且現代科學證明,太陽圍繞銀河系中心運行一周(即太陽上之一年),相當於地球時間之二萬萬年;且物體運動速度接近光速時,則時間隨物體運動速度而變異,本非定量。故經中祇言「一時」,最切實際.
Thả hiện đại khoa học chứng minh, Thái dương vi nhiễu Ngân hà hệ
trung tâm vận hành nhất chu (tức Thái dương thượng chi nhất niên), tương đương
ư Địa cầu thời gian chi nhị vạn vạn niên; thả vật thể vận động tốc độ tiếp cận
quang tốc thời, tắc thời gian tuỳ vật thể vận động tốc độ nhi biến dị, bổn phi
định lượng. Cố kinh trung chỉ ngôn ‘nhất thời’, tối thiết thực tế.
Hơn nữa khoa học
hiện đại [đã] chứng minh, mặt trời quanh quanh trung tâm của hệ Ngân hà một
vòng (tức là một năm ở trên mặt trời), tương đương với 200 triệu năm của trái đất;
Hơn nữa khi tốc độ chuyển động của vật thể gần kề với tốc độ của ánh sáng, thì
tuỳ theo tốc độ chuyển động của vật thể mà thay đổi, vốn không định lượng. Cho
nên trong kinh chỉ nói ‘nhất thời’, [là] hết sức thực tế nhất.
Giải:
#Thả hiện đại khoa học chứng minh: tức là hơn nữa khoa học
hiện đại [đã] chứng minh.
#Thái dương vi nhiễu ngân hà hệ trung tâm vận hành nhất chu: Thái dương là Mặt trời,
Mặt trời chuyển động xoay quanh trung tâm hệ Ngân hà một vòng, đi hết một vòng
gọi là “nhất chu”.
#tức Thái dương thượng chi nhất niên: tức là một năm ở trên Mặt
trời.
#tương đương ư Địa cầu thời gian chi nhị vạn vạn niên: tức là tương đương thời
gian trên Địa cầu là #nhị vạn vạn: 200 triệu, hai số vạn vạn quý vị nhân với
nhau, vạn là 10 ngàn thêm số hai đằng trước nữa, hai lần 10 ngàn nhân với nhau
thêm hai nữa là 200 triệu năm thời gian trên trái đất của chúng ta.
Quý vị hiểu
không ạ? Tức là bây giờ chúng ta tính thời gian một năm trái đất chúng ta là
gì? Trái đất quay quanh mặt trời, mặt trời ở giữa, trái đất quay quanh như vậy,
quay hết một vòng thì trái đất chúng ta gọi là một năm. Mặt trời theo nguyên tắc
nó cũng quay quanh trung tâm hệ Ngân hà, chạy hết một vòng này thì mới tính là
một năm của Mặt trời. Một năm của Mặt trời là nhị vạn vạn niên tức là 200 triệu
năm. Đó là con số ước chừng của ngài Hoàng Niệm Tổ.
Ở đây Thiện
Trang cung cấp thêm cho quý vị một chút, điều này rõ ràng, bây giờ chúng ta học
khoa học thì dễ hiểu. Hồi xưa Thiện Trang cũng đã biết điều này, ví dụ lấy
trong hệ Mặt trời chúng ta, sao Thổ quay quanh mặt trời hết 29 năm, vậy một năm
của sao Thổ bằng 29 năm của mình. Vậy đức Phật giảng Kinh vào lúc đó ghi theo
sao Thổ thì thời gian khác, ghi theo Trái đất cũng khác, mà hệ Mặt trời đâu chỉ
có sao Thổ. Như trên sao Thuỷ chuyển động quanh mặt trời có 88 ngày trái đất
thôi, vậy một năm của sao Thổ chỉ bằng 88 ngày của mình thôi. Một năm của mình
là 365 ngày, quý vị chia 88 chắc cũng được bốn, tức là một năm của Trái đất bằng
hơn bốn năm của sao Thuỷ.
Còn mặt trời người
ta đo được khoảng 220 [triệu] năm đến 250 triệu năm thì mặt trời mới quay quanh
được trung tâm hệ Ngân hà, tức là đi đúng một vòng. Như vậy chúng ta hiểu được
rằng Khoa học nói rất đúng, cho nên Phật vô cùng trí huệ, Phật và Đệ tử các
ngài toàn là Thánh nhân, đâu có dại gì viết năm nào, tháng nào chi. Năm nào
tháng nào đâu có đúng đâu, nói trên địa cầu như thế, trên sao Thổ khác, kinh đâu
phải truyền trên địa cầu, truyền cho tận hư không khắp Pháp giới, hoặc truyền
ít nhất trong một hệ Ngân hà đâu, mà truyền cả Tam thiên Đại thiên thế giới,
nên Kinh Phật là chân lý mà bây giờ người ta biết đúng thế. Chứ hồi xưa mà viết,
năm đó tháng đó đức Phật cùng đại chúng tụ họp tại thành Vương Xá, tức là nói
năm bao nhiêu, năm thứ mười gì đó, nói như vậy thì bây giờ họ nói Phật nói
không rõ ràng. Nhưng đem Kinh Phật đó lên mặt trăng không chấp nhận được, bây
giờ ngài nói nhất thời thôi là được rồi. Cho nên [có] hay không? Quý vị thấy
không, Phật giáo luôn luôn là vượt xa Khoa học, vượt xa rất nhiều lần, rất hay,
đoạn sau còn hay nữa.
#thả vật thể vận động tốc độ tiếp cận quang tốc thời: khi mà tốc độ của vật thể
chuyển động gần kề (sát với) với tốc độ ánh sáng
#tắc thời gian tuỳ vật thể vận động tốc độ nhi biến dị: thì thời gian nó cũng sẽ
theo tốc độ di chuyển của vật thể mà thay đổi
#bổn phi định lượng: vốn không định lượng.
#Cố kinh trung chỉ ngôn ‘nhất thời’: Cho nên trong Kinh chỉ
nói “nhất thời”.
Chữ 祇này còn có âm là “kỳ”,
nhưng ở đây lấy âm “chỉ” là phó từ, nghĩa là chỉ, còn âm kỳ nghĩa là
đất.
#tối thiết thực tế: là hết sức thực tế nhất.
Quý vị thấy nói
như vậy là đúng nhất, và điều này bây giờ quý vị biết rất rõ. Bây giờ khoa học
cũng rất tiến bộ, người ta cũng biết Kinh Phật nói hay. Lời này quý vị thấy
đúng hoàn toàn với khoa học. Hồi xưa người ta nói tốc độ ánh sáng khoảng 300
ngàn cây số trên 1 giây, tốc độ nhanh như vậy và đó là tốc độ lớn nhất. Và nếu
như vật thể nào chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng thì thời gian bắt đầu
thay đổi. Nếu mà có thể vượt bằng ánh sáng là có thể đi về quá khứ, đến tương
lai đúng không? Chúng ta biết điều đó.
Cho nên khoa học
lấy thuyết của ngài Albert Einstein hoàn toàn dựa vào vận tốc ánh sáng, nhưng
bây giờ khoa học phát hiện ra năm loại có tốc độ hơn tốc độ ánh sáng rồi. Và
khi tốc độ hơn tốc độ ánh sáng rồi thì tất cả những định luật Vật lý xưa nay
coi như tan biến, không xài được. Cho nên Phật Pháp vượt hơn khoa học ở chỗ đó.
Từ đây đến Tây
Phương cách hơn mười muôn ức cõi, có một thế giới tên là Cực Lạc. Xa xôi như vậy
đi theo tốc độ ánh sáng biết bao nhiêu triệu năm, bao nhiêu tỷ ngàn năm vẫn
không tới. Nhưng mà chỉ trong tích tắc thôi, trong khoảng sát-na đã đến Liên
Trì, như vậy tốc của của mình là siêu ánh sáng rồi.
Khoa học bây giờ
người ta phát hiện ra năm thứ có tốc độ nhanh hơn ánh sáng. Thứ nhất là bức xạ
Cherenkov, đó là một loại bức xạ. Thứ hai là Rối lượng tử hay Vướng Víu Lượng tử.
Thứ ba là vụ nổ Bigbang, là sự giãn nở của Vũ trụ. Nếu có sự giãn nở của Vũ trụ
thì tốc độ đó nhanh hơn tốc độ của ánh sáng. Thứ tư là Lực hấp dẫn. Thứ năm là
Hố đen (lỗ giun), quý vị thấy hố đen bé chút xíu nhưng có thể hút ánh sáng vào
đó, làm cong ánh sáng.
Đó là những thứ có tốc độ
hơn ánh sáng. Khi tốc độ hơn ánh sáng thì bao nhiêu định luật như vạn vật hấp dẫn
không đúng nữa. Vậy là thua rồi. Mình có thể nói với những người học khoa học rằng
trong Kinh Phật có nói: từ đây đến Tây Phương nếu mà dùng tốc độ ánh sáng biết bao nhiêu tỷ
tỷ năm cũng không tới, nhưng mà trong một sát-na, co duỗi sát-na là tới Liên
Trì rồi, tới Tây Phương Cực Lạc rồi. Vậy tốc độ của đức Phật A Mi Đà, tốc độ của
người vãng sanh nhanh hơn. Và tốc độ của sóng tâm nhanh hơn, cho nên tâm mình
tưởng ra Tây Phương Cực Lạc liền có Tây Phương Cực Lạc. Tốc độ đó mới ghê và tốc
độ cảm ứng của Tây Phương Cực Lạc tới đây cũng vậy, nhanh hơn ánh sáng.
Cho nên khoa học
có là gì đâu, khoa học so với Phật giáo vẫn còn chậm lắm. Mà Phật không bao giờ
cần phải điều chỉnh gì hết, Ngài vượt lên khoa học, Ngài biết rõ hết rồi mà
khoa học bây giờ mới tới đó thôi. Ngày xưa đâu cần có thiết bị gì đâu, đâu cần
loa phát thanh, Ngài ngồi giữa đó, Phật dùng một âm thanh mà thuyết pháp, mỗi
người nghe được đúng giọng người địa phương đó, nghe đúng thứ tiếng đó. Còn bây
giờ phải có Google dịch, đeo tai phone phải có người dịch cho mà nghe nữa. Khó
đúng không, hồi xưa Phật không cần.
Cho nên Phật rất
sáng suốt, dặn dò ngài A Nan sau này mở đầu các bộ Kinh không cần ghi năm tháng
gì hết, vì ghi theo năm tháng sẽ sai. Ghi theo nơi này nhưng không đúng với nơi
kia. Con chỉ cần ghi ‘nhất thời’ là được rồi. Một thời là được rồi, hay không
quý vị? Vô cùng đúng, rất hay, tuyệt vời, đúng là Phật Pháp siêu việt như vậy.
Mình học mỗi chữ ‘nhất thời’ thôi đã thấy hay rồi. Cho nên
Tạm dịch: Hơn nữa
khoa học hiện đại [đã] chứng minh, mặt trời quanh quanh trung tâm của hệ ngân
hà một vòng (tức là một năm ở trên mặt trời), tương đương với 200 triệu năm của
trái đất; Hơn nữa khi tốc độ chuyển động của vật thể gần kề với tốc độ của ánh
sáng, thì tuỳ theo tốc độ
chuyển động của vật thể mà thay đổi, vốn không định lượng. Cho nên trong kinh
chỉ nói ‘nhất thời’, [là] hết sức thực tế nhất.
Nói như vậy là
đúng nhất. Ai muốn đi về quá khứ, muốn đi đến tương lai, bây giờ khoa học nói
chỉ cần đạt được tốc độ ánh sáng là được rồi. Chúng ta có thể đi về quá khứ, đến
được tương lai, vì sao? Tốc độ ánh sáng ví dụ Thiện Trang truyền ra tới đằng
kia, thì hình ảnh và âm thanh của Thiện Trang đi sau nữa nhưng nếu quý vị đi
nhanh hơn thì Thiện Trang vừa nói ra ở đây A Mi Đà Phật thì quý vị chạy thật
nhanh tới tuốt đằng kia quý vị nghe A Mi Đà Phật, lúc đó hình ảnh mới truyền tới,
không phải quý vị đi tới trước tương lai hay sao? Quý vị biết chắc âm thanh đó
truyền tới, mà khoảng cách càng xa thì rõ ràng thời gian mình có thể làm chủ dư
dả, mình ngồi đợi. Ví dụ cách đây Tây Phương Cực Lạc xa như vậy, mình biết chắc
truyền lâu như vậy mới tới thì mình ngồi đây đợi cho đã rồi mình nói chắc chắn
tới năm đó, tháng đó trái đất sẽ xảy ra chuyện này chuyện kia. Người đó thấy
như vậy, nhưng thực tế việc đó xảy ra lâu rồi nhưng mà do nó truyền chậm quá,
đúng không?
Cho nên bây giờ
mình khám phá những hành tinh, vũ trụ, ngôi sao nhưng thực ra mình khám phá những
hành tinh, vũ trụ, ngôi sao của quá khứ chứ đâu phải của hiện tại. Nó truyền
bao nhiêu tỷ năm, triệu năm nó mới tới, mình coi ánh sáng đó là coi ánh sáng của
quá khứ, tất cả đều là quá khứ. Nếu mình đi nhanh vượt hơn được ánh sáng thì
mình biết được trước tương lai còn gì nữa. Cho nên định của Đại Bồ-tát có thể
đi vào trong quá khứ, có thể đi đến tương lai. Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói là
có thể biết cả quá khứ, hiện tại, vị lai mười phương ba đời. Cho nên mình mới
thấy Kinh Phật đúng, mình mới thấy Kinh Vô Lượng Thọ hay, chứ không mình thấy
không có gì đặc biệt, suốt ngày mê tín niệm Phật. Mình hãy đem những điều này
nói cho người ta nghe, chỉ cần học chữ ‘nhất thời’ thôi là đủ đem Pháp tướng
Duy thức ra, có thể phủ đầu thiên hạ. Thiên hạ bị thuyết phục bởi Phật giáo.
Còn nếu quý vị thông được chữ ‘như thị’ đằng trước thì quý vị thông được Pháp
tánh.
Cho nên mỗi câu
‘Như thị ngã văn’ là quý vị đã thông được cả Pháp tướng, Pháp tánh ở trong đó rồi.
Giảng ra là cả nguyên hai tông phái lớn của Đại thừa, đó là Pháp Tánh và Pháp
Tướng. Pháp Tánh là Thiền, Pháp Tướng Duy Thức Tông là Giáo học, tu từ từ. Và
‘ngã văn’ là pháp tu, vô ngã trong đó, mình tu làm sao phải ráng vô ngã, không
chấp ngã. Mình vẫn nói là mình có ngã v.v… đó là pháp tu trong đó. Cho nên mới
có sáu chữ của Kinh Vô Lượng Thọ “Như thị ngã văn nhất thời” là đủ tu rồi, đủ
tu Pháp Tánh, đủ tu Pháp tướng, đủ hành trì, đủ hết rồi. Nên người ngộ học mấy
chữ đủ rồi, đâu cần học nhiều đâu. Còn người không ngộ thì học nhiều, học này học
kia, học miết, học cả bộ Kinh, học hoài cũng không ngộ.
Nhưng mà thực ra
mình học từ từ, tích lũy cũng ngộ.
(Trích trong bài
giảng Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng – Kinh Văn Phẩm Thứ Nhất – Buổi 2
– KCTG 035
Giảng giải: Thầy
Thích Thiện Trang
Giảng ngày:
17.09.2022)
Hoan nghênh phổ
biến và chia sẻ. Nam Mô A Mi Đà Phật!