Responsive Menu
Add more content here...

Tập 222 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017

(Giảng lần thứ 4)

Phẩm thứ 8: Tích Công Lũy Đức

Tập 222

Chủ giảng: Hòa thượng Thích Tịnh Không.

Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Phật Đà Hong Kong.

Thời gian: Ngày 28 tháng 7 năm 2015.

Dịch giả: Diệu Thương.

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi đồng quy y Tam Bảo:

“A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn” (3 lần).

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú trang 553 hàng thứ 2, bắt đầu xem từ câu sau cùng, hàng thứ 2, từ [điều] thứ 7:

Đây là giảng đến sự siêu thắng độc diệu của Thế giới Tây Phương Cực Lạc, trong Hội Sớ đã nêu lên bảy sự việc, chúng ta đã học đến [điều] thứ sáu, đây là điều cuối cùng, 七、生後得果,太頓太高故 “thất, sanh hậu đắc quả, thái đốn thái cao” (bảy, bởi quả đạt được sau vãng sanh, quá nhanh quá cao). Vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc, quả báo mà quý vị đạt được là quá nhanh rồi, địa vị quá cao rồi, đây thật sự là pháp khó tin. Vì sao tất cả chư Phật làm không được, còn A Mi Đà Phật có thể làm được, rốt cuộc là nguyên nhân gì? Nếu chúng ta chưa làm rõ sự việc này, thì không thể dứt hoàn toàn sự nghi hoặc. Không đoạn nghi hoặc, thì sự nghi hoặc này sẽ sinh ra chướng ngại đối với sự vãng sanh của chúng ta, nên nhất định cần làm rõ ràng, làm sáng tỏ.

Tiếp theo Niệm lão giải thích cho chúng ta五逆十惡,臨終十念,即得往生,逕登不退。故曰太頓 “Ngũ nghịch Thập ác, lâm chung thập niệm, tức đắc vãng sanh, kính đăng Bất thoái. Cố viết thái đốn” (Hàng Ngũ nghịch Thập ác, mười niệm lúc lâm chung, liền được vãng sanh, thẳng lên địa vị Bất thoái. Nên nói là quá nhanh). Nhanh chóng siêu vượt, chữ đốn siêu này hơi vượt qua dự đoán, vì sao? Vì trong kinh giảng rất rõ ràng, tạo tội Ngũ nghịch, tạo tội Thập ác, đây là đạt đến chỗ cực điểm trong làm ác. Ngũ nghịch là năm loại ác nghiệp cực nặng, bất luận phạm một điều nào cũng là Địa ngục Vô Gián. Đọa vào Địa ngục Vô Gián thì dễ, nhưng ra thì thật là quá khó rồi! Đời nào kiếp nào quý vị mới có thể ra? Tội đầu tiên trong Ngũ nghịch, là giết cha ruột, tội thứ hai, là giết mẹ ruột. Cha mẹ sanh ra quý vị, nuôi dưỡng quý vị, dạy dỗ quý vị, bồi dưỡng quý vị, quý vị không biết báo ân, trái lại quý vị muốn giết hại cha mẹ, tội này lớn, đây là đại bất hiếu. Tội thứ ba, là giết A-la-hán, A-la-hán là thầy, là truyền thừa nền giáo dục của đức Thích Ca Mâu Ni Phật, A-la-hán chính là đại diện thầy. Ân dưỡng dục của cha mẹ, [là] sanh mạng sống; Còn thầy ban cho chúng ta là Pháp thân huệ mạng, trí huệ của chúng ta là do có được từ chỗ thầy. Ân đức của thầy giống như cha mẹ, không biết báo ân, còn muốn giết thầy, nào có kiểu đạo lý này! Hai việc này chính là mặt trái của hai câu hiếu dưỡng phụ mẫu trong Tịnh Nghiệp Tam Phước, giết A-la-hán là mặt trái của Phụng Sự Sư Trưởng, là đại bất hiếu, đại bất kính, trực tiếp đọa Địa ngục A Tỳ, không có [trải qua] thân trung ấm.

Thứ tư, làm thân Phật chảy máu. Phước báo của đức Phật lớn, muốn hại đức Phật là không thể được, đức Phật có rất nhiều thần Hộ pháp bảo hộ. Làm thân Phật chảy máu, là câu chuyện về Đề Bà Đạt Đa. Đề Bà Đạt Đa đố kị đối với đức Phật, nhìn thấy đức Phật giảng kinh thuyết pháp thuyết được hay như vậy, nhiều thính chúng như vậy, nhiều người ủng hộ như vậy, nên trong lòng ông ấy không phục. Cho rằng chính mình không kém đức Thích Ca Mâu Ni Phật bao nhiêu, vì sao mình không có phước báo lớn như thế, không có trí huệ như vậy? Là đố kỵ, oán hận, nhiều lần có ý định làm hại đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Có một lần, ông ấy biết mỗi ngày đức Phật đi ra ngoài khất thực, nhất định sẽ đi qua một đoạn sườn núi, ở trên núi ông ấy đã thả một hòn đá lớn, đức Phật đi đến dưới đó, ông ấy đẩy hòn đá xuống, nếu hòn đá ấy rơi trúng đức Thích Ca Mâu Ni Phật, vậy thì sẽ đè chết. Đúng lúc đó, thần Hộ pháp dùng chày Kim Cang ngăn lại, ngăn hòn đá hòn đá ấy lại, hòn đá vỡ ra, có vài mảnh đâm vào trên mu bàn chân của đức Phật, đã chảy ra một chút máu, đó là làm thân Phật chảy máu. Đức Phật là thầy của trời người, quý vị giết Phật thì đức Phật sẽ không trách quý vị, đức Phật sẽ không oán hận quý vị, bởi đức Phật không có khởi tâm động niệm. Bao nhiêu người dựa vào vị thầy ấy mà được độ, quý vị sát hại Ngài rồi, thì không phải là kết tội này với đức Phật, mà là kết với chúng sanh. Thời gian mà đức Phật ở thế gian này bao lâu, quý vị giảm thời gian xuống rồi, là kết tội ở chỗ này. Đức Phật giáo hóa bao nhiêu chúng sanh, nếu sau khi đức Phật tạ thế, có rất nhiều [chúng sanh] có duyên gặp đức Thích Ca Mâu Ni Phật, tiếp nhận sự chỉ dạy của đức Phật, mà thầy của họ không còn nữa, là kết tội từ chỗ này. Đây là gì? Là đoạn Pháp thân huệ mạng của người khác, tội này nặng.

Tiếp theo vẫn còn một tội, là phá hòa hợp Tăng. Tăng đoàn đều là hòa hợp, tu Lục hòa kính, không có một Tăng đoàn nào là không tu Lục hòa kính, Tăng đoàn trong hiện nay không có nữa. 30 năm trước, lần đầu tiên tôi đến Hồng Kông để giảng kinh, đã sống bốn tháng ở Hồng Kông, đã kết bạn giao hảo với Pháp sư Tẩy Trần và Pháp sư Kim Sơn. Pháp sư Tẩy Trần đã nói với tôi mấy lần, còn đến Đài Loan tìm tôi, thăm tôi, hi vọng chúng ta có một Tăng đoàn hòa hợp, là 5 vị Tỳ-kheo, 5 người xuất gia, chúng ta thực hiện ở Hồng Kông. 5 người xuất gia làm thế nào? Là ở lều bạt, chúng ta ở một đêm dưới cây vẫn không được, vì thể lực không đủ, nhưng có thể ở lều bạt. Là 5 người, giữa ngày ăn một bữa, là một đêm dưới cây trong lều bạt nhỏ, trải qua cuộc sống Tăng đoàn thời Thích Ca Mâu Ni Phật. Tu Lục hòa kính, Kiến hòa Đồng giải, cách nghĩ, cách nhìn của chúng ta là đồng lòng, hoàn toàn tuân thủ sự dạy bảo của đức Phật. Giới hòa Đồng tu, Giới luật căn bản mà đức Thế Tôn ban cho chúng ta là Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện, Sa Di Luật Nghi, hướng lên cao thì chúng ta làm không được, chúng ta nhất định phải thực hiện Giới luật căn bản này. Giới hòa Đồng tu, đó thật sự là người thiện. Về Thân đồng trụ, ở cùng nhau chăm sóc lẫn nhau. Về Khẩu vô tranh, không có tranh luận, niệm Phật, tụng kinh, giảng kinh dạy học, điều này đều có thể, Khẩu hòa Vô tranh. Ý hòa Đồng duyệt, pháp hỉ sung mãn, không có tạp tâm tán gẫu. Sau cùng là Lợi hòa Đồng quân, lợi là cúng dường của Phật tử, bất luận cúng dường người nào, thì mỗi người đều có phần. 5 người ở cùng nhau, bất luận cúng dường ai, tất cả là 5 người đều có phần, không có chiếm một mình. Đó là Lục Hòa.

          Lợi hòa Đồng quân là cộng sản, cho nên Phật giáo thật sự là giai cấp vô sản, là phương thức cộng sản. Đó là Tăng đoàn, năm xưa đức Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, chúng tôi phỏng đoán đoàn thể ấy của Ngài: ít nhất cũng có 3.000 người, mọi người đều tuân thủ. Không có tài cúng dường, hiện nay có tài cúng dường, vào lúc đó đức Thế Tôn quy định tứ sự cúng dường. Cúng dường chỉ có bốn loại, lọai thứ nhất, đồ ăn thức uống, ra ngoài khất thực, mọi người cúng dường một bát cơm. Có gia đình nghèo khó, không cúng dường nổi một bát cơm, cúng dường một muôi canh, bởi vì các ngài có thể khất thực 7 nhà, gom lại một bát cơm, cho nên sự tiếp nhận này. Loại tiếp nhận thứ hai là quần áo. Chỉ cho phép ba y một bát, thế nhưng quần áo cũ rồi, rách rồi, hư rồi, không thể mặc nữa, có thể tiếp nhận một chiếc y của mọi người. Đó là sự cúng dường y. Loại thứ ba, là ngọa cụ. Buổi tối ngủ ở dưới đất, phần nhiều đều là ngồi thiền, lúc ngồi thiền có một tấm lót, người hiện nay gọi tấm lót đó là ngọa cụ, trước đây là dùng để ngồi thiền. Nếu sức khỏe không tốt, cần nằm xuống, có thể trải ở trên đất, giống như ga trải giường, có thể tiếp nhận dụng cụ này. Loại thứ tư là bị bệnh thì tiếp nhận thuốc men. Ngoài bốn loại này ra, thì đều không tiếp nhận hết thảy, là Tăng đoàn thanh tịnh, không có gánh nặng. Các ngài du hành, toàn bộ tài sản đều ở trên người, ba chiếc y một chiếc bát, đó chính là tài sản của các ngài. Tu Lục Hòa Kính, là Tăng đoàn hòa hợp, trời người cung kính, thần Hộ pháp bảo hộ. Trải qua cuộc sống như vậy.

Phật giáo truyền đến nước ta, nước ta là đất nước lễ nghĩa. Người xuất gia là thầy, nào có đời sống của học trò thì tốt như vậy, mà lại để thầy ra ngoài xin ăn, nào có kiểu đạo lý này? Cho nên Phật giáo đến nước ta rồi, người nước ta không đồng ý, nhất định phải xây dựng cung điện cho các ngài, do đất nước xây dựng. Xây dựng cung điện, bởi vì các ngài là thầy của Hoàng thượng, được đất nước cúng dường, không chỉ xây dựng cung điện, mà Hoàng thượng còn cử một số người đến phụng sự, đến chăm sóc những vị xuất gia ấy. Ba y của người xuất gia, đó là một chiếc áo choàng ngoài, đó là ba y. Về y phục bên trong, khí hậu nước ta không giống với Ấn Độ, Ấn Độ là ở vùng nhiệt đới, đó là xích đạo, cho nên ba y của các ngài thì đủ rồi; Ở nước ta chắc chắn không đủ, nước ta là vùng ôn đới, có xuân hạ thu đông, bốn mùa rõ rệt, mùa đông cần mặc áo bông, mùa hạ cũng là cần mặc áo dài. Là chiếc mặc bên ngoài của chúng ta, đó là áo hải thanh, hải thanh là lễ phục của triều đại nhà Hán, người đọc sách mặc, tay áo đó rất lớn, đó chính là nói các vị ấy không làm việc nặng, là người đọc sách. Trang phục của Sĩ Nông Công Thương đều khác nhau, là lễ phục, đó là do quốc gia quy định, nhìn thấy quý vị mặc y phục gì, thì biết quý vị là địa vị nào, thuận tiện hành lễ. Địa vị cao, người có địa vị thấp phải hành lễ trước với người có địa vị cao, thuận tiện cho việc hành lễ, xã hội mới có trật tự, thì mới không bị loạn, tất cả có lễ phục.

Quý vị nhìn thấy chiếc áo hải thanh mà tôi mặc này rồi, không giống với chùa chiền thông thường, chùa chiền thông thường là y phục truyền thống của chúng ta, dần dần cũng có thay đổi một chút, vẫn còn giữ nguyên, chiếc này của tôi giữ nguyên được càng nhiều, là của Hàn Quốc. Nơi giữ nguyên được nhiều nhất chính là Nhật Bản. Nhật Bản bảo tồn văn hóa Trung Hoa, thật sự là đã kế thừa, đáng tiếc là hai-ba trăm năm gần đây cũng có sự thay đổi rất lớn. Trên cơ bản, chúng tôi đến Nhật Bản thăm khu vực nông thôn, khu vực nông thôn thay đổi rất ít, đến Nhật Bản thì giống như trở lại thời kỳ triều đại nhà Hán của nước ta. Quý vị xem phương thức sinh hoạt đó của họ, ở, ăn uống đi đứng, đối người tiếp vật, rất giống người xưa, trở lại thời xưa. Tôi rất thích nông thôn Nhật Bản, tôi đã sống ở trong nông thôn của họ, đã sống hai tuần. Cho nên về lễ phục.

Chúng tôi vô cùng khâm phục, Phật giáo là sống động, không cố chấp, quý vị xem Phật giáo đến nước ta, có thể tiếp nhận phương thức sinh hoạt của nước ta, đó là phương tiện truyền giáo của Phật giáo. Phật giáo chú trọng: hiện đại hóa, bổn thổ hóa, chúng ta không có rào cản đối với Phật giáo, đã hoàn toàn tiếp nhận rồi. Phật giáo truyền đến nơi nào, liền bảo tồn hình dáng ban đầu, nhưng những trang phục, phương thức sinh hoạt ấy thích hợp bổn thổ hóa của bản địa, thì mọi người dễ dàng tiếp nhận. Việc này là tinh thần của truyền giáo, cho nên có thể hoằng truyền bốn phương tám hướng. Sau khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật tạ thế, những vị Đệ tử ấy đến khắp nơi để hoằng truyền Phật pháp, giảng kinh dạy học, có lẽ khoảng cách xa nhất là Trung Hoa. Đường đến Trung Hoa rất dài, lúc đó không có phương tiện giao thông, phương tiện giao thông tốt nhất chính là cưỡi ngựa, trên đất liền là ngựa, xe ngựa, trên đường thủy là thuyền buồm, đều rất khó khăn, đến Trung Hoa. Các ngài là truyền đến Tân Cương, bên kia Tây Vực, truyền đến Tân Cương. Trung Hoa là Hán Minh Đế, vua Hán Minh Đế cử đặc phái viên đến Tây Vực, chính là đến những nơi Hòa Điền thuộc Tân Cương hiện nay, đã gặp được ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, hai vị ấy là bậc Cao tăng của Ấn Độ, mang theo kinh sách, mang theo tượng Phật đến Trung Hoa. Thủ đô lúc đó là Trường An. Trung Hoa tiếp nhận rồi, vừa tiếp xúc, vừa giao lưu với Nho Đạo của bản quốc chúng ta, thì mọi người hoan hỉ, chúng ta vô cùng hoan nghênh, các ngài cũng rất vui lòng.

Đặc biệt là căn tánh Đại thừa ở Trung Hoa, truyền ở khu vực Nam Dương, là Tiểu thừa, không có kinh Đại thừa, kinh Đại thừa hoàn toàn ở Trung Hoa. Trong Đại Tạng Kinh Trung Hoa có Tiểu thừa, tương đối đầy đủ. Đại sư Chương Gia đã từng nói với tôi, ngài nói Đại Tạng Kinh của chúng ta, bên trong Tứ A Hàm là kinh Tiểu thừa, có lẽ chỉ kém khoảng năm-sáu mươi bộ so với Nam truyền hiện nay. Quý vị xem, hơn 3.000 bộ kinh điển, mà chỉ nhiều hơn chúng ta năm-sáu mươi bộ, gần như toàn bộ được dịch qua rồi. Cho nên Tạng Kinh của chúng ta gìn giữ được hoàn chỉnh. Của Nam truyền chỉ có Tiểu thừa, không có kinh điển Đại thừa. Về Tạng truyền, một bộ phận là truyền qua từ Ấn Độ, một bộ phận truyền qua từ Trung Hoa, cũng vô cùng có giá trị. Các bộ ấy đều là chữ viết ghép vần, thời gian lâu rồi, về sau không có người nhận biết chữ viết ghép vần nữa, là sự việc phiền phức.

Tôi còn nhớ tôi vào những năm 1980, lần đầu tiên về nước, gặp lão Triệu Phác ở Bắc Kinh, chúng tôi đã nói chuyện 4 tiếng rưỡi. Lúc đó tôi liền nhắc nhở Phác lão, trong kinh điển chữ Tây Tạng có một bộ phận, phân lượng không lớn, không có trong chữ Hán của chúng ta, nhất định phải mau chóng phiên dịch thành chữ Hán, để kinh điển của chúng ta bảo tồn được viên mãn. Vì sao? Bởi chúng tôi phỏng đoán, sau năm-sáu mươi năm, quý vị nhìn thấy hiện nay người học chữ Tây Tạng càng ngày càng ít, đó là dân tộc thiểu số. Loại chữ viết ấy, ngoài học Phật đọc kinh ra, thì không thông dụng. Cho nên người hiểu được chữ Tây Tạng nhất định là mỗi năm một ít, sau 50 năm, 100 năm khả năng sẽ bị mất đi hết, chúng ta không thể không nghĩ đến việc này. Ngài ấy cũng nghĩ đến sự việc này, hiện nay làm việc này vẫn còn kịp, chúng tôi gặp nhau là những năm 1980, cũng có hai-ba mươi năm rồi, đó là công việc cấp bách cần thiết.

Đại Tạng Kinh chữ Mông Cổ, Đại Tạng Kinh chữ Mãn Châu, rất ít người học tập rồi. Họ in bộ Tạng Kinh ấy, đến tìm tôi, tôi nghe được rất hoan hỉ. Đặc biệt là nghe nói, Giáo thọ Kim nói với tôi, trong Đại Tạng Kinh của Mông Cổ, Kinh Vô Lượng Thọ có hai-ba mươi loại bản dịch khác nhau. Đó chính là tổ tiên Trung Hoa của chúng ta, suy đoán của Tổ sư Đại đức không có sai lầm, bộ Kinh này là được đức Thích Ca Mâu Ni Phật tuyên thuyết nhiều lần, không phải là giảng một lần. Tất cả kinh, cả đời đức Thích Ca Mâu Ni Phật chỉ giảng một lần, không có giảng qua hai lần, chỉ riêng bộ Kinh này, phỏng đoán của tôi chính là giảng mười mấy 20 lần. Đức Phật giảng kinh 49 năm, có lẽ cách một-hai năm thì sẽ giảng một lần, giảng rất cần mẫn. Vì sao? Bởi bộ Kinh này quan trọng, nếu gặp được bộ Kinh này rồi, thì một đời nhất định thành tựu, không cần đợi đời sau. Lợi ích quá lớn rồi, thành tựu quá nhanh rồi, chúng ta nhìn thấy ở đây rồi.

Quý vị xem Ngũ nghịch Thập ác, cuối cùng trong Ngũ nghịch là phá hòa hợp Tăng, phá hoại Tăng đoàn, tội nghiệp phá hoại Tăng đoàn này còn nặng hơn tội nghiệp làm thân Phật chảy máu, trong tất cả trọng tội không có tội nào nặng hơn nữa. Những người học Phật ở đó, sau khi học thành tựu các vị là thầy trong Phật giáo, đến khắp nơi giáo hóa chúng sanh, các ngài là một sứ mệnh như vậy, buông xuống tất cả những thứ như thân tâm thế giới, danh văn lợi dưỡng rồi. Một đoàn thể tốt như vậy, quý vị làm sao có thể phá hoại? Là tội cực kỳ nặng. Hiện nay phá hòa hợp Tăng là rất phổ biến. Năm xưa có một lão Cư sĩ, là thế hệ trước của chúng tôi, là bạn với thầy Lý của chúng tôi, khi tôi giảng kinh vị ấy thường đến nghe, là lão Cư sĩ Triệu Mặc Lâm. Có một ngày ngài ấy hẹn tôi, ngài ấy mời tôi ăn cơm, ở quán Công Đức Lâm bên cạnh nhà ga, tôi liền đi đến. Khách mời thì chỉ một mình tôi, trên thực tế chính là hai người chúng tôi.

Ngài ấy hỏi tôi, ngài nói: Pháp sư Tịnh Không! Thầy có biết vì sao hôm nay tôi mời thầy ăn cơm hay không? Tôi nói không biết, tôi vẫn chưa có thần thông. Vị ấy nói tôi có một câu hỏi, là một câu hỏi vô cùng quan trọng, rất lo lắng. Tôi nói là vấn đề gì? Ngài ấy nói rất nhiều người thực hiện phá hòa hợp tăng trong Lục Hòa Kính, phá hòa hợp tăng trong Ngũ nghịch Thập ác đó, tội này cực kỳ nặng rồi, là Địa ngục Vô Gián. Tôi vừa nghe, tôi nói chúng ta ăn cơm đi, có thể buông xuống vấn đề này. Ngài ấy nói vì sao? Tôi liền hỏi ngài ấy, tôi nói tôi học Phật nhiều năm như vậy, thời gian cũng có mười mấy 20 năm rồi, từ trước đến nay tôi chưa nhìn thấy một Tăng đoàn hòa hợp, ngài nhìn thấy Tăng đoàn hòa hợp ở chỗ nào? Pháp sư Tẩy Trần và Kim Sơn ở Hồng Kông mà tôi nói ban nãy, là đồng hương, lão đồng tham, Tinh xá của các ngài là hai người ở, một tuần tranh cãi ầm ĩ vài ngày cũng nên, hai người cũng không hòa hợp. Không có Tăng đoàn hòa hợp, là thật không phải giả, chúng tôi liền yên tâm rồi. Cho nên phải biết điều này.

Ngũ nghịch Thập ác, Thập ác là dễ dàng ghi nhớ, Thập ác chính là mặt trái của Thập Thiện Nghiệp Đạo, là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, ác khẩu, tham, sân, si, đó là Thập ác. Đều đầy đủ Thập ác rồi, vậy chính là Địa ngục Vô Gián. Đó là làm Ngũ nghịch Thập ác trong các ác nghiêm trọng nhất mà nhà Phật giảng, lâm chung họ sẽ đến Địa ngục Vô Gián. Vậy nếu gặp được Tịnh tông, mà lâm chung mười niệm thì có thể vãng sanh. Nhưng chúng ta phải nhớ kỹ, điều này là khuyến khích người khác, khiến người khác sanh khởi tín tâm, người ác cũng có thể vãng sanh, tuy chúng ta có tội ác, nhưng vẫn chưa đến loại mức độ ấy, khích lệ chính mình, dụng ý là ở chỗ này. Trên kinh giảng vô cùng rõ ràng, điều kiện vãng sanh, đương nhiên Ngũ nghịch Thập ác cũng ở trong đó, đó chính là thật tin, thật nguyện, thật sự tin tưởng có Thế giới Tây Phương Cực Lạc, có A Mi Đà Phật, không có một chút hoài nghi, đó là lấy được điều kiện cần thiết để vãng sanh Thế giới Cực Lạc.

Người vãng sanh lúc lâm chung ấy, tạo tác Ngũ nghịch Thập ác, trong Pháp môn Tịnh Độ, thì ông Trương Thiện Hòa triều đại nhà Đường là một ví dụ. Giết bò, ông không phải giết người, mà giết bò, là đổ tể, cả đời làm nghề giết bò, không biết giết bao nhiêu. Lúc lâm chung nhìn thấy người đầu bò đến đòi mạng, ông hô to cứu mạng. Lúc đó được rất đúng lúc có một vị Hòa thượng đi qua cửa nhà ông ấy, nghe thấy bên trong có người hô cứu mạng, vị Hòa thượng ấy liền tiến vào xem, nhìn thấy ông Trương Thiện Hòa nằm ở trên giường, tay chân luống cuống, hô cứu mạng. Vị ấy hỏi chuyện gì? Ông ấy nói người đầu bò đến hỏi con đòi mạng. Vị Pháp sư lập tức hiểu ngay, đã đốt một bó hương cho ông ấy, để ông ấy nắm chắc trên tay, dạy ông ấy, nói với ông ấy, Tây Phương có Thế giới Cực Lạc, có A Mi Đà Phật, ông niệm A Mi Đà Phật cầu sanh Tây Phương. Ông ấy nghe được lời đó, lập tức liền tin tưởng, không có hoài nghi, liền thật sự niệm, thật sự phát tâm muốn đi. Vậy mới được, ông ấy có thể đi được rồi, ông ấy đầy đủ yêu cầu thấp nhất trong 48 nguyện rồi. Nếu ông ấy không đầy đủ, nói với ông ấy mà ông ấy không tin tưởng, còn muốn hỏi, lúc đó là người đầu bò đòi mạng ông ấy, ông ấy không kịp hỏi nữa. Lời Pháp sư giảng, người trước đây tôn trọng Pháp sư, Pháp sư sẽ không nói vọng ngữ, bởi các ngài tuân thủ Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện, rất đáng tin, chứ không như hiện nay.

Ngày trước xuất gia không dễ dàng như vậy, phải tham gia kỳ thi, người chủ khảo là Hoàng thượng, không phải người khác. Hoàng thượng cần kiểm tra tốp người ấy để làm gì? Là thay ông dạy dỗ lão bá tánh. Hoàng thượng của ngày trước, những bộ sách về nhà Nho là để trị nước, dùng để trị nước; giáo hóa trong Phật pháp, là để dạy lão bá tánh, để dạy quần chúng; Những nghi quy của nhà Đạo, Hoàng thượng chọn dùng, tế tổ tiên, tế trời đất quỷ thần, đều dùng hết. Đoạn này, có trong lời tựa của Đại Tạng Kinh Mông Cổ, được chỉ ra chính là ba triều đại Nguyên Minh Thanh, đều đã dùng đến Nho Phật Đạo.

Phật và Đạo gọi là Tôn giáo, Tôn giáo được Hoàng thượng nắm giữ, do Hoàng thượng quản, đích thân quản. Về Nho, là giao cho Tể tướng quản, dưới Tể tướng có một Bộ là Lễ bộ, hiện nay gọi là Bộ Giáo dục, Thượng thư Lễ bộ chính là Bộ trưởng Giáo dục. Sáu bộ dưới Tể tướng, ngày trước không có nhiều việc như vậy, chỉ chia sáu bộ, Lễ bộ được xếp ở đầu tiên trong sáu bộ. Tể tướng có việc, không thể trông coi công việc, lúc không thể đi làm, là Thượng thư Lễ bộ thay mặt. Thì quý vị thấy Trung Hoa dùng điều gì để trị nước? Giáo dục là hàng đầu. Các cấp Chính phủ ở Trung ương quản lý tốt, dùng nhà Nho, dùng Phật pháp dạy tốt quần chúng, chùa chiền, am đường đều là trường học, sống ở bên trong đều là bậc Cao tăng có đức hạnh, có học vấn. Các ngài giống như đức Thích Ca Mâu Ni Phật, mỗi ngày giảng kinh dạy học, đang lên lớp cho quần chúng, ngay cả trong nông thôn cũng có chùa nhỏ, trường học của Phật giáo, giảng đường của Phật giáo được trải rộng cả nước. Đạo giáo là Tôn giáo, các vị ấy giao thiệp với thiên địa quỷ thần, thần tiên, mục đích là sanh thiên. Đều giảng nhân nghĩa đạo đức, Ngũ Luân Ngũ Thường, Tứ Duy Bát Đức, đều phải tuân thủ Nho Phật Đạo, là giới luật căn bản.

Cho nên, tạo tác nghiệp ác, từ xưa đến nay nước ta gọi là con hư quay đầu quý hơn vàng, thật sự sám hối quay đầu lại, là người rất tốt, xứng đáng được khen ngợi. Trước mắt chúng ta có một ví dụ, quý vị xem Tổng giám đốc Tạ, lúc trẻ vị ấy không việc ác nào không làm, vị ấy quay đầu lại làm Bồ-tát rồi, vị ấy có thể vãng sanh hay không? Đương nhiên vị ấy vãng sanh. Vị ấy tạo chính là Ngũ nghịch Thập ác. Hiện nay quay đầu lại, niệm Phật vãng sanh, nhất định được sanh. Chẳng những vị ấy được sanh, mà người cả nhà cũng được sanh. Đó chính là ý nghĩa này.

Sanh đến Thế giới Cực Lạc, thì vĩnh viễn sẽ không thoái chuyển, các ngài chứng đắc viên mãn ba loại Bất thoái chuyển. Thứ nhất là Địa vị Bất thoái, các ngài sẽ không thoái xuống đến phàm phu, sẽ không thoái đến Tiểu thừa, đó là Vị bất thoái. Thứ hai là Hạnh bất thoái, Hạnh bất thoái là Bồ-tát đạo, không bị thoái đến Duyên giác. Thứ ba là Niệm bất thoái, các ngài chỉ có một mục tiêu, là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, các ngài nhất định sẽ chứng đắc. Mau chóng, một lần liền đạt được ba loại Bất thoái, không phải là từng giai đoạn từng giai đoạn. 84 ngàn Pháp môn là có giai đoạn, là tính giai đoạn, còn Pháp môn này không có, mà chứng đắc đồng thời. Chúng ta nhất định phải làm rõ ràng, làm thấu tỏ 48 nguyện này, thì mới đầy đủ niềm tin. Cho nên việc ấy là quá mau, quá nhanh, tốc độ quá nhanh rồi.

Tiếp theo nói, 帶惑凡夫,橫生彼土,便是阿鞞跋致,位齊補處 “đới Hoặc phàm phu, hoành sanh bỉ Độ, tiện thị A-bệ-Bạt-trí, vị tề Bổ xứ” (phàm phu mang theo Hoặc, sanh cõi nước ấy theo chiều ngang, liền thành A-bệ-Bạt-trí, địa vị ngang bằng với bậc Bổ xứ), địa vị ấy quá cao rồi! Mang theo Hoặc, Hoặc là mê hoặc, chưa đoạn Phiền não, chưa phá Vô minh, là một người  như vậy, đó chính là mọi người chúng ta hiện nay đều ở địa vị này. Cho nên nhìn thấy những đoạn kinh văn này, đã mang đến niềm tin cho chúng ta, đã mang đến dũng khí cho chúng ta, mọi người có phần vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, sanh theo chiều ngang, không phải ra theo chiều thẳng đứng. Lại nói cho chư vị, tất cả Pháp môn, 84 ngàn Pháp môn, vô lượng Pháp môn đều là thụ xuất, không có hoành sanh. Thụ xuất là gì? Chúng ta tu hành, tu được không tệ, nhưng chưa đoạn Phiền não, chúng ta đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, không đủ sức mạnh thì sanh cõi nào? Là trời Dục giới. Sáu tầng trời Dục giới, thấp nhất là sanh trời Tứ Vương, cao hơn một chút là trời Đao Lợi, trời Đao Lợi là Ngọc Hoàng Đại Đế mà người Trung Hoa nói. Những cõi trời ấy đều có Thiên chủ, đều có Thiên vương. Sau đó quý vị nghĩ, Thế giới Cực Lạc không có nghe nói Thiên vương, không có nghe nói Thượng đế, không có từng nghe nói đến, cho nên Thế giới Cực Lạc rất đặc biệt thù thắng.

Trên thực tế chúng ta tỉ mỉ để quan sát, nơi ấy là một trường học, cõi ấy không giống tổ chức xã hội thế này của chúng ta, không có, không có Sĩ Nông Công Thương. Vậy chính là làm việc giống nhau, chính là giảng kinh dạy học, A Mi Đà Phật giảng kinh dạy học không gián đoạn, tất cả Bồ-tát đến Thế giới Cực Lạc, hóa sanh trong ao sen Thất Bảo, hoa nở thấy Phật, thấy Phật liền bước vào giảng đường lớn của A Mi Đà Phật. Hoa sen có tên của chính mình, trên chỗ ngồi ở giảng cũng đường có tên, sẽ không sai. Bước vào giảng đường, cho dù học trò là trình độ thế nào, nhưng quý vị rời khỏi giảng đường thì tốt nghiệp rồi. Thời gian ở giảng đường bao lâu? Mỗi người là không nhất định, căn tánh của mỗi người khác nhau. Thân ở Thế giới Cực Lạc thanh khiết, không nhiễm mảy trần, cho nên không cần tắm rửa; Quần áo sạch sẽ, không có bụi bặm, cũng không cần giặt quần áo. Nếu muốn thay một bộ quần áo, vừa động ý niệm, thì đã thay xong rồi, lại nhìn xem, quần áo liền không giống nhau nữa. Không cần ăn uống, không cần ngủ nghỉ, quý vị nói điều ấy vô cùng tuyệt vời!

          Không những nghe A Mi Đà Phật giảng kinh, được Phật lực gia trì, được A Mi Đà Phật gia trì, mà đạo lực thần thông của quý vị gần giống với A Mi Đà Phật, không phân cao thấp. Về A Mi Đà Phật, quý vị xem, thân thật ở giảng đường giảng kinh thuyết pháp, phân thân vô lượng vô biên, hóa thân vô lượng vô biên, đến mười phương Thế giới để làm gì? Là để tiếp dẫn người vãng sanh. Mười phương Thế giới vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc là tấp nập không ngừng, số người quá nhiều rồi, là vô số, Thế giới Cực Lạc rộng lớn! Mỗi một người vãng sanh, thấy A Mi Đà Phật rồi, đều có năng lực này, cũng có năng lực cũng phân thân, hóa thân vô lượng vô biên, cũng là đến cõi nước chư Phật mười phương, để làm gì? Là đi cúng dường Phật. Cúng dường Phật là tu phước, nghe Phật giảng kinh là tu huệ, cho nên đến Thế giới Cực Lạc là phước huệ song tu. Quý vị nhìn xem, chính mình ở giảng đường, không rời khỏi A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật cũng không rời khỏi mọi người, mỗi người làm việc của mình, đều làm được vô cùng viên mãn.

Cho nên, Thế giới Tây Phương Cực Lạc không có cấp bậc, chỗ chúng ta muốn ra khỏi Lục đạo Luân hồi, trước tiên là trời Dục giới, quý vị xem 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng trong Dục giới, đến 6 tầng; 6 tầng trời đi lên trời Sắc giới, là 18 tầng; Trên 18 tầng còn có trời Vô sắc giới, là 4 tầng. Tổng cộng là 28 tầng trời, nếu ra khỏi thì mới thoát ly Lục đạo Luân hồi, gọi là thụ xuất, khó biết bao! Còn Tịnh Độ, thì từ cõi người này của chúng ta, không cần trải qua chư thiên, mà trực tiếp vãng sanh, gọi là hoành sanh. Hoành siêu, không phải là lên từng bậc từng bậc của cầu thang, ta đi ngay từ đây rồi, sanh cõi ấy theo chiều ngang. Sanh đến Thế giới Cực Lạc chính là A-bệ-Bạt-trí, chính là A-duy-Việt-trí Bồ-tát, A-bệ-Bạt-trí là được nói trong tiểu bản Kinh Mi Đà, trên bộ Kinh này của chúng ta đều dùng A-duy-Việt-trí. Địa vị ngang bằng với bậc Bổ xứ, địa vị này, địa vị của A-bệ-Bạt-trí là Đẳng giác Bồ-tát, chính là kém Phật một bậc, nâng cao một bậc nữa thì thành Phật rồi, là Phật rốt ráo viên mãn. Địa vị của các ngài bình đẳng với Bồ-tát Di Lặc hiện tại, bình đẳng với Quán Thế Âm Bồ-tát, ngài Quán Thế Âm là Bồ-tát Bổ xứ của Thế giới Tây Phương Cực Lạc, tương lai A Mi Đà Phật diệt độ rồi, thì Quán Âm Bồ-tát thành Phật.

Địa vị cao như vậy, địa vị đó quá cao rồi! Đây là người bình thường không cách nào tưởng tượng. Có thể sao? Mọi người đều hoài nghi, 48 nguyện của A Mi Đà Phật có phải là khoa trương rồi không? Không có chút nào, nếu chúng ta hoàn toàn tin tưởng, thì đời này của chính mình hưởng được lợi ích rất lớn, một đời thì thành tựu rồi. Nếu còn có hoài nghi, vậy thì đợi đời sau kiếp sau, đánh mất cơ hội của đời này rồi, nhất định không thể! Đặc biệt, thật sự, Phật Bồ-tát từ bi, lão Hòa thượng Hải Hiền làm chứng minh cho chúng ta, ngôi chùa nhỏ không ngờ tới ấy, bốn người. Quý vị xem sự vãng sanh của các ngài, không có sanh bệnh, không có bệnh khổ, không có tử khổ, chúng ta thường nói nỗi khổ của sanh lão bệnh tử, các ngài không có bị bệnh, các ngài không có tử khổ, nói đi liền đi thôi. Ngay cả mẹ của lão Hòa thượng Hải Hiền, [độ] cho con gái của bà, ngày đó bà đặc biệt gọi con gái đến, còn có cháu gái, gọi con cháu đến xem bà vãng sanh thế nào, nên tin tưởng rồi. Trước khi vãng sanh tự mình xuống bếp gói bánh sủi cảo, sau khi ăn xong, bắt chéo hai chân, 86 tuổi, nói với mọi người: tôi đi đây, liền đi thật rồi, tự tại như vậy!

Lão Hòa thượng Hải Hiền ra đi, là vào đêm khuya, mọi người đều đã ngủ, không có người nhìn thấy, bắt đầu sáng sớm ngày hôm sau, lão Hòa thượng ra đi rồi. Lão Hòa thượng Hải Khánh, sống ở gần không xa các ngài còn có Hòa thượng Lão Đức. Chúng ta quan sát tỉ mỉ Hành nghi của ba vị ấy, là tấm gương tốt của chúng ta, đối với thế duyên, không hề bận lòng với duyên ở thế gian này, thật sự làm được無住生心 “vô trụ sanh tâm” trong Kinh Kim Cang, hòa quang đồng trần. Đối với mọi người, nếu có duyên, thì các ngài phục vụ, nỗi khổ mà người khác không thể chịu thì các ngài có thể chịu, việc mà người khác không chịu làm thì các ngài bằng lòng làm, đi được tự tại biết bao! Đó là vào thời đại ấy, rất gần thời đại của chúng ta, các ngài ấy còn tại thế, tương tự chúng ta cũng ở thế gian này, chỉ là không quen biết, là người cùng một thời đại, không thể không tin tưởng. Tôi ở nước Mỹ, gặp được ba người vãng sanh, tôi không gặp ba người, cũng đều quen biết. Lúc họ vãng sanh, chúng tôi không ở cùng nhau, đồng tu gọi điện thoại nói với tôi, nói với tôi tình hình quá trình vãng sanh, biết trước ngày giờ, đi được rất tự nhiên, rất tự tại. Đều là tấm gương tốt của chúng ta, chúng tôi đã thấy tận mắt, đã chính tai nghe, có thể không tin tưởng sao?

Quả đức như vậy, rất nhanh, địa vị cao. 此誠十方之所無 “Thử thành thập phương chi sở vô” (Sự chân thực này là điều trong mười phương không có), tìm không thấy trong cõi nước chư Phật mười phương, cho nên gọi là獨妙 “độc diệu”. 如《禮讚》曰:四十八願莊嚴起,超諸佛國最為精也 “Như Lễ Tán viết: tứ thập bát nguyện trang nghiêm khởi, siêu chư Phật quốc tối vi tinh dã” (Như trong Lễ Tán nói: Bốn mươi tám nguyện trang nghiêm khởi, vượt cõi chư Phật tinh hoa nhất). Đặc sắc, tinh hoa ấy, hoàn toàn dựa vào 48 nguyện của A Mi Đà Phật. Chúng ta tu Tịnh Độ, quan trọng nhất chính là biến 48 nguyện thành nguyện vọng của chính mình, dáng dấp như vậy, thì sự gia trì của A Mi Đà Phật là cực kỳ rõ ràng. Ta đồng tâm đồng nguyện, đồng đức đồng hạnh với A Mi Đà Phật, thì mới có thể có quả báo thù thắng như vậy. Nhất định không thể đánh mất cơ hội này, đánh mất cơ hội nào cũng không sao cả, nhưng đánh mất cơ hội này thì quá đáng tiếc rồi! Lần này đến nhân gian, điều gì là việc lớn? Đây là việc lớn hàng đầu.

Chúng ta xem tiếp đoạn tiếp theo, 建立常然,無衰無變 “kiến lập thường nhiên, vô suy vô biến” (kiến lập thường nhiên, không suy yếu không biến đổi), đây là giảng về hoàn cảnh Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Thường nhiên, vĩnh viễn là hình dáng ấy, không suy yếu không biến đổi; Nói cách khác, là không sanh không diệt, Thế giới Cực Lạc không nhìn thấy sanh diệt. Mỗi người vãng sanh gặp mọi người đều là ở ao Thất Bảo, hoa sen nở rồi, người hiện ra, đều là hình dáng ấy. Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, 建,初興也 “kiến, sơ hưng dã” (kiến, là vừa kiến tạo). Kiến lập, kiến lập này là uy thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật, cùng với công đức đời đời kiếp kiếp đã tu trước đây, do như vậy mà xây dựng thành. 立,終成也 “Lập, chung thành dã” (Lập, là hoàn thành). Kiến lập, từ đầu đến cuối. 常,恆也。然,如是也“Thường, hằng dã. Nhiên, như thị dã” (Thường, là vĩnh hằng. Nhiên, là như vậy), thường nhiên. 衰,浸微也,弱也 “Suy, tẩm vi dã, nhược dã” (Suy, là dần dần suy yếu, là suy yếu), suy là suy yếu. 變 “Biến” là biến đổi, 更也,易也 “canh dã, dịch dã” (là thay đổi, là biến đổi), biến đổi.建立常然,無衰無變者,謂一經建立,恆常如是,無有衰弱、減退與變壞等相 “Kiến lập thường nhiên, vô suy vô biến giả, vị nhất kinh kiến lập, hằng thường như thị, vô hữu suy nhược, giảm thoái dữ biến hoại đẳng tướng” (Kiến lập thường nhiên, vô suy vô biến, là vừa trải qua sự kiến lập, mãi mãi luôn như vậy, không có các tướng suy yếu, đi xuống và biến hoại…), những tướng suy yếu, sự thay đổi ấy, vĩnh viễn không nhìn thấy ở Thế giới Cực Lạc.

Quý vị xem các loại kiến trúc, tuy rất lâu, nhưng nhìn hoàn toàn là mới, chính là giống như vừa mới xây dựng xong, hoàn toàn mới, chưa từng biến đổi, không có thay đổi. Người là hóa thân, không phải đến Thế giới Cực Lạc, từ nhỏ dần dần lớn lên, không có. Hoa sen vừa nở thì nhìn thấy thân tướng thế nào? Là giống như A Mi Đà Phật, thể chất tương đồng, trong kinh dùng từ để mô tả, là thân kim cang bất hoại, chúng ta không có cách nào tưởng tượng sự tốt đẹp của tướng mạo. Ở trong Quán Kinh đức Phật nói với chúng ta, Báo thân của A Mi Đà Phật, thân có 84 ngàn tướng, mỗi tướng có 84 ngàn vẻ đẹp tùy theo hình dáng, mỗi vẻ đẹp tùy theo hình dáng phóng ra 84 ngàn ánh sáng, trong mỗi ánh sáng đều hiện ra rõ ràng, giống như tivi hiện ra, chư Phật Thế giới mười phương đang giáo hóa chúng sanh, chư Phật đang giảng kinh thuyết pháp, nhìn thấy tất cả, là thấu suốt. Quý vị muốn nhìn thì đều nhìn thấy ở tất cả mọi nơi, không có chướng ngại, quý vị không muốn nhìn thì không có. Chúng ta khởi tâm động niệm là cảm, tất cả hoàn cảnh vật chất là ứng, cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn.

Trong Tịnh Ảnh Sớ nói, kiến lập thường nhiên, vô suy vô biến, đó là nói rõ cõi nước không đổi. Thường Lạc Ngã Tịnh, Thường chính là vĩnh viễn tồn tại, không có thay đổi. Thêm nữa sự giải thích trong Gia Tường Sớ nói: 建立常然者,於此間壞劫,而彼 “Kiến lập thường nhiên giả, ư thử gian hoại kiếp, nhi bỉ” (Kiến lập thường nhiên, là ở thế gian này [có] kiếp hoại, còn cõi ấy), là Thế giới Cực Lạc, 無改,相續常然 “vô cải, tương tục thường nhiên” (không có biến đổi, liên tục thường luôn như vậy). Thế giới này của chúng ta là Thế giới Ta Bà, Ta Bà là tiếng Phạn, Thế giới Ta Bà là vô thường, thay đổi quá to lớn, có thành trụ hoại không. Động vật ở Thế giới này có sanh già bệnh chết, đó chính là vô thường; Thực vật có sanh trụ dị diệt, cũng là vô thường; Về khoáng vật, bao gồm trái đất, có thành trụ hoại không. Cho nên, vũ trụ mà chúng ta có thể tiếp xúc được, mọi sự mọi vật đều là vô thường, đều không tránh khỏi thành trụ hoại không. Thế giới Cực Lạc không phải vậy, không có thay đổi, sự thành lập ban đầu, là 10 kiếp, A Mi Đà Phật tạo thành Thế giới Cực Lạc đến nay là 10 kiếp rồi. 10 kiếp, quý vị đến bên đó xem, là mới, vĩnh viễn không suy không biến.

Người là vô lượng thọ, không có sanh già bệnh chết, thẳng tắp để quý vị chứng đắc Vô thượng Bồ-đề, trở về Thường Tịch Quang. Trở về Thường Tịch Quang, không thấy Thật Báo Trang Nghiêm độ nữa, cũng giống như nằm mộng, tỉnh lại, cảnh giới trong mộng rất rõ ràng, quý vị muốn đi tìm nó, cũng tìm không thấy dấu vết. Có thể hiện tiền lại hay không? Có thể, quý vị muốn cho nó hiện tiền nữa thì nó hiện tiền, tùy theo mong muốn của tâm. Nhưng ở Thế giới Cực Lạc, không có suy nghĩ ấy nữa, người nơi này của chúng ta có tư tưởng, còn Thế giới Cực Lạc không có. Thế giới Cực Lạc, vãng sanh đến nơi đó, thì không có tư và tưởng nữa. Vì sao? Vì tư tưởng là trong tám Thức, tư trong tám Thức chính là Thức thứ 7 Mạt-na, tưởng chính là Ý thức Thứ 6, sự phân biệt của Ý thức Thứ 6, sự chấp trước của Thức thứ 7. Đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, chuyển tám Thức thành bốn Trí, lúc nào chuyển? Chính chúng ta cũng không tưởng tượng đến, là chuyển ở trong hoa sen.

Chúng ta vãng sanh Thế giới Cực Lạc là ngồi [ở] hoa sen, cho nên cõi ấy gọi là Thế giới Liên Hoa. Nơi này của chúng ta, tin tưởng rồi, thật sự phát nguyện cầu sanh, tôi thật muốn đi, thì ao sen Thất Bảo ngoài giảng đường của A Mi Đà Phật ở Thế giới Cực Lạc mọc ra một nụ hoa, nụ hoa liền có tên của chính mình. Tâm của chúng ta càng kiên định, tâm vãng sanh càng khẩn thiết, công phu niệm Phật càng nhiều, thì hoa ấy lớn lên, màu sắc thì vô cùng đẹp. Lúc vãng sanh, đức Phật liền cầm hoa sen ấy đến tiếp dẫn quý vị, hoa lúc được mang đến là đang nở, quý vị đi đến trong hoa sen, ngồi ở trong đài sen, hoa sen liền khép lại. Đức Phật mang hoa ấy đến Thế giới Cực Lạc, đặt ở trong ao Thất Bảo, hoa lại vừa nở thì thấy Phật rồi. Lúc đó hoa vừa nở, thân thể chuyển rồi, chuyển tám Thức thành bốn Trí. Cho nên không có Vọng tưởng, không có Tạp niệm nữa, tâm địa thanh khiết, không nhiễm mảy trần, là tâm thế nào? Là thanh tịnh bình đẳng giác. Tuyệt vời! Cho nên tự nhiên liền chuyển thôi.

Người Thế giới này của chúng ta đều có Vọng tưởng, Vọng tưởng tạo thành Thế giới Ta Bà, Vọng tưởng tạo thành Lục đạo Luân hồi, chỗ của Ngài không có Vọng tưởng. Không có Vọng tưởng, cho nên Phàm Thánh Đồng Cư độ ở Thế giới Cực Lạc của Ngài chỉ có hai cõi, là cõi người và cõi trời, chỉ có hai cõi, rất đơn giản, không phức tạp như chúng ta. Mỗi cõi ở nơi này của chúng ta đều vô cùng phức tạp, vì sao? Vì quá nhiều Vọng tưởng rồi, toàn là do Vọng tưởng, Tạp niệm tạo thành. Cho nên, chỗ chúng ta có, Thế giới Ta Bà có kiếp hoại, có thành trụ hoại không, Thế giới Cực Lạc không có, là vô suy vô biến, cõi ấy không thay đổi, Cực Lạc tương tục thường nhiên.

Tiếp theo, Sư Cảnh Hưng nói: 建立常然者,因滿果立,無改異故 “Kiến lập thường nhiên giả, nhân mãn quả vị, vô cải dị cố” (Kiến lập thường nhiên, là bởi quả vị viên mãn, nên không có biến đổi khác nhau). Nhân quả của Thế giới Cực Lạc, không giống với nhân quả thế gian này của chúng ta, thế gian chúng ta không tốt, còn [nơi] các ngài tuyệt diệu, không thể so sánh. Nơi này của chúng ta, tạo nghiệp thiện, quả báo là ở ba đường thiện; Tạo nghiệp ác, quả báo là ở ba đường ác. Khởi tâm Động niệm chính là tạo nghiệp rồi, là ý nghiệp; Ngôn ngữ, là khẩu nghiệp; Tạo tác của thân thể, là thân nghiệp. Ba nghiệp thân ngữ ý, ba nghiệp của chúng ta đều không thanh tịnh. Thứ gì không thanh tịnh? Có Ngũ dục, tài sắc danh thực thùy. Bên trong có năm độc, Phiền não, năm độc là gì? Là tham sân si mạn nghi. Khởi tâm Động niệm, ngôn ngữ tạo tác của chúng ta đều có liên quan với điều này, có liên quan với tham sân si mạn nghi ở bên trong, có liên quan với tài sắc danh thực thùy ở bên ngoài, rất phức tạp.

Chúng tôi có được tin tức từ rất nhiều nơi, sách lưu truyền xưa của nước ta thì càng nhiều, trong Cảm Ứng Thiên nói được hay, 天地有司過之神 “thiên địa hữu ti quá chi thần” (trời đất có Thần giám sát lỗi lầm), những vị Thần ấy chuyên cai quản sự việc này, cai quản Khởi tâm Động niệm, ngôn ngữ tạo tác của con người, ghi ở trong cuốn vở, về việc thiện, việc ác. Sổ sanh tử chính là sổ thiện ác, có người ghi lại, đều không sót mất điều nào. Việc này là thật hay giả? Là thật, thật sự có. Cho nên cổ nhân nước ta nói舉頭三尺有神明 “cử đầu tam xích hữu thần minh” (ngẩng đầu ba thước có thần linh), người xưa tin tưởng, người hiện nay không tin tưởng. Tôi học Phật vào những năm đầu, tôi là đi vào từ Triết học, không tin tưởng những điều này, cho rằng những điều này là mê tín, là một loại phương tiện phương thức mà người xưa khuyên người đoạn ác tu thiện. Nhiều năm như vậy đến giờ, hoàn toàn sáng tỏ rồi, đó là thật, không phải là giả. Cho nên chính mình liền biết kiểm điểm, biết thận trọng.

Hiện nay chúng ta nhờ vào chứng minh của khoa học, chúng ta khởi tâm động niệm có thể giấu ai? Tiến sĩ Hew Len của nước Mỹ đến chỗ tôi để thăm hỏi, đến lầu quay phim của chúng tôi, lúc đó có mấy người chúng tôi ở cùng nhau, nói với mọi người, chúng ta khởi tâm động niệm thì ai biết? Tiến sĩ Masaru Emoto thí nghiệm [nói] nước biết, không chỉ là nước, mà bàn biết, ghế biết, trần nhà biết, bức tường biết, sàn nhà biết, quý vị có thể giấu được ai? Là thật, không phải là giả. Vì sao? Bởi nhà Khoa học nói với chúng ta, đã chứng minh Neutrino mà Khoa học phát hiện, chính là五蘊皆空 “Ngũ Uẩn giai Không” được giảng trong Tâm Kinh. Neutrino là gì? Chính là Ngũ Uẩn, Ngũ Uẩn là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị vật chất. Trong kinh Phật gọi đó thành Ngũ Uẩn, nói rõ toàn bộ rồi, trong đó khởi năm loại tác dụng, Sắc là tác dụng của vật chất, hiện tượng vật chất, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là hiện tượng tâm lý, một vật chất nhỏ như vậy, đầy đủ năm loại hiện tượng.

Nói cách khác chính là, trong nhà Phật giảng tâm và vật là một Thể, có vật nhất định có tâm, chính là nhất định có Thọ Tưởng Hành Thức, giảng được tỉ mỉ hơn. Nước biết là một sự hiểu biết rất đơn giản, nó lợi hại hơn nước nhiều, nước không biết nói chuyện, chỉ là hiện ra một bức ảnh cho chúng ta xem, thực ra nó rất thần diệu. Nó có cảm thọ, cho nên nó hiện tướng. Nó có tưởng, chính là nói nó có Phân biệt, có Chấp trước, có Vọng tưởng. Về Hành là gì? Hành là niệm trước diệt niệm sau sanh, không gián đoạn. Tuy niệm trước và niệm sau là hai sự việc khác nhau, không phải là một sự việc, nhưng nó không ngừng, chúng ta nói nó thực hiện sự tương tự liên tục. Nếu hoàn toàn giống nhau, đó là tương tục, nó không phải hoàn toàn giống nhau. Tướng mà mỗi ý niệm hiện là gì? Là vũ trụ, vũ trụ lớn như vậy, ở trong Neutrino hàm nhiếp toàn bộ vũ trụ. Không có lớn nhỏ, trong lớn có nhỏ, trong nhỏ có lớn, đánh dấu bằng. Đó là nhà Khoa học thừa nhận. Phàm phu chúng ta không biết trong đó có sự nhỏ bé như vậy, nó ghi lại rất cả những gì của chúng ta, ghi lại giống như quay video, giữ gìn ở trong đó, vĩnh viễn sẽ không mất đi. Vô lượng kiếp đến ngày nay, sau này, nó đều ghi lại mỗi niệm, đều giữ gìn ở trong đó. Thứ này chính là sau khi thân mạng trong đời này của chúng ta kết thúc phải đến nơi nào, căn cứ vào điều gì? Chính là dựa vào thứ này. Cho nên ở trong Lục đạo, cõi trời và cõi quỷ đều biết, đều rõ ràng.

Tôi có một người bạn học, thời kỳ kháng chiến học cùng ở Phúc Kiến, lúc đó ở một trường nhưng không quen biết, chúng tôi không cùng lớp, khi tôi ở trường học chỉ có một học kỳ, thời gian không dài. Sau khi đến Đài Loan chúng tôi đã gặp mặt, vừa kể chuyện lại là bạn học cũ. Tôi học Phật, vị ấy học Phật cùng tôi, sau khi tôi xuất gia một năm, vị ấy cũng xuất gia. Sau khi xuất gia, tôi khuyên thầy ấy học kinh giáo, thầy ấy nói với tôi, trong lòng thầy ấy sốt ruột, thầy ấy nói học kinh giáo không được, thầy nói vỡ cả họng, mà người ta không tin thầy. Tôi nói vậy thầy học gì? Thầy ấy đi học Mật tông rồi, Mật tông có thần thông, tôi vừa hiện thần thông, thì người ta liền sẽ tin tưởng. Thật là chịu khó chịu khổ, vào cửa Mật tông phải dập đầu 100 ngàn lạy, ở trong một năm thầy ấy hoàn thành rồi, thật không dễ dàng, thật có nghị lực, có sự kiên trì, tôi rất khâm phục thầy ấy.

Học được hai năm, thầy ấy nói với tôi, buổi tối thầy ấy có thể nhìn thấy quỷ, xã hội của quỷ phảng phất lẫn nhau với nhân gian, thầy ấy có qua lại với quỷ. Cho nên lúc đó tôi đã cười thầy ấy, tôi nói thầy chưa đạt được thần thông, nhưng xuất hiện quỷ thông rồi. Thầy ấy là vô cùng thật thà, tuyệt đối sẽ không nói vọng ngữ. Thầy ấy nói người, cõi người của chúng ta đây, mỗi ngày năm-sáu giờ chiều trên đường sẽ có quỷ, người và quỷ ở xen kẽ, đến 9 giờ -10 giờ khắp đường đều là như vậy. Lúc sáng sớm, khoảng ba – bốn giờ thì rất ít thấy rồi, vì sao? Vì đến buổi tối của họ rồi, hoạt động của họ là buổi tối, trái ngược với chúng ta, hoạt động của chúng ta là ban ngày. Cho nên vào thời gian giữa trưa của ban ngày, 11 giờ đến 1 giờ chiều, lúc đó không nhìn thấy quỷ, đến buổi tối vào thời gian ấy là nhiều nhất. Thật sự có chuyện này, thường đến nói cho chúng tôi nghe về tình hình mà thầy ấy đã thấy, đó là nghe chuyện về quỷ, có. Còn có trong ngành điện ảnh và truyền hình thường xuyên thấy, buổi tối họ đi quay cảnh ban đêm, ban đêm quay cảnh ngoài trời thường gặp được, cũng làm báo cáo cho chúng tôi, hình như chúng tôi còn có vài đĩa do họ báo cáo. Đó không phải lời nói dối, là thật có. Về súc sanh, súc sanh có linh tánh, đời trước là người, đọa đến cõi súc sanh, chúng ta khởi tâm động niệm làm gì thì chúng biết.

Mấy câu nói tiếp theo của Sư Cảnh Hưng, 無衰無變者,不為三災之所壞故 “vô suy vô biến giả, bất vi Tam tai chi sở hoại cố” (vô suy vô biến: là bởi không bị Tam tai phá hủy). Tam tai là Thủy tai, Hỏa tai, Phong tai. Đó là nói về Đại tam tai. Đại tam tai là sự nảy sinh thay đổi trong vũ trụ, ở trong kinh đức Phật nói với chúng ta, Thủy tai trong Đại tam tai ngập đến trời Nhị thiền; Nói cách khác, trên toàn bộ trái đất hoàn toàn là nước, không nhìn thấy đất liền, đó là tai nạn lớn. Hỏa tai thiêu đến trời Sơ thiền; Phong tai có thể thổi tan trời Tam thiền. Cho nên, trời Tứ thiền không có Tam tai, ở Thế giới Ta Bà gọi là Phước Thiên, phước báo lớn. Phước báo lớn là thế nào? Là không có Tam tai. Tam thiền trở xuống đều có tai nạn lớn, Thế giới này [có] thành trụ hoại không.

Tiếp theo, 又望西 “hựu Vọng Tây”(thêm nữa ngài Vọng Tây), là Pháp sư Vọng Tây, Vô Lượng Thọ Kinh Sao, đó là Chú Giải, ngài Vọng Tây là người Nhật Bản, Tổ sư của Tịnh Độ tông Nhật Bản, danh hiệu này của ngài, bên trong chính là mong mỏi Thế giới Tây Phương Cực Lạc. 依善導大師教 “Y Thiện Đạo Đại sư giáo” (Theo sự chỉ dạy của Đại sư Thiện Đạo), đó là người thời kỳ triều đại nhà Đường, du học ở Trung Hoa, là học trò của Đại sư Thiện Đạo, 於上經語深有發揮 “ư thượng kinh ngữ thâm hữu phát huy”(có sự khai triển sâu sắc đối với lời kinh ở trên). Ngài đối với建立常然,無衰無變 “kiến lập thường nhiên, vô suy vô biến” ở trên, ngài có sự ghi chép rất tuyệt vời, hẳn là nghe được lời Đại sư Thiện Đạo giảng. 今依其義,以釋經文:據《佛地論》,常有三種 “Kim y kỳ nghĩa, dĩ thích kinh văn: cứ Phật Địa Luận, thường hữu tam chủng” (Nay dựa theo nghĩa ấy, để giải thích kinh văn: căn cứ vào Phật Địa Luận, thường có ba loại). Trong kinh đức Phật giảng về thường, điều thứ nhất本性常 “Bổn Tánh thường”(Bổn Tánh thường), đó là Chân thường. Tiếp theo có不斷常 “Bất đoạn thường” (Bất đoạn thường), có相續常 “Tương tục thường” (Tương tục thường), đây cũng là thuộc về Pháp tướng, điều thứ nhất là thuộc về Tự tánh, Tự Tánh thường trụ.

          Tiếp theo có giải thích, thêm nữa căn cứ vào quyển thứ tám của Tam Tạng Pháp Số có giải thích, điều thứ nhất本性常者 “Bổn Tánh thường giả” (Về Bổn Tánh thường), đây là nói về Pháp thân, 法身本性常住,無生無滅 “Pháp thân Bổn Tánh thường trụ, vô sanh vô diệt” (Pháp thân Bổn Tánh thường trụ, không có sanh không có diệt), không sanh không diệt. Loại thứ hai, 不斷常 “Bất đoạn thường”, về Báo thân, 報身常依法身 “Báo thân thường y Pháp thân” (Báo thân luôn nương vào Pháp thân), Thật Báo độ, 無間斷 “vô gián đoạn” (không có gián đoạn). Trên thực tế Thật Báo độ có sanh diệt, khi nào thấy được Báo thân? Là phá một phẩm Vô minh, chứng một phần Pháp thân, bậc Sơ trụ của Viên giáo thì thấy được rồi. Ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc, trụ ở Thật Báo độ có người của 41 địa vị, cho nên 41 địa vị ở Báo độ, các ngài cư trú ở Báo độ. Chính là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, 40 địa vị ấy, thêm một địa vị Đẳng giác nữa, là 41 địa vị, trụ ở cõi đó. Vì sao có thể trụ ở cõi đó? Bởi tuy phá Vô minh rồi, nhưng chưa phá Tập khí của Vô minh. Có cách đoạn Tập khí hay không? Không có cách, để tự đoạn. Tự đoạn cần thời gian, thời gian bao lâu? Ở trong kinh đức Phật nói với chúng ta, là ba a-tăng-kỳ kiếp. Đây chính là nói, vô lượng thọ, vô lượng của hữu lượng, ba a-tăng-kỳ kiếp. Đến ba a-tăng-kỳ kiếp rồi, thì không có Tập khí Vô thỉ Vô minh nữa, không có nữa thì thăng cấp, liền chứng quả vị Diệu Giác. Diệu Giác chính là trở về Tự Tánh, trở về Thường Tịch Quang rồi.

Chúng ta biết đạo lý này, quý vị xem A-la-hán, đoạn Kiến tư Phiền não rồi, nhưng chưa đoạn Tập khí. Thời gian rất dài dưỡng thành Tập khí, thói quen thành tự nhiên, không hay không biết liền phát tác. Phiền não khi phát tác, hơn nữa là Phiền não nghiêm trọng, Vô minh là Phiền não rất vi tế. Chứng đắc A-la-hán, ở địa vị A-la-hán cần đoạn Tập khí Kiến tư Phiền não. Đoạn sạch Tập khí rồi, thì các ngài thăng cấp, các ngài là Bích-chi-phật, không là A-la-hán nữa. A-la-hán đoạn Kiến tư Phiền não, chưa đoạn Tập khí Kiến tư, Bích-chi-phật thì ngay cả Tập khí Kiến tư cũng đoạn rồi, ở địa vị của các ngài đoạn điều gì? Là đoạn Trần sa Phiền não, vậy thăng cấp nữa. Sau khi đoạn sạch Trần sa Phiền não, chưa đoạn Tập khí của Trần sa, đến đâu để đoạn? Các ngài thăng cấp lên, các ngài là Bồ-tát, ở địa vị Bồ-tát cần đoạn Tập khí của Trần sa. Đoạn sạch Tập khí của Trần sa rồi, thì các ngài thành Phật, là Phật trong 10 Pháp giới, không phải Phật trong Đại thừa giảng, mà Tiểu thừa, Phật trong 10 Pháp giới. Ở trên địa vị ấy, đều đoạn hết Tập khí rồi, đều đoạn sạch sẽ Tập khí Phiền não của Trần sa và Kiến tư rồi, ở địa vị Phật ấy thì tu điều gì? Là đoạn Vô minh Phiền não. Đoạn sạch Vô minh Phiền não rồi, các ngài thăng cấp lên, vượt qua 10 Pháp giới, sanh đến cõi Phật, chính là Thật Báo Trang Nghiêm độ, tự nhiên đến bên đó thôi, đó chính là Bồ-tát Sơ trụ của Viên giáo, đoạn Vô thỉ Vô minh Phiền não rồi, chưa đoạn Tập khí. Cần đoạn Tập khí ở Thật Báo độ, dùng thời gian ba a-tăng-kỳ kiếp, tự nhiên không có nữa, vậy mới viên mãn thành Phật. Cho nên có người nói, vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc là vô lượng thọ, không phải vô lượng thọ thật sự, mà là vô lượng của hữu lượng, chính là ý nghĩa này. Vô lượng của hữu lượng đã đến đỉnh điểm, thì biến thành vô lượng của vô lượng, vô lượng của vô lượng là tiếp nối liền sau cho vô lượng của hữu lượng, không phải là đứt đoạn. Cần hiểu được đạo lý này, thì chúng ta mới không đến nỗi nảy sinh hiểu lầm.

          Đó là giảng loại thứ hai, không có gián đoạn. Loại thứ ba, 相續常 “Tương tục thường”, Tương tục thường là應身 “Ứng thân”, cũng là Ứng Hóa thân. 謂應身於十方世界,沒已復現,化無窮盡 “Vị Ứng thân ư thập phương Thế giới, một dĩ phục hiện, hóa vô cùng tận”(Là Ứng thân ở mười phương Thế giới, ẩn rồi lại hiện, ứng hóa vô cùng tận). Đức Thích Ca Mâu Ni Phật có ở thế gian này của chúng ta hay không? Nói với chư vị, là có, nhưng chúng ta không nhận biết. Vào 3.000 năm trước ở Ấn Độ, Ngài thị hiện hình dáng người Ấn Độ, vào thời kỳ triều đại nhà Đường, Đại sư Trí Giả, là do đức Thích Ca Mâu Ni Phật ứng hóa tới. Quý vị xem, ngài đến nữa rồi. Cho nên chúng tôi tin rằng, chúng sanh càng tạo ác, càng tạo tội, thì Phật Bồ-tát đến được càng thường xuyên mau chóng, nhưng dùng thân phận nào thì chúng ta không biết, các ngài đang giúp đỡ người có duyên. Thế nào là người có duyên? Là nghe lời, thông thường chúng ta giảng thật thà, nghe lời, thật làm là người có duyên. Không có duyên, các ngài hiện thân thuyết pháp thì họ không nghe, không tin tưởng, vậy thì không cần thiết có việc này rồi. Thật sự thật thà, nghe lời, thật làm, thì rất dễ dàng gặp được, gặp được Phật, gặp được Bồ-tát, gặp được La-hán.

Vùng đất này của nước ta, người tạo tác tội nghiệp nặng, mọi người vẫn có thể an ổn sinh sống, dựa vào điều gì? Là chư Phật Bồ-tát nhiều, có chư Phật Bồ-tát xen lẫn ở trong những nơi đây, bên trong việc tạo tác ác nghiệp, để giảm nhẹ việc tạo tác ác nghiệp, từ bi đến tột cùng, chúng ta không biết. Ngày nào chúng ta sáng tỏ rồi, biết rồi, sanh khởi tâm cung kính đối với những người đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức ấy, Ứng thân của chư Phật Bồ-tát đã tới rồi, nên dùng thân gì để độ được thì các ngài liền hiện thân đó. Có làm quan hay không? Có, người nên dùng thân Tể tướng để được độ, liền hiện thân Tể tướng mà thực hiện thuyết pháp. Nên dùng thân Đế vương, đó chính là người lãnh đạo quốc gia, người nên dùng thân đó để được độ, liền hiện thân Đế vương mà thực hiện thuyết pháp. Thân phận nào cũng có thể hiện, ngài đều có thể hiện thân tất cả các ngành các nghề, nam nữ già trẻ các, chỉ là người bình thường không biết. Cho nên việc này là không ngừng, không ngừng hóa thân, đến thời điểm các ngài lại đổi thân. Thọ mạng của Ứng Hóa thân dài ngắn không nhất định, hoàn toàn dựa vào duyên, duyên sâu, thì thời gian trụ dài một chút, duyên cạn, thời gian trụ ngắn một chút, tất cả đều có.

Thế giới ngày nay loạn đến loại tình hình này, trong tổ tiên chúng ta, người học Phật nhiều, người thành tựu không ít, đặc biệt là tu Tịnh Độ vãng sanh Thế giới Cực Lạc, chỉ cần vãng sanh, các ngài thấy ở trong mắt về tình hình thế giới chúng ta, vô cùng rõ ràng. Các ngài đến giúp đỡ hay không? Là đến, cũng giống đức Phật, tùy loại hóa thân, để giảm nhẹ tai nạn chỗ chúng ta. Có người nói với tôi, tôi tin tưởng, tai nạn ngày nay là [mang] tính chất toàn cầu, không phải bộ phận. Chỗ nào trên toàn cầu tương đối nhẹ một chút? Có người nói với tôi, là nước ta. Vì sao? Để nói rõ ràng, những văn hóa được nước ta bảo tồn, văn hóa truyền thống, văn hóa đó có thể cứu toàn thế giới. Đó là báu vật của nhân loại, báu vật đó không thể mất, nhất định phải bảo vệ lấy, đến làm việc này. Báu vật ấy ở nơi này, sẽ không có tai nạn lớn, không thể bị diệt hết. Về người còn có một nhóm người có phước báu, không phải là hoàn toàn tạo ác, cho nên có Thần bảo hộ, tôi thường nói đây là đức của tổ tiên, được Tam Bảo gia trì.

Quả thật Phật giáo, từ Ấn Độ truyền đến Trung Hoa, đã bén rễ ở Trung Hoa, ra hoa kết quả, vượt qua Ấn Độ. Ngay cả kinh Phật được phiên dịch, hiện nay chúng tôi đã rõ ràng, bội phục năm vóc sát đất đối với người xưa. Vì sao? Bởi dịch thành chữ Hán, thể Văn cổ, dùng thứ này làm phương tiện truyền đạt, truyền tiếp mãi mãi, ngàn năm vạn đời sẽ không thay đổi. Tiếng Phạn thì không được, tất cả chữ viết ghép âm đều không được, chữ viết ghép âm là biểu âm, âm sẽ thay đổi, cách hai-ba trăm năm thì nghe không hiểu nữa, vậy nhất định phải phiên dịch lại lần nữa, không phiên dịch lại thì không có người biết nữa. Quý vị xem Thánh Kinh được phiên dịch bao nhiên lần, Thánh Kinh hiện nay hoàn toàn không giống với bản phiên dịch thời xưa, biến dạng rồi. Kinh Phật mãi mãi không biến đổi, điều này là không thể nghĩ bàn, nước ta có một bộ công cụ truyền tải tốt nhất, dùng phương pháp này có thể truyền được lâu dài. Học chữ Hán, thể Văn cổ không khó, học sinh nước ngoài chỉ tốn thời gian 3 năm thì có năng lực đọc kinh, thì có năng lực đọc chú sớ của người xưa, không khó. Nếu có 5 năm, gốc này được ăn sâu bén rễ rồi. Chúng tôi hi vọng làm thực nghiệm này, làm thực nghiệm này thành công, để mọi người đều tin tưởng.

Điều tiếp theo đây, Tương tục thường, chính là Ứng thân, Ứng thân ở mười phương Thế giới, ẩn rồi, sau khi chết rồi, các ngài tái hiện nữa, hóa vô cùng tận. Đây là giảng ba loại thường. Thêm nữa trong quyển thứ 34 của Hoa Nghiêm Diễn Nghĩa Sao nói rằng自性,則凝然常 “Tự Tánh, tắc Ngưng nhiên thường” (Tự Tánh, thì Ngưng nhiên thường). Ngưng nhiên, vị trí không động, là ý nghĩa này, đây là giảng về Pháp thân. Lúc Đại sư Huệ Năng khai ngộ đã nói, câu nói thứ tư, 何期自性,本無動搖 “hà kỳ Tự Tánh, bổn vô động dao”, đó chính là Ngưng nhiên thường, đó là Pháp thân. Cho nên tâm người phải tĩnh, phải định, vì sao? Vì đó là Chân Tâm, là Bổn Tánh của quý vị, Bổn Tánh là định. Cho nên đức Phật dạy chúng sanh tu hành, vô lượng Pháp môn, phương pháp, con đường là không nhất định, nhưng tất cả đều là tu định, 84 ngàn Pháp môn, là 84 ngàn kiểu phương pháp tu Thiền định khác nhau. Không phải là tu Thiền định của Thiền tông, mà đầu mối liên quan đến Phật giáo thảy đều tu Thiền định.

Về Giáo hạ, Giáo hạ phần lớn đều là tầng lớp Trí thức, ưa thích kinh điển, nghiên cứu kinh điển, cho nên Giáo hạ chính là dùng đọc tụng để tu Thiền định. Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, đây chẳng phải là tu Thiền định sao? Về đắc định, tôi niệm Kinh Pháp Hoa mà đắc định, là Pháp Hoa Tam-muội; Tôi niệm Kinh Lăng Nghiêm mà đắc định, là Lăng Nghiêm Tam-muội; Tôi niệm Kinh Hoa Nghiêm mà đắc định, là Hoa Nghiêm Tam-muội; Tôi niệm Kinh Vô Lượng Thọ mà đắc định, là Niệm Phật Tam-muội, tất cả là giống nhau. Một câu của lão Hòa thượng Hải Hiền, một câu “Nam Mô A Mi Đà Phật” được định, được khai huệ, là Niệm Phật Tam-muội. Phải hiểu đạo lý này, thì niềm tin trong chính chúng ta mới có thể không bị chuyển biến, không bị thay đổi. Chỉ cần có kiên trì, có nghị lực, thì nhất định có thể được định, nhất định có thể khai ngộ. Cho nên, Ngưng nhiên thường chỉ Pháp thân.

          Trong sách Sự Tán Đại sư Thiện Đạo nói: 極樂無為涅槃界 “Cực Lạc Vô vi Niết-Bàn giới”(Cực Lạc Vô vi Niết-Bàn giới). Thêm nữa nói: 無衰無變湛然常 “Vô suy vô biến trạm nhiên thường” (Không suy không biến luôn trạm thường). 可見今之經文,所云常然等,即本性常、凝然常也 “Khả kiến kim chi kinh văn, sở vân thường nhiên đẳng, tức Bổn Tánh thường, Ngưng nhiên thường dã” (Có thể thấy kinh văn ở đây, đã nói là thường nhiên vân vân, tức là Bổn Tánh thường, Ngưng nhiên thường). Những lời giải thích này là Pháp thân, là Tự Tánh. 是故常然,無衰變也 “Thị cố thường nhiên, vô suy biến dã” (Vì thế thường nhiên, là không có suy yếu biến đổi). Giảng ý nghĩa này rất hay. Nhất định cần tin tưởng, thay đổi và không thay đổi là một việc, không phải là hai việc, không thay đổi chính là Thể, thay đổi là khởi tác dụng. Ai ở đó chỉ đạo thay đổi, thay đổi ở chủ tể? Chính là A-lại-da. A-lại-da là Vọng tâm, còn Chân Tâm không thay đổi, Vọng tâm đang thay đổi, cho dù Vọng tâm thay đổi thế nào, đều là giả, bởi vì Bản thân Vọng tâm là giả, giả làm sao có thể biến ra thật? Thể của Vọng tâm là Chân Tâm, vì sao biến thành Vọng tâm? Vì mê rồi, trên kinh Đại thừa giảng一念不覺,而有無明 “nhất niệm bất giác, nhi hữu Vô minh” (một niệm không giác, liền có Vô minh), Vô minh do đến từ đâu? Là một niệm không giác. Một niệm không giác có nguyên nhân hay không? Không có nguyên nhân. Có nguyên nhân thì có kết quả, vậy chính là thật rồi, không có nguyên nhân, là giả, không phải là thật. Không phải là thật, chỉ cần không để ý tới nó, thì không có chuyện gì nữa, nó không chướng ngại, quý vị vừa chú ý, nó liền sẽ quấy rầy, nó thành chuyện xấu rồi.

Cho nên trong Kinh Bát Nhã dạy cho chúng ta, 無住生心 “vô trụ sanh tâm”, vô trụ chính là không để ý nó, về sanh tâm, là tùy nó đi, tùy duyên. Tùy duyên diệu dụng, rèn luyện chính mình, thành tựu chúng sanh. Tùy thuận cảnh, mọi thứ đều vừa lòng đẹp ý, tùy thiện duyên, người gặp được đều là người tốt, việc gặp được đều là việc tốt, vừa lòng đẹp ý. Rèn luyện chính mình là thế nào? Không khởi tham luyến, đó là rèn luyện chính mình, đối với chính mình, không có tham luyến. Đối với người khác, đó chính là toàn tâm toàn ý vì chúng sanh mà phục vụ, tuy toàn tâm toàn ý làm việc vì mọi người, nhưng sau khi làm xong rồi, tâm địa là thanh tịnh bình đẳng giác, không nhiễm mảy trần, lợi mình lợi người, tất cả vô trụ. Nếu gặp phải là nghịch cảnh, ác duyên, nghịch cảnh là hoàn cảnh không tốt, chướng ngại khắp nơi, vấp phải trắc trở khắp chốn, người gặp được đều là người ác. Hoàn cảnh này là thế nào? Là không sanh sân khuể, rèn luyện công phu của chính mình, ở trong hoàn cảnh ấy, ta có tâm sân giận hay không? Nếu có tâm sân giận, thì không được, không chịu được khảo nghiệm. Không có sân khuể, không sanh Phiền não, không nên để những Phiền não này ở trong tâm. Sanh tâm là chúng ta cần phản tỉnh, đó là một tấm gương tốt, nếu có thì sửa đổi, không có thì nỗ lực tăng thêm. Nếu chúng ta có những ác này, thì không được, không tốt cần sửa đổi, cần sám hối. Không có thì sao? Không có cần nỗ lực tăng thêm, không thể phạm lỗi lầm này.

Người học đạo hiện nay, thường thấy nhất, là khen mình chê người, ưa thích phê bình người khác, nói chỗ sai của người khác, nâng cao địa vị của mình, không buông xuống tham sâm si mạn, là sai rồi. Đã gặp được Phật pháp, mục đích của Phật pháp là gì? Mục đích thứ nhất, chính là vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, mỗi người đều có phần. Đến Thế giới Cực Lạc, thứ gì ở thế giới này đều không mang đi được, hết thảy toàn bộ thế giới này là Pháp tướng, do A-lại-da, đến cõi ấy chuyển Thức thành Trí rồi, toàn bộ đều không dùng những thứ này nữa. Toàn bộ mọi thứ ở cõi đó, bất luận thọ dụng tinh thần, hay thọ dụng vật chất đều là đại viên mãn, được đại tự tại. Những thứ này phải làm thế nào? Phải xả được vô cùng sạch sẽ. Vì quốc gia, vì dân tộc, vì nhân dân, phải vì nhân dân toàn thế giới, vì Phật giáo, còn phải vì hết thảy toàn bộ Tôn giáo, vì sao? Bởi chúng ta rất rõ ràng, rất sáng tỏ tất cả Tôn giáo là một Thể. Chúa Giêsu là ai? Có lẽ chính là Hóa thân của A Mi Đà Phật, ở trong Tôn giáo đó của ngài. Quý vị phê bình ngài, hủy báng ngài, vậy là đã hủy báng A Mi Đà Phật, là thật không phải giả. Những vị ấy đều là Hóa thân của Phật Bồ-tát, nên dùng thân gì để độ được thì hiện thân ấy, người nên dùng thân Chúa Giêsu để được độ, thì hiện Chúa Giêsu để giáo hóa. Đó chính là Bất đoạn thường. Cả vũ trụ thực sự là một Thể, tất cả vạn pháp hiện tại của chúng ta là sự hiển bày của một Thể, thân hơn người một nhà, là một Thể, thật sự là một Thể, không sai chút nào. Ngàn kinh vạn luận nói rõ chân tướng sự thật này, chúng ta có duyên gặp được rồi, nên tiếp nhận, không nên nghi ngờ, phải thật làm.

          Cho nên Pháp thân là Tự Tánh, là Chân Tánh, cho nên thường nhiên, là không có suy yếu biến đổi. Sư Vọng Tây còn giả thiết một vấn đề: 既是修因感果之土,而亦有始,寧容得言,非因非果,凝然常耶? “Ký thị tu nhân cảm quả chi Độ, nhi diệc hữu thỉ, ninh dung đắc ngôn, phi nhân phi quả, Ngưng nhiên thường da?”(Đã là cõi nước tu nhân cảm được quả, thì cũng có bắt đầu, há có thể nói được, không phải nhân không phải quả, Ngưng nhiên thường ư?) Ý nghĩa của đoạn này rất sâu. Ngài có giải thích: 修因感果,是始覺智。無為凝然,則本覺理,始覺究竟,無非本覺。 “Tu nhân cảm quả, thị Thỉ Giác Trí. Vô vi Ngưng nhiên, tắc Bổn Giác Lý, Thỉ Giác cứu cánh, vô phi Bổn Giác” (Tu nhân cảm được quả, là Trí Thỉ Giác. Ngưng nhiên Vô vi, là Lý Bổn Giác, Thỉ Giác cứu cánh, chẳng gì không phải Bổn Giác). Lời giải thích này rất rất hay, lời này có độ sâu tương đương. Thỉ Giác cứu cánh chính là Bổn Giác, Thỉ Giác và Bổn Giác là một không phải hai, vậy mới có thể giảng được thông. Chúng ta phát sanh chướng ngại, đều là Phân biệt Chấp trước, nếu rời khỏi Phân biệt Chấp trước, thì cả vũ trụ là một thể, là một thể với ai? Là một thể với ta, một thể với A Mi Đà Phật, điều này tuyệt diệu không thể tả, vô cùng tuyệt diệu rồi! Đây mới là chân tướng sự thật.

Cho nên, người tạo tác tội nghiệp như thế nào trong thiên hạ đều có thể tha thứ, chính là giống điều gì? Là chính mình tha thứ chính mình, chính mình tạo tội nghiệp nặng hơn nữa, [cũng] có thể tha thứ cho chính mình, là một đạo lý. Đi đến rốt ráo, thiện ác đều không có nữa, còn có thiện ác, quý vị còn có Phân biệt, còn có Chấp trước, đến trong cảnh giới cao nhất, tất cả Phân biệt Chấp trước, không những không có Phân biệt Chấp trước, mà không có Khởi tâm Động niệm nữa. Pháp thân Bồ-tát không khởi tâm không động niệm, khởi tâm động niệm không nhìn thấy Pháp thân, không khởi tâm không động niệm thì thấy Pháp thân, chính là thấy được Lý Thể. Chân Tâm và Vọng tâm là một không phải hai, Vọng có bắt đầu có kết thúc, Chân là không có bắt đầu không có kết thúc, Chân Vọng là một không phải hai. Được rồi, thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học tập đến đây.

 (Hết tập 222)

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều sanh nước Cực Lạc

Sớm viên thành Phật đạo

Rộng độ khắp chúng sanh

Nam Mô A Mi Đà Phật.