Responsive Menu
Add more content here...

Thường Xử Luân Hồi, Nhi Bất Tự Tại

#Thường xử luân hồi: #chữ này có hai âm: “xứ” là danh từ, “xử” là động từ. Động từ có nghĩa là thường ở trong luân hồi;

#Nhi bất tự tại: #nhi: chữ nhi dịch là mà thì không hợp lý, chữ nhi ở đây có nghĩa là “và”. “Nhi bất tự tại” tức là thường ở trong luân hồi và không tự tại.

Ở trong luân hồi thường không tự tại được vì nghiệp chuyển mình chứ không phải mình được làm chủ. Quý vị nên nhớ chúng ta có rất nhiều nỗi khổ, mình ở trong khổ mà không biết. Ví dụ như chúng ta có nỗi khổ phải đi làm hằng ngày để kiếm đồ ăn, có việc làm mới có tiền, đâu có sung sướng. Đó là khổ mà chúng ta không biết, còn cho khổ là vui. Vì vậy thế giới này mới gọi là thế giới Ta Bà hay còn gọi là Sa Bà là kham nhẫn, thế giới của sự kham nhẫn. Kham nhẫn là chịu khổ giỏi, chúng sanh ở đây chịu khổ mà vẫn cho là vui, đâu có sung sướng gì đâu.

Còn Tây Phương Cực Lạc vui như vậy nhưng không chịu về, lại nói lên đó làm gì, ở đây thấy sung sướng mà, cũng có tiền bạc này kia hay là vợ con đầy đủ v.v… nên đó là một đều rất là đáng thương. Đó là “tà kiến nghiệp vương”, chúng ta phải cố gắng đừng rơi vào đây. Những người khác bị như vậy nhiều lắm, nhiều người tu mà họ không muốn ra khỏi sanh tử luân hồi, chỉ muốn hưởng phước báu trời người.

 

(TRÍCH VLT137 – TẠM CHIA SẺ KINH VÔ LƯỢNG THỌ – PHẨM 41: HOẶC TẬN KIẾN PHẬT- BUỔI 3 – THẦY THÍCH THIỆN TRANG)

Trả lời 0