Responsive Menu
Add more content here...

Phật Học Vấn Đáp: Đừng Trông Cậy Người Thế Gian

Nam Mô A Mi Đà Phật!

Kính chuyển đến quý đồng tu hữu duyên câu hỏi và câu trả lời rất quan trọng về việc trợ niệm cho người lâm chung!

***********

Câu hỏi (của chú Phật-tử Chúc Nghiêm, Úc châu):

Nam Mô A Di Đà Phật!

Kính bạch Thầy. Con tu trong một nhóm đồng tu, trong đó các bác rất lớn tuổi, có bác cũng đã hơn 90 tuổi. **Hôm trước chúng con có bàn về vấn đề hộ niệm, con nhận thấy có rất nhiều chư vị đồng tu rất trông chờ vô chuyện hộ niệm. Có nghĩa là tu và đến lúc lâm chung sẽ nhờ ban hộ niệm. Con thì con lại đề cao chuyện là tự tại vãng sanh. **Mặc dù về công phu thì con cũng mới vừa vào tu thôi, nhưng con nghe Pháp của Hòa thượng Tịnh Không thì ngài nói là đừng trông chờ nhiều vào chuyện hộ niệm, và quý vị phải tự tại vãng sanh thì mới chắc ăn. Có một vài lần con đi hộ niệm, thì con để ý thấy rằng, người lúc lâm chung, con ở bên Úc, con thấy gần như các trường hợp đều bị cái rèm che lại. Qua những sự việc đó con mới đề nghị các bác lớn tuổi, đừng có chờ đến lúc lâm chung rồi mới nhờ ban hộ niệm đến. Ngay từ lúc bây giờ, các bác cũng đã lớn tuổi rồi, các bác phải tập làm quen với sự cô đơn. Mặc dù biết người già rất sợ cô đơn. Mọi người ngủ hay để mặt hướng ra cửa. Nếu lúc lâm chung mà mặt mình hướng ra cửa, rồi nhiều người đi ra đi vào mình thấy động tâm liền. Cho con đề nghị các bác ngủ phải quay mặt vào tường, đổi hướng ra cửa. Xung quanh tường các bác treo hình đức Phật A Di Đà, dưới chân cũng treo hình đức Phật A Di Đà. Bên này cũng treo hình đức Phật A Di Đà. Khi ngủ không nhìn ai hết, chỉ nhìn thấy hình Phật A Di Đà. Có một số người phản đối nói là Đại sư Ấn Quang không cho treo. Con mới nói Hòa thượng Tịnh Không nói Ấn Quang Đại sư không cho treo, nhưng Hòa thượng Tịnh Không cho treo, với điều kiện trong tâm mình có Phật, lúc nào cũng nhớ đến Phật, cũng muốn ở gần Phật, thì tại sao lại không treo hình Phật. Con nhớ đến đoạn đó nên con mới đề nghị với các bác, và các bác cũng đã lớn tuổi rồi. Còn nếu còn trẻ, còn phóng túng, còn chung đụng trong gia đình thì đúng là không nên. Nhưng các bác bây giờ đã lớn tuổi, đa số là ngủ một mình, thì phải tập làm quen với sự cô đơn. Và đồng thời con đề nghị là các bác phải để máy niệm Phật ở ngay đầu giường, để tối khi lên giường các bác nghe niệm Phật, nhìn hình Phật, hạn chế gặp gỡ người nhà. Còn bây giờ mỗi ngày niệm Phật hai tiếng mà mong vãng sanh thì con thấy khó quá. Cho nên con đưa ra đề nghị đó và con nghĩ rằng nếu đến giai đoạn bệnh, không biết đi lúc nào. Trong nhóm chúng con cũng có một bác bị bệnh, mọi người xung không ngờ là bác đó đi quá nhanh. Cho nên con mới đề nghị các bác là đi ngủ mắt phải thấy hình Phật, tai phải nghe tiếng niệm Phật và trong tâm phải nhớ đến Phật. Phải niệm Phật. Như vậy thì mới giữ được Chánh-niệm, và lỡ có bị bệnh thì không phải di chuyển gì nhiều. Lúc đó do chủ quan bất chợt con nghĩ như vậy. Con không biết những ý kiến đó của con có phạm vào điều gì cấm kỵ hay không, con mong Thầy chỉ dạy lại giùm con ạ. Nam Mô A Di Đà Phật!

Trả lời:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Cám ơn chú Chúc Nghiêm. Thứ nhất là theo chú nói là đúng rồi đó, Thiện Trang cũng nói nhiều lần. Những người lớn tuổi, do duyên người ta không nghe Pháp từ hồi trẻ, nên trí người ta không khai nhiều, không hiểu nhiều, nên thường người ta trông chờ vào hộ niệm. Đây chính là một chướng ngại cho họ. Vì thực tế mà nói, sanh tử vô thường, đâu biết lúc nào đến đâu mà. Lúc đó đâu kiếm được ai để mà trợ niệm. Lỡ người ta không tới trợ niệm mình lại trông chờ, ngó đợi miết. Lúc đó thọ mạng mình hết rồi, thì phải đi thôi. Mà đi trong sự trông chờ đó thì chắc chắn không vãng sanh được. Cho nên mình phải tự trợ niệm cho mình. Cho dù hoàn cảnh mình chưa có niệm Phật tam-muội tự tại vãng sanh không quan trọng. Nhưng mình có đủ tín, nguyện, hạnh thì chắc chắn mình sẽ vãng sanh. Có người trợ niệm cũng được, không có cũng được. Đó là điều mình phải dạy cho những người lớn tuổi. Đó là điều quan trọng nhất. Nếu không họ cứ trông chờ. Rồi lúc đó oan gia trái chủ chặn đường hết. Gọi người này không được, gọi người kia không được, một hồi tức quá, rồi họ không vãng sanh đó, do tâm lý chờ. Cho nên chú làm việc đó là đúng rồi. Thứ hai là cách bố trí trong nhà, trong phòng thì đúng rồi, người lớn tuổi hoàn toàn có thể treo được các tấm hình Phật xung quanh. Trừ trường hợp là phòng ngủ còn có vợ chồng thì không nên. Còn nếu người lớn tuổi rồi thì treo được, là hợp lý. Ngài Ấn Quang Đại sư lúc đó mình phải coi ngài trả lời cho ai, đối tượng nào? Coi lại lá thư đó. Cuốn Văn Sao có thời gian phải lọc lại, nhưng mà không có thời gian. Coi lá thư đó trả lời cho đối tượng nào. Trả lời cho người lớn tuổi khác, cho người trẻ tuổi khác, từng lứa tuổi mình phải coi. Mình không thể lấy của một cá nhân đó, một đối tượng đó mà áp cho hết tất cả được. Cho nên làm điều đó được. Còn về cách xoay giường cũng có thể không cần nhất thiết phải xoay. Mình làm có cái rèm v.v… điều đó tùy theo.

Nằm như thế nào cho thoải mái nhất là được. Riêng việc xoay giường chưa có nhất thiết là quan trọng. Nhưng việc treo hình Phật là quan trọng, nên làm. Tùy cơ ứng biến. Nếu xoay được tốt thì cứ xoay, xoay giường lại. Và quan trọng nhất dạy cho họ là nếu lúc lâm chung ráng niệm Phật. Có đồng tu tới thì tốt, không có cũng không sao. Phải dạy cho người ta điều đó. Tại vì phương pháp trợ niệm cũng tốt nhưng là con dao hai lưỡi. Tức là có những người, người ta quá trông chờ trợ niệm. Rồi lúc đó không có ai tới trợ niệm, họ ra đi mất, như vậy là không được. Còn tâm của họ, lúc đó đáng lẽ tâm tập trung niệm Phật, A Di Đà Phật tới rước con. Chứ cứ nhìn đồng tu, nhìn qua nhìn lại sao không thấy. Có đứa con trai rồi nó cũng không biết Phật pháp, nó cũng chẳng điện thoại gọi nữa, nó tìm cách nào đó hoãn lại, nó không muốn… Chẳng hạn như thế thì rất là khó. Cho nên quý vị đồng tu, đối với những người lớn tuổi, ***quý vị nhớ mình phải tin Phật là quan trọng, những người thế gian không quan trọng. Có cũng được, không có cũng được. Có thì tốt, không có cũng không sao. Nếu nhân duyên thù thắng mình sẽ vãng sanh, mà không cần người trợ niệm đâu. ***Thật sự không cần đâu. Nếu yếu chút mới cần người trợ niệm. Như mẹ của Pháp sư Định Hoằng, lúc bà sắp vãng sanh, sắp ra đi, bà lên cơn đau tim, những người trợ niệm bên cạnh họ không biết, họ không thể niệm đúng giọng điệu của bà hàng ngày niệm. Bà bảo không cần niệm, mở máy được rồi. Lúc đó thấy rõ ràng rất nhiều chướng ngại. Cứ như mình trông cậy vào trợ niệm, người ta tới. Bình thường mình niệm A Di Đà Phật, họ tới niệm A Mi Đà Phật mình đã không thích rồi. Hoặc bình thường mình niệm Nam Mô A Di Đà Phật nhanh, tới lúc người ta niệm chậm quá. Niệm chậm, niệm nhanh, đủ kiểu, khó chịu. Nên cũng có chướng ngại trong đó. Không phải đồng tu trợ niệm tới là tốt đâu.

***Chỉ có chắc chắn nhất là mình dựa vào mình, là chắc chắn nhất. Cho dù mình chưa có công phu thành phiến thì cũng đừng lo. Đến lúc đó mình chỉ cần đủ tín nguyện, chắc chắn đức Phật A Di Đà đến, mình tin như vậy. Có đồng tu tới thì tốt, không có cũng không sao. Đừng có trông cậy, trông cậy người thế gian không chắc đâu. Trông cậy Phật mới chắc. ***Quý vị phải dạy họ như thế mới được. Cảm ơn chú, chú đã chia sẻ rất hay ạ, đều là những điều cần thiết cả. A Mi Đà Phật!

(Trích trong Phật Học Vấn Đáp – ngày 17.09.2021 – Thầy Thích Thiện Trang)

Trả lời 0