiện mỗi
một câu đã nói ra. Hoằng dương chánh pháp, hộ trì chánh pháp là toàn bộ sinh mạng
của tôi.
Câu nói vừa rồi coi như là câu danh ngôn của chính tôi vậy. Tôi thường hay
dùng những lời này để khích lệ mình, đặc biệt là khi tôi gặp phải khó khăn, lúc
gặp chút trở ngại, tôi bèn lấy hai câu nói này ra để hỏi chính mình, đây có phải
lời cô nói hay không, lời cô nói mà không giữ lời sao. Vậy hai câu nói nào?
Chính là như thế này “tất cả của tôi đều thuộc về chúng sanh khổ nạn, không có
gì thuộc về bản thân tôi cả”. Đây là danh ngôn của chính tôi.
Tôi thường xuyên hay dùng hai câu danh ngôn này của tôi để thúc giục bản
thân mình, khích lệ
chính mình, một khi tôi có chút muốn thoái thất, thì hai câu nói này tuyệt đối có tác dụng.
Tôi nghĩ cả đời này của tôi có đặc điểm lớn nhất ấy cũng
tốt, ưu điểm ấy cũng tốt, chính là tôi không vọng ngữ, tôi không nói suông. Việc
tôi không làm được thì tôi không nói một câu, lời tôi nói ra thì tôi nhất định
phải làm được, đây là một điều vô cùng rõ ràng, đặc điểm tính cách nổi bật của
tôi. Đến bây giờ tôi vẫn đang kiên trì con đường này, tôi muốn tiếp tục đi tiếp,
lời tôi đã nói nhất định phải giữ lời, nhất định phải thực hiện. Đây là cảm nhận
thứ ba, chính là đặc sắc của thế giới bên ngoài là động lực của tôi.
Cảm nhận thứ tư, viết thiên bản thảo này ai được lợi ích lớn nhất? Chính
tôi được lợi ích lớn nhất. Cho nên tôi nói: tôi viết xong thiên bản thảo bài giảng
này, người thứ nhất được lợi là chính tôi. Bởi vì sau khi tôi viết xong thiên bản
thảo này, hầu hết đồng tu ai cũng không thấy được. Ngoại trừ đồng tu đánh máy
cho tôi, thấy được bản thảo của tôi, chưa phổ biến để cho mọi người đều có thể
xem. Ý của tôi là sau khi tôi giảng xong rồi thì mọi người tùy ý xem. Bởi vì
quý vị nghe xong rồi, thì quý vị có thể có ấn tượng càng sâu hơn một chút. Chỉ
xem bản thảo, thì cảm nhận của quý vị sẽ không quá sâu được, tôi không muốn để
mọi người ăn cơm sống. Cho nên tôi nói với quý vị đồng tu, thời điểm trước khi
tôi giảng, tốt nhất quý vị không nên xem, để lại một chỗ trống. Đây chính là
cách nghĩ chân thật của tôi.
Vì sao nói người thứ nhất được lợi ích là tôi, tôi còn phải nói với quý vị
một chút cảm thọ chân thực của tôi. Bởi vì trước khi bắt đầu viết bản thảo này,
lòng tin của tôi không đầy đủ lắm. Bây giờ tôi có thể nói với quý vị hay không,
vì sao tôi muốn giảng bộ kinh Vô Lượng Thọ này, có một nguyên nhân. Nguyên do
này là gì vậy?
Rất nhiều đồng tu không biết nguyên do này, chính là trung tuần tháng mười
năm ngoái, có một ngày tôi đột nhiên nảy ra ý niệm, có lẽ linh cảm, hay là một
loại gia trì trong âm thầm, tôi không biết. Tôi chỉ có thể nói với mọi người
tình huống chân thật, quý vị có thể giúp tôi phân tích, rốt cuộc là loại tình
huống gì. Đó là buổi trưa một ngày, tôi lại rất buồn ngủ, khi giờ cơm trưa sắp
đến, tôi rất buồn ngủ, tôi bèn lên giường nằm. Trong quá trình đó, quý vị nói
tôi ngủ thiếp đi rồi, nhưng tôi cảm thấy hoàn toàn chưa ngủ, khi đó còn thiếu
khoảng 15 phút thì đến lúc ăn cơm trưa. Quý vị nói tôi không ngủ sao, tôi dường
như cũng không phải là vô cùng tỉnh táo, khi ấy chính là có loại cảnh tượng đan
xen giữa ngủ và không ngủ. Không biết ai đã nói với tôi rằng, chỉ nói một câu:
“Cô nên giảng kinh Vô Lượng Thọ đi”. Chính câu nói này, tôi vẫn lập tức phản
bác lại người ấy một câu, tôi nói “ tôi không có bản lĩnh ấy”. Chính là hai câu
đối thoại. Một câu là nói với tôi, cô nên giảng kinh Vô Lượng Thọ đi. Sau đó
tôi lập tức nói, tôi không có bản lĩnh đó. Về sau, chuyện này tôi thật sự cân
nhắc trong lòng, chuyện gì đã xảy ra? Đây là sự thực, hay là giả nhỉ?
Có một ngày, tôi bèn nói với hai vị đồng tu trong đạo tràng, tôi nói
cảm giác này của tôi cũng không biết là xảy ra chuyện gì. Hai vị đồng tu ấy vừa
nghe xong, lập tức hết sức vui mừng nói, cô ơi, chính là cô nên giảng kinh Vô
Lượng Thọ đi, cơ duyên này chín muồi rồi, đây không phải là điểm hóa cho cô rồi
sao? Tôi vẫn cứ nói với hai cô ấy, tôi nói không được, tôi không có bản lĩnh
đó, tôi sao có thể giảng Kinh Vô Lượng Thọ chứ! Hai vị đồng tu ấy dạy tôi một
cách, nói: không phải cô có vấn đề đều hỏi A Di Đà Phật, hỏi Quan Thế Âm Bồ Tát
sao? Lúc này việc lớn như thế sao cô không đi hỏi? Tôi nói: chủ ý này hay.
Cho nên ngày hôm ấy tôi thực đến trước Phật hỏi. Tôi nói việc lớn như thế
thì đừng khiến cho con vọng ngữ ạ, rốt cuộc là việc gì, là ai nói ạ? Nếu là Phật
Bồ Tát điểm hóa con, vậy thì nói cho con rõ ràng một chút. Bởi vì con ngốc, con
không biết phân tích, con không biết lí giải. Con chỉ cầu A Di Đà Phật, Quan Âm
Bồ Tát, nếu là Phật Bồ Tát điểm hóa con, cứ nói với con chuẩn xác một chút. Nếu
không phải Phật Bồ Tát nói cho con, thì sẽ không có tin tức, con sẽ biết đó
không phải là Phật nhắc con.
Kết quả lần ấy, tôi cũng không biết vì
sao, thực sự liền cho tôi bốn chữ. Bốn chữ này, quý vị xem, tôi nói hay là
không nói đây? Tôi nói, khoác lác, có phải hay không? Không khiêm tốn. Tôi
không nói, tình huống thực tế thật đúng là như vậy.
Xin quý vị đồng tu thứ lỗi cho tôi, bốn chữ này trước tiên tôi tạm thời bảo
mật. Có được không? Nếu vài năm sau, cơ duyên thành thục rồi, quý vị vẫn nhớ việc
này, tôi sẽ nói với quý vị bốn chữ này là gì. Với bốn chữ này, tôi chỉ nói với
hai vị đồng tu trong đạo tràng. Nhân ở nơi đây, tôi cũng xin hai vị đồng tu ấy
bảo mật giúp tôi, đừng nói bốn chữ này ra, có được không? Lên đường, chúng ta
tiếp tục tiến tới, nhưng bốn chữ này tạm thời bảo mật giúp tôi. Đến khi tôi nên
nói, thì tôi nhất định sẽ nói với mọi người.
Tôi viết bản thảo này, vì sao đến bây giờ tôi cảm thấy được pháp hỉ sung
mãn mà trước đây chưa từng có? Lúc viết bản thảo, tôi nói cho quý vị, lúc ăn
cơm tôi vừa đến trai đường, quý vị đồng tu cơ bản đều ngồi ở đó hết rồi. Tôi vừa
vào phòng, các đồng tu liền nói, cô giáo Lưu! Hôm nay sao cô tươi đẹp như thế,
vẻ mặt sáng hồng, nói vẻ mặt của cô cũng giống như mặt trẻ con vậy.
Thực tế không cần họ nói, cảm giác của chính tôi cũng là như thế. Nhưng mà,
tôi không thể nói, loại vui sướng trong lòng tình cảm bộc lộ trong lời nói. Tôi
không cần nói, họ đều có thể nhìn ra rồi. Tôi liền nói với họ: tôi sẽ nói cho
quý vị biết vì sao hôm nay tôi vui vẻ như vậy, vì sao xinh đẹp như vậy? Quý vị
biết tôi làm gì không? Họ nói: thưa cô cô không phải là viết bản thảo đó sao?
Tôi nói, quý vị nói tôi viết bản thảo,
tôi nói với quý vị, tôi đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc du lịch rồi, tôi tham
quan rồi. Mắt họ mở to lên, cô giáo nói một chút chuyện gì xảy ra cho chúng tôi
đi! Tôi nói, bây giờ tôi kể cho quý vị, tôi có thể không có nhiều lời như thế,
nhiều từ ngữ như thế, tôi không thể biểu đạt ra được. Trong lòng tôi biết, loại
cảm giác đó là gì? Giống mộng mà không phải mộng, người vào cảnh giới lạ. Tôi
đã nghĩ nửa ngày rồi, tôi nghĩ ra được tám chữ này “tựa mộng phi mộng, thân lâm
kỳ cảnh”.
Khi tôi viết đến đoạn văn dài về Thế giới Tây Phương Cực Lạc, tôi thực sự
giống như theo đoàn du lịch đến các phong cảnh ấy để du ngoạn, để tham quan rồi.
Khi ấy tôi vừa viết vừa nghĩ, tôi phải xem cho kỹ càng, sau khi tôi xem rõ ràng
rồi, tôi liền thay mặt quý đồng tu, tôi nghiên cứu địa hình cho quý vị. Phong cảnh
nào đẹp nhất, tốt nhất, thích hợp nhất để quý vị đến, tôi trở về kể cho quý vị
nghe. Quý vị sẽ không đi đường vòng nữa, đi đường tắt, thẳng đến cảnh đẹp nhất,
khi ấy tâm trạng tôi là như vậy. Cảnh đẹp nhất là đâu? Đương nhiên là Thế giới
Tây Phương Cực Lạc rồi, có phải vậy không? Cho nên trong quá trình tôi viết
toàn bộ bản thảo này, tôi chính là du lịch.
Tôi không chỉ đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc du lịch rồi, cảnh tốt quý vị
xem rồi, cảnh không tốt quý vị cũng phải đi xem. Quý vị xem rõ ràng rồi, xong
trở về giới thiệu với đồng tu, bảo họ nên đến nơi nào, không nên đến nơi nào.
Có một ngày, tôi vừa xuống lầu ăn cơm. Đồng tu mới nhìn thấy tôi
liền hỏi, Cô ơi! Hôm nay không thoải mái à, sắc mặt cô hôm nay sao lại không tốt
vậy? Tôi nói: lại bị quý vị nhìn ra rồi. Tôi nói: hôm nay tôi đi dạo nơi đâu,
không đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Quý vị có thể tưởng tượng được, tôi đến
nơi nào để đi dạo, để ngắm cảnh không? Vậy quý vị không thể đến nơi tốt rồi,
nơi xấu quý vị cũng phải đi xem.
Ví như
lần trước sau khi tôi bị ngã gãy tay, tôi phải đi phẫu thuật. Mọi người đẩy tôi
vào cửa thứ nhất, đó là khu đợi phẫu thuật. Chính là vẫn chưa vào ra phòng giải
phẫu, quý vị đợi ở đó trước, đây là lí giải của tôi. Sau đó tôi có tâm trạng
gì? Tôi đã đi du lịch, tôi đi ngắm cảnh rồi, tôi xem xem đây là nơi nào. Nếu
nơi này tốt, tương lai tôi nói với đồng tu của tôi: nơi đó không tệ, có thể đi.
Nếu nơi ấy không tốt, tôi nói với họ: nơi ấy chẳng thể đi.
Trong lúc tôi đợi phẫu
thuật, chính là trong khoảng 20 phút đó, tôi có cảm nhận gì vậy, đây chẳng phải
địa ngục nhân gian sao? Bởi vì tôi phẫu thuật ở khoa chỉnh hình, đến nơi ấy
không phải cắt cánh tay thì là cắt chân, không phải là nơi như vậy sao? Cho nên
tôi nói, nơi đó là địa ngục nhân gian, tôi đã xem xét kĩ càng, xem rõ ràng rồi
để quay về giới thiệu cho quý đồng tu, nơi ấy ngàn vạn lần không thể đi.
Lúc tôi viết bản thảo
này, thì tâm trạng như vậy, cảnh giới ấy lại hiện ra. Cho nên hôm ấy, họ nói sắc
mặt của tôi không tốt, hỏi tôi có phải không thoải mái không? Thực tế hôm đó
tôi nói với họ, tôi đi dạo đến đâu vậy? Tôi đi dạo đến địa ngục. Đi dạo ở Thế
giới Tây Phương Cực Lạc quay về, thì mặt mày rạng rỡ, hết sức phấn khởi. Còn dạo
địa ngục trở về, bởi vì đoạn đó là viết việc gì ở địa ngục, ba đường ác ra làm
sao, cho nên họ thấy sắc mặt tôi không tốt, đây là rất bình thường. Ví như quý
vị nói “biên địa nghi thành”, những nơi ấy quý vị đã đi rồi, đều muốn xem xem,
phải xem mấy lần, đúng hay không?
Cho nên
lần tôi viết bản thảo này, thực sự, người đầu tiên đạt được lợi ích đích thực
là chính tôi. Bởi vì toàn bộ quá trình 70 ngày, tôi chính là ngắm cảnh du lịch,
điểm nào tôi cũng đều thấy. Cho nên tôi có lòng tin, tôi đem điểm tốt nhất ấy,
giới thiệu cho quý đồng tu. Điểm nào không tốt, tôi nhất định khuyên quý vị
ngàn vạn lần không nên đi. Tôi khuyên quý vị đến đâu? Khuyên quý vị đến Thế giới
Tây Phương Cực Lạc. Cõi trời cũng chẳng nên đến đâu! Hai đường trời người chính
là nơi tốt nhất trong ba đường thiện rồi. Lên cõi trời, tôi đều khuyên quý vị đừng
lên cõi trời, vì không cứu cánh, không viên mãn, đến lúc còn bị đọa lạc xuống.
Hơn nữa là sau khi quý vị lên cõi trời, quý vị hưởng thụ, quý vị liền quên mất
nỗi khổ của 6 nẻo luân hồi. Khi từ cõi trời đọa thẳng xuống địa ngục, điều này
sao lại không suy xét, không nói đến sao.
Tôi thấy rõ ràng rồi, nên
nói với quý vị, đời này nhất định phải liễu sinh tử thoát luân hồi, nhất định
phải đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, hồi quy Tự-tánh, trở về Thường-tịch-quang-độ.
Điều này tôi nhất định phải khẩn thiết chân thành, khuyên bảo quý đồng tu của
tôi, nơi Thế giới Tây Phương Cực Lạc ấy là thắng cảnh tốt nhất, nhất định phải
đến được nơi ấy.
Sau khi
tôi viết xong bản thảo này, tôi cảm thấy cảnh giới của mình lại được nâng lên một
bậc. Quá khứ mỗi lần phát sinh một việc gì, Tiểu Điêu đều nói với tôi, chị à! Tỷ
dụ như, khi tôi bị gãy tay rồi phẫu thuật, thì cô ấy nói, lần này sau khi chị
làm phẫu thuật xong, chị đã lên được một bậc thang lớn. Tôi nói: chị ngã bị
thương rồi, mà em lại đắc chí như vậy, còn nói chị đã lên một nấc thang lớn. Cô
ấy nói, cảm nhận của em chính là như vậy. Cho nên nói, mỗi lần gặp phải trắc trở
gì cũng tốt, thế nào cũng tốt, đích thực đều là cơ hội để nâng cao thêm.
Tôi viết bản thảo lần này, tôi cảm nhận rõ ràng cảnh giới lại được
nâng lên một bậc. Biểu hiện ở chỗ nào? Suy xét tâm thái của tôi thế nào. Mấy
năm nay tâm thái của tôi ngày càng bình hòa, sau khi viết xong bản thảo giảng
Kinh Vô Lượng Thọ, đến hiện tại tôi cảm thấy tâm thái bình hòa, yên lặng, an
tĩnh, tường hòa, dù với tất cả từ ngữ hay, tôi đều muốn tập hợp lại để nói, so
với trước đây bất luận lúc nào cũng đều sáng tỏ, đều vượt trội.
Gặp phải những vấn đề nào, trí huệ liền
đến rất nhanh. Tôi nói như vậy, có thể rõ ràng dễ hiểu một chút, nếu như trước
đây gặp phải một vài vấn đề khó khăn, có thể tôi bị xoay chuyển: vấn đề này nên
làm sao đây? Nên làm thế nào? Sau khi viết xong bản thảo bài giảng, bản thân
tôi có cảm nhận được rõ ràng, là gặp phải vấn đề khó gì thì trí huệ liền hiện
tiền, không cần tôi phải khởi suy nghĩ, không cần tôi phải cân nhắc, nghĩ tưởng
nữa.
Thực là vô cùng tuyệt vời, vô cùng tốt đẹp, vi diệu không thể nói ra, là loại
cảm nhận như vậy. Quý vị nói chỉ có chính tôi mới có thể cảm nhận được, tôi
nghĩ nếu quý vị nghe xong bộ kinh này, có thể quý vị cũng sẽ có cảm nhận nhất định.
Cảnh giới của quý vị cũng sẽ được nâng cao, chỉ là trình độ nâng cao khác nhau
mà thôi. Nghe hiểu nhiều, liền nâng cao nhiều một chút, nghe hiểu ít, thì nâng
cao ít một chút. Người người đều sẽ được nâng cao.
Tôi hy vọng nắm lấy cơ hội lần này,
không phải vì cô giáo Lưu giảng bài, mà tôi yêu cầu quý vị phải chăm chú nghe,
không phải như vậy. Tôi thực là thật lòng thật dạ, muốn đem những điều trong 20
năm học Phật của tôi nói hết ra, từ đầu đến cuối truyền cho quý vị, những điều
nào hữu dụng với quý vị, thì quý vị lượm lấy; nếu không hữu dụng, thì quý vị xả
đi. Đó chính là suy nghĩ chân thực nhất của tôi.
Nói đến nâng cao cảnh giới, là như thế này:
Tôi cảm thấy tôi cách Thế giới Tây Phương Cực Lạc càng ngày càng gần rồi.
Thứ 2, tôi càng ngày càng gần A Di Đà Phật hơn.
Hiện tại không phải gần
nữa, viết xong bản thảo bài giảng này, tôi cảm thấy tôi cùng A Di Đà Phật hòa
làm một thể, A Di Đà Phật chính là tôi, tôi chính là A Di Đà Phật.
Tôi nhớ rõ hôm qua tôi đã nói ba câu: “A Di Đà Phật là tâm của tôi, A Di Đà
Phật là nguyện của tôi, A Di Đà Phật là hạnh của tôi”. Quý vị nghĩ xem, tâm
nguyện hạnh đều tương ưng với A Di Đà Phật rồi, vậy chẳng phải A Di Đà Phật
chính là tôi, tôi chính là A Di Đà Phật sao?
Điều thứ 3, là ngày về nhà sắp tới rồi.
Tôi nói câu này mọi người không nên hiểu lầm, cô giáo Lưu có phải lại cân
nhắc muốn vãng sanh không, muốn về nhà rồi? Không phải vậy. Ngày về nhà sắp đến
rồi, việc ấy sắp đến, ai định đoạt việc này? A Di Đà Phật định đoạt. Lần trước
vì tôi muốn vãng sanh, nên Tiểu Điêu nóng lòng, không phải đã đi hỏi sư phụ
sao? Chị Lưu của con muốn vãng sanh, sư phụ ngài nói có được không? Sư phụ trả
lời cô ấy rằng: “Hiện tại cô ấy muốn vãng sanh nhưng chưa được, A Di Đà Phật định
đoạt rồi, A Di Đà Phật chưa đến tiếp dẫn cô ấy, thì cô ấy chưa vãng sanh đâu”.
Tiểu Điêu liền vui mừng, lần này chị chưa vãng sanh đâu. Hiện tại tôi không có
ý niệm ấy, tôi nghĩ lúc nào cần vãng sanh, đã giao cho A Di Đà Phật rồi, A Di
Đà Phật định đoạt rồi. Nhưng ngày ấy sắp đến rồi đúng không? Cho nên mọi người
không cần lo lắng về điều này.
Ba câu này của tôi, tôi cảm
thấy tương đối chuẩn xác, chính là càng ngày càng gần Thế giới Tây Phương Cực Lạc,
càng ngày càng gần A Di Đà Phật hơn, ngày về nhà sắp tới rồi, đây là cách nghĩ
chân thực của tôi, cũng chính là tâm niệm trước mắt của tôi. Đây là thể hội thứ
tư sau khi tôi viết xong bản thảo.
Điều thứ
5, tôi muốn nói với mọi người: làm sao để tiếp tục đi tốt trên con đường nhân
sinh, làm sao để tiếp tục đi tốt trên đường học Phật, làm sao để tiếp tục đi tốt
con đường thành Phật?
Vì sao
tôi phải nói với mọi người cảm nhận này? Bởi vì sư phụ đã giao trách nhiệm cho
tôi, chính là phải làm tấm gương tốt cho chúng sanh. Tôi khắc ghi trong tâm câu
nói này, mọi lúc đều không dám quên. Cho nên lúc đó tôi không phải là nói với
sư phụ nhé, tôi nói:
Ân
sư xin Người hãy an tâm
Đệ
tử ngày ngày đang tinh tấn
Vì
giúp chúng sinh lìa khổ nạn
Đệ
tử không dám chẳng lưu tâm.
Vài năm trước tôi nói
4 câu này, hiện giờ với 4 câu này, tôi vẫn luôn ghi nhớ. Quý vị xem những câu
này, tôi không viết vào bản thảo, mà tôi trực tiếp nói với quý vị, vì đã in vào
tâm tôi rồi. Một ngày tôi cũng không dám buông thả lười biếng, tôi buông thả liền
cảm thấy có lỗi với mọi người, đặc biệt là có lỗi với sự kỳ vọng và tín nhiệm của
sư phụ, tôi cũng có lỗi với sự kỳ vọng và kính yêu của đại chúng đồng tu. Tôi một
ngày cũng không dám buông lơi, mỗi ngày tôi tôi đều đang làm việc của mình.
Theo lời Cư sĩ Điêu: chị ban ngày làm việc ban ngày của chị, ban đêm thì chị
làm việc ban đêm. Quý vị xem tôi như vậy, ban ngày ban đêm tôi đều không rảnh rỗi,
tôi cũng không mệt mỏi. Quý vị có thể nhìn ra bộ dạng mệt nhọc của tôi không?
Không có, vì sao vậy? Vì Phật lực gia trì, đúng thế không?
Về phương diện tinh thần, người ta nói: Người gặp việc vui tinh thần sảng
khoái. Khi
nãy lúc mới bắt đầu tôi đã nói: hôm nay vẫn tiếp tục phấn chấn, điều này không
đáng phấn khởi sao? Nếu quý vị mặt ủ mày ê, thì quý vị muốn phấn khởi cũng phấn
khởi không nổi, đúng không? Cho nên, tôi liền nghĩ, nhất định phải đem lời lão
Pháp sư giao phó cho tôi khắc ghi trong tâm, đem làm chu toàn trong thực tế.
Hiện
nay, là ba điều.
*Làm
người, phải làm một người tốt.
Điều
này với tôi trên cơ bản, phải nói là làm được trên cơ bản rồi.
*Điều
thứ 2, làm người tu hành, phải làm một người tu hành tốt.
Hiện tại điều này tôi làm đến khoảng 80%. Không biết
tôi đánh giá như vậy có cao không, nhưng tôi nỗ lực phải làm một người tu hành
tốt.
*Thứ 3,
phải làm một tấm gương tốt của thành Phật.
Tôi suy tính đi suy tính lại, tấm gương tốt này làm
như thế nào đây? Tôi thấy lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm ra tấm gương ấy, biết
trước lúc đi, tự tại vãng sanh. Quý vị xem, ngài không phải tấm gương sáng hay
sao? Chị của tôi là lão Bồ-tát Lưu Tố Thanh cũng làm tấm gương rồi, biết trước
lúc đi, không sai một giây, tự tại vãng sanh. Quý vị nói xem hai tấm gương sáng
ấy đều ở đây. Vậy tôi phải làm ra tấm gương tốt của thành Phật cho mọi người, lấy
gì để biểu đạt đây? Chính là giống như lão Hòa thượng Hải Hiền, như lão Bồ-tát
Lưu Tố Thanh, đến lúc tôi vãng sanh, nhất định là biết trước giờ đi, tự tại
vãng sanh. Vậy thì với ba điều của tôi, tôi liền viên mãn rồi.
Làm tấm gương người tốt,
làm tấm gương người tu hành tốt, làm tâm gương tốt của thành Phật, vậy tôi liền
viên mãn ba điều ấy rồi. Hiện tại đây là phương hướng nỗ lực của tôi.
Tôi nhớ tôi đã nói với mọi
người, ngày 4 tháng 1, lúc tôi điện thoại với lão Pháp sư, câu thứ nhất sư phụ
liền hỏi tôi: con vẫn chưa nắm chắc đời này thành tựu à? Tôi vô cùng kinh ngạc.
Bởi vì lời ấy, hơn 8 năm qua, từ lúc tôi gặp sư phụ đến nay là hơn 8 năm, sư phụ
chưa từng trực tiếp hỏi tôi như vậy, lần đó trong điện thoại là trực tiếp hỏi
tôi câu ấy, lúc đó trong lòng tôi sững sờ, nhưng tôi không ngừng lại, mà tôi lập
tức trả lời, tôi nói sư phụ à! Xin ngài hãy yên tâm, con có lòng tin đời này bản
thân nhất định thành tựu. Sư phụ vui mừng nói: hảo hảo hảo, tốt tốt tốt.
Bây giờ tôi ở đây nói với
mọi người: là ý nghĩa gì? Quý vị cho rằng sư phụ đang hỏi tôi phải không? Không
phải đâu. Tôi lý giải như vầy, sư phụ đang hỏi mỗi người học Phật chúng ta đấy.
Nếu quý vị hiểu như vậy, là đúng rồi. Nếu quý vị hiểu thành lão Pháp sư nói với
cô giáo Lưu Tố Vân, mà không có liên quan với tôi là sai rồi. Quý vị sẽ không
có tiến bộ. Quý vị cho rằng sư phụ trực tiếp hỏi quý vị, quý vị có nắm chắc đời
này nhất định thành tựu không? Quý vị sẽ trả lời sư phụ thế nào? Dù sao tôi
cũng trả lời vô cùng mạnh mẽ kiên định, không một chút ngừng lại, không một
chút do dự. Tôi là trực tiếp trả lời liền. Bởi vì đó chính là mục tiêu của đời
tôi, tôi nhất định phải đạt đến
mục tiêu của đời người.
Cho nên sư phụ ngài, hôm qua, lúc tôi nghe sư phụ giảng tập 7 – Tịnh Độ Đại
Kinh Khoa Chú, quý vị đã lấy được hộ chiếu, giấy thông hành vãng sanh Thế giới
Tây Phương Cực Lạc chưa? Trước đây có đồng tu không hiểu, bởi vì trước đây lúc
giảng qua, tôi nói: “Quý vị đã lấy được giấy thông hành này chưa?” Có đồng tu
hiểu lầm, cho rằng thực sự phát hành một loại giấy thông hành nào đó, thực tế
đây chẳng phải là một loại tỉ dụ sao? Chính là nếu quý vị giữ vững trì tụng bộ
Kinh Vô Lượng Thọ này, giữ vững niệm câu Phật hiệu A Di Đà Phật này, thì quý vị
nhất định lấy được hộ chiếu, và chứng nhận vãng sanh, cùng giấy thông hành rồi.
Như vậy phải không?
Cho nên có những đồng tu chúng ta, nghe kinh đã nhiều năm như vậy, thực sự
có đồng tu nghe không hiểu, họ hiểu lầm lời sư phụ rồi. Vì thế hiện nay, tôi
ngày càng hiểu ra vì sao trong khai kinh kệ nói: “Nguyện giải Như Lai chân thật
nghĩa”. Hàng phàm phu chúng ta, thật đã đem nghĩa chân thật của Như Lai bóp
méo, uốn cong, hiểu sai, giải sai rồi. Phật Bồ Tát đều rơi nước mắt, chúng ta
thật đã khiến Phật Bồ Tát chịu oan rồi. Cho nên chúng ta nhất định phải hiểu
chính xác lời dạy bảo của Phật Bồ Tát.
Vì sao khi đọc kinh lại không cho quý vị nghiên cứu? Bởi quý vị hễ nghiên cứu
thì chính là tri kiến của phàm phu, đó không phải là ý của Phật Bồ-tát, mà là ý
của quý vị. Lời của Phật nói, Kinh điển Phật lưu lại cho chúng ta, có ý nghĩa
gì. Không có ý nghĩa, thật là không có ý nghĩa. Có thể với câu nói này của tôi,
có rất nhiều đồng tu không hiểu, Kinh Phật làm sao là không có ý nghĩa chứ? Phật
thực sự không có ý nghĩ, Ngài vì căn cơ của chúng sanh, là tùy căn cơ mà thuyết
pháp. Quý vị không thể cứng nhắc được.
Do vậy tôi đã nhiều lần nói: học Phật nhất định phải học linh hoạt, dùng sống
động, đừng học Phật chết cứng. Trước đây chúng ta đề xướng học trước
tác của chủ tịch Mao, không phải là đề xướng học linh động dùng linh hoạt hay sao?
Đó là một đạo lí, đừng học chết cứng, giữ giới cũng đừng đem giới giữ chết cứng.
Chính là như vậy đó.
Với tôi
mà nói, tôi phải vĩnh viễn ghi nhớ, buổi thứ nhất lão Pháp sư lần đầu khởi giảng
Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tôi ngồi đối diện góc với lão Pháp sư. Nói thực lòng,
lúc đó tôi nghe sư phụ giảng Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, cũng không nghe hiểu
hoàn toàn. Đặc biệt là nghe sư phụ nói đến: nhất định phải “độc thiện kỳ thân”,
sau đó còn phải “kiêm thiện thiên hạ”, lúc ấy tôi nghe không hiểu 2 cụm từ đó. Nhưng
tôi chú ý thấy, sư phụ nói cụm từ này 2 lần, “độc thiện kỳ thân” và “kiêm thiện
thiên hạ”, cả 2 lần sư phụ đều nhìn vào tôi, tôi không biết tôi có hiểu nhầm ý
của sư phụ không? Tôi liền cảm thấy câu ấy của sư phụ là nói với tôi. Nhưng tôi
lại chưa hiểu là ý nghĩa gì? Chỉ mờ mờ cảm thấy “độc thiện kỳ thân” chính là
làm tốt công việc của chính mình. Tôi đã hiểu tương đối đơn giản như vậy.
Rồi sau khi tôi trở về, tôi liền tra lại từ điển, xem 2 câu nói này có ý
nghĩa gì? Tôi đã hiểu rõ ý của sư phụ nói, chính là: điểm mấu chốt nhất đời này
của quý vị, quý vị nhất định phải “độc thiện kỳ thân”. Điểm mấu chốt nhất của
“độc thiện kỳ thân” là gì? Chính là đời này quý vị nhất định phải liễu sinh tử,
xuất luân hồi, có thể thoát khỏi được lục đạo luân hồi, đó chính là điểm mấu chốt
nhất của độc thiện kỳ thân. Nếu quý vị phá bỏ điểm mấu chốt nhất ấy, thì đời
này của quý vị đã uổng không một chuyến đi rồi.
Vì sao còn phải “kiêm thiện thiên hạ” vậy?
Có đồng tu sớm khai ngộ, sớm chứng được quả. Vậy sau khi quý vị khai ngộ, chứng
quả rồi, quý vị nên làm thế nào? Nên giúp đỡ những chúng sanh còn chưa khai ngộ,
còn chưa chứng quả, khiến họ rõ lý, giúp chúng sanh khai ngộ, giúp chúng sanh
chứng quả, đây là sứ mạng và nhiệm vụ của những Bồ-tát sau khi đã khai ngộ chứng
quả, thì không thể tự tư tự lợi. Nói tôi chứng quả rồi, tôi khai ngộ là được rồi.
Vậy là không được đâu. Chính là quý vị đang hoàn thành trên cơ sở “độc thiện kỳ
thân”, nhất định phải “kiêm thiện thiên hạ”. Cho nên đây cũng là một bước đi của
tôi, phải tiếp tục đi tiếp, phải giữ vững nguyên tắc này.
Cho đến hiện tại, tôi cảm thấy tôi không phải là một người tự tư. Tôi biết
điều gì, nếu tôi có thể nói với mọi người, mà không phải tiết lộ thiên cơ, thì
tôi sẽ không giữ lại mà đều nói hết với quý vị. Nhưng có những lúc, nếu đề cập
đến thiên cơ, thì xin quý vị đồng tu thứ lỗi. Vậy tôi không thể nói, tôi nói ra
rồi thì cũng không tốt với mọi người.
Bởi vì vấn đề này, trước đây tôi có một chút không hiểu. Đó
là năm 199 mấy, lúc đó tôi biết khá nhiều chuyện. Tôi cho rằng những chuyện
mình biết thì mọi người đều biết, cho nên tôi đến văn phòng, liền nói với mọi
người, báo cáo các loại tin tức mới. Mọi người hỏi tôi tin tức đó ở đâu? Tôi
nghĩ nên nói thế nào đây, hay là nói lời thật, tôi nói đó là tin tức trong chương
trình của đài phát thanh Lưu Tố Vân. Cách vài năm sau đó, có người nói với tôi,
chị có những lời không thể nói ra ngoài, điều chị biết không giống như người
khác biết, chị nói là tiết lộ thiên cơ. Lúc đó tôi khá lo lắng. Tôi nói: tôi
cũng không biết điều nào là thiên cơ, điều nào không phải là thiên cơ, cũng
chưa ai nói với tôi, nên tôi cho rằng đều có thể nói. Vì vậy từ đó về sau, tôi
đã ràng buộc mình thế nào, điều gì tôi cũng không nói nữa. Những đồng nghiệp
trong văn phòng hỏi tôi, Tố Vân, gần đây sao không báo cáo điều gì nữa? Tôi trả
lời là không thể nói, đó là thiên cơ, tôi dựa theo thực tế xảy ra thôi. Tôi nói
thiên cơ không thể tiết lộ, cho nên từ đó đến bây giờ, trên cơ bản tôi đã tương
đối cẩn thận. Có lúc có thể không để ý mà thổ lộ một chút, nếu không mọi người
chê trách thần thông của tôi đâu rồi? Vì thế đây đều là hiện tượng rất tự
nhiên.
Ý của tôi nói với mọi người
chính là: chăm chỉ niệm một câu Phật hiệu A Di Đà Phật, chăm chỉ đọc một bộ
Kinh Vô Lượng Thọ này. Lão Pháp sư khi 85 tuổi đã buông xuống tất cả đại Kinh đại
Luận rồi, chỉ giữ vững một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, giữ vững một câu Phật hiệu
này. Đó chính là ngài làm biểu pháp cho chúng ta. Có thấy rõ ràng không? Lão
Pháp sư cũng làm như vậy, chúng ta còn có lời gì khác sao? Chúng ta đi theo sư
phụ là không sai đâu.
Thời gian
hôm nay đã hết rồi. Tôi nói với mọi người nhiều như vậy, chỉ mong mọi người sau
khi nghe xong có thể sanh tâm hoan hỉ, có thể được pháp hỉ sung mãn.
Tôi hy vọng mỗi quý vị đồng
tu, mỗi ngày đều vui vẻ phấn khởi, đây chính là người học Phật chúng ta làm ra
tấm gương tốt cho chúng sanh. Xin cảm ơn mọi người. A Di Đà Phật!
Nguyện dĩ thử
công đức
Trang nghiêm
Phật Tịnh độ
Thượng báo tứ
trọng ân
Hạ tế tam đồ
khổ
Nhược hữu kiến
văn giả
Tức phát Bồ đề
tâm
Tận thử nhất
báo thân
Đồng sanh Cực
Lạc quốc.
Nam Mô A Mi Đà Phật