Responsive Menu
Add more content here...

Luận Câu Xá -Phẩm 1 – Buổi 5

Giảng Ký A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (A Tỳ Đàm – Vi Diệu Pháp – Duy Thức Pháp Tướng) – Tạo Luận: Tôn giả Thế Thân – Dịch và Chú Thích: Tam tạng Pháp sư Huyền Trang – Bài 5: Phẩm 1 – Phân Biệt Giới – Buổi 5.

Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang

Giảng ngày: 17.07.2024

Phát trực tiếp trên Kênh YouTube Thích Thiện Trang

LCX005- A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (Vi DIệu Pháp) – Phẩm Thứ 1 – Buổi 5|| Thích Thiện Trang

mạng xã hội Facebook, Fanpage Thích Thiện Trang:

https://www.facebook.com/suthaythichthientrang

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô A Mi Đà Phật!

Kính chào toàn thể quý vị đồng tu! Chúng ta trở về với chuyên đề học một bộ Luận, gọi là A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận. Tựa đề này hoàn toàn căn cứ theo bản dịch Hán văn, dịch ra không dư một chữ nào, không thêm một chữ nào. Tại vì hôm bữa có người không biết, họ bình luận nói tại sao dư chữ “Luận”? Thực tế là họ không biết. Nếu quý vị coi thử, thì chính ngài Tuệ Sỹ cũng dịch tựa đề y chang như vậy.

Ở đây chúng ta học về A Tỳ Đàm của Nam truyền, hay còn gọi là Vi Diệu Pháp. Ở bên Bắc truyền, nếu Đại thừa thì gọi là Duy Thức, [còn] Tiểu thừa thì gọi là A Tỳ Đàm, hoặc có khi gọi là A Tỳ Đạt Ma. #A Tỳ (hay A Tỷ) là không có gì so sánh bằng; #Đạt Ma là Pháp. Cho nên bộ này rất đặc biệt, rất hay! Cách chia sẻ của Thiện Trang, là ngoài chia sẻ nội dung trong bộ này, Thiện Trang có đưa thêm phần của bên Nam truyền vào, để chúng ta kết hợp một lúc học được nhiều thứ.

Thực ra tất cả chỉ là một thôi, có điều cách triển khai khác nhau. Ví dụ ở bên Duy Thức, Bách Pháp Minh Môn Luận, thì bộ này có tất cả 100 pháp, nhưng ở bộ Luận Câu Xá này thì chỉ chia ra có 75 pháp thôi. Hôm bữa Thiện Trang mới coi lại là 75 pháp. Trong đó ví dụ như Bất tương ưng Hành pháp, bên Duy Thức thì có 24 pháp, còn bên này chỉ có 14 [pháp] thôi. Cũng tương tự như vậy, nhưng bớt đi cho đỡ. Vô vi pháp thì bên kia là sáu, bên này chỉ có ba. Tâm sở thì bên kia là 51, bên này là 46. Tâm vương ở bên này gọi là tâm thôi, Tâm vương chia ra làm sáu. Ở bên này chỉ nói một tâm (không có A-lại-da và Mạt-na), còn bên kia thì nói tám tâm (có A-lại-da và Mạt-na). Như vậy hầu như là tương đương với nhau, cho nên nếu chúng ta học một bộ, thì chúng ta có thể thâm nhập bộ khác được. Chỉ cần học bộ này cho chắc là được.

Hôm nay Thiện Trang xin bắt đầu vào phần chia sẻ. Chúng ta sẽ tiếp tục chia sẻ tâm đắc. Phật pháp rất tuyệt vời, có thể đưa tất cả mọi người từ biển khổ sang bến bờ an vui, từ sự mê lầm sang đến sự giác ngộ, và từ phàm phu chuyển thành Thánh nhân. Trong Kinh Tạp A Hàm có một câu chuyện như thế này, Thiện Trang xin kể tóm tắt:

Có một gia đình nọ, thuộc dòng dõi Bà-la-môn, bà đó có mấy đứa con lần lượt chết, đứa này chết, đứa kia chết, [chết] đến sáu đứa con. Bà rất đau khổ, đến nỗi phát khùng lên. Do bị sốc quá đó quý vị, mất đến sáu đứa con, lần lượt đứa này chết, đứa kia chết. Nên cho đến đứa thứ sáu [chết], bà không chịu nổi, bà phát khùng. Lúc đó bà ở trần truồng đi ra ngoài, đi đến nơi gặp đức Phật Thích Ca đang giảng pháp. Bà đến gần mới thấy đức Phật, bà chợt tỉnh lại, rất xấu hổ, nên [bà] ngồi sụp xuống, vì người không có quần áo gì cả. Lúc đó đức Phật mới bảo ngài A Nan đưa tăng-già-lê (tức là y khoác bên ngoài. Bên Tỳ-kheo có ba y, trong đó có y khoác ngoài), bảo đưa cho bà. Ngài A Nan đưa cho bà, bà khoác y lên, ngồi đó nghe pháp. Sau khi khoác y, nghe pháp, thì bà rất hoan hỉ và hiểu ra được, bà đi về. Bà có niềm tin Quy y Tam Bảo rồi mới về.

Về nhà thì thời gian sau, đứa con thứ bảy của bà lại chết. Lần này do bà hiểu vô thường rồi, không có khổ nữa. Ông chồng hỏi: “Sao lần này bà không còn đau khổ nữa?”. Bà hiểu ra, nói một bài kệ, đại ý là hiểu được thế gian vô thường, mỗi đứa con có nghiệp báo của nó, đứa nào sống, chết v.v… là do nó. Nói như vậy rất hay, ông chồng nghe được, kêu: “Sao ai mà dạy cho pháp hay như vậy?”. [Bà] kêu: “Đó là đức Thế Tôn (đức Phật), ông hãy đến đó mà nghe”.

Ông đó cùng một người đánh xe ngựa, đi đến nghe đức Phật thuyết pháp. Nghe đức Phật thuyết pháp xong, ông cũng đắc được Sơ quả và xin xuất gia, ở lại. Đức Phật thọ ký là ba ngày sau ông sẽ đắc được quả A-la-hán (đến ngày thứ ba thì đắc A-la-hán). Sau đó vị hầu đánh xe đi về, bà nghe nói chồng mình bây giờ đi xuất gia luôn rồi, được ghi nhận đắc A-la-hán nữa, nên rất mừng. [Bà] kêu [với người đánh xe]: “Thôi về đây ta cho hết luôn, cho xe đó luôn. Ta còn cho thêm bao nhiêu tiền vàng nữa”. Người đánh xe nói: “Thôi bây giờ con không mong gì nữa đâu, con chỉ cần bà hứa cho con đi xuất gia luôn”. Lúc đó đứa con gái của bà nói: nếu vậy thì tuyệt vời quá, thế này thế kia. Cho nên từ đó, tóm lại tất cả mọi người đi xuất gia. Gia đình đó đều đi xuất gia, cả người đánh xe cũng đi xuất gia. Sau này tất cả đều đắc đạo giải thoát.

Quý vị thấy hay không ạ? Từ những người đau khổ, nhưng với giáo pháp của đức Thế Tôn [có thể] giúp [cho họ], thậm chí chuyển phàm thành Thánh. Cho nên rất tuyệt vời như vậy, mà ta không học thì uổng đúng không ạ?

Trong phần chia sẻ của bộ này, nếu chúng ta theo thứ tự, mới đầu vào sẽ là pháp Hữu vi, pháp Vô vi. Nhưng chúng ta cũng tranh thủ chia sẻ một chút về Duyên sinh, Duyên hệ, Tâm sở, những điều mà chúng ta có thể học trước. Ví dụ như về Duyên hệ có 24 duyên (chúng ta học 24 duyên thôi), thì quý vị đã học qua Tiền sanh duyên, Hậu sanh duyên, Câu sanh duyên, Hiện hữu duyên, Vô hữu duyên, Thiền duyên, Vô gián duyên, Đạo duyên, Nghiệp duyên. Hôm nay Thiện Trang xin nói rộng thêm một chút [về] Nghiệp duyên, và chia sẻ thêm một chút về Quả duyên và Vật thực duyên.

Nghiệp duyên là gì, quý vị còn nhớ không ạ? Có nhiều định nghĩa lắm, chúng ta nói theo cách dễ hiểu thôi. Nghiệp duyên là sức (lực) tác động, từ chủ ý trong mỗi hành động. Tức là mình làm gì [thì] mình có chủ ý trong đó, chính là Tâm sở Tư, là tạo ra Nghiệp duyên. Nghiệp thì hôm bữa chúng ta đã học, gồm có bốn nghiệp: Nghiệp ác là nghiệp đọa lạc, thiện nghiệp có thiện nghiệp của Dục giới, thiện nghiệp của Thiền và nghiệp Vô lậu, có khi chia ba thôi. Đó là chúng ta biết như vậy.

Bây giờ Thiện Trang nói rộng ra một chút, để chúng ta dễ hình dung hơn. Ví dụ như khi chúng ta làm việc với tâm lành, Tâm sở thiện, thì chúng ta sẽ có nhân quả. Thông thường chúng ta thấy ở trên đã chia bốn loại rồi, còn ở đây chia ra thêm nữa. Tùy vào nhân mà chúng ta có quả khác nhau.

Ví dụ quý vị làm việc thiện với tâm hững hờ, thì mình nhận được quả báo sau này không được lạc quan. Cho nên ở trong đời tại sao có những người sống không lạc quan, họ hay bi quan với cuộc đời, là do đời trước làm những việc thiện với tâm hững hờ. Tức là không quyết đoán, không mạnh mẽ, làm một cách hững hờ. Giống như thấy người ta bố thí cho người ăn xin, mình cũng bố thí, làm hững hờ thôi, không quyết đoán, thì quả báo sau này mình không được lạc quan.

Nếu làm với tâm Hợp trí, tức là tâm có trí huệ trong đó, mình có cân nhắc làm việc này là việc thiện, việc này tốt. Ví dụ hỗ trợ một người tu hành, giúp người ta nghe kinh nghe pháp, giới thiệu điều này tốt v.v… đó là tâm Hợp trí. Thì quý vị sẽ được quả báo là nhiều trí, thông minh.

Quý vị nghe cho kĩ nha, [quả báo] khác nhau. Tuy cùng làm việc thiện đó, giống như hai người làm: một người thì hững hờ, tôi thích thì tôi tặng quý vị máy nghe pháp, tôi giới thiệu [pháp], nhưng mà hờ hững thôi. Còn người kia làm với tâm: tôi biết là tôi tặng máy nghe pháp này, hoặc tôi giới thiệu bài pháp này v.v… người ta nghe được [thì sẽ] giác ngộ, tốt lành. Đó là tâm Hợp trí. Và tâm Hợp trí sẽ [được] nhiều trí tuệ và thông minh. Còn người kia làm mà hờ hững, thì quả báo về sau không được lạc quan.

Rồi quý vị làm việc thiện, với tâm lạc quan vui vẻ, quý vị tặng cho người ta. Cũng việc đó thôi, nhưng mình làm với [tâm] lạc quan, vui vẻ, dễ chịu, hoan hỷ, giới thiệu chị nghe pháp này đi, tặng chị bài pháp này, tặng chị máy nghe pháp này, v.v… thì đời sau mình cũng được lạc quan, vui vẻ. Cho nên mình tu là tu ở ngay nghiệp này, mỗi hành động quan trọng lắm, nên nghiệp của mình quan trọng.

Rồi có người làm với tâm do dự chần chờ, tính trước tính sau, không quyết định, không dứt khoát, thì quả báo đời sau bị chậm chạp. Còn quý vị dứt khoát mau mắn, thì đời sau quý vị được mau mắn nhanh nhẹn. Nên mình phải biết tu.

Thiện Trang xin nói lại, vừa rồi chúng ta học là: tâm hờ hững [thì] quả báo sẽ không được lạc quan; tâm Hợp trí tức là có trí huệ, thì đời sau [được] nhiều trí, thông minh. Nếu lạc quan, vui vẻ thì mình cũng lạc quan vui vẻ. Nếu do dự, chần chờ thì đời sau chậm chạp. Và nếu mau mắn, quyết định thì đời sau mau mắn, nhanh nhẹn. Nội sơ sơ vậy thôi, tuy một việc làm mà mỗi người dùng tâm khác nhau, thì sẽ được quả báo khác nhau. Vì vậy quý vị đừng nghĩ là chúng ta sẽ giống nhau, không có giống nhau. Tu một hồi mỗi người một khác, một thời gian sau đã khác rồi.

Tại sao những người tu với nhau, cùng học pháp của một thầy, cũng hành trì tương đương giống nhau, cũng cuối tuần lên tu niệm Phật, nghe pháp, nhưng tại sao quả báo cuối cùng khác nhau? Là do tâm đó. Ở đây nếu mà tổng kết lại [thì] cần ba điều: Thứ nhất là về cảm xúc, mình phải coi tâm mình là hào hứng hay hững hờ khi làm việc. Thứ hai là có trí huệ hay không. Thứ ba là việc đó do mình chủ động tự phát lên, hay là có tác động của người khác. Tự phát thì sẽ mạnh hơn, tốt hơn là có người khác hướng dẫn. Thấy người ta làm bắt chước làm theo, thì [quả] sẽ nhỏ hơn, không bằng người ta. Mình phải đánh giá rõ ràng như vậy.

Như vậy là mình hiểu được nghiệp duyên này, thì mình phải tu trong từ hành động, từng việc làm, mỗi việc làm hằng ngày là mỗi lần để tu tập, chứ không phải mình cứ hững hờ làm. Không được! Còn chưa nói đến trong việc làm, tâm mình tác ý như nào, gọi là chủ động, Tâm sở Tư đó. Ví dụ quý vị cúng dường một bữa ăn, cho một vị Tỳ-kheo, một quý thầy trong đoàn của thầy Minh Tuệ. Hai người cùng cúng dường giống nhau, nhưng tâm khác nhau thì sẽ [cho quả] khác nhau. Một người suy nghĩ rằng: cúng dường để thầy ấy ăn, [để] có sức khỏe qua ngày, để tu thôi. Mình nghĩ như vậy thì đời sau mình được quả báo sức khỏe. Còn người kia cúng dường, nghĩ đời sau có phước báu, thì sẽ có phước báu. Người kia cúng dường, nghĩ để thầy tu có trí huệ, đắc quả v.v… thì mình cũng được quả báo có trí huệ, đắc quả. Do Tâm sở Tư hết, đó là sự chủ động của mình như thế nào.

Nên cùng một việc bố thí đó, mà mình phải nghĩ làm sao? Quý vị làm việc đó là phải có Tâm sở với trí trong đó, tức là Tâm sở Hợp trí. Tức là ngoài tâm chủ định ra, mình phải có chủ định như thế nào? Chủ định là mình nghĩ bố thí là giúp cho người ta được gì, đừng có nghĩ cho mình, mà phải nghĩ giúp cho người ấy được gì, thì nhân quả mình nhận được sau này cũng được điều đó. Có người bố thí mong được khỏe mạnh, nên đời sau [được] nhiều đồ ăn, cũng khỏe mạnh. Có người bố thí, nhưng nghĩ đến [việc] ăn này sẽ có sức khỏe, để tu tập, sau này thầy ấy sẽ có trí tuệ, sẽ đắc đạo, thì mình có phước báu rộng hơn.

Cho nên bất cứ một việc nào, mình học điều này [thì] mình mới tu chứ. Thường người ta cúng dường, chỉ cầu quả Vô thượng Bồ-đề. Mình đừng học Bát-nhã rồi chấp tướng, đừng có nói Bố thí Ba-la-mật là không cầu gì hết. Việc đó không cầu thì khó lắm quý vị! Thường Bố thí đối với phàm phu, cầu là được rồi, cầu quả Vô thượng Bồ-đề. Quý vị coi trong kinh, câu chuyện của những người xưa, bố thí cúng dường đều cầu là: Con nguyện đời sau con gặp được Phật pháp, gặp được Phật, đắc đạo, v.v… đó là cầu đó quý vị. Chứ không phải mình nói tâm vô cầu. Cho nên chuyện này rõ ràng, và mình làm tùy hứng hay thế nào, rồi làm [mà] không nghĩ ngợi gì hết, thì tùy [theo tâm] đó mà mức độ khác nhau.

Ở đây xin kể một câu chuyện, để chứng minh điều này. Trong kinh có một câu chuyện: Có hai vị Cư sĩ gặp được đức Phật Tỳ Bà Thi. Đức Phật Tỳ Bà Thi là trong quá khứ Trang Nghiêm kiếp, không phải trong hiện tại Hiền kiếp. Khi đó hai người đều nghèo, không có gì để cúng dường cho Phật hết, cho nên hai người nghĩ ra cách để cúng dường, là đi ra bờ sông, hốt cát vào để rải. Một người rải ở chỗ đường mà đức Phật đi, một người rải chỗ đức Phật ngồi. Thì quả báo cũng khác nhau quý vị. Quả báo của ông mà rải cát ở trên đường, để cho đức Phật đi, thì đời sau thoải mái về những phương tiện đi lại. Nếu như bây giờ sanh ra đời, chắc là đi xe xịn xe sang, tại vì giúp cho đức Phật đi mà. Còn người kia rải ở chỗ ngồi của đức Phật, thì ổng được chăn êm nệm ấm, giường cao chiếu rộng.

Quý vị thấy không, cùng một việc cúng dường cát cho đức Phật Tỳ Bà Thi thôi, nhưng vì chủ đích (tức là chủ tâm của mình), Tâm sở Tư khác nhau, mà quả báo khác nhau. Cho nên mình học Phật pháp, mình không học tới đây mà mình nói tu, thì tu gì? Ai cũng nói tu tu tu, nhưng mà khổ nỗi ngay trong vấn đề nghiệp tu thôi, là mình đã không nắm được rồi, mình đã làm không chính xác rồi. Đó là Thiện Trang đã giới thiệu xong, ôn lại Duyên hệ, gọi là Nghiệp duyên.

Như vậy do Tâm sở Tư của mình, mà tạo ra nghiệp nào, để sau này mình được nhận quả nào, đó gọi là Nghiệp duyên. Như vậy bữa nay mình học điều này, mình biết tu rồi đúng không? Cho nên người học được điều này, gọi là ở nơi đâu, việc làm nào, mình [cũng] đều tu rất nhiều công đức, và mình tu làm sao để ra khỏi sanh tử. Cho nên phải cẩn thận ở chỗ này, phải dùng Tâm sở Tư, cố gắng chủ đích của việc làm nào. Tại vì chúng ta là phàm phu, chúng ta không phải là bậc Thánh nhân đâu. Thánh nhân, Bồ-tát mới không có khởi tâm động niệm, vì các ngài làm không cần chủ đích, còn chúng ta làm vẫn có chủ đích.

Đừng nói: Thưa thầy, con cúng dường, con không mong cầu gì. Không dám không có mong cầu [đâu], quý vị cúng dường thì cũng có tâm là hướng cúng dường cho thầy đó, hướng cúng dường cho người đó, hướng cúng dường cho việc đó, hoặc là có mong cầu, cầu phước báo. Nghe nói cúng dường cho một vị A-la-hán, Bích-chi-phật được 91 kiếp không nghèo đói, là mình cúng dường đúng không? Giờ giống như cúng dường cho một vị sắp đắc đạo, công đức phước báo lớn lắm chứ đâu có đơn giản. Cho nên đấy là mình vẫn có tâm mong cầu trong đó. Mình nghe như vậy thì mình chỉ cầu phước báo thôi. Nhưng nếu mình cúng dường với tâm chủ đích, là giúp cho người đó tu sớm đắc đạo, mình cũng được sớm đắc đạo, hồi hướng như vậy. Cho nên đó là Nghiệp duyên.

Hôm nay giới thiệu cho quý vị Nghiệp duyên rồi, bây giờ tiếp theo là Quả duyên. Quả duyên, nội dung cũng gần gần giống như Nghiệp duyên thôi, tại vì một cái là nhân, một cái là quả. Chúng ta để hiểu [về duyên] này, thì chúng ta hiểu về ba điều chướng. Chúng ta hay có bài hồi hướng:

Nguyện tiêu tam chướng chư Phiền não.

Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu”.

Đó là Tâm sở Tư. Nguyện tiêu tam chướng chư Phiền não hoặc là trừ Phiền não. Ở Việt Nam không biết tại sao ghi “trừ Phiền não”, nhưng mà thật ra bản chữ Hán là “chư Phiền não”; Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu. Đó là Tâm sở Tư tốt đó. [Ở đây] là “tiêu tam chướng”, vậy tam chướng là gì?

1. Thứ nhất là Nghiệp chướng. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ ràng ba chướng. Nghiệp chướng tức là mình làm việc gì đó, [sẽ] tạo ra một ấn tượng trong tâm mình. Có thể là một nghiệp nặng, một nghiệp nặng thông thường sẽ tạo ra một ấn tượng [mạnh]. Khi chưa đến lúc báo ứng, tức là chưa xảy ra quả báo, nhưng trước mắt [việc đó] để trong tâm mình một ấn tượng xấu, thậm chí ấn tượng rất xấu. Cho nên khiến cho mình tu cũng không yên, không an.

Ví dụ như bây giờ trong đời quý vị, có một lần nào đó, tự nhiên chửi mắng cha mẹ của quý vị chẳng hạn. Thì ấn tượng sau đó quý vị nghĩ lại, mỗi lần [làm] gì đó, [khi] ba mẹ qua đời rồi hay là còn thế nào đó, mỗi lần nghĩ lại mình thấy mình bất hiếu, mình không biết tại sao bữa đó như vậy. Cho nên việc đó tuy là chưa ra quả báo, quả báo chửi cha mẹ là mai mốt có thể đọa. Hoặc là mình chửi thầy v.v.. thế nào đó. Tuy quả báo chưa tới, nhưng nghiệp đó đã hiện ra rồi, [và] gây chướng ngại cho việc của mình, chướng ngại trong tu học [của] mình.

Ví dụ như vô ngồi thiền, nó cứ hiện ra, nhớ hồi đó sao mình chửi cha chửi mẹ như vậy, hoặc là hồi đó tại sao mình như thế, mình lại đi làm việc đó v.v… Hoặc là quý vị đã phá giới, ví dụ như có người phá giới tà dâm. Tức là tà dâm một lần nào đó rồi, [tuy] quả báo, nghiệp báo chưa tới, nhưng mà tu không được, cứ nhớ chuyện đó hiện ra. Cho nên Thiền không đắc, niệm Phật cũng không đắc, cái gì cũng không đắc, thì đó gọi là Nghiệp chướng. Là nghiệp thôi, chưa có ra quả. Chưa có ra quả, nhưng ấn tượng trong A-lại-da thức, ấn tượng trong tâm của chúng ta đã có rồi. Và điều đó khiến cho tâm không an, nên tu Thiền không đắc Thiền được đâu, không đắc đạo được luôn.

Vì sao vậy? Vì đó là Nghiệp chướng. Và Nghiệp chướng này chướng ngại rất lớn trên đường tâm linh. Cho nên đừng nói là quả báo chưa tới, nghiệp chướng tới là đủ khổ rồi. Tu không được, đắc Thiền không được, đắc định cũng không được, đắc quả vị cũng không được. Vì quý vị cứ sắp vô chút, thì [việc đó] hiện ra.

Cho nên việc này rất quan trọng, quý vị phải cố gắng né tránh những chuyện đó. Và lỡ làm rồi, thì phải ráng mà sám hối. Sám hối để bỏ qua, để ấn tượng trong tâm thức của mình không còn nữa, thì quý vị tu mới đắc được. Còn quý vị đã có rồi, quý vị cứ vô thiền là ngồi thiền hoặc là niệm Phật, hay là tu gì đó, [một] hồi là nó hiện ra. Nhập thất càng nhiều, thì càng ra hung nữa, khổ lắm quý vị!

Cho nên là những người nào phạm giới trọng, làm những việc xấu nặng v.v… là ấn tượng mạnh. Và những việc đó khiến cho mình tu không có đắc, nhớ nha! Cho nên tốt nhất là đừng làm việc sai. Việc sai lớn, những việc nào mà để ấn tượng mạnh trong tâm, đó là Nghiệp chướng.

2. Thứ hai trong tam chướng, là Quả chướng. Quả có nghĩa là chúng ta đã làm rồi, thì sau này chúng ta đi đầu thai bằng loại tâm nào. Và tâm đó, ảnh hưởng về nghiệp đó, cho nên đó là quả. Tâm đầu thai [nào] là mang quả đó đi rồi, cho nên đời này sanh ra là mình bị luôn. Ví dụ như có người sanh ra đời là bị quả: tự nhiên không thể nghe được, sức khỏe không tốt chẳng hạn, hoặc là thân thể không có cao lớn, v.v… rồi hoàn cảnh gia đình v.v… đủ các kiểu. Hoặc là tâm thần, hồi nãy mình nói đó, tự nhiên người ta thì lanh lẹ lắm, mình thì chậm lụt. Đó gọi là quả đến rồi.

Và quả này là quả của nghiệp xấu, cho nên gọi là Quả chướng, chướng ngăn lên. Người ta học pháp [thì] hiểu lắm, còn mình học thì khờ khờ. Người ta thì sức khỏe lắm, mình tu thì cứ bệnh lên bệnh xuống, tu không được. Đó gọi là Quả chướng. Rồi người ta thì có gia đình hoàn cảnh điều kiện tốt lắm, tu cả nhà ủng hộ. Mình thì toàn bị phá, người này chướng ngăn, người kia chướng ngăn, người cản người không. Đó là Quả chướng, quả tới rồi. Đó là do mình, đời trước mình đã [tạo].

Ở đây cũng sẵn nói luôn quả là thế nào. Có nhiều người kỳ lắm quý vị, bình thường đi chơi thì không sao hết, đi chơi thế này thế kia, sống bình yên, không sao! Nhưng khi vô tu là bao nhiêu tai họa ùn ùn kéo tới, người này cản, người kia ngăn v.v… Quý vị biết tại sao không? Tại sao có hạng người đó, chúng ta hay dùng từ phổ thông, gọi là nghiệp trổ hay là nghiệp đổ ra. Và rất nhiều người sợ điều này.

Nói luôn cho quý vị, theo giáo lý A Tỳ Đàm này, chúng ta giải thích được luôn. Giải thích đó là: những người đó là những người đời trước chướng ngăn người khác tu hành. Người đời trước tu, [mà] mình không cho người ta tu. Đời này quý vị thấy những người khác, đầy người chướng ngăn quý vị. Tương lai của những người đó, chịu trách nhiệm nhân quả rõ lắm.

Ví dụ như nhà hàng xóm tu, mà mình lên mở nhạc rầm trời, thì quả báo đời sau (Quả chướng) mình cũng [bị như] vậy. Mình tu tự nhiên bị phá, tu không yên. Rồi ở nhà vợ mình tu, mình không có ăn chay [nên] mình không cho vợ ăn chay, mình ngăn [vợ] nghe pháp, rồi gây cho chướng ngại, mở tivi ầm ầm lên. Làm cho đã đi, rồi đời sau hay đời nào đó, phát tâm tu hành, bình thường [thì] không sao hết, vô phát tâm tu hành là chướng ngại tới.

Có nhiều sự chướng lắm quý vị. Có vị sư nói: chỉ vì mấy bà thôi, mà vị sư đó dẹp luôn cả lớp học. Lớp học đó không thể nào học tiếp, vì có mấy bà trong đó gây qua gây lại, chuyện này chuyện kia, cuối cùng phải dẹp. Mấy người đó sau này sẽ lãnh quả, gọi là Nghiệp chướng, Quả chướng của họ tới. Cho nên chúng ta tu hành, tại sao đời này bị nhiều chướng ngại vậy? Thật ra cũng là do Quả chướng của mình thôi. Hồi xưa đời nào đó, mình gây chướng ngại cho người ta tu hành, bây giờ mình không tu thì không sao hết, nhưng mình vô tu là bị chướng, quý vị hiểu không? Nghiệp đó, quả đó trổ ra, rõ ràng lắm, không có gì sai đâu. Cho nên [chúng ta] cần phải cẩn trọng hơn, bởi vì quả còn kinh khủng hơn nghiệp nữa.

Nghiệp là chưa trổ ra, mới ở trong tâm thôi, ấn tượng chút chút thôi, mà khó chịu rồi, thì mình ráng sám hối, ráng buông xả. Mình dùng trí huệ để mình buông được, quý vị có thể buông được mà. Ví dụ như nhớ là: chuyện đó là quá khứ xa rồi, hồi xưa mình ngu si, mình lỡ làm việc xấu rồi. Ví dụ như quý vị đồng tu lỡ phạm giới rồi chẳng hạn, thì mình nhớ là [chuyện đó] xưa rồi, thôi bỏ đi, nghe nói tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, thì mình bỏ được.

Nhưng nếu quả tới rồi, thì mình bỏ làm sao được quý vị, quả thì trốn đường trời. Mình trốn đâu có được đâu, giờ ở nhà, ở trong gia đình làm sao trốn đây! Cho nên suốt ngày bị chồng gây chuyện, chồng cản trở, đi chùa không xong. Ông chồng tu thì vợ không cho tu, chồng muốn tu lắm, mà bà vợ thì cứ suốt ngày dụ khị v.v… không cho tu. Thọ ngày Bát quan trai, mà bà cứ vô nằm chung, kiểu đó làm sao tu được, sợ quá trời đúng không! Những quả này là do đời trước mình đã tạo nghiệp nhân, bây giờ trổ ra. Mình chưa tu thì [quả] chưa tới, tu thì nó tới.

Cho nên không phải là nghiệp trổ nghiệp đổ đâu. Phải nói rõ hơn, đúng là nghiệp trổ nghiệp đổ, vì ngày xưa đời xưa nào đó mình đã chướng ngại những người tu hành. Cho nên cẩn thận nha! Vào trong Phật pháp, quý vị đừng vì danh, đừng vì mình, đừng vì điều gì đó, mà chướng ngại người ta nghe pháp, chướng ngại người ta tu hành, gây khó khăn, khó dễ. Rồi sau này quý vị tu đi rồi biết, chướng ngại trổ ra trùng trùng luôn. Đó là dư báo thôi, quý vị sẽ phải đọa Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh nữa. Nên phải cẩn thận, mình học rồi mình hiểu. Cho nên Quả chướng này, kinh khủng hơn Nghiệp chướng, mạnh hơn Nghiệp chướng.

3. Thứ ba là Phiền não chướng. Phiền não chướng thì dễ hiểu rồi, là chướng ngăn do Phiền não. Tức là do tâm mình có nhiều vấn đề, ví dụ như quý vị ghét, hoặc là quý vị có những tiêu chuẩn đưa ra, những Phiền não kỳ cục. Ví dụ quý vị thấy ông thầy nào đẹp trai, thì quý vị mới thích nghe, [còn] ông thầy nào xấu xấu, thì không thích nghe. Đó là một Phiền não chướng. Hoặc là quý vị chỉ thích nghe những lời suông tai thôi. Đa số Phật tử, nghe giáo pháp của Phật, mà chỉ [thích] nghe những điều gì ngọt thôi, cho nên quý thầy dụ cho một tâng [là] đi luôn. Mấy bà già thích vô nghe, thầy nào giảng mà về hiếu nhiều, nghe để đưa về cho mấy đứa con: Con à, hiếu với cha mẹ nghe con. Vậy đó, khoái lắm! Còn mấy đứa trẻ trẻ, đang yêu, nên thích nghe những lời yêu đương thôi, cho nên [giảng] yêu đương họ khoái lắm, giảng đúng bài. Đó thuộc về Phiền não chướng đó quý vị, quý vị thích điều đó.

Thay vì chúng ta tìm đến giáo pháp của Như Lai, là nghe những điều chân thật, đó là Tứ đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, đó là con đường ra khỏi sanh tử, [thì] mình không chịu nghe. Còn nghe những điều đó, thì cần gì phải đi tìm đến chùa. Cho nên đó cũng là một loại Phiền não chướng.

Rồi ham chơi quá, ghen tuông, hờn giận v.v… những Tập khí, những Phiền não đó, đều chướng ngăn trong tu hành của mình hết. Chướng ngăn nhiều lắm quý vị. Nhiều khi mình nghe vị thầy đó nói, thầy đó chân tu giảng hay lắm. Nhưng mình vì một lời không hay của thầy đó, nói đụng chạm, mình nổi sùng lên, không nghe nữa, đó là Phiền não chướng rồi. Thay vì mình nghe điều chân thật, [thì] mình không nghe. Hoặc trong Đạo tràng vì chuyện gì đó, hai người, người này hai người kia cuối cùng mình thôi không nghe nữa. Thôi Đạo tràng đó, có bà đó, tôi ghét quá, tôi không nghe nữa, chẳng hạn như vậy. Những điều này [là] do những Phiền não của chính mình gây ra, cho nên người tu hành ít Phiền não, thì bớt chướng này. Như vậy đã qua được ba chướng.

Ở đâyThiện Trang tham khảo, có vị Thiền sư đưa ra kinh nghiệm Tuệ quán, tức là khi mình tu, mình có những vấn đề nào. Ví dụ như quý vị tu, tự nhiên có những giai đoạn mình tu ngon lành, không có vấn đề. Nhưng khi mình tu, không thể tập trung tư tưởng được, [cảm giác] khó chịu hay như thế nào đó v.v… mình đang thế nào đó. Nhiều khi mình nhập thất, tu tự nhiên không tập trung được, tu không được. Thì nên xem lại những chướng ngại đó nằm ở đâu, xem về ba điều vừa rồi thôi.

Thứ nhất, là mình có làm hay xúc phạm ai mà mình chưa xin lỗi, chưa có sám hối hay không. Điều này coi vậy, nhưng cứ gợn gợn trong đầu, khiến cho mình tu cũng không được. Cho nên phải coi, điều thứ nhất là coi mình có xúc phạm ai, mình làm lỗi với ai mà chưa sám hối hay không. Nếu có lo mà sám hối, lo sửa lỗi.

Thứ hai, mình có hứa với ai điều gì, mà mình quên không làm hay không. Điều này nguy hiểm lắm, Thiện Trang sợ nhất điều này. Thiện Trang có những lời hứa, xong rồi cứ nhớ quý vị. Ví dụ như người ta nhờ: “Thầy ơi! Nhờ thầy bây giờ dịch xong sách đó để in ra”. Thiện Trang nói để Thiện Trang cố gắng làm. Bình thường quên, tại vì bận quá [nên] không nhớ. Nhưng vào tu là nhớ ra: việc đó mình chưa làm xong, cứ [nhớ] như vậy. Cho nên đấy cũng là một chướng [ngại], nên mình phải quán: không phải do mình không đáp được lời hứa cho người ta, mà do hoàn cảnh bận rộn quá. Mình phải đem mấy lý do để mình giải điều đó đi, tại vì bây giờ tạm thời chưa làm xong, chưa làm được. Giải đi thì mình mới tu được, còn không thì cứ khó chịu, nó cứ hiện lên, đắc Thiền không được, không tu được. Quý vị cẩn thận điều này!

Thứ ba là mình có kế hoạch dự trù công việc nào, mà mình cũng quên mất hay không. Tức là nhiều khi mình có những việc tính toán để mình làm, dự định rồi nhưng mà mình quên mất.

Thứ tư là mình coi sức khỏe có trục trặc hay không, tức là sức khỏe của mình có vấn đề hay không, nhiều khi bị bệnh gì đó. Hoặc mình ăn uống, mình ăn món gì bất thường hay không, nhiều khi ăn uống cũng ảnh hưởng đó quý vị. Mình ăn một món gì bất thường, hoặc ăn uống âm dương như thế nào đó v.v… [thì] cũng ảnh hưởng một chút.

Rồi mình có chỗ ở hay quần áo v.v… có vấn đề hay không. Nhiều người kêu: Sao thầy tu thiền, tu mà làm gì quan trọng mấy vấn đề đó. Quý vị chưa tu, nên quý vị nói lý thuyết. Điều này thuộc về hai phạm trù: một là mình tu, lúc mà tu Thiền quán, thông thường chúng ta nên quán Không, nên buông bỏ cho sạch. Nhưng tu Thiền chỉ thì yêu cầu gắt gao hơn, phải có môi trường trong sạch. Cho nên Thiền quán thường ít chướng ngại, nhưng Thiền chỉ để vào Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, mà quý vị không có bước đầu chuẩn bị cho tốt, là tu hành dễ bị chướng lắm.

Điều này quý vị ai mà học giáo pháp bên Nam truyền hoặc Kinh Nikaya, Kinh A Hàm, học cho kỹ thì có. Hoặc quý vị coi quyển Tọa Thiền Tam Muội của ngài Đại sư Thiên Thai Trí Giả của bên Bắc tông, đều có bao nhiêu bước chuẩn bị trước khi tọa thiền, trước khi tu hành. Còn mình nói giỏi không, mình nói có gì đâu thầy, tất cả pháp đều không, có gì đâu, quan trọng tu là buông xả, gì đâu mà ăn uống quan trọng, mặc quần áo quan trọng, căn phòng không quan trọng đâu v.v…. Nói giỏi lắm, nhưng mà đến khi xảy ra chuyện rồi mới biết, những điều đó lại là tác nhân để mình tu không đắc Thiền, không đắc định. Điều đó không phải mình nói nha quý vị.

Cho nên tu hành ở hai thái cực: Một là hãy giữ tâm như nền gạch, gạch là nền xi măng, nền gạch bông; Và hãy giữ tâm như nền đất. Bây giờ nói vậy, [chắc có] nhiều người không hiểu. Giữ tâm như nền gạch là phải sạch sẽ, cực kỳ sạch sẽ, tức là bây giờ nhà ai cũng giữ nền sạch sẽ, không để bụi bặm gì hết. Tu phải dọn sạch sẽ như vậy, thì giúp cho tu Thiền chỉ rất tốt, Thiền chỉ là như vậy. Quý vị coi bên giáo lý Phật giáo Nam truyền, người ta để vào thiền, thì phải biết người đó tâm họ như thế nào, để bố trí căn phòng cho phù hợp. Người mà tâm đa sầu đa cảm, [thì] phải bố trí căn phòng đơn giản, gọn gàng, nhẹ nhàng. Còn người tâm mà hay buồn buồn, thì mình bố trí màu sắc cho tươi. Rồi người mà tâm vô tư thì không sao, họ ở thế nào cũng được. Nhưng quý vị cứ để ý đi, quý vị vô trong phòng tu, mà quý vị bố trí đồ đạc hơi nhiều, lộn xộn trước mắt thôi, là tu đã khó rồi. Khó đó! Coi vậy chứ khó. Nên là coi đơn giản mà không đơn giản, đó gọi là tu giữ tâm như nền gạch, nền xi măng, là phải sạch sẽ cực kỳ.

Có nghĩa là mình phải bố trí căn phòng tu, chánh điện tu, làm sao cho gọn gàng nhẹ nhàng. Nên phương pháp là đừng ham màu mè hoa lá cành, điện chớp xẹt xẹt, rồi trang trí đủ kiểu đủ hình, càng nhiều thì càng khó vào định hơn, càng dễ loạn tâm hơn. Đừng có tưởng nói giỏi, không nói giỏi được đâu, ít có người vô được, vẫn [phải] nương vào cảnh, đó là Cảnh duyên. Quý vị chú ý!

Cho nên bên Thiền, quý vị thấy tại sao các Thiền đường, họ thờ rất đơn giản, chỉ mỗi hình đức Phật Thích Ca, và màu sắc cũng đơn giản không có gì, thờ cực kỳ đơn giản. Vì vậy những người nhìn vào đó họ dễ đắc định hơn. Còn bên Tịnh Độ chúng ta, đặc biệt những người [tu theo] giáo lý Tịnh Độ, ai tu Tịnh Độ thì màu mè hoa lá cành nhiều dữ nữa. Và chính điều đó lại chướng ngại nhiều, nên người tu hành phải biết được điều này. Điều này là giáo lý căn bản, quý vị đừng nói tài nói giỏi, không có!

Còn tu là mình phải có thái cực nữa, là tu như nền đất, giữ tâm như nền đất. Nền đất thì dơ sẵn rồi, mình chỉ cần lượm vài miếng rác gì đó thôi, còn đất thì quét cỡ nào mà sạch được! Đó là mình tu sao cũng được, ăn sao cũng được, uống sao cũng được, ở sao cũng được, dơ dơ chút cũng được, đừng quan trọng hóa vấn đề. Đó là tu thuộc về Quán mạnh. Những người có công phu Quán niệm mạnh, thì họ tu họ có thể dùng thái cực đó nhiều hơn. Còn những người công phu Quán yếu, dễ phiền, dễ não, dễ sân, dễ si, dễ buồn, dễ giận, v.v… thì hãy chịu khó tu theo thái cực kia, nghiêng về thái cực kia chút, sạch sẽ chút, né duyên đi.

Như trong Kinh A Hàm, Kinh Nikaya đều nói: “Âm thanh là gai nhọn của Sơ thiền”. Có nghĩa là người muốn đắc Sơ thiền thì phải né duyên. Còn người tu Thiền quán thì không sợ. Nhưng chúng ta biết đắc quả thì phải Chỉ Quán song vận, phải có Thiền quán [và] Thiền chỉ. Thiền chỉ [có] ba kiểu để đắc quả, ở bài thứ hai hay thứ nhất Thiện Trang có chia sẻ.

Điều kiện là phải có công phu Thiền định: Một là Thiền định, tức là từ Sơ thiền trở lên. Hai là phải có Vị đáo định, rồi lúc đó cũng phải đắc Thiền định. Thứ ba là Sát-na định, lúc đó cũng đắc Thiền định, mặc dù bình thường không có định. Cho nên đều đắc như vậy. Và nói với quý vị, đắc quả mà đắc kiểu đó, kiểu bình thường không có định mà đắc được Sát-na định, hoặc Vị đáo định rồi đắc [quả], thì những người đó tối đa chỉ đắc Nhị quả thôi, không đắc hơn được. Tại vì Tam quả A-na-hàm là quý vị phải có định của Tứ thiền. Vì A-na-hàm sau khi hết thọ mạng, là sanh vào Ngũ Bất Hoàn Thiên trở lên. Tức là ngoài năm tầng trời Bất Hoàn, có thể sanh lên Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Đó đều là những người đắc Tứ thiền cả.

Còn quý vị chưa đắc Tứ thiền thì không có cơ hội để lên Tam quả A-na-hàm, chúng ta chỉ ở dưới thôi. Còn nếu mà đắc, thì đắc một chút thôi là thoái chuyển lại. Tại vì chỉ có định lúc đó, hết định là xuống lại, đâu có được.

Cho nên điều kiện để đắc bên Thiền, là phải trên hình thức. Hình thức đơn giản, dễ dàng, [thì] mới thanh tịnh. Còn quá nhiều, quá rối là khó lắm quý vị. Cho nên người tu hành, người ta biết cách sắp xếp, làm sao phòng tu của mình cũng phải đơn giản lại. Còn người giỏi thì thôi khỏi. Còn người màu mè hoa lá cành, vô nhìn hoa bữa nay hoa héo rồi nha, bữa nay cắm cây nhang nghiêng rồi nha, càng nhiều tâm đó thì quý vị không tu được đâu. Đắc Thiền nỗi gì, không có! Vô chút là nhang cháy hết rồi nha, phải canh đốt cây nhang đã, nên có tâm như vậy thì làm sao đắc nổi. Cho nên điều đây là mình phải coi.

Rồi điều thứ năm, khi mình tu không được, là mình phải coi Giới luật [của] mình có vấn đề hay không, tức là mình có vi phạm Giới luật gì hay không. Có nhiều người không biết đâu quý vị, tại vì mình cứ coi Ngũ giới, không biết những giới khác, cho nên nhiều khi không biết. Thực ra có rất nhiều Oai nghi đi kèm, mình không biết thì mình làm sai. Khi đó mình phải học Giới luật khá khá chút, thì mình mới kiểm tra [được]. Nhiều khi mình phạm giới một điều gì đó, là không có đắc đâu, mình cứ thấy khó chịu, không biết tại sao vô thiền không được, định không được, niệm không được.

Và đề mục thứ sáu là pháp tu, đề mục tu của mình có ổn chưa, có phù hợp với mình chưa, mình phải xem lại, nhiều khi [pháp đó] không phù hợp [với mình].

Thiện Trang chia sẻ thêm điều thứ bảy, là mình đã hết nghi ngờ chưa. Nhiều khi mình có những nghi ngờ đối với pháp, mình nghi ngờ đối với việc tu đó. Mình vẫn còn nghi thì xin lỗi quý vị, quý vị tu không được. Cho nên khi mình nghi, thì phải tìm cách giải nghi trước, tìm người giỏi hơn mình giải nghi trước đã, rồi mới tu. Còn tu mà cứ nghi nghi, không biết [pháp] tu này đúng hay không v.v… thì còn lâu nha, nó cứ chướng ngại cho mình tu không được.

Đây là những điều [mình nên xem xét khi không tu được]. Và mình tu hành nhà Phật, là hãy đối diện với sự thật, đừng có trốn tránh, nhớ nha! Đối diện sự thật, thí dụ việc đó đã xảy ra rồi, việc như vậy rồi, thì ta hãy đối diện với nó, đừng có trốn tránh. Thế gian có câu chuyện Lan và Điệp. Cô Lan trốn tránh vô chùa, rồi có tu được đâu! Vô chùa chỉ cắt đứt duyên bên ngoài, còn tâm thì không bao giờ lặng sóng, tình yêu cứ nổi trội trong tâm. Cho nên người biết tu hành thì chỉ cần quán thôi, bây giờ lỡ vướng điều đó thì mình phải quán, đem tất cả những pháp mình học được xưa nay ra xài, để mình quán cho thông.

Giống như bây giờ các cô thấy thích anh chàng nào quá, tâm người ta cứ hiện miết trong đó. Hiện trong tâm mình miết, thì mình phải đem pháp ra, nào quán vô thường sanh diệt, đời người mong manh, biết sống ngày nào đâu mà còn ham thích người ta, luân hồi khổ đau v.v… Mình phải đem điều đó giải cho sạch đi, chứ không vô tu là tự nhiên [người đó] hiện ra. Thay vì quán Phật, tu đề mục quán, mà thấy quán người yêu trong đó, quán anh chàng đó thì thôi, làm sao tu.

Cho nên đừng trốn tránh sự thật, học Phật là gì, tu hành là gì? Hãy đối diện với sự thật, dùng tất cả các pháp mình đã học, kinh nghiệm mình đã học, để hóa giải điều đó đi. Đó là người chưa có trí tuệ. Còn khi nào quý vị xài được, là trí phát sanh rồi. Khi gặp vấn đề gì khởi lên, thì tự nhiên tan ngay, tại vì quý vị đã có trí rồi. Kinh nghiệm thì quý vị phải suy qua suy lại một hồi mới xài được. Còn người ta tu, mà bắt đầu phát sanh trí huệ, [tâm] hiện lên một cái, là người ta biết ngay, và người ta hóa giải liền. Nhờ vậy công phu sau đó mới đắc lực, mới đắc các Thiền, đắc cái này cái kia. Đó gọi là công phu Quán niệm. Công phu Quán hỗ trợ Chỉ như vậy đó quý vị, chứ không phải đơn giản đâu.

Quý vị nhìn ai cũng tu giống nhau, cũng ngồi, ngồi thì được đấy nhưng mà vào Thiền hay không, vào định hay không, và có đắc quả hay không, có trí huệ hay không là cả vấn đề. Có người ngồi suốt vậy, nhưng tâm thì khởi vọng tưởng. Tức là họ mơ mơ màng màng, thấy cảnh gì đó thì chạy theo. Họ đâu có phải là đề mục quán đâu, họ say mê trong đó. Còn người quán là họ vô trong đó họ thiền, bắt đầu họ quán hơi thở, hay quán niệm sát-na sanh diệt. Tùy đề mục [mà] mỗi người có một cách quán, quán Thân, quán Thọ, quán Tâm, quán Pháp v.v… tùy mỗi người quán, người thì niệm Phật v.v… Người ta sống đúng với cái đó, thì như vậy tất cả những cái khác từ từ tan rụng. Tan rụng thì sanh ra định, dần dần mới đắc được Thiền, đắc được cái này cái kia. Cho nên tu, hình thức là một phần, còn phải thực tế [nữa].

Có nhiều khi Thiện Trang ngồi, thấy bữa nay sao khó chịu ở trong người, không biết kiểu gì mà ngồi không được, ngồi không yên. Vô ngồi, mình xếp bằng hai chân lên, ngồi kiết già, mà sao cứ khó chịu. Tại vì Thiện Trang có pháp hành đầy đủ, mình học mình biết, khó chịu chỗ nào, cảm thấy đôi khi quần áo có gì đó khó chịu, chỉ cần đi thay bộ đồ khác là vô ngồi im re. Đó là có thể đồ mình mặc chật quá, hay bị thế nào đó. Đó cũng là một chướng ngại. Đôi khi phòng mình nóng quá, do buổi chiều hấp nhiệt [mặt trời], nóng quá, lúc đó mình cảm thấy bưng bưng, không có được. Thì mình mở cửa ra cho thông thoáng, hoặc mình đi ra ngoài một chút cho thoáng, rồi mình vô ngồi im re.

Đó cũng là pháp hành, pháp tu, nhiều người không có kinh nghiệm, nói lý thuyết. Lên trên mạng coi mấy người vô bình luận “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, là biết mấy người chỉ học lý thuyết thôi, còn thực hành vẫn là một vấn đề xa xôi. Cho nên mới có câu “ba quân nhiều khi không bằng cái quần”. Tức là ba quân là quân bên ngoài, họ đánh mình ghê gớm, mà nhiều khi không bằng cái quần. Mình ngồi thiền, ngồi niệm Phật mà cái quần mình khó chịu, nó chật chội quá, là ngồi không yên rồi. Đôi khi ngứa ngáy trong thân một chút thôi, là không yên rồi, tu không được đâu quý vị.

Nhiều người không học các pháp hành, người ta không biết, người ta tưởng là tu thì tu thôi. Nhưng chưa có học, chưa có hành, cứ nói trên lý thuyết. Nói trên lý thuyết thì dễ lắm, nào “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm, “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, rồi nói Không Không, nhưng mà vô tu rồi thì có đủ thứ.

Cho nên tùy lúc, lúc mà đang chạy ngọt, thì thôi mình cứ bỏ qua hết, mình đang tu mình bỏ qua hết, sao cũng được, ăn thế nào cũng được, uống thế nào cũng được, đi thế nào cũng được, phòng ở sao cũng được. Nhưng khi có vấn đề hiện ra, thì mình phải đổi lại, mình phải xét, phải quán lại, mình xét lại không gian, điều kiện v.v… mọi thứ. Đó là kinh nghiệm để tu tập, chứ không phải đơn giản đâu.

Và quý vị nên nhớ, trong kinh đức Phật có nói: “Một vật sắc nhọn, khi đặt đúng hướng, thì dù muốn dù không, nó cũng có khả năng cắt đứt vật khác, có thể đâm thủng vật khác”. Ví dụ như quý vị đem một mớ đinh, mớ kim, ném lên giường. Bây giờ bảo quý vị nằm lên giường đi, quý vị có dám nằm không? Nằm lên thế nào cũng có cây kim đâm cho phát, tại vì nhiều [đinh] quá, thế nào cũng sẽ có cái đặt đúng hướng, thì mình nằm lên đó.

Cũng vậy, một người tu hành đúng cách, thì dù muốn dù không, cũng có thể chứng quả. Tại vì mình tu đúng cách rồi. Quý vị hiểu không ạ? Cho nên vấn đề nằm ở chỗ tu đúng cách, giống như những vật sắc nhọn, chỉ cần đặt để đúng hướng, thì sẽ đâm xuyên thủng [vật] khác. Cũng vậy, khi mình tu đúng cách, tự nhiên sẽ cắt đứt được Phiền não, thì sẽ chứng quả thôi, đơn giản vậy thôi!

Cho nên vấn đề là mình tu có đúng cách hay không? Mà tu đúng cách là phải học giáo pháp, chứ không học, cứ vô đó ngồi dù chẳng biết gì, mà cứ tưởng đắc không à, thời nay dễ lắm. Thiện Trang thấy có vị Cư sĩ khoe: trước đây ngồi thiền thấy thân tâm thanh tịnh, an lạc v.v… thấy cả thế giới rỗng không.

Đó là trạng thái nào? Mình học một mớ rồi mình biết liền, người ta khoe như vậy tưởng ngon lắm, nhưng mình học giáo lý rồi thì mình biết. Quý vị khỏi cần phải đắc Thiền, đắc gì hết, quý vị cũng biết. Đó là họ còn cảm giác tâm mà thấy rỗng không, rồi cảnh giới này kia, thì cảnh giới tối đa là họ tới Sơ thiền thôi. Vì Sơ thiền thì còn xài Tâm sở Tầm và Tâm sở Tứ. Còn có Tầm, còn có Tứ, là Sơ thiền trở xuống thôi. Khi lên Nhị thiền là hết Tầm hết Tứ rồi, không thấy cảnh đó đâu. Vô ngồi một chút mà thấy cái này cái kia rồi chạy theo, đó là Tầm Tứ. Tầm Tứ thì chỉ có Sơ thiền trở xuống.

Mà chưa chắc đã đắc Sơ thiền, thông thường trạng thái đó rất dễ rớt vào Ngũ ấm ma, nên nhớ như vậy. Chỉ cần chấp trước là có đắc, thì bị. Lúc trước có rồi, Thiện Trang có người đồng nghiệp, người chồng của người đồng nghiệp đó, cứ thỉnh thoảng rảnh là vô chùa tu, tu nhưng không chịu học giáo lý gì hết, cứ vô tu. Tu một hồi rồi tẩu hỏa nhập ma, cứ ra nói tôi sắp đắc A-la-hán rồi, bây giờ thấy rõ cái này cái kia v.v…. Thực ra là họ bị rớt vào trạng thái đó và họ chấp là họ đắc. Quý vị thấy nguy hiểm vô cùng! Và sau đó giải rất là mệt, một thời gian sau mới giải được, đâu có dễ đâu!

Cho nên không có học thì không tu được đâu. Đừng có tưởng mình giỏi, phải học rõ ràng, phải biết các cảnh giới từ Nhị thiền trở lên. Thiền định mà ai đắc Nhị thiền thì thù thắng lắm, có Thần thông, có nhiều điều đặc biệt lắm, và tâm của họ không chạy theo cảnh giới. Còn quý vị ngồi mà thấy đời quá khứ, thấy cái này cái kia, thì xin lỗi, đó là quý vị đang chạy theo Tâm sở Tầm, Tâm sở Tứ đó. Còn có Tầm có Tứ, thì chỉ có Sơ thiền trở lại. Thậm chí không đắc Sơ thiền nữa, quý vị thấy mà không rõ ràng, không phát huệ.

Rồi ở đây cũng sẵn nói luôn, đời này có rất nhiều người chạy theo ngôn ngữ. Nghĩa là một số người họ tu, chỉ cần có định một chút, chỉ cần đắc Sơ thiền hoặc Vị đáo định thôi, là họ có thể viết văn rất hay, viết thơ rất hay, nói ra những lời mà người thế gian nghe đã tai. Và sau đó họ nói ra, viết ra, thì thông thường một mớ người mê theo, ôm lấy và cho rằng vị đó đắc Thánh quả v.v…. đó là sai lầm.

Tại sao sai lầm? Vì nếu mà quý vị học rõ cảnh giới Thiền, quý vị tới Nhị thiền rồi thì tâm nhẹ. Tam thiền là tâm thanh tịnh vô cùng, không khởi ý niệm gì đâu quý vị. Tứ thiền là xả ý niệm luôn, Xả Niệm Thanh Tịnh địa là Tứ thiền. A-la-hán cũng vậy v.v… các ngài nói ra điều gì thì đều lợi lạc chúng sanh. Và những điều các ngài nói, không bao giờ trái ngược, chống trái với giáo lý của Phật.

Còn anh nói rất hay, người ta nói rất hay, nhưng nói một hồi nói tầm bậy, nói trái với giáo lý của Phật, là biết người đó chỉ ở tầng dưới thôi, chưa đắc gì đâu. Mà đời nay hay ủng hộ những người đó rất nhiều, và cứ cho người đó là đúng. Thậm chí khi có người nói với Thiện Trang, giới thiệu pháp của người đó, Thiện Trang nói có mấy điểm đó trái với kinh Phật, thì người ta còn không chịu. Người ta nói kinh Phật sai, thế này thế kia v.v… Thiện Trang thua luôn, vậy tiêu chuẩn ở đâu? Người ta nói người đó thanh tịnh. Thiện Trang nói tiêu chuẩn nào [là] thanh tịnh, thì [người ta] không biết trả lời. Không biết trả lời đó là mù mờ giáo lý, ôm theo người, gọi là “y nhân bất y pháp”. Sai lầm! Lẽ ra lấy giáo pháp làm thầy.

Rồi nói pháp, kinh điển được kết tập sau này, 100 năm sau khi [đức Phật] Niết-Bàn, đến 300 năm sau mới được kết tập [kinh điển]. Ai chả biết điều đó, nhưng mà bây giờ quý vị không nương theo đó, thì nương theo ai? Đó là theo từng thế hệ cao Tăng, còn những bậc chứng quả, các ngài nương theo đó, lọc truyền tới mình bây giờ, mà mình không tin. Mình đi tin một người phàm phu hiện nay, họ tu họ nói ngược với trong đó, mà mình tin.

Vậy thì tôi cũng có quyền nói ngược, người khác cũng có quyền nói ngược, mỗi người có quyền nói của mỗi người. Vậy thì 1000 người, thì ra 1000 Phật giáo khác nhau à? Làm gì có chuyện đó! Phật giáo chân lý chỉ có một thôi. Cho nên tuy là kinh điển truyền như vậy, tất nhiên là có vài điểm sơ sót, không thể chính xác 100%, tại vì có truyền mà. Nhưng đó là căn bản, nếu chúng ta không dựa vào đó, thì chúng ta dựa vào đâu?

Vấn đề là người đời nay, nhận thức đã sai lầm. Và do là học với vị thầy nào, là vướng vào vị thầy đó. Cho nên cẩn thận nha, đừng để [vướng] điều này. Thiện Trang khuyên quý vị cẩn thận, thời nay có nhiều điều nói hay lắm. Cho nên có nhiều người hỏi Thiện Trang: “Vậy có nên học theo thầy hay không?” Thiện Trang nói đừng có dại. Theo Kinh Kalama hoặc là nhiều kinh khác, đức Phật nói đừng bao giờ nương theo một ông thầy. Tại sao? Nương theo ông thầy đó, rồi khi nào ông thầy đó gặp nạn, [thì] quý vị sẽ thoái tâm sao? Ổng có vấn đề về Giới luật, thì quý vị sẽ thoái tâm sao? Hoặc là phát hiện ra phiền não của ổng v.v… chuyện gì đó, rồi quý vị thoái tâm sao?

Nên hãy lấy Giới làm thầy, lấy pháp của Phật làm thầy. Còn các vị thầy đó, thì mình chỉ coi là nơi tạm nương tựa thôi, vì chúng ta còn yếu. Chứ đừng có dại! Nhiều người chọn một vị thầy suốt đời, nhưng mà vị thầy ấy có xứng đáng để mình chọn suốt đời hay không? Tại sao mình không chọn đức Phật, là vị Phật suốt đời của mình?

Thiện Trang nói điều này, cũng có nhiều người đồng tu không đồng ý. Nhưng quý vị coi đi, kinh điển nói như vậy, [thì] mình nói như vậy. Còn quý vị mới vô, có thể là yếu quá, mới đầu nghe nhiều thầy không được, [thì đành] nghe một thầy thôi. Thời gian sau quý vị giỏi hơn rồi v.v… Mà thực ra nếu một vị thầy giỏi, một vị thầy tu đúng, thì không cần đưa ra điều kiện đó, học trò cũng chạy theo ầm ầm, nghe thầy thôi. Bởi vì nghe người khác, nghe không nổi, nghe không đủ đô.

Quý vị biết không, giống như được cung cấp món ăn thực dưỡng, đầy đủ dinh dưỡng, ngon quá rồi, đầu bếp này nấu số một thượng hạng rồi. Quý vị đi qua đầu bếp khác, ăn không ngon, không bằng, thì tự nhiên phải học theo thầy đó thôi. Tại vì sao? Bởi người đó là chân lý, người đó là tuyệt vời, mình đi học người khác mình thấy nhạt, không đủ đô, thì tự nhiên mình học thôi. Cần gì phải ép người ta: là chỉ học một mình tôi. Cho nên Thiện Trang thấy đúng, Phật pháp như thế mới hay chứ, mới đúng là Phật pháp, gọi là “y pháp bất y nhân”.

Cho nênThiện Trang không dám nói gì quý vị, chỉ mong là cung cấp cho quý vị một nền tảng. Giảng bộ này cũng không thể nói là giảng rốt ráo, Thiện Trang cũng chưa đủ giỏi để giảng rốt ráo đâu, chỉ có hy vọng cung cấp cho quý vị một nền tảng, để quý vị nghe có nền tảng cho quý vị tu. Và từ đó nhận thức của quý vị đổi rồi, khi nghe ai đó hay nghe vị thầy nào đó v.v… mình cũng có nền [tảng] rồi, đắp vô được. Giống như Thiện Trang dựng cho quý vị mấy cây cột của ngôi nhà, rồi quý vị tự lợp mái, lợp ngói đi, mai mốt có thầy khác đem cho quý vị cái cửa, dựng cây cảnh, v.v… [thì] sẽ đẹp lên.

Chứ bây giờ giảng đâu có giảng hết được. Bộ này dù giảng thế nào, cũng chỉ là cung cấp kiến thức căn bản thôi, hy vọng là quý vị hiểu được những điều gì đó. Thiện Trang nói có nhiều điều khó nghe lắm, giống như những điều đó nghe không dễ, nhưng hãy ráng làm. Phật nói như vậy, thì mình nói như vậy. Thiện Trang mong muốn là Thiện Trang nói đúng tinh thần của Phật thôi, mình nói đúng theo tinh thần giáo lý của nhà Phật. Phật nhập Niết-Bàn rồi, đâu bảo nương theo ai làm thầy đâu, hãy lấy Giới làm thầy, lấy giáo pháp của Ta làm thầy.

Vậy thì chúng ta là đồng học, chúng ta cùng học, mà Thiện Trang học nhiều hơn thì Thiện Trang chia sẻ lại thôi. Quý vị thấy hợp lý, thấy hay thì nghe. Còn quý vị thấy qua vị thầy khác, người ta giảng không đủ đô, thì tự nhiên quý vị không muốn nghe thôi, có gì đâu. Mình đã làm bánh ngon rồi, còn sợ cửa hàng khác cạnh tranh sao? Nếu người ta giảng hay hơn, người ta làm bánh ngon hơn, thì mời qua đó ăn, càng tốt đúng không? Phải như thế, tinh thần là như vậy, chứ không có gì hết, càng tốt! Cửa hàng người ta làm bánh ngon hơn, thì mời qua đó ăn, mình kéo người mình qua đó ăn nữa là khác.

Cũng vậy, giáo pháp nơi nào rốt ráo, nơi nào hay, hiệu quả, thì mình học, đừng ngại. Quan trọng sợ nhất là những người mới đầu, không có biết đường nào mà lần, thì họ lạc, họ chạy một thời gian, thì lúc đó đúng là phải nương theo một người thầy thời gian đầu, để mình có nền tảng đã. Sau đó mình khá khá lên, thì bứt phá lên. Mình sẽ tìm được minh sư đúng nghĩa.

Thiện Trang đã giảng xong về Quả duyên. Còn một [duyên] nữa là Vật thực duyên. Vật thực duyên cũng rất rộng, chia sẻ luôn cho quý vị. Thực có bốn loại: thứ nhất là Đoàn thực, thứ hai là Xúc thực, thứ ba là Tư niệm thực, thứ tư là Thức thực.

1. Đoàn thực: thực là thực phẩm, để nuôi dưỡng thân xác của những loài động vật và con người, v.v…. Ví dụ như mình ăn món gì, thức ăn mình tưởng như không có vấn đề gì, nhưng đó là một trong bốn loại của Vật thực duyên. Nghĩa là những vật thực này ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta.

Quý vị thấy rõ ràng, người Việt Nam mà ra nước ngoài, thì tự nhiên ăn uống, dinh dưỡng ở các nước phương Tây, sẽ khác dinh dưỡng tại Việt Nam. Cho nên ăn thôi cũng tạo ra cơ thể khác nhau, tạo nên sức khỏe khác nhau, vì vậy có ảnh hưởng khác nhau. Nên ăn uống như thế nào v.v… đấy gọi là Vật thực. Và do những ăn uống đó cũng ảnh hưởng nhiều, ví dụ như ăn đồ mặn nhiều, thì sẽ có nhiều điều không tốt hơn so với ăn đồ chay. Rồi mình ăn ít, ví dụ như Phật nói ăn [ngày] một bữa thôi, không ăn phi thời, những điều đó đều rất tốt.

Cho nên là Vật thực duyên cũng quan trọng lắm quý vị. Trong Vật thực có Đoàn thực là thứ nhất, điều này không cần bàn nhiều, vì ăn uống quý vị giỏi lắm rồi.

2. Xúc thực: xúc là tiếp xúc, thức ăn của sự tiếp xúc. Có nghĩa là mình có Sáu căn: tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý, khi tiếp xúc với Sáu trần: mắt thấy điều gì, tai nghe thấy âm thanh gì, lưỡi nếm những vị nào, mũi ngửi mùi hương nào. Những điều đó gọi là thực phẩm của chúng ta. Nó cũng là thực phẩm đó quý vị. Và thực phẩm đó mở cho chúng ta về thức ăn về tinh thần. Cho nên tùy theo mình sống theo cảnh trần nào, tức là trong sáu cảnh đó, mình sống theo cái nào, mà khiến cho đời sống chúng ta, tư tưởng chúng ta dần dần thay đổi theo. Ngôn ngữ nhân gian gọi là “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đó quý vị.

Ví dụ như mấy đứa nhỏ, ăn rồi coi phim, chơi game chém giết suốt. Tức là tai nó nghe những âm thanh chém giết, mắt thấy những hình ảnh chém giết, nên nạp Vật thực vô, đó là Xúc thực đó. Toàn những thứ đó, nên nó hung dữ, mai mốt ra [đời] nó chém giết, nó làm như không. Vì hàng ngày nó nạp vào thức ăn đó, thức ăn đó gọi là Xúc thực.

Còn chúng ta hàng ngày nghe giáo pháp của Như Lai, đang học Phật pháp, thì dần dần theo năm tháng, bất di bất dịch thế nào đó tự động chuyển thôi. Thức ăn, thực phẩm mình cung cấp toàn là Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát-nhã, v.v… do vậy dần dần mình cũng chuyển biến thành Thánh nhân. Còn đứa chơi game thì thành A-tu-la, La-sát, v.v… chủng tử đọa lạc [khiến] cho đi xuống. Đó gọi là Xúc thực, nằm trong Vật thực duyên. Cho nên hàng ngày mình phải cẩn thận!

Tại sao Hòa thượng Tịnh Không đề xuất là không coi Tivi là vậy đó, đó cũng là Xúc thực. Cho nên ngay bộ môn này thôi, đã cung cấp cho chúng ta, tu như thế nào, sống như thế nào. Nên thường xuyên ở trong môi trường nào, tiếp xúc với cái nào nhiều, thì dần dần bị nhiễm. Quý vị ở bên cạnh những người tốt, thì tự nhiên quý vị thành người tốt. Còn quý vị ở với toàn những người xấu, người ta gian xảo, đủ trò đủ kiểu, thì mình tiếp xúc riết rồi mình cũng quen, dần dần cũng sống theo vậy. Đây là vấn đề, điều này ảnh hưởng giúp chúng ta đi lên hay đi xuống. Và điều này quan trọng hơn thức ăn ở trên. Đoàn thực ít quan trọng, quan trọng một phần thôi. Còn [Xúc thực] quan trọng gấp đôi, gấp ba, gấp bốn, hay gấp rất nhiều lần nữa là khác.

3. Tư niệm thực: Tư niệm, lại đụng đến chữ Tư trong Tâm sở Tư, là những ý niệm mình chủ đích trong từng giây, từng phút, từng sát-na, ta đang nghĩ gì, muốn gì. Đó chính là Tâm sở Tư, mà chúng ta đang khởi. Tâm sở Tư này cực kỳ quan trọng, quý vị nhớ giùm, là chủ định của chúng ta. Hằng ngày những giây phút trôi qua, chúng ta sống với Tâm sở Tư, tức là chúng ta chủ ý về vấn đề gì. Nói như ngôn ngữ ngày nay, gọi là chúng ta đầu tư về hướng nào. Mình đầu tư cho điều nào, thì điều đó trở thành thực phẩm nuôi lớn về con đường tâm linh, về con đường tương lai của mình.

Cho nên điều này còn quan trọng hơn điều trước nữa, cực kỳ quan trọng. Bởi vì cảnh [thì] nhiều khi mình không làm chủ được, mình phải ở trong cảnh đó thôi. Nhà mình ở đó, chẳng lẽ mình chuyển nhà đi nơi khác. Nhà mình ở xóm nhậu, bây giờ mình đâu có chuyển được. Suốt ngày nghe nhạc nhẽo, nhảy nhót, không có cách nào [chuyển].

Tức là Sáu căn của chúng ta, tiếp xúc với Sáu trần, và cảnh đó là Xúc thực, thì có thể không thay đổi được. Nhưng Tư niệm thực là chủ đích của ta, thì thay đổi được. Ta chủ đích ra khỏi sanh tử luân hồi, giải thoát đắc đạo, và vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, v.v… chủ đích đó là quan trọng. Mình làm với tâm niệm gì? Đừng có sân hận, ghét người ta [mà] nghĩ ý niệm trả thù, vì chủ đích của mình đang là trả thù. Cho nên mỗi giây phút trôi qua, là mình phải niệm niệm, chú ý chủ đích của chúng ta, chính là Tâm sở Tư đó. [Quý vị] quản lý kỹ giùm Tâm sở Tư này.

Cho nên điều này quan trọng hơn điều trước, điều này cực kỳ quan trọng. Điều này quý vị để ý, đó là một loại thực phẩm. Tư niệm tức là ý niệm suy tư về chủ đích của chúng ta. Nó là thực phẩm, để nuôi lớn cho tương lai chúng ta đi về đâu, quả báo như thế nào, giải thoát hay là mê lầm, hay là chìm đắm trong vòng sinh tử, là nằm ở Tư niệm thực này. Cẩn thận giùm! Học là học tới đó, học A Tỳ Đàm phải học vậy chứ. Nói tu, tu tâm, vậy [tu] tâm ở chỗ nào? Coi thử hàng ngày nghĩ về đâu.

Bữa thứ Hai vừa rồi, có đồng tu hỏi: “Vậy mình có ý niệm cầu đắc đạo, cầu giải thoát, thì có phải là tham không?” Cầu đắc đạo, cầu giải thoát không phải là tham. Tham là Tâm sở Tham, Xan tham, sau này quý vị học, tham [là có] dính mắc, giống như tơ nhện đó quý vị. Quý vị đụng vô tơ nhện là dính dữ lắm. Hoặc là mít, các đồng tu nước ngoài không có mít nên không biết: mủ mít dính dữ lắm. Hoặc là chúng ta đụng vào tơ nhện, là bị dính dính tay rồi, thì đó là tham.

Còn tâm không tham, như trong kinh lấy ví dụ giống như nước trên lá sen, lá khoai. Hoặc bây giờ không biết lá khoai, lá sen thì lấy bao ni lông, khi mình đổ nước [lên đó], thì [nước] chảy hết trơn, không có đọng, không có dính lại, thì không tham.

Cũng vậy, người tu hành cầu đạo giải thoát, là họ dùng Tâm sở Tư. Tư là chủ đích, chủ ý của họ là ra khỏi sanh tử, thì đó không phải là tham, khác với Tâm sở Tham. Còn Tham là dính mắc. Chủ đích, nhưng mình không phải cầu một cách cuồng tín, mà mình cầu bằng trí tuệ. Tức là mình cầu bằng cách là tự mình làm, tu trong hằng ngày. Chứ không phải suốt ngày kêu: con muốn đắc đạo A-la-hán, con muốn ra khỏi sanh tử luân hồi, con muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, v.v… Miệng thì nói như vậy, nhưng làm thì trái ngược, tham, sân, si đầy hết, không sửa, không giữ giới, thì quý vị không phải là chủ đích đó, quý vị lừa dối, đó là tham thật. Còn mình làm gì, cũng là vì để sau này đắc đạo, đắc Thánh quả. Nên cực kỳ quan trọng!

Trong kinh Phật có một câu chuyện thế này: Một hôm, có một vị hỏi: ‘’Bạch đức Thế Tôn, con thấy giữa đêm trăng, hình như có bóng người đi qua đi lại rất nhiều, ở nơi đức Thế Tôn và Tăng đoàn. Có phải các ngài thức rất khuya hay không?’’ Tại vì đêm trăng người ta mới thấy, thấy Tăng đoàn của đức Phật, tại sao có nhiều vị còn đi qua đi lại như vậy, có phải các ngài thức khuya lắm không?

Câu trả lời của đức Phật, ở trong hai bộ kinh, một trường hợp thì chia làm bốn, một trường hợp thì chia làm năm: “Đúng như vậy, các vị Tỳ-kheo thức khuya lắm”. Tại sao, [thì] đức Phật nói: “Trên đời có bốn hạng người thức khuya. Thế nào là bốn hạng? Thứ nhất là người ăn trộm. (Ăn trộm nên họ thức khuya, họ canh để ăn trộm). Thứ hai là nam nữ đang mùa yêu nhau (Người nào đang yêu, họ thức khuya giỏi lắm. Đức Phật rất tâm lý, nói trúng luôn. Ở trong bộ kinh khác, thì đức Phật nói là người nam đang yêu người nữ, rồi trường hợp thứ ba là người nữ yêu người nam, thì mình nói chung là nam nữ đang yêu nhau, cho nên họ thức khuya được). Thứ ba là ông vua ưu tư cho việc nước. (Tức là trong nước có nhiều việc quá, cho nên vua phải thức khuya để suy tư, tính toán). Điều thứ tư là người xuất gia cầu đạo giải thoát”.

Thiện Trang nghe điều này thấy mừng quá, [vì] Thiện Trang hay thức khuya lắm. Ai mà tiếp xúc với Thiện Trang thì biết, Thiện Trang thức khuya dữ lắm, có khi tới một hai giờ sáng là bình thường. Nên mình nghĩ đức Phật cũng nói an ủi mình. Tức là trong bốn hạng người thức khuya, thì có người xuất gia cầu đạo giải thoát. Đêm khuya rồi, không phải lên mạng coi cái này coi cái kia, mà mình vẫn coi kinh, coi sách, vẫn còn tu, thiền định v.v…. Điều đó thật sự cũng an ủi, đức Thế Tôn nói giống mình.

Quý vị nghĩ coi, quý vị có trong hạng người nào? Có phải chúng sanh mới yêu nhau, họ cũng thức khuya dữ lắm, đêm nghĩ tới người yêu, đức Phật nói đúng quá rồi. Rồi dân ăn trộm, rồi vua ưu tư việc nước, hay mình có việc nhà cần phải lo, phải nghĩ. Còn người thứ tư là người xuất gia, cầu đạo giải thoát. Quý vị đừng nghĩ người xuất gia là Thiện Trang, [là] quý vị đó, quý vị cũng cầu đạo giải thoát, nên đêm khuya ráng học, ráng tu. Quý vị có thể coi nội dung này trong Kinh Tăng Chi Bộ, [chương] Năm Pháp, Phẩm Vua, [phần] Chúng ít ngủ [Ngủ Rất Ít] thì đại ý là như vậy, chia ra năm chúng.

Như vậy Thiện Trang đã nói ba loại thực rồi, loại thực thứ tư là Thức thực.

4. Thức thực: thức là tâm thức, chính là tâm đi đầu thai. Tức là khi mình tạo nghiệp nhân rồi, thì sẽ ra quả để đi đầu thai, có tâm đầu thai. Đầu thai vào đâu, vào cảnh giới nào, thì tâm thức theo đó mà lựa chọn thức ăn là ăn gì. Điều này cũng dễ hiểu thôi, ví dụ bây giờ quý vị đầu thai làm con heo, thì tự nhiên quý vị sẽ chọn loại thức ăn là ăn tạp, ăn tứ tung hết. Còn mình đầu thai làm voi, sư tử, thì thức ăn của loài voi và sư tử là do Thức thực này quyết định. Quý vị sanh vào loài Người, thì do vùng miền đó họ có những thức ăn nào, người phương Tây ăn thế nào, người Mỹ ăn thế nào, người Việt ăn gì, v.v… đó là do nghiệp của mình tạo nên tâm đầu thai. Cho nên đừng nghĩ đầu thai là ngẫu nhiên, không có đâu! Do khuynh hướng, do nghiệp của mình đẩy mình đi về đâu. Đó là Thức thực.

Và xin nói với quý vị, cho người nào ham ăn, ở đây sẵn nói về ăn, nói về nghiệp thì nói cho đã luôn, nói cho hết, để bữa sau khỏi nói nữa. Ví dụ những người bây giờ thích ăn mặc đẹp, ăn mặc đẹp mà có phước báo (tức là tu hành có phước báu), thì đời sau quý vị cũng sẽ được quần áo đẹp, đủ đồ ăn, toàn đồ xịn hết. Nhưng nếu quý vị không có phước báu, [thì] đời sau quý vị làm mấy con lòe loẹt, giống như con bướm hay tắc kè, v.v… mấy loài chim nữa.

Cho nên ham đẹp mà có phước báu, thì tất nhiên về cõi Trời có thiên y đẹp, hoặc là ở cõi Người có nhiều quần áo lụa là tốt đẹp. Nếu không có phước báu, thì sanh vào mấy loài lòe loẹt như vậy, nên cũng phải cẩn thận! Điều này nguy hiểm.

Rồi đời này tâm mình thích ăn ngon, nếu có phước báu, thì đời sau chắc chắn quý vị có nhiều đồ ăn thức uống, đủ các loại, vật thực thế gian đủ các kiểu. Nhưng nếu quý vị không có phước báu, thì chúng ta sẽ trở thành loài ăn tạp. Ăn tạp là cái gì cũng ăn hết, gặp cái gì cũng ăn, đủ các kiểu. Cho nên là cẩn thận! Vậy mình có ham ăn hay không, cho nên tu hành mình sợ lắm.

Thiện Trang sau khi coi cái đó, Thiện Trang xét lại: May quá! Mình đời trước chắc không tham ăn, cho nên đời này thức ăn ít lắm, không có đồ cao sang, đồ gì đó… ít lắm. Tại vì mình không có nhu cầu [về] ăn lắm. Nên đúng rồi, tâm mình đời trước không như vậy. Nói sơ sơ để quý vị thấy như vậy.

Cho nên đó cũng là do tâm mình [mà] ra, tâm thức đó là do nghiệp đời trước tạo ra tâm đầu thai. Và còn có thêm một điều nữa, trong A Tỳ Đàm nói nghe ghê nữa: những người nào mà còn thích ăn máu tươi sống, ăn mấy đồ tươi sống, thì đó là nghiệp của mình, tập khí đó còn, ghê lắm! Chỉ có bậc Sơ quả Tu-đà-hoàn, là họ hết ăn mấy đồ tươi, máu sống v.v…

Cho nên quý vị coi thử, quý vị tu có còn ham ăn mấy đồ đó không? Nhiều người còn ham ăn mấy món đó. Thiện Trang nói thật với quý vị, học vậy Thiện Trang cũng mừng cho Thiện Trang lắm. Hồi nhỏ, nói ăn trứng vịt lộn thôi mà không ăn được, khó ăn lắm quý vị, phải bao nhiêu lần tập ghê gớm lắm, mới ăn được, khó ăn lắm! Nên từ đó quý vị biết mình tu tới đâu, quý vị sắp vào Thánh quả chưa, hay là trong Tứ gia hạnh, sắp vào chưa. Mình còn ăn máu tươi sống, thích ăn mấy món đó, là mình còn xa địa vị Thánh nhân lắm. Nên nhớ như vậy, còn xa lắm!

Mình học môn này nói rõ ràng lắm quý vị. Từ đó mình có cái kiếng để soi, soi từng bước, từng bước như vậy, thì mình tu đúng. Cho nên cẩn thận, mình phải dụng tâm. Trong Kinh Hoa Nghiêm hay bất cứ kinh nào đều nói, [như] Kinh Vô Lượng Thọ hay kinh Đại thừa cũng nói ‘‘thiện dụng kỳ tâm’’ (hãy khéo dụng tâm này). Mà dụng tâm như thế nào, thì phải học bộ này mới biết dụng tâm.

Ở đây sẵn nói luôn, hôm bữa có đồng tu nói với Thiện Trang, họ phát thệ nguyện như thế này, nghe nói là phát nguyện xong chưa đủ, [mà còn] phát thệ nữa. Thệ là thề đó quý vị, cho mạnh. Họ phát nguyện rằng là: “Con mỗi ngày phải niệm bao nhiêu tiếng Phật hiệu đó, rồi đọc một bộ kinh. Nếu không làm được như vậy, thì con sẽ đọa Địa ngục”.

Quý vị thấy phát thệ nguyện như vậy được không? Thiện Trang nói: Dại quá! Tại vì sao? Không nên phát như vậy. Và cô đó nói là do phát như vậy, có bữa đó quên luôn, tại vì bận rộn quá. Có người đau ốm [cổ phải] chăm lo gì đó, ngày hôm đó quên mất, không có làm được. Rồi từ đó cổ hoang mang, sợ hãi. Tại vì lỡ phát là ngày nào cũng làm vậy, mà bây giờ không làm được là đọa Địa ngục.

Vậy thì [phải làm] sao? Đầu tiên là quý vị dại quá! Trong kinh, Phật dạy rõ ràng là phát thệ nguyện, nhưng mà thệ giống như đức Phật A Mi Đà. Ngài thệ là không thành Phật, chứ Ngài không thề là đọa Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, không có! Trong Giới luật, quý vị học giùm bộ Sa Di Luật Nghi đi, dạy là không được thề độc, dù có oan ức hay không. Thật ra điều đó là trong giới Tỳ-kheo, và do quý vị là Cư sĩ, quý vị không học, nên quý vị mới thề độc như vậy.

Trong giới Tỳ-kheo nói là dù có bị oan ức, dù có bị đổ tội, dù bị gì [chăng nữa], [thì] cũng không được vì để chứng minh trong sạch mà thề độc. Nhớ! Không được thề độc. Không có thề rằng là đọa Địa ngục, đọa Ngạ quỷ, đọa Súc sanh, ở trong vòng sanh tử luân hồi. Vì sao như vậy? Bởi vì chúng ta là phàm phu, quý vị chắc chắn không bao giờ làm được lời thề nguyện đó một cách đúng nghĩa. Nghĩa là mình phát ra rồi, mình làm không được đâu. Tại vì sao? Thứ nhất là hoàn cảnh không cho phép. Thứ hai là Phiền não của mình còn nguyên, mình chưa phải là người hết Phiền não, thì mình nói thế thôi. Lúc đó mình cảm xúc lên, mình phát lên thôi, chứ còn sẽ có lúc mình không làm được.

Vì vậy, [Thiện Trang] khuyên quý vị chỉ phát nguyện, và nếu có phát thệ thì phải phát thệ như đức Phật A Mi Đà, là thề không thành Phật thôi (tức là chưa thành Phật thôi). Hay là [thệ như] ngài Địa Tạng là:

‘‘Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật.

Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ-đề’’.

Tức là chỉ có thề không thành Phật thôi, còn phải làm Bồ-tát mới cứu chúng sanh chớ, đúng không? Mình mà thề mình ở trong vòng luân hồi, là mình ở luôn đó, quý vị khỏi ra. Rồi thề đọa Địa ngục, là coi chừng đọa thiệt đó. Cho nên đừng có dại! Ai lỡ phát thề nguyện như vậy rồi, thì lên [bàn Phật] sám hối: Con vô minh, con không biết, con chưa học cho nên con không biết. Con xin xả thề nguyện đó đi.

Quý vị thề như vậy, bây giờ [thì] không có chuyện gì đâu. Nhưng cứ lấy chuyện cô hôm bữa hỏi đó, là biết rồi, mới một ngày không làm được là hoang mang rồi. May mà còn gặp Thiện Trang đó, chứ không là đến lúc lâm chung hiện ra, nhớ là: hồi trước đã phát thệ nguyện như vậy rồi, mà không có tụng kinh, không niệm Phật được ngày đó, là đọa Địa ngục rồi. Tới lúc đó lâm chung mà hiện ra như vậy, thì đọa Địa ngục thiệt, quý vị hiểu không? Cho nên nguy hiểm vô cùng! Mình phải biết.

Cho nên giáo pháp mà học không tới nơi tới chốn, [thì] phát [nguyện] cũng phát sai nữa. Cẩn thận, đừng có bao giờ thề thốt. Đức Phật nói rồi, đừng có thề thốt. Bởi vì mình là chúng sanh trong vòng sanh tử, Phiền não nhiều lắm, lúc thế này lúc thế nọ. Người càng gần đến quả vị Thánh nhân, thì Phiền não của họ càng ít, tâm vô thường của họ càng ngày càng ít, họ sẽ “tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo”. Tức là tâm của họ thực sự thường trụ ở trong Phật pháp, ra khỏi sanh tử. Còn mình là hàng phàm phu, [tâm vô thường] nhiều lắm quý vị ơi! Bữa nay vui vui [thì] phát, có nhiều người phát là: con thề là từ đây cho đến khi thành Phật, con không dâm dục [nữa]. Nhưng mà con thệ nguyện vậy thôi, chứ đừng có thề là: nếu mà phạm cái đó là đọa Địa ngục. Có ngày quý vị phạm, thì đọa Địa ngục thiệt đó.

Tại vì sao? Quý vị vẫn là lúc nào đó mê, nghiệp khiến cho quý vị, quý vị không đủ giữ đâu, vì phàm phu mà. Phàm phu là tâm vô thường, tâm vô thường chủ, ở trong bộ Luận có nói. Tâm vô thường làm chủ mà, đâu có phải thiệt đâu. Cho nên những người càng phát, mà phát kiểu đó là cảm xúc nhiều, mà cảm xúc nhiều tức là Phiền não nhiều. Mình cứ từ từ, nhẹ nhàng thôi.

Thiện Trang thấy đã chứng kiến rồi, có người phát nguyện là đời này đi theo hoằng pháp lợi sanh v.v… cuối cùng rớt mất, sắc giới kéo, bay mất. Phát thì phát thế thôi, đời tương lai sẽ thành tựu, chứ còn trước mắt [thì] rớt. May là không có phát thệ đó quý vị, thệ tức là thề đó, thề độc là tiêu nha!

Và quý vị nhớ ở trong kinh, có câu chuyện cô Tỳ-kheo-ni Vi Diệu, đời trước vì lời thề độc nói là: “Nếu tôi giết, làm hại con của cô (tức là do vợ cả với vợ bé, vợ cả giết con của vợ bé, đóng cây kim) thì chồng tôi sẽ bị rắn cắn chết, con tôi bị sói ăn, bị nước cuốn trôi, nhà tôi bị cháy hết, gia đình chết sạch’’. Cuối cùng cô thề như vậy, cô tưởng là không có gì, thề miệng không thôi mà, đâu có gì đâu. Nhưng mà quả báo đến, khi đức Phật Thích Ca ra đời, [thì] cô bị đúng như vậy luôn.

Ở bên Nam truyền, trong Kinh Tích Truyện Pháp Cú thì nói không rõ, không đầy đủ, nhưng mà trong kinh bên Bắc truyền có nói rõ nguyên nhân, quả báo là [do] cô thề như vậy. Cho nên đời đó cô sanh ra, yêu ai không yêu, lại yêu thằng đầy tớ trong nhà, rồi hai người trốn nhà đi v.v… Đi rồi cuối cùng, khi vô trong rừng, cô sinh nở, thì người chồng [của cô] đi kiếm cái gì đó, bị rắn cắn chết. Rồi cô một mình ôm hai đứa con đi qua sông, đi tìm về nhà, bây giờ chồng chết rồi. Lúc đi qua sông, thì [cổ] đặt một đứa con bên này sông, một đứa bên kia sông. Đặt một đứa rồi, khi cổ quay qua, thì thấy đứa kia bị con hổ, con beo ăn thịt. Sợ quá, cô hét lên, thì đứa con ở bờ bên kia tưởng cô kêu nó, nó nhảy xuống thì bị nước cuốn trôi. Cô chết chồng với cả hai đứa con. Cổ buồn quá cổ đi về, đi về gần tới nhà thì thấy khói lửa, rồi người ta lại nói: “Cô ơi, cô biết không? Nhà đó cháy, người chết hết rồi”. Thế là cổ điên điên khùng khùng luôn, cổ cởi hết quần áo, đi giống như một người điên.

Nói chung là do căn lành của đời quá khứ, cô có duyên nên mới gặp đức Phật Thích Ca. Đức Phật mới dùng thần lực, nói chung là do uy lực của Phật, nên cô ấy tự nhiên tỉnh lại. Và đức Phật mới thuyết bài pháp, cô ấy nghe như vậy nên sám hối. Sau đó cô ta xuất gia, sau này đắc đạo thành vị Tỳ-kheo-ni Vi Diệu, và cổ kể lại câu chuyện đó.

Cho nên đừng có thề độc, [đó là] dại nhất trên đời, điều đó đều có đó. Mình tu hành, là phải tu như vậy. Và tu đừng có màu mè hoa lá cành quá, mình tu càng nhẹ nhàng càng tốt. Hình như ở trong cuốn sách, có câu chuyện như thế này: Có một người tới nhà của người bạn, thấy người bạn đang nằm trên giường, mở kinh sách đọc, thì mới nói: “Không được! Như vậy là không cung kính, làm sao mà đọc [như vậy]. Phải đốt nhang, rồi đốt đèn lên mới cung kính. Ai lại cầm kinh sách mà nằm trên giường đọc”. Vị đó mới đứng dậy, co một chân lên, cầm quyển kinh đọc. Thì vị kia nói: “Hiểu rồi, thôi ông cứ nằm đọc tiếp đi”.

Quý vị hiểu tại sao không? Tại vì nếu mà trang nghiêm thì đọc không được lâu. Vậy thôi đi, mệt mỏi thì cứ nằm trên giường đọc cũng được. Chứ bây giờ cung cung kính kính, làm cho màu mè, thì tu không được lâu. Vậy thì thà ta lấy cái nào tu đơn giản mà tu được lâu, là được rồi. Nên quý vị cố gắng, và tu hành là phải có nhiều vấn đề.

Ví dụ trong kinh đức Phật nói: những người mà tu khá khá đó, Ma vương Ba Tuần xuống, [ổng] nhìn, quan sát, rình rập. Trong Kinh A Hàm nói, [Ma vương] rình coi Sáu căn của mình tiếp xúc với cảnh giới Sáu trần, còn có yếu điểm nào không, để tấn công. Mình thích sắc, thì tấn công sắc, khó chịu âm thanh thì tấn công âm thanh, thích cái gì hay ghét cái gì. Tức là ở trong đây nói, quý vị thích điều gì, thì tất nhiên có ghét cái ngược lại. Quý vị thích êm ái, thì tất nhiên là ghét sự khó chịu. Quý vị thích ngọt ngào, thì tất nhiên quý vị ghét cay đắng. Nên còn thích thì chắc chắn còn ghét. Quý vị thích nghe khen, thì tất nhiên quý vị không thích nghe chê.

Tức là mình luôn luôn có trạng thái là thích điều gì đó, thì thực ra là điểm yếu của mình nằm ở đó, [nếu] ngược lại là mình chịu không nổi. Nên học Phật là phải buông! Buông! Buông xuống! Cho nên phải học như ngài Minh Tuệ, đó là: “Người ta nói sao cũng được, người ta khen con cũng được, người ta chê con cũng được. Người ta làm sao, con đều chúc cho họ hạnh phúc, cầu cho họ hạnh phúc, cầu cho họ tốt đẹp”.

Phải tu như vậy! Nên nhớ, càng thích cái nào, [thì] đó là điểm yếu của mình. Còn thích thì tất nhiên [là] còn ghét, tại vì ở thế gian này gọi là thế giới Nhị nguyên. Nhị nguyên tức là hai nguồn, nguồn bên này và nguồn bên kia đối lập nhau. Vậy quý vị thích nguồn này, thì tất nhiên quý vị ghét nguồn kia. Quý vị thích ông thầy này giảng pháp chính xác, thì tất nhiên quý vị ghét ông thầy kia giảng pháp sai.

Cho nên mình không được rớt vào bên nào, mình còn thích tất nhiên là mình còn ghét. Sáu căn tiếp xúc với Sáu trần còn điểm yếu, mà khi còn điểm yếu thì ma sẽ đánh cho quý vị tơi bời, trước khi quý vị đắc đạo, không được! Nên phải tu tâm, mà phải học giữ tâm như nền đất, là tâm mình sao cũng được. Nền đất thì có quăng thêm chút rác nữa, có quăng cái gì vô chút, cũng được. Coi như nhà dơ sẵn rồi, nên bỏ qua. Mình học như vậy, tu như vậy.

Và những gì mà quý vị xài được không phải là kiến thức, kiến thức chỉ giúp khi mình nhớ lại mình xài. Còn trí huệ [thì] mình mới xài được tức thời. Quý vị nên nhớ nha! Học Phật, tu hành, xài được là xài trí huệ, ngôn ngữ một số [người] gọi là trực giác. Tức là việc đó đến, mình không có suy nghĩ, mình phải đưa ra quyết định ngay. Và quyết định đó chính xác, mình thấy được. Đó là trí huệ, và những huệ đó không thể nào có trong lúc bình thường. Có nghĩa là bình thường mình xài chỉ là kinh nghiệm, gọi là kiến thức, bình thường mình chỉ có cái đó thôi.

Quý vị tu đi rồi quý vị biết, tu rồi mình có kinh nghiệm, nhiều lúc tự nhiên mình có những giải ngộ kỳ lạ lắm, kinh điển hay nội dung gì cũng vậy. Hoặc là mình nhìn thấy cảnh thôi, mà thấy tự nhiên sáng suốt một cách lạ thường, mà sau này mình muốn tìm lại được trạng thái như vậy, cũng không được nữa. Vì nó chỉ lóe lên một chút, đó mới là trí huệ. Sau này mình muốn tìm lại trạng thái đó cũng không được, đó là mình có một chút trí huệ.

Còn người thường thường có nhiều [trạng thái] đó, thì có nhiều hơn. Cho nên dấu hiệu của người tu hành gần đắc đạo, là càng ngày huệ càng sáng ra. Và người ta nói đâu là pháp tới đó, nói đúng pháp nha! Chứ không phải nói hay, ngôn từ mỹ diệu, cuốn hút lòng người, nhưng mà thật tế là trật với giáo pháp, [thì] không có phải. Lấy Tam pháp ấn ra, ấn một cái là sai mất. Hoặc là có những điều sai lệch với Tứ đế, thì sai. Mình thấy người sắp chứng đạo v.v… dấu hiệu nằm ở đó. Huệ [của] họ càng sáng, cho nên gặp chuyện gì [là] họ sáng suốt rõ ràng, họ đưa ra giải quyết rất nhanh, không cần phải suy nghĩ. Đấy mới là tu được! Cho nên phải có kinh nghiệm. Mà đây là [phải] tu hành, chứ không có học được.

Chúng ta là những người như vậy, và mình hiểu được mình như thế nào, thì mình tu mới được. Chứ nhiều khi mình cứ [nghĩ]: đơn giản thôi mà, có gì đâu, cứ tu thôi. Tu thôi, nhưng mà một trời thứ trong đó không biết. Và không biết, thì mình vẫn là những người mò mẫn đi trong đêm mà thôi, tức là mình không biết đường đi, đi lọt hố mấy hồi. Còn khi nào ta đã sáng tỏ, lối đi lối về, thì rất đơn giản. Con đường giải thoát, là đi ngược với thế gian, vậy thôi!

Hôm nay Thiện Trang đã chia sẻ thêm ba duyên hệ nữa: Thứ nhất là Nghiệp duyên, Nghiệp duyên hôm bữa cũng nói rồi, hôm nay ôn lại; Thứ hai là Quả duyên; Thứ ba là Vật thực duyên. Như vậy chúng ta đã có nền tảng nhất định. Và nghe như vậy, thì quý vị có nền tảng để quý vị có thể học, dần dần quý vị sẽ bước lên được. Thiện Trang cũng không có mong ước gì hơn, ngoài mong ước cho quý vị tu được tốt. Quý vị cứ tu tốt đi là được rồi. Còn Thiện Trang không có mong cầu gì hết, Thiện Trang có duyên thì chia sẻ thôi. Vì đời xưa và bây giờ, [Thiện Trang] cũng nguyện rằng: từ đây cho đến thành Phật, cũng sẽ tiếp tục đi con đường này. Còn duyên thì làm, từ đây cho đến khi thành Phật, nguyện hộ trì Chánh pháp của Như Lai. [Thiện Trang] phát nguyện: cho dù đời đời nào cũng gặp được Chánh pháp, cũng sẽ là người hộ pháp, ở bất cứ vai trò nào, có thể là chia sẻ Phật pháp, giảng pháp, có thể là người dịch kinh pháp, có thể là người hộ trì cho Chánh pháp, cho tất cả chư Phật tương lai. Ngài A Nan đã làm thị giả cho 1000 đức Phật ở Hiền kiếp rồi. Chắc vị lai Tinh Tú kiếp, thiên Phật, ngài A Nan cũng làm rồi. Con không làm vị trí của ngài A Nan, con cũng nguyện làm những vị trí nào con có thể, để góp phần nhỏ của con, cho tương lai của những vị Phật, truyền giáo pháp của các bậc Như Lai, trong tương lai và hiện tại. Tu như vậy, nguyện như vậy cho đến thành Phật thôi.

Quý vị mỗi người có mỗi nguyện. Hôm nay Thiện Trang mới nói nguyện của Thiện Trang, hồi xưa không dám nói như vậy. Nhưng hôm nay Thiện Trang cũng xin chia sẻ, bởi vì bữa nay nói về nguyện, tất nhiên có rất nhiều nguyện, nhưng mà trong đó cũng có nguyện như vậy. Và chính vì nguyện như vậy, cho nên Thiện trang bây giờ mới đi con đường này. Đó là do mình thành tựu Ba-la-mật từ nhiều đời, có một chút thành tựu, cho nên tự nhiên đời này sáng suốt, chia sẻ Phật pháp rõ ràng. Đó cũng là do nguyện đời xưa mình đã phát, chứ không phải là tài giỏi, tài ba gì đâu, tích lũy từ đời từ đời đó quý vị.

Mỗi người có mỗi hồi hướng khác nhau, có người thì hồi hướng, nguyện mau ra khỏi sanh tử, mau đắc quả. Có người thì hồi hướng giàu sang, có người hồi hướng này kia. Thiện Trang thì hồi hướng như vậy, và bây giờ Thiện Trang cũng hồi hướng nguyện mau ra khỏi sanh tử thôi. Chứ còn ở trong này, dù đời đời gặp Chánh pháp, đời đời mà cũng ở trong này, kiểu đó [thì] không nên. Muốn ủng hộ Chánh pháp, muốn giúp truyền Chánh pháp của các đức Như Lai trong thời nay cho đến mãi về sau, thì mình phải thành tựu, thành tựu càng lớn thì mới giúp được. Đó là Thiện Trang chia sẻ hết phát nguyện, có nhiều nguyện quý vị có thể học.

Bây giờ chúng ta vào phần nội dung Luận Câu Xá. Chúng ta đang ở bài kệ thứ bốn, năm và sáu.

Bài Kệ 4,5,6

Hữu lậu Vô lậu pháp有漏無漏法,Pháp Hữu lậu, Vô lậu
Trừ Đạo dư Hữu vi除道餘有為,Ngoại trừ Đạo đế ra Còn lại là Hữu vi
Ư bỉ lậu tùy tăng於彼漏隨增,Với các pháp Hữu lậu Thì các Tùy miên tăng
Cố thuyết danh Hữu lậu.故說名有漏。Nên nói là Hữu lậu.
Vô lậu vị Đạo đế無漏謂道諦,Vô lậu là Đạo đế
Cập tam chủng Vô vi及三種無為,Và ba loại Vô vi
Vị Hư không nhị Diệt謂虛空二滅,Hư không và hai Diệt
Thử trung Không vô ngại.此中空無礙。Hư không không chướng ngại.
Trạch diệt vị ly hệ擇滅謂離繫,Trạch diệt lìa trói buộc
Tùy hệ sự các biệt隨繫事各別,Tùy theo các trói buộc Mà việc lìa khác nhau
Tất cánh ngại đương sanh畢竟礙當生,Rốt ráo làm chướng ngại Cho các pháp không sanh
Biệt đắc Phi trạch diệt.別得非擇滅。Đắc được như thế đó Gọi là Phi trạch diệt.

Giải:

#Hữu lậu Vô lậu pháp: tức là có hai loại pháp: pháp Hữu lậu và Vô lậu. Điều này cũng dễ hiểu thôi, pháp nào mà còn trong vòng sanh tử, thì gọi là Hữu lậu, tức là còn Phiền não. Khi nào hết Phiền não, thì gọi là Vô lậu. Cho nên tu, ở trong ngôn ngữ của Bắc truyền, nói là tu không phải để đắc gì, mà quý vị vô đắc. Ý là quý vị chỉ cần tu làm sao đó, mình chỉ cần hết Phiền não là đắc thôi, ở đây hết Phiền não là Vô lậu thôi.

Cho nên cách tu, là mình cứ so sánh các Phiền não, mình bỏ hết Phiền não được, gọi là đoạn được Phiền não thì mình sẽ đắc. Chứ bậc Thánh là thế nào, [thì] mình đâu có biết. Dù mình học Sơ quả thế nào, Nhị quả thế nào, Tam quả thế nào, Tứ quả thế nào, thì chỉ là học sơ khởi thôi. Còn để đắc thì làm sao mình biết được, nên có khi lầm tưởng [là] mình đắc. Cho nên cách tốt nhất, là mình xét các phương pháp của đức Phật đưa ra. Ví dụ như Sơ quả Tu-đà-hoàn là đoạn được Thân kiến, Giới cấm thủ và Nghi. Tức là đoạn thôi, chỉ cần những điều Phật đưa ra, chứ Phật không nói Sơ quả Tu-đà-hoàn thì được điều gì. Ít khi nói vậy, mà nói là đoạn được điều gì.

Giống như hôm bữa Thiện Trang đưa ra ví dụ: là để lựa đậu đỏ và đậu đen, thay vì mình muốn giữ lại đậu đỏ, thì mình chỉ cần bỏ đậu đen ra. Để đắc quả thì mình chỉ cần bỏ Phiền não. Vậy muốn được Vô lậu, thì chỉ cần bỏ Hữu lậu, bởi vì pháp gồm có Hữu lậu và Vô lậu.

#Trừ Đạo dư Hữu vi: tức là ngoài trừ Đạo đế ra, thì còn lại các pháp Hữu vi.

#Ư bỉ lậu tùy tăng: với các pháp Hữu lậu, thì các Tùy miên sẽ tăng. Tùy miên tức là các Phiền não sẽ tăng, phần này mình chỉ nói lược thôi.

#Cố thuyết danh Hữu lậu: cho nên nói là Hữu lậu. Vậy Hữu lậu là gì? Là các pháp mà Hữu lậu, thì Phiền não tăng. Còn nếu mình tu theo Vô lậu, thì tất nhiên là Phiền não giảm, hết.

#Vô lậu vị Đạo đế: Vô lậu là Đạo đế.

#Cập tam chủng Vô vi: và ba loại Vô vi. Như vậy pháp Vô lậu ở đây định nghĩa có bốn [pháp]: Một là Đạo đế; Đạo đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạo; và ba loại Vô vi. Ba loại Vô vi gồm:

#Vị Hư không nhị Diệt: #vị là là; là Hư không và hai Diệt; #hai Diệt đằng sau có nói: là Hư không Vô vi, Hư không là một loại Vô vi. Từ từ Thiện Trang giải thích, [để] hết bài kệ rồi nói luôn một lần.

#Thử trung Không vô ngại: ở trong Hư không này, thì lấy tính không chướng ngại.

Ở đây để giải thích, trong Bách Pháp Minh Môn Luận, thì chia tới sáu pháp Vô vi. Nhưng trong Luận Câu Xá này, chỉ có chia ra ba pháp Vô vi thôi. Pháp Vô lậu gồm có Đạo đế và ba loại Vô vi. Đầu tiên mình phải hiểu Vô vi là gì. Vô vi, có nhiều người lấy ngôn ngữ của Đạo gia để giải thích Vô vi. Thật ra Phật pháp khác với Đạo gia, không phải là Vô vi [của Đạo gia]. Vô vi có nhiều cách giải thích, có cách là nói “không sanh không diệt”là Vô vi, cũng như Hư không là khoảng không trên toàn bộ Hư không này. Cái gì cũng có Hư không, quý vị thấy xưa nay không có sanh không có diệt, vũ trụ hư không lúc nào cũng có. Cho nên gọi Hư không cũng là một pháp Vô vi.

Đó là một cách giải thích. Còn ở đây, ngài Thế Thân giải thích bằng cách: Hư không thì có tính là không chướng ngại. Tức là Vô vi pháp là không có chướng ngại gì cả. Ví dụ quý vị thấy Hư không, [như] bây giờ Thiện Trang đang để quyển Kinh Tăng Nhất A Hàm ở đây. Thiện Trang chỉ cần để chỗ này, đây là Hư không vẫn để được, đây là Hư không vẫn để được, chỗ nào cũng có quyền để được. Cho nên tính của Hư không là không có chướng ngại. Quý vị thấy không có chướng ngại, không có trở ngại gì hết, đó là một tính. Tính đó [là] từ xưa đến giờ và mãi mãi về sau, [thì] Hư không luôn luôn có tính chất đó. Tính chất đó không bao giờ thay đổi, cho nên đó gọi là Hư không Vô vi.

Có bao giờ Hư không này chướng ngại gì không? Không bao giờ! Hư không là khoảng không trong vũ trụ, từ đây cho đến mãi đâu đâu thì vẫn vậy, và xưa nay nó vẫn vậy. Quý vị thích thế nào, [thì] nó chiều thế đấy. Ví dụ dựng lên căn nhà, [thì] chỉ thay đổi Hư không thôi, nhưng vẫn có tính dung chứa được, không có ngăn ngại, trở ngại gì hết. Cho nên đó là một tính chất của Vô vi. Vì vậy, những bậc Thánh nhân thì không có đối lập, không có chướng ngại đối với chúng sanh, các ngài dung hoà được hết. Tính chất không có chướng ngại, không có trở ngại với bất cứ vật gì, thì tính chất đó gọi là một trong những tính chất Vô vi. Đây là một cách giải thích như vậy.

Hư không Vô vi, ở trong Bách Pháp Minh Vô Luận giải thích, thì đó cũng là Vô vi tương đối. Tức là không phải Chân thật Vô vi, mà [là] Tương tợ Vô vi. Tại vì Hư không vẫn có sự thay đổi. Tuy là không sanh không diệt, nhưng mình bưng món đồ này, mình dựng cái nhà lên, thì Hư không ở chỗ đó đã bị biến dạng rồi. Cho nên [Hư không] vẫn là Tương tợ Vô vi, chứ không phải là Chân như Vô vi, là Tự Tánh. Đó là trong Bách Pháp Môn Minh Luận, thì nói tới sáu điều. Còn ở đây chỉ nói ba điều thôi.

Cho nên chúng ta học bộ này đỡ hơn một chút. 100 pháp, thì ở đây học có 75 pháp, nhưng thật ra nói 80 pháp mới đúng. Tại vì tâm [là] một pháp, tâm chia ra [làm] sáu: sáu [pháp] Tâm vương (sáu thức), nên cũng phải nói là 80. Bên kia học 100, bên này học có 80 thôi, đỡ bớt đi.

Đó là chúng ta hiểu về Hư không Vô vi rồi, và hai loại Diệt. Diệt tức là Trạch diệt Vô vi và Phi trạch diệt Vô vi, thì đằng sau nói:

#Trạch diệt vị ly hệ: đầu tiên là Trạch diệt Vô vi; chữ #vị là là; là lìa khỏi sự trói buộc.

#Tùy hệ sự các biệt: tùy theo các sự trói buộc, mà các việc lìa sẽ khác nhau.

Ở đây chúng ta nói đơn giản thế này. Tức là pháp tu chứng đắc, ở đây nói để đắc A-la-hán, thì quý vị tu hai điều: Một là Trạch diệt; Trạch diệt tức là nhờ trạch pháp, nhờ chọn lựa pháp, giản đơn pháp lại để tu, mà mình diệt được Phiền não, đắc được pháp đó, đắc được quả A-la-hán, thì gọi là Trạch diệt Vô vi.

Thiện Trang xin nói chậm lại một chút. Nói bằng ngôn ngữ đơn giản, là chúng ta phải lựa chọn pháp nào đó để chúng ta tu. Thay vì thế gian có nhiều pháp lắm, bây giờ quý vị chỉ cần chọn lựa những pháp nào để mình tu, tu một hồi mình diệt hết Phiền não, mình đắc quả A-la-hán, đó gọi là Trạch diệt Vô vi. Vì A-la-hán không thoái chuyển nữa, không sanh không diệt nữa, nên đó là một pháp Vô vi.

Ví dụ để đắc A-la-hán, thì đức Phật phải đưa ra Giới luật: bên Nam truyền là 227 giới của Tỳ-kheo, ở bên Bắc truyền là 250 giới, theo bộ Luật Tứ Phần. Còn có bộ luật nhiều hơn nữa, nhiều giới hơn, thật ra cũng giống nhau thôi. Nếu mình giữ như vậy, ví dụ như mình không tham, không sân, không si, v.v… đủ các kiểu, mình tu một hồi. Mình gọi là trạch mà, là mình chọn lựa tu theo hướng đó, gọi là trạch. #Trạch là lựa chọn, mình lựa chọn những pháp nào [mà] thuận lợi với con đường Bồ-đề giác ngộ, [để] mình tu theo, mình chỉ làm theo đó. Mình làm đến một lúc nào đó thì thành công, tự nhiên diệt hết Phiền não, thì mình đắc quả A-la-hán. Cho nên pháp đó gọi là Trạch diệt Vô vi. Nói vậy thì quý vị dễ hiểu, không có khó khăn gì! Chứ bây giờ theo trong bộ Luận này giải thích một hồi, là mình mơ hồ luôn. Còn nói như vậy cho đơn giản, và quý vị hiểu được.

Ở đây nói là tùy theo các sự trói buộc, tức là do sự Trạch diệt, mà lìa được các sự trói buộc, tức là mình đã gỡ đi những [sự] trói buộc. Muốn gỡ các trói buộc, thì tùy theo các sự trói buộc khác nhau, mà việc lìa đó cũng khác nhau. Tuy nói vậy, nhưng nhiều kiểu lắm. Ví dụ như mình bị trói buộc bởi Tham, thì bây giờ mình làm sao để đừng tham nữa. Nếu như mình sân, thì mình đừng sân nữa, v.v… mình lìa được các Phiền não. Thì tùy các sự trói buộc, mà các việc lìa khác nhau.

#Tất cánh ngại đương sanh, Biệt đắc Phi trạch diệt: [pháp] thứ hai gọi là Phi trạch diệt Vô vi, thì rốt ráo làm chướng ngại cho các pháp, mà làm sao cho nó không sanh. Đắc được như thế đó rồi, thì gọi là Phi trạch diệt.

Nghĩa là bây giờ còn cách tu thứ hai, thay vì pháp thứ nhất là mình chọn những pháp nào mình tu, thì pháp thứ hai mình biết là để sanh ra các pháp Hữu lậu; pháp Hữu lậu là pháp thế gian. Ví dụ, đời sau mình không muốn mình tham, để biến thành những loài sặc sỡ, hoặc là đồ ham ăn, thế này thế kia. [Vậy] bây giờ mình hãy trừ duyên, giúp cho duyên thiếu đi, các pháp đó trong tương lai không đủ duyên, thì sẽ không sanh ra. Nó không sanh ra nữa, thì mình làm chướng ngại cho các pháp Hữu lậu không sanh ra. Làm đến lúc nào đó, rốt ráo đạt được như vậy, thì mình đắc được pháp A-la-hán, mình giải thoát sanh tử. Pháp đó gọi là Phi trạch diệt Vô vi. Nói vậy đơn giản vô cùng, quý vị hiểu được đúng không?

Ở đây đằng sau có giải thích rõ hơn, chúng ta sẽ nghe phần giải thích của ngài Huyền Trang. Trên là của ngài Thế Thân, còn dưới là luận giải thích của ngài Huyền Trang. Ngài giải thích lại những điều đó thôi, nhưng ngôn ngữ hơi khác một chút.

論曰:說一切法略有二種,謂有漏、無漏。有漏法云何?謂除道諦,餘有為法。所以者何?諸漏於中等隨增故。緣滅道諦,諸漏雖生而不隨增,故非有漏。不隨增義,隨眠品中自當顯說。

Luận viết: Thuyết nhất thiết pháp lược hữu nhị chủng, vị Hữu lậu, Vô lậu. Hữu lậu pháp vân hà? Vị trừ Đạo đế, dư Hữu vi pháp. Sở dĩ giả hà? Chư lậu ư trung đẳng tùy tăng cố. Duyên diệt Đạo đế, chư lậu tuy sanh nhi bất tùy tăng, cố phi Hữu lậu. Bất tùy tăng nghĩa, Tùy miên phẩm trung tự đương hiển thuyết.

Giải:

#Luận viết: là Luận ghi rằng, hay Luận nói rằng.

#Thuyết nhất thiết pháp lược hữu nhị chủng, vị Hữu lậu, Vô lậu: nói về tất cả pháp thì lược có hai loại: là Hữu lậu và Vô lậu.

#Hữu lậu pháp vân hà?: pháp Hữu lậu là gì?

#Vị trừ Đạo đế, dư Hữu vi pháp: làngoại trừ Đạo đế ra, thì còn lại các pháp Hữu vi. Những pháp Hữu vi gọi là pháp Hữu lậu. Đạo đế này là không thuộc trong Hữu lậu.

#Sở dĩ giả hà?: là vì sao như thế?

#Chư lậu ư trung đẳng tùy tăng cố: bởi vì ở trong các pháp lậu, thì Phiền não sẽ theo đó mà tăng.

#Duyên diệt Đạo đế, chư lậu tuy sanh nhi bất tùy tăng, cố phi Hữu lậu: nếu như mình nương theo; #duyên là nương theo; nương theo Diệt của Đạo đế. Diệt trong Đạo đế, quý vị biết Đạo đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, thì bây giờ mình dùng Diệt đế, mình nương theo được cái đó. Tức là mình đi theo Diệt đế rồi, thì các lậu tuy sanh nhưng không tăng theo, tức là các Phiền não không tăng theo, nên không phải là Hữu lậu.

#Bất tùy tăng nghĩa, Tùy miên phẩm trung tự đương hiển thuyết: ý nghĩa của việc không tăng thêm Phiền não; #bất tùy tăng là không tăng thêm. Ở trong phẩm Tùy miên của bộ Luận này, có một phẩm chuyên nói về Phiền não, sẽ tự nhiên nói rõ ra thôi.

Tức là bây giờ mình không nói rõ, ý nghĩa [của] không tăng thêm Phiền não là thế nào, đợi tới phẩm Tùy miên là phẩm chuyên nói về Phiền não, thì mình sẽ hiểu rõ, trong đó sẽ nói rõ.

Tạm dịch: Luận ghi rằng: Nói về tất cả pháp thì lược có hai loại, là Hữu vi, Vô vi. Thế nào là pháp Hữu vi? Là trừ Đạo đế ra, còn lại là pháp Hữu vi. Vì sao như thế? Bởi vì các loại Tùy tăng[1] ở trong đó. Nương theo Diệt Đạo đế, các lậu tuy sanh nhưng không tùy tăng (tăng theo), nên không phải Hữu lậu. Ý nghĩa của không tùy tăng, thì ở trong phẩm Tùy miên sẽ tự được nói rõ. (Tức là tới phẩm đó, mới nói rõ thế nào là Phiền não không tăng theo, khi mình tu theo pháp này, thì tới đó mình sẽ hiểu.)

Ngôn ngữ ở đây hơi khó hiểu, quý vị cứ nghe nha, nhưng đại ý thì mình nắm được rồi. Mình hiểu được các pháp nào.

已 辯 有 漏。無 漏 云 何?謂 道 聖 諦 及 三 無 為。何 等 為 三?虛 空、二 滅。二 滅 者 何?擇、非 擇 滅。此 虛 空 等 三種 無 為 及 道 聖 諦,名 無 漏 法。

Dĩ biện Hữu lậu. Vô lậu vân hà? Vị Đạo thánh đế cập tam Vô vi. Hà đẳng vi tam? Hư không, Nhị diệt. Nhị diệt giả hà? Trạch, Phi trạch diệt. Thử Hư không đẳng tam chủng Vô vi cập Đạo Thánh đế, danh Vô lậu pháp.

Giải:

#Dĩ biện Hữu lậu. Vô lậu vân hà?: đã bàn về Hữu lậu rồi, còn lại là Vô lậu thì như thế nào?

#Vị Đạo thánh đế cập tam Vô vi: là gồm Đạo thánh đế (giống như đạo của chúng ta là Đạo thánh đế), và ba loại Vô vi.

#Hà đẳng vi tam?: thế nào là ba? Tức là ba loại Vô vi gồm những loại nào?

#Hư không, Nhị diệt: gồm Hư không Vô Vi và hai Diệt. Hai Diệt là: Trạch diệt Vô vi và Phi trạch diệt Vô vi. Ở đây cũng giải thích luôn.

#Nhị diệt giả hà?: thế nào là Nhị diệt? Nhị diệt gồm có những gì?

#Trạch, Phi trạch diệt: là Trạch diệt Vô vi, và Phi trạch diệt Vô vi.

#Thử Hư không đẳng tam chủng Vô vi cập Đạo Thánh đế, danh Vô lậu pháp: tức là ba loại Vô vi như Hư không Vô vi và Đạo thánh đế, gọi là pháp Vô lậu. Như vậy pháp Vô lậu gồm có ba loại Vô vi và Đạo thánh đế.

Tạm dịch: Đã bàn về Hữu lậu rồi. Còn Vô lậu là thế nào? Là Đạo thánh đế và ba loại Vô vi. Những gì là ba? Gồm Hư không, Nhị diệt. Nhị diệt là gì? Trạch diệt, Phi trạch diệt. Ba loại Vô vi như Hư không ở đây và Đạo thánh đế, gọi là pháp Vô lậu.

Những ngôn ngữ này hơi khó hiểu, đúng ngôn ngữ của Duy Thức, khó nuốt lắm. Chịu khó nghe, mình cứ hiểu đại ý được rồi. Thế nào là pháp Hữu lậu, pháp Vô lậu, mình hiểu có ba loại Vô vi là Hư không vô vi, Trạch diệt Vô vi và Phi trạch diệt Vô vi. Chỉ cần nắm như vậy.

所 以 者 何?諸 漏 於 中 不 隨 增 故。於 略 所 說 三 無 為 中,虛 空 但 以 無 礙 為 性,由 無 障 故 色 於 中 行。擇 滅 即 以離 繫 為 性,諸 有 漏 法 遠 離 繫 縛 證 得 解 脫,名 為 擇 滅。擇謂 簡 擇,即 慧 差 別,各 別 簡 擇 四 聖 諦 故 。擇 力 所 得 滅 名為 擇 滅,如 牛 所 駕 車 名 曰 牛 車,略 去 中 言 故 作 是 說。

Sở dĩ giả hà? Chư lậu ư trung bất tùy tăng cố. Ư lược sở thuyết tam Vô vi trung, Hư không đãn dĩ vô ngại vi tánh, do vô chướng cố sắc ư trung hành. Trạch diệt tức dĩ ly vi tánh, chư Hữu lậu pháp viễn ly hệ phược chứng đắc giải thoát, danh vi Trạch diệt. Trạch vị giản trạch, tức huệ sai biệt, các biệt giản trạch Tứ thánh đế cố. Trạch lực sở đắc diệt danh vi Trạch diệt, như ngưu sở giá xa danh viết ngưu xa, lược khứ trung ngôn cố tác thị thuyết.

Giải:

#Sở dĩ giả hả?: là vì sao như thế?

#Chư lậu ư trung bất tùy tăng cố: bởi vì ở trong các pháp Hữu lậu đó, thì không có tùy tăng, tức là Phiền não không có tăng theo; #tùy tăng là tăng theo.

#Ư lược sở thuyết tam Vô vi trung: ở trong đã nói sơ lược về ba loại Vô vi.

#Hư không đãn dĩ vô ngại vi tánh, do vô chướng cố sắc ư trung hành: bây giờ là giải thích về ba loại Vô vi. Ở đây nói Hư không vô vi, thì chỉ lấy tính chất không có chướng ngại, hay lấy không có chướng ngại làm tính chất. Do không có chướng ngại, nên sắc có thể đi ở trong đó.

Hồi nãy Thiện Trang giải thích rất rõ ràng, giống như Hư không này, không có chướng ngại. Cho nên sắc, sắc là bất cứ vật chất nào, mình có thể di chuyển qua lại, đem thứ này thứ kia, dựng nhà, chuyển nhà, v.v… đem qua địa cầu qua chỗ khác. Do Hư không có tính chất là không có chướng ngại, nên tất cả sắc (là vật chất hay mình nói là sắc chất), đi trong Hư không thoải mái. Đó là giải thích về Hư không Vô vi.

#Trạch diệt tức dĩ ly vi tánh, chư Hữu lậu pháp viễn ly hệ phược chứng đắc giải thoát, danh vi Trạch diệt: thứ hai là giải thích thế nào là Trạch diệt Vô vi. Trạch diệt Vô vi lấy xa rời sự trói buộc làm tánh. Giống như A-la-hán, các ngài không còn bị trói buộc nữa. Tính chất là như thế. Các pháp Hữu lậu thì mãi mãi xa lìa; #mãi mãi xa lìa tức là xa lìa luôn, là rời rồi không vô trở lại nữa; các sự trói buộc mà chứng được giải thoát, thì gọi là Trạch diệt. Ở đây Trạch diệt là vậy thôi.

Tại vì sao? Ở đây lấy giải thích là xa rời sự trói buộc. Giống như ngài Minh Tuệ, quý vị thấy tại sao ngài không có nỗi khổ? Tại vì ngài không có mong cầu gì hết. Trong Kinh A Hàm, Thiện Trang nhớ một câu chuyện: có người bị mất bò, trong bộ Kinh Thất Ngưu; thất ngưu là mất bò. Họ tới than phiền [với] đức Thế Tôn: “Sáu ngày nay, con bị mất bò mà chưa tìm thấy. Con có mấy đứa con có chồng rồi mà ở góa. Nó có con rồi, nhưng bây giờ không có chồng nữa, khổ! Có mấy đứa con mà con hư nên nó khổ! Con bị nợ, người ta tới đòi nợ nữa, khổ!”, gọi là bị những sự trói buộc như vậy. Ông đó than như vậy, thì đức Phật mới nói là: “Ta sở dĩ được an vui, là vì Ta không có những điều đó. Tức là Ta không có mất bò sáu ngày, cho nên Ta không bị trói buộc đó, nên Ta không khổ. Ta không có sáu đứa con gái có con, mà bây giờ ở góa (mất chồng rồi), cho nên Ta không khổ. Ta cũng không có những đứa con phá hoại nhà cửa, cho nên Ta cũng không khổ. Và Ta cũng không có bị người ta đòi nợ ngày đêm, phải canh chủ nợ đòi hoài, nên Ta cũng không khổ. Ta rời khỏi những trói buộc đó, cho nên Ta được giải thoát an vui”.

Quý vị thấy không, bí quyết là vậy, đừng có vướng vào, [hãy] xa rời ra. Giống như ba y một bình bát, ngày ngày đi khất thực. Đi như vậy thì đâu có mong cầu gì, vì thế gian là vô sự, không có ràng buộc gia đình, gia đình có chuyện gì v.v… không có gì hết, tất cả mọi [thứ] đều không có. Đó là Trạch diệt pháp, là mình chọn những pháp để cho các sự trói buộc không đeo theo mình nữa, nên nghĩa là xuất gia.

Trong ba ý nghĩa [của] xuất gia, thì đó là Xuất thế tục gia, là ra khỏi nhà thế tục. Thế tục là sao? Là quý vị có nhiều vấn đề: tiền điện tháng [này] tới rồi, tiền học tới rồi, tiền ốm đau của con, tiền này tiền kia và bao nhiêu mối quan hệ, đám cưới, đám hỏi, v.v… người này yêu cầu, người kia yêu cầu. Còn tôi đi xuất gia rồi, không có gì cả, không có ràng buộc gì nữa. Nhiều người xuất gia rồi, vẫn [có] ràng buộc, [như] Sư phụ, chùa chiền, khổ! Còn mình không có gì hết. Cho nên đó là pháp lựa chọn con đường tốt, để rời khỏi các sự trói buộc, cuối cùng đắc được giải thoát. Chưa đắc được giải thoát nhiều, nhưng ít nhất đời này cũng sung sướng đã. Được như vậy rồi thì thành công.

Thiện Trang nhớ trong câu chuyện đó tiếp tục là, ông đó thấy đức Phật nói hay quá, nên ổng xin: Thôi đức Phật cho con đi xuất gia luôn. Và sau xuất gia ông đắc quả A-la-hán.

Cho nên quý vị thấy hay không? Tức là người thế gian, ở trong sự ràng buộc rất nhiều. Còn người xuất gia lựa chọn các pháp, mặc dù ở trong Hữu lậu (tức là ta vẫn ở trong trần, trong thế gian mà), nhưng ta không bị ràng buộc, mà xa rời sự ràng buộc. Đến khi mình đắc được giải thoát về thân, đắc được giải thoát về tâm, cuối cùng là đắc được hai loại giải thoát, gọi là Câu giải thoát, đó là Tâm giải thoát và Huệ giải thoát. Đó là quả vị A-la-hán, và như vậy gọi là Trạch diệt Vô vi.

Quý vị nghe như vậy thì dễ hiểu rồi, Trạch diệt là như vậy. Ở đây chưa rõ nữa, thì trong này giải thích tiếp.

#Trạch vị giản trạch, tức huệ sai biệt, các biệt giản trạch Tứ thánh đế cố: #trạch diệt là ý nghĩa của giản trạch; #giản trạch là mình lựa chọn sao cho đơn giản lại. Bây giờ nhiều pháp quá, thế gian bị vướng nhiều quá, bây giờ bớt lại; #tức huệ sai biệt: là trí huệ sai biệt, là các trí huệ khác nhau. Sai biệt ở đây tức là mình dùng huệ, để mình chọn ra những điều sai biệt nào đó phù hợp. Mình cho pháp nào tăng, pháp nào giảm, và các sự khác biệt giản trạch đó thật ra là pháp Tứ đế. Mình phải dựa vào Tứ Thánh Đế để mình tu. Bất cứ Pháp môn nào của nhà Phật, mà rời Tứ thánh đế, thì không phải là pháp Phật. Nên nhớ như thế!

Tứ thánh đế gồm có: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Khổ đế là sự thật về khổ, tức là mọi sự hiện hữu ở đời đều là khổ. Ở trong này thì chắc chắn khổ rồi, quý vị đừng có nói vui, vui đâu mà vui! Đức Phật nói trong kinh, có ba điều mà nếu như không có, [thì] đức Như Lai sẽ không ra đời, đó là: già, bệnh và chết. Nếu không có ba điều này, thì đức Như Lai không cần xuất hiện ở đời. Chúng sanh ở đời có ba nỗi khổ là: khổ về già, khổ về bệnh và khổ về chết.

Cho nên đức Như Lai ra đời, là để giúp chúng sanh ra khỏi ba nỗi khổ này. Và tất nhiên có nỗi khổ sanh nữa. Bốn nỗi khổ, nhưng nói tóm lại là ba nỗi khổ kia thôi, sanh ra cũng chưa biết gì [nên] sung sướng, cứ cho là như vậy đi. Nhưng ba nỗi khổ sau, thì cho dù là ông vua, làm Tổng thống, làm chúa v.v… có ai sống mãi ở đời, có ai sống hoài khỏe mạnh đâu, có ai không phải già, có ai tránh được nỗi xa gia đình. Tại vì cuối cùng rồi cũng chết, rồi cũng xa. Cho nên mãi mãi ở trong vòng đó. Như vậy đức Phật muốn giúp chúng ta thoát ra, thì đức Phật xuất hiện ở đời. Cho nên đó là Tứ thánh đế.

Tập là nguyên nhân của nỗi khổ. Diệt là khi đã hết khổ rồi, thì được niềm vui. Diệt và Đạo đế là con đường để thoát khổ. Thì đây dùng con đường là Trạch pháp (chọn lựa pháp đơn giản), dùng trí huệ để mình chọn pháp nào mình hành.

#Trạch lực sở đắc diệt danh vi Trạch diệt:ở đây nói sâu hơn, sức mà chọn lựa đạt được, diệt hết Phiền não rồi, thì gọi là Trạch diệt, Trạch diệt Vô vi.

#Như ngưu sở giá xa danh viết ngưu xa: tức là giống như con bò; #ngưu là bò chứ không phải là trâu, con trâu là từ khác; con bò mà kéo xe thì gọi là xe bò.

#Lược khứ trung ngôn cố tác thị thuyết:tức là bởi tóm gọn lời nên nói như vậy.

Bây giờ nói tại sao lại nói là Trạch diệt Vô vi. Thật ra nói đầy đủ, là do sức của mình lựa chọn pháp đó, mình chọn [pháp] mạnh quá rồi, nên diệt được hết Phiền não. Diệt được hết Phiền não rồi, nên đắc được giải thoát. Như vậy do pháp tu là lựa chọn pháp, pháp nào cần chọn. Đây là Trạch pháp ở trong Bát chánh đạo, ở trong Thất giác chi. Trong 37 Phẩm trợ đạo có Trạch pháp, thì điều này cũng vậy, cho nên cuối cùng mới gọi là Trạch diệt Vô vi. Giống như con bò kéo xe thì gọi là xe bò, con ngựa mà kéo xe thì gọi là xe ngựa. Do Trạch pháp làm chủ nên gọi là Trạch diệt Vô vi. Trạch và diệt được Phiền não, là lựa chọn và diệt được Phiền não, nên nói như thế. Đó giải thích rất rõ ràng.

Tạm dịch: Vì sao như thế? Bởi ở trong các lậu thì không tăng theo. Và đã lược nói trong 3 loại Vô vi, thì Hư không [Vô vi] lấy không có sự trở ngại làm tánh (tính chất), do không có sự chướng ngại nên sắc (vật chất) đi được ở trong đó. Trạch diệt thì lấy rời khỏi sự ràng buộc làm tánh, các pháp Hữu lậu xa rời sự trói buộc [mà] chứng được giải thoát, gọi là Trạch diệt. Trạch là giản trạch (sự lựa chọn đơn giản), tức [trí] huệ sai biệt, bởi lược chia giảng trạch [là] Tứ thánh đế. Sức lựa chọn đã đạt diệt [phiền não] gọi là Trạch diệt, giống như con bò kéo xe thì gọi là xe bò, bởi tóm gọn lời nên nói như vậy.

Chúng ta thấy rõ ràng như vậy, ở đây còn tiếp tục, chúng ta giải thích tiếp. Nhiều khi chỗ nội dung này hay nhưng mà khó quá, nội dung này vẫn còn dài lắm, ở đây còn chút nữa [nên giải thích] cho hết luôn.

一切有漏法同一擇滅耶?不爾。云何?隨繫事別。謂隨繫事量,離繫事亦爾。若不爾者,於證見苦所斷煩惱滅時,應證一切所斷諸煩惱滅。若如是者,修餘對治則為無用。

Nhất thiết Hữu lậu pháp đồng nhất Trạch diệt da? Bất nhĩ. Vân hà? Tùy hệ sự biệt. Vị tùy hệ sự lượng, ly hệ sự diệc nhĩ. Nhược bất nhĩ giả, ư chứng kiến khổ sở đoạn phiền não diệt thời, ưng chứng nhất thiết sở đoạn chư phiền não diệt. Nhược như thị giả, tu trừ đối trị tắc vi vô dụng.

Giải:

#Nhất thiết Hữu lậu pháp đồng nhất Trạch diệt da?: tức là tất cả các pháp Hữu lậu cùng một loại Trạch diệt ư?

#Bất nhĩ: là không phải như vậy! Tức là không phải một loại Trạch diệt, [mà] có nhiều cách.

#Vân hà: là vì sao.

#Tùy hệ sự biệt: tức là tuỳ theo những sự khác nhau về sự trói buộc.

#Vị tùy hệ sự lượng: là tùy theo số lượng, mình nói là nhiều; #lượng là vô lượng. Tức là có nhiều sự trói buộc, #tùy hệ là tùy sự trói buộc.

#Ly hệ sự diệc nhĩ: thì sự rời khỏi sự trói buộc đó cũng nhiều như vậy, cũng vô lượng theo.

#Nhược bất nhĩ giả: là nếu không như vậy.

#Ư chứng kiến khổ sở đoạn phiền não diệt thời, ưng chứng nhất thiết sở đoạn chư phiền não diệt: nếu không phải như vậy, thì chỉ khi nào mình thấy được khổ (Kiến đế) thì đã đoạn được phiền não rồi, thì đáng lẽ ra khi chứng được phải đoạn được tất cả các phiền não chứ. Đằng này không phải, mình thấy được một pháp, thì mình đoạn được một pháp thôi. Nhiều khi mình chưa đoạn được hết. Còn khi nào đủ duyên mới đoạn hết, dứt hết phiền não.

Cho nên mình tu, ở trong ngôn ngữ [nhà Phật] gọi là Đà-la-ni (trí huệ), [thì] mình tu từ từ. Có nhiều người đời này phá được chút Thân kiến, có người đoạn chút dâm dục, có người đoạn được điều gì đó… cho nên mỗi người có thành tựu chút chút vậy đó. Khi nào đủ hết rồi mới thành được, chứ không phải đoạn một cái là đoạn hết được. Còn nói đoạn một cái mà hết, thì chẳng qua là duyên đủ rồi.

Giống như chúng ta thông thường nhìn thấy người ta đẹp, nhìn thấy xinh xắn, đẹp, thích lắm, tâm lý như vậy. Nhưng người đã bắt đầu giác ngộ rồi, [thì] nhìn khác. Ở trong kinh, có một vị Tỳ-kheo thấy một người con gái đẹp, do công hạnh tu nhiều đời, nên người con gái đẹp mà vị Tỳ-kheo đó nhìn thấy thành bộ xương khô, như vậy từ đó đắc quả A-la-hán.

Có nghĩa là do tu được nhiều đời, nhiều kiếp rồi, nói chung công hạnh đủ rồi, gom gom đủ rồi, nên khi đó duyên tới là thành tựu. Còn chúng ta đa số nhìn thấy anh chàng đẹp trai, cô nàng đẹp gái là mê tít mắt rồi, nên vẫn là phàm phu trong vòng sanh tử là vậy.

Còn người bắt đầu giác được chút kha khá, là nhìn thấy cô đó đẹp, nhưng nghĩ lại. [Như] nhìn thấy anh chàng đó đẹp, nghĩ: không được đâu, cuộc đời là vô thường, thế này thế kia… đừng có ham. Nhìn thấy người ta chạy cái xe rất đẹp, mình nghĩ: không tham đâu v.v… thì đó là những công phu của mình, cũng có kha khá một chút. Và khi quý vị tích lũy đủ nhiều rồi, đến ngày nào đó duyên hiện ra, là quý vị đắc quả, ít nhất là đắc Sơ quả là Kiến đế (Kiến đế là thấy được sự thật). Và khi đó là mình cũng có phần rồi đó. Chứ không phải tu đùng một cái là chứng đâu, chứng đó là do duyên. Nhưng trước khi đó là mình cũng thành tựu bao nhiêu món rồi, bao nhiêu món thành tựu chút chút, tích luỹ rồi.

Cho nên Phật biết, các bậc Thánh nhân có năng lực, các ngài biết được, còn mình không biết ai là ai. Không biết ai là ai, thì cách tu tốt nhất là học bộ giáo lý A Tỳ Đàm này, [là] giáo pháp theo chiều thẳng đứng, và ai học theo đó. Giống như những người đã thành tựu rồi thì không sao, còn chưa thành tựu thì bổ sung những phần chưa thành tựu vào. Còn giáo lý theo kinh điển mà đức Phật thuyết, là tuỳ căn cơ, [thì] tuỳ căn cơ là đối tượng đó, Phật biết họ còn thiếu điều nào, nên nói về phần đó cho họ đoạn cái đó là đủ, tức là bổ sung cho họ điều đó.

Còn giáo pháp này là giống như mình đi từ đầu đường đến cuối đường, ai đi theo con đường này cũng được bổ sung đầy đủ, đắp vô hết, điều nào đi qua rồi thì được học lại, điều nào thành tựu trong đời quá khứ bây giờ được nhắc lại, điều nào chưa thành tựu thì đời này được học. Vì vậy nếu như học theo bộ A Tỳ Đàm này, một cách bài bản, thực hành đúng cách, thì học một hồi là đắc quả. Cho nên phẩm cuối cùng gọi là Phá Ngã Chấp, cuối cùng là đắc quả A-la-hán.

Đó là mục tiêu tại sao chúng ta học giáo lý A Tỳ Đàm, hay những bộ A Tỳ Đạt Ma này, là như vậy. Có nghĩa là giáo pháp chung nhất, cho mọi người học như vậy, giống như một giáo trình căn bản, dạy từ Tiểu học đến khi tốt nghiệp Tiểu học, cho tất cả học sinh đều học như vậy. Còn giáo pháp học nhanh, tức là dạy kinh điển, nhắm căn cơ người này đời này đã thành tựu rồi, biết đọc biết viết rồi, bây giờ thiếu Toán thôi, dạy kèm Toán thêm một chút, là thi đậu tốt nghiệp Tiểu học. Nhưng đứa kia thiếu kiến thức về Văn học, ghi chép chưa được, thì dạy cho Văn học, nó giỏi Toán rồi. Những bộ kinh đức Phật đưa ra, là ý nghĩa như vậy. Còn giáo pháp xuyên suốt từ đầu đến cuối, đầy đủ hết, tức là ở đây dạy hết, vừa dạy Toán, vừa Tự Nhiên Xã Hội, vừa dạy Văn, vừa dạy Tiếng Việt, dạy hết. Tuy lâu, nhưng quý vị học không sót, ai học cũng đủ hết.

Cho nên bộ Luận này, học một hồi, nếu đúng nghĩa là sau khi chúng ta học hết bộ này là phải đắc quả A-la-hán hết. Tất nhiên mình học [mà] mình chưa hành được thôi, cho nên giáo lý này để một hồi đi tới điều đó. Đó là quý vị hiểu được ý nghĩa trong bộ Luận này, những bộ luận A Tỳ Đàm khác với kinh bình thường. Kinh bình thường đâu có nhiều thời gian, xẹt cái là ra như vậy. Còn bộ này giống như gom lại, hệ thống lại, những kiến thức của Phật dạy theo một trình tự đầy đủ. Cho dù người thiếu hay đủ, thì cũng học theo đó, học một hồi là đủ hết, đủ hết thì thành công. Thực hành đúng, đủ tiêu chuẩn, thì thi tốt nghiệp là đậu.

#Nhược như thị giả, tu trừ đối trị tắc vi vô dụng: nếu mà như vậy, thì sự tu để trừ đối trị phiền não là vô dụng. Tại sao? Vì nếu quý vị đắc được một cái rồi, khi quý vị diệt được một loại phiền não rồi, mà có thể diệt hết tất cả các phiền não nữa, thì quý vị tu làm gì nữa. Tu một cái thôi, tu chi nhiều, còn đây là phải tu hết.

Tạm dịch: Tất cả pháp Hữu lậu cùng một Trạch diệt ư? Không phải vậy! Là thế nào? Theo sự trói buộc [mà] sự sai biệt, là theo sự trói buộc [mà] sự việc [vô] lượng (tức là sự trói buộc này là vô lượng), sự rời khỏi trói buộc cũng như vậy (tức là cũng vô lượng). Nếu không như thế, thì khi chứng được thấy Khổ [đế] đã đoạn diệt được phiền não, thì đáng lẽ chứng được đoạn diệt được tất cả các phiền não. Nếu như vậy thì, sự tu trừ đối trị [phiền não] trở thành vô dụng. (Tức là nếu mình đắc một cái, mà đắc được hết, thì không cần phải đối trị phiền não đâu).

Hôm nay chúng ta học tới đây, bài hôm nay tạm dừng ở đây, chúng ta học một đoạn như vậy. Và Thiện Trang cũng chia sẻ, chúng ta rất may mắn, bởi vì vừa học ở bên này, vừa học bên Nam truyền. Phần Duyên hệ là theo Nam truyền, chứ không phải ở trong bộ này. Phần nào chúng ta gom lại, học một lần, và học tới đâu xài tới đó. Quý vị thấy không? Chúng ta học tới đâu là chúng ta xài tới đó được hết, chứ không phải đợi học hết rồi mới thành công. Mà mình học tới từng bước từng bước, bởi vì giáo trình này rõ ràng cặn kẽ. Quý vị học một Tâm sở Tư thôi, là biết dùng Tâm sở Tư để tu. Học Tâm sở nào, là dùng Tâm sở đó. Học Duyên hệ nào, là dùng Duyên hệ đó. Thiện Trang cố gắng [giảng] hai phần mà Thiện Trang đang đi: Một là Duyên hệ, hai là Tâm sở, để cung cấp cho quý vị, và sau đó học nguyên lý tạo nghiệp. Tức là nguyên lý dòng nghiệp làm sao, tâm đầu thai thế nào. Khi đủ rồi, mình cung cấp như vậy. Còn lộ trình tu chứng, thì nằm trong bộ Luận này. Cứ học từ đầu đến cuối, là có lộ trình tu chứng trong đó. Và rất rõ ràng, quả vị nào: Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả, cho đến các loại Phiền não, hay là Tứ gia hạnh, rõ ràng từng cái, được trình bày ở đây. Cho nên nếu chúng ta học hết bộ này, thì kiến thức nền tảng để chúng ta tu tập đầy đủ, và rất mừng cho chúng ta nếu chúng ta hành được.

Không biết quý vị cảm thấy thế nào, nhưng Thiện Trang cảm thấy: hình như qua mỗi một buổi thì mình tiến thêm được một bước, mình đã đi thêm một đoạn nữa. Cứ như vậy, chúng ta đi đến tận cùng thì sẽ thành công. Hôm nay thời gian hết rồi, hẹn quý vị vào bữa khác. Chúng tạm dừng ở đây. A Mi Đà Phật! Mời quý vị chúng ta cùng hồi hướng:

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo”.