TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM 9: VIÊN MÃN THÀNH TỰU:
Thành Tựu Viên Mãn
Tập 243
Chủ giảng: Hòa thượng Thích Tịnh Không.
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng
Kông.
Thời gian: Ngày 02 tháng 09 năm 2015.
Dịch giả: Như Lộ. Giảo chánh: Thích Thiện
Trang.
Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học,
kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi đồng quy y Tam Bảo:
“A-xà-lê
tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà,
lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng
trung tôn” (3 lần).
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú: trang thứ 586,
trang thứ 586, bắt đầu xem câu cuối cùng hàng thứ tư từ trái sang: 《大乘密嚴經》云:大日如來,依自難思定,現於眾妙色。色相無有邊,非餘所能見,極樂莊嚴國,世尊無量壽 “Đại Thừa Mật Nghiêm Kinh vân: Đại Nhật Như
Lai, y Tự nan tư Định, hiện ư chúng diệu sắc. Sắc tướng vô hữu biên, phi dư sở
năng kiến, Cực Lạc trang nghiêm Quốc, Thế Tôn Vô Lượng Thọ” (Trong Kinh Đại Thừa Mật Nghiêm nói: Đại
Nhật Như Lai, nương theo Định khó nghĩ bàn của Tự Tánh, hiện các sắc vi diệu. Sắc
tướng không cùng tận, chẳng bậc khác thấy được, cõi Cực Lạc trang nghiêm, Thế
Tôn Vô Lượng Thọ), đây là đoạn kinh văn: trong Kinh Đại Thừa Mật Nghiêm,
nói về Thế giới Cực Lạc. Hôm qua chúng ta học đến chỗ này, thì hết thời gian rồi,
chưa có thể thâm nhập để hiểu rõ, cho nên hôm nay chúng ta bắt đầu xem từ đoạn
này. Đại Nhật Như Lai là Bổn tôn của Mật tông, trong kinh nói: Ngài nương theo
‘Tự nan tư Định’, chữ ‘Tự’ này chính là Tự Tánh. Tự Tánh, dùng Định khó nghĩ
bàn để miêu tả, có thể, giống như Đại sư Huệ Năng của Tông môn đã nói, ‘Nan tư
Định’ là Tự Tánh vốn định. Cảnh giới ấy, 言語道斷,心行處滅 “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt” (dứt đường ngôn ngữ, hết chỗ tâm hành),
‘ngôn ngữ đạo đoạn’ là không nói ra được, không cách nào miêu tả, [dùng] ngôn
ngữ không nói ra được; ‘Tâm hành xứ diệt’ là nghĩ không đến, không thể tưởng tượng,
nghĩ liền sai rồi, nghĩ hay không nghĩ, hai bên đều xả ly. Khi Đại sư Huệ Năng
khai ngộ, đã nói câu nói thứ tư là: 何期自性,本無動搖 “Hà kỳ Tự Tánh, bổn vô động dao” (Nào ngờ Tự Tánh, vốn không dao động),
đó chính là ‘nan tư Định’, Tự Tánh vốn định. Chỉ có Tự Tánh vốn định, thì Tự
Tánh mới có thể sanh vạn pháp, không định thì không thể hiện, định rồi liền có
thể hiện. Ẩn hiện tự tại, không có duyên thì ẩn, không hiện, có duyên liền sẽ
hiện. Duyên như thế nào? Công phu của người tu hành: đến Đại triệt Đại ngộ,
Minh tâm Kiến tánh, khi đó vô cùng tự nhiên liền có cảm, người kiến Tánh ấy có
cảm, ‘nan tư Định’ chính là Bản thể của Tự Tánh: liền có ứng. Ứng đó, là như thế
nào? Chính là có thể sanh vạn pháp, cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn, có thể
sanh vạn pháp chính là xuất hiện toàn bộ vũ trụ. Cho nên ‘hiện ư chúng diệu sắc’,
‘diệu sắc’ là hiện tượng vật chất, hiện tượng vật chất đó gọi là diệu sắc, diệu
ở chỗ nào? Diệu ở không sanh không diệt; Đó không phải pháp sanh diệt, cũng
chính là thuật ngữ của khoa học hiện nay, đó không phải là từ sóng dao động
sanh ra.
Ngày nay hiện tượng vật chất mà chúng ta thấy được, là hiện tượng
vật chất của toàn bộ vũ trụ, sắc đó là sắc pháp, không diệu, vì sao không diệu?
Vì có sanh có diệt. Những gì Tự Tánh hiện ra thì không có sanh diệt, chỉ là
duyên hiện, duyên tồn tại, thì diệu sắc của Tự Tánh tồn tại; duyên không tồn tại,
thì diệu sắc của Tự Tánh cũng không tồn tại. Thí như ở Thế giới Cực Lạc, hễ là
Bồ-tát kiến Tánh: đều trụ ở cõi Thật Báo, trong cõi Thật Báo có 42 cấp bậc,
Viên giáo của Hoa Nghiêm: có 10 bậc Trụ, 10 bậc Hạnh, 10 bậc Hồi hướng, 10 bậc
Địa, 40 cấp bậc ấy, lên cao nữa thì có Đẳng giác, có Diệu Giác (Phật), vì vậy
có tổng cộng 42 cấp bậc. 42 cấp bậc là có, không thể nói không có, nhưng quý vị
nhìn không được, quý vị nghĩ không được, quý vị lãnh hội không được, những gì Bồ-tát
có thể cảm nhận được: chính là清淨平等覺 “Thanh tịnh Bình đẳng Giác”, trên tựa đề Kinh này của chúng ta nói rất hay.
Định là diệu Định, ngộ là diệu ngộ, sắc là diệu sắc, âm là diệu âm, phía trước
Lục trần đều thêm vào chữ ‘diệu’, Pháp trần là diệu pháp, diệu hương, diệu vị,
diệu xúc, không thể nghĩ bàn.
‘Sắc tướng vô hữu biên’, đây là dùng một chữ ‘sắc’, trong Lục trần
cử ra một món, rộng lớn không có bờ mé. Thân tướng cũng là không có bờ mé, thậm
chí đến hương của mũi; vị của lưỡi, hương của mũi, đối tượng là hương; vị của
lưỡi, đối tượng của lưỡi là vị; đối tượng của ý là pháp, thảy đều không có bờ
mé. ‘Phi dư sở năng kiến’, chữ ‘dư’ này là chỉ những Bồ-tát khác, Thanh văn,
Duyên giác, Quyền giáo Bồ-tát: (Tam hiền Bồ-tát trong Biệt giáo của Thiên
Thai), các ngài không thể thấy, các ngài cũng không thể nghe. Đó là nương theo
cảnh giới vốn định được hiện của Tự Tánh, đó không gọi là Lục trần, vì sao vậy?
Bởi đó không phải là trần, câu phía sau nói đến đó không phải là Vi trần, cho
nên gọi là diệu, diệu sắc, diệu âm, diệu hương, diệu vị, diệu xúc, đấy không phải
là trần, trần thì không diệu rồi, trần có sanh có diệt. Tánh đức lưu lộ, chính
là Pháp tánh, Pháp tánh không sanh không diệt, sáu căn mà Pháp tánh hiện: thì
chúng ta không thể gọi đó là Lục trần, mà gọi là Lục cảnh, sáu loại cảnh giới ấy:
đều là không thể nghĩ bàn, không cách nào tưởng tượng, vì thế dùng một chữ ‘diệu’
để hình dung. Căn diệu, trần diệu, thức diệu, chuyển Thức thứ tám thành Đại
viên Cảnh trí, diệu, chuyển Mạt-na thành Bình đẳng Tánh trí, chuyển Ý thức Thứ
sáu thành Diệu quán Sát trí, đều thêm vào chữ ‘diệu’. Ý nghĩa này rất sâu.
[Về] tướng do Tự Tánh vốn định: của Đại Nhật Như Lai hiện ra,
Ngài hiện ra tướng thế nào? Hiện ra Thế giới Tây Phương Cực Lạc, là Y báo; hiện
A Mi Đà Phật, Vô Lượng Thọ Phật chính là A Mi Đà Phật, là Chánh báo, trong định
hiện Y chánh trang nghiêm của Thế giới Cực Lạc. Nên đức Đại Nhật cùng Thể với đức
Mi Đà, đồng một Tự Tánh, Chánh báo. Y báo thì sao? Cõi Phật Mật Nghiêm: cũng là
cùng một Thể với Thế giới Cực Lạc, không hai. 超諸佛國 “Siêu chư Phật quốc” (Siêu vượt tất cả cõi Phật). Tại sao
siêu vượt cõi nước của chư Phật? Chính là bởi hai câu sau đây: 如無為性,不同微塵 “Như Vô vi tánh, bất đồng Vi trần” (Như tánh của Vô vi, khác với Vi trần).
Mười phương vô lượng vô biên, nói thêm ba đời, quá khứ, hiện tại, vị lai, cõi
nước của vô lượng vô biên chư Phật trong mười phương ba đời, cũng giống như
chúng ta hiện nay, chúng ta trụ ở Thế giới này: tất cả hiện tượng có sanh có diệt,
sanh diệt không trụ. Không trụ chính là không dừng lại, niệm trước diệt rồi thì
niệm sau sanh, ý niệm này nối tiếp ý niệm kia. Có phải là tướng liên tục hay
không? Không phải, tại sao lại không phải? Vì tướng phía trước khác với tướng
phía sau, giống nhau thì là tương tục, [đây là] khác nhau. Hiện tại chúng ta thấy
được dường như giống nhau, giây trước dường như là: tương đồng với giây sau,
không có thay đổi, trên thật tế giây trước với giây sau: đã khác nhau rất lớn,
làm sao có thể như nhau! Trong một giây có bao nhiêu ý niệm sanh diệt? Bồ-tát
Di Lặc nói với chúng ta, chúng ta đem đổi thành chữ số hiện nay, một giây có: 2
triệu 240 ngàn tỷ lần sanh diệt, đơn vị là ngàn tỷ. Một ngàn tỷ là bao nhiêu? Vạn
vạn là một ức, một vạn ức là một ngàn tỷ, thì quý vị sẽ hiểu được một giây có
bao nhiêu sanh diệt. Cho nên tướng đấy là giả chứ không phải là thật, có thể
nói loại hiện tượng đó là sanh diệt đồng thời, quý vị thấy chúng sanh ra, chúng
sớm đã diệt rồi, sớm đã không tồn tại. Quý vị nghĩ xem, trong một giây: mà 2
triệu 240 ngàn tỷ, chúng ta lãnh hội không được, quá nhanh rồi. Chúng ta ngồi
tàu hỏa tốc độ cao, tốc độ 300 km/giờ, vậy một giây là bao nhiêu? 300 km/giờ,
đi với tốc độ này: mà trong khi di chuyển cũng không dừng lại trạm xe nào, ở trạm
xe có người, khi di chuyển qua chúng ta nhìn thấy, nhìn thấy người đó thoáng chốc
liền lướt qua rồi, trong tích tắc đã đi qua rồi, biết là có người, thậm chí đến
người nam hay nữ cũng không thấy được rõ ràng, cảm giác được là có người. Nếu với
tốc độ: 1 phần 2 triệu 240 ngàn tỷ giây: như vậy, thì ngay cả bóng người cũng
không thấy được, đó là thật không phải là giả. Vì thế trong Kinh Bát Nhã
nói rất chính xác, nói lời thật, không có lừa gạt người: 一切法無所有、畢竟空、不可得 “Nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc” (Tất cả pháp không sở hữu, rốt ráo không,
không thể được). Lời nói này dạy chúng ta điều gì? Dạy chúng ta buông xuống
triệt để. Không phải nói pháp là giả, mà căn bản là không có, nói giả thì đã
nói quá thô rồi, hoàn toàn là vọng tướng.
Cho nên hiện tướng này ‘như tánh của Vô vi’, Vô vi là không có
sanh diệt, Tánh là Chân Như Bản tánh. Vì sao vậy? Vì tướng là do Tánh hiện, tướng
được hiện ra: không hề khác với tánh của Vô vi, tánh của Vô vi không thể được,
tướng Hữu vi cũng không thể được. Cho nên chúng ta dễ dàng hiểu câu nói phía
sau, còn câu trước đó: 如無為性 “Như Vô vi tánh” (Giống như tánh của Vô vi) thì không dễ hiểu, rất sâu. Đức Phật nói với
chúng ta, đơn vị của hiện tượng vật chất, đơn vị nhỏ nhất là Vi trần, Vi trần
đó: lại không phải là Vi trần mà thông thường nói, mà là Cực vi sắc được nói
trong kinh Phật. Hiện nay nhà Cơ học Lượng tử đã phát hiện, tìm được rồi, gọi
đó là Neutrino. Thể tích của Neutrino lớn bao nhiêu? Nhà khoa học nói với chúng
ta, 10 tỉ Neutrino, là bằng với Vi trần được nói ở đây, đem 10 tỉ Vi trần: vò lẫn
với nhau, nén lẫn vào nhau, thể tích của chúng bằng với một Electron. Chúng ta
cũng chưa có khái niệm về Electron, vì sao? Vì chúng quá nhỏ, mắt thường của
chúng ta không thấy được, chúng ở trong Nguyên tử. Một Nguyên tử gồm hạt nhân
Nguyên tử, Electron, Nơtron, tổ hợp thành, thì chúng ta hiểu được Electron rất
rất nhỏ. Vi trần ở chỗ này: là bằng 1 phần 10 tỉ Electron, cũng chính là 10 tỉ
Vi trần: tạo thành một Electron, nhà Cơ học Lượng tử nói với chúng ta. Cho nên
thật sự, tánh của Vô vi, không thể được. Giả cả, cõi nước của Phật, cõi nước của
Phật đây là chỉ: Y Chánh trang nghiêm trong Mười pháp giới, cũng không thể được,
tại sao vậy? Bởi đó là Vi trần họp lại, đó là Nhất hợp tướng. Tất cả đều không
thể được. Cách tu Phật pháp thế nào? Tu đến thật sự buông xuống rồi, xả đi tất
cả những thứ không thể được, ý niệm cũng không còn nữa, thì chúc mừng quý vị,
quý vị thành Phật rồi, quý vị chứng được Pháp thân. Chứng được Pháp thân chính
là ‘như tánh của Vô vi’, Vô vi mà Vô sở Bất vi, khi không có duyên là Vô vi,
khi có duyên là Vô sở Bất vi. Tuy là Vô sở Bất vi, nhưng vẫn là Vô vi, vì sao vậy?
Vì hiện tướng là giả tướng, không phải là thật, giống như nằm mộng vậy. Trong Kinh
Kim Cang nói: 如夢幻泡影 “Như mộng huyễn bào ảnh” (Như mộng ảo bọt bóng), đã nêu ra bốn
thí dụ, nói rất hay, nói rất rõ ràng, nói rất sáng tỏ, quý vị xem đơn giản như
thế đó. Hơn 5.000 chữ trong Kinh Kim Cang, nói được thấu triệt như thế,
nói được sáng tỏ như vậy.
Chúng ta lại xem câu tiếp theo đây: 又《密嚴法藏疏》 “Hựu Mật Nghiêm Pháp Tạng Sớ” (Thêm nữa Mật Nghiêm Pháp Tạng Sớ),
chính là chú giải của Đại sư Pháp Tạng: về Kinh Đại Thừa Mật Nghiêm,
[là] Quốc sư Hiền Thủ: 密嚴土者即是諸佛他受用土。“Mật Nghiêm độ giả tức thị
chư Phật Tha thọ dụng độ” (Cõi nước Mật Nghiêm chính là cõi Tha
thọ dụng của chư Phật). Chữ ‘Tha’ này hay, không phải là cõi Tự thọ dụng.
Cõi Tự thọ dụng là thế nào? Trong Kinh Kim Cang nói với chúng ta, Vô trụ.
Cõi Tha thọ dụng là thế nào? Là Sanh tâm, là Tha có cảm, Tự có ứng, là sự việc
như vậy đó. Cho nên cõi Thật Báo là Pháp thân Như Lai: vì những vị Bồ-tát chứng
được: Pháp thân ấy mà hiện ra, không phải là nơi hiện ra cho chúng ta, bởi vì
chúng ta không thấy được. Chúng ta có thể thấy được Pháp tướng, chứ chúng ta
không thấy được Pháp tánh. Vì sao vậy? Bởi có chướng ngại, quý vị thấy quý vị
có Vọng tưởng, quý vị có Phân biệt, quý vị có Chấp trước, cho nên quý vị không
thấy được cõi Pháp tánh. Khi nào mới có thể thấy được cõi Pháp tánh? Khi buông
xuống tất cả Vọng tưởng Phân biệt Chấp trước, tất cả đều không còn nữa, thì quý
vị thấy được cõi Pháp tánh. Cõi Pháp tánh hiện tướng, vì sao vậy? Vì quý vị vẫn
còn chưa đoạn Tập khí. Đoạn Tập khí rồi, thẳng nhập Thường Tịch Quang, không
còn cõi Thật Báo nữa. Cõi Thường Tịch Quang chỉ có một người trụ, là Diệu Giác
Như Lai. Cõi Thật Báo Trang Nghiêm, đó là hiện, là Tha thọ dụng, 41 địa vị Pháp
thân Đại sĩ: các ngài tu hành ở nơi ấy.
Vì thế học Phật, Pháp môn Niệm Phật cũng
không ngoại lệ, vẫn là phải buông xuống. Niệm Phật mang nghiệp vãng sanh, đây
là pháp phương tiện đặc biệt. A Mi Đà Phật tiếp dẫn chúng ta đến Thế giới Cực Lạc,
sanh đến Thế giới Cực Lạc: chính là thân Pháp tánh, chính là cõi Pháp tánh. Cho
nên chúng ta có thể nói cõi Thật Báo, Đồng Cư, Phương Tiện của Thế giới Cực Lạc
là như nhau, đấy là chỗ vô cùng thù thắng: của Thế giới Tây Phương Cực Lạc,
siêu vượt tất cả cõi nước chư Phật, siêu vượt ở chỗ nào? Chính là ở chỗ này.
Cho nên sanh đến Thế giới Cực Lạc: chính là A-duy-Việt-trí Bồ-tát, không phải
do quý vị tu được, không phải do quý vị chứng được, mà là công đức bổn nguyện của
A Mi Đà Phật gia trì, khiến cho quý vị đạt được. Đã tiến vào Thế giới Tây
Phương Cực Lạc, cho dù là: vãng sanh Hạ hạ phẩm ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư, thì
quý vị cũng đạt được thọ dụng này, vậy còn gì tuyệt vời hơn? Cho nên đây là
pháp khó tin, bậc Thanh văn, Duyên giác không tin tưởng, bậc Quyền giáo Bồ-tát
không tin tưởng.
Nhưng tại sao phàm phu lại có thể tin tưởng?
Đáp án, ở trong
kinh Đại thừa, đức Phật Thích Ca Mâu Ni
đã nói, phàm phu có thể tin tưởng Pháp môn này, là trong vô lượng kiếp quá khứ:
đã từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai. Ngày nay quý vị gặp được Pháp môn
này, đạt được quá khứ vô lượng chư Phật Như Lai: mà quý vị đã từng cúng dường,
các Ngài gia trì quý vị, quý vị nghe được, quý vị thấy được sanh tâm hoan hỉ,
quý vị tin tưởng, quý vị phát nguyện cầu sanh. Không có thiện căn trong vô lượng
kiếp quá khứ: nền tảng đó, nguồn cội đó, thì quý vị không thể. Sáng tỏ rồi, sau
khi sáng tỏ thì không nghi ngờ nữa. Vậy chúng ta vẫn còn nghi ngờ: đối với Pháp
môn Tịnh tông, thì chính mình hiểu được, quá khứ tôi cúng dường chư Phật Như
Lai, còn chưa đủ; không phải không có cúng dường, không có cúng dường thì hoàn
toàn không tin tưởng rồi, chúng ta có cúng dường, nhưng số lượng cúng dường
chưa đủ. Vậy phải làm sao? Bây giờ bổ sung. Bổ sung thế nào? Quý vị nhất tâm niệm
A Mi Đà Phật. Giống như Hòa thượng Hải Hiền, đã niệm một câu Phật hiệu 92 năm,
đó là bổ túc. Bổ túc rồi, công phu sẽ thành phiến; bổ túc nữa, công phu sẽ nâng
lên đến Sự nhất tâm Bất loạn; bổ túc thêm nữa, sẽ đến Lý nhất tâm Bất loạn,
thành công rồi, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc: thật sự sanh vào cõi Thật Báo
Trang Nghiêm, [vi] diệu!
Lại nói rằng: 今此密嚴但於清淨如來藏心之所現。“Kim
thử Mật Nghiêm đãn ư thanh tịnh Như Lai Tạng Tâm chi sở hiện” (Cõi
Mật Nghiêm này đây chỉ được hiện bởi Như Lai Tạng Tâm thanh tịnh). Cõi Phật
Mật Nghiêm, cõi Phật Mi Đà, lại nói rằng: cõi Thật Báo Trang Nghiêm (Thế giới
Hoa Tạng): của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đều là do Như Lai Tạng Tâm thanh tịnh
hiện ra. Dùng Như Lai Tạng Tâm, tốt! Như Lai Tạng Tâm là thế nào? Là
chuyển A-lại-da thành Đại viên Cảnh trí, Như Lai Tạng Tâm chính là Đại viên Cảnh
trí. Tại sao vậy? Bởi Tự Tánh không hiện tướng, Tự Tánh không có tướng, chuyển
Như Lai Tạng Tâm thành Đại viên Cảnh trí, được, đó có thể hiện tướng, hiện cõi
Thật Báo Trang Nghiêm, hiện cõi Mật Nghiêm, hiện Thế giới Hoa Tạng. Làm rõ ràng
điều này rồi, làm rõ ràng thì chúng ta sẽ tin tưởng, dốc trọn một lòng, nhất định
không buông tay, chỉ có một ý niệm: cầu sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thân
cận A Mi Đà Phật. Tìm đến một vị thầy tốt như vậy, học tập với Ngài, lại được
uy thần hoằng nguyện của thầy gia trì, ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc: thành Phật
nhanh, tốc độ mau chóng, đâu giống như nơi này của chúng ta, thành Phật vô lượng
kiếp, thời gian quá dài, một khi so sánh hai nơi, thì thời gian thành Phật ở Thế
giới Cực Lạc: rất ngắn, rất ngắn hạn, nhất định phải hiểu điều này. Như vậy
chúng ta nói đến chỗ này, có thể giảng nói được rất rõ ràng, nên có thể nghe hiểu
rồi.
Lại tiếp tục xem: 又《往生論》曰:以一心專念作願生彼 “Hựu
Vãng Sanh Luận viết: Dĩ nhất tâm chuyên niệm tác nguyện sanh bỉ” (Thêm
nữa trong Vãng Sanh Luận ghi: Dùng nhất tâm chuyên niệm để tác nguyện sanh cõi
nước kia), ‘tác nguyện’ chính là phát nguyện, phát nguyện vãng sanh Thế giới
Cực Lạc, 得入蓮華藏世界 “đắc
nhập Liên Hoa Tạng Thế giới” (được nhập vào Thế giới Liên Hoa Tạng),
Thế giới Liên Hoa Tạng là cõi Mật Nghiêm. Vì sao vậy? Vì đến Thế giới Cực Lạc
đều thông rồi, được nhập vào Thế giới Liên Hoa Tạng. Thế giới Liên Hoa Tạng đó:
chính là Thế giới Hoa Tạng, ‘hoa’ ấy chính là hoa sen. Thế giới Hoa Tạng, là
cõi Thật Báo Trang Nghiêm: của đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà trong Kinh Hoa
Nghiêm nói, người không có phát nguyện vãng sanh Thế giới Cực Lạc: cũng đi
đến Thế giới Hoa Tạng. Các ngài phải là chứng được: Minh tâm Kiến tánh, Đại triệt
Đại ngộ, giống như Đại sư Huệ Năng, ngài ở đâu vậy? Ở Thế giới Hoa Tạng. Người
vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, người ấy vào được, người ấy nghĩ đi liền có thể
đi, có thể vào Thế giới Hoa Tạng: chính là có thể nhập vào cõi Thật Báo Trang
Nghiêm của tất cả chư Phật, thông rồi, không còn chướng ngại. Liên Hoa Tạng, giống
như Thế giới Cực Lạc [có] ao báu, nước công đức, ao Thất bảo, nước Bát công đức,
hóa sanh trong hoa sen, gọi là Thế giới Liên Hoa Tạng. Hoa sen là tỷ dụ cho
thanh tịnh, mọc từ bùn nhơ mà không dính nhiễm. Gốc của hoa sen là ở dưới đáy
ao, đó là đại biểu điều gì? Đại biểu cho Lục đạo Luân hồi; phía trên là nước
trong, nước trong là đại biểu cho Pháp giới Tứ Thánh, Lục đạo là Uế độ, nước
trong là Tịnh Độ, biểu thị ý nghĩa này. Hoa nở ở trên mặt nước, chính là nói rời
khỏi Lục đạo Luân hồi, rời khỏi Mười pháp giới rồi, đến Nhất chân Pháp giới, biểu
thị cho pháp này.
Chúng ta lại xem phần tiếp theo, cũng là
Hoàng Niệm lão, quý vị xem trích dẫn kinh luận, Vãng Sanh Luận là Luận, ở
đây lại dẫn ra kinh: 《金剛頂經》曰 “Kim
Cang Đảnh Kinh viết” (trong Kinh Kim Cang Đảnh nói), trong
kinh đó nói: 唯此佛剎,盡以金剛自性清淨所成密嚴華嚴。 “Duy
thử Phật sát, tận dĩ Kim Cang Tự Tánh thanh tịnh sở thành Mật Nghiêm Hoa
Nghiêm” (Chỉ cõi Phật ấy, đều dùng Tự Tánh Kim Cang
thanh tịnh mà thành tựu Mật Nghiêm, Hoa Nghiêm). Đoạn
này là kinh văn. ‘Duy thử Phật sát’, đó chính là chỉ: cõi Thật Báo Trang Nghiêm
của chư Phật Như Lai, từ đâu mà đến? Là từ Tự Tánh Kim Cang. Kim Cang là ẩn dụ,
tỉ dụ cho vĩnh hằng bất biến, không sanh không diệt, đó gọi là Kim Cang. Tỉ dụ
điều gì? Tỉ dụ cho Tự Tánh, Tự Tánh bất sanh bất diệt, Tự Tánh thanh tịnh không
nhiễm, Tự Tánh vốn tự đầy đủ, Tự Tánh vốn không dao động, Tự Tánh có thể sanh vạn
pháp. Khi Đại sư Huệ Năng khai ngộ, trí huệ trong Tự Tánh lưu lộ ra, nói Tự
Tánh rất rõ ràng như vậy, dùng 20 chữ đã nói rõ ràng, nói sáng tỏ rồi. 本自清淨,本不生滅,本自具足,本無動搖,能生萬法 “Bổn
tự thanh tịnh, bổn bất sanh diệt, bổn tự cụ túc, bổn vô động dao, năng sanh vạn
pháp” (Vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt,
vốn tự đầy đủ, vốn không dao động, có thể sanh vạn pháp), quý vị xem 20 chữ
này, Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, 20 chữ này nói được vô cùng rõ
ràng. Tự Tánh Kim Cang thanh tịnh: chính là 20 chữ mà Đại sư Huệ Năng nói, đã
thành tựu Mật Nghiêm, Hoa Tạng, Mật Nghiêm là Tịnh độ của Đại Nhật Như Lai, Hoa
Tạng là Tịnh độ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là không hai với Thế giới Cực Lạc.
Tiếp theo, chúng ta xem Chú Giải của Niệm
lão, những gì luận, kinh đã nói: 皆表極樂即密嚴、(極樂即)華藏 “Giai
biểu Cực Lạc tức Mật Nghiêm, (Cực Lạc tức) Hoa Tạng” (Đều
biểu thị Cực Lạc chính là Mật Nghiêm, (Cực Lạc chính là) Hoa Tạng), vì
sao vậy? Vì皆清淨如來藏心之所現,金剛自性清淨所成 “giai
thanh tịnh Như Lai Tạng Tâm chi sở hiện, Kim Cang Tự Tánh thanh tịnh sở thành” (đều
được hiện ra bởi Như Lai Tạng Tâm thanh tịnh, được thành tựu bởi sự thanh tịnh của
Tự Tánh Kim Cang). Diệu! Nói được thật hay, đó là chân tướng của vũ trụ, Thật
tướng của các pháp. Chúng ta sáng tỏ rồi, Thật tướng Các pháp do đâu mà đến? Đều
là do sự thanh tịnh của Như Lai Tạng Tâm hiện ra. Sự thanh tịnh của Như Lai Tạng
Tâm của ai vậy? Là của chính chúng ta. Như Lai Tạng Tâm của chư Phật: với Như
Lai Tạng Tâm của chúng ta: là một không phải là hai, mê rồi, gọi là A-lại-da thức,
giác ngộ rồi, gọi là Như Lai Tạng Tâm. Câu này chính là câu: 能生萬法 “Năng
sanh vạn pháp” (Có thể sanh vạn pháp): mà Đại sư
Huệ Năng đã nói sau cùng, Tự Tánh có thể sanh vạn pháp. Như Lai Tạng Tâm chính
là Tự Tánh, có cảm có ứng. 是以清淨莊嚴,超踰十方 “Thị
dĩ thanh tịnh trang nghiêm, siêu du thập phương” (Do
đó thanh tịnh trang nghiêm, siêu vượt mười phương), đương
nhiên thanh tịnh, đương nhiên trang nghiêm, vượt qua mười phương Thế giới. Mười
phương đó, nói trên nghĩa hẹp chính là Mười pháp giới, nói trên nghĩa rộng
chính là cõi nước của mười phương ba đời: tất cả chư Phật Như Lai, thảy đều
siêu vượt rồi.
故云威德廣大清淨佛土 “Cố
vân uy đức quảng đại thanh tịnh Phật độ” (Nên
nói cõi Phật uy đức rộng lớn thanh tịnh), hai câu này là kinh văn. Kinh văn
này càng học càng hoan hỉ, pháp hỉ sung mãn, càng học càng có vị đạo, lần nào
cũng khác nhau. Sau khi học rồi phải thực hiện, thực hiện vào đời sống. Cách thực
hiện thế nào? Chính là bốn chữ trong Kinh Kim Cang: 無住生心 “Vô
trụ sanh tâm”, Sanh tâm Vô trụ, đây là thực hiện rồi. Thực hiện thì mới
là chân tu hành, không thực hiện thì đó là giả, có giải không hành không thể chứng
quả, giải hành tương ưng mới là thành tựu, thành tựu ‘cõi Phật uy đức rộng lớn
thanh tịnh’. Hiện tại chúng ta có được thọ dụng hay không? Được. Tôi nói với
chư vị, Hòa thượng Hải Hiền, ngài đã trụ ở Tịnh Độ ấy, ‘uy đức quảng đại thanh
tịnh Phật độ’, chúng ta trụ chính là Uế độ, ngài trụ chính là Phật độ. Những gì
mà sáu căn của lão Hòa thượng Hải Hiền cảm thọ: chính là cõi Phật thanh tịnh, đối
với trái đất này của chúng ta, không có chút mảy may bị dính nhiễm, đó gọi là: 心淨則佛土淨 “Tâm
tịnh tắc Phật độ tịnh” (Tâm tịnh thì Phật độ tịnh). Tâm của
phàm phu chúng ta không thanh tịnh, thấy được là Uế độ, thấy được là một mảng hỗn
loạn, các ngài nhìn thấy khác với chúng ta, đây chính là ‘cảnh tùy tâm chuyển’.
Quý vị là cảnh giới như thế nào, quý vị trụ ở cõi Phật nào, không có biến đổi,
mỗi người trụ ở cõi nước của mỗi người, có nhiễm có tịnh, có thiện có ác, mỗi
người đều khác nhau. Học Phật phải vượt qua, không vượt qua, thì uổng công học
rồi.
Chúng ta lại xem đoạn sau đây: 問成佛前後 “Vấn
Thành Phật Tiền Hậu” (Hỏi Về Thành Phật Trước [Hay] Sau). Đây
đều là biết rõ mà cố ý hỏi, hỏi thay cho chúng ta. Mời
xem kinh văn:
【阿難聞佛所說。白世尊言。法藏菩薩成菩提者。】 “A Nan văn Phật sở thuyết, bạch Thế Tôn ngôn: Pháp Tạng Bồ-tát
thành Bồ-đề giả” (Ngài A Nan nghe Phật nói rồi, thì bạch với đức Thế Tôn rằng:
Bồ-tát Pháp Tạng thành Bồ-đề rồi). 『成菩提』“Thành Bồ-đề” (Thành tựu Bồ-đề) chính là thành Phật,
thành tựu Vô thượng Bồ-đề, thành Phật rồi.
【為是過去佛耶。未來佛耶。為今現在他方世界耶。】 “Vi thị quá khứ Phật da? Vị lai Phật da? Vi
kim hiện tại tha phương Thế giới da?” (Vậy Ngài là Phật quá khứ, hay là Phật vị lai? Hay là Phật
hiện tại ở Thế giới phương khác?)
Ngài là Phật quá khứ? Hay là Phật vị lai?
Hay là Phật hiện tại? Hiện tại, đương nhiên không phải ở Thế giới này của chúng
ta, mà là ở Thế giới phương khác. Câu nói này rất quan trọng, A Mi Đà Phật là
Phật quá khứ? Là Phật vị lai? Hay là Phật hiện tại ở phương khác? Tôn giả A Nan
hỏi thay cho chúng ta.
Tiếp theo, đức Thế Tôn trả lời. Có ba khoa,
đoạn nhỏ thứ ba: 答理事無礙 “Đáp Lý Sự Vô Ngại”, đoạn
này có hai khoa nhỏ. 法身常住 “Pháp Thân Thường Trụ”,
đây đều là nói lời thật, mời xem kinh văn:
【世尊告言。彼佛如來。來無所來。去無所去。無生無滅。非過現未來。】 “Thế Tôn cáo ngôn: Bỉ Phật Như Lai, lai vô sở
lai, khứ vô sở khứ, vô sanh vô diệt, phi quá hiện vị lai.” (Đức Thế Tôn đáp rằng: Đức Phật Như Lai ấy,
đến không chỗ nào đến, đi không chỗ nào đi; Không sanh không diệt; Không có quá
khứ, hiện tại, vị lai).
Không phải quá khứ, không phải tương lai, cũng không thể nói hiện
tại, cảnh giới ấy không thể nghĩ bàn. Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, trong
Chú Giải: 世尊正答 “Thế Tôn chánh đáp” (Đức Thế Tôn trả lời ngay). 阿難從事起問,世尊如理正答 “A Nan tùng Sự khởi vấn, Thế Tôn như Lý chánh đáp” (Ngài A Nan từ Sự thưa hỏi, đức Thế Tôn
như Lý trả lời ngay), ngài A Nan hỏi là Sự, thị hiện thành Phật đó là Sự tướng,
cho nên có quá khứ, có vị lai, có hiện tại; Đức Phật giải đáp từ trên Tự Tánh,
Tự Tánh là Năng hiện Sở hiện, Năng hiện Sở hiện đều không thể được, như Lý ấy
trả lời ngay, 理事無礙,妙顯中道 “Lý Sự Vô Ngại, diệu hiển Trung đạo” (Lý Sự Vô Ngại, diệu hiển Trung đạo). 本段前六句 “Bổn đoạn tiền lục cú” (Sáu câu trước của đoạn này), chính là
sáu câu mà chúng ta đã đọc, 見《宋譯》“kiến Tống Dịch” (thấy trong bản dịch thời nhà Tống). Bản Hội Tập của Hạ
Liên công, sáu câu này là từ ở đâu vậy? Là kinh văn ở trong bản Tống Dịch, đem
hội tập thành chỗ này. Cho nên mỗi câu, mỗi đoạn của bộ Kinh này đều có căn cứ,
là nguyên văn trong năm loại bản dịch gốc, Hội Tập của Hạ Liên lão, không có sửa
đổi một chữ nào; nói cách khác, từng chữ từng câu của Kinh này: đều là do Phật
thuyết. Mọi người không nói gì nữa, là chân Kinh, mỗi chữ đều là do chính miệng
của đức Như Lai tuyên thuyết, chỉ là dịch thành chữ viết nước ta thôi.
Có dịch sai hay không? Nhất định không dịch sai. Khi chúng tôi mới
học Phật, còn nghi ngờ đối với sự việc này, vì sao vậy? Bởi chúng tôi học một
bài cổ văn, thầy dạy bài nào, thì thầy giảng bài đó, sau khi hoàn tất môn học,
thầy bảo mỗi người chúng tôi: dùng văn Bạch Thoại để phiên dịch, chính là dịch
bài cổ văn Văn ngôn văn đó: thành văn Bạch Thoại, mỗi đồng học đều phiên dịch,
đều khác nhau, mỗi người dịch khác nhau. Cho nên tôi liền nghi ngờ rồi, Kinh
này, quý vị xem do năm người phiên dịch, năm loại phiên bản khác nhau, đều là
chân thật, không sai, năm người phiên dịch ấy, vì sao lại dịch khác nhau? Năm
người giảng, năm người giảng cũng khác nhau, vậy làm sao có thể khiến người
khác không nghi ngờ? Thầy nói với tôi, Đại đức phiên dịch kinh trước kia: đều
là bậc Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, thấy Tánh thì như nhau rồi. Chưa
thấy Tánh thì khác nhau, tại sao vậy? Bởi quý vị thâm nhập cạn sâu khác nhau, rộng
hẹp khác nhau. Người khai ngộ, thì tri kiến của người ấy giống như Phật, là Phật
tri Phật kiến, các ngài dịch sẽ không sai. Người tham gia đạo tràng phiên dịch
cũng không phải là người phàm, thầy nói với tôi, chí ít cũng là Tam quả trở
lên, Tiểu thừa A-na-hàm, A-la-hán, Bồ-tát Đại thừa, các ngài cùng nhau đồng kết
tập.
Cho nên bấy giờ ngài A Nan đảm nhiệm phúc giảng, phúc giảng lại
nguyên lời giảng của đức Phật một lần. Sức ghi nhớ của ngài A Nan rất tốt, thật
sự nghe qua một lần, ngài sẽ nhớ mãi không quên, trí nhớ đặc biệt tốt, vì thế
thỉnh ngài làm đảm nhiệm phúc giảng. 500
A-la-hán, còn có Bồ-tát, làm chứng cho ngài, chứng minh, gật đầu, ngài A Nan
nói không sai, đức Phật thật sự là nói như thế. Nếu có vị nào phản đối, thì lược
bỏ câu đó, không được ghi vào trong kinh. Cần phải được Bồ-tát, A-la-hán, mỗi vị
đều gật đầu, nghiêm ngặt cẩn trọng như thế. Cho nên Kinh sách này đáng tin cậy,
vô cùng đáng tin cậy. Vả lại văn chữ còn hay hơn tiếng Phạn, văn tự của nước ta
vượt hẳn tiếng Phạn, cho nên bản gốc của tiếng Phạn có thể không cần thiết nữa.
Nhiều bản tiếng Phạn như vậy [được truyền] đến nước ta, hiện nay không tìm được
một bản nào, bởi vì nguyên nhân gì? Vì phiên dịch thành Trung văn, có thể truyền
đến ngàn năm vạn đời của tương lai: cũng sẽ không biến chất. Bản tiếng Phạn thì
không được, đó là chữ viết ghép vần, hai-ba trăm năm sau ngữ âm không đúng nữa,
thì mọi người xem không hiểu rồi. Cho nên chữ viết Trung Hoa: đối với Phật pháp
Đại thừa cống hiến quá lớn rồi! Phương tiện truyền tải văn hóa tốt như thế,
chúng ta cần phải đem phát dương quang đại, đẩy mạnh đến toàn thế giới.
Rất nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới này, ở mỗi thời đại
cũng có lưu lại những điều quý báu và tốt đẹp, nhất định cần phải phiên dịch
sang chữ Hán Văn ngôn văn. Vì sao vậy? Vì để lưu trữ lâu dài, sẽ không bị thất
truyền, khi người của ngàn vạn năm sau biết được, [họ] hiểu được ý nghĩa, sẽ
không hiểu sai ý, đây chính là ưu điểm đặc biệt vượt trội của Hán cổ, không gì
vượt hơn được nữa. Cho nên chữ Hán Văn ngôn văn, nhất định nên hạ công phu, nên
nghiêm túc học tập. Chúng ta mới có thể, thật sự có được sứ mạng, có được trí
huệ, có được năng lực, đem hơn 20 loại Văn minh của toàn thế giới: mà ông
Joseph Toynbee đã nói, làm thành một cuộc chỉnh lý, chọn lấy tinh hoa, bỏ đi phần
thừa, để tạo nên trí huệ chân thật cho nhân loại, Tổ tiên để lại là kho báu
chân thật. Đối với sự tu dưỡng thân tâm cá nhân của chúng ta, là gia đình hạnh
phúc, sự nghiệp thuận lợi, xã hội an định, đất nước giàu mạnh, thiên hạ thái
bình, thế giới này sẽ tốt đẹp biết mấy, phải dựa vào điều gì? Phải dựa vào chữ
Hán Văn ngôn văn của nước ta. Cho nên phải nhận thức, phải nhận biết sứ mạng, vậy
đến thế gian [sẽ] không uổng phí, hướng về của tương lai, là quay về Thế giới Cực
Lạc. Làm sự việc này: có làm bỏ lỡ việc vãng sanh không? Không làm bỏ lỡ.
Điều kiện của vãng sanh rất đơn giản, thật sự tin tưởng có Thế
giới Cực Lạc, thật sự tin tưởng có A Mi Đà Phật, tôi thật sự mong muốn đến Thế
giới Cực Lạc: để bái A Mi Đà Phật làm thầy, vậy thì có thể vãng sanh, điều kiện
của vãng sanh. Cho nên bất luận là quý vị làm ngành nghề nào: đều không có trở
ngại, thậm chí là bất kể quý vị tin tưởng tôn giáo nào: cũng không có trở ngại,
quý vị chỉ cần thật sự tin tưởng Thế giới Cực Lạc, tin tưởng A Mi Đà Phật, tôi
muốn đi, tôi thật sự muốn đi, thì thành công rồi. Niệm Phật nhiều ít, công phu
cạn sâu, đó là vấn đề phẩm vị khi đến Thế giới Cực Lạc, hai sự việc này, đó là
phẩm vị, đó không phải vãng sanh, vãng sanh là dựa vào tín nguyện, phẩm vị là
công phu của niệm Phật. Vì vậy niệm Phật ít cũng không liên quan, chúng ta đến
Thế giới Cực Lạc không chú trọng phẩm vị. Tôi là vãng sanh Hạ hạ phẩm ở cõi
Phàm Thánh Đồng Cư, thì tôi rất mãn nguyện rồi. Điều này có nghĩa là gì? Tôi đến
Thế giới Cực Lạc học từ lớp nhỏ nhất, học từ lớp 1 Tiểu học, cắm gốc ở Thế giới
Cực Lạc, không ngừng học đi lên. Thọ mạng ở Thế giới Cực Lạc dài, có được chính
là thời gian, không phải bận tâm. Người ở cõi ấy trường thọ, sẽ không bị bệnh,
không có Tam khổ Bát khổ, hơn nữa người cũng không cần ăn uống, quý vị nói tự tại
biết bao, thân thể là thân Pháp tánh, không phải là Tướng phần của A-lại-da.
Cho nên dù làm bất cứ ngành nghề nào, cũng không có mảy may trở ngại: đối với
việc vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Nơi đó ai nấy đều có thể đến được, chỉ cần quý
vị đầy đủ hai chữ: tín, nguyện. Niệm Phật, niệm Phật là giúp chúng ta: trở về
Thanh tịnh Bình đẳng Giác. Dụng ý của niệm Phật ở chỗ nào? Niệm sạch đi Vọng niệm,
niệm sạch đi Phân biệt, niệm sạch đi Chấp trước, điều này tốt. Niệm sạch đi những
thứ này, thì có nắm chắc vãng sanh, không còn chướng ngại nữa. Người niệm Phật
đến sau cùng vẫn không thể vãng sanh, [bởi] chướng ngại lớn nhất, là không
buông xuống tình chấp, lại còn tham sống sợ chết, không buông xuống Thất tình
Ngũ dục, không buông xuống danh văn lợi dưỡng, chỉ cần có một việc không buông
xuống, thì không đến được Thế giới Cực Lạc đâu.
Mọi người thật sự muốn vãng sanh, thì phải buông xuống triệt để,
ngay cả Phật pháp cũng phải buông xuống. Phật pháp không phải là thật, mà là
phương tiện thuyết của Phật, thật sự nói không ra được Phật pháp, 言語道斷,心行處滅 “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt’ (dứt đường ngôn ngữ, hết chỗ tâm hành). Cho
nên đức Phật thiện xảo giáo hóa chúng ta, từ Hữu vi mà đạt được Vô vi, từ tri
thức đến cuối cùng đạt được trí huệ, khai mở trí huệ. Buông xuống tri thức, trí
huệ sẽ hiện tiền; không buông xuống tri thức, đó là Sở tri chướng, chướng ngại
trí huệ. Phiền não chướng ngại trí huệ, những gì biết cũng là chướng ngại trí
huệ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện cho chúng ta, 19 tuổi xuất gia, buông xuống
Phiền não chướng; 30 tuổi đều buông xuống tất cả những gì đã học, buông xuống Sở
tri chướng, khai trí huệ rồi, Đại triệt Đại ngộ. Sau khi Đại ngộ, suốt đời giảng
kinh 49 năm. Tất cả kinh được thuyết trong 49 năm, không có một bộ nào: là do
Ngài học được với ai cả, không có, đều là từ Tự Tánh tự nhiên lưu lộ ra. Lưu lộ
ra thế nào? Người khác thưa hỏi Ngài, thỉnh giáo với Ngài, thì Ngài nói ra;
không có người hỏi, thì Ngài không nói. [Nhưng] chỉ có Kinh A Mi Đà là
‘không hỏi tự thuyết’, kinh mà ‘không hỏi tự thuyết’ không nhiều. Ở trong kinh
Phật, hai chữ mở đầu của tựa đề kinh mà dùng 佛說“Phật thuyết”, thì bộ kinh đó là ‘không hỏi tự thuyết’; hoặc
là câu nói đầu tiên: của phần Chánh tông là do Phật nói, tựa đề được thêm vào “Phật
thuyết”; câu nói đầu tiên của phần Chánh tông không phải do Phật nói, thì
không phải là ‘không hỏi tự thuyết’, thông thường kinh ấy: sẽ không được thêm
vào hai chữ 佛說“Phật thuyết”, đây là quy củ của phiên dịch. Như bộ Kinh này của chúng ta,
phía trước có chữ “Phật thuyết”, câu đầu tiên của phần Chánh tông là do
Phật nói.
Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, Chú Giải cũng là do hội tập,
là Chánh tri Chánh kiến. 阿難從事起問,世尊如理正答。理事無礙,妙顯中道 “A Nan tùng sự
khởi vấn, Thế Tôn như Lý chánh đáp. Lý Sự Vô Ngại, diệu hiển Trung đạo”
(Ngài A Nan từ sự mà thưa hỏi, đức Thế Tôn theo Lý trả lời ngay. Lý Sự Vô Ngại,
diệu hiển Trung đạo). Ở trong Kinh chúng ta thấy được Lý Sự, trong Lý Sự hàm chứa
Trung đạo, dù không nói ra Trung đạo. Chúng ta tiếp tục xem câu sau đây: 世尊告阿難曰:彼佛如來,來無所來,去無所去。此與《金剛經》中,如來者,無所從來,亦無所去,故名如來。一味無差 “Thế Tôn cáo A Nan viết: Bỉ Phật Như Lai, lai vô sở
lai, khứ vô sở khứ. Thử dữ Kim Cang Kinh
trung, Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai. Nhất
vị vô sái” (Đức Thế Tôn bảo ngài A
Nan: Đức Phật Như Lai ấy, đến không chỗ nào đến, đi không chỗ nào đi. Ở đây
cùng với trong Kinh Kim Cang: Đức Như Lai, không từ nơi nào đến, cũng không đi
về đâu, nên gọi là Như Lai. Một ý vị không có sai khác), ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Có đến đi hay
không? Không có đến đi. Vì sao vậy? Bởi Báo thân Như Lai là do Pháp thân biến
hiện, Pháp thân Như Lai không có hình tướng, Pháp thân chính là Như Lai, Như
Lai chính là Pháp thân. Pháp thân ở đâu vậy? Chẳng nơi nào không có, là không
gian; Chẳng lúc nào không có, là thời gian. Nói cách khác, tất cả mọi lúc mọi
nơi, không có rời khỏi. Nghĩ xem Đại sư Huệ Năng nói với chúng ta, chẳng những
không có rời khỏi, mà còn không có dao động, Tự Tánh vốn định. Tự Tánh không có
đến đi, chỉ có ẩn hiện, có duyên, bỗng nhiên tướng hiện tiền; không có duyên, sẽ
không thấy tướng nữa. Vì vậy tướng của Tự Tánh hiện, Tự Tánh không phải là sanh
diệt, Tự Tánh không có sanh diệt, cho nên gọi là chân. Những gì do A-lại-da biến
hiện: là Y Chánh trang nghiêm trong Mười pháp giới, có sanh có diệt, chúng ta
nhìn thấy động vật có sanh lão bệnh tử, thực vật có sanh trụ dị diệt, khoáng vật
(kể cả tinh cầu) có thành trụ hoại không, hết thảy đều là pháp sanh diệt, chính
là pháp Hữu vi. Hữu vi chính là có sanh có diệt, Vô vi chính là không sanh
không diệt.
Cho nên Tự Tánh Pháp thân không sanh không diệt, không đến không
đi, trong Trung Quán Luận đã nói tám điều về “Không”. Vì thế phải biết Tự
Tánh không có đến đi, Tự Tánh có thể hiện tướng. Hiện ra thế nào? Tâm tưởng.
Câu nói này rất hay: 一切法從心想生。 “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh” (Tất cả pháp do tâm tưởng sanh). Pháp ấy
là pháp Hữu vi, hết thảy pháp Hữu vi là sanh từ tâm tưởng, sự việc này: hiện
nay được nhà Cơ học Lượng tử chứng minh rồi. Cho nên hiện tượng vật chất là
sanh ra từ tâm tưởng, hiện tượng tâm lý cũng là do tâm tưởng mà sanh ra, Vọng
tưởng, ý niệm, đó đều là “không từ nơi nào đến, cũng không đi về đâu”. Trong Kinh
Kim Cang giải thích về mười danh hiệu của Như Lai, đầu tiên trong mười danh
hiệu của Phật là Như Lai. Tại sao gọi Ngài là Như Lai? Bởi Ngài “đến không chỗ
nào đến, đi không chỗ nào đi”, nên gọi là Như Lai. Như Lai có ở trên thân của
chúng ta không? Có, Tự Tánh của chúng ta chính là Như Lai, hoặc nói Chân Tâm của
chúng ta chính là Như Lai. Chân Tâm, ba điều Chân thật, trong Kinh này nói rất
rõ ràng, 真實之際 “Chân thật Chi tế” (Bờ mé của chân thật) là nói từ trên
Thể, 真實智慧,真實利益 “Chân thật trí huệ, Chân thật lợi ích” (Trí huệ chân thật, Lợi ích chân thật). Kinh
này nói cho chúng ta về ba điều Chân thật, rất khó được. Ba điều Chân thật này:
là tách rời ở trong năm loại bản dịch gốc, không có bản dịch gốc nào nói cả ba
điều, chỉ là nói một-hai điều thôi, trong bản Hội Tập này đều có cả ba, viên
mãn. Bằng không mà nói, thì quý vị phải xem năm loại bản dịch: mới biết có ba
điều Chân thật, xem một loại thì không được. Cho nên cùng ‘một ý vị không sai
khác’: với điều mà trong Kinh Kim Cang nói.
Đại sư Linh Phong, chính là Đại sư Ngẫu Ích, Đại sư Ngẫu Ích: có
chú giải cho Kinh Kim Cang, là Kim Cang Phá Không Luận, trong đó
có đoạn như thế này, ghi ở chỗ này là: 以真如無別處所,可從彼來。生死無別處所,可從此去,故以 “Dĩ Chân Như vô biệt xứ sở, khả tùng bỉ lai. Sanh tử vô biệt xứ
sở, khả tùng thử khứ, cố dĩ” (Bởi Chân Như không có nơi nào khác, có thể từ kia đến. Sanh
tử không có nơi nào khác, có thể từ đây đi, do vậy mà nên), ghi nhớ: 有緣則現 “Hữu duyên tắc hiện” (Có duyên thì hiện), tiếp theo: 緣盡則隱 “Duyên tận tắc ẩn” (Hết duyên thì ẩn). Tám chữ này quan trọng, “có duyên
thì hiện, hết duyên thì ẩn”. Tiếp theo nêu ra thí dụ so sánh: 水清月現,月實不來 “Thủy thanh nguyệt hiện, nguyệt thật bất lai” (Nước trong thì trăng hiện, thật sự trăng
không đến), ban đêm ánh sáng của mặt trăng đẹp, nước trong, mặt trăng hiện
ra trong nước ao. Hết duyên, mặt trăng sẽ không hiện nữa. Nước phải trong, thì
trăng mới hiện; Nước đục rồi, nước đó không sạch, nước đó có gợn sóng, sẽ không
nhìn thấy mặt trăng nữa. Cho nên nước trong trăng hiện, mặt trăng không đến; 水濁月隱 “Thủy trược nguyệt ẩn” (Nước đục trăng ẩn), không thấy được mặt trăng, mặt
trăng cũng không đi. Hai câu này nói về điều gì? Nói về sáu loại cảnh giới mà
sáu căn tiếp xúc: ở trong cảnh giới thực tại chúng ta, mắt thấy sắc, tai nghe
tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, đều là đạo lý này, có đến đi hay không? Không
có, ẩn hiện là do ở duyên, có duyên thì hiện, không có duyên thì không hiện.
Chúng ta đến thế gian này, nếu có duyên với cha mẹ thì sẽ vào
thai, không có duyên thì sẽ không đến. Sau khi chúng ta chết rồi, gặp được hữu
duyên, đi rồi, [đi vào] Lục đạo Luân hồi, đầu thai trong Lục đạo, chúng ta có
duyên với đường nào, thì đi đến đường đó, tâm thiện lành, thì có duyên với ba
đường thiện; Tâm tạo ác, thì có duyên với ba đường ác. Không có duyên, thì nhìn
không thấy. Thấy được Quỷ đạo, đó là có duyên với đường Quỷ; Thấy được Địa ngục
đạo, là có duyên với đường Địa ngục. Không có duyên, dù ở ngay trước mắt, quý vị
cũng không nhìn thấy. Duyên, mỗi người mỗi khác. Lục đạo Mười pháp giới, đức Phật
nói với chúng ta, không phải là thật, là giả, giống như nằm mộng vậy. Chỉ có học
Phật mới có thể tỉnh trở lại, sau khi tỉnh lại, không thấy Lục đạo nữa, tỉnh mộng
rồi; Còn phải thức tỉnh lần nữa, mới không thấy Mười pháp giới. Mười pháp giới
là trong mộng, Lục đạo Luân hồi là mộng trong mộng, đây là chân tướng sự thật,
Thật tướng Các pháp. Phật Bồ-tát không có nói vọng ngữ, không có lừa gạt chúng
sanh, mỗi câu đều là lời thật. Cho nên làm rõ ràng việc đến đi, không có đến
đi. Không có đến đi là thế nào? Cảnh giới ấy, hiện tượng ấy ngay đây lúc này,
ngay tại chỗ này, ngay tại lúc này. Phía sau có nói đến điều này.
Chúng ta tiếp tục xem: 此亦正是本經此三句經文之解 “Thử diệc chánh thị bổn Kinh thử tam cú kinh
văn chi giải” (Đây cũng chính là giải thích cho ba câu kinh văn của Kinh này
đây), ba câu kinh văn này có thể dùng: Chú giải Kinh Kim Cang:
của Đại sư Ngẫu Ích để giải thích. 蓋如來法身遍一切處 “Cái Như Lai Pháp thân biến nhất thiết xứ” (Bởi Pháp thân Như Lai ở khắp tất cả nơi),
‘biến nhất thiết xứ’, thì làm sao quý vị có thể nói: 法身從何處來,到何處去 “Pháp thân tùng hà xứ lai, đáo hà xứ khứ” (Pháp thân từ chỗ nào đến, đi về chỗ nào?)
Nói không thông. Ví như chúng ta nói hư không, hư không là một hiện tượng, đó
là rỗng không, một khoảng không, tràn đầy cả hư không, chúng ta có thể nói, hư
không này từ đâu mà đến không? Tương lai sẽ đi về đâu? Hư không không có đến
đi, hư không chẳng có đến đi. Ban đêm chúng ta ngủ mơ thấy mộng, sau khi tỉnh
giấc, quý vị muốn hỏi, giấc mộng đó từ đâu đến? Tỉnh lại rồi, giấc mộng đi về
đâu? Rất có vị đạo. Giấc mộng không có nơi nào đến, cũng không có nơi nào đi,
ngay tại nơi đây. Cho nên, 一切處皆是自性法身故。唯以遇緣而現來去 “nhất thiết xứ giai thị Tự Tánh Pháp thân cố. Duy dĩ ngộ duyên
nhi hiện lai khứ” (bởi tất cả nơi đều là Tự Tánh Pháp thân. Chỉ do gặp duyên
mà hiện đến đi). Đến đi là giả tướng, là huyễn giác của chúng ta, là ảo
giác, không phải chân tướng sự thật. Nếu là chân tướng sự thật, thì chính là thấy
được ẩn hiện, có duyên, [liền] hiện tiền, bỗng nhiên hiện tiền; hết duyên, bỗng
nhiên liền biến mất, sẽ không thấy nữa.
Mỗi ngày chúng ta xem tivi, tivi rất có ý nghĩa, tại sao vậy? Vì
từ trên tivi có thể thấy ra pháp ấy. Tivi vốn là một mảng rỗng không, chúng ta
mở tivi lên, một mảng trống không, đó là chân tướng của tivi; Chúng ta bấm chọn
một kênh, âm thanh, sắc đều xuất hiện rồi, đó là giả tướng. Thế nào là chân tướng?
Thế nào là giả tướng? Chân tướng, chính là một tướng ấy, không có tướng sanh diệt.
Tuy tướng đó vẫn còn có sanh có diệt, nhưng trong tướng được hiện ấy, thì chúng
ta không thấy ra sự sanh diệt, một khoảng rỗng không, một vùng ánh sáng. Chuyển
đến kênh nào, thì trong kênh đó có sắc tướng, có người, có vật, có việc, đều hiển
thị cho chúng ta ở trên màn hình, cho nên đó là nương theo màn hình mà hiện,
không có màn hình thì chúng không hiện ra. Có thể hiện chính là màn hình, được
hiện chính là sắc tướng của kênh, thật sự có thể làm thông suốt đạo lý này, thì
tương ưng với Phật pháp. Cho nên tivi, nếu biết xem tivi thì sẽ chứng quả, sẽ
thành Phật, nếu không biết xem thì bị mê rồi, trong đó cười mà quý vị cũng cười,
trong đó khóc mà quý vị cũng khóc, thì quý vị xong rồi. Biết xem là thế nào?
Màn hình là giả, không thể đạt được; sắc tướng cũng là giả, không thể đạt được,
thảy đều không thể đạt được. Màn hình cũng giống như Tự Tánh, Thường Tịch
Quang, chẳng nơi nào không có, chẳng lúc nào không có. Sắc tướng chính là có
duyên thì hiện tướng, bấm vào kênh chính là có duyên, thì hiện thôi; Tắt kênh
đi, đã đoạn duyên rồi, tướng sẽ không hiện nữa. Từ chỗ này: nếu chúng ta biết
xem tivi thì sẽ khai ngộ, không biết xem, sẽ hại chết người. Biết xem thì không
chấp trước hai bên, không chấp trước tướng màn hình, cũng không chấp trước tướng
của kênh, biết tất cả đều không thể đạt được, giống như trong Kinh Bát Nhã
đã nói: 一切法無所有、畢竟空、不可得 “Nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất
khả đắc” (Tất cả pháp không sở hữu, rốt ráo không, không đạt được).
Niệm lão nói với chúng ta: 一切處皆是自性法身故,唯以遇緣而現來去,是故經云:但以酬願度生,現在西方,即此義也 “Nhất thiết xứ giai thị Tự Tánh Pháp thân cố,
duy dĩ ngộ duyên nhi hiện lai khứ, thị cố Kinh vân: Đãn dĩ thù nguyện độ sanh,
hiện tại tây phương, tức thử nghĩa dã” (Bởi tất cả nơi đều là Tự Tánh Pháp thân, chỉ do gặp duyên
mà hiện đến đi, cho nên Kinh nói: Chỉ vì thực hiện nguyện độ sanh, nên thị hiện
ở phương tây, chính là nghĩa này), chính là ý nghĩa này. Kinh này nói, là
Kinh này của chúng ta. Tiếp theo trong kinh văn nói rằng: 但以酬願度生,現在西方 “Đãn dĩ thù nguyện độ sanh, hiện tại tây
phương” (Chỉ vì thực hiện nguyện độ sanh, nên thị hiện ở phương
tây), ‘nguyện’ là nguyện đã phát lúc chưa thành Phật: của đức Phật khi còn ở
nhân địa. Hiện tại chúng ta bắt đầu học Phật, ở trong kinh đức Phật dạy chúng
ta phát nguyện. Nguyện thông thường, mà người nào cũng phát, gồm bốn câu, câu đầu
tiên: 眾生無邊誓願度 “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, câu thứ hai: 煩惱無盡誓願斷 “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”, câu thứ ba: 法門無量誓願學 “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, câu thứ tư: 佛道無上誓願成 “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Mỗi vị đồng học học Phật: đều đã đọc qua bốn
câu kệ này, đọc là đọc rồi, phát thì chưa chắc phát. Nếu thật sự đã phát, thì
nguyện lực ấy quá lớn rồi, nguyện lực ấy chính là động lực tu hành của quý vị,
vì sao quý vị còn đang tu hành, vì sức mạnh ấy còn đang thúc đẩy. Nếu không còn
nguyện nữa, thì giải đãi, lười biếng rồi, không muốn làm nữa. Trên thật tế bốn
nguyện đó là một nguyện, chính là nguyện đầu tiên: 眾生無邊誓願度 “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, vì để độ chúng sanh, nên tôi phải đoạn phiền
não. Tôi không đoạn phiền não, tôi làm sao có thể độ chúng sanh? Đoạn phiền não
là thành tựu đức hạnh, công đức của chính mình. Dựa vào gì để độ chúng sanh? Phải
dựa vào công đức, đoạn phiền não là công phu, là đức hạnh. Ngoài có loại đức hạnh
này ra, còn phải có trí huệ; có đức mà không có huệ, cũng độ không được chúng
sanh. Huệ là từ đâu đến vậy? “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, phải học
Pháp môn. Mục tiêu cuối cùng là phải thành Phật, “Phật đạo vô thượng thệ
nguyện thành”. Vì sao vậy? Vì không thành Phật, quý vị là A-la-hán, quý vị
là Bồ-tát, thì quý vị chỉ có thể độ được người trình độ kém hơn quý vị, quý vị
không thể rộng độ, quý vị không độ được Pháp thân Bồ-tát; còn quý vị là Pháp
thân Bồ-tát, thì quý vị không độ được Đẳng giác Bồ-tát; thành Phật, thành Phật
thì tất cả đều độ được rồi.
A Mi Đà Phật ở nhân địa phát nguyện lớn, Ngài muốn độ chúng sanh
Lục đạo: trong cõi nước của tất cả chư Phật ở khắp Pháp giới Hư không giới. Vì
sao vậy? Vì Lục đạo đã quá khổ, chúng sanh chịu khổ chịu nạn thì ưu tiên độ họ
trước. Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, vui nhiều khổ ít, chậm một chút cũng
không sao; Còn chúng sanh trong Lục đạo, đặc biệt là ba đường ác, kể cả cõi người,
bốn đường này vô cùng khổ sở, cho nên phải ưu tiên, phải cho họ Pháp môn đặc biệt
phương tiện. Vì thế [Ngài] kiến lập một đạo tràng: ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc,
chính là trường học, trường học đó thật sự: cũng là bắt đầu từ lớp 1 Tiểu học,
đến tốt nghiệp lớp Tiến sĩ, cõi Phàm Thánh Đồng Cư chính là Tiểu học, cõi
Phương Tiện Hữu Dư là Trung học, cõi Thật Báo Trang Nghiêm là Đại học, Đẳng
giác Bồ-tát là lớp Tiến sĩ. Vô lượng vô biên Đẳng giác Bồ-tát: trong mười
phương Thế giới: đều đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc: thân cận A Mi Đà Phật, để
sớm ngày khế nhập Thường Tịch Quang. Tại sao Đẳng giác Bồ-tát còn phải đến
[đó]? Bởi để rút ngắn thời gian chứng Diệu Giác, không nương vào Thế giới Cực Lạc,
thì thời gian sẽ dài; đến Thế giới Cực Lạc, thời gian sẽ ngắn. Thật sự là phổ độ,
trên từ Đẳng giác Bồ-tát, dưới đến chúng sanh trong Địa ngục, chỉ cần tín nguyện
đều có thể vãng sanh, đó là nói về nguyện của họ ở phương tây.
以上經句來無所來,答所問國界,此屬空間 “Dĩ thượng kinh cú lai vô sở lai, đáp sở vấn quốc giới, thử thuộc
không gian” (Dùng câu kinh văn ‘đến không chỗ nào đến’ ở trên, để trả lời
về thế giới cõi nước được hỏi, đây là thuộc về không gian). ‘Lai vô sở lai,
khứ vô sở khứ’, là từ không gian mà
nói, là hỏi về
Thế giới Cực Lạc. 表十方虛空不離當處 “Biểu thập phương hư không bất ly đương xứ” (Biểu thị mười phương hư không chẳng rời
nơi đây), câu nói này rất quan trọng. Chúng ta thường hay có khái niệm sai
lầm này, chính là nơi này, phương khác, phải biết đây là mê hoặc, đây không phải
trí huệ, tại sao vậy? Bởi căn bản không có sự việc này, là giả thiết thôi.
Chúng ta giao lưu với chúng sanh ở thế giới này, nhằm để thuận tiện, những thuật
ngữ danh tướng giả thiết ấy, tất cả không phải là thật, cũng đừng cho là thật,
nếu quý vị cho là thật thì sai rồi. Thế giới Cực Lạc ở nơi đâu? Nói lời thật với
quý vị, ngay tại nơi đây, “lai vô sở lai, khứ vô sở khứ”. Cho nên cổ nhân có một
câu nói là: 生則決定生,去則實不去 “Sanh tắc quyết định sanh, khứ tắc thật bất khứ” (Sanh thì nhất định sanh, đi thì thật sự
không đi). Vì sao vậy? Vì nhập cảnh giới đó, thì Thế giới Cực Lạc hiện tiền,
ngay tại chỗ này, một bước ta cũng không động. Cho nên nhất định phải có Phật đến
tiếp dẫn, Phật không tiếp dẫn, thì quý vị không biết, hễ thấy được A Mi Đà Phật:
thì sẽ thấy được Thế giới Cực Lạc, ngay đây lúc này. Tiếp theo đáp rằng: 無生無滅,非過現未來 “Vô sanh vô diệt, phi quá hiện vị lai” (Không sanh không diệt, không có quá khứ,
hiện tại, vị lai), đây là nói thời gian. Quý vị xem: 下則答所問之時間 “Hạ tắc đáp sở vấn chi thời gian” (Tiếp theo là trả lời về thời gian được hỏi).
Vô sanh vô diệt, không sanh không diệt, chỉ có ẩn hiện, không có sanh diệt, cho
nên không thể nói quá khứ, không thể nói hiện tại, cũng không thể nói vị lai.
Theo như cách nói hiện giờ, là không có thời gian, chẳng có không gian, thời
gian, không gian đều là giả. Chúng ta nêu ra thời gian, không gian để hỏi, hỏi
sai rồi.
Chú Giải của Niệm lão: dẫn ra bốn câu trong Kinh Niết Bàn
để nói, để tạo thành Chú Giải này: 諸行無常,是生滅法。生滅滅已,寂滅為樂 “Chư hành vô thường, thị sanh diệt pháp. Sanh
diệt diệt dĩ, Tịch diệt vi lạc” (Các hành vô thường, là pháp sanh diệt. Sanh diệt diệt rồi,
Tịch diệt là vui), trong Kinh Niết Bàn. ‘Hành’ chính là sanh diệt.
Thọ tưởng hành thức ở trong tâm của chúng ta, ‘hành’ là thế nào? Chính là tương
tục tướng, niệm trước diệt, niệm sau sanh, niệm trước diệt, niệm sau lại sanh nữa,
đấy chính là tâm tưởng, những việc ấy là vô thường. Hơn nữa ‘hành’ đó là giống
như liên tục, nhưng không phải thật sự liên tục, vì sao vậy? Vì mỗi lần hiện tướng
khác nhau, nhất định không có hai tướng nào là tương đồng, ‘chư hành vô thường’.
Nói sơ lược rõ ràng một chút, ở trong ý nghiệp: ‘hành’ đó chính là phát ra Vọng
tưởng, Vọng niệm, Vọng niệm, tạp niệm thuộc về hành; còn ở thân thể, ‘hành’ đó
là sự trao đổi chất của tế bào. Hai tiếng đồng hồ này của chúng ta, không ít tế
bào đã chết đi, không còn tồn tại, diệt rồi, không ít tế bào mới được bổ sung,
là sự trao đổi chất, có thể thấy được ở trên thân, là pháp sanh diệt. Không
sanh không diệt là pháp chân thật, không phải là giả. Vì vậy hai câu này trong Kinh
Niết Bàn hay: 生滅滅已,寂滅為樂 “Sanh diệt diệt dĩ, Tịch diệt vi lạc” (Sanh diệt diệt rồi, Tịch diệt là vui). “Sanh diệt diệt rồi”, sẽ xuất hiện cảnh giới
gì? Thường Tịch Quang hiện tiền. Vì sao vậy? Vì ở cõi Thật Báo Trang Nghiêm còn
có ẩn hiện, Thường Tịch Quang không còn nữa, ẩn hiện cũng không còn nữa, trở về
Thường Tịch Quang, đó là rốt ráo viên mãn. Thường Tịch Quang không có khổ,
không có khổ chính là vui.
又《首楞嚴.觀音圓通章》云:生滅滅已,寂滅現前 “Hựu Thủ Lăng Nghiêm, Quán Âm Viên Thông
chương vân: Sanh diệt diệt dĩ, Tịch diệt hiện tiền” (Thêm nữa trong chương Quán Âm Viên Thông
của Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: Sanh diệt diệt rồi, Tịch diệt hiện tiền). Hiện
tại chúng ta sanh diệt không ngừng, sanh diệt chưa diệt, cho nên cảnh giới của
Tịch diệt không thể hiện tiền. Tịch diệt chính là Thường Tịch Quang, Tịch diệt
chính là quay về Tự Tánh. Tự Tánh chính là Pháp thân, Pháp thân chính là Tự
Tánh. Pháp thân ở nơi đâu? Pháp thân khắp ở mọi nơi, trước giờ chưa từng biến mất,
chỉ là chúng ta mê rồi, nên không nhận thấy. Cũng giống như chúng ta xem tivi,
tôi thường dùng việc này để làm tỷ dụ, chúng ta chỉ thấy được: sắc tướng, âm
thanh ở trên kênh truyền hình, chúng ta chỉ thấy được việc đó, nghe được điều
đó, mà quên mất màn hình rồi, vẫn còn có chiếc màn hình. Nếu có một đứa bé, khi
lần đầu tiên chúng mở mắt: thì chỉ thấy được hình ảnh của tivi, nếu quý vị hỏi
chúng, còn có chiếc màn hình nào, có thể phát ra hình ảnh không? Thì chúng hoàn
toàn mù mờ, chúng hoàn toàn không biết gì, mê rồi. Hiện tại chúng ta biết, thiết
bị đó là do chúng ta tạo ra, dùng màn hình để hiển thị sắc tướng; không có màn
hình, thì sắc tướng không hiển thị được. Màn hình chính là Pháp thân, Pháp thân
không có tướng, nhưng có thể hiện tất cả tướng, có thể sanh vạn pháp, bất kỳ nội
dung của kênh nào: đều có thể nương vào đó để phát ra. Màn hình không trở ngại
sắc tướng, sắc tướng không trở ngại màn hình, thật sự là hai sự việc, nhưng hai
sự việc cùng dung hòa với nhau, giống như không thể tách rời, thật ra là hai
phương diện chứ không phải một, một là chân, một là vọng, chân ở trong vọng, vọng
ở trong chân, chân vọng không hai. Nếu quý vị làm rõ ràng, không chấp trước hai
bên, thì thành công rồi.
Chấp trước ở trên Có sắc tướng, thì quý vị là phàm phu. Còn chấp
trước vào bên Không, thì quý vị là Nhị thừa, là Quyền giáo Bồ-tát. Hai bên đều
hiểu rõ, hai bên đều không chấp trước, đó là thành Phật, chí ít cũng là Pháp
thân Đại sĩ, không chấp trước Nhị biên. Không chấp trước Nhị biên nghĩa là thế
nào? Chính là trong Kinh Kim Cang [nói]: “Vô trụ sanh tâm, sanh tâm vô
trụ”, ‘sanh tâm’ chính là vô trụ, ‘vô trụ’ chính là sanh tâm. ‘Sanh tâm’ chính
là sắc tướng, ‘vô trụ’ chính là màn hình, hai bên đồng thời. Chúng sanh trong Lục
đạo đã mê mất Tự Tánh, chấp trước sắc tướng. Nhị thừa không chấp trước sắc tướng,
nhưng chấp trước Tự Tánh, cho rằng có một Tự Tánh, mà không biết Tự Tánh cũng
không thể chấp trước. Cho nên đó không phải là pháp sanh diệt, đó cũng không phải
là pháp Hữu vi, đều không thể chấp trước, tâm của chúng ta liền dung thành một
thể, khế nhập Thường Tịch Quang, cũng khế nhập Mười pháp giới, đắc đại tự tại.
Khế nhập Thường Tịch Quang là vô trụ, khế nhập Mười pháp giới là sanh tâm. Vì
sao sanh tâm? Vì để giúp chúng sanh khổ nạn quay đầu; Tôi rất vất vả mới quay đầu,
tôi quay đầu rồi, muốn giúp người khác cũng quay đầu. Chứng nhập ấy, quý vị
xem: 證入無生,無生則無滅 “Chứng nhập Vô sanh, Vô sanh tắc vô diệt” (Chứng nhập Vô sanh, Vô sanh chính là
không có diệt). Có sanh thì có diệt, không sanh thì không diệt, cho nên
không có quá khứ, hiện tại, vị lai. [Về] không gian, thời gian, nhà Cơ học Lượng
tử đã nói với chúng ta, là ảo giác được sanh ra khi người đối trước cảnh giới,
không phải là thật. Thật sự, không có không gian, cũng không có thời gian,
chính là非過現未來 “phi quá hiện vị lai” (không có quá khứ, hiện tại, vị lai).
Những đoạn kinh văn này, chúng ta nên nghiêm túc học tập, ý nghĩa rất sâu, rất
có đạo vị. Bây giờ thời gian hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi, buổi học
sau: bắt đầu học từ chỗ: 非過現未來 “Phi quá hiện vị lai” (Không có quá khứ, hiện tại, vị lai), rất
có đạo vị.
(Hết tập 243)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật
quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Mi Đà Phật.