Responsive Menu
Add more content here...

Tập 156 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014

(Giảng lần thứ 4)

Tập 156

Phẩm thứ 5: Chí Tâm Tinh Tấn

Hòa thượng Thích Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 31 tháng 12 năm 2014.

Dịch giả: Cự Lang.

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

     Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: 阿闍黎存念,我弟子妙音,始從今日,乃至命存,皈依佛陀,兩足中尊;皈依達摩,離欲中尊;皈依僧伽,諸眾中尊。“A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thuỷ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-đà, Lưỡng túc trung tôn; quy y Đạt-ma, ly dục trung tôn; quy y Tăng-già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

     Mời xem Đại Kinh khoa chú, trang 410, hàng thứ 4 từ trái qua:

教授。宣傳聖言 “Giáo thọ. Tuyên truyền thánh ngôn” (Giáo thọ. Tuyên truyền lời Thánh), chúng ta xem chú giải, 名之為教。訓誨於義,名之為授。即教導與傳授經法義理之義。如是之善知識,稱為教授善知識,今之經文,乃其簡稱,義即導師。 “danh chi vi giáo. Huấn hối ư nghĩa, danh chi vi thọ. Tức giáo đạo dữ truyền thụ kinh pháp nghĩa lý chi nghĩa. Như thị chi Thiện tri thức, xưng vi Giáo thọ Thiện tri thức, kim chi kinh văn, nãi kỳ giản xưng, nghĩa tức Đạo sư” (Gọi đó là giáo. Với ý nghĩa răn dạy, nên gọi là thọ. Tức dạy dỗ và truyền thụ nghĩa trong nghĩa lý của kinh pháp. Bậc Thiện tri thức như vậy, được gọi là Thiện tri thức giáo thọ, kinh văn trong đây, là gọi tắt, có nghĩa là Đạo sư). Ở thế giới Cực Lạc, vị Đạo sư giáo thọ này là ai? Chính là đức A Di Đà Phật. Bồ-tát vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, chỉ cần vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, thì đều gọi là Bồ-tát, kinh văn phần sau nói rất rõ ràng, mỗi người đều là trực tiếp: tiếp thu dạy dỗ của A Di Đà Phật, dường như trong cảm giác thấy A Di Đà Phật dạy cho cá nhân ta, mỗi người đều cảm giác như vậy. A Di Đà Phật có thể phân vô lượng vô biên thân, phân thân không có mảy may khác biệt với Báo thân, đây là điều mười phương thế giới không có. Sự thù thắng không gì sánh bằng của thế giới Cực Lạc: là ở chỗ này, đức Di Đà đích thân dạy quý vị. Trong Đại thừa giáo thường nói, 佛以一音而說法,眾生隨類各得解 “Phật dĩ nhất âm nhi thuyết pháp, chúng sanh tuỳ loại các đắc giải” (Phật dùng một âm thanh để thuyết pháp, chúng sanh tuỳ mỗi loại đều hiểu được), tôi nghe những lời Phật nói là ngôn ngữ của tôi, quý vị nghe là ngôn ngữ của quý vị, người Trung Hoa nghe là ngôn ngữ Trung Hoa, người nước ngoài nghe là ngôn ngữ nước ngoài, không cần phiên dịch, đó là điều được lưu hiện bởi công đức không thể nghĩ bàn. Kim chi, chính là kinh văn ở chỗ này, là gọi tắt, vì trong kinh Đại thừa thông thường đều gọi là Đạo sư. Đạo sư của thế giới Cực Lạc nhiều, người có thể dạy chúng ta rất nhiều, các vị Pháp thân Bồ-tát, Đẳng giác Bồ-tát. Trong thế gian của chúng ta chỉ có một vị, Bồ-tát Di Lặc là Đẳng giác Bồ-tát, ngài là hậu bổ Phật của Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi pháp vận của đức Thế Tôn qua đi, ngài sẽ từ Trời Đâu Suất giáng xuống. Ngài hiện nay trú ở Trời Đâu Suất, thọ mạng trên Trời Đâu Suất hết rồi, ngài sẽ đến nhân gian để thị hiện làm Phật, trong 《彌勒下生經》Kinh Di Lặc Hạ Sanh: đã nói rất rõ ràng.

Chúng ta xem đoạn kinh văn sau đây, 願普攝 “Nguyện phổ nhiếp” (Nguyện thu nhiếp rộng lớn), đó đều là thuộc về Đại Bồ-đề tâm.

【諸天人民及蜎蠕類。來生我國。悉作菩薩。】“Chư thiên, nhân dân cập quyên nhuyễn loại. Lai sanh ngã quốc. Tất tác Bồ-tát” (Các vị trời, nhân dân và các loài ngọ nguậy sanh đến nước con, đều trở thành Bồ-tát).

Chúng ta xem chú giải của Niệm lão: “Chư thiên nhân dân,” “chư thiên” là cõi trời, bao gồm Trời Dục giới, Trời Sắc giới, Trời Vô sắc giới. Thông thường không nói Vô sắc giới, vì Trời Vô sắc giới, Phật không thuyết pháp ở đó. Những người ở nơi đó đều tự cho mình thành Phật rồi, đó là ngộ nhận. Đó là nơi tối cao của cõi trời, họ cho rằng đến nơi đó thành Phật rồi, chứng đắc Đại Niết-Bàn, thọ mạng tám vạn đại kiếp. Một đại kiếp là thế gian của chúng ta, hành tinh của chúng ta, thiên hà của chúng ta, mỗi lần thành–trụ–hoại–không gọi là một đại kiếp. Thành–trụ–hoại–không: mất bao lâu mới xảy ra một lần? Đây là hiện tượng thiên văn, thời gian rất lâu rất dài. Các vị phải hiểu được rằng, địa cầu của chúng ta có thành–trụ–hoại–không, hệ mặt trời có thành–trụ–hoại–không, hệ ngân hà có thành–trụ–hoại–không. Một Đại thiên thế giới có bao nhiêu hệ ngân hà? Mười ức hệ ngân hà, đây là một cụm hành tinh lớn, cụm hành tinh này có mười ức hệ ngân hà. Mười ức hệ ngân hà này, có thành–trụ–hoại–không, đó là những sự việc mà cõi người chúng ta không nhìn thấy được, trong kinh Phật nói vô lượng kiếp, thời gian dài như vậy. Điều đó mô tả sự việc gì? Mô tả Trời Vô sắc giới. Trời Vô sắc giới, ở trong cảnh giới của họ: không có việc làm, thế giới đó là thế giới tinh thần, không có hiện tượng vật chất, có hiện tượng tinh thần, hiện tượng tinh thần hoàn hoàn ở trong định, cho nên trong cảnh giới đó, không nhìn thấy những hiện tượng sanh diệt, vì vậy mới ngộ nhận Tứ không thiên là Thường Tịch Quang, cho đó là hoà vào Thường Tịch Quang. Họ không hề phát tâm độ chúng sanh, hoàn toàn tự mình đang hưởng thụ, có lạc, có niềm vui thanh tịnh tịch diệt, họ có thể hưởng thụ.

Thọ mạng của 80 ngàn đại kiếp hết rồi, họ không thể nâng cao lên nữa; nói cách khác: là họ sẽ đoạ lạc xuống. Đoạ đến chỗ nào? Đức Thế Tôn nói với chúng ta, quá nửa đều là đoạ lạc vào địa ngục Vô gián, đó gọi là “trèo cao thì ngã đau.” Tại sao đoạ vào địa ngục Vô gián? Lúc đó họ sanh khởi nghi ngờ, huỷ báng Phật pháp, Đại Niết-Bàn mà Phật nói, họ nói ta đã chứng đắc rồi, chứng đắc bất thoái chuyển vĩnh viễn, tại sao ta vẫn còn thoái chuyển? Ý niệm này khởi lên, đó là báng Phật, báng Pháp, báng Tăng, huỷ báng Tam Bảo, chính là nghiệp nhân của địa ngục Vô gián. Chúng ta biết rằng: trong địa ngục phải chịu tội, đại khái là thời gian đó dài tương đương: với thọ mạng của trời Vô sắc giới, đoạ lạc vào trong đó không thể ra được. Tất cả hết thảy các chủng tử bất thiện: trong A-lại-da từ vô thuỷ đến nay, ở trong địa ngục chịu quả báo, sau khi thọ xong mới có thể đi ra, thời gian này quá dài quá dài! Đó là thật sự hiểu rõ chân tướng sự thật, người ta sẽ không muốn cầu sanh cõi trời. Niềm vui thật sự, niềm vui rốt ráo: chính là thế giới Tây Phương Cực Lạc, người có trí huệ lớn, người có phước báo lớn, họ sẽ chọn thế giới Cực Lạc, lựa chọn Pháp môn này, một đời thành tựu.

Phổ nhiếp, không có một chúng sanh nào không được nhiếp thọ. Từ “chư thiên, nhân dân cập quyên nhuyễn loại”, đó là nói về đường súc sanh, cấp thấp nhất trong đường súc sanh, “quyên” là loài trùng bay, loại côn trùng bay nhỏ; “nhuyễn” là loài côn trùng bò, thấp nhất trong đường súc sanh. Súc sanh như thế: có được vãng sanh thế giới Cực Lạc hay không? Có. Tại sao có? Trong quá khứ chúng từng học Phật học, khi sắp mạng chung nhất thời mê hoặc, nên đoạ vào đường súc sanh. Côn trùng bay nhỏ như thế, thọ mạng của chúng rất ngắn, nhiều khi thọ mạng chỉ là mấy giờ thôi. Chúng ta nhìn thấy những con côn trùng này: đi trên nước, con phù du, thọ mạng của chúng sáng sanh chiều chết, trong độ khoảng mười mấy tiếng. Suốt mười mấy tiếng đó, chúng chịu tội hết chưa, có thể đầu thai đến nhân gian không? Không thể, cõi súc sanh luận về số lần. Quý vị sanh tử trong đường súc sanh này luận số lần, thì có mấy chục lần, súc sanh lớn, súc sanh như bò dê, thì mười mấy lần, mấy chục lần; động vật càng nhỏ thọ mạng càng ngắn, số lần càng nhiều, như sáng sanh chiều chết, thì phải mấy ngàn lần, mấy vạn lần, thực sự là khổ không nói nên lời! Người sợ chết, động vật nhỏ cũng sợ chết, đó gọi là人同此心,心同此理 “nhân đồng thử tâm, tâm đồng thử lý” (người cùng tâm này, tâm cùng lý này). Đây chính là nói rõ: đường địa ngục quá khổ, không chịu được, đường ngạ quỷ cũng khổ, đường súc sanh số lần chết quá nhiều. Ba đường ác không thể đến!

Sao lại đi đến ba đường ác? Sân khuể đoạ địa ngục, tâm tham đoạ ngạ quỷ, ngu si đoạ súc sanh, tham–sân–si này, tạo các nghiệp tham–sân–si, chính là tạo nghiệp của ba đường ác, tương lai chắc chắn cảm được là ba đường ác. Chúng sanh trong ba đường ác này, trong đời quá khứ, đã từng học Phật chưa? Có, vô lượng kiếp đến nay, chắc chắn họ cũng đã có sống trên cõi trời, cũng đã có sống tại cõi người, cũng từng gặp Phật pháp. Gặp được Phật pháp tại sao không thể thành tựu? Câu này đừng hỏi người nào khác, hãy hỏi chính mình. Chúng ta cả đời này nghe Phật pháp, chúng ta có nắm chắc vãng sanh hay không? Không nắm chắc vãng sanh thì sẽ giống như họ thôi. Chúng sanh trong ba đường ác, nếu trong đời quá khứ trồng thiện căn rất dày, thì họ ở đường súc sanh, ở đường ngạ quỷ, thậm chí là ở đường địa ngục: đều có thể được Bồ-tát giúp đỡ họ. Như Bồ-tát Địa Tạng mọi người đều rất quen thuộc, Bồ-tát Địa Tạng tâm từ bi sâu nặng, ngài độ chúng sanh ở nơi nào? Ở đường địa ngục. Độ những chúng sanh nào? Là chúng sanh căn chín muồi. Thế nào là căn chín muồi? Ở cõi trời cõi người tu rất tốt, đến khi hết thọ mạng, một ý niệm sai, đoạ vào địa ngục, cũng một niệm sai lầm, họ có thiện căn sâu dày, cho nên Bồ-tát ở trong địa ngục, giảng kinh thuyết pháp cho họ, họ giác ngộ, vừa giác ngộ như vậy thì rời khỏi địa ngục. Nếu có căn niệm Phật này thâm hậu, họ nghĩ đến đức A Di Đà Phật, lâm chung một niệm, mười niệm đều có thể vãng sanh, sanh đến thế giới Cực Lạc đều là Bồ-tát, không có phân biệt, “lai sanh ngã quốc, tất tác Bồ-tát”(sanh đến cõi con, đều làm Bồ-tát).

Sau đây là chú giải của Niệm lão. 群生之類 “Quần sanh chi loại” (các loài chúng sanh), quần sanh đó là chỉ cho mười pháp giới. 生其國者 “Sanh kỳ quốc giả” (Sanh về nước kia), đây là nói thế giới Cực Lạc, nếu quý vị sanh đến thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc無有二乘,唯是菩薩 “vô hữu Nhị thừa, duy thị Bồ-tát” (không có Nhị thừa, chỉ là Bồ-tát). Thế giới này của chúng ta có Nhị thừa, Đại thừa, Tiểu thừa; có Tam thừa, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, thế giới Cực Lạc không có, thế giới Cực Lạc chỉ có Nhất thừa, Nhất thừa chính là đi đến đó làm Phật, Nhất thừa là Pháp thân Bồ-tát, đi lên một bậc nữa chính là thành Phật. 必補佛位 “Tất bổ Phật vị” (Chắc chắn bổ nhiệm vào ngôi Phật), Đẳng giác chính là Hậu bổ Phật, ngài đang trong chờ đợi, thế giới nào Phật hết duyên, Phật diệt độ rồi, thì ngài đến, ngài đến nơi ấy để làm Phật, gọi là tất bổ Phật vị. 是法藏大願,稱為一乘願海 “Thị Pháp Tạng đại nguyện, xưng vi Nhất thừa nguyện hải” (Nguyện lớn của Pháp Tạng đó, gọi là nguyện hải Nhất thừa). Nhất thừa nguyện hải cụ thể chính là bốn mươi tám nguyện, phẩm sau trong kinh này, phẩm thứ sáu, chúng ta sẽ giới thiệu 48 nguyện. 悉成佛果 “Tất thành Phật quả”, sanh đến thế giới Cực Lạc, tương lai mỗi người đều thành Phật, không có ai là bị uổng công. 乃一佛乘故,無二亦無三也。是故三輩往生 “Nãi Nhất Phật thừa cố, vô nhị diệc vô tam dã. Thị cố tam bối vãng sanh” (Vì là Nhất Phật thừa, nên không hai cũng không ba, bởi vậy là ba bậc vãng sanh). Vãng sanh chia ra làm ba loại lớn, Thượng phẩm, Trung phẩm, Hạ phẩm, vì họ đều thành Phật, cho nên ba bậc bất luận là bậc nào: đều phải phát tâm Bồ-đề, phát tâm Bồ-đề quan trọng hơn gì hết. Thế nào là phát tâm Bồ-đề? Hi vọng làm Phật, tâm này chính là tâm Bồ-đề. Vãng sanh thế giới Cực Lạc, nhất định phát nguyện ta mong thành Phật, ta phải làm Phật, ý niệm này phải hết sức mạnh mẽ, thì mới sanh khởi cảm ứng đạo giao với A Di Đà Phật, từ trong Chân Tâm phát ra. Đó không phải là cuồng vọng, là chân thật, tại sao có khả năng? Vì quý vị vốn dĩ là Phật, quý vị sáng tỏ đạo lý này, không nghi hoặc nữa. Chúng ta vốn dĩ là Phật, bây giờ rất không may, mê hoặc điên đảo, đoạ lạc trong lục đạo thành phàm phu; một niệm giác ngộ, ta sẽ hồi quy về bản vị của ta, A Di Đà Phật có thể giúp đỡ ta, một đời này chắc chắn thành tựu. 

Đoạn ở phần sau là總結 Tổng kết, mời xem kinh văn:

【我立是願。都勝無數諸佛國者。寧可得否。】“Ngã lập thị nguyện, đô thắng vô số chư Phật quốc giả, ninh khả đắc phủ” (Con lập nguyện này: đều hơn vô số cõi nước chư Phật, có thể được chăng?)

Tỳ-kheo Pháp Tạng ở trước thầy của mình, thầy của ngài là đức Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, cầu thầy làm chứng cho ngài, ngài lập nguyện này, người Trung Hoa gọi là lập chí. Người không lập chí thì cả đời sẽ không có thành tựu, tại sao? Bởi họ không có mục tiêu. Học Phật phải phát tâm, không phát tâm thì không thành tựu. Nhất định phải thành tựu, có thành tựu. Chúng ta nhìn thấy Tỳ-kheo Pháp Tạng: làm gương mẫu cho chúng ta, không những ngài muốn làm Phật, mà còn phải vượt hơn vô số các cõi nước chư Phật. Phải vượt qua tất cả chư Phật, có thể làm được không? Chúng ta xem chú giải này, lời chú của Niệm lão, cuối cùng trong đoạn này, thỉnh Phật chứng minh, “Ngã lập thị nguyện, đô thắng vô số chư Phật quốc giả, ninh khả đắc phủ”, nguyện cõi nước mà tương lai mình sẽ thành tựu, 佛國勝餘佛國 “Phật quốc thắng dư Phật quốc” (Cõi Phật vượt hơn các cõi Phật khác), không biết có thể làm được không? 請佛垂訓 “Thỉnh Phật thuỳ huấn” (Thỉnh Phật rủ lòng dạy bảo). Nguyện này phát ra quá lớn!

Phần kinh văn sau, Phật chứng minh cho ngài, 佛為證成 “Phật vị chứng thành”(Phật chứng minh thành tựu cho). Chia thành hai khoa, chia hai đoạn, đoạn thứ nhất佛令自攝“Phật linh tự nhiếp” (Phật khiến tự nhiếp), chia ba đoạn nhỏ, phần sau là đoạn nhỏ thứ nhất:

【世間自在王佛。即為法藏而說經言。譬如大海一人斗量。經歷劫數。尚可窮底。】“Thế Gian Tự Tại Vương Phật, tức vị Pháp Tạng nhi thuyết Kinh ngôn: Thí như đại hải nhất nhân đấu lượng, kinh lịch kiếp số, thượng khả cùng để” (Thế Gian Tự Tại Vương Phật: liền vì Pháp Tạng mà nói kinh rằng: Ví như một người [dùng] đấu đong lường biển lớn, trải qua nhiều kiếp, vẫn có thể hết tận đáy).

Đây là tỉ dụ, khuyến khích mỗi người phải siêng năng, có thể làm được, nếu thoái tâm thì không làm được. Niệm lão ở trong đây giới thiệu đơn giản đại ý trong đoạn này. Phật trả lời ngài Pháp Tạng, ví như có một người dùng đấu để lường nước biển, 久經時劫,尚可窮見海底“cửu kinh thời kiếp, thượng khả cùng kiến hải để”(qua thời kiếp lâu, vẫn có thể thấy đáy biển). Lượng nước biển hết cạn, chỉ cần thời gian lâu vậy, quý vị cứ múc cứ múc cũng có thể hết sạch lượng nước, dùng tỉ dụ như vậy.

Phần sau正說 Chánh thuyết, câu thứ nhất trong kinh văn:

【人有至心求道。】“Nhân hữu chí tâm cầu đạo.” (Người có chí tâm cầu đạo).

“Chí tâm” này chính là Chân Tâm, chân thành đến cực điểm là chí tâm.

【精進不止。】“Tinh tấn bất chỉ.” (Tinh tấn không ngừng).

Dũng mãnh tinh tấn không ngừng nghỉ.

【會當剋果。何願不得。】“Hội đương khắc quả, hà nguyện bất đắc” (Thì chắc chắn đạt kết quả, nguyện nào không được).

Quý vị nhất định sẽ có kết quả. Chúng ta xem chú giải của Niệm lão, 人能以至心 “nhân năng dĩ chí tâm” (người có thể dùng chí tâm), tâm đến tột cùng, chân thành đến cực điểm, tâm cầu đạo như vậy, có thể精進不已 “tinh tấn bất dĩ” (tinh tấn không thôi), chính là tinh tấn không ngừng, 必皆得果 “tất giai đắc quả” (chắc chắn đều được kết quả). Hội đương khắc quả, chữ “Hội”, Pháp sư Nghĩa Tịch nói: 皆也”giai dã”(nghĩa là đều). Pháp sư Cảnh Hưng nói: 亦必也 “diệc tất dã” (rốt cuộc ắt hẳn). Chữ “khắc” bên cạnh là chữ “đao”, trong chữ “khắc” có một chữ “thốn”, “khắc” () là một ý nghĩa, chữ giản thể bây giờ đều dùng, là chữ “khắc” (). 義為殺也,必也,遂也,得也 “Nghĩa vi sát giả, tất giả, toại giả, đắc giả” (Có nghĩa là: giết, ắt hẳn, thành tựu, được), có nhiều ý nghĩa lắm. Văn tự Trung Hoa hàm chứa nhiều ý nghĩa, nhìn xem dùng ý nghĩa nào thích hợp, chúng ta sẽ áp dụng ý nghĩa đó. Trong đó có ý nghĩa là thành tựu, có được, quý vị nhất định sẽ đạt được: quả báo mà quý vị mong cầu, cho nên nói又有何願,不能求得 “hựu hữu hà nguyện, bất năng cầu đắc” (lại có nguyện nào, không thể cầu được), có nguyện ắt thành. A Di Đà Phật biểu pháp vì chúng ta, nguyện của Ngài lớn như thế cũng có thể thành tựu, huống chi nguyện nhỏ. Nguyên lý là gì? Trong Đại thừa giáo có một câu phải ghi nhớ, 一切法從心想生 “nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh” (tất cả các pháp sanh từ tâm tưởng), đây chính là nguyên lý. Vì sao quý vị có thể thành công? Bởi tất cả pháp là từ tâm tưởng sanh. Thế giới Cực Lạc là do tâm tưởng của A Di Đà Phật sanh ra, chính là điều được nói ở đây.

“Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”: được các nhà Cơ học lượng tử hiện đại chứng minh rồi, báo cáo mà chúng ta nhìn thấy, là báo cáo của Max Planck, nhà Vật lý học người Đức, cả đời ông nghiên cứu hiện tượng vật chất, vật chất rốt cuộc là gì, đích thực được ông phát hiện ra. Nghiên cứu đề tài này 400 năm, biết bao nhiêu người đang nghiên cứu, người này tiếp nối người kia, đến 20 năm gần đây, như 2-30 năm nay, được lộ rõ. Vật chất đến từ đâu? Là ảo tướng do ý niệm biến hiện, không phải là thật. Cho nên ông phát biểu nghiên cứu báo cáo, nói thế gian này: căn bản không có hiện tượng vật chất tồn tại, hiện tượng vật chất đều là giả. Giống như trong Kinh Kim Cang đã nói, đức Phật ở trong Kinh Kim Cang nói với chúng ta: 凡所有相,皆是虛妄 “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (Tất cả các tướng đều là giả), tướng tức là hiện tượng vật chất. Đề xuất, đây là lý luận mới, trước đây chưa từng có, 以心控物 “dĩ tâm khống vật” (dùng tâm kiểm soát vật), chính là dùng ý niệm: có thể kiểm soát hiện tượng vật chất. Hiểu được đạo lý này là làm được rồi. Trong địa cầu chúng ta hiện giờ là một khối hỗn loạn, tai nạn trong địa cầu vô cùng dồn dập, duyên cớ là gì? Quay đầu nhìn lại xem: đức Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho chúng ta: thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật, trang nghiêm tốt đẹp đến tột cùng. Nơi đó xã hội an định, môi trường cư trú không có tai nạn, nguyên nhân là gì? Người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, người người đều là Bồ-tát, Bồ-tát có tâm gì? Đại từ đại bi. Thế giới Cực Lạc thành tựu ra sao? Do đại từ đại bi thành tựu. Thế giới chúng ta, thế giới này hiện nay thành tựu thế nào? Do tham–sân–si–mạn–nghi thành tựu, do tự tư tự lợi thành tựu. So sánh vậy là quý vị hiểu. Thế giới của chúng ta đây: có thể biến thành thế giới Cực Lạc không? Câu trả lời là chắc chắn, chỉ cần cư dân trên địa cầu: người người đều có thể có đại từ đại bi, xả mình vì người, thì địa cầu này sẽ biến thành thế giới Cực Lạc. Những điều trong Kinh Vô Lượng Thọ đã nói: đều thực hiện được toàn bộ, thì thế giới Cực Lạc sẽ hình thành ở trên địa cầu. Vì môi trường vật chất chuyển đổi theo ý niệm, ý niệm thiện là hai đường người và trời; ý niệm bất thiện chính là súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Điều đó đến từ đâu? Sanh theo ý niệm.

Đại sư Huệ Năng cũng nói rõ ràng, chúng ta phải biết nghe. Ngài khai ngộ, có câu nói cuối cùng rằng: 何期自性,能生萬法 “Hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp” (Ngờ đâu Tự Tánh, có thể sanh muôn pháp), Tự Tánh là Chân Tâm của chúng ta. Toàn thể vũ trụ đến từ đâu? Do chính tâm niệm của chúng ta biến hiện ra. Có thể sanh ra là thật, nó không sanh không diệt, những gì được hiện ra đều là hiện tượng có sanh diệt. Cho dù Thật Báo Trang Nghiêm độ: không nhìn thấy sanh diệt, nó có ẩn hiện, ẩn chính là diệt, hiện chính là sanh. Chúng sanh có cảm, thì Phật có ứng, đó chính là ẩn hiện. Tâm cảm của chúng ta biến mất, thì tướng được Tự Tánh hiện ra cũng biến mất. Đạo lý này rất sâu. Phật đã nói qua, ai biết? Phật biết, ngoại trừ Phật ra còn có bốn người biết. Đó là để nói rõ sự việc này: không phải chỉ một mình Phật biết. Bốn người này là ai? Bát địa Bồ-tát, Cửu địa Bồ-tát, Thập địa Bồ-tát, Đẳng giác Bồ-tát, bốn người này biết, công phu đạo hạnh các ngài sâu, các ngài nhìn thấy, Phật nhìn thấy, các ngài đều nhìn thấy. Thất địa trở xuống chỉ có thể nói: nghe Phật nói qua, bản thân không tự nhìn thấy được, nâng lên một cấp nữa thì sẽ thấy. Phật giáo là khoa học, quý vị đã nghe những thứ không tính toán được, phải chứng thực mới tính toán được. Quý vị cần phải chứng đến Bát địa trở lên, điều tự mình nhìn thấy đó là thật, sự tinh toán này: nếu không phải là quý vị do nghe Phật nói. Những điều nghe Phật nói nhất định phải có chứng, điều mà Phật pháp coi trọng, đầu tiên là quý vị phải tin tưởng, thứ hai là phải lý giải, thứ ba là phải thật sự thực hiện công phu tu hành, cuối cùng là chứng, chứng minh được điều Phật dạy, không chứng được thì không có tác dụng, có bốn bước tín–giải–hành–chứng.

Chúng ta xem tiếp, trong彭紹升居士《無量壽經起信論》 “Bành Thiệu Thăng Cư sĩ Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận” (Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận của Cư sĩ Bành Thiệu Thăng) đã giải thích. Cư sĩ Bành là người sống vào thời vua Càn Long nhà Thanh, vị Cư sĩ này cũng là bậc tái lai, thông minh. Chúng ta đọc truyện ký của ngài, ngài 19 tuổi đỗ đạt Tiến sĩ, rất khó được. Trong thời đại đó Tiến sĩ là học vị cao nhất. 20 tuổi thành niên, thành nhân, 19 tuổi gọi là Đồng tử. Hoàn cảnh gia đình ngài tốt, cha ngài là Binh bộ Thượng thư, so với hiện tại là tương đương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Hoàng đế Càn Long, hoàn cảnh gia đình tốt. Cho nên ngài không làm quan, ngài học Phật, ngài tu đạo, được đào tạo rất sâu về Nho–Thích–Đạo, cuối cùng ngài niệm Phật vãng sanh. Ngài có một quyển sách, là bản tiết giảo Kinh Vô Lượng Thọ, do ngài viết. Quyển sách đó cũng là: sách quan trọng ở trong Tịnh Tông, Kinh Vô Lượng Thọ có 9 phiên bản, bản này cũng là một trong số đó. Ngài giải thích rằng: 法藏云:我發無上正覺之心。當知無上正覺,一切願王從此出生,一切淨土從此建立 “Pháp Tạng vân: Ngã phát Vô-thượng Chánh-giác chi tâm. Đương tri Vô-thượng Chánh-giác, nhất thiết nguyện vương tùng thử xuất sanh, nhất thiết Tịnh Độ tùng thử kiến lập” (ngài Pháp Tạng nói: Con phát tâm Vô-thượng Chánh-giác. Nên biết Vô-thượng Chánh-giác, tất cả các nguyện vương sanh ra từ đó, tất cả các Tịnh Độ xây dựng từ đó). Cư sĩ Bành khuyên chúng ta phải học A Di Đà Phật, A Di Đà Phật khi chưa thành Phật, đã phát tâm lớn như vậy, chúng ta phải có sự gan dạ sáng suốt này, phải phát tâm giống như Ngài, nguyện giống như Ngài, thành tựu của chúng ta giống như Ngài, đó là điều chính xác. Vô-thượng Chánh-giác chính là chứng đắc Phật quả rốt ráo viên mãn, Kinh Hoa Nghiêm gọi là Diệu giác. Trên Diệu giác không còn nữa, trên Đẳng giác còn có Diệu giác, trên Diệu giác thì không có, xưng là Vô-thượng. Ở trên vị thứ này, tất cả nguyện vương, tất cả nguyện vương này nói cho đơn giản chính là, 十大願王 Thập đại Nguyện vương mà Bồ-tát Phổ Hiền: đã nói trong Kinh Hoa Nghiêm, sanh ra từ chỗ này. Đây là nguyện, chính là tâm tưởng. Phần sau, tất cả Tịnh Độ gây dựng từ đó, đây chính là sự, đây chính là tướng, thành tựu thật rồi, tất cả Tịnh Độ chính là sanh từ tâm tưởng.

Tại sao cần có tất cả Tịnh độ? Tịnh độ là vì chúng sanh mà kiến lập, căn tánh chúng sanh khác nhau. Ở thế gian của chúng ta, bậc phước báo lớn, trí huệ cao, họ cư trú ở trời Dục giới, trời Sắc giới, ấy là tâm tưởng của họ sanh. Phước báo thua một bậc thì ở cõi người, cõi người cũng khác nhau, có người ở cõi người sống ở Tịnh độ, có người tại cõi người sống ở Uế độ. Địa cầu bây giờ cũng như vậy, chúng tôi ở New Zealand, tại Úc Châu, nhìn thấy Tịnh độ, nơi đó không có ô nhiễm, nơi đó không có người xấu. Như Trung Quốc có Tịnh độ hay không? Có, ở trong núi sâu. Mấy hôm trước có một người bạn nói với tôi, ở trong núi sâu, ông ta tu đạo, ông biết:  có người tu đạo trong núi sâu, người có tuổi nhỏ nhất là 130 tuổi, người có tuổi lớn nhất hơn 160 tuổi, đó là sự thật không phải là giả. Ở trong núi sâu ấy là Tịnh độ, không bị người quấy nhiễu, thanh tịnh vô vi. Mỗi người có nguyện khác nhau, những người ấy ở trong núi sâu, rời bỏ thành thị, ngay cả nông thôn cũng rời bỏ, tìm nơi núi sâu không có dấu chân người, đi đến đó tu hành, thành tựu đạo nghiệp. Ở nơi đó đều là người tu hành thật sự, số người ít! Cho nên chúng ta có thể hiểu rằng: tất cả Tịnh độ gây dựng từ đó.

才發此心,極樂莊嚴一時具足 “Tài phát thử tâm, Cực Lạc trang nghiêm nhất thời cụ túc” (mới phát tâm này, sự trang nghiêm cõi Cực Lạc một lúc đầy đủ). Hễ động ý niệm, thì cảnh giới xuất hiện. Chưa động ý niệm thì không có gì cả, là một khối Thường Tịch Quang; hễ động ý niệm thì thế giới này hình thành. Thế giới có bao lớn? Đều là tâm tưởng chúng ta sanh ra, nhưng chúng ta không biết. Tại sao không biết? Tâm mê rồi, giác ngộ thì sẽ biết. Giác ngộ nghĩa là gì? Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh gọi là giác ngộ, giác rồi đều biết, chưa giống nhau thì không biết. Khi mê thì điều gì cũng không biết, quý vị biết một chút chút trước mắt, Nhục nhãn của quý vị có thể nhìn thấy, Nhục nhĩ của quý vị có thể nghe được, đó là trong phạm vi nhỏ. Chúng ta ngày nay dựa vào thông tin, vệ tinh, truyền hình, internet, những công cụ này, biết địa cầu lớn biết bao. Ngoài địa cầu có rất nhiều hành tinh, chúng ta ban đêm nhìn lên bầu trời, đích thực có vô lượng vô số các vì sao. Rất nhiều những vì sao đó giống với địa cầu, có chúng sanh cư trú hay không? Khẳng định có, chúng sanh đa dạng vô vàn.

Học Phật, tại sao học Phật? Để hiểu rõ chân tướng vũ trụ, hiểu rõ chân tướng của tất cả các pháp. Tại sao? Vì vốn dĩ hiểu rõ, sau vì mê mới quên mất, mới không hiểu rõ nữa. Phật pháp giúp chúng ta quay đầu, giúp cho chúng ta khôi phục bản năng. Sáu loại thần thông đều là bản năng, mỗi người đều có đầy đủ, quảng đại không ngằn mé giống như Phật. Phật nói với chúng ta心外無法 “tâm ngoại vô pháp” (không có pháp nào ngoài tâm), cầu pháp ngoài tâm là sai hết rồi, Phật gọi đó là ngoại đạo, cầu pháp ngoài tâm là ngoại đạo. Phật pháp hoàn toàn từ chính mình tu, từ trong tâm mà cầu, cầu giác ngộ. Giác ngộ cầu pháp thế nào? Đem những thứ làm chướng ngại sự giác ngộ buông xuống hết thảy, khởi tâm động niệm chướng ngại giác ngộ, phân biệt làm chướng ngại giác ngộ, chấp trước là chướng ngại giác ngộ nghiêm trọng. Do đó tu hành là tu sửa hành vi của chúng ta, chúng ta khởi tâm động niệm là hành vi của tâm, ngôn ngữ là hành vi của khẩu, tạo tác là hành vi của thân. Hiện giờ chúng ta, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác sai hoàn toàn! Do đó xuất hiện rất nhiều hiện tượng sai lầm, đó chính là vũ trụ trong cảm quan của chúng ta ngày nay.

Nếu chúng ta có thể giữ được tiêu chuẩn của Thánh nhân, không đạt được cảnh giới của các ngài, nhưng giữ tiêu chuẩn của ngài, tiêu chuẩn của ngài là 五倫、五常、四維、八德 Ngũ luân, Ngũ thường, Tứ duy, Bát đức, chúng ta có thể giữ được điều này, thì địa cầu của chúng ta chính là thái bình thịnh thế, mọi người sinh sống đều rất hạnh phúc, rất mỹ mãn. Muốn khôi phục mặt mũi vốn có của chúng ta, thì phải học Phật, phải đem ba loại chướng ngại lớn: buông xuống hết toàn bộ, quay về với Tự Tánh. Tự Tánh thì như Đại sư Huệ Năng đã nói, đó là thanh tịnh, không có mảy may ô nhiễm, chẳng sanh chẳng diệt, bản năng của Tự Tánh đầy đủ vô lượng trí huệ, cho nên trí huệ không phải là đến từ bên ngoài, mà vốn mình đã có, vô lượng tài nghệ, vô lượng đức năng, vô lượng tướng hảo, mọi thứ đều là vô lượng. Thế giới Cực Lạc được hiện ra bởi A Di Đà Phật, Tự Tánh của chính chúng ta cũng có thể hiện ra, hiện ra giống như của Ngài, không sai khác một mảy may nào với Ngài. Vãng sanh đến thế giới Cực Lạc là Tự Tánh Tịnh độ, là Tự Tánh Di Đà. A Di Đà Phật đến từ đâu? Cũng là do Tự Tánh của ta biến hiện ra. Đạo lý này phải hiểu, đạo lý này phải tin tưởng, không thể nghi ngờ.

Phật dạy dỗ chúng ta không có điều gì khác, là buông xuống mà thôi. Buông xuống là công phu, buông xuống là quý vị nhìn thấu. Nhìn thấu điều gì? Nhìn thấy chân tướng sự thật, gọi là nhìn thấu. Chân tướng sự thật là gì? Tất cả hết thảy hiện tượng là giả, hiện tượng vật chất, hiện tượng tâm lý, hiện tượng tự nhiên toàn bộ là giả. Quý vị thật nhìn thấu, là giả thì thế nào? Giả thì sẽ không để ở trong tâm nữa, thì đúng rồi. Chúng ta ngày nay để những thứ giả trong tâm, thật thì là hoàn toàn không biết, đó gọi là phàm phu, đó là gây nên luân hồi sanh tử, khổ không nói nên lời. Cho nên ở đây đã nói, Tịnh độ đến từ đâu? Tịnh độ sanh ra từ nguyện. Nguyện của đức A Di Đà Phật thiện, thuần tịnh thuần thiện, cho nên những hiện tượng được sanh ra, hiện tượng vật chất, hiện tượng tâm lý, hiện tượng tự nhiên: đều tốt đẹp đến cực độ, tìm không thấy một chút lỗi nào, thực sự khiến người ta xứng tâm như ý. Tự Tánh của chúng ta với A Di Đà Phật là bình đẳng, là một không phải hai, chúng ta với Ngài đồng tâm, đồng nguyện, đồng đức, đồng hạnh, có lẽ nào không sanh được thế giới Cực Lạc! Cho nên chúng ta phải có tín nguyện kiên định, lão thật niệm Phật, bèn niệm một câu A Di Đà Phật này. Mọi lúc mọi nơi, đều không thể bỏ, miệng không niệm thì tâm niệm, trong tâm luôn có A Di Đà Phật, thì quý vị thành Phật. Trong tâm không thể có tham–sân–si, có tham–sân–si là tạo ba đường ác. Ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh đến từ đâu? Là do những ý niệm tham–sân–si: của chính mình niệm ra, quý vị làm sao có thể trách ai được? Cõi người là do niệm Ngũ luân Ngũ thường tạo ra, thường niệm luân thường thì không mất thân người, đời sau vẫn được thân người. Cõi trời là do đại từ bi, đại trí huệ biến hiện ra, cao hơn cõi người rất nhiều.

Chúng ta đọc đoạn này thì biết rõ. Lời tiếp theo đây là Nên biết Vô-thượng Chánh-giác, tất cả các nguyện vương sanh ra từ đó, đây là lời của Cư sĩ Bành, ngài giải thích cho chúng ta: “ngã phát Vô-thượng Chánh-giác chi tâm”, giải thích cho chúng ta điều này, nói極樂莊嚴一時具足,故曰“Cực Lạc trang nghiêm nhất thời cụ túc, cố viết”(sự trang nghiêm của Cực Lạc một lúc đầy đủ, nên nói:), lời ở phần sau là của Cư sĩ Bành. “Chí tâm cầu đạo, tinh tấn bất chỉ, hội đương khắc quả, hà nguyện bất đắc”, đây là kinh văn của kinh này, 所以者何 “sở dĩ giả hà” (vì sao như thế), tại sao? 一切法不離自心故 “Nhất thiết pháp bất ly tự tâm cố” (Vì tất cả các pháp không lìa tâm mình). 彭氏之說 “Bành thị sở thuyết” (Thuyết của ngài Bành), là Cư sĩ Bành Thế Thanh đã nói, 道出世尊此答之本意 “đạo xuất Thế Tôn thử đáp chi bổn ý” (nói ra ý chính trong lời đáp của đức Thế Tôn), ý là đức Thế Tôn trả lời Bồ-tát Pháp Tạng. 蓋發起至心,必含聖果 “Cái phát khởi chí tâm, tất hàm Thánh quả” (Nói về phát khởi chí tâm, ắt bao gồm quả Thánh), chúng ta nơi đây thật phát tâm, thì thế giới Tây phương Cực Lạc có một phần niệm lực: của chúng ta ở trong đó, niệm lực này biến thành hoa sen, trong hoa sen còn có tên của mình, chắc chắn sẽ không sai, tương lai báo tận, A Di Đà Phật sẽ cầm hoa sen đó đến tiếp dẫn, trong kinh nói rõ rõ ràng ràng. Cho nên, phát khởi chí tâm chắc chắn bao gồm Thánh quả, 因徹果海,華果同時,但當精進,何願不得 “nhân triệt quả hải, hoa quả đồng thời, đãn đương tinh tấn, hà nguyện bất đắc” (nhân thấu suốt biển quả, hoa và quả cùng lúc, chỉ nên tinh tấn, thì nguyện nào không được), thật vậy. 一切因果不離自心,無有一法居於心外 “Nhất thiết nhân quả bất ly tự tâm, vô hữu nhất pháp cư ư tâm ngoại” (Mọi điều nhân quả chẳng lìa tâm mình, không có một pháp ở bên ngoài tâm), hai câu này nói hay lắm! Tín tâm của chúng ta kiến lập từ trong đó. Cho nên ý niệm phải cẩn thận, buông xuống những tâm niệm sai lầm hết sức có thể, lấy Chánh niệm, Chánh niệm chính là: ý niệm cầu sanh thế giới Cực Lạc, ý niệm thân cận đức A Di Đà Phật, ý niệm này phải luôn luôn sanh khởi, từng giờ từng phút đều có ý niệm này, tốt! Có ý niệm này: chính là tự chúng ta đã gia nhập thế giới Cực Lạc, gia nhập đoàn thể của đức A Di Đà Phật, công đức chân thật. Phải ghi nhớ, mọi điều nhân quả chẳng lìa tâm mình, tín nguyện trì danh là nhân, vãng sanh thế giới Cực Lạc là quả, không có một pháp nằm ở ngoài tâm, ngoài tâm không có pháp. 

          Phần sau, 結歸自心 “kết quy tự tâm” (kết lại tâm mình), đây có ba đoạn, đoạn nhỏ thứ nhất自修 Tự tu, Phật nói với ngài:

【汝自思惟。修何方便。而能成就佛剎莊嚴。】“Nhữ tự tư duy, tu hà phương tiện, nhi năng thành tựu Phật sát trang nghiêm” (Ông tự tư duy, tu phương tiện nào, để thành tựu được cõi Phật trang nghiêm).

Trong chú giải của Niệm lão nói, văn sau dùng ba chữ“tự”, câu thứ nhất “nhữ tự tư duy”(ông tự tư duy), tiếp theo nói汝自當知 “nhữ tự đương tri” (ông nên tự biết), đằng sau nói汝應自攝 “nhữ ưng tự nhiếp” (ông nên tự nhiếp thủ). 世尊不直截作答,但直指三個自字,實是老婆心切,深意存焉 “Thế Tôn bất trực tiệt tác đáp, đãn trực chỉ tam cá tự tự, thật thị lão bà tâm thiết, thâm ý tồn yên” (Đức Thế Tôn không trả lời thẳng thắn ngay, nhưng trực chỉ cho ba chữ tự, thực sự là nhiệt tâm thương cảm, gửi trao thâm ý). Thâm ý này rất sâu, chính điều phần trước chúng ta đã nói “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”. Người đời hay nói một câu, nói không sai, nhưng họ không lý giải thật sự, đó chính là心想事成 “tâm tưởng sự thành”, đây là lời nhà Phật, tưởng thiện việc thiện thành, tưởng ác việc ác thành. Chúng ta muốn khu vực mà chúng ta sống: an định hài hoà, mưa thuận gió hoà, không có tất cả tai nạn, có thể làm được không? Có thể. Chúng ta có thể làm được, nhưng người khác không phải tưởng như thế, vậy phải làm sao? Các nhà Cơ học lượng tử ngày nay phát hiện, năng lượng của niệm lực là không thể tính đếm được, thật sự không thể nghĩ bàn. Trên địa cầu chúng ta hiện nay có 7 tỷ người, những người đó tưởng gì? Có thể nói tuyệt đại đa số đều là bất thiện. Còn có thể cứu địa cầu này không? Câu trả lời là chắc chắn, có thể cứu, chỉ cần có một số người: suy nghĩ thuần chánh thuần tịnh. Có bao nhiêu người? Các nhà khoa học nói với chúng ta, căn bậc hai một phần trăm của tổng dân số, căn bậc hai một phần một trăm của 7 tỷ người: là khoảng hơn 8000 người, vẫn chưa đến 10.000 người, trên Địa cầu có thể có những người như vậy: ý nghĩ thuần chánh, thì có thể hoá giải tai nạn. Đây chính là người Trung Hoa nói邪不勝正 “tà bất thắng chánh” (tà không hơn chánh). Một người có tư tưởng thuần chánh, người có ý nghĩ thanh tịnh, thì họ có thể chống chọi một trăm vạn, một ngàn vạn, có năng lượng lớn như vậy. Sự việc này trong kinh Phật nói rõ ràng, nhưng người học tập kinh Phật chúng ta: có thể nghi ngờ, vì chúng ta không cách nào nghĩ thông. Ngày nay chúng ta được được giúp đỡ bởi: báo cáo của Cơ học lượng tử, họ nghiên cứu rằng thật sự có năng lượng này, chúng ta đối với những điều đã nói trong kinh Phật không nghi ngờ gì nữa. Hy vọng các Đệ tử Phật chúng ta phát tâm.

Nhưng mà ngày nay, chúng ta bỏ mất giáo dục truyền thống: đã 200 năm. Nền giáo dục cắm rễ truyền thống, chúng ta đều chưa được tiếp thu, rễ không sâu. Không sâu thì thế nào? Dễ dàng lung lay, lung lay bất định. Xã hội hiện nay khoa học công nghệ phát triển, sức mạnh cám dỗ lớn bao nhiêu? không chỉ gấp hơn 100 lần: so với 100 năm trước, so với 200 năm trước mà nói, có lẽ hơn gấp ngàn lần. Cho nên ngày nay điều khó nhất của học Phật là gì? Tín tâm, nguyện tâm. Chúng ta thực tại nói: quá dễ dàng lung lay, không có niềm tin kiên cố, thì tương lai vẫn sẽ phải luân hồi trong lục đạo; luân hồi trong sáu đường có thể được thân người nữa, hoặc là sanh đến trời Dục giới, đó đã là rất khá rồi. Thành tựu đạo nghiệp, vãng sanh Tịnh độ dường như rất khó, khó tại vì đâu? Tín tâm dao động bất định. Nếu niềm tin kiên định thì sẽ không bị: môi trường vật chất này dẫn dụ, hoàn toàn có thể không động tâm, đạo nghiệp của chúng ta sẽ có thể thành công, cầu sanh Tịnh độ nhất định có thể mãn nguyện, điều này quan trọng hơn gì hết.

Phải tin rằng tất cả nhân quả không rời tâm mình. Chúng ta ở trong luân hồi lục đạo, những thứ chúng ta thọ là quả báo. Hiện tiền ta thọ là quả báo gì, cho thấy điều gì? Đó là nhân mà ta đã tạo trước kia. Hiện tiền tất cả những ý niệm, ngôn ngữ, hành vi của ta hiện tại, đó là cảm cho quả báo đời sau. Nhân thiện của chúng ta trong một đời này, không có bất thiện, quả báo đời sau sẽ tốt. Đời sau không mong phước báo nhân thiên, ta chỉ cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật, ở thế giới Cực Lạc thành tựu nguyện vọng của ta. Làm được, vãng sanh thế giới Cực Lạc dễ hơn sanh thiên, cũng dễ hơn đời sau được thân người, tại sao không làm? Trong cuộc sống hàng ngày, khởi tâm động niệm phải biết: nhân quả chẳng lìa tâm mình, ý niệm của ta: sẽ cảm chiêu quả báo như thế nào, thế là buông xuống được tất cả tạp niệm, nhất tâm chánh niệm, chánh niệm này chính là một câu A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chẳng lìa tâm mình. Cho nên kinh văn ở sau kết quy tự tâm, chính là đạo lý này. Ý nghĩa trong đó rất sâu, nhữ tự tư duy, nhữ tự đương tri, nhữ ưng tự nhiếp, ba chữ “tự” này cần chi hỏi người, hỏi chính mình là thành tựu rồi. Ở nơi này một hỏi một đáp, chúng ta thể hội được nghĩa chân thật thì được thọ dụng. Ở trong đó cũng có thể thể hội được, thầy của Ngài là Thế Gian Tự Tại Vương Phật: dạy học cao minh, luôn luôn đều đang gợi ý quý vị, hy vọng quý vị sẽ ngộ nhập.

Phần sau là自知 Tự tri(tự biết).

【如所修行。汝自當知。】“Như sở tu hành, nhữ tự đương tri.” (tu hành thế nào, ông nên tự biết).

Niệm lão giải thích trích dẫn trong 《無量壽經會疏》Hội sớ Kinh Vô Lượng Thọ của Pháp sư 峻諦Tuấn Đế bên Nhật Bản đã nói, nhữ tự đương tri, 云:汝自當知者,例如法華三止說,其義深廣,不可容易說故 “vân: nhữ tự đương tri giả, liệt như Pháp Hoa tam chỉ thuyết, kỳ nghĩa thâm quảng, bất khả dung dị thuyết cố.” (rằng: ông nên tự biết, thì ví như ba lần bảo thôi trong Pháp Hoa, vì nghĩa đó sâu rộng, nên không thể dễ dàng nói). Đó là Pháp sư Tuấn Đế: giải thích câu kinh văn này ở trong Hội sớ. Niệm lão nói, 此說甚好 “thử thuyết thậm hảo” (thuyết này rất hay), ngài nói hay lắm. 彼經 “Bỉ kinh” (Kinh kia), chính là Kinh Pháp Hoa, Phật nói trong Kinh Pháp Hoa止止不須說,正是今經之義 “chỉ chỉ bất tu thuyết, chánh thị kim kinh chi nghĩa” (thôi thôi không nên nói, chính là nghĩa trong Kinh này). Chính là điều hiện tại chúng ta đọc thấy, Bồ-tát Pháp Tạng: ở trước Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, sự ứng đối của các Ngài. 六祖曰 “Lục Tổ viết” (Lục Tổ nói), trong Đàn Kinh nói rằng: 密在汝邊 “Mật tại nhữ biên” (bí mật ở phía ông), cũng là ý nghĩa này.

“Mật tại nhữ biên” này là trong Đàn Kinh. Là Pháp sư Huệ Minh, họ đuổi theo ngài Huệ Năng, ngài Huệ Năng thấy họ đến bèn ẩn nấp đi. Thứ họ cần là y bát, bèn đem y bát để trên tảng đá ở ven đường, tự mình nấp đi. Ngài Huệ Minh nhìn thấy y bát, cầm không động, ngài bèn sám hối. Lúc chưa xuất gia ngài là tướng quân tứ phẩm, là người học võ nghệ, ngay cả mấy bộ y phục trong gói đồ nhỏ này: cũng cầm lên không được? Ngài biết ngay là thần hộ pháp giữ lấy. Ngài chuyển đổi ý niệm, xin Đại sư Huệ Năng đi ra để gặp mặt: con đến là vì pháp, không phải đến vì y bát, đến cầu pháp với ngài. Đại sư Huệ Năng bèn đi ra, gặp mặt ngài. Ngài thành tâm thành ý, dập đầu vái lạy. Đại sư Huệ Năng bèn nói với ngài, ông, nói theo cách thời nay, buông xuống vạn duyên, đừng nghĩ điều thiện cũng đừng nghĩ điều ác, tất cả đều không nghĩ, để trong lòng đạt đến thanh tịnh, chẳng sanh một niệm. Khi đó mới nhắc nhở ngài một câu: Thế nào là Bổn lai diện mục của Thượng toạ Minh? Ngay ở một câu này, vì tâm của ngài là Chân Tâm, không có tạp niệm nên liền giác ngộ, khai ngộ rồi. Cho nên người đầu tiên đắc độ: với Đại sư Huệ Năng là ngài Huệ Minh, ở dưới tay ngài cả đời có hơn 40 người khai ngộ, đây là người đầu tiên. Sau khi Huệ Minh nghe được bèn tỉnh ngộ, câu thứ hai hỏi có mật ý hay không? Lục Tổ bèn trả lời ông: “Mật tại nhữ biên”(bí mật ở bên ông). Ở quý vị không phải ở tôi.

Chúng ta nghe những lời này không hiểu, ngài dùng Chân Tâm nghe nên ngài có thể thật giác ngộ, chúng ta là dùng Vọng Tâm, không phải dùng Chân Tâm, khác biệt ở chỗ này. Trong tâm của chúng ta có tạp niệm, có vọng tưởng, đọc kinh không hiểu; nói nghe không hiểu. Đại sư Huệ Năng tâm địa thanh tịnh chẳng nhiễm mảy trần, như chúng ta đã nói là: không có khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước, tâm như thế nghe Ngũ tổ giảng Kinh Kim Cang, giảng đến 應無所住而生其心 “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (nên không có chỗ trụ, mà sanh tâm ấy), ngài bèn khai ngộ. Khai ngộ, nói ra cảnh giới của ngài, đó là báo cáo của ngài, tâm đắc của ngài, nói năm câu rằng: 何期自性,本自清淨、本不生滅、本自具足、本無動搖、能生萬法 “Hà kỳ Tự Tánh, bổn tự thanh tịnh, bổn bất sanh diệt, bổn tự cụ túc, bổn vô động dao, năng sanh vạn pháp” (Ngờ đâu Tự Tánh: vốn tự thanh tịnh, vốn chẳng sanh diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không dao động, có thể sanh muôn pháp). Ngũ tổ bèn đem y bát trao cho ngài. Phần sau không cần nói, minh bạch cả rồi. Tại sao? Chúng ta nghe kinh, chúng ta đọc kinh đều có tạp niệm, đều có vọng tưởng, đều có chấp trước, cho nên không được. Làm thật sự, như tôi thường nói, quý vị có thể thực hiện được không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, thấy sắc nghe thanh không điều gì không khai ngộ. Khai ngộ là ở phía quý vị, không phải ở phía thầy, quý vị chỉ cần dùng Chân Tâm là có điều ngộ, quý vị dùng Vọng Tâm thì không được. Cho nên ngài Huệ Minh đuổi theo ngài trên đường, trong khoảng sát-na ngài dùng Chân Tâm, nên ngay đó ngài liền ngộ nhập. Khi rời khỏi, người đuổi theo sau đến, ngài nói với người ta không có gì trên đường, ta thấy qua rồi, chúng ta sang đường khác đuổi theo. Bảo vệ Đại sư Huệ Năng. 

Dùng Chân Tâm này khác với dùng Vọng Tâm. Nói cách khác, chúng ta dùng tâm thuần chân vô vọng, chúng ta không làm được, làm được thì giống như ngài Huệ Năng. Phiền não chúng ta nhẹ một chút, trí huệ dường như lớn một chút, cũng chính là khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước: ít đi một chút, giảm nhẹ một chút, nghe rõ ràng, nghe minh bạch. Không có vọng tưởng–phân biệt–chấp trước thì khai ngộ. Ngộ có tiểu ngộ, có đại ngộ, có khởi tâm động niệm, có phân biệt, không có chấp trước, tiểu ngộ, là thật không phải giả, tiểu ngộ là cảnh giới của A-la-hán, Bích-chi-phật; có khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước là Bồ-tát, chúng ta nói đại ngộ; khởi tâm động niệm đều không có là triệt ngộ, đại triệt đại ngộ. Đều ở chính mình, không ở bên ngoài. Thầy có cách nào truyền cho quý vị không? Không, hoàn toàn ở quý vị dùng tâm. Nếu quý vị không dùng Chân Tâm, Phật Bồ-tát đến dạy quý vị cũng không được, những điều quý vị đã ngộ nhập: đều không phải là thật. Tại sao? Quý vị dùng Vọng Tâm, quý vị làm sao có thể thấy được chân tướng? Chân Tâm thấy chân tướng, Vọng Tâm thấy ảo tướng, thấy giả tướng. Y chánh trang nghiêm trong mười pháp giới toàn là ảo tướng, không có một thứ nào là thật. Ngày nay chúng ta học suốt nhiều năm như vậy, trong kinh giáo nói với chúng ta, chúng ta tin tưởng kinh giáo, đó là tin rằng những điều được sáu căn chúng ta tiếp xúc: toàn là giả, đừng xem là thật. Công phu ở nơi đâu? Công phu ở những tướng hư vọng này, đừng để ở trong tâm, đó gọi là công phu. Vậy phải để điều gì ở trong tâm? Để A Di Đà Phật ở trong tâm, là quý vị đúng. Quý vị có thể làm như vậy, quý vị mới thật sự sanh trí huệ, phiền não nhẹ, trí huệ lớn, đối với vũ trụ nhân sinh ngày càng sáng tỏ, xem kinh Phật có thể xem hiểu được, nghe kinh Phật có thể nghe là hiểu. Do đó là bí mật ở phía ông như lời Lục Tổ.

Niệm lão có câu tiếp theo lại nói, 古禪德曰 “cổ Thiền đức viết” (Thiền đức thời xưa nói), Đại đức Thiền tông thời xưa, 汝自會取好,我不如汝 “nhữ tự hội thủ hảo, ngã bất như nhữ” (ông tự biết chọn điều hay, ta không bằng ông), cũng là ý nghĩa ba chữ “tự” trong Kinh này. Quý vị tự biết chọn điều tốt, ta không bằng quý vị, quý vị tự biết, ý nghĩa của ba chữ “tự” đều cho chỗ này, quý vị thấy tự tu, tự biết, tự nhiếp, phía sau còn một câu:

【清淨佛國。汝應自攝。】“Thanh tịnh Phật quốc, nhữ ưng tự nhiếp” (cõi Phật thanh tịnh, ông nên tự chọn lấy).

Đây là vào lúc, A Di Đà Phật chưa thành Phật, khi làm học trò, thầy dạy dỗ Ngài. Khó, thật khó! Chúng ta xem chú giải của Niệm lão, trong chú giải dẫn Sư Tuấn Đế, 繼曰 “kế viết” (tiếp theo nói), tiếp theo lại nói, 此含三義 “thử hàm tam nghĩa” (đây gồm có ba nghĩa), trong đó có ba ý nghĩa. Thứ nhất là法藏菩薩宿殖深厚,高才勇哲,與世超異。淨佛國土之事,久既洞達,雖佛智無所加之。故如汝所知,汝自當行之也 “Pháp Tạng Bồ-tát túc thực thâm hậu, cao tài dũng triết, dữ thế siêu dị. Tịnh Phật quốc độ chi sự, cửu ký đỗng đạt, tuy Phật trí vô sở gia chi. Cố như nhữ sở tri, nhữ tự đương hành chi dã.” (Bồ-tát Pháp Tạng vốn đã trồng gốc sâu dày, tài cao dũng triết, khác hẳn với đời. Những việc quốc độ Phật thanh tịnh, đã thấu suốt từ lâu, chỉ không được trí Phật gia trì. Vì như điều ông đã biết, nên ông nên tự thực hành lấy). Trong đây có ngoặc đơn, 此復明法藏是從果向因也 “thử phục minh Pháp Tạng thị tùng quả hướng nhân dã.” (đây lại làm rõ Pháp Tạng là từ quả hướng về nhân). Đó là gì? Đó là biểu pháp, đó là đến biểu diễn, giống như Thích Ca Mâu Ni Phật, 3000 năm trước hiện thân thuyết pháp: tại thế gian chúng ta là cùng một ý nghĩa. Thích Ca Mâu Ni Phật, có phải tu hành chứng đạo: trên địa cầu chúng ta không? Không phải, sớm đã thành Phật rồi. Còn lần này, trong 《梵網經》Kinh Phạm Võng nói là lần thứ tám ngàn, Ngài đi đến địa cầu này là lần thứ tám ngàn, phàm phu chúng ta không biết, sớm thành Phật rồi. Thế thì chúng ta nghĩ xem: A Di Đà Phật tại Tây Phương kiến lập thế giới Cực Lạc, bao lâu? Mười kiếp. Ở trong thời gian lâu xa vô lượng, mười kiếp là rất ngắn, có thể nói Ngài ở thế giới Tây Phương, kiến lập một điểm này, thành lập chưa bao lâu. Mục đích ở đâu? Tiếp dẫn chúng sanh, tiếp dẫn chúng sanh một phương này. Công đức đó có đến lúc viên mãn hay không? Có, khi công đức viên mãn thì Ngài diệt độ. Nhưng thế giới của Ngài không biến mất, Bồ-tát Quán Thế Âm sẽ thành Phật tiếp theo. Bồ-tát Quan Âm đại từ đại bi, sau khi ngài thành Phật, quốc độ không sai khác gì với thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật, ở trên cơ sở này càng trang nghiêm hơn. Do vậy ngài Pháp Tạng từ lâu đã thành Phật, trong đó có ý nghĩa này ở bên trong. Cho nên nói như điều ông đã biết, ông nên tự thực hành lấy. Nói trắng ra, cũng chính là ba nghiệp thân–khẩu–ý giáo: hoá chúng sanh, là Thiện tri thức của tất cả chúng sanh, là thầy tốt của tất cả chúng sanh. Ý nghĩa này là mật nghĩa, ý nghĩa đầu tiên.

          Ý nghĩa thứ hai, 謂攝取佛國,各隨樂欲,或取穢濁,或求清淨,或攝三乘,或願一乘。故任菩薩意樂,宜攝取之,不用如來之指示也“vị nhiếp thủ Phật quốc, các tuỳ nhạo dục, hoặc thủ uế trược, hoặc cầu thanh tịnh, hoặc nhiếp Tam thừa, hoặc nguyện Nhất thừa. Cố nhậm Bồ-tát ý nhạo, nghi nhiếp thủ chi, bất dụng Như Lai chi chỉ thị dã.” (là thâu lấy cõi Phật, mỗi điều tuỳ theo yêu thích, hoặc lấy uế trược, hoặc cầu thanh tịnh, hoặc thâu lấy Tam thừa, hoặc mong Nhất thừa. Vì thể theo ý thích của Bồ-tát, nên nhiếp thủ lấy, không cần chỉ bày của Như Lai).  Cần gì dùng chỉ thị của Phật? Quý vị tiếp xúc đại chúng, giáo hoá đại chúng, quý vị biết hết toàn bộ, không cần phải thỉnh giáo với Phật, tự quý vị có năng lực này. Đó là ý nghĩa thứ hai. Ý nghĩa thứ ba, 謂凡於淨土,有報有化。法報高妙,非菩薩之分。唯應自分,宜攝取之也。故云汝自當知“vị phàm ư Tịnh độ, hữu Báo hữu Hoá. Pháp Báo cao diệu, phi Bồ-tát chi phận. Duy ưng tự phận, nghi nhiếp thủ chi dã. Cố vân nhữ tự đương tri” (là ở mọi cõi Tịnh độ, đều có Báo thân có Hoá thân. Pháp thân Báo thân thì cao diệu, không phải phạm vi của Bồ-tát. Chỉ nên phận mình,  thâu lấy tương xứng. Nên nói: ông nên tự biết). Đoạn ở sau này, phàm ở Tịnh độ có Báo thân, có Hoá thân. Pháp thân, Báo thân cao, đó là do bởi Pháp thân Bồ-tát thị hiện, không phải Pháp thân Bồ-tát thì không có phần. Chỉ nên phận mình, thâu lấy tương xứng. Điều này giống như dạy học, đức Thế Tôn dạy học chia làm bốn giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là A Hàm, 12 năm; giai đoạn thứ hai là Phương đẳng, giai đoạn đầu tiên giống như Tiểu học, giai đoạn thứ hai giống như Trung học, Phương đẳng 8 năm; giai đoạn thứ ba giống như Đại học, đó là chủ yếu, 22 năm, giảng Bát-Nhã; 8 năm cuối cùng giống như mở Cao học, hoàn toàn nói pháp Nhất thừa, hợp ba về một, đem Nhị thừa và Tam thừa đã nói phần trước, cuối cùng hết thảy quy về pháp Nhất thừa, đây mới là rốt ráo viên mãn. Đây chính là nhiếp thọ, nhiếp thủ bất đồng.

Thế giới Tây phương Cực Lạc có 四土 Tứ độ, có 凡聖同居土 Phàm Thánh Đồng Cư độ, có 方便有餘土 Phương Tiện Hữu Dư độ, có 實報莊嚴土 Thật Báo Trang Nghiêm độ, trong đó còn nói có 常寂光淨土 Thường Tịch Quang Tịnh độ. Thường Tịch Quang với Thật Báo độ cao diệu, nhưng Phương Tiện độ, với Đồng Cư độ tuy có danh tiếng, nhưng thực tế các vị Bồ-tát trong hai độ này, trí huệ thần thông đạo lực của các ngài: không có gì khác với Thật Báo độ, đây là điểm đặc biệt trong thế giới Tây phương. Điều này trong phẩm sau chúng ta sẽ đọc đến. Nguyện tâm của Bồ-tát Pháp Tạng là không thể nghĩ bàn, xác thực là: người bình thường tại nhân địa không nghĩ ra, Ngài nghĩ được chu đáo cẩn thận đến thế, giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn nghiệp chướng sâu nặng này, tạo ngũ nghịch thập ác đều phải đoạ địa ngục A-Tỳ, Ngài đều có thể giúp đỡ họ, khi lâm chung một niệm, mười niệm thành Phật, còn gì bằng! Cho nên chư Phật Như Lai tán thán đối với Ngài, gọi Ngài là vua trong chư Phật, 光中極尊,佛中之王 “quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (tôn quý nhất trong mọi ánh sáng, vua trong các vị Phật), tán thán đối với đức Di Đà. Những chỗ này, chúng ta lắng tâm mà quan sát, tư duy, từ từ sẽ thể hội được, thể hội được mới tin tưởng, mới không nghi ngờ.

          Cõi nước thế giới của chư Phật rất lâu xa, thế giới Cực Lạc mới mười kiếp, là một quốc độ mới, trước đây chưa có, mười kiếp mới có. Mười kiếp ở trong cảnh giới Bồ-tát: là thời gian rất ngắn. Cho nên chúng ta đến thế giới Cực Lạc, tương lai đều là nguyên lão của thế giới Cực Lạc. Quý vị đến khi nào? Tôi đến vào kiếp thứ mười. Thọ mạng của thế giới đó là vô lượng thọ, chính là vô lượng kiếp, trong vô lượng kiếp chúng ta đi đến kiếp thứ mười, tư cách lão làng. Nhất định phải nắm vững, đừng để tụt hậu với người khác. Nhất định phải biết thế giới này là giả, không những thế giới này là giả, mà tất cả sát độ của chư Phật toàn bộ là giả, đích thực chỉ có Thật Báo độ, chỉ có Thường Tịch Quang độ, đó là thật, không thể không biết điều này. Sau khi biết rồi chúng ta mới hiểu rõ giữa chọn và bỏ, ta không chọn quốc độ mười phương, ta chọn thế giới Cực Lạc. Vì sao? Chư Phật trong mười phương giới thiệu cho chúng ta, A Di Đà Phật trong thế giới Cực Lạc: là thân phận gì? Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương. Cũng giống như trường Đại học rất nhiều, nhưng trường Đại học này rất đặc biệt, tất cả các trường Đại học đều không thể so sánh với trường đó, Hiệu trưởng trường đó, Giảng viên trường đó: quả thực hơn người một bậc, chúng ta đi học nhất định lựa chọn trường học này. Vả lại trường học này rất dễ vào, khiến chính chúng ta có tín tâm, có thể thật sự giác ngộ được: ta có thể đi, ta có thể đi thành công, niềm tin này hết sức quan trọng.

Chúng ta xem tiếp theo ở dưới, 上峻諦師所云,唯應自分,此之自分,即宗門所謂法身向上事也,故超於菩薩之分。個中義理 “Thượng Tuấn Đế sư sở vân, duy ưng tự phận, thử chi tự phận, tức Tông môn sở vị Pháp thân hướng thướng sự dã, cố siêu ư Bồ-tát chi phận, cá trung nghĩa lý” (Trên Sư Tuấn Đế đã nói: chỉ nên phận mình, phận mình ở đây, tức là Tông môn đã gọi đó là hướng lên sự của Pháp thân, nên hơn hẳn phận của Bồ-tát. Nghĩa lý trong đó), điều này không thể hiểu bằng phàm tình, không thể hội được. Ý nghĩa này sâu, câu này như Sư Tuấn Đế đã nói, đều là ở trong chú giải của Kinh Vô Lượng Thọ đã nói. Chúng ta học tập đoạn này đến đây. Lại xem法藏啟請 Pháp Tạng khải thỉnh (ngài Pháp Tạng khải thỉnh), ý nghĩa của khải thỉnh này rất sâu, chia làm ba đoạn. Đoạn thứ nhất là佛境難明 “Phật cảnh nan minh” (Cảnh giới Phật khó làm rõ). Cảnh giới của Phật quá sâu, quá rộng, Bồ-tát không biết, Địa thượng Bồ-tát phải đến Bát địa mới biết, mới rõ ràng, Thất địa trở xuống vẫn mơ hồ, Bát địa mới thật sự minh bạch. Cho nên: 

          【法藏白言。斯義宏深。非我境界。】“Pháp Tạng bạch ngôn: Tư nghĩa hoành thâm, phi ngã cảnh giới.” (Pháp Tạng bạch rằng: nghĩa ấy sâu rộng, không phải cảnh giới của con).

Đó là điều ngài Pháp Tạng thay mặt chúng ta nói. Phật giảng ba chữ “tự,” ý nghĩa này quá sâu, nhữ tự tư duy, nhữ tự đương tri, nhữ ưng tự nhiếp, quả thực rất sâu. “Phi ngã cảnh giới”, không những lục đạo nghe không hiểu, mà A-la-hán và Bích-chi Phật cũng nghe không hiểu, Quyền giáo Bồ-tát nghe không hiểu, Địa thượng Bồ-tát, Địa thượng Bồ-tát của Viên giáo: nghe đến tựa như hiểu mà không hiểu, đến Bát địa trở lên mới thật sự nghe hiểu. Chúng ta đọc chú giải của Niệm lão, chú giải trong đoạn này rất dài. Giải: 斯,此也。宏,大也。境者,心之所遊履攀緣者,謂之境。如色為眼識所遊履,謂之色境。乃至法為意識所遊履,謂之法境 “Tư, thử dã. Hoành, đại giả. Cảnh giả, tâm chi sở du lí phan duyên giả, vị chi cảnh. Như sắc vi nhãn thức sở du lí, vị chi sắc cảnh. Nãi chí pháp vi ý thức sở du lí, vị chi pháp cảnh” (chữ “Tư” nghĩa là đây. “Hoành” nghĩa là lớn. “Cảnh” là sự phan duyên được du hành xem xét bởi tâm, gọi là cảnh. Như sắc là được du hành xem xét bởi nhãn thức, gọi là cảnh sắc. Cho đến pháp là được du hành xem xét bởi ý thức, gọi là cảnh pháp). Nói cảnh giới này, ý nghĩa mà Phật nói quá sâu, không phải là cảnh giới chúng ta, ý nghĩa của ba chữ “tự” này quá sâu. Đại tức là quảng, quảng đại không có ngằn mé, độ sâu cũng không có đáy vực, không có ngọn nguồn. Phần dưới sẽ nói đến cảnh giới, cảnh giới chính là đối tượng sở duyên trong tâm chúng ta, mắt duyên sắc, tai duyên thanh, thứ mà tai duyên là âm thanh, thứ được mắt duyên là sắc, thứ được mũi duyên là hương, thứ được lưỡi duyên là vị, thứ được thân duyên là xúc, thứ được ý duyên là tri, cảnh giới sở duyên của sáu căn là khác nhau.

又實相之理,為妙智遊履之所 “Hựu Thật tướng, vi Diệu trí du lí chi sở” (Còn lý của Thật tướng, là đối tượng được du hành xem xét bởi Diệu trí), cũng gọi là cảnh, thuộc về cảnh pháp. Lý của Thật tướng chính là Tự Tánh. Đó là cảnh giới gì? Minh tâm kiến tánh, các ngài hiểu ba chữ “tự” này. Cho nên Đại sư Huệ Năng, đã một câu làm thức tỉnh ngài Huệ Minh, ngài Huệ Minh bèn khai ngộ. Quý vị thấy ngộ mau như vậy, nguyên nhân gì? Dùng Chân Tâm. Chúng ta phải học thật, dùng Chân Tâm không dùng Vọng Tâm, Chân Tâm có thể khai ngộ. Điều Vọng Tâm học là tri thức, điều Chân Tâm ngộ nhập là trí huệ, cảnh giới của trí huệ vô lượng vô biên, cảnh giới của tri thức thì rất hữu hạn. Chúng ta đọc đến chỗ này nên phản tỉnh sâu sắc, học biết dùng Chân Tâm, dùng tâm chân thành đãi người tiếp vật, chắc chắn không chịu thiệt. Với người, người bình thường suy nghĩ thế nào? Họ đối với ta là hư vọng giả dối, tại sao ta dùng Chân Tâm đối với họ? Tuyệt chẳng biết rằng họ dùng Vọng Tâm đối với ta, họ là phàm phu; ta dùng Chân Tâm đối với họ, ta là Phật Bồ-tát, khác nhau, không chịu thiệt. Đều là do vọng tưởng của chúng ta đang quấy phá, không sẵn lòng dùng Chân Tâm.

          Chân Tâm là gì? Chân Tâm sạch sẽ không sở hữu một điều gì. Chúng ta nhìn thấy Tam thánh của chùa Lai Phật, các ngài dùng Chân Tâm, ngài Hải Hiền dùng Chân Tâm, ngài Hải Khánh cũng dùng Chân Tâm. Lại còn có vị Hoà thượng Lão Đức, Hoà thượng Lão Đức ấy cũng dùng Chân Tâm, người khác lừa ngài, trêu chọc ngài, ăn hiếp ngài, người khác là dùng Vọng Tâm, ngài hoàn toàn dùng Chân Tâm, ngài được lợi ích chân thật. Ngài chấp nhận, người khác có làm nhục ngài, sỉ vả ngài thế nào, ngài cũng chấp nhận hết. Ngài thấy Phật thì lạy, người ta chỉ vào đống phân bò: “Trong phân bò này có Phật”. Có Phật thì tôi lạy. Ngài bèn dập đầu. Người bình thường thấy ngài cho là thằng ngốc, ngài thật tình không ngốc chút nào, hoàn toàn dùng Chân Tâm. Trêu chọc, các người trêu chọc là một chuyện, các người cứ bật cười, cười ha hả, ngài được chân lợi ích. Ở trong lòng ngài là chân Phật, tại sao? Tất cả pháp sanh từ tâm tưởng, quý vị nói với ngài: trong phân bò có Phật, trong lòng ngài quả thật có Phật, điều đó không giả chút nào. Chúng ta phải làm rõ, làm sáng tỏ lý này.

Hôm nay hết thời gian rồi, chúng ta trong tiết sau, sẽ học từ chỗ này, tức là bắt đầu từ đoạn lớn này. 

(Hết tập 156)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Trả lời 0