Giảng Ký A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (A Tỳ Đàm – Vi Diệu Pháp – Duy Thức Pháp Tướng) – Tạo Luận: Tôn giả Thế Thân – Dịch và Chú Thích: Tam tạng Pháp sư Huyền Trang – Bài 15: Phẩm 1 – Phân Biệt Giới – Buổi 15.
Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang
Giảng ngày: 23.10.2024
Phát trực tiếp trên Kênh YouTube Thích Thiện Trang
https://www.youtube.com/watch?v=pIOWKjM4A3E
mạng xã hội Facebook, Fanpage Thích Thiện Trang:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô A Mi Đà Phật!
Kính chào toàn thể quý vị đồng tu! Hôm nay [là] thứ Tư, chúng ta trở lại với chuyên đề A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, tức là Luận Câu Xá hay là một bộ Luận về Thắng pháp hay Vi Diệu Pháp, hay còn gọi là Duy Thức Pháp Tướng, tùy tên gọi. Chúng ta học về Pháp tướng [của] các pháp.
Trong bộ này thì Thiện Trang cố gắng chia sẻ cả phần của Nam truyền là A Tỳ Đàm, thỉnh thoảng cũng có đưa một số trích dẫn từ [Kinh] A Hàm, Kinh Nikaya, v.v… để chúng ta học nền tảng cho chắc chắn. Chúng ta đã đi qua được 14 bài, lúc đầu đi khá chậm nhưng Thiện Trang thấy về sau đi nhanh hơn, vì về sau phần Chú Giải sẽ ít hơn.
Chúng ta học Phật là để giải thoát sanh tử, ra khỏi luân hồi. Muốn như vậy thì cách đơn giản nhất, là thay vì mình nhớ nghĩ những chuyện thế gian, mình nhớ chồng, nhớ con, nhớ việc này việc kia, thì mình dành thời gian đó để học Phật, nghe pháp. Thiện Trang cố gắng chia sẻ rất nhiều câu chuyện trong kinh, v.v… mình nghe hoài dần dần mình cũng nhớ toàn chuyện của đức Phật, chuyện của các vị Thánh Đệ tử, các Tôn giả, v.v… [thì] dần dần tâm mình tương ưng. Nếu như đời này mình đủ duyên, thì mình ra khỏi sanh tử. Còn không đủ duyên, [nhưng] do tâm cũng thường xuyên nghĩ như vậy, thì đó là nhân để kết quả đời sau, hoặc những đời sau nào đó ra đời cũng gặp Phật, mình cũng trở thành hội chúng trong các đức Phật tương lai, rồi sẽ thành tựu. Đó là cho những người nào còn sót lại.
Mình học là học như vậy. Mình cố gắng học làm sao để có một tinh thần, gọi là tâm thái rất hoan hỷ, vui vẻ, học một cách ưa thích. Giống như bây giờ ở ngoài thế gian, quý vị thấy là có nhiều cảnh đẹp, mùa thu lá vàng, lá đỏ, đẹp lắm! Nhiều người thấy như vậy đúng không? Rất là đẹp! Đặc biệt ở các nước xứ lạnh. Thực ra nếu mình là người học Phật pháp sâu rồi, mình thấy [cảnh] đẹp thì đẹp đó, nhưng mình hiểu tại sao đẹp. Chứ không phải mình nói là: “Ừ, tôi học rồi, tôi không thấy đẹp gì hết”. Không! Vẫn thấy [cảnh] đẹp, nhưng mình biết tại sao đẹp. Còn người không học, người ta thấy đẹp thì người ta chạy theo thôi, chứ người ta không biết tại sao [lại] đẹp.
Thực ra rất đơn giản thôi! Tại vì lạ nên [thấy] đẹp. Một năm nếu lá cây toàn là màu vàng, màu đỏ hết, thì chẳng có gì đẹp hết, vì ngày nào cũng thấy vậy. Tại vì do một năm đa số lá màu xanh là chính. Cho đến khi đổi mùa, chuyển sang lá vàng, lá đỏ, cho nên mình thấy đẹp. Tóm lại là do lạ nên thấy đẹp. Vậy thôi! Thực tế [thì] không đẹp gì đâu. Bản chất Sắc pháp là như nhau, do tâm phân biệt. Các Tâm sở [của] chúng ta thế nào, hôm nay chúng ta học ở đây, học bộ Luận Câu Xá này, bộ A Tỳ Đàm này, thì chúng ta hiểu tại sao lại như vậy.
Từ những vấn đề như vậy, dần dần mình sẽ nhận thức được thế gian này không có gì đáng để mình lưu luyến. Và tự nhiên ngày nào đó mình tiếp xúc lá vàng, lá đỏ, hay cảnh gì đẹp, thì cũng giúp cho mình tâm giải thoát, tâm giác ngộ. Tâm nhận thức rằng vạn pháp đều là vô thường, và chỉ có xuất ly sanh tử là con đường rốt ráo thù thắng.
Qua những buổi học như thế này, thì mình cũng đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm. Giống như hôm nay Thiện Trang chia sẻ, hi vọng quý vị có một câu chuyện này, để quý vị nhớ thêm được một điểm tựa. Tức là khi mình nhìn lên bầu trời, biết đâu mình sẽ nhớ ra Phật pháp. Đó là giải thích hiện tượng tại sao có hình con thỏ ở trên mặt trăng. Điều này trong Tiểu Bộ Kinh, tức là Kinh tạng Nikaya phần Tiểu Bộ Kinh, ở câu chuyện tiền thân của đức Phật thứ 316, có giải thích như thế này:
Thuở xưa có một con thỏ, có ba người bạn là một con khỉ, một con chó rừng, và một con rái cá. Bốn con này chơi rất thân thích với nhau. Thời đó các loài vật có thể giao tiếp với nhau được. Nếu mình coi trong kinh, thời kiếp Sơ, các loài vật có cùng một ngôn ngữ, cũng có thể giao tiếp với nhau được. Lúc đó con thỏ có đặc điểm rất tuyệt vời, tuy là loài súc sanh nhưng có tánh giác ngộ. Cho nên sống rất trí tuệ và thường tu giữ gìn đạo đức và hành Trai giới (giống như tu Bát quan trai). [Con thỏ] cũng khéo khuyên dụ ba người bạn của mình là con chó rừng, con rái cá, và con khỉ cũng đều tu tập.
Cứ thế mỗi ngày, ngày nào con thỏ nhìn lên bầu trời, nhìn mặt trăng là biết hôm nay là ngày Trai giới, thì dặn ba người bạn kia: “Hôm nay là ngày Trai nhật (ngày trai), các bạn hãy thực hành Giới luật và giữ gìn ngày trai. Như vậy hãy cố gắng tỏ ra kiên định và cố gắng bố thí những gì có thể, [như] thức ăn, v.v… bố thí mọi thứ”. Tất cả đều đồng ý, rồi ai về chỗ mình để giữ giới. Cứ nhắc trước ngày như thế.
Tờ mờ sáng hôm sau, con rái cá đi tìm mồi và xuống tới bờ sông Hằng. Có người đánh cá, bẫy được bảy con cá hồng và xâu vào một sợi dây mây, chôn xuống dưới cát bên bờ sông, rồi ổng đi đánh tiếp. Con rái cá ra đánh hơi được, thấy mấy con cá đó được chôn vùi, nên đào bới lên, và kêu lớn lên ba lần: “Cá của ai đây?” Để coi thử có chủ hay không. Không thấy ai trả lời, không thấy chủ nhân đâu, [nên nó] nghĩ là không có chủ. Vậy là nó đem về để nơi của mình ở, định sẽ ăn vào lúc nào thích hợp (tức là tới giờ ăn thì sẽ ăn). Rồi nằm xuống suy nghĩ: “Mình thật là đạo hạnh quá”. Tức là mình tu tốt quá, hôm nay chả có sát sanh gì hết, có cá sẵn cho mình,kiểu vậy đó. Tu tốt đến mức độ đó.
Rồi con chó rừng cũng vậy, cũng đi kiếm thức ăn. Nó trông thấy trong túp lều của một người coi đồng ruộng, họ xiên nướng thịt một con rắn mối và một lọ sữa đông. Nó cũng kêu như vậy và không thấy chủ nhân đâu hết, nên cũng lấy đem về. Nó không thấy chủ nhân trả lời, [nên] nghĩ cái đó lấy được, đem về. Và cũng suy nghĩ: “Mình tu thật tốt, thật là đạo hạnh”.
Con khỉ cũng vậy. Con khỉ đi lượm một cành xoài đem vô [chỗ] cất của nó. Nó cũng định ăn như vậy.
Riêng con thỏ thì định đi ăn mấy đọt cỏ non trên bãi cỏ KuSa. Lúc nằm ở trong rừng thì nghĩ rằng: “Ta chẳng giàu có gì, [chẳng có] cơm hay những thứ như thế. Nhưng nếu ai đến xin ta điều gì thì ta cũng cho. Thậm chí ta sẽcho cho cả thịt của mình cho người ấy”.
Do tâm khởi lên muốn cho cả thịt [nên] chiêu cảm, lúc đó có một Bà-la-môn đến thử lòng mấy con đó. Thử lòng con rái cá thì con rái cá cho đồ ăn, kêu: “Đồ ăn của tôi đó. Bữa nay tôi nhịn đói giữ Trai giới cũng được, có gì để ăn, tôi cho hết”. Ông đó kêu: “Tốt lắm! Tôi sẽ lấy nhưng ăn khi thích hợp”. Rồi cứ tới thử từng con kia, con nào cũng cho đồ ăn hết. Đến khi thử tới con thỏ, con thỏ nói: “Bây giờ ông hãy chất củi đốt lửa lên cho nóng đi, rồi tôi nhảy vào trong đó để tôi thành thịt nướng cho ông ăn, để ông giữ được bổn phận không sát sanh và giữ được đạo hạnh”.
Quý vị thấy một con thỏ mà như vậy đó. Thực ra người Bà-la-môn đó không phải [là người] bình thường, nên cũng có thể làm ra đám cỏ cháy như vậy, đốt lửa cho con thỏ nhảy vô. Trước khi con thỏ nhảy vô thì nó cũng nghĩ đến các loài động vật khác. Câu chuyện này mình nghe cho kỹ nha! Nó rùng mình cho rớt hết mấy con bọ chét, con trùng, con gì trên người nó ra, để khỏi chết chung với nó, để nó nhảy vô một mình thôi. [Khi] nhảy vô đống củi đang cháy bùng đó, nó nghĩ là hôm nay mình hy sinh thân mạng để cúng dường cho ông Bà-la-môn đó một bữa ăn.
Khi [con thỏ] nhảy vô thì thấy lửa củi lạnh ngắt. Hóa ra người Bà-la-môn đó chính là Thiên chủ của trời Đế Thích, xuống thử mấy vị này thôi. Thấy con thỏ phát tâm như vậy, nên [ngài] thu lại Thần thông, cho nên con thỏ không bị cháy. Lúc đó ông Bà-la-môn (là vua trời Đế Thích) khen [con thỏ] rất là tuyệt vời. Lúc đó mới nói: “Ta là vua trời Đế Thích, ta thử thôi”. Lúc đó vua trời Đế Thích ép một trái núi lấy nước từ trong đó ra, để vẽ hình một con thỏ lên mặt trăng, và sau đó trở lại.
Quý vị biết con thỏ đó chính là tiền thân của đức Phật Thích Ca. Trong Kinh Nikaya (Kinh Tiểu Bộ) nói hình tượng con thỏ đó sẽ giữ mãi trong suốt kiếp này. Tức là tại sao chúng ta nhìn lên mặt trăng có hình con thỏ, là do vua trời Đế Thích đã vẽ kỷ niệm một vị Bồ-tát, tức là tiền thân của đức Phật Thích Ca, dám hi sinh thân mình để cúng dường cho một vị Bà-la-môn một bữa ăn. Còn mấy vị kia, con rái cá chính là tiền thân của ngài A Nan, con chó rừng chính là tiền thân của ngài Mục Kiền Liên, và con khỉ chính là tiền thân của ngài Xá Lợi Phất.
Trong Kinh Nikaya có nói bốn Thần thông sẽ tồn tại suốt kiếp này trên Trái đất: Thứ nhất là tướng con thỏ trên mặt trăng. Quý vị yên tâm, bao giờ Trái đất này tan [thì] mới hết, còn kiếp này sẽ có hình đó và câu chuyện đó. Quý vị tin hay không là chuyện của quý vị, nhưng trong kinh kể như vậy. Thứ hai là câu chuyện mà Thiện Trang cũng đã kể rồi, đó là câu chuyện vị Cư sĩ chứng Tam quả A-na-hàm trong thời đức Phật Kassapa (đức Phật Ca Diếp), mà được đức Phật Ca Diếp cho người tới dỡ hết mái nhà để sửa thất cho Ngài đó. Vị đó được cảm là nhà của vị đó mưa không ướt, tức là mưa khắp nơi nhưng nhà vị đó không ướt. Đức Phật cũng nói suốt kiếp này (tại vì đức Phật Ca Diếp cũng trong thời Hiền kiếp chúng ta mà), cho đến hết Hiền kiếp này, nơi đó không bị mưa ướt. Đó là điều thứ hai. Còn hai điều nữa thôi để bữa khác [Thiện Trang] kể. Đó là những điều mà chúng ta kể rồi.
Cho nên ráng tu làm sao để cảm được như vậy. Ai có niềm tin thì mình tu được như vậy, cảm được như vậy. Thiện Trang xin kể câu chuyện để quý vị nhớ là các ngài tu để thành tựu, [thì] các ngài tu cỡ đó. Còn mình tại vì niềm tin đối với Phật pháp yếu lắm, cho nên tu giữa chừng và không đạt được nhiều lợi ích, cũng không được nhiều cảm ứng. Nếu khi không đạt được nhiều lợi ích, không nhiều cảm ứng thì lại càng nghi. Nghi là một trong Ngũ hạ Phần kiết, thì chúng ta hãy cố gắng [bỏ].
Hôm nay Thiện Trang xin giới thiệu phần đầu tiên trong Kinh Nikaya, đó là: “Con Đường Đoạn Tận Ngũ Hạ Phần Kiết Sử”. Thực ra điều này chúng ta đã học qua, nhưng [Thiện Trang] xin giới thiệu lại:
Con Đường Đoạn Tận Ngũ Hạ Phần Kiết Sử.
Này Ananda (tức là “này A Nan”, trong Kinh Nikaya thì thường dùng chữ “Ananda”. Bên Hán tạng thì bỏ bớt một chữ đi cho ngắn, “A Nan” thôi), con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự đoạn trừ năm Hạ phần Kiết sử, nếu không thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, nhưng năm Hạ phần Kiết sử được biết rõ, hay được thấy rõ, hay được đoạn trừ, sự tình như vậy không xảy ra. Ví như, này Ananda, đối với một cây lớn đứng thẳng có lõi cây, nếu người ấy không đẽo vỏ trong (thực ra chỗ này phải là vỏ ngoài), không đẽo giác cây, nhưng vẫn có thể đẽo được lõi cây, sự tình này không xảy ra.
Đầu tiên muốn đoạn trừ năm Hạ phần Kiết sử thì mình phải có một lộ trình. Giống như muốn đẽo được lõi cây, thì đầu tiên phải đẽo được cái vỏ (vỏ ngoài, vỏ trong), đẽo giác cây xong rồi mới đẽo được lõi cây. Nếu không làm vậy, thì sự tình không xảy ra.
Cũng vậy, này Ananda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự đoạn trừ năm Hạ phần Kiết sử, nếu không thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, nhưng năm Hạ phần Kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn trừ, sự tình như vậy không xảy ra. Và này Ananda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến đoạn trừ năm Hạ phần Kiết sử, nếu thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, thời năm Hạ phần Kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn trừ, sự tình như vậy xảy ra.
Tóm lại là mình theo con đường, vậy con đường đó là thế nào? Đoạn tiếp theo đức Phật cũng lấy ví dụ như trên thôi, nên chúng ta lướt qua:
Ví như, này Ananda, đối với một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, nếu người ấy sau khi đẽo vỏ trong, sau khi đẽo giác cây, thời sẽ đẽo được lõi cây, sự tình này xảy ra. Cũng vậy, này Ananda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự đoạn trừ năm Hạ phần Kiết sử, nếu thực hành con đường ấy, đạo lộ ấy, thời năm Hạ phần Kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn diệt, sự tình như vậy xảy ra.
Bây giờ lấy ví dụ mới:
Này Ananda, ví như sông Hằng (là con sông lớn tại Ấn Độ), nước đầy tràn, con quạ có thể uống được. Rồi một người ốm yếu đi đến và nghĩ như sau: “Sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên kia an toàn”. Nhưng người ấy không thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của người ấy, đến được bờ bên kia an toàn. Cũng vậy, này Ananda, bất cứ ai, khi được giảng pháp để đoạn trừ Thân kiến, nếu tâm của vị ấy không thích thú, không hoan hỷ, không có định tĩnh, không có giải thoát, thời vị ấy cần phải được xem là giống người ốm yếu kia.
Quý vị nhớ năm Hạ phần Kiết sử không? Thứ nhất là Thân kiến, thứ hai là Giới cấm thủ, thứ ba là Nghi, Tham và Sân. Nếu đoạn hết ba Hạ phần Kiết sử đầu tiên là Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi [thì] chúng ta sẽ chứng được Sơ quả Tu-đà-hoàn. Nếu đoạn hết năm thì chứng được Tam quả A-na-hàm. Còn nếu ở giữa, tức là đoạn Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi rồi, giảm được Tham, giảm được Sân, thì sẽ chứng được Nhị quả Tư-đà-hàm.
Cho nên ở đây đức Phật nói vấn đề đầu tiên là đoạn Thân kiến. Cũng vậy, một người nào mà khi được nghe giảng pháp là đoạn trừ Thân kiến, nếu tâm của vị ấy không thích thú, không hoan hỷ, không có định tĩnh, không có giải thoát, thì vị ấy cũng giống như người ốm yếu kia, tức là không qua được sông Hằng.
Vậy mình coi, khi mình nghe được những điều này mình có thích không? Không thích, không có hoan hỷ, không có định tĩnh, không có giải thoát gì hết, tức là mình đúng là người kia rồi đó. Nhiều người bây giờ nghe những giáo pháp giải thoát, [cũng] không thích nghe luôn. Dù đó là lời Phật dạy cho mình để đoạn Thân kiến. Người tu ngay cả tu Tịnh Độ, đoạn Thân kiến để tu cho tốt mà cũng không muốn. Nhiều khi như vậy! Nên chẳng khác nào người muốn qua sông Hằng mà ốm yếu quá, qua không nổi. Nghĩ là qua được nhưng qua không nổi. Đức Phật không nói rõ nhưng chúng ta hiểu là qua không nổi, qua không nổi thì chết giữa sông. Cho nên ráng phải nghe những giáo pháp giải thoát.
Này Ananda, ví như sông Hằng, nước lớn, đầy tràn, con quạ có thể uống được. Rồi một người lực sĩ đi đến và nghĩ như sau: “Sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên kia an toàn”. Người ấy có thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng với tay của người ấy, đến được bờ bên kia an toàn. Cũng vậy, này Ananda, bất cứ ai, khi được giảng pháp để được đoạn trừ Thân kiến, nếu tâm của vị ấy thích thú, hoan hỷ, có định tĩnh, có giải thoát, thời vị ấy được xem là giống như người lực sĩ kia.
Có nghĩa là sẽ đoạn được Thân kiến. Đầu tiên là mình phải thích thú, hoan hỉ đã, rồi có định tĩnh đã, có giải thoát đã, chứ không nghe xong mà không có mấy điều đó là thôi rồi, [thì] mình là người yếu đuối, không phải là lực sĩ trong Phật pháp rồi.
Và này Ananda, thế nào là con đường, thế nào là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm Hạ phần Kiết sử? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo do viễn ly các sanh y (Upadhiviveka), do đoạn trừ các bất thiện pháp, do làm cho an tịnh thân thô ác hành một cách toàn diện, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.
Đó là điều kiện thứ nhất, là phải tu Sơ thiền. Muốn tu Sơ thiền thì đức Phật nói một loạt [những điều] đằng trước nữa. Nào là phải viễn ly các sanh y, nói chung là mình rời các pháp bất thiện. Thật ra điều này nằm trong bảng [ở] bài hôm trước, bảng chín tầng đó, thì quý vị cứ làm từ tầng một lên, bữa sau để Thiện Trang chiếu lại cho quý vị nhớ.
Tầng một [là] quý vị không được sợ hãi, bây giờ nhiều người còn sợ này, sợ kia thì không thể được. Đó là viễn ly các sanh y đó. Rồi đoạn các pháp bất thiện, chứ có gì đâu mà sợ. Nhiều người tu hành mà còn sợ ma, sợ chuyện này, sợ chuyện kia. Như vậy thì không thể nào đắc Thiền được. Đó là những nền tảng căn bản, chúng ta tu hành phải hiểu như vậy.
Rồi do làm cho an tịnh thân thô ác hành một cách toàn diện, rồi ly dục, ly bất thiện pháp. Ly dục ở đây tức là không ham muốn. Rồi rời khỏi các pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, cótầm, có tứ. Tóm lại là chứng được Thiền thứ nhất, [nhưng] chưa đủ! Chứng thiền đó mới Thiền chỉ thôi, còn Thiền quán nữa.
Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là Không, là vô Ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ rằng: “Ðây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-Bàn”. Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các Lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các Lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm Hạ phần Kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-Bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ananda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm Hạ phần Kiết sử.
Đây là đức Phật nói luôn đoạn hết năm Hạ phần Kiết sử, thực ra [điều] này giống bài Kinh Bát Thành hôm bữa. Cho nên đấy là lộ trình giống như bắt buộc, quý vị muốn đoạn năm Hạ phần Kiết sử thì chứng từ Sơ thiền trở lên, và Thiền quán. Ở đây Thiền chỉ, Thiền quán rõ ràng. Tại vì Thiện Trang nói nhiều, nhưng quý vị không tin thì phải trích dẫn kinh như vậy, để quý vị khỏi phải nghi ngờ mất công đi tìm ở đâu, thì có [ở] trong Kinh này, tất cả đều có hết.
Tóm lại những điều này ở trên là Thiền chỉ, ở dưới là Thiền quán. Và để tu Thiền chỉ, Thiền quán, thì chúng ta cũng đã học rất nhiều rồi. Học pháp nhiều, quý vị thấy quán các pháp, thọ các pháp vô thường, lúc nào cũng nói vô thường, khổ. Giống như các điều mình sợ này: giống như cục bướu mình cũng sợ, giống như mũi tên mình cũng né ra, giống như điều bất hạnh mình cũng không muốn, giống như kẻ địch mình cũng sợ, mình né ra. Giống như phá hoại, là Không, [là] vô Ngã.
Tóm lại chỉ cần quán pháp [là] Vô thường, Không, vô Ngã, và lìa xa giùm đi, thì tự nhiên mình sẽ đạt được những thứ sau. Mà ở đây là năm Hạ phần Kiết sử luôn, thì tới Tam quả A-na-hàm, hoặc thậm chí ở đây nói đoạn hết Lậu hoặc, hoặc là nhập Niết-Bàn là chứng A-la-hán luôn đó.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm… ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba… xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Nói tóm lại là có thể chứng được Thiền thứ hai đến Thiền thứ tư. Rồi đoạn sau cũng quán y chang như vậy. Ở trên là Thiền chỉ, ở dưới là Thiền quán, thì cũng đạt tới lộ trình đó. Giống như Kinh Bát Thành bữa trước, chứ không phải là mỗi bộ Kinh Bát Thành [không thôi]. Nội dung này cực kỳ quan trọng cho nên đức Phật nói rất nhiều kinh, nói đi nói lại, tóm lại là phải tu cả Thiền chỉ và Thiền quán để đạt được như vậy. Còn nếu Sơ quả Tu-đà-hoàn thì không cần Thiền chỉ cũng được. Nhị quả Tư-đà-hàm cũng vậy, không đạt được Sơ thiền cũng được, nhưng những quả vị này là phải cần như vậy. Chứ không cần là không được, không chứng mấy [điều] này thì không đoạn được mấy điều đó, nên phải có Thiền. Rồi đằng sau nói thêm Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, v.v… thì cũng vậy thôi, giống bài [Kinh] Bát Thành, cho nên Thiện Trang chỉ lược qua.
Bạch Thế Tôn, nếu đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm Hạ phần Kiết sử thời do hành trì như thế nào mà một số vị Tỷ-kheo chứng Tâm giải thoát, một số chứng Tuệ giải thoát?
Ở đây ngài A Nan đưa ra một câu hỏi, mà chắc cũng nhiều người thắc mắc, là tại sao Thiện Trang [khi] giảng hay chia sẻ rằng: là tại sao có một số người chứng Tâm giải thoát, có người chứng Tuệ giải thoát, có người chứng Câu giải thoát (là vừa [có] Tâm giải thoát và Tuệ giải thoát). [Lý] do tại sao thì đây ngài A Nan cũng hỏi cho mình luôn.
Tại vì A-la-hán cũng có mấy bậc A-la-hán. A-la-hán chứng Tâm giải thoát, có A-la-hán chứng Tuệ giải thoát, và có A-la-hán [chứng] Câu giải thoát. Chứng Tâm giải thoát mà tuệ chưa giải thoát thì có thể thoái chuyển về sơ quả Tu-đà-hoàn. Giống như có câu chuyện đợt trước Thiện Trang chia sẻ đó, có vị đó bảy lần chứng được Tâm giải thoát rồi, nhưng chưa chứng được Tuệ giải thoát nên thoái chuyển, nên lần thứ 7 chứng được là lo tự sát luôn. Tại sao lại có những trường hợp như vậy? Ở đây ngài A Nan đã đưa ra câu hỏi rồi.
Ở đây, này Ananda, Ta nói rằng do sự sai khác về căn tánh.
(64. Ðại kinh Màlunkyà (Mahà Màlunkyà sutta)–Trung Bộ Kinh )
Tóm lại là căn tánh mỗi người khác nhau. Cho nên tu lộ trình thì giống nhau, nhưng có người thì chứng được Tâm giải thoát, có người thì chứng được Tuệ giải thoát, có người chứng được cả hai. Quý vị thấy như vậy đó, cho nên là tại sao có người chứng A-la-hán mà Thần thông không có bao nhiêu, hoặc là chứng Tam quả A-na-hàm mà Thần thông không có bao nhiêu v.v… là tại vì điều đó. Hoặc là có người chứng Sơ quả có Thần thông, có người chứng Sơ quả không có Thần thông, có người chứng Nhị quả có Thần thông, có người chứng Nhị quả không có Thần thông, v.v… là do sự sai khác về căn tánh. Đây là trích từ Đại Kinh Màlunkyà, đó là Kinh thuộc Trung Bộ Kinh, Kinh Số 64, quý vị có thể tìm bộ Kinh này.
Tóm lại quý vị thấy tu gì [thì] cũng phải [tu] Thiền chỉ và Thiền quán, để đoạn năm Hạ phần Kiết sử một cách rốt ráo. Nếu không thì thôi, ráng tu Thiền quán để may ra chứng được Sơ quả Tu-đà-hoàn. Bài đầu tiên, bài thứ hai Thiện Trang đã chia sẻ rồi. Nếu như Sơ quả và Nhị quả có trường hợp, lúc chứng quả lúc đó mình chưa đắc [thiền], tức là trước đó mình chưa tu Thiền gì hết, nhưng lúc đó mình có Sát-na định hoặc là Cận định thì cũng có thể chứng quả, mà thậm chí chứng quả cao nữa. Điều đó có thể được, [nhưng] chứng xong là tuột lại, chứ không còn.
Hôm nay Thiện Trang sẽ tiếp tục chia sẻ phần A Tỳ Đàm cho quý vị. Trong A Tỳ Đàm này, hôm nay giảng về Tâm sở. Trong A Tỳ Đàm có 52 món Tâm sở, khác với bên Duy Thức. Duy Thức Bách Pháp Minh Môn Luận, Duy Thức Đại thừa là có 51 món Tâm sở. Trong bộ Luận Câu Xá chúng ta đang học đây thì có 46 Tâm sở. A Tỳ Đàm bên Nam truyền, Vi Diệu Pháp bên Nam truyền nói 52 món Tâm sở, chia ra gồm có 13 Tâm sở Tợ tha, 14 Tâm sở Bất thiện và 25 Tâm sở Tịnh hảo. Quý vị cộng 13 với 14 là 27, 27 với 25 là 52.
Ở đây Thiện Trang tranh thủ giải thích một chút về thuật ngữ Tâm sở là gì? Nhiều người cũng chưa nhớ. [Khái niệm] Tâm sở do trong kinh không thấy đức Phật định nghĩa, cho nên là mỗi người tự đưa ra theo cảm nhận của mỗi người. Có người nói đó là những trạng thái thuộc về tâm. Ví như Sân là một trạng thái, Tham là một trạng thái đúng không ạ? Rồi ví dụ như có tâm gọi là Tầm. Tầm là gì? Tầm là tìm kiếm, hướng về một đối tượng nào đó, [đó] là một Tâm sở. Hoặc là Tâm sở Niệm chẳng hạn. Niệm là gì? Niệm là ghi nhớ về điều gì đó.
Như vậy đó là những trạng thái tâm, có thể tạm hiểu là những trạng thái tâm, hay là những thành tố để tạo ra tâm. Tức là tâm mình phức tạp, đủ hết mọi thứ trong đó, cho nên gọi là Tâm sở, hay là Tâm sở hữu. Tóm lại nếu dịch theo Tâm sở hay Tâm sở hữu, tức là những điều gì đó thuộc về tâm. Và có tới 52 món [nói] theo A Tỳ Đàm, quý vị hiểu chưa?
Ví dụ như mình có tâm chánh ngữ, thì tự nhiên mình nói ra sẽ thành lời chánh ngữ, mình nhớ kỹ đó v.v… Còn người tâm tà ngữ thì nói ra lời không tốt. Đó [là] tà ngữ, thì ngược lại chánh ngữ. Hoặc là mình có Tâm sở Tư, Tâm sở Tư tức là có chủ ý, chủ đích của việc làm đó như thế nào. Chúng ta đã học qua những tâm đó. Những tâm đó gọi là Tâm sở, và nhiều Tâm sở, 52 món Tâm sở này đều thuộc về tâm, cho nên gọi là Tâm sở hữu. Nếu tên đầy đủ thì gọi là Tâm sở hữu pháp, tức là các pháp thuộc về tâm, mình hiểu như vậy.
Bây giờ Thiện Trang giới thiệu thứ nhất là 13 Tâm sở Tợ tha. #Tợ có nghĩa là tương tự, thật ra nói đúng nghĩa ra là cung cấp. Nó giống như nương theo người khác thôi, Tợ tha tức là nó cung cấp cho người khác thôi. Bữa nay có người nói nghĩa khác là Tâm sở Trung tính, tức là lúc nào nó cũng đi kèm, 13 Tâm sở này đi kèm hoặc là [với] 14 Tâm sở Bất thiện hoặc là 25 Tâm sở Tịnh hảo (Tâm sở tốt).
Bên Duy Thức Bách Pháp Minh Môn Luận thì nói Tâm sở thiện và Tâm sở Bất thiện, có 11 Tâm sở Thiện và 26 Tâm sở Bất thiện. Nhưng bên này thì chia ngược lại, 25 Tâm sở Thiện (Tịnh hảo là thiện), 14 Tâm sở Bất thiện, [Tâm sở Thiện] nhiều hơn, ngược với bộ Duy Thức Bách Pháp Minh Môn Luận. Thật ra là giống nhau thôi, chỉ có cách chia khác nhau.
Còn điều này [Tâm sở Tợ tha], gọi là trung tính, thật ra là nó đi kèm với [Tâm sở Bất thiện và Tâm sở Tịnh hảo]. Từ từ [chúng ta] học vô rồi thì ta hiểu tại sao nó đi kèm. Có khi những thằng ở trong 13 [Tâm sở Tợ tha] này, sẽ đi kèm với những Tâm sở Bất thiện, hoặc đi kèm với Tâm sở Tịnh hảo (Tâm sở tốt). Đấy là những Tâm sở, mình chỉ cần nắm 52 món Tâm sở này là mình tu được.
Con đường chứng Thánh, ngoài cách tu theo kiểu hôm bữa [trong] Kinh Bát Thành, và Thiện Trang có chia sẻ về chín tầng đoạn Phiền não. Hoặc là vừa rồi, là tu theo cũng giống như Kinh Bát Thành, cũng phải chứng Sơ thiền bên Thiền chỉ rồi [Thiền] quán nữa v.v… trở lên. [Tu mức] độ đó là độ thô. Nếu mình làm không được, thì có điều gì tỉ mỉ hơn? Chính là điều này. Tâm sở này chính là cái tỉ mỉ nhất để tu. Khi mình nắm thuộc làu 52 món Tâm sở này, khi tâm mình khởi lên điều gì thì mình biết điều đó, mình điều tiết để cho nó hướng đến đạt được kết quả. Ở đây Thiện Trang có chốt dòng này:
* Sự kết hợp của Tâm (Tâm là riêng nha)+ các loại Tâm sở thuộc các nhóm trên thì tạo ra 121 loại tâm gồm: 67 Tâm thiền + 40 Tâm siêu thế + 12 Tâm bất thiện + 24 Tâm thiện Dục giới + 18 Tâm vô nhân.
Có nghĩa là tâm là riêng rồi, nhưng phải kết hợp với các loại Tâm sở này. 52 món, kết hợp đủ kiểu hết, lúc có thằng này, lúc không có thằng này. Tức là thằng đó có khi có, thằng kia có thể có cùng với nó, có khi hai thằng cùng có với nhau v.v… thì kết hợp lại, không phải kết lộn cào cào mà chỉ kết hợp ra được 121 trường hợp thôi. Nghĩa là 52 món này, không phải quý vị học xác suất, quý vị học tổ hợp chỉnh hợp rồi quý vị lấy C có chập bao nhiêu? Không phải như vậy, mà nó kết hợp có quy luật trong đó, đưa ra 121 loại tâm thôi, gồm:
– 67 Tâm thiền: Ai muốn tu đắc Thiền, thì phải điều tiết các món Tâm sở làm sao đó, để mình đạt 67 trường hợp Tâm thiền này.
– [40 Tâm siêu thế]: Ai muốn đắc đạo thì điều tiết làm sao để được 40 loại Tâm siêu thế. Mình điều tiết, kết hợp các Tâm sở nào với Tâm sở nào, để làm sao phát huy mạnh lên thì được Tâm sở như thế. Đắc đạo là 40 trường hợp này.
– [12 Tâm bất thiện]: Quý vị muốn đọa lạc phải không? 12 Tâm bất thiện, là đọa lạc đây, muốn xuống các đường ác [thì dùng] Tâm bất thiện.
– 24 Tâm thiện Dục giới: Ai muốn [lên] cõi Người, cõi [Trời] cho tới trời Tha Hóa Tự Tại, mấy cõi Dục giới là 24 Tâm thiện Dục giới.
– 18 Tâm vô nhân: trường hợp 18 Tâm vô nhân là không chứng Thiền, không chứng quả được, thì cũng xếp vào bất thiện thôi, đa số là vậy. Như vậy mình nắm được bảng này rồi mới tu.
Cho nên học, tại sao môn A Tỳ Đàm hay? [Là] hay ở chỗ này. Mình chỉ cần nắm vậy thôi là mình tu. Thiện Trang đưa ra ví dụ luôn.
Ví dụ: Khi phát triển duy trì đồng thời sự có mặt 8 Tâm sở, gồm Tâm sở Niệm, Tầm, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Nhất hành, Cần, Trí tuệ (có khi ghi Tuệ thôi) thì tạo thành một trong các loại Tâm siêu thế (đầy đủ Bát chánh đạo) thì đắc đạo chứng Thánh quả. (Niệm->Chánh niệm; Tầm-> Chánh tư duy; Nhất hành ->Chánh định; Cần->Chánh tinh tấn; Tuệ -> Chánh kiến)
Quý vị muốn đắc đạo chứng Thánh quả thì công thức đây. Quý vị học quý vị nắm được, quý vị làm sao vận dụng được tám món Tâm sở này.
1. Tâm sở Niệm: niệm là ghi nhớ.
2. Tâm sở Tầm: tầm là mình hướng đến một đối tượng nào đó, giống như con ong hướng về bông hoa.
3. Chánh ngữ là tâm mình tự nhiên nghĩ toàn những lời nói ra, hay lời viết ra là lời tốt, lời hay. Không phải Chánh ngữ này là tốt, hay bình thường đâu, mà phù hợp với Chánh pháp. Từ từ chút nữa [sẽ] nói phù hợp Chánh pháp thế nào.
4. Chánh nghiệp thì dễ hiểu, là ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý. Là những nghiệp của mình tạo ra, những nghiệp đó tương ưng với Chánh pháp, cho nên gọi là Chánh nghiệp. Chánh pháp là quý vị phải tin nhân quả. Quý vị tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, làm theo giáo pháp [của] Phật.
5. Chánh mạng là nuôi mạng chân chánh. Nuôi mạng chân chánh là mình làm, mình tránh nghề trộm cắp, sát sanh, mấy nghề hại chúng sanh v.v… mình né ra. Đó là Chánh mạng. Tâm mình khởi lên, tức là mình làm gì mình nghĩ: “À không được, nghề này phải là nghề chánh mạng”. Thì dần dần mình có được Chánh mạng này.
Còn Chánh nghiệp là mình nghĩ trong tâm, mình duy trì được, làm ra việc gì [thì] ba nghiệp thân, khẩu, ý cũng đúng với Chánh pháp. Điều này khó! Nhiều người không biết, thì từ từ mình [xem] nó nằm ở đâu.
6. Nhất hành là sao [thì] mình chưa học. Nhất hành thật ra là định, tâm mình hướng vào đối tượng nào đó, tập trung vào đối tượng đó.
7. Cần tức là siêng năng.
8. Tuệ là trí tuệ, thì sẽ tạo ra một loại trong các loại Tâm siêu thế.
Lúc đủ tám tâm này, sẽ chuyển thành đầy đủ Bát chánh đạo. Khi đầy đủ Bát chánh đạo là đắc đạo Thánh quả. Bởi vậy cho nên đức Phật mới nói là con đường để đắc Thánh quả là Bát thánh đạo (Bát chánh đạo), gồm tám chi phần. Ở đây tại sao như vậy, thì Thiện Trang có giải thích. Đầu tiên, Niệm là ghi nhớ, khi huân tập Tâm sở này đủ mạnh, thì sẽ chuyển thành Chánh niệm. Chánh niệm là sao? Điều này thì nhiều khi khó quá, thôi giải thích Bát chánh đạo theo thứ tự:
*Bát chánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
1. Chánh kiến: Tâm sở Tuệ sẽ biến thành Chánh kiến. Tại sao? Vì khi nó đủ mạnh thì biến thành Chánh kiến. Nhưng Tâm mình hướng về, mình tập trung vào đâu đúng không ạ? Quý vị nhớ, bình thường mình hướng về Phật pháp, mình suy nghĩ với Phật pháp, có nghĩa là mình tin nhân quả luân hồi, tin đọa lạc, tin thế này thế kia, điều này khó lắm! Hồi xưa mình tưởng Chánh kiến dễ, sau này Thiện Trang coi kinh rồi Thiện Trang mới thấy, định nghĩa Chánh kiến không đơn giản.
Chánh kiến là gì? Chánh kiến là quý vị tin có cha, có mẹ, có đời sau, có Thánh nhân, có đắc đạo, có lành ác, tin đời giả tạo v.v… Bây giờ mấy ai tin? Quý vị thấy có Chánh kiến chưa? Bây giờ nghe nói, Chánh kiến là thế này. Chánh kiến nghe nói thầy giảng đời vô thường, con cái trong gia đình là giả tạo, nó tới đòi nợ, [vì] nghiệp nhân [nên] nó tới thôi, chồng vợ [là] giả hết. Tất cả điều này điều kia là giả. Mình nghe vậy thôi chứ mình có thấy vậy đâu. Bao giờ mình thấy được như vậy thì mình mới có Chánh kiến. Đó là quý vị có Chánh kiến. Có Tâm sở Tuệ này thì mới có Chánh kiến nha.
2. Chánh tư duy: là điều thứ hai trong Bát chánh đạo. Chánh tư duy là [Tâm sở tầm hướng đến] trí tuệ, tức là khi đó mình có trí tuệ. Trí tuệ đó [khi mình] suy nghĩ, tức là mọi suy nghĩ của mình, tư duy là suy nghĩ mà, suy nghĩ của mình toàn là hợp với Phật pháp. Còn bây giờ mình thì sao quý vị? Mình nghe thầy Thiện Trang giảng, nghe thầy nào đó giảng đời là giả tạo, con không phải thật, nó tới đầu thai thôi v.v… Nhưng mình vẫn lén lén nghĩ: “Ông thầy giảng kệ ổng, còn mình [coi] con mình là con mình mà, con mình đẻ ra mà thầy lại nói nó đầu thai v..v…”
Tức là mình chưa có [Chánh] tư duy. Tư duy đó là tà tư duy, không phải là Chánh tư duy. Chánh tư duy là [hướng về] trí tuệ, là quý vị suy nghĩ hoàn toàn đúng với Phật pháp cơ. Mình có đúng đâu. Chưa! Rớt rồi đó. Chánh kiến, Chánh tư duy rớt sạch, thì lấy đâu ra chánh tiếp theo.
3. Chánh niệm: Chánh niệm là quý vị ghi nhớ, nhớ như vậy. Lúc nào trong đầu cũng nhớ đời là vô thường, là giả tạo. Con cái cũng vậy, [do] nhân duyên mà đến. Cha mẹ cũng vậy. Đời này có một đứa con, đời quá khứ có mấy đứa con v.v… Tâm luôn luôn nghĩ như vậy thì đó mới là Chánh niệm, nhớ luân hồi, nhớ mọi thứ. Còn bây giờ mình có nhớ không quý vị? Thường quên đúng không? Cho nên Kinh Vô Lượng Thọ gọi là “Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo”. Đó là Chánh niệm. Chúng ta không nhớ, chúng ta quên hoài, đúng không? Quên hoài nên đâu có Chánh niệm.
Cho nên Bát chánh đạo chỉ cần khi đầy đủ cùng một lúc thôi, tức là tám điều đó hiện diện [cùng] một lúc thì đắc đạo. Còn thông thường ở đây, chúng ta có điều này mà không có điều kia. Tức là tám điều này phải có [cùng] một lúc, đúng một lúc có đầy đủ, chứ không phải là lúc có điều này, không có điều kia. Cho nên người tu là họ nhắm vào đây, ai học A Tỳ Đàm là họ nhắm vào đây, công thức nằm ở đây, làm sao tám điều này có mặt cùng một lúc. Nếu như tám điều này có mặt cùng một lúc [thì] đắc đạo. Đơn giản vậy thôi. Ít nhất là cũng [chứng] Sơ quả Tu-đà-hoàn, khi tám điều này [có mặt đầy đủ cùng lúc].
Như vậy Thiện Trang đã nói về Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh niệm rồi.
4. Chánh định: tâm Chánh định là Nhất hành. Nhất hành là tập trung vào đối tượng. Đó là Tâm sở Nhất hành. Chúng ta sẽ học Tâm sở Nhất hành là như thế nào. [Mình] không biết, nhưng thật ra [Tâm sở này] mạnh lên, [thì] đủ chuyển thành Chánh định. Định đó cần sự tập trung.
5. Chánh tinh tấn: Tâm sở Cần chuyển thành Chánh tinh tấn. Chánh tinh tấn là mình luôn luôn [đặt] tâm ở trong đó, mình luôn luôn nghĩ về Chánh pháp, luôn luôn, xuyên miết hướng đến giải thoát.
Còn ba điều Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thì đủ Bát chánh đạo rồi, khỏi phải phân tích.
Bây giờ Thiện Trang chỉ phân tích: Niệm trở thành Chánh niệm. Tâm sở Tầm phát triển mạnh lên sẽ thành Chánh tư duy. Tâm sở Nhất hành chuyển thành Chánh định. Tâm sở Cần chuyển thành Chánh tinh tấn. Tâm sở trí tuệ (Tâm sở Tuệ) chuyển thành Chánh kiến. [Quý vị] cứ nhớ vậy.
Cho nên ngay vào đây Thiện Trang đã cung cấp cho công thức đắc đạo rồi. Quý vị nhớ giùm bấy nhiêu đây, mai mốt mình học hết mấy Tâm sở rồi, mình làm sao phát huy được tám Tâm sở này thôi. [Tám Tâm sở này] có mặt đồng thời một lúc, thì quý vị được một loại Tâm siêu thế, là do đầy đủ Bát chánh đạo, thì ngay lúc đó đắc quả Thánh.
Như vậy ở dưới này Thiện Trang có ghi rõ Bát chánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Chúng ta đã học hết mấy điều này, hầu như ai cũng biết. Quý vị thấy không ạ? A Tỳ Đàm tu hay lắm, là dùng tâm. Vậy thì bây giờ làm sao tu? Bây giờ phải nắm được tâm đúng không? Thiện Trang nói không cần nắm nhiều tâm lắm đâu, mình chỉ cần nắm 52 món Tâm sở này, và mình làm sao để phát triển được ít nhất tám tâm đó. Tất nhiên sẽ có những tâm khác đi kèm, nhưng chỉ cần tám [tâm] đó có mặt đồng thời.
Thông thường chúng ta tu, người nào tu giỏi lắm thì thông thường sẽ xuất hiện được nhiều điều trong tám Tâm sở này. Có khi quý vị có Niệm (có ghi nhớ). Có người thất niệm không nhớ gì Phật pháp hết, đó là mất niệm. Còn nếu mà chúng ta tu có hướng về Phật pháp, hướng về chánh đạo thì dễ rồi. Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thì dễ. Nhưng có khi Niệm có, nhưng Tuệ không có, Tuệ này nhiều khi không có. Có khi Cần mình có, nhưng Nhất hành không có, là không có định. Mình cứ rớt qua rớt lại, cho nên không đủ. Nếu mình đầy đủ tám điều đó là đủ Bát chánh đạo, thì chứng quả ngay, ít nhất cũng [chứng] Sơ quả Tu-đà-hoàn. Vào [được] một lần là vào luôn đó quý vị, cho nên ráng nha, mình duy trì được.
Hôm nay Thiện Trang sẽ chia sẻ 13 Tâm sở Tợ tha trước. 13 Tâm sở Tợ tha này chia ra 2 loại, gồm có: 7 Tâm sở Biến hành và 6 Tâm sở Biệt cảnh. Ai học Duy Thức Bách Pháp Minh Môn Luận của Đại thừa, thì cũng có hai loại tâm này, nhưng [chỉ có] 5 Tâm sở Biến hành và 5 Tâm sở Biệt cảnh thôi. Còn bên này thì tăng lên thành 7 Tâm sở Biến hành và 6 Tâm sở Biệt cảnh.
Ở đây Thiện Trang nói về Tâm sở Tợ tha là gồm 13 [loại], thì chia thành 2 nhóm. [Lúc] nãy [Thiện Trang] đã nói Tợ tha là gì rồi. Tức là thằng này có đi kèm với những thằng khác, có thể đi kèm với Tâm sở Bất thiện hoặc là Tâm sở Tịnh hảo (Tâm sở thiện).
Tợ tha giống như trung tính, thực ra không phải trung tính, mà nó đi kèm với mấy nhóm kia. Và [Tâm sở Tợ tha] này không làm chủ được nó, đi với [nhóm] ác thì thành ác, đi với [nhóm] thiện thì thành thiện, đi với [nhóm] tốt thì thành tốt. Giống như đi với Phật thì mặc áo cà sa, còn đi với ma mặc áo giấy vậy đó. Có nghĩa trong mấy nhóm này, nó đi kèm với mấy thằng đó, và không quyết định đó là thiện hay ác. Mà quyết định thiện hay ác, tốt hay xấu, là do thằng khác.
Giống như có thằng ba phải, không biết gì hết, trong xóm rủ đi chơi, mấy thằng kia kêu đi làm việc tốt, ra lượm ve chai, lượm rác. [Khi] ra gặp đoàn thanh niên, bảo làm toàn việc tốt thì nó làm việc tốt. Chiều đi về mấy thằng kia rủ đi nhậu thì nó cũng đi nhậu, rủ đi ăn trộm thì nó cũng đi ăn trộm. Tóm lại thằng đó là ba phải, bên phe nào [cũng] theo. [Nói] ngôn ngữ như vậy thì quý vị hiểu rồi. 13 Tâm sở Tợ tha là kiểu như vậy.
Hôm nay có lẽ chúng ta chỉ có thời gian học bảy Tâm sở Biến hành thôi, còn hôm sau mình sẽ học sáu Tâm sở Biệt cảnh. Tại vì học một lúc nhiều quá quý vị không nhớ đâu, học ít ít thôi.
I. Tâm sở Tợ tha gồm 13 chia làm hai nhóm | |||
I.A. Tâm sở Biến hành gồm 7: | |||
1.Xúc | 2.Thọ | 3.Tưởng | 4.Tư |
5.Nhất hành (định) | 6.Mạng quyền | 7.Tác ý |
Thiện Trang giải thích thế nào là Tâm sở Biến hành? Bây giờ nhiều người học Bách Pháp Minh Môn Luận rồi, có biết thế nào là Tâm sở Biến hành, tại sao lại gọi là Biến hành không? Cho nên có chút vốn biết chữ Hán cũng đỡ lắm quý vị. #Biến có nghĩa là khắp; #hành là đi, đi khắp. Có nghĩa là bảy Tâm sở này gồm có: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất hành (định), Mạng quyền, và Tác ý. Bảy tâm sở này luôn luôn có mặt trong tất cả các trường hợp, tức là trong 121 trường hợp Tâm này, thì bảy điều này không thể không có. Tức là luôn có, cho nên mới gọi là Biến hành.
Còn sáu Tâm sở Biệt cảnh, gọi là Biệt cảnh tức là riêng biệt theo cảnh, có cảnh thì có, tức là trong 121 [tâm] này có lúc có, có lúc không cần có. Còn bảy [Tâm sở Biến hành] này bắt buộc lúc nào cũng có hết, cho nên gọi là Tâm sở Biến hành.
Có nghĩa là giống như quý vị đi đâu thì cũng phải mang chân, mang tay của quý vị đi theo. Quý vị làm việc ác, việc thiện gì, thì tay chân cũng phải đi theo. Không thể nào quý vị đi mà bỏ chân, bỏ tay ở nhà. Trừ khi mấy người bị cụt chân, cụt tay mang đồ giả thôi. Còn thực tế mình đi đâu cũng phải mang chân mang tay theo. Làm việc ác, việc thiện gì cũng mang tay mang chân theo.
Tâm sở Biến hành [cũng như] vậy, việc thiện, việc ác, việc gì, nó cũng phải có mặt hết. Có mặt nhưng nó không quyết định, nghe mấy thằng kia thôi, mấy thằng kia xúi đi hướng nào thì đi hướng đó. Giống như tay chân mình theo đầu mình thôi, xúi thế nào thì làm theo thế đó, chứ không biết thiện hay ác, nó chỉ thực hiện theo thôi. Nên quý vị hiểu Tâm sở Biến hành là vậy.
Còn Biệt cảnh, Biệt cảnh tức là cảnh riêng biệt, có thể trong hoàn cảnh này thì có, còn cảnh kia thì không có. Các cảnh đó sẽ học bữa sau, hôm nay ráng học bảy Tâm sở Biến hành này.
Bảy Tâm sở Biến hành này cũng không khó gì, nếu ai học Đại thừa Bách Pháp Minh Môn Luận thì chúng ta có: Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư. Chúng ta đọc Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư, thì ở đây chỉ thêm hai điều là Nhất hành và Mạng quyền thôi. Bên A Tỳ Đàm thêm hai điều nên tăng thêm. Bây giờ chúng ta tìm hiểu từng điều:
1. Xúc: Xúc là gì? Chúng ta nghe xúc là biết liền; #xúc có nghĩa là mang tính xúc chạm, là tiếp xúc. Nhưng xúc chạm này mang tính tinh thần, chứ không phải xúc chạm là mình lấy tay này chạm vào tay kia, không phải. Nó đâu cần chạm đâu, mắt thấy một đối tượng nào đó, đâu cần chạm, đâu cần tiếp xúc. Nói đơn giản là, đối tượng nào đó rơi vào tầm ngắm của các giác quan, và các giác quan có nhận thức về đối tượng đó.
Ví dụ quý vị đang nhìn trên màn hình điện thoại, hay tivi, quý vị đang thấy cảnh gì, thấy Thiện Trang đang đưa tay lên, thấy tượng Phật đằng trước v.v… thấy gì đó. Tức là cảnh đó, đối tượng đó đã rơi vào tầm ngắm của cặp mắt quý vị, tức là Nhãn thức quý vị đã làm việc để thấy được hình tượng đó. Đó gọi là xúc chạm về mặt tinh thần của mắt.
Tương tự, âm thanh truyền từ đâu đó, nhưng nó truyền vào tai của quý vị, thì quý vị mới tiếp xúc được âm thanh đó, nghe được âm thanh đó. Tức là rơi vào tầm ngắm của tai, tầm ngắm của giác quan là tai, tai mình nghe được âm thanh, đó gọi là Xúc. Và Xúc này gọi là Nhĩ xúc.
Tương tự mình nghe mùi rất khó chịu bay từ đâu đó. Thật ra có mùi [là vì] nó đã chạm được, rơi vào tầm ngắm của mũi mình, cho nên mình ngửi được.
Tương tự [với] Vị; #Vị tức là vị ngọt, chua, đắng, cay gì đó, rơi vào tầm ngắm của lưỡi mình, tức là các giác quan mình hoạt động.
Thân mình tiếp xúc thấy êm ái, nhẹ nhàng, hay là ngồi ghế cứng quá v.v… Những điều đó gọi là Xúc. Và Ý nữa, ý là đối với pháp, những điều đó thuộc về Xúc.
Tóm lại, mình chỉ cần hiểu đơn giản là sự xúc chạm mang tính về tinh thần. Có đối tượng nào đó rơi vào tầm ngắm của các giác quan của mình, và mình có nhận thức về đối tượng đó, như vậy là Xúc. Mình hiểu vậy thôi, đừng có nặng nề về vấn đề từ ngữ.
Học Phật pháp, mình đừng có thuộc như con vẹt, mà hãy hiểu được, mình hiểu được là được. Mình hiểu được thì mình hành. Và [những tâm sở] này gọi là Tâm sở Biến hành. Biến hành là lúc nào cũng có rồi, cho nên quý vị muốn hay không thì nó cũng có rồi, cứ tiếp xúc là có, lúc nào cũng có hết. Cho nên chân tướng của Tâm sở Xúc này, là sự xúc chạm, chạm nhau mang tính tinh thần. Và điều này mang tính chất là tiếp xúc với cảnh.
[Tâm sở Xúc] do ba yếu tố thành lập nên: Một là Tâm, là của tâm mình; Hai là căn, căn tức là các giác quan của mình; Ba là cảnh, cảnh tức là cảnh trần gộp lại. Ba yếu tố này tạo nên. Và lúc đó phải có cảnh thì mới có xúc được, không có cảnh thì làm sao có xúc. Ví dụ quý vị ở trong môi trường im ắng quá, không có âm thanh gì hết, thì làm sao tiếp xúc được âm thanh. Hoặc cho quý vị vô trong phòng tối quá, không có ánh sáng, thì mắt của quý vị đâu có thấy gì, thì đâu có xúc. [Nên] những điều đó, cần phải có cảnh.
[Xúc] này tất nhiên có sáu xúc: Nhãn xúc, Nhĩ xúc, Tỷ xúc, Thiệt xúc, Thân xúc, Ý xúc. Trong đó đối với ý là pháp, pháp là ý nghĩ ra điều gì đó. Ví dụ mặc dù mình chưa đến Niết-Bàn bao giờ, nhưng bây giờ Thiện trang nói Niết-Bàn, thì quý vị cũng hình dung, mường tượng được Niết-Bàn là thế nào đó. Tức là ý mình đã tiếp xúc với khái niệm Niết-Bàn, cho nên bắt đầu mường tượng ra được Niết-Bàn.
Hoặc mình nói quả A-la-hán, mặc dù mình chưa đắc quả vị A-la-hán bao giờ, nhưng mình cũng mường tượng ra được, thì từ ngôn ngữ dịch qua cho mình gọi là Pháp trần. A-la-hán là một pháp, Niết-Bàn là một pháp v.v… Ví dụ ở miền Nam có bánh xèo chẳng hạn, thì quý vị nghe tưởng tượng ra được bánh xèo như thế nào, đó là Pháp trần. Từ nghe chuyển qua thành ý thức của mình nhận được, thì Ý thức Thứ sáu nhận được thông tin đó, gọi là Xúc thức.
2. Thọ: #Thọ là trạng thái tiếp thu, cảm nhận đối tượng qua sáu căn. Ở đây nói đơn giản, ví dụ như chúng ta có cảm nhận về mắt, chúng ta thấy bữa nay hình đẹp quá, bữa nay có gì đó v.v… đó là cảm nhận. Mình thấy rồi mình [mới] nói đẹp hay xấu, đẹp quá cho nên hoan hỉ. Hôm nay nghe âm thanh của thầy nói nghe chát tai, khó chịu quá. Đó là cảm nhận, cảm thọ về âm thanh. Hoặc là hôm nay âm thanh của điện thoại rè rè, nghe khó chịu quá, thì đó là cảm nhận. Hoặc là mạng yếu quá, giật giật khó chịu, đó là cảm nhận của mình qua các giác quan. Hoặc cảm nhận mùi thơm dễ chịu, cảm nhận mùi thơm đó thấy khó chịu quá. Như mùi trái sầu riêng ở miền Nam có người thì thích, nhưng có người không chịu được. Rồi cảm nhận về vị, như có người thích ăn ngọt thì [cảm thấy] món này ngọt vừa đó, còn người kia thì [cảm thấy] ngọt quá, khó chịu. Có những cảm thọ như vậy.
Cảm thọ này là yếu tố đóng vai trò quan trọng để tạo ra thiện hay bất thiện. Tại sao? [Vì] khi mình cảm thọ, mình thấy khó chịu là mình [có tâm] bất thiện thôi, chống đối liền đúng không? Mùi hôi quá! Mở cửa, mở cửa. Còn [nếu] thấy dễ chịu thì [kêu] cho ngửi chút đi. Đó là gì? Thọ này là nguyên nhân tạo ra hầu như những yếu tố quan trọng, đóng vai trò để [tạo Tâm sở] thiện hay không thiện. Cho nên tu hành mình chú ý chỗ thọ này nha. Chỗ thọ này nguy hiểm lắm, mình phải làm chủ.
Thọ thì thông thường chia làm 3 loại (chia rộng là 5 loại), gồm có: Thọ khổ, Thọ lạc, Thọ xả.
– Thọ khổ: là cảm thấy khó chịu, như mùi hôi quá, ánh sáng chói mắt quá.
– Thọ lạc: là bữa nay ánh sáng dịu dàng, đẹp, âm thanh nghe êm tai, rồi mùi hôm nay dễ chịu quá, đồ ăn ngon. Những cảm thọ do các giác quan tiếp xúc với vật, đối tượng, mà mang lại. Rồi nghe pháp cũng vậy, cũng câu nói bữa nay thầy Thiện Trang giảng hay quá. Rồi một hồi thầy giảng buồn ngủ, khó chịu, thầy giảng gì đâu toàn lý thuyết không. Đó cũng gọi là cảm thọ, cảm thọ qua pháp.
[Như vậy] có ba thọ là: Khổ thọ, Lạc thọ, và [Xả thọ]. Còn nếu chia rộng thêm ra: là Ưu và Hỉ.
– Ưu là khó chịu, ray rứt. Tức là chưa đến mức độ khổ lắm, khổ là nặng hơn. Nhưng nếu thấy vừa vừa, hơi hơi khó chịu một chút thì gọi là Ưu.
– Hỉ là vui. Nhưng Hỉ này là vui sơ sơ, còn Lạc thì vui nhiều hơn. Hỉ là chỉ vui sơ sơ thôi.
– Thọ xả là không có lạc, không có khổ, không có hỉ, không có ưu gì hết. Giống như trơ trơ, [ví dụ] như ba người vô một cái phòng chất đầy sầu riêng, thì một người nói: “Ôi! Sầu riêng thơm quá!” Người đó là đang thọ hỉ, hoặc là thọ lạc. Người kia nói: “Ôi! Sao mùi sầu riêng khó chịu quá, hôi quá, khó chịu quá!” Người đó là đang thọ khổ, có thể nói là thọ ưu, đúng không? Người thứ ba nói: “Có gì đâu, tôi thấy mùi này quen rồi, tôi ở đây hoài nên tôi thấy mùi này bình thường, không có gì hết. Ngày nào tôi chẳng ở đây.” Đó gọi là Thọ xả.
Xả có nghĩa là không lạc, không khổ, không ưu, không hỉ. Và tu để ra khỏi sanh tử, thì quý vị chú ý giùm chỗ Thọ xả này. [Nếu] mình khổ thì mình đọa lạc, công thức trong A Tỳ Đàm nói là: Sáu căn tiếp xúc với cảnh giới Sáu trần, mà cảm thọ bất như ý, tức là thọ khổ hoặc thọ ưu, thì tạo nghiệp đầu thai, khiến cho tâm đời sau lại thọ cảnh không như ý, đời sau khổ tiếp. Cho nên đời sau sẽ khổ. Còn nếu như quý vị thọ lạc, Sáu căn tiếp xúc với Sáu trần cảm thấy dễ chịu, cảm thấy hoan hỷ, vui vẻ, thì tạo tâm đầu thai, nghiệp đó tương lai quý vị được cảnh như ý.
Cho nên nó thường chạy theo vòng đó, đã như ý rồi, lại như ý tiếp, nếu như mình biết. Nhưng muốn ra khỏi sanh tử thì phải trơ trơ, nghĩa là thọ lạc, [thọ] khổ cũng được, kệ nó! Ta xả thọ. Cho nên nóng cũng được, lạnh cũng được, cũng thấy bình thường. Cảm thấy bình thường, chứ đừng gắng gượng, gắng gượng là giả, lừa mình là không được, phải cảm thấy bình thường cơ.
Nếu không chịu đựng được thì sao? Ví dụ như bây giờ nhiệt độ lạnh quá, chịu không nổi, thì phải tăng nhiệt độ lên đúng không? Mình chỉnh như thế nào cho vừa đủ, cảm nhận nhiệt độ vừa với mình, thì mình mới xả thọ được chứ, sức mình chịu đựng không nổi mà. Cho nên Thiện Trang nói đôi khi quý vị ăn, mà ăn uống khổ quá, [nếu] quý vị cảm nhận bình thường thì ok, tuyệt vời. Nhưng quý vị cảm thấy: Ôi! Sao khó ăn, khó nuốt vậy dữ ta. Nhưng mình cũng ráng ăn, ráng ăn, vì mình ăn món này là không phân biệt.
Thực tế quý vị không phân biệt không được đâu. Tại vì không phân biệt là ở tầng hai, quý vị chưa làm được tầng một mà. Quý vị phải nâng cấp lên cho bình bình, ngang với sức chịu đựng của mình, thì mình ăn với tâm xả thọ.
Cho nên Thiện Trang giảng, nhiều khi có người bảo thầy tu mà đề xướng ham ăn. Không phải! Ham ăn là cũng chết nữa, ham ăn là Lạc thọ rồi, Lạc thọ cũng bị đọa mà, cũng ở trong Dục giới thôi, không được! Phải là Xả thọ. Tức là mình nâng cấp vừa phải, đừng có [thấy] ngon quá, ăn cho nhiều vô, ăn ào ào là đang trong loài Súc sanh đó. Có phước mới được cõi Người, cõi Trời. Nhưng nói chung đó là Thọ lạc. Không được!
Cho nên tu mấy Tâm sở này là tu, đạo Phật dạy là trung đạo. Quý vị thấy đức Phật đâu có chủ trương ăn khắc khổ đâu. Quý vị thấy thời xưa đức Phật đi khất thực, khất thực thì người ta cho gì ăn nấy, có những gia đình cúng dường toàn đồ ngon không. Quý vị coi trong kinh, toàn cúng dường đồ ngon không, mà các ngài ăn vẫn bình thường. Rồi có gia đình cúng dường toàn đồ [dở] không thôi, [các ngài] cũng ăn bình thường. [Phải] trung đạo, khổ cũng không được, mà vui cũng không được, kiểu gì không cũng được. Cho nên tu hành khó vậy đó, phải là bình thường tâm thị đạo. Ngôn ngữ của Đại thừa gọi là ‘bình thường tâm thị đạo’, tức là tâm bình thường là xả thọ đó.
Quý vị thấy không? Xúc thì mình cũng phải tu nữa, giờ mình quay từ Thọ [trở lại] Xúc.
Xúc: Điều nào [làm mình] khó chịu quá, chịu trận không nổi thì mình tránh. Đức Phật luôn nói là tránh. Ví dụ như trong Kinh Khu Rừng, hay rất nhiều bộ kinh, đức Phật nói nơi nào không yên ổn, không có giáo pháp, nơi đó không giúp cho mình tăng trưởng về thiện pháp tu hành, nơi đó còn khó khăn quá, không có đồ ăn. Thì đức Phật nói đi ngay trong đêm, không cần phải từ giã, đi luôn. Còn nếu nơi đó tuy hơi khó, hơi khổ một chút, nhưng [giúp] tăng trưởng đạo tâm, tu tốt, thì ráng ở. Dù người ta đuổi cũng ráng năn nỉ xin ở lại. Còn nơi nào ăn uống đầy đủ, nhưng không giúp cho tăng trưởng đạo tâm, con đường tu đạo không tốt, thì cũng xin từ giã mà đi. Mình lịch sự, nên xin phép đi, còn đi không [thì] có lỗi với người ta. Còn những nơi không có [giáo pháp] thì khỏi cần từ giã, đi luôn. Đây là trong Kinh Khu Rừng. Còn nơi vừa được ăn uống đầy đủ, vừa được tăng trưởng đạo tâm, điều kiện tốt, v.v… thì đức Phật nói ráng ở suốt đời. Quý vị cứ tìm trong Kinh Khu Rừng, có hết nha! Không phải không có đâu, tất cả đều có. Cho nên ráng tu, ráng học pháp để mình hiểu. Còn nếu khó quá thì né.
Có nhiều người ở trong gia đình, kêu con nhẫn nhục Ba-la-mật, con ráng chịu trận. Chịu trận thì chịu, nhưng phải xả thọ. Chứ chịu trận mà còn có thọ khổ, suốt ngày mặt mày buồn hiu, thế này thế kia, sân giận lên. Xin lỗi quý vị! Đời sau tiếp tục khổ nữa, đời này khổ, đời sau khổ. Phải tránh duyên, đức Phật nói là phải tránh duyên.
Quý vị coi trong Tiểu Bộ Kinh, Thiện Trang không nhớ tên kinh nào, nhưng có câu chuyện: Đức Phật cùng với đoàn tùy tùng đi tới thành phố đó, thấy vị Tỳ-kheo đó đang ngồi thiền rất tinh tấn. Đức Phật lắc đầu, nói không được. [Khi] đi vô trong cánh rừng, thấy vị Sa-di đang nằm ngủ gục. Mấy vị đi cùng thấy đức Phật cười, [và] hỏi đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn, sao Ngài lạ vậy? Sao Ngài thấy vị kia đang ngồi thiền tinh tấn lại lắc đầu, còn vị này ngủ khò mà Ngài lại cười, lại vui?” Đức Phật nói: “Tại vì Ta biết ông kia ở ngoài phố thị, đông người. Tuy ổng tinh tấn vậy đó, thiền định dữ lắm, nhưng khi ổng xả ra, ổng ra gặp cảnh, cảnh ở ngoài đô thị kéo ổng, thì khó tu. Còn ông Sa-di kia, tuy ở trong rừng ngủ, nhưng khi nào ổng tỉnh dậy thì ổng sẽ tu thôi. Tại vì không có cảnh, không có ai dụ dỗ ổng, cho nên ổng ngủ đã rồi thì ông sẽ tu”. Cho nên mới có bài kệ: “Tăng tại thị thành, Phật tổ ha”. Tức là Tăng ở tại thành thị, thì Phật tổ (là đức Phật) rầy. Và đức Phật nói: “Này các Tỳ-kheo, nên lựa chọn nơi thanh vắng, trú xứ thanh tịnh để tu hành”.
Bây giờ thì mình thích những nơi ồn ào, náo nhiệt, nơi đông, tu phải đông. Phật tử cũng vậy, lên thấy giảng pháp mà có một mình thầy Thiện Trang, không có thính chúng thì không thấy vui. Chỗ nào đông người, tu phải đông, livestream đông người mới hấp dẫn. Cho nên toàn là ngược với [lời] Phật dạy. Thời nay kỳ cục vậy, quý vị thấy đa số là như vậy.
Quý vị thấy ngay cả Đạo tràng tu online của Thiện Trang, hầu như không nói gì, vào tu là tu thôi, tu xong chào [mọi người] rồi ra, không nói [gì hết]. Còn các Đạo tràng thì dặn dò, là lên phải cho nghiêm trang, trong quá trình tu thì đừng tắt màn hình, ráng phải để ảnh lên cho đẹp v.v… Họ dặn dò không à, [đó là] hình thức.
Ráng tu thực chất đi, quý vị ráng tu thực chất vào. Bây giờ là tu giải thoát sanh tử, không phải tu gieo duyên để mà lên khoe, livestream, chụp hình, hôm nay đi chùa tu, Thiền viện này, Thiền viện kia, gặp vị Cao tăng này, Cao tăng nọ. Xin lỗi quý vị! Quý vị cứ gặp 10.000 vị Cao tăng chăng nữa, quý vị có đắc đạo không? Không có đâu! Đắc đạo hay không là do mình. Nên nhớ mình tu là do mình chứ. Không biết quý vị ở đâu, nhưng quý vị tu đúng, đắc đạo là được.
Đức Phật nói hoàn cảnh ảnh hưởng đến mình rất nhiều. Nó nằm trong Thường cận Y duyên và Vật thực duyên, nên nhớ như vậy. Chúng ta học 24 Duyên hệ đó, áp dụng giùm nha. Thường cận Y duyên, mình thường gần, thường nương tựa điều nào, thì điều đó nguy hiểm, ảnh hưởng mình lớn lắm. Điều nào thường tiếp xúc nhiều là Vật thực duyên trong Tứ thực. Tứ thực đó không phải Thiện Trang nói đâu, quý vị giở Kinh A Hàm hay Kinh Nikaya có Kinh Tứ Thực. Có hết đó! Nên cẩn thận dùm nha! [Đó là] mới nói hai điều thôi.
Cho nên bộ giảng này cực kỳ quan trọng để tu, chứ không phải nói lý thuyết không đâu. Nên học quan trọng lắm, từ Xúc, Thọ thôi. Bây giờ tới Tưởng.
3. Tâm sở Tưởng: Tưởng là gì? Hình như Thiện Trang đã giải thích Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Có nhiều định nghĩa, ở đây Thiện Trang có một cách định nghĩa, mỗi người định nghĩa mỗi kiểu. [Tưởng] là sự nhớ lại, hay sự nhận biết đối tượng qua những kinh nghiệm, hồi ức của mình. Đó là hôm bữa Thiện Trang giảng bên Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. [Tâm sở] Tưởng cũng vậy, là trạng thái tâm của mình. Tâm của mình có khả năng chép, nhớ lại các pháp, nhận biết các đối tượng qua kinh nghiệm, hồi ức v.v… Hoặc mình nghĩ tưởng về tương lai, mơ mộng về tương lai, chiêm bao, giấc ngủ gì đó. Rồi những suy tính trong tương lai v.v… đủ các kiểu. Đó đều là Tưởng, chứ không phải mỗi quá khứ không, có cả tương lai nữa.
Tương lai là gì? Ví dụ mình nghĩ: Sau khi thầy giảng xong, mình sẽ làm một cốc cà phê rồi đi ngủ, hoặc một ly nước rồi đi ngủ. Đó là tưởng về tương lai. Trong giấc ngủ có mộng mị cũng là tưởng. Ngoài ra [Tưởng] là hồi ức về quá khứ, hôm bữa Thiện Trang giảng chưa có chuyên, giảng sơ sơ thôi. Mình giảng chuyên thì giảng Tâm sở này mới rõ ràng.
Tưởng là những sự nhận biết đối tượng qua kinh nghiệm, hồi ức. Ví dụ Thiện Trang cầm [viên pin tiểu] đưa lên. Quý vị sẽ nhận ra ngay là cái gì, quý vị thấy cái gì đây không? Mới đầu quý vị thấy cái gì trắng trắng. Tại sao quý vị biết cái đó trắng trắng? Là vì cái đó màu trắng. Tại sao biết màu trắng? Tại vì mình đã học qua, kinh nghiệm trong tâm mình có, đó gọi là hồi ức. Hồi ức là hồi lại trí nhớ, mình nhớ lại. Mình đã biết qua màu trắng và mình cũng từng tiếp xúc qua, đây là viên pin tiểu ba chữ A (tiêu chuẩn AAA). Đó [là] do mình tiếp xúc qua. Còn đứa nhỏ nhìn qua, nó có thể biết màu trắng, nhưng không biết đó là viên pin, nếu như nó chưa có kinh nghiệm. [Vì] chưa có kinh nghiệm, [nên] hồi ức của nó không đủ dữ liệu, không lôi ra được dữ liệu. Đó là Tưởng.
Và mình có thể nghĩ về tương lai. [Ví dụ] Thiện Trang nói: ngày mai Đạo tràng của người nào đó có khoá tu, và đãi toàn món hảo hạng, ví dụ như chè trôi nước. Thế là bắt đầu quý vị tưởng tượng ngày mai có món chè trôi nước. Chưa tới mà đã tưởng rồi, như vậy chẳng hạn. Đó là Tưởng. Tưởng nhưng cũng phải dựa trên hồi ức, trí nhớ của mình, lục trong tàng thức của mình, lôi ra kinh nghiệm đó, mình bắt đầu tưởng tượng ra, hình dung ra món ngày mai.
[Hoặc] Thiện Trang nói ngày mai có món cơm chiên Dương Châu. Món đó có cà chua xắt để lên, giống như bông hoa. Bắt đầu mình tưởng quá trời trong đó, mỗi người tưởng mỗi kiểu. Giống nhau không quý vị? Không giống nhau. Do kinh nghiệm khác nhau, tầng tiếp xúc khác nhau, nên đưa ra không giống nhau. Vì vậy Tưởng này là muôn sai vạn biệt. Vì vậy đừng nghĩ người ta giống mình.
Cho nên quý vị phải biết tại sao mình ‘đồng sàng dị mộng’. Quý vị hiểu khái niệm ‘đồng sàng dị mộng’ không? Là hai người ngủ cùng giường, nhưng suy nghĩ, tính toán của họ khác nhau. Vì sao khác nhau? Vì chúng ta không thể nào giống nhau trong vô lượng kiếp đến giờ. Đời này cũng vậy thôi, hai người vợ chồng tuy về ở chung nhà, chung phòng, gọi là chung thân, ký vào đơn cam kết ở tù chung thân. Ở một nhà, một giường, nhưng [hai người] khác nhau. Vì từ nhỏ hai người không ở chung nhau, hai người được hai nền đào tạo khác nhau từ hai gia đình, hai hoàn cảnh khác nhau, [và] môi trường khác nhau. Đó là thuộc về Vật thực duyên, Thường cận Y duyên.
Ngoài ra còn có suy nghĩ nhiều đời nhiều kiếp, tập tính, xu hướng, những tính cách của mình, v.v…. Cho nên cỡ nào cỡ, cũng không thể giống nhau được. May mắn lắm thì giống giống nhau được một phần là khá rồi. Những người nào giống giống nhau là quý vị biết tại sao không? Là cộng nghiệp, những đời trước đi chung với nhau nhiều rồi. Càng đi chung với nhau nhiều bao nhiêu, thì giống nhau nhiều bấy nhiêu, và xu thế đó lại tiếp tục gặp nhau.
Quý vị thấy như cô Diệu Hiền với ngài Ma Ha Ca Diếp. Hai người cũng đi chung với nhau khá nhiều. Tất nhiên có nhiều đời không đi chung với nhau, mặc dù đã thề nguyện từ 91 kiếp trước, thề nguyện làm vợ chồng để hộ trì nhau tu tập. [Nên] khi nào gặp nhau mà làm vợ chồng nữa, thì vẫn giữ được giới hạnh (giữ không dâm dục) để tu đạo. Nguyện như vậy, hồi hướng như vậy, khi cúng dường dưới thời đức Phật Tỳ Bà Thi, mà chờ suốt 91 kiếp.
Về ngài Ma Ha Ca Diếp thì không có tả nhiều, nhưng riêng cô Diệu Hiền gặp năm vị Phật với một vị Độc giác Phật nữa là sáu vị. Gặp được Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, gặp một vị Độc giác Phật, rồi gặp thêm một vị Phật nữa. Nhưng rõ ràng cũng không có giống nhau hoàn toàn, cô ấy vẫn là thân người nữ, vì cô ấy thích làm người nữ. Sau này chứng A-la-hán rồi cô ấy mới hối hận, cô nói nếu hồi đó biết như vậy thì hồi hướng đắc quả A-la-hán sớm rồi. Quý vị biết tại sao không? Cũng một phần là do nguyện cùng đắc đạo với ngài Ma Ha Ca Diếp cho nên mới vậy, [nghiệp] che. Chứ cổ thù thắng hơn ngài Ma Ha Ca Diếp mà, ngài Ma Ha Ca Diếp đâu gặp được năm vị [Phật] như vậy đâu. Còn cổ gặp được nhiều hơn, lẽ ra cổ đắc đạo sớm hơn, mà cuối cùng phải chờ. Cho nên nguyện xưa cũng quan trọng.
Ở đây sẵn nói cô Da Du Đà La, từ thời đức Phật Nhiên Đăng cúng dường năm cành hoa. Cô có bảy cành hoa sen, lúc đó vị tiền thân của đức Phật Thích Ca xin mua, cổ không cho, cổ nói sẽ nhường cho năm bông hoa đó, với điều kiện là cổ phải làm vợ. Anh chàng đó kêu: “Không! Tôi đã tu hành rồi, không muốn có vợ”. [Cổ] nói: “Không làm vợ đời này, thì đời khác”. [Anh chàng đó] kêu: “Không! Đời khác tôi cũng nguyện tu thành Phật, nên có nữ nhân đi theo vướng chân vướng tay lắm, bố thí cũng không được, người ta cản thế này, cản thế kia”. Cô nói: “Phát nguyện đời đời kiếp kiếp làm vợ của chàng, thì sẽ không cản chàng. Chàng muốn bố thí cái gì thì cũng cho cái đó”. Cô nguyện rồi. Cho nên [anh chàng này] đồng ý, anh chàng này cúng năm bông hoa, cô nàng cúng luôn hai bông hoa. Lúc đó đức Phật [Nhiên Đăng] thọ ký cho vị đó sau này thành Phật.
Quý vị để ý dùm nha, rất nhiều người hâm mộ câu chuyện này. Vì sao? Một cặp rất tuyệt vời, đến khi thành Phật, người con gái đó vẫn tiếp tục làm vợ của Thái tử trước khi Thái tử xuất gia, rồi còn ủng hộ thành Phật. Nghe làm vợ của tiền thân đức Phật, nghe đã quá đúng không? Nhưng quý vị nghĩ đi, từ thời đức Phật Nhiên Đăng thọ ký rằng: sau ba a-tăng-kỳ kiếp nữa (cộng 100 ngàn Đại kiếp) ông sẽ thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ba a-tăng-kỳ kiếp chỉ để một cô Da Du Đà La đắc đạo A-la-hán thôi sao? Quý vị có thấy uổng không?
Quý vị nghĩ kĩ đi, nếu không phải là Bồ-tát, nếu là người phàm, mà qua ba a-tăng-kỳ kiếp chỉ để chờ người ta thành đạo, để mình đắc đạo theo. Nếu theo Kinh Nikaya, Kinh A Hàm, thì cô Da Du Đà La đắc đạo A-la-hán thôi. Người ta tu 100 kiếp thì người ta thành A-la-hán rồi, 100.000 ngàn Đại kiếp là dữ lắm rồi, như ngài Kiều Trần Như đó, thì được rồi. Bây giờ mình đi như vậy có phí hay không?
Cho nên đừng có luyến ái. Thiện Trang muốn nói là đừng có luyến ái. Luyến ái khiến con đường mình đi xa hơn, mà trong đó đau khổ bao nhiêu lần. Có lần Thái tử Tu Đại Noa bố thí hết vợ con, kinh thành [đều cho] hết. Mới đầu cho kinh thành, cho ngôi vua. Rồi đi ra ngoài người ta xin con, cho con luôn. Nàng khóc quá trời, nhưng lỡ nguyện lúc xưa rồi, nguyện đời đời kiếp kiếp làm vợ của chàng, chàng muốn bố thí gì thì em chiều hết. Rồi bố thí nàng luôn. Hạnh tu Ba-la-mật mà, ai xin gì thì cho nấy, rồi cho nàng luôn. Nàng khóc quá trời mà phải đi. Đấy! Thấy tội không? Cho nên làm Da Du Đà La không có sướng đâu.
Quý vị chịu khó đi, Thiện Trang có những suy nghĩ hay lắm. Thiện Trang nghĩ là, thôi mình đi độc thân, độc mã cho rồi, độc hành độc bộ đi. Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói là: “Độc sanh, độc tử, độc khứ, độc lai”. Vì mình đi một mình thì dễ hơn quý vị à. Còn mong chúng ta là ‘đồng vi pháp lữ’ như trong Quy Sơn Cảnh Sách nói nghĩa là cùng là bạn lữ (bạn pháp). Chúng ta gặp nhau đời nào thì cũng là bạn pháp của nhau. Bạn pháp nghĩa là cùng nhau tu hành thì tốt hơn.
Chứ còn kiểu đó, chờ người ta thì chờ đến bao giờ? Chờ em chờ đến bao giờ, chờ anh chờ đến bao giờ. Chờ bao giờ anh thành Phật, thì em cũng thành Phật theo. Hai vị Phật không ra đời cùng một lúc, trong đó người nữ có năm điều chướng là không thể thành Phật. Làm sao thành Phật trong một lúc được, phải thành Phật ở Thế giới khác. Cho nên thôi, Thiện Trang thấy ớn quá. Coi mấy câu chuyện đó xong rồi Thiện Trang nghĩ: thôi giờ ai nguyện thế nào thì nguyện, còn mình thì nguyện mau thành tựu chứng quả, chứ ớn quá, vô Địa ngục v.v… đủ các kiểu, các cảnh [sợ lắm].
Cho nên đừng luyến ái, ‘luyến ái làm chi, sẽ khổ lắm em’. Người ta hay có bài hát đó. Ở đời, mình học Phật pháp thì cố gắng, phải nhìn dưới góc [độ] đó. Tại vì bữa nay vừa qua ngày 20/10, Thiện Trang nói thật ra các cô đừng buồn, nếu các cô tu tốt thì các cô thành thân nam hết rồi. Ở trên đời, tại sao người ta nói người nữ rất tuyệt vời, đóng góp 50% vào xã hội. Nhưng người mũi nhọn trong các ngành, trong các lĩnh vực toàn là nam. Tại vì sao? Vì nếu quý vị giỏi thì quý vị thành thân nam rồi. Quý vị chưa chuyển thành thân nam, quý vị còn thân nữ, tức là [do] nghiệp hay phước báo gì đó. Thôi an ủi quý vị theo trong Kinh Địa Tạng nói, là trừ khi có nguyện lực mới làm thân nữ. Chứ trong Kinh Địa Tạng nói là đời sau chuyển thân nữ thành thân nam mà. Mai mốt mình học nguyện chuyển thân nữ thành thân nam, trong Kinh Vô Lượng Thọ nói cõi nước không có người nữ đó.
Cho nên các cô đừng buồn, vì nghiệp của mình là như vậy. Quý vị muốn làm thân nam, thì hãy cố gắng học bộ A Tỳ Đàm này, thì từ từ mình sẽ hiểu sau. Mình phải có tính chất của người nam, thì sẽ được thân nam, có phước của người nam thì sẽ được thân nam. Cho nên đừng có buồn. Người nam có phước nhiều nhưng ít tu, còn người nữ thì tu đông. Trong kinh đức Phật nói hết rồi, thời Mạt pháp thì người nữ tu đông, người nữ tinh tấn. Cho nên người nữ cũng hay, cũng rất tuyệt vời, nhưng quý vị nên nhớ là tại sao mình lại kém hơn. Và nam nữ cũng không có gì đâu, đổi đời thì thân thể [liền] khác. Và thân thể khác có thể là thân nam.
Cho nên Thiện Trang nói với quý vị, hồi xưa Thiện Trang coi bao nhiêu kinh xong, Thiện Trang [nói]: thôi nguyện con từ đây đến khi thành Phật, đời đời kiếp kiếp con không làm thân nữ nữa, sợ lắm. Không làm thân nữ vì độ chúng sanh nữa, không hâm mộ những hạnh đó nữa. Không biết quý vị thế nào, chứ Thiện Trang thì sợ lắm.
Như vậy đó là Tưởng. Tưởng là kinh nghiệm, những suy nghĩ ký ức, hồi ức mà nhận thức được các pháp. Và có thể là những suy tính, mơ mộng, dự định các việc trong tương lai. Và Tưởng có 6 [loại]:
– Tưởng về hình sắc, gọi là Sắc tưởng. Ví dụ như mình tưởng về màu sắc hay gì đó v.v… như mình nói mai mốt đi mua máy tính xách tay, mua macbook, hay điện thoại gì đó, mình tưởng tượng ra.
– Thinh là âm thanh, [như] có bài nhạc nào đó hay lắm, đó là mình cũng tưởng được về âm thanh. Rồi nhớ về bài hát đó của ai hát hay lắm, rồi mình tưởng lại.
– Tỵ tưởng (khí) là mùi.
– Vị tưởng là tưởng về các vị mặn, ngọt, cay, đắng gì đó.
– Xúc là tiếp xúc. Mình tưởng về sự tiếp xúc, mình kêu mua tấm nệm đó về nằm êm lắm, chẳng hạn như vậy. Hoặc Thiện Trang kêu ngồi thiền mà ngồi trên tấm gỗ thì vững, nhưng đau lắm. Thế là mình cũng tưởng tượng ra cứng là đau rồi.
– Pháp là những gì mình tưởng tượng ra, ví dụ như bây giờ có xe hơi bay được. Đó cũng là do mình tưởng ra. Hoặc nói ở Tây Phương Cực Lạc ăn không cần rửa chén, tại vì đồ tự biến hết, tự rửa. Thế là mình cũng tưởng tượng ra. Đó là những điều tưởng, Tưởng có 6 loại.
4. Tâm sở Tư: lúc trước đã giảng kỹ rồi, Tư là chủ định, suy tính. Trong một hành động hay trong một suy nghĩ nào đó, thì thông thường phải có Tư. Ví dụ như chúng ta nghe pháp để làm gì? Mỗi người có những chủ đích [khác nhau], có người thì nói nghe pháp để đỡ phiền não thầy ạ. Nói như ngài Lý Bỉnh Nam hay Hòa thượng Tịnh Không là không có việc gì làm, nên nghe pháp để đỡ phiền não, gọi là giải trí thôi. Tu thì chưa tu, nghe pháp để giải trí. Nhưng có người nói nghe pháp để tu tập. Đa số chúng ta nghe pháp là để giác ngộ, để tu tập. Chủ đích đó là [Tâm sở] Tư. Và Tư cũng là những dự định, suy tính, tính toán của mình để được điều gì.
Thật ra Tâm sở này cũng quan trọng, vì nó phối hợp, đốc thúc các pháp đồng sanh khác, thì làm việc mới thành tựu. Chứ nếu mình không có chủ định, thì mình làm việc gì cũng trơ trơ, [vì] mình không có chủ định. Cho nên Tâm sở Tư này cũng cần phải phát triển, để mình tu tinh tấn. Đó là Tư, là chủ định. Tương tự như vậy, Tư cũng có 6 loại.
Về Tâm sở Tư, trong kinh đức Phật nói: “Này các Tỷ-khưu (hay Tỷ-kheo), nghiệp là Tâm sở Tư”. Tâm sở Tư là yếu tố tinh thần quan trọng nhất trong việc tạo nghiệp. Tại sao? Vì quý vị làm một việc nào đó, thì liên quan đến nghiệp. Nghiệp thì có nghiệp thiện, nghiệp ác, hoặc nghiệp không thiện không ác. Ví dụ mình uống một ly trà, thì mình đâu có chủ động thiện ác trong đó đúng không quý vị? Mình cầm ly trà, thì mình nghĩ là uống trà thôi. Hoặc là khát nước thì mình uống nước thôi. Tâm chủ định uống nước đó thì không có tạo nghiệp ác, nghiệp thiện gì cả, vì chỉ có uống nước thôi.
Nhưng có khi cũng là ly nước đó, mình cầm lên uống, mình nghĩ: uống hết ly nước này để có sức khỏe, để ra ngoài kia đi ăn trộm. Tuy là cũng uống nước, nhưng Tâm sở chủ định của mình là uống để có sức khỏe đi ăn trộm, thì là Tâm sở xấu rồi, kết nghiệp xấu ngay. Rồi có người uống nước kêu: mình uống nước để khỏe mạnh, tỉnh táo, để chút nữa tu tiếp. [Như vậy] cùng là [việc] uống nước, nhưng với Tâm sở chủ định tốt thì tạo thành nghiệp tốt. Và điều này là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo nghiệp.
Cho nên mình hiểu Tâm sở thì mới tu được. Nhiều người kêu thầy Thiện Trang giảng gì đâu không thôi. Thật ra mình muốn tu được là phải hiểu được những điều này, thì tu mới dễ. Chứ còn không thì quý vị đâu có quyết định được, cứ mơ mơ màng màng nghĩ điều xấu không. Trong khi đó mình tu thì mình phải nghĩ tốt. Còn không có chủ định tốt, thì phải chủ định về điều lành, còn không thì phải xả thọ. Phải cố gắng không nghĩ thì không tạo nghiệp, chứ còn mình nghĩ xấu, nghĩ tệ thì thôi rồi.
Khi làm việc gì đó thì Thiện Trang thấy thế này, để mình tu tốt, thì quý vị nên quay về nhìn vào vấn đề của mình. Ví dụ bây giờ quý vị đang coi giảng ở đây, khi mạng bị giật giật, thì quý vị kiểm tra lại mạng của mình bị giật hay là mạng của bên kia giật. Mình phải bình tĩnh, có nhiều người vô là toàn nghĩ là do bên Thiện Trang không à. Ví dụ có người bình luận: “Thưa thầy, âm thanh bị dội thầy ạ, âm thanh bị dội thầy ạ”. Bình luận mấy lần [như vậy], trong khi người ta quên mất là mình phải kiểm tra bên mình trước, tức là bên họ trước. Trong khi tất cả đồng tu đều bình thường, mà sao có một mình mình [bị] bất thường.
Khi tu [cũng] vậy, việc gì mà quý vị nhìn vào quý vị trước, thì quý vị có khả năng giác ngộ, quý vị mới tu được. Ví dụ hôm nay mình vào ăn cơm, [khi] dọn ra các món ăn, tự nhiên thấy hôm nay thiếu đôi đũa cho mình, mình nổi sân lên nói: “Dọn cơm kiểu gì mà dọn cũng không xong nữa, thiếu đôi đũa”. Đó là tốt hay không tốt? Tất nhiên là không tốt. Một người biết tu tập, có khả năng tu Tứ niệm xứ, có khả năng tu về Bát chánh đạo, có khả năng tu niệm Phật tốt, thì khi họ thấy thiếu đôi đũa, họ im lặng, họ đi lấy cho họ. Còn nếu họ không tự đi lấy thì họ nhờ: Chị thiếu đôi đũa này, em lấy giùm chị. Hoặc anh thiếu đôi đũa hoặc con ơi con, con dọn thiếu đôi đũa cho ba rồi, con dọn thiếu đôi đũa cho mẹ rồi, con đi lấy giùm đi.
Tức là phản ứng đầu tiên [là] nhìn vào mình trước, cho nên người tu tập về sau là họ nhìn vào trong mình. Còn mình tu kém cho nên thường nhìn ra ngoài, tức là điều gì cũng đổ lỗi cho thiên hạ, điều gì cũng cầu ra bên ngoài. Mà Phật pháp là nội cầu, quý vị [nên] nhớ như vậy! Đây toàn là tu hành thôi đó, Thiện Trang để ý, khi tâm mình càng sáng thì càng nhìn rõ mình bấy nhiêu. Và khi có gì đó bất thường, thông thường mình cần quay lại kiểm tra bản thân mình đã. Nhớ nha! Quý vị cứ nhớ như vậy, chuyện gì bất thường xảy ra thì quý vị hãy kiểm tra bản thân mình trước.
Ví dụ bây giờ ra đường tai nạn đùng một phát, thì mình phải kiểm tra xem có vấn đề gì không? Bình thường thì mình [phải giữ] chánh niệm trước. Còn nếu là người không biết tu, thì lúc đó người ta hoảng loạn, vì thấy tai nạn giao thông. Hoặc là chuyện gì đó là mình phải chánh niệm trước, phải giữ mình trước, để cảnh không chuyển mình trước đã, rồi sau đó mới xử lý. Mình thấy vấn đề đó là do bên ngoài chứ không phải bên trong, thì mình xử lý bên ngoài. Đó là cách để duy trì tu Tứ niệm xứ, hoặc là duy trì chánh niệm.
Thiện Trang thấy là hầu như ai tu mà công phu càng sâu, thì hình như họ nhìn vào bên trong của họ được sâu hơn. Còn bình thường mình chỉ nhìn ở bên ngoài không à, [mà] người càng phiền não bao nhiêu thì họ sẽ nhìn vào bên ngoài nhiều hơn. Tức là việc gì cũng đổ lỗi cho thiên hạ, việc gì cũng [là] vấn đề ở thiên hạ, không phải [là] vấn đề của mình.
Thật ra mình tu, đầu tiên mình coi mình giải quyết được không đã, bao giờ [vấn đề] không phải là của mình, [mà] của người ta thì mình bắt đầu mới nhờ tới. Đó là kinh nghiệm, Thiện Trang thấy là trong từng vấn đề [khi] phiền não, thì mình sẽ giải quyết nhanh hơn nếu như mình nhìn vào bên trong mình. Quý vị hiểu không? Tức là nếu nhìn vào bên trong mình, à Phiền não này là từ mình, thì mình giải quyết được trước. Còn khi mình bị cuốn theo là mình bung ra liền, và thông thường sẽ bể chuyện, lúc đó mình đưa ra [cách giải quyết] nhiều khi bị trật mất.
Đó cũng là một chủ định, điều đấy cũng cần quan trọng, chứ không phải mình tu nói đơn giản. Mình học mấy bộ A Tỳ Đàm, bộ về Duy Thức này, thì mình sẽ thấy được rõ về tâm của mình. Cho nên những đồng tu nào mà không học, thật sự là một điều đáng tiếc. Có thể là họ chưa đủ trình độ để học, có thể là họ không có duyên để học. Chứ có đủ trình độ để học, có duyên để học, quý vị học chi tiết, kỹ càng và mình nhìn vào bên trong mình. Bộ luận Tiểu thừa thì càng nhìn vào bên trong nữa, [còn] Đại thừa thì nhiều khi nhìn bên ngoài nhiều. Hoặc những bộ thiên về Tiểu thừa là dành cho con đường giải thoát ra khỏi sanh tử. Giải thoát ra khỏi sanh tử thì toàn là nhìn vào trong, rất là hay! Nên mình muốn tu được mình phải có điều này. Còn Đại thừa thường độ sanh, độ sanh thì nhìn ra ngoài, nên mới có nhiều vấn đề.
Quý vị thấy thật ra nhìn ra ngoài nhưng nhìn không tới. Giống như có nhiều người nói Thiện Trang: đời tu phải tùy duyên, việc gì cũng được, thế này thế kia. Thiện Trang nói, nói thì hay lắm, nhưng có phải tùy duyên thật không? Thiện Trang hỏi: “Đức Phật có tùy duyên không?” [Họ nói]: “Đức Phật tùy duyên chứ”. Thiện Trang nói: xem lại coi, đức Phật trước khi xuống nhân gian để thành Phật, Ngài cũng phải quán sát sanh vào thời nào, quốc độ nào, đất nước nào. Như vậy thì có tùy duyên đâu, tùy duyên thì Ngài cũng bay xuống đi chứ, Ngài đầu thai vô chứ. Tại sao Ngài lại chọn tại Ấn Độ, vào thời 2600 năm trước?
Và trong Đại Tỳ Bà Sa Luận có nói là: Đáng lẽ ra thời này là thời ngài Di Lặc ra đời, và đức Phật Thích Ca chưa ra đời. Nhưng vì trong đời quá khứ, đức Phật trước đó thấy như vậy không hợp lý. Bởi vì nếu như vậy, theo dòng đó thì chúng sanh được độ không nhiều. Bởi vì [nhiều] người có duyên với đức Phật Thích Ca, thì đức Phật Di Lặc lúc đó ra đời nhiều [khi không hợp lý]. Vì chúng sanh lúc đó toàn có duyên với đức Phật Thích Ca. Cho nên để đức Phật Thích Ca ra đời trước, đức Phật Di Lặc ra đời sau, nên Ngài giúp chuyển lại. Như vậy thì đâu phải là tùy duyên. Cho nên mình học không tới rồi mình nói như vậy.
Quý vị coi Kinh A Hàm, Kinh Nikaya, mỗi ngày các Thánh Đệ tử và đức Phật trước khi đi khất thực, thì các ngài luôn luôn nhập định quan sát, xem hôm nay trong thành ai có duyên, ai được độ, người nào, người nào v.v… Như vậy đâu phải là tùy duyên đâu, cho nên đừng nói. Nhiều khi mình học ngôn ngữ quá, mình bị chết vào ngôn ngữ. Mình phải hiểu, chúng sanh là phải nương theo nhân để uyển chuyển duyên, và để độ thoát. Có nhân, có duyên, thì mới ra quả.
Những bộ này học cực kỳ hay, cực kì hấp dẫn, và mình học được rồi thì mình áp dụng luôn. Không rườm rà, [không] nói ngôn ngữ bay bổng ở trên cao, nào Thiền đăng, Thiền đường, Thiền gì, v.v… không cần. Ngay trong nhà của quý vị là Thiền đường, ở trong đâu cũng là Thiền hết, Thiền chánh niệm. Chánh niệm trong tâm là Thiền, chứ không phải đốt đèn lên nói là Thiền đăng, treo chuông gió đẹp đẹp nói là Thiền linh (là chuông thiền). Rồi để vườn đẹp, để mấy hòn đá, nước… là Thiền viên (vườn thiền).
Đó không phải là Thiền, Thiền là phải chánh niệm chính xác, tu như vậy. Và khi ăn cơm cũng là Thiền, khi ăn cơm mình quan sát được tâm. Mình ăn một hồi mình kêu: “Ôi! Sao nãy giờ mình ăn giống như súc sanh vậy, là mình tham rồi”. Đó là biết chánh niệm rồi đó. Hoặc là ăn một hồi mình nhớ ra. Còn không thì quý vị vừa niệm Phật vừa ăn. Nói chung là giữ chánh niệm được, [đó] là Thiền định, Thiền chỉ, Thiền quán, [nhưng] mà tu Thiền quán nhiều hơn. Đó là Thiền.
Cho nên Tâm sở Tư này là [yếu tố trong việc] tạo nghiệp. Mà nghiệp thì mình cố gắng kiểm soát được. Sau này nếu học sâu vào Tâm sở Tư này, thì quý vị nghĩ bậc Thánh có không? Mình là phàm phu, thì mình tạo nghiệp, [còn] bậc Thánh không có luân hồi nữa. [Thật ra] các bậc Thánh cũng có Tâm sở Tư, nhưng Tâm sở của các ngài không đủ để khiến cho tạo nghiệp. Tức là các ngài làm việc gì vẫn có chủ đích, Tâm sở Tư này vẫn còn ở bậc Thánh. Mai mốt quý vị học vô Tâm bậc Thánh thì có. Nhưng dụng của các ngài, là dụng ở mức độ để làm việc đó thành tựu thôi. Còn dụng của mình sâu sắc, cho nên thành tạo nghiệp. Đây là khác giữa phàm phu và bậc Thánh trong Tâm sở Tư này.
Cho nên bộ A Tỳ Đàm này hiểu ra thì giảng hay lắm, cực kỳ hay. Mỗi Tâm sở giảng miết không hết. Quý vị thấy Thiện Trang có bộ này, giới thiệu cho quý vị, gọi là “Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp”. Bộ này dày cộm, mà đọc một hồi nếu không có kiến thức nền tảng, thì đọc không hiểu. May là mình cũng có kiến thức nền tảng, mình đọc [hiểu] được. Thiện Trang cũng đọc nhiều bộ, học thì thấy mỗi bộ có cái hay riêng. Tất nhiên mỗi người dùng ngôn ngữ khác nhau, nhưng không sao, mình có nền tảng. Vì Thiện Trang có nền tảng từ Duy Thức Đại thừa, nên học qua A Tỳ Đàm cũng tương tự thôi, chỉ có đổi một chút, không có nhiều, chỉ là gom lại vào nhìn bên trong nhiều hơn. Thiện Trang thấy hấp dẫn thì cũng được, học kiểu nào cũng được hết.
Nói tóm lại Tâm sở Tư là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo nghiệp. Quý vị nhớ Tư là chủ đích, chủ định. Thật ra nếu quý vị học, thì một số vị Sư nhấn về điều này, còn một số vị Sư lại nhấn về điều kia. Nhưng quý vị nhớ Tâm sở [Tư] này là yếu tố tạo nghiệp, tạo nghiệp là do nó, cho nên cẩn thận.
5. Nhất hành: có [một] số sách sẽ ghi là Tâm sở Định. Nhất hành còn gọi là định. Mình muốn hiểu định thì mình cứ [hiểu] Nhất hành. Nếu định nghĩa, Thiện Trang thấy thuyết phục nhất, là Nhất hành này mà nâng cấp thì trở thành định trong chi thiền. Còn nếu không thì mình nói sơ sơ cũng được, nói là định cũng được, nhưng là định bình thường. Đó là sự gom tâm vào một đề mục, an trụ tâm trên một đối tượng nào đó. Hay nói ngôn ngữ đơn giản là tập trung tâm, mình tập trung tâm vào đâu đó. Điều này đơn giản vô cùng, ví dụ quý vị niệm Phật, quý vị tập trung tâm vào danh hiệu Phật. Hoặc là nghĩ nhớ đến công đức của đức Phật, nghĩ nhớ đến việc đức Phật đang làm v.v….
Ví dụ như Thiện Trang hay kể những câu chuyện thời đức Phật, thật ra đó là quý vị đang niệm Phật. Quý vị đang nhớ Phật, đang nghĩ tới Phật, nào là đức Phật Thích Ca hồi đó ôm bình bát, Ngài là Thái tử, Ngài đi ra bốn cửa thành. Ngài thấy các hình tướng: một người già, một người bệnh, một người chết, rồi một vị Sa-môn. Chứ đừng nói Ngài thấy tới bốn tướng: sanh, già, bệnh, chết, không thấy tướng sanh nha. Chỉ có già, bệnh, chết và một vị Sa-môn (vị Sa-môn tức là vị xuất gia, [nhưng] xuất gia theo giáo phái khác). Từ đó Ngài mới phát tâm đi xuất gia, đó là Thái tử.
Và quý vị biết ở trong kinh có nói, thật ra vua Tịnh Phạn canh kỹ lắm, không cho người nào ra được hết. Đâu có người già nào ra đường, cấm hết người già ra đường, mà tại sao [Thái tử] lại thấy ông già? Trong kinh cũng nói, là do chư thiên ở [trời] Ngũ Tịnh Cư hóa hiện ra. Và hóa hiện đó chỉ có Ngài với người đánh xe Sa Nặc thấy thôi, người khác không thấy.
Nên mình thấy có những chi tiết [như vậy], vì chư thiên hóa ra nên vua Tịnh Phạn cũng chịu thua. Lần thứ nhất thấy người già cũng vậy, lần thứ hai thấy người bệnh, lần thứ ba thấy người chết, lần thứ tư thì thấy Sa-môn. Bốn lần đấy giúp cho Ngài hun đúc. Còn nếu mình nhìn thấy thì chắc mình không có cảm nhận đâu, tức là mình thấy người già thì cũng là người già thôi. Nhưng trong kinh nói là do Ngài tu tập nhiều đời quá rồi, nên chủng tánh giác ngộ của Ngài đầy đủ rồi. Thấy cảnh già thôi là Ngài nghĩ đến ngay là sự khổ của Vô thường. Rồi Ngài sẽ già, người khác sẽ già, và chúng sanh sẽ già. Ngài phát được không chỉ sự khổ đối với Ngài [mà còn nghĩ đến người khác khổ]. [Còn] chủng tánh A-la-hán lúc đó thấy người già, người bệnh, người chết thì sợ mình già, mình bệnh, mình chết, nên phát tâm đi tu.
Còn Ngài không phải như vậy. Ngài nghĩ Ta và [những] chúng sanh khác. Quý vị nhớ câu hỏi của Ngài đối với Sa Nặc không? Không phải là Ta [không thôi], mà là Ta có bị không? Rồi người khác có bị không? Sau rồi Ngài nói: “Vậy ta không thể yên tâm được. Những người khác cũng như vậy, thì Ta cũng như vậy. Ta phải đi tìm con đường làm sao để giúp cho Ta, và giúp cho mọi người khác đều thoát khỏi”. Đó là chủng tánh của một vị Phật, chủng tánh của một vị Bồ-tát [sắp] thành Phật. Còn mình thì sợ quá, [nên] mình [muốn] ra khỏi sanh tử cho mau, đó là chủng tánh của mình, là A-la-hán Tiểu thừa. Còn Ngài mới vừa nghĩ thôi, đâu có ai dạy đâu, không cần ai dạy.
Mà cũng phải thôi, Ngài tu đến 20 a-tăng-kỳ, bốn a-tăng-kỳ sau bắt đầu mới tính. Trong kinh thì nói bốn a-tăng-kỳ kiếp, [thêm] 100 kiếp nữa, nên bảo sao [Ngài có chủng tánh của một vị Phật]. Còn mình tu bao nhiêu đâu, ai giỏi lắm tu chắc cũng trăm kiếp gì đó, trăm ngàn kiếp là dữ lắm rồi, là chắc đắc A-la-hán hết rồi.
Ở đây xin nói như thế này, tu trăm ngàn kiếp nghĩa là tu trong giai đoạn đó, chứ không phải đời nào cũng tu. [Còn] đời nào quý vị cũng gặp Chánh pháp, thì quý vị tu mấy đời là xong, không nhiều đâu, nhanh lắm, vèo vèo. Mà khổ nỗi mình tu một đời, rồi đời sau hết tu. Và cứ vòng lên, vòng xuống, đời này tu môn này, đời sau tu môn khác. Đời này tu được một chút là chết mất rồi, đời sau có phước báo lại tạo nghiệp [rồi] đọa lạc. Chứ nếu đời đời không thoái chuyển, đời đời bất thoái, thì nhanh lắm, không có lâu. Cho nên Tịnh Độ mới có Tây Phương Cực Lạc, hoặc là mấy cõi Phật khác, để về đó một đời thành Phật, tu hành một đời là vậy.
Còn mình ở đây, quý vị thấy, người tu thì nhiều lắm, mình nói theo ngôn ngữ của bây giờ là Hằng hà sa số, đông lắm, nhưng tu xong thì đâu hết rồi? Đời sau lên làm vua, Tổng thống, làm chức quyền rồi hưởng thụ, chứ đâu có tu được nữa. Còn người tu được không có bao nhiêu, nên tu [phải] liên tục, khó là ở chỗ đó. Nên ai tin Tịnh Độ, thì Tịnh Độ là một phương pháp giải thoát cứu cánh.
Còn nếu không tin thì cứ nguyện là đời đời kiếp kiếp được gặp Chánh pháp, đời đời luôn luôn có chủng tánh giác ngộ, ra khỏi sanh tử. Đời đời chán thế gian, chán với những Ngũ dục Lục trần của thế gian. Hoặc là đời đời khiến cho con duyên tình trắc trở, cứ khiến như vậy để cho con giác ngộ. Tức là đời sau khổ miết thôi, cứ yêu anh nào cũng không được, yêu cô nào cũng không được v.v… Cứ như vậy, cứ trắc trở, không lập gia đình được, rồi thành tựu. Tất nhiên không thành tựu hoàn toàn đâu, nhưng nguyện càng lớn thì càng mau thành tựu.
Đấy là những cách nguyện, có nguyện thì trước sau gì cũng đều thành tựu hết. Cho nên mình có nguyện tốt, thì Tâm sở đó là Tâm sở Tư. [Quý vị] chú ý giùm chỗ này! Còn Nhất hành là định, Tâm sở Nhất hành nếu được trau dồi và phát triển đến mức định, thì sẽ phát triển được các loại Diệu trí, tức là trí tuệ vi diệu.
Ví dụ giống như sức nóng của mặt trời, nếu dùng kính lúp (thấu kính) mà hội tụ lại, thì sẽ đốt cháy, thiêu đốt được các vật khác. Thì Tâm sở này là [Tâm sở] Định. Và Tâm sở Nhất hành này phát triển thành chi thiền. Điều này thật ra mình nói ngôn ngữ đơn giản là cần sự chú ý, tập trung. Người nào có định là người đó có khả năng chú ý tốt, và tập trung tốt.
Còn người đầu óc cứ lảng lảng, nghe điều này mà nghĩ điều kia, nghe Thiện Trang giảng [pháp] nhưng cứ nhớ những chuyện đâu đâu, thì đó là định của mình yếu. Định của mình yếu thì ráng tập nha. Đây là một trong Năm chi thiền hoặc Bảy chi thiền, Nhất hành theo ngôn ngữ này nói là [Tâm sở] Định, thì cũng quen thôi.
6. Mạng quyền: Những người học theo Đại thừa thì không biết Mạng quyền là gì. #Mạng là thọ mạng; #quyền như hôm bữa mình [học], tức là nó làm chủ, nó có quyền. Như vậy Mạng [quyền] là Tâm sở giúp nuôi dưỡng cho các Tâm sở khác cùng sanh ra với nó, tồn tại đủ trong ba sát-na tiểu, đó là: sanh, trụ và diệt.
Tức là một Tâm sở khác, ví dụ Tâm sở Tham, Tâm sở Thọ, Tâm sở Tưởng, Tâm sở Tư, Tâm sở Xúc gì đó khởi lên, thì phải có thời gian để tồn tại. Nó sanh ra, thì phải có thời gian tồn tại, rồi mới diệt đi. Điều nào giúp mấy điều đó đủ thời gian, đó là Tâm sở Mạng quyền. #Mạng quyền có nghĩa là nó nắm quyền hành về sự tồn tại của các Tâm sở khác, duy trì cho các Tâm sở khác đủ thời gian là ba sát-na tiểu, gọi là sanh, trụ và diệt. Nhớ là không có chữ dị nha, đừng đọc sanh, trụ, dị, diệt.
Tâm sở nào sanh ra? Ví dụ mình tham, hoặc mai mốt mình [học] Tâm sở Cần; #cần là siêng năng, quý vị phải có siêng năng, thì quý vị mới học pháp được. Như vậy Tâm sở đó được duy trì liên tục, liên tục, thì điều này là do Mạng quyền. Tâm đó có thể duy trì được lâu, thì gọi là Mạng quyền. Chúng ta hãy nhớ như vậy!
Mình nói thêm chút nữa về Tâm sở Định ở trên. Tâm sở Định quan trọng nhất là không loạn trước đối tượng, tức là mình tập trung tâm về đối tượng đó, thì đừng có loạn. Ví dụ như quý vị đang nghe pháp, thì quý vị không thể nào đang nghe pháp mà nghe tiếng hát của ai đó ngoài kia, đó là bị loạn tâm. Và Tâm sở này gom các pháp đồng sanh thành một, ví dụ như gom cho quý vị hình ảnh của Thiện Trang, tai nghe âm thanh v.v… tất cả những cảnh gì đó, gom lại thành một đối tượng.
Cho nên niệm Phật muốn nhất tâm, muốn định thì cũng vậy, mình làm sao gom tất cả các giác quan lại thành một, gọi là ‘đô nhiếp Lục căn’, thì mới thành định. Nguyên tắc là như vậy.
Và sự thành tựu của Tâm [sở] Định (Tâm sở Nhất hành) này là sự yên tĩnh. Cho nên nếu tâm mình lao xao là không thành tựu được. Và kết quả của Tâm sở đó là đạt được Thọ lạc. Ở đây mình nói cho đầy đủ để bổ sung ở trên, hồi nãy Thiện Trang quên không nói. Cho nên mấy Tâm sở này, nếu mình không học vào đây thì mình cứ tưởng đơn giản, lướt lướt qua. Thật ra có nhiều vấn đề lắm.
Tâm sở Tư này là Tâm sở để quyết định, để định đoạt về nghiệp thiện ác hay nghiệp gì đó. Còn Tâm sở [Mạng quyền] này cũng quan trọng, bởi vì nó duy trì, nuôi dưỡng sự tồn tại của các Tâm sở khác. Tức là bảy Tâm sở [Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Định, Mạng quyền, Tác ý] lúc nào cũng có, vì chúng là Tâm sở Biến hành. Thì [Tâm sở Mạng quyền] này giúp duy trì các Tâm sở khác. [Nghĩa là] ngoài Tâm sở [Mạng quyền] này, thì những Tâm sở khác cũng được duy trì.
Ví dụ như Xúc, [nếu] không có Mạng quyền, thì quý vị vừa tiếp xúc [nhìn] thấy Thiện Trang, chớp một cái sau đó là biến mất, vì chưa kịp xử lý, không được đúng không quý vị? Vừa tiếp xúc mà đã quay qua cái khác rồi thì không được. Cho nên Mạng quyền phải duy trì để quý vị thấy Thiện Trang đủ lâu, hoặc nghe âm thanh của Thiện Trang đủ lâu, thì Tâm sở Mạng quyền này giúp cho Tâm sở Xúc như vậy.
Cũng tương tự, Tâm sở Thọ tức là cảm nhận, quý vị cảm thấy hay. Thật ra nếu nó nhanh quá thì làm sao quý vị cảm nhận âm thanh đó hay được. Đồ ăn mà [ăn] nhanh quá, vừa chui vô miệng là chui tọt xuống dưới bụng rồi, thì đâu cảm nhận được.
Cho nên [sự] cảm thọ hay [sự] tiếp xúc, phải duy trì đến mức độ nào đó, một thời gian nào đó. Tâm sở có chức năng đó, gọi là Tâm sở Mạng quyền. Định cũng vậy, thực ra sát-na định vẫn cần Mạng quyền để duy trì được định đó. Còn nếu nhanh quá, xẹt một cái hết mất thì không được. [Tâm sở] Tưởng, [Tâm sở] Tư, những [Tâm sở] sau này như Chánh ngữ hay Chánh nghiệp, hay bất cứ điều gì [cũng cần có thời gian]. Hoặc mấy Tâm sở như Tâm sở Niệm là ghi nhớ, ghi nhớ cũng phải cần có thời gian. Và niệm thì phải có [thời gian], nếu không thì thành lơ đãng. Những niệm đó muốn lâu dài thì cần Tâm sở Mạng quyền. Điều này là một khái niệm mới, quý vị cố gắng nghe.
Vậy thì chân tướng của Tâm sở Mạng quyền này, là giúp bảo tồn các pháp đồng sanh, và giúp các Tâm sở khác tồn tại trong ba sát-na tiểu: là sanh, trụ, và diệt. Quý vị cứ nhớ như vậy là được rồi. Sự thành tựu của [Tâm sở Mạng quyền] này là [giúp] cho sự tồn tại của các Tâm sở [khác] đến khi diệt. Thật sự Tâm [sở] này liên quan đến nhiều thứ, nên cũng quan trọng, nhưng nó tự động chạy thôi. Thật ra mình muốn tu, là mình cố gắng duy trì cho bền bỉ, mình liên hệ là điều gì cũng phải cần tồn tại lâu dài. Chứ quý vị đổi ý định liên tục, hết chạy cái này, [rồi] chạy cái kia, giống như Mạng quyền nhanh quá thì không xài được. Việc gì cũng phải kiên trì, kiên nhẫn.
7. Tâm sở Tác ý: hôm trước Thiện Trang giảng thì có người đã hỏi. Tác ý nếu giảng không kỹ thì rất dễ trùng với Tâm sở Tầm; #Tác ý là thâu gom đối tượng lại thành cảnh cho tâm, và đưa tâm đến đối tượng để làm tròn chức năng nào đó.
Ví dụ quý vị cần đóng đinh, thì Tâm sở Tư là chủ định đóng đinh đó để làm gì. Thiện Trang lấy ví dụ hài cho quý vị dễ nhớ: Có người đóng đinh để treo tranh Phật, có người đóng đinh để làm dây cột qua hàng rào, giăng cho ăn trộm té chơi. Có người thì đóng đinh để tường chắc chắn hơn, để miếng gỗ v.v… Hoặc có người đóng đinh để làm gì đó v.v… Mỗi chủ định đó gọi là Tâm sở Tư.
Còn Tác ý là quý vị muốn đóng đinh thì quý vị phải tập trung tâm, gom tâm vào cây đinh, cái búa, bức tường. Gom thâu các đối tượng đó lại, thật tập trung chú ý để đóng cho chính xác, là mình ra tay, mình hành động. Để đưa đến hành động (tác ý) đó chính xác, thì mình cần phải tập trung. Như vậy phải cần mấy Tâm sở trong đó. Tất nhiên Tầm là hướng về cây đinh, hướng về cái búa, hướng về bức tường. Mục tiêu của mình đóng đinh đó là để treo bức tranh, đó là Tâm sở Tư. Còn Tác ý là gom mấy đối tượng đó làm một, để đưa ra hành động đóng cọc…cọc…cọc. Đó là [Tâm sở ] Tác ý.
Cho nên để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, thì cần gom các đối tượng lại, cho nên khác với Tâm sở Tầm. Tầm là hướng đến, tìm kiếm đối tượng nhưng chưa rõ, còn [Tâm sở Tác ý] là vào luôn. Tâm sở Tứ thì bữa trước giảng rồi, Tứ là quan sát, tập trung hơn vào đối tượng đó. Tác ý là đưa ra hành động, kết quả. Đó là quý vị hiểu được sơ sơ nha! Như vậy [Tâm sở Tác ý] sẽ giúp hướng dẫn các pháp tương ưng, tức là bắt cảnh một cách trọn vẹn, phải tập trung cực kỳ, kỹ lắm, mới đóng được cây đinh, và giúp cho tâm phối hợp với cảnh được tốt. Như vậy Tâm sở Tác ý này phải có cảnh thì mới hiển bày được, chứ không thể nào không có cảnh được.
Nói chung bảy Tâm sở Biến hành; #Biến hành có nghĩa là tất cả các trường hợp tâm (121 loại này), [thì] yên tâm bảy [Tâm sở] này luôn luôn có mặt. Có nghĩa là quý vị tu kiểu gì thì tu, cuối cùng cũng phải có Tâm thiền, Tâm siêu thế (Tâm bậc Thánh) cũng có, [Tâm sở] Bất thiện, Tâm sở Dục giới cũng có, rồi Tâm thiện Dục giới, và 18 Tâm vô nhân cũng phải có bảy [Tâm sở] này đi theo hết. Cho nên gọi là bảy Tâm sở Biến hành, còn bên Duy thức Đại thừa [thì] có năm thôi.
Thiện Trang giảng hết A Tỳ Đàm là hết giờ rồi, nên không còn thời gian cho Luận Câu Xá nữa. Hôm nay nghỉ sớm một chút, bây giờ vô Luận Câu Xá thì có vẻ không khớp, nên hôm nay xin phép nghỉ sớm. Thiện Trang chỉ ôn lại thôi.
Như vậy Tâm sở trong A Tỳ Đàm thì có 52 món Tâm sở, chia ra làm ba loại: 13 Tâm sở Tợ tha, 14 Tâm sở Bất thiện, 25 Tâm sở Tịnh hảo. Có nhiều người sẽ nói: “Thưa thầy Tâm sở Tịnh hảo nhiều quá, còn Tâm sở Bất thiện thì có 14 à. Vậy sao chúng sanh toàn ở trong đường ác nhiều, mà ở đường thiện thì ít?”. Thực ra cách chia này là chia theo chủng loại, chứ không phải chia theo số lượng. 14 Tâm sở Bất thiện thật ra là đa số chúng sanh có, còn 25 loại [Tâm sở Biến hành] này là thiểu số.
Ví dụ mà Thiện Trang hay đưa ra để quý vị hiểu, là 14 [Tâm sở Bất thiện] này giống như hạng người học từ Trung học Phổ thông trở xuống Tiểu học, Mẫu giáo hay thất học, thì hạng người đó đông, nhưng chia ra mấy cấp: lớp 12, lớp 11, lớp 10, lớp 9, lớp 8, lớp 7… tất cả là 12 lớp. Thêm mẫu giáo với [hạng] không biết chữ nữa, vậy là có 14 lớp. Thì số lượng đó đông. Còn số lượng 25 [Tâm sở Tịnh Hảo] này gồm có Cao đẳng (Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Dược), rồi Đại học (Đại học Y, Đại học Công nghệ Thông tin), rồi Thạc sỹ, Tiến sỹ (Tiến sĩ ngành này, Tiến sĩ ngành kia) v.v… có đủ trăm ngàn kiểu, toàn học vị cao. Nhưng số người cầm mấy bằng đó thì ít hơn số người ít đi học, cho nên loại đó tuy nhiều loại nhưng số lượng ít. Còn số loại [14 Tâm sở Bất thiện] này ít, nhưng lại chiếm đa số. Chứ không, mình nhìn thấy 25 [Tâm sở Tịnh Hảo] này tưởng là nhiều hơn, nhưng không phải. Cách chia ở đây khác.
Còn nếu quý vị học Đại thừa Bách pháp Minh Luận thì lại chia kiểu khác, chia Tâm sở Bất thiện nhiều hơn, và Tâm sở Thiện ít hơn. Thiện Trang học hai bên, nên Thiện Trang nói thế này: một bên là bộ Luận Duy thức Đại thừa, vì Đại thừa là phải học qua Tiểu thừa rồi mới học Đại thừa, nên việc ra khỏi sanh tử là mình là đã hoàn thành rồi, nên không cần học vào trong nhiều, mà học ra bên ngoài nhiều. Nên Bất thiện và Thiện mình không cần quan tâm nhiều, để hướng tới quả vị nữa, mà bây giờ mình lên cao hơn. Cho nên hướng học kiểu khác. Nên [quý vị] phải hiểu nha!
Còn Luận Câu Xá với Bách Pháp Minh Môn Luận cũng là do ngài Thiên Thân (Thế Thân) [tạo luận] thôi, mà tại sao hai bộ luận lại chia khác nhau? Và A Tỳ Đàm chia khác nhau? Mình phải hiểu muốn ra khỏi sanh tử, thì cần phải quan tâm tới [Tâm sở Tịnh Hảo] này. Mình có hai cách để phát triển, hai hướng tu: một hướng là bỏ hết Tâm sở Bất thiện để mình hướng về Tâm sở Tịnh hảo. Mình bỏ hết [Tâm sở] Bất thiện đi thì tự nhiên sẽ thành tốt.
Còn ở đây quý vị thấy độ phức tạp, là 67 Tâm thiền thì cần tu Thiền nhiều, 40 Tâm siêu thế cũng nhiều. Tâm bất thiện có 12 loại, Tâm vô nhân có 18 loại, tổng là 30 [loại]. Nhưng 30 [Tâm sở] này mai mốt quý vị học sẽ biết mình toàn rơi vào đây không à. Còn mấy Tâm thiền thì cực kỳ ít luôn, quý vị coi mấy chi thiền là mình rớt sạch. [24 Tâm thiện Dục giới] may ra còn ngon, chứ lên Tâm thiền với Tâm siêu thế thì khó lắm. Cho nên tuy có nhiều loại như vậy, nhưng lại không dễ đạt. Còn [12 Tâm bất thiện] này tuy ít nhưng lại dễ [mắc vào].
Giống như đi học, học dốt nghỉ ở nhà thì dễ hơn chứ. Còn quý vị học lên đến bằng Tiến sĩ thì khó. Mặc dù nhiều Tiến sĩ ngành này ngành kia, ai giỏi lắm [mới] kiếm được mấy bằng Tiến sĩ, người nào giỏi lắm ở đời học được bảy bằng Tiến sĩ là hết nổi rồi, cho nên tuy nhiều loại nhưng lấy không được. Còn [Tâm bất thiện] kia tuy ít loại nhưng dễ lấy, dễ sa vào.
Thời gian hôm nay hết rồi. Hẹn quý vị học vào bữa khác. Mời quý vị chúng ta cùng hồi hướng:
“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.
“Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đồng sanh về Tịnh Độ
A Mi Đà Phật!”
#luancauxa #thaythichthientrang