Responsive Menu
Add more content here...

Tập 6 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2018

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2018 (giảng lần thứ 5)

TẬP 6

Tịnh Không Lão Pháp sư chủ giảng.

Giảng ngày: 3 tháng 2 năm 2018

Giảng tại: Chùa Cực Lạc, thành phố Đài Nam, Đài Loan.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

 

          Mời quý vị an tọa. Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa. Mọi người cùng tôi quy y Tam-Bảo: A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (Bạch Thầy A-xà-lê thương xót! Con đệ tử Diệu Âm, kể từ hôm nay, cho đến suốt đời, con xin quy y Phật, lưỡng túc trung tôn; con xin quy y Pháp, ly dục trung tôn; con xin quy y Tăng, chúng trung tôn.) (3 lần)

Mời xem bản kinh trang 141, hàng thứ nhất, bắt đầu xem từ hàng đầu tiên:

          「六、淨土諸經中,唯此經備攝圓妙,以發菩提心,一向專念為宗。以彌陀十念必生之大願為本。深明三輩往生之因,廣攝九界聖凡之眾,正顯持名念佛之法,直指往生歸元之路,是故此經稱為淨宗第一經也。」

  Lục, Tịnh Độ chư kinh trung, duy thử kinh bị nhiếp viên diệu, dĩ phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm vi tông. Dĩ Di Đà thập niệm tất sanh chi đại nguyện vi bổn. Thâm minh tam bối vãng sanh chi nhân, quảng nhiếp cửu giới thánh phàm chi chúng. Chánh hiển trì danh niệm Phật chi pháp, trực chỉ vãng sanh quy nguyên chi lộ, thị cố thử kinh xưng vi Tịnh-tông đệ nhất kinh dã.”(Thứ sáu, trong các kinh Tịnh-độ, chỉ có kinh này đầy đủ sự viên diệu, lấy phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm làm tông. Lấy đại nguyện mười niệm tất vãng sanh của Đức Di Đà làm gốc. Hiển bày sáng tỏ nhân của ba bậc vãng sanh, rộng nhiếp hết thảy chúng phàm thánh của chín pháp giới, chỉ rõ pháp trì danh niệm Phật vãng sanh là con đường trực chỉ quy nguyên, vì vậy kinh này được xưng là kinh bậc nhất của Tịnh-tông).  

          Tiếp theo là chú giải của Niệm Lão, chúng ta cũng đem đoạn này đọc qua, 更以淨土諸經之中,唯此經備攝圓妙。以發菩提心,一向專念為宗。以彌陀十念必生之大願為本。深明三輩往生之因,廣攝九界聖凡之眾。正顯持名念佛之法,直指往生歸元之路。是故此經稱為淨宗第一經也。Cánh dĩ Tịnh-độ chư kinh chi trung, duy thử kinh bị nhiếp viên diệu. Dĩ phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm vi tông. Dĩ Di Đà thập niệm tất sanh chi đại nguyện vi bổn. Thâm minh tam bối vãng sanh chi nhân, quảng nhiếp cửu giới thánh phàm chi chúng. Chánh hiển trì danh niệm Phật chi pháp, trực chỉ vãng sanh quy nguyên chi lộ. Thị cố thử kinh xưng vi Tịnh-tông đệ nhất kinh dã.(Hơn nữa trong các kinh của Tịnh-độ, chỉ có kinh này đầy đủ sự viên diệu, lấy phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm làm tông. Lấy đại nguyện mười niệm tất vãng sanh của Đức Di Đà làm gốc. Hiển bày sáng tỏ nhân của ba bậc vãng sanh, rộng nhiếp hết thảy chúng phàm thánh trong chín pháp giới, chỉ rõ pháp trì danh niệm Phật vãng sanh là con đường trực chỉ quy nguyên, vì vậy kinh này được xưng là kinh bậc nhất của Tịnh-tông).

          Lời này của Niệm Lão có ý nghĩa rất sâu, vô cùng đáng quý khó được. Phía trước Ngài đã trích dẫn từ Quán Kinh câu: ‘tâm này là Phật, tâm này làm Phật’, vốn đã là Phật, hiện nay lại làm Phật, ý nghĩa này là chân tướng sự thật, nhưng không có mấy ai thấy biết được. Ai có thể thấy biết được? Người học Tịnh-tông thấy biết được. Phật là thế nào? Phật là người giác ngộ cứu cánh viên mãn, thì xưng là Phật-Đà. Thế nào là người giác ngộ cứu cánh viên mãn? Là người niệm Phật, tuy họ xác xác thật thật không biết. Nhưng người chân chánh niệm Phật, thì mỗi tiếng Phật hiệu đều là làm Phật. Tâm này, tâm ở đây là chân tâm, không phải vọng tâm. Chân tâm chính là Phật, vọng tâm là chín pháp giới. Chân tâm là Tự-tánh, Tự-tánh vốn giác. Giác ở đây, là đối với mười phương ba đời, từ quá khứ đến tương lai, không có điều gì mà không biết, không có điều gì mà không rõ ràng. Có thật hay không? Là thật. Một chút cũng không giả. Vì vậy Phật ở nơi đâu? Tất cả chúng sanh vốn đã là Phật, là cùng một ý nghĩa với câu ‘tâm này là Phật’ đã nói ở đây, vốn là Phật, chỉ vì chúng sanh đã mê rồi, đem chân tướng sự thật mê rồi, mà chân tướng sự thật thì ở ngay trước mắt. Hiện giờ một niệm tín nguyện trì danh, chính là tâm này đang làm Phật. Chúng ta muốn làm Phật hay không? Muốn, làm bằng cách nào? Trong tâm niệm niệm liên tục một câu Phật hiệu này, không để mê mất, không để gián đoạn, đó chính là đang làm Phật. 

          Chúng ta thường biết rằng, một niệm, nếu động một niệm thiện, thì đó là đang làm gì? Làm ba đường thiện; nếu một niệm là ác, ác niệm, đó là làm ba đường ác. Khởi tâm động niệm là đang làm, làm gì thì chính mình chịu hoàn toàn trách nhiệm, với tâm tưởng của chính mình. Mở rộng ra đến toàn bộ vũ trụ, biến pháp giới hư không giới, vô lượng vô biên tất cả pháp từ đâu mà đến? Là từ tâm tưởng sanh. Nếu trong tâm không có tưởng, thì đó là cảnh giới Phật; Lúc trong tâm có khởi tưởng lên một ý niệm, chính là mười pháp giới, tưởng Phật thì làm Phật, tưởng thiện thì làm trời người, tưởng ác thì làm tam đồ. Chúng ta đã hoàn toàn rõ ràng rồi, y chánh trang nghiêm mười pháp giới, và nghiệp nhân quả báo của mười pháp giới từ đâu đến? Là từ vọng tưởng sanh ra. Tất cả ý nghĩ của chúng ta đều gọi là vọng tưởng. Nếu không có vọng tưởng, thì không có những cảnh giới ấy, thì là gì? Là pháp giới nhất chân, trên kinh Phật nói là Pháp-tánh-thân, Pháp-tánh-độ, hay nói đơn giản là Pháp-thân, và Pháp-tánh, là một chẳng phải hai. Nói Pháp-thân, là từ trên dụng mà nói, là nó hiện tướng; nói Pháp-tánh, là từ trên thể mà nói. Tướng do tâm sanh, pháp từ niệm khởi. Nếu không có ý nghĩ nữa, thì tốt rồi! Sáu căn trong cảnh giới sáu trần thấy được rõ ràng. Pháp-tánh-thân, và Pháp-tánh-độ, thì không có khởi tâm, không có động niệm, đó là Phật nhãn thấy cả đại thiên thế giới. Đã khởi tâm động niệm rồi, thì là phàm phu. Động niệm, niệm thì có: thiện, ác, và vô ký; Niệm thiện, là ba đường thiện, niệm ác, là ba đường ác, còn vô ký chính là không thiện không ác, không liên quan tới thiện ác. Vậy tốt! Là không trụ nhị biên, không tồn tại trung đạo. Trong Phật pháp gọi là thiền định, thiền định chính là ở trong cảnh giới đó. Định lâu rồi, thì tự nhiên ý nghĩ không sanh nữa, không còn ý nghĩ nữa, chỉ một mảng quang minh, gọi là đại Quang-minh-tạng. Đó là gì? Đó chính là Pháp-tánh. Pháp-tánh không có tướng, không có tư tưởng, cũng gọi là chân tâm. Thì hiện ra điều gì? Hiện pháp giới nhất chân. Trong pháp giới nhất chân thì thứ gì cũng đều không có, chính quý vị rõ rõ ràng ràng minh minh bạch bạch, biết toàn bộ là giả thôi, không có một thứ gì là thật. Đây chính là điều mà Bồ-tát Di Lặc đã nói, trong một khảy ngón tay có 320 ức trăm ngàn niệm, một khảy ngón tay. Trong một giây tôi có thể khảy mấy lần? Một lần là 320 ức trăm ngàn niệm. Tướng hiện ra là gì? Ngày nay chúng ta nói, là mười pháp giới vô lượng vô biên, đó là tướng hiện ra. Hiện tướng, vốn tâm này làm Phật, nhưng vì mê, nên hiện tượng của mười pháp giới hiện ra, quý vị mê đến tầng lớp nào, thì quý vị thấy được tướng của tầng đó hiện ra, có pháp giới Bồ-tát, pháp giới Thanh-văn, pháp giới Duyên-giác, xuống đến phàm phu, thì có pháp giới trời, trời lại có trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới, lại đi xuống, thì có nhân đạo, súc sanh đạo, ngạ quỷ đạo, địa ngục đạo, toàn bộ đều thấy cả.

          Dùng một câu nói để tổng kết lại là, 應觀法界性,一切唯心造“ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo”(nên quán tánh của pháp giới, tất cả chỉ do tâm tạo ra). Đây là chân tướng sự thật ngay trước mắt, nhưng chúng ta không nhận thức được. Nếu như chúng ta nhận thức được, đã chấp nhận hai câu nói này là thật, khế nhập cảnh giới rồi, thì quý vị sẽ thừa nhận Phật chính là Pháp-tánh, vạn pháp cũng chính là Pháp-tánh, do Pháp-tánh biến hiện ra. Then chốt của biến hiện, là do ý thức, tức ý thức thứ sáu, năng lượng của ý thức rất lớn, có thể biến hiện ra cả mười pháp giới. Chân tướng sự việc này, đã bị nhà Lượng Tử Lực học hiện đại phát hiện ra rồi, nhà khoa học nói với chúng ta, tất cả hiện tượng vật chất trong vũ trụ, đều không rời khỏi ý thức. Ý thức có thể biến có thể hiện, nhưng ý thức không có chấp trước. Vậy ai chấp trước? Là thức thứ bảy, thức Mạt-na chấp trước. Hay nói cách khác, khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, thì khởi tâm động niệm là ý thức thứ sáu, còn chấp trước là thức thứ bảy. Nghiệp của thức thứ sáu tạo là hiện ra tướng, tướng đó là tướng giả, chứ không phải là thật.  

          Chúng ta học Phật, hy vọng đạt được sự lợi ích chân thật của Phật pháp, vậy thì vấn đề đứng đầu là nhìn thấu. Nhìn thấu là sao? Chính là liễu giải được chân tướng sự thật, hoàn toàn rõ ràng rồi. Sau nhìn thấu thì buông xuống, ngay trong vạn duyên mà không phân biệt chấp trước, hoàn toàn không phân biệt chấp trước, đó là cảnh giới của A-la-hán, là cảnh giới của Quyền-giáo Bồ-tát.

          Tâm này làm Phật, mấu chốt là ở tại chữ tâm, chúng ta phải nhận biết nó. Từ xưa đến nay, nó khởi tác dụng chưa từng ngừng nghỉ, mà khởi với tần suất cao, Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta, trong một khảy ngón tay có 320 ức trăm ngàn niệm, đơn vị là trăm ngàn, là một trăm ngàn, con số này rất lớn, trong một giây thì có bao nhiêu lần? Chúng tôi đã từng xem văn chữ trong bản kinh, rồi đem trích lục ra, một giây khảy ngón tay được 7 lần, bảy lần tương đương với 2240 tỷ niệm. Trong một giây có tới 2240 tỷ lần sanh diệt, thì làm sao chúng ta biết được nó là giả chứ? Ai biết được điều này? Pháp thân Bồ-tát biết được, cho nên quý Ngài ở trong cảnh giới mà không khởi tâm không động niệm, không khởi tâm không động niệm, cảnh giới đó có hay không? Hoàn toàn ở chính mình, là có, ghi nhớ đó là trạng thái sóng dao động trong Tự-tánh, là không có, nếu đang trong đại định, Pháp-thân Bồ-tát chứng được Tự-tánh đại định. Đang trong định, quý Ngài khởi tác dụng, cảm ứng cùng với chúng sanh, chúng sanh có cảm thì quý Ngài liền có ứng. Trong các loại cảm ứng thì không có gì thù thắng hơn là niệm Phật, Niệm Phật cảm ứng với ai? Là cảm ứng đạo giao với A Di Đà Phật. Chúng ta ở đây niệm A Di Đà Phật, thì ở Thế Giới Cực Lạc A Di Đà Phật cũng niệm chúng ta. Khi công phu thành thục, duyên đã chín muồi, thì tự tại vãng sanh, có thể đi bất cứ lúc nào, một chút chướng ngại cũng đều không có.

          Nên ngày nay tâm của chúng ta có thể niệm Phật, vốn đã là Phật, lại dùng tâm để niệm Phật thì chính là tâm này làm Phật, nếu niệm thập thiện thì sanh thiên, niệm thập ác thì vào địa ngục Vô-gián, tất cả pháp đều chuyển bởi ý niệm. Ngày nay chúng ta đã rõ ràng chân tướng sự thật này, hiểu được đạo lý ấy rồi, thì phải chuyển đổi ý niệm.

          Đoạn văn hiện tại là, 在淨土諸經中,唯此經備攝圓妙Tại Tịnh-độ chư kinh trung, duy thử kinh bị nhiếp viên diệu”(trong các kinh của Tịnh-độ, chỉ có kinh này đầy đủ sự viên diệu), viên là viên mãn, diệu là không nói ra được, không tưởng tượng được, nên xưng là diệu, diệu hữu, chân không diệu hữu, không có mà có, có mà không có, đó là diệu vậy. Pháp môn này, bộ kinh này, Tịnh-độ có tổng cộng năm bộ kinh, ngũ kinh nhất luận, Phật chuyên giảng Tịnh-độ, trong các kinh Tịnh-độ, thì Kinh Vô Lượng Thọ này là tối viên tối diệu. Kinh này, 以發菩提心,一向專念為宗“dĩ phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm vi tông”(lấy phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm làm tông). Tông tức là chủ yếu, là trọng yếu. Ý nghĩa của văn chữ Trung Hoa, về tôn giáo, thế nào gọi là tôn giáo? Là giáo dục chủ yếu của nhân loại, thế nào là giáo dục chủ yếu? Đó là luân lý, là đạo đức, là nhân quả, là trí huệ của Thánh-hiền. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta mà giảng bộ kinh này, kinh này là giáo học viên diệu của Đức Phật Thích Ca. Chúng ta học, thì phải nghe lời, phải thật làm, phải đem những điều Phật dạy biến thành đời sống của chúng ta. Chúng ta sống trong cảnh giới này, cần nắm chắc được tông, nắm chắc được gốc, ý nghĩa của gốc và tông rất gần nhau. Phát tâm Bồ-đề tức là phát nguyện cầu sanh Tịnh-độ, tâm như vậy là tâm Vô-thượng Bồ-đề, tại sao vậy? Bởi vì ngay một đời quý vị có thể thành Phật, quý vị đến Thế Giới Cực Lạc là đi làm Phật rồi, nhất hướng chuyên niệm, với mục tiêu ấy thôi. 

          以彌陀十念必生“dĩ Di Đà thập niệm tất sanh”( Lấy nguyện mười niệm tất vãng sanh của Đức Di Đà), mười niệm tất vãng sanh là nguyện thứ 18 trong 48 nguyện, nguyện này vô cùng quan trọng. Trong 48 nguyện thì nguyện nào là quan trọng nhất? Nguyện thứ 18 là quan trọng nhất, chúng ta nắm chắc thật sự, thì quý vị liền giải quyết được vấn đề rồi, ngày nào làm Phật thì chính quý vị biết được, lúc nào làm Phật? Lúc niệm Phật chính là làm Phật. Phải thật ghi nhớ! Nếu quý vị không niệm Phật thì vọng tưởng, mà vọng tưởng thì tạo nghiệp, quả báo của nghiệp là không ra khỏi lục đạo luân hồi, thì rắc rối lớn rồi!

          Đồng tu học Phật chúng ta, có thể học được bộ kinh này, học đến bây giờ, là không đơn giản, đã học mấy chục năm rồi. Tôi tin tưởng Tịnh-độ, quy tâm về Tịnh-độ, thật sự nghiêm túc học tập, là từ năm 85 tuổi. Vì sao tôi chọn pháp môn này? Trong quá khứ Lão sư đã nhắc nhở tôi mấy lần, bảo tôi học pháp môn này, nhưng tôi không vội vàng, vì tuổi tôi còn trẻ, lại ưa thích kinh giáo, đến 85 tuổi, đã già rồi, biết thời gian ở thế gian này không lâu nữa, nếu không nắm giữ pháp môn này, thì không có niềm tin với chính mình, cho nên đối với giáo huấn của Lão sư đã hoàn toàn tiếp nhận, nhất tâm cầu sanh Tịnh-độ, buông xuống vạn duyên, hy vọng đời này không bị lỡ qua. Vì vậy phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, mười niệm tất vãng sanh, niệm niệm đều là A Di Đà Phật, vậy thì đúng rồi.

          Chúng ta phải như lời nói trong đây, 深明三輩往生之因,廣攝九界聖凡之眾“thâm minh tam bối vãng sanh chi nhân, quảng nhiếp cửu giới thánh phàm chi chúng”(Hiển bày sáng tỏ nhân của ba bậc vãng sanh, rộng nhiếp hết thảy chúng phàm thánh của chín pháp giới). Đây là giúp chúng ta hồi hướng. Chúng ta hồi hướng cho ai? Hồi hướng cho tất cả chúng sanh khắp pháp giới hư không giới. Mỗi ngày tôi lạy Phật, ba lạy cuối cùng là hồi hướng như vậy, thay cho cha mẹ sư trưởng, lịch kiếp oán thân, và tất chúng sanh biến pháp giới hư không giới, mà lạy Phật ba lạy, cầu sanh Tịnh-độ, ba lạy cuối cùng này, là kết pháp duyên cùng với tất cả chúng sanh khắp pháp giới hư không giới, khi tôi đến Thế Giới Cực Lạc, gặp được A Di Đà Phật, được sự gia trì bởi oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật, thì trí huệ, thần thông, người hiện nay gọi là năng lượng, đạt được sự gia trì bởi 48 nguyện của A Di Đà Phật, thì năng lượng không sai khác nhiều so với A Di Đà Phật, rất là giống, dùng năng lượng đó, để giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn khắp pháp giới hư không giới. Tương ưng với nguyện của Phật, không khác với Phật, là tương ưng với nguyện của A Di Đà Phật rồi.

          Lời sau này là quay lại lời đã nói ở trên. 正顯持名念佛之法,直指往生歸元之路,是故此經稱為淨宗第一經也Chánh hiển trì danh niệm Phật chi pháp, trực chỉ vãng sanh quy nguyên chi lộ, thị cố thử kinh xưng vi Tịnh-tông đệ nhất kinh dã”(chỉ rõ pháp trì danh niệm Phật vãng sanh là con đường trực chỉ quy nguyên, vì vậy kinh này được xưng là kinh bậc nhất của Tịnh-tông). Chúng ta đọc kinh, mà cần phải hỏi người khác đọc bộ kinh nào ư? Bộ kinh này là Tịnh-độ đệ nhất kinh rồi, không thể không biết. Kinh bậc nhất của Tịnh-độ, cũng là từ khắp pháp giới hư không giới, mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai để tìm kinh bậc nhất, thì chúng ta đều tìm được là bộ kinh này.

          Niệm Lão chú giải trong đây được hay, 淨土諸經之中,唯此經備攝圓妙,以發菩提心,一向專念為宗。以彌陀十念必生之大願為本“Tịnh-độ chư kinh chi trung, duy thử kinh bị nhiếp viên diệu, dĩ phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm vi tông. Dĩ Di Đà thập niệm tất sanh chi đại nguyện vi bổn”(trong các kinh của Tịnh-độ, chỉ có kinh này đầy đủ sự viên diệu, lấy phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm làm tông, lấy đại nguyện mười niệm tất vãng sanh của Đức Di Đà làm gốc). Nguyện thứ 18, là tông, là gốc, đã tìm được rồi. 深明三輩往生之因“thâm minh tam bối vãng sanh chi nhân”(Hiển bày sáng tỏ nhân của ba bậc vãng sanh), câu này là nói làm thế nào để đi đến Thế Giới Cực Lạc, ba bậc vãng sanh là: bậc thượng, bậc trung, và bậc hạ, nói được rõ ràng nhất, minh bạch nhất. Người người đều có thể làm được, chúng sanh được nhiếp thọ, là hết thảy chúng phàm thánh của chín pháp giới, đều bao quát cả. Đáng quý ở chỗ nếu quý vị tin được, thì quý vị liền được lợi ích, quý vị không thể tin, còn đi tìm thứ này thứ nọ, niềm tin không đủ, thì sẽ khiến quý vị loạn thôi, đến cuối cùng tất cả đều không linh, chính mình liền thay đổi, chuyển biến, đi học pháp môn khác, đi học kinh điển khác. Đó là chính mình không đủ trí huệ, không nhận thức được thực sự đối với Tịnh-tông. Một khi thay đổi, thì khẳng định đời này quý vị không thể thành tựu. Đáng lẽ chúng tôi không nên nói những lời này, nói ra rồi khiến người khác nghe được không hài lòng, lại phỉ báng Phật, Pháp, Tăng, nghiệp càng tạo càng nặng, quả báo rất đáng sợ! Nên khi thuyết pháp, phải biết lúc nào nên nói, lúc nào không nên nói. Chúng ta đã đọc bộ chú giải này từ đầu đến cuối qua bốn lần rồi, đây là lần thứ năm, nên có thể nói được rồi, có thể nói nặng lời một chút, mục đích là giúp chúng ta tin sâu không nghi, tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ, trong đó cũng có tôi.   

          Cũng như Niệm Lão đã nói ở trong đây, 正顯持名念佛之法,直指往生歸元之路Chánh hiển trì danh niệm Phật chi pháp, trực chỉ vãng sanh quy nguyên chi lộ”(chỉ rõ pháp trì danh niệm Phật vãng sanh là con đường trực chỉ quy nguyên). Mấy câu nói này quan trọng! 是故此經稱為淨宗第一經也thị cố thử kinh xưng vi Tịnh-tông đệ nhất kinh dã.”(vì vậy kinh này được xưng là kinh bậc nhất của Tịnh-tông). Vì sao xưng là kinh đệ nhất, thì ở đây đã nói ra rồi.

          Tiếp theo là đoạn thứ bảy, 清初彭紹升居士曰:此經闡揚者少,實以無善本故“Thanh sơ Bành Thiệu Thăng Cư sĩ viết: thử kinh xiển dương giả thiểu, thật dĩ vô thiện bản cố”(Đầu thời nhà Thanh Cư sĩ Bành Thiệu Thăng nói: kinh này ít được người xiển dương, thật là vì chưa có thiện bản). Lời này nói được rất chính xác, nói không sai. Từ xưa đến nay, vì sao cao tăng Đại đức, đều đề xướng Kinh A Di Đà, mà rất ít nói đến Kinh Vô Lượng Thọ? Vì Kinh Vô Lượng Thọ có năm loại nguyên bản, phiên dịch không giống nhau, nên lời nói này: chưa có thiện bản, thật đúng là chưa có thiện bản. 蓮公老人“Liên Công lão nhân”(Liên Công Lão nhân), tức là Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư,「悲智雙運,宗說俱通“Bi trí song vận, tông thuyết câu thông”(đủ đức từ bi trí huệ, thông cả tông lẫn giáo), đây là khen ngợi đối với Ngài, cũng là lời thật. Ngài đại từ đại bi, lòng từ hết mực, người khác không bằng Ngài, tâm từ bi, từ bi còn phải có trí huệ, thì quý vị mới làm được, có từ bi mà không có trí huệ, thì quý vị làm không được, nên ngài Hạ Liên Cư là đại từ đại bi. Thông cả tông lẫn giáo, 圓融顯密禪淨於一心“viên dung hiển mật thiền tịnh ư nhất tâm”(viên dung Hiển Mật Thiền Tịnh đều đến nhất tâm), Ngài thông tông thông giáo, Hiển là giáo, nói ra được chỗ thâm sâu, với Hiển-giáo, Mật-giáo, Thiền-tông, Tịnh-độ, Ngài đều nhất tâm viên mãn. 專宏持名念佛攝萬德。冀此無上寶典,饒益當來,乃繼前賢,重行會集。屏棄萬緣,掩關三載,淨壇結界,冥心孤詣,稿經十易,方慶經成。蒙慧明老和尚印證,慈舟專講於濟南,並親為科判Chuyên hoành trì danh niệm Phật nhiếp vạn đức. Ký thử vô thượng bảo điển, nhiêu ích đương lai, nãi kế tiền hiền, trùng hành hội tập. Bính khí vạn duyên, yểm quan tam tải, tịnh đàn kiết giới, minh tâm cô nghệ, cảo kinh thập dị, phương khánh kinh thành. Mông Huệ Minh Lão Hòa thượng ấn chứng, Từ Châu chuyên giảng ư Tế Nam, tịnh thân vi khoa phán”(Chuyên sâu trì danh niệm Phật nhiếp vạn đức. Mong mỏi vô thượng bảo điển này, làm lợi ích cho tương lai, nên tiếp nối bậc hiền thuở trước, lại làm hội tập. Buông xuống vạn duyên, đóng cửa ba năm, tịnh đàn kiết giới, âm thầm chuyên tâm thực hiện, sửa bản thảo mười lần mới hoàn thành. Bản hội tập này được Lão Hòa thượng Huệ Minh ấn chứng, ngài Từ Châu chuyên giảng ở Tế Nam, và cũng đích thân làm khoa phán).     

          Về khoa phán của ngài Từ Châu, lần đầu tôi đến Bắc Kinh thăm Niệm Lão, Ngài đã đem bản khoa phán đó tặng cho tôi. Kinh chúng ta đây có khoa phán, đã căn cứ vào nguyên bản của Pháp sư Từ Châu để tu chỉnh càng tỉ mỉ hơn, tu chỉnh in trên quyển sách này. Tôi chưa hài lòng lắm, tôi hy vọng hậu học chuyên công Kinh Vô Lượng Thọ, tương lai có thể làm ra bản khoa phán càng hoàn mỹ hơn để giúp cho thế hệ sau.

Được Lão Hòa thượng Huệ Minh ấn chứng, Ngài là Đại đức mà lúc đó tông môn giáo hạ đều kính ngưỡng. Chúng tôi không có duyên, không có gặp qua Ngài. Pháp sư Từ Châu, ở Đài Loan có Pháp sư Sám Vân, mọi người đều biết, Pháp sư Sám Vân từng theo ngài Từ Châu, là học sinh của Pháp sư Từ Châu. Lão Pháp sư từng giảng bộ kinh này ở Sơn Đông Tế Nam, sau khi ngài Hạ Liên Cư hội tập, thì Ngài làm khoa phán, và giảng bộ kinh này. Lão Cư sĩ Mai Quang Hy, cũng giảng bộ kinh này trên đài phát thanh trung ương, Ngài khen đây là thiện bản. Niệm Lão đã đặc biệt nêu ra mấy vị Đại đức này, dụng ý rất rõ ràng, để giúp chúng ta tăng thêm niềm tin, giải hành và tu học của chính mình còn chưa đến địa vị ấy, nên nêu ra những vị Đại đức thời đó, vẫn còn trụ thế, mà khen ngợi và phát tâm hoằng dương đối với bộ kinh này. Quý ngài dùng cách nào? Là giảng kinh, dạy học.  

Thật vô cùng khó được, ngài Hạ Liên Cư một lần nữa hội tập không dễ dàng, Ngài dùng bao nhiêu thời gian? Ba năm mới viết xong, rồi vẫn không ngừng tu chỉnh, hoàn thành ra định bản cuối cùng, Ngài đã dùng thời gian mười năm.

Về Lão Cư sĩ Mai Quang Hy, lúc trước Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam ở Đài Trung, đã thân gần vị Đại đức này tại Đại Lục, là theo học Pháp Tướng Duy Thức học với ngài Mai Quang Hy, là mối quan hệ thầy trò với ngài Mai Quang Hy. Lúc chúng tôi cầu học ở Đài Trung, những việc này đều do thầy kể lại cho chúng tôi, phương pháp dạy học của Ngài có chỗ rất độc đáo.

Việc thành bại của việc dạy học không ở nơi thầy, mà do ở học sinh. Vì vậy những năm đầu khi tôi cầu học, ngài Tiên sinh Phương Đông Mỹ rất xúc động than rằng: không phải không muốn dạy, thật muốn dạy, mà không có người chịu học theo Ngài. Chính tôi cũng rất hổ thẹn, Ngài đã dẫn tôi nhập môn, mà tôi không học theo Ngài. Thời tuổi trẻ đó, đối với việc tôn sư trọng đạo tôi làm được vẫn không tệ, cho nên thầy đặc biệt quan tâm chăm sóc tôi, Ngài đã vì tôi mà giảng một bộ Triết Học Khái Luận, đề mục sau cùng là Triết học Kinh Phật, tôi từ đó mà đã vào cửa Phật. Người khác giới thiệu cho tôi thì tôi không tin, tôi mong muốn học Triết học, Ngài là nhà đại Triết học. Lúc Ngài giảng đề mục cuối cùng là Triết học Kinh Phật, thì tôi có hoài nghi, liền hướng đến thầy thỉnh giáo, tôi nói Phật giáo là tôn giáo, mà tôn giáo là mê tín, thì làm sao lại có Triết học được? Thầy nói với tôi, anh còn trẻ, anh không biết. Ngài nói: Thích Ca Mâu Ni Phật là nhà Triết học vĩ đại nhất thế giới. Từ trước đến nay tôi chưa từng được nghe lời như vậy, Phật giáo là giáo dục, Phật giáo là Triết học, chưa từng nghe nói như vậy. Kinh giáo Đại-thừa, tức là kinh điển, là đỉnh cao nhất của Triết học trên thế giới, học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người. Câu nói này đặc biệt êm tai! Nên từ đó tôi bắt đầu xem kinh Phật, như hiểu mà không hiểu. Chính lúc đó, tôi quen được một vị hoàng thân Mông Cổ, là Mẫn Mạnh Kinh Mẫn Thân Vương, ngài giới thiệu tôi gặp Đại sư Chương Gia. Vì thế khi tôi đọc kinh, trong kinh có vấn đề gì khó, thì đều hướng đến Đại sư Chương Gia để thỉnh giáo. Ngài Chương Gia thật sự chuyên học Phật, Ngài có tu có chứng, không phải là người thông thường. Tôi đã học với Đại sư Chương Gia ba năm, tôi đã lựa chọn Phật pháp, chuyên công rồi. Ngài giới thiệu cho tôi, vị thầy thứ ba, Ngài Chương Gia là vị thầy thứ hai, còn thứ ba là Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi theo Ngài mười năm, hoàn toàn là học kinh giáo, việc giảng kinh dạy học là tôi học với Lão sư Lý, thật không dễ dàng.

Tôi gặp Lão sư Lý, là do hai vị Đại đức Pháp sư Sám Vân và Chu Kính Trụ giới thiệu, giới thiệu tôi quen biết Lão sư Lý. Lão sư Lý đã giao ước với tôi ba điều: câu thứ nhất Ngài nói với tôi, những gì anh đã học, bất kể học với ai, học với Phương tiên sinh, hay Đại sư Chương Gia, Ngài đều không chấp nhận, nếu anh theo tôi học, phải học lại từ đầu, những gì các vị thầy trước dạy cho anh phải bỏ đi, từ hôm nay tất cả phải nghe theo tôi, đó là điều thứ nhất; Điều thứ hai, từ hôm nay trở đi, anh xem sách, bất kể là kinh sách gì, dù là sách vở thông thường, nếu chưa có sự đồng ý của tôi thì không được xem; Điều thứ ba, Đài Trung cũng là thành phố lớn, nên có những Đại đức Cư sĩ và Pháp sư đến Đài Trung giảng kinh, giảng khai thị, anh cũng không được nghe, hay nói cách khác, chỉ được nghe một mình Ngài thôi. Thầy nói, anh tiếp nhận được, thì tôi giữ anh lại, không thể tiếp nhận, thì anh tìm cao minh khác. Tôi đã tiếp nhận. Sau ba tháng liền có hiệu quả, tâm được thanh tịnh, tại sao vậy? Không cho quý vị thấy, không cho quý vị nghe, không cho quý vị suy nghĩ, để lão lão thật thật nhất môn thâm nhập. Cho nên tiến độ học tập của tôi ở Đài Trung rất nhanh, học Tiểu Bộ Kinh trong A Hàm, học một bộ là trên dưới một tháng, nên trước khi xuất gia, tôi ở tại Đài Trung là một năm ba tháng, đã học 13 bộ kinh, mà không cảm thấy khó khăn, với mỗi bộ kinh đều được lên đài giảng, giảng được không sai, nên niềm tin tăng trưởng rồi. Quay qua xem cách học ở Phật học Viện, biết là có vấn đề, học ở Phật học Viện ba năm, tốt nghiệp xong, mà một bộ kinh cũng không giảng được. Tiến độ của tôi tại Đài Trung, một tháng một bộ, trong mười năm đó tôi đã học hơn 30 bộ kinh điển, dưới hội của thầy, phần đông người đều là một tháng một bộ, tiến độ nhanh, học được hoan hỷ.

Tông môn giáo hạ, hiển giáo mật giáo, không gì thù thắng hơn, trong đây nói là đại kinh của viên diệu, là bộ kinh nào? Ở đây tôi thêm mạnh ngữ khí, chính là bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, thật quá khó được! Mọi người nên đọc cho nhiều, thì quý vị mới ngộ nhập, rõ ràng được. Quý vị không đọc nhiều thì không được. Đọc nhiều có lợi ích ở chỗ nào? Là trừ đi vọng tưởng của quý vị, trừ đi tạp niệm của quý vị, khiến tâm thanh tịnh của quý vị hiện ra, đem tâm chân thành cung kính của quý vị hiện ra, sau đó vào Phật pháp, thì tự nhiên sẽ khác liền. Cho nên Lão sư Lý giao ước với tôi ba điều, là để giúp tôi trừ sạch bụi bặm, trừ sạch hoàn toàn rồi, mới tiếp nhận giáo huấn của Ngài, Ngài dạy tốt, đạo lý ở tại đó. Hiện nay không tìm được vị thầy như vậy nữa, tôi mong tìm được học sinh như vậy cũng tìm không ra, thật không dễ dàng.

Thời gian hôm nay đã hết rồi, đoạn này vẫn chưa giảng xong, buổi học tiếp theo chúng tôi sẽ giảng tiếp, hôm nay giảng đến đây thôi. Cảm ơn mọi người. Tết Nguyên Đán sắp đến rồi, kính chúc phúc mọi người năm mới, đối với đồng tu học Phật chúng ta, tín nguyện trì danh đều sẽ có tiến bộ, đều sẽ tiến xa, cảm ơn mọi người.

 ( Hết tập 6)

Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm Bồ-đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh nước Cực Lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Diễn đọc: Phật tử Thiện Quang

Địa chỉ email dịch giả: [email protected]
 Kênh Youtube:  Thiện Trang Văn Trang

 

Trả lời 0