VẤN
ĐÁP HỌC PHẬT
Tập
13
(Tập 55 Tịnh Tông)
Chủ
giảng: Pháp sư Tịnh Không
Thời
gian: 24/11/2006
Địa
điểm: Hiệp hội giáo dục Phật-đà Hồng Kông.
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin chào mọi người. A-di-đà
Phật. Hôm nay có 35 câu hỏi, chúng ta cứ y theo thứ tự để trả lời. Trước
hết là câu hỏi của đồng tu Trung Quốc:
Hỏi: Câu thứ nhất, niệm Quán Thế Âm Bồ-tát có
thể gia hộ cả nhà bình an không bị tai nạn không? Liệu có cần khởi tu từ
thọ trì ngũ giới thập thiện không?
Đáp: Niệm danh hiệu Phật
Bồ-tát có thể tiêu tai miễn nạn là khi bạn thật sự biết niệm, phải biết
niệm như thế nào. Bạn xem chữ “niệm” này của Trung Quốc là chữ hội
ý, phía trên là “kim”, phía dưới là “tâm”, ý nghĩa này đã nói với
chúng ta rất rõ ràng, tâm hiện tại, trong tâm chân thật có Bồ-tát,
chân thật có Phật thì có thể tiêu tai miễn nạn; niệm ở trên miệng, trong
tâm không có thì không thoát được tai nạn, nhất định phải biết đạo lý
này. Quán Thế Âm Bồ-tát ngài đại biểu cho điều gì? Quý vị thường niệm
“Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát”, Quán
Âm Bồ-tát là đại biểu cho tâm đại từ đại bi, bạn có thể phát được tâm đại
từ đại bi thì tai nạn sẽ chuyển biến. Nếu bạn không có tâm đại từ
bi, ngày ngày niệm Quán Âm Bồ-tát, một ngày niệm mười vạn biến cũng không
có tác dụng, như cổ nhân nói “Miệng
niệm Di-đà tâm tán loạn, hét bể cổ họng cũng uổng công”, niệm Quán
Âm Bồ-tát, niệm Phật Bồ-tát nào cũng là như vậy. Cho nên khi niệm Quán Âm
Bồ-tát thì nhất định phải niệm ra tâm từ bi, đúng vậy, từ bi là tâm yêu
thương, có thể hoá giải hết thảy tai nạn.
Ngũ giới thập thiện đương nhiên phải học, đây là quan niệm
đạo đức cơ bản của người ở thế gian, không thể không có. Nhưng ngày
nay ai làm được ngũ giới thập thiện? Tôi học Phật 55 năm rồi, đúng là chưa
nhìn thấy một ai. Người nào có thể làm được ngũ giới thập thiện? Chính
mình phải hỏi bản thân vì sao không làm được? Chúng ta xem thấy trong lịch
sử, thời xưa người tại gia xuất gia đều có thể làm được, vì sao
người hiện nay không làm được? Người mà tôi nhìn thấy, cư sĩ tại gia,
có lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam làm được, người xuất gia, tôi xem thấy đại sư
Chương Gia làm được. Ngoài những người này ra, tôi chưa thấy
ai. Nguyên nhân là gì? Chúng ta từ nhỏ đã lơ là giáo dục nền tảng gia
đình. Cho nên muốn dạy tốt một người thì phải dạy từ khi nào? Vừa
sinh ra đã phải dạy. Ba tuổi mới dạy chúng thì đã muộn, chúng đã học
hư, ngày ngày xem truyền hình, ngày ngày xem internet, đã học hư
rồi, thế thì bạn bảo chúng quay đầu thì thật chẳng dễ. Khi lên sáu
tuổi, bảy tuổi thì không cứu được. Vấn đề này nghiêm trọng biết bao! Cho
nên chúng tôi mới suy nghĩ thấu đáo sự việc này, mới đề xuất lấy giáo
dục nền tảng làm gốc.
Đó là ba cái gốc Nho Thích Đạo, trong truyền thống Trung Quốc
thì gốc của Nho là Đệ Tử Quy, gốc của Đạo là Cảm Ứng Thiên, gốc của Phật
là Thập Thiện Nghiệp. Ba bộ này mà làm không được thì đều là
giả. Bạn học Nho, học Đạo, học Phật toàn là giả, chỉ là hình
thức, chính là trước đây lão sư Lý thường hay nói “đáng sanh tử thế nào thì vẫn là sanh tử thế đó”, cũng chính
là không thể liễu sanh tử, không thể thoát khỏi luân hồi. Cho nên vấn
đề này vô cùng nghiêm trọng. Người chân thật giác ngộ thì vẫn còn
kịp, học lại từ đầu, cắm gốc từ Đệ Tử Quy, hy vọng có thể dùng ba tháng
đến nửa năm, thực hiện được 100% Đệ Tử Quy. Hễ tâm lý hành vi trái
với Đệ Tử Quy thì chính mình nhất định phải thừa nhận là sai, là trái với
tánh đức, nhất định phải chân thật sửa lỗi; sau đó lại dùng thời gian
ba tháng để học Cảm Ứng Thiên thì dễ rồi, bạn có cái gốc đầu tiên thì cái
gốc thứ hai sẽ dễ hơn nhiều: lại dùng thời gian ba tháng để học Thập Thiện
Nghiệp Đạo, thời gian một năm, bạn cắm chắc ba cái gốc này, phải làm
được một trăm phần trăm.
Hiện nay chướng ngại lớn nhất là gì? Tham sân si
mạn, bạn có tham sân si mạn thì cái gốc này không dễ. Đây là nghiêm
trọng nhất, là việc phiền phức nhất, bạn không thể khắc phục thì không có
cách gì. Nhất định phải khắc phục tập khí phiền não, tự nhiên tai nạn
của bạn sẽ có thể chuyển hóa, sẽ chuyển trở lại được. Cho nên những gì
Phật pháp nói là có đạo lý. Bạn không hiểu đạo lý, gọi là tu mù luyện đui,
không có hiệu quả, không phải là những gì trên kinh Phật nói không
linh, mà là bạn không hiểu đạo lý, không biết phương pháp.
Hỏi: Câu hỏi thứ hai, bình thường không tin
Phật, không ăn chay, lâm chung ở trong nhà tổ chức tiệc rượu linh
đình, nhưng lại mời cư sĩ trợ niệm, xin hỏi cư sĩ có nên đi
không?
Đáp: Cư sĩ phải phát tâm đại
từ bi, có thể đi. Nói chung, niệm mấy câu Phật hiệu, cho dù
không có hiệu quả, nhưng kẻ mất người còn vẫn có lợi ích, để cho họ xem
thấy có người học Phật đang niệm Phật, đó gọi là “vừa thoáng qua ánh mắt,
mãi thành hạt giống đạo”, gieo cho họ một chút thiện căn. Bạn giữ tâm
như vậy mà đi, đây là việc nên làm, có thể làm.
Hỏi:
Thứ ba, xin hỏi liệu có nhất định phải có công
phu thật sự thì mới có thể thấy được A-di-đà Phật hiện thân không?
Đáp: Điều này cũng không
nhất định, đương nhiên chủ yếu vẫn là phải có công phu chân thật; không có
công phu chân thật, nhưng trong đời quá khứ niệm Phật niệm rất tốt, rất
như pháp, có thiện căn sâu dày, cũng có thể thấy được. Sự hiện thân
này quá nửa là hoá thân, hơn nữa thời gian đều không dài, thi thoảng gặp
một lần; nếu thường hay thấy thì là phiền phức lớn! Đó không phải là
thật, đó là giả, không thể nào thường hay thấy được.
Hỏi: Câu hỏi thứ tư, những động vật mua để
phóng sanh, khi mua thì vẫn còn sống khoẻ, nhưng sau khi thả thì lại
bị chết toàn bộ, như vậy thì có phải là tội lỗi không?
Đáp: Tội phước này là ở
tâm, bạn chân thật có tâm cứu giúp chúng sanh, thì có lỗi nhưng không
có tội; nếu bạn tham công đức, tham phước báo, vậy thì không được, phải
hiểu điều này. Phóng sanh là bình thường, không phải là ngày vía của
Phật Bồ-tát, ngày đặc biệt thì mới làm, không phải vậy, làm như vậy thì
sai rồi. Bình thường, ví dụ các bạn đi ra chợ mua thức ăn, nhìn thấy
một số động vật sống rất khoẻ, bạn đánh giá xem chúng thật sự có thể sống
được tiếp thì bạn mua để phóng sanh, bạn cứu mạng của chúng. Nếu bạn
thấy chúng kiểu như mua xong rồi thả mà chúng cũng không sống nổi, thế thì
bạn không cần. Vì sao vậy? Chúng cũng là chịu nghiệp báo, nhìn thấy
rồi thì đọc Tam quy y cho chúng, niệm mấy tiếng Phật hiệu, khuyên
chúng cầu sanh Tịnh độ, như vậy là được, kết thiện duyên với chúng.
Hỏi: Câu hỏi thứ năm, có mấy vị pháp sư đến
niệm Phật đường của đệ tử, khi mới đầu thì còn rất tốt, nhưng đến
hiện nay tuy nói bề ngoài vẫn là niệm Phật, nhưng bên trong lại âm thầm
thu tiền, mượn danh nghĩa niệm Phật để ứng tiếp Phật sự, lại còn
thường xuyên cãi nhau. Xin hỏi nếu chúng con tiếp tục hộ trì cho
họ thì sẽ có quả báo gì?
Đáp: Tôi nói ra không
tiện, nói rồi đắc tội với người ta, quả báo thì bạn tự suy nghĩ
lấy. Nghe kinh Phật nhiều thì bạn sẽ hiểu, đọc kinh Phật nhiều, nghe
kinh Phật nhiều thì sẽ hiểu rõ rốt cục có quả báo gì.
Hỏi: Câu hỏi thứ sáu, khi ở niệm Phật
đường, âm điệu của đại chúng không đồng đều, nhiễu loạn lẫn nhau nên sinh
ra phiền não. Xin hỏi sư phụ, đệ tử làm thế nào cho tốt?
Đáp: Tham quan nhiều đạo
tràng niệm Phật khác, nghiêm túc đi học tập nghi quy của niệm Phật
đường, sau khi trở về thì lãnh chúng cho tốt. Âm điệu của niệm Phật
đường không đồng đều, đây là không cung kính, bạn niệm Phật ở niệm
Phật đường, Phật nghe rồi cũng chạy mất, vậy người nào sẽ đến? Yêu ma quỷ
quái sẽ đều đến. Đạo tràng đó của bạn không phải là đạo tràng của Phật, mà
là đạo tràng của ma, không thể không biết điều này.
Hỏi: Câu hỏi thứ bảy, đệ tử không cẩn thận
nên mang bầu, lại biết không được phá thai, sau này có sư huynh bảo con
cầu Phật, sau khi con với huynh ấy cùng tụng một bộ kinh Vô Lượng
Thọ, mười bộ kinh A-di-đà, đối trước thai nhi khai thị, nói thai
nhi cầu A-di-đà Phật tiếp dẫn về thế giới Cực Lạc đi làm Phật. Sau này
phát hiện đứa con trong bụng đã bị lưu thai, xin hỏi liệu có phải thai nhi
thật sự về thế giới Cực Lạc rồi không?
Đáp: Không đơn giản như
vậy, nếu đơn giản như vậy thì Thích-ca Mâu-ni Phật hà tất phải giảng
kinh thuyết pháp suốt 49 năm, nói vất vả như vậy? Nói chung, mang
thai đều là có duyên với bạn, duyên phận, có đòi nợ trả nợ, báo ân báo
oán. Điều này xem ra là đòi nợ, bạn thiếu nợ của họ không quá nhiều
nên họ đã đi.
Hỏi: Câu hỏi thứ tám, sư phụ thường
nói, dùng thời gian một năm để học tập thực hiện giáo dục cắm gốc, để
chúng con học tập Đệ Tử Quy, Liễu Phàm Tứ Huấn, Thái Thượng Cảm Ứng
Thiên, Du Tịnh Ý Ngộ Táo Thần Ký, v.v…, đệ tử hạ quyết tâm y giáo
phụng hành, thế thì có phải nên tạm thời buông kinh Vô Lượng Thọ xuống
không? Đợi đến khi ba gốc giáo dục này trồng xuống rồi thì mới chuyển
sang tụng kinh Vô Lượng Thọ.
Đáp: Có thể. Nếu kinh
Vô Lượng Thọ mỗi ngày tụng một biến cũng không trở ngại gì, bởi vì giáo
dục cắm gốc, không phải là bảo bạn chỉ có tụng, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện
Nghiệp và Đệ Tử Quy, mỗi ngày tụng mấy biến cũng không có hiệu
quả, đó không phải là cắm gốc; ba bộ kinh đó không phải là để tụng, không
phải là để nói, mà là để làm, bạn phải làm được thì mới được. Mỗi
ngày bạn ở ngay trong đời sống, công việc đối người tiếp vật, thảy
đều không trái với giáo huấn căn bản này, kinh Vô Lượng Thọ có thể tụng
bình thường, điều này không trở ngại. Có cái gốc này thì việc tụng
kinh Vô Lượng Thọ sẽ có công đức; không có gốc này thì tụng mãi kinh Vô
Lượng Thọ chỉ có thể nói là tốt hơn mắng người một chút, không có
công đức nhiều lắm. Bạn có gốc thì công đức này sẽ rất lớn.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, chồng của đệ
tử năm nay nghe giảng Đệ Tử Quy ở chùa Nhạc Sơn, Trịnh Châu, ngày đầu
tiên thì bị bệnh, vừa đấm vừa đá. Đến ngày thứ hai, trong vòng 24 tiếng
đồng hồ đã bị ba lần như vậy, hơn nữa lần sau lại nghiêm trọng hơn lần
trước, xin hỏi như vậy làm sao tinh tấn tu hành?
Đáp: Lời của bạn nói rất mơ
hồ, tôi không hiểu lắm, cái gì mà vừa đấm vừa đá? Anh ấy đánh
ai? Hay là đánh chính mình, hay là đánh nhau với người khác? Cho nên
điều này phải nói cho rõ ràng. Đây là nghiệp chướng hiện tiền, vậy
làm thế nào? Phải tiếp tục nghe, nghe giảng kinh nhiều, để cho anh ấy bình
tĩnh trở lại, mỗi ngày đều nghe, có thể nghe đến một năm, dần dần
giúp cảm xúc của anh ấy ổn định trở lại, rồi hãy bảo anh ấy học
lại. Người cũng lớn như vậy rồi, như tôi vừa mới nói, ba tuổi mới dạy
thì đã không kịp, hiện nay tập khí này dưỡng thành rồi thì không dễ
sửa. Ngạn ngữ Trung Quốc thường nói: “Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời”, bản tánh này là nói
tập tánh, đã dưỡng thành tập khí sai lầm vô cùng khó sửa, thế thì
phải chân thật giác ngộ thì mới được; nếu không chân thật giác ngộ thì
thật không dễ. Nhưng chúng ta cũng tận tâm tận lực giúp đỡ anh
ấy, đây là việc nên làm.
Hỏi: Câu hỏi thứ mười, xin hỏi làm thế nào để
tiến hành thai giáo và giáo dục sau khi sinh?
Đáp: Đây là vấn đề
lớn, bạn có thể nêu ra, nếu chân thật có thể làm được thì bạn không
phải là người phàm, bạn là thánh hiền nhân; không phải là thánh hiền nhân
thì họ không nghĩ tới, họ cũng không làm được. Bạn hỏi cách làm như thế
nào? Bạn có thể thực hiện được 100% Đệ Tử Quy chính là thai
giáo, cũng chính là giáo dục sau khi sinh. Trẻ nhỏ từ khi sinh ra,
chúng không biết nói chuyện, nhưng chúng biết nghe, chúng biết
nhìn, người lớn ở trước mặt, từng hành vi cử chỉ, từng lời nói nụ
cười chúng đều đang học tập. Cho nên bạn phải để những gì chúng tiếp
xúc, những gì chúng nhìn thấy, những gì chúng nghe thấy, toàn là chánh
niệm, hoàn toàn là luân lý, đạo đức, nhân quả. Tấm gương này, chúng
học suốt ba năm, người xưa Trung Quốc gọi là “ba tuổi thấy tám mươi”, chính
là 3 năm, 1000 ngày cắm xuống cái gốc này, chúng có thể không đổi đến 80
tuổi, bạn nói cái gốc này thù thắng biết bao!
Cho nên “thiếu thành
nhược thiên tánh, tập quán thành tự nhiên”. Vì thế, giáo dục khi
còn nhỏ thì dễ dạy, hơn nữa gốc rễ cắm sâu, chúng không bị ô
nhiễm, bạn phải hết sức đề phòng ô nhiễm cho chúng. Ở trong nhà không
được xem truyền hình, cho nên gia giáo phải dạy thật tốt, nếu không tương
lai một khi đi học thì sẽ đổi xấu, tiếp xúc với bạn bè, với xã hội lại sẽ
ô nhiễm. Cho nên, gia giáo phải thật nghiêm khắc, từ nhỏ đã phải
hướng dẫn thật tốt, chúng biết cái gì là đúng, cái gì là sai; điều gì
có lợi; cái gì có hại, chúng có thể phân biệt thì sẽ không đi vào đường
tà. Đây chính là khả năng miễn dịch mà người hiện nay nói, phải không
ngừng tăng cường, ít nhất phải tăng cường đến mười tuổi. Trong xã hội
ngày nay, tương lai bản thân chúng lên đến trung học, lên đại học thì mới
không đến nỗi xấu đi, điều này quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Sự huân
tập, đọc tụng kinh điển này đã dưỡng thành thói quen, một ngày cũng
không được gián đoạn, ngày ngày đọc tụng kinh điển, ngày ngày tiếp cận
thánh hiền nhân. Cho dù tiếp xúc với xã hội, trong tâm chúng cũng có
một tiêu chuẩn luân lý đạo đức, điều này rất quan trọng.
Hỏi: Câu hỏi thứ mười một, tụng kinh niệm Phật
hồi hướng vãng sanh cho người nhà, nên tụng một bộ rồi hồi hướng một
lần, hay là một ngày tụng xong rồi mới hồi hướng một lần? Phải nên
hồi hướng bằng bài kệ hồi hướng nào?
Đáp: Kệ hồi hướng thông
thường là tám câu kệ, “Nguyện đem
công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh độ…”, hoặc là bản thân bạn
có nguyện vọng đặc biệt cũng được, điều này không nhất định. Mỗi lần
tụng xong một bộ kinh thì làm một lần hồi hướng cũng được. Thời gian hồi
hướng này cũng không phải dài lắm, cũng không làm mất nhiều thời gian của
bạn, mỗi bộ kinh làm một lần, tốt hơn so với một ngày chỉ làm một
lần.
Hỏi: Câu hỏi thứ mười hai, khi đệ tử niệm
Phật, luôn xuất hiện những việc chung sống không tốt với con dâu, con
dâu cũng là chướng ngại lớn nhất đối với việc học Phật của đệ tử, xin hỏi
sư phụ hoá giải như thế nào?
Đáp: Cả nhà học Đệ Tử
Quy thì vấn đề sẽ hoá giải được, cho nên Đệ Tử Quy có thể hoá giải
được rất nhiều chướng ngại.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, năm xưa đệ tử quy
y, lúc đó chỉ nhận một tấm điệp quy y nhưng chưa tham gia bất kỳ nghi
thức nào. Sau này pháp sư chứng minh lễ quy y cũng đã vãng sanh
rồi, sau đó đệ tử ở trong nhà tìm thấy một tấm điệp Quy y của Học Hội Tịnh
Tông, liền lập tức điền vào, vô cùng cung kính làm quy y một lần
nữa, xin hỏi như vậy có như pháp không?
Đáp: Phật Pháp là giáo
dục, giáo dục trọng thực chất chứ không trọng hình thức, hình thức
chỉ có tác dụng tuyên truyền. Đại chúng cùng nhau làm quy y, long
trọng trang nghiêm, chủ yếu là trình diễn, biểu diễn trên sân
khấu, là để cho người bên ngoài vẫn chưa quy y xem, để cho trong tâm
họ cảm động mà đến nơi này học Phật, là ý nghĩa này. Chân thật quy y
là thực chất. Chúng tôi có giảng giải Tam quy y, hình như có hai, ba
đĩa DVD, còn có cuốn sách nhỏ, nếu chân thật muốn quy y, phải xem
nhiều, thế nào gọi là quy y? Thế nào là pháp quy y? Y theo điều gì?
Không làm cho rõ ràng. Không làm cho rõ ràng thì toàn là giả, hữu danh vô
thực, vậy phải làm thế nào? Nghi thức cũng không có tác dụng, nghi
thức truyền tam quy, thọ giới này đều không đáng tin, nhất định phải
nghiêm túc đi thực hiện.
Hỏi: Câu hỏi thứ mười bốn, ở trong nhà có thể
cúng bài vị Vạn Tánh tổ tiên không?
Đáp: Có thể, chúng ta
đang đề xướng như vậy, hy vọng mọi người không được quên tổ tiên của chính
mình, cũng không quên tổ tiên của người khác, chúng ta kính trọng tổ
tiên của chính mình, cũng kính trọng tổ tiên của người khác, như vậy là
tốt, như vậy thì tâm lượng tự nhiên sẽ mở rộng.
Hỏi: Câu hỏi thứ mười lăm, Đệ tử về hưu rồi
nghe Phật Pháp chưa đến mười năm, Trụ Trì một ngôi chùa nọ mời đệ tử đến
làm Hộ pháp. Đệ tử tự biết điều kiện không đủ để đảm đương trọng
trách nên đã từ chối lời mời, xin hỏi vậy có chính xác không?
Đáp: Chính xác. Hoằng
pháp, hộ pháp cho chùa chiền không hề dễ, nhất định phải chân thật thông hiểu, nếu
không thông hiểu thì ở trong chùa rất dễ làm việc sai, làm việc sai, nhất
định phải chịu trách nhiệm nhân quả. Có thể cẩn thận một chút, từ
chối, việc này tốt cho bạn. Nếu có nguyện muốn hộ trì Phật pháp thì
phải nghe kinh nhiều, học nhiều, huân tập nhiều, giúp cho chính mình chân
thật hiểu rõ Phật pháp, sự hộ trì này mới chân thật tích lũy công
đức.
Phật pháp xây dựng tại thế gian, công đức hộ trì vượt hơn
công đức hoằng pháp. Hộ trì cũng như tổ chức trường học, là hiệu
trưởng, là viên chức trong trường, họ làm công việc hộ trì. Nếu không có
những người này, người hoằng pháp là giáo viên, giáo viên không có chỗ để
dạy. Cho nên giáo viên nhất định phải nương vào trường học, nhất định
phải nương vào hiệu trưởng. Cho nên, nếu Phật pháp không thể trụ thế thì
trách nhiệm là ở trụ trì của chùa. Họ, trong nhà Phật chúng ta gọi là hòa
thượng, pháp sư giảng kinh không được xưng là hòa thượng, chúng ta
thông thường gọi là pháp sư. Hoà thượng là hiệu trưởng, bạn là giáo
viên, giáo thọ thì không được gọi là hiệu trưởng. Cho nên một ngôi chùa
chỉ có một hòa thượng, họ phụ trách sứ mệnh giáo hoá một phương, nối
dòng huệ mạng Phật, hoằng pháp lợi sanh là trách nhiệm của họ. Nếu họ
không làm được thì lỗi lầm đó rất nặng, vô cùng vô cùng nghiêm trọng; khi
làm được rồi, công đức vô lượng vô biên. Bản thân hòa thượng có thể không
nhất định giảng kinh, Hiệu trưởng không nhất định lên lớp dạy học
trò, mời thầy giáo, mời giáo viên, họ có quyền, có quyền đi mời, có
quyền ra lệnh. Cho nên, một ngôi chùa chính là một trường học, người
nơi này phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, họ phải chịu trách nhiệm rất
lớn.
Hỏi: Tiếp theo là câu hỏi thứ mười sáu, đệ tử
tuổi đã ngoài bảy mươi, cảm thấy sâu sắc rằng thời gian cấp bách, hy vọng
tập trung thời gian tinh lực để nghe kinh và tụng kinh. Nhưng ở nơi
này chùa chiền rất nhiều, thường xuyên có đồng tu nhiệt tâm đến rủ rê tham
gia các loại hoạt động kinh sám pháp hội. Đệ tử kiên trì không tham
gia, vì thế mà xa lánh mối quan hệ với các đồng tu và chùa chiền, như
vậy liệu có phải là trái với tông chỉ rộng kết pháp duyên không? Phải nên
dùng phương tiện thiện xảo như thế nào để xử lý cho viên dung? Kính xin sư
phụ từ bi khai thị.
Đáp: Từ bảy mươi tuổi trở
lên đừng tham gia nữa, cái gì cũng phải buông xuống, thật thà niệm Phật,
cầu sanh Tịnh độ; sau khi sanh đến Tịnh độ, lại rộng kết pháp duyên
với mọi người cũng được. Kết pháp duyên là ở tâm nguyện của chính
mình, mình sẵn lòng giúp đỡ người khác, có ý niệm này là đã kết pháp
duyên. Kết pháp duyên phải có năng lực, nếu không sanh đến thế giới
Tây Phương Cực Lạc thì bạn độ chính mình còn chẳng độ được, làm sao
bạn có thể độ người? Đây là đạo lý nhất định. Chính mình tu hành phải
vãng sanh, nhất định phải chân thật làm đến được điều kiện vãng
sanh, tín nguyện hạnh, chân tín thiết nguyện, thật thà niệm
Phật. Niệm niệm không rời kinh giáo, niệm niệm không rời Phật
hiệu, nền tảng đức hạnh của chúng ta, không cần học cũng đầy
đủ. Vì sao vậy? Bạn đối với thế gian này không lưu luyến nữa, hết
thảy đều buông xuống, nhất tâm cầu sanh Tịnh độ, vậy thì điều gì cũng trọn
đủ. Bảy mươi tuổi mà còn đi học Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên thì không
kịp nữa rồi, cứ dứt khoát thật thà niệm Phật là được, làm như vậy có
thể vãng sanh.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, gần nhà con có một
ngôi chùa đang trù bị công tác tu bổ. Đồng tu mong muốn con quyên
tiền, nhưng đệ tử chưa thể tuỳ duyên tham gia, chỉ tập trung tiền bạc
để dùng vào việc in ấn Pháp bảo lưu thông kết duyên. Xin hỏi có như pháp
không?
Đáp: Như pháp, đều là
làm việc của Tam bảo. Ngày nay giúp đại chúng khai ngộ quan trọng hơn
xây dựng đền chùa. Đền chùa có tiền thì có thể làm, phải để cho đại
chúng hiểu rõ đạo lý Phật pháp, chân thật giác ngộ trở lại, việc này
còn khó khăn hơn xây dựng đền chùa. Cho nên có thể lưu thông chánh pháp, đây
là một việc tốt. Trước đây khi đại sư Ấn Quang còn tại thế, cả đời
chuyên môn làm sự việc này, thập phương cúng dường, bản thân ngài không
dùng một xu tiền, toàn bộ đều in kinh bố thí. Ở Tô Châu, ngài thành
lập một Hoằng Hoá Xã, Hoằng Hoá Xã giống như nơi lưu thông kinh Phật, in kinh
luận, sách thiện, bố thí rộng rãi. Đây là một hình mẫu gần gũi với
chúng ta nhất, một mô phạm rất tốt, chúng ta phải nên học tập theo
ngài.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, chúng con là một cặp
vợ chồng già, cẩn thận tuân theo lời thầy dạy, chuyên đọc kinh Vô Lượng
Thọ, chuyên nghe sư phụ giảng kinh và niệm Phật. Xin hỏi đời này
chúng con mong cầu nhất định liễu sanh thoát tử, hay là nên làm thế nào
thì thích hợp hơn?
Đáp: Làm thế nào đều không thích hợp, vẫn là hạ quyết tâm cầu sanh
Tịnh độ. Có thể vãng sanh về Tịnh độ hay không? Mấu chốt là ở chỗ bạn
có quyết tâm hay không. Nếu bạn có quyết tâm thì không có người nào không
vãng sanh. Nếu bạn có nghi hoặc đối với việc vãng sanh, hoặc còn lưu
luyến với thế gian này, vậy thì không đi nổi. Cho nên vãng sanh Tịnh
độ, nhất định phải buông xuống hết thảy thân tâm thế giới, xem thế gian
này như là quán trọ để ở, tuyệt đối không phải là của mình, cái gì cũng
không chấp trước, nhất tâm niệm Phật như vậy thì sẽ có cảm ứng.
Hỏi: Câu hỏi sau cùng, đệ tử và vợ cùng học
Phật, cũng nghe đĩa DVD của lão pháp sư. Nhưng vợ con thường có hiện
tượng bị quấy nhiễu, ban ngày nhìn thấy mặt trời thì xây xẩm mặt
mày, ban đêm sợ phòng tối không dám ở một mình, khi ngủ thường bị
giật mình thức giấc, tâm phiền ý loạn. Xin hỏi nên làm thế nào?
Đáp: Đây là nghiệp chướng hiện tiền. Loại nghiệp chướng này, đại
đa số là oan thân trái chủ, bạn phải câu thông với họ. Khi có hiện
tượng này, thì đây là do linh quỷ ở trong nhà bạn, nghiêm trọng hơn chính
là dựa thân; không dựa thân thì chính là bầu không khí của chúng
ta, người nước ngoài nói là từ trường, từ trường của bạn bị
nhiễu, cho nên nhất định bạn phải câu thông thật tốt với họ. Họ từ
đâu tới? Là từ cõi nào tới? Vì sao muốn quấy nhiễu? Thỉnh cầu họ
nói ra thật rõ ràng thì mới biết hoá giải như thế nào. Phương pháp
hoá giải quá nửa là đem công đức tụng kinh, niệm Phật của chính mình hồi
hướng cho họ, ở trong nhà cúng một bài vị “lũy kiếp oan thân trái chủ”, hy vọng hoá giải oán kết này
với họ, hai bên chung sống hoà bình, thảy đều được lợi ích. Hoá giải không
được thì cả hai đều không tốt, hơn nữa oan oan tương báo trong lục
đạo, là đời đời kiếp kiếp hai bên đều khổ. Cho nên giác ngộ rồi thì
quá nửa đều có thể tiếp nhận, đều có thể rời đi. Tiếp theo là câu hỏi của
đồng tu trên internet.
Hỏi: Câu hỏi đầu tiên, xin hỏi sự khác nhau
giữa nhất chân pháp giới và thế giới Cực Lạc, có khác biệt như thế
nào? Có phải là do phát nguyện không như nhau không?
Đáp: Nếu nói theo thật tướng
các pháp, thì không có khác biệt. Có khác biệt là do tâm chúng sanh
không giống nhau, đó là có khác biệt, gọi là “người nhân thấy nhân, người trí thấy trí”. Cho nên khác
biệt không ở nhất chân pháp giới, khác biệt là ở phân biệt chấp trước của
bạn. Bạn có phân biệt chấp trước, họ cũng có phân biệt chấp
trước, phân biệt chấp trước của hai người các bạn không như nhau, nên
thảy đều có khác biệt, cho nên khác biệt là do chính mình tạo
thành. Thế giới Cực Lạc cùng thế giới Hoa Tạng thật không có khác
biệt, vì sao biết không có khác biệt? Nếu quý vị nghe kinh Hoa Nghiêm
lâu như vậy rồi thì quý vị phải nên hiểu rõ. Thế Tôn nói với chúng ta
“hết thảy chúng sanh vốn dĩ là Phật”, đâu
có khác biệt? Không có khác biệt! Không có khác biệt, tại vì sao lại khởi
khác biệt? “Nhưng do vọng tưởng
phân biệt chấp trước mà không thể chứng đắc”, trong vọng tưởng phân
biệt chấp trước sinh ra khác biệt, sự khác biệt này là quá lớn, vô lượng
vô biên. Nhưng hết thảy khác biệt, bạn phải nhớ rằng đều là vọng
tưởng, toàn là vọng tưởng, vọng tưởng không phải sự thật, vọng tưởng
không phải là thật. Cho nên, chân thật thì không có khác biệt, giả mới có
khác biệt. Vậy bạn hà tất phải đem cái giả để vào trong tâm? Thế thì
bạn sai rồi.
Sai lầm này sẽ chướng ngại bạn tu hành, sẽ chướng ngại bạn
chứng quả, sẽ chướng ngại bạn khai ngộ, vì sao bạn không buông nó
xuống? Phật nói với chúng ta, nói đến chỗ tột cùng, bạn buông xuống
hết thảy chấp trước, chính là quả A-la-hán mà trên kinh Phật đã nói, bạn
liền chứng đắc; bạn lại buông xuống phân biệt, bạn sẽ là
Bồ-tát; buông xuống vọng tưởng rồi thì bạn sẽ quay về đến quả vị Phật, bạn
vốn dĩ chính là Phật. Hiện nay vẫn là Phật, hiện nay chính là vị Phật
hồ đồ mang theo vọng tưởng phân biệt chấp trước, là sự việc như vậy, đánh
bạt hết thì chính là Phật thật. Cho nên đồng và bất đồng là một không phải
hai, đây là nhập vào pháp môn bất nhị.
Hỏi: Câu hỏi thứ hai, khi niệm Phật ngồi kiết
già, tay kết ấn Di-đà, quán tưởng chính chính mình là Di-đà, đang
ngồi trên hoa sen, thân là Di-đà, tâm tưởng Di-đà, miệng niệm
Di-đà. Xin hỏi vậy có như pháp không?
Đáp: Như nháp. Cứ tiếp
tục niệm thật tốt, tự nhiên sẽ tương ưng. Đến khi nào thì tương
ưng? Khi bạn không hỏi tôi nữa thì tương ưng. Bạn còn hỏi tôi là bạn
còn nghi hoặc, sự nghi hoặc này thì không thể chứng đắc. Chính là nói bạn
còn có vọng tưởng phân biệt chấp trước không buông xuống, buông xuống điều
này thì đúng rồi.
Hỏi: Câu hỏi thứ ba, có một số người toàn làm
việc theo cảm tính, chỉ làm theo ý mình, không nghĩ đến cảm nhận của người
khác hay để lại hậu quả gì cho người khác, nhưng lại ít bệnh sống
lâu, xin hỏi có phải nguyên nhân là họ không để ở trong tâm không?
Đáp: Không phải vậy, đây là
hai sự việc. Bản thân họ sức khỏe tốt, tuổi thọ dài, sức khỏe tốt, là
do nhân thiện họ đã tu trong đời quá khứ, đây là quả báo có được trong đời
này; những hành vi họ đã tạo trong đời này, quả báo là ở đời sau,
không phải ở đời này. Cho nên, nhất định phải hiểu, quả báo thông ba
đời. Điều này trên kinh Phật thường hay nói, người thế gian “muốn biết nhân đời trước”, bạn
phải nghĩ đến đời trước ta đã tạo ra nhân gì, “xem quả hưởng đời này”, chính là những gì ta nhận được trong đời
này, nhân đời trước đã tạo, là quả nhận được đời này. “Muốn biết quả đời sau, xem việc làm đời này”, đời
sau là quả báo như thế nào? Vậy xem khởi tâm động niệm, lời nói việc làm
ngay trong đời này của chúng ta là được rồi. Nhân quả thông ba
đời! Cho nên, nghĩ xem ngay trong cả đời này của chính chúng ta, tất
cả khổ vui mừng lo, thì sẽ biết được nghiệp đã tạo đời trước. Nghiệp,
quả đều là tự làm tự chịu, không liên quan đến người khác. Nếu quả
báo của chúng ta không tốt, hy vọng có thể cải thiện môi trường sống của
chúng ta, đây là thuộc về quả báo, có được không? Được. Bởi vì
nhân quả là do chính mình tạo, cho nên người khác không thể giúp bạn thay
đổi. Bạn tìm thầy bói, tìm thầy phong thuỷ để giúp bạn thay đổi, đó
là giả, đó hoàn toàn là lừa gạt người, là chính mình thay đổi. Chính
mình tạo nhân, chính mình chịu quả báo, chính mình có thể thay đổi. Phương
pháp thay đổi, các bạn xem “Liễu Phàm Tứ Huấn” thì sẽ hiểu rõ, xem
“Du Tịnh Ý Ngộ Táo Thần Ký” thì bạn sẽ hiểu. Bạn y theo phương pháp
của họ mà thay đổi, khẳng định là hữu hiệu, hơn nữa vô cùng
nhanh. Trước hết phải sám tội, chính mình có tội nghiệp, làm việc sai
thì không được giấu giếm, giấu giếm, càng giấu càng nghiêm
trọng, việc đó thì phiền phức. Cho nên, Phật dạy chúng ta “phát lồ
sám hối”, chính mình có lỗi lầm thì phải nên nói với người khác, đừng
sợ người khác chỉ trích, người khác chỉ trích bạn thì báo hết rồi, rất
tốt, cho nên nói tội nặng báo nhẹ. Tạo tội nghiệp mà giấu giếm, càng giấu
càng nặng. Giấu giếm không chút sơ sót, người khác không
biết, người ta vẫn tán thán bạn, nhưng quỷ thần biết, bạn không giấu
nổi quỷ thần, cho nên quả báo sau này thì khổ, đây là điều không thể
không biết. Cho nên không thể nói đây là nguyên nhân do họ không để
tâm, không để tâm là mê hoặc điên đảo, là ngu si.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, “A-di-đà Phật” là
cách niệm bằng tiếng Hoa, xin hỏi người nước ngoài tu pháp môn Tịnh
độ, phải nên niệm như thế nào? Niệm tiếng Anh của A-di-đà Phật được
không?
Đáp: Bạn không cần phải lo lắng việc này, người nước ngoài có
cách niệm của người nước ngoài, mỗi người đều có nhân duyên, có lẽ âm
thanh này khác nhau không nhiều. Quan trọng nhất là tâm, tâm tương
đồng với tâm của A-di-đà Phật, nguyện tương đồng với nguyện của A-di-đà
Phật, hạnh tương đồng với hạnh của A-di-đà Phật, tín nguyện hạnh này
ở đâu? Chính là những gì nói trên kinh Vô Lượng Thọ. Cho nên kinh
không thể không đọc! Thường xuyên đọc kinh, ghi nhớ những điều trọng
yếu trong kinh, phải thực hiện, phải biến những điều đó thành tư tưởng
hành vi của chính mình, chúng ta mới có thể tương ưng với Phật. Một
niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Chúng ta
nhìn thấy những thứ ưa thích, trong tâm liền khởi lên niệm tham, bạn
nghĩ xem A-di-đà Phật có tham không? Chúng ta tham, A-di-đà Phật không
tham, không tương ưng với ngài, đây không phải là niệm Phật. Gặp
những việc không như ý, trong tâm chúng ta không vui, nổi
giận, A-di-đà Phật có nổi giận không? Đây gọi là chân thật niệm Phật. Gần
đây giảng kinh Hoa Nghiêm đều là giảng những đạo lý này.
Chân tâm, chân tâm chính là tâm Phật, chân tâm của chúng ta
với A-di-đà Phật, với hết thảy chư Phật Như Lai là một tâm, không phải là
hai, thanh tịnh tịch diệt, mảy
trần không nhiễm! Mừng, giận, buồn, vui đều là phiền não, trong
chân tâm không có, trong vọng tưởng phân biệt chấp trước thì có. Từ vọng
tưởng khởi lên phân biệt, từ phân biệt khởi lên chấp trước, cho nên cái
gốc của chấp trước phân biệt là vọng tưởng. Bạn ghi nhớ vọng thì là giả, không
phải thật, cho nên phân biệt cũng không phải là thật, chấp trước cũng
không phải là thật. Không phải thật mà bạn lấy làm thật thì nó sẽ khởi tác
dụng. Tác dụng này sẽ sinh ra chướng ngại, chúng ta vĩnh viễn không
thể quay về tự tánh, không thể quay về tự tánh thì đó chính là tuỳ nghiệp
mà lưu chuyển. Nghiệp là gì? Chính là vọng tưởng phân biệt chấp
trước, tùy theo cái này mà lưu chuyển, sự lưu chuyển này chính là thập
pháp giới. Nếu đọa lạc vào trong phân biệt chấp trước thì sẽ biến
thành lục đạo luân hồi. Trong tứ thánh pháp giới không có chấp trước,
phân biệt rất mỏng nhẹ, điều này rất quan trọng.
Cho nên tu hành, chân thật luyện công ở đâu? Ở trong hoàn
cảnh nhân sự. Hoàn cảnh nhân sự thậm chí còn thù thắng hơn hoàn cảnh vật
chất, bởi vì hành vi giữa người với người phần nhiều không hoà
hợp. Bạn ở nơi này, bạn có thể tu nhẫn nhục ba-la-mật, tu trì giới
ba-la-mật, bố thí là buông xuống, lục độ vạn hạnh tu ở trên nhân sự
là thù thắng nhất, cũng là nhanh nhất. Càng là người không thể chung
sống thì càng phải chung sống với người ta, thành tựu sáu ba-la-mật
của chính mình. Nếu không thể chung sống mà quay đầu bước đi thì
chính là bạn không sẵn lòng nâng cao chính mình, không sẵn lòng tôi luyện
bản thân, vậy làm sao có thể thành công? Cho nên càng là cảnh giới không
tốt thì bạn càng có cơ hội tốt, bạn càng có thể nhanh thành
tựu. Thuận cảnh tu hành khó, nghịch cảnh tu hành dễ. Nhưng người
thông thường đều bỏ đi nghịch cảnh, đó là gì? Họ không muốn tu, vậy
thì không có cách gì.
Chân thật là một người biết tu hành thì không ở chỗ hoàn cảnh, mà
hoàn toàn trên nhân sự để rèn luyện tâm chí của mình, phải mài phiền não
tập khí cho sạch sẽ, bất luận người nào cũng là người tốt. “Người người là người tốt”, điều
này tôi tin các bạn đều thừa nhận, Phật nói “hết thảy chúng sanh vốn dĩ là Phật”, Phật không phải là
người tốt sao? Người người là người tốt, chính là người người đều là
Phật, điều này phải biết, họ có Phật tánh. Phật tánh là gì? Là
giác tánh, tai của bạn có thể nghe, mũi của bạn có thể ngửi, lưỡi có thể
nếm, ý có thể biết, thấy nghe hay biết chính là Phật tánh, người nào
mà không có? Ai cũng có, đều có! Cho nên là Phật thật, không phải là Phật
giả. Chỉ là kiến văn giác tri của họ dùng sai rồi, họ không dùng
đúng. Đúng chính là tùy thuận pháp tánh, sai là trái với pháp
tánh.
Mấy ngày nay đúng lúc chúng ta đang giảng đến chỗ này, trong
đoạn này của Hoa Nghiêm nói đến thập thiện, tôi đặc biệt đem những gì gọi
là thiện, những gì gọi là ác, nói rõ tường tận với mọi người. Nếu
thiện và ác còn không phân biệt nổi, đều không biết, vậy thì không có cách
gì, lấy ác làm thiện. Người ác này ngày ngày tìm bạn gây phiền
phức, ngày ngày đang huỷ báng bạn, ngày ngày đang hãm hại bạn, đó là
thiện, ta có thể chịu nổi không? Liệu ta có thể ở trong cảnh giới này
không khởi tâm oán hận không? Chỉ cần rèn luyện ở đây. Nếu không thì
sự nhẫn nhục ba-la-mật đó từ đâu mà luyện thành công? Là ở chỗ này mà
luyện thành công.
Bạn nhìn xem Nhẫn Nhục Tiên Nhân, đó là khi Thích-ca Mâu-ni
Phật còn là Bồ-tát, bị vua Ca-lợi cắt xẻo thân thể, đây là đau đớn lớn
nhất, ông ta muốn mạng của bạn, không phải là một dao giết bạn, mà
ông ta dùng con dao nhỏ, cắt từng nhát từng nhát thịt, là xử tử bạn theo
cách róc thịt bằng ngàn vạn nhát dao; Bồ-tát không có mảy may oán
hận, hơn nữa còn phát nguyện, tương lai khi tôi thành Phật, người đầu tiên
tôi độ là ông, vì sao vậy? Cảm ân! Nếu không phải là trải qua khảo
nghiệm như vậy thì bạn làm sao hiểu được nhẫn nhục ba-la-mật của bạn đến
đâu, đã viên mãn rồi. Điều này người thông thường chịu không
nổi, người thông thường thì sẽ hận đến cùng cực, Bồ-tát là thương yêu
đến cùng cực, ta may nhờ ông ấy nên mới thành tựu, không có ông ấy,
làm sao ta thành tựu được? Làm sao ta biết công phu của chính mình như thế
nào? Cho nên nhất định phải hiểu điều này, thật không dễ. Nhưng là
người chân tu thì hiểu được. Chỉ cần bạn thông rồi thì pháp hỉ sung
mãn, trên đường Bồ-đề lại nâng cao lên một bước rất dài.
Hỏi: Câu hỏi thứ năm, pháp duyên sanh đều là
vô tự tánh, xin hỏi nên giải thích “vô tự tánh” như thế nào? Vô tự
tánh có phải ý nghĩa là tánh không chăng?
Đáp: Không sai, vô tự tánh đúng thật là tánh không. Vô tự tánh,
bạn phải chú ý đến một chữ quan trọng trong đó chính là chữ
“tự”, không phải nó không có tánh, mà nói nó là vô tự tánh, bạn
phải hiểu đạo lý này. Tự là gì? Tự là phân biệt chấp trước, không
có phân biệt chấp trước thì đó chính là chân tánh. Hết thảy pháp là tánh
hiện thức biến, làm sao nó có thể không có tánh? Cho nên tánh này gọi là
pháp tánh, trong kinh giáo đại thừa gọi là pháp tánh. Hết thảy vật,
hiện tượng đều có pháp tánh, không có pháp tánh thì không thể có hiện
tượng. Nhưng không thể nói nó là tự tánh, tự tánh là gì? Đâu
phải chỉ tánh này có mà tánh khác không giống nó, vậy thì sai rồi. Tánh
này là cùng một tánh của hết thảy vạn vật.
Chúng tôi lại dùng một ví dụ để nói cho mọi người dễ hiểu một
chút, cổ đức thường dùng vàng và đồ bằng vàng, vàng chính là
tánh, đồ bằng vàng là vật, ví dụ chúng ta dùng vàng ròng để làm một
cái vòng tay, làm một dây chuyền, làm ra rất nhiều đồ dùng khác
nhau, bạn muốn hỏi tánh của những đồ dùng này, chính là thể của nó, là
gì? Toàn là vàng. Bạn không thể nói dây chuyền này của tôi, vàng
là tự tánh của dây chuyền này của tôi, đã là tự tánh của dây chuyền thì
không thể làm thứ khác. Đây là tự tánh của ta, làm sao biến thành của
người khác được? Cho nên đó là vô tự tánh, không phải là không có
tánh, mấu chốt ở đây chính là chữ “tự”. Không có tự, không có tự
là gì? Cùng một pháp tánh, đạo lý là ở chỗ này.
Cho nên nói “tánh không”, tánh có thể hiện tướng, bởi vì tánh
này không phải là tinh thần cũng không phải là vật chất. Hai chữ “tánh
không” này, mấu chốt là ở chữ “không” này, “không” chẳng phải là
“vô”, người thông thường chúng ta nói không là cái gì cũng không có, không
phải là ý nghĩa này; không và có, nó có thể hiện. Vì sao nói nó
là không? Bởi vì nó không phải là vật chất, mắt chúng ta nhìn không
thấy, tai cũng không nghe được, sáu căn thảy đều chẳng tiếp xúc
được, cho nên nói nó là không, là ý nghĩa này. Nếu nó biến thành
tướng thì gọi là pháp tướng, hết thảy vạn vật trong toàn thể vũ trụ được
gọi chung là pháp tướng, hết thảy con người chúng ta, các loại chúng sanh,
đây đều là pháp tướng. Pháp tướng là do pháp tánh hiện ra, tướng là
thiên biến vạn hoá, đó là tác dụng sinh ra từ vọng tưởng phân biệt chấp
trước. Vọng tưởng phân biệt chấp trước gọi là thức, vọng tưởng là
a-lại-da, chấp trước là mạt-na, phân biệt là ý thức, ở trong duy thức
đã nói rất rõ ràng, phân tích rất rõ ràng, những thứ này là năng
biến.
Hết thảy vạn vật vũ trụ, ở trong Phật pháp nói, hiện tướng
này chính là tướng phần của a-lại-da, trong khoa học hiện nay của chúng ta
nói là vật chất. Vật chất là từ tánh hiển hiện. Thức sinh ra biến
hoá, là sự việc như vậy. Đây là nói hiện tướng của vũ trụ, bất
luận là đại vũ trụ hay là tiểu vũ trụ, đều không có ngoại lệ. Tiểu vũ trụ,
Phật gọi là vi trần, ngày nay chúng ta nói là nguyên tử, điện tử, lạp
tử, thậm chí hiện nay nói hạt quark càng nhỏ hơn, là tiểu vũ
trụ. Tiểu vũ trụ và đại vũ trụ là một không phải hai, tánh tương
đồng, tánh đức cũng tương đồng, tác dụng của tánh cũng là tương
đồng, không hai không khác.
Vũ trụ từ đâu mà có? Nhà khoa học hiện nay, rất nhiều nhà
khoa học đều thừa nhận, bởi vì từ trong các công cụ khoa học mà quan
sát, thì vũ trụ đang không ngừng mở rộng. Hiện tượng mở rộng, có lẽ
đều là những vụ nổ, cho nên rất nhiều nhà khoa học đều cho rằng sự hình
thành vũ trụ là bao nhiêu tỷ năm, là do vụ nổ từ mấy chục tỷ năm
trước, như vậy mà sinh ra. Cách nói này, bạn phải tỉ mỉ mà suy
nghĩ, có gì đó không đúng, rốt cục là thứ gì nổ? Là một lần nổ hay là
nhiều lần nổ liên tục? Vấn đề liền rất nhiều rồi. Trên kinh Phật
không phải là cách nói này, Phật nói không có vụ nổ nào, nó hình
thành như thế nào? Trên kinh Lăng Nghiêm nói rất hay: “Ngay nơi đó sinh ra, cũng ngay nơi đó diệt
mất”, cách nói này, hiện nay nhà khoa học cũng chứng thực cho điều
này. Chúng tôi thấy là chứng thực, nhà khoa học không biết, bởi
vì nhà khoa học chưa từng xem qua kinh Phật, họ không hiểu được. Đây chính
là hiện tượng này, những hiện tượng mà ngày nay chúng ta nhìn thấy thật
sự là tiếp nối giống nhau, tuyệt đối không phải là sự tiếp nối của một
hiện tướng mà là tiếp nối giống nhau, hiện tướng của mỗi một lần đều
không như nhau, đều là sự độc lập. Cho nên nó là ngay nơi đó sinh ra,
cũng ngay nơi đó diệt mất, đây chính là phát hiện của khoa học hiện nay, vật
chất không tồn tại, vật chất là từ trong không mà sanh ra có.
Hiện nay khoa học gọi bản thể của vạn vật vũ trụ, danh từ họ
dùng gọi là trường, trường là gì? Trường là khi năng lượng vô cùng
mỏng nhẹ, năng lượng tập trung thì nó biến thành vật chất, thì sẽ
sinh ra hiện tượng vật chất. Hiện tượng vật chất vừa sinh ra thì giống như
tia chớp, nhanh như tia chớp, vật chất xuất hiện, xuất hiện rồi thì
lập tức không còn nữa, nhưng nó lại sẽ hiện; nhưng khi hiện
ra, tia phía sau không phải là tia trước đó, không như nhau. Nó có
thể không ngừng xuất hiện, hơn nữa tốc độ vô cùng nhanh, người thông
thường chúng ta sẽ cho rằng thật sự có vật chất, kỳ thật vật chất không
tồn tại. Đây là trong kinh Bát-nhã thường nói “phàm những gì có tướng đều là hư vọng”, câu nói này nói vô
cùng hay, “ngay nơi đó sinh ra,
cũng ngay nơi đó diệt mất” đã nói ra chân tướng của vũ trụ rồi. Bạn
hiểu rõ điều này thì bạn mới biết Phật với Pháp thân Bồ-tát chân thật,
trong cảnh giới của các ngài, “nhất
thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”.
Bạn hiểu rõ cảnh giới này rồi thì bạn mới thật sự buông xuống vạn
duyên, mảy trần không nhiễm nữa. Buông xuống vạn duyên, mảy trần
không nhiễm, trong tự tánh của bạn có vô lượng trí tuệ hiện tiền, vô
lượng đức năng hiện tiền, vô lượng tướng hảo hiện tiền, không cần tu,
không cần cầu. Vì sao ngày nay chúng ta không đạt được? Chính là
chúng ta không chịu buông xuống, chúng ta vẫn còn ráng nỗ lực mà
cầu, càng cầu càng xấu đi, càng cầu càng mê hoặc, không chịu buông
xuống. Buông xuống thì trí tuệ đức năng trong tự tánh của bạn hiện
tiền, không buông xuống thì đó chỉ là một chút tri thức mà bạn cầu được
trước mắt, tri thức này đều là thứ sai lầm, đều không phải thật, đạo
lý này rất sâu! Đạo lý này thế gian không có, chỉ trong kinh giáo Đại thừa
có.
Chúng ta may mắn gặp được là việc không dễ dàng, đây gọi là “trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được”, gặp
được rồi thì bạn làm sao có thể đạt được? Buông xuống thì đạt
được. Mấu chốt chính là bạn không chịu buông xuống, vậy đâu có cách
gì? Buông xuống tham sân si mạn, tham sân si mạn là gì? Là chấp
trước, là một phần trong chấp trước. Nếu bạn buông xuống toàn
bộ thì xin chúc mừng bạn, bạn đã đắc quả A-la-hán, không còn lục đạo
nữa. Buông xuống chấp trước chính là buông xuống lục đạo, luân hồi
lục đạo là giả, không phải thật, giống nằm mộng vậy, thật sự tỉnh lại
rồi thì cảnh mộng không còn nữa.
Hỏi: Tiếp theo là câu hỏi thứ sáu, đệ tử là
cư sĩ trong niệm Phật đường Diệu Âm ở Đại Đồng, Sơn Tây, Niệm Phật đường
là phòng khách của nhà con, thành lập đến nay đã 7 năm. Chúng con
chuyên tu Tịnh độ, một bộ kinh Vô Lượng Thọ, một câu A-di-đà Phật,
ngày ngày như thế, buổi chiều thí thực cũng chỉ niệm Phật hiệu. Nhưng
sức khoẻ của toàn thể cư sĩ đều không tốt, không biết có gì không như pháp
không? Có ba vị pháp sư xuất gia nói chúng con thí thực thì không được chỉ
có niệm Phật, nhất định phải dùng nghi thức Mông Sơn, xin lão pháp sư khai
thị.
Đáp: Cách nói này không nhất
định, đối với việc của quỷ thần, ngạn ngữ nói rất hay, “thành tắc linh”, chỉ cần tâm địa
chân thành, nghi thức không quan trọng. Cư sĩ tại gia chưa học
qua, quỷ thần đương nhiên cũng là phàm phu, họ cũng chấp trước, nhưng
bạn chưa học qua thì họ sẽ tha thứ cho bạn. Nếu bạn học rồi, học rồi
mà không như pháp thì đôi khi họ sẽ không tha thứ cho bạn; bạn chưa
học qua, bạn có tâm rất cung kính thì họ cũng rất lịch sự với
bạn. Cho nên người đồng tâm ấy, tâm đồng lý ấy, phải hiểu đạo lý
này. Ví dụ nói bạn nhìn thấy một người không biết quy củ, nhưng họ vô
cùng thành khẩn đối với bạn, họ làm chút việc sai sót thì bạn có trách họ
không? Sẽ không, bạn sẽ tha thứ cho họ. Nếu họ đã học qua, họ
biết rõ mà còn cố phạm thì có thể trách móc. Cho nên đây là thành tắc
linh. Câu nói này là vô cùng phù hợp, nói được vô cùng hay.
Còn như sức khỏe không tốt thì nhất định là có nguyên nhân
khác, có thể là môi trường sống, ăn uống, đây là vấn đề trực tiếp
nhất. Mặc dù chúng ta không chú trọng sâu về ăn uống, nhưng phải chú
ý vệ sinh, khi đức Phật còn tại thế rất xem trọng đối với vấn đề
này. Vì sao trong cửa Phật thời bấy giờ khi ôm bình bát đi khất thực,
thì các ngài phải ăn hết, không ăn hết thì các ngài bố thí cho súc sanh,
các ngài bố thí cho chim thú, cho chúng ăn, nhất định không để sang bữa
sau. Đây chính là vệ sinh mà ngày nay chúng ta nói. Thời tiết Ấn Độ
nóng, lại không có tủ lạnh, không bảo quản được, cho nên sau khi khất thực
về thì nhanh chóng ăn hết, đồ ăn không hết thì cúng dường cho súc
sanh, không thể để đến hôm sau. Ngày nay ta lại khất thực nhiều một
chút, hôm sau có thể không cần đi, đây là việc không được phép làm, vậy
không vệ sinh. Cho nên, Phật rất chú ý đến vệ sinh. Ăn thức ăn thì
không được ăn quá no, ăn quá no thì bạn có lỗi với dạ dày, nó cũng có
năng lực tiêu hoá của nó, nếu dạ dày không thật khoẻ mạnh thì bạn
phải chăm sóc nó thật tốt, không được để cho nó gắng sức quá nhiều, nó sẽ
bị phản hiệu quả, sẽ phản tác dụng.
Còn nữa, đây là ở Đại Đồng, Sơn Tây, ở Đại Đồng Sơn Tây
có tiểu viện Sơn Tây, ở trong này chúng tôi có một bộ đĩa có thể xem
thử, có thể lấy làm tham khảo, thậm chí bạn đến tiểu viện Sơn Tây để tham
quan thử xem, xem thử đời sống sinh hoạt của họ. Họ có rất nhiều bệnh
rất kỳ quái, bác sĩ đều không thể chữa trị, họ có thể hồi phục, cảm
ứng chẳng thể nghĩ bàn, nên khiêm tốn đi tham quan, đi thỉnh giáo.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, xin hỏi đệ tử Phật
liệu có thể đảm nhận công việc nhân viên y tế hoặc nhân viên văn thư tại
công ty thuốc lá và rượu được không?
Đáp: Có thể, không có gì là
không thể. Miễn là bạn không bị nhiễm thuốc lá, rượu, biết thuốc lá
và rượu có hại đối với thân tâm, không có chỗ nào tốt, bạn làm việc ở
trong đây, cũng được. Bạn có thể làm một tấm gương tốt, ở trong công
ty thuốc lá và rượu mà có thể không hút thuốc, không uống rượu, làm một
tấm gương tốt, bạn cũng có thể độ hoá người khác, vậy thì công đức rất lớn.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, đệ tử có một đồng
nghiệp làm công việc vận chuyển rượu thuốc lá, học Phật chưa đến một năm,
tinh tấn niệm Phật. Có một ngày trong mộng thấy Tây Phương Tam Thánh đến
tiếp dẫn, lúc đó anh ấy khởi một ý niệm: con của mình vẫn còn nhỏ,
xin A-di-đà Phật mấy năm sau mới đến tiếp dẫn. A-di-đà Phật lập tức biến
mất không thấy nữa, đến nay đứa bé đã lớn rồi nhưng vẫn không thấy A-di-đà
Phật đến tiếp dẫn, xin hỏi đời này có thể vãng sanh không? Công việc
rượu và thuốc lá không phải là sự nghiệp như pháp, vì sao A-di-đà Phật vẫn
đến tiếp dẫn?
Đáp: A-di-đà Phật đến tiếp
dẫn nhất định là có nhân duyên kiếp trước, kiếp này bạn niệm Phật, thời
gian học Phật không dài, nhưng thiện căn trong đời quá khứ sâu dày mà
bạn không biết. Những năm đầu chúng tôi ở Washington D.C nước Mỹ, có
một người Trung Quốc mở một quán cơm ở đó, tên là Chu Quảng Đại, là Chu
tiên sinh, cả đời không học Phật. Lúc đó ông ấy sinh bệnh, ông bị ung
thư, bác sĩ tuyên bố không có cách gì cứu. Thân bằng quyến thuộc của
ông mới đến đền chùa để cầu thần bái Phật, xem thử có kỳ tích xảy ra
không. Học Hội Tịnh tông chúng ta có một đồng học đã đến khai thị cho ông
ấy, đừng lưu luyến thế gian này nữa, cũng đừng vấn vương thân thể này
nữa, khuyên ông ấy niệm Phật vãng sanh. Sau khi ông ấy nghe rồi thì
chân thật nghe lời làm theo, lập tức gọi người nhà của ông ấy thảy đều
giúp ông ấy niệm Phật, hình như được ba ngày thì vãng sanh, thoại
tướng vô cùng tốt, từ trước tới nay chưa từng tiếp xúc với Phật
pháp. Đây là thiện căn trong đời quá khứ, ở trong đời này ông không
gặp được duyên, đến lâm chung mới gặp được. Vừa gặp được thì liền tin
tưởng, liền tiếp nhận, liền chân thật buông xuống, không cầu bác sĩ
nữa, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, ba ngày thì thành
tựu. Đây cũng là làm ra thị hiện cho chúng ta, trên kinh Di-đà nói “hoặc một ngày cho đến bảy ngày”, nhất
tâm xưng niệm, đều có thể vãng sanh. Ông ấy có tín tâm kiên định, có
nguyện vọng này, nguyện vọng khẩn thiết, chân thật là đã mãn nguyện.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, trong “Đại Kinh Giải”
của Hoàng Lão cư sĩ đã tán thán cùng cực đối với các vị đại sư như Thiện
Đạo, Pháp Nhiên, Thân Loan, cũng nói: thực sự là truyền thừa chánh mạch
Tịnh tông của nước ta. Nhắc đến Tịnh độ Chân Tông mà Thân Loan thượng nhân
đã đề xướng, “Chỉ có nương tựa vào một chữ “Tín”, thuần là y theo tha
lực. Duy chỉ lấy công đức quả Phật mà nương tựa thì cũng như Mật
Tông. Như đại sư Ngẫu Ích nói: Được sanh hay không, hoàn toàn là do tín
nguyện có hay không. Đó là mấu chốt của vãng sanh. Những gì mà Tịnh
độ Chân Tông Nhật Bản đã nói, toàn ở trong đó. Hạ lão cư sĩ nói:
“Tịnh tông tức là hiển thuyết của Mật”, kính xin sư phụ khai thị đối với
đoạn chú giải này.
Đáp: Những gì mà Hoàng lão
cư sĩ và Hạ lão cư sĩ đã nói đều là chính xác, không có sai lầm. Tịnh
tông có thể vãng sanh được hay không? Đúng thật giống như đại sư Ngẫu Ích
đã nói, có thể vãng sanh hay không hoàn toàn ở chỗ có tín nguyện hay
không. Còn về phẩm vị vãng sanh thế giới Cực Lạc, là do công phu niệm Phật
sâu hay cạn. Sự sâu hay cạn của công phu niệm Phật đó, quý vị phải
hiểu rằng, chính là quý vị buông xuống được bao nhiêu. Trong Hoa
Nghiêm chúng tôi cũng đã giảng rất nhiều, bạn có thể buông xuống chấp
trước đối với hết thảy người việc vật, không chấp trước nữa thì bạn
sanh đến thế giới Cực Lạc không phải là ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư, mà là
cõi Phương Tiện Hữu Dư; bạn có thể buông xuống phân biệt thì bạn sanh vào
cõi Thật Báo Trang Nghiêm, đây là điều chắc chắn, đây gọi là công
phu, công phu là buông xuống. Dùng một câu Phật hiệu để thay
thế cho hết thảy vọng niệm, vậy thì đúng rồi. Thấu rõ đối với vạn sự
vạn vật trên thế gian này, thấu rõ là trí tuệ, thấu rõ điều
gì? Thấu rõ toàn là giả không phải là thật, trên kinh Kim Cang nói
rất hay, “phàm những gì có tướng đều
là hư vọng”, “hết thảy
pháp hữu vi như mộng huyễn bào ảnh”. “Tâm Kinh” nói được triệt để
nhất, “vô trí diệc vô đắc”. Bạn
vẫn không thể buông xuống sao? Bạn buông xuống được bao nhiêu thì bạn
nâng lên trên được bấy nhiêu. Bạn không buông xuống được thì chẳng có cách
gì, Phật cũng chẳng giúp nổi, có từ bi đi nữa cũng không có cách
gì, nhất định bạn phải tự mình chịu buông xuống.
Đối với chính mình, thật sự nắm chắc việc vãng sanh, cổ
nhân là như vậy, thì mới đi giúp đỡ người khác, mới nói đến việc
hoằng pháp lợi sanh. Khi bản thân còn chưa nắm chắc thì không làm
việc này, trước hết thành tựu chính mình, rồi mới thành tựu người
khác. Nhưng nếu chính mình chưa thành tựu, thì có thể đem công đức tu
hành mỗi ngày của mình hồi hướng đến hết thảy chúng sanh khắp pháp giới hư không
giới, thì cũng bao gồm cả trong đó. Điều sợ nhất là gì? Là chạy đi
khắp nơi, hôm nay chỗ này thỉnh, ngày mai bên kia mời, tâm của bạn
đều chạy toán loạn, tâm không thanh tịnh, tâm không định! Nhưng công
phu phải là định, nếu không có định thì công phu ở đâu? Cho nên điều
này vô cùng quan trọng.
Cho nên, tôi thường xuyên nói với các đồng học, tôi vô cùng
cảm kích Cục Tôn giáo Quốc gia của chúng ta, họ giúp tôi định trở
lại. Bạn xem, trong nước mời tôi, nhiều năm nay, mười mấy năm trở lại
đây, thư mời đến không ngừng, mời tôi tham gia pháp hội, tham gia
hoạt động, đi giảng kinh. Tôi đến Trung Quốc theo hoạt động của Tôn
giáo, nhất định phải do Cục Tôn giáo Quốc gia phê chuẩn, lãnh đạo
tỉnh phê chuẩn cũng không được, phải là quốc gia phê chuẩn thì tôi mới có thể
đi. Cho nên người ta mời tôi, tôi nói bạn đi tìm Cục tôn giáo quốc
gia, đi tìm Cục trưởng Diệp, ông ấy mà không duyệt thì tôi không thể
đi, đỡ cho tôi rất nhiều việc. Nếu ông ấy mà duyệt thì tôi gặp họa
rồi, còn có thể giảng kinh không? Vậy thì kinh Hoa Nghiêm không thể giảng, chạy
đi khắp nơi, mệt chết người! Cho nên phải biết điều này.
Gần đây, trung ương lại có một mệnh lệnh, thầy Thái, cô Dương
của chúng ta đã được rất nhiều nơi mời đi giảng Đệ Tử Quy, có nơi thì
chính phủ phê duyệt, hiện nay có công việc này thì phải được Ủy Ban Trung
Ương Quốc Gia phê chuẩn. Cho nên tôi nói với họ, các bạn có phước
rồi, được bộ trưởng Lưu giúp đỡ rất lớn, vì sao vậy? Bản thân họ
vẫn chưa thành tựu, mới học được một chút thôi, đó không phải là tài
năng gì to tát, nhất định phải có thời gian định lại để đọc sách thật tốt,
học tập thật tốt, ít nhất phải học mười năm. Mười năm sau, bạn lại
bước ra thì bạn là nhân tài đẳng cấp thế giới. Hiện nay tuổi tác của bạn
lớn như vậy rồi, bạn vẫn không làm thì không được, không kịp nữa đâu, là
được Phật Bồ-tát phù hộ! Ủy Ban Trung Ương có chỉ thị như vậy, chúng tôi
rất vui mừng. Tôi nói các bạn thật có phước báo, không cần đi đâu
cả, đóng cửa lại đọc sách mười năm cho tốt. Một mặt chính mình học
tập, một mặt ở trong nhà giảng, không giảng ở bên ngoài. Tương lai
rất có thể chúng ta thảy đều tập trung ở Hồng Kông, giảng ở trong nhà,
giống như giảng đường này, mỗi một giảng đường, hiện trường, chúng ta đều
ghi hình, đồng thời phát trên mạng, toàn thế giới đều có thể xem
thấy. Chính là không đáp lại lời mời, nơi nào đó đến mời, không đi
nữa, mười năm của chúng ta, mười năm chính mình thành tựu, rồi mới
bước ra giảng; hoặc là chúng ta muốn đi dạy học sinh thì chúng ta làm
trường học dạy học sinh; hoặc là ở trong trường khác làm giáo viên dạy học
sinh, như vậy là được.
Bản thân bạn không có đạo đức thật sự, không có học vấn thật sự
thì không được. Tuyệt đối không phải là học được một chút thì có thể cứu
được thế gian, phải có đạo đức thật, phải có đại học vấn. Cho nên tôi
hy vọng mỗi một người chúng ta cả đời chuyên vào một bộ kinh, Nho
Thích Đạo đều được, cả đời chuyên công “Luận Ngữ”, chuyên công “Mạnh
Tử”, chuyên công “Lão Tử”, chuyên công “Trang Tử”, chuyên công kinh Phật,
cả đời là một bộ, không thể nắm bộ thứ hai. Nhất định phải thực hiện bốn
cái căn bản, bất kể là tại gia hay xuất gia thì nhất định phải thực hiện
được bốn cái gốc, phải cắm thật chắc bốn cái gốc. Bốn cái gốc này
chính là Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp Đạo, Sa-di Luật
Nghi, phải cắm bốn cái gốc này thì mới chân thật thành tựu chính
mình, thành tựu chúng sanh.
Chúng tôi ở Thang Trì đã làm sự việc này, hiện nay công đức
viên mãn rồi, mục đích là gì? Mục đích là đối với những người
đang làm công tác hòa bình trên toàn thế giới, làm một thí nghiệm cho họ
xem, dùng phương pháp dạy học có thể đạt được, mở hội nghị thì không
được. Liên Hợp Quốc mở hội nghị suốt 36 năm, càng mở thì thế giới
càng loạn. Lần đầu tiên chúng tôi đến trụ sở của Liên Hợp Quốc, đến
tận đầu não rồi nhưng không có cách gì, phải dạy học. Phương pháp dạy
học ở Thang Trì, các bạn xem ở đó mới một năm, thật sự đã thành
công, chúng tôi rất muốn giới thiệu sự việc này đến toàn thế
giới. Liên Hợp Quốc đến tìm chúng tôi, đây là sự sắp xếp của Tam bảo,
không phải là sự sắp xếp của con người, làm sao chúng tôi có thể tìm được
họ? Họ đến tìm chúng tôi, còn cho chúng tôi phòng triển lãm, chúng
tôi làm triển lãm ba ngày, đại biểu của 192 quốc gia, toàn thế thế
giới. Chúng tôi đã đem thành quả tổ chức dạy học này của chúng
tôi, tuyên bố ở trong đại hội, mời họ đến Thang Trì để tham quan. Sự
việc này tương lai chính là mỗi một đất nước, mỗi một khu vực y theo mô
hình này để thúc đẩy, để phổ biến, đó là việc của họ. Việc của
chúng tôi dừng lại ở chỗ này thôi, không bận tâm nữa.
Việc của chúng tôi là ở đây giảng kinh Hoa Nghiêm, mấy người
chúng tôi chí đồng đạo hợp, không nhiều, hiện nay có lẽ tôi nghĩ chỉ có
bảy người, hiện nay chỉ có bảy người, chúng tôi cùng nhau học
tập, nhiều lắm chúng tôi lại mua một, hai căn nhà, có một nơi nhỏ để
sinh sống. Chúng tôi có thể tận dụng thư viện của Đại học Hồng
Kông, có một số tài liệu tham khảo thì đến thư viện để tra cứu, chính
mình không nhất định giữ nhiều sách, giữ nhiều sách cũng rất mệt. Mỗi
ngày mỗi người thay phiên nhau, bảy người thay phiên ở đó học tập. Tương
lai chúng ta đều có thể nghe đủ các loại sách, người Hồng Kông có
phước! Cho nên học vấn chân thật cần có thời gian, không có thời gian
thì phải có môi trường rất thanh tịnh, không bị quấy nhiễu, vậy mới có thể
thành công. Những ngoại duyên này có được thật không dễ. Cho nên những
thứ của Hoàng lão và Hạ lão đều là chánh pháp, đều không phải tà pháp, vô
cùng khó được.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, vẫn là trong “Đại
Kinh Giải” của Hoàng Lão cư sĩ, có “lấy quả làm nhân, từ quả khởi tu, sở
tu tức quả, nhân quả đồng thời”, “Lấy biển nguyện nhất thừa của A-di-đà,
lấy quả giác cứu cánh của Lục Tự Hồng danh làm nhân tâm chúng sanh chúng
ta”, “ngay nơi tướng tức đạo, tuy sự mà là lại chân”, “từ chỗ có niệm
khéo nhập vào vô niệm, tức tâm phàm mà nhanh hiển bày quả đức”, kính thỉnh
pháp sư khai thị đoạn tinh nghĩa đó.
Đáp: Đoạn tinh nghĩa
này, ở trong chú giải kinh Vô Lượng Thọ tôi đã giảng qua, các vị có
thể tham khảo. Đặc biệt là đoạn sau cùng, đoạn sau cùng kinh này mặc dù
không giảng hết, chỉ giảng đến ba bậc vãng sanh. Ba bậc vãng sanh cũng
chưa giảng xong, tôi sẽ tìm thời gian khác để giảng tiếp, điều này
giảng rất tỉ mỉ, có thể làm tham khảo, ở đây không mất nhiều thời gian
nữa. Cho nên sự thù thắng của pháp môn Tịnh Tông, ngay trong mấy đoạn
văn này có thể xem thấy. Tịnh tông là từ trên quả mà tu, nhân quả
đồng thời, không giống pháp môn khác là tu nhân chứng quả, khó!
“Từ có niệm khéo nhập vào
vô niệm”, đoạn này rất quan trọng, chúng ta khởi tâm niệm Phật
là có niệm, dùng câu Phật hiệu này để thay thế cho ý niệm của chúng
ta, quy vào câu Phật hiệu này, Phật hiệu là quả hiệu của Như Lai chứ
không phải là nhân hiệu. Chúng ta niệm Bồ-tát là nhân, niệm Phật là
quả. Quả này chính là quả từ trong tự tánh, cho nên trong “Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm” các
bạn có thể xem thấy, “tâm ta tức
là A-di-đà Phật, A-di-đà Phật tức là tâm ta”, cho nên đây là quả
chân thật của tự tánh, mấu chốt vẫn là phải niệm bạt sạch vọng tưởng phân
biệt chấp trước, để cho trong tâm không có bất kỳ vọng niệm nào, chỉ
có một câu Phật hiệu, đây chính là từ có niệm khéo nhập vào vô
niệm, sau cùng chỉ có một câu A-di-đà Phật; đến sau cùng một câu
A-di-đà Phật này niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm, có niệm và vô niệm
là một không phải hai, đây mới đạt đến cứu cánh. Đúng thật tuy là
phàm phu nhưng nhanh hiển bày quả đức. Cho nên pháp môn này thù thắng
không gì bằng.
Hỏi: Câu hỏi thứ mười một, nhân viên bảo vệ
môi trường thường hay phê bình việc phóng sanh sẽ phá hoại sinh thái tự
nhiên, đe doạ không gian sống của sinh vật bản địa, xin hỏi cách nói
này có chính xác không? Làm sao để đạt được mục đích phóng sanh mà không
quấy nhiễu đến các loài vật ở trong môi trường bản địa?
Đáp: Phóng sanh phải điều
tra, bạn thả ở nơi nào? Nơi đó có thích hợp hay không? Không được
quấy nhiễu những sinh vật bản địa, đồng thời những sinh vật mà bạn thả,
chúng cũng có thể sống được, không phải là tuỳ tiện đi thả; tuỳ tiện
đi thả thì không có trách nhiệm. Cho nên có đôi khi tạo thành lỗi
lầm, nhất định phải điều tra trước, cần thả những thứ gì. Nói thật
ra, ô nhiễm hiện nay vô cùng nghiêm trọng, nước có ô nhiễm, không khí có ô
nhiễm, rất phiền phức. Cho nên hiện nay như nói việc phóng sanh, không
bằng đề xướng hộ sanh, yêu thương bảo vệ động vật. Yêu thương bảo vệ
động vật quan trọng nhất chính là không những không sát sanh, tốt nhất có
thể làm được không ăn thịt, đây thật sự là giúp cơ thể khỏe
mạnh. Không những không ăn thịt mà đối với việc ăn chay chúng ta đề xướng
tự trồng rau. Hồng Kông thì rất khó, không tìm được đất đai, nếu
không có cách gì thì di dân đến những vùng ven Hồng Kông. Tôi thấy ở khu
vực giáp ranh với Thâm Quyến, còn có một số ngọn núi chưa có người ở, đến
nơi đó, ở đó có chỗ trồng rau. Dân số Hồng Kông quá đông, nổi tiếng
toàn thế giới, thành phố đông dân nhất thế giới, xếp ở đầu tiên là
Hồng Kông. Người nước ngoài rất bội phục, họ nói người thông thường
rất khó chịu được, vậy mà người Trung Quốc có thể chịu được.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, đệ tử mới học
Phật, vọng tưởng tạp niệm rất nhiều, phiền não nghiệp chướng sâu
nặng, nhưng hai lần gặp người nói với con là trên thân phóng ánh sáng
vàng, xin hỏi vì sao như vậy?
Đáp: Bạn có cảm thấy mình
phóng ánh sáng vàng không? Điều người ta nói bạn có thể tin tưởng
không? Cho nên tốt nhất người khác nói gì cũng không được tin. Phóng
ánh sáng vàng, phóng kim quang là tốt, phóng ánh sáng xám, phóng ánh sáng
đen là không tốt, đều không được nghe, tâm của mình tốt rất quan
trọng, điều này quan trọng hơn bất cứ thứ gì.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, đệ tử sau khi học
Phật thì tính nóng giận đã ôn hoà hơn, cách nhìn đối với người việc vật
cũng không thiên lệch và cực đoan nữa, sự thay đổi này người nhà và đồng
nghiệp đều có đồng cảm. Nhưng tự con cảm thấy áp lực rất nặng, trong tâm
không nhẹ nhàng, càng học Phật, học Đệ Tử Quy thì càng dễ tự
trách, xin hỏi làm sao để giải phóng áp lực? Càng cảm thấy duyên phận
học Phật rất thù thắng, thì càng biết phải trân quý, ngược lại làm
cho áp lực lên chính mình rất lớn, xin hỏi điểm mấu chốt ở đâu? Có
loại áp lực này thì có bình thường không?
Đáp: Có áp lực là sự việc
theo giai đoạn, bạn học Phật ở một giai đoạn nào đó. Đương nhiên nó không
phải là bình thường, nếu đó là bình thường thì chư Phật Bồ-tát các ngài
đều có áp lực, đâu có loại đạo lý đó? Có áp lực đều là do không buông
xuống được, bây giờ tôi dạy bạn trước, bạn buông xuống áp lực của
bạn, áp lực thân tâm thảy đều buông xuống, chúng ta học Đệ Tử
Quy, đương nhiên Đệ Tử Quy là tánh đức, bạn quay về tự tánh, bạn
khởi tâm động niệm, xử sự đối người tự nhiên chính là như vậy, cần
học gì đâu? Vốn dĩ là vậy mà. Hết thảy giới luật trong nhà Phật, đó chính
là đời sống hàng ngày bình thường của Phật Bồ-tát, các ngài cũng không cố
ý đi làm, các ngài vốn dĩ là như thế, [như thế] mà ghi chép lại. Những gì
phàm phu chúng ta làm toàn là ngược lại với các ngài, đó là nguyên nhân
gì? Phàm phu mê mất tự tánh, tùy thuận phiền não; chư Phật Bồ-tát các
ngài giác ngộ, các ngài tùy thuận tánh đức. Cho nên hết thảy thiện pháp là
tánh đức, tự nhiên là như vậy.
Chúng ta hiện nay thời gian mê quá lâu rồi, không giác ngộ, hiện
nay trong phút chốc học như Phật Bồ-tát thì cảm thấy rất khó, thì cảm thấy
rất có áp lực, dần dần quen rồi thì không còn [áp lực] nữa. Nói chung
thời gian càng dài thì càng quen. Hơn nữa còn có cảm giác sứ
mạng, hiện nay xã hội động loạn, thế giới sắp đi về ngày tận
thế, nguyên nhân là ở đâu? Nguyên nhân là ở lòng người bất thiện, tạo
nghiệp quá nhiều, tạo thành kết quả như vậy. Thế thì sứ mạng ngày nay của
chúng ta, là chúng ta phải làm ra một tấm gương tốt cho người khác xem, hy
vọng chính chúng ta có thể cảm hoá được người khác, bạn có thể cảm hoá
được một người, hai người đều là đại công đức. Cảm hoá càng nhiều người
thì công đức càng lớn; Tuy có công đức cũng không để ở trong tâm, vì
sao vậy? Đó là việc nên làm, như vậy là tốt. Cho nên đoạn ác tu thiện
không phải hoàn toàn là vì mình, mà vì chúng sanh khổ nạn.
Hiện nay chúng sanh bất hiếu, chúng ta phải làm ra hiếu
đạo. Cha mẹ không còn nữa, ít nhất phải cúng một bài vị cha mẹ ở
trong nhà, đó là nói cha mẹ không còn; hoặc là treo một bức ảnh của cha mẹ
lên, mỗi ngày sau khi lạy Phật xong thì cũng lạy cha mẹ một lạy. Bất
kể người nhà nhìn thấy hay không nhìn thấy, chúng ta tận hiếu tâm, đề xướng
hiếu đạo, không quên ân đức của cha mẹ, không quên ân đức của thầy
giáo. Hiện nay con người không xem trọng, không tôn kính thầy cô, bạn
xem người thế gian sai ở đâu thì chúng ta sửa lại cho đúng. Không
phải là dạy họ, mà là từ chính ta, ta biểu diễn cho họ xem. Bạn dạy họ, họ
không tin tưởng, họ sẽ không tiếp nhận, phải làm, làm thời gian
dài, để cho họ xem mấy năm, đột nhiên giác ngộ, họ có thể quay đầu,
có thể sửa lỗi đổi mới, vậy là đúng rồi. Tích tập quá lâu, không dễ quay
đầu như vậy, cho nên phải rất nhẫn nại, phải làm tấm gương tốt nhất.
Chúng ta thấy người, chúng ta hành lễ chào cúi sâu 90 độ, như
vậy có phần hơi quá không? Là có phần hơi quá, nếu không làm quá thì họ
không có cảm thấy được, chúng ta gật đầu với họ thì họ không cảm thấy
gì; chúng ta cúi 90 độ thì họ cảm thấy được rồi. Đây không phải là vì
mình, là vì muốn người khác tốt, vì để cho họ có thể sinh tâm cung kính
đối với người.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, câu hỏi thứ
14, có một buổi sáng sớm, lúc con đang ngủ, mộng thấy có 5 con quỷ ở trong
rừng, trong mộng con muốn hướng dẫn họ học Phật, khi con niệm chú Đại
Bi thì họ liền đi theo con vừa đi vừa niệm; khi con niệm A-di-đà Phật thì
họ sợ hãi không dám đi theo, xin hỏi là nguyên nhân gì?
Đáp: Quỷ cũng có nghiệp
chướng, không khác gì con người cả. Bạn xem con người, hiện nay
Hồng Kông không tệ nữa, không sợ người niệm Phật nữa. Hồi đầu khi tôi đến
Hồng Kông, 30 năm trước, năm 1977, người Hồng Kông ghét nhất là
người xuất gia, nhìn thấy người xuất gia thì nhổ nước bọt. Vì sao
vậy? Ngày hôm nay xui rồi, đụng phải ông đầu trọc, hết thảy đều mất
sạch. Lúc tôi đến Hồng Kông thì quan niệm này ở Hồng Kông thay đổi được
một chút, gặp mặt thì rất ghét, trừng mắt với bạn một cái, nhưng không nhổ
nước bọt. Đây không phải là nghiệp chướng sao? Cho nên khi tôi đến
vẫn là không tệ, chán ghét bạn, không thích bạn, nhưng không nhổ nước
bọt. Đây là gì? Đều là không biết Phật pháp. Cho nên chúng ta không
thể trách xã hội đại chúng, mà trách bản thân chúng ta làm không
tốt, trách bản thân chúng ta không giảng đạo lý Phật pháp cho rõ
ràng, giảng cho sáng tỏ, để mọi người sinh ra hiểu lầm. Chúng ta
trách người khác, đó là sai lầm, đó là không chính xác, phải nên quay
đầu trở lại trách chính mình, làm tấm gương tốt, giảng Phật pháp cho
rõ ràng, cho sáng tỏ hơn nữa.
Phật pháp là giáo dục, giáo dục thì ngày ngày phải lên
lớp, không lên lớp thì nhất định không được. Hiện nay chúng ta ở hiện
trường nơi này người nghe không nhiều, trên thực tế thì rất nhiều, đều
đang ở nhà nghe trên mạng, người nghe trên mạng rất nhiều. Chúng ta
có học viện trên mạng, học viên tham gia báo danh chính thức ở học viện
trên mạng có hơn 6.000 người. Đều là không ngừng tăng lên, cho nên hiệu
quả cũng không tệ lắm, chúng ta phải biết điều này. Đến hiện trường
để nghe có chỗ tốt của hiện trường, vì sao vậy? Có sự giúp đỡ đối với tu
hành. Không đến hiện trường, họ không muốn xem, họ thấy cái này đáng ghét,
tôi không đi nữa; xem cái đó không thích, tôi không đi nữa. Họ ở
trước tivi trong nhà, ở trước tivi có thể xem, có thể hiểu rõ, có thể nâng
cao; nhưng đối với hành, là ngồi đó không động đậy thì không
trải qua khảo nghiệm. Cho nên, đến hiện trường là vừa học vừa tham gia thi
cử, không đến hiện trường, không tham gia thi cử, chỉ học mà không
tham gia thi cử thì sự tiến triển của họ sẽ chậm chạp, đạo lý là ở
chỗ này.
Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, ở trong mộng có quỷ
thần muốn hút nguyên thần của con, khiến cho ý thức con vốn dĩ đã mơ hồ
lại càng mơ hồ hơn. Mặc dù con không ngừng niệm A-di-đà Phật, nhưng
vì khí không đủ, lúc vừa thở gấp thì bị hút nguyên thần, một khi tiếp hơi
thì niệm Phật hiệu liền tốt. Cứ như vậy trải qua thời gian tương đối dài
mới tỉnh mộng, nhưng người rất yếu. Xin hỏi phải làm thế nào?
Đáp: Việc này bạn phải tu
sám hối, cầu Tam bảo gia trì, cầu Phật Bồ-tát bảo hộ, vô cùng
thành khẩn, nếu như bạn thật sự có thần hộ pháp thì những quỷ thần này sẽ
không dám đến gần bạn, nói rõ điều gì? Mình tu hành không có công
phu, ở bên mình không có thần hộ pháp, có quỷ thần đến tìm để quấy
nhiễu. Đối với chính mình mà nói cũng là điều tốt, nhắc nhở chính
mình, công phu không đủ, họ mới đến bắt nạt bạn. Bạn thật có công
phu, họ tôn kính bạn, sợ bạn, ngược lại còn đến hộ trì bạn, không dám
kiếm bạn để quấy nhiễu, mà đến hộ trì bạn.
Cho nên, chính mình phải gia công dụng hạnh, nghe kinh nhiều,
niệm Phật nhiều, đoạn ác tu thiện, đây là gốc. Nếu chúng ta tuy nghe
kinh niệm Phật nhưng tập khí xấu của chúng ta không đoạn, thì thiện
hạnh của chúng ta, cái tâm này không phát khởi được, cái này không có chỗ
dùng, chỉ có thể trồng một chút thiện căn, còn việc thay đổi cảnh
giới của chính mình, điều này làm không được. Cho nên nhất định phải thật
sự thực hiện Đệ Tử Quy. Thực hiện Đệ Tử Quy, dù không phải là người học
Phật, quỷ thần cũng tôn kính bạn, vì sao vậy? Bạn là một người
tốt. Người ác đối với người tốt thật sự, họ cũng không dám bắt
nạt, họ cũng kiêng nể vài phần, quỷ thần cũng là như vậy, không khác
gì.
Hỏi: Câu hỏi sau cùng, trong lúc Lão pháp sư
giảng kinh có nói, “một cái khảy móng tay có 60 sát-na, một sát-na có 900
lần sanh diệt, một lần sanh diệt chính là một niệm, nếu có thể hiểu
công phu của một niệm này, thì trong một niệm có thể đến thế giới Tây Phương
Cực Lạc, niệm tiếp theo thì trở về rồi”. Con không lý giải được sâu
lời giải thích này, kính xin sư phụ khai thị.
Đáp: Việc này không dễ
hiểu. Đây là một khảy móng tay có sáu mươi sát-na, một sát-na có 900
sanh diệt, là Phật giảng ở trên kinh Nhân Vương, là giảng trên kinh Nhân
Vương. Đây là nói với chúng ta chân tướng của vạn sự vạn vật trong vũ trụ, nói
rõ sự thật rằng nó là vô thường, nó không tồn tại, chủ yếu là giảng điều
này. Công phu trong một niệm của chúng ta, một niệm này là ý niệm của
bạn quy nhất, đến thế giới Cực Lạc, lúc nào đi, có thể tự tại. Nếu
chúng ta vẫn còn ba tâm hai ý, còn có rất nhiều ý niệm, vậy thì không
được. Cho nên công phu niệm Phật chân thật, chính là “nhất tâm bất
loạn” mà trên kinh A-di-đà nói. Nhất tâm bất loạn rất khó làm
được, nhất tâm bất loạn là bạn không có niệm thứ hai, chỉ đơn giản nói
về công phu cạn nhất, một câu Phật hiệu này của chúng ta ngày đêm không
gián đoạn, đây gọi là gì? Đây là công phu thành phiến. Câu Phật hiệu
này có thể chế phục được hết thảy tạp niệm, có công phu này thì nhất định
được sanh.
Công phu thành phiến thì sanh về cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Đến
nhất tâm, sự nhất tâm là đoạn sạch chấp trước; lý nhất tâm là đoạn vọng
tưởng, đó là lý nhất tâm. Lý nhất tâm sanh về cõi Thật Báo Trang Nghiêm,
sự nhất tâm sanh về cõi Phương Tiện Hữu Dư, đều không dễ dàng. Cho
nên Tịnh độ thù thắng không gì bằng là cõi Phàm Thánh Đồng Cư, hết thảy
phàm phu đều nắm được cõi Phàm Thánh Đồng Cư, chỉ cần bạn chân thật hiểu
được đạo lý này, hiểu được phương pháp, thì như đại sư Thiện Đạo nói “vạn
người tu vạn người đi”. Mà trong phương pháp thì quan trọng nhất là buông
xuống, không buông xuống thì không có cách gì. Khi nào bạn buông
xuống thì khi đó bạn thành tựu. Cho nên có người hỏi, khi nào chúng
ta mới nắm được phần vãng sanh Tịnh độ, là ở chính bạn, không phải hỏi
người khác, khi nào bạn buông xuống hết thảy, thì bạn nắm chắc. Bạn
vẫn không buông xuống thì không có cách gì. Điều này phải có tâm cảnh
giác, không thể đợi đến đời sau. Nếu muốn đợi đến đời sau, đời sau vẫn có
còn đời sau nữa, sợ rằng đời sau vừa mê hoặc thì bị rơi xuống, không
biết phải bao nhiêu kiếp bạn mới lại gặp được cơ hội này? Cơ hội này thật
không dễ gặp được.
Cho nên lời này chúng tôi thường hay nói, tổ sư cũng đều nói
qua, có một số người bi tâm rất tha thiết: Tôi muốn độ chúng
sanh mà tôi lại không có năng lực, tôi gặp được A-di-đà Phật rồi sẽ lập
tức quay lại. Cũng tốt, A-di-đà Phật nói: con hãy nhanh lên, con nhất
tâm đến đây với ta, đến rồi thì hẵng tính! Chỉ sợ bạn không đến. Sau
khi đến rồi thì chân thật được đại tự tại, sau đó bạn mới hiểu là độ chúng
sanh không phải đơn giản như vậy, duyên của chúng sanh phải chín muồi,
duyên không chín muồi thì không được. Cho nên nói “Phật không độ người
không có duyên”, không có duyên ở đây chính là duyên chưa chín
muồi, duyên chưa chín muồi thì Phật có đến cũng không có tác dụng.
Tốt rồi, thời gian đã hết, hôm nay chúng ta giảng đến chỗ
này.