Responsive Menu
Add more content here...

Tập 234 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014

(Giảng lần thứ 4)

PHẨM THỨ 8: TÍCH CÔNG LŨY ĐỨC

Tập 234

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Thích Tịnh Không

Thời gian: 14/08/2015

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông

Dịch giả: Sư cô Thích Tâm Thường

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, kính mời ngồi. Thỉnh mọi người cùng tôi đồng quy y Tam Bảo: 

A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 567, hàng cuối cùng, H3, 二利行 “Nhị Lợi Hạnh” (Hạnh Nhị Lợi), điều đã nói ở trước là tự lợi, sau tự lợi đó là lợi tha, tự lợi lợi tha, là hạnh nhị lợi. Chia thành ba đoạn nhỏ, đoạn nhỏ thứ nhất 軌範具足 “Quỹ Phạm Cụ Túc” (Đầy Đủ Quỹ Phạm). Kinh văn chỉ có hai câu:

【莊嚴眾行。軌範具足。】 “Trang nghiêm chúng hạnh, quỹ phạm cụ túc” (Trang nghiêm các hạnh, đầy đủ quỹ phạm).

Tám chữ này bao trùm tất cả, việc thân hành ngôn giáo của tất cả chư Phật Như Lai, đều chứa đựng ở trong một câu này. Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão. Về『莊嚴眾行』 “trang nghiêm chúng hạnh”,《淨影疏》曰:彰(表也)行成就 “Tịnh Ảnh Sớ viết: Chương (biểu dã) hạnh thành tựu” (trong Tịnh Ảnh Sớ ghi: Chương (là tỏ rõ) thành tựu hạnh). Chương là hiển lộ rõ ràng, hiện ra ở bên ngoài gọi là chương, nhà Phật nói là biểu pháp, biểu pháp chính là làm tấm gương, làm gương mẫu cho đại chúng. Đây là hạnh thành tựu, biểu dương hạnh thành tựu. 莊嚴者,福智二嚴 “Trang nghiêm giả, phước trí nhị nghiêm” (Trang nghiêm: là phước trí nhị nghiêm). Dùng điều gì để biểu hiện? Là phước báo, chính là phước đức, trí huệ, hai thứ này gọi là nhị nghiêm, hai loại trang nghiêm. 莊嚴眾行 “Trang nghiêm chúng hạnh”, chúng là nhiều, hạnh là hành vi. Hành vi dù nhiều đến đâu cũng không ngoài ba loại lớn: Thứ nhất là hành vi của thân, động tác của thân đều là hành vi của thân; Thứ hai là ngôn ngữ, hành vi của miệng; Thứ ba là ý niệm, hành vi của ý nghiệp. Quý vị xem, hành vi dù sao cũng không ngoài ba loại này, hoàn toàn đều bao gồm thân, khẩu, ý, là chúng hạnh. Tiếp theo nêu ra, 檀 “Đàn”, đàn là Đàn-na, tiếng Phạn, dịch sang ý nghĩa của nước ta chính là Bố thí. 檀等 “Đàn đẳng”, chính là Lục độ của Bồ-tát, gồm Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát-nhã. Chữ đẳng này chính là tương đương với năm loại lớn ở sau, tổng cộng là sáu loại lớn, sáu loại lớn này là hạnh của Bồ-tát, do Bồ-tát tu. Chúng ta muốn học Phật, thì phải hạ thủ từ đây, tu Bồ-tát đạo. Ý nghĩa này là nói, 福與智 “phước dữ trí”(phước và trí), năm điều đầu tiên trong Lục Ba-la-mật là phước báo, Bát-nhã Ba-la-mật sau cùng là trí huệ, cho nên phước trí đều có thể làm tấm gương tốt cho đại chúng. Tấm gương này chính là 莊嚴 “trang nghiêm”, quý vị xem 布施等度及萬行 “Bố thí đẳng độ cập vạn hạnh” (các độ như Bố thí v.v… và vạn hạnh), vạn hạnh là hạnh vi tế, 84 ngàn tế hạnh, nhưng cương lĩnh chỉ có sáu điều.

Tiếp theo, 《涅槃經廿七》曰:二種莊嚴,一者智慧,二者福德 “Niết Bàn Kinh chấp thất viết: Nhị chủng trang nghiêm, nhất giả trí huệ, nhị giả phước đức” (trong quyển 27 của Kinh Niết Bàn ghi: Hai loại trang nghiêm, một là trí huệ, hai là phước đức), hai loại này. Cùng lúc cần phải học phước đức và trí huệ, có trí huệ mà không có phước báo, thì không thể giáo hóa chúng sanh, về việc giáo hóa chúng sanh, có trí huệ phải có phước báo, đều đầy đủ cả hai. Chỉ có phước báo mà không có trí huệ thì cũng không được, có trí huệ mà không có phước báo thì cũng không được, nên Bồ-tát là phước huệ song tu. Quý vị xem Bồ-tát ở Thế giới Cực Lạc, quý ngài làm được viên mãn, bởi vì trí huệ của quý ngài lớn, phước báo cũng lớn. Về trí huệ, có thể thật sự thấu suốt thông đạt Thật tướng Các pháp, Chân tướng của vạn pháp; Về phước báo, có thể hiện vô lượng thân, giống như A Mi Đà Phật, có thể phân thân, có thể hóa thân vô lượng vô biên, đến mười phương Thế giới để cúng Phật, tu phước. Tu phước thì không có điều gì lớn hơn việc cúng Phật, những vị Bồ-tát đó hằng ngày đang tu. Vật phẩm cúng dường để cúng dường, tức là những lễ vật dâng cúng Phật, cũng đều là do biến hóa làm ra, tùy theo ý muốn, từ trong tay tự nhiên liền sanh ra, đó là tu phước. Sau khi cúng Phật, nhất định là ngồi xuống nghe đức Phật giảng kinh thuyết pháp, đó là tu huệ, quý vị xem phước huệ song tu. Ai giảng kinh? Đức Phật giảng kinh. Vậy người ở Thế giới Cực Lạc: quý vị nói có phước báo lớn biết bao! Mười phương Thế giới, quá khứ hiện tại vị lai, chư Phật vô lượng vô biên, quý ngài cùng lúc có thể cúng dường, trước mặt mỗi một vị Phật đều có Hóa thân của Ngài, Hóa thân thật hữu dụng. Kinh mà chư Phật đã thuyết là khác nhau, thật sự là ngàn kinh vạn luận, cùng lúc tiếp nhận, cùng lúc tiêu hóa, cùng lúc sáng tỏ rồi.

Chúng ta xem thấy những ghi chép này trên Kinh thì rất hâm mộ, hâm mộ, vậy phải làm thế nào? Tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ, sanh đến Thế giới Cực Lạc, liền giống với quý ngài, không có khác biệt. Nên điều quan trọng nhất, Tổ sư Đại đức đều nhắc nhở chúng ta, phải nắm chắc được điều kiện của vãng sanh, thì thật có thể vãng sanh. Đừng để trong tâm phẩm vị cao hay thấp, để trong tâm thì không tốt, vì sao? Bởi còn muốn tăng cao phẩm vị, dường như còn có ý cạnh tranh, cạnh tranh là phiền não. Phải giống như Đại sư Ngẫu Ích, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc dù vãng sanh Hạ hạ phẩm, thì tôi rất hài lòng rồi. Đến Thế giới Cực Lạc, A Mi Đà Phật là Thầy, theo Ngài học tập, bắt đầu học từ lớp nào? Bắt đầu học từ lớp một, bắt đầu học từ lớp một lớp nhỏ, thì rất hài lòng rồi. Chúng ta cần có tâm này, không nên đi tranh phẩm vị. Nhưng phải niệm Phật, niệm phải có công phu, thì đến Thế giới Cực Lạc tự nhiên được xếp lớp, không phải có ý định, bất luận là vãng sanh vào phẩm cấp nào, đều là tự tại, không có Khởi tâm, không có Động niệm, không có Phân biệt, không có Chấp trước, cần phải như vậy, thì niệm Phật mới có công phu. Nếu có ý định, tôi muốn vãng sanh Thượng thượng phẩm, dốc hết sức niệm Phật, mục đích chính là Thượng thượng phẩm, thì rất có thể đến lúc mạng sắp hết, quý vị đi không được, vì sao? Bởi chưa đoạn phiền não, vẫn còn cạnh tranh. Ý niệm này không tốt, sợ rằng là lúc mạng sắp hết có ma chướng hiện tiền, đi không được. Nên chúng ta phải nhất tâm cầu vãng sanh, không tính toán phẩm vị, không nên để phẩm vị trong tâm, tốt, Đại sư Liên Trì, Đại sư Ngẫu Ích, đều đã làm thị phạm cho chúng ta. Phải làm rõ ràng, phải làm sáng tỏ về Kinh này, đích thực là nói như vậy.

Chúng ta cần lưu ý, vãng sanh chính là tín và nguyện, trong Yếu Giải nói rất rõ ràng, có thể vãng sanh hay không toàn bởi có tín nguyện hay không. Chúng ta thật sự tin có Thế giới Cực Lạc, không có hoài nghi, nếu có hoài nghi thì cần phải nghe kinh, kinh giúp chúng ta đoạn nghi, hoài nghi là chưa làm rõ ràng, chưa làm sáng tỏ Chân tướng. Người không hoài nghi là thiện căn sâu dày, người hoài nghi thì thiện căn tương đối mỏng, phải bổ sung vào điều này, bổ sung công khóa, đó chính là đọc kinh nhiều, nghe kinh nhiều. Về kinh, nghe 30 lần, 50 lần, 100 lần, 200 lần cũng không tính là nhiều, nghe nhiều rồi, thì tín tâm thật sự tin rồi, thật sự kiên cố rồi, thì quý vị chắc chắn được sanh. Phẩm vị cao thấp là do sự cạn sâu của công phu niệm Phật, công phu niệm Phật chia thành ba bậc: Thứ nhất là Công phu Thành phiến, chính là tâm thanh tịnh hiện tiền; Thứ hai, tâm bình đẳng hiện tiền; Thứ ba, là giác, giác là Đại triệt Đại ngộ, Lý nhất tâm Bất loạn, bình đẳng là Sự nhất tâm Bất loạn, tâm thanh tịnh là Công phu Thành phiến, đó là công phu. Chúng ta không cầu, mà niệm lâu rồi tự nhiên đạt được, đó là việc tốt. Nhưng điều chướng ngại công phu, là sự lưu luyến đối với thế gian này, phải nhìn thấu ở thế gian này, đều phải buông xuống mọi thứ.

Trong đoạn Chú Giải này, Niệm lão nói rất hay, nói rất rõ ràng, rất sáng tỏ. Nửa đoạn sau của Chú Giải, 若有菩薩具足如是二莊嚴者,則知佛性 “nhược hữu Bồ-tát cụ túc như thị nhị trang nghiêm giả, tắc tri Phật tánh” (nếu có Bồ-tát đầy đủ hai thứ trang nghiêm như thế, thì biết được Phật tánh), câu nói này quan trọng, có trí huệ, có phước đức liền biết được Phật tánh. Chúng ta thấy người ở thế gian này, chúng ta nhìn thấy người có trí huệ, có phước đức, họ có biết Phật tánh không? Chưa hẳn đều đã biết, có người biết, có người không biết. Phật tánh là gì? Phật tánh là Tự Tánh, Phật tánh là Chân Tâm. Chúng tôi thường xuyên khuyến khích đồng tu, ở trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc đối người tiếp vật phải dùng Chân Tâm, chứ không dùng Vọng tâm. Làm thế nào để dùng Chân Tâm? Là hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức, không nên chấp trước, không nên phân biệt, chính là Chân Tâm. Không khởi tâm, không động niệm, thì Chân Tâm hiện ra; Khởi tâm Động niệm là Vô minh, gọi là Vô minh khởi lên, Khởi tâm Động niệm. Nhưng Khởi tâm Động niệm rất vi tế, chính chúng ta không thể giác biết. Người đại tu hành cũng chưa hẳn biết được, vì sao? Bởi người kiến Tánh là Pháp thân Bồ-tát, còn Quyền giáo Bồ-tát, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng đều chưa kiến Tánh, quý vị mới biết rất khó. Những vị đó ở đâu? Ở Tứ thánh Pháp giới, Phật, Bồ-tát trong Tứ thánh Pháp giới là Quyền giáo. Vậy thì chúng ta không để ý tới những điều vi tế như vậy, mà công phu dùng ở Phân biệt, Chấp trước, cố gắng hết sức không phân biệt, không chấp trước, dùng tâm bình đẳng, dùng tâm thanh tịnh để trải qua cuộc sống xử việc đối người tiếp vật là tốt rồi, như vậy dần dần có thể kiến Tánh. Trước tiên biết có Phật tánh, thì sau đó thấy Tánh thôi.

[22:34]

又《探玄記三》“Hựu Thám Huyền Ký tam” (Thêm nữa trong quyển thứ ba của Thám Huyền Ký), quyển thứ ba, trong Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký nói về trang nghiêm, 莊嚴有二義:一是具德義,二交飾義 “trang nghiêm hữu nhị nghĩa: Nhất thị cụ đức nghĩa, nhị giao sức nghĩa”(trang nghiêm có hai nghĩa: Một là nghĩa của đầy đủ đức, hai là nghĩa làm đẹp lẫn nhau). 故知莊嚴眾行者,表一一行中悉是從性起修、全修在性也 “Cố tri trang nghiêm chúng hạnh giả, biểu nhất nhất hạnh trung tất thị tùng Tánh khởi tu, toàn tu tại Tánh dã” (Nên biết trang nghiêm chúng hạnh, biểu thị trong mỗi một hạnh thảy đều là khởi tu từ Tánh, toàn tu ở Tánh vậy). Ý nghĩa của cách nói này rất sâu, không phải điều chúng ta có thể làm được, đó là Bồ-tát mới có thể làm được. Tại sao? Bởi trong mỗi một hạnh đều là khởi tu từ Tánh, toàn tu ở Tánh, Bồ-tát nào? Là Bồ-tát Minh tâm Kiến tánh, giống như Lục tổ Đại sư Huệ Năng. Chúng ta cần biết điểm này, Đại sư Huệ Năng là Đốn ngộ, Đốn ngộ thì không dễ, ở Trung Hoa người giống như Đại sư Huệ Năng, chỉ có xuất hiện một người như vậy, lúc trước chưa từng nghe nói, sau này cũng chưa từng nghe nói. Nhưng Tiệm ngộ thì nhiều hơn, dù là Đốn ngộ, Tiệm ngộ, sau khi ngộ rồi thì cảnh giới là bình đẳng. Người có thể Tiệm ngộ, các đồng tu lâu năm đều biết, không phải một đời một kiếp, mà nhiều đời nhiều kiếp tu hành, trong đời này thành thục rồi, là ý nghĩa như thế. Còn kiểu người ở giữa, trong đời này cũng gặp được duyên này, gặp được duyên tốt, thì họ cũng có thể Đại triệt Đại ngộ, nhưng cần thời gian. Chúng ta xem những điển tịch ấy của Tông môn, giống như những sách như Ngũ Đăng Hội Nguyên, quý vị xem, có người vài tháng khai ngộ, không phải thoáng chốc liền khai ngộ, mà vài tháng, có người 3 năm, 5 năm, có người 10 năm, 8 năm, có người hai-ba mươi năm, còn có người bốn-năm mươi năm, không như nhau, rất nhiều. Đó tức là nói rõ, chính chúng ta không biết căn tánh của chính mình cũng không sao, không nên để trong tâm, nghiêm túc nỗ lực liên tục mà tu, thì sẽ có một ngày khai ngộ. Cũng không cần cầu khai ngộ, bởi vì có tâm, có ý niệm cầu khai ngộ là chướng ngại, không cầu, thì tự nhiên sẽ khai ngộ thôi. Điều then chốt là phải buông xuống, đừng cho là thật, nhất định phải biết, thế gian này thứ gì cũng là giả, không có một thứ nào là thật, kinh văn tiếp theo sẽ nói đến.

故《淨影疏》謂莊嚴眾行,是彰明所行成就 “Cố Tịnh Ảnh Sớ vị trang nghiêm chúng hạnh, thị chương minh sở hạnh thành tựu” (Nên trong Tịnh Ảnh Sớ nói trang nghiêm chúng hạnh, đó là làm rõ ràng sự thành tựu của các hạnh), chú trọng ở hai chữ 成就 “thành tựu” này, ngài thật sự trở thành Bồ-tát, ba nghiệp thân miệng ý là hạnh của Bồ-tát, dùng điều đó để giáo hóa chúng sanh. 軌範,軌則與模範 “Quỹ phạm, quỹ tắc dữ mô phạm” (Quỹ phạm, là qũy tắc và mô phạm). Quỹ tắc chính là nguyên lí nguyên tắc, giống như xe, tàu hỏa hiện nay có đường ray, không thể vượt khỏi; Phạm là mô phạm, là gương mẫu. 又軌者,法則也;範者,法也,常也 “Hựu quỹ giả, pháp tắc dã; Phạm giả, pháp dã, thường dã” (Thêm nữa quỹ: là phép tắc; Phạm: là pháp, là thường). Chữ này tách ra, chia ra để nói, quỹ có ý nghĩa của phép tắc, phạm có ý nghĩa của pháp, giống như ý nghĩa của quỹ ở trước, đó là có ý nghĩa của thường, thường là không thay đổi.

由於所行皆具福智,故所說所教,皆成軌則 “Do ư sở hành giai cụ phước trí, cố sở thuyết sở giáo, giai thành quỹ tắc” (Bởi vì việc làm đều có đủ phước đức trí huệ, nên những điều dạy và nói ra, đều trở thành mô phạm phép tắc). Ngày nay chúng ta đọc tới câu nói này, trong tâm rất xúc động, vì sao? Bởi cổ Thánh tiên Hiền nước ta dạy cho chúng ta một số nguyên lí nguyên tắc, Ngũ luân, Ngũ thường, Tứ duy, Bát đức. Ngay cả những quyển sách giáo khoa mà trẻ nhỏ ở các trường Tư thục trước đây đã học, những sách như Tam Tự Kinh, Bách Gia Tánh, Thiên Tự Văn, sách giáo khoa dạy học trẻ nhỏ. Những tài liệu giảng dạy ấy của cổ Thánh tiên Hiền, tổng cộng gần khoảng 20 loại, ít nhất đã sử dụng 2.000 năm, không có sai lầm. Tại sao? Vì những người biên soạn các sách giáo khoa ấy, người biên soạn tài liệu giảng dạy 皆具福智 “giai cụ phước trí” (đều có đủ phước trí), họ thật sự có đại trí huệ, thật có đại phước đức, nên biên soạn những sách ấy cho trẻ nhỏ trong mấy ngàn năm mà không có vấn đề. Còn người hiện nay biên soạn tài liệu giảng dạy, thì liền xảy ra vấn đề rồi.

Không chỉ là trường mẫu giáo, trường Tiểu học, dù cho là trường Trung học, Đại học, những tài liệu giảng dạy mà Cổ nhân nước ta đã dùng, đời này sang đời khác đều không thay đổi, là thiên hạ thái bình. Dân Quốc mới 100 năm, mà những tài liệu này thì không ngừng được sửa đổi. Tôi còn nhớ khi tôi còn học Tiểu học, tôi cũng có bạn học ở Cao Hùng, chúng tôi là cùng học lớp ba Tiểu học, hình như ba năm: lớp ba, lớp bốn, lớp năm đã học cùng nhau, tài liệu giảng dạy của chúng tôi thường xuyên được thay đổi. Về môn học đức hạnh ấy, khi tôi học lớp hai gọi là Tu Thân, có môn học này, đến lớp ba đã được thay đổi, không gọi là Tu Thân, tôi không nhớ tên đã đổi, năm lớp bốn lại đổi nữa, đổi tên là Xã Hội, tôi vẫn còn nhớ. Thường xuyên sửa đổi, không có môn học cố định. Tu thân của Cổ nhân chính là một bộ Đệ Tử Quy, quý vị xem, đó thật sự là sách giáo khoa về tu thân. Giáo dục nhân quả chính là một bộ Cảm Ứng Thiên; Nhận thức căn bản đối với văn hoá truyền thống, chính là Tam Tự Kinh, nội dung của Tam Tự Kinh vô cùng phong phú. Thật sự gọi là cắm gốc. Tam Tự Kinh là quốc học khái luận, cạn nhất thì nói cho quý vị một nét khái quát, quý vị có được khái niệm. Bách Gia Tánh, hơn 400 dòng họ, là dân tộc chúng ta, quý vị làm rõ ràng, làm sáng tỏ tất cả, thì quý vị rất yêu quý bảo vệ đối với dân tộc này, quý vị biết được cội nguồn. Dòng họ nào đến từ đâu, Tổ tiên của dòng họ này là ai, trong các triều đại đã xuất hiện bao nhiêu danh nhân, rất có vị đạo, thầy giảng những câu chuyện đó cho học trò nghe.

Về chương trình học, có những môn cần giảng, có những môn không cần giảng, mà để chính học trò tự ngộ. Phải giảng cho trẻ nhỏ, nhưng 10 tuổi trở lên, thì phải giúp chúng ngộ nhập, giảng ít, mà để chúng đọc nhiều, niệm hết tất cả Vọng tưởng, Phân biệt, Chấp trước, để tâm thanh tịnh của chúng hiện tiền, tâm thanh tịnh sanh trí huệ, tâm thanh tịnh là phước đức. Khơi gợi cho chúng, khai mở phát huy phước đức trí huệ của chúng, mẫu giáo viên này là khéo dạy. Có những người làm giáo viên đã làm cả đời, Tam gia thôn, họ thi cử công danh nhưng thi không đậu, thi đạt Tú tài, cả đời làm lão Tú tài, sự nghiệp của họ đa phần đều là dạy học. Sách giáo khoa là do cổ Thánh tiên Hiền quy định, không phải do người hiện nay viết, cũng không phải do chính họ viết, mang lại sự an định hài hòa, ổn định và hòa bình lâu dài cho xã hội. Vì sao hiện nay trở nên hỗn loạn như vậy? Bởi vì không tin vào sách giáo khoa ấy của cổ Thánh tiên Hiền, cho rằng đó là trước đây, không phù hợp với thời hiện đại. Thật tình không biết, khoa học kỹ thuật, trẻ nhỏ sau 15-16 tuổi học được rất nhanh, nhưng cắm gốc luân lí đạo đức ấy cần phải từ nhỏ, cần phải bắt đầu từ khi sinh ra. Điều này không thể sai lầm, nếu sai lầm, thì sẽ ảnh hưởng cả đời.

Thấy được sự khai thị của câu này, 由於所行,皆具福智,故所說所教,皆成軌則 “do ư sở hành, giai cụ phước trí, cố sở thuyết sở giáo, giai thành quỹ tắc” (bởi vì việc làm đều có đủ phước đức trí huệ, nên những điều dạy và nói ra, đều trở thành mô phạm phép tắc), bốn câu nói này quan trọng biết bao. 所行所示 “Sở hành sở thị” (Những gì làm và hiện ra), thị là làm mẫu, 為眾模範,故云軌範。悉是常法,無可變易,無所欠少。故曰軌範具足 “vi chúng mô phạm, cố vân quỹ phạm. Tất thị thường pháp, vô khả biến dị, vô sở khiếm thiếu. Cố viết quỹ phạm cụ túc” (là gương mẫu cho đại chúng, nên nói là quỹ phạm. Đều là pháp thường, không thể biến đổi, không có gì thiếu khuyết. Vì vậy nói là quỹ phạm cụ túc). Phân lượng của bốn chữ này rất nặng. Hiện nay chúng ta bỏ đi điều này rồi, muốn tìm kiếm, muốn sáng tạo, đại khái sẽ liên tục hủy diệt trái đất này, chính mình cũng không biết lỗi của chính mình. Hoàn toàn không biết, người con không biết tình yêu thương của cha mẹ đối với chúng, người con hoài nghi với cha mẹ, không biết ơn đức của Tổ tiên đối với thế hệ sau. Trong văn hoá truyền thống nước ta, cổ Thánh tiên Hiền, Tổ tiên của mỗi gia đình đều là khoan hồng độ lượng, không phải vì dòng tộc của chính các ngài, mà là vì cả dân tộc chúng ta, thậm chí là vì toàn bộ nhân loại, các ngài có tấm lòng như vậy, ôm ấp hoài bão như thế. Các ngài không có tâm hại người, chỉ có thành toàn cho người khác, lợi ích chúng sanh, đây là gốc rễ của văn hóa nước ta.

[40:03]

Nên quý vị xem, đều là pháp thường, thường, là vĩnh viễn làm, không nên thay đổi, không thể biến đổi, một khi quý vị thay đổi thì liền nảy sinh vấn đề, vì sao? Bởi quý vị không có trí huệ đó, quý vị không có phước đức đó; Những người lập pháp ấy đều là đại phước đức, đại trí huệ. Quý vị xem mấy ngàn năm qua, bao nhiêu người nhìn thấy đều thừa nhận, nhưng đều không thay đổi, làm sao có thể đến trong tay của chúng ta thì liền thay đổi chứ? Nên nước ta có một câu ngạn ngữ nói rằng, nói rất hay, 不聽老人言,吃虧在眼前 “bất thính lão nhân ngôn, cật khuy tại nhãn tiền” (không nghe lời người xưa, chịu thiệt ở trước mắt). Ngày nay chúng ta chính là không nghe, cho rằng người xưa đã là quá khứ, là thời đại đó cũng qua rồi, theo không kịp hiện đại hóa. Vậy thời hiện đại, hiện đại thì sẽ không hiếu với cha mẹ, hiện đại thì có thể không tôn trọng Sư trưởng, người hiện nay có thể bất chấp pháp luật đạo lý, người hiện nay có thể không việc ác nào mà không làm, có phải như vậy không? Quý vị cũng chưa chắc đồng ý. Làm sao đây? Nội dung trong kinh Đại thừa quá phong phú, có tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, xem quý vị dùng nhãn quang gì để xem, quý vị có thể nhìn ra được, thì có thể được thọ dụng ấy. Một đoạn tiếp theo đây:

【觀法如化。三昧常寂】 “Quán pháp như hóa, Tam-muội thường tịch” (Quán pháp như huyễn hóa, Tam-muội thường tịch).

Hai câu này là cốt lõi của Phật pháp Đại thừa. Đại thừa học điều gì? Chính là học điều này, chính là cần phải học 三昧常寂 “Tam-muội thường tịch”. Người tu Tịnh Độ cần phải đắc Niệm Phật Tam-muội, người học Thiên Thai cần phải đắc Pháp Hoa Tam-muội, người học Hiền Thủ cần phải đắc Hoa Nghiêm Tam-muội, người tu Bát Nhã cần phải đắc Kim Cang Tam-muội. Tam-muội là gì? Tam-muội là Định, thường tịch, Định sanh trí huệ, nhân Giới đắc Định. Vừa rồi nói tông Hiền Thủ, Thiên Thai, Niệm Phật đều là phương pháp, tu điều gì? Tất cả đều là tu 三昧常寂 “Tam-muội thường tịch”, dùng Pháp môn nào, thì thêm chữ Tam-muội vào phía trước, tôi học Pháp Hoa Tam-muội, tôi học Hoa Nghiêm Tam-muội, ngày nay chúng ta là Niệm Phật Tam-muội. Tu phương pháp Tam-muội khác nhau, nhưng đắc Tam-muội là một, cho nên nói 法門平等,無有高下 “Pháp môn bình đẳng, vô hữu cao hạ” (Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp), bất kỳ một Pháp môn nào cũng có thể đắc Tam-muội. Tam-muội là thế nào? Là tâm địa tịch tĩnh, trong tâm: không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, đó chính là tịch. Về chữ ‘thường tịch’, thường tịch chính là thường ở trong định, tâm địa thanh tịnh. Trong định là cảnh giới gì? Là Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, đắc Tam-muội, thì có tất cả Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, tiểu Định khai tiểu trí huệ, đại Định khai đại trí huệ, Tam-muội viên mãn chính là Minh tâm Kiến tánh.

Phải làm thế nào mới có thể đạt được? Câu ở trước quan trọng, 觀法如化 “quán pháp như hóa” (quán pháp như huyễn hóa), đây là trí huệ. Chú Giải của Niệm lão, 觀一切皆如幻化也 “quán nhất thiết giai như huyễn hóa dã” (quán tất cả đều như huyễn hóa), nhìn cả vũ trụ thì thấy tất cả pháp đều là ảo hóa. 觀者,智之別名 “Quán giả, trí chi biệt danh” (Quán: là tên khác của trí huệ). Quán là trí huệ, phân biệt rõ khác với kiến giải mà phàm phu chúng ta nói, kiến giải thì mỗi người khác nhau, nhưng quán chiếu thì mỗi người đều giống nhau, nên đó là Chân Tâm, thuộc về trí huệ. Kiến thức là sự khởi dụng của Vọng tâm A-lại-da, đó là tâm sanh diệt, vì vậy thấy tất cả pháp khác nhau, cho rằng điều đó là thật. Nếu quý vị thật sự nhìn rõ ràng, tất cả pháp như ảo hóa, toàn là giả. Lão Hòa thượng Hải Hiền thường nói, khi gặp đồng tu quen biết, đều sẽ nói với họ, nhắc nhở họ, ‘niệm Phật cho tốt, thành Phật là thật’, vãng sanh chính là thành Phật, vãng sanh Thế giới Cực Lạc là thật, ‘những điều khác đều là giả’, ảo hóa là giả.

Trong quyển thứ hai của Đại Thừa Nghĩa Chương, có hai câu nói rõ cho chúng ta về giác và quán, 粗思名覺,細思名觀 “thô tư danh giác, tế tư danh quán” (ý niệm thô gọi là giác, ý niệm vi tế gọi là quán). Đây chính là ý niệm, ý niệm thô gọi là giác, ý niệm vi tế gọi là quán. Việc dụng tâm của người bình thường đều là thô, ý niệm thô, còn ý niệm vi tế là quán. Ý niệm thô này của người thông thường, có thể nói từ sáng đến tối không gián đoạn; Về tế tư, ý niệm vi tế là rất tỉnh táo, không xen tạp phiền não ở bên trong, đó là quán. Học được rồi phải biết dụng công, dùng trong cuộc sống, có thể buông xuống phiền não trong cuộc sống, dùng trong công việc, làm việc rất nghiêm túc, làm rất tốt, tâm là thanh tịnh, rất ít Tạp niệm, đó là quán, gọi là quán chiếu, chiếu kiến.

又《遊心法界記》曰:言觀者,觀智。是法離諸情計,故名為觀也 “Hựu Du Tâm Pháp Giới Kí viết: Ngôn quán giả, quán trí. Thị pháp ly chư tình kế, cố danh vi quán dã” (Thêm nữa trong Du Tâm Pháp Giới Kí ghi: Nói về quán, là quán trí huệ. Pháp ấy lìa khỏi các tình chấp tính toán, nên gọi là quán). Điều này chính là nói với chúng ta, trong ý nghĩa của chữ quán này, thế nào mới gọi là quán. Tình là tình chấp, kế chính là Phân biệt, tính toán Phân biệt, phải buông xuống điều này, vậy mới là quán. Phàm phu không có công phu quán chiếu, họ thấy sắc nghe tiếng, Lục căn tiếp xúc với cảnh giới Lục trần thì họ có tình chấp, chính là Chấp trước mà thông thường chúng ta nói, họ có tính toán, tính toán chính là Phân biệt, điều này tốt, điều kia không tốt, tôi thích thứ này, tôi chán thứ kia. Họ có những điều này, những điều này đều là phiền não, sanh phiền não. Vậy buông xuống tất cả những điều gây phiền não này, đó mới gọi là quán. Quán thì sanh trí huệ, sanh trí huệ gì? Là nhìn thấy rõ ràng Chân tướng của những cảnh giới bên ngoài đây, Chân tướng là gì? Chân tướng không thể đạt được.

又《會疏》曰:觀之字,即三觀也。蓋夫三諦三觀者,萬行之要樞,菩薩之肝膽也 “Hựu Hội Sớ viết: Quán chi tự, tức tam quán dã. Cái phù Tam đế Tam quán giả, vạn hạnh chi yếu xu, Bồ-tát chi can đảm dã” (Thêm nữa trong Hội Sớ nói: Chữ ‘quán’, tức là Tam quán. Bởi vì Tam đế Tam quán: là then chốt quan trọng của vạn hạnh, là gan mật của Bồ-tát). Đó là phương pháp tu hành của tông Thiên Thai, Tam đế Tam quán, là tu Pháp Hoa Tam-muội, điều này tiếp theo sẽ nói đến, đó là đầu mối quan trọng trong tất cả hành môn của Bồ-tát. Nói cách khác, vạn hạnh Lục độ tu điều gì? Chính là tu Tam đế Tam quán. Đế là nói điều chân thật, không phải hư vọng, đó là chân lí, là Thật tướng Các pháp; Quán là nói cách nhìn của quý vị thế nào, quý vị có thể nhìn ra Chân tướng sự thật, Chân tướng ở ngay trước mắt. 又法之一字,即指一切有情非情 “Hựu pháp chi nhất tự, tức chỉ nhất thiết Hữu tình Phi tình” (Thêm nữa một chữ ‘pháp’, tức là chỉ tất cả Hữu tình, Phi tình), Phi tình là Vô tình, Vô tình chính là chỉ cây cối hoa cỏ, núi sông đất đai. Đức Phật chia chúng sanh thành hai loại lớn, Hữu tình là động vật; Còn thực vật, khoáng vật là Phi tình, là chúng sanh không có tình thức. Nếu chỉ nói chúng sanh, thì bao gồm tất cả, chúng sanh là do các duyên hòa hợp mà sanh khởi, thảy đều gọi là chúng sanh, nên chúng sanh bao gồm động vật, bao gồm thực vật, khoáng vật, đều là chúng sanh. 生死涅槃諸法 “Sanh tử Niết-Bàn chư pháp” (Các pháp về sanh tử Niết-Bàn). Chữ ‘pháp’ này bao gồm phạm vi rất lớn. Về chữ 如化 “như hóa”, trong Hội Sớ nói: 非空非假、而空而假 “phi Không phi Giả, nhi Không nhi Giả”(chẳng phải Không chẳng phải Giả, mà là Không mà là Giả), đó là ví dụ, chính là Trung đế. 意謂:既言如化,則非絕對空無,故言非空。若言是有,則只如幻化而已,並非實有。又既云如化,乃非有而現假有。既是幻化,則所現舉體是空 “Ý vị: Kí ngôn như hóa, tắc phi tuyệt đối Không vô, cố ngôn phi Không. Nhược ngôn thị hữu, tắc chỉ như huyễn hóa nhi dĩ, tịnh phi thật hữu. Hựu kí vân như hóa, nãi phi hữu nhi hiện giả hữu. Kí thị huyễn hóa, tắc sở hiện cử thể thị Không” (Ý nói: Đã nói như huyễn hóa, nhưng lại chẳng phải tuyệt đối Không không có, nên nói chẳng phải Không. Nếu nói là có, thì chỉ như huyễn hóa mà thôi, đều chẳng phải thật có. Thêm nữa đã nói như huyễn hóa, là chẳng phải có mà hiện giả có. Đã là huyễn hóa, thì toàn thể được hiện ra là Không). Đó là điều thường được nói trong kinh giáo Đại thừa, đều là hiện thực, người bình thường chúng ta nói hiện thực, hoàn cảnh hiện thực, vạn pháp hiện thực, đích thực là như ảo như hóa.

Điều khiến chúng ta cảm nhận sâu sắc nhất, là cuộc đối thoại giữa Bồ-tát Di Lặc và đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Đức Phật hỏi ngài Di Lặc, việc hỏi đáp của các Ngài đều là để giáo hóa chúng sanh, chúng sanh hỏi không ra, cũng trả lời không được, lại để cho đức Thích Ca Mâu Ni Phật hỏi, để Đẳng giác Bồ-tát trả lời. Đức Phật hỏi câu thế này, 心有所念,幾念幾相識耶 “tâm hữu sở niệm, kỷ niệm kỷ tướng thức da”? Hỏi một câu như vầy, trong câu nói này hỏi ba sự việc. Ý niệm có bởi tâm, trong một ý niệm này có bao nhiêu niệm? Có bao nhiêu tướng? Có bao nhiêu thức? Ngài hỏi nhiều việc như vậy ở trong đó. Ý niệm có bởi tâm của phàm phu, ý niệm đó rất thô, tôi khởi một ý niệm, ý niệm vi tế thì không biết. Trong một niệm ấy có bao nhiêu ý niệm vi tế, quý vị mới phát giác, cảm thấy có ý niệm, có bao nhiêu niệm? Bồ-tát Di Lặc trả lời rằng, một búng tay, quý vị xem 拍手彈指之頃 “phách thủ đàn chỉ chi khoảnh” (trong khoảng búng tay vỗ tay), thời gian ngắn như vậy, đó là một búng tay, 三十二億百千念 “tam thập nhị ức bá thiên niệm” (32 ức trăm ngàn niệm). Trăm ngàn là mười vạn, 32 ức nhân mười vạn, con số tính được là 320 ngàn tỉ, trong một búng tay này có bao nhiêu ý niệm? Là 320 ngàn tỉ ý niệm, thì làm sao chúng ta biết được? Thế nên khi khởi tâm động niệm thì đừng để ý tới điều đó, chúng ta hoàn toàn không biết, chúng quá nhanh, quá vi tế rồi. Ngày nay điều chúng ta phải biết, chúng ta mở mắt nhìn đồng hồ, quý vị nhìn kim giây trên đồng hồ, từng giây một trôi qua. Chúng ta chú ý nhìn vào đó, quý vị thấy một giây này đã trôi qua, một giây kia cũng đã trôi qua, quá khứ vĩnh viễn sẽ không trở lại. Người ta không phải mười năm một mà già, cũng không phải từng năm một mà già, mà chính là một giây sau già hơn một giây trước, chỉ có việc này không gián đoạn, từ khi quý vị sanh ra đến lúc chết đi thì hoàn toàn không ngừng, từng giây một trôi qua, một ý niệm theo một ý niệm, đây là Chân tướng sự thật.

Quý vị phải nhìn thấu điều này, đó là thật hay là giả? Thì quý vị sẽ trả lời giống như đức Phật, nếu quý vị nói đó là giả, [nhưng] thật có, nếu quý vị nói đó là lời thật, thì nó hoàn toàn không tồn tại. Quý vị xem, từng giây một trôi qua, một giây trước không phải giây này, một giây trước không phải một giây sau, đó chính là sự vi tế, vậy gọi là quán. Quán thì sanh trí huệ, hiểu rõ vạn pháp đều Không, đức Phật nói vạn pháp giai Không chính là ý nghĩa này. Lại nói với chúng ta, tất cả pháp không thể đạt được, tất cả pháp, trên Kinh Bát Nhã nói, 無所有,畢竟空,不可得 “vô sở hữu, tất cánh Không, bất khả đắc” (không sở hữu, rốt ráo Không, không đạt được). Đầu tiên điều gì bất khả đắc? Thân bất khả đắc, quý vị xem từng giây một trôi qua, bất khả đắc. Chúng ta lắng tâm quan sát có thể lãnh hội được, có thể thừa nhận điều này, là thật, từng giây một trôi qua, mỗi một giây đều bất khả đắc. Cùng một đạo lí như vậy, thân này bất khả đắc, mạng bất khả đắc, tất cả pháp thảy đều bất khả đắc. Quý vị không thể nói đó là không có, quý vị cũng không thể nói đó là có, quý vị nói đó là Không, nói điều ấy có thì đều là nghiêng về một bên, đều là sai lầm. Không thể nói Không cũng không thể nói có, Không và có chẳng phải là hai, Không và có nhất như, Không tức là có, có tức là Không.

[1:00:51]

Một búng tay với 32 ức trăm ngàn niệm, chúng ta búng tay, trong một giây có thể búng được bao nhiêu? Trước đây tôi nói khoảng bốn đến năm lần, chúng tôi búng như vậy, trên thực tế có những người trẻ, thể lực rất tốt, họ búng được rất nhanh, trong một giây họ có thể búng bảy lần. Nếu búng bảy lần, vậy thì khả quan rồi. Búng bảy lần, 320 ngàn tỉ nhân cho 7, là 2 triệu 240 ngàn tỉ, trong một giây, quý vị xem giây đó là một giây, 2 triệu 240 ngàn tỉ lần sanh diệt. Điều này là do Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta, hiện nay Lục căn Lục trần Lục thức của chúng ta thảy đều xuất hiện ở trong tần số này, hoàn toàn không phải thật, đều là giả thôi. Giả thì không quan trọng, không sao cả, đó là không trở ngại, giả không trở ngại thật, thật cũng không trở ngại giả, không có việc gì, chỉ cần quý vị đừng để ý tới thì tốt, nếu quý vị buông xuống giả thì thật liền hiện tiền. Thật là gì? Thật là Bản tánh, Tự Tánh, thật là trí huệ, đây là thật. Nếu quý vị không dùng thật, mà dùng giả, giả chính là Phiền não Tập khí, thì quý vị ở trong hiện tượng đó liền sanh khởi tham sân si mạn nghi, quý vị có sự ưa thích, có sự chán ghét, có Thất tình Ngũ dục. Thất tình Ngũ dục cũng không phải thật, chính là do những thứ này dẫn dắt, biến Tánh đức của quý vị trở thành Phiền não. Nên trên kinh Phật nói Phiền não tức Bồ-đề, trong Phiền não thêm A-lại-da vào, thêm những thứ này vào, Phiền não Tập khí, gọi là Phiền não. Sau khi rời khỏi những thứ này, thì Phiền não chính là Bồ-đề, Bồ-đề chính là trí huệ. Nên Phiền não và trí huệ là đồng thể, nhưng tác dụng khác nhau, không mang thêm theo sự phân biệt, đó là trí huệ; Nếu mang theo những sự ô nhiễm này, thì đó trở thành phiền não, là đạo lí như vậy.

故《會疏》謂為非空非假,而空而假,是顯中道之義 “Cố Hội Sớ vị vi phi Không phi Giả, nhi Không nhi Giả, thị hiển Trung Đạo chi nghĩa” (Nên trong Hội Sớ nói là chẳng phải Không chẳng phải Giả, mà là Không mà là Giả, đó là hiển thị nghĩa của Trung Đạo). Trung Đạo cũng là giả thiết, coi hai bên ấy, hai bên Giả-Không làm một bên, đó là Trung Đạo, Trung Đạo lại đối lập với hai bên. Nên mới nói 言語道斷,心行處滅 “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”, ngôn ngữ nói không ra được, nói không rõ ràng, suy nghĩ đạt không được cảnh giới ấy, không thể nghĩ, hễ nghĩ chính là Nhị biên, là không phải Trung Đạo. Trung Đạo chân thật là không phải Nhị biên, Nhị biên đều không thể đạt được, Trung Đạo cũng không thể đạt được.

觀法如化者,即觀一切法,皆是中道 “Quán pháp như hóa giả, tức quán nhất thiết pháp, giai thị Trung Đạo” (Quán pháp như hóa, tức là quán tất cả pháp, đều là Trung đạo). Quán tất cả pháp chẳng phải Không chẳng phải Có, không sanh không diệt, vì sao? Bởi sanh diệt đánh dấu bằng nhau, ngang bằng cùng lúc. Quý vị nghĩ xem, một giây có 2 triệu 240 ngàn tỉ lần sanh diệt, quý vị có thể biết một lần sanh diệt đó không? TV hiện nay, mỗi ngày chúng ta xem, những gì hiển thị trên màn hình, hình ảnh này trong một giây có bao nhiêu lần? Những nhà Khoa học ấy nói với chúng ta là 100 lần, quý vị có thể thấy được một lần trong đó không? Là nhìn không thấy. Một phần 10 giây thì chúng ta không cách nào thấy được, một phần 10 giây là 10 lần, 10 lần trong một giây, chúng ta đều thấy không được hình ảnh, mắt này thì không được. Chúng ta có thể làm thực nghiệm, phim đèn chiếu, phim trước đây, ở đây chúng tôi có thứ này, đây là âm bản của phim. Đặt trong máy chiếu khi phát ra, tần số của chúng, đó chính là hình ảnh động, tần số của chúng là một phần 24 giây, chính là trong một giây ống kính đóng và mở 24 lần. Mỗi một lần hình ảnh này được phát trên màn hình đều là hoàn chỉnh, đều là viên mãn, chúng ta nhìn thấy giống y như thật, trên thực tế đó là hình ảnh động, một giây với 24 tấm. Nếu chúng ta làm thực nghiệm về chúng, chúng ta bôi đen 23 tấm trong 24 tấm ấy, chỉ để lại một tấm, phát ra trong máy chiếu, như vậy là một phần 24 giây. Chúng ta sẽ thấy được điều gì? Sẽ thấy được một tia sáng lóe lên, trong ánh sáng có thứ gì thì hoàn toàn không biết, hoàn toàn không nhìn thấy, chỉ thấy ánh sáng thoáng sáng lên, rất nhanh liền không còn nữa. Khi quý vị muốn nhìn lại, thì không còn điều đó, không còn ánh sáng nữa, một phần 24 giây thì thấy không được rồi. Hiện nay quý vị nâng lên một phần trăm giây, thì tất nhiên quý vị sẽ càng nhìn không thấy. Hoàn cảnh hiện thực của chúng ta, điều mà Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta, là một phần 2 triệu 240 ngàn tỉ giây, đơn vị là ngàn tỉ. Nên thật sự là giả, điều Phật nói không sai.

Làm sao đức Phật biết được điều này? Nhà Cơ học Lượng tử ngày nay bội phục đến năm vóc sát đất đối với Ngài, Ngài không có Khoa học, không có những thiết bị ấy, làm thế nào Ngài có thể biết rõ ràng như vậy? Quý vị xem, tần số một phần 2 triệu 240 ngàn tỉ giây, họ không nói ra được, họ nói là vô cùng nhanh, tần số cao, mà chúng ta không cách nào tưởng tượng. Bồ-tát Di Lặc có thể nói ra, còn nhà Khoa học vẫn chưa nói ra được. Làm sao đức Phật biết được? Đức Phật là do 三昧常寂 “Tam-muội thường tịch” mà thấy được, tâm của đức Phật không động, không có ý niệm, không có Khởi tâm Động niệm, không có Phân biệt Chấp trước, Ngài thấy vô cùng rõ ràng sâm la vạn tượng. Vì sao chúng ta thấy không được? Bởi tâm động, niệm trước diệt thì niệm sau sanh, sanh diệt này chính là một giây với 2 triệu 240 ngàn tỉ. Tần số cao như vậy, chúng ta sống ở trong đó, mà hoàn toàn không biết Chân tướng sự thật này.

Trước đây khi đọc kinh Phật, có khái niệm chung chung, bán tín bán nghi, nhà Khoa học hiện nay đã chứng minh cho chúng ta, chúng ta không hoài nghi, chúng ta tin rồi, nhưng nếu không phải chính chúng ta chứng được, vậy thì thế nào? Thì không được thọ dụng. Thọ dụng là gì? Thọ dụng là trí huệ, là trí huệ Bát-nhã, thọ dụng là phước đức, phước đức này chính là thần thông quảng đại mà chúng ta thường nói. Quý vị xem, quý vị có thể thấy Chân tướng của vạn pháp trong vũ trụ là dựa vào sóng dao động, sóng dao động thế nào? Chúng ta vẫn không biết. Trên kinh Phật nói, Chân Tâm, Tự Tánh đã khởi sóng dao động, gọi là một niệm bất giác, một niệm bất giác chính là sóng dao động. Nhanh như vậy, ai biết được một niệm bất giác ấy? Chính là trong Tự Tánh đã khởi một sóng dao động như vậy, đó gọi là một niệm bất giác, một niệm đó chính là một phần 2 triệu 240 ngàn tỉ giây; Cũng chính là một phần 2 triệu 240 ngàn tỉ trong một giây, tần số cao như vậy đã động một chút, đó gọi là Vô thỉ Vô minh. Vô thỉ có nghĩa là gì? Đó là không có bắt đầu, mà do Vô minh khởi lên. Không có bắt đầu, nói rõ điều gì? Đó là giả, không phải thật, nếu có bắt đầu có kết thúc, thì là thật rồi. Vô thỉ vô chung, quý vị tìm sự khởi đầu của chúng thì tìm không thấy, quý vị tìm sự kết thúc của chúng thì cũng tìm không ra, sanh diệt của chúng bằng với đánh dấu bằng của bình đẳng, sanh diệt trọn không thể đạt được.

Ai thấy được? Trên kinh Đại thừa nói Bát địa trở lên, Bồ-tát Bát địa trở lên cũng nhìn thấy, không phải một mình đức Phật thấy được, đó là năm bậc: gồm Bát địa, Cửu địa, Thập địa, Đẳng giác, Diệu Giác, Diệu Giác chính là Phật, năm vị thứ này đều có thể thấy được. Thất địa trở xuống đều chưa đích thân nhìn thấy, mà nghe lời đức Phật nói, chưa nhìn thấy, ngày nay chúng ta cũng là mới nghe những gì đức Phật đã nói. Vì vậy thường xuyên có cách nhìn như vậy, thì tâm của quý vị thanh tịnh, tâm liền bình đẳng rồi, càng lúc càng gần với Tam-muội, đó gọi là công phu. Công phu này đến Thế giới Cực Lạc là phẩm vị vãng sanh, đó thật là công phu. Nên mức độ thấp nhất chúng ta phải xem thế gian này thành là gì? Mỗi ngày xem TV, giống như hình ảnh trên TV. TV đang phát ở đây, trên thực tế thì sao? Trên thực tế chúng đã biến mất, hình ảnh đó đã không tồn tại, đã biến mất rồi, để lại một chút dấu vết ấy cho quý vị hiểu ra. Điều này quan trọng.

Đoạn tiếp theo giải thích cho chúng ta một câu dưới đây, 三昧常寂 “Tam-muội thường tịch”. 三昧者,正定也 “Tam-muội giả, Chánh định dã” (Tam-muội: là Chánh định). Tam-muội là tiếng Phạn, Phạn văn, được dịch âm qua, gọi là Tam-muội, nước ta gọi là Chánh định. 常寂,真體 “Thường tịch, Chân Thể”, Chân Thể chính là Tự Tánh, chính là Chân Tâm, Chân Thể thường tịch. Khi Đại sư Huệ Năng Minh tâm Kiến tánh, giới thiệu cho chúng ta, ngài nói câu thứ tư 何期自性,本無動搖 “hà kỳ Tự Tánh, bổn vô động dao” (nào ngờ Tự Tánh, vốn không dao động). Tự Tánh chưa từng dao động, không bao giờ lay động, đó chính là thường, thường tịch, thường tịch chính là vốn định. Chân Tâm của chúng ta xưa nay là định, chưa từng dao động, nên nhất định phải tu Định, mới có thể hồi quy Tự Tánh. Mục đích cuối cùng của nền giáo học Phật pháp không có gì khác, chính là dạy quý vị hồi quy Tự Tánh, hồi quy Tự Tánh là đại viên mãn rồi. Vì sao? Bởi Tự Tánh: vốn tự thanh tịnh, không sanh không diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không dao động, có thể sanh vạn pháp. Quý vị đã kiến Tánh, thì cả vũ trụ, toàn vũ trụ, bao gồm quá khứ hiện tại vị lai đều ở trong đó, quý vị không có một thứ nào mà không biết, tại sao? Bởi quý vị tìm được Năng sanh, Sở sanh, đã sáng tỏ tất cả rồi, là sự việc như vậy.

Nên chúng ta phải tin, người xưa nước ta dạy cho chúng ta, có một sự việc, là vô Sư tự thông, quý vị phải tin, câu nói này là thật. Đại sư Huệ Năng là vô Sư tự thông, Phật pháp của ngài học với ai? Hoàn toàn là tự thông. Sau khi thông suốt rồi bèn đưa ra báo cáo, cảnh giới mà ngài thấy được, để thầy làm chứng cho ngài, làm nhân chứng. Thầy gật đầu, không sai, con nói không sai chút nào, liền thông qua rồi, liền trao y bát cho ngài, ngài chính là vị Tổ đời thứ sáu. Vì vậy thật có người không có thầy mà tự thông. Người vô Sư tự thông, người Đốn ngộ trong lịch sử Trung Hoa chỉ có một mình ngài Huệ Năng, còn người Tiệm ngộ thì rất nhiều, trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có 1.700 người, 1.700 đoạn công án, người Tiệm ngộ. Dù là Đốn ngộ, hay Tiệm ngộ, nhưng cảnh giới của người ngộ nhập là giống nhau, không có khác biệt. Nên đó là sự đóng góp của Phật giáo đối với văn hoá truyền thống nước ta, nhiều người khai ngộ như vậy, khai ngộ là chân trí huệ, không phải giả. Những người ấy dù không để lại cho chúng ta nhiều thứ, nhưng về văn hoá truyền thống thì các ngài tiếp xúc được rồi, các ngài không phủ định, đó chính là các ngài đã thừa nhận, thừa nhận thứ này là thiện, là tốt, cần được bảo lưu, cần phải truyền lại cho thế hệ sau. Vậy thì đúng rồi, các ngài có tư cách để xem xét, các ngài có quyền phát biểu. Còn người không có trí huệ, không có phước đức ấy thì không được, họ nói ra nhưng không thể tính kể.

[1:22:21]

Trong thời đại ngày nay đây, những vị Phật, Bồ-tát, A-la-hán ấy có đại phước đức còn tồn tại không? Tôi tin là có, ở nơi đâu? Ở những danh sơn trên núi tại nước ta, quý Ngài có đạo tràng, nhưng nhân gian chúng ta nhìn không thấy, vì khác chiều không gian với chúng ta, có một số người hữu duyên thỉnh thoảng gặp được thôi. Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ ở thời cận đại đã kể trong Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, có người xuất gia lên núi lễ Phật, ba bước một lạy, lạy đến núi Ngũ Đài, lạy đến trên núi thấy có một hang động, trên cửa động có ba chữ, gọi là động Kim Cang. Ngài ấy nhìn thấy rất hiếu kì, cũng rất hoan hỉ, ở đây có động Kim Cang, thì ngài ấy liền bước vào, bước vào thấy bên trong có khoảng trời riêng, trong đó không gian rất lớn, có cung điện lầu gác. Nhưng thấy bên trong cũng có không ít người, ngài ấy cũng không chào hỏi những người ấy, mà đi lên Đại Điện để xem, trên Đại điện không có tượng Phật. Ngài ấy không hiểu được ý nghĩa thế nào, nhưng ngài ấy vẫn đi vòng quanh ba vòng ở trong Đại điện, đó cũng là kính lễ, không có tượng Phật thì ngài ấy không lạy.

Lúc rời khỏi ra về, nghe thấy có một vị tiểu Sa-di gọi tên của ngài ấy, thì ngài ấy rất ngạc nhiên, tôi chưa từng đến nơi này, làm sao chú biết tên tôi? Vị tiểu Sa-di nói với ngài ấy, Sư phụ của con bảo con tới gọi thầy đi vào. Theo vị tiểu Sa-di đi vào, nhìn thấy có vị lão Hòa thượng, đảnh lễ vị lão Hòa thượng. Hỏi vị lão Hòa thượng: làm sao trên các bàn thờ Phật ở đây của các ngài không có tượng Phật? Vị Hòa thượng ấy nói rằng chúng tôi không cần. Đó là trước đại Cách mạng Văn hóa, là thị hiện cảnh giới ấy nói với ngài, về sau trong chùa không có Tăng, trên bàn thờ Phật không có Phật, sẽ có xuất hiện những sự việc đó. Ngài ấy nói nơi này rất tốt, tôi có thể quải đơn ở đây được không? Hòa thượng ấy nói không được, thầy phải rời khỏi chỗ tôi đây, thầy không thể ở chỗ tôi đây, sau này có duyên lại đến.

Sau khi từ biệt, đi được không xa lắm, gặp được một vị hình như là Lạt-ma của Tây Tạng, sống trong một ngôi chùa nhỏ. Trời đã tối, người trong ngôi chùa nhỏ ấy nói với ngài ấy, thầy không thể đi nữa, trên núi rất nguy hiểm, thầy ở lại đây một đêm. Ở lại một đêm thì nói chuyện, ngài ấy bèn hỏi, Ngũ Đài sơn của các ngài có bao nhiêu người xuất gia? Thì người ấy nói với ngài ấy, mỗi năm chúng tôi cúng dường Thiên Tăng, đều không cách nào kiếm đủ 1.000 người, được vài trăm người mà thôi. Ngài ấy nói không đúng, vừa rồi tôi nhìn thấy một nơi, nơi đó có bảy-tám trăm người. Người ấy nói không có việc đó, chưa từng nghe nói qua. Nói chuyện nửa ngày, tranh cãi nửa ngày, đến cuối cùng có người nói, thầy hẳn là gặp được Bồ-tát Văn Thù? Ngài ấy vừa nghe lời này liền chảy nước mắt, là thật, ngài ấy thấy được đạo tràng của Bồ-tát Văn Thù, đó là đặc biệt có duyên phận. Các vị ấy vội thắp đèn để nhìn, lại đi tìm nhưng tìm không thấy nữa, không thấy động đó nữa. Nên chúng ta tin, Bồ-tát Văn Thù ở Ngũ Đài, chưa rời khỏi, Bồ-tát Phổ Hiền ở Nga Mi, Bồ-tát Địa Tạng ở Cửu Hoa, Bồ-tát Quán Âm ở Phổ Đà, những vị Bồ-tát, A-la-hán ấy ở Trung Hoa Đại Lục, người không có duyên thì thấy không được. Quý ngài trấn giữ ở nơi đó để làm gì? Trấn giữ ở nơi đó, thì nơi ấy ít bị tai nạn.

Tuy chúng ta có lỗi với Bồ-tát, nhưng Bồ-tát sẽ không trách chúng ta, Bồ-tát biết, điều chúng ta tiếp nhận từ nhỏ đến khi lớn lên là nền giáo dục sai lầm, vì vậy mới làm việc sai, Bồ-tát có thể thấu hiểu, Bồ-tát không tính toán những điều đó. Suy cho cùng Tổ tiên trước đây của nước ta không làm Bồ-tát thất vọng, nhưng thế hệ chúng ta đây đã bỏ đi Tổ tiên xưa, đã đánh mất tín tâm, cũng đánh mất niềm tin đối với Phật pháp, nên mới gặp phải sự động loạn của xã hội hiện nay đây. Khắp nơi đều có những tai nạn nhỏ, không có việc lớn gì, Phật Bồ-tát đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn. Có bao nhiêu người hỏi tôi, hiện nay mọi người đang dần dần cảnh giác được rồi, tai nạn trên trái đất càng ngày càng nhiều, ở đâu thì bình an hơn? Tôi giới thiệu cho họ, Trung Hoa bình an, Trung Hoa dù có tai nạn, cũng là tai nạn nhỏ, nếu quý vị muốn tránh khỏi tai nạn, thì quay về Trung Hoa. Điều tôi nói là lời thật, không phải lời giả. Vài năm đây tôi sống ở Hồng Kông, không sống ở nước ngoài, cũng chính là tôi nhìn thấy được những Chân tướng sự thật này.

常寂者,真體離生滅之相,謂之常 “Thường tịch giả, Chân Thể ly sanh diệt chi tướng, vị chi thường” (Về chữ ‘thường tịch’, Chân Thể lìa khỏi tướng của sanh diệt, gọi đó là thường). Chân Thể là Tự Tánh, Tự Tánh không sanh không diệt, đó gọi là thường, vĩnh viễn thường trụ. 絕煩惱之相,謂之寂 “Tuyệt Phiền não chi tướng, vị chi tịch” (Đoạn dứt tướng của Phiền não, gọi đó là tịch). Phiền não là gì? Là ý niệm. Không khởi tâm không động niệm, đó gọi là tịch, thật sự hồi quy Tự Tánh rồi. Trong Duy Thức Thuật Kí nói: 不生不滅,絕名相於常寂之津 “Bất sanh bất diệt, tuyệt danh tướng ư thường tịch chi tân” (Không sanh không diệt, đoạn dứt danh tướng ở bến đò của thường tịch). Tân chính là bến đò, lối đi. Không sanh không diệt, buông xuống danh tướng rồi, danh tướng không phải thật, đó là đức Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh thuyết pháp, vì để thuận tiện cho thính chúng hiểu rõ, mà giả thiết một số danh tướng, chính là danh từ thuật ngữ. Nên đó là một loại công cụ, một loại phương tiện để giảng kinh, không phải thật, không thể chấp trước. Trong Luận Đại Thừa Khởi Tín, Bồ-tát Mã Minh dạy cho chúng ta, khi xem kinh: không chấp trước tướng văn tự, không chấp trước tướng danh tự, không chấp trước tướng tâm duyên. Tướng tâm duyên là gì? Là những gì quý vị thể hội được, lãnh hội được, đó cũng không phải thật, cũng đều là giả. Đây là việc tốt, nhưng không cần phải để trong tâm, thường tịch, là tương ưng với Tự Tánh. Về Tự Tánh, là có ẩn hiện khác nhau, khi ẩn thì không lập một pháp, lúc hiện có thể sanh vạn pháp. Tự Tánh ở đâu? Là khắp ở mọi nơi, khắp ở mọi lúc, không có một pháp nào có thể vượt qua Tự Tánh, chúng ta hoàn toàn ở trong Tự Tánh. Tự Tánh không có lớn nhỏ, không có trước sau, chính là nói Tự Tánh không có không gian, không có thời gian. Là không cách nào để tưởng tượng, quý vị nghĩ không được, quý vị không nghĩ thì có thể sáng tỏ, sau khi khai ngộ thì sáng tỏ tất cả rồi, còn quý vị càng nghĩ càng sai, càng nghĩ Vọng niệm càng nhiều, thì dần dần rơi vào Lục đạo. Ngôn ngữ nói không rõ được, Chân tướng là phải rời khỏi lời nói, rời khỏi tư duy, thì quý vị thấy được thôi.

是故《淨影疏》曰:三昧常寂,止行深也 “Thị cố Tịnh Ảnh Sớ viết: Tam-muội thường tịch, Chỉ hạnh thâm dã” (Vì vậy trong Tịnh Ảnh Sớ nói: Tam-muội thường tịch, là Chỉ hạnh thâm sâu). Chỉ hạnh chính là tu Chỉ, Chỉ là dừng lại, buông xuống, chính là buông xuống, buông xuống vạn duyên, dừng tâm một nơi. Ngày nay chúng ta tu Tịnh Độ, nơi ấy chính là A Mi Đà Phật, trong tâm để Phật hiệu, Phật hiệu chính là tâm của chúng ta, tâm chính là Phật hiệu, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, liền có thể kiến Tánh thành Phật. Dấu ngoặc này là 修止之行。止心一處曰止,乃禪定之異名 “tu Chỉ chi hạnh. Chỉ tâm nhất xứ viết chỉ, nãi Thiền định chi dị danh” (Hạnh tu Chỉ. Dừng tâm một nơi gọi là Chỉ, là tên khác của Thiền định). 絕名相,離煩惱,不生不滅,住於常寂。如是三昧,故云深也 “Tuyệt danh tướng, ly Phiền não, bất sanh bất diệt, trụ ư Thường Tịch. Như thị Tam-muội, cố vân thâm dã” (Dứt tuyệt danh tướng, lìa khỏi Phiền não, không sanh không diệt, trụ ở Thường Tịch. Tam-muội như thế, nên nói là sâu), đó là Thiền định rất sâu. Lão Hòa thượng Hải Hiền đã biểu hiện ra cho chúng ta, chúng ta lắng tâm xem đĩa phim về ngài, xem Vĩnh Tư Tập về ngài, số lần xem nhiều, thì dần dần thể hội được, công phu tu hành của vị lão nhân ấy là từng bước, ngài không phải Đốn ngộ, mà ngài là tiến dần.

Tôi đã xem khoảng năm-sáu mươi lần, thể hội của tôi, lão Hòa thượng có lẽ là đạt Công phu Thành phiến vào khoảng năm 25 tuổi, không phải Nhất tâm Bất loạn, mà Công phu Thành phiến. Cũng chính là nói, trong tâm của ngài sạch sẽ, đã buông xuống toàn bộ tất cả ô nhiễm, chỉ có một câu Phật hiệu, đó gọi là Thành phiến. Loại công phu ấy chắc chắn được sanh Tịnh Độ. Chắc là vào lúc ấy, A Mi Đà Phật sẽ gặp ngài trong định hoặc trong mộng, nói với ngài một số thông tin, điều chủ yếu là ngài còn thọ mạng bao lâu, đức Phật sẽ nói với ngài: đến khi thọ mạng của con kết thúc, thì đức Phật đến tiếp dẫn con vãng sanh. Tâm của chính quý vị định rồi, an tâm rồi, biết đã được ghi danh ở nơi Thế giới Cực Lạc, chẳng những trên hoa sen có tên của quý vị, mà trong giảng đường cũng có chỗ ngồi của quý vị, chỉ chờ quý vị đến. Đó là Thành phiến. Nếu ngài vẫn chưa đi, thì công phu của ngài được nâng lên, tôi tin 5 năm, 10 năm thì ngài có thể đạt được Sự nhất tâm Bất loạn. Đạt Sự nhất tâm Bất loạn, khi vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, là Thượng bối vãng sanh ở Phương Tiện Hữu Dư độ, địa vị ấy là cao rồi. Lại đi lên, nhiều nhất 10 năm, đạt được Lý nhất tâm Bất loạn, vãng sanh Thế giới Cực Lạc là Thật Báo Trang Nghiêm độ, đó chính là Pháp thân Bồ-tát. Nên lão Hòa thượng Hải Hiền, từ niệm một câu A Mi Đà Phật này, đến khi Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, là Lý nhất tâm, là khoảng 20 năm, đó là thuộc về Tiệm tu.

Quý vị xem, những người thường xuyên ở cùng với ngài, giữ lại một số hình ảnh của lão Hòa thượng, điều chúng ta nghe được, nghe thấy, cả đời lão Hòa thượng chưa từng nổi giận với ai, cả đời chưa bao giờ hủy báng người khác, cả đời chưa từng đỏ mặt với người khác, dù quý vị làm nhục ngài, hủy báng ngài, mắng nhiếc ngài thế nào, thì ngài sẽ không tức giận, quý vị làm tổn thương ngài, thì ngài cũng không oán hận. Nên khi người ta nói đến Nhẫn nhục Ba-la-mật, thì đều khen ngợi Nhẫn nhục Ba-la-mật của lão Hòa thượng có thể tu đến nơi đến chốn, thật sự nhẫn được. Vì sao? Bởi quý vị thử nghĩ xem, 40 tuổi ngài đạt Đại triệt Đại ngộ, điều gì cũng rõ ràng rồi, tướng ở thế gian này, đó là giả tướng, ngài sẽ không coi là thật, nên ngài rất hoan hỉ. Ngài đến để làm gì? Đến làm tấm gương tốt, đáng lẽ ngài sớm đã vãng sanh, nhưng A Mi Đà Phật bảo ngài trụ thêm vài năm, nói với ngài, ngài tu được rất tốt, trụ thêm vài năm làm tấm gương tốt cho Đệ tử nhà Phật, làm tấm gương cho người niệm Phật, ngài là tiếp nhận chỉ thị của A Mi Đà Phật là đến để biểu pháp.

[1:41:15]

Đáng nhiên là vậy, chúng ta tin rằng là A Mi Đà Phật nói với ngài, đến ngày nào con nhìn thấy có một quyển sách, quyển sách này tên là: Nhược Yếu Phật Pháp Hưng, Duy Hữu Tăng Tán Tăng, lão Hòa thượng cầm quyển sách này trên tay để chụp hình, nhìn thấy quyển sách này, thì A Mi Đà Phật đón ngài vãng sanh. Tháng giêng năm 2013, có vài đồng tu đến chùa Lai Phật để thăm ngài, đã mang theo một quyển sách như vậy, ngài nhìn thấy có người mang sách đến, liền hỏi đó là sách gì vậy? Người ta nói quyển sách này tên là Nếu Muốn Phật Pháp Hưng, Chỉ Có Tăng Khen Tăng, ngài vô cùng vui mừng, dường như trông chờ nhiều năm, bảo bối trông mong hiện nay đã xuất hiện. Nhanh chóng mặc áo tràng đắp y, cầm quyển sách này trên tay, yêu cầu người khác chụp hình cho ngài. Cả đời lão Hòa thượng chưa bao giờ chủ động yêu cầu người khác chụp hình cho ngài, không có lần nào, chỉ có một lần đó. Sau khi tấm ảnh ấy chụp xong thì ngày thứ ba, ngài ra đi rồi. Nên chúng ta nghĩ đến điều A Mi Đà Phật giao hẹn với ngài, nhìn thấy quyển sách đó, thì công đức biểu pháp của con đã viên mãn, A Mi Đà Phật đón ngài đi rồi.

Như vậy quyển sách đó làm chứng minh cho chúng ta, điều quan trọng nhất mà lão Hòa thượng biểu pháp cho chúng ta, thứ nhất, nói với chúng ta: thật có Thế giới Cực Lạc, trước đây ngài, ngài đã nhìn thấy nhiều lần, không phải giả. Thứ hai nói với chúng ta, thật có A Mi Đà Phật, tôi tin ngài đã gặp A Mi Đà Phật ít nhất mười lần trở lên, trong 92 năm. Ngài muốn thấy Phật, muốn thấy Thế giới Cực Lạc, chỉ cần khởi ý niệm, thì Thế giới Cực Lạc hiện tiền, ngài liền có thể thấy được. Khi đạt Lý nhất tâm Bất loạn, Đại triệt Đại ngộ. Điều gì cũng biết, Thầy ngài từng nhắc nhở ngài, vào ngày xuống tóc, ngày truyền pháp, truyền pháp chính là truyền cho ngài sáu chữ: Nam Mô A Mi Đà Phật, bảo ngài cứ niệm liên tục. Lại nói với ngài, khi sáng tỏ, sáng tỏ chính là Lý nhất tâm Bất loạn, chính là Đại triệt Đại ngộ, thì không thể nói, không được nói lung tung, không được nói. Nên cả đời ngài không nói, thỉnh thoảng hiện một chút thần thông nhỏ. Biểu diễn thật tốt, thật sự khiến chúng ta xem thế là đủ rồi, thật sự là vô cùng viên mãn, viên mãn sự kỳ vọng của A Mi Đà Phật đối với ngài, chứng minh cho chúng ta: thật có Thế giới Cực Lạc, tín nguyện trì danh là thật, không phải giả.

Quan trọng hơn, điều trợ giúp lớn nhất đối với chúng ta, đó là Bản Hội Tập của Hạ lão mà chúng ta đã học trong nhiều năm qua, biết bao người phê bình, biết bao người hủy báng, nói đó là sai lầm, không nên hội tập, đọc bản kinh này không có công đức, không thể vãng sanh. Quyển sách đó chính là hộ trì cho Bản Hội Tập, nêu ra rất nhiều chứng cứ, chứng minh mỗi một chữ trong Bản Hội Tập đều là do chính kim khẩu của đức Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết, là chân Kinh. Đó là lão Cư sĩ Hạ Liên Cư đã dùng công phu 10 năm, ba năm hội tập, sau đó tu sửa hiệu đính mười lần, cuối cùng hoàn thành định bản, chính là bản mà ngày nay chúng ta đọc đến. Những gì được hội tập đều là nguyên văn, không có sửa đổi một chữ trong kinh điển, cho nên từng chữ là chân kinh, giống như lời đức Phật nói. Thứ hai, chứng minh cho chúng ta: Chú Giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là chánh tri chánh kiến. Lão Cư sĩ có trí huệ, không dùng ý của chính mình để chú Kinh, mà dùng 83 kinh luận, 110 chú sớ của Tổ sư Đại đức, cũng là Tập chú, quý vị xem mỗi một câu đều có dấu ngoặc để nói rõ xuất xứ, mấy câu đó từ đâu đến, là chánh tri chánh kiến, thì mọi người không còn gì để nói. Thứ ba là làm chứng cho chúng ta, những năm qua chúng ta, y theo bản Kinh này, y theo Chú Giải này tu hành, không có sai lầm, nhất định phải kiên trì, tương lai chắc chắn được sanh Tịnh Độ. Là truyền tin tức này cho chúng ta, để chúng ta tín tâm đầy đủ, để những người hủy báng ấy không còn lời nào để nói nữa.

Nên quyển sách Tăng Tán Tăng này, chính là hộ trì cho Tịnh tông, Hạ Liên lão ban cho Tịnh Tông Học Hội chúng ta, về Pháp môn này, Tịnh Tông Học Hội là ý của ngài. Khi tôi và Niệm lão gặp nhau lần đầu tiên, ngài ủy thác việc này cho tôi, để khi tôi hoằng pháp ở hải ngoại, thuận tiện giúp mọi người thành lập Tịnh Tông Học Hội. Trước đây đều là Liên Xã, Niệm Phật đường, thống nhất đều xưng là Tịnh Tông Học Hội. Nơi dạy học, thì dùng Học viện, Học viện chỉ có một; Còn Học Hội, ở nước Mĩ, Canada có hai-ba mươi Học Hội, ở Đông Nam Á thì nhiều, ở Đông Nam Á chỉ riêng Malaysia đã có hơn 100 Học Hội, Châu Âu hiện nay cũng không ít. Thời kỳ Mạt pháp, Pháp môn này đáng tin cậy, đáng tin, dễ học, nhưng Pháp môn này khó tin. Vì vậy để lão Hòa thượng Hải Hiền biểu pháp, giúp chúng ta: đoạn nghi sanh tín, tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ, chắc chắn có thành tựu.

Cho nên là không chấp trước tướng ngôn thuyết, không chấp trước tướng danh tự, lìa Phiền não, không sanh không diệt, trụ ở Thường Tịch, đó chính là Thiền định, Niệm Phật Tam-muội, nên gọi là sâu. Tam-muội như thế, nên gọi là sâu. 由於常行中道,住一切如化之妙觀 “Do ư thường hành Trung đạo, trụ nhất thiết như hóa chi diệu quán” (Bởi vì thường hành Trung đạo, trụ trong diệu quán của tất cả như huyễn hóa), câu này quan trọng, quán ở đây là diệu quán. Diệu là gì? Là chẳng phải Có chẳng phải Không, chẳng phải Không chẳng phải Có, tất cả tướng cảnh giới như ảo như hóa, không nên chấp trước. Sống ở thế gian này, tất cả tùy duyên thì tốt, không nên xem là thật. Chỉ có một việc xem là thật, coi niệm Phật là thật, xem cầu vãng sanh là thật, những thứ khác đều không coi là thật, đều không để trong tâm, đó chính là trụ trong diệu quán của tất cả như huyễn hóa. 自然入於不生不滅甚深常寂之正定 “Tự nhiên nhập ư bất sanh bất diệt thậm thâm thường tịch chi Chánh định” (Tự nhiên nhập vào Chánh định thường tịch rất sâu không sanh không diệt), Chánh định ở đây chính là Tự Tánh vốn định, Đại sư Huệ Năng đã nói 何期自性,本無動搖 “hà kỳ Tự Tánh, bổn vô động dao” (nào ngờ Tự Tánh, vốn không dao động). Tự Tánh của chúng ta chưa từng dao động, chưa bao giờ lay động, cho nên đó gọi là Chánh định.

又《遺教經》曰:譬如惜水之家,善治堤塘。行者亦爾。為智慧水故,善修禪定,令不漏失 “Hựu Di Giáo Kinh viết: Thí như tích thủy chi gia, thiện trị đê đường. Hành giả diệc nhĩ. Vị trí huệ thủy cố, thiện tu Thiền định, linh bất lậu thất” (Thêm nữa trong Kinh Di Giáo nói: Thí như người quý trọng nước, phải khéo lo liệu đắp đê. Người tu hành cũng như vậy. Vì nước trí huệ, nên khéo tu Thiền định, khiến cho không bị rỉ mất). Đây là một câu nói trên Kinh Di Giáo, rất dễ hiễu. Nêu ra một ví dụ, người tu hành phải giống như ví dụ người ta yêu quý nước, thì xây dựng ao hồ của quý vị cho tốt, không nên để nước bị rò rỉ. Hành giả, là người tu hành vì nước trí huệ nên phải tu Thiền định, có Định, thì trí huệ sẽ không bị rò rỉ, nếu không có Định, thì trí huệ sẽ không hiện tiền, mà hiện tiền là Phiền não, chẳng thể không biết điều này. Trong 本經《大教緣起品》“bổn Kinh Đại Giáo Duyên Khởi Phẩm” (Phẩm Đại Giáo Duyên Khởi của Kinh này) nói: 如來定慧,究暢無極 “Như Lai Định Huệ, cứu sướng vô cực” (Định Huệ của đức Như Lai, thông suốt vô cùng), trước đây chúng ta đã học kinh văn này, đó là 果德 “quả đức”. Vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, đối với Như Lai bất luận là tu hành trong nhân, hay viên mãn trên quả, Ngài đã đạt được thì chúng ta cũng có thể đạt được toàn bộ. Nhất định phải tin vào lời được nói trên Kinh, đức Như Lai không có vọng ngữ, sẽ không lừa gạt chúng ta, lúc lâm chung mười niệm chắc chắn vãng sanh, là nguyện thứ 18. Nguyện thứ 12 là nhất định thành Chánh Giác, nguyện thứ 13 là quang minh vô lượng, nguyện thứ 15 là thọ mạng vô lượng, nguyện thứ 17 là chư Phật khen ngợi, nguyện thứ 18 là mười niệm chắc chắn vãng sanh, Đại sư Thiện Đạo nói năm nguyện này là đại nguyện chân thật nhất của A Mi Đà Phật đối với tất cả chúng sanh khổ nạn.

Cho nên vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, phẩm vị khác nhau cũng không thành vấn đề, bởi đãi ngộ giống nhau, phẩm vị có cao thấp, nhưng đãi ngộ là bình đẳng. Đãi ngộ thế nào? Đãi ngộ cao nhất, là A-duy-Việt-trí Bồ-tát. Vậy chúng ta liền biết, sanh đến Thế giới Cực Lạc, dù Hạ phẩm Hạ sanh ở Phàm Thánh Đồng Cư độ, thì như thế nào? Thì Trí huệ, Thần thông, Đạo lực là bình đẳng với A Mi Đà Phật. Đức Phật có trí huệ lớn cỡ nào, thì Ngài gia trì cho quý vị, quý vị giống như Ngài, Ngài có Thần thông lớn thế nào, thì quý vị cũng có Thần thông lớn thế ấy. Sao lại có thể không đến nơi đó chứ? Thế gian này, không chỉ nói là nhân gian, mà đi lên 28 tầng trời đều không đáng để lưu luyến, nhất quyết phải vãng sanh Tịnh Độ, sanh Tịnh Độ là mỗi người đều có nắm chắc, chỉ cần quý vị thật tin, thật mong muốn [đi], thì đạt được tư cách rồi. Niệm Phật đương nhiên càng nhiều càng tốt, niệm ít cũng không sao, đều có thể vãng sanh. Chỉ cần không so đo phẩm vị, thì mười niệm nhất định vãng sanh. Mười niệm này có hai loại: một loại, là mười niệm lúc mạng sắp hết; Một loại khác, là sáng tối chúng ta niệm 10 câu, sáng sớm thức dậy niệm 10 câu A Mi Đà Phật, buổi tối trước khi đi ngủ niệm mười tiếng A Mi Đà Phật, tương ưng với nguyện thứ 18. Rất đơn giản, thật sự là đại đạo chí giản mà người nước ta đã nói. Đại đạo chí giản trong nhà Phật không gì hơn Kinh này, không gì hơn Tịnh tông. Thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học tập đến đây thôi.

(Hết tập 234)

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều sanh nước Cực Lạc

Sớm viên thành Phật đạo

Rộng độ khắp chúng sanh

Nam Mô A Mi Đà Phật