Responsive Menu
Add more content here...

Tập 310 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM 24: TAM BỐI VÃNG SANH:

Ba Bậc Vãng Sanh

Tập 310

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Tịnh Tông Học Viện Australia.

Thời gian: Ngày 21 tháng 2 năm 2016.

Dịch giả: Minh Tâm và Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào: chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

          A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn.  (3 lần)

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 739, đếm ngược đến hàng thứ 5:

第二,出菩提名體者“Đệ nhị, xuất Bồ-đề danh thể giả”(Thứ hai, nêu ra danh thể của Bồ-đề). Đây là Đại sư Đạo Xước có bốn điều nghị luận về Bồ-đề tâm, chính là ngài có bốn đoạn giải thích, đoạn đầu tiên hiển thị ra công dụng của Bồ-đề tâm, mà chúng ta đã học tập rồi. Hôm nay, bắt đầu từ đoạn thứ hai. Thứ hai, nêu ra danh thể của Bồ-đề. 然菩提有三種:一者,法身菩提。二者,報身菩提。三者,化身菩提“Nhiên Bồ-đề hữu tam chủng: Nhất giả, Pháp-thân Bồ-đề. Nhị giả, Báo-thân Bồ-đề. Tam giả, Hóa-thân Bồ-đề”(Song Bồ-đề có ba loại: Một là Pháp-thân Bồ-đề, hai là Báo-thân Bồ-đề, ba là hóa-thân Bồ-đề), có ba loại. Tiếp theo lại giải thích cho chúng ta, 言法身菩提者“Ngôn Pháp-thân Bồ-đề giả”(Pháp-thân Bồ-đề là), Pháp-thân Bồ-đề là gì? Trong kinh Đại-thừa nói, chúng ta thường thường xem thấy, 所謂真如、實相、第一義空。自性清淨,體無穢染。理出天真,不假修成,名為法身。佛道體本,名曰菩提Sở vị chânnhư, thật-tướng, đệ nhấtnghĩakhông. ttánh thanh tịnh, thể vô uế nhiễm. Lý xuất thiên chân, bất giả tu thành, danh vi Pháp-thân. Phật đạo thể bản, danh viết Bồ-đề”(Điều mà gọi là chân-như, thật-tướng, đệ-nhất-nghĩa-không, tự-tánh thanh tịnh. Thể không uế nhiễm, ra khỏi lý thiên-chân, chẳng cần tu thành, gọi là Pháp-thân; bản-thể của Phật đạo, gọi là Bồ-đề). Đây là nói về Pháp-thân. Pháp-thân tương đương với bản-thể được nói trong Triết học ngày nay, cũng chính là toàn bộ vũ trụ từ đâu mà đến, dựa vào điều gì mà đến, đó đều là nói về Pháp-thân. Ý nghĩa chữ ‘thân’ ở đây chính là bản-thể, còn ‘pháp’ là vạn pháp. Trong Thiền-tông, lúc Đại sư Lục tổ Huệ Năng khai ngộ, đã nói với chúng ta “hà kỳ tự-tánh, năng sanh vạn pháp”. Vạn pháp chính là vũ trụ, vũ trụ viên mãn, toàn bộ vũ trụ, chúng ta đặt cho nó một cái tên, lập lên một danh hiệu, gọi nó là Pháp-thân. Tất cả pháp được sanh và hiện ra đều từ Pháp-thân ấy. Cho nên, trong Phật pháp không có chúa sáng thế, trong văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng không có nói đến chủ tạo vật. Trong văn hóa truyền thống thì Kinh Dịch là bộ kinh điển quan trọng nhất, trong đó nói đến Bát-quái, gọi là “Đạo sanh nhất, nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật”, rất gần gũi với những điều trong Phật pháp nói. Điều này không phải mê tín, đó là chân tướng sự thật, vốn chính là như vậy. Có người nào thấy được hay không? Có, người đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh trong Thiền-tông thấy được. Kiến tánh thì thấy được gì? Thấy được Pháp-thân, thấy được bản-thể của vũ trụ.

Pháp-thân ấy có thể sanh vạn pháp, nên có rất nhiều tên gọi, ở đây chỉ là lược nêu mấy tên mà thôi. Lúc Phật giảng kinh dạy học, phương tiện nói ra hơn mấy chục loại, hơn trăm loại, nhưng những danh từ thuật ngữ đó chỉ nói một sự việc. Tại sao không dùng một danh từ thôi? Vì sợ chúng ta chấp trước, bởi vì bản-thể không có danh tự, gọi danh tự gì cũng không thích hợp, cho nên dùng rất nhiều danh tướng để biểu đạt, danh tướng rất nhiều nhưng chỉ là một bản-thể hiện ra, để từ trong rất nhiều danh tướng mà hiểu được bản-thể. Nói không ra được bản-thể, vì rời tướng lời nói; nếu với một danh tướng thì tuyệt đối không biểu đạt được, vì vậy nó không phải là tướng danh tự. Chúng ta đối với nó chỉ có thể dùng tâm chân thành để lãnh hội, thế nào là tâm chân thành? Pháp-thân nói ở đây chính là tâm chân thành. Khi chân thành đến tột cùng, thì quý vị hoát nhiên đại ngộ, rõ ràng rồi. Sau khi rõ ràng, nói ra được hay không? Nói không ra được. Chỉ người sáng tỏ với người sáng tỏ hiểu thôi, quý vị nói họ hiểu, họ nói quý vị hiểu. Người chưa kiến tánh mà ở cùng với người kiến tánh, thì cho dù người kiến tánh nói thế nào với quý vị, thì quý vị cũng không có cách nào lĩnh hội, tiếp nhận được, chỉ tiếp nhận một cách mơ hồ qua loa, chứ hoàn toàn không hiểu rõ. Hoàn toàn hiểu rõ là kiến tánh rồi, giống như Đại sư Huệ Năng ở trước Ngũ tổ, khi Ngũ tổ giảng Kinh Kim Cang cho ngài, giảng đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, ngài đã sáng tỏ, Ngũ tổ hiểu, ngài cũng hiểu. Minh tâm kiến tánh rồi, vậy tánh là gì? Dạng của tánh ra sao? Nói ta nghe xem. Ngài nói ra năm câu “nào ngờ tự-tánh”, bốn chữ ấy, chính là không có nghĩ đến tự-tánh: “vốn tự thanh tịnh”, “vốn không sanh diệt”. Thanh tịnh chính là xưa nay chưa từng bị ô nhiễm. Mỗi người chúng ta đều có tự-tánh, tự-tánh của chúng ta và tự-tánh của chư Phật Như Lai không hai không khác, đồng là một, tự-tánh chúng ta và tự-tánh của A Di Đà Phật không khác nhau. Kiến tánh thành Phật, Phật là gì? Là người kiến tánh. Chỉ cần người kiến tánh, đều xưng là Phật, quý vị thấy được tự-tánh thì quý vị là Phật, quý ngài thấy được tự-tánh thì quý ngài là Phật. Chưa thấy được tự-tánh cũng là Phật, tại sao vậy? Vì tự-tánh không có sanh diệt, chỉ khác nhau giữa mê và ngộ, ngộ rồi thì chúng ta xưng họ là Phật, mê rồi thì gọi họ là chúng sanh, trời, người, trong sáu đường, mười pháp-giới.

Khi mê mất tự-tánh, Phật vì phương tiện dạy học khởi kiến, nên giả thiết những danh tướng ấy, dùng ngay trong giao lưu dạy học, khiến quý vị rất dễ hiểu được. Thật sự khế nhập cảnh giới, thì danh tướng không thể đắc, vì danh tướng là giả thôi. Không những danh tướng là giả, mà tất cả hiện tượng cũng là giả, hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, hiện tượng tự nhiên, không có loại nào là thật cả. Thế nào gọi là thật? Thế nào gọi là giả? Tiêu chuẩn của giáo lý Đại-thừa đó là: không sanh không diệt là thật, có sanh có diệt là giả. Hiện tượng vật chất có sanh diệt. Quý vị thấy con người có sanh lão bệnh tử; thực vật có sanh trụ dị diệt; khoáng vật, tinh cầu, như quả địa cầu này có thành trụ hoại không. Chỉ cần là hiện tượng vật chất thì đều có sanh diệt, trong đó tìm không được thứ gì không sanh không diệt. Có thứ gì không sanh không diệt hay không? Có, ở đâu? Pháp-thân không sanh không diệt. Pháp-thân có thể hiện, hiện ra tất cả tướng, hiện mười pháp giới y chánh trang nghiêm, cũng bao gồm luôn Thế giới Cực Lạc, bao gồm chư Phật sát độ, đều là có sanh có diệt, là huyễn tướng.

Trên Kinh Kim Cang nói, tất cả pháp, bao gồm cõi nước chư Phật, kể cả ba thân của chư Phật, đều là do tâm hiện, do tự-tánh biến hiện ra. Tự-tánh biến hiện ra những hiện tượng đó, nhưng không thể nói nó có, không biến thì sao? Không biến cũng không thể nói nó không có. Khi nào biến? Có duyên thì biến. Không có duyên thì không biến, không biến là ẩn, ẩn tàng đi. Ẩn không thể nói nó không, hiện không thể nói nó có, không giống như mười pháp giới sáu đường của chúng ta, vì tự-tánh là giác. Sự giác đó gọi là Bồ-đề. Bồ-đề là tiếng Ấn Độ, giác là thế nào? Là hiểu được rốt ráo mọi sự việc, vô cùng tường tận, hết sức rõ ràng. Rời tướng lời nói, vì ngôn ngữ không biểu đạt được, suy nghĩ tư duy cũng không được, duyên không đến được. Đó là chân tướng sự thật, gọi là thật tướng. Thật tướng vô tướng, là từ trên thể mà nói, từ trên tự-tánh năng hiện mà nói; còn thật tướng vô bất tướng, là từ trên khởi dụng của nó mà nói. Khi gặp được duyên thì nó hiện hư không pháp-giới, nhưng không thể nói nó có. Khi ẩn, lúc không hiện, cũng không thể nói nó không. Cho nên nói nó là đệnhấtnghĩakhông. Dùng nhiều danh tự như vậy để nói.

Tự-tánh thanh tịnh, Đại sư Huệ Năng nói rất hay. Phải biết tự-tánh của chúng ta, tự-tánh chính là chân-tâm, có thể sanh vạn pháp, xưa nay chưa từng bị ô nhiễm, sanh nó cũng không ô nhiễm. Thứ gì ô nhiễm? Ô nhiễm là vọng-tâm, A-lại-da, Mạt-na, Ý-thức,  tức là ba tâm hai ý. A-lại-da, Mạt-na, Ý-thức gọi là ba tâm; còn hai ý thì sao? Hai ý thì không nói A-lại-da, mà chỉ nói Ý-thức, Ý-thức thứ sáu và thức thứ bảy Mạt-na. Ý-thức thì phân biệt, Mạt-na thì ô nhiễm, là vọng-tâm, không phải chân-tâm. Tự-tánh là chân-tâm, chân-tâm là thanh tịnh, thể không nhiễm uế, không có ô nhiễm. Cho nên: ra khỏi lý thiên-chân, không cần tu thành. Vì nó là vốn sẵn có, khi phá mê khai ngộ thì nó liền hiển lộ ra. Lúc đã mê, thì nó có tồn tại hay không? Có. Tuy tồn tại, nhưng tám thức của chúng ta duyên không đến được, mắt tai mũi lưỡi thân ý, mắt không thấy đến được, tai không nghe đến được, mũi không ngửi đến được, thân thể không tiếp xúc đến được, sáu căn không duyên đến được. Nó tồn tại, ở chỗ nào? Không chỗ nào không có, không lúc nào không có. Nó là dạng như thế nào? Dạng như hư không vậy, không phải dạng vật chất, cũng không có ý niệm, cũng không phải hiện tượng tự nhiên trong tưởng tượng của chúng ta. Căn bản là chúng ta duyên không đến được nó, nhưng nó thật có, nó tồn tại. Cho nên: ra khỏi lý thiên-chân, chữ ‘thiên’ này chính là thế giới tự nhiên, vốn có như vậy, không đợi tu thành. Vậy thì hôm nay chúng ta tu hành là tu gì? Không phải thật tu, vì chân vốn sẵn có, không cần phải tu, việc tu ngày nay chính là đem trừ bỏ đi vật làm chướng ngại tự-tánh chúng ta, thì tự-tánh của thiên chân tự nhiên hiện ra. Đạo lý là như vậy.

Bất luận là thế pháp hay Phật pháp, thì bắt đầu hạ thủ từ đâu? Lúc tôi mới học Phật, lần đầu tiên gặp người xuất gia, đó là Đại sư Chương Gia, tôi bèn thỉnh giáo với ngài: con được nghe ngài Phương Đông Mỹ đã giới thiệu Phật Pháp cho con, con biết sự thù thắng của Phật pháp, biết được sự cao minh của Phật pháp, con xin thỉnh giáo ngài, có phương pháp nào để chúng con nhanh chóng khế nhập hay không? Tôi đưa ra câu hỏi đó. Tôi không có cảm nhận, nhưng thầy thì có, ngài cảm thấy người thanh niên này tâm nóng nảy bồng bột. Cho nên ngài nhìn tôi, tôi cũng nhìn ngài, ngài nhìn tôi, ngài mong thấy được tập khí nóng nảy của tôi được hạ xuống. Tôi nhìn ngài, tôi đợi câu trả lời của ngài, đợi ngài khai thị, lúc đó vẫn chưa hiểu thế nào gọi là khai thị, mà là đợi ngài dạy bảo. Chúng tôi đợi hơn nửa giờ đồng hồ, đại khái tâm nóng nảy, tập khí nóng nảy đã hạ nhiệt rồi, vì đoạn thì nhất định không đoạn được rồi. Chỉ là hạ nhiệt thôi, thì ngài có thể nói cho tôi rồi, đã nói một chữ “có”. Quý vị thấy tôi đợi ở đó, đã đợi hơn nửa giờ đồng hồ, đợi được một chữ “có”. Có như thế nào? Ngài lại không nói nữa, bởi vì chúng tôi nghe đến chữ “có” ấy, thì tinh thần giống như phấn chấn lên rồi, tôi phải chú ý nghe nữa. Nói “có”, rồi ngài lại không nói nữa, cần đợi đến khi tính nóng nảy của quý vị được hạ xuống, thì ngài nhận biết lúc đó có thể nói với quý vị, ngài nói chuyện với quý vị; ngài cho rằng vẫn không đủ, vậy đợi từ từ, giống như nhập định, suy nghĩ gì cũng không có, nhất tâm nhất ý, chuyên chú nghe ngài nói chuyện. Thời gian đợi chờ lần này không dài bằng lúc đầu, lúc đầu đã đợi nửa giờ đồng hồ, mới nói một chữ “có”, đại khái đợi khoảng bảy, tám phút, ngài nói với tôi sáu chữ, lời ngài nói ra: từng chữ một từng chữ một rất chậm, tốc độ rất chậm, “nhìn thấu được”, không nói nhanh như vậy, tôi vẫn là nói nhanh, “buông xuống được”. Nói từng chữ từng chữ, nhìn thấu được, nói rất là có lực, nói sáu chữ ấy.

Về sau chúng tôi đọc sách của nhà Nho, đọc sách của Khổng Tử, sách: Tứ Thư, Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử, chúng tôi xem điều nói trong chương Khai Tông Minh Nghĩa của sách Đại Học, so với ngày tôi thỉnh giáo Đại sư Chương Gia, giống hệt như khuôn. “Đại học chi đạo, tại minh minh đức”, minh minh đức nghĩa là gì? Nhà Nho nói ba chữ, còn Phật nói bốn chữ: “minh tâm kiến tánh” chính là minh minh đức, minh đức chính là tự-tánh. Tự-tánh hiện đang bị mê, không minh rồi. Việc dạy học của đức Phật là khôi phục minh đức, minh minh đức chính là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật thì tốt nghiệp rồi. Sau khi minh minh đức, còn gì không? Có, chính quý vị đã đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh rồi, sau khi kiến tánh làm Phật, Phật phải giáo hóa chúng sanh. Giáo hóa chúng sanh chính là “thân dân”, chữ “dân” này là đại biểu cho chúng sanh lục đạo, đại biểu cho chúng sanh mười pháp giới, phải giúp đỡ tất cả họ đều minh đức, minh minh đức, đó là Phật Pháp Đại-thừa. “Chỉ ư chí thiện” chính là giác hạnh viên mãn, chính mình minh minh đức viên mãn, giáo hóa chúng sanh cũng viên mãn minh minh đức, đó là trong sách Đại Học nói. Bắt đầu hạ thủ từ đâu? Từ “cách vật trí tri”, “cách vật” chính là buông xuống, “trí tri” chính là nhìn thấu, mà Đại sư Chương Gia dạy tôi. ‘Cách’ là cách đấu, là cách sát, là cách trừ, chính là buông xuống; ‘vật’ là gì? Là dục vọng. Quý vị khởi tâm động niệm, ngôn ngữ việc làm đều không rời khỏi thất tình ngũ dục, thất tình ngũ dục là gì? Là tập khí phiền não, quý vị phải đem tập khí phiền não buông xuống, bởi đó là vọng-tâm, buông xuống vọng-tâm, thì chân-tâm liền hiện ra, đạo lý chính là như vậy. Quý vị xem những điều nói trong các sách: Tứ Thư, Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử có tương đồng với cảnh giới của Phật pháp Đại-thừa hay không? Tương đồng, là giống nhau, tuy danh từ không giống nhau, người Trung Hoa gọi minh đức, còn người Ấn Độ xưng là tự-tánh, gọi là chân-như, chân-như chính là tự-tánh, gọi là Pháp-thân, đã nói rất nhiều danh từ, nhưng tất cả đều là nói một sự việc. Bắt đầu sự việc này từ đâu, thì quý vị mới chứng đắc được? Từ buông xuống, buông xuống tất cả dục vọng. Tại sao vậy? Vì trong tự-tánh không có dục vọng, chỉ cần có dục vọng thì tự-tánh bị ô nhiễm rồi, chỉ cần có dục vọng thì tự-tánh liền mê rồi. Không có dục vọng, thậm chí ngay cả thân cũng phải buông xuống, vì giả thôi, không phải là thật; phải buông xuống ý nghĩ, vì cũng là giả, không phải là thật. Ý nghĩ là vọng tưởng, là phân biệt, là chấp trước, trong tự-tánh không có. Nó khởi ra như là một đám mây đen, che mất đi tự-tánh; quý vị xua đuổi nó đi, đem nó buông xuống, thì nó sẽ không khởi tác dụng, tự-tánh liền hiện ra ngay. Nên phải buông xuống triệt để, đó là người tu hành chân chánh.

Tu từ trên sự tướng, đó là lớp nhi đồng, mẫu giáo trong giáo dục Phật đà. Không sai, là từ mẫu giáo mà dần dần nâng lên cao. Năm xưa, sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật khai ngộ, Ngài bắt đầu dạy học từ đó. Ngài đến vườn Lộc Dã để độ năm vị Tỳ-kheo, độ họ để làm gì? Muốn bảo họ đi làm người trợ giảng. Phật có năm vị trợ giảng đó, rồi mở Tiểu học, Phật dạy gì? Giảng A Hàm, giảng A Hàm thì năm người ấy có thể nghe hiểu, để triển chuyển giáo hóa chúng sanh. Tiểu học của Đức Phật là 12 năm, giảng Kinh A Hàm, tôn giả Kiều Trần Như và những vị ấy là trợ giảng. Về sau đã đào tạo được 1255 vị Tỳ-kheo, hay nói cách khác, đức Phật đã có 1255 vị trợ giảng, để triển khai dạy học phổ biến rộng rãi. Tiểu học dạy được 12 năm, thì nâng lên trên Trung học, Trung học giảng Phương Đẳng, Kinh Phương Đẳng ví như là Trung học, dạy 8 năm, cộng với lúc đầu thành 20 năm. 20 năm đó là cắm rễ. Rễ sâu, nền tảng vững chắc rồi, mới dạy Đại học. Cả đời giáo hóa chúng sanh của Thích Ca Mâu Ni Phật quan trọng nhất là giai đoạn này, thời gian của giai đoạn này dài bao lâu? 22 năm, giảng Bát Nhã. Bát Nhã là trí huệ, không có công phu của giai đoạn đầu thì không khai được trí huệ. 12 năm đầu chú trọng ở giới, là giới luật; 8 năm Phương Đẳng chú trọng ở định. Nhân giới đắc định, nhân định khai huệ, trí huệ mở rồi, mới tiếp nhận được Bát Nhã. Dạy Bát Nhã 22 năm. 8 năm sau cùng là Viện nghiên cứu, giảng Pháp Hoa, Pháp Hoa là gì? Là dạy cho những Bồ-tát học Bát Nhã ấy nâng lên thêm một cấp, thành Phật rồi. Pháp Hoa để thành Phật, Lăng Nghiêm để khai trí huệ, đệ tử nhà Phật nghe rất quen tai, nhưng phải hiểu được ý nghĩa của câu nói đó. Chúng ta học Phật pháp phải theo trình tự đó để học, không phải là Kinh sám Phật sự, phải hiểu rõ điều này.

Cả đời Thích Ca Mâu Ni Phật chưa làm qua Kinh sám Phật sự, Ngài tại thế, cả đời dạy học, sau khi khai ngộ liền dạy học, dạy liên tục đến lúc viên tịch, 80 tuổi ra đi, tổng cộng dạy được 49 năm. 30 tuổi bắt đầu dạy học, 80 tuổi viên tịch. Người nước chúng ta nói 80 tuổi, người nước ngoài nói 79 tuổi, vì người nước ngoài tính tuổi tròn là 79 tuổi. Cho nên Ngài là nhà giáo dục chính gốc, là vị thầy. Trung Hoa có vị thầy là Khổng Phu Tử; Ấn Độ có vị thầy là Thích Ca Mâu Ni Phật. Chúng ta nhất định phải hiểu rằng: giáo dục tôn giáo vô cùng quan trọng, giáo dục tôn giáo đã gắn bó với văn minh của Phương Tây. Ngày nay, người Phương Tây không tin tưởng tôn giáo nữa; còn người Phương Đông đối với những giáo huấn của lão Tổ tông, Khổng Tử, Mạnh Tử, Thích Ca Mâu Ni Phật cũng từ bỏ rồi. Sau khi từ bỏ thì thành tình trạng gì? Chính là tình trạng xã hội ngày nay, xã hội động loạn, tai họa trên trái đất rất nhiều. Quý vị phải biết điều này. Ngày nay nhiều người có tâm, khi họ gặp chúng tôi, rất nhiều người hỏi tôi: thế giới này còn có hòa bình được hay không, còn có an định được hay không? Khá nhiều người đang quan tâm điều này.

Nhà Hán học Phương Tây, người Châu Âu, đối với văn hóa truyền thống Trung Hoa thực sự đã bỏ nhiều công sức, nghiên cứu rất sâu, nhận biết văn hóa Trung Hoa của họ đã vượt qua người thông thường chúng ta, ông Bernhard Karlgren của Thụy Điển, nhắc nhở chúng ta: “Không được phế bỏ chữ Hán”, chữ Hán là nói Văn tự học của Trung Hoa, phải tiếp tục bảo tồn, không được bỏ đi, “không được bỏ đi Văn ngôn”, phải bảo tồn, “Phải học Kinh Thư”. Kinh Thư của Cổ Thánh Tiên Hiền. Sách của Trung Hoa chia làm bốn loại: thứ nhất là Kinh; thứ hai là Sử, tức là Lịch sử; thứ ba là Tử Thư, Chư Tử Bách Gia; thứ tư là Văn học. Sách Tứ Khố là chia ra như vậy gồm: Kinh, Sử, Tử, Tập. Kinh là người nào nói? Là do Thánh nhân nói, giống như trong kinh Phật, kinh trong đạo Phật là do Phật và Bồ-tát nói. Thậm chí người Trung Hoa còn rất nghiêm cẩn, chia ra càng nghiêm túc chặt chẽ hơn: Những gì do Phật nói gọi là kinh, do Bồ-tát nói thì gọi là luận, chứ không gọi là kinh. Bồ-tát nói gọi là luận, luận là chú giải của kinh, giảng giải cho kinh, dùng tên như vậy. Chúng ta phải biết. Tử là lời của một nhà, họ chưa đến đại triệt đại ngộ, nhưng những gì họ nói rất có đạo lý, có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội, cũng là những điều rất tốt, giúp chúng ta: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Còn Văn học là thơ ca, đem lại niềm vui cho cuộc sống, mang đến hạnh phúc vui vẻ cho đời người. Chia làm bốn loại lớn ấy, trong Phật Pháp cũng có cách chia như vậy, nhưng Phật pháp không xem trọng đối với Văn học, mà vô cùng coi trọng đối với: lý luận, đạo đức, nhân quả.

Pháp-thân là vốn có sẵn, chỉ cần loại bỏ tất cả hư vọng thì chân thật hiện tiền, nó không sanh không diệt, còn hư vọng đều là có sanh diệt, có sanh có diệt thì không phải là thật. Nói cách khác, chúng ta phải có khái niệm chính xác đối với hai chữ Pháp-thân. Thể của Pháp-thân, gốc rễ của Pháp-thân, thì gọi là Bồ-đề, tại sao vậy? Vì nó giác mà không mê, xưa nay chưa từng bị mê. Bây giờ mê rồi, không phải nó mê, mà chúng sanh mê thôi. Chúng sanh đối với cảnh giới cho rằng là thật. Chúng ta đến thế gian này, điều đầu tiên là có được thân người, đều cho rằng thân thể này là ‘ta’, sai rồi, thân thể không phải là ‘ta’. ‘Ta’ là không sanh không diệt, không sanh không diệt là Pháp-thân, Pháp-thân mới là ‘ta’, còn thân xác này không phải là ‘ta’. Ngày nay, chúng ta nương vào thân xác giả này, để tìm lại chân-thân của chúng ta, đó gọi là tu đạo, đó gọi là chứng đắc Vô Thượng Bồ-đề. Vì thế, Bồ-đề là bản-thể của Phật đạo, là gốc rễ của Phật đạo, là thể, là gốc rễ, đó gọi là Bồ-đề, đó gọi là Pháp-thân.

Tiếp theo, đến loại thứ hai là Báo-thân. 言報身菩提者,備修萬行,能感報佛之果“Ngôn Báo-thân Bồ-đề giả, bị tu vạn hạnh, năng cảm báo Phật chi quả”(Báo-thân Bồ-đề là tu đủ vạn hạnh, cảm được quả báo thân Phật), Báo-thân là do tu mà đạt được. Tu đến khi nào thì Báo-thân hiện ra? Khi minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ, thì Báo-thân hiện tiền thôi. Tại sao vậy? Vì quý vị vãng sanh đến Thật-báo-trang-nghiêm độ của Thế giới Cực Lạc, cho dù không cầu vãng sanh Thế giới Cực Lạc, vậy thì chắc chắn quý vị là vãng sanh đến Thế giới Hoa Tạng của Thích Ca Mâu Ni Phật. Thế giới Hoa Tạng là Thật-báo-trang-nghiêm độ của Thích Ca Mâu Ni Phật, Pháp-thân Bồ-tát của thế giới Ta Bà đều trụ ở đó. Cho nên, Báo-thân là do tu thành, tu Lục-độ vạn hạnh thì cảm được Báo-thân của Phật quả. 以果酬因“Dĩ quả thù nhân”(Lấy Quả để báo đáp Nhân), cho nên gọi là Báo-thân. 圓通無礙Viên thông vô ngại”(Viên thông vô ngại), đó gọi là Bồ-đề. Quý ngài viên mãn thông đạt vô ngại: tất cả pháp thế xuất thế gian, cả quá khứ, hiện tại, vị lai. Nếu chư vị thỉnh giáo quý ngài, thì quý ngài đều sẽ nói cho chư vị, quý ngài đều giải đáp được cho chư vị, đều chỉ bảo được cho chư vị. Pháp-thân Bồ-tát, Pháp-thân Đại-sĩ, thì trí huệ của quý ngài là lưu xuất từ tự-tánh, không phải từ do học mà được. Học không thể được, điều do học mà được là giả, không phải thật.

Chúng ta xem tiếp phần sau cùng, 言化身菩提者,謂從報起用,能趣萬機,名為化身“Ngôn Hóa-thân Bồ-đề giả, vị tùng báo khởi dụng, năng thú vạn cơ, danh vi Hóa-thân”(Hóa-thân Bồ-đề là từ Báo khởi dụng, hướng đến muôn vàn căn cơ, nên gọi là Hóa-thân). Hóa-thân này là gì? Như 3000 năm trước Thích Ca Mâu Ni Phật giáng sinh ở Ấn Độ, thị hiện tám tướng thành đạo, giáo hóa chúng sanh, trụ thế 79 năm, đó gọi là Ứng-hóa-thân. Tại sao vậy? Vì Ngài thị hiện giống người chúng ta, có nhập thai, có xuất thai, có từ trẻ em dần dần trưởng thành, trải qua các giai đoạn như vậy, cầu học tu học, khai ngộ chứng quả, giáo hóa chúng sanh. Ngài có thể dùng Hóa-thân để giáo hóa tất cả chúng sanh, Hóa-thân vô lượng vô biên, quý vị có duyên với Ngài, thì Ngài hiện thân đến dạy quý vị, để độ thoát quý vị. Giúp đỡ chúng sanh, thành tựu cho chúng sanh, nhưng căn tánh của chúng sanh không giống nhau, có khi một chúng sanh phải nhiều đời nhiều kiếp mới có thể giác ngộ, không thể thành tựu ngay trong một đời được. Phật Bồ-tát từ bi, đời đời kiếp kiếp theo chư vị, không rời xa chư vị, có cơ hội thì quý Ngài liền dạy chư vị, chư vị muốn giác ngộ, muốn đi trên con đường giác ngộ, thì quý Ngài liền đến giúp đỡ chư vị. Chư vị chưa có suy nghĩ ấy, thì quý Ngài tạm thời không quan tâm chư vị, nhưng vẫn theo dõi chư vị, khi nào chư vị có tâm giác ngộ, quý Ngài liền đến ngay. Cho nên 益物“ích vật”(ích vật), ‘vật’ là nhân vật, bao gồm chín pháp-giới, chín pháp-giới chúng sanh, ‘ích’ là lợi ích, ‘viên’ là thông đạt viên mãn, đó gọi là Bồ-đề. Những vị ấy ở cõi người chúng ta, trong lịch sử Trung Hoa, chư Phật Bồ-tát, Tổ sư Đại đức ứng hóa đến thế gian, ở mỗi triều đại đều có. Phật giáo Đại-thừa ở Trung Hoa, tám đại tông phái đều có Tổ sư Đại đức xuất hiện, đó đều là Hóa-thân. Trong Nho và Đạo cũng không phải người thường, quý ngài giúp xây dựng nền móng cho Phật pháp Đại-thừa, bởi vì Nho Đạo thay thế cho Tiểu-thừa, Trung Hoa không có Tiểu-thừa. Nho và Đạo dễ học hơn Tiểu-thừa, vì là văn hóa bổn thổ chúng ta, lại thông trực tiếp với Đại-thừa, thực nghiệm này làm thành công rồi. Vì vậy đạo tràng và kinh giáo Tiểu-thừa, từ giữa thời nhà Đường về sau thì không còn người học nữa. Những năm đầu thời nhà Đường, cuối nhà Tùy, đầu nhà Đường còn có: Câu-Xá-tông, Thành-Thật-tông. Nhưng giữa thời nhà Đường trở về sau thì không còn nữa, thật sự là được Nho và Đạo thay thế hoàn toàn rồi.

Tiếp theo có giải thích, nói rõ hai tên của Bồ-đề. Thể của Bồ-đề, thì đem chia thành ba thân: Pháp, Báo, Hóa mà luận. 法身菩提,即是真如、實相與第一義空。自性清淨,體無穢染。此即禪宗六祖於聞無住生心,豁然大悟時,所云何期自性,本自清淨也Pháp-thân Bđề, tức thị chânnhư, thật-tướng dữ đệnhất-nghĩa-không. Tự-tánh thanh tịnh, thể vô uế nhiễm. Thử tức Thiền-tông Lục Tổ ư văn ‘vô trụ sanh tâm’, hoát nhiên đại ngộ thời, sở vân: hà kỳ tự tánh, bổn tự thanh tịnh dã”(Pháp-thân Bồ-đề chính là chân-như, thật-tướng, đệ-nhất-nghĩa-không. Tự-tánh thanh tịnh, thể không ô nhiễm. Chính là như Lục Tổ bên Thiền-tông nghe câu ‘vô trụ sanh tâm’, liền hoát nhiên đại ngộ, bèn nói: ‘Nào ngờ tự-tánh vốn tự thanh tịnh’). Ở đây có chứng minh. 即何期自性,本自具足。因本自具足,故不假修成“Tức hà kỳ tựtánh, bổn tự cụ túc. Nhân bổn tự cụ túc, cố bất giả tu thành”(Tức là nào ngờ tự-tánh, vốn tự đầy đủ. Vì vốn tự đầy đủ, nên không phải do tu thành). Trong tự-tánh vốn có sẵn, cho nên không cần thiết phải tu, không cần tu, đạo lý ở đây là như vậy. Sau khi Ngũ Tổ nghe xong, liền truyền trao y bát cho ngài, ngài chính là Tổ đời thứ sáu. Vả lại còn nói với ngài, đây chính là khai thị cho ngài: 不識本心,學法無益“Bất thức bổn-tâm, học pháp vô ích(Bất thức bổn-tâm, học pháp vô ích). ‘Thức bổn-tâm’, ‘thức’ là nhận thức, ba chữ ‘thức bổn-tâm’ này chính là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Nếu không thức bổn-tâm, thì điều mà chư vị học được là Phật học thường thức, không khởi tác dụng, ý nghĩa không khởi tác dụng là vẫn đi vào sáu đường luân hồi y như cũ, không ra được. Từ chỗ này có thể biết, dạy học trong Phật pháp, không thể không biết tông chỉ ở đâu, mục đích là ở chỗ nào? Nếu như không biết mục đích và tông chỉ của dạy học, thì nhất định chúng ta không có được lợi ích thật sự của việc học tập này. 若識自本心,見自本性,即名丈夫、天人師、佛“Nhược thức tự bổn-tâm, kiến tự bổn-tánh, tức danh Trượng phu, thiên nhân sư, Phật”(Nếu biết được bổn-tâm, thấy được bổn-tánh của mình, thì chính là bậc Trượng-phu, Thiên-nhân-sư, Phật). Họ liền thành Phật rồi, thành Phật chính là thầy của trời người. Bất luận là Phật hiện ở thân phận gì, thị hiện làm công việc gì, thì dụng ý đều ở dạy học, dạy điều gì? Giúp đỡ người khác giác ngộ, Ngài dạy điều này. Không thể không biết điều này. Đại sư Huệ Năng lúc bấy giờ chưa có xuống tóc, chỉ là một người làm công quả trong chùa. Khi thấy ra tâm như vậy, thì ngài trở thành Tổ sư rồi, lúc ngài chưa rời khỏi chùa đó, thì ngài đã là Tổ sư rồi. 正可為《菩提心論》中,若修證出現,則為一切導師…不起於座,能成一切佛事“Chánh khả vi Bồ Đề Tâm Luận trung, nhược tu chứng xuất hiện, tắc vi nhất thiết đạo sư…bất khởi ư tòa, năng thành nhất thiết Phật sự”(Ðây chính là trong Bồ Ðề Tâm Luận nói: Nếu tu chứng xuất hiện thì làm đạo sư cho tất cả… Chẳng rời khỏi tòa mà có thể thành tựu tất cả Phật sự), là chứng được như vậy. Đoạn này nêu Đại sư Huệ Năng làm chứng minh, xác thực như vậy, đó là Pháp-thân.

Còn Báo-thân, tiếp theo nói về Báo-thân. 法身本具,乃性德也。修德有功,性德方顯。故備修萬行,功德莊嚴,得報身佛果。報身圓明具德,通達無礙。故曰圓通無礙,名為報身菩提“Pháp-thân bổn cụ, nãi Tánhđức dã. Tu đức hữu công, Tánh-đức phương hiển. Cố bị tu vạn hạnh, công đức trang nghiêm, đắc Báo-thân Phật quả. Báo-thân viên minh cụ đức, thông đạt vô ngại. Cố viết viên thông vô ngại, danh vị Báo-thân Bồ-đề”(Pháp-thân vốn sẵn đủ, chính là Tánh-đức. Có công tu đức thì Tánh-đức mới được hiển lộ. Nên tu đủ vạn hạnh, công đức trang nghiêm, mới đắc Báo-thân Phật quả. Báo-thân viên minh trọn đức, thông đạt vô ngại nên bảo là viên thông vô ngại, gọi là Báo-thân Bồ-đề). Chúng ta đọc hết hai đoạn văn này, đây là đoạn thứ hai trong bốn đoạn, phần sau vẫn còn hai đoạn, sau khi đọc hết thì có khái niệm đối với Bồ-đề tâm, nhưng điều quan trọng là phải phát tâm. Không biết cách phát tâm như thế nào, vì trên kinh luận đã nói nhiều như vậy, nhiều quá không thể tiêu hóa, không thể hiểu rõ thấu triệt, thì làm sao đây? Từ kinh luận, chú giải chính là luận sớ. Chúng ta dùng quyển này, Kinh là do lão Cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập, Chú Giải là do lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ hội tập, tất cả đều là hội tập. Niệm lão đã dùng 83 loại kinh luận, và 110 loại chú giải của Tổ sư Đại đức, nội dung vô cùng phong phú. Nhưng người mới học chúng ta không thể tiêu hóa hoàn toàn, mà lại muốn đạt được lợi ích, vậy phải tu cách nào? Có phương pháp, lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm ra tấm gương cho chúng ta. Ngài đã học thành công, lẽ nào chúng ta không thể thành tựu sao? Ngài dùng phương pháp gì? Ngài không biết chữ, chưa từng đi học, cả đời chưa từng nghe người khác diễn giảng Phật pháp, không nghe giảng một lần nào, chưa từng đọc kinh sách, ngài dựa vào điều gì? Là một câu Phật hiệu, để làm chứng minh cho chúng ta.

Ngài niệm một câu Phật hiệu suốt 92 năm, 112 tuổi ngài vãng sanh, khi 20 tuổi xuất gia, sư phụ bèn dạy ngài một câu A Di Đà Phật, nói với ngài một mạch mà niệm, ‘khi biết rồi, thì không được nói lung tung, không được nói’. Đó là ý nghĩa gì, thì chúng ta phải biết. Câu nói đó của sư phụ ngài, không hề đơn giản. Nếu sư phụ ngài không phải là người đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh thì không nói ra được câu ấy, nên sư phụ ngài là Phật hóa thân đến đấy. Vì ngài có điều kiện của thành Phật, là điều kiện gì? Là thật thà, nghe lời, thật làm. Đó chính là điều kiện nhất thiết phải đầy đủ để một đời thành Phật. Ngài đều có tất cả ba điều kiện này, nên sư phụ đặc biệt yêu thích đối với ngài, sư huynh đệ có nhiều hơn, nhưng không có cách thành tựu, còn ngài thì có thể thành tựu. Quả nhiên không sai, ngài bắt đầu niệm Phật từ ngày xuống tóc năm 20 tuổi, không có gián đoạn Phật hiệu, chỉ trừ lúc ngủ thì Phật hiệu gián đoạn ra, bình thường bất luận làm công việc gì, trong tâm vẫn là câu Phật hiệu này tiếp nối câu Phật hiệu kia, không gián đoạn, suốt 92 năm không gián đoạn. Ngài niệm đến công phu gì? Nói với chư vị: ngài niệm đến đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, chỉ một câu Phật hiệu. Thật đấy, một chút cũng không giả. Nếu quý vị có thể đem một phần báo cáo sau cùng của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, là bộ sách Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, quý vị có thể đọc sách ấy từ đầu đến cuối 100 lần, thì quý vị rõ ràng rồi, thì quý vị sẽ tin tưởng thôi. Quý vị có thể như pháp mà bào chế, học tập lão Hòa thượng Hải Hiền, cũng niệm câu Phật hiệu này, thì tôi tin tưởng nhất định đời này quý vị vãng sanh Tịnh-độ, đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc quyết định một đời thành Phật, sự việc của quý vị bèn giải quyết rồi. Không khó, khó ở chỗ Phật hiệu không gián đoạn. Không gián đoạn mới được, gián đoạn thì không được, phải niềm tin kiên cố, nguyện vọng vãng sanh khẩn thiết.

Ngài niệm Phật bao lâu thì nắm được vãng sanh? Tôi nói cho mọi người biết: ngài nắm được tư cách vãng sanh, nhất định có thể đi được, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn ngài, nhiều nhất là lúc 25 tuổi, chỉ 5 năm, nhiều nhất là 5 năm. Nếu như tình hình thông thường là ba năm, còn như căn tánh của ngài, Phật hiệu không gián đoạn, thì nhiều nhất là một năm, ngài đã nắm được vãng sanh. Nắm được rồi mà vì sao không đi, thọ mạng dài như vậy, thế là sao? Là A Di Đà Phật gia trì cho ngài, A Di Đà Phật không để ngài đi, bảo ngài làm biểu pháp ở thế gian này. Gọi là biểu pháp, tức là làm tấm gương cho mọi người xem, cho đệ tử Phật môn xem, cho đệ tử Tịnh-tông xem, là ý nghĩa như vậy. Tôi ước đoán thọ mạng của ngài, lẽ ra cũng chỉ có bảy, tám mươi tuổi, không thể đến 112 tuổi, đó đều là do A Di Đà Phật gia trì. Ngài đã không phụ sự kỳ vọng của A Di Đà Phật, ngài làm được thật tốt, thực sự là tấm gương tốt cho người tu hành. Đại sư Chương Gia nói: Phật pháp trọng thực chất, chứ không trọng hình thức. Ngài là người tu hành trọng thực chất không trọng hình thức, một câu Phật hiệu niệm đến cùng. Vì thời đại mạt pháp chúng ta đây, thời đại này xã hội rối ren, lòng người không có chỗ nương tựa. Thời đại như vậy, làm việc gì đều rất khó thành tựu, niệm Phật cũng không ngoại lệ, nên ngài đến làm chứng minh cho chúng ta.

Chứng minh điều gì? Chứng minh đầu tiên, chính là ngài đã thấy A Di Đà Phật, tôi ước đoán cũng trên mười lần. Sơ tổ Đại sư Huệ Viễn của chúng ta, ngay trong đời thấy A Di Đà Phật, thấy Thế giới Cực Lạc chỉ có bốn lần. Từ khi ngài được công phu thành phiến, đắc được công phu thành phiến, tôi đoán nhiều nhất là 5 năm, năm 25 tuổi. Thời gian về sau dài như vậy, đến 112 tuổi, gặp A Di Đà Phật 10 lần thì cũng không gì hiếm lạ, đến Thế giới Cực Lạc 10 lần cũng không gì kỳ lạ. Nói cho chúng ta biết thật có Thế giới Cực Lạc, thật có A Di Đà Phật, thật có 48 nguyện để độ chúng sanh, không phải là giả. Củng cố tín nguyện của chúng ta, khuyên chúng ta tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh-độ. Biểu pháp điều thứ hai là vì chúng ta, đó có lẽ là căn dặn đặc biệt của A Di Đà Phật, vì biết Tịnh-tông chúng ta có nạn. Trong 20 năm gần đây, người phản đối bản hội tập quá đông, người phê phán chúng ta y chiếu quyển kinh này tu hành quá nhiều. Rất nhiều người nghe thấy những lời phê phán đó, không dám học bộ kinh này, từ bỏ bộ kinh này, đi học bản dịch của ngài Khang Tăng Khải, sinh ra hoài nghi đối với việc chúng ta y theo bản hội tập, y theo Khoa Chú này của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, họ đã mất lòng tin. Vấn đề này nghiêm trọng, vì vậy ngài đến để làm chứng minh cho chúng ta. Nhất định là A Di Đà Phật dạy ngài, lúc nào con nhìn thấy một bộ sách tên là Nếu Muốn Phật Pháp Hưng, Chỉ Có Tăng Khen Tăng, nhìn thấy quyển sách đó, thì A Di Đà Phật đến tiếp dẫn con vãng sanh. Cho nên hằng ngày ngài mong chờ. Ai sẽ tặng sách cho ngài? Không ai cả, tại sao vậy? Vì ngài không biết chữ, cả đời ngài chưa từng đi học, vậy nếu người ta tặng sách cho ngài, không phải là đùa giỡn sao? Cho nên không thể có người tặng sách cho ngài. Không ngờ rằng, năm 2013, là ba năm trước, có một đồng tu mang theo một quyển sách, lão Hòa thượng nhìn thấy có người mang sách đến, thì hỏi anh ấy, cuốn sách này tên gì? Anh ấy liền nói, sách tên là Nếu Muốn Phật Pháp Hưng, Chỉ Có Tăng Khen Tăng. Sau khi lão Hòa thượng nghe rồi, vui mừng vô cùng, trước giờ chưa từng vui vẻ như vậy, ngài nhanh chóng trở về phòng, mặc áo đắp y, mời người khác chụp hình cho ngài. Mọi người cảm thấy rất bất ngờ! Vì cả đời lão Hòa thượng không có chủ động yêu cầu người khác chụp hình cho ngài, đây là lần đầu tiên, cho nên cảm thấy rất bất ngờ. Sau khi chụp xong hình, ba ngày sau thì ngài ra đi, vào tháng 1 năm 2013. Ba ngày thì ra đi. Điều này là sao? Là chứng minh cho chúng ta, bởi quyển sách đó là viết vì sự việc này. Viết rất chi tiết, trích dẫn kinh điển nói với mọi người: bản hội tập của Hạ Liên lão, mỗi một chữ đều là do Phật nói, đều là chân kinh, ngài hội tập không dám sửa đổi, động đến một chữ, đều là nguyên chữ trong bản dịch gốc, ngài chỉ là trùng tân xếp đặt lại, hệ thống lại, mỗi chữ mỗi câu đều có căn cứ. Chú Giải của Niệm lão cũng như vậy, mỗi một đoạn chú giải đều ghi chú rõ đoạn văn này từ đâu ra, ghi chú rõ ràng xuất xứ, không phải ý riêng của ngài, nếu không phải là câu văn trong kinh luận, thì cũng là khai thị của Tổ sư Đại đức, từng chữ từng câu đều có y cứ, không phải là giả, chứng minh chữ chữ câu câu trong Chú Giải này, là chánh tri chánh kiến, quá hiếm có khó được. Chứng minh thứ ba, là chúng ta y chiếu bộ Kinh này, bộ Chú Giải này mà tu hành thì không sai. Chúng ta cứ an tâm, không sai lầm được. Thật sự khởi lên được hiệu quả, rất khó có, chúng ta phải cảm ơn lão Hòa thượng. Nếu không có lão Hòa thượng, thì có thể chúng ta sẽ trải qua thêm mấy năm bị giao động tín tâm. Lão Hòa thượng đã biểu pháp như vậy, thì chúng ta quyết một lòng, không bị giao động nữa. Chúng ta đạt được bộ Kinh này, bộ Chú Giải này, đều là một ngày hiếm có khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay, mà chúng ta đã gặp được rồi.

Cho nên từ Báo-thân lưu hiện ra Hóa-thân. Hóa-thân thì nhiều lắm, 隨機化現,妙用無窮。故曰益物圓通,名為化身菩提“tùy cơ hóa hiện, diệu dụng vô cùng. Cố viết ích vật viên thông, danh vi Hóa-thân Bồ-đề”(tùy cơ mà hóa hiện, diệu dụng vô cùng, nên gọi là lợi ích chúng sanh viên thông, gọi là Hóa-thân Bồ-đề). Lão Hòa thượng Hải Hiền cũng không ngoại lệ, cũng là Phật Bồ-tát hóa thân tái lai, lão Hòa thượng là được A Di Đà Phật giao phó cho ngài: làm tấm gương tốt. Ngài đã làm được, sống thêm mấy năm, thì ảnh hưởng thêm mấy năm. Đây là đoạn thứ hai, nói về danh và thể của Bồ-đề tâm, thể chính là trí huệ Bát Nhã vốn đầy đủ trong tự-tánh, là vô lượng trí huệ.

Tiếp theo phần thứ ba, đoạn thứ ba 顯發心有異“hiển phát tâm hữu dị”(nêu rõ phát tâm có sai khác). Tuy cũng là phát tâm, nhưng phát tâm không giống nhau, 今謂行者修因發心具其三種 “kim vị hành giả tu nhân phát tâm cụ kỳ tam chủng”(Nay nói về hành giả tu nhân phát tâm có ba loại). Ba loại phát tâm này phải chú ý, chúng ta phải học. Phần đầu cũng là lời của Pháp sư Đạo Xước. Đây cần phải nói là vị Tổ sư đời thứ ba của Tịnh-Độ-tông chúng ta, ngài Thiện Đạo là Tổ thứ tư, Tổ thứ nhất là ngài Huệ Viễn, tức là Đại sư Viễn công, Tổ thứ hai là ngài Đàm Loan, Tổ thứ ba là ngài Đạo Xước. Mời xem nguyên văn của Đại sư Đạo Xước, 顯發心有異者,今謂行者修因發心具其三種:一者,要須識達有無。從本以來自性清淨hiển phát tâm hữu dị giả, kim vị hành giả tu nhân phát tâm cụ kỳ tam chủng: Nhất giả, yếu tu thức đạt hữu vô. Tùng bổn dĩ lai Tự-tánh thanh tịnh”(nêu rõ phát tâm có sai khác, nay nói về hành giả tu nhân phát tâm có ba loại: Một là cần phải thức đạt ‘có’ ‘không’, từ xưa đến nay, tự-tánh vốn thanh tịnh). Điều đầu tiên này, là thật, là câu nói đầu tiên trong Lục Tổ Đàn Kinh khi Đại sư Huệ Năng khai ngộ. Phải nhận biết ‘có’ ‘không’, thế nào là ‘có’, thế nào là ‘không’? Điều này không dễ. Trong Kinh Kim Cang nói với chúng ta, “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”; “Nhất thiết hữu-vi pháp”, hữu-vi pháp chính là có sanh có diệt, “như mộng huyễn bào ảnh”. Lại nói: “Nhất thiết pháp tất cánh không, bất khả đắc, vô sở hữu”. Những kinh văn này của Kinh Kim Cang, rất nhiều đồng học đã đọc qua, là quan trọng hơn tất cả. Nếu quý vị đều thông đạt những điều này, đều hiểu rõ rồi, thì quý vị buông xuống được hay không? Đương nhiên buông xuống được. Buông xuống điều gì? ‘Có’ ‘không’ đều buông xuống. ‘Có’ là hữu-vi pháp, tất cả pháp không ngoài hai loại: một là hữu-vi, hai là vô-vi. Bách Pháp Minh Môn Luận chính là đem điều này giảng rõ ràng, giảng sáng tỏ, hữu-vi pháp có 94 loại, vô-vi pháp chỉ có 6, sáu loại vô-vi pháp. Trước buông xuống hữu-vi, sau buông xuống vô-vi, buông xuống tất cả hữu-vi và vô-vi, thì minh tâm kiến tánh rồi. Tại sao vậy? Bởi hữu-vi pháp chướng ngại tự-tánh, khiến chúng ta không thể kiến tánh. Trong hữu-vi pháp có: kiến-tư phiền-não, trần-sa phiền-não; trong vô-vi pháp có: vô-minh phiền-não, căn-bản phiền-não. Buông xuống tất cả hữu-vi và vô-vi, thì không những lục đạo không còn nữa, mà mười pháp-giới không còn, tất cả cõi nước chư Phật, ngoài trừ Thật-báo-độ còn tồn tại, Phương-tiện-độ, Đồng-cư-độ đều không tồn tại nữa. Cho nên thông đạt ‘có’ ‘không’, câu nói này quan trọng. Thông đạt ‘có’ ‘không’, buông xuống tất cả, thì tự-tánh thanh tịnh liền hiện tiền rồi. Tuy tự-tánh thanh tịnh, nhưng quý ngài vẫn tu, vì tu đó là biểu pháp, là thị hiện, là khuyên đạo cho đại chúng tu hành, cũng chính là duyên tu vạn hạnh.

Đối với những điều Phật dạy trên kinh giáo, đều có thể y giáo phụng hành, biểu diễn cho đại chúng xem, đó là thân phận gì? Giống như 53 tham vấn trong Kinh Hoa Nghiêm, nam nữ già trẻ, các ngành các nghề, đều là Pháp-thân Đại-sĩ đang biểu diễn. Bất luận quý vị là thân phận gì, là người nam người nữ, người già trẻ em, bất kể là thân phận gì, bất kể làm ngành nghề gì, trên Kinh Hoa Nghiêm, Phật Bồ-tát đến làm tấm gương cho quý vị xem. Quý vị tu hành ngay trong cuộc sống, tu hành ngay trong công việc của quý vị, tu hành trong xử sự đối người tiếp vật của quý vị, đó là cảnh giới Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm tuyệt diệu không thể tả. Chúng tôi rất tiếc, khi di dân đến Australia, thì ngưng giảng bộ kinh ấy rồi. Lúc bấy giờ ở Singapore giảng được ba năm, chúng tôi rời Singapore đã 15 năm rồi, nếu như không rời khỏi, thì 15 năm đó đã giảng viên mãn bộ kinh ấy rồi, là vô lượng công đức, đó là cống hiến vô cùng vĩ đại. Nhưng rốt cuộc duyên không đầy đủ, có chướng ngại, vì chúng sanh không có phước báu lớn như vậy, nên chướng ngại chúng tôi không thể giảng viên mãn đại kinh. Chúng tôi đến bên này, đổi sang giảng bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ, cũng tốt, cũng khó có được, tại sao vậy? Vì bộ kinh này là trung bản của Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm là đại bản của Kinh Vô Lượng Thọ, giải thích tỉ mỉ cho Kinh Vô Lượng Thọ chính là Hoa Nghiêm, nói sơ lược của Hoa Nghiêm chính là Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà là tiểu bản, ba bộ kinh này là một bộ kinh. Chúng ta phải nhận biết, chúng ta phải y giáo phụng hành. 八萬四千諸波羅蜜門等“Bát vạn tứ thiên chư Ba-la-mật môn đẳng”(Tám vạn bốn ngàn chư Ba-la-mật môn v.v…), là duyên tu vạn hạnh. Duyên tu vạn hạnh đều thâu vào trong một câu Phật hiệu, chư vị nghiêm túc đi đọc sách Báo Ân Đàm của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ thì biết được thôi. Một câu Phật hiệu này là 84 ngàn Pháp môn, câu Phật hiệu này là viên mãn chư Ba-la-mật. Công đức Phật hiệu bất khả tư nghị, tuyệt đối đừng đánh mất, đánh mất thì quá là đáng tiếc.

三者,大慈悲為本。恆擬運度為懷“Tam giả, đại từ bi vi bổn. Hằng nghĩ vận độ vi hoài”(Ba là đại từ bi làm gốc, luôn lấy việc độ sanh làm bản hoài). Có trí huệ Bát Nhã, vẫn cần có đại từ bi, đại từ đại bi. Không có đại từ đại bi, thì quý vị không độ chúng sanh; có đại từ đại bi lại có trí huệ, thì quý vị mới có năng lực, có đức hạnh giáo hóa tất cả chúng sanh khổ nạn. Giáo hóa như thế nào? Làm ra tấm gương tốt nhất chính là giáo hóa. Tấm gương gì? Năm xưa, chúng ta thành lập Tịnh Tông Học Hội đầu tiên tại nước Mỹ, trên thực tế Tịnh Tông Học Hội đầu tiên ở Châu Mỹ của chúng ta là tại Vancouver, là Tịnh Tông Học Hội của Canada. Tịnh Tông Học Hội ở San Jose là thứ hai, nhưng là đầu tiên ở nước Mỹ. Tôi đã viết duyên khởi, đề xuất năm khoa mục hành môn. Khoa mục đầu tiên, là Tịnh-nghiệp tam-phước được nói trong Quán Kinh, là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất trong việc tu hành của chúng ta, nhất định không được bỏ qua, phải thật tu. “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, đó là phước đầu tiên. Nói cách khác, không hiếu phụ mẫu, không kính sư trưởng, thì tu hành của chư vị không có gốc, không có thiện căn, không có thiện căn thì không thể thành tựu, nhất định thiện căn phải kiên cố. Tiếp theo ‘tu thập thiện nghiệp’, còn có một câu, mà chúng tôi dùng Cảm Ứng Thiên của Đạo gia để thay thế, chính là ‘từ tâm bất sát’. Điều đầu tiên gồm bốn câu: ‘Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp’. Điều này là gì? Điều này là căn bản của làm người, có thể y giáo phụng hành, thì đời sau sẽ không bị đọa ba đường ác, nhất định là phước báo trời người, tam phước, là phước báo trời người. Từ cơ sở này mà nâng lên trên, “thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi”. Chúng ta đối với cụ túc chúng giới chỉ có thể giảng Ngũ giới Thập thiện của tại gia, xuất gia thì nói Sa Di Luật Nghi, chúng ta chỉ nói đến đó. Từ đó lại tiếp tục nâng lên trên, “Phát Bồ-đề tâm, thâm tín nhân quả, độc tụng Đại-thừa, khuyến tấn hành giả”. Chúng ta phải làm được Tịnh-nghiệp tam-phước, nếu chúng ta không làm được, thì quả báo của Tịnh-nghiệp vãng sanh Tịnh-độ sẽ không có phần. Điều này phải biết, không phải là nói đùa. Phu nhân Vi Đề Hy và 500 cung nữ của bà đều làm được, nên họ thuận lợi vãng sanh, mà còn vãng sanh phẩm vị cao, phu nhân Vi Đề Hy chứng được vô-sanh-pháp-nhẫn, là thất-địa Bồ-tát. Chúng ta phải tin tưởng, mỗi câu trên kinh luận đều là lời thật, tuyệt không có một câu nói nào là lừa gạt người cả. Nên không thể không học. Có nguyên tắc chỉ đạo cao nhất này rồi, thì thực hiện làm sao? Thực hiện ở lục-hòa-kính. Chúng ta sống trong Tăng đoàn, từ bốn người trở lên cùng nhau cộng tu là một Tăng đoàn, phải tu lục-hòa, gia hòa vạn sự hưng. Sau đó là: tam-học, lục-độ, Phổ Hiền Thập Nguyện. Đó là báo cáo của tôi làm vào ngày thành lập Tịnh Tông Học Hội ở nước Mỹ. Ở hành môn chúng ta phải nghiêm túc làm được năm khoa mục này, vậy mới là đệ tử của Thích Ca Mâu Ni Phật, mới là đệ tử của A Di Đà Phật.

Tiếp theo nói, 又據《淨土論》“hựu cứ Tịnh Độ Luận”(lại theo Tịnh Độ Luận), chính là Vãng Sanh Luận của Thiên Thân Bồ Tát. Trong đó nói: 今發菩提心者,即是願作佛心“Kim phát Bồ-đề tâm giả, tức thị nguyện tác Phật tâm”(Phát Bồ-đề tâm ở đây chính là tâm nguyện làm Phật). Câu này nói rất hay, quý vị có muốn làm Phật hay không? Không muốn làm Phật, vậy thì không cần nói nữa, muốn làm Phật thì phải có tâm độ chúng sanh. Làm thế nào để độ chúng sanh? Làm tấm gương tốt cho chúng sanh, giống như lão Hòa thượng Hải Hiền, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ hành vi, đều là đang khuyên tất cả chúng sanh làm Phật. Vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc, để làm gì? Để làm Phật. Làm Phật để làm gì? Để độ chúng sanh. Độ chúng sanh và làm Phật là gắn liền nhau, không thể tách rời, làm gì có đạo lý Phật và Bồ-tát không độ chúng sanh chứ? Chỉ nghe nói Thanh-văn, A-la-hán, Bích-chi-Phật không độ chúng sanh thôi, không có chuyện Phật và Bồ-tát không độ chúng sanh, quý ngài chính vì một sự việc, đó là độ chúng sanh. Muốn độ chúng sanh thì phải có tâm nhiếp thủ chúng sanh, sanh vào cõi nước có Phật. Đó chính là chuyên tu một môn này, chuyên hoằng dương một môn này, chuyên khuyên mọi người niệm Phật vãng sanh Tịnh-độ, đem bộ kinh Tịnh-độ này giảng rõ ràng, giảng tường tận, giảng thấu triệt, giống như đưa họ đến Thế Giới Cực Lạc để tham quan, khiến họ thật sự tin tưởng, không có chút hoài nghi nào, vậy mới được. 今既願生淨土,故先須發菩提心也“Kim ký nguyện sanh Tịnh-độ, cố tiên tu phát Bồ-đề tâm dã”(Nay đã nguyện sanh Tịnh-độ thì trước hết cần phải phát Bồ-đề tâm). Tâm nguyện vãng sanh khẩn thiết. Chính chúng ta phải phát đại nguyện, nhất định phải vãng sanh, vì không vãng sanh thì chúng ta không thể thành Phật, mà không thành Phật thì không độ được chúng sanh. Tâm như vậy quan trọng hơn tất cả, tâm như vậy đáng quý hơn tất cả. Một khi phát tâm như vậy, thì được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bèn giúp đỡ quý vị. Tại sao vậy? Vì quý vị không phải vì chính mình, mà quý vị vì chúng sanh.

Đoạn văn dài tiếp theo, là giải thích của Niệm lão, 釋曰:發心有異者,謂有兩類。初者,行者於因地中,具發以下之三種心。一者,須識有無,與了達從本以來,自性清淨Thích viết: Phát tâm hữu dị giả, vị hữu lưỡng loại. Sơ giả, hành giả ư nhân địa trung, cụ phát dĩ hạ chi tam chủng tâm. Nhất giả, tu thức hữu vô, dữ liễu đạt tùng bổn dĩ lai, Tự-tánh thanh tịnh”(Giải thích rằng: Phát tâm có sai khác, nghĩa là có hai loại: Trước tiên, khi còn trong nhân địa, cần phải phát ba loại tâm sau đây: Một là cần phải nhận thức ‘có’ ‘không’, và từ xưa đến nay tự-tánh vốn sẵn thanh tịnh). Tự-tánh thanh tịnh, thì đã nói ở trước rồi, ở đây không nói lại nữa. 至於識達有無,實為悟心之玄關“Chí ư thức đạt hữu vô, thật vi ngộ tâm chi huyền quan”(đến đạt được nhận thức ‘có’ ‘không’,  chính là cửa huyền để ngộ tâm), thức là nhận thức, đạt là thông đạt. Tất cả pháp thế xuất thế gian, điều gì là ‘có’, điều gì là ‘không’? Nếu không nhận thức được đối với điều này, thế thì phiền não che đậy của quý vị rất nặng, không dễ gì khai ngộ. Lão Tổ tông dạy bảo chúng ta: “Đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa kia”. Đối với người nhận thức thông đạt ‘có’ ‘không’ mà nói, thì dùng “Đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa kia”, là phương pháp cực diệu. Thật vậy, đọc xong 1000 lần rồi, thì họ đã ngộ, chúng ta thường nói được tiểu ngộ; đọc thêm một ngàn lần, thì trung ngộ; đọc thêm một ngàn lần nữa, thì đại ngộ; lại đọc thêm ngàn lần, thì đại triệt đại ngộ. Tại sao vậy? Đọc một ngàn lần là tu định, chỉ đọc một quyển sách này, không có đọc sai chữ, không có đọc sót câu chữ, không quan tâm đến ý nghĩa gì, chỉ là niệm lần này tiếp lần kia, đọc trên ngàn lần, đọc trên vạn lần, thì tự hiểu được nghĩa ấy, là thông rồi. Tại sao thông rồi? Bởi vì quý vị đạt định rồi, nên định khởi tác dụng khai trí huệ, trí huệ Bát Nhã vốn có trong tự-tánh đều hiện ra tất cả. Với trí huệ này thì tất cả thế pháp Phật pháp của mười phương ba đời đều thông đạt, không có điều gì mà quý vị không biết, là thành Phật rồi. Phương pháp này diệu tuyệt. Cho nên quý vị hiểu được phương pháp này rồi, quý vị muốn học, mà không có thầy cũng không hề gì, quý vị chiếu theo phương pháp này, thì không thầy mà tự thông, là thông thật không phải thông giả. Đến sau khi chính mình thông rồi thì đi thỉnh giáo cao minh, để cao nhân ấn chứng cho quý vị, họ nghe thử quý vị nói, có phải là thật khai ngộ rồi không. Nếu tìm không được cao nhân thì phải làm sao? Có cách, cao nhân trong cổ Đại đức rất nhiều, quý vị xem chú giải của cổ nhân. Xem chú giải ấy, hoàn toàn giống với điều chính mình ngộ, thì chứng minh ngộ của quý vị là chính xác, là chánh tri chánh kiến; nếu như ngộ của quý vị không giống với chú giải của cổ Đại đức, vậy thì đem chú giải cất đi, hãy đọc thêm ngàn lần nữa. Cổ Đại đức làm chứng minh cho quý vị, bộ Chú Giải này tốt, không phải ý của chính ngài Hoàng Niệm Tổ, mà là những điều được nói trong 83 bộ kinh điển, và những điều được nói trong 110 loại chú sớ của Tổ sư Đại đức, thật khó có, bộ Chú Giải này có thể làm chứng cho chúng ta. Vì vậy, nếu thật sự đại triệt đại ngộ thì xem thêm bộ Chú Giải này, hoàn toàn thông đạt hiểu rõ, không có chướng ngại chút nào, quý vị giảng bộ kinh này sẽ không khác với Thích Ca Mâu Ni Phật giảng bộ kinh này.

Thức đạt ‘có’ ‘không’ này vô cùng quan trọng, vì quý vị buông xuống được, thì tâm thanh tịnh của tự-tánh liền hiện tiền. 二者,緣修萬行,八萬四千諸波羅蜜門等Nhị giả, duyên tu vạn hạnh, bát vạn tứ thiên chư Ba-la-mật môn đẳng(Hai là, duyên tu vạn hạnh, 84 ngàn các môn Ba-la-mật v.v..). Dùng phương pháp tu nào? Lúc nãy, chúng tôi đã nói với quý vị rồi, năm khoa mục mà Học viện Tịnh Tông chúng ta đề ra chính là duyên tu, năm khoa mục này chính là sự cô đọng của 84 ngàn Ba-la-mật môn, năm khoa mục này mà triển khai ra chính là 84 ngàn Ba-la-mật môn, thật không thể nghĩ bàn. 三者,大慈悲為本。恆擬運度為懷“Tam giả, đại từ bi vi bổn. Hằng nghĩ vận độ vi hoài”(Ba là đại từ bi làm gốc, luôn lấy việc độ sanh làm bản hoài). Niệm niệm đều nghĩ đến làm sao giúp đỡ chúng sanh thoát khỏi sáu đường luân hồi, thoát khỏi mười pháp giới, vãng sanh Thế giới Cực Lạc để làm Phật. 此之三因,能與大菩提相應“Thử chi tam nhân, năng dữ đại Bồ-đề tương ưng”(Ba nhân ấy có thể tương ưng với đại Bồ-đề). Cho nên gọi là phát Bồ-đề tâm. Trong phần giải thích của Niệm lão, phát tâm có sai khác, là hai loại. Loại thứ nhất, hành giả khi ở trong nhân địa, cần phát ba tâm sau đây: nhận thức ‘có’ ‘không’, tự-tánh vốn tịnh, thức đạt ‘có’ ‘không’. ‘Không’ ở đây, chính là trong Tâm Kinh, trong Tâm Kinh nói rằng, 從無眼耳,乃至無智亦無得一連串之無字也 “Tùng vô nhãn nhĩ, nãi chí vô trí diệc vô đắc, nhất liên quán chi vô tự dã”(Từ chỗ ‘không mắt tai’, đến chỗ ‘không trí cũng không đắc’, một loạt các chữ ‘không’ như vậy). phải buông xuống ‘có’, cũng phải buông xuống ‘không’, cũng phải buông xuống hai bên ‘có’ ‘không’.

Lại như Kinh Đại Niết Bàn, là lời trong Kinh Niết Bàn, 如是逆順“như thị nghịch thuận”(nghịch thuận như vậy), nghịch là ‘không’, thuận là ‘có’, 入超禪已。復告大眾“nhập siêu Thiền dĩ. Phục cáo đại chúng”(nhập Thiền định siêu việt xong. Lại bảo đại chúng rằng:), đây là lời nói của Thích Ca Mâu Phật Ni, 我以佛眼,遍觀三界一切諸法,無明本際,性本解脫。於十方求,了不能得。根本無故,所因枝葉,皆悉解脫。無明解脫故,乃至老死,皆得解脫。以是因緣,我今安住常寂滅光“Ngã dĩ Phật nhãn, biến quán tam giới nhất thiết chư pháp, vô minh bổn tế, tánh bổn giải thoát. Ư thập phương cầu, liễu bất năng đắc. Căn bổn vô cố, sở nhân chi diệp, giai tất giải thoát. Vô minh giải thoát cố, nãi chí lão tử, giai đắc giải thoát. Dĩ thị nhân duyên, ngã kim an trú thường-tịch-diệt-quang”(Ta dùng Phật nhãn xem khắp ba cõi tất cả các pháp, thể tánh của vô minh vốn là giải thoát, tìm khắp mười phương trọn không thể được. Vì cội gốc đã không, nên cành lá thảy đều giải thoát. Vì giải thoát vô minh, nên hành đến lão tử đều được giải thoát. Do nhân duyên ấy, nên nay ta an trụ thường-tịch-diệt-quang), thường-tịch-diệt-quang, thông thường chúng ta giảm bớt chữ ‘diệt’, gọi là thường-tịch-quang, 名大涅槃“danh đại niết bàn”(gọi là Đại Niết Bàn). Do giải thoát vô minh, nên nhập Đại Niết Bàn. 此乃世尊最後慈悲微切之垂示,亦即永明大師願於無量劫,剝皮為紙,析骨為筆,用血為墨,以書此文,用報慈恩者也。無明本無,枝葉何有,達妄本空,真性自顯。此即知無之要義也“Thử nãi Thế Tôn tối hậu từ bi vi thiết chi thùy thị, diệc tức Vĩnh Minh Đại sư nguyện ư vô lượng kiếp, bác bì vi chỉ, tích cốt vi bút, dụng huyết vi mặc, dĩ thư thử văn, dụng báo ân giả dã. Vô-minh bổn vô, chi diệp hà hữu, đạt vọng bổn không, chân-tánh tự hiển. Thử tức tri vô chi yếu nghĩa dã”(Ðây chính là lời dạy từ bi tha thiết sau cùng của đức Thế Tôn. Mà chính như Ðại sư Vĩnh Minh đã nguyện trong vô lượng kiếp lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, lấy máu làm mực, biên chép đoạn văn trên, dùng đó để báo đáp từ ân. Vô-minh vốn là không, nên làm gì có cành lá; hiểu vọng vốn là không, thì chân-tánh tự hiển lộ. Ðó là ý nghĩa cốt yếu của chữ ‘biết không’), thế nào là ‘biết không’? Thì đoạn này đã nói ra ý nghĩa của ‘biết không’ rồi.

至於知有者,宗門常曰:必須知有始得。又傅大士《心王銘》曰:水中鹽味,色裡膠清,決定是有,不見其形。心王亦爾,身內居停。面門出入,應物隨情。自在無礙,所作皆成。銘中以譬喻,明當人各各自有心王。決定是有,應物隨情,發揮妙用,但不見其形“Chí ư tri hữu giả, tông môn thường viết: tất tu tri hữu thủy đắc. Hựu Phó Đại Sĩ Tâm Vương Minh viết: thủy trung diêm vị, sắc lý giao thanh, quyết định thị hữu, bất kiến kỳ hình. Tâm vương diệc nhĩ, thân nội cư đình. Diện môn xuất nhập, ứng vật tùy tình. Tự tại vô ngại, sở tác giai thành. Minh trung dĩ thí dụ, minh đương nhân các các tự hữu tâm vương. Quyết định thị hữu, ứng vật tùy tình, phát huy diệu dụng, đản bất kiến kỳ hình”(Còn đến ‘biết có’ là gì. Thì nhà Thiền thường bảo: Cần phải biết có thì mới đắc. Trong Tâm Vương Minh, ngài Phó Ðại Sĩ nói: Như trong nước có vị muối, tuy nước vẫn trong veo, nhưng nhất định có muối, dù chẳng thấy muối đâu. Tâm-vương cũng thế: Ngụ trong thân thể, ứng dụng ra bên ngoài, theo các tình huống, tự tại vô ngại, hoàn thành các việc. Bài văn ấy dùng thí dụ để chỉ rõ ai ai cũng có tâm-vương của mình. Tâm-vương nhất định có, tùy theo sự vật tình huống, mà phát huy diệu dụng, nhưng chẳng thấy được hình dáng của tâm-vương). Những lời này mỗi câu đều rất quan trọng, từng câu đều là lời của người khai ngộ. Nếu chúng ta xem không hiểu, không hiểu được ý nghĩa, thì chúng ta đang mê, chưa khai ngộ. Nếu chúng ta ngộ rồi, thì từng câu đều rõ ràng, tất cả câu đều sáng tỏ, được nhiều lợi ích. Tông-môn là nói ‘không’, nhưng sợ quý vị chấp trước ‘không’, đọa vào trong ‘không’; cho nên nói ‘có’, nói ‘biết có’ cho quý vị. Giáo hạ cũng nói ‘có’, nhưng sợ quý vị chấp trước ‘có’; nên lại nói ‘không’. Đây là dạy học không giống nhau, vì căn tánh của chúng sanh khác nhau, lại chấp trước khác nhau. Phật pháp không có định pháp, Phật không có pháp có thể nói, vì để phá chấp trước của quý vị mà thôi. Nếu quý vị chấp ‘có’, thì Phật nói ‘vô’, nói ‘không’. Nếu quý vị chấp trước ‘vô’, chấp trước ‘không’, Phật nói ‘có’ với quý vị. Sự việc quay qua quay lại như vậy. Đến cuối cùng, đều buông xuống hai bên ‘không’ và ‘có’, thì hai bên ‘không’ và ‘có’ đều hiện ra. Hiện ra như thế nào? Là như như bất động, không sanh không diệt, cảnh giới vi diệu như vậy, đó chính là cảnh giới của chư Phật đại triệt đại ngộ.

Trong Kinh Niết Bàn nói: 一切眾生,皆有佛性。知有者,即是知有此佛性“Nhất thiết chúng sanh, giai hữu Phậttánh. Tri hữu giả, tức thị tri hữu thử Phậttánh”(Tất cả chúng sanh đều có Phật-tánh. Biết ‘có’, chính là biết có Phật-tánh vậy), câu nói này quan trọng. Cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn là Phật”, không sai, thật sự vốn là Phật, nhưng hiện nay thì sao? Hiện nay là Phật, ai thấy được vậy? Chư Phật, Pháp-thân Bồ-tát thấy được vậy. Còn quý vị chưa chứng được Pháp-thân, nên quý vị không biết, khi chứng đắc Pháp-thân thì quý vị liền biết rằng: Chúng sanh là cùng một thể với Phật, Phật có vô lượng trí huệ, chúng sanh cũng có, vốn sẵn đầy đủ; Phật có vô lượng thần thông, quý vị cũng có, vốn tự đầy đủ. Tại sao không tìm từ trên gốc? Mà tìm từ trên cành trên lá, thì sai rồi, qua vô vàn khổ sở, từ vô lượng kiếp đến nay, mà cũng không tìm ra được. Trong kinh Đại-thừa, dạy chúng ta tìm từ gốc rễ, khi tìm được rồi thì quý vị sanh tâm đại hoan hỷ, là thành Phật rồi. Chúng ta đọc tiếp câu này, trong sách Tâm Đăng Lục nói: 所以古德都要人知有。若不知有,總是虛妄“Sở dĩ cổ Đức đô yếu nhân tri hữu. Nhược bất tri hữu, tổng thị hư vọng”(Do vậy, cổ Đức đều muốn người khác biết ‘có’. Nếu chẳng biết ‘có’, thì toàn là hư vọng). Vì sợ quý vị rơi vào trong hư vọng, thì vấn đề đó càng nghiêm trọng nữa, nghiêm trọng hơn so với đang chấp trước ‘có’, đó là mê đến sâu hơn, còn sâu hơn cả chấp trước ‘có’, vì họ chấp trước ‘không’. Cũng không được chấp trước hai bên ‘có’ ‘không’, vì hai bên ‘có’ ‘không’ cũng không tồn tại, ý nghĩa này rất sâu. Thời gian hôm nay hết rồi, buổi giảng tiếp theo, chúng ta tiếp tục nghiên cứu, tốt rồi.

 ( Hết tập 310)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0