Responsive Menu
Add more content here...

Tập 5 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2018

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2018 (giảng lần thứ 5)

TẬP 5

Tịnh Không lão Pháp sư chủ giảng.

Giảng ngày: 30 tháng 1 năm 2018

Giảng tại: Chùa Cực Lạc, thành phố Đài Nam, Đài Loan.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

Diễn đọc:…..

 

          Kính chào quý vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời quý vị an tọa. Mọi người cùng tôi quy y Tam-Bảo: A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (Bạch Thầy A-xà-lê thương xót! Con đệ tử Diệu Âm, kể từ hôm nay, cho đến suốt đời, con xin quy y Phật, lưỡng túc tôn; con xin quy y Pháp, ly dục tôn; con xin quy y Tăng, chúng trung tôn.) (3 lần)

Mời mở bản kinh trang 140, đếm ngược đến hàng thứ sáu:

     「五、觀經云:是心是佛,是心作佛。吾人能念之心,即是如來果覺,即是本來成佛。此心持名,即是是心作佛。本來是佛,現又作佛,是故當下即佛。直捷了當,方便究竟,奇特殊勝,不可思議。」  Ngũ, Quán Kinh vân: Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật. Ngô nhân năng niệm chi tâm, tức thị Như Lai quả giác, tức thị bổn lai thành Phật. Thử tâm trì danh, tức thị thị tâm tác Phật. Bổn lai thị Phật, hiện hựu tác Phật, thị cố đương hạ tức Phật. Trực tiệp liễu đương, phương tiện cứu cánh, kỳ đặc thù thắng, bất khả tư nghì. ”(Thứ năm, Quán Kinh nói: Tâm này là Phật, tâm này làm Phật. Tâm của người có thể niệm, chính là Như Lai quả giác, chính là vốn thành Phật. Tâm trì danh ấy, tức là tâm ấy làm Phật. Vốn đã là Phật, hiện nay lại làm Phật, vì vậy ngay lập tức thành Phật. Nhanh chóng thẳng tắp thỏa đáng, phương tiện cứu cánh, kỳ diệu, đặc biệt thù thắng, không thể nghĩ bàn).  

          Niệm Lão có giải thích cho đoạn này, Ngài nêu ra văn kinh trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, hai câu nói, 是心是佛,是心作佛 “thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật”(tâm này là Phật, tâm này làm Phật), hai câu nói này vô cùng quan trọng. Khó hiểu nhất là chữ tâm, tâm này là Phật. Tâm có chân tâm, có vọng tâm, chân vọng là một chứ không phải là hai. Nên mới có tướng của tâm này là Phật, tâm này làm Phật. Khi từ trên tướng mà nhìn, từ trên tánh để xem thì là tâm, từ trên tướng mà xem thì là Phật. Ngoài Phật ra còn có chín pháp giới, chín pháp giới, thì tâm đã mê; Pháp giới Phật, thì tâm đã giác. Viên mãn đại giác thì xưng là Phật. Ý nghĩa trong đây rất sâu, tâm hiện tâm biến, hoặc chúng ta nói thế này cũng được: tâm hiện thức biến, tâm hiện ra toàn là chân, thức biến ra toàn là giả, đây là cách nói khiến mọi người dễ hiểu  hơn. Vì vậy, chư Phật Bồ-tát, Cổ thánh Tiên hiền luôn luôn nhắc nhở chúng ta, dạy chúng ta phải dùng chân tâm, không nên dùng vọng tâm. Thế nào là chân tâm? Chân tâm thì ở đây nói tâm này là Phật. Chúng ta niệm Phật thì tâm này làm Phật.

          Tiếp theo là lời của Niệm Lão, Tâm của người có thể niệm Phật, chính là Như Lai quả giác. Chúng ta có thể niệm tâm của Phật, chúng ta có thể khởi tâm động niệm, thì tâm này là vọng tâm. Vọng tâm khởi tác dụng, thì chân tâm liền đi theo. Ý nghĩa này rất là khó hiểu, chúng tôi đưa ra một thí dụ, hiện nay chúng ta đang ở trước chiếc TV, khi không có hình ảnh trên TV, thì chúng ta xem thấy đó chỉ là một vùng ánh sáng trắng, thứ gì cũng không có. Tôi dùng điều này tỷ dụ là chân tâm. Còn khởi tâm động niệm là thế nào? Khởi tâm động niệm là khi có hình ảnh trên TV, hình ảnh là vọng tâm. Trong kinh nói được hay, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, tâm tưởng đó là ý thức thứ sáu, vọng niệm, vọng tưởng là của ý thức thứ sáu, chấp trước là của thức thứ bảy, nhận biết sai lầm rồi, lấy đó cho là ta. Ai biết được điều này, nói thật sự, căn bản nó không tồn tại. Tồn tại và không tồn tại là một chẳng phải hai, vô cùng kỳ diệu! Cái gì tồn tại? Chân tâm tồn tại, màn hình tồn tại, chúng ta dùng màn hình làm tỷ dụ, nó tồn tại, dù hình ảnh trên màn hình biến đổi thế nào, thì nó vẫn bất biến, màn hình không có biến đổi. Dùng tâm tỉ mỉ thì từ đó có thể lĩnh hội được, chân tâm của chúng ta như là màn hình, còn vọng tâm của chúng ta là tất cả hình ảnh do màn hình hiện ra. Vậy thì xem TV có phải là một pháp môn để thành Phật hay không? Phật giảng 84 ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, xem TV có thể làm Phật được hay không? Được, chỉ cần quý vị biết xem. Khi biết xem thì liền khai ngộ rồi, khai ngộ thì thành Phật. Cho nên hình ảnh trên màn hình không ở ngoài tâm, mà cũng là duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Đây chính là Phật pháp. Vấn đề là chúng ta có biết hay không? Biết, thì quá đáng quý rồi!

          Khi trẻ em thời cổ chúng ta đi học, ba tuổi vào trường tư thục, khóa trình của lớp vỡ lòng là gì? Là Tam Tự Kinh, bốn câu mở đầu của Tam Tự Kinh nói được rất hay, ‘nhân chi sơ, tánh bổn thiện; tánh tương cận, tập tương viễn’, tánh ở đây là Tự-tánh, Phật pháp Đại-thừa nói là Chân-như Tự-tánh, Chân-như Tự-tánh, vốn thiện, chữ thiện ở đây là từ khen ngợi, từ này quá hay rồi, nó không có một chút ô nhiễm, đây là nói về Pháp-thân của chúng ta, Pháp-tánh của chúng ta. Pháp-tánh và Pháp-thân thực tế là một sự việc, Pháp-thân chính là Pháp-tánh, Pháp-tánh chính là Pháp-thân, nó không có hiện tượng. Nên chúng ta dùng màn hình làm tỷ dụ, không có khởi tâm, không có động niệm. Phật và chúng sanh của chín Pháp-giới không giống nhau, Phật biết vạn pháp giai không, tánh tướng nhất như, sáu căn của Ngài trong cảnh giới của sáu trần rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, đó là trí huệ bát-nhã, trí huệ chân thật. Ngài có chấp trước hay không? Không có. Không những không có chấp trước, mà ngay cả phân biệt cũng đều không có, thuận theo tự nhiên, đó là chánh tri chánh kiến. Cũng tức là sáu căn trong cảnh giới sáu trần sáng suốt, rõ ràng, không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, đó chính là Tự-tánh kiến tánh. Năng kiến chính là sở kiến, sở kiến chính là năng kiến, năng sở nhất như, năng sở bất nhị. Cho nên trong Đại-thừa giáo có nhập bất nhị pháp môn, vào được cảnh giới đó tức là đã nhập bất nhị pháp môn, quý vị có thể đem tất cả những gì mà mắt thấy tai nghe, sáu căn, cảnh giới sáu trần, đều hiểu được chân tướng sự thật đó. Hình ảnh có hay không? Có. Tồn tại hay không? Không tồn tại. Vì sao nói hình ảnh có mà lại không tồn tại? Vì có với không có là một chứ không phải là hai, đó là thật tướng của các pháp.

          Chúng ta xem những hình ảnh đó, hiện nay chúng ta xem hình ảnh trên màn hình TV, chúng có tồn tại hay không? Chúng không tồn tại. Ai nói vậy? là nhà khoa học nói. Vì sao chúng ta cảm giác chúng tồn tại? Vì quý vị nhìn thấy là tướng liên tục của chúng. Đây là những tấm phim của điện ảnh, đại khái hiện nay không còn nữa, khoa học tiến bộ nên công nghệ này bị đào thải rồi, đây là cuộn phim, chính là hình ảnh của tấm phim, là từng tấm, từng tấm riêng biệt. Đem nó để trong máy chiếu với tốc độ 24 tấm trên một giây, cũng tức là nói một giây có 24 tấm hình chạy qua thì hợp thành hình ảnh, quý vị không thấy một tấm hình đó, không nhìn thấy được từng tấm hình, mà quý vị thấy là 24 tấm hình trong một giây, quá nhanh rồi! Một tấm thì sao? Một tấm không có nữa, không có tồn tại, quý vị nói nó có, nó đã thay đổi rồi, không tồn tại nữa, dùng tâm tỉ mỉ để quan sát thì hiểu được thôi.

          Cảnh giới thật tế của chúng ta hiện nay, sáu căn chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, không chỉ là 24 tấm hình trên một giây. Là bao nhiêu tấm hình trong một giây? Chúng ta không có cách nào tưởng tượng được. Vấn đề này, đã được Bồ-tát Di Lặc thay chúng ta hướng đến Thích Ca Mâu Ni Phật mà thỉnh giáo, trong một khảy ngón tay, đại khái là một giây, trong thời gian một khảy ngón tay có bao nhiêu hình ảnh xuất hiện ra? Tức là心有所念,幾念幾相識耶“tâm hữu sở niệm, cơ niệm cơ tướng thức da”(tâm có bao nhiêu niệm, mỗi niệm nhỏ có bao nhiêu tướng thức), có bao nhiêu tướng, có bao nhiêu thức? Tướng là Pháp-tướng, thức là Pháp-tánh đã mê rồi, bản lai diện mục không có, mà ảo tướng khởi ra, như vậy gọi là thức, gọi là tám thức, 51 tâm sở. Tâm có bao nhiêu niệm, Phật hỏi là có bao nhiêu niệm, ý nghĩ? Có bao nhiêu tướng nhỏ, hiện tượng, một ý nghĩ chính là một hiện tượng? Có bao nhiêu thức, thức tức là tám thức, tám loại thức này rốt cuộc là có bao nhiêu? Bồ-tát Di Lặc trả lời, một đàn chỉ, tức là thời gian của một khảy ngón tay, một đàn chỉ là có 320 ngàn tỉ, thì làm sao mà quý vị thấy được? Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy được qua mắt, nghe được qua tai, thân thể chúng ta tiếp xúc được với vũ trụ này, một khảy ngón tay cũng chưa đến một giây, mà đã sanh diệt 320 ngàn tỉ lần, giống như máy chiếu phim chiếu ra từng tấm vậy, có bao nhiêu tấm? 320 ngàn tỉ, đơn vị là ngàn tỉ. Chúng ta nói bất kỳ một tấm hình nào trong đó, thì nó không tồn tại nữa, một giây có 320 ngàn tỉ tấm. Vì vậy chúng ta mê, không giác ngộ. Không và có là nhất như, không chính là có, có chính là không, trong không có có, trong có có không. Giống như chúng ta đổi cách nói, với màn hình TV, màn hình chính là video, video chính là màn hình, video với màn hình không thể phân biệt. Màn hình tồn tại vĩnh viễn, như như bất động; video, thì thời gian tồn tại quá ngắn, tần số dao động của nó trong một giây là 320 ngàn tỉ lần. Trong sự dao động đó là điều gì? Mỗi một dao động là một hình ảnh. Trong một giây có 320 ngàn tỉ lần dao động, nên chúng ta không có cách nào tưởng tượng được.

          Đây nói tâm này làm Phật. Làm sao làm Phật? Niệm một câu Phật hiệu chính là làm Phật, trong tâm không có gì khác, ngoài Phật hiệu. Tâm này là Phật, tâm này làm Phật, trong tâm chúng ta tưởng điều gì thì nó biến ra điều ấy, niệm thứ gì thì biến ra thứ ấy, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Sự việc này Phật đã nói rất nhiều trong kinh, người người đều biết, có thể nói không có ai là không biết. Nhưng những ảo tướng đó, chúng ta tưởng về nó, thì nó đã không còn rồi; chúng ta niệm nó, nó cũng không có nữa, nó không phải là thật, mà toàn là ảo tướng thôi. Chúng ta đem ảo tướng làm thành thật tướng, còn thật tướng thì một chút cũng không biết, vậy gọi là mê hoặc điên đảo, là phàm phu lục đạo. Phàm phu thật đáng thương, theo nghiệp mà lưu chuyển, nghiệp ở đây là gì? Nghiệp chính là ý nghĩ. Ý nghĩ, ghi nhớ con số vừa mới nói, một khảy ngón tay có 320 ức trăm ngàn niệm, đó là Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta. Ngài Di Lặc, là Đẳng-giác Bồ-tát, là hậu bổ Phật, tức là đã thành Phật. Ngài nói với chúng ta chân tướng sự thật. Các nhà khoa học của thế giới chúng ta cũng đang theo đuổi vấn đề này, hiện nay họ vẫn chưa đạt đến thông tin như vậy. Quay đầu lại đọc kinh Phật, thì bội phục đến năm vóc sát đất đối với Phật giáo, những điều mà các nhà khoa học đã chứng minh, thì trong kinh Phật đều có; còn những điều mà họ chưa chứng thực được, thì trong kinh Phật cũng có. Quý vị hình dung trong một khảy ngón tay có 320 ức trăm ngàn niệm, thì nhà khoa học vẫn không có cách nào để chứng minh. Nhưng chúng tôi tin tưởng, hai hay ba mươi năm sau, rất có thể họ phát hiện được, chứng thực được. Nên Phật đã nói trước rồi, 3000 năm trước Phật đã nói, mãi 3000 năm sau nhà khoa học mới chứng thực được, thừa nhận được, người như vậy chỉ là thiểu số, còn Phật nói với chúng ta là bình đẳng.

          Cho nên giáo lý Đại-thừa dạy chúng ta dụng tâm, dùng chân tâm. Chân tâm là thế nào? Chân tâm lìa niệm, xa lìa ý nghĩ, lúc không có ý nghĩ, là chân tâm, khi khởi tâm động niệm là vọng tâm. Quý vị hiểu rõ sự việc này, thì quý vị đã nhận thức Thiền-tông rồi. Thiền-tông tu điều gì? Tu chân tâm, mọi lúc, mọi nơi không dùng vọng tâm. Tu ra làm sao? Gọi là nhập định. Ý nghĩa nhập định là thế nào? Là không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, mắt nhìn thấy được rõ rõ ràng ràng, thính được minh minh bạch bạch, văn được rõ rõ ràng ràng. Mọi thứ đều rõ ràng, nhưng không có khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước, đó là dùng chân tâm, đó chính là Phật. Tâm này là Phật, Phật chính là tâm, tâm chính là Phật. Lời nói này không dễ hiểu. Chúng ta đổi một chữ, Phật chính là tánh, tâm và tánh là một thứ, thì dễ hiểu hơn một chút. Tâm và tánh là một, tánh chính là chân tâm, tâm chính là vọng tâm, vọng tâm và chân tâm là một tâm. Tâm này là Phật, đó là người tu hành.

          Lục đạo phàm phu chúng ta thì sao? Lục đạo phàm phu chúng ta thì tâm này không là Phật, là tâm gì? Là tâm chúng sanh. Ý nghĩa chúng sanh là gì? Là mê. Phật là giác. Đổi cách nói, Phật thì niệm niệm giác ngộ, không mê hoặc; Còn phàm phu, gọi là lục đạo phàm phu, bao gồm cả 28 tầng trời, đều đang mê, mê mà không giác, theo nghiệp mà lưu chuyển, rất đáng thương. Nghiệp là gì? Là tạo nghiệp, tạo tác, khởi tâm động niệm tạo tác, đó gọi là nghiệp. Nghiệp có thiện ác, thiện nghiệp thì sanh ba đường thiện, ác nghiệp thì vào tam đồ: ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh. Lục đạo từ đâu mà đến? Từ tâm tưởng sanh, nếu quý vị không tưởng, thì lục đạo liền không còn nữa. Không tưởng thì thế nào? Là hồi phục đến Tự-tánh, chính là ở đây đã nói: tâm này là Phật. Quý vị không tưởng, không phân biệt, không chấp trước, không khởi tâm, không động niệm, nhìn tất cả pháp, thính, văn, giác, tri, đối với tất cả pháp đều không khởi tâm không động niệm, đều không có phân biệt chấp trước, thì tốt rồi! Đấy chính là hai câu nói trên Quán Kinh, tâm này là Phật, tâm đây vốn là như vậy, tâm này làm Phật. Tâm này làm Phật, cách nói đơn giản nhất, để mọi người dễ hiểu, tức là mắt thấy sắc, thấy được rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, đó là tâm này làm Phật, nhất định không có khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước, vậy thì đúng rồi. Nếu như mắt thấy rồi, thấy được rất rõ ràng, phân biệt rất rõ ràng, chấp trước rất rõ ràng, vọng tưởng tạp niệm rất rõ ràng, đó gọi là phàm phu. Cho nên trong hai câu nói này, khó hiểu nhất đó là chữ ‘tâm này’ và chữ ‘Phật’.

          Tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc tu hành của giáo lý Đại-thừa, tổng cương lĩnh chính là không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, mắt thấy sắc, thấy được rõ ràng; tai nghe tiếng, nghe được rõ ràng; mũi ngửi mùi, ngửi thấy được rõ ràng; lưỡi nếm vị cũng nếm được rất rõ ràng là chua, ngọt, đắng, cay, mặn, đều rõ ràng; rõ rõ ràng ràng, nhưng không khởi tâm động niệm. Nếu khởi tâm động niệm tức là tạo nghiệp rồi, đó chính là phàm phu. Không khởi tâm, không động niệm, vậy thì quý vị chính là Phật. Cho nên tu hành thì tu ở tại đâu? Là sáu căn ngay trong cảnh giới sáu trần mà tu, tu như như bất động, rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, đó là Tự-tánh Bát-nhã. Với trí huệ Bát-nhã, thì điều gì quý vị cũng biết, không có điều gì mà không rõ ràng, không hiểu rõ, đó là trí huệ. Trí huệ là Tự-tánh vốn sẵn có, không phải đến từ bên ngoài. Nên phải khai ngộ, khai ngộ rồi thì điều gì cũng biết, thấy được nghe được liền biết, không thấy không nghe cũng biết, tất cả đều biết. Cương lĩnh tu hành này phải nắm cho chắc! Khó! Khó ở chỗ nào? Chúng ta dùng vọng tâm làm thành thói quen rồi! Vì không chỉ có đời này là dùng vọng tâm, không phải vậy, mà từ vô lượng kiếp đến nay đời đời kiếp kiếp đều dùng vọng tâm. Nên dùng vọng tâm được rất quen, chân tâm có, mà không dùng qua, đó gọi là phàm phu. Phật nói với chúng ta, hãy điều chuyển lại, không dùng vọng tâm, dùng toàn chân tâm, vậy thì chúc mừng quý vị, quý vị thành Phật rồi. Phàm phu cách Phật ở một niệm, một niệm giác là Phật, một niệm mê rồi là phàm phu. Hai câu nói trên Quán Kinh này rất hay!

          Tâm của người có thể niệm như vậy, chính là Như Lai quả giác, tức là vốn thành Phật, đó là chân tâm. Hiện nay vọng tâm và chân tâm trộn lại với nhau, chân vọng là một chứ không phải hai, không khởi tâm không động niệm chính là chân tâm, khởi tâm động niệm chính là vọng tâm, trộn lẫn cùng nhau, chân vọng không chia ra. Gần sát với chân tâm, là thiện nghiệp, trái lại với chân tâm là ác nghiệp, thiện ác từ đó mà đến. Nếu không phân biệt không chấp trước, thì tâm đó không có thiện ác, chính là Tự-tánh. Tự-tánh biến Pháp-giới, chính vũ trụ này với Tự-tánh là một thể, thân thể vật chất của chúng ta cùng với khởi tâm động niệm, với Tự-tánh, với chân tâm cũng là một thể, không phải hai. Do vậy thành Phật không khó, chỉ cần xoay ở chỗ này lại thì đạt được rồi. Điều này phải khẳng định, phải thừa nhận, không được có tơ hào hoài nghi. Tâm của chúng ta có thể niệm được như vậy thì chính là  Như Lai quả giác, quả tức là thành Phật rồi, quả chính là gì? Là viên mãn giác ngộ. Về giác, thông thường nói có tiểu giác ngộ, có đại giác ngộ, có đại triệt đại ngộ, ở đây cần phải giảng viên giác, tức là viên mãn giác ngộ, viên mãn giác ngộ là Phật. Thông thường chúng ta nói đại triệt đại ngộ là Phật, triệt ngộ, vẫn không dám nói thêm chữ đại, tức là Bồ-tát. Người Trung Hoa nói thánh nhân, tức là đại triệt đại ngộ; nói hiền nhân, thánh hiền quân tử, hiền nhân, tương đương với trong kinh Phật nói là Bồ-tát, đại giác; còn A-la-hán, thì nhà Nho sẽ nói thấp hơn là quân tử; thánh hiền quân tử, Phật pháp nói là: Phật, Bồ-tát, A-la-hán, tuy những danh xưng này bên Trung Hoa cùng với của người Ấn Độ không giống nhau, nhưng ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Người học tập Đại-thừa nhất định phải nhận biết, thánh hiền quân tử của Nhà nho chính là Phật, Bồ-tát, A-la-hán nói trong Phật pháp.

          Cho nên Phật giáo là giáo dục điều gì? Giáo dục phá mê khai ngộ, hiểu được thì quý vị học Phật mới giống Phật. Nếu quý vị không rõ ràng đạo lý này, thì đi không thông đường này, tuy học Phật, nhưng không giống Phật. Không giống thế nào? Từ sáng đến tối vẫn là khởi tâm động niệm, quý vị vẫn là phàm phu tiêu chuẩn. Vậy chân chánh học Phật thì thế nào? Chân chánh học Phật là chuyển cảnh giới, chính là ở trong đây dạy chúng ta tâm này làm Phật. Tâm này làm Phật là đang dụng công phu, quả báo thế nào? Quả báo là vốn đã là Phật, nên quyết định quý vị thành Phật. Tám chữ này chính là nói với chúng ta, quý vị chân thật niệm A Di Đà Phật, một mạch mà niệm, câu này tiếp nối câu kia không gián đoạn, thì quyết định quý vị thành Phật, ý nghĩa là như vậy. Vì sao không làm được? Vì quý vị không nhìn thấu, quý vị không biết chân tướng sự thật. Tôi nói nhiều như vậy, là nói chân tướng sự thật. Đã biết được chân tướng sự thật, thì công phu liền đắc lực. Công phu là gì? Không phải là không tiếp xúc, mọi cảnh giới đều có thể tiếp xúc, nhưng phải giống như Phật Bồ-tát, đều tiếp xúc tất cả mười pháp-giới. Tu làm sao? Đối với mười pháp-giới rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, quý vị có thể giúp đỡ chúng sanh mười pháp-giới, giáo hóa họ. Còn chính mình thì thế nào? Là như như bất động, tức là ngay trong hiện tượng mười pháp-giới mà không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, đó gọi là tu hành. Nếu xa rời tất cả tướng thì đến đâu để tu? Không tu được rồi. Tu hành là ngay trong lục đạo, mỗi một đạo này đều đạo tràng tu hành của Bồ-tát. 

          Ngày nay chúng ta dựa vào công nghệ của phương tiện giao thông, đi khắp các nước, đi khắp địa cầu này. Phật nói với chúng ta, ý thức của chúng ta có năng lượng rất lớn, không cần phải dùng những thiết bị giao thông đó, mọi lúc, mọi nơi đều có thể du ngoạn mười pháp-giới, đó là sự thật không phải giả. Đi dạo chơi mười pháp-giới, đó là người nào? Là người niệm Phật, tại gia, hay xuất gia, mà công phu rất sâu, rất thấu triệt kinh giáo, họ xếp bằng ngồi tại đó để làm gì? Rong chơi thế giới Hoa Tạng. Trong thế giới Hoa Tạng, với tất cả pháp, trên đến Phật Bồ-tát, dưới đến chúng sanh ở địa ngục, đều rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, nhưng chính mình không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, siêu việt rồi. Nếu khởi tâm động niệm thì liền bị dính rồi, không khởi tâm, không động niệm thì không bị dính.

          Lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm tấm gương cho chúng ta, Ngài không biết chữ, không đọc qua sách, cho nên Ngài cũng không có vọng tưởng gì cả. Sư phụ chỉ dạy Ngài một câu nói, là bí quyết, bí quyết của siêu phàm nhập thánh, là ‘Nam Mô A Di Đà Phật’, sáu chữ này, rất phi thường! Dạy Ngài một mạch mà niệm, Ngài đã niệm 92 năm, đến 112 tuổi vãng sanh tự tại. Thành tựu của Ngài, thì sư phụ đã nói trước với Ngài, dạy răn Ngài, không được nói, không cho phép biểu diễn, trên thực tế thì Lão Hòa thượng Hải Hiền có đầy đủ sáu loại thần thông, nhưng không để lộ. Vì sao mà không để lộ? Bởi sư phụ không cho phép Ngài lộ ra, Ngài tôn sư trọng đạo, nên cả đời đều không để lộ ra. Chỉ khi vãng sanh, Ngài biết trước thời điểm vãng sanh. Tối hôm đó mọi người đều đi ngủ cả rồi, Ngài vẫn còn thắp đèn, vẫn đang niệm Phật, đến sáng ngày hôm sau người đến thỉnh Ngài ăn sáng, thì Ngài đã đi rồi, thấy Ngài đã vãng sanh rồi, là sự thật không phải giả.

          Mục đích học Phật của chúng ta là gì? Mục đích là phải liễu sanh tử, xuất tam giới, xuất tam giới là thoát khỏi lục đạo luân hồi. Luân hồi quá khổ rồi, vẫn muốn ngày ngày tiếp tục chịu khổ ư? Ngày ngày lại chịu tội ư? Nên chính chúng ta học Phật, mà nếu không định cho chính mình một tiêu chuẩn, thì không có thành tích nào đáng nói cả. Phương pháp đơn giản nhất là niệm Phật, niệm một vạn tiếng, niệm hai vạn tiếng, niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, đó đều là hạn định công khóa cho chính mình. Vì sao phải niệm nhiều như vậy? Bởi quý vị không niệm Phật thì vọng tưởng, thì niệm phân biệt chấp trước, đó tức là thị phi nhân ngã, vậy thì sai rồi. Quả báo là ở tại đâu? Ở tam đồ lục đạo. Chúng ta đã từng nếm trải sự khổ của tam đồ lục đạo, hết lòng hết dạ muốn thoát ra, có nơi tốt để đến, là Thế Giới Cực Lạc. Bộ kinh này là sách giảng rõ ràng về Thế Giới Cực Lạc, là dẫn đường vãng sanh Thế Giới Cực Lạc cho chúng ta. Đọc bộ kinh này cũng tốt, mỗi ngày đọc một biến, đọc mười biến, đọc 20 biến, tốt. Kinh và Phật đều niệm, đều tốt. Chỉ cần vây quanh trong tâm là Thế Giới Cực Lạc và A Di Đà Phật, thì không cần phải xa lìa những thứ khác, thì quý vị đúng rồi.

          Trong đây nói với chúng ta, vì sao phải dùng phương pháp tu hành này, phương pháp này có đáng tin cậy không? Trong đây nói được rất hay, tâm có thể niệm chính là Như Lai quả giác, chính là vốn thành Phật, ý nghĩa này sâu, câu nói này rất sâu, ý nghĩa như vậy. Chúng ta dụng tâm trì danh, tức là dùng tâm hiện tại này của chúng ta, quý vị không nên suy nghĩ tâm này là chân tâm hay vọng tâm, mới là lão thật niệm Phật, nghĩ A Di Đà Phật thì tốt. Vốn dĩ là Phật, họ vốn là Phật, hiện nay lại niệm Phật, nên Phật Bồ-tát thấy được rõ ràng, quý vị đang chính là Phật. Nhanh chóng thẳng tắp thỏa đáng, phương tiện cứu cánh, kỳ diệu, đặc biệt thù thắng, không thể nghĩ bàn. Quý vị không có cách nào tưởng tượng được, quý vị tưởng cũng không được.

          Niệm Lão vẫn còn có mấy câu, Ngài dùng những lời rất ngắn gọn rõ ràng để nói ý nghĩa đoạn này cho chúng ta nghe. 故知此介爾能念之心“Cố tri thử giới nhĩ năng niệm chi tâm”( Nên biết, ngay chính lúc tâm có thể niệm), ngay chính lúc tức là thời gian rất ngắn, quý vị không biết, đó chính là Như Lai quả giác. Thành Phật chính là tâm ấy, đem tất cả hư vọng ảo giác ở trên tâm đều buông xuống, thì toàn thể chân tâm hiện ra rồi, đó chính là Phật. Cho nên tâm này là Phật, tâm đây vốn là Phật, vậy thì thái độ đối người xử sự tiếp vật của chúng ta như thế nào? Khổng Lão Phu Tử cả đời đối người tiếp vật, là năm chữ, 溫良恭儉讓“ôn lương cung kiệm nhượng”(ôn lương cung kiệm nhượng), bất kể là nhìn thấy Ngài ở nơi đâu, Quý vị thấy Ngài đều là ôn hòa, lương thiện, cung kính. Trên hội Hoa Nghiêm, Bồ-tát Phổ Hiền dạy chúng ta cung kính tất cả, không chỉ cung kính đối với người, mà đối với cả muỗi, kiến, sâu bọ, vì sao vậy? Bởi chúng có Phật-tánh, nhưng chúng mê, mê càng sâu hơn so với chúng ta, chúng ta đến nhân đạo, còn chúng đến súc sanh đạo. Chúng nên thành Phật, bởi chúng vốn là Phật, đáng tiếc là không có cơ hội, gặp duyên rồi thì chúng cũng có thể tu hành chứng quả. Thì làm sao có thể khinh thường, có thể không cung kính chúng chứ? Lại nói ngay cả hoa cỏ cây cối, thực vật khoáng vật, tất cả đều phải cung kính. Vì sao vậy? Vì Pháp-tánh của chúng là Phật, chúng là Pháp-tánh Phật, mà bị mê hoặc rồi nên mới biến thành những thứ ấy. Then chốt là ở giác hay mê, vượt mê đại giác, là Phật Bồ-tát; Mê giác lẫn lộn, chính mình không thể chia ra được, là chúng sanh đông đảo trong lục đạo. Chúng sanh nhỏ đến mức độ nào? Nhỏ đến mức mắt thường chúng ta không nhìn thấy được, như nguyên tử, điện tử, lạp tử, nhỏ đến như vậy. Chúng có phải là Phật hay không? Phải, làm sao không phải chứ? Vì chúng từ Tự-tánh biến hiện ra, nếu rời khỏi Tự-tánh thì không tìm được thứ gì cả.

          Vì vậy chúng ta phải đem Tánh-đức phát huy ra, vận dụng trong đời sống thường ngày của chúng ta, thì chúng ta liền đạt được như lời nói của Tiên sinh Phương Đông Mỹ: ‘học Phật là sự hưởng thụ tối cao của đời người’. Chúng ta thường thường có nghĩ đến: tôi có được sự hưởng thụ tối cao đó hay không? Nếu như không có được sự hưởng thụ tối cao ấy, thì chúng ta là mê mà không giác. Chúng ta nếm được sự hưởng thụ tối cao ấy thì giác mà không mê. Thế nào là giác? Là đã làm  rõ ràng chân vọng, đâu là chân, đâu là vọng. Chân thì tốt, như như bất động là định, vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, bên trong là trí huệ, bên ngoài là năng lượng, thông minh, quý vị đều sẽ làm được mọi thứ, không có điều gì có thể gây khó khăn đối với quý vị. Nhà khoa học vẫn phải dùng nhiều công cụ, còn người tu giới định huệ thì không cần sử dụng công cụ.

          Cho nên本來是佛“bổn lai thị Phật”(vốn là Phật), hiện nay lại làm Phật, 當下即佛。直捷了當,方便究竟,奇特殊勝,不可思議“đương hạ tức Phật, trực tiệp liễu đương, phương tiện cứu cánh, kỳ đặc thù thắng, bất khả tư nghì( ngay lập tức thành Phật, nhanh chóng thẳng tắp thỏa đáng, phương tiện cứu cánh, kỳ diệu, đặc biệt thù thắng, không thể nghĩ bàn). Mấy câu nói này văn chữ rất đơn giản, nhưng nghĩa lý rất sâu, người mới học Phật không hiểu được. Khi nào chúng ta có thể lãnh hội đến được cảnh giới này, vốn là Phật, người người đều có phần, không ai là ngoại lệ. Hiện nay lại làm Phật, hiện nay đã học Phật, giảng cứu tu hành. Hành là khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, khởi tâm động niệm là hành vi của ý, ngôn ngữ là hành vi của khẩu nghiệp, động tác là hành vi của thân nghiệp, ba nghiệp thân khẩu ý. Hiện nay Phật của trước mặt chúng ta là gì? Là giới luật. Phật truyền giới, trao cho giới luật, biểu diễn của Phật chính giới luật. Giới luật là của một người giác ngộ, tất cả khởi tâm động niệm ngôn ngữ tạo tác của Ngài, đều làm gương mẫu cho phàm phu. Trong đây có hai câu nói, ngay lập tức thành Phật, nhanh chóng thẳng tắp thỏa đáng, phương tiện cứu cánh, kỳ là kỳ diệu, đặc là đặc biệt, thù thắng. Sau cùng là không thể nghĩ bàn. Quý vị không thể đi suy nghĩ, suy nghĩ là gì? Là vọng tưởng, quý vị không thể mở miệng, quý vị nói, nói không ra được. Nói không ra được, thì làm sao quý vị có thể nghe hiểu được? Đó là chỗ vi diệu của Phật pháp, quá vi diệu rồi!

          Hy vọng đồng học chúng ta cùng có duyên với nhau, chúng ta phải thật làm, quyết định thành tựu ngay trong đời này. Lão Hòa thượng Hải Hiền vì chúng ta thị hiện, Ngài nhận phó chúc của Phật, trụ ở thế gian này 112 năm. Phật không tìm chúng ta, vì chúng ta là phàm phu mê mà không giác, thị hiện của chúng ta là phàm phu trong lục đạo, chứ không phải là Phật Bồ-tát, còn thị hiện của Ngài là Phật Bồ-tát. Nếu như chúng ta minh bạch rồi, làm rõ ràng rồi, thì hãy học tập như Ngài. Với giới luật, phải nắm chắc cương lĩnh, làm tấm gương tốt cho đại chúng xã hội, đó chính là giáo hóa chúng sanh. Thâm nhập Phật pháp cho sâu nhưng nói ra phải đơn giản dễ hiểu, để giáo hóa những chúng sanh có duyên, thì vô lượng công đức, là việc tốt bậc nhất của thế và xuất thế gian. Hy vọng trong thời gian ngắn ngủi mấy mươi năm này của chúng ta, nắm giữ thật chắc, không nên để luống qua, dù một ngày cũng không được để luống qua. Cốt lõi của Phật pháp là từ bi, cốt lõi của tôn giáo là ái, thần ái thế nhân, thượng đế ái thế nhân. Phật Bồ-tát đại từ đại bi, là ý nghĩa như vậy.

Thời gian hôm nay đã hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

 ( Hết tập 5)

Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm Bồ-đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh nước Cực Lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Địa chỉ email dịch giả: [email protected]
 Kênh Youtube:  Thiện Trang Văn Trang

 

Trả lời 0