PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM,
THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Phúc giảng lần thứ hai: Cô Lưu Tố Vân
Thời gian: 15/12/2020
Địa điểm: Tiểu viện Lục Hòa
Tập 49
Chư
vị đồng tu tôn kính, xin chào mọi người, A-di-đà Phật!
Mời
xem kinh văn tiếp theo:
Phật cáo A-nan, như
thị Phật sát, hoa quả thụ mộc, dữ chư chúng sanh, nhi tác Phật
sự, thử giai Vô Lượng Thọ Phật, uy thần lực cố, bổn nguyện lực
cố, mãn túc nguyện cố, minh liễu, kiên cố, cứu cánh nguyện cố.
Đoạn
kinh văn này là tổng thuyết, là thần lực, nguyện lực của đức
Di-đà biến hiện ra.
Phật
nói với A-nan, hoa quả cây cối ở thế giới Cực Lạc đều có thể làm Phật
sự cho chúng sanh. Nguyên nhân gì vậy? Là do hai nguyên
nhân, một là sức uy thần của Vô Lượng Thọ Phật. A-di-đà Phật đã thành
Phật rồi, A-di-đà Phật có uy thần như vậy, có sức mạnh như
vậy. Hai là sức bổn nguyện, nguyện đã phát trước đây, nên hiện
nay đã thành hiện thực, có thể khiến chúng sanh nhìn thấy cây mà được ba
loại nhẫn. Thế nên sức bổn nguyện là tổng thuyết, tiếp theo là mãn
túc nguyện, minh liễu nguyện, kiên cố nguyện, cứu cánh nguyện, bốn
thứ này là phân biệt ra mà nói.
Một,
mãn túc nguyện. Tịnh Ảnh nói rằng: nguyện tâm viên mãn đầy đủ. Tâm
phát nguyện là viên mãn đầy đủ. Thế nên vì chúng sanh mà suy nghĩ thì sẽ
nghĩ ra. Hai, minh liễu nguyện, quang minh, trí tuệ đều đồng tương
ưng. Ba, kiên cố nguyện, là tinh tấn không thoái, không có thoái
tâm. Bốn, cứu cánh nguyện, mong cứu giúp hết thảy pháp giới hữu
tình, cho nên gọi là cứu cánh, bởi vì ngài muốn độ hết tất cả hữu
tình trong pháp giới, điều kỳ vọng chỉ là độ hết tất cả chúng
sanh, cho nên tất cả nguyện này đều ắt lấy chân thật chi tế làm
thể, từ chân thật huệ mà sinh ra, có đầy đủ phương tiện rốt
ráo. Thế nên Ngài có thể khiến chúng sanh đều được lợi ích chân
thật.
Kinh
văn phẩm thứ 15 đã giảng xong rồi, kế tiếp quy nạp một số điểm trọng yếu
như sau.
Trọng
điểm thứ nhất, cây Bồ-đề của thế giới Tây Phương Cực Lạc làm lợi ích
cho chúng sanh, ban cho hết thảy chúng sanh lợi ích thù thắng không gì
sánh. Lợi ích chân thật thù thắng này chính là đoạn phiền não, chứng
Bồ-đề, thành Phật đạo. Mắt thấy cây Bồ-đề, tai nghe âm thanh của
cây, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm vị của trái, thân tiếp xúc với
ánh sáng và bóng cây, nhớ nghĩ công đức của cây, lợi ích thù thắng
không thể nghĩ bàn. Dùng một câu quan trọng nhất để nói là: thảy đều
được sáu căn thanh tịnh thông suốt.
Trọng
điểm thứ hai, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới của cây Bồ-đề, có được
lợi ích công đức thù thắng, không có các phiền não âu lo, không thể nghĩ
bàn. Người hiện nay chẳng phải không có phiền não âu lo, mà là rất
nhiều phiền não lo âu, khổ nói không nên lời. Sáu căn của chúng ta
tiếp xúc với cảnh giới của cây Bồ-đề, giúp cho chúng ta xa lìa nạn bị
não loạn. Cảnh giới bên ngoài có nhiều đến đâu, phức tạp đến
đâu, chúng ta dùng tâm thanh tịnh để đối đãi với nó, không để nó ở
trong tâm, tâm chuyên chú vào một câu Phật hiệu thì sẽ xa lìa nạn bị
não loạn. Lợi ích công đức của cây Bồ-đề, chúng ta đã nhận được rồi.
Trọng
điểm thứ ba, Phật pháp có thần thông, chẳng những có thần
thông, mà còn có đại thần thông, nhưng Phật Bồ-tát không dùng thần
thông làm Phật sự, làm Phật sự chính là tiếp dẫn chúng sanh. Phật
dùng phương pháp gì tiếp dẫn chúng sanh? Dùng kinh giáo, giảng đạo lý
cho bạn nghe, giảng luân lý, giảng đạo đức, giảng nhân quả, đến sau
cùng đều quy về tự tánh của bạn, đây là thật, chẳng phải giả, không lừa
người. Hết thảy chúng sanh vốn đều là Phật, hết thảy chúng sanh đều
có Phật tánh, hết thảy chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng của Như Lai.
Trọng
điểm thứ tư, hiểu rõ vũ trụ là từ đâu đến, chân tướng của nó là
gì? Do tâm mà hiện, do thức mà biến, đối với điều này, đại sư Lục Tổ
Huệ Năng nói rõ ràng nhất: “Nào ngờ tự tánh có thể sanh ra vạn
pháp.” Cho nên Phật dạy chúng ta hướng vào trong mà học tập, không cầu ở
bên ngoài, bên ngoài là giả, bên trong là thật. Bên trong là
gì? Bên trong là giới định tuệ. Giới chính là phương pháp, tuân
theo phương pháp mà Phật đã dạy, phương pháp này giúp chúng ta tìm
lại chân tâm, buông bỏ vọng tâm. Chân tâm sanh trí tuệ, không sanh tà
kiến, đây là Phật pháp. Đến sau cùng giúp bạn, vẫn là bạn [phải]
triệt để buông xuống, thì thành Phật. Bạn không buông xả thì Phật
cũng không giúp bạn được. Chân tướng của vũ trụ là: hết thảy pháp vô
sở hữu, rốt ráo không, không thể đạt được.
Trọng
điểm thứ năm, cây Bồ-đề xung quanh giảng đường của A-di-đà Phật, đó
là biểu pháp, đó là ký hiệu đặc trưng của A-di-đà Phật.
Trọng
điểm thứ sáu, đạt được ba loại nhẫn: âm hưởng nhẫn, nhu thuận nhẫn,
vô sanh pháp nhẫn. Nhẫn là gì? Nhẫn là thiền định. Nhẫn
này chính là khẳng định, thừa nhận, không có hoài nghi, cũng chính là
xác nhận, đồng ý, đối với pháp của Phật thuyết không có hoài nghi, hoàn
toàn tiếp nhận, đó là nhẫn. Nhìn thấy cây thành tựu nhẫn, nghe
danh được nhẫn, thảy đều là không thể nghĩ bàn, lại thêm chẳng thể nghĩ
bàn. Thế nào là thành nhẫn? Hoàng Niệm Lão giải thích là: thành
là thành tựu, chính là đạt được. Phía trước nói đến sáu căn, ở đây
chỉ chọn ra một căn, chọn ra nhãn kiến, nhãn căn thông rồi thì năm
căn còn lại hoàn toàn thông tỏ. Trong 48 nguyện, nguyện thứ 41,
nguyện cây hiện cõi Phật, và nguyện thứ 47, nguyện nghe danh đắc
nhẫn, hai nguyện này đều thành hiện thực rồi. Thế nào là đắc
nhẫn? Đắc nghĩa là đạt được, nếu như nói nhìn thấy cây thành tựu
nhẫn và nghe danh đắc nhẫn, so sánh hai điều này, thì lợi ích của
nghe danh đắc nhẫn rõ rệt hơn. Nghe danh đắc nhẫn cần có công
phu, ngày nay người nghe đến danh hiệu A-di-đà Phật rất nhiều, vì sao
không đắc nhẫn? Công phu không đủ, trong lục đạo mê quá
sâu, hoàn toàn bị ngũ dục lục trần của thế gian này mê hoặc, không
biết ngũ dục lục trần là giả, xem giả thành thật, cho nên không thể
đắc nhẫn.
Hoàng
Niệm Lão giải thích về ba loại nhẫn. Âm hưởng nhẫn, nghe pháp ngộ đạo,
biết hết thảy pháp như tiếng vọng của âm thanh, như mộng huyễn bọt
bóng, nên gọi là âm hưởng nhẫn. Nhẫn này thì hàng Bồ-tát Tam Địa trở
xuống của Biệt Giáo đạt được. Nhu thuận nhẫn, xả ly ngôn ngữ văn tự,
nhập vào thật tướng thì gọi là nhu thuận nhẫn, Bồ-tát Tứ-Ngũ-Lục Địa
có thể đạt được. Vô sanh pháp nhẫn, nếu chứng nhập thật tướng, lìa
tất cả tướng thì gọi là đắc vô sanh pháp nhẫn, là Bồ-tát Thất Địa trở
lên. Khái niệm này, chúng ta phải làm cho rõ, thì sẽ giúp chúng ta nâng
cao, nguyên tắc chung chính là, Kinh Kim Cang nói: “Nên chẳng
chỗ trụ mà sinh tâm ấy”, nếu sanh tâm vô trụ thì chính là
Bồ-tát, sanh tâm nếu có chỗ trụ thì chính là phàm phu. Thế nào là có
chỗ trụ? Nói cạn một chút, sanh tâm, trong tâm cảm thấy có, đây gọi
là trụ vào tướng, hoàn toàn không cho đó là giả, thế nên họ sanh tâm
có chỗ trụ, có chỗ trụ nên họ sanh tâm, họ không thể vô trụ mà sanh
tâm. Bồ-tát có bản lãnh, sanh tâm và vô trụ là đồng như
nhau, sanh tâm chính là vô trụ, vô trụ chính là sanh tâm, đây
chính là công phu thành tựu. Tịnh Tông chúng ta dùng phương pháp gì
để giải quyết vấn đề vô trụ sanh tâm, chúng ta sanh tâm có chỗ
trụ, nhưng chúng ta không trụ vào sanh tâm, mà trụ vào cái
gì? Trụ vào A-di-đà Phật, chính là tìm chỗ trụ cho bạn, trụ vào
Phật hiệu A-di-đà Phật, trụ vào đây thì tốt, diệu, tuyệt
diệu. Bồ-tát thập địa trở lên gọi là Tịch Diệt Nhẫn, đây là cao nhất
rồi. Tịch diệt, không có phiền não thì gọi là tịch, không có sanh tử
thì gọi là diệt, cảnh giới không có phiền não và sanh tử chính là
Niết-bàn.
Tiếp
theo giảng kinh văn phẩm thứ 16.
ĐƯỜNG XÁ LÂU QUÁN ĐỆ
THẬP LỤC
Phẩm
kinh văn này, Thế Tôn nói hoàn cảnh của thế giới Tây Phương Cực Lạc
cho chúng ta, trọng điểm nói về chỗ ở trong y phục, ăn uống, nơi ở, việc
đi lại. Chỗ ở của các Bồ-tát của Thế giới Tây phương Cực Lạc là như
thế nào vậy? Đây cũng là việc mà mọi người quan tâm. Thế Tôn đem mỗi
một thứ, [từ]giảng đường thuyết pháp của A-di-đà Phật, tinh xá tu pháp của
Bồ-tát, cho đến tất cả lầu quán lan can đều giới thiệu cho chúng
ta, nêu rõ lòng từ bi vô tận của Thế Tôn đối với chúng sanh.
Mời
xem kinh văn kế tiếp:
Hựu Vô Lượng Thọ Phật
giảng đường tinh xá, lâu quán lan thuẫn, diệc giai thất bảo tự nhiên
hóa thành, phục hữu bạch châu ma ni dĩ vi giao lạc, minh diệu vô
tỉ, chư Bồ-tát chúng, sở cư cung điện, diệc phục như thị.
Đại
ý của đoạn kinh văn này là, giảng đường thuyết pháp trong nước của Phật Vô
Lượng Thọ, tinh xá tu pháp, cho đến tất cả lâu quán lan
thuẫn. Lan là lan can, dọc thì gọi là lan, ngang thì gọi là
thuẫn, cũng đều do bảy báu tự nhiên hợp thành, đồng thời cũng đều
treo các trân bảo như bạch, châu, ma ni v.v… dùng làm dây anh
lạc, treo lơ lửng đan xen giống như mạng lưới, chiếu sáng lẫn nhau,
trang sức cho nhau, quang minh mỹ diệu, không gì sánh được. Cung điện
mà chư Bồ-tát ở cũng là như vậy, hiển thị thế giới Tây Phương Cực
Lạc là thế giới bình đẳng.
Mời
xem kinh văn kế tiếp:
Trung hữu tại địa
giảng kinh, tụng kinh giả, hữu tại địa thọ kinh, thính kinh giả, hữu
tại địa kinh hành giả, tư đạo cập tọa thiền giả, hữu tại hư không giảng
tụng, thọ thính giả, kinh hành, tư đạo, cập tọa thiền giả.
Đoạn
kinh văn trước đó nói về cảnh, đoạn kinh văn này nói về người trong
cảnh. Hoàn cảnh tu học thù thắng, hoàn cảnh tu học thù thắng
nhất trong tận hư không khắp pháp giới chính là thế giới Tây Phương
Cực Lạc. Đoạn kinh văn này thể hiện đầy đủ các chư Bồ-tát tu học ở
thế giới Tây Phương Cực Lạc hành đạo tự tại. Trong kinh nêu ví dụ nói
rõ, người ở thế giới Cực Lạc tu hành như thế nào. Trong số họ có
người giống như thế giới chúng ta, ở trên mặt đất giảng kinh, tụng
kinh, câu này rất quan trọng. Giảng kinh, đối với chính mình là sự
nâng cao, vì sao vậy? Mỗi lần giảng không như nhau, mỗi lần đều
có tiến bộ. Tụng kinh chính là Tổ Tổ tương truyền, dạy chúng ta đọc
sách ngàn lần nghĩa kia tự hiểu. Nghĩa kia tự hiểu chính là khai
ngộ. Tụng là tụng thuộc lòng, đọc kinh thuộc rồi, không cần dùng
quyển kinh mà có thể tụng thuộc, không có chỗ sai sót, đây chính là
đang tu niệm Phật Tam-muội. Bất luận ở nơi nào bạn đều có thể nhìn
thấy mỗi một người đều đang dụng công, đây là ở trên mặt đất.
Có
người ở trên mặt đất thọ trì kinh, nghe kinh, có ở trên đất kinh hành, suy
ngẫm về đạo và tọa thiền, đây là nêu ví dụ để nói rõ các loại hình
tướng của người tu hành ở thế giới Cực Lạc. Có người ở trên mặt đất giảng
kinh, đương nhiên cũng có rất nhiều người đang nghe kinh, tụng kinh,
thọ trì kinh, còn có người trên mặt đất đi kinh hành. Kinh hành chính
là đi nhiễu quanh Phật mà hiện nay chúng ta nói. Có hai loại hình
thức, một loại là đi vòng quanh mà niệm, một loại đi tới lui theo
đường thẳng mà niệm, còn có một loại phương pháp kết hợp ngồi niệm với đi
vòng quanh niệm, cũng rất phù hợp. Tiểu viện Lục Hòa của chúng tôi là
như vậy, chia thành ba khu niệm Phật, một là khu nhiễu Phật, hai
là khu tịnh khẩu ngồi niệm, ba là khu lạy Phật, đây là chỉ cho ba loại
phương thức niệm Phật trong niệm Phật đường, mỗi một người tự do lựa
chọn, cũng có thể tiến hành luân phiên ba loại hình thức. Chúng tôi
còn có một kiểu nhiễu Phật khác, bốn giờ sáng, đi nhiễu 36 vòng trong
hành lang của tiểu viện, đại khái hết 1 tiếng 20 phút.
Ở
thế giới Tây Phương Cực Lạc, còn có người ở trên mặt đất tư đạo, tư
đạo chính là tư duy về đạo, và tọa thiền chính là ngồi xếp bằng tu tập
thiền định. Trong hư không của thế giới Cực Lạc có nhiều loại người
tu hành theo các phương thức khác nhau.
Nói
đến đây, tôi lại muốn nói đến việc liên quan đến Thiền và Mật. Ba vị
Thầy của lão Pháp sư thượng Tịnh hạ Không là tiên sinh Phương Đông
Mỹ, đại sư Chương Gia, thầy Lý Bỉnh Nam, các ngài trong những
thời gian khác nhau nói với lão Pháp sư lời nói giống nhau, không cho
phép lão Pháp sư đụng vào Thiền, không cho phép Ngài đụng đến
Mật, nói với ngài, “con không phải là căn cơ học Thiền, học Mật”, đây
là ba vị thầy tốt hiểu rõ căn cơ của học sinh, có trách nhiệm với học
sinh. Lão Pháp sư dạy chúng ta, Thiền không dễ tu, Mật cũng
không dễ tu, đều cần phải có người thầy tốt ở bên cạnh chăm nom
bạn. Tu Thiền định dễ bị dính ma, cho nên nhất định cần phải có vị
thầy tốt. Trong thiền đường có thầy chỉ dẫn, có đường chủ, khi bạn
gặp vấn đề thì có thể giúp bạn giải quyết. Nếu bị dính ma mà không có
người giúp giải quyết thì rất khổ, người thông thường chúng ta gọi là
bệnh thần kinh, đưa bạn vào bệnh viện tâm thần thì bạn khổ rồi, khổ
cả đời luôn. Cho nên học Thiền, học Mật phải hết sức cẩn thận. Trước
tiên đối với bản thân phải có định vị chính xác, chọn ra pháp môn khế hợp
với căn cơ của bạn mà tu học, như vậy thì sẽ ổn thỏa hơn. Ví dụ, Đàn
Kinh nói rõ với chúng ta, Thiền Tông là độ người thượng thượng
căn, chú ý, là người thượng thượng căn, hai chữ thượng, không phải
người thượng căn, người trung hạ căn không có phần. Bạn lựa chọn tu
học Thiền Tông, trước tiên phải xác nhận bản thân là người thượng thượng
căn. Ai đến xác nhận? Chính mình xác nhận, người khác không thể xác
nhận cho bạn, lựa chọn tu Mật cũng là như vậy. Bất luận tu Thiền, tu
Mật thì nhất định phải có vị thầy tốt chỉ dẫn, không có thầy chỉ
dẫn, chính mình tu mù luyện quáng thì rất dễ xảy ra vấn đề. Ngay cả
tu Phật thất, lão Pháp sư đã nói với chúng ta như sau, nhất định
không được tu Phật thất tinh tấn, nhất định không được tu Bát Chu Tam-muội. Bát
Chu Tam-muội là niệm Phật 90 ngày, 90 ngày chỉ có thể đứng, chỉ có
thể đi lại, kinh hành, không được ngồi xuống, không được nằm xuống
ngủ, không có thân thể như vậy thì không được, việc này cũng sẽ dính
ma, chẳng phải là việc dễ dàng. Không có công phu nhất
định, không có sự chắc chắn thì chớ xem thường mà làm thử. Thầy
Lý Bỉnh Nam cả một đời tổ chức hai lần Phật thất tinh tấn, về sau
không dám làm nữa, bởi vì trong quá trình tu Phật thất có một học trò
gặp vấn đề, thầy Lý mất thời gian nửa năm giúp anh ta khôi phục lại
bình thường, nếu như không có công phu, làm thử việc này thì đó
là việc rất nguy hiểm. Hiện nay ít cao nhân, một khi xảy ra vấn
đề, không có người có thể xử lý được, hậu quả sẽ khá nghiêm
trọng. Bất luận tu học pháp môn nào, ngàn vạn phần không được truy
cầu thần thông, còn nhớ vài năm trước có bốn câu nói như vầy: Không
được cầu thần thông, cầu rồi chớ được đắc, đắc rồi chẳng thể
dùng, dùng rồi ắt dính ma. Phải ghi nhớ thật kỹ bốn câu này. Truy
cầu thần thông rất nguy hiểm.
Mời
xem kinh văn kế tiếp:
Hoặc đắc
Tu-đà-hoàn, hoặc đắc Tư-đà-hàm, hoặc đắc A-na-hàm, A-la-hán, vị
đắc A-duy-việt-trí giả, tắc đắc A-duy-việt-trí, các tự niệm đạo,
thuyết đạo, hành đạo, mạc bất hoan hỷ.
Đại
ý của đoạn kinh văn này là, bốn câu phía trước nói tứ quả của Tiểu
thừa. Đó là: Sơ quả Tu-đà-hoàn, nhị quả Tư-đà-hàm, tam quả
A-na-hàm, tứ quả A-la-hán. Trong cõi phàm thánh đồng cư ở thế giới
Cực Lạc, trong các loại người tu trì thì bên trên nói về tứ
quả, chỉ cho người đã đoạn hoặc. Nếu đã đoạn toàn bộ kiến
hoặc thì tương đương với chứng Sơ quả, nhưng phát tâm của họ chẳng
phải chỉ là sơ quả, chúng ta biết, trên thực tế cõi nước Cực
Lạc thảy đều là Bồ-tát phát đại tâm. Vãng Sanh Luận nói: Nhị Thừa
không sanh về. Sơ quả Tu-đà-hoàn được gọi là Nhập Lưu, là phàm phu
mới nhập vào dòng pháp của thánh đạo. Nhị quả Tư-đà-hàm dịch là Nhất
Lai, đã đoạn được sáu phẩm trước trong chín phẩm tư hoặc của Dục
giới, vẫn còn phải đến cõi người hoặc trời Dục Giới thọ sanh thêm một
lần nữa. Tam quả A-na-hàm dịch là Bất Hoàn, đã đoạn hết ba phẩm tư
hoặc sau cùng của Dục Giới, không còn trở lại Dục Giới, lần sau thọ
sanh chỉ ở Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Tứ quả A-la-hán, dịch là Sát Tặc,
Ứng Cúng, Bất Sanh, đã đoạn hết tất cả tư hoặc của Phi Tưởng Xứ, nhập
vào Hữu Dư Niết-bàn, không còn đến Tam giới nữa.
A-duy-việt-trí
chính là A-bệ-bạt-trí, chính là bất thoái chuyển. Di-đà Yếu Giải
nói: Một, vị bất thoái, nhập vào dòng thánh, không rớt xuống địa vị
phàm phu. Hai, hạnh bất thoái, thường độ sanh, không rớt xuống địa vị
Nhị Thừa. Ba, niệm bất thoái, tâm tâm lưu nhập biển
Tát-bà-nhã. Biển Tát-bà-nhã là biển Nhất Thiết Chủng Trí, cũng chính
là biển Như Lai Quả, phải phá một phần vô minh, chứng một phần pháp
thân, mới có thể mỗi một niệm đều lưu nhập vào biển trí tuệ của
Phật, cho nên đây là cảnh giới cực cao. Thế nhưng, phàm phu sau khi
vãng sanh, trước tiên là vị bất thoái, tiếp theo thì thảy đều bất
thoái. Thế giới Cực Lạc chỉ có diễn pháp Nhất Thừa, những người vãng
sanh đều phát đại tâm, [nên] thứ thọ dụng là pháp lạc của Đại thừa, cho
nên không rớt xuống địa vị Nhị Thừa, chứng hạnh bất thoái. Thế giới
Cực Lạc không có duyên thoái chuyển, hết thảy đều là tăng thượng
[duyên], thọ mạng lại vô lượng, thế nên ắt chứng niệm bất
thoái. Vì vậy Yếu Giải nói: Ngũ nghịch thập ác, mười niệm thành tựu,
đới nghiệp vãng sanh, người ở hạ hạ phẩm đều được tam bất thoái. Lại
hết lời tán thán rằng: Vừa là phàm phu, vừa là A-bệ-bạt-trí, tuy
là A-bệ-bạt-trí nhưng họ vẫn là phàm phu. Mười phương cõi Phật không
có danh tướng này, không có giai vị này, không có pháp môn này. Nếu
chẳng phải nhờ diệu đức tối cao vô cực của tự tâm, tự tánh, cùng với
công lao đặc biệt kỳ diệu của trì danh niệm Phật, cộng thêm Nhất Thừa
nguyện hải của đức Di-đà thì sao có được kỳ tích thù thắng khôn sánh như
vậy.
Tiếp
theo xin tổng kết những trọng điểm của kinh văn phẩm thứ mười sáu.
Trọng
điểm thứ nhất, thế giới Tây Phương Cực Lạc là một thế giới thật sự
bình đẳng, những Bồ-tát vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực
Lạc, hoàn cảnh mà các Ngài cư trú và của A-di-đà Phật là không hai
không khác, kinh văn nói là “diệc phục như thị”, ý là nói sự bình
đẳng của thế giới Cực Lạc.
Trọng
điểm thứ hai, hoàn cảnh tu học ở thế giới Tây Phương Cực Lạc thù
thắng, biểu hiện ở hành đạo tự tại, bất luận bạn tu học pháp môn
nào, dùng phương thức, phương pháp nào để tu học đều sẽ không gặp
chướng ngại, chân thật thể hiện ra pháp môn bình đẳng, không có cao thấp.
Trọng
điểm thứ ba, nhất định không được truy cầu thần thông, thần thông
chân thật là tự tánh, thần thông chẳng phải do học được, chẳng phải
do cầu được, thần thông cầu bên ngoài là giả, là nguy hiểm, lạm dụng
thần thông sẽ khiến bạn rơi vào ma cảnh. Chúng ta tu học Phật
pháp, nhất định phải chánh tín, không được mê tín, không được đi lạc
đường.
Trọng
điểm thứ tư, thế giới Cực Lạc chỉ diễn pháp Nhất Thừa, phàm phu vãng
sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc lập tức chứng địa vị tam bất
thoái, là A-duy-việt-trí vị bất thoái, hạnh bất thoái, niệm bất
thoái. Mười phương cõi Phật duy chỉ có thế giới Tây Phương Cực Lạc có
pháp môn này.
Trọng
điểm thứ năm, thế giới Tây Phương Cực Lạc thành tựu như thế nào? Một
là do diệu đức tối cao vô cực của tự tâm tự tánh A-di-đà Phật mà
nên, hai là do công trạng đặc biệt kỳ diệu của trì danh niệm Phật mà
được, ba là do Nhất Thừa nguyện hải của đức Di-đà.
Tiếp
theo giảng kinh văn phẩm thứ mười bảy.
TUYỀN TRÌ CÔNG ĐỨC ĐỆ
THẬP THẤT
Mời
xem kinh văn kế tiếp:
Hựu kỳ giảng đường tả
hữu, tuyền trì giao lưu, tung quảng thâm thiển, giai các nhất
đẳng, hoặc thập do tuần, nhị thập do tuần, nãi chí bá thiên do
tuần, trạm nhiên hương khiết, cụ bát công đức.
Đoạn
kinh văn này nói về công đức của suối, ao ở thế giới Tây Phương Cực
Lạc, cũng chính là nói công đức thù thắng không thể nghĩ bàn của ao
bảy báu.
Hai
câu mở đầu, hai bên giảng đường, ao suối chảy quanh, đây là tướng
tổng quát của Cực Lạc. Trong nước Cực Lạc các nơi đều là như vậy, bên
ngoài giảng đường, suối ao vây quanh, thông đến mọi phương, trong
nước khắp nơi đều là như vậy, cho nên đây là tướng tổng quát. Tiếp
theo, tung quảng thâm thiển, giai các nhất đẳng, thể hiện suối ao lớn
nhỏ, đây là tướng riêng biệt. Suối ao dài rộng và sâu cạn đều có
cấp độ không như nhau, có đủ loại hình thức, mỗi độ dài, độ rộng, độ
sâu đều rất hợp nhau, đây là ý nghĩa của câu ‘giai các nhất đẳng’. Suối
ao lớn nhỏ có cái mười do tuần, có cái hai mươi do tuần, có cái lên
đến trăm ngàn do tuần. Nước trong ao trong lành, thơm mát, thanh
khiết, thơm tho, khiết tịnh, có tám loại công đức, cho nên gọi là
nước tám công đức. Bản dịch thời Đường của Kinh A-di-đà nói: vì sao
gọi là nước tám công đức? Một là trong sạch, hai là thanh mát, ba là
mùi vị ngon ngọt, bốn là nhẹ nhàng mềm mại, năm là thấm nhuần, sáu là an
hòa, bảy là khi uống trừ được đói khát v.v… vô lượng tật bệnh, tám là
uống xong nhất định trưởng dưỡng các căn tứ đại, gia tăng các loại
thiện căn thù thắng, chúng sanh nhiều phước, thường an lạc thọ
dụng. Nước có thể trừ đói, trưởng dưỡng các căn, còn có thể gia tăng
thiện căn, thật sự không thể nghĩ bàn, chúng sanh ở Cực Lạc thật sự
có nhiều phước.
Mời
xem kinh văn kế tiếp:
Ngạn biên vô số Chiên
Đàn Hương thụ, kiết tường quả thụ, hoa quả hằng phương, quang minh
chiếu diệu, tu diều mật diệp, giao phú ư trì, xuất chủng chủng hương,
thế vô năng dụ, tùy phong tán phức, duyên thủy lưu phần.
Bên
bờ có vô số cây Chiên Đàn Hương, Chiên Đàn là cây có mùi thơm ở Ấn
Độ, thường gọi là Chiên Đàn Mộc. Và cây trái kiết tường, trái kiết
tường ở Trung Quốc không có, hình dạng giống trái qua lâu, ở Trung
Quốc dùng quả lựu làm đại biểu, một hoa kết ra rất nhiều hạt lựu, biểu
thị cho kiết tường. Hoa quả luôn thơm tho, hoa và quả đều thường tỏa
hương thơm, quang minh chiếu diệu, hoa quả đều phóng quang rực
rỡ. Cành dài lá dày, cành nhánh rất dài, lá rất xum xuê. Rìa
nước, ven bờ đều có cây, cây mọc ra cành nhánh rất dài, che khắp trên
ao, vươn ra chạm vào nhau, soi bóng trên mặt nước ao, tỏa ra đủ loại
hương thơm, mùi hương mỹ diệu, các loại diệu hương ở thế gian không
thể sánh được. Hương thơm thoảng trong gió, theo dòng nước chảy đưa
hương, theo làn gió mát tỏa ra hương thơm của bản thể, theo dòng nước
ao tỏa ra hương thơm của hoa, khiến thân người chạm được hương thơm u
nhã từ nơi gió mát nước trong đưa tới, cảnh giới xinh đẹp tuyệt diệu, lời
văn cũng xinh đẹp tuyệt diệu. Viết đến đây bất giác khiến tôi nhớ đến
năm 2017, tôi mới đến nơi này không lâu, khoảng vào tháng 7 tháng
8, có một hôm chạng vạng tối, bốn năm người chúng tôi ngồi ở
dưới cây liễu bên hồ phóng sanh nói chuyện, gió nhẹ thổi đến, cành
liễu dài nhẹ nhàng đung đưa, khiến người cảm thấy dễ chịu, vào ngay
lúc đó Bồ-đề Tâm nói: “Ồ, thơm quá, mọi người có ngửi thấy mùi thơm
không?” Tôi nói, tôi ngửi thấy một mùi hương nhẹ nhàng thanh
khiết, còn nói ra bốn câu rằng: Đồng tham đạo hữu tán chuyện
đời, gió sen từng đợt đưa hương tới, cảm được thiên nhân ghé đến chơi, cũng
phải dừng chân nghe cho rõ. Cảm nhận đó thật sự rất mỹ diệu.
Mời
xem kinh văn kế tiếp:
Hựu phục trì sức thất
bảo, địa bố kim sa, Ưu-bát-la hoa, Bát-đàm-ma hoa, Câu-mâu-đầu
hoa, Phần-đà-lợi hoa, tạp sắc quang mậu, di phú thủy thượng.
Đại
ý của đoạn kinh văn này là, vẫn dùng bảy báu để trang sức cho ao
sen, mặt đáy của ao sen phủ đầy cát vàng, trên mặt nước ao là hoa sen
bốn loại màu sắc: Ưu-bát-la hoa là hoa sen xanh; Bát-đàm-ma hoa là
hoa sen đỏ; Câu-mâu-đầu hoa là hoa sen vàng; Phần-đà-lợi hoa là hoa
sen trắng, mỗi một sắc sen đều phóng diệu quang, soi bóng trên mặt
nước ao. Trong kinh A-di-đà nói: hoa sen xanh thì ánh sáng
xanh, hoa vàng thì ánh sáng vàng, hoa đỏ thì ánh sáng đỏ, hoa
trắng thì ánh sáng trắng, nói rõ bốn loại diệu liên phóng ra diệu
quang, xin chú ý hai chữ ‘diệu’ này: diệu liên, diệu quang, chỉ
có thế giới Tây Phương Cực Lạc mới có diệu liên phóng quang. Diệu
quang do bốn loại diệu liên này phóng ra cùng với câu ‘tạp sắc quang mậu’
trong kinh này đúng là khớp nhau. Chữ ‘tạp’ có nghĩa là nhiều, tập,
hòa, hợp, cho nên ‘tạp sắc’ ở đây chỉ cho các diệu quang màu sắc khác
nhau cùng phối hợp với nhau, vả lại màu sắc ánh sáng rực rỡ, thế
nên kinh văn dùng ‘tạp sắc quang mậu’, có thể nói là một bức tranh
sơn dầu mỹ lệ, sắc màu rực rỡ.
Mời
xem đoạn kinh văn kế tiếp:
Nhược bỉ chúng sanh,
quá dục thử thủy, dục chí túc giả, dục chí tất giả, dục chí yêu dịch,
dục chí cảnh giả, hoặc dục quán thân, hoặc dục lãnh giả, ôn giả, cấp
lưu giả, hoãn lưu giả, kỳ thủy nhất nhất tùy chúng sanh ý, khai thần
duyệt thể, tịnh nhược vô hình, bảo sa ánh triệt, vô thâm bất chiếu.
Đại
ý của đoạn kinh văn này là, chúng sanh ở cõi nước ấy nếu vào trong ao
nước tắm gội, bơi lội, người ở trong ao muốn nước tới chân thì tới
chân, muốn tới đầu gối thì tới đầu gối, tới eo thì tới eo, đến
nách thì đến nách, đến cổ thì đến cổ, muốn tắm gội thì được xối khắp
toàn thân, muốn mát một chút thì mát một chút, muốn ấm một chút thì
ấm một chút, muốn nước chảy xiết một chút thì chảy xiết một
chút, chậm một chút thì chậm một chút, nước ấy thảy đều tùy theo từng
ý muốn của chúng sanh, nước ao tùy theo mỗi một chúng sanh mà có thể
làm hài lòng ý muốn của họ. Thử nghĩ xem, chỉ trong một cái ao
này, có rất nhiều người đều đang bơi lội tắm gội, mỗi người chúng ta
đều có suy nghĩ riêng, muốn cạn thì cạn, muốn sâu thì sâu, muốn gấp
thì gấp, muốn chậm thì chậm, muốn ấm thì ấm, muốn mát thì mát, mỗi
một người đều được vừa ý, đây là triệt để phá tan tình kiến của chúng
sanh, hiển hiện toàn bộ công đức không thể nghĩ bàn của thập huyền
môn của thế giới Hoa Tạng. Trong Nhất Chân pháp giới, một sợi lông,
một hạt vi trần chính là toàn thể pháp giới mà chúng ta thường
nói, cục bộ có thể hàm nhiếp toàn thể, giống như ngàn hạt châu trên
lưới trời Đế Thích, mỗi hạt châu đều chiếu ra ánh sáng rực rỡ của ngàn hạt
châu. Nhất Chân pháp giới chính là pháp thân, chính là tâm Phật, cũng
chính là chân tâm diệu minh của mỗi một chúng sanh. Cho nên, nước trong ao
ở Cực Lạc chính là trí tuệ chân thật, pháp thân vô vi. Thế nên [tuy]
vô tri mà biết hết tất cả tâm ý của chúng sanh trong nước, không cần
tạo tác sắp đặt, tự nhiên mỗi một thứ đều viên mãn tâm ý của mỗi chúng
sanh. Cùng lúc cùng nơi đồng xuất hiện các cảnh giới khác biệt không
như nhau, ứng diệu vô cùng, tâm nghĩ tưởng suy tính của phàm phu
chẳng thể lý giải được.
Khai
thần duyệt thể, tịnh nhược vô hình, nước không những tự nhiên đáp
ứng tâm nguyện của mỗi một người tắm, mà thù thắng hơn là nước
ấy có thể khai mở sự sáng suốt của bạn, khiến bạn thân tâm sảng khoái,
tăng trưởng trí lực, hơn nữa tắm xong thì thân thể thư thái an
lạc. Nước trong vắt thanh khiết giống như hư không, không có hình
trạng. Nước trong nhìn thấy đáy, cát báu ở dưới đáy ao đều có thể
triệt để phát ra ánh sáng. Không có bất kỳ chỗ sâu nào trong nước mà
cát báu không chiếu tới được, cho nên nói chẳng có nơi sâu nào mà không
chiếu tới.
Tiết
học này xin giao lưu đến đây, cảm ơn mọi người. A-di-đà Phật.