TỊNH
ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2018
(giảng
lần thứ 5)
TẬP
3
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Chùa Cực Lạc,
thành phố Đài Nam, Đài Loan.
Thời gian:
Ngày 27 tháng 1 năm 2018.
Dịch giả:
Thích Thiện Trang.
Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng
học, mời quý
vị an tọa. chúng ta cùng quy y Tam-Bảo: A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ
tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt
Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (Bạch Thầy A-xà-lê thương xót! Con đệ tử Diệu
Âm, kể từ hôm nay, cho đến suốt đời, con xin quy y Phật, lưỡng túc tôn; con xin
quy y Pháp, ly dục tôn; con xin quy y Tăng, chúng trung tôn.) (3 lần)
Mời mở bản kinh trang 138, chúng ta bắt đầu xem từ hàng thứ
hai, từ hàng thứ hai:
Thứ hai, 確認“xác nhận”(xác nhận), ngữ khí
của văn chữ đều vô cùng khẳng định, khiến người ta không khởi lên nghi ngờ được.
Chúng ta xem đoạn văn này, vô cùng quan trọng. 確認淨土法門為一乘了義,萬善同歸,三根普被,凡聖齊收,橫出三界,逕登四土,極圓極頓,不可思議之微妙法門也“xác nhận Tịnh-độ pháp môn vi nhất
thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy, tam căn phổ bị, phàm thánh tề thu, hoành
xuất tam giới, kính đăng tứ độ, cực viên cực đốn, bất khả tư nghì chi vi diệu
pháp môn dã ”(xác
nhận pháp môn Tịnh-độ là pháp môn nhất thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy, trùm
khắp ba căn, thâu nhiếp cả phàm thánh, vượt tam giới theo chiều ngang, trực tiếp
lên tứ độ, cực viên cực đốn, là pháp môn vi diệu không thể nghĩ bàn). Trong
đoạn nhỏ này, dạy chúng ta nhận thức pháp môn. Chúng ta tu học thành công được
hay không, có đạt được lợi ích thù thắng như trong kinh đã nói hay không, thì
hoàn toàn dựa vào sự nhận thức. Nên mấy câu nói này, đặt ở phần mở đầu của văn
kinh, để nói với chúng ta bộ kinh này như thế nào. Người thật sự biết được như
vậy không nhiều.
Nên nhận thức quan trọng hơn tất cả. Bộ
kinh này thế nào? Là nhất thừa liễu nghĩa. Về nhất thừa, Phật thuyết pháp cho
chúng ta có pháp Nhất-thừa, pháp Nhị-thừa, pháp Tam-thừa, có thể chia ra rất
nhiều. Nhất-thừa là pháp của thành Phật, Đại-thừa là pháp của thành Bồ-tát, còn
Tiểu-thừa là pháp của thành A-la-hán. Quý vị hy vọng thành Phật hay là thành Bồ-tát?
Tôi tin rằng mọi người chúng ta đều nói là: tôi muốn thành Phật. Muốn thành Phật,
thì Phật giảng cho quý vị là pháp Nhất-thừa, pháp môn một đời thành Phật, đó tức
là liễu nghĩa, là Nhất-thừa liễu nghĩa. Liễu là hiểu rõ, nghĩa tức là nghĩa lý,
toàn bộ đều thông đạt rồi.
Vạn thiện đồng quy, tất cả thiện pháp
của thế gian và xuất thế gian, đều ở ngay trong 48 nguyện, 48 nguyện lại ở ngay
trong một câu Phật hiệu này. Đồng học Tịnh-tông không thể không hiểu rõ đạo lý
này, nếu không hiểu rõ thì quý vị không có cách nào nhìn thấu được, không nhìn
thấu thì quý vị không có cách nào buông xuống được, nhìn thấu, buông xuống là
nhập môn của Phật pháp, hay nói cách khác, chúng ta không có vào được cửa, học
Phật mấy mươi năm không thể nói là uổng công, nhưng chỉ có kết pháp duyên cùng
với Phật mà thôi. Có được lợi ích hay không? Không có. Thế nào là được lợi ích?
Lấy pháp môn niệm Phật làm thí dụ, khởi tâm động niệm trong sáu thời, là một câu
Phật hiệu, như vậy thì đúng rồi. Nếu như còn có ý nghĩ khác khởi lên, là vọng
tưởng phân biệt chấp trước, vậy thì công phu quý vị không thành phiến được, nói
chi đến công phu cao hơn. Điều này không thể không biết. Tại sao chúng ta không
đạt đến cảnh giới đó? Xác xác thật thật chúng ta đối với, pháp môn nhất thừa liễu
nghĩa, vạn thiện đồng quy, trùm khắp ba căn, thu nhiếp cả phàm thánh, vượt tam
giới theo chiều ngang, trực tiếp lên bốn độ, cực viên cực đốn, vi diệu không thể
nghĩ bàn này, mà lại không biết gì, cho nên công phu không đắc lực. Nếu như
chúng ta hiểu rõ ràng pháp môn này thì sẽ không như vậy. Nên cần phải buông xuống,
tất cả vọng tưởng, tạp niệm, ngay cả kinh giáo pháp môn trong Phật pháp cũng phải
buông xuống. Vì sao vậy? Vì nếu quý vị không buông xuống, thì quý vị cũng không
đạt được pháp môn Tịnh-độ nhất thừa liễu nghĩa này. Quý vị muốn đạt được pháp
môn này, thì ắt phải đem tất cả 84 ngàn pháp môn buông xả, cũng tức là nói, tất
cả pháp thế gian và xuất thế gian không chướng ngại quý vị được nữa, nếu không
thì những điều đó sẽ làm chướng ngại quý vị. Vì vậy chúng ta không thể không đặc
biệt chú ý đến điều này.
Đã học Phật ba, bốn mươi năm rồi, mà
vì sao từ sáng đến tối, vọng tưởng, tạp niệm vẫn thường xuất hiện, thường hay
phát sanh? Đó là nói rõ công phu niệm Phật của chúng ta không đắc lực. Lần học
tập Kinh Vô Lượng Thọ thứ năm này của chúng ta, tôi mong muốn, chúng ta đem thực
hành, học tập ở nơi tâm, làm sao để thực hiện được tất cả pháp thế gian và xuất
thế gian đều không dính mắc ở tâm, không còn bận tâm nữa, tất cả đều buông xuống,
khiến thời thời khắc khắc đều đề khởi câu Phật hiệu này, đó là toàn thể công
phu, chúng tôi tin tưởng với người thiện căn sâu dày, thì vài tháng, một năm là
công phu thành phiến rồi. Chúng ta xem thấy trong sách Tịnh Độ Thánh Hiền Lục
và Vãng Sanh Truyện, đa số người qua ba năm thì công phu thành phiến, công phu
đắc lực rồi. Chỉ cần đối với thế gian không có lưu luyến, đối với 84 ngàn pháp
môn của Phật pháp cũng không lưu luyến, trong 84 ngàn pháp môn này, tôi chỉ chọn
lấy một môn này, là tín, nguyện, trì danh, chọn lấy pháp môn này thôi, các pháp
môn khác không chọn, Phật pháp cũng buông xuống rồi, huống hồ là pháp thế gian!
Như vậy thì công phu liền rất có thể đắc lực rồi. Nắm chắc công phu đắc lực,
tuyệt đối không buông thả, thì phải giống như Lão Hòa thượng Hải Hiền vậy, nắm giữ
thật chặt. Ngài là tấm gương tốt nhất của thời đại chúng ta, học tập theo Ngài
thì không có ai là không thành tựu, nên phải thật học. Học như thế nào? Phải
hoàn toàn buông xuống, phải luôn đề khởi Phật hiệu không để gián đoạn, vậy thì
đúng rồi.
Niệm Lão từ bi, Ngài đem những pháp ngữ
quan trọng của những Tổ sư Đại đức, đều chép lại vào bộ Chú giải Kinh Vô Lượng
Thọ này. Đọc bộ chú giải này thì tương đương với quý vị đem ba tạng 12 bộ kinh
đọc hết rồi. Tại sao vậy? Vì đây là pháp nhất thừa, không chỉ là nhất thừa, mà
là liễu nghĩa. Chúng ta rõ ràng rồi, thì chúng ta tuyệt đối không buông thả, thật
tin, thật mong muốn vãng sanh, đây là điều quan trọng, phải thật tin tưởng.
Chúng ta nói tôi thật tin tưởng đều là lời giả, vì sao vậy? Bởi đối với vạn vật
vạn sự của thế gian này không buông xuống, vẫn còn thường thường để trên tâm, niệm
ở trên miệng, không buông xả, một điều gì cũng đều không buông xuống, vì vậy cần
phải học. Lão Hòa thượng Hải Hiền thật buông xuống rồi, sau khi xuất gia, sư phụ
đã dạy Ngài một câu Phật hiệu này, bảo Ngài một mạch niệm liên tục, lúc đó Ngài
liền buông xuống. Nên tôi ước tính, Ngài niệm đến được công phu thành phiến, là
chắc phải trước năm 25 tuổi, Lão Hòa thượng Hải Hiền xuất gia năm 20 tuổi, sau
năm năm đương nhiên đạt được địa vị ấy, tức là công phu thành phiến. Khi được
công phu thành phiến, thì có cảm ứng cùng với A Di Đà Phật, quý vị thấy được Phật,
trong định gặp được, trong mộng gặp được, Phật đến giúp quý vị, tiết lộ tin tức
cho quý vị biết, bao lâu nữa, khi nào quý vị vãng sanh, đến khi vãng sanh thì A
Di Đà Phật nhất định đến tiếp dẫn quý vị, thì yên tâm rồi, niềm tin thật sự đầy
đủ. Thế gian và xuất thế gian pháp, tất cả Phật pháp đều không thể tham, quý vị
không tham thế gian pháp mà lại tham Phật pháp, Phật dạy quý vị tiêu trừ tâm
tham, mà quý vị vẫn có tâm tham, chỉ là đổi đối tượng, đem tham thế gian pháp đổi
thành tham Phật pháp, thì vẫn là tham. Vậy được tác dụng hay không? Có tác dụng,
là tác dụng gì? Là chướng ngại sự vãng sanh của quý vị, chướng ngại Phật Bồ-tát
đến tiếp dẫn quý vị. A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, đến trước mặt quý vị, mà quý vị
vẫn còn tham thứ gì đó chưa buông xuống được, thì Phật liền rời khỏi rồi. Đương
nhiên cũng không dễ dàng gì, mà có được công phu giác ngộ nhanh như vậy. Làm
sao để giác ngộ? Là buông xuống, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật, thì không cần
lâu, A Di Đà Phật đến lần thứ hai, lần thứ ba, thường thường đến chiếu cố quý vị,
thì tâm quý vị định rồi. Chúng ta không thể không biết điều này.
Vạn thiện đồng quy, đoạn ác tu thiện
là giúp quý vị nuôi lớn thiện căn. Thiện ở trong thiện, đệ nhất thiện pháp của
thế gian và xuất thế gian pháp có hay không?
Có. Ở nơi đâu? Tín nguyện trì danh là đệ nhất thiện pháp, là vạn thiện đồng
quy. Mà chúng ta không biết, nếu chúng ta biết, thì sẽ như Lão Hòa thượng Hải
Hiền lão thật niệm Phật. Niệm Phật là việc lớn số một trong đời này của quý vị,
quý vị niệm A Di Đà Phật, thì nhất định phải niệm niệm không ngừng, bất kể lúc
nào, bất kể ở nơi đâu, tâm của quý vị không có ý nghĩ gì khác, rõ rõ ràng ràng,
chỉ có A Di Đà Phật. Ghi nhớ, đây là vạn thiện đồng quy, quy đến nơi đâu? Là
quy đến Tánh-hải, quy về Tự-tánh. Tự-tánh vạn đức trang nghiêm, lúc đó quý vị sẽ
lãnh hội được.
Mấy câu nói này, từ ‘nhất thừa liễu
nghĩa’ đến ‘trực tiếp lên tứ độ, cực viên cực đốn, là pháp môn vi diệu không thể
nghĩ bàn’. Hôm nay, pháp môn này ở ngay trước mặt chúng ta, chúng ta có lỗi với
Phật, có lỗi với Tổ sư Đại đức, vì chúng ta gặp được rồi mà không thật làm. Nguyên
nhân là do tập khí của pháp thế gian, nuôi thành quá sâu rồi, dù kính ngưỡng Phật
pháp, nhưng pháp thế gian không thể xả, không buông xuống được. Người học tập
Phật pháp gặp được pháp môn này, học được một thời gian, thì bỏ đi, thay bằng một
pháp môn khác. Bởi thời kỳ mạt pháp, tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng.
Đây là lời của Phật nói trên kinh, không phải là lừa gạt chúng ta, mà nhắc nhở giúp
chúng ta cảnh giác.
Tôi nghe nói gần đây lại có người đề
xướng, niệm Phật vãng sanh Tịnh-độ rất đơn giản, rất dễ dàng, niệm thì được rồi,
mang nghiệp vãng sanh, tất cả đều có thể mang đi, căn bản là những điều khác đều
không cần phải bàn nữa. Nghe nói không ít người tin tưởng, kinh cũng không niệm,
giáo cũng không học, giới luật cũng không cần luôn, cho như vậy thì có thể
thành công. Đây là lời nói của ma, không phải của Phật nói. Phật Bồ-tát, Tổ sư
Đại đức dạy chúng ta học tập Tịnh-tông, không có nói không giữ giới. Nếu không
thâm nhập kinh tạng, thì quý vị không có năng lực phân biệt tà chánh, không có
khả năng phân biệt đúng sai. Điều này quan trọng. Hiện nay chúng sanh thế giới
này phước mỏng, chúng ta sanh trong thời đại đời loạn này. Điều gì loạn? Tư tưởng
loạn rồi, hành trì cũng loạn, tất cả hoàn cảnh đều loạn rồi. Thực sự là đời loạn.
Phải làm sao đây? Phải nương theo kinh giáo của Như Lai, từ trong kinh giáo mà
tìm ra đường đi cho chúng ta, tìm ra trí huệ của chúng ta, chúng ta có khả năng
phân biệt tà chánh, phân biệt đúng sai, chúng ta hạ chắc quyết tâm, thành tựu viên
mãn ngay trong đời này.
Bộ kinh Vô Lượng Thọ này, 乃淨土群經之首要“nãi Tịnh-độ quần kinh chi thủ yếu”(là quan trọng đứng đầu trong nhóm kinh Tịnh-độ),
Niệm Lão vì chúng ta mà chỉ ra, tức là bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ của Lão Cư
sĩ Hạ Liên Cư, 漢、魏、吳、唐、宋五種原譯,廣擷精要,圓攝眾妙,匯成今經。現推為《無量壽經》之善本
“Hán, Ngụy, Ngô, Đường, Tống ngũ chủng
nguyên dịch, quảng hiệt tinh yếu, viên nhiếp chúng diệu, hối thành kim kinh. Hiện
suy vi Vô Lượng Thọ Kinh chi thiện bổn”( Từ năm nguyên bản dịch thời Hán, Ngụy, Ngô, Đường, Tống, mà rộng lấy phần
tinh yếu, chọn đầy đủ những điểm tinh xảo, sâu xa, mầu nhiệm, để tập hợp lại
thành kinh này. Hiện nay được công nhận là bản hoàn thiện nhất của Kinh Vô Lượng
Thọ). Đấy là đem bộ kinh này giới thiệu ra.
Hiện nay, người phê bình đối với bản kinh
này còn rất nhiều. Từng có một khoảng thời gian, tôi cũng chịu sự ảnh hưởng, ở
bên ngoài, thậm chí có rất nhiều người công kích đối với tôi. Tôi hướng đến mọi
người nói: nếu người trên toàn thế giới này không tin tưởng, thì tôi vẫn là tin
tưởng. Tại sao vậy? Vì thầy của tôi thương yêu che chở học sinh như tôi, Ngài
không sẽ gạt tôi, thầy đã truyền cho tôi bản kinh này, mà nếu tôi không tin tưởng,
lại đem đổi thành bản kinh khác, thì tôi làm sao xứng đáng với thầy. Cho nên
trong lúc giảng kinh tôi cũng tuyên bố, dù cho toàn bộ người trên thế giới đều
không tin tưởng đi nữa, tôi vẫn tin tưởng bộ kinh này, tuyệt không hoài nghi. Hoàn
cảnh hiện nay dần dần chuyển tốt, người tin tưởng bộ kinh này càng ngày càng
nhiều, đó là điều tốt. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người khuyên quý vị, không
nên học bộ kinh này, hoặc bảo là học năm loại nguyên bản dịch, hoặc dứt khoát bảo
quý vị đều không nên học. Thậm chí họ nói ra, trùm khắp cả ba căn, lợi độn toàn
thu, ba căn là: thượng, trung, hạ, chúng ta là người hạ hạ căn, không phải là bậc
thượng căn, kinh giáo là khó thế nào, đời này bỏ đi, họ nói Phật có pháp môn tốt
hơn, mang nghiệp vãng sanh, nên nhớ như vầy, không nên quên, chỉ cần lúc lâm
chung niệm câu A Di Đà Phật, thì liền vãng sanh, không cần chú trọng công phu.
Những phát biểu như vậy đều là sai, đều là hại người. Đều đem ngăn chặn những
con đường vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc, vô cùng đáng tiếc. Chúng ta không thể
không chú ý.
Lúc trước tôi từng đề xuất, những năm
đầu ở tại San Jose, thành lập Tịnh Tông Học hội đầu tiên, tôi đề xuất năm khoa
giới luật. Thứ nhất là Tịnh nghiệp Tam phước, trong đó có ba điều: đầu tiên là
hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm không sát, tu thập thiện nghiệp;
thứ hai là thọ giữ tam quy, đầy đủ các giới, không phạm oai nghi; thứ ba là
phát tâm Bồ-đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại-thừa, khuyến tấn hành giả. Trong
đó có giới, đấy là giới điều. Tam phước lục hòa, là đại gốc rễ giới luật của Phật
pháp, chỉ cần đem những điều đó nắm cho chắc, buông xuống vạn duyên, nhất tâm
hướng về Tịnh-độ, thì không có một ai là không vãng sanh. Chúng ta phải học, phải
học nghiêm túc. Lục hòa còn quan trọng hơn bất cứ điều gì. Dù tu được tốt hơn,
mà nếu ở cùng một chỗ với người khác lại bất hòa, đó là tạo nghiệp nặng. Tại
sao vậy? Vì quý vị đang phá hòa hợp tăng. Phá hòa hợp tăng thì chịu tội gì? Là
đọa địa ngục. Phá hòa hợp tăng, ngũ nghịch thập ác, điều cuối cùng trong ngũ
nghịch là phá hòa hợp tăng, quả báo của việc đó là ở địa ngục Vô Gián, nên
không thể không chú ý.
Tam học là giới định huệ. Trong một
câu Phật hiệu A Di Đà Phật này có giới định huệ hay không? Có, nếu trong tâm
quý vị chỉ có Phật hiệu, không có sát trộm dâm dối, thì tất cả giới đều đầy đủ
rồi; không khởi tâm không động niệm, đối với tất cả pháp thế gian và xuất thế
gian, đó chính là định; quý vị có thể giữ vững, không bỏ quên, không nghe tin
theo lời nói bịa đặt, chỉ tin tưởng dạy bảo của Phật, thì đó chính là trí huệ.
Tam học là Tiểu-thừa, là nhập môn,
nâng lên, thì là Lục-độ của Bồ-tát. Điều thứ nhất của Lục-độ là bố thí. Bố thí
như thế nào? Thù thắng nhất, tốt nhất của bố thí, là làm tấm gương tốt cho đại
chúng, vậy tốt! Như vậy thì trong đó có bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy,
tất cả đều đầy đủ. Chúng ta có thể đem Tịnh nghiệp Tam phước và Lục hòa kính
làm ra cho mọi người nhìn thấy, thì đó là chân bố thí, khiến ảnh hưởng đến người
khác. Trì giới, thì làm tấm gương giữ giới, cho mọi người nhìn thấy. Nhẫn nhục,
thì nhẫn điều mà người khác không thể nhẫn. Tinh tấn, thì giống như Lão Hòa thượng
Hải Hiền, mỗi ngày từ sáng đến tối câu Phật hiệu không rời miệng, chỉ trừ lúc
ngủ nghỉ thôi, tỉnh dậy thì liền tiếp tục niệm A Di Đà Phật, đó là tinh tấn thật
sự. Định huệ đầy đủ, có định có huệ, tuy Ngài không biết chữ, nhưng tất cả pháp
thế gian và xuất thế gian đều thông, đều hiểu rõ, tất cả đều là mô phạm cho mọi
người thấy.
Khoa cuối cùng trong năm khoa là Phổ
Hiền Hạnh Nguyện. Điều đầu tiên của Phổ Hiền Hạnh Nguyện là lễ kính chư Phật. Vì
chúng ta không làm, nên chúng ta không nhập vào được cảnh giới Hoa Nghiêm. Phổ
Hiền Bồ-tát, Đẳng-giác Bồ-tát, vẫn hướng lên cao, đến viên mãn thành Phật. Cho
nên Mười nguyện Phổ Hiền là tiêu chuẩn của thành Phật. Phật là thì như thế nào,
cách nói này của tôi dễ dàng hiểu được, Phật thì lễ kính chư Phật. Chư Phật từ
đâu đến? Tất cả chúng sanh vốn là Phật, tất cả chúng sanh, đều là cha mẹ trong
quá khứ của chúng ta, là chư Phật ở tương lai. Do đó giới kinh dạy chúng ta
cung kính tất cả. Không chỉ cung kính đối với tất cả người, người xấu hay người
ác đều cung kính, dù họ thiện hay ác, chỉ cần là người, thì tôi biết họ có Phật-tánh,
hiện nay họ làm ác chịu quả báo, nhưng tương lai họ gặp được Phật, Phật sẽ độ họ,
họ vẫn sẽ thành Phật. Chúng ta có giữ được tâm lễ kính chư Phật, đối với tất cả
người, hết thảy chúng sanh, loài muỗi kiến nhỏ hay không? Nên Mười nguyện Phổ
Hiền không dễ dàng làm được, thật khó. Ai làm được? Bồ-tát Phổ Hiền làm được rồi.
Khen ngợi Như Lai, chúng ta chỉ khen
ngợi đối với Phật Bồ-tát, đối với người thiện. Còn Bồ-tát Phổ Hiền khen ngợi đối
với tất cả chúng sanh. Chúng sanh làm ác, do nhất thời hồ đồ, không phải là
vĩnh viễn không thông suốt, nếu họ gặp được Phật, gặp được Bồ-tát, gặp được đệ
tử nhà Phật, thì họ liền có cơ hội được độ. Người niệm Phật nhìn thấy những con
kiến nhỏ, thấy được thì nhất định niệm A Di Đà Phật. Vậy chúng có nghe thấy được
hay không? Nghiệp chướng chúng nặng thì không nghe thấy được, nếu thiện căn của
chúng sâu dày thì chúng nghe thấy được. Ngay cả hết thảy động vật nhỏ, chúng ta
đều khen ngợi, khen ngợi bằng cách nào? Niệm A Di Đà Phật là khen ngợi. Thật là
tự tha lưỡng lợi, chính mình niệm câu Phật hiệu này, thì đối phương cũng nghe
được rồi, dù chúng nghe được hay không chúng ta cũng không đảm bảo, nhưng chúng
ta vẫn thành tâm thành ý niệm câu Phật hiệu này cho chúng nghe, hy vọng chúng rời
khỏi thân kiến, vô lượng kiếp đến nay thế nào chúng cũng có thiện hạnh của tu tập,
tích lũy thiện hạnh, khi trở lại nhân gian, lên trên trời, thì cơ hội tu học của
chúng nhiều hơn. Người và trời thì tốt hơn súc sanh, tốt hơn ở chỗ nào? Tốt hơn
ở chỗ, cơ hội nghe Phật pháp nhiều, cơ hội tu hành nhiều, cơ hội thành tựu nhiều.
Vì vậy, công đức của khen ngợi không thể nghĩ bàn.
Điều thứ ba của Mười nguyện Phổ Hiền, là
rộng tu cúng dường. Trong đó pháp cúng dường là quan trọng nhất, cần dốc toàn
tâm toàn lực đi làm. Pháp có thể giúp người giác ngộ, pháp có thể giúp người
lìa khổ được vui. Pháp cúng dường được thông minh trí huệ. Làm sao tu pháp cúng
dường? Hãy đem kinh điển của Phật pháp giới thiệu cho người khác. Hiện nay có
đĩa CD, có những thiết bị, rất tiện lợi, có giảng kinh, có cộng tu, chính mình
có thể cùng đại chúng cộng tu, vô cùng tiện lợi, quá khứ ba, bốn mươi năm trước,
muốn như vậy cũng không được, ngày nay đều có thể làm được rồi. Cho nên, đem Phật
pháp, tất cả pháp lành giới thiệu cho người khác, khuyên dạy người đoạn ác tu
thiện, đều thuộc về pháp cúng dường. Cúng dường tài, cúng dường vô úy, vô úy là
giúp họ an tâm, định tâm, bảo vệ họ để không có người chướng ngại họ, thành
toàn cho họ, đó là một loại cúng dường vô úy, khiến họ thật sự bình an, tu học
rất tốt, nếu họ có khó khăn, thì chúng ta tận tâm tận lực giúp đỡ họ. Cúng dường
pháp quan trọng hơn cúng dường tài, vì pháp có thể giúp người khai ngộ, giúp
người thoát sanh tử ra khỏi tam giới, còn tài thì không thể. Nên phải hiểu biết
những điều này. Gặp được duyên phải quý trọng, nếu không gặp duyên, thì không cần
phải suy nghĩ, vì suy nghĩ là vọng tưởng, có duyên thì làm, không có duyên thì
không làm, điều này cần phải biết.
Tiếp theo là sám hối nghiệp chướng.
Sám hối quan trọng ở sửa lỗi làm mới chính mình, chứ không phải là niệm văn sám
hối, không phải là ở trước hình tượng Phật Bồ-tát thừa nhận chính mình đã lỗi lầm,
cầu Phật Bồ-tát tha thứ, không phải như vậy, như vậy là sai rồi. Sám hối là đem
tiêu trừ đi nghiệp chướng của chính mình, quan trọng ở chỗ sau này không tạo lại
nữa. Nếu ngày ngày làm việc xấu, ngày ngày sám hối, thì không có tác dụng. Hôm
nay làm việc xấu gì rõ ràng rồi, thì về sau tuyệt đối không phạm điều đó lần thứ
hai, vậy gọi là chân sám hối. Hiện nay chúng ta biết được, người chân sám hối
thì ít, không nhiều, mà người hiểu lầm sám hối thì nhiều.
Nguyện tiếp theo là tùy hỷ công đức. Tùy
hỷ công đức rất quan trọng. Người khác làm việc tốt, nếu chúng ta có sức, chúng
ta giàu có, thì có thể giúp đỡ họ, họ đã đang làm rồi, thì giúp họ làm tốt hơn,
giúp họ làm càng thành công hơn, đó đều thuộc về tùy hỷ.
Bốn câu tiếp theo lại càng thù thắng. về
thỉnh chuyển pháp luân. Phật pháp không người nói, tuy trí không thể hiểu, đó
là sự thật, Phật pháp nhất định phải có người thuyết, cho nên phải dạy, không
có người giảng thì thành mê tín, Phật pháp là phá mê khai ngộ, không phải là mê
tín. Mời ai để chuyển Pháp luân? Tìm Pháp sư có khả năng giảng kinh dạy học, gặp
được duyên như vậy rồi, là việc tốt, vô cùng quan trọng, thỉnh chính mình ra để
hoằng pháp lợi sanh, vì mọi người đều không làm, thì tôi làm. Làm việc này rất
khó khăn gian khổ, chướng duyên rất nhiều. Chính mình hy vọng đạt được chút lợi
ít trong đó, rất ít. Đó là tình huống hiện nay. Thời xưa thì không như vậy, thời
xưa người đọc sách, đối với người học Phật, không kể là tại gia hay xuất gia, đều
vô cùng tôn trọng, chính mình không có khả năng, thì đi thỉnh giáo ở rất nhiều
nơi. Chúng nghe nhiều rồi, thì mời những người hiểu được Phật pháp mở giảng tọa
nhỏ, ba người cũng không ít, ba trăm người không nhiều. Kiểu giảng tọa nhỏ, dần
dần pháp duyên hưng vượng rồi, chúng nghe đã nhiều, thì có thể kiến lập giảng
đường. Hiện nay có Video, có TV, có Internet, người thuyết pháp không ít, những
công nghệ này thời cổ không có, hiện nay có những phương tiện này, thì chúng ta
đem Video tuyên truyền, khuyên bảo người khác. Khuyên người thì khi có thời
gian phải giúp họ học tập, không giúp họ sẽ không học, cần đưa họ lên địa vị,
khiến họ có hứng thú, đây không phải là việc một sớm một chiều, mà phải cần thời
gian. Có duyên thì quyết định không được bỏ lỡ, không kể là người tại gia hay
xuất gia có thành tựu, đều có thể làm lợi ích cho rất nhiều chúng sanh. Đó là
thỉnh chuyển pháp luân, đầu tiên phải thỉnh chính mình, điều này quan trọng hơn
hết. Thỉnh Phật trụ thế, không được để cho Phật giáo tại thế gian này đoạn tuyệt
mất, đó là thỉnh Phật trụ thế. Chính mình nhất định phải học cho tốt, thường tùy
Phật học. Hằng thuận chúng sanh, nếu không hằng thuận, thì chúng sanh không
nghe quý vị, hằng thuận, thì họ mới nghe quý vị. Quý vị dẫn đạo họ rất tốt,
giúp đỡ họ, khiến họ quay đầu. Như trên đã nói, đem tất cả thiện căn, phước đức,
nhân duyên tất cả đều hồi hướng, hồi hướng Tam-Bảo, hồi hướng chúng sanh. Đó là
Mười nguyện Phổ Hiền.
Hôm nay chúng ta tùy thuận, tùy hỷ
công đức, gặp được bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ, chúng tôi không biết được giá
trị bản kinh này, nhưng thầy chúng tôi biết được, Lão sư Lý, với những vị cùng
thời đại, hàng tại gia xuất gia mà chúng ta biết được không ít, quý ngài biết
được giá trị bản kinh này, thì chúng ta tùy hỷ. Là Pháp Bảo tốt nên phải toàn
tâm toàn lực mà hoằng dương, hy vọng ở thế giới này, người người đều tiếp xúc được,
mọi người đều có duyên gặp được, đều có thể nghiêm túc tu học. Phật pháp hưng
thịnh, thì tai nạn tiêu trừ, giúp địa cầu này khôi phục an định hài hòa, hy vọng
tương lai chúng ta cũng có thể thấy được, thái bình thịnh thế như thời cổ. Nên
tôi gặp được những văn kinh này, đặc biệt chúng ta ở trong thời kiếp nạn, thì
câu nói sau cùng này là, 化解當前劫難,唯有專弘此經,專念阿彌陀佛“hóa giải đương tiền kiếp nạn, duy
hữu chuyên hoằng thử kinh, chuyên niệm A Di Đà Phật”(để hóa giải kiếp nạn trước mắt, chỉ có
chuyên hoằng kinh này, chuyên niệm A Di Đà Phật), chúng ta phải ghi nhớ kỹ
câu này, thời thời khắc khắc cần để ở trên tâm, tận tâm tận lực làm, người khác
không chịu làm, còn nói làm việc này là ngớ ngẩn, chúng ta chấp nhận chịu ngớ
ngẩn, chúng ta tình nguyện làm.
Thời gian hôm nay đã hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.
Ngoài ra còn có hai việc, báo cáo với mọi người. Mọi người có tờ giấy thông
báo này hay chưa? Là tờ giấy mà in chữ lớn này? Thông báo lớp truyền thừa Hán học, là lớp truyền thừa Hán học
do chúng tôi lập ra, và lớp giảng dạy tiếng Quan Thoại, vậy thì mọi người đã rõ
ràng hơn rồi, hôm nay chính thức tiếp nhận ghi danh, ngày 03 tháng 3 chính thức
khai khóa, thầy giáo dạy học, có Giáo sư Trương Hữu Hằng, có thầy giáo Lâm Danh
Lợi. Hy vọng mọi người hăng hái đến tham gia. Bài học hôm nay, chúng ta học tập
đến đây thôi. Văn tuy không nhiều, nhưng rất quan trọng. Chúng ta cần phải ghi
nhớ trong tâm, vĩnh viễn không quên!
( Hết tập 3)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Địa
chỉ email dịch giả: [email protected]
Kênh Youtube: Thiện Trang Văn Trang