Responsive Menu
Add more content here...

Tập 229 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017

(Giảng lần thứ 4)

PHẨM THỨ 8: TÍCH CÔNG LŨY ĐỨC:

Tích Lũy Công Đức

Tập 229

Chủ giảng: Hòa thượng Thích Tịnh Không.

Giảng tại: Chùa Cực Lạc, Đài Nam, Đài Loan.

Thời gian: Ngày 07 tháng 08 năm 2015.

Dịch giả: Như Lộ.

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi đồng quy y Tam Bảo:

“A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn” (3 lần).

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú: trang 563, trang 563, bắt đầu xem từ hàng thứ ba: 忍力成就 “Nhẫn lực thành tựu”, câu cuối cùng trong đoạn này, câu cuối cùng [nói về] hạnh tự lợi, tự lợi. Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão: 『忍力成就』。“Nhẫn lực thành tựu”. 忍力者,忍辱之力。法住師云 “Nhẫn lực giả, Nhẫn nhục chi lực. Pháp Trụ sư vân” (Nhẫn lực: là sức của Nhẫn nhục. Sư Pháp Trụ nói). Ngài Pháp Trụ là Tổ sư của tông Chân Ngôn ở Nhật Bản, ngài nói: 忍有三種:一者安苦忍,謂於世違事能受故 “Nhẫn hữu tam chủng: Nhất giả An khổ nhẫn, vị ư thế vi sự năng thọ cố” (Nhẫn có ba loại: Một là An khổ nhẫn, là việc tiếp nhận được việc trái nghịch ở đời). ‘Vi’, là trái nghịch với ý nguyện của chính mình, có thể tiếp nhận. Hễ là điều trái nghịch với chính mình, không thấy được là việc tốt, không thấy được có lợi đối với chính mình, phần lớn là việc mà chính mình không mong muốn nhìn thấy, không mong muốn nghe thấy, không mong muốn gặp phải, đều có thể nhẫn được những việc này, đây là ‘an khổ’. Loại thứ hai là: 他不饒益忍,謂他於己有違損能受故 “Tha bất Nhiêu ích nhẫn, vị tha ư kỷ hữu vi tổn năng thọ cố” (Tha bất Nhiêu ích nhẫn, là việc tiếp nhận được người khác có sự trái ngược tổn hại mình). Đối với chính chúng ta, người khác có sự tổn hại đối với chính chúng ta, không có lợi ích, gặp phải loại sự việc này có thể nhẫn không? Cũng phải nhẫn, sự nhẫn nhục của Bồ-tát phải tu đến cùng. Loại thứ ba là: 法思維忍 “Pháp tư Duy nhẫn”, đây là tu học Phật pháp, Phật pháp phải có kiên trì, phải thời gian dài, 謂於法無分別故 “vị ư pháp vô phân biệt cố” (là việc không có sự phân biệt đối với pháp). 此三忍成就,故曰忍力成就 “Thử tam Nhẫn thành tựu, cố viết Nhẫn lực thành tựu” (Thành tựu ba loại Nhẫn này, nên nói Nhẫn lực thành tựu), đây là Pháp sư Pháp Trụ nói có ba loại.

又《會疏》明十忍 “Hựu Hội Sớ minh thập Nhẫn” (Thêm nữa trong Hội Sớ làm rõ mười [loại] Nhẫn), trong Hội Sớ nói rất tường tận, nói cho chúng ta mười loại Nhẫn. 疏曰:忍之為德,持戒苦行所不及。能行忍者,可名為有力大人 “Sớ viết: Nhẫn chi vi đức, trì Giới khổ hạnh sở bất cập. Năng hành nhẫn giả, khả danh vi hữu lực đại nhân” (Trong Sớ nói: Nhẫn chính là đức, trì Giới khổ hạnh vẫn không bằng. Người có thể nhẫn được, được gọi là bậc Đại nhân có sức mạnh). Đây là phía trước giải thích về chữ ‘nhẫn’ này. ‘Nhẫn’, pháp thế gian hay xuất thế gian đều chú trọng. Đức Thế Tôn trong lúc giảng kinh dạy học, đã liệt vào một trong Lục Ba-la-mật, Lục Ba-la-mật chính là sáu độ, sáu đại cương lĩnh tu hành của Bồ-tát, thứ nhất là Bố thí, thứ hai là Trì giới, thứ ba chính là Nhẫn nhục, Nhẫn nhục thì mới có thể Tinh tấn, mới có thể đắc Thiền định, mới có thể khai Trí huệ. Nhẫn nhục xác thật là mấu chốt thành bại của tu hành, không nhẫn được thì không thành tựu được gì cả, pháp thế gian cũng không thể thành tựu, huống gì là đại pháp xuất thế gian? Cho nên vừa mở đầu đã giới thiệu cho chúng ta, trì Giới, hay khổ hạnh cũng sánh không kịp. ‘Năng hành nhẫn giả’, người có thể nhẫn được, ‘khả danh’, có thể nói, họ là bậc Đại nhân có sức mạnh. Hàm nghĩa chữ力 “lực” này rất sâu rất rộng, có trí huệ, có đức hạnh. Người không có trí huệ thì làm không được, người không có đức hạnh cũng làm không được, cho nên gọi là bậc Đại nhân. Trong kinh Phật ‘Đại nhân’ cũng được gọi là ‘Anh hùng’, điện thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chư Phật Như Lai được gọi là Đại hùng Bảo điện, ‘Đại hùng’ tức là Đại anh hùng. Đại anh hùng là nghĩa gì? Là người thường làm không được nhưng Ngài có thể làm được. Những việc nào mà người thông thường làm không được? Lục độ này chính là điều mà người thông thường không dễ gì làm được, Bố thí, Trì giới, đặc biệt là Nhẫn nhục, Bố thí Trì giới thì dễ, còn Nhẫn nhục thì khó.

Trong tiếng Phạn ban đầu chỉ nói ‘nhẫn’, nhưng khi phiên dịch đã thêm vào chữ ‘nhục’. Bởi tầng lớp trí thức của Trung Hoa, người đọc sách khi xưa, không thể nhẫn nhất chính là nhục, quý vị chặt đầu họ thì họ cảm thấy không có sao cả, nhưng sỉ nhục thì không thể nhẫn chịu, xem chữ ‘nhục’ này nặng như thế, vì vậy Pháp sư phiên dịch kinh bèn dùng chữ ‘nhục’ này. Nhẫn đặc biệt nhấn mạnh ở nhục, nhục mà có thể nhẫn, thì còn gì không thể nhẫn chứ? Đó là nhà Nho, điều gì cũng có thể nhẫn, nhục thì không thể nhẫn. 忍辱正治(治是對治)瞋恚,通斷三毒 “Nhẫn nhục chánh trị (trị thị đối trị) sân khuể, thông đoạn Tam độc” (Nhẫn nhục chính là trị (trị là đối trị) sân khuể, đoạn hết Tam độc). Tam độc là Tham Sân Si, Nhẫn nhục có thể giúp quý vị đoạn tâm tham, có thể nhẫn thì khống chế được tham dục rồi; Với ngu si, Nhẫn nhục cũng có thể giúp đoạn trừ ngu si. Vì vậy có thể đối trị Tam độc Phiền não, tức là đoạn hết cả ba độc, đặc biệt là sân khuể trong Tam độc. Những nghiệp báo được cảm bởi Tam độc Phiền não là rất nặng, tham độc [chiêu cảm] đường Ngạ quỷ, sân khuể [chiêu cảm] đường Địa ngục, ngu si [chiêu cảm] đường Súc sanh. Nói cách khác, người không nhẫn được, thì có liên hệ rất gần với Tam ác đạo; Đều có thể nhẫn mọi thứ, đó là phương pháp tốt để lìa xa ba đường ác, chẳng thể không biết.

Nhẫn nhục mới có thể tri túc, tri túc tương ưng với pháp xuất thế gian. Quý vị xem Bồ-tát thành Phật, lần cuối cùng, chúng ta gọi là thân cuối cùng, ngài trụ ở trời Đâu Suất, nhất định phải ở Đâu Suất thiên. Nghĩa là gì? Đâu Suất là Phạn ngữ, Phạn văn, dịch sang ý nghĩa nước ta là tri túc. Nếu không biết đủ, thì Bồ-tát chưa thể thành Phật; Phải biết đủ, biết đủ thường vui, biết đủ mới có thành tựu, cho nên phải trụ Đâu Suất thiên (trời Tri túc). Bồ-tát đều biết đủ tất cả, không còn mong cầu gì nữa, pháp thế gian hay xuất thế gian đều không mong cầu, tâm địa thanh tịnh, Thanh tịnh Bình đẳng Giác trên tựa đề Kinh: ngài đều hiện tiền rồi. Thanh tịnh Bình đẳng Giác, là cảnh giới của Pháp thân Bồ-tát, Pháp thân là Bồ-tát thật, là đại Bồ-tát, nơi quý ngài tu hành là Thật Báo Trang Nghiêm độ của chư Phật Như Lai, cũng gọi là Nhất chân Pháp giới. Cõi Báo ấy, ở bên đó Bồ-tát chờ đợi thành Phật. Thị hiện thành Phật, thì nhất định trụ ở trời Tri Túc – tầng thứ tư của trời Lục dục, tức là Đâu Suất, Đâu Suất là thị hiện thành Phật. Biểu pháp cho chúng ta, khi nào Bồ-tát thành Phật? Tri túc thì sẽ thành Phật.

Sự tu hành của Bồ-tát, Tam học Giới Định Huệ viên mãn rồi, nhân Giới được Định, nhân Định khai Huệ, trí huệ mở rồi, như trong Thiền tông nói là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, Kiến tánh Thành Phật. Thành Phật như thế nào? Kiến Tánh thì thành Phật. Ở nước ta, Đại sư Huệ Năng đã kiến Tánh, thành Phật rồi. Đại sư Huệ Năng là đốn ngộ, kiểu người ấy rất ít thấy. Tiệm ngộ thì nhiều rồi, dưới tòa của Đại sư Huệ Năng có 43 người khai ngộ, điều này trong lịch sử Thiền tông Trung Hoa là không tiền tuyệt hậu. Quá khứ không có, quá khứ đều là đơn truyền, Sư phụ chỉ truyền cho một học trò; Sau ngài Lục tổ cũng không có, nhiều nhất là ba-bốn người, 43 người thì chưa từng nghe nói, 10 người trở lên cũng chưa từng nghe nói, đó không phải là đốn ngộ, mà là tiệm ngộ. Đại sư Huệ Năng vừa tiếp xúc thì đã khai ngộ, nửa đêm Hòa thượng Ngũ tổ Hoằng Nhẫn triệu kiến ngài ở phòng Phương Trượng, giảng đại ý Kinh Kim Cang cho ngài. Ngài không biết chữ, nên đương nhiên không cần bản Kinh, Ngũ tổ giảng tới: 應無所住而生其心 “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (Không nên trụ vào đâu mà sanh tâm ấy), ngài liền khai ngộ rồi. Chính bởi vì ảnh hưởng này, mà Kinh Kim Cang trong Phật môn Trung Hoa: nhà nhà đều biết. 43 người khai ngộ dưới hội của Lục tổ chính là tiệm ngộ, có người theo Tổ sư hai-ba năm thì khai ngộ, có người mười mấy năm thì khai ngộ, có người hai-ba mươi năm thì khai ngộ, không nhất định, đó là gì? Tiệm ngộ, không phải là đốn ngộ.

Trong đời này của chúng ta gặp được một người khai ngộ, hiếm có khó gặp, người ấy là ai? Là lão Hòa thượng Hải Hiền, ở đây có hình của ngài. Ngài không phải là tham thiền khai ngộ, mà ngài là do niệm A Mi Đà Phật mà khai ngộ. Chúng ta biết sự việc này, sẽ sanh khởi niềm tin đối với chúng ta, có thể phấn chấn lên, ngài có thể, chúng ta cũng có thể. Ngài chỉ một câu Phật hiệu trước giờ chưa từng đánh mất, bất luận vào lúc nào, A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật, từng câu tiếp nối từng câu, không có niệm ra âm thanh, mà niệm trong tâm. Công việc của ngài là ở trong ruộng vườn, ngài trồng trọt, cày ruộng có thể niệm Phật, không trở ngại niệm Phật, trong tâm niệm A Mi Đà Phật, thân thể lao động ở trong đồng ruộng, không gián đoạn. Bản chất của ngài ấy, sở dĩ ngài có thể khai ngộ, là vì ngài đầy đủ điều kiện: thật thà, nghe lời, thật làm. Hễ là có đủ điều kiện này, thì đều có khả năng khai ngộ, bất luận ngài tu Pháp môn nào, chư vị nhất định phải biết. 84 ngàn Pháp môn của Đại thừa, thậm chí ngay cả Pháp môn Tịnh Độ, thảy đều trong đó, chỉ cần là thật sự thật thà, nghe lời, thật làm, thì xác thật có khả năng khai ngộ, chúng ta không nên khinh thường chính mình. Không thể khai ngộ tức là không thật thà, không nghe lời, không chịu thật làm, nguyên nhân ở chỗ này. Vì sao vậy? Bởi thật thà, nghe lời, thật làm: đều là cần phải ‘Nhẫn lực thành tựu’, chúng ta nhẫn không nổi, niệm niệm Vọng niệm liền tới rồi, niệm niệm tạp niệm đã khởi lên, vậy thì đã phá hoại tịnh niệm của chúng ta. Hoặc là niệm niệm quên mất rồi, quên mất là thất niệm, Phật hiệu này không có nữa, không biết đã quên từ lúc nào, khi nhớ lại niệm vài câu, sau khi niệm vài tiếng thì lại quên mất nữa, vấn đề ở chỗ này.

Vì sao chúng ta không thể thành tựu? Vì sao lão Hòa thượng có thể thành tựu? Lão Hòa thượng xuất gia lúc 20 tuổi, Sư phụ chỉ dạy ngài một câu A Mi Đà Phật. Ngài chưa từng đi học, không biết chữ, giống như Đại sư Huệ Năng, nhưng ngài thành thật, nghe lời, thật làm, Sư phụ nói với ngài câu Phật hiệu này, Nam Mô A Mi Đà Phật, bảo ngài cứ thế mà niệm, ngài niệm suốt 92 năm. Đã niệm một câu Phật hiệu 92 năm, không có gián đoạn, không có bỏ mất, đại khái trừ lúc đi ngủ ra, thức dậy ngài liền niệm Phật, qua lại với người khác cũng là như vậy. Đại sư Chương Gia cũng có năng lực này, khi tôi thân cận ngài, ngài tiếp đãi khách, giảng khai thị cho mọi người, sau khi giảng xong thì ngài niệm chú, ngài không phải niệm Phật, mà ngài là niệm chú. Chúng tôi thấy ngài [dùng] Kim cang trì, ngài là hơi động nhẹ môi, không có âm thanh, khi không nói chuyện với người khác, quý vị thấy ngài đều đang niệm chú, việc này không gián đoạn, đó là công phu. Cho nên hỏa hóa khi vãng sanh, chúng tôi thấy được, hơn 10 ngàn viên xá-lợi, ở Đài Loan tìm không được người thứ hai, xá-lợi lớn như hạt đậu nành có hơn 2.000 viên, hình như viên nhỏ, viên nhỏ nhất là như hạt mè, hạt gạo, hạt đậu xanh, gần như khoảng hơn 8.000. Đó là công phu Nhẫn lực, sự thành tựu của Nhẫn lực. Không thể nhẫn nại, thì làm sao có thể thành tựu? Niệm một câu Phật hiệu 92 năm không đơn giản.

Tịnh tông, vãng sanh thì dễ, nhưng tín tâm thì khó. Trong Mi Đà Yếu Giải, Đại sư Ngẫu Ích nói với chúng ta, điều kiện của vãng sanh là nằm ở có tín nguyện hay không. Nếu quý vị thật sự tin phương tây xác thật có Thế giới Cực Lạc, nhất định là thật, không phải là giả, không có tơ hào hoài nghi, điều kiện này quan trọng hơn bất cứ điều gì. Điều kiện thứ hai, là tin Thế giới Cực Lạc có A Mi Đà Phật, 48 nguyện của A Mi Đà Phật gia trì Hành nhân; Hành nhân, là người tu Pháp môn Tịnh Độ. Tin thật, thật mong muốn vãng sanh, thì đã đầy đủ điều kiện, đến lúc thì A Mi Đà Phật tới tiếp dẫn quý vị. Công phu niệm Phật cao hay thấp, là quý vị vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, phân bổ quý vị vào lớp nào. Thế giới Cực Lạc là một trường học, không phải Thiên đường, Thế giới Cực Lạc không có vua trời, không có Thượng đế, không có Tổ chức Hành chính, cũng không có Sĩ Nông Công Thương, các ngành các nghề thảy đều không có, vô cùng đơn thuần. Nơi ấy chỉ có hai kiểu người, thứ nhất là A Mi Đà Phật, là Thầy, toàn bộ còn lại đều là từ mười phương thế giới mà vãng sanh đến nơi ấy, đến bên đó đều là Bồ-tát. Thế giới ấy chỉ có Phật, chỉ có Bồ-tát, ngoài Phật Bồ-tát ra, không có xen lẫn kiểu người nào khác. Bồ-tát đều là những vị Bồ-tát tuyệt vời, chúng ta thường nói là Pháp thân Bồ-tát, đây không phải là do quý vị tu hành chứng được, không phải, mà là do uy thần 48 nguyện của A Mi Đà Phật gia trì cho quý vị. Tôi chưa tu, gia trì có thể có tác dụng không? Có thể có tác dụng. Tại sao vậy? Bởi quý vị xưa nay là Phật, nên quý vị thật sự được thọ dụng. Xưa nay là Phật, trên Kinh Hoa Nghiêm nói: 一切眾生皆有如來智慧德相 “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Như Lai trí huệ đức tướng” (Tất cả chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai), cũng là được nói trong Kinh Hoa Nghiêm.

Hoa Nghiêm là Đại bản Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ là Trung bản Hoa Nghiêm, Kinh A Mi Đà là Tiểu bản Hoa Nghiêm, tính chất của ba bộ Kinh này hoàn toàn như nhau, nhưng văn chữ rộng lược khác nhau. Phân lượng của Kinh Hoa Nghiêm rất lớn, đọc một lần từ đầu đến cuối, nếu như không phải đọc lời đã thuộc, thì đại khái phải một tháng mới đọc xong một biến. Kinh A Mi Đà là ngắn nhất, vài phút thì đọc xong một biến. Kinh Vô Lượng Thọ là vừa tầm nhất, thuận tiện nhất, văn tự không xem quá dài, nói được rất tỉ mỉ, mọi khía cạnh đều đã giới thiệu tới. Nếu muốn nhận thức tường tận hơn về Thế giới Cực Lạc, thì đọc Kinh Hoa Nghiêm, đọc Kinh Hoa Nghiêm 10-20 biến, rồi quay lại xem Kinh Vô Lượng Thọ thì quý vị sẽ sáng tỏ. Quan trọng nhất chính là biết điều kiện nào mới có thể vãng sanh, quý vị xem đơn giản biết bao, thật tin, thật nguyện, thật sự tin tưởng, thật sự muốn đi. Công phu niệm Phật không phải là nói bao nhiêu, không có luận bao nhiêu, mà là luận về công phu, công phu là gì? Là buông xuống. Phải buông xuống thế gian này, không thể mang tới Thế giới Cực Lạc. Ngay cả thân thể này cũng phải buông xuống, nếu tham luyến thân thể này khỏe mạnh trường thọ, thì đi không nổi, đó là đại chướng ngại. Thân tâm thế giới, cả thảy đều phải buông xuống. Điều khó buông xuống nhất của người thế gian chính là tình thân, phải nhìn thấu, tình thân cũng phải tạm thời buông xuống, đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc trở thành Bồ-tát, sau đó quay trở lại, [với] thân Bồ-tát mà quay trở lại, thì không có chướng ngại nữa, giúp gia thân quyến thuộc của quý vị, có thể làm được. Nếu buông không nổi tình thân, thì đi không được, vẫn làm việc Lục đạo Luân hồi, vậy thì không còn chút biện pháp nào, vậy thì thật đáng tiếc rồi! Nhất định phải hiểu đạo lý này.

Buông xuống triệt để, vậy tức là đã có công phu. Công phu được chia làm ba phẩm, ba phẩm Thượng, Trung, Hạ, thấp nhất của phẩm Hạ, là Công phu Thành phiến, niệm tới công phu này, vãng sanh Thế giới Cực Lạc thì đã xen lớp. Không có chút công phu nào, chưa có công phu, thậm chí mỗi ngày, như Tổ sư nói, người mà công việc bận rộn, họ không có cách nào thực hành thời khóa, thì dùng pháp Thập niệm, sáng sớm thức dậy niệm mười tiếng Phật hiệu, buổi tối trước khi đi ngủ niệm mười tiếng Phật hiệu, đó là pháp Thập niệm, được hay không? Được. Đó là chưa có công phu, sanh Phàm Thánh Đồng Cư độ. Nếu niệm tới Công phu Thành phiến, Thành phiến là ý nghĩa gì? Bình thường trong tâm chỉ có A Mi Đà Phật, ngoài A Mi Đà Phật ra, thì không có Vọng tưởng, không có tạp niệm, đấy là Công phu Thành phiến, niệm niệm đều là A Mi Đà Phật. Công phu như thế thì vãng sanh Thế giới Cực Lạc: không phải sanh Đồng cư độ, mà là sanh Phương Tiện độ, là bậc Trung Hạ của Tam bối Cửu phẩm trong cõi Phương Tiện. Nếu niệm tới Sự nhất tâm Bất loạn, thì công phu ấy đã nâng lên, Sự nhất tâm Bất loạn thì đoạn Kiến tư Phiền não rồi, Kiến hoặc: Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ kiến, Giới thủ kiến, Tà kiến, đã buông xuống năm loại này, sẽ không sanh khởi lên; Về Tư hoặc, đã đoạn Tham Sân Si Mạn Nghi. Trong Pháp môn thông thường, đó là cảnh giới của A-la-hán, chứng được A-la-hán, cho nên các ngài vãng sanh Thế giới Cực Lạc: sanh Phương Tiện Hữu Dư độ, chứ không ở Phàm Thánh Đồng Cư độ. Phàm Thánh Đồng Cư độ là nơi dễ đến nhất. Công phu lại nâng bậc lên: chính là Lý nhất tâm Bất loạn, Lý nhất tâm Bất loạn là bình đẳng với địa vị Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, tức là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, các ngài đến Thế giới Cực Lạc sanh Thật Báo Trang Nghiêm độ, đó là cấp bậc cao nhất. Cũng như nơi ấy họ theo học, Tiểu học, Trung học, Đại học, cấp bậc cao nhất đến bên ấy là vào Đại học, Sự nhất tâm Bất loạn là vào Trung học, không có công phu thì học lên từ Tiểu học, lớp 1 Tiểu học dần dần nâng lên, tốt! Điều này là người nào cũng có thể làm được. Cõi Phàm Thánh Đồng Cư nhiếp khắp chúng sanh Lục đạo trong tất cả cõi nước mười phương, trong Lục đạo ai nấy đều có phần, cõi Súc sanh vãng sanh không ít, những người ấy đều là ở cõi Đồng Cư. Chúng ta nhất định phải làm rõ ràng, ngàn vạn lần đừng để qua cơ hội lần này, để qua thì thật sai rồi!

Chúng ta nhất định phải đem sự việc này, xem như việc đại sự duy nhất khi đến thế gian ở đời này, đời này tôi phải thành Phật. Không phải là giả, không phải là cuồng vọng, thật sự có thể làm được, A Mi Đà Phật thật sự hỗ trợ. Bảo chứng thư chính là bộ Kinh này, Bảo chứng thư mà A Mi Đà Phật cho chúng ta, là dựa trên những đạo lý, phương pháp được giảng trong quyển Sách này, chúng ta y giáo phụng hành, nhất định được sanh, ở Thế giới Cực Lạc một đời viên mãn thành tựu, cũng không có lo lắng gì nữa. Sanh tới Thế giới Cực Lạc không phải là nhục thân này, vì nhục thân này là thân sanh diệt, rất phiền phức, chăm sóc rất phiền phức, vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, hóa sanh trong hoa sen, là thân Pháp Tánh. Thân Pháp Tánh thanh tịnh, không có ô nhiễm; Nói cách khác, không cần tắm rửa, sớm tối cũng không cần rửa mặt, không có nhu cầu, không nhiễm mảy trần. Không cần ẩm thực, bớt việc biết mấy, việc ăn uống mang đến cho chúng ta biết bao phiền toái; Không cần ngủ nghỉ. Mạng sống là vô lượng thọ, thật sự vô lượng, không phải giả vô lượng. Có người nói, chúng ta vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, vô lượng ấy là vô lượng của hữu lượng. Nói được không sai, vô lượng của hữu lượng là tu hành ở Thế giới Cực Lạc chưa có thành Phật, đó là vô lượng của hữu lượng; Thành Phật rồi, thì vô lượng của hữu lượng biến thành vô lượng của vô lượng, thật sự vô lượng, cho nên là giảng được thông về vô lượng chân thật, thành Phật rồi! Nhất định không được buông bỏ Pháp môn này.

Lão Hòa thượng Hải Hiền, công phu của ngài là tiệm tu, không phải là đốn ngộ. Tôi xem đĩa CD Vĩnh Tư Tập về ngài, [nhận thấy] Công phu Thành phiến, trước sau 25 tuổi thì ngài nhất định đạt được, bởi vì ngài niệm Phật rất siêng năng, ngài không gián đoạn, thật làm. Ba năm, chúng ta thấy được trong Vãng Sanh Truyện, chúng ta cũng thấy được trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, niệm Phật ba năm vãng sanh Thế giới Cực Lạc: đại khái có một nửa. Hồi đó, khi tôi mới xuất gia không bao lâu, có lần tôi giảng Kinh Địa Tạng ở chùa Pháp Hoa tại Tây Môn Đình, Đài Bắc, ở Cơ Long có một vị Pháp sư trẻ, gần bằng tuổi tôi, lúc đó đều là hơn 30 tuổi, thầy ấy từng hỏi tôi, thầy ấy xem Vãng Sanh Truyện, nhìn thấy rất nhiều người đều là ba năm vãng sanh, hỏi tôi có phải họ chỉ được ba năm tuổi thọ thôi không? Tôi trả lời thầy ấy, cách nói ấy không hợp logic, giảng không thông. Cần phải là như thế nào? Công phu của họ niệm đến Thành phiến, khi niệm đến Thành phiến thì A Mi Đà Phật sẽ đến tìm họ, hoặc ở trong mộng, hoặc ở trong định, A Mi Đà Phật hiện thân, sẽ nói với quý vị, sẽ động viên quý vị, nói với quý vị, quý vị còn bao nhiêu tuổi thọ, tuổi thọ bao lâu, đến khi đó ‘Ta tới rước con’. Nhưng vào lúc đó, xác thật là có rất nhiều người, thấy được A Mi Đà Phật liền nắm chắc không buông, cầu xin Phật, không cần tuổi thọ của con nữa, bây giờ con đi theo Ngài. A Mi Đà Phật rất từ ​​bi, nếu quý vị thật sự khẩn cầu như vậy, thì Ngài sẽ nói với quý vị, được, sau ba ngày, hoặc sau năm ngày: ‘Ta đến tiếp dẫn con’. Vậy mới có thể giảng thông.

Nếu lão Hòa thượng Hải Hiển muốn cầu vãng sanh, thì đại khái 25-26 tuổi là ngài có thể ra đi. Ngài cũng từng thỉnh cầu, ngài không phải không có thỉnh cầu, nhưng A Mi Đà Phật không đáp ứng, nói với ngài: ‘Con tu được rất tốt, tu được rất như pháp, hi vọng con trụ thêm vài năm, làm tấm gương tốt cho người học Phật, làm tấm gương tốt cho người niệm Phật’. Cho nên ngài là biểu pháp, việc biểu pháp ấy, đã kéo dài thời gian sáu-bảy mươi năm. Điều này đều là do lão Hòa thượng đã từng nói với mọi người, ngài gọi là lão Phật gia, tức là A Mi Đà Phật, lão Phật gia không dẫn tôi đi, muốn tôi biểu pháp, làm gương cho người khác xem. Nói với ngài có một quyển sách, tên quyển sách ấy là Nếu Muốn Phật Pháp Hưng, Chỉ Có Tăng Khen Tăng, ‘ngày nào mà con thấy được quyển sách này, thì Ta đến tiếp dẫn con vãng sanh’. Vì thế trong tâm ngài cũng thường hay mong chờ. Rất nhiều người lên núi để thăm ngài, mang theo đồ ăn, nhưng không có mang theo sách. Tháng 1 năm 2013, có vài Phật tử đã mang quyển sách này lên núi, lão Hòa thượng vừa thấy cầm theo sách, sách này là sách gì? Hỏi họ, họ nói cuốn sách này là Nếu Muốn Phật Pháp Hưng, Chỉ Có Tăng Khen Tăng. Lão Hòa thượng nghe thấy tên sách này, thì vui mừng đến lạ thường! Vì sao? Bởi A Mi Đà Phật đã giao ước với ngài, trao đổi rồi, sách này đưa tới rồi. Ngài nhanh chóng mặc áo tràng đắp y, cầm cuốn sách này, yêu cầu mọi người chụp hình cho ngài. Chính là tấm hình này, trước vãng sanh ba ngày, sau khi chụp xong tấm hình này ba ngày, ngày thứ ba thì ra đi. A Mi Đà Phật đã định sẵn với ngài.

Dụng ý của sự biểu pháp này rất sâu rất rộng, vì trong nhà Phật chúng ta mà làm chứng minh, bản Hội Tập này là chân Kinh, lão Hòa thượng tác chứng, mỗi câu mỗi chữ đều là do đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, hội tập không có sửa đổi chữ nào, trung thật nhất. Tuy bên trong Bản này là hội tập, nhưng quý vị tìm không ra tì vết. Hạ Liên lão đã dùng thời gian 10 năm. Bản Hội Tập lúc đầu chính là Bản này, chúng ta cũng đã in ra, đây là sự thành công của ba năm hội tập. Sau đó Bản này lại trải qua 10 lần tu sửa hiệu đính, mới làm thành Bản mà chúng ta dùng hiện nay. Bản này rất đáng được làm kỷ niệm, là Bản đầu tiên. Kinh này là chân Kinh. Kinh là có thể hội tập, chẳng phải là không thể. Kinh Phật được truyền đến Trung Hoa ban đầu là Kinh Tứ Thập Nhị Chương, bộ đầu tiên, đã là hội tập, là hợp lại từ trong rất nhiều kinh, tiện lợi cho người sơ học, là tuyển tập, không phải là một bộ kinh, mà là rất nhiều kinh. Lúc đó không gọi là hội tập, mà gọi là ‘hợp’, ‘hợp’ trong hòa hợp, gọi là hợp kinh, hợp kinh chính là hội tập. Lịch sử có thể làm chứng điều này, trong sách Tăng Khen Tăng nói rất tường tận. Thứ hai chứng minh cho chúng ta, Chú Giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là Chánh tri ​​Chánh kiến, không có hoài nghi. Ngài chú giải bộ Kinh này, đã dùng 83 Kinh luận, 110 Chú sớ của Tổ sư Đại đức để chú giải bộ Kinh này, tùy lúc quý vị đều có thể xem, mấy câu của đoạn này có từ đâu, ngài đều gom vào dấu ngoặc. Không phải ý nghĩa của chính mình, mà là ý nghĩa trong kinh, hoặc là ý nghĩa của Tổ sư Đại đức, là Chánh tri ​​Chánh kiến, không thể nghi ngờ. Thứ ba là làm chứng minh cho chúng ta, mấy năm nay của chúng ta, đại khái 20 năm rồi, chúng ta chiếu theo Kinh này, y theo Chú Giải này để tu hành, con đường này không sai, là chính xác. Nhưng có rất nhiều người hủy báng, có rất nhiều người phản đối, lão Hòa thượng đến chứng minh, quá quan trọng rồi! Bởi vì xác thật có rất nhiều người bị dao động đối với bản Hội Tập này, với bản Chú Giải này, học một khoảng thời gian rồi, nhưng nghe thấy những lời này thì từ bỏ, đổi sang học bản khác, lão Hòa thượng là vì chúng ta mà làm ra chứng minh này.

Lại càng sâu sắc chứng minh, chứng minh thật có Thế giới Cực Lạc, thật có A Mi Đà Phật, thật có 48 Nguyện, cũng làm minh chứng cho chúng ta, khiến chúng ta không thể nghi ngờ; Nghi ngờ, thì chính mình sai rồi. Pháp môn này, cũng như Cư sĩ Bành Tế Thanh đã nói, vô lượng kiếp đến nay hiếm có khó gặp, quý vị làm sao lại gặp được? Quý vị gặp được Kinh điển khác, thì cả đời quý vị cũng chưa chắc thành tựu được, còn gặp được bộ Kinh điển này, nương theo bốn chữ: 信願持名 “Tín Nguyện Trì Danh”, thì quý vị nhất định thành Phật. Nói về thành Phật, câu văn kinh: 忍力成就 “Nhẫn lực thành tựu” hôm nay. Lão Hòa thượng Hải Hiền đã tiếp nhận sự ủy thác, giáo huấn của A Mi Đà Phật, ở thế gian này, đã trụ 112 tuổi, là nhẫn lực. Tôi không tin ngài có tuổi tác cao như vậy, thông thường mà nói, tuổi tác của ngài cũng chỉ là bảy-tám mươi, quý vị xem Sư đệ của ngài, 82 tuổi vãng sanh, mẹ của ngài vãng sanh lúc 86 tuổi, còn có Hòa thượng Lão Đức, cũng là bảy-tám mươi tuổi thì vãng sanh, chắc là như vậy. Ngài một mạch có thể sống đến 112 tuổi mới vãng sanh, đó là do A Mi Đà Phật kéo dài, chứ không phải tuổi thọ của chính ngài có. Tuổi thọ được kéo dài có tốt không? Quý vị có muốn không? Nếu quý vị thật sự hiểu được sự thù thắng của Thế giới Cực Lạc, thì quý vị chỉ ước gì đi cho nhanh, bây giờ tôi đi ngay, ngày mai tôi đi liền, thế gian này quá khổ, có gì đáng để lưu luyến? Vì thế ngài biết. Tôi ước đoán ngài là trước sau 25 tuổi thì Công phu Thành phiến, khoảng 30 tuổi thì Sự nhất tâm Bất loạn, khoảng 40 tuổi thì Lý nhất tâm Bất loạn. Đến Lý nhất tâm Bất loạn, là tự tại vãng sanh Thế giới Cực Lạc, muốn đi lúc nào thì đi lúc đó. Đức Phật bảo ngài ở lại, ngài đã ở lại mấy chục năm, chờ đợi kiếp nạn này của Tịnh Độ tông, kiếp nạn này chính là có một số người phê bình bộ Kinh này, phản đối Chú Giải của Niệm lão, nói chúng ta tu hành sai rồi. Lão Hòa thượng nhằm vào thời tiết nhân duyên đã thành thục, đều là do Phật Bồ-tát an bài, ngài ra đi, lắng sạch những mối nghi hoặc cho chúng ta, công đức vô lượng, hiện tại không có ai phản đối Kinh này nữa.

Tiếp theo, quý vị xem Niệm lão chú giải Kinh, dẫn ra văn kinh trong Kinh Bảo Vân, do đức Phật thuyết. Mỗi câu ngài đều chú ra, đến từ đâu, cho nên ngài là Chánh tri Chánh kiến, chứ không phải do tự ngài tùy tiện viết ra. Trong Kinh Bảo Vân nói: 於菩薩所修法,各說十法。中說忍法 “Ư Bồ-tát sở tu pháp, các thuyết Thập pháp. Trung thuyết Nhẫn pháp” (Đối với những pháp mà Bồ-tát tu, mỗi loại nói mười pháp. Trong đó nói về Pháp nhẫn), cũng đã nói mười pháp, 菩薩有十法,能淨於忍 “Bồ-tát hữu Thập pháp, năng tịnh ư nhẫn” (Bồ-tát có mười pháp, có thể thanh tịnh nhờ nhẫn). Trong Kinh Bảo Vân. 何等為十 “Hà đẳng vi Thập” (Những gì là mười?),trước hết liệt kê tên ra: 一內忍、二外忍、三法忍、四隨佛教忍、五無方所忍、六修處處忍、七非所為忍、八不逼惱忍、九悲心忍、十誓願忍 “Nhất Nội nhẫn, nhị Ngoại nhẫn, tam Pháp nhẫn, tứ Tuỳ Phật Giáo nhẫn, ngũ Vô phương Sở nhẫn, lục Tu xứ Xứ nhẫn, thất Phi sở Vi nhẫn, bát Bất bức Não nhẫn, cửu Bi tâm nhẫn, thập Thệ nguyện nhẫn” (Một Nội nhẫn, hai Ngoại nhẫn, ba Pháp nhẫn, bốn Tuỳ Phật Giáo nhẫn, năm Vô phương Sở nhẫn, sáu Tu xứ Xứ nhẫn, bảy Phi sở Vi nhẫn, tám Bất bức Não nhẫn, chín Bi tâm nhẫn, mười Thệ nguyện nhẫn), tiếp theo, là chia mười điều này ra để nói. Thứ nhất: 內忍 “Nội nhẫn”, thế nào là Nội nhẫn? 云何名菩薩內忍?菩薩飢渴寒熱,憂悲疼痛,身心楚切,能自忍受,不為苦惱。是名內忍 “Vân hà danh Bồ-tát Nội nhẫn? Bồ-tát cơ khát hàn nhiệt, ưu bi đông thống, thân tâm sở thiết, năng tự nhẫn thọ, bất vi khổ não. Thị danh Nội nhẫn” (Thế nào là Nội nhẫn của Bồ-tát? Bồ-tát đói khát lạnh nóng, lo buồn đau nhức thống khổ, thân tâm khổ đau bức bách, có thể tự nhẫn chịu, không bị khổ não. Đó gọi là Nội nhẫn). Nội nhẫn, là nói thân thể của chúng ta, đó tức là bên trong thân, không phải nói bên ngoài thân, bên trong thân đối với duyên bên ngoài, những trường hợp cử ra như: đói, khát, lạnh nóng, khi lạnh không thể có y phục đủ để giữ ấm, lúc đó nên phải nhẫn chịu. Khi nóng bức, giống như thời tiết hiện nay, có rất nhiều nơi nhiệt độ thất thường, nóng lên tới hơn 40 độ, điều này thì trước đây rất ít có. Bây giờ đi du lịch, đều phải mang theo y phục bốn mùa, bởi không biết tiết trời sẽ thay đổi thế nào. Bồ-tát phải nhẫn đối với điều này. Bồ-tát vì để giáo hóa chúng sanh, nên chính mình phải làm ra tấm gương, thì người khác mới sẽ tin tưởng.

Việc ăn uống không cần nhiều như vậy, không cần thịnh soạn như thế. Nếu trong đời sống không thể tiết kiệm, tiết kiệm thì cần phải dựa vào nhẫn, nhẫn lực. Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn ở đời, giữa ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây, đói khát lạnh nóng đều phải nhẫn được. Giữa ngày ăn một bữa được không? Được. Hồi xưa tôi học Kinh giáo với thầy Lý ở Đài Trung, thầy Lý giữa ngày một bữa, mỗi ngày ăn một bữa. Từ khi tôi nghe Phật pháp khoảng nửa năm, thì tôi đã đoạn hẳn bữa ăn chiều, nhà Phật gọi là trì Ngọ. Vì thế khi tôi đến Đài Trung, thấy thầy mỗi ngày ăn một bữa, thì tôi cũng đoạn bỏ bữa ăn sáng. Tôi ăn đến tháng thứ tám, tôi mới báo cáo với thầy, tôi nói [con ăn] được tám tháng rồi. Thầy liền hỏi tôi, thân thể có khó chịu không, có chỗ nào không thoải mái chăng? Tôi nói không có, rất bình thường. Thầy liền nói với tôi, cứ thế mà kiên trì. Người xưa nói: 人到無求品自高 “Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao” (Người đến vô cầu thì phẩm hạnh tự cao). Chúng ta sinh hoạt tiết kiệm, nhu cầu rất ít, sẽ dễ dàng an thân lập mệnh, cả đời không cầu người, quý vị nói tự tại biết bao. Nhu cầu của chúng tôi ít, nhưng tôi vẫn kém hơn thầy, mỗi bữa cơm hai cái bánh bao nhỏ thì thầy đủ rồi, bánh bao không lớn, tầm nhỏ thôi, hai cái thì đủ, tôi cần phải ăn ba cái, hai cái thì không được. Cho nên vào lúc đó mỗi ngày của thầy, phí sinh hoạt mỗi ngày của thầy là hai đồng, mỗi bữa của tôi phải ba đồng, điểm này thì không cách nào sánh được với thầy. Không có chút tổn giảm nào về thể lực cả. Lượng công việc của thầy Lý, lượng công việc mà một mình thầy làm là của năm người làm. Thầy là Bí thư Chủ nhiệm Quan phủ Phụng tự Khổng tử, đi làm hằng ngày. Liên Xã Đài Trung mà thầy mở, Phật tử không ít, tôi theo thầy lúc đó, Liên Xã Đài Trung đã 10 năm, Liên hữu có 200 ngàn người, mỗi ngày đều có người tìm thầy, thầy phải chia thời gian ra để gặp mặt, quý vị nói lượng công việc rất lớn. Thầy còn là Giảng viên của hai trường học, Đại học Trung Hưng và Đại học Y Dược Trung Hoa, là Giáo thọ của hai trường này, thầy còn đi dạy. Còn có người tìm thầy nhờ khám bệnh, thầy quả thật là thầy thuốc Đông y rất cao minh, đồng học chúng tôi bị bệnh đều tìm thầy, sẽ không tìm ai khác. Lượng công việc, [bằng với] lượng công việc của năm người. Để gặp thầy, phải hẹn trước một tuần lễ, sắp xếp thời gian, quý vị nhất thời đi tìm thầy thì tìm không được, thầy đều có việc, chen vào không được. Ăn một bữa thôi.

Tôi giữ đến tháng thứ tám, tôi báo cáo tâm đắc của mình với thầy, tôi nói ẩm thực là bổ sung năng lượng, tiêu hao năng lượng lớn thì bổ sung phải nhiều, mỗi ngày ba bữa vẫn không đủ, vẫn phải ăn điểm tâm, tiêu hao quá lớn; Tiêu hao ít, như nhà Phật là tiêu hao ít. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ là dạy học, giảng kinh dạy học, cùng chia sẻ với chư vị đồng học, giải đáp vấn đề, không có tạp niệm, lượng hao hụt ít, vì vậy [ăn] một ít thì đủ rồi. Tiêu hao năng lượng, đã tiêu hao vào đâu? Tiêu hao vào Vọng niệm, Vọng tưởng, tạp niệm nhiều, việc đó hao tổn năng lượng rất lớn, vả lại rất nhanh chóng; Nếu phiền não nhẹ, Vọng niệm ít, thì một ít đã đủ. Thầy hoàn toàn đồng ý với báo cáo này của tôi. Vì thế đời này của tôi, tôi đã phụng hành ba sự việc, đời này không quản người, không quản tiền, không quản việc, mỗi ngày tôi chỉ là đọc kinh, dạy học, cùng chia sẻ tâm đắc với các vị đồng học, tôi làm là việc này, không có tạp niệm, tạp niệm rất ít. Chúng ta tu hành không có công phu, thì phải đi con đường này. Nếu có đạo tràng, thì quý vị phải quản người, phải quản việc, phải quản những tạp vụ này, Vọng niệm sẽ nhiều, sẽ không nắm chắc vãng sanh. Cả đời ở đạo tràng của người khác, có duyên thì ở thêm vài năm, không có duyên thì ở ít vài ngày, đến đâu cũng làm khách chứ không làm chủ. Điều này cũng phải nhẫn được, thảy đều buông xuống danh văn lợi dưỡng, thân tâm thế giới.

Thế gian cũng có rất nhiều sự việc cần phải cấp bách, trong lúc giảng kinh tôi thường nói, thường xuyên nhắc nhở, hi vọng có trí huệ, có năng lực, có tài lực thì nên phát tâm đi làm, là việc tốt! Thí như trong năm vừa qua, cả thế giới có thể thấy được viện Hán học, mọi người đều hết sức chú trọng Hán học, rất nhiều quốc gia đều đưa tiếng Trung vào chương trình bắt buộc. Nước Anh là một trường hợp điển hình, từ Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học đến Đại học, họ đều xếp tiếng Trung vào môn ngoại ngữ thứ nhất, đều phải học từ nhỏ. Tôi đã nghe sự việc như thế, tháng 5 tôi tham gia hoạt động của Liên Hiệp Quốc ở Paris, sau khi tham gia xong rồi, tôi liền đến nước Anh để xem thử, xem họ học như thế nào, là thật hay là giả. Tôi cũng đã ở tại nước Anh 8 ngày, là thật, quá khó được, Vương quốc Anh là đất nước có văn hóa. Cho nên tôi liền nhắc với họ, tiếng Trung nên bắt đầu từ việc nhận thức Hán tự, biết được Hán tự, hiểu được Hán cổ, nên hạ thủ từ chỗ này. Về Tứ Khố Toàn Thư, Tứ Khố Hội Yếu: tôi đã tặng cho họ vài bộ, những bộ sách này đều là viết bằng chữ Hán Hán cổ, nếu quý vị xem không hiểu, thì thật đáng tiếc. Tôi nói với họ, những vị lão Tổ tông cổ Thánh tiên Hiền của Trung Hoa lưu lại cho đời sau, cũng có thể nói để lại cho toàn thế giới, toàn nhân loại, vật báu quý giá nhất là gì? Chính là Hán tự, Văn ngôn văn. Bộ Tứ Khố Toàn Thư này là được viết bằng chữ Hán thể Văn ngôn, nếu quý vị có thể biết chữ Hán, hiểu thể Văn ngôn, thì cuốn sách này là tài sản văn hóa mà lão Tổ tông để lại cho quý vị. Nội dung của tài sản này là gì? Đầu tiên là thân tâm khỏe mạnh, có cần hay không? Thân tâm khỏe mạnh, tự tại vui vẻ. Gia đình hòa thuận, quý vị có cần hay không? Sự nghiệp thành công có cần hay không? Xã hội an định có cần hay không? Đất nước giàu mạnh, thiên hạ thái bình, đều cần, không có gì mà không cần. Có thể giải quyết viên mãn vấn đề về: trí huệ, lý niệm, phương pháp, hiệu quả, kinh nghiệm thì đều được viết trong Tứ Khố Toàn Thư, quý vị cần điều gì thì vào trong đó mà lấy, thật sự có thể giúp quý vị giải quyết vấn đề. Phương tiện truyền tải đó là Hán cổ và chữ Hán, cho nên trước tiên quý vị phải học hiểu điều này. Tôi đến nước Anh không có gì khác, là tuyên truyền sự việc này, hi vọng trong trường Đại học mở Văn tự học, mở học phần này, học từ Thuyết Văn Giải Tự, 3 đến 5 năm có thể bồi dưỡng một nhóm giáo viên chữ Hán thể Văn ngôn. Điều này phải có người dạy, có thể có 30-50 giáo viên, chuyên gia Hán học, chuyên gia Văn tự học, thì có thể thành lập một viện Hán học. Dùng viện Hán học để đào tạo giáo viên, giáo viên này thì cả thế giới đều cần, mỗi đất nước đều cần. Tôi đi làm sự việc này, ân đức của Tổ tiên, Tổ tiên che chở, Tam Bảo gia trì, còn có chút mặt mũi, cuối tháng này, trường họ sẽ đến tìm tôi, để nghiên cứu thêm một bước là chúng ta làm sao thực hiện, sự việc này quan trọng.

Sách thì hiện tại không có vấn đề. Trước kia những tầng lớp tri thức cao cấp, giới học thuật ở Đài Loan, hết sức quan tâm đối với bộ sách này, bởi vì ở Đài Loan chỉ có một bộ, được viện Bảo tàng Cố Cung cất giữ, Toàn Thư thì cả thế giới chỉ có ba bộ rưỡi, có một bộ hư rách không đủ, Đài Loan có một bộ. Hội Yếu chỉ có một bộ duy nhất, tổng cộng là hai bộ, một bộ ở vườn Viên Minh, thời kỳ Liên quân 8 nước đã thiêu hủy hết, chỉ còn lại một bộ trong thư phòng của chính Hoàng đế Càn Long, hiện nay được bảo tồn ở Đài Loan, là vật báu vô giá! Nếu một khi tổn thất thất lạc những sách này, thì nhân loại xong rồi, đôi mắt sẽ mù lòa. Vì thế tôi rất quan tâm đến sự việc này. Khi Nhà sách Thương Mại xuất bản, không có ai cúng dường tôi, bộ sách này cần phải hơn một triệu, chúng tôi không có khả năng, mua không nổi. Cách đã nhiều năm, Nhà in Thương Mại còn dư một bộ cuối cùng, có một đồng tu muốn gửi cúng dường cho tôi, tôi nói quý vị đừng đưa tiền cho tôi, họ nói ngài cần gì? Tôi nói tôi muốn một bộ Tứ Khố Toàn Thư, quý vị mua giùm tôi. Họ liền phát tâm mua giùm tôi một bộ, bộ sách này hiện tại để ở Học viện Tịnh tông Australia. Lần thứ hai, Dân Quốc tròn 100 năm, Chính phủ vì để kỷ niệm việc này, nên yêu cầu Hiệu sách họ tái bản, bởi vì 300 bộ được in lần đầu đã bán hết. Hội Yếu là do Nhà sách Thế Giới in, chỉ in 200 bộ. Bộ sách quá lớn, giá cả quá cao, [in] càng ít thì giá thành càng cao. Họ cũng rất khó được, vì bảo tồn văn hóa cho đất nước, cho nên đã hạ giá xuống hết mức, thời đó một bộ Toàn Thư là 50 ngàn Đô la Mỹ. Phân lượng Hội Yếu nhỏ hơn một chút, bằng 1/3 của Toàn Thư, đó là do chính Hoàng đế Càn Long xem, đặc biệt tuyển chọn cho ông xem. Khi hai Nhà sách này in lại, họ liền nghĩ tới tôi, nói với tôi tin tức này, tôi nói việc tốt, tôi nói tôi đặt trước với quý vị, mong giá cũ, quý vị không thể tăng giá cho tôi. Họ nói: Pháp sư! Thầy cần bao nhiêu bộ? Tôi nói tôi cần 100 bộ. Tứ Khố Toàn Thư, trước sau tôi đã mua tổng cộng 112 bộ Toàn Thư ở đơn vị họ; Hội Yếu ở Nhà sách Thế Giới, trước sau đã mua giúp họ 300 bộ. Để làm gì? Để phân chia gửi tặng cho Thư viện Đại học, Thư viện Quốc gia của toàn thế giới, lan toả ra toàn thế giới như vậy, thì tôi không sợ tai nạn nữa, tai nạn thế nào cũng không thể làm mất đi toàn bộ, sẽ luôn lưu lại vài bộ, mục đích của tôi là ở đây, không thể để những thứ này thất lạc, phải truyền lại cho bao thế hệ mai sau.

Hiện nay Hán học nóng lên như thế, đó là cơ duyên. Có bao nhiêu người có thể đọc? Có bao nhiêu người có thể hiểu? Có bao nhiêu người có thể giảng rõ ràng, giảng sáng tỏ? Điều này quan trọng. Hiện nay người học chữ Hán, học Văn ngôn văn đặc biệt rất ít, cho nên tôi muốn tìm trường học, khuyến khích họ làm sự việc này. Khi nhà trường mở lớp, sợ nhất chính là không có sinh viên học, sinh viên đi học phải đóng học phí, còn có chi phí sinh hoạt, mức sống ở London nước Anh cũng rất cao. Tôi nói tiền cúng dường của mười phương cho tôi, tôi thành lập một quỹ Hiệp Hội, tôi phát học bổng cho sinh viên, 3 đến 5 năm, tôi phát học bổng cho 30 người. 3 năm, 5 năm này tức là 30 người này, 30 đến 50 người, trong đó còn chưa thêm vào, vì sao vậy? Bởi tôi muốn đào tạo giáo viên. Lý niệm và phương pháp dạy học của Trung Hoa thì nước ngoài không có, nhưng họ có thể tiếp nhận, ngôi trường ấy có thể tiếp nhận, điều này rất khó được. Giáo học của Trung Hoa là一門深入,長時薰修, 讀書千遍,其義自見 “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, độc thư thiên biến, kỳ nghĩa tự kiến”,nhấn mạnh ở tự kiến, tự kiến tức là khai ngộ. Công khóa của môn này là dạy quý vị đọc, không có đọc sai chữ, không có đọc sót chữ, không cần giảng ý nghĩa thế nào, cứ đọc thôi, đọc đến một ngàn biến, đọc đến hai ngàn biến, đọc đến ba ngàn biến, thì quý vị khoát nhiên sáng tỏ, quý vị liền hiểu thôi. Sau khi hiểu rồi, quý vị giảng cho thầy nghe, thầy ấn chứng cho quý vị, quý vị tốt nghiệp rồi. Vì vậy chư vị xem Học Ký, Học Ký trong Lễ Ký, đó là Triết học Giáo dục của Trung Hoa, trong Học Ký giảng rất rõ ràng. Vị thầy tốt dạy học trò, học trò rất vất vả, thầy rất thong dong, thầy không cần giảng cho họ nghe. Đợi khi nào quý vị tự thấy rồi, tự thấy ý nghĩa, sáng tỏ rồi, thì giảng cho thầy nghe, thầy gật đầu thì quý vị tốt nghiệp rồi.

Giáo học của phương Đông khác với phương Tây, phương Tây là tri ​​thức, cho nên họ cần phải nạp vào càng nhiều càng tốt, còn nước ta là khai ngộ. Khai ngộ thì cần phải tâm thanh tịnh mới khai ngộ, tâm bình đẳng mới khai ngộ; Tâm thanh tịnh là Nhị thừa: Thanh văn, Duyên giác, tâm bình đẳng là Bồ-tát, tâm thanh tịnh bình đẳng rồi thì tự nhiên khai ngộ. Sự đốn ngộ của Đại sư Huệ Năng, là tâm thanh tịnh, không có tạp niệm, không có Vọng tưởng, vì vậy ngài vừa nghe thì hiểu ngay. Ngài nói cho thầy nghe điều mà ngài ngộ được, thầy ấn chứng cho ngài, liền truyền y bát cho ngài, đơn giản như thế! Ngài đến Hoàng Mai chỉ từng gặp Ngũ tổ ba lần, trong tám tháng, ngài thật sự thật thà, phân công công việc cho ngài, giã gạo chẻ củi ở nhà giã gạo, ngài làm sự việc này. Người khác thấy ngài làm việc cực nhọc, nhưng với chính ngài, là thượng thượng Thiền định, giã gạo là Thiền định, chẻ củi là Thiền định. Ai biết? Chính ngài biết, Ngũ tổ biết, không có người khác biết. Vì thế nửa đêm triệu kiến khi truyền pháp, sợ người đố kị, sợ có chướng ngại, [nên] triệu kiến lúc nửa đêm. Giảng cho ngài Kinh Kim Cang, giảng tới: 應無所住而生其心 “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (Nên không chỗ trụ mà sanh tâm ấy), ngài ngộ rồi, ngộ rồi chỉ nói năm câu, năm câu nói ấy chính là báo cáo tâm đắc của ngài, chính là Luận văn Tiến sĩ của ngài. 何期自性,本自清淨;何期自性,本不生滅;何期自性,本自具足 “Hà kỳ Tự Tánh, bổn tự thanh tịnh; Hà kỳ Tự Tánh, bổn bất sanh diệt; Hà kỳ Tự Tánh, bổn tự cụ túc” (Nào ngờ Tự Tánh, vốn tự thanh tịnh; Nào ngờ Tự Tánh, vốn không sanh diệt; Nào ngờ Tự Tánh, vốn tự đầy đủ), đầy đủ điều gì? Đầy đủ vô lượng trí huệ, đầy đủ vô lượng tài nghệ, vô lượng đức năng, vô lượng tướng hảo, đầy đủ là đều đầy đủ hết tất cả vũ trụ, ngài đều biết rồi. Câu thứ tư là: 何期自性,本無動搖 “Hà kỳ Tự Tánh, bổn vô động dao” (Nào ngờ Tự Tánh, vốn không dao động), đó tức là Tự Tánh vốn định, Tự Tánh chưa từng động, chưa từng có lay động, câu cuối cùng: 何期自性,能生萬法 “Hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp” (Nào ngờ Tự Tánh, có thể sanh vạn pháp), toàn thể vũ trụ đến từ đâu? Do Tự Tánh biến hiện ra, chỉ cần quý vị kiến Tánh, thì quý vị sáng tỏ hết cả vũ trụ, đều biết rồi, tự thấy, không cần phải học. Bộ lý niệm và phương pháp này thì Phật giáo có, truyền vào nước ta, Nho giáo đã tiếp nhận, Đạo giáo cũng tiếp nhận rồi, trở thành mắt xích quan trọng nhất trong phương pháp của văn hóa truyền thống nước ta. Quý vị xem, sau khi nói ra năm câu nói này, Ngũ tổ liền nói được rồi, bèn trao ngài y bát, bảo ngài gấp rút rời đi; Còn căn dặn ngài hãy lánh đi, đừng để ai biết, ẩn cư, đợi đến duyên thành thục rồi trở ra. Ngài chạy đến làm người nấu ăn trong đoàn thợ săn, phục vụ người khác 15 năm, 15 năm, duyên chín muồi rồi mới đi ra.

‘Tự thấy’ rất quan trọng. Vì sao quý vị không thể ‘tự thấy’? Bởi Phiền não của quý vị quá nhiều, âu lo quá nhiều, thấy sắc nghe tiếng, Lục căn tiếp xúc cảnh giới Lục trần, bị ảnh hưởng bởi cảnh giới bên ngoài. Phật Bồ-tát khác với chúng ta ở chỗ nào? Khác biệt ngay ở Phật thấy sắc không khởi tâm không động niệm, nghe âm thanh cũng không khởi tâm động niệm, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần: không khởi tâm không động niệm, đó là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh. Đại sư Huệ Năng tới cảnh giới này, thì ngài mới có thể nói ra, bằng không thì ngài làm sao có thể nói ra được? Năm câu nói đã nói hết. Bồ-tát thấy sắc nghe tiếng, có Khởi tâm Động niệm, không có Phân biệt Chấp trước. Không khởi tâm không động niệm là Triệt ngộ, Đại ngộ viên mãn, không có chút khiếm khuyết nào, cũng tức là cả thảy vũ trụ, quá khứ hiện tại vị lai, quý vị hỏi ngài điều gì ngài cũng biết. Tất cả kinh mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trong 49 năm là đến từ đâu? Là từ trí huệ ấy tự nhiên lưu lộ ra, không có học qua, không ai dạy ngài cả, từ trong Tự Tánh lưu xuất ra, trí huệ chân thật, trí huệ viên mãn. Bồ-tát kém hơn Phật một bậc, vì sao? Bởi Bồ-tát có Khởi tâm Động niệm, không có Phân biệt Chấp trước, là Đại ngộ, đó là Đại ngộ. Đại ngộ thì chưa thể biết viên mãn triệt để, chưa thể, ngài giới hạn ở một bộ phận, như đức Phật Thích Ca ở thế gian của chúng ta đây, giảng những Kinh điển này trong nhân thế, người Đại ngộ đều biết, [nhưng] cao hơn điều này, Triệt ngộ thì họ không biết. Còn có Tiểu ngộ, Tiểu ngộ là A-la-hán, Bích-chi-phật, các ngài thấy sắc nghe tiếng có Khởi tâm Động niệm, có Phân biệt, không có Chấp trước, không có Chấp trước là Tiểu ngộ. Tiểu ngộ có tác dụng, chúng ta vừa mới giảng, là thân tâm tự tại, khỏe mạnh trường thọ, gia đình hạnh phúc, sự nghiệp thành công, xã hội an định, đất nước giàu mạnh, thiên hạ thái bình, Tiểu ngộ thì có thể làm được. Tiểu ngộ là thế nào? Là tâm thanh tịnh. Nửa đoạn sau tựa đề bộ Kinh này của chúng ta là 清淨平等覺 “Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác”, thanh tịnh là Tiểu ngộ, bình đẳng là Đại ngộ, giác là Triệt ngộ; Giác là Phật, bình đẳng là Bồ-tát, thanh tịnh là Thanh văn, Duyên giác. Công phu là gì? Là buông xuống.

Chúng ta có thể buông xuống Khởi tâm Động niệm không? Buông không được. Vì sao vậy? Bởi Khởi tâm Động niệm quá vi tế, chúng ta căn bản không biết. Khi nào mới biết vậy? Trên kinh Đại thừa đức Phật thường nói Bát địa trở lên, quá cao rồi! Cấp bậc Bồ-tát trong Kinh Hoa Nghiêm, có 52 cấp bậc, giống như đi học, có lớp 1, lớp 2, gồm 52 lớp. Được chia thành năm giai đoạn, cũng như Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Đại học, Viện nghiên cứu; Danh từ Phật học là Thập tín, đó là giai đoạn đầu tiên, Thập tín giống như Cấp một, Thập trụ giống như Cấp hai, Thập hạnh giống như Cấp ba, Thập Hồi hướng giống như Đại học, Thập địa giống như Viện nghiên cứu, Đẳng giác giống như lớp Tiến sĩ, từng bậc từng bậc nâng cao lên. Căn tánh lợi nhất, như ngài Huệ Năng, đó là một bước lên trời, thoáng chốc thì ngài đã leo tới vị trí Bát địa, cao như vậy! Trước đây ở Trung Hoa không có, vị lai cũng không thể có, Tiên sinh Phương Đông Mỹ nói với tôi, ngài Huệ Năng là Thiên tài đặc biệt, không tiền tuyệt hậu, vậy thì không thể học theo ngài, ngài quá cao, học không tới. Học không tới thì phải làm sao? Tiệm tu, 3 năm 5 năm khai ngộ, 10 năm 8 năm khai ngộ, hai-ba mươi năm khai ngộ, đều có. Chỉ cần khai ngộ, thì địa vị đều là bình đẳng. Đại sư Chương Gia dạy tôi, sự tu học của Phật pháp, bí quyết chính là nhìn thấu buông xuống. Nhìn thấu là gì? Chính là khai ngộ, hiểu rõ chân tướng sự thật. Buông xuống giúp khai ngộ, khai ngộ giúp buông xuống, tức là hai điều này bổ trợ cho nhau, từ sơ phát tâm đến địa vị Như Lai, không có gì khác. Vì thế chúng ta biết rồi, biết thì phải làm được, buông xuống Phiền não Tập khí của chính mình, điều này quan trọng. Buông xuống rồi thì họ nâng cao, nâng cao đi lên, hiểu rõ, thông đạt lại nhiều hơn một chút, trí huệ tăng trưởng; Khi trí huệ tăng trưởng thì càng buông xuống, buông được càng nhiều thì trí huệ càng lớn lên, đó tức là nhìn thấu giúp quý vị buông xuống, buông xuống giúp quý vị nhìn thấu. 52 cấp bậc, cao nhất đó là Phật quả viên mãn. Thật sự, ‘đại đạo chí giản’, không khó.

Nhẫn là bí quyết của thành công, nếu có tâm nhẫn nại, không thoái chuyển, không chuyển hướng, ‘thâm nhập một môn, huân tu lâu dài’, thì chẳng có gì mà không thành tựu. Điều thứ hai: 外忍。云何名菩薩外忍 “Ngoại nhẫn. Vân hà danh Bồ-tát Ngoại nhẫn” (Ngoại nhẫn. Thế nào là Ngoại nhẫn của Bồ-tát). Đây là đối với bên ngoài, không phải đối với bên trong. 菩薩從他聞惡言罵詈,毀辱誹謗,或毀辱父母兄弟姊妹眷屬、和尚阿闍黎師徒同學,或聞毀佛法僧,有如是種種毀訾,菩薩忍辱,不生瞋恚,是名外忍 “Bồ-tát tùng tha văn ác ngôn mạ lị, huỷ nhục phỉ báng, hoặc huỷ nhục phụ mẫu huynh đệ tỷ muội quyến thuộc, Hoà thượng A-xà-lê sư đồ đồng học, hoặc văn huỷ Phật Pháp Tăng, hữu như thị chủng chủng huỷ tý, Bồ-tát nhẫn nhục, bất sanh sân khuể, thị danh Ngoại nhẫn” (Bồ-tát từ người khác mà nghe lời ác chửi mắng, hủy nhục phỉ báng, hoặc hủy nhục cha mẹ, anh chị em, quyến thuộc, Hòa thượng, A-xà-lê, thầy trò đồng học, hoặc nghe sự phỉ báng Phật Pháp Tăng, chịu đủ mọi sự phỉ báng chỉ trích như thế, nhưng Bồ-tát nhẫn nhục, không sanh sân khuể, đó là Ngoại nhẫn). Đoạn này không khó hiểu, là người khác hữu ý hay vô ý, hoặc là ác ý hủy báng, thảy đều phải có thể nhẫn được. Rất khó! Không nhẫn, thì sự tu học của chúng ta phí hết cả công, không thể vãng sanh, điều này thật đáng tiếc. Đời này của chúng ta đã cầu vãng sanh, cầu thân cận A Mi Đà Phật, tiếp nhận giáo huấn của đích thân A Mi Đà Phật, mà không nhẫn thì làm sao được? Những người ác ấy, chúng ta nói họ là oan thân trái chủ, đó là thù hận, oan gia đối đầu, vì sao họ tìm ta mà không tìm người khác? Vì sao họ hủy báng ta, chướng ngại ta, mà không hủy báng người khác, chướng ngại người khác? Chúng ta phải hiểu được nhân quả ba đời, trong đời quá khứ, hoặc là vô lượng kiếp trước: ta đã từng đối với họ như vậy, ngày nay họ gặp ta để trả thù, là quả báo. Có thể nghĩ tới điều này, một nợ trả một báo, thanh toán xong, sạch nợ rồi, đời sau sẽ không có sự việc này nữa. Nếu nhìn thấu, thì nhẫn được. Còn có một điều nhắc nhở chúng ta, đức Phật nói, Bồ-tát là pháp bình đẳng, không có Khởi tâm Động niệm, khởi tâm động niệm thì không bình đẳng, phân biệt chấp trước cũng không bình đẳng, tất cả chúng sanh xưa nay là Phật. Chẳng những ta phải nhẫn nhục, mà ta còn phải cung kính họ. Mười nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền, ‘lễ kính chư Phật, khen ngợi Như Lai, rộng tu cúng dường, sám hối nghiệp chướng’, chính ta phải tu, phải xem họ như là Phật. Là Phật nhưng vì sao làm ra việc như vậy? Bởi mê hoặc điên đảo. Họ vốn là Phật, hiện tại mê hoặc điên đảo, nhưng thế nào cũng có ngày họ sẽ tỉnh lại, họ sẽ thành Phật. Chúng ta xem họ như một vị Phật hồ đồ, không thể tính toán với họ, họ hạ nhục ta như thế nào, ta cũng tiếp nhận.

Cả đời học không đối lập với người, người khác đối lập với ta thì chúng ta lui nhường, nhường đến cùng, nhường qua vài lần thì đại khái nghiệp báo đã trả sạch, họ sẽ không gây rắc rối nữa. Tuyệt không đối lập với người, với việc, với vật, điều này giúp quý vị thành tựu. Đối lập chính là Biên kiến, đây là Phiền não chủ yếu. Còn có Thành kiến, chúng ta tự cho là đúng. Thành kiến có ​​Thành kiến ​​trên nhân, và Thành kiến ​​trên quả. Thành kiến ​​trên nhân gọi là Giới thủ kiến, Thành kiến ​​trên quả gọi là Kiến thủ kiến. Điều này đều là chướng ngại, đều là Phiền não Tập khí. Có Thành kiến thì không thể tiếp thu sự khuyên bảo của người khác, không thể tiếp thu lời dạy của thầy, [nên] không thể có Thành kiến. Điều cuối cùng là Tà kiến, toàn bộ tất cả kiến giải sai lầm: thảy đều phải buông xuống. Phá Kiến hoặc rồi, thì chứng quả Tu-đà-hoàn của Tiểu thừa, Bồ-tát Sơ tín vị của Đại thừa, năm Nhất của Tiểu học, quý vị là Đệ tử Phật chân chánh. Nếu [còn] Thân kiến, Biên kiến, tức là chưa buông xuống sự đối lập, thì quý vị là Đệ tử ở ngoài cửa, chưa có nhập môn, vẫn là phàm phu, kết duyên với Phật mà thôi. Thật sự trở thành Đệ tử Phật thì là Thánh nhân. Nếu buông xuống năm loại Kiến hoặc này rồi, thì chứng được Sơ tín vị Bồ-tát của Đại thừa, tuy chưa ra khỏi Tam giới, nhưng chắc chắn họ không đọa Tam ác đạo, đó là Vị bất thoái, Tiểu thánh, vị Thánh nhân nho nhỏ, vô Ngã. Vô Ngã, vô Nhân, vô Chúng sanh, vô Thọ giả trong Kinh Kim Cang, đã lìa, đã phá bốn tướng này, tâm thanh tịnh hiện tiền rồi, là cảnh giới như vậy, đây là cảnh giới tốt. Ngày nay chúng ta đi con đường này nhưng đi không thông, đoạn Phiền não không sạch, làm sao đây? Niệm Phật. Người khác hủy báng ta, sỉ nhục ta, nhục mạ ta, hãm hại ta, thì niệm A Mi Đà Phật, tất cả đều quy về A Mi Đà Phật, xem họ như A Mi Đà Phật, họ vốn là A Mi Đà Phật, tâm liền bình lặng rồi, thì tiêu mất nổi giận rồi, chúng ta bèn có thể khôi phục bình thường, chỉ có thể như Lý như Pháp đi trên con đường này, trên con đường Bồ-đề, không có đi nghiêng, không có đi lệch. Điều này quan trọng hơn bất cứ điều gì, tu hành phải bắt đầu từ chỗ này.

Bản thân gặp khó khăn phải có thể nhẫn, những Phiền não bên ngoài đến cũng đều phải nhẫn, trong 24 giờ, luôn phải để chính mình không sanh Phiền não, không có oán hận, chỉ có A Mi Đà Phật. Phía trước quý vị thấy chính là Thế giới Cực Lạc, là A Mi Đà Phật ở Thế giới Cực Lạc: giảng kinh dạy học, giáo hóa chúng sanh, nếu chúng ta thường thường thấy bức tranh này. Bức tranh ở phía sau chính là Thế giới Cực Lạc, bức tranh này được mô tả, quá đẹp rồi, vẽ không ra, cho nên không thể tô màu, là tranh thủy mặc, tranh thủy mặc tức là nói đẹp đến tột bậc, không có cách nào họa ra. Tranh Địa Ngục Biến Tướng Đồ là dùng màu sắc, trông rất giống như thật. Đối với sự sỉ nhục của chính chúng ta, sự sỉ nhục với cha mẹ chúng ta, sự sỉ nhục với Sư trưởng chúng ta, thậm chí là không tin Phật, hủy báng Phật giáo, ngay cả A Mi Đà Phật mà họ cũng hủy báng, hết thảy đều phải nhẫn được. Họ chán ghét, không muốn nghe tới âm thanh niệm A Mi Đà Phật, thì chúng ta niệm thầm, không niệm ra tiếng, không làm họ nổi giận, vậy thì tốt. Chính chúng ta không sanh sân khuể, tâm bình khí hòa. Chính là đang kiểm tra chúng ta, sự nhẫn nhục của chúng ta đến trình độ nào; Không có bài kiểm tra này, thì quý vị làm sao biết công phu nhẫn nhục của quý vị không tệ? Cho nên là việc tốt, chứ không phải là việc xấu, không thông qua cuộc thi thì qua không nổi cửa ải, đây đều là đến khảo nghiệm.

Điều tiếp theo, thứ ba: 云何名菩薩法忍 “Vân hà danh Bồ-tát Pháp nhẫn” (Thế nào là Pháp nhẫn của Bồ-tát?) ‘Pháp’ ở đây là tu hành. 佛於諸經說微妙義,諸法寂靜,諸法寂滅,如涅槃相,不驚不怖,作是念言:我若不解是經,不知是法,終不得菩提。是故菩薩勤求咨問讀誦。是名法忍 “Phật ư chư kinh thuyết vi diệu nghĩa, chư pháp tịch tĩnh, chư pháp tịch diệt, như Niết-Bàn tướng, bất kinh bất bố, tác thị niệm ngôn: Ngã nhược bất giải thị kinh, bất tri thị pháp, chung bất đắc Bồ-đề. Thị cố Bồ-tát cần cầu tư vấn độc tụng. Thị danh Pháp nhẫn” (Đức Phật nương vào các kinh mà thuyết nghĩa vi diệu, các pháp tịch tĩnh, các pháp tịch diệt: như tướng Niết-Bàn, [nghe mà] không kinh không sợ, [lại] nghĩ như vầy: Nếu ta không hiểu kinh ấy, không biết pháp ấy, thì trọn không được Bồ-đề. Cho nên Bồ-tát siêng năng tìm cầu học hỏi đọc tụng. Đó là Pháp nhẫn). 84 ngàn Pháp môn, vô lượng Pháp môn, là đức Phật thường dùng nhất, để giáo hóa chúng sanh, giảng kinh thuyết pháp, dạy học, 49 năm đều là như vậy. Gặp [duyên] đặc biệt, Phật nhận ra, đức Phật nhìn người thông ba đời, quá khứ đời đời kiếp kiếp: đức Phật đều có thể nhìn ra được, cho nên biết mọi việc của họ, giảng kinh đặc biệt khế cơ, là đạo lý như vậy. Chúng ta nhìn không ra, chỉ là dựa vào kinh nghiệm, vấn đề thật sự là rất nhiều, vậy nên phải thỉnh giáo với thầy. Gặp được nhân tài như thế nào, mới dùng cách dạy học đặc biệt? Đặc biệt chính là ‘thâm nhập một môn, huân tu lâu dài’, không phải dành cho tất cả mọi người, điều kiện của người ấy, điều kiện thấp nhất là phải thật thà, nghe lời, thật làm, đây là cách dạy học đặc biệt. Đây là cách dạy học trở về Tự Tánh, họ có thể Đại triệt Đại ngộ ngay trong một đời. Quý vị thấy trường hợp như ngài Hải Hiền thì tốt, khoảng 25 tuổi, [được] Công phu Thành phiến, khoảng 30 tuổi, [được] Sự nhất tâm Bất loạn, khoảng 40 tuổi, [được] Lý nhất tâm Bất loạn. Nếu không phải thật thà, không phải nghe lời, không chịu thật làm, thì vẫn phải tham gia lớp học thông thường, đại chúng học tập với nhau. Đây là lớp đặc biệt. Về giáo học khi xưa của nước ta, Giáo học Tư thục, thầy nhìn ra, rất thông minh, sức ghi nhớ tốt, năng lực lý giải rất mạnh, dùng phương pháp này để làm thực nghiệm. Nếu thực nghiệm có hiệu quả, thì cho họ học lên tiếp không gián đoạn, nếu thực nghiệm không có hiệu quả, thì quay lại để nghiên cứu thảo luận, tham gia lớp chia sẻ. Chia sẻ là trước tiên: mỗi đồng học đọc bài khóa một lần, sau đó đứng lên, giảng ý nghĩa chính cho mọi người nghe, thầy cũng nghe. Khi còn nhỏ chúng ta đi học ở trường, lúc Tiểu học, Trung học Cơ sở, thầy cô thường áp dụng phương pháp này, hồi đó áp dụng, nhưng trường học hiện nay thì tôi không biết nữa. Cách dạy học này: có thể trắc nghiệm ra căn khí của học trò, sau đó phương pháp dạy học sẽ khác nhau, người thật sự gánh vác công tác giáo dục thì họ hiểu, đây là cách dạy học cổ xưa của nước ta. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi, thứ ba: “Pháp nhẫn của Bồ-tát”, buổi học sau chúng ta sẽ giảng tiếp mặt này.

(Hết tập 229)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Mi Đà Phật.