Responsive Menu
Add more content here...

Tập 8 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2018

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2018 (giảng lần thứ 5)

TẬP 8

Tịnh Không Lão Pháp sư chủ giảng.

Giảng ngày: 9 tháng 3 năm 2018

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học. Mời an tọa. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam-Bảo: A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (Bạch Thầy A-xà-lê thương xót! Con đệ tử Diệu Âm, kể từ hôm nay, cho đến suốt đời, con xin quy y Phật, lưỡng túc trung tôn; con xin quy y Pháp, ly dục trung tôn; con xin quy y Tăng, chư chúng trung tôn.) (3 lần)

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 145, bắt đầu xem từ hàng thứ tư:

念祖乃具縛下凡,謬蒙先師以註解宏揚此經之大事相囑 “Niệm Tổ nãi cụ phược hạ phàm, mậu mông tiên sư dĩ chú giải hoằng dương thử kinh chi đại sự tương chúc(Niệm Tổ tôi là hạ phàm phu đầy dẫy phiền não, được tiên sư lầm lẫn giao phó đại sự chú giải hoằng dương kinh này). Niệm Lão vô cùng khiêm tốn, vô cùng khiêm nhường, tự xưng mình là phàm phu, không chỉ xưng là phàm phu, mà là bậc hạ đẳng trong phàm phu, thật sự cách nói của ngài, rất là phổ biến ở trong Phật pháp thời đại ấy, bậc hạ phàm phu mà cũng có thể chú giải bộ kinh này, chú giải được hay đến như vậy. Chúng ta thấy đó, ngài quá khiêm nhường rồi. Đấy cũng là giáo huấn chúng ta, chúng ta thật sự là hạ phàm phu, mà không thừa nhận, lại muốn đề cao chính mình, còn ngài thật sự là Phật Bồ-tát tái lai, thì lại xưng là hạ phàm phu. Chúng ta thấy trong bộ chú giải này, ngài xưng hô như vậy rất nhiều lần, không chỉ một lần, đó là thời thời khắc khắc cảnh tỉnh chúng ta.

Chúng ta xem đoạn tiếp theo. 余雖初發大心,但以障深慧淺,承此重命,實深惶懼!“Dư tuy sơ phát đại tâm, đản dĩ chướng thâm huệ thiển, thừa thử trọng mạng, thật thâm hoàng cụ!” (ban đầu tôi tuy phát tâm lớn, nhưng vì chướng sâu, huệ cạn, mà nhận nhiệm vụ quan trọng này, thật rất sợ hãi!). Đây là lời khiêm tốn, cũng là lời chân thật; những người như vậy nói với chúng ta là sự khiêm tốn, thật sự là noi theo chư vị Tổ sư Đại đức. 所幸曾參先師講席,親聞此經全部。Sở hạnh tằng tham tiên sư giảng tịch, thân văn thử kinh toàn bộ(may mắn đã từng nghe tiên sư giảng giải, đích thân nghe giảng trọn bộ kinh này). Bộ kinh này, lúc ở đời ngài Hạ Liên Cư đã từng giảng qua một lần, Niệm Lão cũng đều nghe qua từ qua từ đầu đến cuối, không có vắng mặt. 且於廿載“Thả ư nhập tải” (lại còn trong 20 năm), là hơn 20 năm, 隨侍之中“tùy thị chi trung”(theo hầu thầy), tức là làm thị giả, ở bên cạnh thầy, thường thường nghe thầy giảng pháp, cho nên đối với huyền áo của các tông Thiền Tịnh Mật, 粗曉先師會集大經之深心thô hiểu tiên sư hội tập Đại Kinh chi thâm tâm” (cũng hiểu sơ lược thâm tâm hội tập Đại Kinh của thầy), ngài dần dần lãnh hội được rồi. Thầy ngài là Hạ Liên Cư lão nhân, hy vọng bộ kinh này có được một bản chú giải rõ ràng tỉ mỉ, nên đã đem việc này giao cho ngài Hoàng Niệm Tổ thực hiện, cũng chỉ có một mình Niệm Lão làm được việc lớn này thôi, người khác không cách nào làm được.  

六十年代初“lục thập niên đại sơ”( đầu thập niên sáu mươi), là những năm đầu thời 1960, 曾試寫此經玄義之提綱一冊 Tằng thí tả thử kinh huyền nghĩa chi đề cương nhất sách” (từng thử viết một quyển đề cương huyền nghĩa cho kinh này), dâng lên cho ngài Hạ Liên Cư xem, được ngài Liên Công đồng ý. Sau khi trải qua cuộc Cách Mạng Văn Hóa, thời đại cuộc Cách Mạng Văn Hóa đó, bản giảng thảo ấy đã bị thất truyền rồi. 現余年逾古稀,復多宿疾。愧深恩之未報,懼無常之將至Hiện dư niên du cổ hy, phục đa túc tật. Quý thâm ân chi vị báo, cụ vô thường chi tương chí.” (nay tuổi đã đến bậc xưa nay hiếm, lại nhiều bệnh cũ, hổ thẹn ơn sâu chưa báo, lại sợ vô thường sắp đến). Hai câu nói này, đối với người trung niên mà nói là quá quan trọng! Lúc đó tuổi của ngài Hoàng Niệm Tổ đã hơn 60 sắp sửa 70 rồi, tuổi đến bậc xưa nay hiếm, là 70 tuổi rồi, thân thể không tốt, khi lớn tuổi sinh hoạt rất nhọc nhằn. Trong thời gian đó, tôi đã gặp được ngài, mỗi năm tôi đều đến Bắc Kinh để thăm ngài, ít nhất cũng ba đến bốn lần, tiếp nhận bồi dưỡng của ngài, nghe giáo huấn của ngài. Tôi trước sau đều xem ngài là thầy. Sau khi Lão sư Lý vãng sanh, thì chỉ có ngài là dạy bảo cho tôi thôi. Câu nói thứ nhất, hổ thẹn ơn sâu chưa báo, tức là thâm ân của thầy, sợ đây là lo sợ, sự vô thường sắp đến, thọ mạng hết rồi.         

於是奮老病之殘身,繼傳燈之宏誓,以此身心,供養三寶Ư thị, phấn lão bệnh chi tàn thân, kế truyền đăng chi hoằng thệ, dĩ thử thân tâm, cúng dường Tam-Bảo.” (Vì vậy, gắng gượng tấm thân tàn già bệnh, tiếp nối hoằng thệ truyền ngọn đèn chánh pháp, lấy thân tâm này để cúng dường Tam-Bảo). Đó là liều  mạng già yếu, đau khổ thế nào cũng ráng nhẫn chịu, để viết thành công bộ chú giải này, lưu truyền cho đời sau. Lấy đó làm tiếp nối hoằng thệ truyền ngọn đèn chánh pháp, ngài đáp ứng mong mỏi của thầy nên phải làm cho được, dùng thân tâm này để cúng dường Tam-Bảo. 閉門謝客,全力註經,冀報先師暨十方三世上師三寶與法界眾生之深恩於萬一。Bế môn tạ khách, toàn lực chú kinh, ký báo tiên sư kỵ thập phương tam thế thượng sư Tam-Bảo dữ pháp giới chúng sanh chi thâm ân ư vạn nhất” (Đóng cửa, không tiếp khách, dốc toàn lực chú giải kinh, mong báo một trong muôn phần ơn sâu của thầy, cùng mười phương ba đời thượng sư, Tam-Bảo và pháp giới chúng sanh). Đây chính là “thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ” (trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường).

Tiếp theo đoạn thứ tám, 本經之殊勝在於契理契機Bổn Kinh chi thù thắng tại ư khế lý khế cơ” (Sự thù thắng của kinh này là ở chỗ khế lý khế cơ). Đoạn này, hôm nay chúng tôi và đồng học cùng nhau học tập kinh này, là quan trọng hơn hết. Lúc Phật còn ở đời, tuy ngài trụ thế không phải là dài, nhưng ngài giảng cũng không ít kinh, mà tại sao chúng ta lại chọn bộ kinh này? Vì sao lại không chọn bộ kinh khác? Chính là ở câu nói trên, lý do là câu nói đó. Vì kinh này thù thắng, khế lý, bậc nhất, đem lý nói được thông suốt, càng khó được là khế cơ, người nào cũng đều tu được, vả lại đều có thể thành tựu, đó là khế cơ.

 84 ngàn pháp môn, pháp môn nào cũng đều cần phải đoạn hoặc chứng chân, hoặc là gì? Là phiền não. Nếu không chia ra, thì chỉ năm chữ, mà Phật thường nói là: tham sân si mạn nghi. Chúng ta có thể đem những phiền não đó của chính mình đoạn sạch sẽ, khiến chúng không khởi tác dụng được hay không? Đã thử rồi, đã thử mấy mươi năm, mà không trừ được, khi cảnh giới hiện ra, vẫn là tham sân si mạn nghi. Tỉ mỉ phản tỉnh, thì sanh tâm sợ hãi, sợ hãi điều gì? Là đời này không thoát khỏi lục đạo luân hồi; hay nói cách khác: tôi học Phật là uổng công rồi.  

Bất kỳ ai, được thân người, gặp được Phật pháp, mà ngay trong đời này có thể vĩnh viễn thoát khỏi lục đạo luân hồi, thì tính là thành tựu. Cho nên, chứng được tiểu quả Tu-đà-hoàn, cũng là không tệ rồi. Chúng ta không phục được phiền não, trong khởi tâm động niệm, vẫn còn có tham sân si mạn nghi, vẫn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, điều đó có nghĩa là gì? Là đời sau vẫn ở trong lục đạo. Trong lục đạo thì đi về đường nào? Là ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục. Nhân đạo, thì khó rồi, còn có thể được thân người hay không? Muốn được thân người thì phải đầy đủ Tam-quy, Ngũ-giới, Thập-thiện, mà chúng ta có làm được không? Tam-quy chỉ là niệm đọc ở trên miệng mà thôi, có quay đầu hay không? Không có. Ngũ-giới, sát đạo dâm vọng tửu. Thập-thiện, lại bổ sung thêm, không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, chúng ta có làm được không? Khó nhất là: không tham, không sân, không si. Đầy đủ những điều kiện đó, thì ở trong lục đạo được sanh thiên, ở trời dục giới. Quý vị hiểu vậy là rất khó rồi!

Vì vậy, dù Phật thuyết nhiều kinh, nói nhiều Pháp môn, cả 84 ngàn pháp môn, nhưng chúng ta đều không tương ưng, không đủ tiêu chuẩn. Đời sau chúng ta đến nơi đâu? Khẳng định là đến ba đường ác, đây là lời thật, không phải lời giả. Nên nói lời thật, lời thật bậc nhất, không có lời nào thật hơn nữa, chính là bộ kinh này, là bộ chú giải này. Chúng ta đã gặp được rồi, gặp rồi mà không chịu học, thì không thể trách người, phải trách chính mình. Tôi đã gặp không ít đại kinh đại luận, sau khi đọc xong, cảm thấy rằng: tôi có thể học được, giảng được, nhưng không làm được, e rằng tiền đồ tương lai vẫn là tam ác đạo. Càng nghĩ càng sợ hãi, sau cùng hỏi chính mình phải làm thế nào? Buông xuống thôi, chỉ có buông xả.  

Buông xuống thế nào? Là nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độ. Chỉ bộ kinh này thôi, là đủ rồi, không phải thêm gì khác. Một bộ kinh này, một câu Phật hiệu, chỉ mong câu Phật hiệu này không gián đoạn trong suốt 24 giờ, đi đứng nằm ngồi đều không rời A Di Đà Phật, như vậy gọi là người niệm Phật, nguyện vọng khẩn thiết, cầu sanh Tịnh-độ. Có hai điều kiện là: thật tin, nguyện thiết, thật sự tin tưởng chữ chữ câu mà trong kinh nói đều là lời thật. Người của Thế Giới Cực Lạc không tạo nghiệp, vì người ở Thế Giới Cực Lạc mỗi ngày nghe A Di Đà Phật giảng kinh thuyết pháp, dù A Di Đà Phật giảng kinh gì, cũng đều giúp quý vị nâng lên, đều giúp quý vị chứng được vô thượng đạo. Đi đến đâu để tìm được hoàn cảnh tốt như vậy!  

Cho nên đối với thân thể, phải học theo ngài Hoàng Niệm Lão, ngài chú giải kinh, gắng gượng tấm thân tàn già bệnh, tiếp nối hoằng thệ truyền ngọn đèn chánh pháp. Ngài có đại nhiệm vụ, chúng ta không có nhiệm vụ, nhưng già rồi thì có bệnh hay không? Có bệnh, hoa mắt rồi là bệnh, nặng tai rồi là bệnh. Lúc tuổi trẻ tai thính mắt sáng, hiện nay không được vậy nữa, phải đeo mắt kính, sử dụng máy trợ thính, thân gặp phải những bệnh già này, là thời gian ở đời không lâu nữa! Khi vô lượng thọ chưa phải là thật, chỉ là lời khen ngợi, là lời khách khí. Mà thọ mạng hết rồi phải làm sao? Đó là việc lớn, lần này chúng ta lại giảng bộ kinh này, lại học tập, để giúp chúng ta buông xuống triệt để, nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độ, thì đúng rồi, ngay trong đời này, quý vị được công đức viên mãn thực sự. Nhất định phải ghi nhớ câu nói trên Kinh Kim Cang:  “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (hễ gì có tướng, đều là hư vọng), không phải là thật. “nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”(tất cả pháp từ tâm tưởng sanh), mỗi ngày từ sáng đến tối tâm của chúng ta suy nghĩ lung tung, đó là suy nghĩ lung tung đã khởi tác dụng rồi, khởi tác dụng gì? Ngày nay địa cầu thiên biến vạn hóa, đều do từ tâm tưởng sanh. Người của thế giới Cực Lạc không có tâm tưởng, nên gọi là pháp giới nhất chân. Còn thế giới chúng ta đây, có ai mà không vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chứ? Nên ngày ngày trải qua là khổ không nói nên lời. Vì vậy, Niệm Lão đóng cửa để chú giải kinh.

Đây là câu sau cùng, 冀報先師暨十方三世上師三寶與法界眾生之深恩於萬一ký báo tiên sư kỵ thập phương tam thế thượng sư Tam-Bảo dữ pháp giới chúng sanh chi thâm ân ư vạn nhất” (Mong báo một trong muôn phần ơn sâu của thầy, cùng mười phương ba đời thượng sư, Tam-Bảo và pháp giới chúng sanh), chúng ta phải nhớ hồi hướng! Hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh. Vả lại mỗi ngày cũng phải nhớ, thay cho mười phương ba đời tất cả chúng sanh, lễ Phật niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độ, vậy thì đúng rồi.

Chúng ta xem câu dưới cùng của đoạn thứ tám,  本經之殊勝在於契理契機Bổn Kinh chi thù thắng tại ư khế lý khế cơ” (Sự thù thắng của kinh này là ở chỗ khế lý khế cơ). Đây là Phật Bồ-tát đắng miệng nhọc lòng khuyên bảo chúng ta, chúng ta chuyên tu Tịnh-độ, học theo Lão Hòa thượng Hải Hiền thì đúng rồi. Lão Hòa thượng Hải Hiền không biết chữ, cả đời không có niệm qua một bộ kinh nào, cũng không nghe người khác giảng bộ kinh nào cả, ngài được sư phụ truyền cho một câu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’, dặn bảo ngài một mạch mà niệm, chỗ tuyệt vời của ngài, là nghe lời, làm thật, thật thà, ngài đầy đủ ba điều kiện đó, nên một đời là thành tựu rồi. 112 tuổi biết trước thời gian, đi đến thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật tiếp dẫn ngài vãng sanh rồi, đi lúc 112 tuổi. Ngài lấy được tư cách vãng sanh, chúng ta từ những dấu hiệu của ngài có thể lãnh hội được, nếu như chỉ cầu vãng sanh, thì tôi tin lúc 30 tuổi ngài đã thành công rồi. Thọ mạng dài đến 112 tuổi, là do A Di Đà Phật không muốn ngài đến thế giới Cực Lạc sớm, để A Di Đà Phật giao nhiệm vụ cho ngài, ở thế giới Sa Bà làm tấm gương tốt, tấm gương niệm Phật vãng sanh. Ngài làm thành công rồi, làm được rất viên mãn. Chúng ta có duyên phận đặc biệt với ngài, tuy không có đích thân gặp gỡ, nhưng đích thân nghe được, đã thấy trên màn hình điện thoại rồi. Vì vậy, khiến chúng ta nhận thức sự thù thắng của Kinh này, là khế lý khế cơ, đặc biệt là khế cơ, vạn tu vạn người đi, một người cũng đều không sót, thật là tuyệt vời, ngàn vạn lần chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội này.

Chúng ta hãy xem, đoạn văn chữ tiếp theo. 理者:實際理體,亦即真如實相。本經乃住真實慧、開化顯示真實之際,並惠以真實之利,純一真實也。Lý giả: Thật Tế Lý Thể, diệc tức Chân Như Thật Tướng. Bổn Kinh nãi trụ Chân Thật Huệ, khai hóa hiển thị chân thật chi tế, tịnh huệ dĩ chân thật chi lợi, thuần nhất chân thật dã” (Lý tức là Thật Tế Lý Thể, cũng chính là Chân Như Thật Tướng. Kinh này là trụ Chân Thật Huệ, khai hóa hiển thị thể của chân thật, cũng là mang đến lợi ích chân thật, thuần nhất là chân thật). Mấy câu nói ấy, là văn kinh của Kinh này. Niệm Lão đặc biệt trích ra để dạy cho chúng ta. Chúng ta đọc đoạn tiếp theo. 又本經稱為中本華嚴經,經中所詮之一切事理,即華嚴之事理無礙,事事無礙之一真法界。Hựu bổn kinh xưng vi trung bản Hoa Nghiêm Kinh, Kinh trung sở thuyên chi nhất thiết Sự Lý, tức Hoa Nghiêm chi Sự Lý vô ngại, Sự Sự vô ngại chi Nhất Chân pháp giới” (Kinh này còn được xưng là trung bản Kinh Hoa Nghiêm, vì trong Kinh giảng giải tất cả Sự Lý, chính là Sự Lý vô ngại, Sự Sự vô ngại của Nhất Chân pháp giới trong Kinh Hoa Nghiêm). Khi tôi còn trẻ, đã học Kinh Hoa Nghiêm, học không ít năm, khi giảng Kinh Hoa Nghiêm, đại khái giảng được một phần mười, thì giác ngộ rồi, đã gặp được chú giải của Niệm Lão, tôi liền giác ngộ, tôi buông xả Hoa Nghiêm. Vì sao vậy? Hoa Nghiêm quá lớn, người thông thường đều không thể học được. Tôi học Hoa Nghiêm, giảng Hoa Nghiêm, thì Hoa Nghiêm không bảo chứng cho tôi vãng sanh, Hoa Nghiêm không thể giúp tôi đoạn phiền não, nên tôi phải đi đường tắt.

Lại huống hồ, bộ kinh này là trung bản Hoa Nghiêm, ý nghĩa chính là tiểu Kinh Hoa Nghiêm. Tuy là tiểu Kinh Hoa Nghiêm, có lớn nhỏ, nhưng lý, sự hoàn toàn tương đồng. Sự Lý vô ngại, Sự Sự vô ngại, nhất chân pháp giới, nguồn gốc này chính là thế giới Cực Lạc. Vậy chúng ta dùng bộ Kinh này cầu sanh thế giới Cực Lạc, thì đúng rồi, không sai lầm một chút nào. Nên tôi đã buông xả Kinh Hoa Nghiêm, quay đầu lại chuyên niệm bộ kinh này, chuyên nương vào bộ kinh này, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, buông xuống tất cả, thì được thật tự tại. Tiên sinh Phương Đông Mỹ nói với tôi, học Phật là hưởng thụ tối cao của đời người, tôi thể hội được rồi, tôi cảm ơn vĩnh viễn vô tận đối với thầy. Tôi tin tưởng, khi tôi buông xả Hoa Nghiêm quay về niệm Phật, nếu thầy ở trước mặt, nhìn thấy vậy thì nhất định cười lớn: ha ha, con đi đúng đường rồi!

 Chúng ta xem câu sau cùng này. Nhất chân pháp giới,華嚴》秘奧之理體,正在本經Hoa Nghiêm bí áo chi Lý Thể, chánh tại bổn kinh” (Lý Thể bí mật áo diệu của Kinh Hoa Nghiêm, ở ngay trong kinh này). Chúng ta đạt được thật rồi. Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão, ở trang 146, hàng thứ hai, 本經之殊勝在於契理契機。理者,實際理體 Bổn Kinh chi thù thắng tại ư khế lý khế cơ. Lý giả: Thật Tế Lý Thể” (Sự thù thắng của kinh này là ở chỗ khế lý khế cơ. Lý là Thật Tế Lý Thể ), tức là Chân-tâm, Tự-tánh, Bản-thể, trong Triết học nói là Bản-thể, 亦即真如實相,真實之本際 “diệc tức Chân Như Thật Tướng, chân thật chi bản tế” (cũng chính là Chân Như Thật Tướng, Bản-thể của Chân Thật). Tiếp theo Niệm Lão lại nói với chúng ta, 契理者,蓋本經乃住真實慧,開化顯示真實之際,並惠以真實之利,純一真實Khế lý giả: cái bổn Kinh nãi trụ Chân Thật Huệ, khai hóa hiển thị chân thật chi tế, tịnh huệ dĩ chân thật chi lợi, thuần nhất chân thật” (Khế lý là vì Kinh này là trụ Chân Thật Huệ, khai hóa hiển thị thể của chân thật, cũng là mang đến lợi ích chân thật, thuần nhất là chân thật). Mấy câu này nói được quá hay rồi!

Khế lý, trụ Chân Thật Huệ, Chân Thật Huệ đây là chân, là thật, là trí huệ viên mãn, trí huệ kỳ diệu, là trí huệ vốn đầy đủ của Tự-tánh. Giáo lý của Đại-thừa nói, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, chính là câu nói trên đó. Hạng người nào chứng được? Pháp-thân Bồ-tát chứng được, trên kinh Đại-thừa Phật nói, như Kinh Hoa Nghiêm nói, là Địa-thượng Bồ-tát, trong 51 cấp bậc quả vị của Bồ-tát, gồm Thập-trụ, Thập-hạnh, Thập-hồi-hướng, Thập-địa. Thì tu đến Sơ-địa Bồ-tát, là trụ Chân Thật Huệ, nhưng chưa viên mãn, Thập-địa có mười địa, Thập-địa lại đi lên, tiếp tục lên, là Thập-nhất-địa, Thập-nhất-địa gọi là Đẳng-giác. Lại đi lên, thì viên mãn rồi, là đã thành Phật, nếu tính lên nữa là Thập-nhị-địa, thì Thập-nhị-địa là viên mãn. Kiến tánh viên mãn, kiến tánh không có giới hạn nữa, là thấy được sự thật rồi, khắp pháp giới hư không giới, quá khứ, hiện tại, tương lai, toàn bộ đều rõ ràng cả. Tại sao vậy? Vì tất cả pháp không rời Tự-tánh, chứng được Tự-tánh viên mãn, thì thấy được: thể; tướng; tác dụng của Tự-tánh viên mãn. Cho nên, khai hóa hiển thị thể của chân thật, đó chính là toàn bộ: quá khứ, hiện tại, vị lai, tất cả thời gian, không gian, đều rõ ràng cả.  

Câu tiếp theo, mang đến lợi ích chân thật, thuần nhất là chân thật, lợi ích chân thật, lợi ích chân thật là gì? Là chứng được Phật quả cứu cánh viên mãn. Thành Phật rồi, không phải Phật thông thường, mà Phật quả cứu cánh viên mãn. Đó gọi là thuần nhất chân thật. Ngài dùng Kinh Hoa Nghiêm làm chứng, 本經稱為中本《華嚴經》,經中所詮之一切事理,即《華嚴》之事理無礙、事事無礙Bổn kinh xưng vi trung bản Hoa Nghiêm Kinh, Kinh trung sở thuyên chi nhất thiết Sự Lý, tức Hoa Nghiêm chi Sự Lý vô ngại, Sự Sự vô ngại” (Kinh này được xưng là trung bản Kinh Hoa Nghiêm, vì trong Kinh giảng giải tất cả Sự Lý, chính là Sự Lý vô ngại, Sự Sự vô ngại của Kinh Hoa Nghiêm), tức gọi là Nhất Chân Pháp Giới. Lý sự vô ngại là thể, sự sự vô ngại là dụng, từ thể khởi dụng.  

《華嚴》祕奧之理體Hoa Nghiêm bí áo chi Lý Thể” (Lý Thể bí mật áo diệu của Kinh Hoa Nghiêm), Lý Thể thì như Triết học gọi là Bản-thể, cũng tức là nói, tất cả vũ trụ này từ đâu mà đến, làm sao để trả lời cho câu hỏi đó, thì nghiên cứu một môn học, gọi là Bản-thể trong Triết học. Bản-thể có thể hiện ra tướng, là toàn bộ vũ trụ, quá khứ, tương lai, sâm la vạn tượng, tất cả đều rõ ràng rồi. Tất cả bí mật, áo diệu mà Kinh Hoa Nghiêm đã nói, chính là nói về Lý Thể này. Thế nên Tiên sinh Phương Đông Mỹ nói được hay, Kinh Phật, tức là ngài ám chỉ là Kinh Hoa Nghiêm, là đỉnh cao nhất trong Triết học. Tuy tôi chưa có thâm nhập Triết học như ngài, nhưng tôi tin lời của Lão sư Phương là thật, không phải là giả. Vì khi lớn tuổi, ngài dùng hết sức lực ở tại Kinh điển, ngài thật sự dụng công phu đối với Kinh Hoa Nghiêm. Nhưng rất đáng tiếc, trường học không mở chương trình giảng dạy này, nếu như mở chương trình giảng dạy Kinh Hoa Nghiêm, thì nhất định ngài giảng được vô cùng hay.

Nên Bản-thể nói trong Kinh Hoa Nghiêm, ở ngay trong kinh này, cũng vì vậy mà xưng Kinh này là trung bản Hoa Nghiêm, trung bản, bản lớn nhỏ không đồng, Kinh Hoa Nghiêm có 80 quyển, phân lượng lớn, còn kinh này chỉ một quyển. Nhưng nội dung trong đó không phải là hai, mà hoàn toàn tương đồng. Một bộ nói tỉ mỉ, một bộ nói lược, Hoa Nghiêm nói cặn kẽ, còn nói đơn giản một chút, nói tóm tắt một chút, là Kinh Vô Lượng Thọ. Nên Kinh này khế lý, trong tất cả kinh của Thích Ca Mâu Ni Phật đã thuyết trong 49 năm, mà dựa vào Lý Thể là Kinh Hoa Nghiêm, chính là Kinh Vô Lượng Thọ, vậy là tìm ra đầu mối rồi.   

Tiếp theo chúng ta lại xem về khế cơ. Đoạn văn này càng quan trọng hơn, quá quan trọng rồi! Cơ có nghĩa là gì? Là căn cơ. Chúng ta có phải là bậc căn cơ học Hoa Nghiêm không? Có phải là bậc căn cơ học Pháp Hoa không? Phải thì thế nào? Không phải thì thế nào? Phải, thì quý vị học sẽ đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đó là phải. Không phải thì sao? Tuy là học rồi, học được những văn chữ, không khai ngộ. Không chỉ không có người đại triệt đại ngộ, mà ngay cả đại ngộ, tiểu ngộ cũng không có. Giảng Kinh Hoa Nghiêm, thì chỉ dựa vào văn tự, dựa vào chú giải để nói mà thôi, nên không được thọ dụng. Chúng ta học Phật, quan trọng nhất là khai ngộ, quan trọng nhất là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật.

Chúng ta xem Niệm Lão nói với chúng ta ở trong đây, 至於契機,更是本經之獨勝Chí ư khế cơ, cánh thị bổn kinh chi độc thắng” (về phần khế cơ, thì Kinh này lại càng độc thắng), độc là độc nhất vô nhị. Vì sao vậy? 以持名念佛,三根普被,凡聖齊收,上上根全體承當,下下根亦可依之得度,下至五逆十惡,臨終念佛,亦必隨願得生,橫出三界,圓登四土,頓與觀音勢至並肩,可見此法門究竟方便,善應群機“dĩ trì danh niệm Phật, tam căn phổ bị, phàm thánh tề thâu, thượng thượng căn toàn thể thừa đương, hạ hạ căn diệc khả y chi đắc độ, hạ chí Ngũ-nghịch Thập-ác, lâm chung niệm Phật, diệc tất tùy nguyện đắc sanh, hoành xuất tam giới, viên đăng tứ độ, đốn dữ Quan Âm Thế Chí tịnh kiên, khả kiến thử pháp môn cứu cánh phương tiện, thiện ứng quần cơ” (lấy trì danh niệm Phật, trùm khắp ba căn, thâu trọn phàm thánh, bậc thượng thượng căn đều đáng nhận toàn thể, hàng hạ hạ căn cũng có thể nương theo mà được độ, thấp nhất là hạng Ngũ-nghịch, Thập-ác, lúc lâm chung niệm Phật, ắt cũng tùy nguyện được sanh, vượt ngang tam giới, trọn lên tứ độ, mau chóng sánh vai cùng với Quan Âm Thế Chí, có thể thấy pháp môn này phương tiện cứu cánh, khéo hợp quần cơ). Quần là không bỏ sót một ai, biến pháp giới hư không giới, chúng sanh trong mười pháp giới, chỉ cần đầy đủ tín, nguyện, trì danh, thì không ai mà không vãng sanh. Vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, thì không ai mà không thành Phật, diệu chính là ở điểm này.

Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão. 經中之持名法門,普被三根,齊收凡聖。上上根者,正好全體承當;下下根者,亦可依之得度。Kinh trung chi trì danh pháp môn, phổ bị tam căn, tề thâu phàm thánh. Thượng thượng căn giả, chánh hảo toàn thể thừa đương; hạ hạ căn giả, diệc khả y chi đắc độ” (Pháp môn trì danh trong kinh này, trùm khắp ba căn, thâu trọn phàm thánh. Bậc thượng thượng căn, rất hợp để đáng nhận toàn thể; hạng hạ hạ căn, cũng có thể nương theo mà được độ). Trên là, Bồ-tát Phổ Hiền, Bồ-tát Văn Thù, Pháp-thân Đại-sĩ, trên Hội Hoa Nghiêm quý ngài phát nguyện cầu sanh, đoạn văn chữ này trong Hoa Nghiêm Bốn Mươi, dưới là, 下至五逆十惡,臨終念佛,亦必隨願得生hạ chí Ngũ-nghịch Thập-ác, lâm chung niệm Phật, diệc tất tùy nguyện đắc sanh(thấp nhất là hạng Ngũ-nghịch, Thập-ác, lúc lâm chung niệm Phật, ắt cũng tùy nguyện được sanh). Phải đặc biệt chú ý những chữ này: 五逆十惡,臨終念佛,亦必隨願得生hạ chí Ngũ-nghịch Thập-ác, lâm chung niệm Phật, diệc tất tùy nguyện đắc sanh( hạng Ngũ-nghịch, Thập-ác, lúc lâm chung niệm Phật, ắt cũng tùy nguyện được sanh). Đây là dành cho hàng phàm phu nghiệp chướng nặng như chúng ta, là bảo chứng thư chỉ một đời thì thành tựu. Có thể giúp người ngay một đời thành tựu được hay không, trong tất cả kinh mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã thuyết trong 49 năm, thì chỉ có kinh này, là đệ nhất. Chúng ta phải tin tưởng, nếu không khiến chính mình đi tìm lại rắc rối thêm. Vì bộ kinh này là có hiệu quả, bộ kinh này để giúp quý vị định tâm lại, giúp quý vị buông xuống vạn duyên, nhất tâm chuyên chú, thì quý vị thành công rồi.

Cho nên, 橫出三界“hoành xuất tam giới”(vượt ngang tam giới), không phải vượt theo phương đứng. Chúng ta ở cõi người, sang bên kia là thế giới Cực Lạc, qua bên đó là Liên Trì Hải Hội, nên gọi là vượt ngang. 圓登 “viên đăng”(viên đăng) tức là viên mãn, 四土“tứ độ” (tứ độ), là Phàm-thánh-đồng-cư độ, Thật-báo-trang-nghiêm độ đồng thời chứng được, nên gọi là viên đăng. 頓與觀音、勢至並肩đốn dữ Quan Âm Thế Chí tịnh kiên” (mau chóng sánh vai cùng với Quan Âm Thế Chí). Quan Âm Thế Chí là trợ thủ của A Di Đà Phật, hai vị Bồ-tát ở hai bên của A Di Đà Phật, là Đại Thế Chí, Quan Thế Âm. 可見此法門之究竟方便,善應群機也。khả kiến thử pháp môn cứu cánh phương tiện, thiện ứng quần cơ dã” (có thể thấy pháp môn này phương tiện cứu cánh, khéo hợp quần cơ), phương tiện cứu cánh, ý nghĩa tức là không có phương tiện nào hơn được nữa, chúng ta không thể không biết điều này. Phương tiện đến cứu cánh, mà chúng ta gặp được rồi, thế sao lại không cần? Chúng ta có khả năng đặc biệt gì mà dựa vào chính mình để vãng sanh chứ? Trong bộ Kinh này, Phật nói với chúng ta, hoàn toàn dựa vào A Di Đà Phật, cầu sanh Tịnh-độ.

Tôi đã quay đầu rồi, là làm tấm gương cho mọi người. Càng đơn giản càng dễ dàng đạt hiệu quả, học nhiều, học phức tạp, thì đến lúc mạng chung, có hiệu quả hay không? Đến cuối cùng tất cả đều không cảm ứng, đều không có hiệu quả. Không phải là Kinh điển không linh, mà do tâm chúng ta quá loạn, không biết bám vào đâu cho tốt. Ở đây Phật dạy chúng ta, chỉ nắm chắc A Di Đà Phật, những điều khác đều không cần, vậy thì đúng rồi. Đó là chỗ tinh yếu nhất trong đoạn khai thị này của Niệm Lão.

Thời gian hôm nay đã hết rồi, chúng ta học đến đây thôi.

 ( Hết tập 8)

Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm Bồ-đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh nước Cực Lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Diễn đọc: Phật tử Thiện Quang

Địa chỉ email dịch giả: [email protected]
 Kênh Youtube:  Thiện Trang Văn Trang

 

Trả lời 0