Responsive Menu
Add more content here...

Tập 315 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)

PHẨM 24: TAM BỐI VÃNG SANH:

Ba Bậc Vãng Sanh

Tập 315

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Tịnh Tông Học Viện Australia.

Thời gian: Ngày 29 tháng 2 năm 2016.

Dịch giả: Minh Tâm và Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào: chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa.

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 749, đếm ngược đến hàng thứ năm:

總之持名念佛,是諸佛本懷,究竟方便,徑中之徑。此誠為萬古不移之論。因人臨終,萬苦交迫,除持名外,餘行難起。如《觀經》云:五逆十惡之人,應墮惡道。臨命終時,遇善知識。教令念佛。彼人苦逼,不遑念佛。善友告言:汝若不能念彼佛者,應稱無量壽佛。如是至心,令聲不絕,具足十念,稱南無阿彌陀佛。稱佛名故,於念念中,除八十億劫生死之罪。命終之時,見金蓮花,猶如日輪,住其人前,如一念頃,即得往生極樂世界。“Tổng chi trì danh niệm Phật, thị chư Phật bổn hoài, cứu cánh phương tiện, kính trung chi kính. Thử thành vi vạn cổ bất di chi luận. Nhân nhân lâm chung, vạn khổ giao bách, trừ trì danh ngoại, dư hành nan khởi. Như Quán Kinh vân: Ngũ nghịch thập ác chi nhân, ưng đọa ác đạo. Lâm mạng chung thời, ngộ thiện tri thức, giáo lệnh niệm Phật. Bỉ nhân khổ bức, bất hoàng niệm Phật. Thiện hữu cáo ngôn: Nhữ nhược bất năng niệm bỉ Phật giả, ưng xưng Vô Lượng Thọ Phật. Như thị chí tâm, linh thanh bất tuyệt, cụ túc thập niệm, xưng Nam Mô A Di Đà Phật. Xưng Phật danh cố, ư niệm niệm trung, trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội. Mạng chung chi thời, kiến kim liên hoa, do như nhật luân, trụ kỳ nhân tiền, như nhất niệm khoảnh, tức đắc vãng sanh Cực Lạc Thế giới.” (Tóm lại, trì danh niệm Phật, chính là bổn hoài của chư Phật, là phương tiện rốt ráo, là đường tắt ngay trong các đường tắt. Ðấy thật là lời luận muôn đời chẳng thay đổi. Bởi vì người lúc lâm chung, bị vạn khổ bức bách, ngoại trừ trì danh ra, khó khởi các hạnh khác được. Như Quán kinh nói: Kẻ Ngũ nghịch Thập ác, đáng lẽ đọa ác đạo, lúc lâm chung gặp thiện tri thức, dạy cho niệm Phật. Người ấy bị khổ bức bách, chẳng thể thanh thản niệm Phật. Thiện hữu bảo rằng:‘Nếu bạn chẳng niệm đức Phật ấy được, thì hãy xưng danh Vô Lượng Thọ Phật’. Chí tâm như thế, khiến tiếng niệm không ngừng, đầy đủ mười niệm, xưng Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh Phật như vậy, trong mỗi niệm, trừ được 80 ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng hết, thấy hoa sen vàng, giống như vầng mặt trời, ở trước người ấy, như khoảng một niệm, liền được sanh về thế giới Cực Lạc). Đoạn văn này không dài, quan trọng vô cùng. Nếu thực sự hiểu thấu đáo rồi, thật sự rõ ràng rồi, thì sẽ quyết một lòng niệm một câu Phật hiệu đến cùng, giống như lão Hòa thượng Hải Hiền vậy.

          Về trì danh niệm Phật, Đại sư Ngẫu Ích đã nói với chúng ta bốn chữ: tín, nguyện, trì danh. Tín nguyện là gì? Là “Phát Bồ-đề tâm”, trì danh là “nhất hướng chuyên niệm”, đem điểm chí giản chí yếu của Tịnh-tông, đã nói ra hết rồi. Câu nói này, là Pháp môn bậc nhất độ chúng sanh, thành Phật đạo của tất cả mười phương ba đời chư Phật. Nếu như còn có hoài nghi, không thể hoàn toàn tiếp nhận, vậy là: trí huệ, thiện căn, phước đức không đầy đủ; nếu như có trí huệ, có thiện căn phước đức, thì khi nghe nói, lập tức tiếp nhận ngay, không hoài nghi nữa. Lão Hòa thượng Hải Hiền tuy không biết chữ, chưa từng đi học, thế nhưng sư phụ thế độ cho ngài, dạy ngài một câu Nam Mô A Di Đà Phật, dặn dò ngài cứ niệm tiếp mãi. Ngài có thể y giáo phụng hành, thật làm, một khi thật làm thì đã thật làm 92 năm. Chúng ta nhìn thấy được, ngài biết trước ngày giờ, tự tại vãng sanh.

          Từ phẩm hạnh đạo nghĩa một đời của ngài, ngài đã biểu diễn cho chúng ta xem, là Bồ-tát tái lai, không phải là người phàm. Ngài là đến cứu độ thế giới hiện nay của chúng ta, thế kỷ 21, chúng sanh khổ nạn nhiều, độ chúng ta đến nơi nào? Độ đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, để chúng ta có cơ hội gần gũi A Di Đà Phật. Sanh đến Thế giới Cực Lạc, bất luận là địa vị nào không quan trọng, tuy Thế giới Cực Lạc có bốn độ ba bậc chín phẩm, nhưng người sanh đến Thế giới Cực Lạc, cho dù là hạ hạ phẩm vãng sanh Đồng-cư độ. Đây là những gì nói trong Quán Kinh, ngũ nghịch thập ác, đáng lẽ đọa ác đạo, hạng người như vậy, lúc sắp mạng chung, gặp được thiện tri thức, khuyên họ niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, họ liền tiếp nhận, niệm một tiếng, hai tiếng, mười tiếng, thì thật vãng sanh rồi. Sanh đến Thế giới Cực Lạc, đều làm Bồ-tát A-duy-việt-trí, câu nói này quan trọng, A-duy-việt-trí kiệt xuất lắm, là Bồ-tát địa vị nào? Là Pháp-thân Bồ-tát, là minh tâm kiến tánh, là đại triệt đại ngộ. Bồ-tát minh tâm kiến tánh, gọi là A-duy-việt-trí. Người thông thường muốn tu đến A-duy-việt-trí, trong kinh nói cho chúng ta biết, cần vô lượng kiếp, thời gian quá dài rồi, chúng ta không thể tưởng tượng được; gặp được Pháp môn này, thì quá nhanh rồi! Một đời này thôi thì quý vị thành tựu rồi. Sự việc mà người thông thường không thể, đã biến thành có thể đối với quý vị, hy hữu biết bao, khó có được biết bao!

          Cho nên chúng ta phải trân quý, thật sự làm rõ ràng, làm tỏ tường câu nói này, tiếp nhận rồi, thì tất cả pháp đều viên mãn. Những điều mà đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói, đã truyền trong 49 năm, kỳ vọng ở chúng ta, được rốt ráo viên mãn. Không những như thế, tức là như trong kinh đã nói, vô lượng pháp môn mà mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai: đã tu, đã đắc, đã chứng, đã truyền, cũng ở ngay trong một câu Phật hiệu này, không có khiếm khuyết, quý vị đều đạt được rồi. Cho nên nói phương tiện rốt ráo, xứng với bổn hoài của Phật, là đường tắt trong đường tắt. Tiếp đó Niệm lão đã nói một câu, 誠為萬古不移之論“thành vi vạn cổ bất di chi luận”(Ðây thật là lời luận muôn đời chẳng thay đổi), tất cả chư Phật đều nói cách này. Tại sao vậy? Bởi vì người lúc lâm chung, một đời này chúng ta chịu khổ, khi nào là lúc khổ nhất? Lúc mạng sắp hết, là lúc khổ nhất, vạn khổ bức bách. Ngoài trì danh ra, các pháp môn khác đều khó. Niệm chú, họ học không kịp; niệm kinh, kinh văn rất dài, họ không đủ thời gian nữa. Cho nên, ngoài một câu A Di Đà Phật này ra, tất cả hành môn khác, đối với họ mà nói đều vô cùng khó khăn, họ làm không được.

          Tiếp theo dẫn từ Quán Kinh, trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, có một đoạn nói rằng: người ngũ nghịch thập ác, lúc mạng họ sắp hết phải đi đến nơi nào? Đến ba đường ác. Thật sự đã tạo ngũ nghịch thập ác, là đường địa ngục trong ác đạo. Ngũ nghịch là: giết cha, giết mẹ, giết thầy, A-la-hán là thầy, làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng. Chúng ta có làm hay không? Đã làm, mà chính mình không biết. Đã làm thế nào? Phá hòa hợp Tăng trong ngũ nghịch. Người xuất gia cũng không ngoại lệ, pháp môn này của tôi tốt, pháp môn của các người không tốt, cũng chính là khen mình chê người. Đối với tất cả người học Phật, xem không ra gì, không có tâm tôn trọng, đây là tội gì? Đây là quý vị đang làm ra tấm gương để giáo hóa tất cả chúng sanh, mà khiến cho tất cả chúng sanh xem thường Phật Pháp, xem thường người xuất gia, đối với Phật Pháp, đối với người xuất gia khởi tâm phân biệt, mất đi tâm cung kính, đó gọi là phá hòa hợp Tăng. Ngược lại với phá hòa hợp Tăng là gì? Là Tăng khen Tăng. Ngày nay thế giới này động loạn, mức độ động loạn mà trong lịch sử từ trước nay chưa từng có. Chúng ta sanh vào thời đại này, con không hiếu với cha mẹ, xem thường cha mẹ, học sinh không kính thầy cô, xem thường lão sư, bồng bộc nóng nảy, cống cao ngã mạn, họ không hay không biết đã tạo ra ngũ nghịch thập ác. Là tội nghiêm trọng, đọa vô gián địa ngục, lần lượt đọa đại địa ngục, lại tiếp theo đọa tiểu địa ngục nữa, không biết có bao nhiêu người!

          Chúng ta học Phật, hãy lấy Thiện Tài Đồng Tử và 53 vị Bồ-tát trong Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, làm tấm gương cho chúng ta. 53 vị thiện tri thức này, mỗi một người tu pháp môn khác nhau, quý vị xem, đều là khen ngợi lẫn nhau, chính mình khiêm tốn. Tam học giới định huệ của tôi tu không được tốt, tôi chỉ chọn lựa pháp môn niệm Phật, những Pháp sư khác, thiện tri thức khác đều tốt hơn tôi, tôi không bằng họ. Ai nói vậy? Thiện Tài Đồng Tử nói. Vị thiện tri thức đầu tiên là người nào? Chuyên tu pháp gì? Là Tỳ-kheo Kiết Tường Vân, tu Bát Chu Tam Muội. Bát Chu Tam Muội chính là chuyên tu tín nguyện trì danh, là pháp môn chúng ta đây, tham vấn đầu tiên trong 53 tham vấn là pháp môn Tịnh-độ. Thiện hữu, là Tỳ-kheo Kiết Tường Vân, trong kinh Hoa Nghiêm 80 quyển gọi là Tỳ-kheo Đức Vân, còn 40 quyển dịch thời vua Trinh Nguyên, gọi là Tỳ-kheo Kiết Tường Vân là một người, mà phiên dịch khác nhau, Đức Vân chính là Kiết Tường Vân, Kiết Tường Vân chính là Đức Vân, chúng ta phải biết. Tương ưng với những điều đã nói ở đây, trì danh niệm Phật, là bổn hoài của chư Phật, tham vấn đầu tiên trong 53 tham vấn của Thiện Tài Đồng Tử, lấy ngài làm khởi đầu, là tín nguyện trì danh.

          Đến tham vấn cuối cùng, tham vấn thứ 53, quý vị xem một đầu một cuối, vị thiện tri thức thứ 53 trong 53 tham vấn là người nào? Bồ-tát Phổ Hiền. Ngài dạy Thiện Tài Đồng Tử thế nào? Thập-đại-nguyện-vương dẫn về Cực Lạc, ngài đưa Thiện Tài Đồng Tử đến Thế giới Cực Lạc, đi gặp A Di Đà Phật. Tôi giảng Kinh Hoa Nghiêm, giảng đến chỗ này, mới thật sự quay đầu tiếp nhận pháp môn Tịnh-độ, lúc trước không tiếp nhận. Tuy rằng tôi đều giảng qua năm kinh một luận của Tịnh-độ, nhưng tôi không tu pháp môn này, tôi vẫn là học rộng nghe nhiều, đi con đường đó. Mấy chục năm nay, học rộng nghe nhiều không có chắc chắn, trong tâm thay đổi rồi, tuổi tác cũng lớn rồi, nếu tiếp tục như thế nữa, thì không chắn chắn vãng sanh, làm sao đây? Buông xuống vạn duyên, trong Kinh Kim Cang nói: “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”(Pháp còn phải xả, huống hồ chẳng phải pháp), buông xuống tất cả: Phật pháp và thế gian pháp. Học lão Hòa thượng Hải Hiền, tín nguyện trì danh, chuyên cầu Tịnh-độ, đã không còn ý niệm nào khác nữa, quay đầu trở lại rồi.

          Ở đây nêu một ví dụ, người lúc lâm chung, lúc cuối cùng sắp mất gặp được bạn lành, khuyên họ pháp môn niệm Phật. Tại sao khuyên họ niệm Phật? Vì các pháp môn khác đều không cần nói, đều không kịp rồi, họ còn nghe kinh được không? Còn nghiên cứu kinh giáo được không? Không thể rồi. Chỉ có một câu Phật hiệu, có tín có nguyện, thì họ được vãng sanh. Cho dù là ngũ nghịch thập ác cũng được vãng sanh, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, đều làm A-duy-việt-trí Bồ-tát, không có ngoại lệ, họ bèn thành đạo, bằng như Pháp-thân Bồ-tát, đạt được sự đãi ngộ bằng với Pháp-thân Bồ-tát, thật không thể nghĩ bàn. Cho nên bạn lành nói: 汝若不能念“Nhữ nhược bất năng niệm”(Nếu bạn không niệm được), niệm ở đây là quán tưởng, 15 pháp quán trước trong 16 pháp quán đều không được, còn pháp thứ 16 sau cùng, pháp 16 là trì danh, 彼佛者,應稱無量壽佛“bỉ Phật giả, ưng xưng Vô Lượng Thọ Phật”(với đức Phật ấy, hãy xưng Vô Lượng Thọ Phật). Không dùng quán tưởng được; quán tượng, cũng không dùng được; chỉ dùng trì danh, tín nguyện trì danh, niệm A Di Đà Phật, Vô Lượng Thọ Phật chính là A Di Đà Phật.

          如是至心“Như thị chí tâm”(chí tâm như vậy), lúc đó là chân-tâm, không xen tạp vọng niệm, xa rời phân biệt chấp trước, nhất tâm xưng danh, quý vị xem 令聲不絕,具足十念,稱南無阿彌陀佛“linh thanh bất tuyệt, cụ túc thập niệm, xưng Nam Mô A Di Đà Phật”(Khiến tiếng niệm không dứt, đầy đủ mười niệm, xưng Nam Mô A Di Đà Phật). 稱佛名故,於念念中“Xưng Phật danh cố, ư niệm niệm trung”(Do xưng danh Phật như vậy, trong mỗi một niệm), mỗi một niệm, đây là một tiếng Phật hiệu, 除八十億劫生死之罪“trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội”(trừ được 80 ức kiếp tội sanh tử). Quý vị niệm mười tiếng Phật hiệu, rồi tắt thở, thế thì trừ được 800 ức kiếp tội sanh tử. Đây chính là công đức niệm Phật, đây chính là chỗ tốt của niệm Phật, cho nên có thể thuận lợi vãng sanh, vãng sanh không có đau khổ. 命終之時“Mạng chung chi thời”(Lúc mạng hết), người đó vãng sanh rồi, 見金蓮花,猶如日輪“kiến kim liên hoa, do như nhật luân”(thấy hoa sen vàng, giống như vầng mặt trời), vầng mặt trời là ý nghĩa gì? Là phóng ánh sáng, màu vàng ánh sáng vàng. 住其人前“Trụ kỳ nhân tiền”(ở trước người ấy), người lâm chung đó nhìn thấy rồi, đã ở trước mặt họ, A Di Đà Phật tiếp dẫn họ vãng sanh, quý vị xem 即得往生極樂世界“tức đắc vãng sanh Cực Lạc Thế giới”(liền được vãng sanh Thế giới Cực Lạc). Trong đoạn văn này của Niệm lão, ngài trích dẫn kinh điển, không phải tùy tiện nói, mà là lời nói của Thích Ca Mâu Ni Phật.

          經云臨終不能觀佛,但仍能念佛名號,是顯持名之法,實為至易也“Kinh vân lâm chung bất năng quán Phật, đãn nhưng năng niệm Phật danh hiệu, thị hiển trì danh chi pháp, thật vi chí dị dã”(Kinh nói lâm chung chẳng thể quán Phật, chỉ có nương vào niệm danh hiệu Phật; hiển bày pháp trì danh, thật là dễ dàng nhất). Lúc lâm chung không quán tưởng được, họ thực hiện quán không được, vì sự đau khổ bức bách họ, dạy họ niệm Phật, thì được, dẫn dắt họ niệm Phật, tốt! Đây gọi là trợ niệm. Cho nên có thể niệm danh hiệu Phật, là hiển bày rõ ràng pháp trì danh, thật sự là dễ cực kỳ. Bốn chữ: tín nguyện trì danh này, không có pháp nào dễ hơn nữa, không có pháp nào vững chắc hơn nữa, không có pháp nào đơn giản hơn nữa. Lúc này, một niệm sau cùng lúc mạng sắp hết, chúng ta phải dùng phương pháp này, phương pháp này quá tốt rồi!

          Đoạn văn tiếp theo, 臨終易念“lâm chung dị niệm”(lâm chung dễ dàng niệm), niệm dễ dàng, 因得往生,是為至穩也“nhân đắc vãng sanh, thị vi chí ổn dã”(nên được vãng sanh, thật là hết sức ổn thỏa vậy), vững chắc, pháp môn khác không chắc chắn được, pháp môn này chắc chắn. 於念念中,除八十億劫生死之罪。是為至頓也“Ư niệm niệm trung, trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội. Thị vi chí đốn dã”(trong mỗi một niệm, trừ được 80 ức kiếp tội sanh tử. Chính là hết sức viên đốn), đốn là nhanh chóng, thời gian rất ngắn thì quý vị thành công rồi. 五逆十惡之人,臨終十念即得往生,帶業凡夫,頓齊補處,是為至圓“Ngũ nghịch thập ác chi nhân, lâm chung thập niệm tức đắc vãng sanh, đới nghiệp phàm phu, đốn tề Bổ-xứ, thị vi chí viên”(Người ngũ nghịch thập ác, lúc lâm chung mười niệm liền được vãng sanh. Phàm phu mang theo nghiệp vãng sanh, liền ngang bằng với bậc Bổ-xứ, là quá viên mãn). Viên mãn đến tột cùng, không phải là quý vị thành tựu nhỏ, mà quý vị là thành tựu lớn, lớn đến mức độ nào? Khiến cho người thông thường không dám tưởng tượng, khiến cho người thông thường không thể tin tưởng. Lúc này, khuyên quý vị nhất định phải tin Phật, không thể tin người thông thường; vì trí huệ, đức năng, tướng hảo của người thông thường, tất cả trong tất cả đều không thể so sánh với Phật được. Chúng ta nghe lời của Phật, hay là nghe lời của người thông thường? Mấu chốt là ở chỗ này, chỗ này không thể sai lầm, một khi sai lầm thế thì hoàn toàn sai hết, thì quý vị lại vào trong sáu đường luân hồi rồi. Một khi đọa đường ác, trong kinh Phật nói cho chúng ta biết, quý vị ở trong tam đồ, luân hồi trong tam đồ bao nhiêu lần? Thời gian dài bao lâu? Là 5000 kiếp. Quý vị sợ hay không? Một khi quý vị sai lầm, một niệm lâm chung, một niệm sau cùng không phải niệm Phật, là nghiệp chướng hiện ra, vậy thì phải làm lỡ mất thời gian 5000 kiếp nữa, quý vị mới có thể gặp lại được Phật Pháp, được thân người gặp Phật Pháp, việc này nguy hiểm không? Nên nhất định không thể sai lầm! 

          Ngũ nghịch thập ác, lúc mạng sắp hết: mười niệm, một niệm thì được vãng sanh, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, đều làm Bồ-tát A-duy-việt-trí, vậy thì bỗng chốc ngang với bậc Bổ-xứ. Bổ-xứ là gì? Là Bồ-tát Đẳng-giác. Không phải do quý vị tu được, quý vị muốn tu thành phải trải qua vô lượng kiếp. Đây không phải do quý vị tu được, làm sao đạt được vậy? Vì 48 nguyện của A Di Đà Phật gia trì cho quý vị, khiến quý vị đạt được. Cho nên, quý vị vẫn là phàm phu mang theo nghiệp, vãng sanh hạ hạ phẩm cõi Phàm-thánh-đồng-cư, thế nhưng quý vị được hưởng thụ ở Thế giới Cực Lạc, thì trí huệ, thần thông, đạo lực của quý vị, tất cả hưởng thụ đều bình đẳng với Bồ-tát Đẳng-giác, đây là mau chóng ngang với bậc Bổ-xứ. Không ai tin tưởng, trong thiên hạ có sự việc thuận lợi như vậy ư? Thật có. Ai đạt được vậy? Người tin tưởng đạt được, người thật làm đạt được, chính là một chữ tín, một chữ nguyện, nguyện là thật làm; tín, là không hoài nghi, thành tựu thật rồi.

          Cho nên từ 85 tuổi trở về sau, tôi đã phát nguyện, đời này tôi giảng kinh, là giảng một bộ kinh này. Tại sao? Bộ kinh này là kinh đại viên mãn, tất cả kinh mà năm xưa Thích Ca Mâu Ni Phật đã thuyết trong 49 năm, nói rộng ra thêm, tất cả kinh mà mười phương ba đời tất cả Như Lai đã nói, đều ở trong đây, một bộ kinh này mà thôi. Cô đọng hơn nữa, là một câu Phật hiệu, một câu A Di Đà Phật mà thôi. Thật làm rõ ràng, làm tỏ tường rồi, đừng đi lòng vòng thêm nữa, một mạch đi thì đến thôi, vô cùng nhanh chóng. 

          Hai câu nói tiếp theo, chúng ta đem đọc lên: 持名妙法既至簡易穩妥,又復最極圓頓“Trì danh diệu pháp ký chí giản dị ổn thỏa, hựu phục tối cực viên đốn”(Diệu pháp trì danh đã giản dị, ổn thỏa đến tột cùng, mà còn là tối cực viên đốn), viên là viên giáo, đốn là mau chóng, 是故十方如來同讚,千經萬論共指“thị cố thập phương Như Lai đồng tán, thiên kinh vạn luận cộng chỉ”(nên mười phương Như Lai cùng khen ngợi, ngàn kinh muôn luận cùng hướng về). Hai câu nói này, được Đại sư Ấn Quang viết rất nhiều lần trong Văn Sao, thường xuyên nhắc đến. Thập phương Như Lai cùng tán thán, chính là cùng để khuyên nhủ chúng ta, nhắc nhở cho chúng ta, đem pháp môn này giới thiệu cho chúng ta, tha thiết mong mỏi chúng ta chăm chỉ tu học pháp môn này. Ngàn kinh vạn luận cùng hướng về, quay về Tịnh-độ, hướng về Tây Phương. 世之行人“Thế chi hành nhân”(Người tu hành ở đời), là người tu hành thế gian này, thật sự cần phải nhanh chóng 發大心“phát đại tâm”(phát đại tâm), đại tâm này là gì? 一向專念阿彌陀佛“Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật”(một hướng chuyên niệm A Di Đà Phật).

          Cho nên xưng hô trong nhà Phật, chúng ta tôn kính người khác, gọi người khác là Đại sư. Cách ca ngợi này không phải là tùy tiện mà xưng hô được, Đại sư là có thể độ chúng sanh một đời thành Phật, mới có thể xưng là Đại sư. Cho nên theo thói quen, chỉ có Tổ sư trong tông Tịnh-độ xưng là Đại sư, Tổ sư các tông khác, xưng là Tổ sư thì được rồi, không có xưng Đại sư. Xưng Đại sĩ có thể được, như các Bồ Tát: Quán Âm Đại sĩ, Văn Thù Đại sĩ, Phổ Hiền Đại sĩ, không thể xưng Sư. Độc nhất Tổ sư của Tịnh-tông xưng là Đại sư, tại sao vậy? Pháp môn này của các ngài là dạy quý vị một đời viên thành Phật đạo. Gặp được vị thầy như vậy, không khác gì gặp được chư Phật Như Lai, chư Phật Như Lai chính là dùng hết tất cả các cách để dẫn dắt quý vị quy về Thế giới Cực Lạc.

          Quý vị xem Kinh Hoa Nghiêm đến sau cùng, 53 tham vấn, Mười-đại-nguyện-vương của Bồ-tát Phổ Hiền dẫn về Cực Lạc. Ngài Phổ Hiền có quan hệ gì với Tịnh-tông? Có, ngài Phổ Hiền là sơ Tổ Tịnh-tông của thế giới Ta Bà. Còn có một vị, lâu xa hơn ngài, đó là vị nào? Sơ Tổ của khắp pháp giới hư không giới, đó là ai? Đề xướng chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Tịnh-độ, là Đại Thế Chí Bồ-tát, được nói trong Kinh Lăng Nghiêm. Ngài là người đầu tiên tuyên dương tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ, của biến pháp giới hư không giới, Đại Thế Chí Bồ-tát, là sơ Tổ Pháp giới. Sơ Tổ của thế giới Ta Bà, là Phổ Hiền Bồ-tát. Quý vị xem Thế Tôn giảng kinh, đầu tiên giảng bộ kinh Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm là giảng trong định, Bồ-tát Phổ Hiền dùng thập-đại-nguyện-vương dẫn về Cực Lạc, ngài là sơ Tổ của Ta Bà.

          Trung Hoa chúng ta, sơ Tổ của Trung Hoa là vào thời đại Đông Tấn, lúc bấy giờ kinh điển của tông Tịnh-độ chưa được dịch ra, chỉ có một bộ Kinh Vô Lượng Thọ. Đại sư Viễn công, Đại sư Huệ Viễn là dựa theo một bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, xây dựng đạo tràng Tịnh-tông đầu tiên, niệm Phật đường Đông Lâm ở Lư Sơn, là chùa Đông Lâm ngày nay, Đại sư Huệ Viễn, là sơ Tổ của Trung Hoa. Còn sơ Tổ của Nhật Bản, không phải là người Nhật Bản, điều này chúng ta rất khâm phục họ, chúng ta rất khen ngợi họ, Đại sư Thiện Đạo, là sơ Tổ của Nhật Bản. Sau khi đi học từ Trung Hoa xong, họ đều tự xưng mình là đời thứ hai, nhị Tổ, tam Tổ, như vậy truyền xuống, sơ Tổ là ngài Thiện Đạo, rất hiếm có. Cho nên chúng ta nói sơ Tổ, theo mỗi một khu vực, thì có rất nhiều sơ Tổ. Nước Mỹ có người thanh niên, hai mươi mấy tuổi, anh ấy rất phát tâm, muốn tham gia viện Hán học của chúng ta, chuyên công Kinh Vô Lượng Thọ. Tôi đã nói với anh ấy, tôi nói con tương lai đến nước Mỹ làm sơ Tổ. Được! Người này rất có thiện căn, rất hiếm thấy.

          Chúng ta xem thêm đoạn sau cùng này, đoạn tổng kết này, 本經以發菩提心一向專念為宗“Bổn kinh dĩ phát Bồ-đề tâm nhất hướng chuyên niệm vi tôn”(Kinh này lấy phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm làm tôn). Tôn là gì? Tôn có ba ý nghĩa, ghi nhớ: nghĩa đầu tiên là chủ yếu, thứ hai là quan trọng, thứ ba là tôn sùng, tôn trọng tôn sùng, có ba ý nghĩa này. Tôn chỉ của Tịnh-tông là gì? Chủ yếu nhất, quan trọng nhất, tôn sùng nhất, chính là tín nguyện trì danh. Tín nguyện là phát Bồ-đề tâm, trì danh chính là nhất hướng chuyên niệm, cho nên kinh văn của kinh này là “Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. Đại sư Ngẫu Ích, là Tổ sư đời thứ chín của Trung Hoa chúng ta, là Tổ thứ chín, ngài đã cô đọng lại, càng đơn giản hơn, thành bốn chữ: tín nguyện trì danh, tín nguyện chính là phát Bồ-đề tâm, trì danh chính là nhất hướng chuyên niệm. Đây là tôn chỉ của Tịnh-tông. 因上二者“Nhân thượng nhị giả”(Vì hai điều đó), phát Bồ-đề tâm, và nhất hướng chuyên niệm, 不可分割。發菩提心,信也,願也。一向專念,行也“bất khả phân cát. Phát Bồ-đề tâm, tín dã, nguyện dã. Nhất hướng chuyên niệm, hạnh dã”(phát Bồ-đề tâm là tín-nguyện; nhất hướng chuyên niệm là hạnh). Ba điều này của Tịnh-tông là không thể thiếu một, ba món tư lương: tín-nguyện-hạnh, nếu thiếu một cũng không thể vãng sanh. Nhất định phải tin tưởng, nhất định phải phát nguyện. Thật sự tin tưởng, phát nguyện, thì quý vị có thể đem thế gian này, và thêm nữa, là tất cả pháp môn mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói, quý vị sẽ buông xuống tất cả, nhất hướng chuyên niệm, quyết định cầu sanh Tịnh-độ, không đi đường lòng vòng lãng phí nữa, đầy đủ ba món tư lương, một món cũng không thiếu.

          彌陀要解》云“Di Đà Yếu Giải vân”(Sách Di Đà Yếu Giải nói), trong đây cũng đã đem mấy câu nói này viết vào, 深信發願,即無上菩提。合此信願,的為淨土指南Thâm tín phát nguyện, tức Vô Thượng Bđề. Hợp thử tín nguyện, đích vi Tịnh tông chỉ nam”(Tin sâu phát nguyện, chính là Vô Thượng Bồ-đề, tín nguyện hợp lại, chính là la bàn của Tịnh-độ). La bàn là chỉ đường phương hướng cao nhất, 由此執持名號“do thử chấp trì danh hiệu”(Do chấp trì danh hiệu như vậy), đây mới gọi là chánh hạnh. Nếu có hoài nghi, có lưu luyến thế gian này, có lưu luyến đối với thế gian này thì quý vị tạo nghiệp, đó không gọi là chánh hạnh, đó là tà lệch. Nếu xen tạp các pháp khác, không phải Phật pháp, xen tạp vào trong, thì biến thành tà pháp; là Phật pháp, quý vị lệch lạc rồi, phương hướng của quý vị lệch lạc, quý vị không đến được mục đích. Cho nên điều này rất quan trọng. Ý nói là: 無上菩提心,乃修淨土者之指南針。航海者,賴指南針以定方向。欲出生死苦海,直登極樂彼岸者,則賴菩提心以為導引。故知發菩提心者,修淨業者,必不可少也“Vô Thượng Bồ-đề tâm, nãi tu Tịnhđộ giả chi chỉ nam châm. Hàng hải giả, li chỉ nam châm dĩ định phương hướng. Dục xuất sanh tử khổ hải, trực đăng Cực Lạc bỉ ngạn giả, tắc lại Bồ-đề tâm dĩ vi đạo dẫn. Cố tri phát Bồ-đề tâm giả, tu Tịnh nghiệp giả, tất bất khả thiểu dã”(Tâm Vô Thượng Bồ-đề, là la bàn để tu Tịnh-độ. Ngành hàng hải dựa vào la bàn để xác định phương hướng. Nếu muốn vượt biển sanh tử, thẳng về bờ kia Cực Lạc, thì phải dựa vào Bồ-đề tâm để dẫn đường. Nên biết phát Bồ-đề tâm, là điều không thể thiếu được của người tu Tịnh-nghiệp vậy). Câu này nói rất có lực nhấn mạnh. Bồ-đề tâm, chân tín chân nguyện, thật tin, thật nguyện biểu hiện ra từ chỗ nào? Quý vị thật sự đem thế gian này xả bỏ rồi, quý vị ở thế gian này xác xác thực thực đã làm được không một chỗ cầu, vậy tốt! Tại sao vậy? Vì đạt đến chẳng còn sở cầu nữa, thì chân-tâm của quý vị hiện tiền rồi. Quý vị không phải dùng vọng-tâm. Vọng-tâm là có vọng tưởng, có tạp niệm, có phân biệt có chấp trước, dùng chân-tâm thì buông xuống toàn bộ rồi, đối người, đối việc, đối vật, chỉ một câu A Di Đà Phật, vậy thì đúng rồi, điều này quan trọng hơn tất cả.

          Chúng ta niệm Phật cầu điều gì? Chính là cầu Thế giới Tây Phương Cực Lạc, chính là cầu thân cận A Di Đà Phật, chư vị nghĩ thử xem, còn có vị thiện tri thức nào có thể so sánh với A Di Đà Phật không? Thầy giáo tốt như vậy mà quý vị không muốn, thì quý vị sai rồi. Phải buông xuống! Đừng tranh danh đoạt lợi, đừng ham muốn hưởng thụ, người tu hành rất đơn giản, chỉ cần mỗi ngày ăn được no, mặc được ấm, có căn nhà nhỏ có thể che chắn gió mưa, lão thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độ, thì đúng rồi, phải thật làm. Trừ phi là Phật giao sứ mạng cho quý vị, giống lão Hòa thượng Hải Hiền, muốn quý vị biểu pháp, làm tấm gương tốt cho người xem, vậy thì được Phật lực gia trì, thọ mạng kéo dài rồi. Việc kéo dài này chính là bảo quý vị biểu pháp, làm hình tượng một người tu hành chân chánh, làm tấm gương như lão Hòa thượng Hải Hiền.

          Đối người, đối việc, đối vật, sinh hoạt thường ngày của bản thân dùng chân-tâm, chân-tâm là gì? Tín nguyện trì danh là chân-tâm. Phật hiệu gián đoạn rồi thì sao? Gián đoạn rồi thì là vọng-tâm, tại sao vậy? Vì khởi vọng tưởng rồi. Bất kể ý niệm gì đều là vọng tưởng. Tôi niệm Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật được hay không? Không được, Phật không dạy chúng ta pháp niệm như vậy. Tôi niệm Dược Sư Như Lai được hay không? Không được. Phía trước có nói, nói được rất hay, có người làm được, tôi không được; quý vị có người làm được, bản lĩnh của quý vị lớn hơn tôi, quý vị dám làm, tôi không dám làm. Quý vị cho rằng thời gian của quý vị còn dài, tôi nay đã là người 90 tuổi rồi, người 90 tuổi là niệm niệm đều nghĩ đến cầu sanh Tịnh-độ, ở thế gian này không lâu nữa, không chắc đi khi nào. Đừng cho rằng, 90 còn có 100, còn có 110, còn có 120 tuổi, đó là lời nói đùa, không phải việc thật đâu, sự thật là có thể đi bất kỳ lúc nào. Cho nên mỗi ngày đều phải xem hôm nay là ngày cuối cùng của tôi, tôi cũng không mang theo được thứ gì, còn muốn gì nữa chứ? Phải ép chính mình, không ai ép tôi, tôi phải bắt buộc chính mình, phải thật làm. Người khác nói lấy lòng vô lượng thọ gì đó, đó là giả, đừng bị điều này lừa gạt nữa.

          Tín nguyện trì danh, Phật hiệu câu này tiếp nối câu kia, từng câu tiếp nối từng câu. Điều này quan trọng, nhất định phải nắm, phía trước đã nói qua: chỗ xa lạ trở thành chỗ quen thuộc, chỗ quen thuộc trở thành chỗ xa lạ. Câu này nói thì dễ, nhưng làm thì không dễ. Chỗ quen thuộc của chúng ta chính là vọng tưởng, chính là tạp niệm, chính là phân biệt chấp trước; chỗ xa lạ chính là câu Phật hiệu này, làm sao niệm lâu mới gián đoạn, niệm lâu mới quên, đó là chỗ xa lạ, không quen thuộc, hãy hoán đổi lại chúng. Để cho niệm Phật thành chỗ quen thuộc của chúng ta. Thật sự, ngoài ngủ nghỉ ra, ngủ, ăn cơm thì quý vị tạm gián đoạn Phật hiệu, ăn xong rồi, tỉnh dậy rồi thì Phật hiệu liền khởi lên, vậy mới có tác dụng. Tuyệt không thể như trò đùa, phải thật làm. Cho nên nếu chúng ta hỏi, chánh hạnh là gì? Là tất cả đều làm từ trong tâm chân thật, chánh hạnh là gì thì có rất nhiều cách nói, hiện nay chúng ta đều bỏ qua tất cả, chỉ lấy một pháp: niệm A Di Đà Phật, chính là chánh hạnh; vứt bỏ A Di Đà Phật thì là tà hạnh, chính là tà lệch, khẳng định một câu như vậy. 又由此菩提心,而持名號“Hựu do thử Bồ-đề tâm, nhi trì danh hiệu”(Lại dựa vào Bồ-đề tâm ấy, mà trì danh hiệu), đây là chánh hạnh. Không có Bồ-đề tâm, 雖持名號,亦非正行“tuy trì danh hiệu, diệc phi chánh hạnh”(thì tuy trì danh hiệu, cũng không phải là chánh hạnh).

          Tiếp theo là lời của Đại sư Ngẫu Ích, trong sách Di Đà Yếu Giải nói: 若無信願,縱將名號持至風吹不入,雨打不濕,如銅牆鐵壁相似,亦無得生之理“Nhược vô tín nguyện, túng tương danh hiệu trì chí phong xuy bất nhập, vũ đả bất thấp, như đồng tường thiết bích tương tự, diệc vô đắc sanh chi lý”(Nếu không có tín-nguyện, thì dẫu trì danh hiệu đến mức gió thổi chẳng qua, mưa rơi chẳng ướt, giống như tường đồng vách sắt, cũng chẳng được vãng sanh). Tín nguyện quan trọng! Tín nguyện từ đâu đến? Tín nguyện mọi người đều không kiên cố, muốn có tín nguyện phải học kinh giáo, kinh giáo thông thạo rồi, đọc Kinh Vô Lượng Thọ, người chân chánh tu Tịnh-độ một ngày chí ít phải đọc 10 lần. Quý vị niệm đến rất thạo, lúc mới niệm, niệm một lần đại khái hai tiếng đồng hồ; niệm được một năm, niệm thạo rồi, niệm một lần một tiếng đồng hồ; niệm trên hai năm, niệm một lần là nửa tiếng đồng hồ, vậy 10 tiếng đồng hồ có thể niệm 20 lần. Vì sao thế? Bởi tín nguyện của quý vị kiên cố rồi, thông suốt rồi. Tín nguyện kiên cố có thể giúp quý vị trì danh không gián đoạn, vọng tưởng, tạp niệm của quý vị sẽ trừ hết toàn bộ, tại sao vậy? Đó là nghiệp chướng của quý vị, chỉ cần có vọng tưởng khởi lên đều là nghiệp chướng, chướng ngại quý vị không thể vãng sanh. Quý vị nói xem đáng sợ biết bao!

          Mới bắt đầu học xây dựng lòng tin, Kinh Vô Lượng Thọ rất sâu, sợ rằng lúc chúng ta tu theo pháp môn này vẫn là có hoài nghi, thế thì làm sao? Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ có quyển sách bổ sung, có thể giúp đỡ chúng ta xây dựng tín tâm, là quyển Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, hạ thủ từ quyển sách đó. Chúng ta ở đây đã làm sách nói, nghe thì càng tiện lợi hơn, quý vị có thể đem sách nói đó nghe 300 lần, một ngày ít nhất nghe một lần; đọc qua, đọc từ đầu đến cuối một lần cho quý vị nghe, qua một năm 360 ngày, tôi tin tưởng quý vị có tín tâm đối với Tịnh-tông, tâm nguyện đã phát ra rồi. Sau đó niệm thêm Kinh Vô Lượng Thọ, thì quý vị sẽ có chỗ ngộ, một ngàn lần có chỗ ngộ của một ngàn lần; hai ngàn lần thì ngộ được càng sâu hơn, ngộ được rộng hơn một ngàn lần; ba ngàn lần, thì mỗi lần không giống nhau. Như vậy mới có thể hoằng dương Tịnh-tông, như vậy mới có thể thật sự khuyên người niệm Phật, người ta đối với quý vị có tín tâm, quý vị không phải chỉ như lời đồn, mà thật có công phu. Lời của quý vị nói là từ trong Tự-tánh lưu xuất ra, không phải tai nghe miệng nói, người nghe sẽ cảm tin khác nhau, cảm nhận không tương đồng. Cho nên 修淨業者,不可不知也“tu tịnh nghiệp giả, bất khả bất tri dã”(người tu Tịnh-nghiệp, chẳng thể không biết điều này).

          反之“Phản chi”(Phản chi), tức là ngược lại, 雖發菩提心,但無求生淨土之願行,另修他門,則非淨土之機,亦不得往生“tuy phát Bồ-đề tâm, đãn vô cầu sanh Tịnh-độ chi nguyện hạnh, lánh tu tha môn, tắc phi Tịnh-tông chi cơ, diệc bất đắc vãng sanh”(Tuy phát Bồ-đề tâm, nhưng chẳng có hạnh nguyện cầu sanh Tịnh-độ, riêng tu môn khác, thì chẳng phải là căn cơ Tịnh-độ, cũng không được vãng sanh). Loại người này không ít, tuy rằng họ phát Bồ-đề tâm, nhưng tâm Bồ-đề đó không phải là thật. Bồ-đề tâm là giác ngộ, Bồ-đề là giác ngộ, thật sự giác ngộ rồi. Chưa có giác ngộ thật sự, ở trong nhà Phật tu phước, để đời sau hưởng phước báo nhân thiên, đây không phải Bồ-đề tâm, vì Bồ-đề tâm thì nhất định giúp quý vị ra khỏi sáu đường luân hồi, ra khỏi mười pháp giới. Quý vị thấy Tiểu-thừa, Tiểu-thừa không có phát Bồ-đề tâm, nhưng họ chứng được quả A-la-hán, A-la-hán vĩnh viễn thoát khỏi lục đạo luân hồi, nhưng chưa thoát khỏi mười pháp giới. Phát Bồ-đề tâm mới có thể thoát khỏi mười pháp giới, tu các pháp khác có thể đắc định, có thể khai ngộ.

          Đọc kinh, bất luận bộ kinh nào, quý vị chọn một loại thôi, vào sâu một môn, thì đọc một bộ kinh đó, không hiểu không sao, không cần cầu hiểu, không cầu giải, chỉ niệm được không bị sai, không niệm sai chữ, niệm không sót câu. Đọc trên một ngàn lần, thì tự hiểu nghĩa kia. Quý vị sẽ sáng tỏ ý nghĩa của bộ kinh đó, là tiểu ngộ, tiểu ngộ cũng rất hiệu quả; niệm thêm một ngàn lần, được trung ngộ; niệm thêm một ngàn lần nữa, thì đại ngộ; niệm thêm đến 4000 lần, 5000 lần, thì đại triệt đại ngộ. Thế nhưng điều kiện, là phải dùng Bồ-đề tâm, không dùng Bồ-đề tâm không được. Bồ-đề tâm, có tín có nguyện, không có hạnh, không niệm A Di Đà Phật. Tám tông phái của Đại-thừa, ngoài Tịnh-độ tông, bảy tông phái khác đều có thể tu, nếu đem công đức tu hành, hồi hướng cầu sanh Tịnh-độ, thì là có tín có nguyện, có thể vãng sanh, phía trước đã nói qua rồi. Nhưng nếu quý vị hỏi tôi, tôi vẫn thấy rằng Kinh Vô Lượng Thọ là tốt, là tương ưng với chánh hạnh. Những kinh luận khác thì chúng ta đến Thế giới Cực Lạc mới tu, không phải không muốn tu, tôi cũng muốn học tất cả, nhưng thọ mạng tôi rất ngắn, nên tôi đến Thế giới Cực Lạc cầu vô lượng thọ, có vô lượng thọ, học từ từ, học từng loại một đều được thành công. Phương pháp này hay! Chúng ta tiếp xúc được phương pháp này rồi, thì không thể bỏ lỡ.

          Chúng ta xem kết luận sau cùng trong đây, là đem kinh văn kết lại ở chỗ này, 是故經中,三輩往生,俱云“Thị cố kinh trung, tam bối vãng sanh, câu vân”( Vì vậy trong kinh, cả ba bậc vãng sanh đều nói), ba bậc vãng sanh thượng trung hạ đều nói 發菩提心,一向專念,蓋此實為三輩往生必備之正因“phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, cái thử thật vi tam bối vãng sanh tất bị chi chánh nhân”(Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm. Nên đây chính là chánh nhân phải có của ba bậc vãng sanh vậy). Câu nói này làm ra tổng kết ở chỗ đây, tổng kết được hay, hoàn toàn quay về chánh truyền. Đó là nhất thiết phải có đủ chánh nhân. Trong quyển kinh chúng ta đây, phẩm 24 là 三輩往生“tam bối vãng sanh”(ba bậc vãng sanh), phẩm 25 là 往生正因“vãng sanh chánh nhân”(chánh nhân vãng sanh), đó là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của Tịnh-tông, chú giải của ngài Niệm Tổ đã chú được đặc biệt tỉ mỉ, thật sự là hết lời khuyên bảo.

          Chúng ta lại xem một khoa tiếp theo, 修德願生“Tu đức nguyện sanh”(Tu đức nguyện sanh). Kinh văn chỉ có hai câu:

          修諸功德。願生彼國“Tu chư công đức. Nguyện sanh bỉ quốc”(Tu các công đức, nguyện sanh nước ấy).

          Tám chữ này cũng quan trọng, so với phía trước, phía trước là quan trọng nhất, đây là quan trọng thứ hai. Chúng ta xem chú giải của Niệm lão. 修諸功德“Tu chư công đức”(Tu các công đức), nguyện thứ 19 là thấy A Di Đà Phật, nguyện thứ 18 là mười niệm chắc chắn sanh, nguyện thứ 19 gọi là聞名發心 “văn danh phát tâm”(nghe danh phát tâm), chúng ta xem chú giải của Niệm lão, 願曰“Nguyện viết”(nguyện nói rằng), là nguyện văn của nguyện thứ 19, 聞我名號,發菩提心,修諸功德,奉行六波羅蜜“Văn ngã danh hiệu, phát Bồ-đề tâm, tu chư công đức, phụng hành lục Ba-la-mật”(Nghe danh hiệu con, phát tâm Bồ-đề, tu các công đức, phụng hành sáu Ba-la-mật), đó là nguyện văn. Quyển chúng ta học tập là bản hội tập, từ nơi nào hội tập lại vậy? Trong bản Hán Dịch có, tương đồng với bản Ngô Dịch, trong bản Hán Dịch và Ngô Dịch, thì đây là kinh văn tiếp theo, 其最上第一輩者…就無為道。當作菩薩道。奉行六波羅蜜經者。作沙門不當虧失經戒。…至精願欲生無量清淨佛國,當念至心不斷絕者“Kỳ tối thượng đệ nhất bối giả…tựu vô vi đạo. Đương tác Bồtát đạo. Phụng hành Lục Balamật kinh giả. Tác sa môn bất đương khuy thất kinh giới….Chí tinh nguyện dục sanh Vô Lượng Thanh Tịnh Phật quốc, đương niệm chí tâm bất đoạn tuyệt giả”(Bậc tối thượng đệ nhất… là đến đạo vô vi. Cần phải hành Bồ-tát đạo, phụng hành kinh Lục Ba La Mật, làm sa-môn không được khuyết phạm kinh giới… chí tinh tấn nguyện mong sanh cõi Phật Vô Lượng Thanh Tịnh, thì cần phải chí tâm niệm chẳng để ngừng dứt). Đây là kinh văn của bản Hán Dịch và bản Ngô Dịch, văn dịch của hai bản kinh này giống nhau, nói được rất rõ ràng.

          Cao nhất, bậc thứ nhất, là thượng thượng phẩm vãng sanh, gọi là tối thượng, là đến đạo vô vi, cần phải hành Bồ-tát đạo. Đạo vô vi là gì? Lý nhất tâm bất loạn, là đạo vô vi. Sự nhất tâm bất loạn vẫn là hữu vi, lý nhất tâm là vô vi rồi. Trong Kinh Kim Cang nói, nửa bộ trước và nửa bộ sau không giống nhau, nửa bộ trước giảng cho chúng ta không dính tướng, họ đã rời bốn tướng, phía sau là bốn kiến: ngã kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, những điều này là phía sau. Phía trước là tướng, phía trước là: ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Đây là hữu vi, đây là sở chứng của A-la-hán, sở chứng của Tiểu-thừa. Nửa bộ sau là Bồ-tát Đại-thừa, là vô vi, vô vi là rời khỏi cái thấy: ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Phía trước lìa khỏi tướng chứ chưa lìa khỏi cái thấy, phía sau lìa khỏi cái thấy, tướng cũng không còn nữa, vì ý niệm đó cũng không có luôn, đây chính là đạo vô vi. Chính mình có trình độ cao như vậy, ở đạo vô vi rồi, nhưng vẫn hành Bồ-tát đạo, Bồ-tát là hữu vi. Hữu vi là gì? Tu tất cả công đức hữu vi, đem lợi ích cho tất cả chúng sanh, vì chúng sanh, không phải vì chính mình.

          Thị hiện ở nhân gian là vì chúng sanh, thị hiện thân tướng, thí dụ: ứng-hóa-thân, hóa-thân. Chỉ nói hóa-thân, không nói ứng-thân. Chúng ta biết rằng, Bồ-tát Văn Thù ở núi Ngũ Đài, Bồ-tát Phổ Hiền ở núi Nga Mi, Bồ-tát Địa Tạng ở núi Cửu Hoa, đạo tràng của Bồ-tát Quán Âm ở núi Phổ Đà, những vị Bồ-tát này ở nhân gian, người có duyên thì họ nhìn thấy, người không có duyên thì không nhìn thấy. Trong Sơn Chí của tứ đại danh sơn ghi chép Bồ-tát hiện thân thuyết pháp, giúp đỡ chúng sanh hóa giải tai nạn, những sự việc đó rất nhiều. Lão Hòa thượng Hư Vân hướng về núi Ngũ Đài, ngài là ba bước một lạy, từ núi Phổ Đà lạy đến núi Ngũ Đài, ba bước một lạy, lạy hết thời gian ba năm mới đến. Trong ba năm ấy bị bệnh hai lần, lúc đó, lúc bị bệnh là nơi vắng vẻ, làng mạc đều không có, ở đó rất nguy hiểm. Gặp được một người gọi là ăn xin, ăn mày xin cơm, đã cứu ngài, chăm sóc ngài. Người ăn xin ra ngoài xin cơm cúng dường ngài, lên núi hái một ít thảo dược giúp ngài trị bệnh, trị khỏi rồi để ngài tiếp tục lạy. Sau hơn một tháng bị bệnh lần thứ hai, lại gặp được người ăn mày đó, hai lần cứu mạng ngài. Lão Hòa thượng có lòng báo ân, đem công đức lên núi lễ Phật hồi hướng cho người ăn mày này, hỏi ông ta tên họ là gì. Người đó nói với ngài, ông ấy nói tôi họ Văn tên Kiết, Văn Kiết, Kiết trong Kiết Tường, tôi sống ở núi Ngũ Đài, thầy đi đến núi Ngũ Đài, mọi người đều biết tôi. Sau khi ngài lạy đến Ngũ Đài, hỏi thăm người ta, có ai biết người ăn mày tên là Văn Kiết hay không? Không có một người biết. Về sau đến trong chùa lễ lạy Bồ-tát Văn Thù, sau khi lạy xong thỉnh giáo người khác, có người nào biết Văn Kiết, người này là ăn xin, có vị Pháp sư nói đó là Bồ-tát Văn Thù, ngài mới bỗng nhiên tỉnh ngộ, hai lần, đó là hóa-thân của Bồ-tát, đã sống cùng với ngài hơn một tháng.

          Tôi ở Đài Loan, cũng nghe được phu nhân của thầy Chu Bang Đạo, ở Nam Kinh, sau khi kháng chiến thắng lợi, Bồ-tát Địa Tạng đến nhà bà hóa duyên. Lúc bấy giờ bà không tin Phật pháp, không cúng cho ngài, cho nên chỉ là hỏi mấy câu cùng với ngài, thì người xuất gia ấy đã đi rồi. Đi bằng cách nào? Căn nhà của gia đình bà rất lớn, là tam chủng tứ hợp viện, bấy giờ tôi có đi qua Nam Kinh, thấy sân rất lớn, cây rất nhiều. Bà ấy nghĩ mãi không ra, cửa không mở, làm sao ông ta vào được? Sau khi ông ta đi rồi, cổng lớn cũng không mở. Cho nên gặp được thầy Lý ở Đài Trung, xin thầy Lý chỉ bảo, gặp phải sự việc kỳ lạ vậy, sự thật chứ là không phải giả, một người xuất gia đến nhà bà để hóa duyên, không nhiều, muốn hóa duyên năm cân dầu mè. Bà thật sự có, nhưng không cho ngài, vì lúc đó bà không tin Phật pháp. Thầy Lý nói với bà ấy: là Bồ-tát Địa Tạng hóa thân, sau bà hối hận không kịp, rất hối hận. Cho nên bà ấy một đời niệm Kinh Địa Tạng, lạy Sám Địa Tạng, trì chú Đại Bi, rất hiếm thấy, không dễ dàng. Lúc bà ấy vãng sanh, hỏa thiêu còn lưu lại hơn 300 viên xá lợi. Một nhà thiện nhân, hiếm thấy vô cùng. Cho nên là Bồ-tát hóa thân. Còn Ứng-thân là đến để đầu thai, như Phật Thích Ca Mâu Ni đó là ứng-thân, ngài nhập thai, xuất thai, trụ thế 80 năm, thị hiện Bát-niết-bàn, không có khác gì so với người thông thường chúng ta.

          Cho nên nói, thật sự phát tâm Bồ-đề, thì không được quên mất đạo Bồ-đề, đạo Bồ-đề là gì? Chính là lục Ba-la-mật. Gặp được rồi phải thật làm: bố-thí, trì-giới, nhẫn-nhục, tinh-tấn, thiền-định, Bát-nhã. Sáu việc đó, chúng ta từ sáng đến tối thời thời khắc khắc đều sẽ gặp được, gặp được thì thế nào? Gặp được thì cần phải làm. Không gặp được thì đừng tìm cầu, tìm cầu là phan duyên, gặp được rồi là tùy duyên, tùy hỷ công đức. Trong mười-đại-nguyện-vương của Bồ-tát Phổ Hiền, phải tu tùy hỷ công đức, không phan duyên. Có lúc chúng ta nói chuyện, nói đến một số vấn đề, đặc biệt là xã hội ngày nay, xã hội động loạn, tai nạn thiên tai trên địa cầu rất nhiều, ngày nào cũng có. Khiến cho chúng ta suy nghĩ mọi lúc, khiến cho chúng ta nói, nói chuyện cũng nói đến những vấn đề này, làm sao giải quyết những vấn đề này, làm sao cứu vãn? Việc này có nên thảo luận hay không? Có thể, thậm chí nghĩ ra một số phương pháp, nhưng không có duyên để thực hiện, không có duyên phận này, đó chính là làm không được. Khi duyên chín muồi, có cơ hội này có thể làm được, thế thì chúng ta cũng không được bỏ qua.

          Trên địa cầu này, dân số cũng không ít, văn hóa không tương đồng, phương thức sinh hoạt không giống nhau, tín ngưỡng khác nhau, chủng tộc cũng không giống nhau. Chúng ta là tín đồ của tôn giáo, là người có tín ngưỡng tôn giáo, cho nên chúng ta biết, giáo dục tôn giáo có thể hóa giải vấn đề. Thật đúng lúc, một số nhà Hán học châu Âu, chúng ta biết có mười mấy người, trong số này có không ít người nghiên cứu mức độ khá sâu đối với Hán học Trung Hoa, chúng ta còn không bằng họ. Họ đề cập đến trong ngôn luận, trước tác, bởi vì những người này có một số khá gần với thời đại chúng ta, niên đại 1960, niên đại 1970, niên đại 1980, cách chúng ta rất gần, nhắc đến, chúng ta cũng nghe danh, chưa từng gặp mặt, nghe nói qua. Quan điểm của họ, cứu vãn những tai biến của địa cầu ở thế kỷ 21, chỉ có văn hóa phương Đông, học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp Đại-thừa.

          Văn hóa phương Đông nói ở đây, thì chủ yếu chỉ là Trung Hoa, họ cho rằng văn hóa Trung Hoa là dẫn đầu văn hóa phương Đông, cũng có ba vệ tinh là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, ba nước này là vệ tinh văn hóa phương Đông. Điều này là nói văn hóa truyền thống Trung Hoa. Văn hóa truyền thống Trung Hoa có lịch sử 5000 năm, Hàn Quốc có 3000 năm, Nhật Bản và Việt Nam là 2500 năm, họ đều là học văn hóa của Trung Hoa. Bởi vì Hàn Quốc không có cách biển, là nối liền Đại lục, khá dễ dàng đến được Trung Hoa, cho nên Hàn Quốc có 3000 năm. Nhật Bản bắt buộc phải qua biển, cho nên Nhật Bản và Việt Nam, qua lại với Trung Hoa muộn một tí, đại khái thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, cũng chính là thời đại của Khổng tử và Mạnh tử, học sinh của Nhật Bản và Việt Nam đã đến Trung Hoa rồi. Hàn Quốc thì sớm hơn, sớm 500 năm so với hai nước kia. Cũng chính là, học thuyết Khổng Mạnh Trung Hoa và Phật pháp Đại-thừa, có thể cứu vãn xã hội của thế kỷ 21, có thể giải quyết những tai nạn của thế kỷ 21.

          Chúng ta xem xét hiện tượng hiện nay, thật đáng cho chúng ta lo âu. Những điều tốt này của Trung Hoa, người nước ngoài đã nhìn ra, đều ở trong kinh điển Hán ngữ cổ, dùng chữ Hán để viết, dùng văn ngôn văn viết. Việc phiên dịch kinh Phật đều dùng văn ngôn văn, còn dễ hiểu hơn văn ngôn văn, ở trong văn học gọi là văn biến thể, chuyên môn nói việc phiên dịch trong kinh Phật, văn biến thể, biến là chữ biến trong biến hóa. Không phải giống thuần văn ngôn cổ xưa của Trung Hoa, đại khái là bạch thoại của lúc xưa, tại sao vậy? Để mọi người dễ hiểu, không sâu giống như cổ văn, mức độ sâu như vậy, mức độ không sâu như thể cổ văn, để dễ hiểu. Nhưng tuy là dễ hiểu, ngày nay cũng trở nên khó hiểu rồi, người đọc kinh rất nhiều, người nghiên cứu, thâm nhập, lý giải càng ngày càng ít, đây là điều chúng tôi cảm thấy lo âu. Còn có Nho gia, còn có Đạo gia, tam giáo cửu lưu, những sách cổ này đều ở trong Tứ Khố Toàn Thư.

          Hiện nay in Tứ Khố Toàn Thư trở lại rồi, số lượng tuy không nhiều lắm, nhưng chúng tôi tin rằng có thể truyền được tiếp, sẽ không thất lạc mất hoàn toàn. Nhưng vấn đề hiện tại ở đâu? Ai đọc? Ngày nay người có thể đọc càng lúc càng ít, người thật sự có thể đọc, tôi thấy tìm không ra 100 người; không những tìm không ra 100 người, có khả năng ngay cả 50 người cũng tìm không ra. Những người ngày, người có thể đọc, đều là bảy tám mươi tuổi, sau mười năm những người này đều đi rồi, không còn người đọc nữa, vậy phải làm sao? Những sách ấy tồn tại ở thế gian, biến thành đồ cổ, chỉ có thể yêu thích mà không có cách nào học tập. Vấn đề này nghiêm trọng, nghiêm trọng hơn bất kỳ điều gì. Cho nên chúng tôi mới xây một viện Hán học, mở viện Hán học, đào tạo nhân tài kế thừa kiến thức bị thất truyền, như Trương Tử nói: “Vị vãng thánh kế tuyệt học, vị vạn thế khai thái bình”. Chúng tôi nghĩ đến điều này. Điều này phải nhờ vào duyên phận, nếu như có duyên thì mở ra, không có duyên, thì chúng ta vẫn là niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ thôi, đợi đến ở bên này có duyên nữa, chúng ta thừa nguyện trở lại, chỉ có thể nghĩ như thế.

          Sanh Tịnh-độ vẫn là quan trọng, tại sao vậy? Vì chúng ta có cơ hội tái lai. Chúng ta đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc học tập theo A Di Đà Phật, vậy thì không những chúng ta đều học thành tất cả kinh giáo trong 49 năm của Thích Ca Mâu Ni Phật, thậm chí giáo hải của mười phương ba đời tất cả chư Phật, chúng ta đều thông đạt hiểu rõ được. Đây là Bồ-đề tâm, trong Bồ-đề tâm có tu đức nguyện sanh, giúp đỡ tất cả những chúng sanh mê hoặc điên đảo, còn đang chịu khổ chịu nạn, niệm niệm không quên. Mỗi ngày chúng ta làm thời khóa sáng tối, đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh khắp pháp giới hư không giới, việc hồi hướng này có công đức, họ không có kết pháp duyên với Phật, nhưng vì chúng ta hồi hướng, nên họ có duyên với Phật.

          Cho nên đến đạo vô vi rồi, vẫn cần phải hành Bồ-tát đạo. Bồ-tát thị hiện ở thế gian, thị hiện nam nữ già trẻ, tại gia xuất gia, các ngành nghề khác nhau, đều có thể làm Bồ-tát, đều đến được đạo vô vi, thực hiện Bồ-tát đạo. Phụng hành Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện, Lục-ba-la-mật, Phổ Hiền thập nguyện, Tịnh-độ tông chúng ta đã đề xuất ra, nhất thiết phải tu học năm khoa mục này, chính là hành môn của chúng ta. Chúng ta dùng năm khoa mục này tu đức cầu sanh, đây chính là “tu các công đức, nguyện sanh nước ấy”.

          作沙門“Tác Sa-môn”(làm Sa-môn) là xuất gia, 不當虧失經戒“bất đương khuy thất kinh giới”(không được khuyết phạm kinh giới). Kinh phải thông, làm sao thông? Khai ngộ thì liền thông. Làm sao khai ngộ? Đọc sách ngàn lần, tự thấy nghĩa kia, thì thông rồi. Nếu đi theo con đường này, thì cách đi thế nào? Tôi khuyên đồng học đọc kinh, một ngày đọc Kinh Vô Lượng Thọ 10 lần, dùng bản hội tập, một ngày niệm 10 lần. Niệm thuộc rồi, thì đừng tính số lần, mà tính thời gian, tại sao vậy? Bởi càng thuộc niệm được càng nhanh, niệm thuộc đến một lần niệm là nửa giờ, một giờ niệm hai lần, vậy nên tính thời gian, 10 giờ đồng hồ, 10 giờ niệm 20 lần, 20 bộ, thời gian khác niệm Phật hiệu. Niệm kinh là giúp quý vị được niệm Phật tam-muội, được niệm Phật tam-muội thì khai ngộ, có tiểu ngộ, có trung ngộ, có đại ngộ. Một ngàn lần, được tiểu ngộ, quý vị xem quyển Chú Giải này hiểu được hoàn toàn, không có chướng ngại nữa, giống với chỗ ngộ của quý vị. Nếu quý vị niệm đến đại triệt đại ngộ, thì trong quyển Chú Giải này có một số chỗ sai, nhầm lẫn, không thỏa đáng, quý vị có thể hiệu đính. Triệt ngộ rồi, là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật.

          Cho nên giới luật, chúng ta chỉ đề xướng bấy nhiêu đó đủ rồi, tại sao vậy? Trên kinh có nói, một câu A Di Đà Phật đầy đủ tất cả giới luật bên trong rồi, tam tụ tịnh giới đều ở trong câu Phật hiệu này. Trong tâm quý vị là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật một câu tiếp nối một câu, thì quý vị còn phá giới được sao? Điều này không thể nào. Quý vị không có ác niệm, thì làm sao quý vị có thể lời nói không thiện chứ, còn có thể mắng người sao? Sẽ không đâu, sẽ không phạm giới, sẽ không phá giới.

          至精願欲生無量清淨佛國“Chí tinh nguyện dục sanh Vô Lượng Thanh Tịnh Phật quốc”(chí tinh tấn nguyện mong sanh cõi Phật Vô Lượng Thanh Tịnh), phía trước là không được khuyết phạm kinh giới, tu hành đạt đến thật sự tinh tấn, mong muốn, nguyện sanh Thế giới Cực Lạc. Đến chí tinh tấn, chính là tinh tấn đến tột cùng, thì nguyện đến nơi rồi, tại sao vậy? Vì quý vị sẽ xem A Di Đà Phật là cùng chung chí hướng. Hôm nay tôi muốn thấy ai đầu tiên? Chính là A Di Đà Phật. Tôi muốn đi đến đâu đầu tiên, học tập ở môi trường tu học nào? Là Thế giới Cực Lạc, đến đó không có chuyện không thành tựu. 當念至心不斷絕“Đương niệm chí tâm bất đoạn tuyệt”(Cần phải chí tâm niệm không để ngừng dứt), đây là đạt đến cảnh giới những năm cuối đời của lão Hòa thượng Hải Hiền rồi.

          綜上二經“Tổng thượng nhị kinh”(Hợp hai kinh trên lại), hai kinh trên chính là: bản Hán Dịch và Ngô Dịch là giống nhau, là một bộ. Tiếp theo dẫn Quán Kinh, trên Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ đều nói, 《觀經》中上品上生者,應具諸戒行,讀誦大乘及修行六念“Quán Kinh trung thượng-phẩm thượng-sanh giả, ưng cụ chư giới hạnh, độc tụng Đại thừa cập tu hành lục niệm”(phần thượng-phẩm thượng-sanh trong Quán Kinh nói: cần đầy đủ giới hạnh, đọc tụng Đại-thừa và tu hành lục niệm), lục niệm là: niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên, 迴向發願,其實亦即奉行六度“hồi hướng phát nguyện, kỳ thật diệc tức phụng hành lục độ”(Hồi hướng phát nguyện, thật ra cũng chính là phụng hành lục độ). Ngài nói những điều này, trên thực tế chính là sáu Ba-la-mật. Nói được hay! Giới luật quá nhiều rồi, đó là một môn đại học vấn, là cần phải chuyên công. Nếu như phát tâm truyền giới luật, thì cần phải học tập, không phải phát tâm truyền thừa giới luật, thì không cần thiết đâu, chúng ta chỉ cầu được tam muội.

          Giới luật là gì? Nhân giới được định, nhân định khai huệ, mục tiêu chung cuộc là khai ngộ, là vì khai ngộ. Ngộ làm sao khai? Ngộ nhất định là tâm thanh tịnh, tâm ô nhiễm sẽ không khai ngộ, tâm động loạn sẽ không khai ngộ, bồng bột nông nổi là không khai ngộ được, cho nên họ phải tu định. Chúng ta dùng cách gì tu định? Dùng pháp môn niệm Phật, một câu Phật hiệu niệm đến cùng. Chúng ta chỉ cầu câu này tiếp nối câu kia, không gián đoạn, ngoài ăn cơm ngủ nghỉ ra, một câu Phật hiệu này không dứt. Bất luận là quý vị niệm ra tiếng, hay niệm không ra tiếng đều được. Quý vị niệm sáu chữ, hay bốn chữ cũng được, đều không sao, chỉ cần Phật hiệu không dứt, vậy thì đúng rồi. Thật sự đạt mức không gián đoạn, thì quý vị không chú ý nó, không quan tâm nó, tất cả đều không gián đoạn, nhuần nhuyễn rồi. Giống như phàm phu hiện tại chúng ta khởi phiền não, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước không dứt, lúc nào cũng khởi lên, Phật hiệu thường xuyên đoạn mất, vậy thì không được. Đem đổi nó lại, khiến cho Phật hiệu không gián đoạn, vọng niệm thường xuyên đoạn mất, vậy thì công phu đã đắc lực.

          Sau khi công phu đắc lực, thì cầu niệm Phật tam-muội, niệm Phật tam-muội chính là cầu cho: vọng tưởng, tạp niệm không còn nữa, chỉ là một câu A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra, không có khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước, buông xuống toàn bộ tất cả pháp thế xuất thế gian, đó gọi là niệm Phật tam-muội. Niệm Phật tam-muội giúp quý vị công phu thành phiến, giúp quý vị sự nhất tâm bất loạn, giúp quý vị lý nhất tâm bất loạn, thì quý vị viên mãn thành tựu rồi. Kinh giáo thì sao? Kinh giáo không học, mà thông rồi, không thầy tự thông. Niệm đến lý nhất tâm bất loạn, thông hết toàn bộ, niệm đến sự nhất tâm bất loạn, đã thông một phần, không thể thông hoàn toàn, tông này của chúng ta thông rồi. Tịnh-độ tông không có vấn đề rồi, pháp môn có liên quan đến tông Tịnh-độ cũng thông luôn, từ đây suy ra mà biết. Tu học Phật pháp không giống với pháp thế gian, dùng cách của pháp thế gian để tu học Phật pháp, thì biến Phật pháp thành pháp thế gian, vậy sai rồi, đây là dẫn dắt sai, đưa Phật pháp vào đường nghiêng lệch, dắt vào đường tà, lệch hướng chánh đạo, đó là sai lầm.

          Cho nên lục niệm này, đồng tu niệm Phật, đồng tu cầu sanh Tịnh-độ gặp được duyên cũng nên tu. Không tu, chuyên niệm A Di Đà Phật, cũng được, không phải không được. Đường chúng ta đi chính là chuyên niệm A Di Đà Phật. Nhưng trong đó đã có giới, có trì giới, có bố thí, cũng có niệm thiên, thiên là thần hộ pháp, chúng ta đều quan tâm đến hết thảy. Phạm vi bố thí rất rộng: tài thí, pháp thí, vô úy thí, gặp được duyên đều làm. Gặp được trì giới khen ngợi, gặp được Tăng-Bảo tán thán, khuyến khích họ, khen ngợi họ, nhất định không được hủy báng. Họ có chỗ nào sai thì đừng nói, có chỗ thiện thì khen ngợi, lan truyền cho họ, như vậy thì tốt, thì Phật pháp sẽ hưng vượng lên, điều này quan trọng hơn tất cả. Đạo tràng cũng như vậy. Đạo tràng như pháp thì tán thán nơi đó, khuyến khích những tín đồ ấy gần gũi với Pháp sư, không được phê bình đối với Pháp sư, không thể tán thán đối với đạo tràng ở nơi khác, đó chính là quý vị hủy báng Phật pháp. Thế nào là khen ngợi, thế nào là hủy báng phải làm thật rõ ràng, thật tỏ tường, thì chính mình không đến nỗi phát sinh lỗi lầm, vậy thì đúng rồi. Được rồi, hôm nay thì chúng ta học đến đây, cảm ơn mọi người!

( Hết tập 315)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0