Responsive Menu
Add more content here...

Tập 7 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2018

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2018 (giảng lần thứ 5)

TẬP 7

Tịnh Không Lão Pháp sư chủ giảng.

Giảng ngày: 8 tháng 3 năm 2018

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học. Hôm nay chúng ta tiếp tục học tập. Trước tiên mời mọi người cùng tôi quy y Tam-Bảo: A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (Bạch Thầy A-xà-lê thương xót! Con đệ tử Diệu Âm, kể từ hôm nay, cho đến suốt đời, con xin quy y Phật, lưỡng túc trung tôn; con xin quy y Pháp, ly dục trung tôn; con xin quy y Tăng, chư chúng trung tôn.) (3 lần)

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 141, đếm ngược hàng thứ bảy, tìm đến chỗ có số 7 trong dấu ngoặc, 清初彭紹升居士曰“Thanh sơ Bành Thiệu Thăng Cư sĩ viết”(Cư sĩ Bành Thiệu Thăng vào đầu thời nhà Thanh nói rằng), bắt đầu xem từ đó:

          Thời gian vừa qua, tôi sang Singapore và Malaysia, đã đón năm mới tại Malaysia. Sau khi trở về, quý vị đồng học rất quan tâm, là có giảng tiếp Kinh Vô Lượng Thọ nữa không? Tôi nói: chúng tôi sẽ giảng tiếp, nhưng thời gian có thể dài một chút, bởi vì sao? Hôm nay quý vị đã nhìn thấy rồi, tôi đã đeo mắt kính rồi, đây là lần đầu tiên. Nếu không đeo kính, thì chữ trong quyển kinh này không nhìn thấy rõ, chỉ thấy lờ mờ, nghĩa là tôi già rồi, già thật rồi, thể lực suy rồi, thời gian nghỉ ngơi cần dài hơn, những tình trạng này của người già đã nhìn thấy trên thân thể tôi, nên không chịu già cũng không được. Vì vậy việc giảng kinh sau này, sẽ giảng chầm chậm lại, không vội vàng. Phần nhiều thời gian tôi sẽ đều từ chối hết, khước từ giảng kinh, diễn giảng cũng khước từ luôn, ngay cả những việc viết lời tựa hết thảy tôi cũng không làm nữa, quý vị đồng học nhìn thấy tôi, cảm thấy sức khỏe khí sắc của tôi vẫn không tệ, còn tốt. Nhưng trên thực tế so với đầu năm đã có khác biệt, nói chi là so với năm ngoái. Đây là một thông tin mà thượng thiên phát đến cho tôi. Thông tin này rất là quan trọng, tức là con người cần nên biết con đường phía trước cần phải đi ra sao, học Phật 67 năm, giảng kinh 60 năm, có nắm chắc vãng sanh hay không? Không nắm chắc. Phải làm sao? Lão sư đã dạy tôi nhìn thấu, buông xuống. Ngày nay không cho phép tôi không nhìn thấu, không cho phép tôi không buông xuống, buông xuống triệt để, chỉ một bộ kinh, một câu Phật hiệu, bảo đảm tôi vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, tôi sẽ không uổng phí đời này, hiện nay sẽ làm chứng cho đại chúng đồng tu.  

          Pháp môn này vô cùng thù thắng, Niệm Lão đã nói cho chúng ta ở lời nói đầu, chúng ta hiện đang học đoạn lớn này, lời nói đầu ngài đã nói 10 đoạn, hôm nay chúng ta xem đoạn thứ bảy, chữ chữ câu câu đều vô cùng quan trọng, một chữ cũng không thể lơ là. Mở đầu đoạn này, Niệm Lão trích dẫn lời của Cư sĩ Bành Thiệu Thăng: 此經闡揚者少,實以無善本故“Thử kinh xiển dương giả thiểu, thật dĩ vô thiện bản cố”(kinh này ít được người xiển dương, thật là vì chưa có thiện bản). Từ xưa đến nay, rất nhiều người tu học Tịnh-tông dựa vào Kinh A Di Đà, người vãng sanh cũng không ít; người nương vào Kinh Vô Lượng Thọ tu học không nhiều, rất ít nhìn thấy, nguyên nhân vì sao? Nguyên nhân là chưa có thiện bản. 蓮公老人悲智雙運,宗說俱通,圓融顯密禪淨於一心,專宏持名念佛攝萬德。冀此無上寶典,饒益當來,乃繼前賢,重行會集。屏棄萬緣,掩關三載,淨壇結界,冥心孤詣,稿經十易,方慶經成。蒙慧明老和尚印證,慈舟專講於濟南,并親為科判。梅公於中廣播講此經,稱為最善之本。且在序文中讚曰:精當明確,鑿然有據,無一義不在原譯之中,無一句溢出本經之外,艱澀沉晦使之爽朗,繁複冗蔓歸於簡潔,凌亂俾成整嚴,闕疏悉令圓滿,必期有美皆備,無諦不收…雖欲不謂之善本不可得也。是此本問世以來,講說讚揚,流播中外,見者聞者,歡喜信受,行見大經光明,常照世間,無量壽經之善本,於茲慶現,此實為希有難逢之大事因緣也“Liên Công Lão Nhân bi trí song vận, tông thuyết câu thông, viên dung hiển mật thiền tịnh ư nhất tâm, chuyên hoằng trì danh niệm Phật nhiếp vạn đức. Ký thử vô thượng bảo điển, nhiêu ích đương lai, nãi kế tiền hiền, trùng hành hội tập. Bính khí vạn duyên, yểm quan tam tải, tịnh đàn kiết giới, minh tâm cô nghệ, cảo kinh thập dị, phương khánh kinh thành. Mông Huệ Minh Lão Hòa thượng ấn chứng, Từ Châu chuyên giảng ư Tế Nam, tịnh thân vi khoa phán. Mai Công ư trung quảng bá giảng thử kinh, xưng vi tối thiện chi bản. Thả tại tự văn trung tán viết: tinh đáng minh xác, tạc nhiên hữu cứ, vô nhất nghĩa bất tại nguyên dịch chi trung, vô nhất cú dật xuất bản kinh chi ngoại, gian sáp trầm hối sử chi sảng lãng, phồn phức nhũng mạn quy ư nhũng khiết, lăng loạn tỷ thành chỉnh nghiêm, khuyết sơ tất linh viên mãn, tất kỳ hữu mỹ giai bị, vô đế bất thu… Tuy dục bất vị chi thiện bổn bất khả đắc dã. Thị thử bản vấn thế dĩ lai, giảng thuyết tán dương, lưu bá trung ngoại, kiến giả văn giả, hoan hỷ tín thọ, hành kiến Đại kinh quang minh, thường chiếu thế gian, Vô Lượng Thọ Kinh chi thiện bản, ư từ khánh hiện, thử thật vi hy hữu nan phùng chi đại sự nhân duyên dã.” (Ngài Hạ Liên Cư đủ đức từ bi trí huệ, thông cả tông lẫn giáo, viên dung Hiển Mật Thiền Tịnh đều đến nhất tâm, chuyên sâu trì danh niệm Phật nhiếp vạn đức. Mong mỏi vô thượng bảo điển này, làm lợi ích cho tương lai, nên tiếp nối bậc hiền thuở trước, lại làm hội tập. Buông xuống vạn duyên, đóng cửa ba năm, tịnh đàn kiết giới, âm thầm chuyên tâm thực hiện, sửa bản thảo mười lần mới hoàn thành. Bản hội tập này được Lão Hòa thượng Huệ Minh ấn chứng, ngài Từ Châu chuyên giảng ở Tế Nam, và cũng đích thân làm khoa phán. Lúc giảng kinh này trên đài phát thanh, ngài Mai Quang Hy đã khen là thiện bản nhất. Vả lại trong lời tựa ngài còn khen rằng: tinh yếu rõ ràng chính xác, thật có căn cứ, không một nghĩa nào mà không có trong nguyên bản dịch, không một câu nào vượt ngoài nguyên văn kinh, làm sáng tỏ những chỗ trúc trắc tối nghĩa, làm đơn giản gọn gàng những chỗ phức tạp rườm rà, khiến chỗ luộm thuộm biến thành nghiêm chỉnh, chỗ thiếu sót trở thành viên mãn, tất cả đều thành tốt đẹp hoàn chỉnh, không có nghĩa lý nào mà chẳng bao gồm…dù muốn chê không phải là thiện bản cũng không được. Nên từ khi bản hội tập ra đời đến nay, được giảng giải khen ngợi, lưu truyền rộng khắp trong và ngoài nước, kẻ thấy người nghe đều hoan hỷ tin nhận, mừng được thấy quang minh của Ðại kinh thường chiếu thế gian, thiện bản của Kinh Vô Lượng Thọ nay đã xuất hiện, đây thật là đại sự nhân duyên hy hữu khó gặp).

          Lời của Niệm Lão nói trong đoạn này, từ xưa đến nay, vì sao rất ít người tu Tịnh-độ nương vào Kinh Vô Lượng Thọ? Bởi vì Kinh Vô Lượng Thọ có tất cả năm loại nguyên bản dịch, đó là đang hiện có, còn trong mục lục của Đại tạng kinh, chúng ta thấy có tất cả 12 loại bản dịch, nhưng đã thất truyền bảy bản, hiện nay chỉ còn năm bản, năm loại bản đó được phiên dịch ở Trung Hoa, trong văn kinh có rất nhiều nghi vấn, đoạn mà chúng ta mới vừa đọc, đã nêu ra rất nhiều nghi vấn, cho nên bộ kinh này thiếu khuyết thiện bản. Mãi đến khi Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư đã dùng thời gian 10 năm, đem năm loại nguyên bản dịch lại làm mới thành một bản hội tập, tức là dung hội xuyên suốt năm loại bản dịch đó, để viết lại thành bộ mới, chính là bộ kinh này, Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư đã mất thời gian 10 năm, nên chúng ta thật sự hiểu được, mới có thể sanh tâm hoan hỷ thật sự. Ngài Hạ Liên Cư khích lệ chúng ta học bản kinh này. Bản kinh này đem toàn bộ những chỗ nghi hoặc của Tổ sư Đại đức và thiện tri thức trong quá khứ, đều giải trừ hết rồi, là cống hiến vô cùng lớn đối với Tịnh-tông! Cũng có thể nói, người tu tập Tịnh-tông, cầu sanh Tịnh-độ thời này, có phước báo rất lớn, nên mới gặp được bản hội tập của ngài Hạ Liên Cư. Ngài Hạ Liên Cư là người thế nào thì chúng ta không cần phải hỏi, vì có thể khẳng định ngài là Phật Bồ-tát tái lai. Nếu không phải là Phật Bồ-tát tái lai, thì không có cách nào hội tập thành bộ Đại kinh hoàn chỉnh đến như vậy. Khẳng định bộ kinh này là lời mà Phật đã nói trong Kinh, pháp vận của Phật là 12 ngàn năm, sau 12 ngàn năm ấy, thì Kinh điển của Thế tôn dần dần đều sẽ mất đi, sẽ thất truyền ở thế gian này, không còn người học nữa, bộ kinh mất đi sau cùng chính là bộ kinh này, bộ kinh này là tiêu mất sau cùng. Vì chúng sanh nghiệp chướng nặng, nghiệp chướng là do tích lũy, thời kỳ mạt pháp 10 ngàn năm, nếu chúng ta tích lũy nghiệp chướng trong 10 ngàn năm đó, thì phiền phức lớn rồi! Hy vọng là mọi người tích lũy công đức, tiêu trừ nghiệp chướng, vậy thì đúng rồi.

          Tôi làm tấm gương cho mọi người. Thời trẻ tôi không nhận thức đối với Tịnh-tông, tôi học Phật là do thầy Phương giới thiệu, tôi học Triết học với ngài, ngài đã vì tôi giảng một bộ Triết học khái luận, phần sau cùng là Triết học Kinh Phật. Thời tuổi trẻ đó, tôi cho rằng tôn giáo đều là mê tín, Phật giáo là tôn giáo, là mê tín, trong đó làm sao có Triết học được? Thầy nói với tôi: anh tuổi còn trẻ, anh không biết, Thích Ca Mâu Ni Phật là nhà Triết học vĩ đại nhất thế giới, học Phật là hưởng thụ tối cao của đời người. Những lời ấy từ trước đến bấy giờ tôi chưa từng nghe qua, nhưng tôi có lòng tin đối với thầy Phương, thầy không có gạt tôi, ngài sẽ đem những gì tốt nhất truyền cho tôi, nên tôi không có nghi ngờ, mà đã hoàn toàn tiếp nhận. Sau sự tiếp nhận đó, thì duyên rất thù thắng, được Phật Bồ-tát an bài, sau đó khiến tôi có duyên thân cận với Đại sư Chương Gia, Đại sư Chương Gia giúp tôi xây dựng chắc nền tảng. Còn Lão sư Lý truyền Kinh giáo cho tôi. Tôi đối với Kinh giáo vô cùng ưa thích, loại nào cũng muốn học, quý vị cần biết rằng, tất cả Kinh giáo hội tập lại là một bộ Đại Tạng Kinh, thầy đã nói với tôi: dù cho con sống trên một trăm tuổi cũng học không hết được. Đó là sự thật, không phải là giả. Chính điều này nên tôi phải tuyển chọn Kinh điển rồi, tôi chọn kinh điển nào? Là Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Tướng, tôi chọn lựa những Kinh điển ấy, ưa thích ở phương diện đó, đem việc liễu sanh tử, thoát tam giới quên mất rồi. Lão sư Lý đã cảnh tỉnh tôi, nếu như không vãng sanh được, thì sự học của ông đời này uổng công rồi. Tại sao vậy? Vì đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh mà quý vị không làm được, quả báo của không làm được ở tại đâu? Chứng quả cũng không đạt được, đừng nói chi đến quả vị của Bồ-tát Đại-thừa, chỉ Tiểu-thừa Tu-đà-hoàn thôi cũng không có phần rồi, vậy sau khi chết sẽ đi về đâu? Chỗ tốt, tính cũng không tệ, là thiên đạo. Thiên đạo, thì dục giới có sáu tầng, sắc giới có 18 tầng, đó là nơi chúng ta đến, tuy thọ mạng dài, nhưng không thoát được lục đạo luân hồi, thì vẫn lăn lộn trong lục đạo luân hồi thôi. Vấn đề này rất nghiêm trọng, không phải là nói đùa đâu! Ở trong Phật pháp, con đường nào dễ đi nhất, mà chúng ta có thể đi thông được? Chúng ta đã học bộ Kinh này hốt nhiên đại ngộ, bộ Kinh này dạy chúng ta, tín, nguyện, trì danh thì có thể vãng sanh, điều kiện này đơn giản, chỉ có bốn chữ thôi. Điều kiện thứ nhất, thật sự tin tưởng phương tây có thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc có A Di Đà Phật, là thật, không phải giả. Điều kiện thứ hai, phát nguyện cầu sanh, vì đó là sự thật, nên tôi phát nguyện cầu sanh Tịnh-độ, hy vọng tương lai lúc mạng chung, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn về thế giới Cực Lạc. Tin phải thật, nguyện phải thiết, phải khẩn thiết, tôi không thể không đến thế giới Cực Lạc, quyết định không thay đổi. Câu câu mà lão sư nói với tôi, cũng như Tổ sư Đại đức giảng cho tôi, đều là lời thật.

             Khó được, mấy năm trước Lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm chứng minh cho chúng ta. Ngài không biết chữ, 20 tuổi xuất gia, sư phụ truyền cho ngài một câu Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, bảo ngài niệm một mạch không ngừng. Ngài thật thà, nghe lời, thật làm. Sư phụ lại dặn dò ngài, khi tỏ tường rồi thì không được nói lung tung, không được nói ra. Tôi tin tưởng lời này, lúc sư phụ dặn dò ngài, thì ngài không biết, dần dần công phu tu hành của ngài đắc lực rồi, thì ngài hiểu rõ. Người thường giữ quy củ, thì một câu Phật hiệu niệm đến cùng, hỏi điều gì tôi cũng không biết, tôi chỉ biết có Thế Giới Cực Lạc, tôi chỉ biết nơi đó có A Di Đà Phật, Ngài ở tại đó giáo hóa chúng sanh, tôi mong muốn đến Thế Giới Cực Lạc để học tập, tôi mong muốn đến Thế Giới Cực Lạc để nương tựa A Di Đà Phật, A Di Đà Phật đại từ đại bi, nhất định sẽ đến tiếp dẫn.

          Tôi đã tiếp nhận, tôi đã tiếp nhận lúc nào? Năm 85 tuổi tiếp nhận, năm nay là 92 tuổi rồi. Vì sao tôi tiếp nhận? Vì suy xét những pháp môn khác, 84 ngàn pháp môn, thì pháp môn nào cũng phải đoạn phiền não, đoạn tập khí, đều cần công phu của giới định huệ, mà tôi đều không có, thì làm sao đây? Nghĩ đi nghĩ lại, nên theo con đường của Lão Hòa thượng Hải Hiền, ngài đã đi qua rồi, tôi cũng có thể đi được. Cho nên tôi buông xuống vạn duyên, tất cả đại Kinh đại luận đều không giảng nữa, phát nguyện: chỉ giảng một bộ Kinh Vô Lượng Thọ hội tập này, hiện nay tôi học một bộ Kinh này, tôi chỉ giảng một bộ kinh này thôi.

          Với bộ Kinh này tôi cũng tìm được một vị thầy, ngài đối với tôi vô cùng thương yêu che chở, ngài lớn hơn tôi mười mấy tuổi, vô cùng ái hộ, cũng rất tán thán, xem tôi như học đệ, nhưng tôi không dám, tôi học chú giải của ngài, chính là Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, tôi xác nhận ngài là thầy của tôi, ngài vì tôi mà giảng một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, ngài chú giải tức là vì tôi mà giảng, ngài khuyên tôi: tử tận thâu tâm, nhất môn thâm nhập, buông xuống vạn duyên, quyết tâm sanh Thế Giới Cực Lạc.

          Chúng ta tiếp tục xem phần sau đoạn chú giải này của Niệm Lão, ở trang 142 hàng thứ ba, 但此殊勝第一之淨宗寶典,竟在我國大藏中塵封一千餘年“Đản thử thù thắng đệ nhất chi Tịnh-tông bảo điển, cánh tại ngã quốc Đại Tạng trung trần phong nhất thiên dư niên”(Nhưng bảo điển bậc nhất của Tịnh-tông này lại bị bụi phủ trong Đại Tạng Kinh nước ta đã hơn một ngàn năm). Hiện nay chúng ta rõ ràng rồi, Kinh Vô Lượng Thọ, không chỉ là bảo điển của Tịnh-tông, mà còn là Kinh quan trọng nhất trong ba Kinh Tịnh-độ. Chúng ta đạt được bản hội tập này, đạt được chú giải của Niệm Lão, đã giúp chúng ta giác ngộ, giúp chúng ta thức tỉnh, làm thật sáng tỏ rồi, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, hiện nay người đi du lịch nói là hộ chiếu, chúng ta nắm được hộ chiếu thông hành này rồi, hộ chiếu thông hành là gì? Chính là bộ Vô Lượng Thọ Kinh Khoa Chú này, là sự thật, không phải giả. Ngài xem tôi là đồng học, nhưng tôi xem ngài là thầy của tôi, từ mấy năm nay, tôi đều dụng công phu ở bộ Kinh này.

          Trong quá khứ Kinh này không được lưu thông rộng, nguyên nhân là vì có năm loại bản dịch, mà năm bản dịch đó hoặc chi tiết hoặc đại lược, và còn sai biệt nhau rất nhiều, 例如彌陀大願“lệ như Di Đà đại nguyện” (chẳng hạn như đại nguyện của Đức Di Đà), đây là cử ra ví dụ để nói, 在魏唐兩譯是四十八願,在漢吳兩種譯本是廿四願,在宋譯則為三十六願“tại Ngụy Đường lưỡng dịch thị tứ thập bát nguyện, tại Hán Ngô lưỡng chủng dịch bổn thị nhập tứ nguyện, tại Tống dịch tắc vi tam thập lục nguyện”(hai bản dịch thời nhà Ngụy và nhà Đường là 48 nguyện, hai bản dịch thời nhà Hán và nhà Ngô là 24 nguyện, còn bản dịch thời Tống thì lại 36 nguyện). Đó là phần quan trọng nhất của bộ Kinh, mà vẫn không giống nhau, vì vậy khiến cho người sơ học sanh ra hoài nghi, tôi nên dựa vào bản kinh nào thì tốt? Cho nên đem Kinh Vô Lượng Thọ từ bỏ, đều đi dựa vào tiểu bản Kinh A Di Đà. Tiểu bản Kinh A Di Đà chỉ có hai loại bản dịch, chúng ta thường dựa vào bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập, ngoài ra còn có bản dịch của Đại sư Huyền Trang. Với người học Tịnh-độ, thì những Kinh luận đó đều phải đọc, phải biết, sau đó chọn lựa một bộ trong đó để chuyên tu. Quá khứ thì tôi chọn Kinh A Di Đà, Sớ Sao, Yếu Giải của  Kinh A Di Đà, và Viên Trung Sao, những bộ đó tôi đều học và giảng qua, khi tôi dựa vào Sớ Sao của Đại sư Liên Trì, tôi nhớ hình như tôi đã giảng hơn 300 giờ, khi nghe tôi giảng bộ đó, mọi người đều cảm động!

          Đoạn này vì chúng ta mà nói ra, tại sao cổ nhân không chọn bộ Kinh này, là vì chưa có thiện bản. Chúng ta đem đoạn văn này đọc qua: 遂使初心學者,專持一譯,難明深旨;遍讀五種,又感艱難Toại sử sơ tâm học giả, chuyên trì nhất dịch, nan minh thâm chỉ; biến độc ngũ chủng, hựu cảm gian nan”(Khiến cho người mới học, chuyên trì một bản dịch, sẽ khó thấu hiểu tông chỉ sâu xa; nếu đọc trọn năm bản dịch, sẽ cảm thấy khó khăn), nếu học cả năm bản dịch thì phiền toái. 於是多捨此經而專攻《阿彌陀經》矣“Ư thị đa xả thử kinh nhi chuyên công A Di Đà Kinh hỹ”( do vậy, đa số bỏ kinh này để dốc sức ở kinh A Di Đà). Nói được hay! Đúng thật như vậy, chính chúng tôi cũng từ con đường đó mà quay đầu lại. 清初彭紹升居士曰:此經闡揚者少,實以無善本故。誠哉是言!“Thanh sơ Bành Thiệu Thăng Cư sĩ viết: thử Kinh xiển dương giả thiểu, thật dĩ vô thiện bản cố. Thành tai thị ngôn!”(Đầu thời nhà Thanh Cư sĩ Bành Thiệu Thăng nói: kinh này ít được người xiển dương, thật là vì chưa có thiện bản. Lời ấy đúng thay!). Câu này nói được hay, là lời thật. Đây là điều quan trọng của Kinh điển, quan trọng của pháp môn, vì sao không có người hoằng dương? Chủ yếu là, nói đi nói lại vẫn là không đủ duyên  phận. Pháp sư của Ấn Độ đến Trung Hoa để hoằng pháp, có mang theo bộ Kinh này, nên bản phiên dịch rất nhiều, mà nội dung của các bản dịch có sai khác rất lớn, người sơ học chúng ta không biết dựa vào bản nào thì tốt, nên từ bỏ đi. Do đó Vương Long Thư vào triều Tống (tức là Vương Nhật Hưu), Bành Thiệu Thăng vào triều Thanh, Ngụy Thừa Quán, 均為宏揚此經,先後有會本與節本之作“quân vị hoằng dương thử kinh, tiên hậu hữu hội bản dữ tiết bản chi tác”( vì hoằng dương kinh này, mà trước sau đã làm ra bản hội tập và bản trích lục). Bản trích lục là của Bành Thiệu Thăng, bản hội tập là của Ngụy Thừa Quán, những bản này đều có trong Đại Tạng Kinh.

           宋代大居士王日休,曾撰《龍舒淨土文》,四海稱譽,傳誦至今。王氏臨終,端立往生。可證居士實為我國淨宗解行俱優、殊勝希有之在家大德。王氏深慨寶典之塵封,於是乃會集《無量壽經》漢、魏、吳、宋四種原譯另成一本,名為《大阿彌陀經》。王本問世,海內稱便,叢林奉為課本,流通勝於原譯。我國龍藏及日本大正藏亦均採入王本。蓮池大師曰:王氏所會,較之五譯,簡易明顯,流通今世,利益甚大“Tống đại đại Cư sĩ Vương Nhật Hưu, tằng soạn Long Thư Tịnh Độ Văn, tứ hải xưng dự, truyền tụng chí kim. Vương thị lâm chung, đoan lập vãng sanh. Khả chứng Cư sĩ thật vi ngã quốc Tịnh Tông giải hạnh câu ưu, thù thắng hy hữu chi tại gia Đại đức. Vương thị thâm khái bảo điển chi trần phong, ư thị nãi hội tập Vô Lượng Thọ kinh, Hán, Ngụy, Ngô, Tống tứ chủng nguyên dịch, lánh thành nhất bổn, danh vi Đại A Di Đà Kinh. Vương bổn vấn thế, hải nội xưng tiện, tùng lâm phụng vi khóa bổn, lưu thông thắng ư nguyên dịch. Ngã quốc Long Tạng cập Nhật Bản Đại Chánh Tạng diệc quân thái nhập Vương bổn. Liên Trì Đại sư viết: Vương thị sở hội, giảo chi ngũ dịch, giản dị minh hiển, lưu thông kim thế, lợi ích thậm đại. ”(Thời Tống, đại cư sĩ Vương Nhật Hưu từng viết Long Thư Tịnh Độ Văn, được bốn biển khen ngợi, truyền tụng đến nay. Ông Vương lúc lâm chung, đứng ngay ngắn vãng sanh. Đủ chứng tỏ, hạnh lẫn giải của Cư sĩ Vương đều vượt trội trong Tịnh-tông nước ta, là bậc Đại đức tại gia thù thắng hiếm có. Ông Vương tiếc nuối sâu xa bảo điển bị bụi phủ, bèn hội tập bốn bản dịch gốc các đời Hán, Ngụy, Ngô, Tống, tạo thành một bản riêng, đặt tên là Đại A Di Đà Kinh. Bản của ông Vương ra đời, được trong nước khen là tiện lợi, chốn tùng lâm dùng trong thời khóa chính, sự lưu thông rộng rãi hơn nguyên bản dịch. Long Tạng nước ta và Đại Chánh Tạng của Nhật Bản cũng đều chọn nhập tạng bản của ông Vương. Đại sư Liên Trì nói: bản hội tập của ông Vương, đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng hơn so với năm bản dịch gốc, lưu thông trong đời nay, thì lợi ích rất lớn). Đó là lời nói của Đại sư Liên Trì. 又曰:以王本世所通行,人習見故。故於所著《彌陀疏鈔》中,凡引證《無量壽經》之處,多取王文,間採原譯。又幽溪大師更有盛焉,於所撰《彌陀圓中鈔》中,專取王本經文。近代印光大師於所撰《重刻圓中鈔序》中,亦讚王本文義詳悉,舉世流通。“Hựu viết: Dĩ Vương bổn thế sở thông hành, nhân tập kiến cố. Cố ư sở trước Di Đà Sớ Sao trung, phàm dẫn chứng Vô Lượng Thọ Kinh chi xứ, đa thủ Vương văn, gián thái nguyên dịch. Hựu U Khê đại sư cánh hữu thịnh yên, ư sở soạn Di Đà Viên Trung Sao trung, chuyên thủ Vương bản kinh văn. Cận đại, Ấn Quang Đại sư ư sở soạn Trùng Khắc Viên Trung Sao Tự trung, diệc tán Vương bản văn nghĩa tường tất, cử thế lưu thông.”(Lại nói: Do bản của ông Vương được lưu hành rộng rãi ở đời, người ta thấy quen. Vì thế, khi viết tác phẩm Di Đà Sớ Sao, hễ chỗ nào dẫn chứng kinh Vô Lượng Thọ, phần lớn trích theo bản của ông Vương, ít khi dẫn theo bản dịch gốc. Thêm nữa, Đại sư U Khê càng dùng rộng rãi hơn, trong khi soạn tác phẩm Di Đà Viên Trung Sao, ngài chuyên chọn kinh văn trong bản của ông Vương. Thời cận đại, Đại sư Ấn Quang trong lời Tựa Tái Bản Bộ Viên Trung Sao, Ngài cũng khen ngợi bản của ông Vương văn lẫn nghĩa rõ ràng đầy đủ, đề xuất lưu thông ở đời). Đoạn này là Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ vì chúng ta mà giới thiệu, đó là những bản dịch, hội tập và trích lục của các thời đại, đều xuất hiện ở Trung Hoa, mà lại đều có người tán thán, cũng có thiểu số người học tập, cũng là vì chúng ta mà nói rõ ra.

          Chúng ta lại xem tiếp: 王氏會經 “Vương thị hội kinh”(Ông Vương hội tập kinh), Cư sĩ Vương Long Thư, 雖大有功於淨宗,但所會之本頗多舛誤“tuy đại hữu công ư Tịnh Tông, đản sở hội chi bổn phả đa suyễn ngộ”(tuy có công lớn đối với Tịnh-tông, nhưng trong bản hội tập có khá nhiều sai lầm), sai lầm. 白圭之瑕,賢者惜之“Bạch khuê chi hà, hiền giả tích chi”(Ngọc khuê lại có tì vết, khiến người hiền tiếc nuối). Bản hội tập của Vương Long Thư, là bản hội tập sớm nhất vào thời triều Tống, nhưng trong đó có rất nhiều vấn đề, tức là có những chỗ sai lầm. 蓮池大師謂其:抄前著後,去取未盡Liên Trì Đại sư vị kỳ: Sao tiền trước hậu, khứ thủ vị tận” (Đại sư Liên Trì nói: Sao kinh phần trước, tự viết phần sau, lấy bỏ không trọn vẹn). Đấy là lời của Đại sư Liên Trì. 彭紹升居士斥之為:凌亂乖舛,不合圓旨“Bành Thiệu Thăng Cư sĩ xích chi vi: Lăng loạn quai suyễn, bất hợp viên chỉ”( Cư sĩ Bành Thiệu Thăng chê rằng: lộn xộn rối ren, chẳng hợp ý chỉ viên dung). 今筆者“kim bút giả”(nay người viết), người viết tức là Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. 仰承古德諸說,竊計王氏之失有三“ngưỡng thừa cổ đức chư thuyết, thiết kê Vương thị chi thất hữu tam”( dựa theo các nhận định của bậc cổ đức, vụng về kể ra ba khuyết điểm của ông Vương), tức là bản hội tập của Cư sĩ Vương Long Thư, có ba chỗ sai lầm: 一者,王氏會集,僅據四種,未及唐譯。唐譯名《無量壽如來會》,出自《大寶積經》,乃菩提流志大師所譯,多奧妙精要之文,為他譯所無“Nhất giả, Vương thị hội tập, cẩn cứ tứ chủng, vị cập Đường dịch. Đường dịch danh Vô Lượng Thọ Như Lai Hội, xuất tự Đại Bảo Tích Kinh, nãi Bồ Đề Lưu Chí Đại sư sở dịch, đa áo diệu tinh yếu chi văn, vi tha dịch sở vô” (Một là: Bản hội tập của ông Vương, chỉ dựa trên bốn bản dịch, thiếu bản dịch đời Đường. Bản dịch đời Đường tên là Vô Lượng Thọ Như Lai Hội trích từ Kinh Đại Bảo Tích, do Đại sư Bồ Đề Lưu Chí dịch, văn kinh bản đó có nhiều áo diệu, tinh yếu, mà các bản dịch khác không có), đây là ngài đã bỏ sót. 二者,去取未盡,取繁遺要,改深為淺。例如蓮池大師所責:如三輩往生,魏譯皆曰發菩提心,而王氏唯中輩發菩提心。下曰不發,上竟不言,則高下失次,故云未盡。由上例可見,上竟不言即是遺要“Nhị giả, khử thủ vị tận, thủ phồn di yếu, cải thâm vi thiển. Lệ như Liên Trì đại sư sở trách: Như tam bối vãng sanh, Ngụy dịch giai viết phát Bồ-đề tâm, nhi Vương thị duy trung bối phát Bồ-đề tâm; hạ viết bất phát; thượng cánh bất ngôn, tắc cao hạ thất thứ, cố vân vị tận. Do thượng lệ khả kiến, thượng cánh bất ngôn tức thị di yếu.”(Hai là: lấy bỏ không trọn vẹn, lấy phần rườm rà, bỏ chỗ quan trọng, sửa sâu thành cạn. Ví dụ như Đại sư Liên Trì đã chê rằng: Như trong phần ba bậc vãng sanh, bản dịch đời Ngụy đều ghi cả ba bậc đều phát Bồ-đề tâm, mà ông vương ghi chỉ bậc trung phát Bồ-đề tâm; bậc hạ nói không phát; bậc thượng lại không nói, thành ra cao thấp chẳng thứ tự, nên bảo là chưa trọn vẹn. Bởi vì điều này, có thể thấy, bậc thượng lại không nói chính là bỏ sót phần quan trọng). Ngài đã lơ là chỗ quan trọng rồi, 下曰不發即是改深為淺“Hạ viết bất phát tức thị cải thâm vi thiển”(Nói bậc hạ không phát tâm Bồ-đề đó là sửa sâu thành cạn). Nên Đại sư Liên Trì và Cư sĩ Bành Thiệu Thăng đều có phê bình đối với ông. 抄前著後,未順譯法“Sao tiền trước hậu, vị thuận dịch pháp”(chép kinh phần trước, tự viết phần sau, không tuân theo phương pháp dịch thuật). Quở trách ông trích dẫn văn Kinh ở phần trước, nhưng phần sau lại dùng ý của mình để viết thêm vào. Chúng ta ghi nhớ kỹ câu sau đây: 蓋是會集,必須依據原經,萬萬不可於原譯外,擅增文句Cái thị hội tập, tất tu y cứ nguyên kinh, vạn vạn bất khả ư nguyên dịch ngoại thiện tăng văn cú” (Bởi vì hội tập, cần phải dựa theo nguyên văn kinh của bản dịch, muôn vàn chẳng thể tự tiện thêm câu văn), nhất định không thể được, đó là sai sót đặc biệt nghiêm trọng. 故責王氏未順譯法。由上可見王氏之失,非是不應會集,而在於會本之多瑕疵也“Cố trách Vương thị vị thuận dịch pháp. Do thượng khả kiến Vương thị chi thất, phi thị bất ưng hội tập, nhi tại ư hội bổn chi đa hà tỳ dã.” (Nên mới trách là ông Vương chưa tuân theo cách dịch thuật. Do những điều trên, có thể thấy ra khuyết điểm của ông Vương,  không phải là để đừng nên hội tập, mà để thấy trong bản hội tập đó có nhiều tỳ vết thôi), đây là những chỗ sai sót. Không thể không chú ý những điểm đó.

          Tiếp theo, 彭紹升居士憾“Bành Thiệu Thăng Cư sĩ hám”(Cư sĩ Bành Thiệu Thăng tiếc nuối), tức là tiếc nuối, 王本之失,乃取魏譯本而刪節之,是為《無量壽經》之第七種 “Vương bổn chi thất, nãi thủ Ngụy dịch bản nhi san tiết chi, thị vi Vô Lượng Thọ Kinh chi đệ thất chủng”(Khuyết điểm trong bản của ông Vương, bèn lấy bản Ngụy dịch mà gạn lọc, trích lược, thành bản thứ bảy của kinh Vô Lượng Thọ). Bản đó chẳng qua là tiết bản, không phải là hội tập. 於是晚清魏承貫Ư thị vãn Thanh Ngụy Thừa Quán”( Do vậy, vào cuối đời Thanh Ngụy Thừa Quán), tức là Cư sĩ Ngụy Mặc Thâm, 為救龍舒之失,取五種原譯,另行會集,別成一書,初仍名《無量壽經》,後經正定王耕心氏改名為《摩訶阿彌陀經》。魏本文字簡潔精當,遠過王本。但率自增文之病,未能盡免,故魏本亦未盡善也。Vị cứu Long Thư chi thất, thủ ngũ chủng nguyên dịch, lánh hành hội tập, biệt thành nhất thư, sơ nhưng danh Vô Lượng Thọ Kinh, hậu kinh Chánh Định Vương Canh Tâm thị cải danh vi Ma Ha A Di Đà Kinh. Ngụy bổn văn tự giản khiết, tinh đáng, viễn quá Vương bổn. Đản suất tự tăng văn chi bệnh, vị năng tận miễn, cố Ngụy bổn diệc vị tận thiện dã.”(Nhằm chữa khuyết điểm của ông Long Thư, bèn lấy năm bản dịch gốc, lại làm hội tập, thành một bản khác, lúc đầu vẫn gọi là Vô Lượng Thọ Kinh; về sau, được ông Chánh Định Vương Canh Tâm đổi tên thành Ma Ha A Di Đà Kinh. Bản của ông Ngụy văn tự đơn giản, trong sáng, tinh yếu, thỏa đáng, vượt xa bản của ông Vương. Nhưng khuyết điểm tự tiện thêm văn, vẫn chưa thể khỏi hết, cho nên bản của ông Ngụy cũng chưa thật hoàn thiện). Đúng là tận thiện tận mỹ không dễ dàng!

          先師夏蓮居老居士,悲智雙運,宗說俱通。圓融顯密禪淨於一心,專宏持名念佛攝萬德。為宏淨宗,故願此淨宗第一之經,破塵生光;冀此無上之典,饒益當來。乃繼前賢,重行會集。屏棄萬緣,掩關三載,淨壇結界,冥心孤詣,稿經十易,方慶經成。首蒙宗教俱徹之慧明老法師手持會本攝影於佛前,為作證明。律宗大德慈舟老法師繼之專講此經於濟南,並親為科判。先舅父梅老居士在中央廣播電臺播講此經,稱之為最善之本。後復於經序中讚曰:精當明確,鑿然有據。無一義不在原譯之中,無一句溢出本經之外。艱澀沉晦,使之爽朗;繁複冗蔓,歸於簡潔;凌亂俾成整嚴,闕疏悉令圓滿。必期有美皆備,無諦不收。……雖欲不謂之善本不可得也。於是先師會本問世以來,不脛而走。佛界尊宿多以會本文簡義豐,詞暢理圓,講說讚揚,流播中外。見者聞者,歡喜信受。持誦印行,絡繹不絕。近且蒙海外佛學界收入新印之續藏。行見大經光明,常照世間。昔賢會集之勝願,幸告圓成。《無量壽經》之善本,於茲慶現。此實為希有難逢之大事因緣也。 Tiên sư Hạ Liên Cư lão Cư sĩ, bi trí song vận, tông thuyết câu thông, viên dung hiển mật thiền tịnh ư nhất tâm, chuyên hoằng trì danh niệm Phật nhiếp vạn đức. Vị hoằng Tịnh-tông, cố nguyện thử Tịnh-tông đệ nhất chi kinh, phá trần sanh quang; Ký thử vô thượng chi điển, nhiêu ích đương lai. Nãi kế tiền hiền, trùng hành hội tập. Bính khí vạn duyên, yểm quan tam tải, tịnh đàn kiết giới, minh tâm cô nghệ, cảo kinh thập dị, phương khánh kinh thành. Thủ mông Tông Giáo câu triệt chi Huệ Minh lão Pháp sư thủ trì hội bản nhiếp ảnh ư Phật tiền, vị tác chứng minh. Luật Tông Đại đức Từ Châu lão Pháp sư kế chi, chuyên giảng thử kinh ư Tế Nam, tịnh thân vi khoa phán. Tiên cữu phụ Mai lão Cư sĩ  tại trung ương quảng bá điện đài bá giảng thử kinh, xưng chi vi tối thiện chi bổn. Hậu phục ư kinh tự trung tán viết: tinh đáng minh xác, tạc nhiên hữu cứ, vô nhất nghĩa bất tại nguyên dịch chi trung, vô nhất cú dật xuất bổn kinh chi ngoại; gian sáp trầm hối sử chi sảng lãng, phồn phức nhũng mạn quy ư nhũng khiết, lăng loạn tỷ thành chỉnh nghiêm, khuyết sơ tất linh viên mãn. Tất kỳ hữu mỹ giai bị, vô đế bất thu… Tuy dục bất vị chi thiện bổn bất khả đắc dã. Ư thị tiên sư hội bổn vấn thế dĩ lai, bất hĩnh nhi tẩu. Phật giới tôn túc đa dĩ hội bổn văn giản nghĩa phong, từ sướng lý viên, giảng thuyết tán dương, lưu bá trung ngoại. Kiến giả văn giả, hoan hỷ tín thọ, trì tụng ấn hành, lạc dịch bất tuyệt. Cận thả mông hải ngoại Phật học giới thâu nhập tân ấn chi Tục Tạng. Hành kiến Đại kinh quang minh, thường chiếu thế gian, tích hiền hội tập chi thắng nguyện, hạnh cáo viên thành. Vô Lượng Thọ Kinh chi thiện bản, ư từ khánh hiện, thử thật vi hy hữu nan phùng chi đại sự nhân duyên dã”(Thầy tôi là lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, đủ đức từ bi trí huệ, thông cả tông lẫn giáo, viên dung Hiển Mật Thiền Tịnh đều đến nhất tâm, chuyên sâu trì danh niệm Phật nhiếp vạn đức. Vì hoằng dương Tịnh-tông, nên mong Kinh bậc nhất của Tịnh-tông này được tan bụi tỏa sáng; Mong mỏi vô thượng bảo điển này, làm lợi ích cho tương lai, nên tiếp nối bậc hiền thuở trước, lại làm hội tập. Buông xuống vạn duyên, đóng cửa ba năm, tịnh đàn kiết giới, âm thầm chuyên tâm thực hiện, sửa bản thảo mười lần mới hoàn thành. Đầu tiên được bậc thông triệt Tông lẫn Giáo là lão Pháp sư Huệ Minh, cầm bản hội tập chụp ảnh trước Phật để làm chứng minh. Tiếp đó, Đại đức trong Luật-tông là lão Pháp sư Từ Châu chuyên giảng kinh này ở Tế Nam, và đích thân viết khoa phán. Cậu đã khuất của tôi là Mai lão Cư sĩ, khi rộng giảng kinh này trên đài phát thanh Trung Ương, đã khen là thiện bản nhất. Sau đó, trong phần lời tựa của Kinh lại khen rằng: tinh yếu rõ ràng chính xác, thật có căn cứ, không có một nghĩa nào mà không có trong nguyên bản dịch, không một câu nào vượt ngoài nguyên văn kinh; làm sáng tỏ những chỗ trúc trắc tối nghĩa; làm đơn giản gọn gàng những chỗ phức tạp rườm rà; khiến chỗ luộm thuộm biến thành nghiêm chỉnh, chỗ thiếu sót trở thành viên mãn, tất cả đều thành tốt đẹp hoàn chỉnh, không có nghĩa lý nào mà chẳng bao gồm…dù muốn chê không phải là thiện bản cũng không được. Vậy nên từ khi bản hội tập của tiên sư ra đời, không chân mà đi khắp chốn, đa số bậc tôn túc trong giới Phật giáo công nhận bản hội tập văn từ giản dị, nghĩa lý phong phú, giảng giải khen ngợi, lưu truyền trong ngoài nước. Người thấy, kẻ nghe, đều ưa thích tin nhận, trì tụng, ấn hành liên tục chẳng dứt. Gần đây, lại còn được giới Phật học ở hải ngoại đưa bản này vào phần Tục Tạng trong bản in mới của Đại Tạng Kinh. Mừng được thấy quang minh của Ðại kinh thường chiếu thế gian, ý nguyện hội tập thù thắng của bậc hiền nhân thuở xưa đã thành tựu viên mãn, thiện bản của Kinh Vô Lượng Thọ nay đã xuất hiện, đây thật là đại sự nhân duyên hy hữu khó gặp). Đoạn văn chữ này của Niệm Lão, hy vọng mọi người xem nhiều lần, xem càng nhiều biến càng tốt. Xem càng nhiều, thì giúp chúng ta trừ đi hiểu lầm của người trong quá khứ, và hóa giải hoàn toàn những nghi ngờ hiện nay của chúng ta. Hóa giải hết nghi ngờ rồi, thì niềm tin của quý vị sẽ là thật, nguyện của quý vị mới thiết, Phật hiệu của quý vị mới linh nghiệm. Nếu câu câu Phật hiệu đều tương ưng với thật tin nguyện thiết, thì tương lai lúc mạng chung, nhất định A Di Đà Phật sẽ đến tiếp dẫn. Vì vậy, những lời này của Niệm Lão, chữ chữ câu câu đều là những lời vàng ngọc, vô cùng vô cùng khó có được, hy vọng đồng học chúng ta không thể lơ là, không được xem thường.

          Tôi chính đã vì nguyên nhân này, mà giúp mọi người ngay trong đời này, nhận thức Phật giáo, nhận thức Tịnh-tông, nhận thức bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ. Thọ mạng chúng tôi có hạn, tuổi tôi đây tùy lúc có thể vãng sanh. Tôi đối với thế gian này không có lưu luyến, hoan hỷ vãng sanh. Quý vị hỏi tôi việc gì là hoan hỷ nhất? Vãng sanh là hoan hỷ nhất, việc khác đều buông xuống rồi. Đời này tôi được Phương tiên sinh dạy dỗ: học Phật là hưởng thụ tối cao của đời người. Hưởng thụ tối cao của đời người là gì, mọi người có biết hay không? Tôi đạt được rồi, cả đời không quản ba điều: không quản người, không quản việc, không quản tiền. Hưởng thụ tối cao của đời người, mà tiên sinh Phương Đông Mỹ nói với tôi, thì tôi đã đạt được, tôi thật làm. Những năm đầu không có người cúng dường, tôi không chú ý lời đó, quý vị không có tiền, thì quý vị cần phải buông xả; những năm sau, nhờ giảng Kinh có chút hiệu quả, thì người cúng dường nhiều rồi, mười mấy hai mươi năm trước, đại khái là 20 năm, tiền cúng dường của tôi dùng vào đâu? Là in kinh sách. Chính tôi không có khả năng, mọi người gom góp tiền để in, có người gom góp tiền, thì tôi nhất định đưa tay ra để in kinh. Trong mười năm nay đã mua được vài bộ sách lớn, như: Tứ Khố Toàn Thư, Tứ Khố Hội Yếu, đem tặng cho thư viện của các trường Đại học và thư viện các quốc gia. Dù thế giới có thảm họa lớn đi nữa, thì tôi tin rằng sẽ không mất hết hoàn toàn, thế nào cũng vẫn còn lại vài bộ cho chúng ta, đó là cách nghĩ của tôi. Trong hai, ba năm nay, duyên của tôi với châu Âu đã chín muồi, đã thấy sách của tôi trong những trường Đại học ở châu Âu, được bày trên giá sách, rất sang trọng, tôi hỏi nhân viên quản lý, có người đến mượn không? Họ nói không có; Có người lấy để tra tài liệu tham khảo không? Cũng không có; tôi nghe rồi rất buồn, nên liền muốn xây dựng Viện Hán học. Hiện nay tiền mà mọi người cúng dường cho tôi, toàn bộ dùng làm quỹ của Viện Hán học, và quỹ học bổng. Chúng ta phải bồi dưỡng một nhóm người trẻ, có khả năng biết được chữ Hán, có năng lực đọc Tứ Khố Toàn Thư. Việc khác thì hết rồi, với chính tôi, thì lão thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độ.

Tốt rồi, thời gian hôm nay đã hết rồi, chúng ta học đến đây thôi.

 ( Hết tập 7)

Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm Bồ-đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh nước Cực Lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diễn đọc: Phật tử Thiện Quang

Địa chỉ email dịch giả: [email protected]
 Kênh Youtube:  Thiện Trang Văn Trang 

Trả lời 0