Responsive Menu
Add more content here...

Tập 394 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)

PHẨM 33: KHUYẾN DỤ SÁCH TẤN:

Khuyên Nhủ Dặn Bảo Sách Tấn

Tập 394

 

Hoà thượng Tịnh Không chủ giảng

Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kông

Thời gian: ngày 31 tháng 10 năm 2016

Dịch giả: Trần Tất Quyến

Giảo chánh: Thích Thiện Trang

 

Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

 

Mời xem kinh văn, trang 903, đếm ngược đến hàng thứ 5, đầu đề là:諭憂惱勸捨“Dụ ưu não khuyến xả”(Chỉ rõ ưu não và khuyên xả). Chia làm hai đoạn, đoạn lớn thứ nhất là:共爭不急 “Cộng tranh bất cấp”(Cùng tranh những điều không cấp bách). Đoạn này cũng chia làm hai đoạn nhỏ, đoạn thứ nhất 勤務惡苦“Cần vụ ác khổ(siêng năng việc ác khổ). Đoạn kinh văn này đến mấy phẩm tiếp theo, chúng ta từ phẩm 32 đến phẩm 37, sáu phẩm kinh này là đức Thế Tôn, lúc ở Pháp hội Vô Lượng Thọ giảng cho chúng ta về giới luật. Phật pháp nói tóm lại: chẳng ngoài Tam-học: Giới, Định, Huệ; mỗi lần diễn giảng đều không rời khỏi ba chủ đề này. Nếu đã là giới luật, thì chúng ta hãy nên tuân thủ, không thể không tuân thủ, không tuân thủ thì sẽ không đạt được định. Chúng ta theo thói quen, nói đơn giản thì sẽ không đắc được tâm thanh tịnh, không đạt được tâm thanh tịnh, thì niệm Phật sẽ không tương ưng được, đường vãng sanh sẽ có chướng ngại. Chúng ta hãy nghĩ đến người như lão Hoà thượng Hải Hiền vậy, lúc lâm chung tự tại vãng sanh, không đau đớn, nói đi là đi, vậy nên học những kinh văn này quan trọng hơn tất cả mọi thứ. Mời xem kinh văn, đoạn này nói chúng sanh chịu khó làm điều gì vậy? Tạo ác, người đời bây giờ đúng thật là như thế. Kinh văn:

【世人共爭不急之務。於此劇惡極苦之中。勤身營務。以自給濟。】

 “Thế nhân cộng tranh bất cấp chi vụ. Ư thử kịch ác cực khổ chi trung. Cần thân doanh vụ. Dĩ tự cấp tế”(Người đời tranh với nhau những việc không cấp bách. Trong chốn kịch ác rất khổ, vất vả lo toan làm việc, để tự cung cấp đủ cho cuộc sống).

Trong Phật pháp nói đến: tổng quan hoàn cảnh cuộc sống chúng ta hiện nay không thể thoát khỏi khổ ác, ác là nhân, khổ là quả. Đoạn chú giải này của Niệm lão, 首明 “thủ minh”(nói rõ từ đầu), ngay từ mở đầu phẩm kinh này đã nói rõ此土眾生普皆憂惱,勸令厭離 “thử độ chúng sanh phổ giai ưu não, khuyến linh yếm ly” (chúng sanh ở cõi này đa số đều lo buồn phiền não, khuyên nhủ khiến cho họ chán ngán mà rời bỏ). Có phải thật hay không? Một giáp trước đây, 60 năm trước chúng tôi vẫn còn rất trẻ, hơn 20 tuổi, không nghĩ đến khổ, tuy có khổ nhưng hình như vẫn qua ngày đoạn tháng được, mỗi ngày nét mặt vẫn thường tươi cười, không cảm nhận được khổ. 60 năm ấy, cứ 10 năm một 10 năm một, mà làm cuộc so sánh, khiến cho chúng ta thực sự cảm nhận được khổ, ý thức được sự khổ, mười năm là rất rõ ràng. Đến bây giờ, không phải là mười năm, mà mỗi năm một khổ, chúng ta nhìn thấy rồi, chúng ta cảm nhận được rồi. Mỗi năm một khổ, nguyên nhân là vì sao? Bởi tạo nghiệp mỗi năm một nặng, nghiệp ác nặng. Khổ do từ đâu đến vậy? Do chiêm cảm của nghiệp ác, nghiệp ác là nguyên nhân, khó khăn là khổ. Bên cạnh câu này, Phật nói với chúng ta, người thế gian, kinh này là giảng ở địa cầu thì chính là nói người địa cầu, người địa cầu đang làm gì vậy? Mọi người đều đang tranh, đang tranh đến thí mạng, tranh điều gì? Đều không phải là những việc quan trọng, chúng ta thường nói là những việc “lông gà vỏ tỏi”.

Chú giải của Hoàng Niệm Lão nói rất hay, câu đầu tiên này指世人皆共爭無關緊要之俗務 “chỉ thế nhân giai cộng tranh vô quan khẩn yếu chi tục vụ” (chỉ người đời đều tranh giành với nhau những việc thế tục không quan trọng, cấp bách), việc ở thế gian đúng là không quan trọng cấp bách, 不重本身急迫之大事 “bất trọng bản thân cấp bách chi đại sự” (chẳng chú trọng vào việc lớn cấp bách của bản thân), việc lớn là gì? Sanh tử là việc lớn. 不知無常迅速,生死事大 “Bất tri vô thường tấn tốc, sanh tử sự đại” (không biết vô thường mau chóng, việc lớn sanh tử). Tuổi càng cao, cảm xúc càng sâu sắc, lúc nhỏ, lúc tuổi trẻ, lúc nhỏ nhóm bạn cùng nhau chơi đùa, lúc trưởng thành bạn bè làm việc cùng nhau tại một nơi, phần lớn đều không còn nữa, cho nên cảm thấy sanh tử là việc lớn, dần dần thế nào? Dần dần thì đến lượt mình rồi. Bản thân ta làm sao đây? Người không học Phật thì lơ là không chú ý, đến lúc chết ý niệm tranh đấu vẫn chưa dứt, vẫn chưa buông xuống được, họ đi đến đâu vậy? Lục đạo luân hồi chính là quả báo của họ. Ở đây Niệm lão nói rất hay, không xem trọng việc lớn cấp bách của bản thân, không biết được lẽ vô thường nhanh chóng, việc lớn sanh tử. 但貪名利 “đãn tham danh lợi” (chỉ tham danh lợi), chưa đạt được thì nghĩ hết cách để có được, có được rồi lại sợ mất, sợ mất đi. 故憂苦萬端,無有出期  “cố ưu khổ vạn đoan, vô hữu xuất kì” (cho nên khổ lo muôn mối, không có ngày ra), người ta không có cách nào để từ trong nỗi thống khổ ấy mà thoát ra khỏi.

如《會疏》曰:夫物有本末,事有緩急。以辦了一大事為急先務。譬如人入大城中,必先覓安下處“N Hội Sớ viết: phù vật hữu bổn mạt, sự hữu hoãn cấp. Dĩ biện liễu nhất đại sự vi cấp tiên vụ. Thí như nhân nhập đại thành trung, tất tiên mịch an hạ xứ” (Như Hội sớ nói rằng: vật có gốc, có ngọn; việc có thong thả, có cấp bách. Lấy giải quyết việc lớn làm nhiệm vụ trước mắt, giống như người vào trong thành lớn, ắt trước tiên phải tìm chỗ ở ổn thoả), trước tiên phải tìm được một chỗ để ở tối nay, 而後卻出幹事 “nhi hậu khước xuất cán sự” (rồi sau mới ra ngoài làm việc). Đợi đến lúc trời tối có chỗ trú thân, trước tiên phải tìm được nhà trọ. Thông thường người lữ khách đều biết điều này, đi xa đầu tiên phải đặt được chỗ trọ. Bây giờ giao thông thuận tiện, bất luận là đi xe, đi tàu thủy, hay máy bay, đầu tiên phải sắp xếp được lịch trình, sau đó mới theo thời gian đến nơi lúc buổi tối mà lựa chọn phòng trọ, rồi làm việc thì mới không gấp gáp, xong việc có thể yên tâm nghỉ ngơi. Hiện nay, chúng ta ở trên thế gian này, đến thế gian này, tôi đến đã 90 năm rồi, người sống trên thế gian này được 90 năm không nhiều, quá nửa là 50, 60 tuổi thì đã đi rồi, rất nhiều người 70, 80 tuổi qua đời, nơi đâu cũng có. Đi rồi, chúng ta trông thấy, chúng ta có khi nào nghĩ rằng họ đi đến đâu rồi không? Người học Phật chân chính, phỏng đoán, chính xác đến 8, 9 mươi phần trăm. Vì sao vậy? Bởi kinh điển nói cho chúng ta rất rõ ràng, quý vị chỉ cần đọc kỹ càng, đọc rõ ràng, thì liền rõ ràng việc này thôi. Rõ ràng rồi, tự mình biết phải làm gì.

Ngày nay chúng ta gặp được đại pháp không gì thù thắng bằng, không phải là pháp môn bình thường. Quý vị đồng học đều biết trong kinh điển Đại-thừa, thì Kinh Hoa nghiêm là thù thắng đệ nhất, nhưng tu học Kinh Hoa nghiêm có khó khăn, dung lượng rất lớn, lại không có thầy; Kinh Pháp Hoa cũng thù thắng, cũng không có thầy dạy. Nhưng có một Pháp môn còn quan trọng thù thắng hơn Pháp hoa và Hoa nghiêm, vẫn còn rất nhiều thầy, không thiếu bậc thiện tri thức, đó chính là Pháp môn Tịnh-độ. Hải Hiền tam thánh vì chúng ta mà làm ra tấm gương tốt nhất, quý ngài đã vãng sanh rồi, là tự tại vãng sanh, trước lúc vãng sanh thân tâm vẫn khoẻ mạnh, không có mảy may sự già, bệnh, chết, không có hiện tượng ấy. Lão Hòa thượng Hải Hiền thọ 112 tuổi, thân thể khoẻ mạnh, 112 tuổi mà vẫn leo cây hái quả hồng. Có đoàn Phật tử đến thăm, ngài liền đi hái hồng chia cho mọi người cùng ăn, 112 tuổi. Cũng là biểu diễn cho chúng ta xem, dẫu rằng tuổi cao, nhưng thể lực không suy yếu, giống như người trẻ vậy, người trẻ tuổi có thể leo cây, ngài cũng leo cây được; người trẻ tuổi có thể làm việc, ngài cũng làm việc được. Hôm ngài vãng sanh, ban ngày ngài làm việc cả ngày, ở trong vườn rau làm đất, nhổ cỏ, tưới nước, việc gì cũng làm, từ sáng đến tối, đêm thì ngài vãng sanh. Không có nói đêm nay ta vãng sanh rồi, bây giờ ta có thể nghỉ ngơi một chút, niệm Phật nhiều một chút, ngài không như vậy. Thực tế, Phật hiệu của ngài không trở ngại làm việc, làm việc không trở ngại niệm Phật, Phật hiệu của ngài không gián đoạn, đã ước định cùng A Di Đà Phật, đến thời gian thì Phật đến tiếp dẫn, ngài thật đi rồi.

Chuyện này cách chúng ta không lâu, năm nay là năm 2016, ngài ra đi vào tháng 1 năm 2013. A Di Đà Phật ước định với ngài rằng, khi nào con thấy một quyển sách tên là Nếu Muốn Phật Pháp Hưng, Chỉ Tăng Tán Thán Tăng, thì A Di Đà Phật sẽ đến tiếp dẫn ngài vãng sanh. Ngài ngày ngày trông chờ, ngài lại không biết chữ, không đọc sách, cho nên không thể có người đem sách cho ngài xem, không thể nào. Làm sao tự dưng có chuyện như vậy được, có người đem sách đến biếu ngài, cũng có khả năng không phải tặng ngài, mà ngài tự nhìn thấy, lão Hoà thượng trông thấy được: “sách mà con đem theo, tên là gì?”, người ấy đọc tên sách lên, lão Hoà thượng hết sức hoan hỉ, A Di Đà Phật ước định với ngài: một chút cũng không giả, thật có người đem quyển sách ấy lại biếu. Ngài mặc áo đắp y, cầm trên tay, nhờ người chụp ảnh cho ngài, ngày thứ ba thì ngài đi. Làm để cho chúng ta thấy, chúng ta học Phật, niệm Phật không được kém hơn ngài, ngài ấy có thể tự tại vãng sanh, tôi cũng muốn tự tại vãng sanh, có thể làm được không? Mọi người đều có thể làm được, vì sao vậy? Bởi quý vị vốn là Phật, điều này là thật, không phải giả dối, tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật. Không những chúng ta vốn là Phật, mà tất cả động vật, thực vật, hoa cỏ, cây cối, núi sông đất đai đều là Phật. Cây có thần cây, hoa có thần hoa, cây cỏ có thần cây cỏ, núi có thần núi, nước có thần nước, chúng ta nên biết, tất cả muôn vật vốn cùng một gốc sinh ra, gốc này chính là chân-tâm. Chân-tâm của ai? Chân-tâm của chính chúng ta.

Chư vị cần phải hiểu rõ, chân-tâm không có phân biệt, không có chấp trước, không có khởi tâm động niệm. Thế giới này cũng như mười pháp-giới y chánh trang nghiêm, lục đạo luân hồi đều do tâm này sinh ra, muôn sự muôn vật với chúng ta có quan hệ gì, quý vị thật  làm cho rõ ràng, làm cho sáng tỏ, không hoài nghi đối với những điều Phật nói, thì quý vị mới có thể khẳng định đồng một thể với tôi. Không phải một nhà, mà là một thể! Trong kinh Đại-thừa thường nói: 十方三世佛,共同一法身 “Thập phương tam thế Phật, cộng đồng nhất Pháp-thân” (Ba đời mười phương Phật, cùng chung một Pháp-thân). Chúng ta có thể nói như thế này: muôn việc muôn vật trong mười phương ba đời cùng chung một Pháp-thân, một thể! Mục đích học Phật là gì? Là quay về Tự-tánh, thì thành Phật rồi. Phàm phu chúng ta đã đánh mất Tự-tánh quá lâu quá lâu rồi, biến thành chúng sanh trong mười pháp-giới, biến thành chúng sanh trong lục đạo luân hồi, đoạ lạc thành ra bộ dạng này. Hoàn cảnh sống hiện nay năm sau không bằng năm trước, đây là sự thật, người có một chút tri thức đều nhận thấy được. Tuy nhận thấy được, nhưng không làm gì được, làm sao đây? Chúng ta là vô cùng may mắn, gặp được Phật pháp, gặp được Tịnh-tông, gặp được Kinh Vô Lượng Thọ, gặp được bản hội tập, phước báo này rất lớn rất lớn! Chúng ta đã gặp được rồi, quý vị phải làm cho rõ ràng, làm cho sáng tỏ, năng lượng này có thể đảm bảo cho chúng ta vãng sanh về thế giới Cực Lạc, viên mãn thành tựu ngay trong một đời này. Chúng ta không được lãng quên, chẳng được không nghiêm túc thực hành, tín, nguyện, trì danh, mới có thể vãng sanh Tịnh-độ. Thật sự tin, không có mảy may hoài nghi; thật nguyện, nguyện tâm kiên định, tuyệt đối không có đổi dời; niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, như lão Hoà thượng Hải Hiền vậy, thì chắc chắn được sanh Tịnh-độ. Đây chính là việc lớn! Từ vô lượng kiếp, bất luận ở đạo nào, đều là việc lớn đầu tiên, không có việc nào lớn hơn việc này, quý vị nhận thức được điểm này, thì không có chúng sanh nào có thể sánh được với trí huệ phước báo của quý vị, đời này ắt sẽ viên mãn thành tựu.

Chúng ta xem ví dụ trong phần đầu sách Hội Sớ, 抵暮昏黑者,大限到來之謂也。有投宿之地者,生蓮花中,不落惡趣之謂也 “Để mộ hôn hắc giả, đại hạn đáo lai chi vị dã. Hữu đầu túc chi địa giả, sanh liên hoa trung, bất lạc ác thú chi vị dã”(đến lúc trời tối đen, là nói khi đại hạn đến vậy. Có chỗ nghỉ ngơi, sanh trong hoa sen, là nói không rơi vào đường ác vậy), khi đại hạn đến, sanh trong hoa sen, không rơi vào đường ác. 然諸人緩於火急之事,走不急之經營。大命將盡,雖悔何益 Nhiên chư nhân hoãn ư hoả cấp chi sự, tẩu bất cấp chi kinh doanh. Đại mạng tương tận, tuy hối hà ích”(Nhưng mọi người lại thong thả với việc cấp bách, đi lo toan những việc không khẩn cấp. Đến khi mạng sắp hết, dẫu hối hận thì có ích gì). Đến tầm tuổi của tôi đây, ngày ngày đều có thể vãng sanh, rốt cục vãng sanh đi đâu, điều này không thể không biết, nếu lại vào luân hồi, thì đặc biệt sai lầm rồi. Thoát ly luân hồi, sanh đến Pháp-giới Tứ-thánh trong 10 Pháp-giới, vẫn chưa rốt ráo, chưa viên mãn. Từ Pháp-giới Tứ-thánh mà tu, Thanh-văn tu thành Duyên-giác, Duyên-giác tu thành Bồ-tát, Bồ-tát tu thành Phật, Phật vượt khỏi 10 Pháp-giới, thời gian này phải tính bằng kiếp số, rất dài, rất gian khổ. Đó là tại sao? Vì không biết có Pháp môn này, không biết có con đường lớn này. Đường này đích thực là đường cao tốc, chúng ta tìm thấy rồi, không phí nhiều thời gian, mà liền có thể đạt được mục đích. Cho nên việc hoả cấp trước mắt, hoả cấp là gì? Mạng sắp hết ta đi về đâu? Nếu như không sanh Tịnh-độ, khẳng định rằng vẫn ở lại lục đạo luân hồi, lẽ nào không sợ hãi ư?

Trước mắt, xin dẫn chứng cho mọi người, ngài Pháp sư Oánh Kha đời Tống giác ngộ rồi, thực đã giác ngộ rồi, nếu không vãng sanh ắt sẽ đoạ vào địa ngục, nghĩ tới nỗi khổ ở địa ngục, nên nắm chắc cơ hội ấy. Người khuyên ngài không nắm chắc cơ hội, ngài thì nắm chắc cơ hội, ba ngày ba đêm, không ăn không ngủ, một câu Phật hiệu không gián đoạn, thật đã niệm được A Di Đà Phật đến rồi. Phật từ bi, chúng ta khởi tâm động niệm Ngài đều biết. Nhưng tại sao chúng ta không thấy? Mà Pháp sư Oánh Kha lại thấy được? Bởi tâm ngài ấy khẩn thiết, không có tạp niệm, cho nên ba ngày niệm được Phật đến. Tâm chúng ta tạp loạn, rất nhiều vọng tưởng, rất nhiều tạp niệm, đối với việc vãng sanh thế giới Cực Lạc thì bán tín bán nghi, cho nên chúng ta ngày ngày niệm Phật, mà A Di Đà Phật chưa hiện thân, nguyên nhân chính là ở chỗ đó. Lỗi ở chính chúng ta, Phật không có lỗi, có cảm thì Ngài liền ứng. Quý vị thật muốn vãng sanh, có thể giống như lão Hoà thượng Hải Hiền, có thể giống như Pháp sư Oánh Kha, chúng ta tin rằng A Di Đà Phật nhất định hiện ra trước mắt.

Chúng ta lại xem chú giải của Niệm lão. 劇惡極苦 “kịch ác cực khổ”(kịch ác cực khổ), chữ “kịch” có nghĩa là lớn, và cũng có nghĩa là rất. 《濁世惡苦品》曰:唯此五惡世間,最為劇苦。又曰:如是五惡五痛五燒,譬如大火,焚燒人身。惡是因,苦是果。殺盜淫妄酒,是為劇惡 “Trược thế ác khổ phẩm viết: Duy thử ngũ ác thế gian, tối vi kịch khổ. Hựu viết: Như thị ngũ ác ngũ thống ngũ thiêu, thí như đại hoả, phần thiêu nhân thân. Ác thị nhân, khổ thị quả. Sát, đạo, dâm, vọng, tửu, thị vi kịch ác (Phẩm Trược Thế Ác Khổ nói rằng: chỉ thế gian ngũ ác này, là kịch khổ nhất. Lại nói: như là năm ác, năm đau khổ, năm thiêu đốt, giống như lửa lớn, thiêu đốt thân người. Ác là nhân, khổ là quả. Giết hại, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ, uống rượu, đó là kịch ác). Ai biết được? Biết được thì đã đem năm thứ ấy trừ bỏ đi rồi. Chúng ta mới học Phật, lúc mới học Phật sư phụ dạy quý vị điều gì? Tam quy Ngũ giới. Tam quy Ngũ giới có thể giúp chúng ta thoát khổ được vui, quý vị muốn biết thật sự, Phật nói với chúng ta, biết thật sự không dễ, vì sao vậy? Bởi biết thật sự thì quý vị đã làm được, quý vị vẫn chưa làm được, thì quý vị không phải là biết thật sự, quý vị vẫn dám làm, quý vị vẫn chưa sợ hãi, vẫn còn thua xa so với Pháp sư Oánh Kha. Pháp sư Oánh Kha là người xuất gia, mà phá giới Tỳ-kheo, ngài đều làm sát đạo dâm vọng tửu, lúc làm chưa hiểu được, về sau có người nói cho ngài: làm như thế phải đọa địa ngục, ngài tin tưởng, đoạ địa ngục thì quá đáng sợ, vội vã quay đầu. Ngài tự thừa nhận rằng: nếu không có cách nào vãng sanh được, thì khẳng định phải đoạ địa ngục, nếu muốn không đoạ địa ngục, phương pháp duy nhất chính là cầu sanh thế giới Cực Lạc, hoàn toàn dựa vào A Di Đà Phật thì mới thành tựu được. Đây chính là “kịch ác”, Phật nói, mà Phật Thích Ca nói, A Di Đà Phật nói, mười phương ba đời hết thảy chư Phật đều nói thế, làm ác cảm quả ác. Giống như lửa lớn, thiêu đốt thân người. Ác là nhân, khổ là quả. Sát đạo dâm vọng tửu là kịch ác. 造惡感受惡果,名為五痛五燒,如火燒身,故曰極苦。又《會疏》曰:人世炎炎,猶如火聚,故云劇惡極苦“Tạo ác cảm thọ ác quả, danh vi ngũ thống ngũ thiêu, như hỏa thiêu thân, cố viết cực khổ. Hựu Hội Sớ viết: Nhân thế viêm viêm, do như hỏa tụ, cố vân kịch ác cực khổ”(Tạo ác thì cảm thọ quả ác, gọi là ‘ngũ thống ngũ thiêu, như lửa đốt thân, cho nên gọi là cực khổ. Sách Hội Sớ còn nói: đời người nóng bừng bừng, giống như đống lửa, nên nói là kịch ác cực khổ). Chỗ này đã nêu ra chỗ quan trọng nhất, Phật đã nói ra rồi, rõ ràng đơn giản. Thọ Tam quy rồi, nhưng không làm được; thọ Ngũ giới rồi, cũng không làm được. Tam quy Ngũ giới, Cư sĩ tại gia đều có thể thọ được, đều nên thọ, thật có thể y giáo phụng hành thì đắc được tâm thanh tịnh, liền được khai huệ, khai trí huệ, thì có thể đảm bảo quý vị vãng sanh Tịnh-độ.

Lại xem chúng sanh ở thế gian chúng ta đây, họ thực hiện tu hành của chính mình như thế nào? 勤身營務,以自給濟 “cần thân doanh vụ, dĩ tự cấp tế” (khó nhọc lo toan công việc, để chu cấp đủ cho thân mình). Trong Hội sớ giảng giải cho chúng ta營謂經營,專力於事云務 “doanh vị kinh doanh, chuyên lực ư sự vân vụ” (doanh là làm lụng, tính toán; chuyên chú sức lực vào việc gì gọi là vụ), là phục vụ; 以是勤勞其身,故云勤身 “dĩ thị cần lao kì thân, cố vân cần thân” (bởi thân siêng năng vất vả, nên gọi là cần thân). 給者,相足也。以物饒足為給。又給者,供給也 “cấp giả, tưng túc dã. Dĩ vật nhiêu túc vi cấp. Hựu cấp giả, cung cấp dã” (cấp là làm cho đủ. Lấy vật làm cho đủ gọi là cấp. Cấp cũng nghĩa là cung cấp). Cơ thể chúng ta mong muốn, mấy người không mong được cung dưỡng vật chất, vì ăn mặc ngủ nghỉ, vui chơi, mà lãng phí không biết bao nhiêu tâm tư, bao nhiêu thời gian, bao nhiêu năm tháng uổng phí trôi đi. Lão Hoà thượng Hải Hiền là tấm gương cho chúng ta, ngài ở Nam Dương tỉnh Hà Nam, Hà Nam là ở phía nam của Hoàng Hà, bây giờ là mùa đông, có lẽ tuyết rơi rồi. Bốn mùa xuân hạ thu đông, ngài ấy chỉ có vài bộ quần áo mà thôi, áo rét mùa đông chỉ có một, hai chiếc là đủ rồi; mùa hè trời nóng, thay giặt chỉ cần ba cái là đủ rồi, đủ thay giặt thôi, dư ra thì cúng cho đại chúng. Tín đồ của lão Hoà thượng nhiều, có người cúng dường, tiểu Hoà thượng trẻ thì không có người cúng dường, lão Hoà thượng muốn chăm nom, lão Hoà thượng muốn vun đắp cho họ, để Phật pháp có người tiếp nối về sau, nếu như không có người tiếp nối, pháp mạch sẽ đứt, tội ấy rất nặng. Cho nên chúng ta tự học, hy vọng thành tựu, chúng ta còn phải khuyến khích người khác học, đó gọi là hoằng pháp lợi sanh; còn phải tìm người truyền nhân, có thể đảm đương được, việc này rất quan trọng. Có thể có được một, hai người tiếp nối, cũng được rồi; có được bảy tám người, 10 người thì càng tốt, vậy rất ít. Người tiếp nối không dễ dàng, người tiếp nối phải chân thật, phải thật làm, phải nghe lời, phải thích thú học tập mới đủ khả năng thừa truyền đại pháp, đặc biệt là Tịnh-tông, làm tấm gương của Tịnh-tông, là công đức bậc nhất.

濟者度也。故知經義為 “tế giả, độ dã. Cố tri kinh nghĩa vi”(tế là độ vậy. Nên biết nghĩa kinh là), hai câu này, cần thân doanh vụ, dĩ tự cấp tế, 勤勞其身,經營事務,求能自給自足,以度此生“Cần lao kì thân, kinh doanh sự vụ, cầu năng tự cấp tự túc, dĩ độ thử sanh” (khó nhọc thân mình, toan tính công việc, mong rằng có thể tự cấp tự túc, để sống qua một đời này). Tiêu chuẩn này không thể quá cao, sống ở khu vực này, địa cầu hiện nay, bởi vì giao thông thuận lợi, khoảng cách rút ngắn rồi, khác nhiều so với trước đây. Ngày xưa, mấy nơi chùa miếu đền am, nhất là những chùa miếu nhỏ ở nơi núi rừng, hoang vắng, thật là rất là thanh tịnh, sinh hoạt giản dị, nhu cầu không nhiều thì vẫn duy trì được. Bây giờ giao thông thuận tiện nhanh chóng, không gian sinh hoạt của chúng ta rộng hơn, có rất nhiều bạn đồng đạo với khoảng cách rất xa, mọi người cùng nhau tham học tương đối khó, vậy mà nhờ giao thông thuận tiện cũng có thể làm được. Một vị Pháp sư chăm sóc mấy đạo tràng, hiện nay là việc đang rất phổ biến. Chăm sóc mấy đạo tràng như vậy, nếu ở châu Á có, châu Âu có, châu Mĩ cũng có, vậy thì mỗi năm phải đi vòng quanh thế giới mấy chuyến. Chí ít cũng phải một hai chuyến. Vật tư cần thiết chắc chắn cần nhiều hơn trước, nhưng không quá mức là được rồi, luôn luôn phải ghi nhớ thường bố thí.

如《會疏》曰:士農工商,為給自身,故云以自給濟。給,供給也。濟,周濟也“Như Hội Sớ viết: sĩ, nông, công, thương, v cấp tự thân, cố vân dĩ tự cấp tế. Cấp, cung cấp dã. Tế, chu tế dã(Như sách Hội sớ nói: sĩ, nông, công, thương, làm vì để cung cấp cho bản thân, nên gọi là cấp tế. Cấp là cung cấp. Tế là chu  cấp vậy). Có chỗ đối với chính mình, có chỗ đối với người khác, chữ này do người xưa viết. Xã hội thời cổ yên bình, vì sao mà yên bình? Chúng ta xem bốn chữ này, xem chúng bày hàng đúng trật tự, thì biết xã hội có trật tự, không hỗn loạn. Sĩ đặt đầu tiên, cũng chính là tầng lớp trên của xã hội, địa vị của người đọc sách cao nhất, việc này chứng tỏ điều gì? Tôn trọng tri thức, người Trung Hoa cũng không nói tri thức, mà nói trí tuệ, tôn trọng trí tuệ. Người đọc sách có trí tuệ là thật không phải giả. Trí tuệ từ đâu mà đến? Trí tuệ vốn đã có từ bên trong Tự-tánh, tuy có, nhưng mê rồi. Cho nên nhất định phải học tập, phá mê khai ngộ, thì trí tuệ mới hiện ra, trí tuệ hiện ra thì phước báo cũng hiện ra, bởi chúng có mối quan hệ liên đới. Cho nên người đọc sách đặt tại đầu tiên, người đọc sách hiểu được ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức. Thật sự hiểu được, vì sao vậy? Họ làm được, hoàn toàn thực hiện ở trong cuộc sống ngày thường, ở nhà, công việc, đối người, tiếp vật họ đều làm được. Đó là người tốt, có trí tuệ, có đạo đức, là gương mẫu cho đại chúng xã hội. Người như thế nhiều, thì xã hội yên ổn, quốc gia giàu mạnh, thiên hạ thái bình. Đặt họ ở đầu tiên. Thứ hai là nông, nông phu, nông phu xếp ở thứ hai. Nông phu chăm chỉ làm việc, trồng trọt lương thực, cung cấp cho đại chúng xã hội. Chúng ta phải cảm ơn họ, không có họ, thì thức ăn từ đâu đến? Mỗi bữa cơm ăn, đều phải hồi hướng cho họ, cảm ơn. Thứ ba là công, công ở phía sau nông, ăn uống quan trọng hơn công việc, vì thiếu thốn thức ăn, thì không thể duy trì sự sống, thiếu áo quần còn có thể chịu được, không có lương thực thì không được, nên nông quan trọng hơn công, công là thứ yếu. Sau cùng là thương, thương là buôn bán, họ không phải là chế tạo, họ là buôn bán, cho nên thương xếp ở sau cùng. Nếu xã hội tôn trọng đầy đủ sĩ, nông, công, thương, thì xã hội ấy sẽ ổn định, thế giới ấy sẽ thái bình.

Chúng ta xem xét hiện nay, thế giới hiện nay đang đảo loạn, thương nhân là số một, họ giàu có, công nhân thứ hai, nông dân thứ ba, người đọc sách là không đáng giá nhất, xếp sau cùng. Cho nên, người đọc sách hiện nay cũng biến thành thương nhân; dạy học, thì mở lớp dạy thêm; nhà trường, thì thu học phí rất cao, không nộp học phí sẽ không dạy quý vị, bây giờ biến thành như vậy. Ngày xưa, đầu thời Dân Quốc, cuối thời Mãn Thanh không như vậy, dạy học không được thu học phí, thu học phí là thành ra mở tiệm rồi. Cho nên trước đây cơ hội được đi học nhiều, chỉ cần quý vị đủ khả năng học, là thầy đều hoan hỷ, gia cảnh thanh bần thì không thu học phí, gia cảnh bần cùng không qua ngày nổi, thì thầy còn đem tiền giúp đỡ học trò. Không có người thầy nào lại đi đòi tiền học sinh, đòi hỏi điều kiện với phụ huynh cả, không có, việc này không phải là nghề buôn, đó là giáo dục. Cứ thế dạy quý vị thành người, sau này tham gia thi cử nhà nước. Thi đỗ, trúng tuyển rồi, cuộc sống của quý vị được đảm bảo, quốc gia lo cho quý vị. Chúng ta đọc sách Liễu Phàm Tứ Huấn, tiên sinh Viên Liễu Phàm lúc nhỏ thi đỗ Tú tài, 15 tuổi trở lên có thể trúng tuyển Tú tài, nhà nước liền nuôi ông ấy, mỗi năm cấp cho ông ấy hơn 90 thạch gạo. Đương nhiên ông ấy ăn không hết, ăn không hết ông ấy có thể bán lấy tiền nuôi người nhà. Cho nên, người đọc sách có thể đọc sách cả đời, sinh hoạt kham khổ đôi chút, nhưng nhà nước nuôi quý vị. Nhóm người ấy là người có ảnh hưởng đến ổn định xã hội, họ là anh hùng vô danh, đem luân lý, đạo đức, nhân quả giáo dục và làm ra tấm gương cho mọi người xem, cho nên cống hiến của người đọc sách với xã hội rất lớn. Nhân tài đời đời từ đâu mà ra? Đều là từ những người này dạy dỗ ra. Hiện nay sư đạo không còn, hiếu đạo không còn, sư đạo không còn, thì xã hội loạn rồi, loạn đến hôm nay, khiến chúng ta cảm thấy vô cùng nghiêm trọng. Đây không phải là loạn nhỏ, mà là đại loạn. Sự rối loạn ấy giống như đem thêm khổ cho người ta, nhưng người ta không giác ngộ, tạo nghiệp mỗi năm một nặng, tai nạn mỗi năm một nhiều hơn, rất đáng sợ. Chúng ta phải quay lại dốc sức lo toan công việc, không phải để tự nuôi mình, mà làm sao để giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, giúp đỡ họ thì đúng rồi, đấy chính là Bồ-tát. Đoạn này là giảng về nhân quả.

Chúng ta xem đoạn tiếp theo, 起惑妄作 “khởi hoặc vọng tác” (khởi hoặc làm xằng bậy), đây là giảng về nhân.

【尊卑。貧富。少長。男女。累念積慮。為心走使。】

Tôn ti, bần phú, thiếu trưởng, nam nữ, luỹ niệm tích lự, vi tâm tẩu sử”

(Sang hèn, giàu nghèo, lớn nhỏ, nam nữ, tích chứa lo nghĩ, bị tâm sai khiến).

Chủ yếu là hai câu sau, phía trước là chỉ mọi người trong xã hội, bất luận sang hèn, giàu nghèo, lớn nhỏ, là nam nữ, không có ngoại lệ, đều là tích chứa lo nghĩ. 世人位高者尊,位低者卑;財多者富,財少者貧;年老者長,年幼者少,種種不同之男男女女,無不同此愚痴貪欲之心,苦心積慮,憂念重重,奔波勞碌,無有已時 “Thế nhân vị cao giả tôn, vị đê giả ti; tài đa giả phú, tài thiểu giả bần; niên lão giả trưởng, niên ấu giả thiếu, chủng chủng bất đồng chi nam nam nữ nữ, vô bất đồng thử ngu si tham dục chi tâm, khổ tâm tích lự, ưu niệm trùng trùng, bôn ba lao lục, vô hữu dĩ thời” (người đời địa vị cao sang là tôn, địa vị thấp hèn là ti; nhiều tiền của là giàu, ít tiền của là nghèo; tuổi già là lớn, tuổi ít là nhỏ, bao nhiêu nam nữ trai gái chẳng giống nhau, nhưng không ai mà chẳng giống nhau ở lòng ngu si tham dục, nhọc tâm tích chứa lo nghĩ, buồn lo lớp lớp, khó nhọc ngược xuôi, không có lúc dừng). Đoạn này đã viết ra hết tình trạng của chúng ta bây giờ, giống như xã hội ngày nay, Phật, Bồ-tát đều nhìn thấy rõ, nếu không thì sao mà quý ngài biết được? Nhân quả phức tạp như vậy sinh ra như thế nào? Năm nay tôi tham gia hội nghị hoà bình của Tổ chức UNESCO, thật khó được tổ chức UNESCO cho chúng tôi, cùng một số hội viên, không cùng tôn giáo tín ngưỡng, có tính đại biểu thì đều mời tới, giúp chúng tôi làm một hội nghị bàn tròn, đều là tín đồ tôn giáo, hơn 20 người. Tôi rất cảm ơn sự sắp xếp của tổ chức UNESCO, đều là các đại biểu của các tôn giáo trên thế giới. Đều ngồi quanh tôi, vị ngồi sát bên cạnh tôi, là đại sứ của Vatican, chính là đại sứ Thiên chúa giáo của toà thánh Vatican ở Liên hợp quốc. Chúng tôi bàn đến đạo đức xã hội ngày một đi xuống, khi bàn đến vấn đề này, đều thấy rất lo âu, tại sao lại có thể dẫn đến tình hình này? Vị đại sứ Toà thánh nói một câu, khiến tôi rất bội phục, ông nói với mọi người, xã hội ngày nay sở dĩ thành ra như vậy, nguyên nhân chân chính chỉ có một, là ngu si, ông không nói là ngu si, mà là vô tri, chính là sự ngu si, tham sân si mà Phật pháp nói đến, nói rất hay! Nếu người ta có trí tuệ, thì sẽ không làm ra những việc xấu như vậy, chính vì vô tri, thật là không biết, cho nên thuận theo ham muốn của chính mình, thuận theo yêu ghét của chính mình, người ta dám làm trái lại giới luật, người ta dám làm trái lại kinh điển, dựa vào thân phận tôn giáo mà thu được tiếng tăm lợi lộc, hoặc nói cách khác là được nhiều sự hưởng thụ về vật chất tinh thần. Nói rất hay!

Quay đầu lại, chúng ta đang thấy trong kinh văn này, người đời xưa có trí tuệ, không mê hoặc điên đảo, vì sao vậy? Vì có lớp người đọc sách giúp đỡ họ, họ có vấn đề gì liền đem đến hỏi những người đọc sách. Thậm chí dù gặp lúc đấu tranh, cũng thỉnh một người đọc sách, giúp họ đánh giá phân xử, người đọc sách vừa giảng giải vừa khuyên răn, giúp họ hoà hợp như cũ, vấn đề liền được giải quyết. Họ chẳng cần cảnh sát, không cần cơ quan toà án, không cần thiết, vì mấy vị Tú tài dạy học, đã giải quyết vấn đề rồi, bớt phiền phức! Bây giờ, sĩ nông công thương đảo lộn chính là vô tri. Nếu có biết, thì sẽ không có cách sắp xếp như vậy, sĩ nông công thương mới là đúng, thương công nông sĩ là sai rồi. Bởi vì ngu si, không biết, cho nên không khống chế được tâm tham dục, khởi tâm động niệm là gì? Là tham sân si mạn nghi, như thế liệu có được không? Cho nên nói những người này, ở thế gian này: các ngành các nghề, nam nữ già trẻ, đều là ngu si, đều có tâm tham dục ngu si, khổ tâm chất chứa lo buồn, sầu khổ tầng tầng, nói tóm lại là: thân tâm bất an. Đây chính là miêu tả tình trạng chúng ta hiện nay. Không có lúc dừng, không chấm dứt, bôn ba vất vả. 故曰:累念積慮,為心 “cố viết: luỹ niệm tích lự , vi tâm” (cho nên nói rằng: chất chứa lo buồn, làm tâm mình), tâm này chính là vọng niệm, vọng tưởng, 走使 “tẩu sử” (bị sai khiến), ngôn ngữ, hành vi việc làm đều nghe theo chỉ huy của vọng niệm, đều phục vụ cho vọng niệm, vấn đề này thật nghiêm trọng.

義寂師曰:累念於既往,積慮於未至,故云累念積慮。常為欲心所驅役,嘈雜奔波,故云為心走使 “Nghĩa Tịch sư viết: lũy niệm ư kí vãng, tích lự ư vị chí, cố vân lũy niệm tích lự. Thường vị dục tâm sở khu dịch, tào tạp bôn ba, cố vân vi tâm tẩu sử” (sư Nghĩa Tịch nói rằng: chất chứa suy nghĩ về việc đã qua, tích tụ âu lo về điều chưa tới, cho nên gọi là “lũy niệm tích lự”. Thường bị lòng dục sai khiến, chạy vạy ngược xuôi, nên gọi là bị tâm sai khiến). Tâm ở đây chính là vọng tưởng. 意謂思憶過去是累念 “ý vị tư ức quá khứ thị lũy niệm”(ý nói là nhớ nghĩ quá khứ nên chất chứa lo nghĩ), nghĩ về quá khứ, 憂慮未來名積慮。故此心念,無有安時。因心有所欲,身必隨之。例如欲購愛物  Ưu lự vị lai danh tích lự. Cố thử tâm niệm, vô hữu an thời. Nhân tâm hữu sở dục, thân tất tuỳ chi. Liệt như dục cấu ái vật” (Lo nghĩ về tương lai gọi là “tích lự”. Nên tâm niệm ấy, không lúc nào yên. Bởi lòng có điều ham muốn, thân ắt phải theo, ví như muốn mua món đồ ưa thích), quý vị thích món đồ ao ước trong lòng, 則不顧擁擠雜亂,奔波排隊。故曰為心走使 “tắc bất cố ủng tề tạp loạn, bôn ba bài đội. Cố viết vi tâm tẩu sử” (thì chẳng màng chen chúc đông đúc, đôn đáo xếp hàng. Nên gọi là bị tâm sai khiến). Đây chính là Niệm lão nhìn thấy cảnh mua bán ở cửa hàng hiện nay, mọi người phải xếp hàng, đây là điều ngài trông thấy, so với trong kinh thì vừa khớp. 蓋謂積於心念之中,俱是財物,故名累念積慮 “Cái vị tích ư tâm niệm chi trung, câu thị tài vật, cố danh lũy niệm tích lự”(đại khái nói là chất chứa trong tâm niệm, đều là tiền của, cho nên gọi là: ‘lũy niệm tích lự’). 如嘉祥疏以心財相積不捨“Như Gia Tường Sớ dĩ tâm tài tương tích bất xả”(như trong Sớ của ngài Gia Tường cho rằng lấy tâm tích chứa tài sản không xả), tâm người này, trong lòng chỉ nghĩ đến tiền, không thể để mất tiền, mong tiền của càng nhiều càng tốt. Hiện tượng này, ngày nay rất phổ biến ở trên địa cầu, quý vị đi hỏi 10 người, thì cả 10 cùng gật đầu nói đúng, tâm tôi đúng là như vậy, tôi đang làm việc ấy; quý vị đi hỏi 100 người, thì 100 người đều gật đầu nói đúng vậy, quý vị đi hỏi một vạn người, thì một vạn người đều gật đầu nói đúng vậy, làm sao đây? Xã hội hiện đại, chúng ta nói mỗi năm một xấu đi, chính là nói hiện tượng này.

Có người nào chịu đem dục vọng buông xuống không? Người khác tranh, tôi không tranh, tôi thoát ly khỏi hàng ngũ ấy. Đây là một số ít người sáng suốt, không thể nói không có người sáng suốt được, có người sáng suốt, người sáng suốt biết đủ thường vui. Điều cần thiết của cuộc sống có cần hay không? Cần, nhưng vừa đủ thì thôi. Quần áo mặc được ấm, cơm ăn được no, có nhà nhỏ đủ che mưa gió là đủ rồi, không đòi thêm nữa, thì tâm định thôi. Không có ham muốn, tâm định rồi, tâm định thì trí tuệ khai mở, tâm định thì việc làm của mình ngay thẳng, Tam quy Ngũ giới mà đức Phật dạy chúng ta có thể tự nhiên biểu diễn ra, làm tấm gương tốt của người học Phật cho đại chúng xã hội. Lão Hoà thượng Hải Hiền sống trên thế gian chính là biểu pháp cho chúng ta. Ngài ở ngôi chùa nhỏ ở làng quê, trước đây vốn là lợp cỏ, không có nhà ngói, chỉ là lợp tranh, phòng ở không lớn, chỉ có mấy gian phòng, trong chùa chỉ ở được 5 người. Ngài chăm chỉ làm lụng, trồng lương thực, trồng rau, trồng cây ăn quả, mỗi năm thu hoạch cũng không ít, ngài giúp đỡ trên vạn người xung quanh. Lão Hoà thượng thật không đơn giản. Chúng ta chắc rằng tín đồ của chùa sẽ không nhiều, bởi vì chùa quá chật chội, lại không nổi tiếng, không có người biết. Nhân khẩu cũng không nhiều, ngài dẫn đầu làm việc. Cho nên ngôi làng nhỏ ấy, khu vực ấy, thật là đất phước. Lão Hoà thượng dùng “thân giáo” không phải “ngôn giáo”, thân giáo là làm tấm gương cho người ta xem, mọi người đều học tập theo ngài. Khi ngài vừa vãng sanh, khu vực ấy dần dần nổi tiếng, bây giờ người đi thăm quan vãn cảnh, lễ bái ngày một đông.

Người bây giờ, bất luận là già hay trẻ, là giàu hay nghèo, là nam hay nữ, luôn có tâm lý hưởng thụ vật chất, hưởng thụ tinh thần; ngay cả hưởng thụ tinh thần cũng không như Thánh hiền, có thể dùng hưởng thụ vật chất để khái quát, tinh thần họ không rời khỏi vật chất. Họ không chịu được gian khổ, không muốn làm việc, hiện tượng này ngày càng nghiêm trọng, bởi vậy không tốt. Trong chú giải nói rất hay, lời này trong Gia Tường Sớ nói rất hay, 以心財相積不捨,釋累念積慮。以勤求無寧,釋為心走使 “dĩ tâm tài tương tích bất xả, thích: lũy niệm tích lự. Dĩ cần cầu vô ninh, thích: vi tâm tẩu sử” (lấy tâm tích chứa tài sản không bỏ, để giải thích “lũy niệm tích lự”. Lấy chạy theo dục vọng không yên, để giải thích cho “vi tâm tẩu sử”). Nói rất hay! Niệm lão nói rằng: 蓋謂積於心念之中,俱是財物,故名累念積慮。勤欲求得,故身心不安,是名為心走使」「又憬興曰:為心走使者,如渴鹿逐於陽炎,翳眼弄於空華,皆為愛水之心,不了病華,而走馳故。」 Cái vị tích ư tâm niệm chi trung, câu thị tài vật, cố danh lũy niệm tích lự. Cần dục cầu đắc, cố thân tâm bất an, thị danh vi tâm tẩu sử. Hựu Cảnh Hưng viết: vi tâm tẩu sử giả, như khát lộc trục ư dương viêm, ế nhãn lộng ư không hoa, giai vị ái thuỷ chi tâm, bất liễu bệnh hoa, nhi tẩu trì cố” (đại khái nói là chất chứa trong tâm niệm, đều là tiền của, nên gọi là: ‘lũy niệm tích lự’. Chạy theo ham muốn mong cầu cho được, cho nên thân tâm bất an, nên gọi là ‘vi tâm tẩu sử’. Ngài Cảnh Hưng nói rằng: người bị tâm sai khiến, giống như con nai khát nước đuổi theo bóng nắng gợn, kẻ mắt kéo màng chạy theo hoa đốm trên không, đều bởi tâm ham thích nước, chẳng rõ là bị bệnh hoa mắt, mà cứ chạy theo vậy). 陽炎 “dương viêm”(bóng nắng gợn), chúng ta ở đây thì thật khó hiểu, vì sao vậy? Vì chưa từng thấy. Nếu ở phương bắc có thể nhìn thấy, nơi đồng trống sẽ thấy được, đây là một loại khí trên mặt đất, khí đất. Lúc mặt trời chiếu xuống, từ mặt đất bốc lên, xa trông giống như nước, giống như gợn sóng, giống như nước, đó là giả thôi. Nai là loài vật, không biết, chúng khát muốn uống nước, trông thấy ảo ảnh phía trước tưởng là nước, đi mãi mà tìm không ra. Đây là thí dụ, nai khát tìm bóng nắng gợn là thí dụ, là ảo ảnh xuất hiện trong sa mạc. Lúc chúng ta đi xe ở đồng trống, đại lộ của nước Mỹ rất dài, cánh đồng trống rất lớn, cũng có thể trông thấy hiện tượng ấy. Đây chính là tâm thèm khát nước, là lòng tham, tham tâm hừng hực, không biết được, không hiểu được rằng đó chỉ là bệnh hoa mắt, mà lại chạy theo. Trên thế giới này đâu đâu cũng có mầm bệnh, quý vị không cẩn thận, ăn thứ gì cũng có vấn đề, uống nước cũng có vấn đề, hoàn cảnh sinh sống có vấn đề, thậm chí trong không khí cũng có vấn đề, làm sao sống qua ngày đây?

Chúng ta không thể không biết, có một vùng đất rất vắng vẻ ở bên cạnh đại dương, thật tốt, giống như cảnh Đào Nguyên ở ngoài cõi đời, thế nhưng lại lo lắng, nước biển dâng lên thì làm thế nào? Các nhà khoa học nói với chúng ta, khí hậu nóng lên, nước biển sẽ dâng cao, băng ở nam cực và bắc cực sẽ tan chảy, nếu tan chảy nhiều, có thể dâng cao 6 mét, cũng xấp xỉ cao bằng căn phòng này, vấn đề này nghiêm trọng. Ở gần biển sợ nhất là sóng thần, sóng thần thì không có cách nào tránh được, Phật pháp nói là do cộng nghiệp cảm ra. Muốn hoá giải tai nạn, Phật pháp có cách, bỏ ác làm lành, buông xuống những ý niệm không tốt, những ý niệm tham sân si mạn nghi của chúng ta đi. Tôi khuyên đồng tu học Phật, đặc biệt là đồng tu trẻ, tôi khuyên họ, muốn thật sự khế nhập được cảnh giới của Phật, phải học Phật Thích Ca Mâu Ni, buông xuống tham sân si mạn nghi. Đây chính là tâm của chúng ta, cảnh thay đổi theo tâm, thân thể chính là cảnh, nếu chúng ta không có tham sân si mạn nghi, thì thân thể quý vị sẽ khoẻ mạnh, sẽ trường thọ. Tham sân si mạn nghi là bệnh độc, tham ăn, tham uống, chỉ cần có tham, quý vị có tâm ham muốn thứ tốt, đều là phiền phức, bởi người không thể có tâm tham. Hiện nay, cám dỗ vật chất bên ngoài rất lớn, quý vị không cưỡng lại được dụ dỗ, thì quý vị sẽ bị đọa lạc vào trong tham sân si, thì cuộc sống của quý vị sẽ khó qua. Với muốn xả tham sân si mạn nghi, thì phải tin vào lời dạy của Thánh hiền, không thể nghi ngờ, quý vị nghi ngờ là bỏ mất duyên rồi. Quý vị phải học nhiều, học theo cổ nhân, cổ nhân để lại đều là những điều rất tốt. Những điều mà bậc đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, để lại gọi là kinh. Cho nên tiêu chuẩn của kinh không phải là tiêu chuẩn thông thường, phải là triệt ngộ. Vì vậy những gì của Phật thuyết thì xưng là kinh, những gì của Thánh nhân Trung Hoa nói thì xưng là kinh. Trung Hoa chúng ta có ngũ kinh, có thập tam kinh, nhất định phải tin tưởng, nhất định phải học tập theo kinh điển, thì quý vị đúng rồi. Đó là trí huệ, lý luận, phương pháp, kinh nghiệm tích luỹ mấy nghìn năm, hiện nay không tìm được, lấy sách vở của Cổ thánh Tiên hiền để lại làm sách giáo khoa, chuyên cần học tập, đây chính là sự gia bị của các bậc đạo đức đời xưa cho chúng ta.

Người nước ta thật may mắn, các thứ của ông cha để lại, trên thế giới này chỉ có một nhà, ngoài ra không nghe nói đến. Châu Âu cũng có một ít sách cổ, nhưng sách được để lại từ một, hai nghìn năm, thì làm sao? Không có ai xem hiểu, khác với văn tự bây giờ, xem không hiểu, chỉ khảo đính được xem nó là niên đại nào, phát hiện ở đâu. Không giống Trung Hoa, Trung Hoa dù lâu đời, chỉ cần có viết thành văn tự, thì chúng ta đều có thể hiểu được. Văn tự của Trung Hoa tính đến chúng ta ngày nay, đại khái có khoảng 4500 năm, bắt đầu tính từ lúc vua Phục Hy vẽ bát quái, thì phải là 5000 năm. Hoàng Đế 4500 năm, Thương Hiệt tạo chữ viết, ở Trung Hoa bắt đầu có chữ viết. Cho nên chữ viết của Trung Hoa tốt, không bị hạn chế bởi thời gian không gian, sách do người mấy nghìn năm trước viết đến giờ xem vẫn hiểu được, truyền đến mai sau, nghìn năm vạn năm, người đời sau xem cũng hiểu được, đấy mới gọi là quý! Cho nên đây chính là văn hoá quý báu của toàn nhân loại. Chúng ta có lí do tin rằng: 30, 50 năm nữa, toàn thế giới đều sẽ học Trung văn, học Văn ngôn văn của Trung Hoa, cổ văn Văn ngôn văn của Trung Hoa sẽ biến thành ngôn ngữ thế giới. Vì sao vậy? Bởi họ muốn bảo tồn các thứ của họ cho đời sau, thì chính là đạo lí ấy. Thí dụ tốt nhất chính là kinh Phật. Quý vị xem Phật pháp truyền đến nước ta, đem Phật pháp dịch thành Trung văn, người Ấn Độ biết, có điều hay như thế, cho nên làm mọi cách đưa toàn bộ kinh điển Đại-thừa sang Trung Hoa, sau khi dịch thành Trung văn rồi, thì những kinh điển này có thể lưu truyền nghìn năm vạn đời, ai xem cũng hiểu. Nếu như viết bằng tiếng Phạn, kinh cũ vốn viết bằng tiếng Phạn, viết bằng tiếng Phạn thì giờ mấy người xem hiểu được? Một người cũng không có. Đây chính là những bậc Cao tăng Đại đức ở Ấn độ, xem trọng văn tự Trung Hoa, gửi kinh sang Trung Hoa, để dịch thành Văn ngôn. Chúng ta cũng có lí do tin rằng, hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế giới, có chữ viết của riêng họ, đều là phiên âm, cũng giống như Phạn văn, là có vấn đề ấy. Ngày sau làm sao đây? Học tập Phạn văn tất cả dịch sang Trung văn. Bởi vậy văn tự Trung Hoa tốt!

Một số nhà Hán học ở châu Âu, không ai là không khen ngợi, không ai không chủ trương đi học Hán văn. Vì sao vậy? Bởi quý vị học Hán văn rồi, thì quý vị có năng lực đọc Tứ Khố Toàn Thư. Tứ Khố Toàn Thư chí ít cũng là trí tuệ của cổ Thánh tiên Hiền nước ta trên ba nghìn năm; kinh nghiệm, lí luận, phương pháp tu học giáo học đều ở trong ấy, đây chính là quý báu! Quý vị có thể học được tốt, thì có thể giải quyết vấn đề. Bộ sách lớn như thế, trên thế giới không thể tìm thấy nhà thứ hai. Chúng ta phải thật sự nỗ lực, phải nghĩ mọi cách để lưu truyền lại, không thể để đứt đoạn, đứt đoạn thì quá đáng tiếc. Người nước ta mà để văn minh của mình đứt đoạn, thì đúng là mất nước diệt chủng. Cho nên phải nghĩ hết mọi cách để lưu giữ lại, cách tốt nhất chính là lưu thông toàn thế giới. Hiện nay chúng ta đang dùng cách ấy làm thực nghiệm, dùng sách Quần Thư Trị Yếu, hiện nay chúng ta đang có 11 bản phiên dịch, 11 bản văn tự không giống nhau, hy vọng có thể lưu thông toàn thế giới. Chủ yếu là mỗi quốc gia đều có văn tự riêng trong 11 loại ấy. Tại Liên hợp quốc, chúng tôi tặng cho đại sứ đại biểu của các nước, họ xem xong, không có ai không khen ngợi, không ai không thích, đây là hiện tượng tốt. Chúng tôi thấy vậy, tín tâm cũng tăng lên, nguyện tâm kiên định rồi, chúng ta không có nghi ngờ, một mực tiến lên, hy vọng có thể đem Văn ngôn văn giới thiệu cho toàn thế giới.

Trong lòng không được nghĩ đến của cải, đều buông xuống tất cả tiếng tăm lợi lộc, không có không quan trọng, có cũng không quan trọng. Cả đời tôi, học hành chưa được tốt, sinh ra trong thời kì chiến tranh, chịu đủ giày vò, 14 tuổi đã phải tự nuôi lấy chính mình. Rời nhà đi, không nộp được học phí, không có cách nào học tiếp nữa, tìm công việc nhỏ, 14 tuổi đã phải tự nuôi sống chính mình. Sinh ra ở nông thôn, không có mối quan hệ với ai, không có người giúp đỡ. Sau khi xuất gia, lại không đủ duyên, mục tiêu của chúng tôi định giảng kinh dạy học, không lập đạo tràng, không lãnh chúng. Cho nên cả đời tôi làm được “tam bất quản”: không quản người, không quản việc, không quản tiền. Tôi nghe được có người bảo tôi, có một số địa phương, cả trong và ngoài nước, dùng tên tôi, để sáng lập cái này, sáng lập cái nọ, xây dựng đạo tràng, thậm chí là xây học đường, chư vị đồng tu phải biết đó đều là giả cả, bản thân tôi không có đạo tràng, tôi làm sao có thể giúp người khác mở đạo tràng, làm gì có đạo lí ấy? Bản thân tôi không có tín đồ, tôi làm sao có thể lôi kéo tín đồ? Có người bảo tín đồ của tôi nhiều lắm, là sai rồi. Thính chúng của tôi không ít, điều này thì đúng, bởi vì tôi giảng kinh qua truyền hình mười mấy năm rồi. Bắt đầu từ năm 2003, mười mấy năm rồi; dùng mạng Internet lại càng sớm hơn, khoảng 20 năm rồi. Bởi vì dùng mấy thứ này, cho nên tôi không có giảng đường, làm sao đây? Quý vị muốn nghe tôi giảng kinh thì ở nhà, mở TV lên là được rồi, người nghe không ít, không phải tín đồ, người ta biết tôi, tôi không biết họ. Tôi tin rằng người biết tôi khá nhiều, mỗi lần ra nước ngoài, ở sân bay có rất nhiều người cúi đầu với tôi, tôi đều không quen họ, bởi vì họ đều là thính giả trên mạng. Cho nên quý vị phải hiểu được, liễu giải chân tướng sự việc này.

Tôi cũng không cần tiền, ngày trước mọi người cúng dường, tôi đều đem đi in kinh, việc in kinh là công việc hàng đầu. Bây giờ in được khá nhiều rồi, đến cả bộ tùng thư lớn của Trung Hoa là Tứ Khố Toàn Thư, tôi đã mua được 112 bộ, bộ Tứ Khố Hội Yếu tôi mua hơn 330 bộ rồi, đô la Mỹ là gần 20 triệu nhân dân tệ, làm xong việc này rồi. Bây giờ tôi cũng không mua sách nữa, nhưng tôi hợp tác với nước Anh mở viện Hán học, Học viện Hán Ngữ Cổ, so với khoa Trung Văn trong một số trường đại học không giống nhau, tôi là làm Hán ngữ cổ, mục đích là bồi dưỡng năng lực đọc, dạy Tứ Khố Toàn Thư. Những thiên tinh hoa trong Tứ Khố Toàn Thư, chính là Quần Thư Trị Yếu do Đường Thái Tông làm, giáo trình chủ yếu bắt buộc của viện Hán học của chúng ta chính là bộ Quần Thư Trị Yếu này. Trong Quần Thư Trị Yếu trích tuyển từ 66 loại sách cổ, nội dung tuyển chọn là gì? Là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Quý vị muốn cả đời này được hạnh phúc, mỹ mãn, yên vui, thì quyển sách này có thể giúp quý vị; Quý vị muốn gia đình mình được hạnh phúc, gia đình hoà thuận việc gì cũng tốt đẹp, thì quyển sách này có thể giúp quý vị. Giúp công việc quý vị thuận buồm xuôi gió, gia đình hạnh phúc mỹ mãn, giúp cho xã hội an định, giúp đất nước giàu mạnh, giúp cho thiên hạ thái bình, thì bộ sách này có thể làm được. Đây là những thiên tinh hoa trong cổ tịch của Trung Hoa, chúng ta lấy Quần Thư Trị Yếu làm trung tâm. Tương lai bồi dưỡng những người ấy, toàn bộ 50 người, tôi đều dùng học bổng để giúp đỡ họ, học bổng bao gồm học phí, bao gồm cả sinh hoạt phí, chúng tôi thử nghiệm làm trong khoảng 5 năm đến 10 năm. Tối thiểu là 5 năm, để những học sinh ấy, tôi chỉ cần 30 đến 50 người, trong tương lai họ sẽ trở thành những giáo viên Hán học giỏi nhất, thế mới có truyền nhân, sẽ không bị đứt đoạn. Những người ấy có năng lực dạy học trong các khoa Trung văn ở các trường đại học, sau khi họ tốt nghiệp có học vị, ở Đại học Xứ Wales chúng tôi có học vị Tiến sĩ, thế giới đều công nhận, cho nên họ liền có năng lực dạy khoa Trung Văn ở trường đại học.

Chúng tôi có một hy vọng cuối cùng, là hy vọng quý vị bằng hữu này, tương lai quý đồng tu sẽ sống cùng nhau, chúng ta thành lập một thôn Di Đà, chúng ta chăm sóc lẫn nhau, đời này sống cùng nhau, làm việc cùng nhau, cùng chăm sóc nhau. Sức khoẻ tốt, chúng tôi hy vọng họ có thể tham gia phụ đạo cho các em nhỏ ở các lớp tiểu học, trung học, cắm rễ phải bắt đầu từ nhỏ, mười mấy 20 tuổi mới bắt đầu là nửa đường xuất gia, ít tin tưởng được. Thực sự tin tưởng được phải bắt đầu từ trẻ em 5, 6 tuổi, học Đệ Tử Quy, học Tam Tự Kinh, học Bách Gia Tánh, học những sách ấy, chúng ta hoàn toàn chọn dùng những tài liệu học tập của ngày xưa, không dùng của hiện đại. Cho nên bản thân chúng ta không cần biên soạn giáo trình. Chúng ta có lớp Thạc sĩ, lớp Tiến sĩ. Chương trình bắt buộc của Nho Thích Đạo, Nho là Tứ Thư Ngũ Kinh; Phật tôi chọn hai bộ là: Kinh Kim Cang và Kinh Vô Lượng Thọ; nhà Đạo tôi chọn hai quyển Lão Tử và Trang Tử – Nội Thiên, đây chính chương trình bắt buộc của viện Hán học. Ngoài ra, ai thích sách gì, thì tìm trong Tứ Khố, tìm thấy thứ quý vị thích rồi, thì cả đời chuyên công một bộ, thâm nhập một môn, huân tu lâu dài. Thông một bộ rồi, thì mọi bộ đều thông, tại vì sao? Bởi khai trí huệ rồi.

Trong bộ sách tuyển chọn này, phải đọc nhiều lần, chí ít phải đọc ba ngàn lần. Đọc ba ngàn lần xong, quý vị diễn giảng một lần, từ đầu đến cuối giảng cho chúng tôi nghe, trí huệ khai mở rồi, thì quý vị giảng được. Ba ngàn lần là tu định, đem vọng tưởng, tạp niệm, phân biệt, chấp trước của quý vị dứt sạch, đấy là dùng phương pháp đọc sách, định lâu rồi, tự nhiên trí huệ khai mở thôi. Chúng tôi hy vọng hình thức giáo dục này có thể thành công, đây là thực nghiệm của người xưa ở Trung Hoa, ba ngàn năm dạy học không có thất bại. Nếu thực nghiệm thành công, thì thời đại ấy vẫn còn dùng được, chúng ta hãy tìm lại, Hán ngữ Trung Hoa hoàn toàn dùng phương pháp ấy. Nền giáo dục Thánh Hiền của chúng ta, tương lai sẽ xuất hiện Khổng Tử, Mạnh Tử, lại còn xuất hiện Lão Trang, Thánh Hiền vẫn có thể xuất hiện. Nếu không đi theo con đường ấy, Thánh Hiền sẽ không xuất hiện, sẽ đứt đoạn mất, thật là đáng tiếc. Đầu thời Thanh vẫn có Thánh Hiền, Dân quốc thì không còn nữa, chúng ta hy vọng chúng ta mau mau nỗ lực, trong vòng mười năm có thể bồi dưỡng được 30 đến 50 người, không thể nói là Thánh Hiền, nếu không làm được Thánh nhân, hy vọng có thể làm được Hiền nhân. Thánh nhân là bậc đại triệt đại ngộ, Hiền nhân là đại ngộ, thấp hơn là tiểu ngộ, tiểu ngộ cũng rất khó được. Tiểu ngộ của nhà Phật là bậc A-la-hán, đại ngộ là Bồ-tát, đại triệt đại ngộ là Phật-đà. Kỳ vọng của chúng ta là ở đây.

Đoạn cuối cùng này, Tổ sư dùng hình ảnh con nai khát nước, bóng nắng gợn để thí dụ, thí dụ này là có ý nghĩa gì? Quý vị nhìn lầm rồi, đem cái giả mà cho là thật, còn sự thật thì không thấy, cuối cùng thất bại rồi, thí dụ chính là nói ý ấy. Hôm nay nếu chúng ta hoài nghi đối với kinh điển Thánh hiền, thì thật có vấn đề. Cho nên dứt khoát không được có tham sân si mạn nghi, hoài nghi là phiền não rất lớn, nhất định không được nghi ngờ, thì đời này chúng ta đều có khả năng được độ, nếu hoài nghi thì không có cách nào, dứt khoát không được đi con đường ấy. 又如有翳之病目 “hựu như hữu ế chi bệnh mục” (lại như có bệnh kéo màng ở mắt), đây là nói bệnh của mắt. Mắt bị bệnh, nhìn thấy hoa trong không trung, không trung có rất nhiều hoa, chúng ta có kinh nghiệm về bệnh đau mắt, chúng ta hiểu rất rõ; nhưng chữa khỏi mắt thì là bình thường rồi, không trung không còn gì nữa. Cho nên, đây đều là giảng về việc bị tâm sai khiến, sai khiến chính là bôn ba khó nhọc, vì những thứ giả mà bôn ba vất vả, đó là sai rồi. Thời gian buổi học hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

(Hết tập 394)

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều sanh nước Cực Lạc

Sớm viên thành Phật quả

Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

 

                                          

Trả lời 0