Responsive Menu
Add more content here...

Tập 244 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017

(Giảng lần thứ 4)

PHẨM 9: VIÊN MÃN THÀNH TỰU:

Thành Tựu Viên Mãn

Tập 244

Chủ giảng: Hòa thượng Thích Tịnh Không.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 04 tháng 09 năm 2015.

Dịch giả: Như Lộ.

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

 

Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi đồng quy y Tam Bảo:

“A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn” (3 lần).

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, chúng ta bắt đầu xem từ trang thứ 588, trang thứ 588, hàng cuối cùng, hàng cuối cùng của trang thứ 588, xem từ câu thứ hai: 又《首楞嚴觀音圓通章》云:生滅滅已,寂滅現前 “Hựu Thủ Lăng Nghiêm Quán Âm Viên Thông chương vân: Sanh diệt diệt dĩ, Tịch diệt hiện tiền” (Thêm nữa, trong chương Quán Âm Viên Thông của Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: Sanh diệt diệt rồi, Tịch diệt hiện tiền), bắt đầu xem từ chỗ này. Trong chương Bồ-tát Quán Thế Âm Nhĩ Căn Viên Thông của Kinh Lăng Nghiêm, hai câu đó là kinh văn, ‘sanh diệt diệt rồi, Tịch diệt liền hiện tiền’. ‘Sanh diệt’ là A-lại-da, ‘Tịch diệt’ là Tự Tánh, nói cách khác, cần phải chuyển tám thức thành bốn trí, thì mới thật sự là Minh tâm Kiến tánh. Tánh là như thế nào? Tánh là Tịch diệt, Tịch diệt là không sanh không diệt, không có tướng của sanh diệt, xưa nay vốn là như vậy. Câu thứ tư mà Đại sư Huệ Năng nói: 何期自性,本無動搖 “Hà kỳ Tự Tánh, bổn vô động dao” (Nào ngờ Tự Tánh, vốn không dao động), đó chính là Tịch diệt. Dao động là sanh diệt, sanh diệt không còn nữa: (sanh diệt là giả tướng, ảo tướng), thì Tịch diệt mới hiện tiền, Tự Tánh hiện tiền.

Tiếp theo là Chú Giải của Niệm lão: 蓋證入無生,無生則無滅 “Cái chứng nhập Vô sanh, Vô sanh tắc vô diệt” (Bởi chứng nhập Vô sanh, Vô sanh thì vô diệt). Câu này là câu thứ hai mà Đại sư Huệ Năng nói: 何期自性,本不生滅 “Hà kỳ Tự Tánh, bổn bất sanh diệt” (Nào ngờ Tự Tánh, vốn không sanh diệt), không có sự sanh diệt, không có sự sanh diệt chính là Tịch diệt, cho nên không sanh thì không diệt, có sanh thì có diệt. Chúng ta lại xem, trong giáo pháp Đại thừa, đức Phật thường nói, Vô minh do đâu mà đến? A-lại-da do đâu mà đến? Nhất niệm bất giác. Quý vị xem họ có một niệm, từ một niệm đó liền sanh ra Tam tế tướng. Vô minh Bất giác, Vô minh Bất giác đó chính là một niệm, sanh ra Tam tế tướng. Nhất niệm chính là hiện tượng sóng dao động, động rồi; không phải Tự Tánh động, Tự Tánh như như bất động. ‘Động’ đó là vọng động, không phải là thật, không phải Tự Tánh động, Tự Tánh nhất định không động, ‘vốn không dao động, có thể sanh vạn pháp’. Cho nên Năng sanh là sự ẩn hiện tự tại của Tự Tánh, gặp được duyên thì hiện, nếu duyên không còn nữa thì sẽ không hiện. Đó không phải sanh diệt, đó là ẩn hiện. Những gì hiện đó chính là Nhất chân Pháp giới, [là] cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Phật Như Lai mà chúng ta thường nói. Vì sao lại hiện ra cõi ấy? Bởi vì có Bồ-tát, đã đạt đến công phu của Bồ-tát. Đạt đến trình độ thế nào? Đến生滅滅已,寂滅現前 “sanh diệt diệt dĩ, Tịch diệt hiện tiền” (sanh diệt diệt rồi, Tịch diệt hiện tiền). Những lời này là [của] Pháp thân Bồ-tát, bậc Đại triệt Đại ngộ: Minh tâm Kiến tánh mà Thiền tông nói, chính là cảnh giới này. Đó là cảm, Pháp thân thanh tịnh trong Thường Tịch Quang tự nhiên liền có ứng, cho nên cảm ứng hiện tiền.

Pháp thân Bồ-tát đoạn Vô minh Phiền não rồi, thì ngài dùng gì để cảm? Đúng là đã đoạn Vô thủy Vô minh, [nhưng vẫn] chưa đoạn Tập khí của Vô minh, nhất định phải biết điều này. Kiến tư có Tập khí, A-la-hán đoạn Kiến tư, nhưng chưa đoạn Tập khí, sau khi chứng đắc quả A-la-hán: thì ngài làm gì? Ngài phải đoạn Tập khí. Sau khi đoạn Tập khí rồi, thì ngài lên cấp, ngài không phải là A-la-hán, ngài là Bích-chi-phật. Bích-chi-phật phải đoạn Trần sa Phiền não, đoạn hết Trần sa Phiền não rồi, nhưng chưa đoạn Tập khí, ngài lên cấp, thăng cấp lên Bồ-tát. Ở trên địa vị ấy của Bồ-tát, phải đoạn hết Tập khí Trần sa Phiền não, sau khi đoạn hết thì ngài lên cấp, là thành Phật. Phật ấy, [là] 相似即佛 “Tương tự Tức Phật” được nói trong Lục tức Phật: của Đại sư Thiên Thai, nói cách khác, ngài không phải là Phật thật, rất giống Phật, trong kinh đức Phật nói cảnh giới của chư Phật Như Lai, cũng có thể nhìn thấy như ở trên thân của ngài. Vì sao nói là Tương tự Tức Phật? Bởi vì ngài vẫn còn dùng Vọng tâm, ngài chưa dùng Chân Tâm. Tại sao không dùng Chân Tâm? Bởi ngài còn có một niệm bất giác. Cho nên đã đoạn Vô thủy Vô minh, nhưng chưa đoạn Tập khí của Vô thủy Vô minh. Phải đến đâu để đoạn Tập khí ấy? Chính là Nhất chân Pháp giới, chính là cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Trong cõi Thật Báo Trang Nghiêm: có 41 cấp bậc, Viên giáo, Viên giáo Hoa Nghiêm, [gồm] 10 bậc Trụ, 10 bậc Hạnh, 10 bậc Hồi hướng, 10 bậc Địa, Đẳng giác, 41 địa vị Pháp thân Đại sĩ trụ ở Báo độ, cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Ở nơi ấy để làm gì? Ở nơi ấy để đoạn Tập khí của Vô thủy Vô minh, chính là sanh diệt mà chỗ này nói, Tập khí vẫn là sanh diệt.

‘Sanh diệt diệt rồi, Tịch diệt hiện tiền’, khi Tịch diệt hiện tiền, [sẽ] không thấy cõi Thật Báo nữa. Vì vậy cõi Thật Báo không phải là thật. Cũng chính là nói rõ, còn chưa diệt hết sanh diệt, thì các ngài trụ ở cõi Thật Báo; phải là diệt hết sanh diệt, không còn nữa, cũng không còn Tập khí sanh diệt, các ngài [sẽ] quay về Thường Tịch Quang. Cho nên không thấy cõi Thật Báo nữa; cõi Thật Báo có ẩn có hiện, đã ẩn rồi, không thấy nữa. Tiếp theo lại có Bồ-tát tu hành: tu đến cấp bậc ấy, phá một phẩm Vô minh, chứng một phần Pháp thân, tu đến trình độ đó, thì cõi Thật Báo của ngài hiện tiền, nhất định là ở trong cõi Thật Báo Trang Nghiêm: để đoạn Tập khí của Vô thủy Vô minh. Tập khí dày mỏng khác nhau, chia thành 41 cấp bậc, càng lên trên thì càng nhạt dần, càng xuống thấp thì Tập khí càng nặng thêm, chính là mối liên quan như vậy. Thật sự đoạn hết Tập khí của Vô thủy Vô minh, thì không thấy cõi Thật Báo nữa. Cho nên cõi Thật Báo đến thế nào vậy? Là được cảm bởi Tập khí của Vô thủy Vô minh, Pháp thân thanh tịnh ứng hiện, đến như vậy đó. Bồ-tát ở trong Báo độ, trí huệ, thần thông, năng lực của các ngài: gần như là bình đẳng với chư Phật Như Lai, nhất định chúng ta không thấy được. Cũng vậy các ngài cũng không thể, các ngài không thể trở về Thường Tịch Quang. Đoạn hết Tập khí của Vô minh, các ngài liền dung nhập vào Thường Tịch Quang, dung nhập vào Thường Tịch Quang: mới thật sự chứng được Pháp thân thanh tịnh, Pháp thân chính là Thường Tịch Quang. Thường Tịch Quang ở nơi đâu? Chẳng nơi nào không có, chẳng lúc nào không có, chúng ta đều ở ngay trong Thường Tịch Quang. Chư vị cần phải hiểu rõ: Một sự thật thực tế này, sự thật này là gì? Chính là Khởi tâm Động niệm của chúng ta, ý niệm cực kỳ vi tế, chắc chắn chính chúng ta không biết. Bậc nào biết vậy? Pháp thân Như Lai biết. Tại sao biết vậy? Bởi từng ly từng tý chúng ta đều chưa từng rời khỏi Ngài, Ngài là Bản thể của A-lại-da, thì làm sao Ngài lại không biết? Phật trong Mười pháp giới là dùng A-lại-da, không phải dùng Chân Tâm, [mà là] dùng Vọng tâm, dùng Vọng tâm dùng đến thuần tịnh thuần thiện, cho nên gần giống như là Phật, gọi là Tương tự Tức Phật.

Chứng nhập Vô sanh, Vô sanh thì không có diệt. Câu sau đó nói rằng: 『非過現未來』“Phi quá hiện vị lai” (Không có quá khứ, hiện tại, vị lai), không có quá khứ, hiện tại, vị lai nữa, câu này là kinh văn. Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão: 蓋時 “Cái thời” (Bởi thời gian), thời gian, ̣ thời gian có quá khứ, có hiện tại, có vị lai, ngày nào chúng ta cũng thấy được hiện tượng này, đã rất quen thuộc. Rốt cuộc đó là thế nào, nhà khoa học đang nghiên cứu: thời gian là thế nào, không gian là thế nào, thảy đều là妄念相續故 “vọng niệm tương tục cố” (bởi do Vọng niệm liên tục), thật ra không có mười phương, cũng không có ba đời. [Về] Chân tướng, đức Phật nói rất hay, ngay đây lúc này, chính là ngay đây, đây là nói lời thật với quý vị. Không gian, thời gian là giả, thời gian, không gian đều là ‘Vọng niệm tương tục’, chúng ta không biết chân tướng sự thật, dường như có thời gian, tựa như có không gian. Không gian chẳng còn nữa, nói với chư vị, khoảng cách cũng không còn nữa, Thế giới Cực Lạc ở nơi đâu? Ngay tại nơi đây. Thời gian, không gian trọn chẳng thể được, vậy khi nào mới có thể đột phá? Thật ra mà nói không phải rất khó, người đắc Tam-muội sẽ không thấy thời gian không gian nữa. Cho nên họ rất gần với A Mi Đà Phật, niệm Phật, Phật liền hiện tiền. Trong tâm muốn thấy Phật, Phật liền hiện tiền, nghĩ Thế giới Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc liền hiện tiền, ở nơi nào? Ngay tại nơi đây. Khi không có ý niệm thì không còn nữa, ý niệm đó là cảm, Thế giới Cực Lạc, A Mi Đà Phật liền ứng; Dừng lại ý niệm đó, thì không có cảm rồi, liền không thấy cảnh giới nữa.

Chúng ta lại tiếp tục xem Chú Giải, đây đều là của Niệm lão: 前念滅,是過去;下念生,是未來。妄念不生則亦無滅,則時無過去與未來。現在念念不住,故無現在 “Tiền niệm diệt, thị quá khứ; Hạ niệm sanh, thị vị lai. Vọng niệm bất sanh tắc diệc vô diệt, tắc thì vô quá khứ dữ vị lai. Hiện tại niệm niệm bất trụ, cố vô hiện tại” (Niệm trước diệt, là quá khứ; Niệm sau sanh, là vị lai. Vọng niệm không sanh thì cũng không có diệt, liền ngay lúc ấy không có quá khứ và vị lai. Hiện tại niệm niệm không dừng, nên không có hiện tại). Thế nào là niệm niệm không trụ? Chúng ta thường hay nhắc đến: Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta về ý niệm, một giây có bao nhiêu ý niệm? Chúng ta đem tính ra, một giây có 2 triệu 240 ngàn tỷ: nhiều như vậy. Không trụ chính là không ngừng, ý niệm không có dừng lại, ý niệm giống như dòng nước một mạch cứ trôi đi, niệm trước diệt rồi niệm sau sanh, niệm trước diệt rồi niệm sau sanh, là niệm niệm vô trụ, cho nên hiện tại không có. Quý vị xem, không có quá khứ, không có vị lai, cũng không có hiện tại, cho nên chính là ngay đây. Câu nói này quá hay rồi. 又既無過去與未來,則何有現在。是以《金剛經》云 “Hựu ký vô quá khứ dữ vị lai, tắc hà hữu hiện tại. Thị dĩ Kim Cang Kinh vân” (Thêm nữa đã không có quá khứ và vị lai, thì làm sao có hiện tại. Cho nên trong Kinh Kim Cang nói), trong Kinh Kim Cang nói rất hay: 過去心不可得,現在心不可得,未來心不可得。“Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc” (Tâm quá khứ không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc). Đây là điều gì? Đây là lời thật, đây là chân tướng sự thật, trong kinh thường nói là Thật tướng Các pháp. Thật tướng, tướng chân thật, không thể đắc! Không thể đắc mà quý vị muốn đắc, vậy thì sai lầm càng lớn rồi. Không thể đạt được thì phải làm sao? Cần phải buông xuống, buông xuống triệt để. Niệm niệm không thể đạt được, buông xuống ý niệm, buông xuống ý niệm, Tam-muội sẽ hiện tiền. Chúng ta dùng phương pháp niệm Phật để đổi lấy ý niệm, phương pháp này dễ dàng, dễ tu, đây là Niệm Phật Tam-muội. Trong tâm chỉ có một câu A Mi Đà Phật, không còn ý niệm khác nữa, đến khi nào: cũng buông xuống câu A Mi Đà Phật này, thì Tự Tánh sẽ hiện tiền. Phần lớn người niệm Phật là dùng phương pháp này: để trước đạt được Thế giới Tây Phương Cực Lạc, sau khi đến Thế giới Cực Lạc: lại buông xuống ý niệm này, liền khế nhập Thường Tịch Quang. Nói ra lời này thì rất dễ, nhưng để làm được thì không đơn giản chút nào, vì sao vậy? Bởi Tập khí của Vô thủy Vô minh rất nghiêm trọng, nếu buông xuống thì thời gian cũng rất dài.

Những Bồ-tát vãng sanh ấy của Thế giới Cực Lạc, tuy có phẩm vị, bốn cõi ba bậc chín phẩm là thật có, nhưng sự đãi ngộ của các ngài là bình đẳng, bình đẳng về trí huệ, bình đẳng về đạo lực, bình đẳng về Thần thông, chẳng có điều gì mà không bình đẳng, sự bình đẳng ấy từ đâu đến? Tự Tánh xưa nay là bình đẳng, đạt được sự gia trì bởi 48 nguyện, vô lượng công đức của A Mi Đà Phật. Tuy chúng ta chưa chứng đắc, nhưng được sự gia trì của A Mi Đà Phật, đã hiện ra tác dụng. Lợi ích thù thắng ấy: là trong cõi nước tất cả chư Phật ở mười phương Thế giới không có, chỉ có Thế giới Cực Lạc, mỗi nơi ấy có thôi. Cho nên chư Phật Như Lai tán thán A Mi Đà Phật [là]: 光中極尊,佛中之王 “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (Tôn quý nhất trong các ánh sáng, vua trong chư Phật). Chư Phật trong mười phương Thế giới: không có cách nào để độ những chúng sanh ấy, Phiền não Tập khí quá nặng, chư Phật Như Lai đều đưa những người khó độ ấy: đến Thế giới Cực Lạc, giao cho A Mi Đà Phật. Những người ấy, họ đến Thế giới Cực Lạc, ở Thế giới Cực Lạc thân cận A Mi Đà Phật, ai nấy đều là thành tựu trong một đời, viên mãn thành tựu, đạo lý ở chỗ này.

Hiện giờ chúng ta gặp được Pháp môn này, gặp được Pháp môn này, nói cách khác, chính là quý vị thật sự gặp được: duyên phận đời này được độ thành Phật, quý vị đã có rồi. Điều kiện đó là hai chữ: tín, nguyện. Chúng ta thử hỏi, chúng ta có hai chữ ấy hay không? Tín là nhất định không nghi ngờ, ở phương tây thật có Thế giới Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc thật có A Mi Đà Phật, một chút cũng không hoài nghi; Điều thứ hai, [là] mong muốn đi, [là] nguyện, tôi mong muốn vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc. Quý vị xem, tín, nguyện: nếu quý vị đầy đủ hai điều kiện này rồi, thì quý vị sẽ có phần ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Công phu niệm Phật cạn hay sâu, đó là một sự việc khác, là vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, quý vị ở phẩm vị nào, là do ở sự cạn sâu của công phu niệm Phật. Công phu niệm Phật sâu, Lý nhất tâm Bất loạn, thì sanh cõi Thật Báo; Cấp bậc tiếp theo, là Sự nhất tâm Bất loạn, thì sanh cõi Phương Tiện Hữu Dư; Công phu còn thiếu một chút, công phu chỉ thành phiến, chưa đến Nhất tâm Bất loạn, thì sanh cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Vãng sanh Hạ hạ phẩm: trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư là không có công phu, nói cách khác, lúc bình thường họ không niệm Phật, đến lúc mạng sắp hết niệm một-hai câu, mười hay tám câu đều có thể vãng sanh, những người ấy thì sao? Những người ấy là: vãng sanh Hạ hạ phẩm ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Có thể, đến Thế giới Cực Lạc rồi. Người vãng sanh Hạ hạ phẩm, [được] sự đãi ngộ bình đẳng với: vãng sanh Thượng thượng phẩm ở cõi Thật Báo. Cũng chính là nói, người vãng sanh Hạ hạ phẩm: là đến Thế giới Cực Lạc đi học, cõi ấy là trường học, Tiểu học năm thứ nhất, Tiểu học của A Mi Đà Phật, học lên từ lớp 1, A Mi Đà Phật giúp quý vị cắm rễ. Có tốt không? Tốt, học lại từ đầu. Niệm đến Công phu Thành phiến, họ không phải sanh vào cõi Đồng Cư, mà họ sanh vào cõi Phương Tiện, vãng sanh bậc Hạ của cõi Phương Tiện. Nếu như họ chứng được A-la-hán, hoặc là Quyền giáo Bồ-tát, mà chưa có Đại triệt Đại ngộ, Đại ngộ, từ Đại ngộ trở xuống đều là sanh cõi Phương Tiện Hữu Dư. Thật sự Đại triệt Đại ngộ thì sanh cõi Thật Báo Trang Nghiêm, vậy thì phải xem Tập khí Vô minh của họ dày hay mỏng, 41 cấp bậc, họ thuộc vào cấp bậc nào, họ tự nhiên liền tiến vào thôi, cũng giống như đi học, họ xen lớp. Chúng ta đi đến nơi nào, chúng ta muốn bắt đầu học từ lớp 1 Tiểu học, tiếp nhận sự giáo dục viên mãn của A Mi Đà Phật, Tiểu học, Trung học, Đại học, Viện nghiên cứu: đều là do A Mi Đà Phật giảng dạy. Tôi tin người như vậy rất nhiều, Thế giới Cực Lạc rất hiếm có. Nếu không làm rõ ràng, thì quý vị có nghi hoặc, tín tâm của quý vị không đủ, đó là thật đáng tiếc! Nhất định phải làm cho rõ ràng, làm cho sáng tỏ.

Tự chúng ta quay lại chính mình mà nghĩ xem, tôi đã đầy đủ điều kiện này. Người thật sự đầy đủ điều kiện, thật sự tu hành, đó chính là: đã buông xuống vạn duyên ở nơi này rồi. Thật sự buông xuống rồi, trong tâm mọi lúc mọi nơi, nhà Phật nói trong 24 giờ, trong tâm chỉ có một vị A Mi Đà Phật, ngoài vị A Mi Đà Phật ấy ra: thảy đều buông xuống, chọn Tịnh Độ mới thật sự có nắm chắc. Sau khi vãng sanh Tịnh Độ, trên trái đất này: vẫn còn gia thân quyến thuộc của chúng ta, oan thân trái chủ, quý vị đều có năng lực chiếu cố họ, quý vị có tâm từ bi, không kể ân hay oán, tất cả đều có thể độ họ, họ có duyên với quý vị, đây là thật sự. Nếu như nói người này tôi thích họ nên độ họ, người kia họ có oán thù với tôi, tôi mới không độ họ, thì quý vị không thể đến Thế giới Cực Lạc được, đó chính là chướng ngại của vãng sanh Thế giới Cực Lạc, [dù] đời này quý vị có niệm Phật hiệu tốt đến mấy, tu Phật thất có nhiều hơn nữa, đến sau cùng cũng không vãng sanh được. Bởi vì nguyên nhân gì? Bởi quý vị hận người đó, quý vị vẫn không chịu độ họ, chẳng chịu độ họ, tâm của quý vị không thanh tịnh, tâm của quý vị không bình đẳng, quý vị không hưng khởi được ‘thanh tịnh bình đẳng giác’. Nói cách khác, công phu của quý vị là giả, không phải là thật, chân thật, thì nhất định sẽ tương ưng với năm chữ này, tâm thanh tịnh là công phu sơ cấp, tâm bình đẳng là công phu trung cấp, [còn] giác là công phu cao cấp, chẳng thể không biết. Những lời này trong Kinh Kim Cang hay, quý vị cũng xem hiểu rồi.

又《信心銘》最末一句為:非去來今 “Hựu Tín Tâm Minh tối vị nhất cú vi: Phi khứ lai kim” (Thêm nữa câu sau cùng trong Tín Tâm Minh là: không có quá khứ, vị lai, hiện giờ), cũng là nói ý nghĩa này, ‘phi’ chính là không có, không có quá khứ, không có vị lai, không có hiện tại, ‘kim’ là hiện tại. 正顯三世古今不離於當念。 “Chánh hiển tam thế cổ kim bất ly ư đương niệm” (Chính là hiển bày ba đời xưa nay không rời ở niệm này). Ba đời xưa nay ở nơi đâu? Nhất niệm. Mê rồi, thì dường như có ba đời từ xưa đến nay; Giác ngộ rồi, một niệm, không có thời gian, không có không gian. Không có thời gian, không có xưa nay; Không có không gian, không có đến đi. Ở nơi đâu? Ngay tại nơi đây. Tất cả những điều ấy là chân tướng sự thật: mà trong kinh Đại thừa nói. Pháp thân thường trụ, mỗi người chúng ta đều có Pháp thân, xưa nay Pháp thân chưa từng gián đoạn, chỉ là chúng ta quên mất rồi. Pháp thân chưa từng quên chúng ta, chúng ta thì quên Pháp thân rồi; Trước giờ Pháp thân chưa từng rời khỏi chúng ta, chúng ta căn bản không hề cảm nhận được sự tồn tại đó. Giống như chúng ta xem tivi, chỉ thấy được sắc tướng, âm thanh ở trên màn hình, mà đã quên mất màn hình. Những sắc tướng, âm thanh ấy: đều nương vào màn hình để làm nền hiện lên, không có màn hình thì không thấy được, điều gì cũng không có. Phật Bồ-tát thấy được sắc tướng, cũng thấy được màn hình, biết màn hình và sắc tướng cùng một thể, tác dụng khác nhau, nhưng không trở ngại nhau, màn hình không trở ngại sắc tướng, sắc tướng, âm thanh không trở ngại màn hình, đồng thời tồn tại. Người đắc Tam-muội, thế nào là đắc Tam-muội? Chính là trong kinh nói: 生滅滅已,寂滅現前 “Sanh diệt diệt dĩ, Tịch diệt hiện tiền” (Sanh diệt diệt rồi, Tịch diệt hiện tiền), người ấy thấy được rồi, đều thấy được hai bên, đều không chấp trước hai bên. Vì sao vậy? Bởi Tịch diệt bất khả đắc, sanh diệt cũng bất khả đắc. Tịch diệt là Thường Tịch Quang, Tịch diệt là chẳng nơi nào không có, chúng ta quay về Thường Tịch Quang, liền dung thành một Thể với Tịch diệt. Cho nên bất luận là quá khứ, hiện tại, vị lai, cõi này phương khác, chúng sanh có cảm: lập tức liền hiện tướng, liền ứng rõ ràng, tại sao vậy? Bởi thời gian không gian đã không tồn tại, thời gian không gian là Vọng niệm, ảo giác, nhất định không phải là thật.

Chúng ta xem đề mục tiếp theo: 酬願度生 “Thù Nguyện Độ Sanh” (Thực Hiện Nguyện Độ Chúng Sanh). Thành Phật để làm gì? Là để làm sự việc này, nói lời giữ lời. Chúng ta từ chỗ mê hoặc điên đảo: dần dần thức tỉnh rồi, đã phát nguyện gì? “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, phát điều nguyện như vậy. Nguyện này là nguyện tốt, là nguyện hay, theo cách nói hiện thời là nguyện vọng vô cùng vĩ đại. Chúng ta xem trên trái đất này, chúng sanh quá khổ, quá đáng thương. Ở độ tuổi của tôi, thì không biết về đại chiến thế giới lần thứ nhất, chưa từng trải qua, nhưng đích thân đã trải qua đại chiến thế giới lần thứ hai, biết được nỗi khổ của chiến tranh. Tôi tám năm, chỉ với đôi chân, chúng tôi đã đi khắp 10 tỉnh vùng Giang Nam, ngày nào cũng đi bộ. Đến bây giờ vẫn còn thân thể này, [cũng] có liên quan với việc chạy nạn, vận động! Bình quân mỗi ngày, [tính theo] dặm của Trung Hoa là 60 dặm, chí ít đi 60 dặm, nhiều khi đi hơn gấp đôi, 120 dặm. Chưa có phương tiện giao thông, hơn nữa phần lớn thời gian đều là hành quân vào ban đêm, ban ngày sợ người Nhật Bản oanh tạc, ban ngày phải ẩn núp, đến đêm lại đi. Tuy không có nơi để học, nhưng thấy được sự tình [như thế] quá nhiều, tận mắt chứng kiến, tận tai nghe được, ấn tượng khắc sâu. Cho nên chỉ nhắc đến nỗi khổ mà tôi đã chịu, thì không hi vọng người khác cũng chịu khổ. Vậy phải làm sao? Chúng ta sẽ phải tìm phương nghĩ cách, để trên thế giới này mãi mãi không có chiến tranh, mãi mãi không có bạo lực, mãi mãi không có sự trái ngược luân thường, trái ngược đạo đức, không còn phát sinh những sự việc đó, thì thế giới này tốt đẹp biết bao. Nguyện ấy do đâu mà đến? Là do từ khi đã sống qua tám năm kháng chiến.

Vì chính mình thì không chút ý nghĩa, vì chúng sanh khổ nạn làm một chút việc tốt. Thế nào là việc tốt đẹp nhất? Quá khứ không biết, học Triết học với Tiên sinh Phương Đông Mỹ, đề mục cuối cùng: [thầy] giảng Triết học trong kinh Phật cho tôi, tôi tìm được rồi. Việc tốt đệ nhất trong thế gian, [là] Phật pháp Đại thừa; Việc tốt bậc nhất của Phật pháp Đại thừa, [là] Pháp môn Tịnh tông. Việc này quá may mắn rồi! Pháp môn này là Pháp môn có nắm chắc, là Pháp môn có thể thành tựu; Tuy Pháp môn khác tốt, nhưng chưa nắm chắc thành tựu. Thành tựu của Pháp môn này, [là] vãng sanh Thế giới Cực Lạc, bằng với sự thành tựu viên mãn của hết thảy tất cả Pháp môn. Vì sao vậy? Chúng ta chỉ nói học tập, không học tập thì chẳng biết, học tập, đến Thế giới Cực Lạc: có năng lực hóa thân, phân thân, phân thân, hóa thân vô lượng vô biên: để làm gì? Để lễ Phật trong cõi nước của chư Phật mười phương, lễ Phật là tu phước, nghe Phật giảng kinh thuyết pháp là tu huệ. Ở thế gian này, [dù] tốn một đại kiếp [cũng] không thể học xong môn nào cả, đến Thế giới Cực Lạc một ngày thì viên mãn rồi, quý vị nói có cần phải đến nơi ấy không? Quý vị chưa làm sáng tỏ, thì quý vị không tin tưởng, quý vị không phát tâm; thật sự làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi, liền mong mỏi sớm ngày vãng sanh. Chúng ta đem thân tâm, tánh mạng: đều giao cho A Mi Đà Phật, khi nào A Mi Đà Phật đến tiếp dẫn tôi, khi đó tôi sẽ ra đi, không hề âu lo, không hề lo lắng, nói đi liền đi. Đức Phật vẫn chưa đến, vậy thì đại khái cũng giống như lão Hòa thượng Hải Hiền, đức Phật còn muốn giữ chúng ta ở thế giới này: trụ thêm vài ngày, đại khái còn có người hữu duyên, chúng ta giúp họ tin, giúp họ nguyện, giúp họ niệm Phật, đó là chúng ta cần phải tận hết nghĩa vụ.

Chúng ta xem: 酬願度生 “Thù Nguyện Độ Sanh” (Thực Hiện Nguyện Độ Chúng Sanh), ở đây chia làm bốn đoạn nhỏ, đoạn nhỏ đầu tiên: 現依報 Hiện Y Báo. Những gì chỗ này nói chính là nói Tỳ-kheo Pháp Tạng, [là] đời trước của A Mi Đà Phật.

【但以酬願度生。現在西方。】 “Đãn dĩ thù nguyện độ sanh. Hiện tại tây phương” (Chỉ để thực hiện nguyện độ chúng sanh. Thị hiện ở phương tây).

Ẩn hiện, đó là do Pháp tánh, Pháp tánh ấy hiện ra,『現在西方』。 “Hiện tại tây phương” (Thị hiện ở phương tây).

【去閻浮提百千俱胝。】“Khứ Diêm Phù Đề bá thiên câu-chi” (Cách Diêm Phù Đề trăm ngàn câu-chi).

『百千俱胝』“Bá thiên câu-chi” (Trăm ngàn câu-chi) chính là trăm ngàn ức.

【那由他佛剎。有世界名曰極樂。】“Na-do-tha Phật sát. Hữu Thế giới danh viết Cực Lạc” (Na-do-tha cõi Phật. Có Thế giới tên là Cực Lạc).

Đây là do Pháp thân hiện ra, không phải do A-lại-da hiện, những gì A-lại-da hiện chính là hiện tượng vật chất, mà thường được thấy ở thế giới này của chúng ta. Thế giới Cực Lạc không phải vật chất, đó là Pháp tánh, cho nên thân là thân Pháp tánh, cõi là cõi Pháp tánh. Liên quan đến hai chữ Pháp tánh ấy: có nghĩa là thế nào? Có nghĩa là không sanh không diệt, thân mà Ngài hiện, thân tướng của Ngài, Ngài không phải thân sanh diệt, không phải giống như sự trao đổi chất: của thân thể chúng ta. Hai tiếng đồng hồ chúng ta gặp nhau ở đây, bao nhiêu tế bào trên thân đã chết đi, bao nhiêu [tế bào] lại được sanh ra, sự trao đổi chất này. Nhà khoa học nói với chúng ta, xác thật hiện tượng này là thật, bảy năm là một chu kỳ, bảy năm, tế bào cũ trên thân thể này của chúng ta: cũng sẽ không còn, toàn bộ đều thay đổi rồi. Vì vậy sự biến đổi đó, không phải biến đổi cùng một lúc, mà đó là từng bộ phận từng bộ phận một, nói tóm lại chúng chưa từng dừng lại, đều đang thay đổi, nhưng chính chúng ta không biết. Thân Pháp tánh không có hiện tượng này, thân Pháp tánh là thân thanh tịnh, thân Pháp tánh là thân Tịch diệt, không có hiện tượng sanh diệt, cho nên gọi là Vô Lượng Thọ. Có hiện tượng sanh diệt thì đó là thọ mạng ngắn ngủi, không dài.

Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão: 上顯法身理體,真實之際 “Thượng hiển Pháp thân Lý Thể, Chân thật Chi tế” (Đoạn trên hiển bày Lý Thể của Pháp thân, [là] Chân thật Chi tế), chữ ‘thượng’ là đoạn kinh văn phía trước, chính là sáu câu đằng trước. Ở chỗ này muốn nói cho chúng ta: 下明方便普度,真實之利 “Hạ minh phương tiện phổ độ, Chân thật Chi lợi” (Tiếp đó làm rõ phương tiện rộng độ, [là] Chân thật Chi lợi). Phía trước nói chính là Chân thật Chi tế, đoạn này nói về lợi ích chân thật. 理不礙事,寂而常照,悲心無盡,垂跡度生 “Lý bất ngại Sự, Tịch nhi thường chiếu, bi tâm vô tận, thuỳ tích độ sanh” (Lý không trở ngại Sự, Tịch mà thường chiếu, bi tâm vô tận, thùy tích độ sanh), hai chữ ‘thùy tích’ chính là dùng Ứng hóa thân. Ứng hóa thân là tự nhiên, không có Khởi tâm Động niệm, Khởi tâm Động niệm là phàm phu. Người Thế giới Cực Lạc không có Khởi tâm Động niệm, bất luận người ấy thành Phật hay không thành Phật, đều không khởi tâm không động niệm. Tại sao vậy? Vì 48 nguyện vô lượng công đức: của A Mi Đà Phật gia trì quý vị, để Tự Tánh của quý vị, [tức là] tuy quý vị vẫn chưa kiến Tánh, nhưng tác dụng bên trong Tự Tánh đều có thể hiện tiền. Đây là sự thù thắng trang nghiêm không gì sánh bằng: của Thế giới Cực Lạc, mười phương Thế giới không có, nhưng Thế giới Cực Lạc có. Tiếp theo đây nói: 但以酬願度生,現在西方 “Đãn dĩ thù nguyện độ sanh, hiện tại tây phương” (Chỉ để thực hiện nguyện độ chúng sanh, thị hiện ở phương tây). Đây là Ứng hóa, giống như 3000 năm trước: đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sanh vào vùng đất Ấn Độ: trên trái đất của chúng ta. Những gì mà A Mi Đà Phật hiện: là Thế giới Tây Phương Cực Lạc, Ngài ở nơi ấy, cõi Thật Báo là Báo thân; Cõi Phương Tiện, cõi Đồng Cư là Ứng hóa thân. Nhưng sự Ứng hóa của Ngài: khác với cõi này của chúng ta, sự Ứng hóa nơi đây của chúng ta có A-lại-da, sự Ứng hóa nơi ấy của các Ngài: không có A-lại-da, cho nên hoàn toàn là Ứng hóa của Tự Tánh. Ở cõi này của chúng ta có A-lại-da, A-lại-da là Vọng tâm; Chân Tâm, Vọng tâm trộn lẫn với nhau, cho nên không thanh tịnh, không bình đẳng, mê chứ không giác. Ứng hóa của đức Mi Đà ở phương tây: hoàn toàn là Pháp tánh, vì vậy hiện ra Ứng thân, Hóa thân: cũng tương tự như Báo thân, chúng ta hoàn toàn không thấy được, đều là không sanh không diệt. Ngay cả mỗi người chúng ta: vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, cho dù là vãng sanh Hạ hạ phẩm: ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư, cũng là thân Pháp tánh. Cũng chính là nói, chúng ta vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, thân tướng hoàn toàn giống như A Mi Đà Phật, không có khác, là Pháp giới bình đẳng. Vậy rốt cuộc là sự việc thế nào? A Mi Đà Phật phát nguyện, quá khứ Ngài tham phỏng qua cõi nước của chư Phật, Ngài cũng đến qua Thế giới này của chúng ta, nhìn thấy thân tướng của chúng ta khác nhau, bèn sanh phiền não; Không phải Ngài sanh phiền não, mà là chúng ta sanh phiền não. Quý vị thấy tướng mạo của chúng tôi tốt, thân thể cường tráng, tỏ ra ngạo mạn, thân thể của tôi rất tốt, thân thể người kia kém, nhiều bệnh tật; Khi nhìn thấy thì tôi không bằng họ, họ khỏe hơn tôi rất nhiều, tất cả đều sanh phiền não. Làm sao mới không sanh phiền não? Thân thể tướng mạo giống nhau, thì mọi người sẽ không sanh phiền não, sẽ không sanh khởi ý niệm đó. Bởi vì duyên cớ ấy, [cho nên] Thế giới Cực Lạc: hoàn toàn là cõi Pháp tánh, thân Pháp tánh, tất cả đều là như nhau. Đó là現在西方……等等 “hiện tại tây phương ……đẳng đẳng” (thị hiện ở phương tây…… v.v).

Tiếp theo giải thích cho chúng ta [chữ]『酬』“thù”, ‘thù nguyện độ sanh’: 酬者,報也,答也。酬願即俗語之還願,謂實踐其本願 “Thù giả, báo dã, đáp dã. Thù nguyện tức tục ngữ chi hoàn nguyện, vị thật tiễn kỳ bổn nguyện” (Chữ ‘thù’ là báo đáp, đền đáp. “Thù nguyện” chính là tục ngữ nói: nguyện trở lại, là thực tiễn bổn nguyện ấy). Quá khứ A Mi Đà Phật phát nguyện: hiện giờ cần phải thực hiện, cần phải thực tiễn bổn nguyện của Ngài, bổn nguyện của Ngài [là] 48 nguyện. Quả nhiên không sai, 48 nguyện ở Thế giới Cực Lạc: mỗi điều đều đã được thực hiện, không có điều nào là để luống qua, mỗi nguyện đều được thực hiện. 『願』“Nguyện”, 即指因地中之四十八願。今既成佛,則本願中無量光壽等等三種莊嚴,無一不實現也 “tức chỉ nhân địa trung chi tứ thập bát nguyện. Kim ký thành Phật, tắc bổn nguyện trung vô lượng quang thọ đẳng đẳng tam chủng trang nghiêm, vô nhất bất thực hiện dã” (chính là chỉ 48 nguyện ở trong nhân địa. Nay đã thành Phật, thì ba loại trang nghiêm của vô lượng quang thọ v.v… trong bổn nguyện, tất cả đều được thực hiện). Lời nói này rất hay, thảy đều thực hiện rồi, hoàn toàn thực hiện 48 nguyện: ở Thế giới Cực Lạc. Tiếp theo: 四十八願一一之願,皆為法身,今則法報化三身成就矣。又一一之願,皆為眾生,是故必然酬願度生也。“Tứ thập bát nguyện nhất nhất chi nguyện, giai vi Pháp thân, kim tắc Pháp Báo Hoá tam thân thành tựu hĩ. Hựu nhất nhất chi nguyện, giai vị chúng sanh, thị cố tất nhiên thù nguyện độ sanh dã.” (Mỗi nguyện trong 48 nguyện, đều là Pháp thân, nay chính là sự thành tựu của ba thân: Pháp thân Báo thân Hoá thân. Lại mỗi một nguyện, đều vì chúng sanh, cho nên đương nhiên thực hiện nguyện độ chúng sanh). Khẳng định, 48 nguyện không phải vì chính mình mà phát, mỗi nguyện đều là vì chúng sanh mà phát, thành Phật ở trước chúng sanh, đương nhiên thực hiện, cho nên đương nhiên ‘thực tiễn nguyện độ chúng sanh’.

Lại xem đoạn tiếp theo đây: 『現在西方』 “Hiện Tại Tây Phương” (Thị Hiện Ở Phương Tây), 現者,今也 “hiện giả, kim dã” (chữ ‘hiện’ là nay), hiện nay, hiện tại. Hiện tại ở nơi đâu? Ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc, đó là ý nghĩa như vậy. Cũng có thể xem là示現 “thị hiện” để nói, thị hiện ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc. 佛身遍一切處,身土不二,故佛土亦遍一切處 “Phật thân biến nhất thiết xứ, thân độ bất nhị, cố Phật độ diệc biến nhất thiết xứ(Thân Phật ở khắp tất cả nơi, thân [và] cõi nước không hai, nên cõi Phật cũng ở khắp tất cả nơi), chúng sanh và Phật không hai, chúng sanh và Phật như một. 云西方者,方便示現也 “Vân tây phương giả, phương tiện thị hiện dã” (Nói phương tây: là phương tiện thị hiện), đây là pháp phương tiện. Cổ Đại đức nói, đức Mi Đà từ bi, tiếp dẫn hàng sơ cơ chúng ta, mà ‘chỉ phương lập tướng’. Tâm của chúng ta là tản mạn, dùng phương pháp này: để thu vén tâm của chúng ta lại, phải nghĩ gì? Nghĩ phương tây, nghĩ Thế giới Cực Lạc, nghĩ A Mi Đà Phật, thu hồi tâm tán loạn lại, dùng phương pháp này. Đó là phương tiện thiện xảo dẫn dắt chúng ta, bởi vì chúng ta còn chấp trước: đối với phương hướng, đối với thời gian không gian, chấp trước nghiêm trọng. Bây giờ quý vị nói không có thời gian, không gian, thì chúng ta không quen lắm. Không có không gian, vậy rốt cuộc ở nơi nào? Không có thời gian, rốt cuộc là quá khứ, hay là tương lai? Chúng ta sẽ sanh ra rất nhiều Vọng tưởng, Vọng niệm. Ngài dùng phương pháp này để ‘chỉ phương lập tướng’, gom Vọng niệm đó của chúng ta trở lại, để theo một phương hướng: (đây là nói phương tây) của Ngài, [là] ‘phương tiện thị hiện’.

如《法華經壽量品》云:若有眾生,來至我所。我以佛眼,觀其信等 “Như Pháp Hoa Kinh Thọ Lượng phẩm vân: Nhược hữu chúng sanh, lai chí Ngã sở. Ngã dĩ Phật nhãn, quán kỳ tín đẳng” (Như trong phẩm Thọ Lượng của Kinh Pháp Hoa nói: Nếu có chúng sanh, tiến đến chỗ Ta. Thì Ta dùng Phật nhãn, để quán sát niềm tin v.v…của người ấy), chữ ‘đẳng’ này, là bằng với còn có nguyện, còn có hạnh. Cho nên phải ghi nhớ điều này, câu này rất quan trọng. Phật nhãn thấy chúng ta thấy được rất rõ ràng, chúng ta không thấy được Ngài, nhưng Ngài thấy được chúng ta. Tại sao vậy? Bởi Ngài cùng tồn tại với chúng ta, Ngài giác chứ không mê, chúng ta mê chứ chẳng giác, Ngài thấy được chúng ta, chúng ta không thấy được Ngài. Chúng ta khởi tâm động niệm, Ngài đều biết, năng lực của Ngài quá lớn rồi. Chẳng những Ngài biết Khởi tâm Động niệm của chúng ta, mà Ngài còn biết được rất viên mãn, còn có chư Phật Bồ-tát biết, Long thiên Quỷ thần biết. Trước đây có một khoảng thời gian, có người nói với tôi, ở chỗ của vua Diêm La thật sự có sổ sanh tử, Khởi tâm Động niệm, lời nói việc làm của mỗi người, là thiện là ác thảy đều được ghi lại. Thế gian này có bao nhiêu người, thì mỗi người ấy đều có, không thể nghĩ bàn. Đến khi thọ mạng người hết, đó là thuộc về sự việc của vua Diêm La, vua Diêm La dựa vào sổ sanh tử mà tiếp đãi quý vị, quý vị thiện nhiều hơn ác, thì có phần ở ba đường thiện; Ác nhiều hơn thiện, thì đầu thai ở đường ba ác, một chút cũng không giả. Chính chúng ta giác ngộ được rồi, chúng ta sám hối, sửa lỗi đổi mới, được hay không? Được. Chúng ta đoạn ác tu thiện, việc ác trong sổ sanh tử của chúng ta: sẽ dần dần ít đi, đã tiêu trừ, việc thiện thì mỗi ngày một tăng, tăng trưởng lên. Như vậy không thể ra khỏi Lục đạo Luân hồi.

Thiện trong thiện không gì vượt hơn niệm Phật, niệm A Mi Đà Phật [là] thiện trong các điều thiện, không có thiện nào thiện hơn nữa, vì sao lại không niệm Phật? Thiện hạnh của niệm Phật nhiều như vậy, [nhưng] tín nguyện của quý vị còn khiếm khuyết, tương lai đọa vào Địa phủ, Phán quan của Diêm vương nói với quý vị, quý vị niệm Phật rất nhiều, quý vị cần phải đến Thế giới Cực Lạc, ngài còn khích lệ quý vị. Nếu vừa nhắc nhở quý vị, mà tín nguyện của quý vị viên mãn, thì Phật sẽ đến tiếp dẫn quý vị, rất diệu! Nếu quý vị không đủ tín nguyện: (tín nguyện là cảm Phật tiếp dẫn), không đủ tín nguyện thì đi đến đâu? Sanh lên cõi trời, người trời đến tiếp dẫn quý vị, [nhưng phải] xem quý vị ở tầng trời nào, Dục giới có sáu tầng trời. Phước báo trên trời lớn, một ngày của trời Đao Lợi: là 100 năm ở nhân gian chúng ta, quý vị nói thọ mạng cõi trời dài biết bao, cho nên rất nhiều người ưa thích sanh thiên. Một ngày của trời Dạ Ma là 200 năm ở nhân gian, một ngày của trời Đâu Suất là 400 năm ở nhân gian, thọ mạng thật dài. Người trời thấy người trên trái đất của chúng ta: rất đáng thương, [như] động vật nhỏ, sáng sanh tối mất, sống 100 tuổi không phải là sáng sanh tối mất sao? Một ngày của trời Đao Lợi là 100 năm ở nhân gian, nhìn thấy quý vị sanh ra, nhìn thấy quý vị chết đi, [chỉ trong] một ngày; Sáng được sanh ra, đến đêm đã chết, đó là 100 năm. Làm rõ ràng, làm sáng tỏ chân tướng rồi, không có ý nghĩa gì cả. Việc cấp bách nhất là gì? Niệm Phật là việc cấp bách nhất, tu Tịnh Độ là việc cấp bách nhất, giữ chặt A Mi Đà Phật là việc cấp bách nhất, đó là thật, điều đó không phải giả. Vì thế câu này nhắc nhở chúng ta, 觀其信等 “quán kỳ tín đẳng” (quán sát tín đẳng… của người ấy), chữ ‘tín đẳng’ này là gì? Là nguyện, hạnh. Đó là ba điều kiện của Tịnh Độ, thứ nhất là tín, thứ hai là nguyện, ‘hạnh’ chính là niệm Phật. [Khi] vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, quý vị là xếp vào lớp nào, đều bao gồm ở ngay trong bốn chữ này. 諸根利鈍 “Chư căn lợi độn” (Các căn lợi hay độn), căn tánh của mỗi người khác nhau, có căn tánh lanh lợi, có căn tánh chậm lụt. [Về] lợi hay độn, thì đến độ tuổi này, chúng tôi phát hiện rồi, lúc còn nhỏ thì lợi, khi về già thì độn, đây là hiện tượng phổ biến. Khi còn nhỏ căn tánh rất nhạy bén, đến khi về già: nhìn đâu cũng hoa mắt, tai cũng lãng đi rồi, trí nhớ bị giảm sút, những gì đã học trước đây cũng quên hết, những hiện tượng này thảy đều xuất hiện rồi.

隨所應度,處處自說,名字不同,年紀大小。亦復現言,當入涅槃 “Tuỳ sở ưng độ, xứ xứ tự thuyết, danh tự bất đồng, niên kỷ đại tiểu. Diệc phục hiện ngôn, đương nhập Niết-Bàn” (Tùy nơi thích hợp để độ, nơi lúc [mà] chủ động nói, văn tự khác nhau, tuổi lớn hay nhỏ. Cũng lại hiện nói, sẽ nhập Niết-Bàn). Những câu này nói rõ: Phật Bồ-tát thị hiện ở nhân gian, [phải] xem tín nguyện hạnh của chúng ta, căn tánh của chúng ta là lợi căn hay độn căn, [khi đó] Phật thị hiện, Phật thuyết pháp cho chúng ta, thảy đều có thể tương ưng, ứng cơ thuyết pháp. ‘Nơi lúc mà chủ động nói, văn tự khác nhau’, sự thị hiện của Phật, giống như trong phẩm Phổ Môn nói, 32 Ứng [thân] của Bồ-tát Quán Thế Âm, nên dùng thân nào độ được liền hiện thân thế ấy. Có năm tôi ở Nhật Bản, đến thăm một vị lão Hòa thượng của Nhật Bản, năm đó tôi đến thăm, ngài đã 100 tuổi. Lúc chúng tôi gặp nhau, ngài rất hoan hỉ, ngài nói với tôi một câu, ngài nói người khai sáng tôn giáo trên toàn thế giới: đều là Hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm. Tôi tin tưởng. Khi tôi rời khỏi, học trò lớn Hashimoto của ngài: (hiện nay trụ trì của đạo tràng ấy là sư Hashimoto. Lão Hòa thượng vãng sanh rồi, vãng sanh khi 103 tuổi), sư Hashimoto tiễn tôi đến cửa rồi nói với tôi, sư nói rất kỳ lạ, sư nói: ‘Những lời mà Lão Hòa thượng nói với ngài, thì cả đời chúng con chưa từng nghe thầy nói nữa, thầy con sao lại nói ra lời như thế ạ?’ Tôi nói: ‘Lão Hòa thượng có tu hành, có đạo tâm, không phải người phàm. Chúng tôi làm đoàn kết tôn giáo ở trên quốc tế, cho nên ngài nói với tôi’, tất cả tôn giáo, chính là [câu]: 眾神一體,宗教一家 “Chúng thần nhất thể, tôn giáo nhất gia” (Chúng thần là một thể, tôn giáo là một nhà): mà tôi nói sau này.

Thật sự, Bồ-tát Quán Thế Âm: nên dùng thân nào, ngài liền hiện thân thế ấy, Hóa thân, Ứng thân không có hình tướng nhất định, chúng sanh ở khu vực của quý vị: yêu thích thân tướng như thế nào thì hiện thế ấy. Ưa thích pháp nào: thì ngài thuyết pháp ấy cho quý vị, không có nói chính ta cần phải thuyết cho quý vị, không phải vậy, quý vị cần điều gì thì giảng điều đó cho quý vị. Ngài không thuyết pháp, tâm của ngài rỗng như hư không, ngài trụ trong Tịch diệt. Trong Kinh Kim Cang nói: ‘Vô trụ sanh tâm, sanh tâm vô trụ’. Quý vị có hỏi, thì ngài sanh tâm; Quý vị không hỏi, thì ngài vô trụ. Vô trụ có thể sanh tâm, sanh tâm có thể vô trụ. Chính là khi thuyết pháp cho quý vị, trong tâm ngài vẫn rỗng như hư không, không có nói ta nghĩ xem phải thuyết điều gì, ta xét xem phải giảng điều gì, đó đều có trụ rồi, đó không phải vô trụ. Vô trụ là không hề thông qua sự suy xét, quý vị hỏi thì ngài đáp, sau khi đáp xong thì điều gì ngài cũng không biết, vô cùng vi diệu! Đều là Tự Tánh khởi dụng. Tự Tánh là thế nào? Tự Tánh là Thường Tịch Quang, Thường Tịch Quang khởi dụng. Tự Tánh đầy đủ vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, vô lượng tài nghệ, mỗi mỗi đều là vô lượng. Khi khởi dụng thì hiện tiền, khi không khởi dụng thì không có, trong tâm hoàn toàn sạch sẽ, không nhiễm mảy trần, không có sóng dao động, không có sóng dao động thì bình đẳng. Bồ-tát chứng được bình đẳng, A-la-hán chứng được thanh tịnh, Phật là Đại triệt Đại ngộ, [là] giác. Cho nên thế gian có nhiều tôn giáo như vậy, Thượng đế, Allah, Thần thánh, tên gọi khác nhau, ‘tuổi tác lớn nhỏ’ khác nhau. 亦復現言 “Diệc phục hiện ngôn” (Cũng lại hiện nói), ‘hiện ngôn’ là thuyết pháp, hiện thân thuyết pháp. [Khi] không còn duyên giáo hóa chúng sanh nữa, 當入涅槃 “đương nhập Niết-Bàn” (sẽ nhập Niết-Bàn). 又以種種方便說微妙法,能令眾生發歡喜心。“Hựu dĩ chủng chủng phương tiện thuyết vi diệu pháp, năng linh chúng sanh phát hoan hỉ tâm” (Lại dùng đủ các phương tiện thuyết pháp vi diệu, có thể khiến cho chúng sanh sanh tâm hoan hỉ). Đây chính là sự việc mà Phật Bồ-tát làm, gọi là Phật sự. Hiện nay chúng ta nói Phật sự là làm siêu độ, phục vụ cho quỷ thần, [bèn cho] đó là Phật sự. [Đâu] mới thật sự là việc mà đức Phật làm, việc mà đức Phật làm là hiện thân thuyết pháp cho người. Phật không có định pháp có thể nói, theo người mà sai khác, Ngài tuyệt đối không có thành kiến, ta chuẩn bị sẵn để lên bài giảng, không có, quý vị hỏi điều gì thì Ngài giảng điều đó cho quý vị, đó là sự lưu lộ của trí huệ chân thật, không hề chuẩn bị trước.

今云現在西方,即隨所應度…方便說微妙法也 “Kim vân hiện tại tây phương, tức tuỳ sở ưng độ …phương tiện thuyết vi diệu pháp dã” (Nay nói thị hiện ở phương tây, chính là tuỳ nơi có thể độ… phương tiện thuyết pháp vi diệu). Vi diệu pháp là thế nào? Chính là Thật tướng Các pháp, chân tướng của tất cả pháp trong vũ trụ. Bởi vì căn tánh của chúng sanh khác nhau. nên phương tiện thuyết pháp cũng khác nhau. Như phổ biến nhất, là cư dân trên trái đất này, ngôn ngữ của mỗi nơi khác nhau, Ngài ở địa phương nào: thì nói ngôn ngữ của địa phương đó, hiện ra dáng dấp của người nơi đó, cùng đồng văn hóa chủng tộc với họ, thì mọi người hoan hỉ tiếp cận. Vi diệu pháp là tất cả pháp, họ có thể nghe hiểu được, có thể lý giải được, sau khi nghe rồi: có thể y giáo tu hành thì được thọ dụng, có thể thực hiện điều mà họ nghe vào đời sống, họ không uổng phí nghe, thực hiện trong công việc của họ, thực hiện trong xử sự đối người tiếp vật của họ, đó gọi là vi diệu. Không phải một pháp, mà là vô lượng pháp. ‘Nay nói thị hiện ở phương tây’, chính là ‘tuỳ nơi có thể độ, phương tiện thuyết pháp vi diệu’.

因此正是指方立相、即事而真之殊勝方便 “Nhân thử chánh thị chỉ phương lập tướng, tức Sự nhi Chân chi thù thắng phương tiện” (Bởi đây chính là chỉ phương lập tướng, là phương tiện thù thắng ngay Sự chính là Chân). Câu này rất quan trọng! Chữ ‘chỉ’ là chỉ định, chữ ‘phương’ đó chính là phương tây, ‘tướng’ chính là Thế giới Cực Lạc, thật sự có một nơi như vậy. Tuy đó là Sự, nhưng Sự là từ Chân mà hiển hiện ra. Chân là gì? Chân là Chân Như, là Tự Tánh, là Tự Tánh hiện ra Sự Tướng như vậy. Tất cả hiện tượng: được thấy ở nơi này của chúng ta, cũng là ‘ngay Sự chính là Chân’. Vì sao vậy? Bởi Chân là có thể hiện, có thể sanh có thể hiện, A-lại-da có thể biến. Chúng ta lại thêm Vọng vào Chân, Chân Tâm là có thể hiện, có thể sanh có thể hiện, chính là cõi Thật Báo, A-lại-da biến cõi Thật Báo: thành Mười pháp giới, thành Lục đạo Luân hồi. A-lại-da là Vọng tâm, chính là ý niệm, chúng ta ngày ngày khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm thì cảnh giới bên ngoài: sẽ sanh ra biến hóa theo ý niệm của chúng ta. Cho nên ‘cảnh tùy tâm chuyển’, chứ không phải ‘tâm tùy cảnh chuyển’; ‘Tâm chuyển theo cảnh’ thì đáng thương, mê quá sâu rồi. Người thông minh biết ‘cảnh chuyển theo tâm’.

Quý vị xem lão Hòa thượng Hải Hiền, chúng ta xem đĩa CD về ngài, lúc ngài 17-18 tuổi: bị nổi mụt độc, nổi mụt độc ở trên thân, mẫu thân tìm thầy thuốc, tìm thuốc cho ngài, cũng không cách nào trị lành. Đến sau cùng, tuy tuổi ngài còn rất nhỏ, nhưng ngài tin tưởng: (ở vùng đất Nam Dương Phật pháp rất hưng thịnh), ngài nói đó là bệnh oan nghiệp, đã nói một câu: 妙藥難治冤業病 “Diệu dược nan trị oan nghiệp bệnh” (Thuốc hay khó trị bệnh oan nghiệp), ngài đã từ bỏ. Nói với mẫu thân ngài đừng tìm thuốc nữa, không cần tìm thầy thuốc, ngài niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, đã niệm hơn một tháng, thì mụt độc đó lành rồi. Đó là nói rõ điều gì? ‘Cảnh chuyển theo tâm’! Quý vị ngày ngày niệm bệnh, không có bệnh cũng sẽ niệm đến sanh ra bệnh, vì sao vậy? Do quý vị niệm mà ra. Tuy thân thể thật sự có bệnh, giống như lão Hòa thượng Hải Hiền thật sự có bệnh, nhưng chuyển đổi ý niệm lại, quên bệnh tật đi, đừng nghĩ tới bệnh, mà nghĩ A Mi Đà Phật, nghĩ Bồ-tát Quán Âm, liên tục nghĩ đến một-hai tháng, bệnh sẽ không còn nữa.

Hiện nay nhà Cơ học Lượng tử: đã nói một lời chân thật với chúng ta, rất quan trọng, căn cứ vào nghiên cứu của họ thì phát hiện, chứng minh: “Dĩ tâm khống vật, chính là dùng tâm để khống chế vật chất. Đó là những phát hiện trong 20 năm gần đây. Vật là gì? Là hiện tượng vật chất. Thân thể chúng ta là hiện tượng vật chất, thân thể không khỏe mạnh là hiện tượng vật chất, chúng ta có thể chuyển đổi ý niệm trở lại, ý niệm lành mạnh, [dù] thân thể không khỏe mạnh: thì dần dần cũng trở nên khỏe mạnh, tâm có thể khống chế vật chất. Tôi tin rằng hai-ba mươi năm nữa, Cơ học Lượng tử có thể tiến thêm một bước, làm rõ ràng ý niệm là thế nào. Hiện nay làm rõ ràng vật chất là gì rồi, nhưng vẫn chưa làm rõ ràng ý niệm là gì. Những nhà khoa học cận đại, chúng ta thấy được báo cáo của họ, thông tin từ họ: thảy đều đang nghiên cứu ý niệm: (niệm lực), bí mật của niệm lực, đang nghiên cứu về những điều này. Đó là sự việc thứ hai trong vũ trụ, sự việc đầu tiên chính là vật chất, bí mật của vũ trụ. Vật chất đã bị phơi bày, căn bản không có vật chất, là giả, là do ý niệm sanh ra, sanh ra ảo tướng, cho nên ý niệm có thể khống chế vật chất. Trong kinh đức Phật nói, nhưng chúng ta không tìm được chứng cứ, hiện nay nhà khoa học: đã mang chứng cứ ra cho chúng ta xem, chúng ta sáng tỏ rồi, đức Phật nói không sai.

Dùng sức mạnh của ý niệm để trị bệnh. Trong Phật giáo, trong Đại Tạng Kinh: có không ít thần chú để trị bệnh, rất thịnh hành trong thời đại Tùy Đường. Rất nhiều bệnh tật, những vị Thượng sư, Thượng sư của Mật tông: xoa đỉnh đầu của quý vị, niệm chú cho quý vị, thì bệnh khỏi rồi, rất thần kỳ! Ngài dạy quý vị niệm, quý vị niệm theo ngài. Thật ra không kỳ lạ chút nào, niệm là gì? Là dùng âm thanh của chúng ta, [cần phải] phát ra âm thanh chuẩn xác, để làm rung động mạng mạch bên trong quý vị. Mạch bị tắc nghẽn, không thông nữa, thế là sanh bệnh rồi. Người nước ta dùng châm cứu, họ không cần dùng châm cứu, mà dùng âm thanh, dùng âm thanh của quý vị niệm chú để làm rung động, khơi thông chỗ tắt nghẽn đó, bệnh sẽ không còn nữa, không phải không có đạo lý. Hiện nay những bài chú đó đều không thể trị bệnh, vì sao vậy? Vì âm không đúng, chúng ta nhìn xem chữ đó, âm mà chúng ta phát: không đúng với âm trong thời Tùy Đường. Cho nên việc này nhất định phải được truyền miệng. Ghi chép là giúp quý vị ghi nhớ, không quên mất. Trên thật tế nhất định phải đọc được giọng thật chuẩn xác, âm thanh rung đến vị trí bộ phận đó, không phải Thần thông, nhất định phải biết. Đây là khoa học trong kinh Phật, có thể trị bệnh, có thể điều hòa thân thể. Thảy đều không phải cầu từ bên ngoài, chính mình đều có thể làm được. Người có tâm địa lương thiện, tâm địa từ bi, không có tự tư tự lợi, tâm người ấy khỏe mạnh, thì thân khỏe mạnh. Trong tâm không có bệnh, thì thân thể sẽ không sanh bệnh, đạo lý ở chỗ này.

Cho nên trong kinh Phật: có khoa học cao cấp, Triết học cao cấp. Trong nhiều năm qua, mọi người hỏi tôi, về Phật giáo, đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng những gì? Tôi nói đức Phật là giáo dục, chia thành hai giai đoạn, một là giáo dục phổ thế, nhắm tới đại chúng trong xã hội, trong kinh đức Phật giảng luân lý, giảng đạo đức, giảng nhân quả, đó là giúp chúng ta: cải thiện đời sống của chúng ta; Còn hướng lên thì sao? (Đây là lời trong Tông môn, hướng thượng). Hướng lên là khoa học cao cấp, Triết học cao cấp. Bây giờ chúng ta thừa nhận, tin tưởng, không còn nghi ngờ, [đó là] khoa học rốt ráo, Triết học rốt ráo. Rốt ráo là gì? Viên Mãn, không gì cao hơn nữa, Ngài đã nói trọn hết Khoa học, Triết học, nói đến giới hạn tận cùng, phía trên cũng không còn gì nữa. Chẳng thể không học những điều này! Chúng ta muốn học, nhưng không đủ thời gian, không có đủ duyên. Như vậy thì phải cảm tạ A Mi Đà Phật, phương pháp ấy của A Mi Đà Phật: hoan nghênh chúng ta đến Thế giới Cực Lạc, đến Thế giới Cực Lạc, thì vô lượng thọ mạng, vô lượng trí huệ, vô lượng phương tiện thiện xảo, chúng ta đều có thể đạt được, rất dễ dàng chứng được rốt ráo viên mãn. Phải biết điều này, đây là may mắn biết bao: ngay trong đời người, quý vị mới gặp được. Không gặp được thì chẳng cách nào, theo nghiệp mà lưu chuyển; Sau khi gặp được [thì đã] có cách: vượt khỏi Luân hồi, vượt khỏi Mười pháp giới. A Mi Đà Phật nhất định không lừa gạt người, nhất định là chân thật ngữ. Tôi học Phật 64 năm, đã không còn chút nghi ngờ gì nữa.

Tiếp theo ngài nói: “Nay nói thị hiện ở phương tây”, chính là “tùy nơi thích hợp độ, phương tiện thuyết pháp vi diệu”. “Bởi đây chính là chỉ phương lập tướng, là phương tiện thù thắng của ngay Sự chính là Chân”. 善導大師剖示其義,謂娑婆眾生妄心瀑動 “Thiện Đạo Đại sư phẫu thị kỳ nghĩa, vị Ta Bà chúng sanh vọng tâm bộc động” (Đại sư Thiện Đạo phân tích chỉ bày nghĩa ấy, là Vọng tâm của chúng sanh ở cõi Ta Bà [như] dòng thác chảy). Giống như dòng chảy của thác nước, tâm của chúng ta trôi nổi, tâm phù khí táo, 指方立相尚未能專注,況無方無相耶? “chỉ phương lập tướng thượng vị năng chuyên chú, huống vô phương vô tướng da?” (chỉ phương lập tướng còn chưa có thể chuyên chú, huống hồ là không có phương không có tướng ư?) Vô phương vô tướng, thì khó! Thiền tông chính là vô phương vô tướng, đó là người bậc Thượng thượng căn mới có phần. [Khi] tôi mới học Phật, ba vị thầy, ba vị thầy ấy các ngài đều chưa từng gặp nhau, [nhưng đã] bảo ban nói với tôi một câu như nhau, cảnh cáo tôi không thể học Thiền tông, bên cạnh cũng không được chạm vào. Thầy đã nhìn đúng rồi, quý vị không phải căn cơ của Thiền tông. Nói với tôi, trước Đại sư Huệ Năng: chưa từng có ai vượt hơn ngài Huệ Năng, Đại sư Huệ Năng trở về sau: cũng không có ai vượt hơn ngài Huệ Năng, đó là thiên tài, chúng ta không thể học; có thể hâm mộ những gì của ngài, [chứ] không thể học theo ngài, học không được. Vậy chúng ta phải đi thế nào? Hiện tại chúng ta là tầng lớp tri thức, tầng lớp tri thức thì đi [theo] giáo, giáo là kinh điển, dựa vào kinh điển, chính là học tập.

Tôi đã học một khoảng thời gian, học hết mấy năm, thì Pháp sư Sám Vân giới thiệu Tịnh Độ cho tôi. Tôi ở trên núi với ngài ở được nửa năm, làm công quả cho ngài. Khi thời gian rảnh rỗi, ngài yêu cầu tôi xem Mi Đà Kinh Sớ Sao, của Đại sư Liên Trì; Yếu Giải: của Đại sư Ngẫu Ích; Viên Trung Sao: của Đại sư U Khê, tôi xem rồi rất hoan hỉ, nhưng tôi chưa từng muốn học. Tôi rất có hứng thú với giáo, Tiên sinh Phương Đông Mỹ: giới thiệu Kinh Hoa Nghiêm cho tôi, thầy Lý giới thiệu Kinh Lăng Nghiêm cho tôi, còn Kinh Pháp Hoa là do tôi tự học, nương vào Chú sớ của người xưa. Đại kinh Đại luận có thể rất hấp dẫn người trẻ tuổi. Ở trên núi thật tế hạ công phu rất nhiều, dùng hết mấy chục năm. Chẳng có Pháp môn nào: không phải là đoạn Phiền não mà chứng Bồ-đề, đều là con đường này. Nghĩ lại chính mình chưa nắm chắc, chẳng những Thiền chưa có nắm chắc, mà giáo cũng chưa nắm chắc. Cho nên cuối cùng, khi đang giảng Kinh Hoa Nghiêm, giảng đến 53 Tham vấn của Đồng tử Thiện Tài, thì giác ngộ, sáng tỏ rồi, ngài Văn Thù, Phổ Hiền, thậm chí đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đều là do niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ mà thành Phật, đối với Pháp môn Tịnh Độ, thì tôi đặc biệt chú ý rồi. Thêm nữa, Bản Hội Tập của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư: được truyền đến Đài Loan, thầy Lý từng giảng qua một lần. Thầy giảng lần đó là [lúc] tôi vừa mới học Phật, tôi không biết về thầy, không nghe được lần giảng đó của thầy, nhưng thầy đã trao bản Giảng nghĩa cho tôi, tôi có thể xem hiểu được Giảng nghĩa của thầy. Theo thầy 10 năm, sau khi ngài qua đời, tôi ở nước ngoài, ở Hoa Kỳ, Canada, Đài Loan, tổng cộng đã giảng 10 lần, vô cùng có thọ dụng. Thật sự đã quy tâm về Tịnh Độ, Pháp môn này có nắm chắc, đó chính là điều kiện mà Ngài mở ra: tôi thảy đều đầy đủ. Tin tưởng, không hoài nghi nữa, thật sự phát nguyện cầu sanh, ở thế gian này tuổi tác quá lớn rồi, có thể ra đi bất cứ lúc nào, ngày nào tôi cũng mong chờ: A Mi Đà Phật đến tiếp dẫn tôi, nhưng Ngài không đến, vậy thì không có cách nào, Ngài không đến thì tôi ở lâu một chút. Thật sự muốn đi, để làm gì? Để thành tựu Phật đạo, sau đó trở lại giúp chúng sanh, khi đó đầy đủ phước huệ, thật sự có thể giúp người. Hiện tại giúp người có hạn, tuy ngày nào cũng giảng, ngày nào cũng đang làm như vậy, nhưng rốt cuộc người thật sự tin tưởng không nhiều, người thật sự có thể buông xuống được cũng rất ít. Pháp môn này mà không buông xuống thì không được, nhất định phải hiểu không thể mang theo điều gì cả. Vì sao vậy? Vì đó là Tịnh độ, không phải Uế độ, Uế độ thì có thể mang đi được, Tịnh độ thì không mang đi. Thảy đều buông xuống thì mới vãng sanh được.

Ngài Niệm lão cử ra những kinh luận này, trong Thượng Bộ Nghi nói: 歸命三寶,要指方立相,住心取境,以凡夫繫心,尚乃不得,況離相耶?“Quy mạng Tam Bảo, yếu chỉ phương lập tướng, trụ tâm thủ cảnh, dĩ phàm phu hệ tâm, thượng nãi bất đắc, huống ly tướng da?” (Quy mạng Tam Bảo, cần phải chỉ phương lập tướng, trụ tâm lấy cảnh, bởi hàng phàm phu buộc tâm, mà còn không được, huống hồ là lìa tướng ư?) Nếu lìa tướng thì rất khó. Đó là phương tiện thù thắng không gì sánh bằng: ngay trong phương tiện, thật sự có thể giúp mỗi người: vãng sanh Thế giới Cực Lạc, trên thì Đẳng giác Bồ-tát, dưới đến Địa ngục A Tỳ. Chúng sanh trong Địa ngục có vãng sanh được không? Được. Người thế nào? Rất hiểu rõ đối với Phật pháp, cũng có nền tảng tu hành, nhưng tạo nghiệp Địa ngục, họ [bị] đọa Địa ngục. Tuy những người ấy đang chịu khổ trong Địa ngục, nhưng chỉ cần có người nhắc nhở họ, ngay lúc đó họ giác ngộ rồi, niệm A Mi Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, thì họ vãng sanh thôi. Lời này không phải để nói suông, mà là thật sự. Đó chính là thế nào? Phải thật sự quay đầu. Cho nên thể diện thì rất gay go, không bằng lòng nhận sai, tôi có sai lầm ở chỗ nào? Người như vậy sẽ phải chịu khổ, đến ngày nào đó chịu khổ đủ rồi, không thể chịu được nữa, có lẽ họ sẽ quay đầu. Cho nên Bồ-tát Địa Tạng: ở Địa ngục để độ những chúng sanh ấy, người không có gốc rễ sâu dày trong Phật pháp: thì chẳng cách nào độ được.

Chúng ta lại xem đoạn tiếp theo: 『去閻浮提百千俱胝那由他佛剎,有世界名曰極樂』“Khứ Diêm Phù Đề bá thiên câu-chi na-do-tha Phật sát, hữu Thế giới danh viết Cực Lạc” (Cách Diêm Phù Đề trăm ngàn câu-chi na-do-tha cõi Phật, có Thế giới tên là Cực Lạc). Câu trên đây là của bản Tống Dịch. Đó là lão Cư sĩ Hạ Liên Cư: hội tập thành Kinh này, lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã chỉ ra: từng câu cho chúng ta: là ở trong bản dịch nào. Đó là của bản Tống Dịch, cũng không có sửa đổi chữ nào. Vì vậy, lão Hòa thượng Hiền công làm chứng cho chúng ta, đây là chân Kinh, từng câu từng chữ đều là do Phật thuyết. Hạ Liên lão cũng không dám sửa đổi một chữ nào, [là] chân Kinh. Chú Giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, [là] Chánh tri Chánh kiến. Tại sao vậy? Bởi thảy đều có nguồn gốc, không phải do tự ngài tùy tiện nói, đều có xuất xứ. Trong bản Ngụy Dịch: không phải là百千俱胝那由他 “bá thiên câu-chi na-do-tha” (trăm ngàn câu-chi na-do-tha), mà là十萬億剎 “thập vạn ức sát” (trăm ngàn ức cõi nước), ‘bá thiên câu-chi na-do-tha’: chính là trăm ngàn ức cõi nước. 《唐譯》為十萬億佛剎 “Đường Dịch vi thập vạn ức Phật sát” (Trong bản Đường Dịch là trăm ngàn ức cõi nước Phật). Câu này là Hạ lão dùng: văn tự từ trong bản Tống Dịch. 《稱讚淨土佛攝受經》同《宋譯》“Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh đồng Tống Dịch” (Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ giống với bản Tống dịch), Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ: chính là Kinh A Mi Đà. Kinh A Mi Đà, mà Đại sư Huyền Trang phiên dịch, là Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ, [còn] Đại sư Cưu Ma La Thập dịch: là Phật Thuyết A Mi Đà Kinh, hai này bộ kinh đó là cùng một bản, nhưng người phiên dịch khác nhau. Cho nên, 諸譯不同,其故有二 “chư dịch bất đồng, kỳ cố hữu nhị” (sự khác nhau của các bản dịch, nguyên nhân ấy có hai). Các bản dịch đó khác nhau, cách nói khác nhau, đó là có hai lý do. 一者,如《法華》所說,隨眾生根器,所說名字不同,年紀大小。是故兩土距離亦可不同 “Nhất giả, như Pháp Hoa sở thuyết, tuỳ chúng sanh căn khí, sở thuyết danh tự bất đồng, niên kỷ đại tiểu. Thị cố lưỡng Độ cự ly diệc khả bất đồng” (Một là như trong Kinh Pháp Hoa đã nói, tuỳ căn cơ chúng sanh, mà nói văn tự khác nhau, tuổi tác lớn nhỏ. Do đó khoảng cách của hai cõi cũng có thể khác nhau). Nguyên nhân ở chỗ này. Câu tiếp theo đây rất quan trọng, 實者 “thật giả” (thật sự là), nếu nói lời thật với quý vị, nói lời chân thật, lời chân thật là thế nào? 極樂娑婆皆遍一切處,互融互攝,本無距離之可言 “Cực Lạc Ta Bà giai biến nhất thiết xứ, hỗ dung hỗ nhiếp, bổn vô cự ly chi khả ngôn” (cõi Cực Lạc và Ta Bà đều ở khắp tất cả nơi, dung hòa thu nhiếp lẫn nhau, vốn không có khoảng cách mà có thể nói), đây là nói lời chân thật với quý vị. Lời này có căn cứ không? Có căn cứ. Căn cứ vào đâu? Pháp thân ở khắp tất cả nơi, Thường Tịch Quang ở khắp tất cả nơi.

Ghi nhớ câu nói cuối cùng: khi Đại sư Huệ Năng khai ngộ [là]: 何期自性,能生萬法 “Hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp” (Nào ngờ Tự Tánh, có thể sanh vạn pháp). Vạn pháp là toàn bộ vũ trụ, toàn thể vũ trụ, trong Phật pháp nói là khắp Pháp giới Hư không giới, đó chính là vạn pháp. Vạn pháp do đâu đến? Do Tự Tánh biến hiện. Tự Tánh chính là Pháp thân, Tự Tánh chính là Thường Tịch Quang, Tự Tánh chính là ‘biến nhất thiết xứ’. Cho nên từng ly từng tý của chúng ta, một chính là nhiều, nhiều chính là một, dù là một chút, hạt bụi cực nhỏ, cũng ở khắp tất cả nơi, không có lớn nhỏ. Trong lớn có nhỏ, trong nhỏ có lớn, cho nên hạt cải nạp Tu Di, hạt cải rất nhỏ, núi Tu Di rất lớn, nhưng có thể chứa vào bên trong. Hiện nay khoa học đã làm được điều này. Quý vị xem con chip. Bây giờ loại chip này lớn hơn một chút, lớn khoảng ngón tay út. Trong đó chứa bao nhiêu nội dung, bao nhiêu thông tin ở trong đó, đó là trong nhỏ chứa lớn, chúng từ trên màn hình huỳnh quang phát ra. Quý vị xem có bao nhiêu nội dung. Đức Phật nói với chúng ta, còn nhỏ hơn loại đó, là Cực vi sắc, trong Cực vi sắc có vũ trụ, có toàn bộ vũ trụ. Không có lớn nhỏ! Vì vậy, khi hết thảy tất cả chúng sanh: trong toàn bộ vũ trụ khởi tâm động niệm, thì người khai ngộ, người kiến Tánh đều biết, có đạo lý nào mà không biết chứ! Ngay cả khởi tâm động niệm của muỗi kiến ​​​​cũng biết, không có cách nào để lừa gạt người. Có thể lừa chính mình, có thể lừa những chúng sanh: trong Lục đạo Luân hồi ngu si ấy, chứ không thể lừa được người tu hành chứng quả, người ấy đều biết. Đó gọi là gì? Tha tâm thông, trong tâm người khác khởi tâm động niệm, [người ấy] biết. Là thật, không phải là giả.

Hiểu rõ chân tướng sự thật này, Khởi tâm Động niệm của chúng ta chẳng thể không cẩn trọng, khởi lên một ý niệm bất thiện, xấu hổ biết bao, Khởi tâm động niệm đều là thiện niệm. Có ác niệm, thì đừng để ý tới, quên ý niệm đó đi, tốt! Nghĩ một lần thì lại tạo một lần, đó là sai lầm vô cùng lớn. Dùng phương pháp nào để thay thế? Phương pháp của Tịnh tông rất tuyệt diệu, chính là dùng một câu A Mi Đà Phật: để thay cho Khởi tâm Động niệm của chúng ta, không động niệm thì được rồi, động niệm chính là A Mi Đà Phật. A Mi Đà Phật: ý niệm này từng niệm nối tiếp từng niệm, liên tục không gián đoạn, đó là Công phu Thành phiến. Công phu Thành phiến sẽ bảo đảm quý vị vãng sanh. Vãng sanh với Công phu Thành phiến, thấp nhất không phải ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư, mà là Hạ phẩm Hạ sanh cõi Phương Tiện Hữu Dư, công phu vừa mới thành phiến. Công phu đắc lực hơn mà nói, thành phiến thì có thể đắc lực, đạt tới thuần thục, ba bậc chín phẩm của cõi Phương Tiện, quý vị sẽ từ từ hướng thượng nâng cao. Đến Sự nhất tâm Bất loạn, là Thượng phẩm Thượng sanh trong cõi Phương Tiện Hữu Dư, [là] A-la-hán. Thật sự khai ngộ, Lý nhất tâm Bất loạn, sẽ sanh cõi Thật Báo Trang Nghiêm của Thế giới Cực Lạc. Đó là hai nhân tố quan trọng, một là công phu của chính quý vị: đạt đến trình độ đó, ngoài ra [còn do] uy thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì. Cõi Thật Báo Trang Nghiêm ấy: không khác với Thế giới thông thường, cõi Thật Báo của Thế giới Cực Lạc: và Thế giới Hoa Tạng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni: đều là cõi Thật Báo. Chúng Bồ-tát ở Thế giới Hoa Tạng: còn phải đến Thế giới Cực Lạc: để thân cận A Mi Đà Phật, ngài Văn Thù, Phổ Hiền dẫn đầu: 41 địa vị Pháp thân Đại sĩ: đến Thế giới Cực Lạc để tham học, từ đây biết được sự thù thắng của Thế giới Cực Lạc, không như nhau!

Lời nói này của Niệm Lão rất hay, chúng ta cần phải ghi nhớ, chính là: 實者極樂娑婆皆遍一切處,互融互攝,本無距離之可言 “Thật giả Cực Lạc Ta Bà giai biến nhất thiết xứ, hỗ dung hỗ nhiếp, bổn vô cự ly chi khả ngôn” (Thật sự là cõi Cực Lạc [và] Ta Bà đều ở khắp tất cả nơi, dung hòa thu nhiếp lẫn nhau, vốn không có khoảng cách mà có thể nói). ‘Cự ly’ là không gian, không có không gian, cũng không có thời gian, không gian, thời gian đều là sự ngộ nhận của chúng sanh mê mất Tự Tánh mà sanh ra. Thật tướng là không có, không có không gian, chính là không có khoảng cách; Không có thời gian, chính là không có trước sau, ngay đây bây giờ, ngay tại hiện tiền. Tiếp theo, điều thứ hai: 二者,億、俱胝、那由他之數,所表大小不一 “Nhị giả, ức, câu-chi, na-do-tha chi số, sở biểu đại tiểu bất nhất” (Hai là, các con số ức, câu-chi, na-do-tha, đã biểu thị sự lớn nhỏ khác nhau). Có bốn cách nói về ‘ức’, 十萬 “thập vạn” (trăm ngàn) là một ức, 百萬 “bá vạn” (một triệu) là một ức, 千萬 “ngàn vạn” (10 triệu) cũng là một ức, mà 萬萬 “vạn vạn” (trăm triệu) cũng là một ức. Hiện tại người nước chúng ta dùng trăm triệu, trăm triệu là một ức, 10 ngàn ức là một ngàn tỷ. [Về] 俱胝 “câu-chi”, dịch theo phương diện ý nghĩa khi phiên dịch kinh, chính là dịch thành ức, vì vậy cũng có thể nói là trăm ngàn, cũng có thể nói một triệu, cũng có thể nói 10 triệu, 乃至萬萬。但前三者,則為常用者 “nãi chí vạn vạn. Đãn tiền tam giả, tắc vi thường dụng giả” (thậm chí đến trăm triệu. Nhưng ba cách dịch trước, thì thường được sử dụng). Số ‘ức’ này, đây là nói cách dùng của người Ấn Độ. 那由他 “Na-do-tha”, có thể được dịch thành trăm ngàn, hoặc là 10 triệu, cũng có nơi dùng 100 triệu. 其義不一,是故難校 “Kỳ nghĩa bất nhất, thị cố nan giáo” (Nghĩa ấy khác nhau, cho nên khó thể tính đếm), nếu so sánh, thì rất không dễ. 今於十萬億取億數之最大者,則為十萬萬萬。百千俱胝那由他,取俱胝與那由他之最小者,則為千萬萬萬。較十萬億大一百倍,故不必局限於數量。諸經互參 “Kim ư thập vạn ức thủ ức số chi tối đại giả, tắc vi thập vạn vạn vạn. Bá thiên câu-chi na-do-tha, thủ câu-chi dữ na-do-tha chi tối tiểu giả, tắc vi thiên vạn vạn vạn. Giảo thập vạn ức đại nhất bá bội, cố bất tất cục hạn ư số lượng. Chư kinh hỗ tham” (Nay về mười vạn ức mà chọn giá trị lớn nhất của số ức, thì là 10 ngàn tỷ. [Về] trăm ngàn câu-chi na-do-tha, [thì] chọn giá trị nhỏ nhất của cả câu-chi và na-do-tha, thì là một triệu tỷ. Tính 10 vạn ức gấp 100 lần trăm ức, nên không cần hạn chế về số lượng. [Dùng] các kinh để tham khảo lẫn nhau), tham khảo đối chiếu lẫn nhau, 則可知所示現之極樂世界 “tắc khả tri sở thị hiện chi Cực Lạc Thế giới” (thì có thể biết rằng Thế giới Cực Lạc được thị hiện), cách với Thế giới Ta Bà này của chúng ta, 至少在十萬億個三千大千世界之外 “chí thiểu tại thập vạn ức cá Tam thiên Đại thiên Thế giới chi ngoại” (ít nhất ở bên ngoài trăm ngàn ức Tam thiên Đại thiên Thế giới), Tam thiên Đại thiên Thế giới: là khu vực giáo hóa của một vị Phật, giáo khu là cõi nước, [là] khu vực giáo hóa. 凡夫聞之,常感極樂甚遠,懼不能去,此實由於迷自心量故 “Phàm phu văn chi, thường cảm Cực Lạc thậm viễn, cụ bất năng khứ, thử thật do ư mê tự tâm lượng cố” (Phàm phu nghe đến điều ấy, thường cảm thấy Cực Lạc rất xa, sợ không đến được, thật ra đây là do vì tâm lượng của chính mình mê hoặc). Tâm lượng của chính mình thế nào? Dựa theo điều mà trong Kinh Lăng Nghiêm nói: 十方虛空生我心中,如片雲點太清裡 “Thập phương hư không sanh Ngã tâm trung, như phiến vân điểm thái thanh lý” (Mười phương hư không sanh trong tâm ta, như vừng mây nhỏ trong bầu trời xanh). 10 vạn ức không xa, rất gần. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến chỗ này, học tập đến nơi này thôi.

(Hết tập 244)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Mi Đà Phật.