Giảng Ký A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (A Tỳ Đàm – Vi Diệu Pháp – Duy Thức Pháp Tướng) – Tạo Luận: Tôn giả Thế Thân – Dịch và Chú Thích: Tam tạng Pháp sư Huyền Trang – Bài 28: Phẩm 1 – Phân Biệt Giới – Buổi 28.
Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang
Giảng ngày: 05.02.2025
Phát trực tiếp trên Kênh YouTube Thích Thiện Trang
https://www.youtube.com/watch?v=77uMO2f2JbQ
mạng xã hội Facebook, Fanpage Thích Thiện Trang:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô A Mi Đà Phật!
Kính chào toàn thể quý vị đồng tu! Hôm nay [là] thứ Tư, chúng ta gặp nhau trong loạt bài chia sẻ về Luận Câu Xá, tên đầy đủ là A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận. Hôm nay là bài 28. Mỗi bài Thiện Trang giảng cũng tương đối dài, quý vị đồng tu mà chép lại thì năm mươi mấy trang. Như vậy nếu in sách, thì cứ mười bài là được một cuốn sách rồi. Vậy chúng ta giảng gần tới 30 bài, thì thành ra một bộ sách cũng khá dày. Cho nên tưởng chừng như chúng ta học ít, nhưng thực ra chúng ta học rất nhiều.
Việc học này rất lợi ích cho tất cả chúng ta, cho cả người chia sẻ như Thiện Trang, lẫn người học như quý vị. Bởi vì nếu mình không học, thì mình có nhiều điều thiếu sót trong việc tu tập. Chúng ta đều có một mục tiêu, đó là ra khỏi sanh tử, đời này quyết định chấm dứt những nỗi đau. Để [được] như vậy thì phải tu học. Và tu học thì chúng ta phải có căn cứ vào kinh điển, phải có căn cứ vào một lộ trình tu tập chính xác. Những điều đó không có ở đâu, ngoài trong kinh của đức Phật dạy. Trong Tam tạng kinh điển: Kinh, Luật, và Luận, thì chúng ta ưu tiên tạng Kinh và tạng Luật, tất nhiên cũng có tạng Luận. Bộ Luận Câu Xá thuộc về giáo lý A Tỳ Đàm hay Duy Thức hay Vi Diệu Pháp hay Thắng Pháp. [Đây là] những bộ xuyên suốt để nói giáo pháp giải thoát thôi.
Hôm nay, Thiện Trang giới thiệu phần đầu tiên cũng quá quen thuộc với quý vị. Đó là:
Bốn Chi Của Sơ Quả Tu-Đà-Hoàn
Lại có bốn pháp, tức là bốn chi của Tu-đà-hoàn:129 Tỳ-kheo thành tựu tín tâm bất hoại đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng và đối với Giới.
(Trích từ Kinh Chúng Tập – Kinh Trường A Hàm).
Điều này là các chi phần của Tu-đà-hoàn, tất nhiên có nhiều cách. Chúng ta biết là Thiện Trang đã giới thiệu cho quý vị bốn, năm cách để vào Sơ quả Tu-đà-hoàn rồi. Đây là một cách, chúng ta hãy thành tựu được niềm tin không có hoại đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, và đối với Thánh giới. Ở đây là [niềm tin] đối với Thánh giới luôn, chứ không phải thành tựu Thánh giới. Tức là niềm tin mình chỉ không còn thoái chuyển nữa đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, đối với Giới. Đó là bốn chi để vào Sơ quả Tu-đà-hoàn. Tiêu chuẩn này dễ chịu hơn so với tiêu chuẩn là phải đoạn ba Kiết sử Phiền não: Thân kiến, Giới cấm thủ, và Nghi. Đôi khi quý vị thấy con đường để vào Sơ quả dễ lắm.
Hôm nay Thiện Trang xin giới thiệu để tổng kết một bảng. Những điều này quý vị có thể tìm trong Kinh Trường A Hàm, Chú Giải [129] ở kinh Pali cũng có, chứ không phải là không có. Quý vị có thể coi dòng Chú Giải: “Tu-đà-hoàn chi 須陀洹支. T 1536: bốn Dự lưu chi 預流支. Pl.: cattāri sotāpannassa aṅgāni. T 12:bốn Dự lưu thân 預流身”. Ở đây có tiếng Pali đàng hoàng.
Thiện Trang xin giới thiệu tổng kết các địa vị Hiền Thánh đã học. Đây là tổng kết tạm thời, để chúng ta có một cái nhìn tổng quan về những bậc tu chứng như thế nào, và tu đến đâu thì chúng ta được kết quả nào. Thiện Trang mới giới thiệu thôi, từ từ chúng ta học thêm, thì Thiện Trang sẽ giới thiệu thêm.
TT | Địa vị | Nhân đoạn | Hiệu quả | |
1 | Noãn | Chắc chắn chứng Niết-Bàn | Tứ gia hạnh | |
2 | Đảnh | Không đoạn thiện căn | ||
3 | Nhẫn | Không đọa đường ác, không rơi vào loài noãn sinh, thấp sinh, huỳnh môn, trời Vô tưởng, Bắc Câu Lô Châu… | ||
4 | Thế Đệ Nhất | Nhập Chánh tánh Ly sanh | ||
5 | Tùy tín hành | Xem bài 24 | Không đọa đường ác, nửa chừng không chết thì chứng Tu-đà-hoàn trong đời hiện tại. | Tu-đà-hoàn & Hướng Tu-đà-hoàn |
6 | Tùy pháp hành | Không đọa đường ác, nửa chừng không chết thì chứng Tu-đà-hoàn trong đời hiện tại. | ||
7 | Tín giải thoát | |||
8 | Kiến đáo | Xem bài 24 | ||
9 | Thân chứng | |||
10 | Gia gia | phải thọ sanh từ nhân gian lên thiên thượng hay từ thiên thượng xuống nhân gian, trước khi chứng đắc Niết-Bàn. | ||
11 | Nhất chủng | chỉ tái sanh một lần trước khi đắc Niết-Bàn. | ||
12 | Hướng Tu-đà-hoàn | |||
13 | Đắc Tu-đà-hoàn | Thân kiến, Giới cấm thủ, nghi hoặc Niềm tin bất hoại với Phật, Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới. | ||
14 | Hướng Tư-đà-hàm | |||
15 | Đắc Tư-đà-hàm | Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi và giảm: Tham, Sân, Vô minh | Nhị quả | |
16 | Hướng A-na-hàm | Tam quả hướng | ||
17 | Đắc A-na-hàm | Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, Tham, Sân | Tam quả A-na-hàm | |
18 | Trung Bát-niết-bàn | nhập Niết-Bàn ngay sau khi vừa thác sanh lên Tịnh Cư thiên. | ||
19 | Sanh Bát-niết-bàn | thác sanh Tịnh Cư thiên một thời gian mới nhập Niết-Bàn. | ||
20 | Hành Bát-niết-bàn | thác sanh thượng giới, tinh tấn tu tập mới nhập Niết-Bàn. | ||
21 | Vô hành Bát-niết-bàn | không cần tinh tấn tu tập nữa cũng nhập Niết-Bàn. | ||
22 | Thượng lưu Sắc cứu Cánh | lần lượt tái sinh qua các cõi từ Sơ thiền, cho đến tầng cao nhất của Sắc giới, nhập Niết-Bàn tại đó. | ||
23 | Hướng A-la-hán | |||
24 | Tư pháp | mong cầu Vô dư Niết-Bàn cấp thời vì sợ thoái thất. | Tứ quả A-la-hán | |
25 | Thăng tấn pháp | có khả năng tiến tới bất động tánh. | ||
26 | Bất động pháp | căn cơ mãnh lợi, không bị chi phối bởi bất cứ duyên gì. | ||
27 | Thoái pháp | gặp nghịch duyên bị sụt xuống các bậc Thánh thấp hơn. | ||
28 | Bất thoái pháp | |||
29 | Hộ pháp | do thủ hộ mà không bị thoái thất. | ||
30 | Hộ tắc Bất thoái Bất hộ Tắc thoái | |||
31 | Thật trụ pháp | không bị chi phối nghịch duyên để thoái thất, nhưng không tiến tới. | ||
32 | Tuệ giải thoát | |||
33 | Câu giải thoát |
Chúng ta toàn [nói] vô Sơ quả Tu-đà-hoàn, nhưng thực tế đằng trước đó còn có mấy địa vị nữa. Ví dụ trong Tứ gia hạnh thì có bốn địa vị là: Noãn vị, Đảnh vị, Nhẫn vị, Thế đệ Nhất vị.
1. Noãn vị: [Về] địa vị Noãn vị, thì chúng ta sẽ học ở Phẩm Hiền Thánh trong bộ Luận Câu Xá này. [Địa vị này] thì chắc chắn chứng được Niết-Bàn. Còn [phần] nhân là gì, ở đây Thiện Trang xin để trống, vì chưa học tới, để khi nào đủ [thì] Thiện Trang sẽ nhắc lại. Chúng ta chỉ nói phần quả thôi, quả là chắc chắn chứng Niết-Bàn. Có nghĩa là một người đạt đến địa vị Noãn vị, thì sớm muộn gì, trước sau gì, họ cũng ra khỏi sanh tử và sẽ chứng được quả A-la-hán. Đó là một điều rất lợi ích, cho nên Noãn vị đã ngon rồi.
2. Đảnh vị: là không đoạn thiện căn, tức là không mất thiện căn. Thiện căn tức là căn lành. Căn lành là giống như có một hạt giống để đắc đạo A-la-hán, và hạt giống đó không còn mất nữa. Có nghĩa là ở Noãn vị, thời gian chứng Niết-Bàn có thể còn xa, tuy là chắc chắn chứng Niết-Bàn, nhưng không biết bao giờ. Còn Đảnh vị thì quý vị yên tâm, thời gian sẽ sớm hơn chút nữa.
Ví dụ như ông Đề Bà Đạt Đa, ở trong Chú Giải nói là ông đến địa vị Đảnh vị, nhưng Đảnh này thoái chuyển. Tức là ổng vừa vào xong thì bị rớt lại. Cho nên thực ra ổng chỉ là Noãn vị thôi.
Sau này chúng ta học, trong một địa vị còn chia làm bốn nữa. Như bên A Tỳ Đàm Tâm Luận, chia một địa vị ra làm bốn, gồm: Thoái phần, Trụ phần, Tinh tấn phần, và Quyết định phần. Ở trong Luận Câu Xá này cũng chia ra làm bốn, [tuy] tên có khác một chút, nhưng cũng tương tự như vậy.
Mới vô Thoái phần, là cứ vô rồi ra lại, giống như quý vị đi vô căn nhà đó, xong quý vị bị văng ra lại, đó là Thoái phần. Còn quý vị vô trong nhà mà quý vị ở luôn, thì đó là Trụ phần. Quý vị vô trong nhà mà quý vị làm ăn ngon lành, bắt đầu thăng tiến được, gọi là Tinh tấn phần. Quý vị làm xong, mà quý vị có tiền nhiều để chuẩn bị đổi ngôi nhà mới, nhà to, nhà giàu hơn, thì gọi là Quyết định phần. Quyết định phần có nghĩa là mình sẽ lên vị trí tiếp theo, chắc chắn mình sẽ lên vị trí tiếp theo.
Về ông Đề Bà Đạt Đa, thì ổng vào được địa vị Đảnh vị, nhưng là Đảnh thoái, tức là vào rồi ra lại. Cho nên ông vẫn tạo tội nặng, tội này khiến ổng phải đọa vào Địa ngục Vô Gián suốt một kiếp, đến hết kiếp này. Và hình như trải qua 60 kiếp sau thì ông sẽ chứng Niết-Bàn, tại vì ông đã được vào Noãn vị.
Quý vị thấy [học] tới đây thì mình có một chút hi vọng hơn, nếu như chúng ta vào Noãn vị, là dễ. Mai mốt mình học nhân để vào Noãn vị. Thực ra để vào bốn địa vị: Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất này, thì thông thường chúng ta tu những pháp rất căn bản thôi. Ví dụ như tu về Tứ niệm xứ, hoặc chúng ta tu về Tứ đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo), mà học chưa thành, mới sơ sơ, hay là tu Ngũ đình Tâm quán, v.v… Đó là những pháp tu mà mai mốt chúng ta sẽ học ở Phẩm Hiền Thánh và Phẩm Tùy Miên.
3. Nhẫn vị: địa vị này ngon hơn, địa vị này là không đọa đường ác nữa. Có nghĩa là không cần phải tu tới Tu-đà-hoàn, quý vị chỉ cần đến Nhẫn vị trong Tứ gia hạnh, thì không đọa đường ác.
Ở đây Thiện Trang có ghi cho quý vị vui thêm, là: ‘không rơi vào loài noãn sinh, thấp sinh, huỳnh môn, trời Vô tưởng, Bắc Câu Lô Châu…’ Tại vì không đọa đường ác mà, không có rơi vào noãn sinh; thấp sinh; Huỳnh môn là những người bị hai căn, bị rối loạn giới tính, v.v… Thậm chí không rơi vào trời Vô Tưởng (tức là không lên trời Vô Tưởng), không vào cõi Bắc Câu Lô Châu. Cho nên chỉ cần tới Nhẫn vị thôi là giá trị rất lớn rồi, chưa cần phải tới Sơ quả Tu-đà-hoàn. Mặc dù thời gian để chứng quả thì chưa xác định, nhưng ít nhất là thoát được bao nhiêu chướng ngại trên đường tu tập giải thoát rồi. Quý vị thấy đây là một địa vị rất tốt. Mai mốt chúng ta học tới Phẩm Hiền Thánh thì có [nội dung] này, điều này có trong Luận Câu Xá luôn.
4. Thế đệ Nhất vị: là nhập Chánh tánh Ly sanh. Tức là [nếu] sớm có đủ duyên thì họ sẽ chứng quả. Ly sanh là chứng quả A-la-hán luôn, chứ không phải quả bình thường. [Địa vị] này là nhập Chánh tánh Ly sanh, còn những [địa vị] trên là đi lòng vòng, không biết tới bao giờ. [Địa vị] này có cơ hội gần hơn. Như vậy mới có Tứ gia hạnh thôi là đã hiệu quả như vậy rồi. Bắt đầu chúng ta mới xếp vô.
5. Tùy tín hành: quý vị muốn biết Tùy tín hành như thế nào, thì quý vị xem lại bài 24, bữa nay bài 28 [rồi]. [Địa vị này] cũng không đọa đường ác, nửa chừng không chết thì chứng Tu-đà-hoàn trong đời hiện tại. Tức là không đọa đường ác rồi, nhưng nếu nửa chừng không chết, ([mình] nói là đời này đi), nếu chúng ta vào quả vị này và chúng ta tu được, [thì] chỉ cần thọ mạng dài, đủ thời gian, [thì sẽ] chứng quả Tu-đà-hoàn.
6. Tùy pháp hành: cũng tương tự như vậy. Nhưng Tùy pháp hành khác [với Tùy tín hành], một người có trí tuệ, tu tập theo trí tuệ, đó là Tùy pháp hành. Còn người kia tu theo niềm tin thôi, thành tựu tu theo niềm tin, những gì Phật dạy đều làm hết, gọi là Tùy tín hành. Điều này chúng ta học rồi, Thiện Trang nói tóm tắt thôi.
7. Tín giải thoát: [Địa vị] này chưa có, chút nữa [Thiện Trang] giới thiệu.
8. Kiến đáo, 9. Thân chứng: ở bài 24 cũng có giới thiệu. Quý vị xem lại bài 24.
10. Gia gia: có khi xếp vào Tu-đà-hoàn, có khi có người lại xếp vào địa vị sau Tu-đà-hoàn. Ở đây tạm xếp vô Tu-đà-hoàn. Ở [bảng trên] là xếp chung Tu-đà-hoàn và Tu-đà-hoàn hướng. Không biết [địa vị] nào là Tu-đà-hoàn, [địa vị] nào là Tu-đà-hoàn hướng, xếp thứ tự hơi bị đảo loạn chỗ này, không phải là [xếp theo] từ trên xuống dưới. Nên Thiện Trang cũng không biết xếp làm sao, tạm thời thì xếp như vậy.
Gia gialà phải sanh từ nhân gian lên thiên thượng hay từ thiên thượng xuống nhân gian, trước khi chứng đắc Niết-Bàn. Có nghĩa là người này đắc giống như đắc Tu-đà-hoàn, nhưng cần hai, ba đời nữa. Nếu [người đó] ở cõi Người đắc Tu-đà-hoàn, thì phải lên cõi Trời thêm một đời nữa. [Còn] nếu ở cõi Trời [đắc Tu-đà-hoàn], thì phải xuống cõi Người thêm một lần nữa. Đó là thông thường như vậy, hoặc là có thể sanh lên đâu đó.
Gia gia có nghĩa là nhà tôn quý, [tức là] gia đình ở đời sau, họ có ở cõi Trời hay cõi Người, thì họ cũng được vào nhà ngon lành, chứ không đến nỗi nhà nghèo xơ nghèo xác. Nói chung là tốt. Cho nên Gia gia này cũng ngon lắm.
11. Nhất chủng: Nhất chủng là chỉ tái sanh một lần trước khi đắc Niết-Bàn. [Địa vị] này chúng ta sẽ học [sau].
12. Hướng Tu-đà-hoàn: là một bậc riêng nữa. Có khi xếp cả Tùy tín hành, Tùy pháp hành, rồi Nhất chủng, Gia gia, vô là Tu-đà-hoàn luôn. Nhưng có khi xếp Tùy tín hành, Tùy pháp hành vào Hướng Tu-đà-hoàn. Vì đức Phật không có nói rõ, nên các vị chư Tổ sau này xếp theo thứ tự, mỗi người nhìn một góc. Thiện Trang để tạm như thế này, vì kinh nói như thế này [thì] mình để như thế này.
13. Đắc Tu-đà-hoàn: thì đoạn ba Kiết sử: Thân kiến, Giới cấm thủ, và Nghi. Hoặc trong kinh nói (chúng ta cũng học mấy lần rồi), niềm tin bất hoại đối với Phật, Pháp, Tăng, và thành tựu được Thánh giới, thì cũng là Tu-đà-hoàn.
14. Hướng Tư-đà-hàm: [địa vị] Hướng Tư-đà-hàm rồi mới đến Đắc Tư-đà-hàm.
15. Đắc Tư-đà-hàm: Ba kiết sử được đoạn là: Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi; và giảm: Tham, Sân, Vô minh.
16. Hướng A-na-hàm: [là Tam quả hướng].
17. Đắc A-na-hàm: là Tam quả A-na-hàm. Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, Tham, Sân hết. Đây là Ngũ Hạ phần Kiết sử đã được đoạn hết.
18. Trung Bát-niết-bàn: cũng thuộc về A-na-hàm. A-na-hàm chia ra rất nhiều loại. Trung Bát-niết-bàn là nhập Niết-Bàn ngay sau khi vừa thác sanh lên trời Tịnh Cư thiên (Ngũ Tịnh Cư thiên), là năm tầng trời Bất Hoàn, gồm: Trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Hiện, trời Thiện Kiến, và trời Sắc Cứu Cánh. Đây là cũng thuộc về A-na-hàm. A-na-hàm này là A-na-hàm bậc cao, vì lên đó không bao lâu thì chứng được Niết-Bàn (chứng A-la-hán).
19. Sanh Bát-niết-bàn: thì thấp hơn chút. Sanh Bát-niết-bàn thì cũng thác sanh lên năm tầng trời Bất Hoàn đó, nhưng cần một thời gian lâu hơn mới nhập Niết-Bàn, mới chứng được A-la-hán.
20. Hành Bát-niết-bàn: thì thấp hơn nữa. Tức là ở đây theo sắp [xếp] giảm dần. Hành Bát-niết-bànthì [thác sanh] lên Thượng giới, tinh tấn tu tập mới nhập Niết-Bàn. Thượng giới ở đây không nói là Ngũ Tịnh Cư thiên, có nghĩa là sanh vào bất kỳ trời nào đó, từ Sơ thiền cho đến Tứ thiền. Tất nhiên là có mấy tầng trời [mà] không vào, như trời Vô Tưởng là [các ngài] không vào. Rồi cần tu tập tinh tấn thì mới nhập Niết-Bàn.
21. Vô hành Bát-niết-bàn: địa vị này lại cao hơn bậc trên. Vì cũng sanh lên Thượng giới (tức là các tầng trời từ Sơ thiền trở lên), nhưng không cần tinh tấn tu tập nữa, cũng nhập Niết-Bàn. Còn địa vị kia thì tu gần chết, tu rất mệt, mới nhập được Niết-Bàn.
22. Thượng lưu Sắc cứu Cánh: (ở đây có chữ Niết-Bàn hay Bát-niết-bàn nữa, nhưng dài quá nên viết tắt luôn). Lần lượt tái sinh qua các cõi từ Sơ thiền cho đến tầng cao nhất của Sắc giới (trời Sắc Cứu Cánh), và nhập Niết-Bàn tại đó. Tam quả A-na-hàm kiểu này là mệt đó quý vị, là hạng tệ nhất, kém nhất trong Tam quả A-na-hàm, [phải] đi một loạt từ trời Sơ thiền, trời Nhị thiền, đến trời Tam thiền, rồi Tứ thiền. Mà Tứ thiền thì phải đi vòng hết một loạt trên đó nữa. Hạng này thật ra có nhiều hạng, không phải nói một hạng. Tức là có người họ sanh về trời Sơ thiền, rồi họ đi một phát lên Tam thiền, lên Tứ thiền. Còn có người tệ nhất là đi từng tầng từng tầng.
Cho nên địa vị Tam quả thôi mà có rất nhiều cách biệt trong đó, có chỗ chia ra thành bốn mươi mấy quả vị là vậy, tức là cứ chia ra, chia ra. Ở đây là nói chung đó. Cho nên rất phức tạp. Mà đúng như vậy! Bởi vì chúng sanh có căn tánh tu tập khác nhau, sức tu, căn lành, và duyên của mỗi người khác nhau, [nên] khiến ra thời gian lâu xa hay là mau. Nhưng nói chung Tam quả kiểu này cũng ngon, tức là lên đó rồi, đâu có sợ khổ đau nhiều đâu. Từ Sơ thiền trở đi là khỏe rồi, đâu có khổ gì đâu, cho nên cứ từ từ chứng Niết-Bàn cũng được, chứng A-la-hán chậm chậm cũng được, không sao.
23. Hướng A-la-hán: [Tiếp theo] là xuống tới Tứ quả A-la-hán, có chỗ xếp mấy vị trí này vào Tứ quả hướng nữa. Ở bài nào đó Thiện Trang có giới thiệu rồi, mấy địa vị này ở Kinh 127 – Kinh Trung A Hàm, giới thiệu hết rồi. Ở đây chỉ giới thiệu lại và nói rõ cho quý vị.
24. Tư pháp: là thuộc địa vị A-la-hán, mong cầu Vô dư Niết-Bàn cấp thời vì sợ thoái thất. Tức là người này luôn luôn suy nghĩ rằng mình phải mau mau chứng được Niết-Bàn, chứng A-la-hán cho nhanh, vì sợ thoái thất, bởi vì cứ lên là thoái xuống. Giống như trong kinh có vị Tỳ-kheo đó, thoái đến sáu lần, cứ chứng được A-la-hán mà chỉ mới có được một phần, chưa được A-la-hán Câu giải thoát. Cho nên cứ vô rồi ra, sáu lần, đến lần thứ bảy được là lo tự sát luôn. Đó là dạng Tư pháp.
25. Thăng tấn pháp: quả vị này cũng thuộc về Tứ quả A-la-hán, có khả năng tiến tới Bất động tánh. Người [vào địa vị] này thì tốt hơn Thăng tấn [pháp], là tiến tới [Bất động tánh]. Tức là tu [quả vị] A-la-hán, cứ tiến tới Bất động tánh thì sẽ chứng A-la-hán một cách viên mãn.
26. Bất động pháp: là căn cơ mãnh lợi, không bị chi phối bởi bất cứ duyên gì. Người tu tới địa vị này là ngon. Tức là lên tới đây rồi, thì cho dù A-la-hán lúc đó chưa chứng viên mãn Tứ quả A-la-hán theo tiêu chuẩn gọi là tuyệt đối, nhưng yên tâm, căn cơ của họ cũng rất là mãnh lợi (tức là mạnh mẽ và nhanh chóng), cho nên không bị chi phối bởi bất cứ duyên gì. [Dù là] duyên gì chăng nữa cũng không sao hết, cũng sẽ thành tựu được quả A-la-hán một cách đầy đủ.
27. Thoái pháp: hạng này yếu hơn, mặc dù chứng A-la-hán rồi, nhưng gặp nghịch duyên là bị sụt xuống các bậc Thánh thấp hơn. Ở trong Luận Đại Tỳ Bà Sa nói là sụt thấp nhất là về Sơ quả Tu-đà-hoàn. Có nghĩa là họ cũng có thể từ A-la-hán mà xuống lại Tu-đà-hoàn. Tại vì đây là Thoái pháp, gặp nghịch duyên, ác duyên quá là họ chịu không nổi. Cho nên nhiều khi tới A-la-hán kiểu này [thì] lo trốn thôi, chứ còn không trốn là có thể bị thoái chuyển.
28. Bất thoái pháp: [quả vị] này khá hơn, là bậc này có gặp duyên gì v.v… cũng không bị thoái, nhưng tiến không được bao nhiêu, tiến không nhiều. Có khi chia ra [là] tiến được tới. Đây [là] Bất thoái pháp. Đằng sau còn có địa vị khác.
29. Hộ pháp: là do thủ hộ mà không thoái thất. Tức là người này giỏi lắm, vừa chứng được A-la-hán (Tuệ giải thoát chứ không phải Câu giải thoát), nên luôn luôn lo mà tu, tập trung tâm ở trong đó, gọi là thủ hộ, giữ bảo vệ pháp của mình. Cho nên là không bị thoái thất, không bị thoái chuyển.
30. Hộ tắc Bất thoái Bất hộ Tắc thoái: tức là hạng này nếu hộ pháp, hộ trì, lo tu tập cho [tốt] thì không thoái chuyển, [còn] tu giải đãi là thoái chuyển. A-la-hán vẫn có hạng này.
31. Thật trụ pháp: là không bị chi phối [bởi] nghịch duyên để thoái thất, nhưng không tiến tới. Tức là người này cũng khá lắm, căn tánh rất tốt, nghịch duyên gì cũng chịu đựng được, nhưng không tiến tới nữa. Tức là lên nữa thì không lên, mà cứ dừng ở đó, đợi đến bao giờ hết duyên, tức là hết thọ mạng rồi, thì cũng nhập Niết-Bàn thôi. [Hạng này] không có tiến lên được, mà giữ nguyên như vậy.
32. Tuệ giải thoát và 33. Câu giải thoát: Câu giải thoát là đầy đủ nhất. A-la-hán này là A-la-hán thật sự mà chúng ta hay học.
Đó là Thiện Trang giới thiệu [cho quý vị] 33 [địa vị]. Có khi chia ra hoặc có khi không chia ra, nếu mình chèn thêm địa vị Tư-đà-hàm hướng và A-la-hán hướng, thì là 33 địa vị. Bữa nay giới thiệu [những] bậc Thánh đó, [để] quý vị thấy vui chút, mình hy vọng biết đâu mình có thể vào được. Thôi ráng vào [các địa vị] ở trên này thôi (Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế Đệ Nhất) cũng được. Quý vị vô [địa vị] Nhẫn vị là cũng ngon rồi nha.
Nhẫn vị này thì Thiện Trang coi bên Luận Câu Xá có nói, nhưng bên A Tỳ Đàm không biết sao không thấy. Điều này chúng ta cứ học, tức là Tứ gia hạnh này bên A Tỳ Đàm hình như không thấy nhắc, hay là do Thiện Trang coi chưa hết [nên] không biết. Nhưng tiếp theo là Tùy tín hành, Tùy pháp hành là cũng dễ rồi đúng không? Chúng ta học rồi mà. Chứ còn xuống Tu-đà-hoàn là bắt đầu hơi khó. Nhưng nếu chúng ta dùng niềm tin không hoại đối với Phật, Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới để vào Tu-đà-hoàn, thì cũng dễ, không khó. Chúc mừng quý vị! Vì quý vị nghe những điều này thì quý vị thấy con đường để vào [địa vị] Thánh nhân của chúng ta không khó, chứ không bình thường mình sợ quá.
Ở trong Kinh 888, Kinh Tạp A Hàm, có bài kinh là đức Phật dạy cho một đoàn thương nhân, tức là đoàn người đi buôn. Họ đi qua sa mạc hoang vu, nên họ sợ hãi quá. Đức Phật dạy cho họ là hãy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng thì tất cả các sự sợ hãi sẽ được tiêu trừ. Cho nên là hãy cứ luôn luôn niệm như vậy. Niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng thì không phải chỉ để hết sợ hãi đâu, mà người đó sẽ đắc được các thú hướng vào Sơ quả Tu-đà-hoàn, hoặc đắc Tu-đà-hoàn, hoặc Tư-đà-hàm, A-na-hàm đến A-la-hán.
Cho nên pháp niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng cũng quan trọng. Chúng ta tu, đạo Phật có 84 ngàn Pháp môn là nói kiểu đó đó. Chính trong Kinh A Hàm nói như vậy, tức là có thể tu pháp nào cũng vào được, chứ không phải là chỉ có mỗi cách tu của chúng ta. Thông thường tu một hồi, kiểu nào thì cũng vào được như vậy thôi.
Mà niệm Phật theo kiểu gì? Niệm Phật theo Kinh A Hàm là không phải niệm danh hiệu Phật, mà niệm 10 công đức của Như Lai (Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, [Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn]). Niệm Phật là niệm công đức của Như Lai, niệm về hạnh của Như Lai, chứ không phải là niệm danh hiệu Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Quý vị nên nhớ vậy! Đó là trong Kinh A Hàm.
Niệm Pháp là gì? Hình như hồi bữa chúng ta đã học rồi đúng không? Có trong này hết rồi. Hôm nay nếu có thời gian thì Thiện Trang sẽ giới thiệu cho quý vị [về pháp] niệm Tăng.
Đây là bảng mà Thiện Trang tạm giới thiệu. Sau này sẽ cập nhật thêm, nhưng dù sao [như vậy] cũng được, ở đây chèn thêm cho đủ 33 địa vị.
Bây giờ [Thiện Trang] sẽ giới thiệu cho quý vị một số địa vị ở trong [bảng] này. Hôm bữa hình như Thiện Trang đã giới thiệu được bốn địa vị (ở bài 24) là Kiến đáo, Thân chứng, Tùy tín hành, Tùy pháp hành rồi. Còn Tín giải thoát, Gia gia, Nhất chủng chưa thấy; Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì nói rồi. Vấn đề là chúng ta thấy có rất nhiều địa vị, bây giờ mỗi ngày học một ít. Cho nên hôm nay Thiện Trang tiếp tục giới thiệu các quả vị, trích trong kinh để chúng ta có niềm tin, chứ không phải mình tự nói. Còn lâu lâu thì Thiện Trang có tự nói, quý vị nghe, tin được thì tin, không tin thì từ từ cứ coi trong kinh.
Các Quả Vị
Tôi nghe như vầy: Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo an trụ đầy đủ giới, khéo nhiếp trì Ba-la-Đề-mộc-xoa (Ba-la-Đề-mộc-xoa cũng là giới, dịch là Biệt giải thoát, Biệt biệt giải thoát. Tức là trong Giới luật, đức Phật nói nếu mình giữ được giới nào thì được giải thoát ngay giới đó. Giải thoát ở đây có nghĩa là tâm được giải thoát, thân được giải thoát. Ví dụ quý vị giữ giới không trộm cắp, thì quý vị không lo lắng, bởi vì: thứ nhất là quý vị không ray rứt. Mình không làm việc gì xấu, cho nên mình yên tâm, mình không có hối hận, không bị Trạo hối. Tại vì quý vị đâu có làm gì xấu đâu, không có trộm cắp, không lấy tài sản của ai. Rồi quý vị không sợ hãi bởi những nạn, giống như [sợ] người ta bắt mình vì tội trộm cắp, hay là người ta oán thù v.v… cho đến các nỗi sợ hãi khác. Cho nên giữ được giới nào thì giải thoát được giới đó, giải thoát về thân và tâm. Nên giới còn gọi là Ba-la-Đề-mộc-xoa, gọi là Biệt giải thoát hay là Biệt biệt giải thoát. Cho nên giữ được giới nào thì tốt được giới đó. Quý vị để ý điều đó.
Ở đây Thiện Trang sẵn nói về giới luôn, tại vì đằng nào cũng nói. Thiện Trang để ý thôi, quý vị coi thử có đúng không. Thiện Trang thấy là nếu mình giữ được các giới, đặc biệt là các giới nhỏ, mình trì được nghiêm bao nhiêu thì cơ thể mình khỏe mạnh được bấy nhiêu. Ví dụ nếu quý vị ăn chay, hoặc là quý vị giữ được những giới nhỏ nhỏ thôi. Tỳ-kheo có rất nhiều giới nhỏ, mà giữ được càng nhiều, thì cơ thể quý vị càng khỏe mạnh.
Quý vị thấy như những quý thầy đi [trong] đoàn Sư Minh Tuệ chẳng hạn, tại sao [các vị ấy] khỏe mạnh được? Chính vì giữ được giới, giới nhỏ cũng giữ được. Thiện Trang không trì được 250 giới hoàn toàn, [100%] thì không trì được, có những giới Thiện Trang chưa trì được. Nhưng Thiện Trang thấy trì càng nhiều bao nhiêu, thì sức khỏe Thiện Trang tốt bấy nhiêu. Thiện Trang chỉ cần phá một giới nào đó, ví dụ như Thiện Trang phá giới không ăn phi thời thôi. Lâu lâu đi đâu đó, ăn phi thời, ví dụ như buổi chiều buổi tối ăn, thì sau đó Thiện Trang thấy sức khỏe có vấn đề. Chỉ cần một giới đó không trì thôi, là thấy có vấn đề. Rồi về mình giữ lại, tại vì giới đó không phải là giới trọng, giới nhẹ thôi. Những giới đó thì mình sám hối, [rồi mình] giữ lại được, không có vấn đề. Đừng có phá bốn giới trọng, bốn Ba-la-di gọi là bốn Bất cộng trụ thôi. Những giới [nhỏ] thì mình sám hối, mình giữ lại thì sau đó bình thường.
Cho nên cố gắng, quý vị giữ càng nghiêm bao nhiêu thì càng tốt. Ví dụ như Thiện Trang có giới Bồ-tát nữa. Giới Bồ-tát thì có giới không ăn thịt chúng sanh, không ăn ngũ tân. Thiện Trang thấy lỡ đi đâu, mình ăn đồ ăn, ví dụ như ăn bánh có một chút trứng ở trong đó chẳng hạn, mà mình kêu thôi cứ ăn đại đi, [có] một chút xíu thôi. Sau đó là mình thấy có vấn đề. Hoặc là mình ăn ngũ vị tân, kêu lâu lâu mình đi [ra ngoài], không có chỗ nào có đồ ăn, thôi kệ bây giờ lỡ có chút xíu trong đó, thôi ăn đỡ đi, thì sau đó Thiện Trang thấy có vấn đề. Cho nên [theo] kinh nghiệm của Thiện Trang thôi nha, quý vị hãy thử xét xem. Cứ giữ giới càng nghiêm bao nhiêu, thì lợi ích mình được [nhiều] bấy nhiêu.
Lợi ích đầu tiên là sức khỏe tốt, mà khi có sức khỏe rồi thì mình tu tập mới được quý vị ạ. Cho nên tại sao Sư Minh Tuệ có sức khỏe là vậy. Tại vì [ngài] giữ giới nghiêm quá, giữ quá nghiêm, 250 giới Tỳ-kheo của Bắc truyền, hay là 227 giới của Nam truyền. Giữ được nghiêm, cho nên tự nhiên có sức khỏe. Mình thì nghĩ phải ăn nhiều mới có sức khỏe, nghĩ là mình phải làm điều gì đó mới có sức khỏe. Nhưng không, ngoài làm [vậy] ra, thì việc [giữ giới] còn trợ duyên thêm. Còn những bệnh nhỏ nhỏ hay bị xảy ra, là tại vì mình giữ giới không nghiêm.
Cho nên lâu lâu Thiện Trang kiểm nghiệm lại, [thấy] hình như đúng đó. Cho nên ráng [giữ giới nghiêm], quý vị thử coi. Giữ giới càng nghiêm bao nhiêu, [thì được lợi ích bấy nhiêu]. Ngay cả giới nói dối, quý vị kêu không phạm Đại vọng ngữ, phạm Tiểu vọng ngữ cũng được. Nhưng nếu quý vị giữ được càng nhiều bao nhiêu, thì quý vị sẽ thấy sức khỏe tu tập và trí tuệ của quý vị sẽ sáng lên bấy nhiêu. Tại vì sao thì không biết. Có thể là do mình được gia trì, hoặc là được thần bảo hộ, hay có thể là do phước sanh, hay có thể do mình tu tập như vậy thì tương ưng, cho nên tự nhiên cơ thể mình tốt thôi. Quý vị thử coi nha, quý vị cứ làm đi. Phật Pháp là đến để mà thấy, chứ không phải là nghe không [thôi] mà tin được.
Mình cứ làm đi, quý vị tự mỗi người thử làm đi. Quý vị thử giữ giới không ăn phi thời một thời gian đi, tuy người quý vị ốm nhưng [cơ thể] rất khỏe, trừ khi quý vị làm việc nhiều quá. Nhưng ngày nào quý vị thọ Bát quan trai, quý vị giữ cho chặt vô ngày hôm đó. Thứ nhất, ví dụ như quý vị đừng coi phim ảnh, coi này coi kia, rồi lên mạng rầm trời, thì tự nhiên ngày hôm sau quý vị thấy người của quý vị rất tốt. Quý vị làm một thời gian là phước báu lớn. Còn mình tùy tiện quá, thì thường hiệu quả không lớn. Cho nên hãy thử thực hành nha.
Đó là Ba-la-Đề-mộc-xoa, là Biệt giải thoát, Biệt biệt Giải thoát. Làm được giới nào thì tốt được giới đó, và giải thoát được giới đó.
Đầy đủ oai nghi hành xứ, thấy những tội vi tế hay sanh lòng sợ hãi. Quý vị thấy không ạ? Tức là Tỳ-kheo phải an trụ đầy đủ Giới, đến nỗi thấy những tội vi tế hay sanh lòng sợ hãi. Mình thì thấy mấy tội nhỏ, mình không sợ hãi, tội lớn cũng không sợ luôn thì thua. Ở đây nói Tỳ-kheo tức là nói người tu hành.
Tỳ-kheo khi đã an trụ đầy đủ Giới, khéo nhiếp trì Ba-la-Đề-mộc-xoa, đầy đủ oai nghi hành xứ, thấy những tội vi tế hay sanh lòng sợ hãi, bình đẳng thọ trì học Giới, khiến cho sự tu tập Tam học đầy đủ (Tam học là Giới, Định, Huệ). Những gì là ba? (Những gì là Tam học?) Đó là Tăng thượng Giới học, Tăng thượng Tâm học, Tăng thượng Huệ học.
Thế nào là Tăng thượng Giới học? Tỳ-kheo giới đầy đủ, nhưng Định ít, Huệ ít; đối với mỗi một phần giới vi tế… cho đến nên gìn giữ giới học. Có nghĩa là người này thì chuyên giữ giới thôi, gọi là Tăng thượng Giới học, còn Định thì ít, Huệ ít. Có nghĩa là tư duy pháp, học pháp không nhiều, Thiền định không nhiều, mà lo giữ giới không [thôi]. Đó gọi là Tăng thượng Giới học.
Tỳ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, đoạn trừ ba Kiết (ba Kiết sử), và Tham, Nhuế, Si còn mỏng, được Nhất chủng đạo. Đây là địa vị Nhất chủng đạo (ở trên bảng này, có hạng Nhất chủng [11]). Quý vị thấy ở đây chắc phải nói là tu theo giới Tỳ-kheo, thì được vào địa vị Nhất chủng đạo, tức là địa vị chỉ còn tái sanh một đời nữa thôi.
Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác thì được Tư-đà-hàm (quý vị thấy không, địa vị này xếp vô Tư-đà-hàm luôn, chứ không phải là Tu-đà-hoàn đâu. Tuy là Tu-đà-hoàn, nhưng đôi khi xếp là Tư-đà-hàm luôn); Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác thì được gọi là Gia gia (hôm nay chúng ta học thế nào là địa vị Gia gia đúng không?); Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác thì được Tu-đà-hoàn (cho nên quả vị Nhất chủng đạo này không biết xếp vào đâu hết. Tại vì đức Phật nói là nếu chưa được Đẳng giác, cao nhất là có thể từ Tư-đà-hàm (địa vị thứ hai), nhưng cũng có thể xếp vào địa vị Gia gia (hồi nãy học rồi), và cũng có thể xếp vào Tu-đà-hoàn. Cho nên địa vị Nhất chủng đạo này không biết xếp vào đâu, xếp lên trên hay xếp xuống dưới cũng không được. Có khi xếp lên trên, có khi xếp vào giữa giữa, có khi xếp xuống dưới); Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác thì sẽ được Tùy pháp hành(Tùy tín hành cũng xếp ở đây luôn. Có nghĩa là Nhất chủng đạo này cũng có thể là Tùy pháp hành (là Tu-đà-hoàn); Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác thì sẽ được Tùy tín hành. Đó gọi là Tăng thượng Giới học.
Như vậy [địa vị] Nhất chủng đạo này có thể đưa ra những kết quả: Một là Tư-đà-hàm, là cao nhất; tiếp theo là Gia gia; hay là xuống Tu-đà-hoàn; hay là Tùy pháp hành, Tùy tín hành. Thật ra Tùy pháp hành, Tùy tín hành cũng thuộc về Tu-đà-hoàn thôi, [nhưng] thấp hơn.Đó gọi là Tăng thượng Giới học.
Cho nên quý vị muốn vô mấy địa vị đó, thì quý vị tu điều gì? Sau khi học đoạn đó thì quý vị biết tu điều gì rồi đúng không? [Đó là] tu Giới. Phải giữ giới nha, ráng giữ giới. Đây là Định ít, tu Thiền định không được; Huệ ít, là học pháp không hiểu. Nhưng quý vị giữ giới cho chặt vô, giữ giới cho đúng vô, thì quý vị cũng đoạn trừ được ba Kiết (ba Kiết sử). Ba Kiết sử là: Thân kiến, Giới cấm thủ và Nghi, tự nhiên hết. Như vậy có thể chứng được địa vị Nhất chủng đạo. [Địa vị này], cao thì có thể đạt đến Đẳng giác, là A-la-hán luôn. Còn không được thì xuống Tư-đà-hàm, không thì xuống Gia gia, Tu-đà-hoàn, Tùy pháp hành, Tùy tín hành. Mấy địa vị này chúng ta học [riết] nên thấy quen. Cho nên giữ giới quan trọng, đừng tưởng không giữ giới [mà được].
Quý vị đồng tu tại gia ráng thọ Bát quan trai. Cho nên đức Phật mới nói: Nếu người Cư sĩ không thọ Bát quan trai, một tháng có sáu ngày Trai mà không thọ, thì giống như cây trổ hoa mà không có trái, giống người con gái lấy chồng mà không có con, giống như là đi buôn mà không có lời, lỗ vốn v.v… Những ví dụ đó có trong bộ Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập, để bữa nào Thiện Trang trích lại nguyên văn. Quý vị cứ coi trong bộ Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập có đó, đức Phật nói nha. Và đức Phật còn chê trách những người không giữ ba tháng Thần biến (tháng Giêng, tháng Năm và tháng Chín), [tức là] tu Bát quan trai. Cho nên mình tu xa quá, mình tu thấp quá.
Quý vị mà tu giới Bát quan trai tại gia, thì quý vị cũng sẽ được kết quả như vậy. Còn bây giờ mình tu ít quá mà. Có đồng tu nói với Thiện Trang: “Thầy ơi, bây giờ con không có ngày nào nghỉ hết, làm sao con tu được Bát quan trai”. Thiện Trang nói là trong tuần ráng nghỉ một ngày đi. Một tháng đức Phật nói [tu Bát quan trai] sáu ngày, mình không tu được sáu ngày thì mình tu bốn ngày. Chẳng lẽ một tuần không nghỉ được ngày nào sao? Ráng nghỉ đi chứ! Người đó kêu: “Con không có thời gian”. Thiện Trang nói nếu không có thời gian nghỉ, thì mình coi sự việc thế gian nặng hơn sự việc xuất thế gian. Có nghĩa là mình chưa có tha thiết với sanh tử, đúng không ạ? Mình vẫn còn ham Ta Bà quá, ham thế giới này quá, mình ham luân hồi quá. Còn muốn ra khỏi sanh tử, mà không nghỉ nổi một bữa trong tuần thì thôi chứ!
Người ta đi làm ở các nước, trong lịch chúng ta được nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật mà. Ở Việt Nam thì hầu như ít được nghỉ hai ngày, chỉ nghỉ một ngày. Nhưng dù sao hai ngày [nghỉ] trong tuần, mà quý vị không tu được một ngày Bát quan trai sao? Rồi ráng ráng thêm chút nữa. Tức là cứ hai tuần, Thiện Trang nói thế này, [tu] sáu ngày [trong tháng] đơn giản lắm. Hai tuần thì mình tu ba ngày, tuần này mình tu hai ngày, thì tuần sau mình tu một ngày. Quý vị có thứ Bảy, Chủ nhật, thì tuần này cho quý vị đi chơi thứ Bảy đi, quý vị tu ngày Chủ nhật. Tuần sau thì quý vị tu Bát quan trai hai ngày: thứ Bảy và Chủ nhật.
Cứ như vậy nhân đôi lên, thì một tháng quý vị tu được sáu lần, là đủ tiêu chuẩn của Phật. Đó là mình có thể tu như vậy. Nếu mình không tu các ngày trai được, thì mình tu những ngày Chủ nhật với thứ Bảy cũng được, thì mới tu được chứ, mới có hy vọng, mới vô. Chứ bây giờ mình tu ít quá thì làm sao được! Suốt ngày mình không có học pháp gì hết, toàn ở trong thế gian thôi, thì khổ lắm.
Đó là Tăng thượng Giới học, là tu thiên về Giới.
Thế nào là Tăng thượng Tâm học? Tỳ-kheo đầy đủ Định (đây là phải tu Định), đầy đủ Tam-muội(Tam-muội cũng thuộc về Định. Mai mốt chúng ta học trong Luận Câu Xá này, chúng ta sẽ biết thế nào là Tam-muội, thế nào là Định. Chứ không phải mình cứ cho Tam-muội là Định. Không phải! Định khác, Tam-muội khác. Cho nên đức Phật mới nói Định với Tam-muội chớ), nhưng Huệ ít; đối với mỗi một phần giới vi tế, nếu phạm thì theo đó mà sám hối… cho đến nên gìn giữ học giới.
Ở đây quý vị thấy nhân tu là phải tu Định nhiều, nhưng trí huệ ít quá, tức là học pháp không hiểu được bao nhiêu hết. Rồi Giới thì sao? Phần giới nhỏ nhỏ vi tế thì cho phạm luôn. Đức Phật nói nếu phạm thì theo đó mà sám hối.
Đây là hạng thứ hai. Hạng người này là tu Định nhiều, gọi là Tăng thượng Tâm học. Tu Định nhiều hơn, đầy đủ các Tam-muội, tức là tu các loại Thiền định. Và Giới thì giữ không được nghiêm, hay phạm những giới nhỏ. Còn bốn giới trọng mà phạm thì thôi, là không được. Và Huệ cũng kém. Ở đây có nhiều đồng tu than: Con không có trí huệ, con học pháp không hiểu lắm. Quý vị học được, hiểu tới đây là quý vị giỏi rồi đó. Còn không hiểu lắm thì cũng không sao. Đức Phật nói ở trên, [có] hai hạng Huệ ít, nên không sao nha.
Tỳ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, đoạn trừ Năm hạ Phần kiết là Thân kiến, Giới thủ (Giới cấm thủ), Nghi, Tham dục, Sân nhuế; đoạn trừ Năm hạ Phần kiết này, được Trung Bát-niết-bàn. Quý vị thấy không? Tới quả vị Trung Bát-niết-bàn luôn. Trung Bát-niết-bàn nằm ở đâu? [Quý vị xem] trên [bảng], Trung Bát-niết-bàn là số 18. Cho nên tu Định hơn tu Giới, Trung Bát-niết-bàn là vô luôn Niết-bàn ngay sau khi vừa lên trời Tịnh Cư Thiên. Ngũ Tịnh Cư Thiên là năm tầng trời Bất Hoàn. Cho nên bay lên trên đó luôn, tu Định cao vậy đó, đầy đủ Tam-muội mà. Định này là định Tứ thiền, không phải định bình thường đâu.
Ở đây nếu chưa được Đẳng giác (tức là chưa chứng A-la-hán) thì được Sanh Bát-niết-bàn; Có nghĩa là kém hơn một chút, thì xuống Sanh Bát-niết-bàn (lúc nãy học rồi, số [20]).
Ở đây nếu chưa được Đẳng giác thì được Vô hành Bát-niết-bàn; Sanh Bát-niết-bàn là thác sanh lên Tịnh Cư Thiên một thời gian mới nhập Niết-Bàn. Còn Vô hành Bát-niết-bàn thì không cần tinh tấn tu tập nữa cũng nhập Niết-Bàn, địa vị này sướng hơn. Cho nên tu có Định quan trọng lắm quý vị, còn chúng ta thường cứ lo tu Huệ không thôi. Thật ra tu Định là được quả này.
Ở đây nếu chưa được Đẳng giác thì sẽ được Hữu hành Bát-niết-bàn; Hữu hành Bát-niết-bàn kém hơn. Vô hành Bát-niết-bàn, lên đó chơi chơi thôi cũng thành tựu. Còn Hữu hành Bát-niết-bàn, lên đó phải dụng công thì mới đạt được Tứ quả A-la-hán. Còn nếu ngon nữa thì lên trên, quý vị thấy ở trên, Trung Bát-niết-bàn là ngon nhất. Sanh Bát-niết-bàn thì cũng ngon, càng xuống là càng thấp, đây là địa vị đức Phật xếp cho mình.
Ở đây nếu chưa được Đẳng giác thì được Thượng lưu Bát-niết-bàn. Thượng lưu Bát-niết-bàn thì tệ hơn, đi một phát từ Sơ thiền đến Tứ thiền (tất nhiên cũng không cố định trong đó), đi một vòng hết trên đó thì lâu quá, mới chứng được Niết-Bàn, tức là chứng được A-la-hán.
Đây gọi là Tăng thượng Tâm học.
Quý vị thấy Thiện Trang sắp xếp rất hợp lý, tức là bài này, tại sao Thiện Trang giới thiệu cái bảng dài ở trên, là để giới thiệu vô bài này. Tại vì chúng ta phải học có trình tự logic một chút, thì chúng ta dễ nhớ. Hôm bữa giới thiệu cho quý vị, tung hỏa mù thì quý vị chịu không nổi, nên giới thiệu cho quý vị các quả vị tu chứng thôi. 27 quả vị Hiền Thánh gồm có: Vô học (là) A-la-hán, thì có chín địa vị, và trước A-la-hán thì có Tùy tín hành, Tùy pháp hành… có 18 địa vị.
Bữa nay Thiện Trang kéo thêm bốn địa vị Tứ gia hạnh, mặc dù Thiện Trang giới thiệu rất lâu rồi, nhưng hôm nay kéo vô. Rồi kéo thêm mấy địa vị Gia gia vô, bây giờ mới giải thích. Chính trong bài này, trong kinh này, đức Phật đã giải thích cho chúng ta rồi.
Đó là Tăng thượng Tâm học,là tu thiên về Định, thì được quả như thế này. Về Giới, thì có thể phạm giới nhỏ. Còn nếu quý vị giữ luôn trọn giới, thì xin chúc mừng, quý vị là A-la-hán luôn.
Trong định nghĩa của giới Tỳ-kheo, giới Tỳ-kheo còn gọi là Cận viên, #cận là gần; #viên là viên mãn, gần với viên mãn, là A-la-hán. Tức là một vị A-la-hán luôn luôn giữ trọn được giới Tỳ-kheo. [Hạng này] vì chưa giữ giới trọn vẹn, cho nên mới tới Tam quả A-na-hàm thôi, tại vì ở đây [nói] có phạm giới vi tế.
Thế nào là Tăng thượng Huệ học? (Đây là tầng thứ ba, dành cho những người có trí tuệ, chúng ta chắc cũng có nhiều người có trí tuệ đây, toàn là tu, nhưng có phải như vậy không?) Tỳ-kheo đầy đủ học Giới, đầy đủ Định, đầy đủ Huệ (có nghĩa là phải đủ cả ba, chứ không phải Huệ học, rồi cứ lo học pháp không [thôi], thì không được). Tỳ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát Dục hữu lậu (Dục hữu lậu tức là ra khỏi Hữu lậu của Dục giới, tức là Phiền não của cõi Dục. Dục giới từ Địa ngục cho tới tầng trời thứ Sáu, có cõi Người chúng ta ở giữa), tâm giải thoát Hữu hữu lậu (Hữu hữu lậu tức là khỏi Sắc giới), tâm giải thoát Vô minh Hữu lậu (tức là Vô sắc giới luôn, hết luôn); giải thoát Tri kiến, tự biết rằng ‘ta, sự sanh đã dứt, Phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa’. Đó gọi là Tăng thượng Huệ học”.
Quý vị nhớ Tăng thượng Huệ học là chứng A-la-hán, và thật ra đầy đủ ba công thức: đầy đủ Giới, đầy đủ Định, và đầy đủ Huệ. Chứ không phải mình nói mình lo tu Huệ không [thôi], là tôi học xong điều này. Cho nên tối thiểu quý vị phải tu hai điều: Một là quý vị phải tu Giới đầy đủ, và Định ít, Huệ ít. Còn không thì quý vị phải tu Định đầy đủ và Tam-muội đầy đủ, Huệ ít, Giới thì có thể phạm những giới nhỏ, thì quý vị vào đây. Còn nếu tu kiểu khác thì không vào bài kinh này. Nếu không vào bài kinh này, thì quý vị hỏi vào đâu? Mình có thể coi thử là vào đâu. Tùy tín hành và Tùy pháp hành là ở đây rồi. Cho nên giữ giới quan trọng là vậy.
Đức Phật nói Kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
(Kinh 791. Niết-Bàn (2)131 – Kinh Tạp A Hàm).
Bài Kinh này tên là Niết-Bàn, vì có hai bài Kinh [tên] Niết-Bàn, nên đây là bài Kinh Niết-Bàn số hai, Kinh Tạp A Hàm, quý vị có thể coi.
Vậy hôm nay [chúng tôi] đã giới thiệu cho quý vị thêm mấy địa vị Thánh, và hình như chúng ta thấy cũng không khó lắm đúng không quý vị? Học thì cảm thấy không khó lắm, mà khi tu thì thấy khó quá đi, vì sao vậy? Tại vì giữ giới vẫn là điều khó, Thiện Trang thấy đúng là giữ giới vẫn là điều khó. Cho nên nếu thành tựu được thì dễ thôi. Cứ vô kêu Tùy tín hành dễ mà, Tu-đà-hoàn dễ, nếu như niềm tin bất hoại đối với Phật, niềm tin bất hoại đối với Pháp, niềm tin bất hoại đối với Tăng, làm được mà. Nhưng sau mới quất cho, thành tựu Thánh giới là rớt.
Cho nên niềm tin thì tin, nhưng chưa làm được Giới, là cũng chưa tin hoàn toàn. Kiểu vậy đó! Quý vị coi Thiện Trang có trích [Chú Giải] 131, [trong] Kinh Tạp A Hàm, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh 823, nếu quý vị coi bản chữ Hán.
Sẵn nói về các quả vị, thì [Thiện Trang] giới thiệu thêm cho quý vị kinh về các quả vị nữa, để chúng ta nghe. Đây thật ra là nằm trong Tứ đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Quý vị thấy đoạn vừa rồi là thuộc về phần nào trong Tứ đế? Nhiều người sẽ nói là nằm trong Đạo đế. Đúng không quý vị? Đúng rồi! Đạo đế là chính xác, Đạo đế là con đường để đi đến Niết-Bàn. Và thật ra cũng là ở Diệt đế nữa, Đạo đế và Diệt đế. Có nghĩa là kết quả mình đạt được, nhưng học về Đạo nhiều hơn là Diệt.
Chúng ta sẽ thêm một bộ kinh nữa nói về quả vị, kinh này nhẹ nhàng hơn, để an ủi cho quý vị. Quý vị thấy trên kia khó quá đi, thì xuống dưới này an ủi cho quý vị.
Nói Về Các Quả Vị (Tiếp Theo)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật ở trong vườn Ni Câu Luật, nước Ca Tỳ La Vệ. Bấy giờ những người họ Thích ở Ca Tỳ La Vệ tụ tập tại nhà cúng dường bàn luận, hỏi:
“Ma Ha Nam, thế nào là lời thọ ký tối hậu? Bách Thủ họ Thích132 (tức là có một người họ Thích, tên là Bách Thủ, có Chú Giải tiếng Pali) mạng chung (tức là ông chết), đức Thế Tôn thọ ký người ấy đắc Tu-đà-hoàn, không rơi vào pháp đường dữ, nhất định hướng thẳng Chánh giác (Chánh giác, tức là A-la-hán), còn bảy lần qua lại Trời, Người, cứu cánh thoát khổ.
Đoạn này, quý vị biết ngài Ma Ha Nam còn gọi là Thích Ma Ha Nam, dòng họ Thích (Sakya); Sakya là Thích. Thích Ma Ha Nam là một Cư sĩ tại gia, lúc đó ông nổi tiếng trong cung thành Ca Tỳ La Vệ. Những người họ Thích của cung Ca Tỳ La Vệ, tới nhờ ngài Ma Ha Nam, hỏi: Có Bách Thủ họ Thích, tức là một người [tên] Thích Bách Thủ chết, đức Phật thọ ký người ấy đắc Tu-đà-hoàn, không rơi vào các pháp đường dữ nữa, và nhất định sẽ chứng Chánh giác (tức là chứng A-la-hán), còn bảy lần qua lại Trời, Người, cứu cánh thoát khổ. Người Tu-đà-hoàn tiêu chuẩn là còn bảy lần qua lại Trời, Người. Nhưng có khi ngắn hơn như Gia gia, Nhất chủng, thì ở đoạn trên chúng ta thấy như vậy. Đoạn này nói người này là [Tu-đà-hoàn] tiêu chuẩn, nhưng có một điểm bất thường ở đây:
Nhưng Bách Thủ họ Thích phạm giới uống rượu mà đức Thế Tôn lại thọ ký người ấy đắc Tu-đà-hoàn… cho đếncứu cánh thoát khổ. Này Ma Ha Nam! Ông nên đến hỏi đức Phật rồi như những gì đức Phật dạy, chúng ta sẽ vâng theo”.
Có nghĩa là học một hồi, thì thấy có một điều vô lý. Tại sao ông Thích Bách Thủ này phạm giới uống rượu, mà khi chết rồi thì đức Phật còn thọ ký cho ổng đắc Tu-đà-hoàn, chỉ còn bảy đời qua lại Trời, Người, rồi sẽ chứng quả A-la-hán, không còn khổ nữa. Tại sao như vậy? Cho nên là nghi. Và chính sự nghi này, nên mới nhờ ngài Thích Ma Ha Nam tới hỏi Phật, để về dạy lại cho cung thành Ca Tỳ La Vệ.
Quý vị thấy không? Tức là mình học thì mình có nghi chứ. Tại sao không thành tựu được Giới, phạm giới uống rượu, giới này là một trong Ngũ giới của người tại gia, thì làm sao đắc Tu-đà-hoàn được? Vô lý quá! Cho nên phải nhờ để hỏi. Đây là một câu chuyện cũng rất hay.
Khi ấy Ma Ha Nam đến chỗ đức Phật, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi xuống một bên, bạch đức Phật rằng:
“Thưa Thế Tôn! Chúng con, những người họ Thích ở Ca Tỳ La Vệ tụ tập tại nhà cúng dường bàn luận như vầy: ‘Ma Ha Nam! Thế nào là lời nói thọ ký tối hậu? Trong đó Bách Thủ họ Thích mệnh chung (mạng chung), đức Thế Tôn thọ ký đắc quả Tu-đà-hoàn… cho đến cứu cánh thoát khổ. Nay ông nên đến hỏi lại đức Thế Tôn, như những gì đức Thế Tôn dạy chúng ta sẽ vâng theo’. Bây giờ con xin hỏi Phật, cúi xin giải thích cho” (tức là bây giờ ổng đem câu hỏi đó, hỏi đức Phật).
Đức Phật nói với Ma Ha Nam:
“Thánh đệ tử nói: ‘Đại Sư Thiện Thệ! Đại Sư Thiện Thệ!’ Đây là cách [gọi] đức Phật. Thiện Thệ là một trong mười danh hiệu của Như Lai, Đại Sư cũng là danh hiệu của Như Lai luôn, Phật là mới xưng thôi. Đời sau này, bắt đầu chư Tổ Tịnh Độ tông, chư Tổ Thiền tông, dần dần ai cũng quất vô chữ Đại sư hết. Nhưng thực tế, đúng nguyên văn thì chữ Đại Sư này là chỉ Phật thôi. Thiện Thệ cũng là Phật, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, những danh hiệu này chúng ta đều đã học qua rồi.
Bây giờ nhiều khi lạm dụng, có những chữ như ‘Pháp chủ’, quý vị biết ai là Pháp chủ không? [Chỉ có] đức Phật mới là Pháp chủ, ‘Ta là đấng Pháp vương, Ta là chủ của các pháp’, trong kinh nói vậy, không ai có thể là Pháp chủ được hết. Nhưng thời đại nay cứ quất chữ Đại sư, Pháp chủ v.v… thậm chí nếu mình có danh gì nổi tiếng hơn, thì chắc cũng lấy luôn. Chúng ta phải hiểu là mỗi thời có mỗi cái khác nhau, nhưng những danh hiệu này thật ra là chỉ Phật dùng thôi. Bây giờ đời sau ai muốn dùng cũng được, thực ra cũng không quan trọng, nhưng chúng ta phải hiểu danh hiệu này là của Phật.
Miệng nói Thiện Thệ mà tâm Chánh niệm, Chánh kiến, tất nhiên thâm nhập Thiện Thệ. Tức là miệng nói đơn giản vậy thôi, mà tâm phải Chánh niệm, Chánh kiến, thì tất nhiên thâm nhập Thiện Thệ.
Thánh Đệ tử nói: ‘Chánh Pháp Luật! Chánh Pháp Luật!’ (chữ Pháp Luật này viết hoa cũng được, mà viết thường cũng được. #Pháp là Pháp; #Luật là Giới luật) Miệng nói Chánh Pháp Luật, mà phát tâm Chánh niệm, Chánh kiến, tất nhiên thâm nhập Chánh Pháp. Thánh Đệ tử nói: ‘Thiện hướng Tăng! Thiện hướng Tăng!’ (Thiện hướng Tăng là Quy y Tăng, kiểu vậy! Thật ra đây là nói Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng đó quý vị. Quy y mà nói cách khác). Miệng nói Thiện hướng, mà phát tâm Chánh niệm, Chánh kiến thì tất nhiên nhập Thiện hướng. Như vậy, này Ma Ha Nam! Thánh đệ tử đối với Phật một lòng tịnh tín, đối với Pháp, Tăng một lòng tịnh tín, đối với pháp có lợi trí, xuất trí, quyết định trí, thành tựu tám giải thoát, thân tác chứng, bằng trí tuệ mà thấy Hữu lậu đã được đoạn, đã biến tri. Như vậy, Thánh đệ tử không hướng vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, chẳng đọa đường dữ, nói là A-la-hán Câu giải thoát.133
Quý vị thấy đây là một cách để vào A-la-hán Câu giải thoát. Câu giải thoát là cũng ngon lắm! Thật ra chỉ cần lòng tin trong sạch đối với Phật, Pháp, Tăng thôi, vẫn là ba tiêu chuẩn này. Nhưng đối với pháp phải có lợi trí, có xuất trí, quyết định trí, những [trí] này là trí tuệ được rồi. Thành tựu được tám giải thoát, tám giải thoát này thì lát nữa Thiện Trang sẽ dẫn lại, tám giải thoát là gì. Mà thân tác chứng, bằng trí tuệ thấy được Hữu lậu đã đoạn, đã biến tri. Như vậy người đó không đọa vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh nữa, mà đó là A-la-hán Câu giải thoát luôn.
Quý vị thấy ghê không? Tu có bấy nhiêu thôi, đơn giản vậy đó, mà được A-la-hán Câu giải thoát. Không phải A-la-hán Tuệ giải thoát, mà là A-la-hán Câu giải thoát. Bách Thủ họ Thích trong Kinh Pali có tên nha, [là Sarakāni (Saraṇāni)]. A-la-hán Câu giải thoát hay Câu phần Giải thoát [là] A-la-hán chứng Diệt tận định.
Lại nữa, Ma Ha Nam! Thánh đệ tử tuyệt đối có tín tâm thanh tịnh đối với Phật… cho đến trí tuệ quyết định, không đạt được bát giải thoát (tức là tám giải thoát này không đạt được, chỉ thành tựu từ chỗ ‘Thánh đệ tử đối với Phật một lòng tịnh tín, đối với Pháp, Tăng một lòng tịnh tín, đối với pháp có lợi trí, xuất trí, quyết định trí’, tới đây thôi), thân tác chứng, thành tựu an trụ, nhưng vị ấy thấy, biết đã đoạn Hữu lậu. Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường dữ,… cho đến Tuệ giải thoát.
Ở đây Thiện Trang giới thiệu luôn [cho] quý vị quả vị Thánh, thế nào là A-la-hán Câu giải thoát và A-la-hán Tuệ giải thoát, hôm nay [chúng ta] đã được học. Quý vị cứ hiểu điều này đi, mới đầu nghe mơ mơ màng màng, nhưng giới thiệu qua đã, chứ bây giờ mà phân tích kỹ mấy thuật ngữ đó ra, là quý vị điên đầu đó. Từ từ nha! Cứ giới thiệu đã, quý vị cũng biết có căn cứ, rồi ngày nào đó quý vị học một hồi, quay lại coi bài này là quý vị hiểu, A-la-hán Câu giải thoát là gì, A-la-hán Tuệ giải thoát là gì. Làm sao để tới đó, thì chính bài này có.
Hôm nay Thiện Trang cung cấp cho quý vị quả vị Thánh đầy đủ luôn. Quý vị sướng quá, không mất thời gian [để] đi lục hết kinh điển, Thiện Trang lục hết cho quý vị rồi. Thiện Trang đưa ra ở đây và hoàn toàn nói dựa theo kinh điển. Bao nhiêu quả vị Hiền Thánh có ở trong kinh hết, và đây là Tuệ giải thoát.
Như vậy [địa vị này] chỉ thua ở trên, là không thành tựu được Tám giải thoát này thôi. [Vậy] thì rớt xuống một bậc, gọi là Tuệ giải thoát, không được Câu giải thoát.
Lại nữa, Ma Ha Nam! Thánh đệ tử tuyệt đối có tín tâm thanh tịnh đối với Phật… (giống y chang ở trên: một lòng tịnh tín đối với Phật, Pháp, Tăng, và có lợi trí, xuất trí), cho đến trí tuệ quyết định, tuy đã được tám giải thoát, thân tác chứng, an trụ có đủ, nhưng không thấy Hữu lậu được đoạn (tức là [A-la-hán Tuệ giải thoát] ở trên ngon hơn, tuy đằng trước là như vậy, nhưng Hữu lậu được đoạn rồi. Còn [Thân chứng] thì hơn [A-la-hán Tuệ giải thoát] ở chỗ là được Tám giải thoát, nhưng lại không đoạn được Hữu lậu. Khác nhau thì quả vị sẽ khác. Hai địa vị này gần gần giống nhau, quý vị phải để ý kỹ. Ở trên [A-la-hán Tuệ giải thoát] là các Hữu lậu được đoạn, còn dưới đây [Thân chứng] thì không thấy đoạn được Hữu lậu. Nhưng người ở trên thì không đạt được Bát giải thoát, còn người dưới này thì được Tám giải thoát (Bát giải thoát)). Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường dữ,… cho đến Thân chứng.
Địa vị này gọi là Thân chứng. Quý vị còn nhớ mấy địa vị ở trên như Thân chứng, Gia gia, Kiến đáo… không? Bữa [trước] mình học rồi. [Ở] đây Thân chứng là như vậy. Như vậy là chưa đoạn được Hữu lậu, tức là chưa đoạn được các Phiền não, mà họ chỉ mới có được Tám giải thoát thôi.
Lại nữa, Ma Ha Nam! Thánh đệ tử tuyệt đối có tín tâm thanh tịnh đối với Phật… cho đến trí tuệ quyết định (tức là nguyên đoạn:‘Thánh đệ tử đối với Phật một lòng tịnh tín, đối với Pháp, Tăng một lòng tịnh tín, đối với pháp có lợi trí, xuất trí, quyết định trí’ phải có. Đoạn này là giống nhau), không được tám giải thoát, thân tác chứng, thành tựu an trụ, nhưng thấy biết như thật đối với Chánh Pháp Luật. Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường dữ,… cho đến Kiến đáo.
Đây là địa vị Kiến đáo, hôm bữa chúng ta học Thân chứng với Kiến đáo này rồi, bữa nay học lặp lại, lặp lại nhưng học cách khác. Chúng ta thấy ở đây cũng được một địa vị nữa, là Kiến đáo.
Lại nữa, Ma Ha Nam! Thánh đệ tử tuyệt đối có tín tâm thanh tịnh đối với Phật… cho đến đến trí tuệ quyết định, tuy có thấy biết như thật đối Chánh Pháp Luật, nhưng chẳng được Kiến đáo (thấp hơn nữa). Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường dữ,… cho đến Tín giải thoát. Địa vị này gọi là Tín giải thoát. Lúc nãy chúng ta học địa vị Tín giải thoát nằm ở [bảng] trên là [7], Kiến đáo [8], Thân chứng [9]. Mấy quả vị này là thuộc [Tu-đà-hoàn & Hướng Tu-đà-hoàn], chứ không phải tới A-la-hán đâu. Còn Tuệ giải thoát [30], Câu giải thoát [31], quý vị thấy là rớt từng tầng hết. Cho nên có rất nhiều cách tu, và đây là cách tu [để đạt] Tín giải thoát.
Lại nữa, Ma Ha Nam! Thánh đệ tử tin vào ngôn thuyết thanh tịnh của Phật, tin vào ngôn thuyết thanh tịnh của Pháp, của Tăng, đối với năm pháp làm tăng trưởng trí tuệ, quán sát kỹ lưỡng, lãnh thọ, đó là tín, tinh tấn, niệm, định, huệ. Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường dữ,… cho đến Tùy pháp hành.
Hôm nay [quý vị] rõ hơn về Tùy pháp hành chưa? Có nghĩa là quý vị ráng chịu khó tin vào lời thuyết của Phật, của Pháp, của Tăng, và quý vị tu tăng trưởng trí tuệ giùm, ‘quán sát kỹ lưỡng, lãnh thọ’ về năm điều đó là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Huệ căn. Điều này hôm bữa mình học rồi. Quý vị làm được [năm] điều đó thì yên tâm, quý vị cũng không đọa vào đường dữ đâu, quý vị sẽ được Tùy pháp hành. Ngon không? Ngon mà! Yên tâm, Tùy pháp hành là không đọa đường dữ nữa rồi. Còn bây giờ tệ nữa thì [xuống] Tùy tín hành.
Lại nữa, Ma Ha Nam! Thánh đệ tử tin nơi ngôn thuyết thanh tịnh của Phật, tin nơi ngôn thuyết thanh của Pháp, của Tăng,… cho đến năm pháp, ít trí tuệ (mình hay [nói] tự ti là mình không có trí tuệ: Thầy Thiện Trang trí tuệ quá, còn con dốt quá, con học, con [cũng] không nhớ nữa. Vậy quý vị đi về đâu? Ở đây, cố gắng học giùm điều này), quán sát kỹ lưỡng, lãnh thọ; đó là tín, tinh tấn, niệm, định, huệ. Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường dữ,… cho đến Tùy tín hành.
Cho nên Tùy tín hành là ở đây nha quý vị. Tùy tín hành có nghĩa là quý vị không đọa đường dữ nữa, yên tâm! Tùy tín hành là ngon rồi. Ở đây đức Phật nói là không đọa vào đường dữ. [Địa vị] này cũng gọi là Sơ quả Tu-đà-hoàn, nhưng Tu-đà-hoàn này không biết bao giờ mới chứng A-la-hán. Tại vì Tùy tín hành nếu giữa chừng không chết thì mới chứng Tu-đà-hoàn. Nếu như chết giữa chừng thì cũng không sao, không có đọa đường dữ nữa.
[Địa vị] này dễ không quý vị? [Địa vị] này Thiện Trang thấy dễ, không cần trí tuệ, quý vị cố gắng tin giùm ba điều thôi là: Phật, Pháp, Tăng, và ở đây cũng không nói Thánh giới luôn. Quý vị không cần trí tuệ nhiều, mà quý vị làm cho kỹ năm căn Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ. Năm căn này hình như bữa trước có học rồi đúng không? Bữa nào để kiếm lại bài [mà] trong kinh đức Phật nói về Tín thế nào, Tấn thế nào, Niệm thế nào, Định, Huệ [thế nào]. Hình như bài trước mình học rồi, cho nên [quý vị] học kỹ lại năm căn đó. [Quý vị] học theo Phật thôi, học theo Phật và làm theo Phật là yên tâm, đừng có nghe thầy nào khác nói đi đâu, mất công học rồi rối lên.
Bài trước là có Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ, quý vị kết hợp bài đó với bài này là quý vị vào được Tùy tín hành. Tùy tín hành này dễ hơn đó. Thiện Trang thấy học tới Tùy tín hành hay Tùy pháp hành cũng được. Ai có trí tuệ thì theo Tùy pháp hành, còn ai không có trí tuệ thì rớt xuống Tùy tín hành. Tùy tín hành hay Tùy pháp hành cũng được thôi, một bên là lợi căn, một bên là thượng căn. Và theo nhiều vị thì xếp [địa vị] này vào Sơ quả hướng. Tại sao? Vì hướng đến Sơ quả. Chưa đắc Sơ quả Tu-đà-hoàn, nhưng [địa vị] này cũng không đọa vào đường dữ nữa. [Và quý vị] yên tâm không đọa [vào] đường ác Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, thậm chí đường ác trong A-tu-la cũng hết, quý vị không bén mảng tới nữa.
Điều này thì đúng thôi! Tại vì [địa vị] này xếp trên Nhẫn vị mà, Nhẫn vị đã không đọa rồi, thì tới [địa vị] này còn cao hơn nữa. Cho nên có người nói: “Hình như trong kinh không thấy nói đến Nhẫn vị, [chỉ] có Luận Câu Xá nói. Như vậy [địa vị] này có thể là Nhẫn vị không?” Có người đưa ra giả thiết như vậy. Nhưng chúng ta có thể thấy [địa vị] này tiêu chuẩn cao hơn Nhẫn vị, mai mốt chúng ta học cũng vậy.
Chúng ta học tới đây thì chúng ta yên tâm, đừng có sợ đọa đường ác quá, mình cứ ráng tu được như vậy đi. Quý vị coi lại năm điều: Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ này ở bài trước, quý vị làm theo [thì vào] Tùy tín hành hay Tùy pháp hành cũng được. Thông minh, trí tuệ thì vào Tùy pháp hành. Còn không thông minh, con ít trí tuệ quá, không sao hết, thì vô Tùy tín hành cũng được, chứ đâu cần phải cao siêu gì đâu. Phật pháp đơn giản vậy mà! Quý vị thấy cơ hội ra khỏi sanh tử dễ, và cơ hội để thoát khỏi đường ác, mãi mãi không đọa vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh và đường ác A-tu-la thì yên tâm, không có vào nữa. Và như vậy là ngon rồi.
[Còn] câu cuối này [là câu] chốt của đức Phật, quý vị nghe câu cuối này thì thích lắm.
Ma Ha Nam! Cây kiên cố này mà có thể hiểu nghĩa của những gì Ta đã nói thì thật không có việc này. Nếu nó có thể hiểu thì Ta cũng thọ ký, huống chi Bách Thủ họ Thích mà Ta không thọ ký đắc Tu-đà-hoàn.
Có nghĩa là đức Phật nói có một cái cây kiên cố, cây kiên cố này là cây ni-câu-luật (tiếng Pali). Đức Phật chỉ cái cây, nói: ‘nếu có thể hiểu nghĩa những gì Ta nói, thì thật là không có việc này’. Tức là cái cây không thể nào hiểu nghĩa được hết, nhưng nếu cây đó có thể hiểu nghĩa những gì Ta nói được, thì Ta cũng thọ ký cho nó đắc Tu-đà-hoàn luôn, huống chi Bách Thủ họ Thích mà Ta không thọ ký đắc Tu-đà-hoàn’. Có nghĩa là nếu quý vị hiểu được nghĩa, thì quý vị vào được dòng Tùy tín hành này v.v… Cuối cùng chết, ổng cũng chứng được [Tu-đà-hoàn].
Này Ma Ha Nam! Bách Thủ họ Thích lúc sắp chết, nhờ thọ trì Tịnh giới, bỏ uống rượu nên sau khi mạng chung, Ta ký thuyết ông ấy đắc Tu-đà-hoàn,… cho đến cứu cánh thoát khổ”.
Nghe đoạn này thì quý vị mừng rồi đúng không? Mình phạm mấy giới nhỏ nhỏ thì còn có hy vọng đắc Tu-đà-hoàn. Ông [Bách Thủ họ Thích] uống rượu là phạm giới nhỏ (giới uống rượu là giới nhẹ trong Ngũ giới của người tại gia), mà đến lúc sắp chết, ổng thọ trì Tịnh giới. Tức là lúc đó ông mới bỏ rượu, vì sắp chết rồi. Có nghĩa là giới này không phải giới trọng, cho nên cuối cùng vẫn sám hối được. Như vậy sau khi mạng chung, đức Phật ký thuyết (tức là thọ ký) cho ổng đắc Tu-đà-hoàn. Tại sao? Vì ổng đã vô được, chắc là Tùy tín hành hay Tùy pháp hành gì đó. Có nghĩa là ổng [cũng] ráng tu, nhưng chưa thành tựu giới hoàn toàn. Ổng còn phạm uống rượu trong đời, tới khi sắp chết thì mới giữ, thì cũng thành công.
Đó là [Thiện Trang] nói cho quý vị, nhiều khi quý vị học riết rồi quý vị sợ quá, phạm mấy giới nhỏ nhỏ cũng sợ. Xưa con đã tạo bao ác nghiệp, nào con tạo [ác], phạm giới gì đó v.v… thì bữa nay Thiện Trang chia sẻ bài này, để quý vị yên tâm rằng: [hồi] xưa có làm gì thì cũng không sao, bây giờ cứ quay lại, ráng tu, ráng giữ. [Cho nên] điều này mới hay chứ! Có những bài gọi là ‘vị tằng văn’ tức là chưa từng được nghe, thì bữa nay mình được nghe rồi.
Cho nên [địa vị] này dễ, cái cây mà hiểu [được] nghĩa, thì đức Phật còn thọ ký cho nó đắc Tu-đà-hoàn, huống hồ chi người. Vậy giờ mình hiểu được là mình cũng ngon lắm đó.
Ma Ha Nam họ Thích nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ (ổng nghe xong, ổng vui quá, và ổng tùy hỷ là mừng theo cho ông Bách thủ họ Thích (tức ông Thích Bách Thủ), từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ rồi lui.
(Kinh 1317. Bách Thủ – Kinh Tạp A Hàm).
Chúng ta thấy rõ ràng, tu đâu đến nỗi khó, Phật pháp đâu có khó quá đâu. Dễ mà! Càng ngày học, thấy tu càng dễ. Chứ hồi xưa mình thấy khó quá, Sơ quả Tu-đà-hoàn khó quá. [Ở] đây đức Phật cho dễ luôn, hôm nay quý vị [được] học rồi đó.
Cho nên phải thâm nhập kinh điển, không thâm nhập kinh điển mà cứ nghe người ta nói, rồi mình sợ, [Sơ quả] Tu-đà-hoàn v.v… sao làm được. Rồi phá ba Kiết sử: Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, khó quá! Vậy thì quý vị xuống một tầng, dùng Tu-đà-hoàn tiêu chuẩn thấp hơn, Tùy tín hành này là thấp hơn. Cho nên nếu không đắc được thì đời sau đắc, lo gì! Không đọa vào đường dữ thì cũng vào Tu-đà-hoàn. Đây cũng gọi là một Tu-đà-hoàn, nhưng là Tu-đà-hoàn chưa tiêu chuẩn. Tức là mình đậu vớt, đậu vớt cho nên là chỉ không có đọa đường ác thôi, còn không biết bao giờ [chứng A-la-hán].
Quý vị cứ nghe thử có hợp lý không. Đây là những điều trong kinh chúng ta phải nghe. Những địa vị này quý vị đừng nói là bên Pali không có, quý vị chịu khó mở Kinh Tăng Chi bên Pali, thiên Hai Pháp, là mấy địa vị Tùy tín hành, Tùy pháp hành này có hết. Mở vô đi, trong phần đầu thôi, không xa lắm đâu, của thiên Hai Pháp ở bên Kinh Tăng Chi. Chứ không là có người kêu: ‘Thầy toàn trích dẫn kinh bên Hán tạng, bên [Kinh] A Hàm’. Không phải! Thiện Trang nói là bên Kinh Nikaya cũng có, và hôm bữa Thiện Trang cũng trích rồi đúng không? Kinh Tương Ưng của bên Nikaya cũng có, không có thiếu đâu, Kinh Tạp A Hàm đa phần tương ưng với Kinh Tương Ưng của Kinh Nikaya. Cho nên những bộ kinh này thông thường bên kia cũng có, ít nhất quý vị coi qua coi lại, [địa vị] Tùy tín hành, Tùy pháp hành bên nào cũng nói hết.
Cho nên Thiện Trang nghe những vị Sư giảng theo Nam truyền, mà không giảng những điều này, là Thiện Trang hơi buồn, hơi buồn cho những người nghe thôi, chứ không phải buồn cho Thiện Trang đâu. Sao không đem mấy điều này ra giảng cho Phật tử nghe, để [cho] họ hoan hỉ, vui mừng. Bởi vì đằng nào cũng có con đường giải thoát dễ dàng hơn, mà tại sao cứ đè đầu là [phải vào] A-la-hán, đè đầu quả [vị] gì cao quá, khó quá, mình vô không nổi. Nhưng mình vô mấy [địa vị] này dễ hơn.
Cho nên ráng nha! Quý vị học đây là phải vui, ngài Ma Ha Nam vui thì mình cũng vui. Chỉ cần thọ trì Tịnh giới, bỏ uống rượu, cuối cùng cũng được [đức Phật] ký thuyết đắc Tu-đà-hoàn, cho nên [mấy địa vị này] dễ hơn rất nhiều. Học hôm nay, và càng về sau chúng ta thấy cơ hội để vào Sơ quả, hay là cơ hội để không đọa đường ác nữa càng dễ. Cho nên không có như ‘rùa mù gặp bọng cây’ đâu. Cố gắng tinh tấn đời này dứt được hết các đường dữ. Mình có thể chưa dứt được con đường sanh tử, tức là mình chưa chứng A-la-hán ngay trong đời này, nhưng mình có thể làm được là dứt được các đường dữ, không đọa vào nữa. Chúng ta học bộ Luận Câu Xá này là để làm điều đó. Và quý vị muốn tu Pháp môn nào nữa thì càng tốt, đó là việc của quý vị, Thiện Trang chỉ giới thiệu, mong là quý vị được như vậy. Chúc mừng quý vị được nghe những điều này, để quý vị sắp được như vậy.
Chúng ta trở lại với bài, Thiện Trang giải thích thêm về Bát giải thoát. Thiện Trang trích trong kinh thôi, chứ Thiện Trang không có nói theo Thiện Trang. Trong kinh nào thì chút nữa quý vị thấy tên kinh.
Bát Giải Thoát
“Lại nữa, này A Nan, có tám giải thoát. Những gì là tám?
1. Có sắc, quán sắc, đó là giải thoát thứ nhất. Điều này thì có gì đâu, mình quán về sắc thân của mình, đó là quán thứ nhất.
2. Lại nữa, bên trong không sắc tưởng, bên ngoài quán sắc, đó là giải thoát thứ hai. Có nghĩa là trong tâm mình không có tưởng (tưởng trong Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) về sắc. Và bên ngoài thì quán sắc, tức là quán về sắc thân v.v… Đó là giải thoát thứ hai.
3. Lại nữa, với tịnh giải thoát, tự thân chứng ngộ, thành tựu an trụ, đó là giải thoát thứ ba. Tịnh giải thoát có nghĩa là tự thân mình chứng ngộ, thành tựu an trụ. Điều này Thiện Trang cũng không rõ lắm, trong kinh chỉ nói như vậy, mặc dù Thiện Trang tìm mấy kinh rồi, chỉ bộ kinh này giải thích rõ ràng nhất, mà Thiện Trang thấy cũng không hiểu lắm. Nói chung là tự thân chứng ngộ, mình chỉ hiểu là thành tựu được, an trụ được ở trong tự thân chứng ngộ, tức là chính mình chứng ngộ đó. Đó là giải thoát thứ ba.
4. Lại nữa, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt trừ hữu đối tưởng, không tư duy các loại tưởng, vào Không Vô Biên Xứ, thành tựu an trụ Không Vô Biên Xứ, đó là giải thoát thứ tư. Có nghĩa phải trụ vào định Không Vô Biên Xứ, và cuối cùng sanh vào cõi Không Vô Biên Xứ. Mai mốt mình sẽ học pháp Không Vô Biên Xứ là gì. Đó là giải thoát thứ tư. Điều này khó ha! Bát giải thoát dễ gì chứng được. Cho nên ở trên này quý vị thấy, đâu phải địa vị nào cũng chứng được Bát giải thoát đâu. Có mấy địa vị đâu có chứng được Bát giải thoát. Quý vị coi, địa vị Kiến đáo cũng không được Bát giải thoát, mà phải đến [địa vị] Thân chứng thì mới được. Rồi mấy địa vị Tín giải thoát, Tùy tín hành, Tùy pháp hành cũng không được. Cho nên không dễ gì chứng được Bát giải thoát đâu. Mấy tầng trời Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ này, mình dễ gì vô được.
5. Lại nữa, vượt qua tất cả Không Vô Biên Xứ, vào Thức Vô Biên Xứ, thành tựu an trụ Thức Vô Biên Xứ, đó là giải thoát thứ năm. Như vậy mình làm sao vào được Thức Vô Biên Xứ, làm sao đạt được điều này. Điều này khó!
6. Lại nữa, vượt qua tất cả Thức Vô Biên Xứ, vào Vô Sở Hữu Xứ, thành tựu an trụ Vô Sở Hữu Xứ, đó là giải thoát thứ sáu. Điều này mình cũng không làm được luôn. Điều này thì ông A La Ma mới làm được, chứ mình không làm được. Mình đâu có tu định vô tới trời Vô Sở Hữu Xứ được đâu.
7. Lại nữa, vượt qua tất cả Vô Sở Hữu Xứ, vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, thành tựu an trụ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, đó là giải thoát thứ bảy. Điều này thì còn cao hơn nữa, điều này thì chỉ có mấy ông làm được thôi. Như ông tiên A Tư Đà, rồi ông Uất Đầu Lam Phất, mấy người ngoại đạo đó, nhưng ổng không có những điều kia, nên ổng không được.
8. Lại nữa, vượt qua tất cả Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, tưởng thọ diệt giải thoát (Diệt thọ tưởng định là định của A-la-hán. Thật ra A-na-hàm cũng có định này, một phần lớn A-na-hàm là nhập được định này, chỉ một phần thôi chứ không phải là tất cả), tự thân chứng ngộ, thành tựu an trụ, đó là giải thoát thứ tám. Cho nên mình làm sao mà vượt qua định của trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ để nhập vào Diệt thọ tưởng định.
Điều này nữa mới là tám giải thoát. Thiện Trang thấy những điều này khó quá, mình khó làm được trong thời hiện tại. Sau này không biết có làm được không, chứ hiện tại thì hơi khó.
A Nan! Tỳ-kheo biết như thật về bảy trụ xứ của thức và hai xứ kia, tâm không nhiễm trước, được giải thoát, thành tựu an trụ và với tám giải thoát này, thuận và nghịch mà tự thân chứng ngộ, thành tựu an trụ và cũng do tuệ quán mà diệt tận các lậu, đó là Tỳ-kheo A-la-hán, được gọi Câu giải thoát”.[1]37 Điều này khó quá, hèn chi là A-la-hán Câu giải thoát lận quý vị ạ. A-la-hán Câu giải thoát là đi hết tới định của trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, rồi còn đi thêm tới Diệt tận định nữa. Quý vị thấy ở đây nói: ‘thành tựu an trụ và với tám giải thoát này, thuận và nghịch mà tự thân chứng ngộ’, có nghĩa là nhập lên nhập xuống gì cũng được hết. Còn chúng ta bây giờ ai dám nói là mình tu đắc những tầng Thiền đó. Tứ thiền Bát định còn không đạt được, nói chi đến Tứ thiền Cửu định là định của A-la-hán (là Diệt tận định), mình làm không nổi.
Cho nên làm được như vậy là chứng được đến A-la-hán Câu giải thoát luôn. Và còn phải biết như thật về bảy trụ xứ của thức và hai xứ kia nữa thì mới là A-la-hán Câu giải thoát, chứ còn như ông Uất Đầu Lam Phất thì chỉ mới tới được điều thứ 7 thôi, chứ chưa tới được điều thứ 8.
(Kinh Đại Nhân Thứ 97 – Thuộc Kinh Trung A Hàm).
Ở trong Kinh Trường A Hàm cũng nói về Tám giải thoát này, nhưng nói không kỹ, Thiện Trang lục coi thì thấy trong Kinh Trung A Hàm nói kỹ hơn, nên Thiện Trang giới thiệu cho quý vị. Quý vị cũng có thể xem những kinh khác nữa, có nhiều chỗ nói. Và chúng ta thấy là Tám giải thoát này không dễ.
Như vậy nãy giờ học xong rồi, thì quý vị thấy mình tu tới nay có hy vọng gì chưa? Cũng có một chút hy vọng là vào Sơ quả Tu-đà-hoàn, theo con đường Tùy tín hành và Tùy pháp hành. Và thật ra Phật pháp không khó đâu, quý vị thấy thời xưa đức Phật thuyết một cái là mọi người vào Sơ quả được nhẹ nhàng đúng không? Còn ngày nay mình không học những điều đó, mình học những điều gì đâu, nào là vô chùa dâng sao giải hạn, cúng kiến Tam tai gì đó v.v… Rồi học Phật pháp thì học gì đâu, toàn là học mơ mơ màng màng, không học những pháp hành về Tứ niệm xứ, về Ngũ căn: Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ… Mà có học thì cũng học danh tự thôi, chứ không học giống Phật. Còn nếu chúng ta học giống Phật thì mình thấy [tu] nhẹ nhàng thôi, không khó. Và nếu một đời mình chịu khó, tinh tấn tu tập theo những điều này, thì Thiện Trang tin là sẽ có rất nhiều người đắc được giải thoát.
Những điều này không phải Thiện Trang nói đâu, mà trong kinh có nói: nơi nào mà có những pháp đó, thì sẽ có những người giải thoát. Tại vì mình ở vào thời Mạt, kinh điển lưu truyền không được nhiều. Bây giờ chúng ta may mắn hơn những người đi trước, những thế hệ đi trước, Kinh A Hàm, Kinh Nikaya chưa được dịch ra. Mà có dịch ra cũng chưa đầy đủ, chỉ có dịch Kinh Nikaya thôi thì người ta cũng chưa tin. Bây giờ mới có Kinh A Hàm, Kinh A Hàm gần đây mới có đầy đủ đó quý vị.
Do như vậy nên không học được những điều này, rồi cứ tưởng tu hành là gì đó cao siêu, quá xa, nên chúng ta cảm thấy không có đường nào giải thoát hết, cho nên thiếu phước. Còn bây giờ mình đầy đủ rồi, coi vô thì mình thấy cũng dễ mà, không khó lắm đâu. Tại vì mình học sai. Giống như con đường đi từ Hà Nội vô Thành phố Hồ Chí Minh, mà mình không đi con đường trực diện là Quốc lộ 1, mà mình cứ đi đâu đó. Do không có bản đồ, nên mình cứ đi đâu lên Hải Phòng, lên Lạng Sơn, đi vòng vòng trên đó. Mà mình nói sao con đường vào Thành phố Hồ Chí Minh xa quá, toàn phải đi qua Lào, qua Thái Lan, đi ra biển đông, trong nước còn đi không được mà.
Cho nên do mình không có bản đồ trong tay, không có bản đồ trong tay chính là mình không có giáo lý căn bản, đó là bộ A Hàm, bộ Nikaya, bộ A Tỳ Đàm (bộ Vi Diệu Pháp), đó là những bộ như Luận Câu Xá hay những bộ thuộc Duy Thức. Mình không học nên mình tưởng [con đường] xa, chứ nếu mình có bản đồ rõ ràng từ Hà Nội vô Thành phố Hồ Chí Minh, đi đường bộ thì chỉ cần theo Quốc lộ 1A là sẽ tới. Còn mình không có bản đồ nên mình cứ đâm qua chỗ này, đâm qua chỗ kia, nên mình lộn cào cào, rồi người kia chỉ cho mình đi một đoạn rồi mình lộn tiếp. Giống như mới đầu đi, thì quý vị cũng nhắm đi đường Quốc lộ 1 đấy, nhưng khi đến Đà Nẵng thì người ta chỉ lên Tây Nguyên, lên Tây Nguyên rồi người ta chỉ đi ngược lại lên Nha Trang, chạy một hồi lên tới Đồng Nai, rồi lên Bình Dương. Sắp vô tới Thành phố Hồ Chí Minh rồi, lại chạy lên Bình Phước, chạy một hồi qua Campuchia.
Cứ chạy vòng vòng như vậy, nên thấy con đường xa xôi, chứ thật tế đi đường thẳng thì nhanh. Đường thẳng thì bản đồ phải chính xác, mà bản đồ nằm trong kinh. Quý vị học rồi thì quý vị thấy những khái niệm, thuật ngữ, cho đến những yêu cầu đức Phật đưa ra không khó. Quý vị thấy đâu có khó. Nãy giờ mình thấy thành tựu niềm tin [không khó], thậm chí ông Thích Bách Thủ đó, ổng còn uống rượu nữa, rồi đến khi chết đức Phật còn thọ ký cho ổng đắc Tu-đà-hoàn nữa kìa.
Và để giải thích cho điều đó, thì đức Phật giải thích một loạt các quả vị, nào là Câu giải thoát, Tuệ giải thoát, Tùy tín hành, Tùy pháp hành. Hôm nay, phần đầu Thiện Trang đã giới thiệu cho quý vị rất nhiều quả vị, quý vị cứ chịu khó học, ôm kỹ những điều đó, cứ học đi học lại. [Nếu] mình thấy quả A-la-hán khó quá, thì không cần nhiều, quý vị cứ ôm giùm cho Thiện Trang quả vị Tùy tín hành, Tùy pháp hành, và Sơ quả Tu-đà-hoàn. Học cho kỹ những phần đó là được, còn những quả vị cao quá thì bỏ qua. Thôi con dở, con dốt, con chưa làm được A-la-hán. Con không làm được A-la-hán Câu giải thoát, con cũng không làm được A-la-hán Tuệ giải thoát, con ráng làm những [quả] chút chút bên dưới như Tu-đà-hoàn thôi, để đời sau con khỏi đọa đường dữ. Rồi sau đó học, ráng nâng cấp lên [địa vị] Gia gia, Nhất chủng, là quý vị sanh vào cõi Người, cõi Trời tôn quý. Để đời sau quý vị làm Tu-đà-hoàn, được sanh vào nhà yên bình một chút, sung sướng thêm một đời hay mấy đời nữa. Gia gia hình như là hai, ba đời, ba đời sanh ở cõi Người, cõi Trời, sanh vào nhà tôn quý, thì quý vị cũng hưởng được thọ lạc nhân gian ở cõi Người, cõi Trời. Sung sướng ở cõi Dục ba đời nữa, rồi quý vị đắc A-la-hán cũng được. Như vậy thì sướng hơn chứ. Chứ gì đâu mà mình tu khổ quá.
Đó là Thiện Trang chỉ cho quý vị đó, ai sợ khổ, ai sợ luân hồi, vì mình không thể giải quyết sanh tử ngay trong đời này bằng [con đường] đắc đạo A-la-hán, thì quý vị đi vô giùm Tùy tín hành, Tùy pháp hành, là kém. Còn nếu được thì mình vô Sơ quả Tu-đà-hoàn, rồi mình đi lên dòng Gia gia, thì phước báo của mình lớn, mình được ba đời nữa. Chỉ có ba đời thôi, chứ không phải như Tu-đà-hoàn tiêu chuẩn là bảy đời. Gia gia là chỉ có tối đa ba đời thôi, mà ba đời ở cõi Người, cõi Trời, đều ở trong gia đình giàu có, khá, trình độ tốt. [Như vậy thì] sướng nha! Có phước báo đó. Ở đây thì không có nói, để từ từ, rồi lúc nào Thiện Trang tìm trong kinh ra cho quý vị, hôm nay Thiện Trang chỉ giới thiệu sơ sơ như vậy.
Còn không, quý vị thấy mình kém quá, Tùy tín hành, Tùy pháp hành không được, thì ráng [đợi], mai mốt mình học tới Phẩm Tùy Miên (tức là phẩm về Phiền não), và mình học phẩm Hiền Thánh của Luận Câu Xá, thì mình sẽ nhắm vị trí là Nhẫn vị. Vào Nhẫn vị thì cũng được, tuy là chưa chứng gì hết, nhưng ít nhất là không đọa vào đường dữ nữa. Thậm chí [dù] chịu khổ một chút cũng được, nhưng không sanh vào trời Vô Tưởng, không sanh về Bắc Câu Lô Châu, tại vì người đó [đã] vào dòng gặp Phật pháp rồi, và cũng không sanh vào các loài thai sanh, noãn sanh v.v… vì đâu có đọa vào đường dữ nữa đâu. Cho nên từ đó mình thấy con đường giải thoát của mình có thời hạn, có nghĩa là sẽ đến. Còn không tệ lắm thì ráng làm đến Noãn vị thôi cũng ngon rồi, nhưng vẫn còn [trong] luân hồi, có thể bị đọa Địa ngục A Tỳ. Còn Nhẫn vị thì hết đọa ác đạo rồi. Còn Đảnh vị thì vẫn bị đọa vào đường ác, nhưng không đọa vào Địa ngục A Tỳ đâu, vì họ không làm Ngũ nghịch, cho nên không đọa vào [Địa ngục].
Về các quả vị thì hôm nay Thiện Trang cũng giới thiệu khá đầy đủ, khá thôi chứ chưa đầy đủ được. Và lúc nào đó Thiện Trang sẽ tổng kết lại bảng này một lần nữa, quý vị cứ ôm bảng đó mà học tới học lui thì quý vị sẽ thành công. Không khó! Mình không cần học mấy địa vị cao lắm đâu, quý vị thấy những địa vị cao quá mình không làm được, thì cứ nhắm vào những địa vị thấp thấp bên dưới thôi, [khi nào] làm xong bên dưới rồi thì lên trên, cứ từ từ.
Đó là Thiện Trang đã giới thiệu về pháp học và phần Đạo đế trong Tứ đế. Trong Tứ đế có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, thì phần vừa rồi chủ yếu là Đạo đế và Diệt đế. Bây giờ thay vì giới thiệu về Thiền quán, thì giới thiệu về Thiền chỉ. Thiền chỉ thì Thiện Trang có hứa là chia sẻ cho quý vị 40 đề mục tu Thiền chỉ, theo Luận Thanh Tịnh Đạo của Ngài Buddhaghosa (Phật Âm). Đây là bộ bên Nam truyền, chứ không phải bên Bắc truyền, chúng ta cứ coi đi coi lại hoài thì chúng ta sẽ nhớ thôi. 10 đề mục Biến xứ: Đất, Nước, Lửa, Gió, Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng, Hư không Giới hạn và Ánh sáng, để có Thần thông. Thiện Trang đã giới thiệu nhiều lắm rồi, [đề mục] Đất, Nước, Lửa, Gió, màu xanh thì [Thiện Trang] đã giới thiệu rồi. Còn [đề mục] màu đỏ, màu trắng cũng tương tự với màu xanh, quý vị cứ đổi màu là được.
Còn hôm bữa Thiện Trang giới thiệu [đề mục] Ánh sáng rồi đúng không? Hôm nay Thiện Trang giới thiệu [đề mục] Hư không Giới hạn. Tại sao nói là Giới hạn? Vì đằng sau còn có Hư không Vô biên (Không Vô Biên Xứ) nữa. Đề mục này gọi là Biến xứ Hư không, còn những đề mục trên thì chúng ta biết rồi.
Hôm nay Thiện Trang giới thiệu đề mục Biến xứ Hư không, và sẽ giới thiệu cho quý vị đề mục Tùy niệm Tăng. Đề mục Biến xứ Hư không là như thế nào? Đề mục này lấy tướng để tu, là lấy khoảng trống không gian. Tức là quý vị kiếm cái lỗ tròn tròn hơn một gang tay, ở trên bức vách, bức tường nào đó, hoặc là cái gì đó, mà quý vị nhìn ra để thấy khoảng không (hư không), nhìn ra bầu trời, hay nhìn ra chỗ nào đó. Bây giờ ở thành phố thì chắc hơi khó, nhìn đâu cũng thấy nhà, thấy người, [nên] làm sao thấy hư không. Nhưng cách là như vậy, thì quý vị tập tu bằng cách đó.
Về đề mục này, nếu người có duyên từ đời quá khứ thì thật ra họ thuần thục thôi. Khi họ nhìn qua một khe hở hay một lỗ tường, thì [biểu hiện] chứng Thiền xuất hiện luôn. Nhưng với người chưa tu pháp này, thì việc hành trì có thể sẽ khó.
[Như vậy] là mình cần cái lỗ rộng hơn một gang tay, ở trên một bức vách hay một cái chòi, hay ở chỗ nào v.v… mình chắn trước mặt, rồi mình nhìn xuyên qua cái lỗ hổng đó, và niệm ‘hư không, hư không’… Chú tâm cho đến khi mà phát sanh ra ấn tướng, rồi đến khi đạt đến Cận định, dần dần mình giữ được lâu thì sẽ vô định, gọi là đắc Thiền. Cách là như vậy thôi. Những người nào thích sự thỏa mái, thích tự do, thì tu đề mục này dễ. Còn người mà sợ khoảng trống, sợ gì đó thì tu [đề mục] này hơi khó. [Đề mục] Biến xứ Hư không này là cần [điều kiện] như vậy, đơn giản vậy thôi.
Đời nay chúng ta có Tivi đúng không? Nếu nhà ở phố, ở chung cư, không có khoảng trống, thì quý vị lấy Tivi chiếu lên cảnh ảo ảo nào đó, rồi lấy giấy gì đó dán hết lại, để nguyên cái lỗ vậy thôi. Rồi chiếu bầu trời hư không, nhìn vô đó quý vị tưởng tượng, rồi [niệm] hư không, thì cũng tu được đề mục Biến xứ Hư không này. Đó là Thiện Trang chỉ cho cách đơn giản.
Bây giờ Thiện Trang giới đề mục tiếp theo là Tùy niệm Tăng, đây là một đề mục quan trọng. Trước hết là giới thiệu trong Luận Thanh Tịnh Đạo:
Tùy niệm Tăng là sự niệm tưởng những đặc tính cao quý của hội chúng Thanh văn Đệ tử Phật, sự tùy niệm có cảm hứng từ chúng Tăng già. Nghĩa là bây giờ mình niệm Tăng, không phải là mình niệm ông tăng nào, mà mình niệm những đặc tính cao quý của hội chúng Thanh văn của Đệ tử Phật. Bây giờ thời nay thì hơi khó, thấy Tăng toàn là lỗi lầm không. Tăng hồi xưa thì dễ hơn, còn Tăng bây giờ là Tăng Phật.
Thật ra Tăng đúng nghĩa trong kinh tạng này, là Tăng phải có bốn đôi tám bậc là: từ Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoàn; Tư -đà- hàm hướng, Tư-đà-hàm… Tức là ít nhất phải từ [địa vị] Tùy tín hành, Tùy pháp hành v.v… thì đó mới tính là Tăng. Chứ còn phàm phu Tăng, mà [kêu] niệm đức tính cao quý thì cũng khó, quý vị hiểu không? Tức là niệm những đức tính cao quý của những người phải từ những vị trí đó cho đến Tam quả A-na-hàm hướng, Tam quả A-na-hàm; rồi Tứ quả A-la-hán hướng, Tứ quả A-la-hán. [Niệm Tăng] là như vậy.
Ở đây nói:Đức tính cao quý của chúng Đệ tử Phật hay là ân đức Tăng (tức là niệm ân đức Tăng; đức tính cao quý chính là ân đức). Có chín đức tính như sau (phải nhớ chín đức tính, là hơi nhiều đấy): Chúng Đệ tử Thế Tôn là bậc thiện hành, trực hành, như lý hành, chân chánh hành, gồm bốn đôi tám bậc. (Có nghĩa là phải là bậc thiện hành, là khéo thực hành;trực hành là người thẳng thắn. Chúng này là chúng Thánh mà, cho nên là phải trực thành. Chứ bây giờ người tại gia, người xuất gia, tu hành mà không có thật thà, không thật thà thì không có trực hành. Rồi như lý hànhlà phải thực hành giống như lý; chân chánh hànhlà thực sự tu hành.
Và gồm bốn đôi tám bậc, vừa nãy Thiện Trang nói rồi, bốn đôi là từ Sơ quả Tu-đà-hoàn mà chia đôi ra, thành ra tám. Sơ quả Tu-đà-hoàn thì có Sơ quả Tu-đà-hoàn hướng nữa. Tất nhiên chúng ta phải kể từ Tùy tín hành trở đi, còn nếu dưới [địa vị] Tùy tín hành thì chưa xếp vào đây. Những người tăng mà là Phàm phu Tăng hay là Á dương Tăng (tức là con dê câm, nên nói pháp không được), hay là Ô uế Tăng (Sa-môn ô uế), làm mấy chuyện xấu gì đó. Cho nên [những hạng] đó mình không tính, nhưng mình cũng đừng có chê bai [họ], mình cứ lo tu thôi. Quý vị cứ lo mấy chuyện chê bai đó, mình hướng ra bên ngoài là tu không được đâu.
Chúng Đệ tử này của Thế Tôn đáng hiến dâng, đáng hiến tặng, đáng hiến cúng, đáng bái lạy, là phước điền vô thượng cho đời. Quý vị nhớ nha! Những bậc từ Tùy tín hành trở đi, tức là Sơ quả Tu-đà-hoàn hướng trở đi, thì quý vị đáng hiến dâng, đáng hiến tặng, đáng hiến cúng, đáng bái lạy, là phước điền vô thượng cho đời. Cho nên không phải là bình thường đâu, mà quý vị đụng đến, xúc phạm mấy bậc đó, thì đời tu của quý vị tự nhiên khó khăn. Không phải khó khăn bình thường đâu, mà tuột luôn đó.
Quý vị nhớ trong Kinh Tăng Nhất A Hàm hay là Kinh Nikaya cũng có câu chuyện: Có ngài Sariputta (ngài Xá Lợi Phất) đang ngồi thiền nhập định, thì có hai con quỷ của Tỳ Sa Môn Thiên Vương (là lính của Tỳ Sa Môn Thiên Vương), đi ngang qua. Con quỷ này tự nhiên có ác cảm sao đó, kêu: “Ta sẽ đánh cho [một] cái vào đầu của vị Sa-môn này”. Con quỷ kia can ngăn, [nói] vị đó không phải bình thường đâu, đánh không được đâu. [Con quỷ đó] kêu: “Ta vẫn thích đánh đó thì sao!” Con quỷ kia căn ngăn không được, nó nói vị Tôn giả đó là ngài Xá Lợi Phất, không dễ đánh đâu, không [được] đánh. Con quỷ kia kêu là nó đánh một cái thì không ai chịu nổi đâu.
Nó đánh xong rồi, thì [ngài Xá Lợi Phất] không sao, [vì] ngài đang nhập định mà. Nó đánh xong rồi thì bị đọa luôn. Con quỷ đó thật ra là lính Dạ-xoa của trời Tứ Thiên Vương. Sau đó nó [bị] đọa [vào] Địa ngục Vô Gián luôn. Sau đó đức Phật hỏi ngài Xá Lợi Phất: ‘Ông thấy có bị sao [không]?’ [Ngài Xá Lợi Phất trả lời]: “Con có hơi nhức đầu một chút”. Đức Phật tán thán [ngài], với lực đánh đó thì núi Tu Di còn bể nữa, mà ông không bị làm sao hết. Vì ông có Thiền định Tam-muội, định Tam-muội đó rất mạnh, cho nên khi nhập vào định đó, con quỷ có đánh [thì ông] cũng không bị sao [hết]. Vì lúc đó ngài đang nhập định.
Quý vị thấy đó, xúc phạm một người Thánh nhân, đánh vào đầu một vị Thánh nhân, mà ngay lập tức quả báo đọa Địa ngục A Tỳ. Quý vị thấy, có chuyện của Tôn giả Bạt Ca Lê, bởi phỉ báng ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên, mà đức Phật can ngăn không được, nên cuối cùng tội còn nặng hơn Đề Bà Đạt Đa nữa. Đức Phật nói lấy nước bốn biển cho vào Địa Ngục đó, giống như là lấy bốn giọt nước để lên con dao đang nóng, thì nước bốc hơi hết. Cho nên tội người ta nặng như vậy. Để bữa nào Thiện Trang có thời gian, Thiện Trang sẽ trích ra bốn người bị bốn tội nặng nhất trong thời đức Phật, được kể trong kinh.
Ông Đề Bà Đạt Đa cũng là một trong những người tội nặng, quý vị thấy xúc phạm đến chúng Tăng là nguy hiểm. Thời nay thì cũng có người tu hành, có thể chứng từ [Tùy] tín hành trở lên, mà quý vị lỡ xúc phạm đến những người đó, thì quý vị thấy quả báo mau [đến] lắm, xuống nhanh lắm. Cho nên mình thấy những người tu hành mình phải tán thán. Hiện nay chúng sanh vô minh lắm, không có hiểu biết, không có trí tuệ, không phân biệt được, họ [chỉ] thấy lợi ích trước mắt thôi.
Quý vị thấy như Sư Minh Tuệ đó, bây giờ người ta dựng chuyện thị phi tùm lum hết, những chuyện đó thật ra cũng không có gì lạ đâu. Đối với ngài thật ra không có tác dụng gì, vì ngài không quan tâm, bình thường ngài có bao giờ giận dỗi gì đâu, có bao giờ phiền não mấy chuyện đó đâu, tất cả đều tốt đẹp mà. Nhưng những người làm tội nghiệp thì vẫn là tội thôi, ai chửi, ai thế này thế kia, là mang tội. Tội mình tự kết, tự làm, tự chịu mà thôi, mình thương là thương những người đó.
Thứ hai nữa là tội cho chúng sanh, có nghĩa là gì? Thực ra những việc đó không ảnh hưởng tới những bậc tu hành như ngài đâu. Bây giờ bày đặt ra những chuyện trên trời, gán ghép cho ngài bao nhiêu chuyện, thì ngài vẫn là ngài thôi. Quý vị thấy, những người tu hành rồi, như bây giờ quý vị tu khá rồi thì quý vị đâu cần danh đâu. Ai có nói xấu, ai có chửi quý vị thì cũng vậy thôi. Ai có bôi nhọ quý vị, thì quý vị vẫn là quý vị thôi. Quý vị biết mình không phạm giới, quý vị biết giữ giới, tu hành là chuyện của quý vị. Còn chuyện của người ta muốn nâng mình lên hay đạp mình xuống, thì cũng có nghĩa gì đâu.
Nhưng tội là tội cho những người khác, họ nghe những sự bịa đặt đó, khiến họ thoái tâm. Thoái tâm đó là đoạn đi Huệ mạng của họ. Bởi vì họ mất niềm tin, khi mất niềm tin rồi thì họ không tu được nữa. Cho nên những việc như vậy, quý vị là những người tu hành lâu năm, thì quý vị phải hiểu rằng: Nếu mình không tin những vị Thiện tri thức nữa, ví dụ như Sư Minh Tuệ hay là những người nào đó, những vị thầy giảng đạo tu hành đức độ, mà quý vị không tin nữa, thì người Thiện tri thức đó không thiệt thòi gì.
Quý vị cung kính từ xa thì có ai biết đâu, có béo có mập gì đâu. Quý vị có cúng dường người ta đâu, quý vị có làm gì đâu. Cho nên người ta thì không bị ảnh hưởng, nhưng quý vị bị ảnh hưởng là quý vị tu không được. Quý vị không có chỗ nương tựa tâm nữa, pháp của quý vị tự nhiên không tu được nữa. Trước đó, quý vị rất tinh tấn giữ giới, nhưng bây giờ chỉ cần quý vị có sứt mẻ niềm tin đối với Sư Minh Tuệ, thì quý vị không giữ giới nữa rồi. Ví dụ trước đó quý vị tin Thiện Trang, mà quý vị nghe những tin xấu về Thiện Trang chẳng hạn, người ta đồn thổi thế nào đó v.v… mà quý vị không nghe [Pháp Thiện Trang] nữa thì người thiệt thòi là quý vị, chứ không phải là Thiện Trang hay Sư Minh Tuệ.
Cho nên mình phải [có] trí tuệ, mình phải biết làm sao để có lợi ích cho mình. Chứ không phải vì một vị thầy, vì một Thiện tri thức nào cả. Quý vị nên nhớ như vậy! Mình không học được, mình không tu được là mình thiệt thòi. Phật pháp mà không có nơi nương tựa là tu không được. Có mấy ai tự tu, tự đi được đâu! Đặc biệt Phật pháp là vô biên, những người hoằng pháp lợi sanh, những người tu được tới đó, là đã tu nhiều đời nhiều kiếp lắm rồi.
Quý vị coi video phỏng vấn [Sư Minh Tuệ] ở trên núi Sạn của anh Nhân Gà. Quý vị thấy rõ ràng, lâu lâu Sư Minh Tuệ cũng buột [miệng] một chút là: Con tu đến đời này cũng phải 1000 kiếp hay 1000 đời gì đó rồi. [Cho nên] không phải đơn giản đâu. Quý vị thấy có một bài khác, Sư Minh Tuệ nói là: Con tu dần dần nhớ ra, những nguyện này ngày xưa con đã phát rồi.
Quý vị thấy, đó toàn là những bật mí. Và người ta tu tới đâu thì người ta được như vậy. Còn bây giờ mình không tin, mình không nghe, rồi mình bỏ, [không tu nữa]. Đó là thiệt thòi nằm ở mình, chứ liên quan gì tới ngài đâu. Quý vị đâu có cúng dường ngài Minh Tuệ được bữa nào đâu, cũng không đảnh lễ ngài. Ngài cũng đâu có biết xài mạng xã hội, ngài đâu biết gì đâu, ngài cũng đâu cần quý vị cung kính. Nhưng nếu tin thì quý vị học được, còn nếu không tin thì quý vị không học được. Mà không tin là mất duyên của mình, thì mình không học được, không tu được. Nghi những người tu hành chân chánh, nghi Thiện tri thức là mất lợi ích. Quý vị nghi rồi, thì đố mà quý vị học được. Đó là một điều thiệt thòi cho mình. Còn nếu mình là người thông minh, sáng suốt, thì mình phải biết lựa chọn.
Còn những chuyện [như vậy là bình thường], [vì] thời nay là thời Mạt pháp. Mà không phải [thời] Mạt pháp vậy thôi đâu, mà thời đức Phật cũng vậy. Quý vị coi trong kinh, thấy rất nhiều chuyện người ta bịa đặt cho đức Phật, vu khống cho đức Phật chuyện này chuyện kia. Nào là có bà đó độn bụng lên, nói vu khống đức Phật làm có bầu, rồi vu khống chuyện giết người v.v…. đủ các chuyện. Đó là đức Phật có Thần thông diệu dụng đó, tất nhiên là đức Phật không dùng Thần thông, nhưng vua trời Đế Thích, trời Tứ Thiên Vương, vua 16 nước lớn sông Hằng ủng hộ Ngài. Vua nước lớn đó là Đệ tử của Ngài, ủng hộ Ngài, mà Ngài còn bị nhóm ngoại đạo gây ra nhiều chuyện như vậy. Huống chi thời nay với công nghệ truyền thông ghép ảnh, ghép hình, ghép giọng, ghép tiếng v.v…. thì những chuyện đổi trắng thay đen là bình thường.
Quý vị cứ coi đi, coi những video trước và video sau, người ta bất nhất là mình biết ngay. Còn Sư Minh Tuệ vẫn là ngài ngày xưa đấy thôi, ngài vẫn như vậy thôi. Những người nào tu không đúng với Chánh pháp, thì sự thật vẫn là sự thật. Còn ai tu đúng Chánh pháp, thì sự thật vẫn là sự thật.
Cho nên đừng có dại, mình phải có trí tuệ để suy xét. Những kẻ giả bộ, thì chỉ giả bộ một thời gian rồi cũng lòi đuôi cáo ra thôi, không làm được đâu. Còn người thật thà thì lúc nào người ta cũng thật thà từ đầu đến cuối. Còn giả bộ thì thề thốt ghê lắm. Mà quý vị để ý những người thề thốt ghê gớm, thường là những người giả. Bởi vì họ dùng lời thề để thao túng tâm lý. Giống như là thề: ‘Con sẽ đi với thầy suốt đời, khi thầy còn thì con còn, con không bao giờ bỏ thầy’. Bây giờ bỏ chưa? Rồi con thề con sẽ làm gì đó cho thầy. Rồi làm chưa? Cuối cùng có làm đâu.
Cho nên Thiện Trang nói với quý vị, Thiện Trang có kinh nghiệm mấy chuyện này lắm. Thiện Trang từng gặp rất nhiều chuyện xảy ra như vậy. Và Thiện Trang chỉ khuyên quý vị là hãy tỉnh táo. Những người thực sự tu hành, thông thường người ta nói ít mà làm nhiều. Tức là người ta không hứa hẹn cho quý vị một điều gì hết. Không hứa là sẽ đưa quý vị lên bờ giải thoát, không hứa cho quý vị đời này vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, [không] hứa cho quý vị đắc quả Tu-đà-hoàn, A-na-hàm v.v…. Mà toàn chỉ nói là: Tu đi hay làm theo đức Phật đi, hành như vậy thì được như vậy. Còn tôi không hứa làm cho quý vị một điều gì cả. Những người đó mới là những người thật. Bởi vì sao không dám hứa? Vì người ta không dám vọng ngữ. Còn những kẻ càng hứa hẹn, thề thốt nhiều bao nhiêu, là những người không tin nhân quả, thường là vọng ngữ nhiều. [Còn những người thật thà], họ có hứa cũng là một vài điều rất đơn giản thôi, nếu cần thiết thề nguyện.
Quý vị coi đi, không biết Sư Minh Tuệ thế nào, nhưng ngài nói khớp với những điều Thiện Trang giảng. Gần đây có một đoạn , có người hỏi Sư Minh Tuệ: “ Khi phát nguyện tu hành, có nên cho người ta biết hay không?” Sư Minh Tuệ trả lời giống như Thiện Trang nói: là bảy a-tăng-kỳ kiếp đầu tiên là tu âm thầm, không nói, cứ tu thôi. Rồi tới chín a-tăng-kỳ thứ hai mới bắt đầu hành được nguyện đó. Bắt đầu từ bốn a-tăng-kỳ cuối cùng mới công khai nguyện đó ra cho đại chúng, và không sợ thử thách nữa. Bây giờ ngài công khai ý nguyện của ngài, chứng tỏ là ngài phải rơi vào trong vòng 20 a-tăng-kỳ, tức là chủng tánh trí tuệ trong ba hạng người tu đó quý vị, bài đầu tiên [Thiện Trang] giảng trong bộ Luận Câu Xá này, quý vị nhớ không?
Hạng người thứ nhất [chủng tánh] tinh tấn là tu 80 a-tăng-kỳ kiếp; hạng người thứ hai là hạng đức tin, là tu tới 40 a-tăng-kỳ; và hạng người trí tuệ tu 20 a-tăng-kỳ. Vậy thì bây giờ ngài đang tu hạng nào? Ngài đã trải qua 16 a-tăng-kỳ rồi, ngài đang ở giai đoạn phát nguyện ra cho đại chúng, ngài sẵn sàng làm. Quý vị thấy ngài đâu có học A Tỳ Đàm đâu, mà ngài nói như vậy. Quý vị thấy hay không? Thiện Trang giảng từ bài một rồi, bây giờ ngài nói đó. Quý vị thấy rất là hay! Người ta đâu có học gì đâu, học ở đâu, đâu có trong đó đâu, chỉ có trong A Tỳ Đàm [thôi]. Cho nên [Sư Minh Tuệ] học bài bản, học đàng hoàng hết đó. Đừng tưởng là [ngài] không có học.
Giáo pháp Tứ đế là khi chúng ta đi trên con đường nào, cho dù quý vị không có bản đồ, có một hạng gọi là Thân chứng (trong mấy loại quả vị có hạng Thân chứng), là người đó chẳng cần nương nhờ vào ai hết, tự mình khám phá ra con đường đi. Giống như quý vị đi từ Hà Nội tới Thành phố Hồ Chí Minh, mà quý vị tự mò đường đi, mò một hồi đi vô tới luôn. Và quý vị đi vô tới rồi thì thuộc đường luôn. Vì tự mò nên thuộc đường luôn, và vẽ con đường ra lại được. Tức là họ cũng tự thông giáo pháp Tứ đế. Và hạng tự thông giáo pháp Tứ đế kiểu đó, thì chủng tánh khả năng là thành Độc giác Phật. Độc giác là mình tự đi, khỏi cần thầy.
Cho nên hay lắm, quý vị cố gắng tự học kinh điển đi, rồi so ra những gì ngài Minh Tuệ làm, những gì người Thiện tri thức làm, có đúng với kinh hay không? Có hợp với kinh hay không? Những người làm đúng với kinh thì đó là Thiện tri thức ở đời, [chúng ta] nên cung kính học tập.
Đó là đức tính của Tăng, là như lý hành, chân chánh hành, trực hành, thiện hành và đáng cúng dường, lễ lạy. Mà các ngài không cần cúng dường đâu, quý vị chỉ cần tin thực hành theo là có lợi ích rồi, cho nên ráng học.
Hội chúng Hảo phàm phu, những vị Tỳ-kheo phàm nhân có tu tập cũng đáng kính trọng, nhưng không tuyệt đối xứng danh. Nghĩa là ở trên chỉ có hội chúng Thánh Đệ tử mới xứng danh là bậc thiện hạnh v.v… chứ còn phàm phu tu tập thì cũng đáng kính trọng, nhưng chưa tuyệt đối xứng danh đâu.
Chúng Thanh văn của đức Thế Tôn gồm bốn hạng, là bậc Dự lưu, bậc Nhất lai, bậc Bất lai, bậc Lậu tận hay A-la-hán, (tức là mới bốn quả vị). Bốn hạng Thánh này nếu kể đạo và quả Dự lưu, đạo và quả Nhất lai, đạo và quả Bất lai, đạo và quả A-la-hán, thì gọi là bốn đôi(tức là bốn đôi tám cặp). Nếu kể từng hạng Thánh nhân bậc Sơ đạo, bậc Sơ quả, bậc Nhị đạo, bậc Nhị quả, bậc Tam đạo, bậc Tam quả, bậc Tứ đạo, bậc Tứ quả thì có tám vị.Điều này chúng ta biết hết rồi, bây giờ chúng ta sẽ học lại chín đặc điểm cao quý.
Ở đây Thiện Trang cũng xin nói một chút, vì có nhiều đồng tu chưa đọc bài Thiện Trang viết trên Facebook nói về ơn nghĩa, bây giờ người ta đánh vào chữ ơn, nói sư Minh Tuệ vô ơn. Quý vị coi coi, có phải là ngài vô ơn hay không? Đầu tiên người ta tiếp cận tự nguyện làm, tự nguyện đi. Và quý vị coi lại video gốc trước một ngày Sư Minh Tuệ xuất cảnh đi ra nước ngoài, Sư Minh Tuệ nói là: ‘Con chỉ nhờ anh làm cho hộ chiếu (passport) để đưa qua biên giới, rồi con tự đi’. Ngay từ đầu ngài đã nói như vậy, còn anh có duyên thì anh đi, không thì thôi.
Quý vị biết, nếu không có Sư Minh Tuệ thì ai thèm coi mấy kênh YouTube đó, và kênh YouTube đó làm sao có tiền được. Bây giờ quý vị làm kênh YouTube là [biết] liền, đâu có ai coi, đâu có nổi được. Nhưng nhờ Sư Minh Tuệ mà thu nhập tăng thêm, coi cả mấy triệu view là nhiều lắm, tiền cũng nhiều lắm, có bật quảng cáo nữa mà. Bật quảng cáo mới nhiều tiền, chứ không bật quảng cáo thì cũng không bao nhiêu. Quý vị tính ra số tiền đó coi như là trả công sức rồi, quý vị làm gì mà được nhiều tiền như vậy. Quý vị lên check [kiểm tra] thử coi, số tiền [kiếm được] khoảng bao nhiêu nếu như bật quảng cáo trong thời gian lượt view cao như vậy. Đó là coi như trả ơn rồi.
Mà ơn gì! Nếu mình đối với một bậc tu hành, thì việc mình phục vụ, cúng dường, thân cận v.v… là cơ hội để mình tu phước, cơ hội để mình tạo dựng phước báo. Mình không làm thì có bao nhiêu người muốn làm, chứ đâu phải mình giành hết [được] đâu. Nên tự nhiên mình được làm, thì đó là hạnh phúc, đó là điều kiện tốt đẹp, chứ không phải nói [như] vậy, một hồi rồi chúng sanh lại nói vô ơn.
Quý vị nên nhớ: cúng dường cho một vị tu hành, một bậc chân tu thôi, chứ không cần nói đắc đạo gì ghê gớm, là có phước báo lớn rồi, là cơ hội để mình được [tu phước]. Rồi bây giờ mình mới được nổi tiếng, mình được thu nhập nhiều v.v… đó là quá nhiều rồi. Những gì bỏ ra với những gì thu lại, thì ai được lợi hơn? Thế nên nhiều khi mình không hiểu, mà người đời, người ta làm riết thì hay kể công, chúng sanh thường hay như vậy.
Quý vị nên nhớ, kể công là mất hết công đức. Giống như trong kinh, có câu chuyện ông đó cúng dường xong rồi hối hận, quý vị thấy sau này ổng giàu có nhưng chẳng xài được tài sản gì hết. Cho nên [chúng ta] không bao giờ làm [việc gì] rồi hối hận.
Đây là chúng ta học thôi, những bài đó là những bài diễn, thử đạo tâm của từng người, của từng quý sư, quý thầy, cho đến những người đi theo, cho đến những người theo dõi, coi thử mỗi người tâm đạo như thế nào. Cho nên đó là những bài diễn, phải có bài như vậy thì mới test ra được trình độ của mỗi người tới đâu, tu học thế nào. Chứ chúng ta không phải thị phi gì những chuyện này. Nhưng chúng ta phải biết: đi tu là như vậy.
Như chuyện Tây Du Ký, mặc dù chỉ là giả tưởng, ngài Huyền Trang chỉ đi một mình thôi, chứ không có Sa Tăng, Bát Giới, Tôn Ngộ Không đâu. Nhưng quý vị thấy, đi tu là phải có nhiều chuyện, [nhiều] thử thách như vậy, thời nào cũng có, thời đức Phật cũng vậy. Đức Phật khi mới đi xuất gia, ngài cắt mái tóc, rồi đi một thời gian gặp ông vua đó, ổng nói là thấy tuyệt vời quá, nên chia cho nửa đất nước luôn. Quý vị thấy, có những thử thách như vậy. Mình mà không vượt qua là thôi, mình nhận luôn đất nước để cai trị, sống cho sướng.
Cho nên lúc nào cũng vậy, giống như Hòa thượng Hư Vân, ngài đi một thời gian, thì họ thỉnh [làm] trụ trì chùa này chùa kia, mới đầu đi bốn người, dần dần còn lại mình ngài. Người thì bệnh đi không nổi, người thì được thỉnh ở lại trụ trì chùa v.v… chuyện này chuyện kia, [nên] không đơn giản. Cho nên đi được lộ trình dài xa là một vấn đề. Thời xưa chỉ có ngài Huyền Trang và một số ít người, đi từ Trung Quốc sang Ấn Độ và từ Ấn Độ trở về. Nếu như thời nay ngài Minh Tuệ và đoàn đó đi được, thì cũng ghi vô sách sử bao nhiêu ngàn năm sau. Bởi vì đó là một hành trình đi bộ từ Việt Nam qua đến Ấn Độ và đi về, là một hành trình lịch sử. Tất nhiên con đường phía trước còn [nhiều] chông gai, và nhiều màn hấp dẫn đang chờ. Sẽ có rất nhiều chuyện xảy ra, và đó giống như là kiếp nạn trong phim Tây Du Ký.
Chúng ta, bằng trí tuệ của người học Phật, bằng sự tỉnh táo của người học Phật, bằng sự tỉnh giác của người học Phật, bằng sự khiêm tốn, khiêm nhường và không sân si, không cực đoan, chúng ta hãy nhìn hành trình đó, thì sẽ học được rất nhiều điều lợi ích, chứ đừng [để] bị dư luận dẫn dắt theo chiều hướng nào cả. Cực đoan quá cũng không được, lên mà chửi bới, chửi bên này, chửi bên kia thì đều không nên. Mà chúng ta chỉ thấy đó là những bài học đang diễn ra trong thực tế, và một bộ phim thật 100% đang diễn ra trước mắt chúng ta. Chúng ta hãy nhìn theo góc độ Phật giáo, nhìn theo góc độ đạo hạnh và tu hành, hành pháp, thì chúng ta sẽ học được.
Thiện Trang rất mừng là Sư Minh Tuệ dù sao dần dần cũng được nói nhiều hơn trong các video để mình coi, mình nghe được các pháp hành, thì mình cứ học thôi. Đơn giản mình chỉ học những gì mình cần học. Còn ai muốn thần thánh hoá lên cỡ nào, thì đó là duyên của họ, hoặc ai muốn đạp xuống đất thì cũng là duyên của họ. Chúng ta cứ học những điều gì mà mình thấy học được, đó là tinh thần của người học Phật, Thiện Trang xin chia sẻ như vậy.
Bây giờ sẵn Thiện Trang chia sẻ luôn chín đức tính cao quý của chúng Tăng:
1. Thiện hành: (Thiện hành là như thế nào?) gọi như vậy vì Thánh chúng đã hành trình qua đạo lộ tốt đẹp, đạo lộ chân chánh, đã thể nhập Thánh đạo:#hành là đi qua; thiện hành là khéo đi qua, và đã đi qua được con đường tốt đẹp rồi, đạo lộ chân chánh, và đã thể nhập được Thánh đạo.
2. Trực hành (ngay thẳng): là các bậc Thánh đã hành trình con đường ngay thẳng, không khuynh hướng cực đoan (khổ hạnh và lợi dưỡng), tức là trung đạo: #trực hành là con đường ngay thẳng và không theo khuynh hướng cựu đoan (khổ hạnh và lợi dưỡng). Có nhiều người khổ hạnh quá, mà khổ hạnh không đúng pháp thì đức Phật cũng chê. Mai mốt chúng ta sẽ trích dẫn kinh, để nói về việc khổ hạnh như thế nào là đúng, và khổ hạnh như thế nào là sai. Lúc nào khổ hạnh, lúc nào không khổ hạnh.
Cho nên có một số người chưa học những nền tảng A Hàm này, thì có hành trì khổ hạnh hơi cực đoan. Có người hành trì theo kiểu quá hưởng thụ (lợi dưỡng), thì cũng không thể thành tựu đạo quả được. Để đi đến Thánh đạo, là phải đi theo con đường ngay thẳng, con đường không theo khuynh hướng cực đoan, tức là con đường trung đạo. Nên nhớ vậy!
Quý vị không thể suốt ngày ăn rồi đi dạo phố hưởng thụ, ngày nào cũng vậy, thì chứng đạo là điều đó không có. Thiện Trang chưa thấy trong kinh có câu chuyện nào như vậy. Và cũng có những người khổ hạnh nhưng cuối cùng không đắc đạo, khổ hạnh quá cũng không được, cho nên phải vừa phải.
Về pháp hành của ngài Ma Ha Ca Diếp, tức là 13 hạnh Đầu Đà, thì trong kinh có nói, ngày nào đó Thiện Trang sẽ trích dẫn cho quý vị để chúng ta học, chứ không phải chúng ta nói theo kiểu chúng sanh thấy khổ quá rồi tán thán. Mình nói gì thì phải theo kinh, kinh có nói thì mình cứ theo.
3. Như lý hành: là các bậc Thánh đã hành trình đến Niết-Bàn; Niết-Bàn gọi là Chân Như. Ở đây, [Như lý hành] là các bậc Thánh đã hành trình đạt đến Niết-Bàn, hoặc là những người gần đạt đến, ít nhất thấy được dấu đạo. Hình như ở trong Kinh Trường A Hàm, có một câu gọi là: ‘Dĩ kiến Đạo tích’, tức là đã thấy được dấu vết của con đường đạo. Hồi xưa Thiện Trang không biết đó là quả vị gì, nhưng hôm qua Thiện Trang coi lại, thì đức Phật nói đó là [quả vị] Tu-đà-hoàn. Tức là đã thấy được dấu của đạo rồi, gọi là Dĩ kiến Đạo tích. Thấy được dấu vết của đạo, thì người đó được xác nhận là Tu-đà-hoàn, không đọa vào đường dữ.
4. Chân chánh hành: là các bậc Thánh đã hành động theo đường lối đúng đắn, mà bậc Đạo Sư đã đề ra, hay theo đường lối đáng được ngưỡng mộ. Chân chánh hành là các bậc Thánh đã tuân theo con đường mà bậc Đạo Sư đã đề ra; Đạo Sư tức là Phật.
5. Bậc đáng hiến dâng: là các bậc Thánh xứng đáng nhận lễ phẩm mà người ta mang từ xa đến, dâng lên bậc cao quý đức hạnh. Vì các ngài có đức hạnh cao quý, nên xứng đáng nhận lễ phẩm.
6. Bậc đáng hiến tặng: là các bậc Thánh xứng đáng nhận tặng phẩm, mà người ta kính biếu từ những thượng khách. Phía trên là mang từ xa tới, còn ở đây là từ những thượng khách; Thượng khách là những người cao sang, giống như vua cho.
7. Bậc đáng hiến cúng: là các bậc Thánh xứng đáng nhận cúng phẩm, mà người ta có niềm tin cúng dường để tạo phước. Những bậc này xứng đáng nhận cúng dường, để người ta tạo phước.
8. Bậc đáng bái lạy: là các bậc Thánh xứng đáng để người ta biểu hiện cung kính, bằng cách chắp tay lên đảnh lễ. Quý vị thấy việc chắp tay đảnh lễ này, thì hồi xưa Thiện Trang cũng thấy là lạ, Thiện Trang thì chắp tay hơi cao. Bên Bắc truyền, theo Luật Sa Di là chắp tay ngang ngực, thì có người nói Thiện Trang. Thiện Trang [nói] sao kỳ vậy, theo thói quen là mình hay chắp tay cao, sau này mới phát hiện bên Nam truyền chắp tay còn cao hơn nữa. Thế thì có lẽ nhiều đời mình có tập khí, chắc là Thiện Trang tu theo kiểu đó. Còn kiểu chắp tay ngang ngực thì đẹp, nhưng đó là theo trong Luật Sa Di của Bắc truyền thôi. Chứ bên Nam truyền thì chắp tay đưa lên cao, Phật tử Nam truyền và Sư Nam truyền đều như vậy. Cả Sư Minh Tuệ, quý vị thấy cũng chắp cao.
Những điều này thì quý vị đừng chấp trước, mình theo bên nào thì theo bên đó. Hồi xưa mình cứ chấp trước là phải chắp như vậy mới đúng. Hoặc là mình chắp như vậy là đúng, người ta chắp như vậy mới đúng. Cho nên kính lễ, hay bái lạy cũng vậy, tùy theo điều kiện.
9. Bậc phước điền vô thượng cho đời: là Thánh chúng Đệ tử của Phật, là hội chúng tối thượng trong các hội chúng. Thánh chúng như là thửa ruộng có đất màu mỡ, chúng sanh gieo hạt giống niềm tin vào thửa ruộng ấy, sẽ gặt hái quả phước dồi dào: Bậc Thánh vô thượng là phước điền vô thượng luôn. Cho nên việc ủng hộ cho đoàn [của] Sư Minh Tuệ và những vị Sư đi cùng, đó là cơ hội để mình tu phước, chứ không phải để mình kể công. Kể công là hết phước, đó là mình không hiểu. Cho nên đôi khi không học Phật pháp, thì không hộ trì được Chánh pháp.
Quý vị biết tiêu chuẩn để hộ trì Chánh pháp là gì không? Tiêu chuẩn đó là Kiến đế (tức là Sơ quả Tu-đà-hoàn). Chứ còn chúng sanh vô thường lắm, lúc thế này, lúc thế kia, đó là chuyện bình thường. Quý vị đừng lạ với chúng sanh, họ thay đổi xoành xoạch, lúc thì họ cho lên trời, lúc thì họ đạp xuống đất. Đó là bình thường. Bởi vì người ta chưa phải là Sơ quả Tu-đà-hoàn trở lên, thì chưa làm được đâu.
Hồi xưa có người nói với Thiện Trang, cũng hứa hẹn hộ trì thầy v.v… Thiện Trang nói là Thiện Trang không tin, là chắc chắn được, hứa hẹn lắm là không tin. Người đó hỏi tại sao thầy không tin con? Thiện Trang nói: bởi vì vị đó chưa chứng Tu-đà-hoàn, chưa chứng quả. Thiện Trang biết mà, Thiện Trang nói chưa chứng quả thì chưa tin, rồi cứ để từ từ xem. Cuối cùng thời gian cũng thấy rõ ràng.
Cho nên mọi lời hứa hẹn của chúng sanh phàm phu thì không có chắc. Chỉ bậc Sơ quả Tu-đà-hoàn trở lên hứa là chắc, còn không thì quý vị cũng phải vào địa vị ít nhất là Nhẫn vị, Thế đệ Nhất vị, thì những lời hứa đó có thể thành tựu được chín mươi mấy phần trăm. Bởi vì có những lúc họ sẽ mê, họ mê trong lúc chuyển sanh. Sơ quả Tu-đà-hoàn chuyển sanh còn mê nữa đó, nhưng đời sau từ từ họ tỉnh lại. Ở trong Luận Đại Tỳ Bà Sa nói rất rõ, có những người Sơ quả Tu-đà-hoàn chuyển sanh không mê. Nhưng có những người Sơ quả Tu-đà-hoàn chuyển sanh thì mê, thậm chí Nhị quả còn mê, chứ đừng nói quý vị chưa chứng quả vị nào.
Cho nên mới nói: ‘Bồ-tát còn mê khi cách ấm, Thanh văn còn muội lúc ra thai’. Thanh văn nhưng là Thanh văn nào, thì từ từ chúng ta học sẽ thấy rõ, chứ không thể nói lung tung lang tang được. Thiện Trang đọc tới đọc lui bộ luận vẫn chưa chắc, Thiện Trang muốn coi trong kinh nói, [vì] trong kinh nói rõ ràng hơn.
Tất nhiên A-la-hán thì trong kinh nói là không nhập thai nữa, thì đó là không mê rồi. Và theo tiêu chuẩn của Duy Thức, thì Bát địa Bồ-tát là tương đương với Bát trụ (tương đương với A-la-hán). A-la-hán thì không mê nữa. Điều đó chỉ có [nói] ở mấy bộ luận thôi, Thiện Trang thì vẫn mong coi trong kinh, nhưng chưa tìm thấy trong kinh, nên Thiện Trang không nói. Nhưng ở trong các bộ luận, thì mỗi người nói một kiểu, [nên] không biết đường nào. Về sau Thiện Trang thường căn cứ theo kinh là chính, luận là để tham khảo. Có những chỗ Thiện Trang nói điều này trong kinh chưa [tìm] thấy, nhưng trong luận đó thấy thì Thiện Trang nói trong luận có. Quý vị tự suy xét ra, tin hay không tin thì tùy mỗi người. Tiếp theo:
Hành giả muốn tu tập Tùy niệm Tăng, cần phải thông hiểu ý nghĩa chín ân đức Tăng như vậy, rồi đi đến chỗ yên tịnh độc cư, ngồi xuống, gợi lên hình ảnh của chư Thánh Thanh văn từ xưa đến nay, và khởi niềm tịnh tín nơi Tăng bảo. Đầu tiên là quý vị phải thông thuộc và hiểu ý nghĩa của chín điều trên, rồi sau đó quý vị tìm nơi yên tĩnh độc cư, tức là một mình. Quý vị thấy tu theo điều này, toàn là tu một mình thôi, chứ không phải như thời nay ngồi cho đông, Đạo tràng hàng ngàn người, mấy chục ngàn người, [nên] tu không được. Rồi ngồi xuống, gợi lên hình ảnh của Thánh chúng Thanh văn từ xưa đến nay, và khởi niềm tin thanh tịnh đối với Tăng bảo.
Hành giả bắt đầu niệm tưởng các đặc tính cao quý của Thánh chúng Đệ tử Phật. Tức là đọc lại những điều trên: ‘Chúng Thanh văn của đức Thế Tôn là bậc thiện hành, các ngài đã đi lên đạo lộ tốt đẹp (đó là điều thứ nhất). Chúng Thanh văn của đức Thế Tôn là bậc trực hành, các ngài đã hành trình đạo lộ ngay thẳng. Chúng Thanh văn của đức Thế Tôn là bậc như lý hành, các ngài đã hành trình đến Niết-Bàn’ v.v… nhớ niệm, và nhớ tưởng đến chín điều đó.
Khi hành giả niệm tưởng ân đức tăng như thế thì tâm hành giả lúc ấy có sự an lạc, không bị tham sân si ám ảnh, nhờ khởi lên cảm hứng từ chúng Tăng. Thực ra quý vị đang nghĩ những điều đó, thì quý vị không tham, không sân, không si. Sau khi hành giả nhiếp phục được các Triền cái, những Chi thiền xuất hiện nơi tâm hành giả.Nhưng điều này chỉ đạt đến Cận định hành, chứ không đạt đến Sơ thiền trở lên. Bởi vì đề mục này rộng quá. Quý vị thấy 10 đề mục Biến xứ đơn giản, niệm nước, nước, nước và nghĩ đến nước thôi, cho nên dễ nhập định. Còn đề mục này rộng quá, nghĩ đến chín điều. Suy nghĩ nhiều quá nên không thể nào đắc vào Sơ thiền trở lên, tu Thiền chỉ thì chỉ đắc Cận định (Vị đáo định) thôi.
Khi một hành giả chuyên tâm tu tập sự tùy niệm ân đức Tăng, thì vị ấy có thái độ cung kính tôn trọng đối với Tăng chúng, sẽ viên mãn về Tín, về Giới, có lực nhiếp phục nỗi sợ hãi khủng bố, có khả năng chịu đựng sự khổ thọ. Vị ấy cảm thấy như mình đang sống với sự hiện diện của Tăng chúng, nên dễ có lòng tàm quý khi gặp hoàn cảnh muốn phạm giới. Có nghĩa là những điều lợi ích đầu tiên, là quý vị nhờ sự chuyên tâm tu tập như vậy, thì quý vị có thái độ cung kính đối với Tăng chúng, và quý vị sẽ viên mãn về Tín (tức là niềm tin), về Giới, không sợ hãi, có khả năng chịu đựng khổ, và quý vị cảm thấy mình đang sống trong Tăng chúng (Tăng đoàn), cho nên quý vị cảm thất tốt đẹp. Quý vị sẽ sợ hãi, cho nên không dám phạm giới, thì tự nhiên có tác dụng như vậy.
Cho nên đề mục này tu cũng tốt, muốn thành tựu về Tín, tức là chúng ta có bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, bất hoại tịnh đối với Tăng, và thành tựu Thánh giới, thì tu những đề mục này cũng giúp [thành tựu]. Chứ đừng nói là tôi tu Thiền chỉ, nên tôi không cần tu những điều này. Đời nay đa số chúng ta tu không thành tựu, là vì chúng ta thiếu sự cung kính, thiếu nền tảng này.
Và nếu hành giả không thâm nhập được gì cao siêu hơn, thì ít nhất cũng là nhân đưa đến một cảnh giới an lạc. Tất nhiên là như vậy. Đó là đề mục niệm Tăng.
Do thời gian cũng hết rồi, cho nên Thiện Trang xin phép, đáng lẽ Thiện Trang giới thiệu cho quý vị pháp niệm Tăng trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, nhưng thôi để bữa sau, chúng ta sẽ học ở bài 29.
Hy vọng quý vị thu hoạch được nhiều lợi ích. Quý vị cố gắng học tới học lui bộ này, [bộ này] có nhiều pháp hành và nhiều kiến thức. Những điều này quan trọng, quý vị cứ nghe tới lui thì sẽ ngấm và thâm nhập vô. Mình không cần học những gì cao siêu quá, Thiện Trang chỉ cho quý vị, nếu quý vị thấy A-la-hán khó quá, thì quý vị học các quả [vị] dưới, học các pháp nào cảm thấy làm được thì quý vị học trước.
Ví dụ Thiện Trang đã giảng được 40 đề mục tu Thiền chỉ, nhưng quý vị thấy điều nào cần thiết thì quý vị học, điều nào chưa cần thì mình lướt qua, mình tìm hiểu thôi. Mình nắm điều nào [thì nắm] cho chắc để mình hành, biết điều nào thì hành điều đó, thì sẽ [có] lợi ích. Thiện Trang giảng cho nhiều căn cơ, quý vị đâu phải căn cơ đó, quý vị có cách chọn, các bước tu đều đầy đủ. Quý vị cứ hành trì theo đó thì sẽ được nhiều lợi ích. Khi được lợi ích rồi, quý vị bước lên coi lại những bài cũ, thì quý vị sẽ tu thêm được những điều khác, dần dần mình tiến lên. Quý vị tu trước hay sau gì cũng thành tựu, không thành tựu thì mai mốt gặp Phật Di Lặc vẫn được độ thoát.
Thời gian hôm nay hết rồi, Thiện Trang xin dừng ở đây. Mời quý vị chúng ta cùng hồi hướng.
“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.
“Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo”.
Nam mô A Mi Đà Phật!
#luancauxa #thaythichthientrang