PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM,
THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Phúc giảng lần thứ hai: Cô Lưu Tố Vân
Thời gian: 05/12/2020
Địa điểm: Tiểu viện Lục Hòa
Tập 29
Chư
vị đồng tu tôn kính, xin chào mọi người, A-di-đà Phật!
Bắt
đầu từ hôm nay chúng tôi giảng kinh văn phẩm thứ năm “Chí tâm tinh tấn đệ ngũ”,
kinh văn phẩm này là “Giải”.
CHÍ TÂM TINH TẤN ĐỆ
NGŨ
Mời
xem kinh văn tiếp theo:
Pháp Tạng Tỳ-kheo
thuyết thử kệ dĩ, nhi bạch Phật ngôn: ngã kim vị Bồ-tát đạo, dĩ phát vô thượng
chánh giác chi tâm, thủ nguyện tác Phật, tất linh như Phật.
Đại
đức xưa từng nói: “Cửa quan trọng để nhập đạo, phát tâm làm đầu; việc cấp bách
trong tu hành, lập nguyện đứng trước”. Bốn câu này vô cùng quan trọng. Công phu
học Phật của chúng ta có đắc lực hay không? Bốn câu này đã nói ra hết.
Cánh
cửa vào đạo quan trọng nhất là phát tâm, phải phát chân tâm. Phát tâm làm gì?
Phát tâm làm Phật.
Chúng
ta thấy sự phát tâm của Tỳ-kheo Pháp Tạng, “thủ nguyện tác Phật, tất linh như
Phật”. Ngài chỉ có một nguyện vọng, là làm Phật. Làm vị Phật như thế nào? Làm
vị Phật giống như A-di-đà Phật vậy. Khởi điểm của sự phát tâm này cao. Tỳ-kheo
Pháp Tạng phát tâm, không những chính mình phải thành Phật, mà còn giúp hết
thảy chúng sanh cũng giống như Phật. Đây là tâm thật sự độ chúng sanh.
So
sánh với phát tâm của Tỳ-kheo Pháp Tạng, nghĩ xem chúng ta học Phật nhiều năm
như vậy, chúng ta đã phát tâm chưa? Chúng ta phát tâm gì? Điều chúng ta thiếu
đó là tâm Vô Thượng Bồ-đề, tâm Vô Thượng Bồ-đề chính là tâm thành Phật chân
chánh. Trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là Diệu Giác, Diệu Giác ở trên Đẳng Giác, trên
Diệu Giác thì không còn nữa, Diệu Giác chứng đắc pháp thân viên mãn, quay về tự
tánh một cách viên mãn.
Đồng
tu học Phật của chúng ta, cũng có người phát tâm. Họ phát tâm gì? Cầu cảm ứng,
cầu thần thông, phát tâm thành thần thành tiên. Có thần thông hay không? Có. Có
cảm ứng hay không? Có. Thần thông và cảm ứng thật sự là hiển lộ của tự tánh,
không phải do cầu được. Cầu được đều là ma thông, ma thông sẽ khiến hồn vía bạn
điên đảo, trải qua thời gian dài sẽ trở thành bệnh tâm thần. Người học Phật
phải cầu trí tuệ, nhất định không được cầu thần thông, cầu thần thông sẽ hại
chết người!
“Không
tranh với người, không cầu nơi đời”, bạn làm được hai câu này rốt ráo viên mãn,
bạn chính là pháp thân Như Lai.
Mời
xem kinh văn tiếp theo:
Nguyện Phật vị ngã
quảng tuyên kinh pháp, ngã đương phụng trì, như pháp tu hành.
Đây
là thỉnh thầy khai thị cho ngài. Bởi vì muốn rộng độ vô lượng vô biên chúng
sanh, thì phải có đầy đủ năng lực loại trừ vô số bệnh khổ của thân tâm chúng
sanh, nên thỉnh Phật rộng mở phương tiện vì con rộng thuyết kinh pháp. Đây là
Tỳ-kheo Pháp Tạng thỉnh pháp với Thế Gian Tự Tại Vương Phật.
Khai
thị của thầy rất quan trọng. Hai chữ “khai thị” là thuật ngữ nhà Phật. Khai là
khai mở, “thị” là chỉ thị. Phàm phu ngu muội, không hiểu rõ chân tướng sự thực,
chư Phật Bồ-tát từ bi, dẫn dắt họ vào cửa, gọi là ngộ nhập.
Mặc
dù họ đã vào cửa, nhưng sau khi vào cửa không biết hàng, cũng giống như chúng
ta đi tham quan bảo tàng Cố Cung, những đồ cổ sưu tầm ở đó chúng ta nhìn không
hiểu, phải có người giải thích cho chúng ta, giải thích gọi là “khai”. Không
những giải thích mà còn phải chỉ thị, chỉ cho họ thấy, họ hiểu rồi, đây gọi là
thị, khai thị.
Trong
khai thị bao gồm thân hành ngôn giáo, thân hành là thị, ngôn giáo là khai, khai
mở. Nên phương pháp giúp đỡ chúng sanh là phá mê khai ngộ, phương pháp là dạy
học. Không chỉ Thích-ca Mâu-ni Phật dùng phương pháp này, Phật nói với chúng
ta, Phật Phật đạo đồng, hết thảy chư Phật Như Lai, Bồ-tát, La-hán trong lục đạo
giáo hóa chúng sanh đều dùng phương pháp này.
Phật
pháp là gì? Phật pháp là dạy học. Bạn xem, tại sao Thế Tôn lại giới thiệu
A-di-đà Phật với chúng ta, A-di-đà Phật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc làm gì?
Hiện nay đang thuyết pháp. Hết thảy tôn giáo trên trái đất, người đầu tiên sáng
lập là giáo chủ, các ngài đều dùng phương pháp dạy học, không có người nào không
dùng [phương pháp này]. Nếu như không dạy học, mà dùng phương pháp cầu nguyện
thì đó là vu thuật, cũng là một loại tôn giáo, tôn giáo cấp thấp, nhưng sẽ bị
đào thải.
Tôn
giáo cao cấp đều là giáo dục, trong hết thảy tôn giáo thì thời gian Thích-ca
Mâu-ni Phật dạy học dài nhất, ngài dạy học 49 năm; Moses dạy học khoảng hai
mươi đến ba mươi năm; Muhammad dạy học 27 năm; Chúa Giêsu chỉ dạy học 3 năm, bị
người khác hại chết. Nếu như ngài không bị người khác hại chết, tin rằng một
đời của ngài đều làm nghề dạy học.
“Ngã
đương phụng trì, như pháp tu hành”. Con nhất định tín thọ phụng hành, tu hành
đúng như pháp. “Như pháp” rất quan trọng, tu hành không như pháp là tu mù luyện
đui, không những không có lợi ích, ngược lại còn có hại, chúng ta tu học Phật
pháp phải có chánh tri chánh kiến, tu hành đúng như pháp.
Để
tôi kể cho mọi người nghe câu chuyện có liên quan đến La-hầu-la:
La-hầu-la
là con trai của Phật, là cháu trai của vua Tịnh Phạn, sau khi ngài xuất gia,
Phật để cho ngài bái Xá-lợi-phất làm thầy.
Có
một ngày La-hầu-la nghe Phật thuyết pháp xong trở về, căn phòng của ngài bị
Tỳ-kheo khác chiếm mất, còn đem y bát và đồ dùng của ngài vứt ở ngoài cửa. Lúc
đó bên ngoài lại đổ mưa lớn, La-hầu-la không có chỗ nào tránh mưa, chỉ đành
ngồi thiền trong nhà vệ sinh.
Hang
rắn ở nơi trũng toàn bộ đều bị chìm ngập trong nước, rắn đen ở trong động lần
lượt bò ra ngoài, có sự đe dọa rất lớn đối với tánh mạng của La-hầu-la. Phật
biết được chuyện này, lập tức gọi La-hầu-la đến phòng của mình. Giới luật vốn
quy định Tỳ-kheo và sa di không thể ở chung một phòng, hiện tại điều chỉnh lại
quy định Tỳ-kheo và sa di có thể ở chung một phòng trong hai đêm.
Lại
có lần, La-hầu-la cùng ngài Xá-lợi-phất khất thực ở thành Vương-xá, có một kẻ
lưu manh bỏ cát vào trong bát của Xá-lợi-phất, còn dùng gậy gỗ đánh vào đầu
La-hầu-la. Xá-lợi-phất an ủi nói, Phật thường răn dạy chúng ta, lúc vinh quang
thì tâm không được kiêu ngạo; khi bị nhục mạ thì tâm không được sân hận.
La-hầu-la, con nên chế phục tâm sân hận, nghiêm giữ nhẫn nhục. Thế gian này
không có người nào dũng cảm hơn nhẫn nhục, bất kỳ sức mạnh nào cũng không thể
chiến thắng được nhẫn nhục.
La-hầu-la
nghe lời khuyên bảo của sư phụ Xá-lợi-phất, nội tâm rất bình tĩnh đến bên bờ
sông lấy nước sạch rửa vết máu trên người. Phật biết được chuyện này cũng dạy
La-hầu-la, người có trí tuệ có thể thấy được nhân quả sâu xa, khắc phục tâm sân
hận, thực hành nhẫn nhục nhiều hơn. Có thể nhẫn nhục hành vi xấu ác mới có thể
bình an, mới loại trừ được tai họa. Nhẫn là con thuyền đi trên biển lớn, có thể
độ hết thảy khổ nạn; nhẫn là thuốc hay cho người bệnh, có thể cứu người bệnh
nguy kịch. Ta có thể thành Phật, độc bước tam giới, chủ yếu là tâm địa an ổn,
biết được sự đáng quý của đức hạnh nhẫn nhục.
Câu
chuyện kể xong rồi, hi vọng quý vị đồng tu thể hội thật kỹ, có được sự gợi ý
dẫn dắt từ trong đó.
Mời
xem câu kinh tiếp theo:
Bạt chư cần khổ sanh
tử căn bổn, tốc thành vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
“Cần
khổ” có hai cách giải thích:
Một, cần nghĩa là lao, khổ nghĩa là ưu, “cần khổ”
nghĩa là lao khổ, ưu khổ, khổ khổ (khổ nhất trong các khổ).
Hai, “sanh tử cực khổ, lại không ngừng nghỉ” gọi
là cần khổ.
Đây
là Tỳ-kheo Pháp Tạng nói ra mục đích thỉnh Phật rộng thuyết kinh pháp, vì muốn
nhổ bỏ gốc rễ sanh tử cực khổ của chúng sanh. Trong cần khổ là tham sân si mạn
nghi. Phải đoạn trừ sạch sẽ, khôi phục tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, giác mà
không mê của bạn.
Chúng
sanh không biết mình vốn là Phật, oan uổng chịu luân hồi, chìm đắm trong biển
khổ sanh tử, không có ngày ra khỏi. Nay nguyện triệt để cứu độ, chính là muốn
nhổ bỏ gốc rễ sanh tử của họ, đó là ái dục vô minh. Phá trừ vọng tưởng chấp
trước của chúng sanh, khôi phục bổn minh của chúng sanh, nên “tốc thành Vô
Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác”.
“Tốc
thành”, trong câu kinh văn này, hai chữ này quan trọng nhất. Mời mọi người so
sánh với hai câu sau đây:
Tám
vạn bốn ngàn pháp môn có thể thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Pháp
môn niệm Phật mau chóng thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Một
câu là “có thể thành”, một câu là “mau chóng thành”.
Tám
vạn bốn ngàn pháp môn có thể thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, nhưng không
thể mau chóng thành; có thể mau chóng thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác thì
chỉ có pháp môn niệm Phật. Câu này rất quan trọng, xin quý vị đồng tu thể hội
thật kỹ.
Kinh
văn phẩm trước có câu “tốc sanh ngã sát thọ an lạc”, trong câu kinh có chữ
“tốc”; kinh văn phẩm này có câu “tốc thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác”,
trong kinh văn cũng có chữ “tốc”, hai chữ tốc này cùng hiện nhất tâm. Tu hành
như thế nào? Nhất tâm, nhất tâm chuyên niệm thì bạn đều đạt được hai chữ “tốc”
này. “Pháp Tạng Bồ-tát tâm độ sanh khẩn thiết”, tại sao lại muốn mau chóng
thành Phật? Vì chúng sanh quá khổ, ta phải mau chóng giúp họ. “Nên nguyện: Luân
hồi chư thú chúng sanh loại, tốc sanh ngã sát thọ an lạc”.
Chỗ
này chứng minh cho phần giảng trước, tới thế giới Cực Lạc thành Phật nhanh,
nhanh tới mức bạn không thể tưởng tượng. Nên vãng sanh tới thế giới Cực Lạc
bằng với thành Phật, sống ở đó một thời gian, thật sự thành Phật. Thành Phật
rồi thì làm gì? Mục tiêu cuối cùng là độ chúng sanh.
Mời
xem kinh văn tiếp theo:
Dục linh ngã tác Phật
thời, trí tuệ quang minh, sở cư quốc độ, giáo thọ danh tự, giai văn thập
phương.
Những
câu kinh này nói tới Y Báo tuyệt diệu, Chánh Báo tuyệt diệu. Chúng ta vì vô
lượng chúng sanh liễu thoát sanh tử, mau thành Chánh Giác, nên nguyện rằng: khi
con thành Phật, trí tuệ, quang minh, cõi nước con ở, giáo thọ của con, danh tự
đều nổi tiếng khắp mười phương. “Giáo thọ” là ai? A-di-đà Phật, danh tự chính
là A-di-đà Phật.
Trước
tiên Pháp Tạng Bồ-tát nhắc tới “trí tuệ”, bởi vì quang minh, cõi nước, giáo
thọ, danh tự ở phía sau đều sanh ra từ trí tuệ. Tiếp đó là “quang minh”, Quán
Kinh nói: “Quang minh chiếu khắp chúng sanh niệm Phật trong mười phương thế
giới, nhiếp thọ không bỏ sót”. Lễ Tán nói: “Dùng quang minh, danh hiệu nhiếp
hóa mười phương”, vì chúng sanh vô biên, nên quang minh vô biên.
“Cõi
nước” là nơi đời sau chúng sanh tới, trước tiên để cho chúng sanh biết được có
một cõi nước thù thắng vi diệu như vậy, hơn nữa sự kỳ lạ hiếm có này vượt khỏi
mười phương, mọi người mới muốn tới. Càng quan trọng hơn là cõi nước này mang
lại lợi ích chân thật nhiều nhất, lớn nhất, triệt để nhất cho chúng sanh. Vậy
thì “giáo thọ danh tự” của chính mình phải thù thắng hơn cõi nước chư Phật
khác.
“Giáo
thọ” nghĩa là chỉ dạy và truyền trao nghĩa lý của kinh pháp, cũng tức là hoằng
hóa, giáo hóa, thiện tri thức như vậy gọi là giáo thọ thiện tri thức. Phàm phu
vãng sanh tới nước Cực Lạc, vãng sanh liền lên ngôi Bổ Xứ, giống như Di-lặc Đại
Sĩ trong nội viện Đâu-suất, đó là nhờ lực giáo hóa thù thắng.
Phàm
phu có thể vãng sanh, vãng sanh liền lên ngôi Bổ Xứ, chủ yếu là nhờ công đức
của một câu Phật hiệu, muôn loài chúng sanh chỉ cần tín nguyện trì danh, không
ai không thể vãng sanh. Vì chúng sanh có thể trì danh, nên nguyện cầu danh hiệu
của chính mình nổi tiếng khắp mười phương.
Để
tôi kể cho mọi người nghe một câu chuyện:
Thích-ca
Mâu-ni Phật độ cha ngài, dạy cha ngài niệm Phật, cha ngài nói, quả đức của chư
Phật, Chân Như Thật Tướng, Đệ Nhất Nghĩa Đế, tại sao không cho đệ tử tu những
điều này? Cha của Phật ở trước mặt Phật cũng tự xưng là đệ tử. Phật nói những
điều đó không phải không tốt, “không phải cảnh giới phàm phu có thể thực hành
được”, phàm phu không làm được. Khuyên cha ngài thực hành niệm Phật Tam-muội.
Phật
nêu một ví dụ cho cha ngài: ví như một rừng cây hôi rất lớn, cây lớn u tối,
ngửi mùi đều sanh bệnh. Chỉ cần trong rừng cây đó mọc một cây chiên đàn, cả
rừng cây hơn một trăm dặm đó đều biến thành hương thơm.
Pháp
môn niệm Phật này cũng như vậy, giống như cây chiên đàn này, hết thảy phiền não
cũng giống như rừng cây rất hôi vậy, nhưng chỉ cần cha niệm Phật thì sẽ thay
đổi. Đây là câu chuyện Thích-ca Mâu-ni Phật kể lúc độ cha mình. Từ câu chuyện
này đã gợi ý dẫn dắt điều gì cho chúng ta?
Mời
xem kinh văn tiếp theo:
Chư thiên nhân dân cập
quyên nhuyễn loại, lai sanh ngã quốc, tất tác Bồ-tát. Ngã lập thị nguyện, đô
thắng vô số chư Phật quốc giả, ninh khả đắc phủ?
Pháp
Tạng Bồ-tát mong muốn “chư thiên nhân dân cập quyên nhuyễn loại” sanh đến cõi
nước của ngài, người cõi trời rất cao; loài ngọ nguậy, côn trùng bay, bò sát
rất hạ đẳng. Ở đây đại diện cho hết thảy chúng sanh. Chúng sanh như vậy sanh
đến cõi nước của con, đều làm Bồ-tát. Điều này chứng minh thế giới Cực Lạc là
Nhất Thừa Đại Pháp, tất cả mọi người đều hành Bồ-tát đạo, đều là Bồ-tát, đều
chắc chắn thành Phật.
Như
kinh Pháp Hoa khai thị: không có xe dê, xe nai, xe bò, mọi người đều cưỡi xe bò
trắng lớn. Giống như kinh này, sau khi vãng sanh ai ai cũng là Bồ-tát, ai ai
cũng thành Phật, là Pháp Nhất Thừa thuần chánh.
Sau
cùng Pháp Tạng Bồ-tát nói: Con lập lời nguyện như vậy, muốn thù thắng hơn vô số
cõi nước chư Phật, có được thỏa nguyện không?
Đối
với câu “thù thắng hơn vô số cõi nước chư Phật” của Pháp Tạng Bồ-tát, bạn hiểu
như thế nào? Tôi cung cấp cho mọi người hai điểm nhận thức để tham khảo.
Một, nhất định không được cho rằng Pháp Tạng
Bồ-tát muốn thù thắng hơn cõi nước chư Phật khác để chính mình nổi trội, vượt
qua hết thảy. Nếu ngài sanh tâm như vậy thì nhất định không thể thành Phật
được, chỉ có thể thành Vua a-tu-la. Bởi vì đặc điểm của a-tu-la là khoe tài
hiếu thắng, không cho phép ai mạnh hơn mình, nếu như có người mạnh hơn họ thì
họ sẽ phá hoại.
Hai, Pháp Tạng Bồ-tát không có tâm như vậy, ngài
muốn vượt qua hết thảy cõi nước khác là vì muốn giúp chúng sanh đạt được phương
tiện thù thắng, lợi ích ac lạc mà ở nơi cõi Phật khác không thể đạt được. Muốn
ban cho chúng sanh, chứ không phải chính mình muốn có, muốn địa vị, muốn danh
văn hay muốn những điều khác, là muốn ban cho hết thảy chúng sanh, hi vọng lợi
ích mà họ đạt được lớn hơn cõi nước Phật khác, cho nên mới gọi ngài là Đại
Nguyện Vương.
Đại
nguyện mà Pháp Tạng Bồ-tát đã phát ở nhân địa, mười phương thế giới hết thảy
chư Phật cũng chưa từng phát nguyện như vậy. Đại nguyện như vậy có thể viên mãn
hay không? Đây là vấn đề vô cùng nghiêm túc. Nhà Phật thường nói, ở trong cửa
Phật, có nguyện ắt thành, chỉ sợ bạn không phát nguyện. Không phải chư Phật
khác không làm được, mà chư Phật khác không có suy nghĩ này, không phát nguyện
này. Nguyện mà ngài phát vượt khỏi mười phương hết thảy chư Phật.
Nguyện
đã phát rồi, tu học như thế nào? Làm sao để đạt được? Chúng ta học tập kinh Vô
Lượng Thọ, chính là học tập A-di-đà Phật. A-di-đà Phật ở đâu? Ở ngay trước mắt,
Phật chính là kinh, kinh chính là Phật, kinh và Phật hợp nhất. Thật sự học
A-di-đà Phật, chúng ta sẽ có cảm ứng với A-di-đà Phật, bởi vì chỉ có thật sự
học, chúng ta mới có thể cùng một tần số với A-di-đà Phật.
Mời
xem kinh văn tiếp theo:
Thế Gian Tự Tại Vương
Phật, tức vị Pháp Tạng nhi thuyết kinh ngôn: Thí như đại hải nhất nhân đẩu
lượng, kinh lịch kiếp số thượng khả cùng để. Nhân hữu chí tâm cầu đạo, tinh tấn
bất chỉ, hội đương khắc quả, hà nguyện bất đắc. Nhữ tự tư duy, tu hà phương
tiện, nhi năng thành tựu Phật sát trang nghiêm. Như sở tu hành, nhữ tự đương
tri, thanh tịnh Phật quốc, nhữ ưng tự nhiếp.
Pháp
Tạng Bồ-tát phát nguyện đại bi như vậy, thầy của ngài là Thế Gian Tự Tại Vương
Phật gặp được học trò như vậy, đương nhiên vô cùng quý trọng, chắc chắn không
để học trò thất vọng.
Thế
Gian Tự Tại Vương Phật khai thị nghĩa kinh cho Pháp Tạng Bồ-tát rằng: Ví như
biển lớn sâu rộng không gì sánh bằng, một người dùng cái đấu đong biển cả, dùng
từng đấu từng đấu đong nước biển mang đi, trải qua nhiều kiếp số còn có khiến
đáy biển lộ ra; nếu có người kiên định chí nguyện, chí tâm cầu đạo, ngày này
qua ngày khác, năm này qua năm khác, tinh tấn không giải đãi, không gián đoạn,
nhất định có thể viên mãn đại nguyện.
Trọng
tâm tiếp theo nói đến ba chữ “tự”: “nhữ tự tư duy’, “nhữ tự đương tri”, nhữ ưng
tự nhiếp”.
Trước
tiên Thế Gian Tự Tại Vương Phật khẳng định chí tâm cầu đạo, nguyện nào chẳng
đạt? Đây là sự khích lệ dành cho học trò. Sau đó ngài liên tiếp nói ba chữ
“tự”, thật sự có thể nói là nét bút thần thánh, vô cùng tuyệt diệu. Ba chữ “tự”
để chúng ta phải suy ngẫm sâu sa, dùng lời hiện nay nói, đây là phương pháp
giáo dục cao minh của Thế Gian Tự Tại Vương Phật, phương pháp dạy học khai
phát.
Trong
kinh Pháp Hoa, đại chúng ba lần thỉnh Phật diễn thuyết thực pháp, Thế Tôn đều
trả lời: “Chỉ chỉ bất tu thuyết. Ngã pháp diệu nan tư”. Ba lần “chỉ chỉ” cũng
giống như ba chữ “tự” trong kinh này, vi diệu như nhau. Tại sao “bất tu
thuyết”? Bởi vì “diệu nan tư”, thật là đầy ý vị. Pháp này vốn không phải dùng
sự phân biệt của ngôn ngữ mà có thể biết được, chỉ có thầm hiểu, tự biết.
Cho
nên “chỉ chỉ” trong kinh Pháp Hoa cũng là chỉ ra chữ “tự” này. Vì vậy, ba chữ
“tự” này, chúng ta có thể lãnh hội từ công án của Thiền tông. Lục Tổ trả lời
rằng: “Mật tại nhữ biên”, nghĩa là mật ở chỗ người hỏi, tức là anh có toàn bộ
Mật Tạng của Như Lai, sao còn đến hỏi ta làm gì? Cũng chính là trực chỉ bản
thân người hỏi.
Ví
dụ, thời xưa người tu thiền hỏi đáp, nói “anh tự biết chọn lấy điều hay, tôi
không bằng anh”, đây đều là khai thị tốt nhất, còn có cách nói rõ ràng trực
tiếp hơn, như “tức nhữ thị Phật”, anh chính là Phật, “thanh đàm đối diện”, có
người hỏi: Phật là gì? Đáp: đối diện đầm nước trong là Phật. Đối diện đầm nước
trong không phải là chính mình sao? Lâm Tế nói: người nghe pháp là Phật. Thế
Gian Tự Tại Vương Phật nói liên tiếp ba chữ “tự” cũng giống như Thiền tông vậy.
Nói
đến Thiền tông, chúng tôi vừa nói tới “mật tại nhữ biên”, chính là một đoạn
công án trong Đàn Kinh đã nói:
Ngũ
Tổ truyền trao y bát truyền cho Huệ Năng, tăng chúng không phục, đuổi theo Huệ
Năng muốn đoạt lại y bát. Pháp sư Huệ Minh đuổi theo Huệ Năng, lúc sắp bị đuổi
kịp, Huệ Năng nghĩ, cái ông ấy muốn là y bát, nên ngài đem y bát đặt trên một tảng
đá, chính mình thì núp đi. Huệ Minh nhìn thấy y bát rồi, nhưng ngài không cầm
lên được, ngài sám hối rồi. Huệ Minh trước khi xuất gia, ngài là tướng quân tứ
phẩm, là người luyện võ, không cầm lên được một túi vải nhỏ, sao có thể được?
Ngài biết đó là thần hộ pháp đang trông chừng. Ngài vừa thay đổi ý niệm, mời
đại sư Huệ Năng ra gặp mặt: tôi vì pháp mà tới, không phải vì y bát mà tới, tới
gặp ngài để cầu pháp.
Đại
sư Huệ Năng liền ra gặp mặt. Ngài thành tâm thành ý thỉnh pháp với đại sư, đại
sư Huệ Năng nói với ngài, dùng lời hiện nay để nói, tức là ông phải buông xuống
vạn duyên, chớ nghĩ tới thiện, cũng đừng nghĩ tới ác, hết thảy đều không nghĩ,
để tâm đạt được thanh tịnh, không sanh một niệm. Vào lúc này đại sư nhắc ngài
một câu: “Thế nào là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh?” Trong một câu này,
bởi vì tâm của ngài là chân tâm, không còn tạp niệm, bỗng chốc liền khai ngộ.
Cho nên người đầu tiên đại sư Huệ Năng độ là Huệ Minh. Dưới sự chỉ dạy của
ngài, có hơn bốn mươi người khai ngộ, đây là vị đầu tiên.
Huệ
Minh được cảnh tỉnh, sau khi khai ngộ, câu thứ hai ngài hỏi là còn mật ý hay
không? Lục Tổ trả lời ngài: “mật tại nhữ biên”, ở chỗ ông không ở chỗ tôi.
Công
án đã kể xong, chúng ta tiếp tục nói ba chữ “tự”.
“Nhữ
tự tư duy, tu hà phương tiện, nhi năng thành tựu Phật sát trang nghiêm”. Đây là
chữ “tự” đầu tiên. “Nhữ tự tư duy” nghĩa là con tự mình suy nghĩ kỹ lại, tu
pháp môn phương tiện thế nào mới có thể thành tựu vô số trang nghiêm cõi Phật.
“Như
sở tu hành, nhữ tự đương tri”, đây là chữ “tự” thứ hai, nghĩa là phải làm thế
nào để tu hành đúng như pháp, con tự mình nên biết.
“Thanh
tịnh Phật quốc, nhữ ưng tự nhiếp”. Đây là chữ “tự” thứ ba, nghĩa là làm sao xây
dựng cõi Phật thanh tịnh, con nên tự mình chọn lựa, quyết định.
Đối
với sự thỉnh pháp của Pháp Tạng Bồ-tát, Thế Gian Tự Tại Vương Phật không trực
tiếp trả lời, còn hỏi lại Pháp Tạng Bồ-tát, để ngài tự mình suy nghĩ, phải tu
như thế nào mới có thể thành tựu sự trang nghiêm cõi Phật.
Làm
thế nào thành tựu Phật đạo? Là do bạn tự tu, tự ngộ, tự chứng, không phải người
khác ban cho bạn. Ba chữ “tự” này trực chỉ nhân tâm, ý nghĩa vô cùng sâu rộng.
Hoàng
Niệm lão giải thích ba chữ “tự” này như sau:
Thế
Gian Tự Tại Vương Phật liên tục nhắc tới ba chữ “tự”, chỉ dạy hành nhân tuân
theo linh tánh vốn có của mình, trong giáo gọi là “nội trọng kỷ linh”.
Trong
phần chú giải, Niệm Lão đã trích dẫn “sư Tuấn Đế, sau đó nói: thử hàm tam
nghĩa”, nghĩa là trong ba chữ “tự” này có ba ý nghĩa:
Ý
nghĩa thứ nhất: “Thiện căn Pháp Tạng Bồ-tát đã gieo trồng trong đời quá khứ sâu
dày, cao tài, dũng triết vượt khác hơn đời; đã thấu suốt việc làm thanh tịnh
cõi Phật từ lâu. Tuy trí Phật không có gì hơn, nên theo những gì con biết mà tự
thực hành”. “Điều này lại nói rõ ngài Pháp Tạng là từ quả hướng đến nhân”.
Đoạn
này có nghĩa là gì? Đây là nói cho chúng ta biết, Pháp Tạng Bồ-tát tới để biểu
pháp. Cũng giống như Thích-ca Mâu-ni Phật ba ngàn năm trước hiện thân thuyết
pháp trên thế gian chúng ta. Thích-ca Mâu-ni Phật có phải là tu hành rồi chứng
đạo ở trái đất của chúng ta không? Không phải, ngài sớm đã thành Phật rồi. Lần
này tới, trong kinh Phạm Võng nói là lần thứ tám ngàn, ngài đã tới trái đất này
tám ngàn lần, phàm phu chúng ta không nhận biết, ngài sớm đã thành Phật rồi.
Cho
nên chúng ta nghĩ tới, A-di-đà Phật xây dựng thế giới Cực Lạc ở Tây Phương đã
bao lâu rồi? Mười kiếp. Trong thời gian vô lượng kiếp thì mười kiếp rất ngắn
ngủi, có thể nói ngài xây nên một nơi ở Tây Phương, thành lập chưa được bao
lâu. Mục đích là gì? Tiếp dẫn chúng sanh, tiếp dẫn chúng sanh ở phương này, có
khi nào công đức viên mãn không? Có, công đức viên mãn rồi ngài sẽ diệt độ.
Nhưng mà thế giới của ngài không biến mất, Quán Thế Âm Bồ-tát tiếp tục thành
Phật. Quán Thế Âm Bồ-tát đại từ đại bi, cõi nước sau khi ngài thành Phật không
hề kém hơn thế giới Cực Lạc của A-di-đà Phật, trên nền tảng này càng trang
nghiêm hơn.
Nên
Pháp Tạng đã thành Phật từ lâu, nên theo những gì con biết mà tự thực hành. Nói
thẳng ra chính là Pháp Tạng Bồ-tát dùng ba nghiệp thân khẩu ý giáo hóa chúng
sanh, làm thiện tri thức của hết thảy chúng sanh, làm người thầy tốt của hết
thảy chúng sanh. Ý nghĩa này là mật nghĩa.
Ý
nghĩa thứ hai: “Là nhiếp thủ cõi Phật, tùy theo ý thích của mỗi người: Hoặc
chọn cõi uế trược, hoặc cầu cõi thanh tịnh, hoặc nhiếp Tam Thừa, hoặc nguyện
Nhất Thừa. Vì vậy, tùy ý thích của Bồ-tát mà nhiếp thủ, chẳng cần Như Lai chỉ
thị”.
Đoạn
này có nghĩa là, hà tất cần Phật chỉ thị? Bạn tiếp xúc với đại chúng, giáo hóa
đại chúng, bạn đều biết hết, không cần phải thỉnh giáo Phật, tự bạn cũng có
năng lực này.
Ý
nghĩa thứ ba: “Là ở cõi Tịnh độ, có báo thân có hóa thân. Pháp thân báo thân
cao diệu, không phải phần của Bồ-tát, chỉ nên thuận theo sức mình mà nhiếp thủ,
nên bảo: con tự nên biết”.
Ý
nghĩa của đoạn này là phàm cõi Tịnh độ có báo thân, có hóa thân, pháp thân. Báo
thân cao, đó là thị hiện cho pháp thân Bồ-tát, không phải là pháp thân Bồ-tát
thì không có phần. Chỉ nên thuận theo sức mình mà nhiếp thủ.
Cũng
giống như dạy học, Thế Tôn dạy học chia làm bốn giai đoạn, giai đoạn thứ nhất
giảng A-hàm, tương đương với tiểu học, giảng 12 năm; giai đoạn thứ hai giảng
Phương Đẳng, tương đương với trung học, giảng 8 năm; giai đoạn thứ ba tương
đương với đại học, giảng Bát-nhã 22 năm; tám năm cuối cùng giống như mở viện
nghiên cứu, hoàn toàn giảng Nhất Thừa Pháp, hội tam quy nhất, đem nhị thừa, tam
thừa giảng trước đó, sau cùng đều quy về Nhất Thừa Pháp, như vậy mới rốt ráo
viên mãn, đây chính là nhiếp thủ, nhiếp thọ khác nhau.
Thế
giới Tây Phương Cực Lạc có bốn cõi, có cõi Phàm Thánh Đồng Cư, có cõi Phương
Tiện Hữu Dư, có cõi Thật Báo Trang Nghiêm, còn có cõi Thường Tịch Quang Tịnh.
Cõi Thường Tịch Quang và Thật Báo cao diệu, nhưng mà cõi Phương Tiện và cõi Đồng
Cư có tên gọi khác, nhưng trên thực tế trí tuệ, thần thông và đạo lực của
Bồ-tát ở hai cõi này không hề khác với cõi Thật Báo, đây là chỗ đặc biệt của
thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Nguyện
tâm của Pháp Tạng Bồ-tát không thể nghĩ bàn, đích thực là điều mà người bình
thường ở nhân địa không thể nghĩ tới, ngài nghĩ chu đáo như vậy, giúp đỡ những
chúng sanh khổ nạn có nghiệp chướng sâu nặng, chúng sanh tạo tội ngũ nghịch
thập ác sắp đọa địa ngục A-tỳ, ngài đều có thể giúp họ vào lúc lâm chung, một
niệm, mười niệm thành Phật, thật sự quá tuyệt vời!
Nên
chư Phật Như Lai xưng ngài là “ánh sáng tôn quý nhất, vua trong các vị Phật”.
Cõi nước thế giới chư Phật vô cùng lâu xa, thế giới Cực Lạc chỉ mới mười kiếp,
là một cõi nước Phật mới. Trong cảnh giới Bồ-tát, mười kiếp là khoảng thời gian
rất ngắn, nên chúng ta tới thế giới Cực Lạc, tương lai đều là nguyên lão của
thế giới Cực Lạc, tư cách lâu đời. Phải nắm bắt, đừng để tụt lại phía sau người
khác. Nhất định phải biết thế giới này là giả. Không những thế giới này là giả,
mà cõi nước của hết thảy chư Phật cũng đều là giả, là thật thì chỉ có cõi Thật
Báo, chỉ có cõi Thường Tịch Quang, đây mới là thật. Chuyện này không thể không
biết. Sau khi biết được chúng ta phải biết lựa chọn. Chọn điều gì? Bỏ điều gì?
Chúng ta không chọn cõi nước mười phương chư Phật, tôi chọn thế giới Cực Lạc.
Tại sao vậy?
Mười
phương chư Phật giới thiệu cho chúng ta, A-di-đà Phật ở thế giới Cực Lạc có
thân phận gì? “Ánh sáng tôn quý nhất, vua trong các vị Phật”. Cũng giống như
trong rất nhiều trường đại học, trường đại học này rất đặc thù, hết thảy trường
đại học đều không thể sánh bằng, hiệu trưởng của trường, giáo viên của trường
đều là những vị ưu tú đứng đầu. Chúng ta đi học nhất định phải chọn trường này,
cũng giống như trẻ em bây giờ chọn trường trọng điểm vậy.
Thế
giới Tây Phương Cực Lạc là một trường đại học trọng điểm hàng đầu của Phật
giáo, từ bỏ trường này không chọn mà chọn trường khác, không phải người ngu ắt
là kẻ cuồng vọng!
Tiết
học hôm nay giao lưu tới đây. Cảm ơn mọi người, A-di-đà Phật!