PHẬT
THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ, TRANG NGHIÊM, THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG, GIÁC KINH.
Chủ
giảng: Cô Lưu Tố Vân
Giảng
ngày 13/3/2018
Chuyển
ngữ: Ban biên dịch Hoa Tạng Huyền Môn
Chủ
giảo chánh: Thích Thiện Trang
Tập
15
Chư
vị đồng tu tôn kính: xin chào mọi người. A Di Đà Phật.
Bài
học hôm qua chúng ta giảng đến: Kinh Vô Lượng Thọ là kinh đệ nhất, không những là
kinh đệ nhất: mà Thích Ca Mâu Ni Phật giảng 49 năm, cũng là kinh đệ nhất, pháp
môn đệ nhất, mà Thập phương Tam thế chư Phật: độ chúng sanh thành Phật đạo. Vậy
nên vãng sanh Tịnh độ, niệm Phật tam-muội đã thành tựu, đã viên mãn rồi.
Hôm nay, bài học này chúng
ta tiếp tục giảng. Mời xem bài kệ sau:
力亦如過去無量佛
為彼群生大導師
能救一切諸世間
生老病死眾苦惱
“Diệc như quá khứ vô lượng Phật
Vi bỉ quần sanh đại Đạo sư
Năng cứu nhất thiết chư thế gian
Sanh lão bệnh tử chúng khổ não”.
(Cũng
như vô lượng Phật quá khứ
Làm đại Đạo sư của quần sanh
Có thể cứu hết thảy thế gian
Sanh, lão, bệnh, tử các khổ não).
Trước
tiên xem hai câu đầu: “Diệc như quá khứ vô lượng Phật. Vi bỉ quần sanh đại Đạo sư”. Tỳ-kheo Pháp Tạng phát nguyện, cũng giống vô lượng chư
Phật trước đây, làm đại Đạo sư của tất cả chúng sanh chín pháp giới. “bỉ quần sanh” ở đây là chỉ chúng sanh chín
pháp giới. Trong Phật môn, đại Đạo sư là tôn xưng đối với Phật. Đạo sư, đại sư
đều là xưng hô đối với Phật.
Pháp
môn niệm Phật thật sự là bất khả tư nghị, ở trong
đời ác Ngũ trược có thể dẫn về Tịnh độ; Pháp môn niệm Phật là pháp khó tin, ở đời
ác Ngũ trược càng khó tin hơn. Ở thời đại này, tuyên dương pháp môn này, chỉ dẫn
mọi người cùng về Cực Lạc, điều này là “đại Đạo sư” trong Đạo sư.
Lại xem
hai câu sau: “Năng cứu nhất thiết chư thế gian. Sanh lão bệnh tử chúng khổ não”. “Nhất thiết chư thế gian” ở đây là chỉ chín
pháp giới hữu tình. Nói cách khác, chính là thích hợp khắp ba căn, gồm thâu
lợi căn lẫn độn căn. Mọi người đều biết “sinh, lão, bệnh, tử”: là phàm phu
trong lục đạo đều có, không có phàm phu nào có thể vượt qua. Trong tứ thánh pháp
giới tuy rằng không có sanh, lão, bệnh, tử, nhưng có khổ não. Tại sao có khổ não?
Chưa đoạn tận phiền não thì có khổ não. Cho dù là Đẳng-giác Bồ-tát, vẫn còn một
phẩm vô minh chưa đoạn hết, nên các ngài cũng là
khổ não. Đương nhiên, khổ não của Đẳng-giác Bồ-tát vô cùng
nhỏ bé, phàm phu không phát hiện được, không biết nỗi khổ của ngài. Đẳng-giác Bồ-tát biết nỗi khổ của chúng ta, chúng ta không biết nỗi khổ
của Đẳng-giác Bồ-tát. Chỉ có đến quả địa thượng của Như Lai, mới có thể biết nỗi
khổ của Đẳng-giác Bồ-tát.
Đây là
nói, chỉ có thành Phật mới có thể phổ độ chúng sanh; Chưa thành Phật, cho dù quý
vị là Đẳng-giác Bồ-tát, cũng không thể độ Bồ-tát cùng trình độ. Câu nói này lý
giải thế nào? Cùng trình độ, chúng ta nói chính là cấp bậc. Dùng điều này để nói
mọi người nghe hiểu được. Chính là Đẳng-giác Bồ-tát không thể độ Đẳng-giác Bồ-tát,
ngài chỉ có thể độ Bồ-tát từ Thập-địa về trước. Giảng như vậy có thể mọi người
nghe rõ ràng rồi. Đây chính là trong tứ hoằng thệ nguyện, tại sao nhất định phải
“Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Bởi vì chỉ có thành Phật mới có thể phổ độ
chúng sanh, nguyện phổ độ chúng sanh mới có thể viên mãn; Nếu như không viên thành
Phật đạo, thì nguyện độ chúng sanh luôn có khiếm khuyết, không thể viên mãn.
Sau đây xem bốn câu kệ tụng này:
常行布施及戒忍
精進定慧六波羅
未度有情令得度
已度之者使成佛
“Thường
hành Bố thí cập Giới, Nhẫn
Tinh tấn,
Định, Huệ, lục Ba-la
Vị độ hữu tình linh đắc độ
Dĩ độ chi giả, sử thành Phật”.
(Thường hành Bố thí và Giới, Nhẫn
Tinh tấn, Ðịnh, Huệ, sáu Ba-la
Hữu tình chưa độ khiến được độ
Người đã được độ, khiến thành Phật).
Tỳ-kheo Pháp Tạng phát nguyện, phải luôn luôn không gián
đoạn tu học sáu cương lĩnh lớn của Bồ-tát: Bố thí,
trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Giúp đỡ chúng sanh luân hồi
sanh tử trong lục đạo, giáo dục họ thoát khỏi sanh tử; Chúng sanh đã thoát khỏi
sanh tử, vượt qua luân hồi, lại giúp họ viên mãn thành tựu Phật đạo.
Trước tiên xem hai câu đầu:
“Thường hành Bố thí cập Giới, Nhẫn,
Tinh tấn,
Định, Huệ, lục Ba-la”.
Hai câu này là giảng sáu cương lĩnh tu
hành của Bồ-tát, tu học Bồ-tát có sáu cương lĩnh lớn, bản thân Bồ-tát tu Bố thí,
tu Lục độ, đồng thời cũng khuyến khích tất cả chúng sanh nên tu Lục độ. Vậy thế
nào là Bố thí? Tuyệt đối không phải ở trong Phật môn quyên bao nhiêu tiền. Điều
đó không có tác dụng. Gọi là “xả một, được vạn báo”, có những người đối với câu
nói này hiểu sai rồi, hiểu lầm rồi. Gọi là “xả nhất đắc vạn báo” , là nói quả báo
của Bố thí bất khả tư nghị. Có người nghe nói có thể mưu cầu một vốn vạn lời, thế
là liền đến Phật môn để Bố thí. Nếu quý vị dùng loại tâm thái này để Bố thí, vậy
không tính là Bố thí, vậy là gì đây? Đó là giao dịch mua bán trên thị trường, không
phải Bố thí Ba-la-mật. Ý nghĩa chân chính của Bố thí, là dạy quý vị buông xuống,
là dạy quý vị buông xả.
Buông xả điều gì?
Thứ nhất, phải mang phiền não buông xả
đi. Chúng ta đều không mong cần phiền não, tại sao quý vị không Bố thí đi? Chúng
ta phải mang vọng tưởng Bố thí đi, mang sanh tử Bố thí đi, mang sáu đường luân
hồi Bố thí hết. Chúng ta thường nói câu nói thế này. Gọi là “buông xuống thân tâm
thế giới”, cũng chính là nói đều phải Bố thí thân tâm thế giới hết. Như vậy tâm
chúng ta đã thanh tịnh rồi, dùng thanh tịnh tâm để niệm Phật mới được cảm ứng đạo
giao.
Bố thí là toàn bộ cuộc sống một đời của
chúng ta. Bố thí là trồng nhân, được quả báo là tất nhiên. Quý vị mang tiền tài
xả đi, được quả báo là tiền tài dùng không thiếu; Quý vị Bố thí pháp, thế gian,
xuất thế gian pháp, quý vị có thể một chút không keo kiệt mà truyền cho người
khác, được quả báo là thông minh trí huệ; Quý vị tu Bố thí vô úy, quả báo mà quý
vị được là mạnh khỏe sống lâu. Có thể Bố thí là nhân, về sau nhất định có quả báo
thù thắng. Quý vị mang phiền não Bố thí rồi, sẽ được mát mẻ tự tại; Quý vị mang
luân hồi Bố thí rồi, sẽ được pháp giới Nhất chân.
Xem quý vị buông xả được hay không, sau
khi xả nhất định có được. Mọi người thường nói
“xả đắc, xả đắc”, phải như vậy không, sau khi buông xả nhất định có được. Quý vị
không chịu xả, muốn quả báo thế nào cũng muốn không được, cũng không có được. Đây
là chân tướng sự thực của thế gian, xuất thế gian pháp. Phật biết chân tướng này, Bồ-tát biết chân
tướng này, vậy nên các Ngài một chút cũng không keo kiệt, tu Bố thí Ba-la-mật. Phàm
phu chúng ta không biết chân tướng sự thực này, luôn cho rằng tài phú đến không
dễ dàng gì, làm sao có thể dễ dàng buông xả? Đặc biệt không biết tài phú mà quý vị có
được, chính là quý vị tu tài Bố thí trong đời quá khứ. Từ trước là tu nhân, hiện
tại được là quả báo. Nếu quý vị bây giờ lại tu nhân, quả báo của quý vị sẽ càng
ngày càng nhiều, càng Bố thí càng nhiều.
Ở đây, tôi muốn nói với mọi người, rất
nhiều lão đồng tu đều sẵn lòng tích lũy tiền. Tôi nói quan điểm của tôi đối với
việc tích lũy tiền, tôi không chủ trương tích lũy tiền. Bởi vì tiền này không
phải có thể tích lũy mà thành. Không phải quý vị có thể tích lũy được nhiều. Tiền
này, tài này: là do quý vị tu tài Bố thí tu mà được. Lão Pháp sư không phải là
nói với chúng ta sao: Nếu phải là của quý vị, thì quý vị nhất định có thể có được;
Nếu không phải là của quý vị, thì quý vị cầu cũng cầu không được. Vậy nên rất
nhiều lão Bồ-tát, vất vất vả vả với một
chút tiền lương đó, lo tích lũy tích lũy. Điều này, quan niệm này, tôi rất không
tán thành.
Tôi lấy một ví dụ cho mọi người. Ví dụ
nói, chị tôi sau khi kết hôn, vẫn luôn ở chung cùng bố mẹ. Bởi vì con của chị tôi
nhiều, bố mẹ thì muốn giúp chị một chút, vậy nên bố mẹ gắng sức tích lũy tiền. Bởi
vì mẹ không có việc làm, là phụ nữ nội trợ. Chỉ có bố đi làm một mình, lúc đó
tiền lương của bố tương đối cao, tôi nhớ 81,5 nhân dân tệ: là tiền lương mỗi tháng.
Đến khi cháu ngoại tôi kết hôn, bố tôi đã đưa cho tôi: một quyển sổ tiết kiệm
500 nhân dân tệ, nói với tôi: “Tiểu Vân, đợi khi Đại Mai kết hôn, con dùng 500 nhân
dân tệ này làm đám cưới cho cháu”.
Bởi vì sổ tiết kiệm này chưa đến kỳ hạn,
tôi liền để ở trên gác nhỏ. Đúng vào lúc tôi đi công tác, đợi tôi đi công tác về
rồi, con cũng sắp kết hôn, sổ tiết kiệm này cũng đến kỳ rồi. Tôi liền nghĩ lấy
số tiền này ra, mua của làm đám cưới cho con. Tôi vừa đến xem, sổ tiết kiệm mất
rồi. Đi đâu rồi? Sau đó mẹ chồng nói với tôi, bị ông bạn già của tôi đem cho mượn
rồi. Bởi vì đến kỳ hạn rồi, tiền có thể rút ra, ông ấy rút ra trước. Sau đó, ông
ấy cho đem tiền cho mượn rồi. 500 nhân dân tệ ấy, có thể nói: chính là tiền tích
góp nửa đời của bố mẹ tôi. Quý vị
nói muốn lấy ngay bây giờ. Mọi người không được cười chê, 500 nhân dân tệ đó là
do hai người già tích lũy nửa đời. Tình huống lúc đó chính là như vậy, thật sự
là như vậy. Sau đó, tôi nhớ bố mẹ tôi, năm 1985, 1986 lần lượt qua đời, để lại
có hai chị em tôi chút di sản, trước kia tôi đã nói với mọi người rồi, 1000 tệ,
một cái đồng hồ treo tường, một chiếc máy khâu, một chiếc xe đạp, và còn một chiếc
tivi đen trắng 9 inch. Đó chính là di sản bố mẹ tôi: để lại cho tôi và chị gái.
Tôi nhớ
lúc đó chị gái hỏi tôi: “Tiểu Vân à, những món đồ này em thích thứ gì, em cứ lấy
thứ đó, tiền cũng cho em”. Tôi nói: Chị! Thứ gì em cũng không cần, đồ đạc để cho
chị, tiền cũng để cho chị. Bởi vì chị hết sức hiếu thuận với bố mẹ”. Tôi nói việc
tôi làm kém nhiều so với chị. Chính là như vậy, tôi kể chuyện này là có ý gì? Chính
là 1000 nhân dân tệ, chính là di sản của bố mẹ tôi sau khi qua đời, để lại cho
hai chị em tôi. Quý vị nói 1000 tệ đó nếu đến hiện nay, vậy còn là tiền không?
Chúng
ta hiện nay, quý lão Bồ-tát: ăn tiêu tiết kiệm, nhín ăn bấm bụng, để tích góp
tiền như vậy. Sau vài năm quý vị sẽ biết, tích lũy tiền đó thật sự không có tác
dụng. Vậy nên tôi nói chúng ta phải nghe theo lời lão Pháp sư, sư phụ đem chân
tướng, lời thật nói với chúng ta. Cho nên ở đây tôi thêm vào đoạn nhỏ như vậy.
Không cần phải tích lũy tiền, tiền này không phải tích lũy.
Vô lượng
vô biên pháp môn của Bồ-tát, quy nạp lại chính là sáu loại. Sáu loại lại quy nạp,
cuối cùng chính là Bố thí. Mọi người nghĩ vì sao sáu loại còn lại một loại Bố
thí vậy. Là thế này, ví dụ nói: Trì giới, Nhẫn nhục nó thuộc về Bố thí vô úy; Tinh
tấn, Thiền định, Bát nhã là Bố thí pháp, vì vậy quý vị xem: có phải là đều ở
trong một loại Bố thí không.
Phiền não
vô lượng vô biên, quy lại chính là: sáu phiền não căn bản trong Bách Pháp Minh
Môn. Sáu phiền não căn bản này lại quy nạp: còn một điều là keo tham. Tại sao
chúng ta có sân khuể? Tham không được mới sân khuể. Quý vị cẩn thận nghĩ xem có
đúng như vậy không. Quý vị mong muốn tham, phải có được điều gì đó. Quý vị tham
mà không giành được, không đạt được. Vậy nên quý vị liền tức giận, trong lòng quý
vị liền không công bằng. Bố thí là làm gì đây? Bố thí chính là dứt keo tham. Mọi
người nghĩ xem điều gì trong tâm là độc nhất? Lòng tham độc nhất. Bố thí
Ba-la-mật chính là chuyên môn: trị loại phiền não độc nhất này. Chúng ta đang
trong quá trình tu hành, phải thường xuyên xem xét lại chính mình. Chúng ta đang
trong ngũ dục lục trần, danh văn lợi dưỡng, tài, sắc, danh, thực, thùy, ngũ dục
lục trần, tôi đối với điều gì là tham ái nhất? Quý vị tìm ra, đem thứ quý vị
tham ái nhất tìm ra, sau đó từ đây Bố thí buông tay. Nếu quý vị đối với tiền tài
là tham ái nhất, thì quý vị đầu tiên đem tiền tài Bố thí đi; Nếu quý vị đối với
danh là tham ái nhất, thì quý vị mang danh buông xả. Phải đối trước gốc bệnh của
chính mình để trị, thì mới hữu hiệu, đây gọi là “trị bệnh”.
Lại nói
về trì giới. Trì giới là cơ sở trong quá trình tu học. Tam học giới, định, huệ.
Nhân giới sanh định, nhờ định sanh huệ. Có thể thấy giới học quan trọng biết bao.
Ở đây chúng ta không thể không nói. Mối quan hệ của Trì giới và Bố thí, là mối
quan hệ gì? Giới là nền tảng của tu hành, Bố thí lại là tiền phương tiện của tu
hành, đây chính là quan hệ song hành. Tại sao vậy? Không có Bố thí, độc tố
trong tâm tính của quý vị không cách nào rửa sạch, không cách nào để tu giới luật,
nhất định phải đem tâm rửa sạch, giới luật mới có thể thọ trì. Trì giới chính
là tuân thủ pháp, thật sự ưa thích tuân thủ pháp, tự nguyện tuân thủ pháp. Nếu
có người mà ý nghĩ tham tài vô cùng mãnh liệt. Họ không từ thủ đoạn đầu cơ trục
lợi để tham tài, họ không thể không ăn hối lộ trái luật, họ nhất định ăn hối lộ
trái pháp luật, có phải như vậy không. Vậy nên chúng ta nhất định phải chú ý vấn
đề này. Chỉ có đoạn ý nghĩ tham tài rồi, mới sẽ tuân thủ pháp.
Trên
báo chí, điện ảnh của chúng ta ngày nay, chúng ta nhìn thấy: những tham quan lớn,
tham quan nhỏ phạm pháp. Quý vị có thể nói những người này chẳng thông minh sao?
Họ thông minh, đáng tiếc là không mang thông minh dùng vào việc chính đáng, họ
dùng điều gọi là thông minh để len vào lỗ hổng pháp luật. Ăn hối lộ trái pháp là
do thứ gì đang gây ra, chính là một chữ “tham”. Bởi vì tham chính là không tuân
thủ pháp, biết rõ mà cố phạm. Không tuân thủ pháp chính là phạm pháp, phạm pháp
thì tất nhiên bị trừng trị của pháp luật. Có người khi bị trừng trị của pháp luật,
khóc nức nở chảy nước mắt, nhưng hối hận đã muộn.
Tâm
không thanh tịnh, làm sao có thể trì giới? Không có giới thì định ở đâu ra, không
có định thì trí huệ từ đâu ra, đây là phản ứng dây chuyền. Vậy nên nói “Bố thí
ba-la-mật” là một vấn đề rất quan trọng của chúng ta tu hành. buông xuống tất cả,
không trụ chỗ nào, tất cả đều phải buông xả, xả sạch sẽ. Thân tâm thanh tịnh mới
là pháp khí, mới có tư cách học Phật. Chúng ta học Phật từ Trì giới mà học, cũng
chính là từ tuân thủ pháp mà học. Giới luật của nhà Phật cũng thông với pháp luật
của thế gian, giới luật của nhà Phật là tương ứng với Tự tánh, tương ứng với vô
lậu thiện. Pháp luật của thế gian là thuộc về hữu lậu thiện. Hữu lậu thiện và
vô lậu thiện không có trở ngại gì, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại. Vậy nên thiện
pháp thế xuất thế gian đều phải tu, điều ác thế gian và xuất thế gian đều phải
rời bỏ, cũng chính là tu tất cả thiện, xả tất cả ác.
Dưới
đây, lại nói về nhẫn nhục. Nhẫn nhục chính là dạy chúng ta phàm việc gì đều phải
nhẫn nại. Kinh Kim Cang nói rất hay Nhất
thiết pháp đắc thành ư nhẫn. Tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, quý
vị muốn viên mãn thành tựu phải có được nhẫn nại, càng là việc lớn càng phải có
nhẫn nại cực lớn. Đặc biệt là học Phật, là việc lớn nhất của cuộc đời chúng ta.
Chúng ta muốn liễu sinh tử ra khỏi tam giới, còn có việc gì lớn hơn điều này?
Không có nữa. Việc lớn như thế, không có đủ nhẫn nại, thì làm sao có thể thành
tựu?
Trung
Hoa thời cổ, người đọc sách có chí khí cương nghị, không thể bị người sỉ nhục, gọi
là “kẻ sĩ có thể chết chứ không chịu nhục”. “Sĩ” chính là tầng lớp tri thức, nói
tầng lớp tri thức bị chém đầu thì được, nhưng không thể bị sỉ nhục. Xem chữ “nhục”
này rất nặng. Vậy nên nói chữ nhẫn nhục này, là đặc biệt đối với người Trung
Hoa. Phải nhẫn điều không thể nhẫn, có thể nhẫn điều người ta không thể nhẫn. Chúng
ta trong cuộc sống thường ngày có thể làm được không?
Ở điểm
này, lão Pháp sư Tịnh Không: có thể
nói là người Trung Hoa nhẫn nhục đệ nhất, người nhẫn nhục bậc nhất trong giới
Phật giáo. Ngài viên mãn nhẫn nhục Ba-la-mật rồi, đã thành tựu thành: một vị
thánh tăng đương đại có thể gặp không thể cầu. Đây là bất hạnh của Phật môn, cũng
là rất may mắn của Phật môn. Điều bất hạnh là ngài mấy chục năm chịu sỉ nhục, là
một người già hơn 90 tuổi, đến giờ vẫn tiếp tục chịu sỉ nhục, thật sự là thiên
lý khó dung! May mắn là thành tựu được một nhà thánh tăng. Ngài cứu khổ cứu nạn,
cứu Trung Hoa, cứu thế giới, sẽ mãi lưu danh sử sách!
Nói đến
nhẫn nhục, tôi muốn nói một chút kinh nghiệm của bản thân. Bảy, tám năm trở lại
đây, tôi vẫn luôn bị phê bình, bị phê phán, thậm chí là bị công kích lăng mạ. Những
kinh nghiệm này đối với tôi mà nói, đó là một món tài sản quý giá. Tại sao lại
nói như vậy? Vì khiến tôi trải qua rèn luyện, trở nên ngày càng kiên cường, ngày
càng lý trí, ngày càng thành thục.
Vào đầu
tháng ba năm nay, Hiệp hội Giáo dục Phật Đà tỉnh nào đó: phát ra một tờ văn kiện,
bên trên điểm tên của tôi, nói đến một chuyện. Có đồng tu sau khi xem thấy rất
tức giận, nói sao lại không có trách nhiệm như vậy, ngay cả sự thật cũng không
xét rõ đã phát công văn! Ví dụ nói, trên văn kiện này: đem Lưu Tố Vân nói thành
là người Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đây là một. Hai là đem việc đi niệm Phật
quanh thành phố, và Lưu Tố Vân kéo gộp chung lại. Tôi là người thành phố Cáp
Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Điều này người nào cũng biết. Tôi từ trước đến
nay không tổ chức đi niệm Phật quanh thành phố, cũng không tham gia niệm Phật
quanh thành phố, tôi không biết việc này. Làm sao lại kéo tôi vào chung được. Việc
này, tôi từng nghe qua. Ước chừng là hơn hai năm trước, thời gian cụ thể tôi không
nhớ rõ. Bạn học Phật ở Cáp Nhĩ Tân nói với tôi: Hiện nay có người đang tổ chức niệm
Phật quanh thành phố, thuê xe ô tô, mọi người ngồi lên xe niệm Phật quanh thành
phố, nghe nói là một thầy họ Lưu, đang dẫn dắt làm việc này. Có đồng tu nói, cô
Lưu! Tôi tưởng rằng là cô, vậy nên đã đi rồi. Đến đó cũng không tìm được cô, sau
đó vừa nghe nói không phải cô, là một cô Lưu của vùng khác. Vậy nên cho đến
nay, tôi chỉ nghe nói vị thầy đó họ Lưu, về phần vị đó tên là gì, đến nay tôi
cũng không biết. Vậy nên việc này, phải là sự thật rõ như ban ngày, việc này
không cần phải giải thích.
Ngoài
ra, chính là sau khi tôi nghe nói chuyện này, tôi đối với sự việc này có một
thái độ. Tôi nghĩ ra rồi, hình như là một lần nọ tôi ở Hồng Kông, giao lưu tâm
đắc cùng quý đồng tu, tôi từng nhắc đến chuyện này. Đến nỗi tôi đối với sự việc
này là thái độ gì, các quý đồng tu nghe đĩa CD của tôi, đều biết rõ ràng rành mạch.
Nếu chưa từng nghe đĩa CD của tôi, không biết tôi có thái độ gì, thì có thể xem
chiếc đĩa CD của tôi, nghe xem tôi nói thế nào. Đối với sự việc này, thái độ của
tôi là: tôi không sợ bị phê bình, tôi không sợ bị phê phán, tôi cũng không sợ bị
phong sát. Chỉ có một hy vọng, chính là hy vọng có thể tôn trọng sự thật tối
thiểu nhất. Tôi cảm thấy yêu cầu này của tôi không quá đáng, tôi tin rằng sự thật
chung quy lại vẫn là sự thật, tin nhảm cuối cùng lại vẫn là tin nhảm, tin nhảm
không cần công phá mà tự bị tan rã. Tôi vẫn kiên trì bốn nguyên tắc của tôi, chính
là: không tranh luận, không thảo luận, không biện luận, không giải thích.
Tôi từng
làm việc ở bộ máy chính phủ 20 năm, biết rằng phát ra một văn kiện, là một việc
vô cùng nghiêm túc, không cho phép có bất cứ nhầm lẫn nào. Tình huống chưa đem
sự thật, cốt lõi xét rõ ràng, mà đã phát ra văn kiện như vậy, là đã làm mất đi
tính nghiêm túc của văn kiện! Khi tôi nói câu chuyện này, tâm thái của tôi ôn
hòa, không có phê bình, không có chỉ trích, cũng không có oán hận. Chỉ là vì trên
văn kiện, đã trực tiếp điểm tên của tôi, tôi phải tỏ rõ chút thái độ của tôi mà
thôi. Chính là như vậy.
Dưới
đây, tôi tiếp tục bài giảng. Chúng ta phải mong có thành tựu trong Phật pháp,
nhất định phải xả.
Lão
Pháp sư đặc biệt nhắc nhở những người xuất gia, lão nhân gia có một đoạn nói
như thế này, là nói như thế này: Đặc biệt là chúng xuất gia, quý vị nếu không
thể buông xả sạch sẽ, thì rất khó có được thành tựu trong Phật pháp. Không những
quý vị không đạt được, nói thật, chính kinh giáo lý mà tôi giảng ở đây mỗi
ngày, quý vị nghe cũng không hiểu. Tại sao nghe không hiểu? Bởi quý vị có nghiệp
chướng. Nghiệp chướng gì? Phiền não, vọng tưởng, tham, sân, si, mạn: chướng ngại
Tự tánh của quý vị. Điều quý vị nghe hiểu được là ngôn ngữ, có thể nhìn hiểu là
văn tự; Ý nghĩa bên trong quý vị không có cách nào thể hội, không có cách nào
lãnh hội, chính là trong tâm tánh của quý vị có chướng ngại. Vậy nên nghe rồi
cũng không khai ngộ.
Tôi cảm
thấy đoạn khai thị này của lão Pháp sư: vô cùng quan trọng, không chỉ là nói với
chúng xuất gia, mà đối với những người tại gia chúng ta cũng hữu dụng như nhau.
Bởi vì tôi cảm thấy tính quan trọng của đoạn thoại này, vậy nên tôi lại đọc lại
cho quý đồng tu một lần: Đặc biệt là chúng xuất gia, quý vị nếu không thể buông
xả sạch sẽ, thì rất khó có được thành tựu trong Phật pháp. Không những quý vị
không đạt được, nói thật, chính là kinh giáo lý tôi giảng ở đây mỗi ngày, quý vị
nghe cũng không hiểu. Tại sao nghe không hiểu? Bởi quý vị có nghiệp chướng. Nghiệp
chướng gì? Phiền não, vọng tưởng, tham, sân, si, mạn: chướng ngại Tự tánh của
quý vị. Điều quý vị có thể nghe hiểu là ngôn ngữ, có thể nhìn hiểu là văn tự; Ý
nghĩa bên trong quý vị không có cách nào thể hội, không có cách nào lãnh hội, chính
là trong tâm tánh của quý vị có chướng ngại, vậy nên nghe rồi cũng không khai
ngộ.
Mọi người
chúng ta nghe đoạn thoại này rồi, có thể cảm nhận được đại từ đại bi của lão
nhân gia không? Không chỉ là từ bi, mà là đại từ đại bi, từ bi tột cùng! Lời
nói từ đáy lòng của ngài đã cảm động tôi, nhưng có thể cảm động được quý vị hay
không, có thể cảm động được người khác hay không, tôi không biết! Điều này phải
xem duyên phận thôi.
Sau đây
nói về, tại sao Phật đem Bố thí: đặt là điều đầu tiên của tu hành?
Phật không phải cố ý làm khó chúng ta, làm khó dễ
chúng ta, khiến chúng ta điều này cũng buông xuống, điều kia cũng buông xuống. Bởi
vì quý vị không buông xuống, thì chướng ngại bản thân quý vị, đạo lý này chúng
ta nhất định phải hiểu. Nếu quý vị muốn thật sự khai ngộ, thật sự nhập cảnh giới
của Phật, thì quý vị phải y giáo phụng hành, phải thật làm. Buông xả toàn bộ thế
xuất thế pháp, chú ý ở đây có chữ “toàn”. Pháp thế gian phải xả, Phật pháp cũng
phải xả, đừng sợ. Có người nói: đều xả hết rồi, cuộc sống ngày mai phải làm
sao? Ngày mai vẫn chưa đến, quý vị sốt ruột gì, chưa đến ngày mai đã nghĩ ngày
mai, đó là vọng tưởng. Nhớ mấy năm trước, có đồng tu khuyên tôi tích góp chút
tiền qua sông. Kết quả hôm đó tôi có được bốn câu nói, là nói như thế này:
Ta có đài hoa sen
Cần gì tiền qua sông
Một lòng vì chúng sanh
Di Đà đến an bài.
Quý vị
nói xem như vậy tốt biết mấy, quý vị toàn tâm toàn lực vì chúng sanh phụng sự. Phật
và Bồ-tát đềuan bài việc của quý vị tốt rồi, quý vị hà tất phải bận tâm điều
đó? Thực tiễn cuộc sống bản thân tôi mấy năm nay, chính là ví dụ chứng minh
chân thực nhất. Lão Pháp sư nói với chúng ta như thế này: Biết rằng trong mạng
của chính mình có, thì xả chỗ này, chỗ kia sẽ đến. Trong mạng có, bỏ cũng bỏ
không được, trong mạng không có, nghĩ cách gì cũng không có được. Một đời của một
người, “một miếng ăn, một hớp uống, chẳng gì là không định sẵn”, nhân quả là thật.
“Tiền định” không phải Phật, Bồ-tát định cho quý vị, cũng không phải Thượng đế
định cho quý vị, cũng không phải vua Diêm La định cho quý vị, mà là nhân tu đời
trước của quý vị, quả báo đời này đáng có được.
Nói đến
đây tôi vẫn muốn nói một thí dụ: Chính là khoảng 7, 8 năm trước, có một đồng
tu, chúng tôi lần đầu tiên gặp gỡ cô ấy đã nói với tôi, cô ấy nói: “Cô Lưu! Tôi hiện nay đã mua một miếng đất biển, tôi
đang nuôi bào ngư”. Bởi vì bào ngư này, mọi người đều biết là rất quý, cô ấy hỏi
tôi: việc này có được không? Tôi khi đó thuận miệng đã nói một câu: “Làm điều
này không tốt, đây không phải là sát sinh sao?” Tôi đã nói lời như vậy, làm sao
tôi lại nói ra tôi cũng không biết. Kết quả vị đồng tu ấy nghe câu nói này của
tôi, liền đem hạng mục đó buông xả. Mọi người nghĩ, đây có phải là: việc dễ như
trở bàn tay sao. Bởi vì tôi đã hỏi rồi, tôi nói “hạng mục này cô bỏ vào bao
nhiêu tiền?” Cô ấy nói: “Tôi bỏ hơn một nghìn vạn”. Tôi vừa nghe, bản thân tôi
đã giật nẩy mình, tôi liền nghĩ “ấy da! Cô làm sao dám đề xuất chủ ý như vậy cho
người ta? Hơn 1000 vạn này không phải là mất tiền oan sao”. Sau đó tôi muốn thu
lại cũng không được rồi. Bởi vì lời của tôi đã nói ra rồi. Bởi vì khi đó con
bào ngư kia, cũng cơ bản là đã trưởng thành rồi, chỉ nhìn cái đầu thôi, đó là lần
đầu tiên tôi nhìn thấy con gọi là bào ngư, vậy đã có thể bán đi rồi, cần phải
thu lại tiền. Tiền bỏ ra hơn 1000 vạn, hiện nay vừa thu tiền lại rồi, thì lúc
này, tôi đưa ra chủ ý như vậy cho người ta. Lúc đó tôi thật sự có chút kinh hồn
bạt vía, làm sao lại to gan như vậy.
Nếu như
sau đó vị đồng tu này. Lúc đó cô ấy vẫn nói không tin Phật, cô ấy đã có thể đưa
ra quyết định như vầy! Lúc ấy vị đồng tu đó nói: “Đã không thể sát sinh, tôi
cũng không thể đem miếng đất ở biển này, đem bào ngư bán cho người khác. Nếu tôi
bán rồi, họ cũng sẽ sát sinh”. Vậy nên cô ấy lựa chọn một cách, cô ấy thuê vài
công nhân, có chuyên môn trông nom miếng đất biển này, trông coi những bào ngư
đã trưởng thành này. Tôi hỏi cô ấy vậy tương lai phải làm sao? Cô ấy nói:
“Tương lai bào ngư ngày càng lớn, sau đó tùy theo gió biển, sóng biển, chúng có
thể trôi đi rồi. Như vậy người khác không kiếm được chúng nữa”. Cô ấy là đã làm
như vậy. Kết quả cô ấy làm như thế, bởi vì cô ấy là Tổng giám đốc của công ty. Sau
đó cô ấy nói với tôi “Cô Lưu! Bởi vì việc này, công nhân của công ty chúng tôi
đều mắng tôi sau lưng, nói người đàn bà thất đức, mất hơn 1000 vạn tiền rồi. Cô
ấy cười, tôi cũng cười. Tôi nói đều tại tôi đưa ra chủ ý không tốt cho cô ấy. Sau
khi sự việc này kết thúc, tôi không biết tại sao, tuy rằng tôi hối hận, tôi
không nên đưa ra chủ ý như vậy cho cô ấy, vì việc này đã tổn thất quá lớn. Nhưng
tôi đã nói vậy thì chính là nói rồi. Tôi cũng không cần hối hận nữa. Khi đó tôi
có suy nghĩ gì? Ở chỗ này cô ấy mất đi hơn 1000 vạn, có thể ở chỗ khác cô ấy kiếm
về 2000 vạn. Tôi cũng không biết suy nghĩ này của tôi: làm sao nảy ra.
Kết quả
về sau cô ấy gặp tôi đã nói: “Cô Lưu! Thật là kỳ lạ, tôi mấy năm nay làm việc
gì cũng thuận lợi, làm việc gì cũng đều kiếm được tiền”. Cô ấy nói “Ý nói may mắn
từ trên trời rơi xuống sao, vận may đó, làm sao rơi lên đầu tôi?” Sau đó cô ấy
nói đùa với tôi, cô ấy nói “Cô Lưu! Hiện nay không chỉ là vận may từ trên trời
rơi xuống, mà toàn là tiền”. Sau khi tôi nghe điều này, tôi thật sự cảm thấy rất
vui mừng thanh thản, tôi không nói rõ cho cô ấy về mất 1000 vạn tiền oan đó. Bởi
vì nói đến chữ “xả”, tôi mới kể câu chuyện này, hy vọng mọi người có thể từ
trong câu chuyện này có thể thu hoạch được một chút lợi ích.
Cuối
cùng chúng tôi nói về Tinh tấn. Tinh tấn là tiền phương tiện của Thiền định, chính
là công phu dự bị của Thiền định. “Tinh” là chuyên tâm, chuyên tâm chính là tiếp
cận định, chuyên tâm lại nỗ lực, thanh tịnh rồi chính là Thiền định. Ngoài
không dính tướng đó gọi là “Thiền”, trong tâm bất động đó gọi là “định” Thiền định
chính là nhất tâm chuyên chú không tán loạn, nội tâm thanh tịnh, đối với bên
ngoài không khởi vọng niệm, chấp trước. Chúng ta niệm A Di Đà Phật là Thiền định,
là Chỉ quán. Cổ nhân nói, niệm Phật là Thiền định thậm thâm.
Sáu điều
cương lĩnh ở trên gọi là sáu Ba-la-mật. Phật giáo chúng ta trong cuộc sống thường
ngày, xử thế, đối nhân, tiếp vật phải tuân thủ 6 điều giới này, thì quý vị mới
có thể thật sự lìa khổ được vui.
Lại xem
hai câu này: “Vị độ
hữu tình linh đắc độ. Dĩ độ
chi giả, sử thành Phật”. Chúng sinh hữu tình chưa được độ, phải giúp họ trồng
căn lành, giúp họ có nhân duyên được độ. Đây là một tầng. Tầng thứ hai là: đã
được độ, là chỉ thiện căn chín muồi rồi. Họ ở vô lượng kiếp trước, trồng thiện
căn lâu rồi, hôm nay thiện căn chín muồi. Người ấy nghe được pháp môn này, nghe
được Phật hiệu A Di Đà Phật, sinh tâm hoan hỉ, tin sâu không nghi. Họ nghe nói
thế giới Tây Phương Cực Lạc, đặc biệt hướng về đó, khẩn trương đi. Người như vậy,
chính là cơ duyên thành Phật của họ chín muồi rồi. Chúng ta nhất định phải giúp
họ: tăng cường tín tâm, nguyện tâm của họ, trì danh niệm Phật không gián đoạn, khiến
đời này họ ta nhất định thành tựu. Hai tầng này, một là chưa chín muồi, chưa được
độ, chúng ta phải giúp họ trồng căn lành, tạo ra nhân duyên được độ cho họ; Thứ
2 là nhân duyên chín muồi rồi, chúng ta phải giúp họ đời này nhất định thành tựu.
Bộ Kinh
Vô Lượng Thọ này, chính là Phật gửi cho chúng ta: giấy bảo lãnh vãng sanh thế
giới Tây Phương Cực Lạc. Bộ kinh điển này, chính là hộ chiếu của chúng ta đến
thế giới Tây Phương Cực Lạc. Cầm lấy giấy bảo lãnh này hay không, nắm lấy hộ
chiếu này hay không, phải xem quý vị có phải chiếu theo mà làm không. Niệm rồi
có thể chiếu theo mà làm, thì quý vị nhất định vãng sanh; niệm rồi không thể
làm, chỉ là trồng căn lành mà thôi. Điều này có sự khác biệt.
Xem hai
câu kệ tụng tiếp theo:
假令供養恆沙聖
不如堅勇求正覺
“Giả
linh cúng dường Hằng sa thánh
Bất như kiên dũng cầu Chánh Giác”.
(Giả sử cúng dường Hằng sa thánh
Không bằng kiên dũng cầu Chánh Giác).
Phật
nói, giả sử có người cúng dường: Phật, Bồ-tát, La-hán nhiều như cát sông Hằng, vẫn
không bằng chính quý vị: kiên quyết dũng mãnh cầu thành Phật đạo. Ý nghĩa chính
là khuyên bảo chúng ta: nhất định phải niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, bất thoái
thành Phật. Hai câu kệ này, là nguyện tâm kiên định của chính Tỳ-kheo Pháp Tạng,
cũng là khuyến khích chúng ta giác ngộ. “Cúng dường” là tu phước. Cúng dường
thánh nhân nhiều như cát sông Hằng, A-la-hán, Bích-chi-Phật, Bồ-tát, Phật. Những
vị ấy đều là thánh nhân, chính là quý vị cúng dường thánh nhân: Nhiều như Hằng hà
sa, phước báo của quý vị rất nhiều rồi. Nhưng mà mọi người nhất định phải biết,
phước báo lớn như vậy, quý vị không ra khỏi tam giới, quý vị chỉ có thể ở tam
thiện đạo, đến nhân gian, trên trời để hưởng phước, phước hưởng hết rồi, vẫn phải
ở lục đạo tiếp tục luân hồi. Điểm này quá đáng sợ rồi. Chúng ta không thể không
biết.
Tỳ-kheo
Pháp Tạng ở đây nói với chúng ta: Chẳng bằng kiên dũng cầu Chánh
Giác. Hai câu nói này vô cùng quan trọng. Chúng ta phải luôn luôn nhắc nhở chính
mình, tu phước không bằng niệm Phật, không bằng cầu sinh Tịnh độ. Hiện nay bất
luận là đồng tu Trung Hoa, hay là đồng tu ngoại quốc, chú trọng tu phước chiếm
tuyệt đại đa số. Mục đích họ tu phước, là cầu phát tài, cầu thăng quan, cầu người
nhà bình an, vân vân… Tâm lượng này quá nhỏ, tự tư tự lợi. Mọi người nghĩ mà
xem, có thể cầu được không? Cầu không được. Bởi vì vậy là mê tín, Phật, Bồ-tát
sẽ không tiếp nhận hối lộ của quý vị.
Có một câu gọi là thế này: Trong đệ tử
nhà Phật, hễ có cầu tất có ứng. Câu nói này lý giải thế nào? Dựa theo Bố thí, Trì
giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Bát nhã sáu Ba-la-mật như lý như pháp để cầu, thật sự
là có cầu tất có ứng. Trong Phật pháp không có chút mê tín nào, Phật pháp là
phá mê khai ngộ, đó là lý tánh. Lấy kinh nghiệm của bản thân tôi, hơn 20 năm học
Phật, tôi hy vọng bản thân có thể thâm nhập kinh tạng, trí huệ như biển, biện
tài vô ngại. Chính là chư Phật Bồ-tát trong âm thầm đã gia trì cho tôi, tôi ít
nhiều có chút cảm nhận như vậy. Chính là nói trong 7, 8 năm, tôi giao lưu tâm đắc
với các đồng tu, tôi sơ bộ tóm lược tính toán một chút, ước chừng là đã giảng ba,
bốn trăm tiếng đồng hồ. Bản thân tôi cũng cảm thấy kinh ngạc, những điều này đều
là tôi giảng sao? Tôi đâu có trình độ và năng lực như vậy, đây toàn nhờ Phật lực
gia trì. Chuyện hôm nay tôi kể là chuyện thật, không phải là giả. Con người tôi
thật sự không có: bản lĩnh và năng lực lớn như vậy, thật sự là Phật lực gia
trì.
Tôi tổng kết hai câu nói như thế này: Vì
chúng sanh cầu, có cầu tất có ứng; Vì chính mình cầu, trăm cầu không ứng. Đây
là chính tôi tự tổng kết được. Vì chúng sanh cầu, có cầu tất có ứng; Vì
chính mình cầu, trăm cầu không ứng. Nếu quý vị là vì bản thân mà cầu, quý vị
cầu 100 điều, quý vị đều cầu không được, nếu quý vị vì chúng sanh mà cầu, thì một
điều cầu một điều linh.
Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện: giảng về
“Quảng tu cúng dường”, nói với chúng ta: tài cúng dường không bằng pháp cúng dường.
Pháp cúng dường tổng cộng nói về 7 điều, điều thứ nhất chính là Y giáo phụng
hành cúng dường. Đây là điều thứ nhất. Vậy nên tu học vô lượng vô biên pháp
môn, đều là cúng dường Hằng hà sa chư Phật Bồ-tát. Nói cách khác, tu học vô lượng
vô biên pháp môn, không bằng dùng tín tâm kiên định: để lão thật niệm Phật cầu sanh
Tịnh độ. Thời kỳ mạt pháp, đặc biệt là xã hội hiện đại chúng ta, Phật nói toàn
thế giới này là Ngũ trược ác thế. Trược ác đến tột cùng, từ trước tới nay, chưa
từng có trược ác như hiện tại, điều này thật khủng khiếp.
Làm sao đem những độc tố ô nhiễm này: rửa
sạch sẽ? Ngoại trừ pháp môn niệm Phật ra, không có pháp môn nào có thể giải quyết
vấn đề này. Những phương pháp khác đều không được, Tụng kinh, bái sám, chỉ
quán, toạ thiền, trì chú: đều không có cách nào gột rửa sạch sẽ những thứ ô nhiễm
này. Duy nhất câu Phật hiệu này, công đức không thể nghĩ bàn. Lão Pháp sư luôn
nhấn mạnh, công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Ngài nói: “Tất cả pháp môn đều
mất hiệu lực, câu danh hiệu này vẫn hữu hiệu. Giống như có một người mắc trọng
bệnh, thuốc gì cũng chữa không khỏi, viên thuốc này còn có thể cải tử hồi sinh,
chính là một câu danh hiệu. Bí quyết niệm là gì đây. Không hoài nghi, không xen
tạp, không gián đoạn”. Phương thuốc trị bệnh, Phật mở ra cho quý vị rồi. Vậy phải
xem quý vị tin phương thuốc này hay không, phải xem quý vị dùng phương thuốc
này hay không.
Tiếp tục xem dưới dây, bốn câu kệ tụng
này:
願當安住三摩地
恆放光明照一切
感得廣大清淨居
殊勝莊嚴無等倫輪
“Nguyện
đương an trụ tam-ma-địa
Hằng
phóng quang minh chiếu nhất thiết
Cảm đắc
quảng đại thanh tịnh cư
Thù thắng
trang nghiêm vô đẳng luân”.
(Nguyện
sẽ an trụ tam-ma-địa
Luôn
phóng quang minh chiếu hết thảy
Cảm được
cõi thanh tịnh rộng lớn
Trang
nghiêm thù thắng không đâu bằng).
Tỳ-kheo Pháp Tạng nguyện chính mình: luôn
an trụ trong “tam-ma-địa”, cũng chính là an trụ trong niệm Phật tam-muội. Hằng
phóng quang minh: Nhiếp thọ tất cả chúng sanh 10 phương thế giới, dùng tu trì đại
nguyện của bản thân, cảm ứng được đến quốc độ Phật: rộng lớn, thanh tịnh. Phật
Tịnh độ: thù thắng trang nghiêm này, là tất cả Tịnh độ của chư Phật đều không
có cách nào so sánh với Ngài.
Trước tiên xem hai câu dưới đây. “Nguyện
đương an trụ tam-ma-địa. Hằng phóng quang minh chiếu nhất thiết.” Tam-ma-địa
chính là niệm Phật tam-muội. Đây là Tỳ-kheo Pháp Tạng tự mình trụ. Ngài hiện tại
thành Phật ở Tây Phương, chính là A Di Đà Phật. Nếu có người hỏi, A Di Đà Phật trụ
nơi đâu? Nếu quý vị trả lời: A Di Đà Phật trụ ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Câu
trả lời này không thể nói không đúng, cũng không thể nói đúng hoàn toàn. Vậy
nói thế nào mới đúng hoàn toàn? A Di Đà Phật trụ ở niệm Phật tam-muội, đáp án
này là hoàn toàn chính xác, duy chỉ có trụ niệm Phật tam-muội, tâm địa mới
phóng quang minh, mà còn là quang minh vô lượng, là “hằng phóng”. Thế nào gọi
là “hằng phóng?” Chính là phóng không ngừng. Câu nói này là nói điều gì? Thời
gian nhiếp không xả, dùng quang minh nhiếp thọ tất cả chúng sanh, cũng là ý
nghĩa tịch mà thường chiếu.
Hai câu tiếp: “Cảm đắc quảng đại thanh
tịnh cư. Thù thắng trang nghiêm vô đẳng luân”. Hai câu này là nói về thế giới Tây
Phương Cực Lạc: mà Tỳ-kheo Pháp Tạng thành tựu. Thế giới Tây Phương Cực Lạc: là
cảm bởi đại nguyện thanh tịnh của A Di Đà Phật, cũng là nơi vãng sanh đến, tịnh
nghiệp của tất cả chúng sanh cảm được. Cho nên thế giới đó tốt đẹp như vậy. Câu
sau là nói: tình hình của thế giới Cực Lạc, thù thắng trang nghiêm của thế giới
Cực Lạc, là cõi nước của tất cả chư Phật mười phương: không thể so sánh được. Ngài
kiến lập nên thế giới trang nghiêm như vậy, không phải vì để một người hưởng thụ,
mà là dành cho chúng sanh thế giới mười phương: thật sự giác ngộ, đến nơi đó để
tu học, là cung cấp một nơi chốn để tu học. Ở nơi đó, tất cả chướng duyên đều
không có. Ở đó tu hành, thầy dạy, công cụ không có gì mà không viên mãn, ở đó tu
học không có chút khuyết điểm nào, vậy nên nhất định một đời thành Phật. là ân
đức vô lượng vô biên của Di Đà: đối với tất cả chúng sanh.
Lại xem bốn câu tiếp theo:
迴諸趣眾生類
速生我剎受安樂
常運慈心拔有情
度盡無邊苦眾生
“Luân hồi
chư thú chúng sanh loại
Tốc sanh ngã sát thọ an lạc
Thường vận từ tâm bạt hữu
tình
Độ tận vô biên khổ chúng
sanh”.
(Chúng sanh luân hồi trong các nẻo
Mau sanh cõi con hưởng an lạc
Thường dùng từ tâm cứu hữu
tình
Ðộ hết vô biên chúng sanh khổ).
Tỳ-kheo Pháp Tạng phát nguyện, phải cứu
giúp chúng sanh hữu tình thoát khỏi lục đạo luân hồi, khiến họ có thể nhanh
chóng vãng sanh đến: thế giới Cực Lạc thanh tịnh, rộng lớn, mà Ngài đã thành tựu,
hưởng thụ an lạc rốt ráo, lại luôn dùng đại từ đại bi,
đại nguyện đại lực: giúp đỡ chúng sanh, thệ nguyện độ tận vô lượng vô biên: chúng
sanh khổ
nạn trong lục đạo. Chính là ý nghĩa mà: bốn câu bên tên biểu đạt.
Chúng ta lại nói kỹ về hai câu trước: “Luân
hồi chư thú chúng sanh loại. Tốc sanh ngã sát thọ an lạc”. Hai câu này rõ ràng
nói cho chúng ta, đối tượng mà Ngài tiếp dẫn, đối tượng thành tựu, chính là lục
đạo chúng sanh. Câu này đặc biệt quan trọng. Chính là đối tượng mà A Di Đà Phật
tiếp dẫn, đối tượng thành tựu chính là lục đạo chúng sanh. Lục đạo chúng sanh
là khổ nhất, càng là chúng sanh khổ nạn, thứ tự độ thoát: càng phải xếp ở vị
trí ưu tiên số một, đây mới là đại từ đại bi thật sự. Thế giới Cực Lạc đối tượng
A Di Đà Phật độ: là chúng sanh, chính là: “luân hồi chư thú chúng sanh loại”. Câu
nói này chính là: đối tượng mà A Di Đà Phật cứu giúp, hy vọng họ “mau sanh cõi con
hưởng an lạc”. Bất cứ pháp môn nào, đều không nhanh bằng pháp môn này. Đáng tiếc
là rất nhiều chúng sanh: không tin tưởng, không tiếp nhận. Tuyệt đối không phải
A Di Đà Phật không tiếp dẫn quý vị, mà là chính quý vị không bằng lòng tiếp nhận.
Phật hy vọng quý vị nhanh đến thế giới Cực Lạc, để hưởng thụ “an lạc” thực sự, “an
lạc” này là quả. Có “hòa” mới có “bình”, sau khi “bình” mới có “an”, “an” xong
mới có “lạc”.
Ngày nay xã hội này hoàn toàn trái ngược,
hòa bình không còn nữa, an lạc không có nữa. Nguyên nhân ở đâu? Nguyên nhân là ở
tâm người bất bình. Vì sao bất bình? Mọi người không thể chung sống hòa thuận, thế
giới Tây Phương Cực Lạc là Đạo tràng của chư Phật Bồ-tát, Phật dạy chúng ta tu Lục
hòa kính. Lục hòa kính chính là cơ sở của an lạc. Ai tu lục hòa kính người đó
được an lạc, không tu sẽ không được an lạc. Lão Pháp sư dạy chúng ta: học Phật
nhất định phải “Nội dưỡng ngũ đức, ngoại tu lục hòa”. Ngũ đức chính là ôn,
lương, cung, kiệm, nhượng. Mỗi Đạo tràng chúng ta đều đề xướng tu lục hòa kính,
hy vọng quý đồng tu nên đem Lục hòa kính: thật sự thực hiện vào thực tế. Như vậy
điều kiện vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc: đã đầy đủ rồi.
Xem hai câu sau: “Thường vận từ tâm bạt
hữu tình. Độ tận vô biên khổ chúng sanh”. “Thường” là thời gian không gián đoạn,
“vô biên” là nói về không gian. A Di Đà Phật phổ độ chúng sanh, là tất cả thời
gian, tất cả nơi chốn đều không gián đoạn. Tâm từ bi này: là từ thanh tịnh,
bình đẳng mà sinh ra. Vậy nên gọi là đại từ đại bi. “Hữu tình” chúng sanh, bao
gồm chín pháp giới, đều là đối tượng mà A Di Đà Phật độ thoát. Sau cùng giảng về
“khổ chúng sanh”, “chúng sanh khổ” này là chỉ ai? Đây là chuyên chỉ về tam đồ lục
đạo. Vậy nên tám câu trên. Tám câu nào đây? Chính là tám câu: “Nguyện đương an
trụ tam-ma-địa. Hằng phóng quang minh chiếu nhất thiết. Cảm đắc quảng đại thanh
tịnh cư. Thù thắng trang nghiêm vô đẳng luân. Luân hồi chư thú chúng sanh loại.
Tốc sanh ngã sát thọ an lạc. Thường vận từ tâm bạt hữu tình. Độ tận vô biên khổ
chúng sanh”. Chính là tám câu kệ tụng này, là cốt lõi trong 48 nguyện của A Di
Đà Phật, đây là trọng điểm. Tám câu này: là cốt lõi trong 48 nguyện của A Di Đà
Phật, 48 nguyện chính là khai triển từ tám câu này. Cô đặc 48 nguyện chính là
tám câu này.
Bốn câu tiếp theo:
行決定堅固力
唯佛聖智能證知
縱使身止諸苦中
如是願心永不退
“Ngã hạnh
quyết định kiên cố lực
Duy Phật
thánh trí năng chứng tri
Túng sử
thân chỉ chư khổ trung
Như thị
nguyện tâm vĩnh bất thoái”.
(Hạnh
con sức quyết định kiên cố
Chỉ
thánh trí Phật chứng biết được
Dẫu
thân ở trong các điều khổ
Nguyện
tâm như thế mãi chẳng thoái).
Tỳ-kheo Pháp Tạng phát nguyện rằng, “nguyện
hạnh của con vĩnh viễn kiên định không dời, việc này duy chỉ có trí huệ của Phật:
mới có thể làm chứng minh cho con, cho dù chính thân con ở trong đại hoạn nạn cực
khổ, đại nguyện mà con phát như trên cũng vĩnh viễn sẽ không thoái chuyển”.
Xem
câu đầu tiên “Ngã hạnh quyết định kiên cố lực”. “Ngã hạnh” này chính là hạnh
nguyện của ngài Pháp Tạng, mỗi một chữ đều vô cùng quả quyết, kiên định, một
chút nghi hoặc cũng không có. “Duy Phật thánh trí năng chứng tri”. “Phật” ở đây
là chỉ Thế Gian Tự Tại Vương Phật. “Thánh trí” là đại trí huệ của Phật. Ý nghĩa
của “chứng tri” là chứng minh. Nguyện của Tỳ-kheo Pháp Tạng, chỉ có Thế Gian Tự
Tại Vương Phật biết, chỉ có Phật có thể làm minh chứng cho ngài. Chứng tỏ nguyện
của ngài chân thực sâu rộng, và nguyện mà những chư Phật khác phát tại nhân địa:
chính xác là không tương đồng.
Vậy nên chúng ta học Phật, A Di Đà Phật
là tấm gương tốt nhất để chúng ta học tập. Chúng ta phải học tập Ngài cẩn thận như
thế nào, phát nguyện ra sao, tu học thế nào. Học như vậy, chúng ta và A Di Đà
Phật đồng tâm, đồng nguyện, đồng hạnh, chúng ta là cùng chung chí hướng, nhất định
vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Hai
câu cuối cùng: “Túng sử thân chỉ chư khổ
trung. Như thị nguyện tâm vĩnh bất thoái”. Câu nói này rất khó được. Tuyệt đại
đa số người tu hành không thể chứng quả, không dễ dàng thành tựu, bệnh căn ở chỗ
nào? Bệnh căn đều do thoái chuyển, không chịu nổi sự giày vò, gặp một chút cản
trở nho nhỏ liền lùi tâm. Nguyện mà A Di Đà Phật phát, lên núi đao xuống chảo dầu
cũng không thoái tâm. “Chư khổ” nói ở đây, chính là A Di Đà Phật, chúng ta nói các
khổ này, A Di Đà Phật đã từng chịu qua chưa? Có từng chịu. Tại sao A Di Đà Phật
cũng chịu giày vò, bởi vì Ngài phải phổ độ chúng sanh. Ví dụ nói, Ngài phải hiện
thân người đến thế gian để độ chúng sanh, nếu như cần đến đường súc sinh để độ
chúng sanh, Ngài sẽ phải hiện thân súc sinh; Đến địa ngục để độ chúng sanh, Ngài
phải chịu thân địa ngục, cùng phương thức sinh hoạt của những chúng sanh đó: là
hoàn toàn tương đồng. Đây chính là điều mà Bồ-tát nói: “Ta không vào địa ngục, thì
ai vào địa ngục”. Ngài vào địa ngục để làm gì? Để giáo hóa chúng sanh, giáo hóa
chúng sanh của địa ngục, khuyên họ quay đầu là bờ, ăn năn hối lỗi. Không hiện
thân đồng loại, thì Ngài không độ được chúng sanh ở đường nào cả.
Có một câu chuyện nhỏ như vầy. Rằng Thích
Ca Mâu Ni Phật trong quá khứ, từng ở địa ngục Hỏa Xa, xe hỏa địa ngục này, xe hỏa
ấy, không phải là chúng ta ngày nay vẫn nói, xe hỏa mà chúng ta ngồi, xe hỏa
trong địa ngục đó: chỉ xe bằng sắt, đem xe sắt này nung đỏ hoàn toàn, sau đó cuộn
lăn đi qua lên thân mình, chính là chịu khổ hình như vậy. Khi đó Thích Ca Mâu
Ni Phật bởi vì ở trong địa ngục, tiểu quỷ đó để Thích Ca Mâu Ni Phật và một người
bạn khác, yêu cầu hai người họ: rút gân trên thân mình xuống làm dây thừng, để
kéo xe lửa đó. Khi ấy Thích Ca Mâu Ni Phật: nhìn người bạn của Ngài đó vô cùng
đau khổ. Mọi người nghĩ xem, việc rút gân kia: khó khăn biết bao, đau khổ biết bao.
Lúc đó, Thích Ca Mâu Ni Phật liền khởi tâm từ bi, Ngài liền nói với tiểu quỷ: “Tôi
rút hai gân chân, anh ta sẽ không phải rút nữa, tôi rút một gân chân thay anh
ta”. Tiểu quỷ đó vừa nghe, vô cùng tức giận, đem gậy răng sói ra, đập một gậy
đánh chết Thích Ca Mâu Ni Phật. Đó là quả báo, một niệm tâm từ bi đã siêu thoát
như vậy, Thích Ca Mâu Ni Phật đã ra khỏi địa ngục.
Chúng ta học Phật, mục tiêu của đời
người, phương hướng là thuần túy, không vì bản thân, vì độ chúng sanh. Tất cả nỗ
lực của chúng ta, đều là vì giúp đỡ chúng sanh: phá mê khai ngộ, lìa khổ được
vui. Có được mục tiêu và phương hướng như vậy, chúng ta mới có thể làm được: “Dẫu
thân ở trong các khổ não. Nguyện tâm như vậy mãi chẳng thoái”. Thời gian hôm
nay hết rồi, tôi chỉ giảng đến đây thôi. Cảm ơn mọi người, A Di Đà Phật!
(Hết tập 15)
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả
Tất phát Bồ-đề tâm
Tận thử nhất báo thân
Đồng sanh Cực Lạc quốc.
Nam Mô A Mi Đà Phật