TỊNH ĐỘ ĐẠI
KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM 24: TAM BỐI VÃNG SANH:
Ba Bậc Vãng Sanh
Tập 319
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Tịnh
Tông Học Viện Australia.
Thời gian: Ngày 13 tháng 3 năm 2016.
Dịch giả: Minh Tâm và Thích Thiện Trang.
Kính chào: Chư vị Pháp sư, quý vị đồng học,
mời an tọa. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: “A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử
Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-đà, lưỡng
túc trung tôn, quy y Đạt-ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-già, chư chúng trung
tôn” (3 lần)
Mời xem Đại Kinh
Khoa Chú, trang 759, đếm ngược đến dòng thứ năm, bắt đầu xem từ đó, 修善願生“Tu thiện nguyện sanh”.
Chúng ta đã học qua phần trước,
ba bậc vãng sanh, khai thị quan trọng nhất đối với chúng ta, chính là hai câu tám
chữ này, những câu khác đều là phụ thêm, “Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên
niệm”, đây mới là câu quan trọng. Với Bồ-đề tâm, nhất định phải làm rõ
ràng, thế nào là Bồ-đề tâm? Bồ-đề là Phạn ngữ Ấn Độ, là từ dịch âm, ý nghĩa là Giác
ngộ. Giác chính là Phật, mê chính là chúng sanh, chư Phật Bồ-tát giác mà không
mê, chúng sanh sáu đường mê mà không giác, điều này quan trọng. Nếu chúng ta cầu
giác ngộ, đó là phát tâm Bồ-đề; chúng ta muốn tạo sáu đường luân hồi, đó là mê
mất tâm Bồ-đề, không thấy tâm Bồ-đề nữa. Đều là một tâm chân thành, khởi tác dụng
của giác ngộ là Phật Bồ-tát, khởi mê hoặc điên đảo, trôi theo dòng nước, đó là phàm
phu lục đạo. Cho nên phát tâm quan trọng hơn bất cứ điều gì, đời này cần cầu
giác ngộ.
Chúng ta may mắn, vô cùng
may mắn, đời này được thân người, gặp được Đại-thừa, trong Đại thừa còn gặp được
Tịnh-độ, Tịnh-độ là Phật pháp thành tựu ngay trong đời này. Y chiếu Pháp môn
này tu hành, thì nhất định đời này thành Phật, vãng sanh Tịnh-độ chính là thành
Phật. Đoạn lớn ở phía sau đây, Thế Tôn đặc biệt khuyên nhủ chúng ta, tu thiện
nguyện sanh, phát nguyện vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Mời xem kinh văn:
【隨己修行。】
“Tùy kỷ tu hành”(Tùy
theo điều kiện chính mình tu hành).
Thuận theo điều kiện bản
thân tu hành, phải xem trọng hai chữ ‘tu hành’ này.
【諸善功德。奉持齋戒。起立塔像。飯食沙門。懸繒然燈。散華燒香。】
“Chư
thiện công đức, phụng trì trai giới, khởi lập tháp tượng, phạn tự Sa-môn, huyền
tăng nhiên đăng, tán hoa thiêu hương” (Các công đức lành,
phụng trì trai giới, xây dựng tháp tượng, dâng cơm Sa-môn, treo phan đốt đèn, rải
hoa đốt hương).
Những việc này đều là nên
tùy duyên cần làm trong cuộc sống hằng ngày, gặp được thì nên làm, đem những
công đức này: hồi hướng Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Tôi tu những công đức này,
điều gì cũng không cầu, chỉ cầu vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì đúng
rồi. Với đoạn kinh văn này, Niệm lão có giải thích rất tỉ mỉ, chúng ta xem Chú Giải.
解“Giải”(Giải thích), đây là đoạn lớn thứ ba
ở trong phẩm này,
隨己修行諸善功德 “tùy kỷ tu hành chư thiện công đức”(Tùy theo điều kiện chính mình mà tu hành các công đức lành), câu đầu
tiên này là nói tổng quát. Tùy là tùy thuận, thuận theo, theo ai? Theo chính
mình, chính là tùy theo cuộc sống hằng ngày của chúng ta, tùy theo nhân duyên chúng
ta gặp được, mà tu hành. Hành là hành vi, khởi tâm động niệm là hành vi của ý
nghiệp, ngôn ngữ việc làm là hành vi của khẩu và thân, hành vi có nhiều thêm cũng
không ra ngoài ba loại lớn này. Thân, khẩu, ý, đó là hành vi của ba nghiệp.
Hành vi lỡ có sai lầm, thì đem sửa đổi lại, gọi là tu hành, phải hiểu được ý
nghĩa này, phải rất rõ ràng. Thế nào là tu hành? Đem ý niệm sai lầm, ý niệm
không thiện sửa đổi lại, là tu hành, ngôn ngữ có sơ suất cũng phải sửa đổi, việc
làm của thân thể là hành vi của thân nghiệp, nếu có sai lầm cũng phải sửa đổi lại,
đó gọi là tu hành.
Tiếp theo nêu mấy ví dụ để nói
với chúng ta, chắc chắn không chỉ có mấy câu này, bởi hành vi ba nghiệp quá nhiều,
nói không hết được, từ mấy ví dụ này thì chúng ta có thể nghĩ đến. Dứt tất cả ác,
tu tất cả thiện, chính là 諸善功德“chư thiện công đức”(các công đức lành), công chính là tác dụng, đức chính là quả báo.
Thiện có thiện quả, ác có ác báo, quả báo thiện ác tơ hào không sai, quá nhiều ví
dụ rồi. Chúng ta lắng tâm để tư duy, quan sát, phản tỉnh, suy xét bản thân
chúng ta khởi tâm động niệm, trong cuộc sống hằng ngày, động khởi ý niệm gì,
đây là khởi đầu của tạo ra nghiệp thiện ác. Hành thiện làm ác khởi lên từ đâu? Từ
ý niệm. Một niệm thiện, thế nào là thiện? Lợi ích cho chính mình là thiện, lợi
ích cho chúng sanh là thiện, lợi ích chính mình mà làm hại chúng sanh, đó là không
thiện, tổn hại chính mình mà lợi ích chúng sanh là đại thiện. Đều ở trong khởi
tâm động niệm, trong ngôn ngữ việc làm, nên không thể không cẩn thận.
Tiếp theo Niệm lão đã nêu mấy
ví dụ, trong các công đức lành, 隨己堪能“tùy kỷ kham năng”(theo khả năng của mình), chính mình có năng lực làm được, 勉力以赴也“miễn lực dĩ phó dã”(cố gắng để làm đến được), khuyến khích chính mình nỗ lực phải đem việc này làm tốt. Người chúng
ta, đời này được thân người, gặp được Phật Pháp, gặp được Đại-thừa, thế nào là
đại thiện, thế nào là chân thiện? Cổ nhân có hai câu nói, “vị vãng Thánh kế tuyệt
học, vị vạn thế khai thái bình”, đây là thiện trong thiện, thiện ở trong đại
thiện. Vãng Thánh, vãng là quá khứ, Thánh là Thánh Hiền, đại Thánh đại Hiền bao
nhiêu thế hệ, pháp mà quý ngài tu, pháp mà quý ngài hoằng, pháp mà quý ngài
truyền, chúng ta đã gặp được, gặp được thì làm thế nào? Phải đem những đại pháp
này kế thừa tiếp, chúng ta nghiêm túc nỗ lực chăm chỉ học, sau khi học thành thì
hoằng pháp lợi sanh, còn phải truyền cho đời sau, có người kế tục, thì Phật Pháp
sẽ không đoạn dứt trong tay chúng ta. Chúng ta tiếp nhận lại từ chỗ thầy, học mà
thực hành, thì cả đời được thọ dụng, thọ dụng này, thầy Phương Đông Mỹ nói với tôi,
là sự hưởng thụ cao nhất của đời người. Đã đạt được chưa? Đạt được rồi, thật đạt
được rồi. Nhất định phải đem Phật pháp thực hành, thì quý vị mới có thể đạt được,
đem Phật Pháp biến thành đời sống, khởi tâm động niệm, tất cả hành vi tạo tác của
chúng ta.
Phật dạy chúng ta Tịnh nghiệp
Tam phước, đây là khai thị căn bản, chúng ta nhất định phải tuân thủ. Tịnh nghiệp
Tam phước có ba điều, điều thứ nhất là “hiếu dưỡng phụ mẫu”, chúng ta làm được
hay chưa? Đối với cha mẹ có tận hiếu đạo hay chưa? Phật dạy đệ tử câu đầu tiên,
câu đầu tiên là gốc của gốc. Bất hiếu với cha mẹ, không thể thành Phật, bất hiếu
với cha mẹ, thì quý vị cũng không cách nào học Phật được, tại sao vậy? Bởi Phật
là hiếu tử, Phật đã làm được đại hiếu một cách viên mãn, chúng ta không có tận
hiếu, vậy làm sao được? Phật bất luận là trong đời sống, trong công việc, đối
người tiếp vật, hoàn cảnh bên ngoài bất luận là thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện
duyên, ác duyên, đều là dùng tâm chân thành để tiếp đãi. Chúng ta có làm được
chưa? Không có câu nói nào là lừa gạt chúng sanh, quý vị phải thật có thể làm
được, thì quý vị thể hội được sự hưởng thụ cao nhất trong đời người.
Quý vị không thể hội được,
là quý vị chưa có nhập môn đối với kinh giáo của Phật, khi nhập môn thì hiểu được
rồi. Khế nhập, khế nhập sâu sắc, thế thì quý vị hưởng thụ được rồi, quý vị hưởng
thụ giống với Phật Bồ-tát, quý vị hưởng thụ giống với Khổng tử, Nhan Hồi. Sự hưởng
thụ này là gì? Hạnh phúc vui vẻ. Hạnh phúc vui vẻ không liên quan với địa vị,
không liên quan với tài sản, cũng không liên quan với bất cứ làm ngành nghề nào,
cũng không liên quan với nam nữ già trẻ, chỉ cần quý vị hiểu được, có thể thể hội
được, sau khi thể hội được thì dùng trong cuộc sống hàng ngày, quý vị liền dùng
được rồi, thì hưởng thụ được rồi. Một người hạnh phúc, viên mãn, vui vẻ, biểu
hiện ở bên ngoài là một niềm hoan hỷ, thường sanh tâm hoan hỷ, pháp hỷ sung
mãn. Câu nói đầu tiên của Luận Ngữ, do Khổng tử nói: “học nhi thời tập chi, bất
diệc duyệt hồ”, duyệt chính là vui vẻ, duyệt chính là hạnh phúc, duyệt chính là
viên mãn, là sự hưởng thụ cao nhất đời người mà thầy Phương đã nói, Ngài đạt được
rồi. Ngài đạt được từ đâu? Tịnh nghiệp Tam phước mà Thích Ca Mâu Ni Phật dạy
cho chúng ta, Ngài làm được toàn bộ rồi, trí huệ khai mở rồi, phước báo hiện tiền.
Được mọi người tôn xưng là Tam giới chí tôn, gọi là Thế Tôn, khen ngợi đến tột
cùng, tôn quý nhất thế gian, được người tôn trọng tôn quý nhất, đó là thầy.
Câu thứ hai “Phụng sự sư trưởng”,
câu thứ nhất là dạy hiếu, câu thứ hai là dạy kính, cung kính, phải cung kính đối
với thầy. Thầy là người truyền đạo, là người thừa truyền Thánh giáo, không phải
người bình thường. Ngài trong việc dạy học, Ngài trong cuộc sống hằng ngày, cuộc
sống hằng ngày làm biểu pháp, đem điều đã học làm được toàn bộ, làm tấm gương
cho chúng ta xem, là thân hành ngôn giáo, điều Ngài nói đều làm được rồi. Cho
nên, chúng ta đối với đạo, đối với giáo phải tôn trọng, bởi vì tôn trọng đạo,
tôn trọng giáo học, cho nên đối với thầy giáo thì đặc biệt tôn trọng. Ngày nay
xã hội có vấn đề rồi, vấn đề xảy ra ở chỗ nào? Nói tóm lại một câu, chính là
giáo dục. Vấn đề giáo dục xảy ra ở chỗ nào? Thầy không biết thân hành ngôn
giáo, học sinh không biết tôn trọng thầy. Học sinh không tôn trọng thầy, thì dù
thầy là Khổng tử, thầy là Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng dạy không nổi quý vị, tại
sao vậy? Bởi quý vị nghe không vào, quý vị không đặt lời của thầy vào trong tâm,
cho nên thầy không có cách nào dạy quý vị được. Vấn đề xảy ở chỗ này, có thầy giỏi,
mà thầy không thể dạy rồi.
Tôi vào năm tháng đó, lúc
tôi 26 tuổi, 64 năm trước, tôi gặp được tiên sinh Phương Đông Mỹ. Tôi rất muốn
học triết học với thầy, đó là một nhà triết học, Giáo sư triết học. Tôi đã viết
một bài văn, đã viết một lá thư, tự giới thiệu về mình, hy vọng thầy cho phép
tôi: được đến trường học để dự thính bài học của thầy. Thầy hồi đáp cho tôi một
lá thư, yêu cầu tôi đến nhà thầy gặp mặt vào chủ nhật. Ngày đầu tiên gặp mặt,
thì thầy nói với tôi, thầy nói trường học bây giờ, quý vị nên ghi nhớ, là trường
đại học 65 năm trước, Đại học Đài Loan, thầy không ra thầy, học sinh không ra học
sinh, anh muốn đến nghe giảng thì anh sẽ bị thất vọng lớn. Mấy câu nói này chẳng
khác nào, thầy nói với tôi: không cần đến trường học, anh đến, uổng công thôi, không
học được gì. Thầy đã hoàn toàn cự tuyệt, đương nhiên trong lòng tôi rất buồn.
Chúng tôi im lặng sáu, bảy phút, thì thầy mở lời, nói được rồi như vầy: mỗi
ngày chủ nhật anh đến nhà tôi, tôi dạy cho anh một bài học, thời gian từ 9 giờ
rưỡi đến 11 giờ rưỡi ngày chủ nhật. Điều này tôi không nghĩ tới, không ngờ tới,
vô cùng cảm ân.
Cho nên mỗi ngày chủ nhật tôi
đến nhà của thầy, thầy đã giảng cho tôi một bộ Triết học khái luận, nội dung chương
sau cùng, giảng triết học kinh Phật. Thời bấy giờ chúng tôi không có tín ngưỡng
tôn giáo, chúng tôi đã hiểu lầm, cho rằng Phật giáo là mê tín, tất cả tôn giáo
đều là mê tín, Phật giáo là mê tín trong mê tín. Tại sao vậy? Bởi xem Phật giáo
là đa thần giáo, đa thần giáo là tôn giáo cấp thấp, tôn giáo cấp cao chỉ có một
chân thần, tôn giáo cấp thấp thứ gì cũng lạy, dường như Phật giáo là đa thần giáo,
là tôn giáo cấp thấp, có quan niệm như vậy. Thầy giảng nội dung này cho tôi,
chúng tôi cũng không thể tiếp nhận, rất kinh ngạc, thầy đành phải giảng từ đầu,
giới thiệu Phật giáo cho chúng tôi. Phật là Thích Ca Mâu Ni Phật, Thích Ca Mâu
Ni Phật là nhà triết học vĩ đại nhất trên thế giới, tôi chưa nghe nói qua, triết
học kinh Phật là đỉnh cao nhất của triết học toàn thế giới, học Phật là sự hưởng
thụ cao nhất của đời người. Chúng tôi vào cửa Phật như thế, nghe điều chưa từng
nghe, chúng tôi tin tưởng thầy không lừa gạt người, thầy giảng đều là lời chân
thật. Cho nên tôi bèn thỉnh giáo thầy, triết học kinh Phật của thầy là học với
ai vậy ạ? Thầy nói cho tôi biết, thời gian kháng chiến, thầy dạy ở trường Đại học
Trung Ương Tứ Xuyên, có một thời gian bị bệnh, bạn bè giới thiệu đến núi Nga Mi
để dưỡng bệnh, đã sống ở đó 2 tháng. Trên núi không có thứ gì cả, không có báo
chí, cũng không có tạp chí, sách vở thông thường đều không có, chỉ có kinh Phật.
Cho nên mỗi ngày thầy bèn lấy kinh Phật ra giải trí, thầy đã ở đấy nghiêm túc đọc
hai tháng, không ngờ rằng kinh Phật là triết học đẳng cấp cao. Ngài rất có thọ
dụng, nói với tôi, khẳng định Thích Ca Mâu Ni Phật là nhà triết học lớn.
Nhân duyên tôi học Phật là từ
đó, cho nên tôi không phải học từ trong chùa chiền, tôi học được từ trong lớp học
nhỏ ấy của thầy. Đặc biệt ba câu nói vô cùng êm tai: ‘Thích Ca Mâu Ni Phật là
nhà triết học vĩ đại nhất trên thế giới, chúng ta là học triết học với Phật
Thích Ca Mâu Ni, kinh điển Đại-thừa là đỉnh cao nhất của triết học; học Phật là
sự hưởng thụ cao nhất của đời người’, so với câu đầu tiên trong Luận Ngữ của Khổng
Lão Phu tử “học mà luôn thực hành, thì không có gì vui bằng”, thì trong kinh Đại-thừa
thường nói là “Pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ”, hoàn toàn tương đồng.
Chúng tôi đã đi vào Phật môn như vậy, đạt được sự thù thắng không gì hình dung được,
cho nên phát nguyện toàn thân nương nhờ, một môn đại học vấn này, càng học càng
hoan hỷ, thì chúng tôi tiến vào rồi, từ đó về sau mỗi ngày không rời khỏi kinh
Phật. Sau đó tôi gần gũi Đại sư Chương Gia ba năm, nền móng Phật pháp của tôi
là do thầy xây dựng. Mười năm với thầy Lý, mười năm học giáo, kỹ năng giảng
kinh dạy học này là học với thầy Lý mà có. Tôi 33 tuổi xuất gia, xuất gia thì dạy
ở Phật học viện, xuất gia thì lên bục giảng kinh, không có gián đoạn, đến năm
nay là 58 năm. Những điều này đều là thuộc về chư thiện công đức, tôi có năng lực
tiếp nhận này, có năng lực này đem phát dương quang đại, vấn đề tiếp theo ngày
nay, là truyền nhân.
Trước đây tôi có nghĩ qua, lúc
bốn mươi mấy tuổi ở Phật Quang Sơn đã nghĩ qua, nhưng duyên không đủ. Lần thứ
hai ở Singapore, tôi làm thực nghiệm, đã mở lớp học kinh ngắn hạn, đồng học các
nơi đến tham gia tu học, chúng tôi học một bộ kinh, ba tháng, một bộ kinh đó học
biết rồi, họ có thể lên bục để giảng, làm được rất thành công. Tổng cộng mở được
6 khóa, chính tôi tham gia dạy học là 4 khóa: một, hai, ba, bốn; còn khóa năm
và sáu tôi không tham gia, vì tôi đã rời khỏi Singapore. Lúc bấy giờ tôi kiến
nghị với Lý Mộc Nguyên, sau khi chúng ta thực nghiệm thành công lớp ngắn hạn
này, thì chúng ta mở Phật học viện, đào tạo học viên, giúp Phật Pháp có người kế
tục. Không ngờ rằng duyên không đủ, tôi rời khỏi Singapore, di dân đến Úc châu.
Đến Úc châu thành lập Tịnh tông Học viện, nơi đó dùng danh nghĩa học viện,
chính quyền thừa nhận, điều này rất khó có, thế nhưng chúng tôi không có thật sự
đào tạo nhân tài. Vẫn là duyên bên ngoài thù thắng, giảng kinh khắp nơi, qua giảng
ở Malaysia, ở Đài Loan, ở Hồng Kông, thỉnh thoảng cũng nhận lời mời đi nước
ngoài giảng kinh, nhưng thời gian cũng không dài.
Chúng tôi không phải không
còn nhiệt huyết nữa, không phải vậy, là không có người học, người muốn học toàn
là nói ngoài miệng, giống như lời thầy Phương nói: họ không có tâm chân thành,
họ không có tâm thanh tịnh, họ không có tâm cung kính. Tuyệt đối không phải là
thầy ép buộc học sinh đối với thầy phải cung kính, không phải ý đó, thế thì
hoàn toàn sai rồi. Trong đây có một đạo lý, đạo lý là gì? Tâm cung kính mới có
thể đạt được, quý vị có một phần cung kính thì đạt được một phần, mười phần
cung kính đạt được mười phần, trăm phần cung kính thì quý vị đạt được một trăm
phần, đạo lý là như vậy. Thầy nhìn thấy quý vị là tâm chân thành, tâm thật sự cung kính, thầy sẽ nghiêm túc dạy quý vị, tại sao vậy? Bởi quý
vị là truyền nhân của Phật, quý vị là truyền nhân của văn hóa truyền thống, nếu
không toàn tâm toàn ý dạy quý vị, thì có lỗi với quý vị, có lỗi với Phật giáo,
có lỗi với đức Phật. Hạng người thật thà như vậy, có tâm chân thành, tâm cung
kính, đến đâu để tìm?
Về sau tôi rõ ràng đạo lý
này, vì sao thầy Phương không cho tôi đến trường học dự thính, mà đến nhà thầy dạy,
tại sao vậy? Bởi tôi có một chút tâm cung kính đối với thầy. So với người xưa
tôi không sánh bằng, người xưa tâm cung kính, tâm chân thành ấy chí ít phải đạt
70 phần trở lên mới đạt tư cách. Tôi so với những vị thầy ấy, chính là ba vị thầy:
thầy Phương, Đại sư Chương Gia, thầy Lý, về tâm cung kính, tâm chân thành của quý
ngài có thể đạt 80 phần, 90 phần, đến mức độ đó, tôi so với các ngài, tôi chỉ
có 30 phần. Thế nhưng người ngày nay, họ ngay cả 3 phần, 5 phần cũng không có,
làm sao đây? Phương pháp của người xưa có, làm thế nào bồi dưỡng tâm chân
thành, thanh tịnh, cung kính của chính mình, làm sao bồi dưỡng? Phải bồi dưỡng
từ Đệ Tử Quy, phải bồi dưỡng từ Thập Thiện Nghiệp, tu Thập Thiện Nghiệp, vận dụng
được Đệ Tử Quy, thì có rồi, không có người chịu làm. Vả lại người hiện nay tìm
không ra gương điển hình, tìm không ra tấm gương, cho rằng thế nào? Ông không
đáng để tôi cung kính ông. Cho nên, người thật sự có học vấn có đức hạnh không
dạy nữa, chính mình lão thật niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ.
Đúng, không sai, thế nhưng
chúng tôi nhìn thấy, Phật Pháp sắp suy, tiếp tục suy, sẽ diệt vong trong tay
chúng ta. Năm xưa tôi ở Đài Loan, trong chùa lớn chùa nhỏ, một năm luôn có một,
hai lần mời Pháp sư giảng kinh, thời gian đại khái ít thì một tuần lễ, dài thì
một tháng, chúng tôi cũng thường xuyên có nghe, còn có khải thỉnh, Hòa thượng đạo
tràng khải thỉnh, đại diện tín đồ khải thỉnh. Ngày nay không còn nữa, ngày nay
toàn là Pháp hội kinh sám Phật sự. Vậy thì làm sao? Học viện chúng ta hiện nay
có giảng đường đạo đức, cho nên quý vị nên nghĩ xem danh xưng học viện này, đó
là giáo dục, giáo dục tôn giáo. Học viện chúng ta đây có thể mỗi ngày đều có giảng
kinh hay không? Thời gian không cần nhiều, một tiếng đồng hồ, mọi người luân phiên
giảng, thứ hai xếp ai, thứ ba xếp ai, thứ tư xếp ai, ngày ngày đều phải giảng.
Một người cũng giảng, hai người, ba người cũng giảng, bên ngoài không có người
nghe, chúng ta còn có một số hộ pháp, hộ pháp đến hai, ba người nghe, dần dần 5
năm, 10 năm, 20 năm, thì số người càng ngày càng đông, vậy thì hưng vượng lên rồi.
Một bộ kinh sau khi giảng lần một, có thể giảng lại lần hai, giảng lần thứ ba.
Tôi học kinh giáo, tiêu chuẩn của tôi là mỗi một bộ kinh học biết rồi phải giảng
10 lần. Bộ kinh nhỏ thì giảng một bộ, bộ kinh lớn thì giảng một phẩm, kéo phong
trào giảng kinh này đi lên, người khác không làm thì chúng ta làm. Tư liệu tham
khảo nhiều, video giảng kinh ngày nay chúng ta tập hợp có của đời trước, tự
chúng ta nghe nhiều, chúng ta nghe video này 10 lần, sau đó tự chúng ta lên bục
diễn giảng.
Cần phải kiên trì, cần phải
bền lòng, không phụ lòng Phật giáo. Nếu không có hoằng pháp lợi sanh, thì Phật
giáo sẽ suy, Phật giáo sẽ diệt. Nếu diệt trong tay chúng ta, thì quả báo của
chúng ta ở địa ngục A Tỳ, không phải ở Thế giới Cực Lạc. Tại sao quý vị xuất
gia? Xuất gia chính là tiếp nối huệ mạng của Phật, hoằng pháp lợi sanh, không làm
được hai việc này, nếu quý vị xuất gia, tiếp nhận cúng dường của 10 phương, ở
đây lãng phí thời gian, là kẻ vô tích sự, thì tội nghiệp địa ngục. Cho nên trong
kinh đã nói, chú giải của Niệm Lão cũng chú được hay, tùy theo khả năng mình, cố
gắng để làm được, đó là không miễn cưỡng, chính quý vị có bao nhiêu năng lực, học
một bộ kinh. Kinh học không hiểu, thì có thể học Cảm Ứng Thiên, học Liễu Phàm Tứ
Huấn cũng được, học Đệ Tử Quy cũng được, học tốt những bộ này, chính mình cũng ở
đây giảng lần này đến lần khác. Đừng sợ không có người nghe, không có người
nghe, thì sắp xếp bàn ghế, quý vị giảng cho bàn ghế, vậy mới có thể học thành công
được.
Tôi vào năm 1977, lần đầu
tiên đến Hồng Kông, Hồng Kông có một vị Pháp sư, một vị Cư sĩ, Pháp sư Thánh
Hoài, Cư sĩ Tạ Đạo Liên, hai vị ấy đến Đài Loan, đến Đài Loan nhìn thấy tôi giảng
kinh ở chùa Thiện Đạo, tôi nhớ tôi lúc đó giảng Thập Đại Nguyện Vương của phẩm Phổ
Hiền Hạnh Nguyện, thời gian giảng là một tuần lễ, hai vị ấy nghe trọn cả tuần lễ.
Sau khi nghe xong khải thỉnh tôi đến Hồng Kông, lần đầu tiên tôi rời Đài Loan đến
Hồng Kông, đạo tràng là thư viện Trung Hoa Phật Giáo của Pháp sư Sướng Hoài, là
dùng nơi đó của ngài làm giảng đường. Tôi đến Hồng Kông, visa cấp cho tôi 4
tháng, chúng tôi giảng Kinh Lăng Nghiêm, một ngày giảng hai giờ, một nửa phần
trước, hai tháng, hai giờ có phiên dịch, chính là trên thực tế giảng một giờ; còn
hai tháng sau, mọi người có thể nghe hiểu tiếng của tôi, không cần phải phiên dịch.
Họ nói chuyện tôi cũng nghe hiểu được, tôi không biết nói, họ nghe tiếng của
tôi cũng nghe hiểu, cho nên chúng tôi đã có thể giao lưu rồi. Sau khi giảng
xong bốn tháng đó, sau này tôi đã giao ước với đồng tu Hồng Kông, mỗi năm đi giảng
một tháng, giảng được không ít năm. Ngày nay không có người giảng kinh rồi,
Singapore cũng không có người giảng kinh nữa, làm sao đây? Bất đắc dĩ dùng một
số công cụ khoa học kỹ thuật này, để ghi hình, ghi âm, đây là bất đắc dĩ, không
có người sau tiếp nối chúng ta. Năm nay tôi 90 tuổi rồi, không thể có thêm 90 năm
nữa, điều này mọi người đều biết. Tôi thường nói với mọi người, sau 80 tuổi không
có ngày mai rồi, ngày ngày phải ghi nhớ rất có khả năng là hôm nay đi, cho nên
niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ là quan trọng hơn bất kỳ điều gì.
Mấy câu tiếp theo đây, Niệm lão
trích dẫn kinh điển chỉ bảo chúng ta, 奉持齋戒“phụng trì trai giới”, trong quyển thứ 12 của Đại Thừa Nghĩa Chương nói, 防禁故名為戒“Phòng cấm cố danh vi giới”(phòng ngừa ngăn cấm nên
gọi là giới), phòng là ngăn ngừa, cấm là không cho phép. Cho nên, Phật chế
định: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không vọng
ngữ, đây là phòng ngừa chúng ta tạo tác tội nghiệp, cho nên các loại giới cấm
này, phòng ngừa chúng ta, vậy gọi là chế giới, giới là ngăn sai dừng ác. 潔清“Khiết Thanh”(thanh khiết), thanh là trong sạch,
故名為齋“cố danh vi trai”(nên gọi là trai),
đó gọi là trai, ý nghĩa của trai là tâm thanh tịnh. 戒者“Giới
giả”(Giới là), trong Tứ Phần Luật Âm Nghĩa nói: 戒亦律之別義也“Giới diệc luật chi biệt nghĩa dã”(Giới
cũng là nghĩa khác của luật vậy), gọi là giới luật, thông thường chúng ta gọi
là giới luật, luật và giới là tương đồng, ý nghĩa tương đồng. 梵言三婆羅“Phạn ngôn Tam-bà-la”(Tiếng Phạn là Tam-bà-la),
đây là dịch âm, ý nghĩa thì sao, người Trung Hoa dịch là cấm, không cho phép,
cho nên 戒者亦禁義也“Giới giả diệc cấm nghĩa dã”(Giới cũng nghĩa là ngăn
cấm).
齋者,謂不過中食“Trai giả, vị bất quá trung thực”(Trai là quá giữa
ngày không ăn), đây chính là người thông thường chúng ta gọi là trì ngọ,
quá ngọ không ăn. Chánh ngọ là chánh thời, sau đó là phi thời, sau ngọ là phi
thời, chúng ta lấy 12 giờ trưa làm chuẩn, trước 12 giờ thì được, là lúc ăn cơm,
sau 12 giờ trưa thì không được, thì không thể ăn gì nữa, gọi là phi thời. 時者宜食,非時則不宜食“Thời giả nghi thực, phi thời tắc bất nghi thực”(Thời
là thích hợp ăn, phi thời thì không được ăn), đây là năm xưa Phật tại thế
đã chế định cho học trò xuất gia. Cho nên, công phu buổi sáng của đệ tử Phật: là
ra ngoài khất thực, sau khi khất thực trở về, lúc ăn cơm là ăn cơm cùng nhau,
không phải mỗi người xin xong, bát xin được, mỗi người tự mình ăn, không phải vậy.
Quy củ của nhà Phật, sau khi khất thực trở về, đem cơm và thức ăn trộn với
nhau, quý vị ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, ăn cơm như vậy đó. Cho nên một bát
cơm của ngàn nhà, trong một bát của mỗi người, đều là của rất nhiều nhà cúng dường,
trộn với nhau, một bát cơm ngàn nhà. Tiếp theo giải thích chữ “thời”, thích hợp
ăn, là phải nên ăn cơm vào lúc đó, phi thời là không thích hợp ăn. 不過中食“Bất quá trung thực”(Quá giữa ngày không ăn),
thường thì nói quá ngọ không ăn, đó gọi là trì trai.
Trì trai và ăn chay là hai
việc, người ngày nay đa phần cho rằng “trai” đều là ăn chay, không phải, điều
này sai lầm. Tại sao vậy? Bởi lúc đi khất thực, người ta cho gì thì ăn đó,
không có lựa chọn, đó là của thí chủ cúng dường, có gì ăn đó, nhất định phải hiểu
điều này. Ăn chay là ăn chay, ăn chay không phải là “trai”, ăn chay là không có
thức ăn tanh mặn. Mặn là động vật, chính là thịt, ăn thịt, thịt là mặn; tanh là
năm loại rau tanh, năm loại trong rau cải, người xuất gia không ăn, chính là
hành, củ tỏi, củ kiệu, củ nén những thứ này, còn có hẹ cũng ở trong đó, những
thứ này gọi là năm loại rau tanh. Tanh và chay phải làm rõ ràng. Những thứ này
tuy nó không phải là mặn, nhưng tính chất của nó không tốt, Phật cũng chế định
giới luật, không cho phép ăn. Tại sao vậy? Bởi năm loại này tuy là thực vật, ăn
sống chúng dễ dàng dẫn đến kích thích tính nóng nảy, chính là nổi nóng, cho nên
Phật không cho ăn những thứ này; ăn chín, thì những thứ này sản sinh ra Hormone
kích thích, dẫn khởi tình dục, cho nên không được phép ăn, đó là hai nguyên
nhân. Thế nhưng, nếu dùng làm thuốc, dùng trị bệnh thì được, điều này phải biết.
Giới luật của Phật có khai giá trì phạm, nói rất rõ ràng, khi nào có thể dùng,
khi nào không thể dùng. Có bệnh, bác sĩ cho phép dùng những thứ này, thì được,
có thể tiếp nhận.
Tiếp theo trích từ sách Nam
Sơn Nghiệp Sớ, Nam Sơn là đại danh từ trong Luật-tông, thời nhà Đường Pháp sư Đạo
Tuyên xây đạo tràng tại núi Chung Nam, chuyên hoằng giới luật, trong Nghiệp Sớ
nói, 齋謂齊也。齊一其心。或言清也“Trai vị tề dã. Tề nhất kỳ tâm. Hoặc ngôn thanh dã”(Trai là chỉnh tề, chỉnh tề nhất tâm, hoặc nói
là thanh tịnh), ý nghĩa của trai
là thanh tịnh. 故持齋者,以清心之不淨也“Cố trì trai giả, dĩ thanh tâm chi bất
tịnh dã”(Nên trì trai là: trừ đi những bất tịnh để
tâm thanh tịnh), chú trọng ở tu tâm thanh tịnh. 又《會疏》云:齋戒,即八齋戒及攝大小諸戒“Hựu Hội Sớ vân: Trai giới, tức bát trai giới cập nhiếp đại tiểu chư giới”(Sách Hội Sớ nói: Trai giới, tức là giới Bát-quan-trai và giữ các giới lớn
nhỏ). Trong Hội Sớ nói, trai giới, đây là trong nhà Phật thường nói, trai
giới hợp lại nói chung, chính là Bát-quan-trai giới. Phật pháp rất xem trọng, tại
sao vậy? Bởi người tại gia học Phật trì giới rất khó khăn, Phật chế định phương
pháp này, để cho người tại gia tu một ngày, Bát-quan-trai giới là một ngày, một
ngày đó trì trai giữ giới. Trai chính là quá ngọ không ăn, giới chính là năm giới
hoặc là tám giới, thông thường dùng tám giới rất nhiều. Đây là Phật đặc biệt từ
bi mở duyên ra cho hàng tại gia học Phật.
Tiếp theo lại nói đến, 蓋夫戒是人師,道俗咸奉“Cái phù giới thị nhân sư, đạo tục hàm phụng”(Vì
giới này chính là người thầy, xuất gia tại gia đều cùng phụng hành). Giới
luật, Phật tại thế, thì Phật là thầy, sau khi Phật diệt độ, ngài A-nan thỉnh
giáo Phật: sau khi Phật diệt độ, mọi người chúng con lấy ai làm thầy? Phật nói,
lấy giới làm thầy. Cho nên giới là người thầy, quý vị có thể đem giới luật đều
làm được, thì không khác gì với Phật còn tại thế. Đồng học Tịnh-tông chúng ta học
Phật tuyệt đại đa số đều là tại gia, nên chúng tôi đã định năm khoa mục, là giới
luật mà người học Tịnh-độ-tông nhất thiết phải học. Khoa thứ nhất của năm khoa
mục chính là Tịnh-nghiệp Tam-phước, ba điều, điều thứ nhất: “Hiếu dưỡng phụ mẫu,
phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, đó là điều thứ nhất;
điều thứ hai: “Thọ trì Tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi”; điều thứ
ba: “Phát Bồ-đề tâm, thâm tín nhân quả, độc tụng Đại-thừa, khuyến tấn hành giả”,
đây là Bồ-tát Đại-thừa. Với đồng học Tịnh-độ-tông chúng ta, thì đây là giới căn
bản của chúng ta.
Sau đó lại thêm vào Lục-hòa,
Lục-hòa-kính, điều này vô cùng quan trọng. Phật nói với chúng ta, bốn người ở
cùng nhau, bất luận tại gia, xuất gia, bốn người gọi là một chúng, mọi người tu
Lục-hòa-kính. Điều thứ nhất là kiến-hòa-đồng-giải, giới-hòa-đồng-tu, thân-hòa-đồng-trụ,
khẩu-hòa-vô-tranh, ý-hòa-đồng-duyệt, sau cùng là lợi-hòa-đồng-quân, nhất định
phải tuân thủ sáu điều này. Điều trước nhất, điều thứ nhất là nói kiến, là quan
điểm, chúng ta nói xây dựng một nhận thức chung. Quan điểm của chúng ta đối với
tất cả người, sự và vật đều phải dùng giáo huấn của kinh Phật làm chỗ dựa, Phật
dạy chúng ta làm thế nào, thì chúng ta lão lão thật thật nghiêm túc mà làm, là kiến-hòa-đồng-giải.
Chúng ta chủ yếu dựa theo Kinh Vô Lượng Thọ, y theo Chú Giải của lão Cư sĩ Hoàng
Niệm Tổ, và Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm của lão Cư sĩ, vậy thì được rồi. Giới-đồng-tu,
thân-đồng-trụ, khẩu-vô-tranh, ý-đồng-duyệt, mọi người cùng nhau hoan hoan hỷ hỷ,
pháp hỷ sung mãn, lợi-đồng-quân. Lợi đây là, chủ yếu chính là cúng dường, cúng
dường chính là buổi trưa một bát cơm này, một bát cơm đem về trộn vào nhau, trộn
đều lại, mọi người chia ra mà ăn, là ý nghĩa như vậy, là đồng đều. Thật làm được
rồi, lại học tập bắt đầu từ Tam-học, nguyên tắc chỉ đạo cao nhất là: nhân giới
đắc định, nhân định khai huệ. Cho nên phải tuân thủ nguyên tắc của giới định huệ.
Sáu Ba-la-mật của Bồ-tát, mười đại nguyện vương của Bồ-tát Phổ Hiền. Năm khoa mục
này, cần nhớ kỹ, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm nhất định không được trái
với năm khoa mục này, đó là trì giới của Tịnh-độ-tông, một chút cũng không phiền
phức.
Điều phía sau trong Tịnh-nghiệp
Tam-phước, điều sau cùng, đó là pháp Đại-thừa, “Phát Bồ-đề tâm, tin sâu nhân quả,
đọc tụng Đại-thừa, khuyến tấn hành giả”. Câu nói sau cùng là hoằng pháp lợi
sanh, mười câu phía trước là tự lợi, câu cuối cùng là lợi ích chúng sanh. Chúng
ta y theo một bộ kinh, y theo một bộ chú giải, y theo một bộ luận, nhiều nhất
là ngũ kinh nhất luận. Trong năm kinh một luận, quý vị cho rằng quá nhiều, tôi
không có năng lực như vậy, thì chọn một bộ, chính mình tùy ý chọn một bộ, quý vị
cảm thấy một bộ nào thích hợp với quý vị thì chọn bộ đó, đều được. Tịnh Tu Tiệp
Yếu là lão Cư sĩ Hạ Liên Cư đại từ đại bi, vì người bận rộn công việc trong thế
gian này, sáng tối không có thời gian làm thời khóa sáng tối, nên chế định một
thời khóa sáng tối đơn giản. Chỉ có 32 lạy, nửa tiếng đồng hồ thì có thể thực
hiện xong rồi, đó là vì người bất đắc dĩ. Phương pháp đơn giản nhất đó, nửa giờ
cũng không trích ra được, một câu A Di Đà Phật, đòi hỏi không gián đoạn; ăn cơm,
ngủ nghỉ tạm gián đoạn; ăn xong rồi, ngủ dậy rồi, thì tiếp tục niệm Phật. Lão
Hòa thượng Hải Hiền một đời tu Pháp môn này, ngài tu thành công rồi, ngài đã niệm
câu Phật hiệu này 92 năm, là tấm gương tốt nhất cho chúng ta.
Nói đến giới luật, giới là người
thầy, đạo lẫn tục phụng hành, 心為業主,凡聖俱制,正法住滅,皆一由之“Tâm
vi nghiệp chủ, phàm Thánh câu chế, chánh pháp trụ diệt, giai nhất do chi”(Tâm là chủ nghiệp, chế cho cả phàm lẫn thánh. Chánh pháp còn hay diệt, đều
nhờ vào giới). Câu nói này quan trọng. Đạo, là người xuất gia; tục, là người
tại gia. Bất luận tại gia, xuất gia đều phải tuân thủ. Tâm, khởi tâm động niệm
là chủ tể của tạo tác ba nghiệp, cho nên khởi tâm động niệm quan trọng hơn bất
kỳ điều gì. Bởi giới luật này, phàm phu, Thánh nhân, Thánh nhân bao gồm La-hán,
kể cả Bồ-tát, tất cả phải tuân thủ.
Chánh pháp còn trụ ở thế gian hay là tiêu diệt, đều do ở giới luật, có giới luật,
thì chánh pháp trụ, không có giới luật, thì chánh pháp diệt. Cho nên chúng ta vô
cùng xem trọng đối với năm khoa hành môn trong Tịnh-tông, quyết định không thể
lơ là, nhất định phải tuân thủ năm khoa này, thời thời khắc khắc phải phản tỉnh.
Chúng ta sáng sớm đem năm khoa này niệm một lần, rất đơn giản, chính là năm câu
nói: Tịnh-nghiệp Tam-phước, Lục hòa, Tam học, Lục độ, Thập nguyện; buổi tối trước
khi đi ngủ niệm một lần, phản tỉnh hôm nay có làm việc sai hay không. Sáng sớm
là nhắc nhở, thời khóa tối là phản tỉnh, vậy thì thật có công đức. Ngàn vạn chớ
đừng hiểu lầm, thời khóa sáng niệm cho Phật Bồ-tát nghe, thời khóa tối cũng là
niệm cho quý ngài nghe, không liên quan đến chính mình, thế thì đặc biệt sai lầm
lớn rồi, thời khóa sáng tối như vậy là có tội lỗi. Tại sao vậy? Bởi lừa gạt Phật
Bồ-tát, sáng sớm gạt quý ngài một lần, buổi tối lại gạt một lần, một ngày phải lừa
gạt hai lần. Gạt tới gạt lui người chịu thiệt vẫn là chính mình, sau khi chết rồi
không thể vãng sanh, đọa Vô Gián địa ngục, tại sao vậy? Vì tâm không thiện, đã lừa
gạt Phật Bồ-tát.
明比日月,尊譬寶珠“Minh tỷ nhật nguyệt, tôn thí bảo châu”(Giới
sáng hơn mặt trời, mặt trăng, tôn quý như châu báu). Hai câu nói là hình dung
từ, ánh sáng của giới, quang minh của giới đức ấy giống như mặt trời mặt trăng,
sự quý báu của giới đức giống như viên bảo châu. 寧當抱渴而死,弗飲水蟲“Ninh đương bão khát nhi tử, phất ẩm thủy trùng”(Thà
chịu khát mà chết, chứ chẳng uống nước có trùng). Trong đây có một câu chuyện,
là chỉ nước chưa được lọc qua, nước hàm chứa côn trùng nhỏ. Hiện nay không giống
với ngày xưa, ngày xưa du hành rất gian khổ, đi đường mà khát nước, phải tìm nước
bên sông nhỏ, trong kênh rạch để uống. Cho nên ra ngoài du hành đều mang một
túi lọc nước, khi lọc qua, uống nước lọc đó, đây là điều Phật cho phép trong giới
luật, nước chưa lọc qua thì không được uống, vì sợ bên trong có côn trùng nhỏ,
làm được chú ý cẩn thận như vậy. Phần sau còn có: 被繫而終,無傷草葉“bị hệ nhi chung, vô thương thảo diệp”(thà
bị chết trói, chứ không hại lá cỏ), đây cũng là trì giới. Người ta dùng cỏ
sống đan bện thành một sợi dây, để vây trói quý vị lại, quý vị không dám tháo
nó ra, sợ làm tổn thương lá cỏ. Đây là thực vật, nước lọc ở phía trước là động
vật, đối với động vật thực vật đều không làm tổn thương, đây là giới luật nhà
Phật.
Hiện nay chúng ta ở nước
ngoài, chúng ta ở công viên nhìn thấy một thảm cỏ, xanh mơn mởn, khá đẹp mắt,
thế nhưng có người đang cắt cỏ. Phật có cho phép không? Không cho phép, nhà Phật
tuyệt không cho phép. Khai khẩn mảnh đất này, trong mảnh đất này có cỏ, có cây
nhỏ, phải tế quỷ thần trước, tế thần cây, tế thần cỏ cây, thông thường trước đó
ba ngày, thông báo cho họ chuyển nhà, thì quý vị mới có thể đốn cây, mới có thể
cắt cỏ. Chúng tôi đến chỗ này, lúc mua lại căn số 61, tôi nhớ trước cửa có cây,
căn nhà đó quá cũ rồi không thể dùng, dỡ bỏ xây mới lại, chúng tôi thông báo cho
thần cây trước ba ngày, mời họ chuyển nhà. Kết quả thần cây báo mộng cho người
xuất gia của Học viện chúng tôi, họ nói thời gian quá gấp gáp, họ nói họ yêu cầu
phải thông báo cho họ trước một tuần lễ. Đại khái quỷ thần của Úc châu và người
Úc châu cũng gần giống nhau, làm việc thường chậm một bước so với người khác,
ba ngày họ dọn không kịp, phải bảy ngày. Về sau chúng tôi đốn cây, chúng tôi muốn
cắt cỏ, đều phải thông báo cho họ trước một tuần lễ, để cho họ biết. Đến lúc đó
thì quý vị đến đốn cây, đến cắt cỏ, việc này được, đều là giới luật của Phật.
疏中極論齋戒之要。正法能否住世,全賴行人能否持戒“Sớ trung cực luận trai giới chi yếu. Chánh pháp năng phủ trụ thế, toàn lại
hành nhân năng phủ trì giới”(Trong sớ đã nhìn nhận
đến tột cùng sự quan trọng của trai giới. Chánh pháp có thể trụ thế hay không,
toàn nương vào hành nhân có trì giới hay không), hành nhân, tức là người tu
hành, bao gồm xuất gia, tại gia, có thể trì giới hay không. 故當寧失身命,毋違所受之戒“Cố đương ninh thất thân mạng, vô vi sở thọ chi giới”(Nên thà mất thân mạng, chứ không trái với giới đã thọ). Thà mất thân
mạng, cũng không sao, vì đời sau quý vị còn có thể được thân người, nếu quý vị đã
phá giới, thì đời sau liền đi đến ba đường ác. Cho nên người tu hành, bằng lòng
xả thân mạng, chứ không phá giới. Niệm Lão dẫn chứng kinh điển ở đây để nói với
chúng ta: Phật pháp có thể thường trụ ở thế gian này hay không, hoàn toàn xem đệ
tử tại gia xuất gia của Phật có thể giữ giới hay không, có thể trì giới hay
không.
Sau cùng, dẫn lời nói của Cư
sĩ Bành Tế Thanh, 故知淨土資糧,全憑功德。功德之基“Cố
tri Tịnh–độ tư lương, toàn bằng công đức. Công đức chi cơ”(Nên biết: Tư lương của
Tịnh-độ, toàn dựa vào công đức. Mà nền móng của công đức), cơ sở của công đức,
莫先持戒。以戒淨則心淨,心淨則土淨“mạc tiên trì giới, dĩ giới tịnh tắc tâm tịnh, tâm
tịnh tắc độ tịnh”(Không gì hơn trì giới, bởi giới thanh
tịnh thì tâm thanh tịnh, tâm tịnh thì quốc độ tịnh). Câu nói sau cùng này quan trọng, giới tịnh, thì tâm
tịnh, quốc độ tịnh. Quốc độ tịnh chính là hoàn cảnh
sinh sống của chúng ta, nói suy rộng ra, bao gồm Thế giới Tây Phương Cực Lạc,
tâm tịnh thì Phật độ tịnh. Làm thế nào tâm tịnh? Giới tịnh thì tâm tịnh, tâm tịnh
thì Phật độ tịnh.
Tiếp theo thứ tư, 起立塔像“Khởi lập tháp tượng”(Tạo lập tháp tượng).
“Tháp”, trong nhà Phật, 具云“cụ vân” là nói đầy đủ, chữ này ở đây đọc túc “túc”, 窣堵波“Suất-đổ-ba”,
phiên dịch sang tiếng Trung ý nghĩa là miếu, hoặc là phương phần, chúng tôi nhìn
thấy rất nhiều đạo tràng ở Ấn Độ. 謂置佛舍利處“Vị trí Phật xá lợi
xứ”(là nơi an trí xá-lợi của Phật), tháp
là để cúng dường xá-lợi của Phật. Cho nên nếu xá-lợi này rất nhỏ, thì dùng tháp
nhỏ cúng dường cũng được; nếu xá-lợi rất nhiều, phải xây tháp lớn. Trong Hội Sớ
có nói, đặt trong tháp có ba ý nghĩa, thứ nhất 表人勝“biểu
nhân thắng”(biểu dương vượt hơn người).
Người đó vãng sanh rồi, lúc hỏa táng lưu lại rất nhiều xá-lợi, xá-lợi có thể chứng
minh vị ấy tu hành có công đức, vị ấy tu tốt, nếu không phải chân chánh tu hành,
thì sẽ không có xá-lợi, nên đó là người thù thắng. Có người lưu lại toàn thân
thể, gọi là xá-lợi toàn thân. Như Đại sư Lục tổ Huệ Năng, thì nhục thân của ngài
vẫn còn, hơn ngàn năm không hư hoại. Trong không ít chùa chiền ở Đại Lục đều có
nhục thân của người tu hành lưu lại, lưu nhục thân, xây tháp cúng dường cho họ
khá nhiều, chúng ta gọi là tháp xá-lợi.
Điều thứ hai 令他信“linh tha tín”(khiến người khác tin tưởng).
Người thường khi thấy được nhục thân, thấy được xá-lợi, thì sinh niềm tin đối với
tu hành thành tựu, điều này thật không dễ dàng. Năm xưa Đại sư Chương Gia tại thế,
có rất nhiều người phỉ báng ngài, nói ngài là Hòa thượng chính trị, đến khi ngài
viên tịch, lúc hỏa táng lưu lại hơn 10 ngàn viên xá-lợi, thì không còn ai dám
nói nữa rồi. Tháp hỏa táng của ngài là đặc biệt làm cho ngài, ở trong sân của tự
viện, đã xây một ngôi tháp, chuyên để trà tỳ cho ngài, để hỏa táng ngài. Lúc nhặt
xá-lợi, xá-lợi lớn, đại khái lớn giống như hạt đậu nành vậy, có hơn hai ngàn
viên, còn có xá-lợi hoa, xá-lợi hoa viên lớn, xá-lợi nhỏ, lớn giống như hạt đậu
xanh vậy, lớn giống như hạt gạo vậy, tổng cộng có hơn mười ngàn viên. Xưa nay
chưa từng có thù thắng hơn như vậy, về sau không còn ai dám nói thêm nữa, đã khiến
họ tin tưởng rồi. Thứ ba 為報恩“vị báo ân”(Vì báo ơn). Báo ân là đệ tử chúng ta, đệ tử chúng ta
thấy được thầy, thấy được những tiền bối ấy có thành tựu thù thắng như vậy, nên
xây tháp kỷ niệm quý ngài, xây tháp cúng dường quý ngài, đó là báo ân. Cho nên
có ba ý nghĩa như vậy.
Trong Kinh Pháp Hoa nói, 諸佛滅度已,供養舍利者,起萬億種塔。金銀及頗梨。……或有起石廟“Chư Phật diệt độ dĩ, cúng dường xá lợi giả, khởi
vạn ức chủng tháp. Kim ngân cập pha lê……hoặc
hữu khởi thạch miếu”(Các Phật diệt độ rồi, Người
cúng dường xá-lợi, Dựng muôn ức thứ tháp, Vàng, bạc và pha-lê… Hoặc
có dựng miếu đá), xây dựng bằng đá, hoặc là dùng 栴檀及沉水“chiên đàn cập trầm thủy”(Chiên-đàn và trầm-thủy),
trầm thủy là hương, chính là đàn hương, 木樒並餘材“mộc
mật tịnh dư tài”(Gỗ mật cùng gỗ khác), dùng vật
liệu khác, 磚瓦泥土等“chuyên ngõa nê thổ đẳng”(Gạch ngói bùn đất thảy),
đều được. 若於曠野中,積土成佛廟“Nhược ư khoáng dã trung, tích thổ thành Phật miếu”(Hoặc ở trong đồng trống, Chứa đất thành miếu Phật), chỗ này là ở một
vùng cao nguyên Trung Hoa, giống như Tây Tạng, đều là ở núi sâu, trên núi cao,
chúng ta nhìn thấy, lấy vật liệu tại chỗ, dùng đá chất lên thành miếu Phật. 乃至童子戲“Nãi chí đồng tử hý”(Nhẫn đến đồng tử giỡn), đây chính là thậm
chí trẻ nhỏ, 聚沙為佛塔“tụ sa vi Phật tháp”(Nhóm cát thành tháp Phật),
nô đùa trong bàn cát, lấy cát chất thành hình tháp. 如是諸人等,皆已成佛道“Như thị chư nhân đẳng, giai dĩ thành Phật đạo”(Những
hạng người như thế, Đều đã thành Phật đạo). Đây là lời tán thán trong Kinh
Pháp Hoa, tại sao vậy? Bởi trong tâm có Phật, đối với Phật có cung kính, đây
chính là ở trong A-lại-da-thức: đã trồng hạt giống Phật. Thậm chí với một câu
Phật hiệu, một câu chú ngữ, quý vị niệm, hoặc là nghe thấy, hoặc là nhìn thấy người
ta viết, một khi qua mắt, một khi qua tai, vĩnh viễn thành hạt giống đạo, hạt giống
này trong A-lại-da-thức sẽ không tiêu mất. Về sau không chắc là khi nào, có
duyên gặp được, chủng tử này gặp duyên sẽ chín muồi, khai hoa kết quả, kết quả đó
là gì? Là Phật quả.
像,指佛像。據《增一阿含》佛升忉利,優填王憶佛“Tượng, chỉ Phật tượng. Cứ Tăng Nhất A Hàm Phật thăng Đao Lợi, Ưu Điền Vương
ức Phật”(Tượng, là chỉ cho Tượng Phật. Theo Kinh
Tăng Nhất A Hàm: Khi Phật lên trời Đao Lợi. Vua Ưu Điền nhớ Phật), đây là vị
quốc vương, là đệ tử của Phật, Phật lên trời Đao Lợi, không có ở thế gian, vị
quốc vương này nhớ Phật, vô cùng nhớ Phật, 用牛頭栴檀“dụng
ngưu-đầu chiên-đàn”(Dùng ngưu-đầu chiên-đàn), ngưu-đầu
chiên-đàn là loại tốt nhất trong các loại chiên đàn hương, dùng gỗ đàn hương đó
雕佛像高五尺,是為此土雕像之始“điêu Phật tượng cao ngũ xích, thị vi thử độ điêu tượng chi thủy”(Điêu khắc thành tượng Phật cao năm thước. Ðó là tượng Phật đầu tiên được điêu khắc ở
cõi này). Thế giới Ta Bà này, trên địa cầu này, khắc
tượng Phật Thích Ca Mâu Ni sơ khai nhất, đó là tôn tượng đầu tiên nhất. Trong
Kinh Pháp Hoa nói: 若人為佛故,建立諸形像。刻雕成眾相,皆已成佛道“Nhược nhân vị Phật cố, kiến lập chư hình tượng. Khắc điêu
thành chúng tướng, giai dĩ thành Phật đạo”(Nếu như người vì Phật, Xây dựng các hình-tượng,
Chạm trổ thành các tướng, Đều đã thành Phật đạo). Người
ấy khắc thành một tôn tượng Phật, một tôn tượng Bồ-tát, một tôn tượng A-la-hán,
công đức đều không thể nghĩ bàn. Chủng tử đó trong A-lại-da-thức có sức mạnh đặc
biệt, sẽ phát ra công năng của nó, giúp quý vị thành đạo, nhân tốt, duyên tốt của
quý vị, quý vị sẽ được thân người, gặp thiện tri thức, một đời có thể thành tựu.
又《造像功德經》曰:若人臨終發言造像,乃至如𪍿麥“Hựu Tạo Tượng Công Đức Kinh viết: Nhược
nhân lâm chung phát ngôn tạo tượng, nãi chí như khoáng mạch”( Kinh Tạo Tượng Công Ðức cũng nói: Nếu người lâm chung mà bảo tạo tượng Phật, dù
chỉ nhỏ bằng hạt lúa mạch), chữ này đọc là khoáng,
khoáng mạch, lúa mạch không lớn, giống đại mạch Trung Quốc chúng ta. Đây là nói
tượng Phật nhỏ, điêu khắc thành một tượng Phật nhỏ. 能除三世八十億劫生死之罪“Năng trừ tam thế bát thập ức kiếp sanh tử chi tội”(Thì trừ được tội của 80 ức kiếp sanh tử trong cả ba đời). Chúng ta tin
tưởng được hay không? Đây là lời Phật nói, Kinh Tạo Tượng Công Đức là do Phật
nói, tạo một tôn tượng, lúa mạch là lớn nhỏ, chẳng hạn như là lớn nhỏ, tạo tượng
dù chỉ như lúa mạch, thì trừ được tội sanh tử của 80 ức kiếp trong ba đời. Chúng
ta tin tưởng Phật là người chân ngữ, là người như ngữ, là không vọng ngữ, là không
cuồng ngữ, lời Phật mà không tin tưởng, thì quý vị còn tin ai được chứ? Đương
nhiên trong câu nói này, mấu chốt là cần dùng tâm, tâm chân thành, chính là tâm
chân thành, chân thành đến tột cùng, cung kính đến tột cùng, công đức tạo tượng
không giống nhau. Không phải trò đùa, không phải tùy tiện nói giỡn, không phải ý
nghĩa đó. Vì thế, chúng ta liền biết được: công đức tạo tượng không thể nghĩ
bàn, chúng ta có muốn tạo hay không? Muốn.
Ngày nay tạo tượng dễ dàng
hơn thời xưa kia, ngày nay có thể in ấn. Mang theo tiện lợi, tấm lớn, tấm nhỏ,
thậm chí thường xuyên mang trong túi sách, niệm niệm không quên. Lúc đi du lịch,
trọ trong khách sạn, bức hình nhỏ đó giống tấm áp phích, có thể cúng ở trong
phòng, có thể mặt đối trước tượng Phật làm thời khóa công phu sáng tối, thật tiện
lợi. Làm các hoạt động lớn, có thể để ở giảng đường của chúng ta, có thể để ở đại
điện của chúng ta, dùng máy ảnh chụp lại, phóng lên màn ảnh, thì giống như đại
điện không khác gì, kỹ thuật ngày nay làm được. Cho nên đệ tử nhà Phật chúng
ta, có cơ hội đi ra ngoài du lịch, nhìn thấy tượng Phật trang nghiêm, cần nên chụp
hình lại, nên lưu thông. Rất nhiều người chưa có đến núi Ngũ Đài, chưa có đến núi
Nga Mi, chúng ta người đã đi thì chụp lại, thì họ đều có duyên thấy được. Chúng
ta tin tưởng công đức tạo tượng thực sự như lời Phật nói, công đức thật lớn, diệt
tội thù thắng, không phải chúng ta có thể tưởng tượng được đâu, là thật chứ không
phải giả.
Tiếp theo, điều thứ năm, 飯食沙門“Phạn tự Sa-môn”(dâng cơm Sa-môn),
chính là trai tăng, 以飯食供養僧眾“dĩ phạn thực cúng dường Tăng chúng”(dùng thức ăn cúng dường chúng Tăng). Nhu cầu của người xuất gia, ba
y một bình bát, là tài sản của họ, nhu cầu mỗi ngày chính là một bữa cơm, họ sáng
tối đều không ăn, chỉ một bữa cơm vào buổi trưa, giữa ngày ăn một bữa. Cho nên
một bữa ăn này rất quan trọng, duy trì thân thể của họ khỏe mạnh là nhờ bữa ăn
này, chúng ta phải rất thận trọng. 六波羅蜜多經“Lục Ba La Mật Đa Kinh”(Kinh
Lục Ba La Mật Đa), kinh đều là do Phật nói, 以食施者,當施五事“dĩ thực thí giả, đương thí ngũ sự”(Dùng
thức ăn để bố thí, nên bố thí năm điều). Đây là năm việc bố thí, một bát cơm
đó, là năm sự việc. Dùng thức ăn để bố thí, nên bố thí năm điều, 云何為五“vân hà vi ngũ”(những gì là năm), tiếp theo đã
nói ra cho chúng ta rồi, 一者施命。若人無食,難以濟命“nhất giả thí mạng. Nhược nhân vô thực, nan dĩ tế
mạng”(Một là thí mạng:
Nếu người không ăn thì khó giữ được mạng), họ duy trì thân mạng phải nhờ ăn
uống, cho nên điều này rất quan trọng. Điều thứ
hai 施色“thí sắc”, sắc là gì? Sắc là thân thể khỏe mạnh. 因得食故,顏色和悅“Nhân đắc thực cố, nhan sắc hòa duyệt”(Do
được ăn, nên nhan sắc tươi nhuận), giúp cho tướng mạo họ đoan nghiêm. Điều
thứ ba 施力,以是食故,增益氣力“thí lực, dĩ thị thực cố, tăng ích khí lực”(Thí
lực: Do thức ăn ấy nên tăng trưởng sức lực), họ có sức, cũng từ do ăn
uống mà có. Thứ tư 施樂,以此食故,身心安樂“thí lạc, dĩ thử thực cố, thân tâm an
lạc”( thí sự vui, do thức ăn ấy, nên thân tâm an
lạc).
Thứ năm: 施辯,若飢餓者,身心怯弱,言說謇訥“thí biện, nhược cơ ngạ giả, thân tâm khiếp nhược, ngôn thuyết kiển nột”(thí biện: Nếu người bị đói khát, thì thân tâm yếu đuối, nói năng ấp úng).
Điều này, người đến lúc tuổi già, chúng ta có thể thấy được, người già, mắt thì
hoa, tai thì nghểnh ngãng, giọng nói thì khàn, đều sẽ xuất hiện. Những điều
này, nói lắp, nói ấp úng, ngày nay chúng ta đều cảm thấy được, vậy thì nên làm
thế nào? Nói chuyện càng ít càng tốt. Người niệm Phật, khi đến tuổi tác này thì
tự mình hiểu rõ, phải toàn tâm toàn lực, buông xuống vạn duyên, nhất tâm niệm
Phật cầu sanh Tịnh-độ, vậy thì đúng rồi, buông xuống tất cả. Người khác tán
thán không cần phải hoan hỷ, thọ mạng hết rồi, người khác phỉ báng cũng không cần
để ý tới, không có thời gian quan tâm, niệm Phật quan trọng, sanh Tịnh-độ quan
trọng, những việc khác đều không quan trọng. Huống hồ trong Kinh Bát Nhã nói với
chúng ta: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng
huyễn bào ảnh”, “Nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”, thường
thường để ở trong tâm. Tất cả cảnh giới, cảnh giới sáu trần mà sáu căn tiếp xúc,
thoảng qua như mây khói, không còn nữa. Hãy nắm chắc Phật hiệu, niệm Phật quan
trọng, cầu sanh Tịnh-độ quan trọng. Tiếp theo đây nói, nếu ăn uống đầy đủ, 身心勇銳,得大辯才,智慧無礙“thân tâm dũng nhuệ, đắc đại biện tài, trí tuệ vô ngại”(thì thân tâm mạnh mẽ, bén nhạy, đắc đại biện tài, trí huệ vô ngại).
Đây là lúc tuổi khỏe mạnh.
Trong sách Hội Sớ nói, 飯食沙門者,經云“Phạn tự Sa môn giả, kinh vân”(Về dâng cơm Sa-môn,
thì Kinh nói), đây là trích dẫn kinh, tiếp theo là lời Phật nói, 正令得滿四天下寶,其利不如請一清淨沙門,詣舍供養,得利殊倍“Chánh linh đắc mãn tứ thiên hạ bảo, kỳ lợi bất như thỉnh nhất thanh tịnh
Sa-môn, nghệ xá cúng dường, đắc lợi thù bội”(Dù khiến cho đạt được hết cả
bảo vật trong tứ thiên hạ, thì lợi ích đó không bằng thỉnh một vị Sa-môn thanh
tịnh đến nhà cúng dường, được lợi ích hơn rất nhiều lần). Đây là lời trong
kinh Phật nói, trước hết nói ví dụ, ví dụ này, mãn, là viên mãn, tứ thiên hạ
chính là bốn bộ châu lớn, tất cả bảo vật, quý vị nói khiến họ đạt được vật báu
của cả tứ thiên hạ, lợi ích này lớn biết chừng nào! Rất là lớn. Nhưng Phật nói,
không bằng thỉnh một Sa-môn thanh tịnh, mời vị ấy về nhà, cúng dường vị ấy ở
trong nhà, cúng dường một bữa cơm, lợi ích đạt được này so với đạt được bảo vật
đầy cả tứ thiên hạ còn lớn hơn nhiều. Đáng tiếc như thế nào? Không có ai tin tưởng.
Lúc tôi mới học Phật: là lúc
hoàn cảnh đời sống của tôi khổ nhất, không có khả năng bố thí. Đại sư Chương
Gia dạy tôi, hoằng pháp lợi sanh cần phải giàu có, chẳng giàu có làm không được.
Năm xưa khi Đại sư Thiện Đạo còn tại thế, ngài nổi tiếng ở Trường An, khuyên
người niệm Phật, khuyên trẻ em, niệm một tiếng Phật hiệu thì cho một đồng tiền,
dùng phương pháp này khiến cho trẻ em ở thành Trường An đều niệm Phật, trẻ em
đã kéo theo người lớn cũng niệm Phật. Người khác cúng dường cho ngài, ngài đem toàn
bộ đi nhờ người chép kinh, bởi vì thời bấy giờ, thời nhà Đường không có kỹ thuật
in ấn, kỹ thuật in ấn là phát minh vào thời nhà Tống, cho nên chép A Di Đà
Kinh, đã chép mấy vạn quyển, lưu thông khắp nơi, ngài làm việc đó. thời cận đại
thì Đại sư Ấn Quang, cũng là thập phương cúng dường, ngài đã mở một xưởng in ấn,
Hoằng Hóa Xã là do ngài lập, chính là dùng tiền cúng dường của đệ tử mười phương
mà lập Hoằng Hóa Xã, ấn tống kinh sách, sách khuyến thiện. Giống bộ sách Đạo Đức
Tùng Thư của chúng ta đây, là do Đại sư Ấn Quang in, có vị đồng tu ở Đại Lục đã
tặng tôi một bộ. Tôi nhìn thấy vô cùng hay, in vào những năm đầu Dân Quốc, tôi
giao đến xưởng in đã in mười ngàn bộ, đây là tự chúng tôi in, mười ngàn bộ. Ngài
đã đích thân đọc qua, đã tán thán, nói với chúng ta bộ sách này tốt.
Làm sao được giàu có? Đi đến
đâu tìm? Không thể tìm, đã tìm thì tham tài rồi. Cho nên thầy nói với tôi: phải
bố thí, bố thí tài được giàu có, bố thí pháp được thông minh trí huệ, bố thí vô
úy được mạnh khỏe sống lâu. Tôi nói với thầy, tôi nói tôi không có tiền, bố thí
pháp thì cũng không có pháp. Thầy nói với tôi: không có, nhưng phải để trong
tâm, khi có thì phải thật làm. Thí dụ bố thí tài, thì thầy hỏi tôi, một xu tiền
có hay không. Tôi nói một xu tiền thì có, có thể được. Một đồng tiền có hay
không? Một đồng tiền cũng vẫn được. Thầy nói: thì con bắt đầu từ một xu một đồng,
phải thật làm. Một xu một đồng ai cần? Có, lúc bấy giờ chúng tôi đã bắt đầu đi dạo
chùa chiền, đặc biệt chùa chiền có hoạt động như giảng kinh, thì chúng tôi đến
nghe kinh. Sẽ có người cầm lấy quyển vở nhỏ, cầm lấy một tờ giấy đang quyên
góp, mọi người góp tiền, in kinh, một đồng tiền không từ chối, một xu tiền cũng
không từ chối, ghi nhận tất cả. Một người ghi phóng sanh, một người ghi in kinh,
có người chuyên môn thu thập, phóng sanh, in kinh. Phóng sanh là bố thí vô úy,
cứu thân mạng chúng sanh, quả báo được là mạnh khỏe sống lâu, thế là chúng tôi
biết cách làm như thế nào.
Khi tiền cúng dường nhiều,
chúng tôi cúng dường bệnh viện, bệnh viện là bố thí phí y dược, có nguy cấp, nộp
không nổi tiền y dược, thì chúng tôi có tiền cứu trợ này để giúp đỡ họ. Về sau
cúng dường nhiều nữa, thì tôi nói với bệnh viện, mỗi tháng tôi quyên 10 ngàn đô
la làm phí y dược, mỗi tháng đều quyên, một năm chi một lần, chi 120 ngàn đô la,
mỗi năm đều chi, thật sự mạnh khỏe trường thọ. Tôi tin tưởng, vì sao vậy? Tôi
không thể bị bệnh, bệnh rồi thì không có phí y dược, bởi phí y dược đã bố thí hết
rồi. Nếu để dành có phí y dược, mua bảo hiểm y tế, vậy thì quý vị nhất định sẽ
bị bệnh, bởi quý vị không bị bệnh thì tiền đó làm sao chi tiêu? Sự việc này tôi
không làm, tôi không có bảo hiểm nhân thọ, tôi cũng không cần bảo hiểm y tế. Chúng
tôi thường xuyên chăm sóc người khác, điều quan trọng là thường xuyên có tâm
này thì tốt, tâm quan trọng hơn bất cứ gì, thường xuyên có tâm giúp đỡ người,
tâm cứu khổ cứu nạn.
Phải biết chính mình tu làm sao,
đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, thiện ngay trong thiện không gì qua được niệm
Phật, là thiện lớn nhất. Trong thiện pháp thế gian, thì tiếp nối huệ mạng Phật
là thiện lớn nhất, vì vãng Thánh kế tuyệt học là thiện lớn nhất, chúng ta phải
toàn tâm toàn lực giúp đỡ họ, tuyệt học không thể đứt đoạn ở thế hệ chúng ta đây,
phải truyền xuống tiếp. Văn hóa truyền thống quan trọng, tại sao vậy? Bởi Phật
pháp là xây dựng trên nền tảng của văn hóa truyền thống, và văn tự. Kinh là viết
bằng chữ Hán, là viết bằng Văn Ngôn Văn, nếu văn hóa truyền thống, chữ Hán, Văn
Ngôn Văn không còn nữa, thì kinh Phật không còn ai có thể đọc hiểu, thế thì rất
đau xót. Cho nên yêu cầu cấp bách ngày nay, toàn thế giới đều cần, cần người hiểu
được chữ Hán, cần người hiểu được Văn Ngôn Văn. Chúng ta khởi xướng mở viện Hán
học chính là vì điều này, không có mục đích nào khác, vô cùng đơn thuần, là đào
tạo những vị thầy có thể đọc Văn Ngôn Văn. Hy vọng tương lai những vị thầy đó, đem
Văn Ngôn Văn dịch ra thành văn bạch thoại, đem văn bạch thoại dịch ra tiếng nước
ngoài, lưu thông toàn thế giới. Đó là nguyện vọng chúng tôi, cách nghĩ, cách
làm của chúng tôi.
Thời gian hôm nay hết rồi, chúng
ta học tập đến đây thôi.
( Hết tập 319)
Nguyện
đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam
Mô A Di Đà Phật.