TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 – 2017
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM THỨ BA: ĐẠI GIÁO DUYÊN KHỞI
Duyên Khởi Của Đại Giáo
TẬP 122
Chủ giảng: Đại lão Hoà thượng Thích Tịnh
Không.
Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Phật Đà Hồng
Kông.
Thời gian: Ngày 26 tháng 10 năm 2014.
Dịch giả: Vũ Văn Trà.
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào: chư vị Pháp sư, chư vị đồng
học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: 阿闍黎存念,我弟子妙音, 始從今日,乃至命存, 皈依佛陀,兩足中尊; 皈依達摩,離欲中尊; 皈依僧伽,諸眾中尊。 “A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ
tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn; Quy y Đạt-ma, ly dục trung tôn; Quy y Tăng-già, chư
chúng trung tôn.” (Bạch
Thầy A-xà-lê thương xót! Con Đệ tử Diệu Âm, kể từ hôm nay, cho đến suốt đời, con
xin quy y Phật, lưỡng túc tôn; Con xin quy y
Pháp, ly dục tôn; Con xin quy y Tăng, chúng trung tôn). (3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú: trang 353,
trang 353, đếm ngược đến hàng thứ sáu, bắt đầu xem từ ở giữa:
Tống Dịch, 「《宋譯》為面色圓滿,寶剎莊嚴。則更顯佛光明中,影現十方寶剎,如大圓寶鏡,映現十方」“Tống Dịch vi diện sắc viên mãn, bảo
sát trang nghiêm. Tắc cánh hiển Phật quang minh trung, ảnh hiện thập phương bảo
sát, như đại viên bảo kính, ánh hiện thập phương”(Bản Tống Dịch là sắc mặt
viên mãn, cõi báu trang nghiêm. Lại càng hiển bày
trong hào quang của Phật, ảnh hiện mười phương cõi báu, như kính báu tròn lớn,
chiếu hiện mười phương). Bản Tống Dịch là bản dịch
sau cùng: của năm bản dịch gốc, trong bản đó nói đến “bảo sát trang nghiêm”, trong
bốn bản khác không có. Lại càng bày tỏ trong hào quang của Phật, ảnh hiện mười
phương cõi báu, như gương báu tròn lớn, chiếu hiện mười phương. 「如《甄解》所釋:則光顏巍巍中,影現寶剎莊嚴相」“Như Chân Giải sở
thích: Tắc quang nhan nguy nguy trung, ảnh hiện báo sát trang nghiêm tướng”(Như
trong sách Chân Giải đã giải thích: Lại trong dung nhan rực rỡ tối thắng, hiện
ra tướng của cõi nước quý báu trang nghiêm). Ở trong quang minh của Phật: có
thể thấy được cõi nước của chư Phật mười phương, trong Chú Giải của Tổ sư Đại đức
Tịnh tông Nhật Bản: nói rất hay, trong dung nhan rực rỡ tối thắng, không chỉ thấy
được quang minh, mà ở trong quang minh còn thấy được: cõi nước của chư Phật mười
phương, là giống như trong gương báu,「能現森羅萬相」“năng hiện sâm la vạn tượng”(có thể hiện sâm la vạn tượng).
Cách nói trên đó, 「正顯《華嚴》境界」“chánh hiển Hoa Nghiêm cảnh giới”(chính là hiển bày cảnh
giới Hoa Nghiêm), đã thấy được trong quang minh của Phật.
Tiếp
theo,『現大光明,數千百變』“hiện đại quang minh, số thiên bá biến”(hiện ánh sáng
lớn, trăm ngàn biến hoá), 「指佛於會上放大光明,瞬息萬變,光色參迴,自然最勝」“chỉ Phật ư hội thượng phóng đại quang minh, thuấn tức vạn biến,
quang sắc tham hồi, tự nhiên tối thắng”(chỉ đức Phật phát ra ánh sáng lớn
trong pháp hội, lập tức biến vô cùng, ánh sáng màu sắc giao thoa, tự nhiên thù
thắng nhất). Phật Bồ-tát phát ra ánh sáng hiện tướng lành, thực sự là không
thể nghĩ bàn. Lần phát quang minh đó của đức Thích Ca Mâu Ni Phật, càng là thù
thắng đặc biệt. Ngài A Nan làm Thị giả của đức Phật, đã từng thấy đức Phật phát
ra ánh sáng nhiều lần, nhưng đều không thù thắng [như] lần ấy. 「數千百變」“Số thiên bá biến”(Trăm
ngàn biến hoá), là chỉ đức Phật phát ra ánh sáng lớn ở trên pháp hội, ánh
sáng giao thoa, tự nhiên tối thắng. 「如《法華經序品》曰:眉間白毫,大光普照。」“Như Pháp Hoa Kinh Tự Phẩm viết:
Mi gian bạch hào, đại quang phổ chiếu”(Như trong phẩm Tự của Kinh Pháp
Hoa viết: bạch hào giữa chân mày, chiếu khắp [ra] ánh sáng lớn). Đây là đức Phật tuyên giảng Đại pháp Nhất thừa: mới có tướng
lành như vậy, hôm nay hiện ánh sáng lớn, giống như đại quang phổ chiếu được
nói: trên hội Pháp Hoa. 「故知《魏譯》」“Cố tri Nguỵ Dịch”(Nên biết bản Nguỵ Dịch), chính
là bản dịch của ngài Khang Tăng Khải, lưu hành rộng nhất, trong bản ấy nói: 「威神光光,亦應同此」“Uy thần quang quang, diệc ứng
đồng thử”(Uy thần mỗi quang minh, cũng hoàn toàn giống ở đây), với
điều được nói chỗ này: là cùng một cảnh giới, đều là「表佛之威光明曜廣大,無能比者。至於數千百變,則同於本經《壽樂無極品》中之自然光色參迴,轉變最勝,同表佛光自然交參迴轉,光色變化,愈變愈勝,無有窮極。」“biểu Phật chi uy quang minh diệu
quảng đại, vô năng tỉ giả. Chí ư số thiên bá
biến, tắc đồng ư bổn Kinh: Thọ Lạc Vô Cực Phẩm trung chi tự nhiên quang sắc
tham hồi, chuyển biến tối thắng, đồng biểu Phật quang tự nhiên giao tham hồi
chuyển, quang sắc biến hoá, dũ biến dũ thắng, vô hữu cùng cực”(biểu thị uy thần quang minh của Phật chiếu rộng lớn, không
gì sánh được. Đến với [câu] trăm ngàn biến hoá, là giống với [câu]: ‘Tự nhiên
quang sắc tham hồi, chuyển biến tối thắng’ trong phẩm Thọ Lạc Vô Cùng của Kinh
này, cùng biểu thị Phật quang tự nhiên giao thoa quay lại, quang sắc biến hoá,
càng biến càng thù thắng, không có cùng tận). Quang minh này đều là biểu pháp, thể hiện
Pháp môn này, chính là Phật thuyết về Kinh Vô Lượng Thọ, trong những kinh điển
Đại thừa mà cả đời Thế Tôn giảng, là Nhất thừa Viên giáo, chẳng những quang sắc
tương đồng, mà còn càng thù thắng hơn những kinh đó. Ý nghĩa này: chính là biểu
thị lần giảng bộ Kinh này, ở trong tất cả kinh: là một hội thù thắng không gì
sánh bằng, hiếm có khó gặp, dẫn khởi sự khải thỉnh của ngài A Nan.
Chúng ta xem đoạn tiếp theo, 「阿難啟請」“A Nan khải thỉnh”(Ngài A Nan
thưa thỉnh), chia làm hai đoạn nhỏ. Đoạn nhỏ thứ nhất là 「見瑞希有」“Kiến thuỵ hy hữu”(Thấy điềm lành hiếm có), thuỵ tướng, thấy
được tướng lành hy hữu. Chúng ta xem văn Kinh:
【尊者阿難。即自思惟。】“Tôn giả A
Nan, tức tự tư duy”(Tôn giả A Nan, liền tự suy nghĩ).
Ngài thấy
được quang minh ấy, ngài liền có suy nghĩ.
【今日世尊。色身諸根。悅豫清淨。光顏巍巍。寶剎莊嚴。從昔以來。】“Kim nhật Thế Tôn, sắc thân chư
căn, duyệt dự thanh tịnh, quang nhan nguy nguy. Bảo sát trang nghiêm, tùng tích
dĩ lai”(Ngày nay sắc thân và các căn của đức Thế Tôn hoan hỉ thanh tịnh,
quang minh dung nhan rực rỡ tối thắng, [hiện ra] các cõi nước quý báu trang
nghiêm, từ trước tới nay).
Từ quá khứ mãi đến hôm nay.
【所未曾見。】“Sở vị tằng kiến”(Chưa
từng được thấy). Đức Phật từng giảng rất nhiều kinh, rất nhiều lần giảng
kinh đều phát ra quang minh, nhưng sự thù thắng giống như lần phóng quang hôm
nay, thì trước giờ chưa thấy qua.
【喜得瞻仰。生希有心。】“Hỷ đắc chiêm
ngưỡng, sanh hy hữu tâm”(Vui mừng [vì] được chiêm ngưỡng, sanh tâm hy hữu).
Trong
đây đã ngầm biểu thị, Pháp môn này là hiếm có khó gặp, thù thắng không gì bằng,
hiển bày ý nghĩa này. Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, 『尊者阿難,即自思惟』“Tôn giả A Nan,
tức tự tư duy”(Tôn giả A Nan, liền tự suy nghĩ), Tôn giả A Nan là
đương cơ của Kinh này, ngài đại biểu một hạng căn cơ. 「若論其本,實亦從果向因之法身大士」“Nhược luận kỳ bổn, thật diệc
tùng quả huớng nhân chi Pháp thân Đại sĩ”(Nếu luận về nguồn gốc của
ngài, thật ra cũng là Pháp thân Đại sĩ từ quả hướng nhân). Điều này cho
chúng ta một thông tin, ngài A Nan không phải người thông thường, ở trên hội
này: thì ngài chứng được Sơ quả Tu-đà-hoàn, quả vị này là vai mà ngài biểu diễn:
ở trong Pháp hội của đức Thế Tôn, thực tế ngài là Pháp thân Bồ-tát. Nói cách
khác, địa vị của ngài là giống như ngài Văn Thù, ngài Phổ Hiền, lên sân khấu biểu
diễn, vai diễn mà ngài đóng: là Sơ quả Tu-đà-hoàn, quý vị đến sau khán đài để xem, thì ngài là Pháp thân
Bồ-tát, không phải A-la-hán. 「《法華經》中佛告菩薩曰」“Pháp Hoa Kinh trung Phật cáo Bồ-tát viết”(Trong
Kinh Pháp Hoa, đức Phật nói với Bồ-tát rằng), đây là thông tin mà đức Phật
tiết lộ ở trên hội Pháp Hoa, Ngài nói:「我與阿難等」“Ngã dữ A Nan đẳng”(Ta và A Nan đẳng),
chữ ‘đẳng’ này đã bao hàm nhiều người, cũng tức là nói rõ, triển khai mỗi bộ
kinh: biểu pháp của những vị A-la-hán, Thanh văn ấy, những người đại biểu đó, cũng
tức là nói rõ, trong kinh Đại thừa, Phật nói với chúng ta: 「一佛出世,千佛擁護」“Nhất
Phật xuất thế, thiên Phật ủng hộ”(Một đức Phật ra đời, ngàn tôn Phật ủng
hộ). Đệ tử thường đi theo đức Thích Ca Mâu Ni Phật: là 1255 người, đó là ý
nghĩa của ‘A Nan đẳng’ những người ấy đều là cổ Phật tái lai, vị trí thấp nhất
cũng là Pháp thân Bồ-tát. Pháp thân Bồ-tát giống địa vị của ngài Văn Thù, Phổ
Hiền, Di Lặc vậy, đến trợ giúp đức Thế Tôn phổ độ chúng sanh. Phật pháp rất
sâu, phàm phu không thể lý giải, sau khi nghe cũng hỏi không ra vấn đề, những
ngài ấy ở bên cạnh đại diện, đại biểu nghe Phật giảng kinh có rất nhiều nghi hoặc,
nêu ra thỉnh giáo với đức Phật, để cho đức Phật nói rõ tỉ mỉ từng việc. Thực tế
quý ngài là một hỏi một đáp: đều là giúp phàm phu Lục đạo, đây là sự giáo hoá của
chư Phật, thay mặt cho chúng ta hỏi vấn đề khó.
Đức Phật nói, nói “Ta và A Nan đẳng”, chữ
“đẳng” này, là chỉ 1255 người dự hội. 「於空王佛所,同時發阿耨多羅三藐三菩提心」“Ư Không Vương Phật sở, đồng thời phát A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề
tâm”(Ở chỗ đức Phật Không Vương, cùng lúc phát tâm A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu
Tam-Bồ-Đề). Trong quá khứ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật: tương đồng với địa vị của
ngài A Nan, nhưng 「阿難常樂多聞」“A Nan thường nhạo đa văn”(ngài A
Nan thường thích đa văn), chữ “nhạo” nghĩa là ưa thích, ưa thích đa văn, học
rộng nghe nhiều, 「我常勤精進」“Ngã thường cần tinh tấn”(Ta luôn
chăm chỉ tinh tấn), đức Thế Tôn Ngài chỉ thâm nhập một môn huân tu lâu dài,
ngài A Nan là học rộng nghe nhiều, biểu thị ý nghĩa này. Ngài ấy quảng học đa
văn: mãi đến hiện giờ vẫn không buông xuống, cho nên tiến bộ của ngài rất chậm,
người mà luôn tinh tấn thì đã chứng đắc Vô Thượng Bồ-đề. A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu
Tam-Bồ-Đề, dịch thành ý nghĩa nước ta, là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đã
thành Phật. Không ít người chúng ta hiện nay có hiện tượng này, khi xem đến chỗ
này phải nên giác ngộ. Người thích nghe nhiều, thật sự trì giới niệm Phật, ưa
thích đa văn thì họ không thể vãng sanh, đời sau vẫn được thân người, gặp được
Phật pháp lại tu học tiếp, vậy phải dựa vào duyên phận. Nếu không có duyên phận
thì có thể để lỡ mấy đời, cho đến mười mấy đời, trăm đời ngàn đời không nhất định,
bởi vì không biết: quý vị đến nơi nào để đầu thai, đầu thai ở trên hành tinh đó
không có Phật pháp, thì quý vị bị uổng phí, hưởng chút si phước. Người niệm Phật
tinh tấn đã vãng sanh, sanh đến Thế giới Cực Lạc: chính là A-duy-việt-trí Bồ-tát,
không giống nhau! Khác biệt quá lớn! Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp, là
giảng từ trên Lý, trên Lý là một chút cũng không sai. Với Pháp môn nhất định phải
thâm nhập một môn, bất luận Pháp môn nào, thâm nhập một môn thì đúng rồi, học rộng
nghe nhiều vậy thì quý vị đã sai lầm. Trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện nói rõ ràng: 「法門無量誓願學」“Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, vậy tôi sao mà học sai? Quý vị có thấy
được hai câu phía trước không? Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, không phải xếp
ở câu đầu tiên, câu thứ nhất là bảo quý vị phát tâm, câu thứ hai là bảo quý vị
thâm nhập một môn, nhất môn thâm nhập thì quý vị có thể chứng quả, chứng được
Vô thượng Bồ-đề. Chứng được Vô thượng Bồ-đề, lại học rộng nghe nhiều, vậy thì
không sai. Không phải dạy quý vị xuất phát liền học rộng nghe nhiều, không có
cách nói ấy. Chúng ta chẳng thể không biết điều này.
Ngài A Nan vì chúng ta biểu diễn con
đường này, chính là người thông thường chúng ta hiện nay: tuyệt đại đa số mọi
người đều đi con đường đó. Cho nên chúng ta thấy có người lạc đường: Không đủ để
đi hết con đường này là không có gì lạ, là hiện tượng bình thường, vì sao vậy?
Bởi họ chịu ảnh hưởng của đại chúng, khi nào họ mới có thể quay đầu? Khi nào họ
thật sự giác ngộ được: nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, thì họ quay đầu
thôi. Tại sao vậy? Bởi chính mình phải biết tu hành là tu điều gì, nguyên tắc
chỉ đạo tối cao này, là ở trên tựa đề của Kinh này, viết vô cùng rõ ràng. Tu học Phật là gì? Là thanh tịnh, bình đẳng,
giác. Tâm thanh tịnh, đây là giảng từ trên quả đức, tâm thanh tịnh, là sự chứng
đắc của A-la-hán; Tâm bình đẳng, là sự chứng đắc của Bồ-tát; Giác chính là Đại
triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, là sự chứng đắc của chư Phật. Chính quý vị cần
phải suy ngẫm, quý vị hãy thử xem, học rộng nghe nhiều thì quý vị có được tâm
thanh tịnh không? Tốt hơn người thế gian một chút, người thế gian chưa đoạn phiền
não Tập khí, còn quý vị có thể đoạn hết phiền não Tập khí, tâm thanh tịnh hiện
tiền. Nhớ kỹ, đoạn Tập khí của Kiến tư Phiền não, mới có thể chứng quả Tu-đà-hoàn,
chứng đắc cao nhất là quả A-la-hán, khoảng cách A-la-hán và Pháp thân Bồ-tát vô
cùng xa. Gặp được Pháp môn này, thâm nhập một môn, tín nguyện trì danh, một hướng
chuyên niệm, một đời vãng sanh, sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, được sự gia
trì bởi uy thần của A Mi Đà Phật, đều làm A-duy-việt-trí Bồ-tát. A-duy-việt-trí
Bồ-tát chính là Pháp thân Bồ-tát, một đời thành tựu. Tu-đà-hoàn phải chứng đến
A-la-hán, qua lại bảy lần trên trời và nhân gian, thời gian dài biết bao! Thời
gian ở cõi người không dài, nhưng thọ mạng trên trời dài. Trời Đao Lợi cách
chúng ta rất gần, một ngày của trời Đao Lợi bằng 100 năm nhân gian, chúng ta ở
thế gian đã sống 100 tuổi, ở trên trời Đao Lợi là một ngày. Tuổi thọ của trời
Đao Lợi, một năm cũng là 365 ngày, thọ mạng là 1000 tuổi, quý vị tính xem. Thọ
mạng nhân gian hết thì sanh thiên, tuổi thọ trên trời hết lại đến nhân gian, qua
lại bảy lần Thiên thượng Nhân gian như vậy, thì chứng quả A-la-hán. Không dễ
dàng! Sau khi chứng được Sơ quả, quý vị chắc chắn sẽ không đoạ ba đường ác, quý
vị ở trong Lục đạo chỉ là hai đường trời, người. Không thể sánh với Thế giới Cực
Lạc, tiêu nghiệp chướng của Thế giới Cực Lạc là nương vào Phật lực, A Mi Đà Phật
gia trì quý vị, còn nơi này tiêu nghiệp chướng là dựa vào tự lực.
Chúng ta phải có trí huệ, cần phải
quán sát tỉ mỉ. Không dễ dàng gặp được Pháp môn này, hiếm có khó gặp, quả thật
vận may của quý vị quá tốt, làm sao quý vị có thể gặp được? Sau khi gặp được vẫn
nghi ngờ, vẫn không tin, còn ưa thích xem qua Pháp môn khác, cho rằng còn có
phương pháp tốt hơn Pháp môn này, sai rồi, sai lầm lớn. Quý vị đã cắm rễ thật sự
ở Pháp môn này, quý vị thấy Pháp môn khác, là giống như 53 Tham vấn của Thiện
Tài Đồng tử. Thiện Tài Đồng tử chọn chắc Tịnh Độ, niệm Phật vãng sanh, tham vấn
đầu tiên của ngài: Thiện tri thức là Tỳ-kheo Đức Vân. Tỳ-kheo Đức Vân tu Bát
Chu tam-muội, chuyên niệm A Mi Đà Phật, chuyên cầu vãng sanh Tịnh Độ. Ngài Thiện
Tài đến thăm hỏi, ngài [Đức Vân] dạy cho Thiện Tài 21 loại Pháp môn niệm Phật, số
21 đó không phải là chữ số, mà là biểu pháp. Biểu pháp của Mật tông, 16, 21 đều
là đại biểu đại viên mãn. Hoa Nghiêm là đại pháp viên mãn, đều không sót điều
gì, bên trong có Hiển có Mật, có Tông có Giáo, Tông là Thiền tông, Giáo là Giáo
hạ, cho nên đó là biểu thị đại viên mãn. Ngài đến tham học, cổ nhân nước chúng
ta gọi là vào trước làm chủ, Ấn Độ cũng là ý nghĩa này, vị Thiện tri thức đầu
tiên truyền cho ngài: chính là Pháp môn chủ tu của ngài. 52 Tham vấn về sau, trong
53 Tham vấn thì lần thứ nhất là Pháp môn Tịnh Độ, 52 lần về sau: là đại biểu vô
lượng Pháp môn, đại biểu 84 ngàn Pháp môn, pháp môn nào cũng tham phỏng, môn
nào cũng hiểu rõ, có học không? Không học. Quý vị xem, sau cùng của mỗi Tham vấn
là lễ tạ, lễ bái cảm tạ, tôi đã hiểu rõ đối với Pháp môn đó, tiếp theo thế nào?
Tiếp theo là chào từ biệt. Lễ từ, ý nghĩa chính là ngài không học, tôi đã hiểu
rõ tất cả nhưng tôi không học, tôi vẫn chuyên tu Pháp môn niệm Phật. Đến cuối
cùng Tham vấn thứ 53, Thập Đại Nguyện Vương của Bồ-tát Phổ Hiền dẫn về Cực Lạc.
Cho nên quý vị phải biết nhìn, một đầu một cuối biểu thị đại viên mãn, ngài đã
tới Thế giới Cực Lạc. Ngay trong một đời điều gì ngài cũng học, học rồi thì
sao? Cũng không tu gì [khác], ngài chỉ tu Pháp môn Tịnh Độ niệm Phật.
Tại sao phải học nhiều như thế? Vì để
tiếp dẫn chúng sanh, căn cơ của chúng sanh khác biệt quá lớn, cho nên cần quảng
học đa văn. Học rộng không phải vì chính mình, là vì tiếp dẫn chúng sanh, Tịnh
tông là nan tín chi pháp, họ không thể tin thì phải dùng phương pháp khác, học
rộng là vì độ chúng sanh. Một môn là vì độ chính mình, chưa độ chính mình mà có
thể độ người, là vô hữu thị xứ, không có đạo lý như vậy. Nhưng thế gian thật sự:
có không ít chúng sanh tâm từ bi khẩn thiết, chưa độ chính mình đã độ người
khác trước, học Bồ-tát Địa Tạng, Địa ngục chẳng không, tôi thề không thành Phật.
Bồ-tát Địa Tạng nói câu này thì được, chúng ta muốn học Pháp môn đó thì không
thể được. Vì sao? Bởi ngài Địa Tạng đã thành Phật rồi, ngài đã đến Đẳng giác Bồ-tát,
tôi không sẵn lòng thành Phật, [mà] độ chúng sanh, được. Chúng ta là quả vị gì?
Đều chưa chứng được Sơ quả, sao quý vị dám học Bồ-tát Địa Tạng? Học Bồ-tát Địa
Tạng, là vào hầm lửa cùng với chúng sanh. Nhất định phải nhìn rõ ràng, nhìn
sáng tỏ đạo lý này, sự thật này. Nếu thật muốn độ tất cả chúng sanh, thì trước
tiên đến Thế giới Cực Lạc độ chính mình, đã đến Thế giới Cực Lạc: thì quý vị liền
có bản lĩnh học Bồ-tát Địa Tạng. Tại sao vậy? Bởi tuy chính mình chưa chứng được
Đẳng giác, nhưng uy thần của A Mi Đà Phật có thể gia trì quý vị. Chính quý vị
chưa chứng đắc, [nhưng] được A Mi Đà Phật gia trì, thì trí huệ, thần thông, đạo
lực của quý vị: không khác với Đẳng giác Bồ-tát, vậy thì được. Hơn nữa, quý vị
độ tất cả chúng sanh, nhưng chính mình không rời khỏi Thế giới Cực Lạc. Có năng
lực học ngài Địa Tạng, có thể học ngài Quán Âm, học Bồ-tát nào cũng được, không
tới Thế giới Cực Lạc đều không được. Cho nên bảo quý vị thỉnh thoảng: giống 53
Tham vấn của ngài Thiện Tài vậy, 53 Tham vấn của ngài là thành tựu chính mình, thành
tựu điều gì? Thành tựu tín tâm vững chắc của chính mình, ngài không dao động, ngài
vẫn là một câu A Mi Đà Phật niệm đến cùng, không chuyển hướng, không chịu ảnh
hưởng của bên ngoài, ngược lại, niềm tin đó càng ngày càng kiên định. Chúng ta
phải học ngài Thiện Tài, ngài Thiện Tài là một câu A Mi Đà Phật niệm đến cùng, trong
khi trải nghiệm vô lượng Pháp môn, 53 Tham vấn ấy đại biểu vô lượng, không bị
lay động, đối với niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ: tăng trưởng tín tâm, đã vững chắc
nguyện tâm. Nếu gặp một môn muốn học một môn, đứng núi này trông núi nọ, thì
người đó xong rồi! Người đó thật gọi là phước mỏng, đều không thành tựu được
môn nào, vẫn là Bác địa Phàm phu, dậm chân tại chỗ, đều không hề bước ra một bước,
quý vị nói họ đáng thương biết bao.
Vì vậy mới học, thì thầy quá là quan
trọng! Phải gặp được vị thầy chân chánh, dạy cho quý vị, quý vị có thể nghe lời,
quý vị có thể thật làm, thì quý vị sẽ được thọ dụng. Quý vị không thể nghe lời,
không thể thật làm, thông thường thầy đối với quý vị là kết duyên, kết pháp
duyên với quý vị, quý vị kết pháp duyên với Phật, vì sao vậy? Bởi đời này quý vị
không thể thành tựu. Kết pháp duyên với chúng sanh, tình hình như thế nhiều, đại
khái 99%: đều là kết duyên với quý vị. Thật sự muốn cho quý vị thành tựu, thì thầy
sẽ không thực hiện cách dạy này, nhất định dạy quý vị thâm nhập một môn. Thầy
có năng lực quán cơ, quý vị không giấu được thầy. Sư phụ của Hoà thượng Hải Hiền
là Pháp sư Truyền Giới, chúng ta khẳng định ngài ấy, ngài ấy đã khai ngộ, ngài ấy
Minh tâm Kiến tánh, ngài ấy có năng lực quán cơ, thấy được thầy Hải Hiền người
thanh niên 20 tuổi đó, thấy ra điều gì của ngài? Thấy được sự thật thà, nghe lời,
thật làm của ngài, thấy được thái độ học tập chân thành, cung kính của ngài, đầy
đủ điều kiện ấy, thì người đó là Pháp khí, họ sẽ có thành tựu. Lão Hoà thượng
chỉ dạy ngài một câu A Mi Đà Phật, bảo ngài một mạch mà niệm, thì thành công rồi.
Ngài thật sự y giáo phụng hành, cả đời không chuyển hướng, một câu Phật hiệu
trước giờ chưa từng bỏ mất. Câu này nối tiếp câu kia, chừa từng bỏ mất, sinh hoạt
không để mất, mặc áo ăn cơm chẳng trở ngại, trong tâm niệm Phật, không ảnh hưởng
công việc, ngay cả vào lúc xử sự đối nhân tiếp vật, [cũng] không gián đoạn câu
Phật hiệu. Đời này của tôi thấy được một người, là Đại sư Chương Gia, ngài
không phải niệm A Mi Đà Phật, ngài là niệm Chú, ngài không hề bỏ mất câu Chú Ngữ
đó. Khi ngài về già, tôi có cơ hội: được thân cận ngài, bất luận vào lúc nào, quý
vị thấy được khi ngài không nói chuyện, miệng ngài đang động, là Kim Cang trì. Chúng
tôi nêu ra vấn đề hướng đến ngài thỉnh giáo, ngài khai thị cho chúng tôi, đã
khai thị xong, thì sự trì chú của ngài liền lập tức để khởi lên, đã hình thành
thói quen, đi đứng nằm ngồi đều chưa từng bỏ mất, đó gọi là Công phu Thành phiến.
Chúng tôi không biết công phu của ngài, chúng tôi nhìn ra là Công phu Thành phiến.
Người niệm Phật niệm đến Công phu
Thành phiến, thì chắc chắn được vãng sanh. Khi nào vãng sanh hoàn toàn do chính
mình làm chủ, chính mình muốn ngay bây giờ vãng sanh, thì Phật liền đến tiếp dẫn
quý vị, ý niệm của quý vị vừa động thì Phật liền hiện tiền; Còn thọ mạng, không
cần thọ mạng nữa, Phật sẽ giúp quý vị nhanh chóng. Ngài Hải Hiền có cảnh giới
này, ngài rất đặc thù, đức Phật giao cho ngài nhiệm vụ, đức Phật khen ngợi đối
với ngài, nói ngài học Phật học rất giỏi. Rất giỏi là thế nào? Chính là đầy đủ
điều kiện đã nói phía trước, tôi đã nói năm sự việc, thật thà, nghe lời, thật
làm, chân thành, thêm một điều nữa là thanh tịnh. Tâm ngài thanh tịnh, cung
kính, cung kính đối với người với việc với vật, cung kính chính là hoàn toàn
không qua loa, vô cùng nghiêm túc, đây là tấm gương tốt của học Phật, tấm gương
sáng của niệm Phật. Hiện nay thế giới này, tuy người học Phật nhiều, người niệm
Phật cũng đông, tuy là nhiều nhưng không như pháp, cho nên người niệm Phật nhiều,
người vãng sanh ít. Xã hội đại chúng thấy người niệm Phật: đều không thể vãng
sanh, cho rằng đó là giả, đó không phải là thật. Vậy nên đức Mi Đà chỉ thị cho lão Hoà thượng Hiền
công: biểu pháp cho người thời đại này, làm tấm gương tốt cho mọi người xem, là
ý nghĩa như vậy. Tuổi thọ, thọ mạng đã kéo dài, chính ngài cũng chẳng biết đã
kéo dài bao nhiêu, ngài có nhiệm vụ của ngài, nhiệm vụ của ngài hoàn thành, thì
Phật liền dẫn ngài vãng sanh. Chư vị dụng tâm nghe đĩa phim, thì quý vị hoàn
toàn nghe sáng tỏ, không phải giả, là sự thật.
Cho nên, đức Thế Tôn: đối với chúng
sanh khu vực thế giới Ta Bà này, duyên đã chín muồi, nên dùng thân Phật mà độ
được, thì Ngài liền hiện thân Phật mà thuyết pháp cho. Đó là hiện thân của đức
Thích Ca Mâu Ni Phật vào 3000 năm trước, ngàn Phật ủng hộ, 1255 vị Đệ tử Thanh
văn ấy: là ngàn đức Phật. Quý Ngài đến giúp đức Thế Tôn giáo hoá chúng sanh, thị
hiện làm Đệ tử của đức Phật, là giống như lên sân khấu biểu diễn vậy, đức Thích
Ca Mâu Ni Phật diễn vai chính, những vị đó đóng vai phụ. Buổi biểu diễn này đã
thành công, không ngoài là lợi ích chúng sanh có duyên của Thế giới Ta Bà. Mãi
đến nay vẫn tiếp tục không ngừng đang biểu pháp, phàm phu hoàn toàn không thấy
ra được, người thật sự nhìn ra thì biết cảm ơn. Biết ân báo ân, không biết ân
thì làm sao họ biết báo ân? Biết ân mới biết báo ân. Biết ân thì thế nào? Thật
làm. Làm sao báo ân? Vãng sanh Thế giới Cực Lạc là thật báo ân. Ngài A Nan thị
hiện nơi này: ưa thích học rộng nghe nghiều, đã làm chậm trễ chính mình, nhưng
đức Thích Ca Mâu Ni Phật, thì thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, Ngài chứng được
Vô thuợng Bồ-đề.
「阿難護持我法,亦護將來諸佛法藏,教化成就菩薩眾」“A Nan hộ trì Ngã pháp, diệc hộ tương
lai chư Phật Pháp tạng, giáo hoá thành tựu Bồ-tát chúng”(A Nan hộ trì
pháp của Ta, cũng hộ trì Pháp tạng của chư Phật tương lai, giáo hoá thành tựu
chúng Bồ-tát). Hai vị phát nguyện khác nhau, ngài A Nan phát nguyện hộ trì.
Địa vị của hoằng pháp, hộ pháp là bình đẳng, đều quan trọng. Có người hoằng
pháp, không có hộ trì, thì không thể thành tựu; Có người hộ trì, không có hoằng
pháp, cũng chẳng thể thành tựu. Hai người ấy nhất định phải phối hợp, thiếu một
người cũng không được. Hoằng hộ là một thể, nhưng hạng mục của hoằng hộ thì
khác nhau. Người hộ pháp, giống như xây trường học, là Ban giám hiệu của trường
học đó, là Hiệu trưởng của trường học, do hộ pháp [làm]; Hoằng pháp chính là
Giáo viên, họ sẽ mời Giáo viên đến trường học: để dạy, dạy học trò. Dù Giáo
viên ấy dạy tốt đến đâu, mà không có người mời họ, thì họ không có đất dụng võ;
Nếu người hoằng pháp kiêm cả: làm những nghiệp vụ hành chính, thì họ không thể
chuyên tâm, họ dạy không tốt. Hoằng hộ nhất định phải phối hợp, công đức là
bình đẳng, chúng ta tán thán hộ pháp chính là khen ngợi hoằng pháp. Vì sao Phật
pháp suy như vầy? Do không có người hộ pháp. Có rất nhiều người có thể hoằng
pháp, nhưng cả đời không có cơ duyên, cho nên ở một khu vực, một vùng nhỏ mà giảng
kinh, dạy mấy chục người, pháp duyên tốt thì mấy trăm người, như vậy mà thôi. Thời
xưa như vậy, hiện nay vẫn là như thế.
Chúng ta xem phần tiếp, ở đây khen ngợi
sự hộ pháp của ngài A Nan, nhiệm vụ của ngài là hộ trì Pháp tạng của chư Phật
tương lai, đó chính là kiết tập Kinh tạng. Phật pháp truyền được đến ngày nay, có
nhiều kinh điển để lại như vậy, công đức ấy là của Tôn giả A Nan. 「若論其跡」“Nhược luận kỳ tích”(Nếu bàn về dấu tích của ngài), nhìn ở
trên sự tướng, ngài A Nan 「集結經藏、傳佛心印」“tập kết Kinh tạng, truyền Phật Tâm ấn”(tập
kết Kinh tạng, truyền Tâm ấn của Phật), truyền Tâm ấn của Phật chính là Nhị
tổ của Thiền tông, ngài A Nan là Nhị tổ của Thiền tông, Sơ tổ là Tôn giả Ca Diếp.
Tôn giả Ca Diếp truyền cho ngài A Nan, ngài A Nan là Tổ sư đời thứ hai của Thiền
tông, [đời thứ] 28 là truyền cho Tổ sư Đạt Ma. Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa,
tại Trung Hoa trở thành Sơ tổ của Thiền tông của Trung Hoa. Một là truyền giáo,
hai là truyền tâm. Thiền tông là truyền tâm, bậc người như thế rất ít, các ngài
là người Thượng thượng căn. [Đa phần] không phải người Thượng thượng căn. Thế
nào gọi là người Thượng thượng căn? Là người đầy đủ thanh tịnh bình đẳng giác, chính
là người Thượng thượng căn, có năng lực truyền thụ Tâm ấn của Phật, gọi là một
nghe ngàn ngộ. Thiền tông hiện nay của nước ta có [người như vậy] không? Không
có nữa. Sự việc này, do lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói với tôi. Vào tuổi xế chiều
của ngài, chúng tôi đã gặp gỡ, quen biết. Vào thời kỳ đó, mỗi năm tôi có thể đến
Bắc Kinh hai-ba lần, đến thỉnh giáo với ngài. Ngài nói với tôi, Phật pháp từ
nay về sau, thật sự thành tựu chỉ có Tịnh Độ. Ngài là Thượng sư Mật tông, ngài
cũng là truyền nhân của Tông môn, Thiền tông của ngài là do lão Hoà thượng Hư
Vân: truyền cho ngài, nhưng ngài biểu hiện cho chúng ta, là niệm Phật vãng sanh
Tịnh Độ. Sau khi hoàn thành bộ Chú Giải này, mỗi ngày ngài niệm Phật 140 ngàn
tiếng Phật hiệu, niệm nửa năm thì đi rồi. Làm tấm gương cho chúng ta thấy, ngài
không dùng Mật, ngài cũng không có dùng Thiền, ngài dùng niệm Phật, làm tấm
gương tốt nhất cho chúng ta. ngài đều thông đạt tất cả, cuối cùng quay về Tịnh
Độ, đặc biệt hiển thị sự thù thắng của Tịnh Độ, chẳng gì sánh bằng.
Ngài A Nan không chỉ truyền Thiền
tông, mà còn truyền Mật tông, 「承傳大教之關鍵人物。《蓮華生大士應化因緣經》曰:密教初祖蓮花生大士,從阿難受釋尊預囑傳付之密法」“thừa truyền
đại giáo chi quan kiện nhân vật. Liên Hoa Sanh Đại Sĩ Ứng Hoá Nhân Duyên Kinh viết: Mật giáo Sơ tổ Liên Hoa
Sanh Đại sĩ, tùng A Nan thọ Thích Tôn dự chúc truyền phó chi Mật pháp”([là] nhân vật then chốt của truyền thừa
đại giáo. Trong Kinh Liên Hoa Sanh Đại Sĩ Ứng Hoá Nhân Duyên viết: Đại sĩ Liên
Hoa Sanh Sơ tổ của Mật giáo, là từ ngài A Nan mà tiếp nhận Mật pháp được đức
Thích Ca Thế Tôn trước đã căn dặn truyền trao). Đây chính là nói rõ, trong
Mật tông, pháp của Đại sĩ Liên Hoa Sanh là do ai truyền cho ngài? Do ngài A Nan
truyền cho ngài. Ngài A Nan tiếp nhận sự phó chúc của đức Thích Ca Mâu Ni Phật,
đem Mật pháp truyền cho Đại sĩ Liên Hoa Sanh. 「又《胎藏界曼陀羅鈔》」“Hựu Thai Tạng Giới Mạn Đà La Sao”(Thêm
nữa trong sách Thai Tạng Giới Mạn Đà La Sao), Sao là Chú Giải, trong quyển
thứ ba nói, 「阿難密號集法金剛」“A Nan Mật hiệu Tập Pháp Kim Cang”(Mật
hiệu của ngài A Nan là Tập Pháp Kim Cang), danh hiệu của ngài A Nan trong Mật
tông: gọi là Tập Pháp Kim Cang, tập
kết Pháp tạng của Như Lai, trong Mật tông xưng là Kim Cang, trong Hiển tông
xưng là đức Phật, Kim Cang chính là Phật, ở trong Mật pháp xưng Phật là Kim
Cang. Và trong Thai Tạng Giới Mạn Đà La Sao nói: Mật hiệu của ngài A Nan là Tập
Pháp Kim Cang, 「此又顯阿難之本」“Thử hựu hiển A Nan chi bổn”(Ở
đây còn hiển bày Bổn Lai Diện Mục của ngài A Nan), Bổn Lai Diện Mục của
ngài A Nan, 「蓋金剛即佛也」“Cái Kim Cang tức Phật dã”(Bởi vì
Kim Cang tức là Phật). Mật tông xưng là Kim Cang, Hiển giáo xưng là Phật.
「故知阿難護持佛法是其本願,現則示現為佛侍者」“Cố tri
A Nan hộ trì Phật pháp thị kỳ bổn nguyện, hiện tắc thị hiện vi Phật Thị giả”(Nên
biết ngài A Nan hộ trì Phật pháp là bổn nguyện của ngài, lúc đó là thị hiện làm
Thị giả của đức Phật), [ngài là] đồng học, đồng tham với đức Phật, học đạo
cùng một vị thầy, quý ngài phát nguyện, nguyện của mỗi người khác nhau, ngài
phát nguyện đời đời kiếp kiếp hộ trì Chánh pháp. Cho nên hộ trì Chánh pháp là bổn
nguyện của ngài, không kể là Hiển giáo, Tông môn Giáo hạ, hoặc là Mật giáo mà đức
Thế Tôn đã truyền, hộ trì tất cả, đều tham dự truyền thừa. Khi đức Thế Tôn còn
tại thế, ngài A Nan thị hiện làm Thị giả của Phật, 「續佛慧命,繼往開來。故於本經當機」“Tục Phật huệ
mạng, kế vãng khai lai, cố ư bổn Kinh đương cơ”(Tiếp nối huệ mạng của Phật,
kế thừa người đi trước, mở lối cho người sau, nên là đương cơ ở Kinh này), Ai
đến truyền thừa bộ Kinh này? Ngài A Nan đến truyền. Bộ Kinh này có hai vị đương cơ, nửa bộ trước là ngài
A Nan, nửa bộ sau là Bồ-tát Di Lặc, ý nghĩa sâu xa. Nối huệ mạng của Phật, nối
tiếp trước mở truyền sau, nên là đương cơ của Kinh này, 「乃能善自思惟,發此妙問」“nãi năng thiện tự tư duy, phát thử diệu vấn”(mới có thể khéo tự
tư duy, đưa ra câu hỏi hay này). Do ngài đến khải thỉnh, chính là Kinh Vô
Lượng Thọ: do Tôn giả A Nan đến thưa thỉnh.
Lại xem câu tiếp theo, 『色身諸根,悅豫清淨』“Sắc thân chư căn, duyệt dự thanh
tịnh”(Sắc thân các căn, hoan hỉ thanh tịnh). Chữ ‘duyệt’ là hoan hỉ vui vẻ. Hỷ duyệt,
trong sự hỷ duyệt của phàm phu: trộn lẫn dính mắc tình thức, tình thức là ô nhiễm,
không thanh tịnh. Sự hỷ duyệt của ngài A Nan là tâm thanh tịnh, không có chút ô
nhiễm, chúng ta phải học điều này, đó là công phu chân thật, mục đích của Trì
giới là ở chỗ này. thành tựu Giới luật, thì đều buông xuống tất cả ô nhiễm, tâm
thanh tịnh hiện tiền, thành tựu Giới luật; Tâm bình đẳng hiện tiền, thành tựu
Thiền định. Trong tâm vẫn còn cao thấp, thậm chí họ vẫn còn Tập khí cao thấp, thì
họ vẫn chưa thành tựu. Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, thành tựu Trí huệ.
Tam học: Giới Định Huệ, trên tựa đề Kinh của chúng ta có Tam học: Giới Định Huệ,
có Tam Bảo: Phật Pháp Tăng, thanh tịnh là Tăng Bảo; bình đẳng là Pháp Bảo; giác
là Phật Bảo. Viên mãn đầy đủ Tam học, Tam Bảo, đây là tu nhân. Còn quả báo? Quả
báo là nửa trước của tựa đề Kinh, Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm, là quả. Ở
nơi nào vậy? Ở Thế giới Cực Lạc. Đại thừa là trí huệ, vô lượng thọ là đức, trang
nghiêm là tướng hảo, viên mãn đầy đủ. Phương pháp khéo léo được dùng đến đỉnh
cao, tín nguyện trì danh thì đạt được. Cần bao nhiêu thời gian? Trên Kinh A Mi
Đà nói, hoặc một ngày đến bảy ngày thì đã thành công. Nghiệp chướng của chúng
ta nặng, Phiền não Tập khí nặng, chúng ta không làm được một ngày, bảy ngày, vậy
3 năm, 5 năm có được không? Được, quá nhiều người rồi. Quý vị xem trong Truyện
Vãng Sanh, quý vị đọc trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, những người niệm Phật vãng
sanh ấy, đáng để chúng ta hâm mộ. Những vị vãng sanh ấy, họ đã học bao lâu? Đại
đa số đều là 3 năm.
Trước kia, tôi giảng kinh ở Đài Loan, tại
thành phố Đài Bắc, có một vị đồng tham đạo hữu, tuổi của thầy ấy xấp xỉ với
tôi, xuất gia sớm, 20 mấy tuổi đã xuất gia, sớm hơn tôi nhiều năm. Thầy ấy nêu
ra một vấn đề đến hỏi tôi, thầy ấy nói thầy xem Truyện Vãng Sanh, thấy được nhiều
người như vậy: đều là niệm Phật 3 năm thì vãng sanh, thầy ấy hỏi tôi, có phải
là tuổi thọ của họ đều hết rồi chăng? Khi tôi nghe câu hỏi này của thầy ấy, tôi
nói với thầy ấy, không thể nào, đâu có chuyện vừa khéo như thế? Mấy người thì đồng
ý với cách nói như vậy, nhưng hầu như đạt đến một nửa, vậy thì cách nói ấy
không ổn, cách nói đó không hợp lôgic. Nên giải thích thế nào? Có lẽ là công
phu niệm Phật của họ đã Thành phiến. Công phu Thành phiến có khả năng làm được,
2 năm, 3 năm có thể làm được. Là như lão Hoà thượng Hải Hiền đã nói, đi đứng nằm
ngồi, mọi lúc mọi nơi, trong tâm chỉ có A Mi Đà Phật, ngoài A Mi Đà Phật ra, không
có Vọng tưởng, không có Tạp niệm, chỉ là một câu A Mi Đà Phật, đó gọi là Thành
phiến. Chưa đoạn Kiến tư Phiền não, nhưng công phu đã Thành phiến, công phu đạt
thành một phiến. Còn Phiền não? Phiền não không khởi hiện hành, ngài niệm niệm
đều là A Mi Đà Phật, đây là đã khống chế được phiền não. Tuy chưa đoạn phiền
não nhưng phiền não không khởi tác dụng, vậy thì có thể vãng sanh. Công phu đạt
đến cảnh giới đó, A Mi Đà Phật chắc chắn đến chăm sóc quý vị, hoặc ở trong mộng,
hoặc ở trong định, quý vị thấy được A Mi Đà Phật. A Mi Đà Phật sẽ nói với quý vị,
thọ mạng của quý vị còn bao lâu, đợi đến lúc mạng sắp hết, Phật đến tiếp dẫn
quý vị vãng sanh. Trong thời điểm đó, có không ít người gặp được A Mi Đà Phật, họ
liền nắm chắc cơ hội ấy, hướng đến A Mi Đà Phật thỉnh cầu, con không cần tuổi
thọ nữa, bây giờ con đi với Ngài. Sự việc này rất nhiều, không phải ngẫu nhiên
vài người, mà quá nhiều ví dụ này rồi. A Mi Đà Phật từ bi, liền dẫn quý vị đi. Vậy
mới giảng được thông, giảng được viên mãn, mọi người có thể tin.
Nếu chính mình có nắm chắc, có trình độ
thông đạt khá đối với Giáo lý, thì họ không đến Thế giới Cực Lạc, họ muốn ở thế
gian này: nâng công phu lên
cao. Trong Kinh có nói, tu hành một ngày ở Thế giới Ta Bà, bằng 100 năm tu hành
ở Thế giới Cực Lạc. Vì sao vậy? Bởi ở nơi đây khó tu, khó tu vậy thì vô cùng
đáng quý. Thế giới Cực Lạc không có chướng duyên, cho nên tiến bộ rất chậm; Nơi
đây quá nhiều chướng ngại, quý vị có thể khắc phục, thì nâng lên đặc biệt
nhanh. Đã có Công phu Thành phiến, tiếp tục 3 đến 5 năm, tinh tấn không thoái, thì
có thể chứng được Phương Tiện Hữu Dư độ. Phương Tiện Hữu Dư độ là người Tiểu thừa
vãng sanh, không phải Phàm Thánh Đồng Cư độ, Phàm Thánh Đồng Cư độ là phàm phu
lục đạo vãng sanh, chưa đoạn được phiền não, Công phu Thành phiến rồi đoạn hết
Kiến tư Phiền não, [cần] có thời gian 3 năm, 5 năm là đủ, phẩm vị vãng sanh Thế
giới Cực Lạc của họ cao. Nếu lúc đó chưa vãng sanh, thì lại có 3 năm, 5 năm, họ
sẽ có thể nâng lên đến Lý nhất tâm Bất loạn. Vậy là chúng ta đã hiểu rõ đạo lý
này, học tập kỹ đĩa quang của Hoà thượng Hải Hiền, thì chúng ta sẽ thể hội được,
khi nào công phu của ngài Thành phiến? Có lẽ vào sau 20 tuổi, ngài 20 tuổi xuất
gia, tu Pháp môn này, chính là tín nguyện trì danh, thông thường 3 năm có thể đạt
đến cảnh giới ấy, tôi tin ngài 3 năm đạt tới, như vậy là 23 tuổi. 23 tuổi ngài
chưa đi, ngài tiếp tục dụng công, ngài không hề thay đổi, 30 tuổi đã có thể đạt
đến Sự nhất tâm Bất loạn, Sự nhất tâm Bất loạn chính là A-la-hán, tâm thanh tịnh
đã hiện tiền. Qua 6 hay 7 năm nữa, ngài đã có thể chứng được Lý nhất tâm Bất loạn,
tức là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, ngài đã chứng được. Cảnh giới
này, với sự biểu diễn của đức Thích Ca Mâu Ni Phật: dưới cây Bồ-đề ban đêm nhìn
sao sáng khai ngộ, là thuộc về cùng một cảnh giới; Với Đại sư Huệ Năng: ở trong
thất Phương trượng của Ngũ tổ: nghe giảng Kinh Kim Cang, nghe tới 「應無所住而生其心」“ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, ngài đã khai ngộ, đều là thuộc về cùng một cảnh giới, trong Tịnh tông gọi
là Lý nhất tâm Bất loạn, sanh Thật Báo Trang Nghiêm độ. Rất rõ ràng, chúng ta
có thể thấy được.
Một câu A Mi Đà Phật có thể giúp chúng
ta chứng đắc: Minh tâm Kiến tánh, Đại triệt Đại ngộ, thành Phật ngay thân này. Việc
làm về sau thì hoàn toàn xem duyên phận, Duyên phận bất đồng, dùng phương pháp
khéo léo là khác nhau. Lão Hoà thượng Hải Hiền là sanh trong thời loạn, sinh ở
thời đại Phật pháp vô cùng suy vi, người thông thường không thể tiếp nhận, đồng
tu bên cạnh thường xuyên tu hành cùng nhau: là không nhiều, nhiều nhất là 1-200
người, mấy chục người thường xuyên gặp mặt, đó là duyên phận của hoàn cảnh. Vào
thời đại này, người ta đều tin tưởng Khoa học, đều tham cầu vật chất, đặc biệt
là tài sản, tham cầu những sự hưởng thụ này, sự hưởng thụ của thất tình ngũ dục,
không tin Tôn giáo, không tin luân hồi, không tin nhân quả. Ở trong tình trạng
như vậy, ngài biểu diễn cho chúng ta: cả đời lão thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh
Độ, biểu thị rõ ràng sự mong cầu đạt được Pháp môn này, làm ra tấm gương tốt nhất
cho chúng ta xem, tuổi thọ được kéo dài thêm, 112 tuổi vãng sanh. Biểu pháp sau
cùng, chính là cầm được cuốn sách Tăng Khen Tăng ấy. Quyển sách đó là tán thán
Tịnh Độ, khen ngợi sự nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, một đời thành tựu
viên mãn của Tịnh tông. Có một vài Cư sĩ đến thăm ngài, đã mang theo cuốn sách
đó. Ngài không biết chữ, nên ngài cần phải hỏi, sách gì đây? Sách của quý vị
mang đến. Các Cư sĩ nói với ngài, cuốn sách này: gọi là Nếu Muốn Phật Pháp Hưng
Thịnh Chỉ Có Tăng Khen Tăng. Ngài nghe đến tên của quyển sách thì: vô lượng
hoan hỷ, vì sao vậy? Bởi ngài ngày nào cũng đang đợi, đã chờ được quyển sách
đó, thật sự đã đến tay. Lập tức khoác áo tràng đắp y, cầm cuốn sách đó yêu cầu
mọi người chụp ảnh cho ngài, đây chính là biểu pháp, biểu pháp sau cùng. Có lẽ
là A Mi Đà Phật nói với ngài, ngày nào có người đem sách này đến tặng, thì biểu
pháp của con đã viên mãn, Phật sẽ dẫn con đến Thế giới Cực Lạc. Cho nên, ngài
ngày nào cũng trông mong, ngày ngày chờ đợi, quả nhiên đã chờ được, lời của Phật
là thật, không phải giả. Quý vị xem, sau khi chụp xong tấm hình ấy, ngày thứ ba
đã vãng sanh. Không hề sanh bệnh, vẫn làm việc cả ngày, từ sớm đến tối ở trong
vườn rau: làm đất, nhổ cỏ, tưới nước, làm cả ngày, đến đêm thì đi. Biểu diễn rất
tốt! Không phải nói đêm nay tôi vãng sanh, thì ngày nay có thể nghỉ ngơi nghỉ
phép, để cho tôi chuẩn bị chút, không hề. Kiểu dáng làm việc giống như bình thường
vậy, nói đi là đi. Có người đồng tu nói với ngài, ngày nào ngài đi, nói một
chút với chúng con, để mọi người chúng con trợ niệm cho ngài. Ngài đã từ chối,
nói không cần trợ niệm, trợ niệm là không chắc chắn, tôi nắm chắc chắn, tôi tự
mình đi, không cần người trợ giúp. Thọ mạng của ngài thật ra đã nói quá rõ
ràng, do A Mi Đà Phật kéo dài cho ngài, có lẽ tuổi thọ của ngài cũng chỉ 7-80. Sư
đệ của ngài [là] Pháp sư Hải Khánh, 82 tuổi ra đi, mẫu thân ngài 86 tuổi ra đi,
trong suy nghĩ thông thường của chúng ta, thì ngài cũng là hơn 80 tuổi; Nói
cách khác, đến 112 tuổi, là do A Mi Đà Phật kéo dài cho ngài. Hoàn toàn là làm cho chúng ta thấy.
Có muốn một đời thành tựu không? Có muốn
vãng sanh Tịnh Độ không? Nếu là muốn thì không khó, tin thật nguyện khẩn thiết,
nhất hướng chuyên niệm, cầu sanh Tịnh Độ, người nào cũng có thể thành tựu. Cho
dù quá khứ đã tạo rất nhiều tội nghiệp, cũng không quan trọng, một câu A Mi Đà
Phật này, chúng ta phải nên tin lời dạy trên Kinh, niệm một tiếng Phật hiệu: tiêu
tội nặng sanh tử của 80 ức kiếp. Quý vị phải nên tin, đức Phật không phải nói
phô trương, không phải lừa gạt người, câu nào cũng là lời thật thà, người tin
thì có phước. Đặc biệt là sanh trong thời đại hiện nay, điều gì cũng không nên
nghĩ, không nên bị ảnh hưởng, quấy nhiễu, bởi những sự thay đổi của xã hội, bất
luận cảnh giới nào, thuận cảnh nghịch cảnh, thiện duyên ác duyên, tất cả đều là
một câu A Mi Đà Phật. Vạn pháp quy nhất, “nhất” chính là câu Phật hiệu này, tất
cả pháp thảy đều quy về một câu Phật hiệu, một câu danh hiệu Phật thay thế tất
cả pháp, thì tâm quý vị sẽ thanh tịnh, công phu niệm Phật sẽ đắc lực. Nếu quý vẫn
là bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, vẫn không buông xuống được cảnh giới bên
ngoài, thì làm sao công phu của quý vị có thể đắc lực? Không đắc lực, vậy thì
như cổ nhân nói: chỉ là lưu lại chủng tử niệm Phật: trong A-lại-da, làm thành lợi
ích: để gặp được duyên lại tiếp tục làm trong đời khác kiếp sau, còn đời này
không thể thành tựu.
Đời này muốn thành tựu thì phải buông
xuống, buông xuống vạn duyên, cũng chính là tôi thường hay khuyến khích mọi người,
không bị sự quấy nhiễu bởi hoàn cảnh bên ngoài. Hoàn cảnh bên ngoài nhất định đến
quấy nhiễu, quấy nhiễu thì làm sao? Tuỳ duyên. Quý vị nói tốt, rất tốt; Quý vị
nói không tốt, cũng rất tốt, tất cả đều tuỳ duyên. Tuỳ duyên, thế nào gọi là tuỳ
duyên? Không dính tướng gọi là tuỳ duyên. Dính tướng không phải tuỳ duyên, dính
tướng là tạo nghiệp, không kể là thiện pháp hay ác pháp, chỉ cần dính tướng. Dính
tướng là gì? Là quý vị để ở trong tâm, đó gọi là dính tướng. A-lại-da-thức có
thiện có ác, dính tướng của thiện, tương lai đời sau sanh ba đường thiện; Dính
tướng ác, quả báo đời sau là ba đường ác, quý vị nhất định không thoát khỏi. Thế
nào là không dính tướng? Cho dù đó là thiện hay ác, đều không nên để trên tâm, trên
tâm chỉ để A Mi Đà Phật, ngoài A Mi Đà Phật ra cũng không để vào điều gì, đó gọi
là không trước tướng. Tướng dính trong tâm quý vị là A Mi Đà Phật, niệm niệm đều
là Thế giới Tây Phương Cực Lạc, niệm niệm đều là A Mi Đà Phật, ngoài A Mi Đà Phật
ra cũng không còn điều gì, thì chắc chắn vãng sanh. Nếu quý vị còn thọ mạng
nhưng không cần nữa, vậy thì quý vị chỉ 3 năm nhất định vãnh sanh, là thật,
không phải giả.
Trước đây vài năm, mọi người còn nhớ
chú Hoàng Trung Xương, người thanh niên ấy 30 tuổi mới bắt đầu, nghe tôi giảng
kinh, niệm Phật 3 năm vãng sanh, chú ấy thí nghiệm xem. Bế quan ở Thâm Quyến, Cư
sĩ Hướng Tiểu Lợi hộ trì chú ấy bế quan, 2 năm 10 tháng, còn thiếu hai tháng
thì tròn đủ, chú ấy biết trước ngày giờ vãng sanh rồi. Là thật, không phải giả.
Còn thọ mạng, chẳng phải không còn, nhưng không cần nữa, cầu A Mi Đà Phật dẫn
chú ấy đi, Phật liền thật sự mang chú ấy đi rồi. Hoàng Trung Xương làm được, thì
người nào cũng làm được, quý vị lo gì! Người niệm Phật có tai nạn không? Không
có, tai nạn đến thì tới Thế giới Cực Lạc thôi. tai nạn không đến cũng đi thôi, cho
nên không bị tai nạn, cần phải hiểu đạo lý này.
Pháp hội, đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni
Phật, và Tôn giả A Nan những vị ấy: lên sân khấu biểu diễn, biểu diễn cho chúng
ta xem, nếu chúng ta xem hiểu được, thì được lợi ích chân thật, rất tự nhiên có
thể buông xuống vạn duyên. Buông xuống vạn duyên chẳng phải là không làm việc, vẫn
làm việc như thường, mặc áo ăn cơm như cũ, cũng không ít hơn một việc. Làm sao
buông xuống? Trong tâm không dính tướng, trong tâm chỉ có A Mi Đà Phật, mọi lúc
mọi nơi, không nên quên A Mi Đà Phật, hết thảy tất cả nghiệp thiện, nghiệp ác đều
là giả, tất cả những gì có tướng đều là hư vọng, cũng đừng cho là thật, thế nào
cũng tốt. Hằng thuận chúng sanh, tuỳ hỷ công đức, công đức chính là: không đem
cảnh giới bên ngoài đặt vào trong tâm, đây chính là công đức. Trong tâm chỉ có
A Mi Đà Phật, đó gọi là chuyên tu Tịnh Độ, chắc chắn vãng sanh. Không khó, ngài
A Nan vào lúc ấy, biểu diễn thỉnh pháp cho đại chúng chúng ta, cuối cùng nói :
「故於本經當機,乃能善自思惟,發此妙問」“Cố ư bổn Kinh đương cơ, nãi năng thiện tự tư duy, phát thử diệu vấn”(Nên
với đương cơ của Kinh này, thì có thể khéo tự tư duy, đưa ra câu hỏi vi diệu ấy).
「色身諸根,悅豫清淨」“Sắc thân chư căn, duyệt dự thanh tịnh”. Hai chữ “thanh tịnh” này quan trọng, chúng
ta cần phải học, học thanh tịnh. Nói cách khác: ngài A nan không bị cảnh duyên
bên ngoài quấy nhiễu. Quấy nhiễu là bị ô nhiễm, thì không thanh tịnh, phiền phức
của chúng ta chính ở chỗ này, mắt thấy sắc bị sắc quấy nhiễu, bị sắc ô nhiễm; Tai
nghe âm thanh bị âm thanh quấy nhiễu, ô nhiễm. Đây là Tập khí của phàm phu Lục
đạo, Tập khí đã quá sâu. Làm sao quay đầu? Học tập kinh giáo là giúp chúng ta
quay đầu, nhưng học rồi thì phải thật làm, vậy thì phải đem điều học được trong
kinh giáo: thực tiễn vào đời sống sinh hoạt, áp dụng vào xử việc đối nhân tiếp
vật, bảo hộ tâm thanh tịnh của chính mình. Tâm thanh tịnh là Chân Tâm, Chân Tâm
không có ý niệm, Chân Tâm lìa niệm, khởi tâm động niệm là Vọng tâm. Làm sao hằng
thuận chúng sanh ở trong cảnh giới, mà không khởi tâm không động niệm, là công
phu thật! Chỉ cần có thể nắm được chắc, khống chế được nổi, chúng ta vãng sanh
là thành tựu.
Tiếp theo nói: 「諸根,指色相身之眼、耳、鼻、舌、身等五根。悅豫者,喜樂也」“Chư căn, chỉ
sắc tướng thân chi nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân đẳng ngũ căn. Duyệt dự giả, hỷ lạc
dã”(Chư căn, chỉ năm loại căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân của thân sắc tướng.
Duyệt dự: là hoan hỉ). Điều này tất cả phàm phu đều có, quý vị trong thuận
cảnh thiện duyên năm căn hạnh phúc, nhưng không thanh tịnh. Ngài A Nan thù thắng,
siêu vượt hơn chúng ta, chính là ngài thanh tịnh, có hỷ lạc nhưng không dính tướng.
Vì sao không trước tướng? Bởi ngay thể tức là không, chẳng đạt được. Chúng ta ở
trong sinh hoạt thường ngày, phải luôn luôn nghĩ đến: đoạn đối thoại của đức Thế
Tôn với Bồ-tát Di Lặc, một khảy ngón tay, có 32 ức trăm ngàn niệm, ý niệm sanh
diệt. Số lần sanh diệt của ý niệm, một khảy tay có bao nhiêu? Có 32 ức trăm
ngàn niệm. 32 ức nhân 100 ngàn, 100 ngàn là 10 vạn, [thành] 320 ngàn tỷ. Một khảy
tay này, có 320 ngàn tỷ ý niệm, có thể sanh vạn pháp, vạn pháp này chính là
toàn vũ trụ, toàn bộ vũ trụ, cũng không thiếu điều gì. Một khảy tay mà đã trải
qua: sanh diệt 320 ngàn tỷ lần, vậy đó là thật sao? Không phải là thật. Chúng
ta [đối với] ý niệm vi tế như thế, không có cách nào thể nghiệm, chúng ta nói
thô nhất, thô nhất chính là gì? Ngày nay chúng ta nói một giây, từng giây từng
giây đã trôi qua, quá khứ đó, cũng không trở lại nữa. Quý vị thường nghĩ tới điều
này, đây là chân tướng sự thật, quá khứ của từng giây từng giây, quá khứ vĩnh
viễn không thể trở lại. Cho nên đức Phật nói với chúng ta, là giả đó, 「一切有為法,如夢幻泡影」“nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”(tất cả pháp hữu
vi, như mộng ảo bọt bóng), không có thứ gì là thật. Mục đích đức Phật nói
những điều này là gì? Mục đích để cho quý vị không nên chấp tướng, những gì có
tướng đều là không thật. Đều không đạt được tất cả pháp thế gian hay xuất thế
gian, bất khả đắc mà quý vị muốn đắc, thì sai rồi, ý niệm của quý vị đã sai. Bất
khả đắc chính là không đạt được, buông xuống, buông xuống thì đúng rồi. Buông
xuống thì thế nào? Tâm thanh tịnh hiện tiền, buông xuống ô nhiễm, buông xuống
tâm nóng nảy, nông nổi, vội vàng. Buông xuống xao động, tâm là bình đẳng; Buông
xuống ô nhiễm, tâm là thanh tịnh, Chân Tâm hiện tiền. Chân Tâm là thanh tịnh
bình đẳng, khởi tác dụng là giác. Giác này là gì? Không gì không biết, không gì
không thể. Lời này là lời thật, không phải lời giả, không phải gạt người, là
chân tướng sự thật, chúng ta nhất định phải nắm chắc lấy điều này.
Tiếp theo có giải thích chữ “thanh tịnh”,
「《嘉祥疏》曰:光顯也」“Gia Tướng Sớ viết: Quang hiển dã”(Trong
Gia Tường Sớ viết: là quang minh hiển lộ), do Phật quang hiển thị ra. 「又《寶積經》曰:如來身者,自性清澈」“Hựu Bảo Tích Kinh viết: Như Lai thân giả, Tự Tánh thanh triệt”(Thêm
nữa trong Kinh Bảo Tích viết: thân của Như Lai, Tự Tánh trong suốt). Đây
cũng là điều chúng ta cần phải học tập. Thân Như Lai là thân Pháp tánh, cho nên
Tự Tánh trong suốt. Đại sư Huệ Năng kiến Tánh, kiểu dáng của Tánh là gì? Câu đầu
tiên ngài đã nói với chúng ta: 「何期自性,本自清淨」“Hà kỳ Tự
Tánh, bổn tự thanh tịnh”(Nào ngờ Tự Tánh, vốn tự thanh tịnh), chính
là Tự Tánh thanh triệt, Tự Tánh vốn là như vậy, vĩnh viễn là như thế, trước nay
cũng chưa từng bị ô nhiễm. Vậy ô nhiễm là gì? Ô nhiễm là ảo tưởng của chính quý
vị, không phải thật bị ô nhiễm. Thật sự không có ô nhiễm, chính mình nghĩ rằng
đã ô nhiễm, cả khối lớn ý niệm đó là ô nhiễm, buông xuống ý niệm, khôi phục
thanh tịnh. Cho nên nhất định phải hiểu, Vọng tâm là tâm giả, không phải thật. Một
niệm không giác, từ Chân Tâm sanh ra Vọng tâm, gọi là A-lại-da. Nếu thật sự đã
ô nhiễm, thì quý vị còn có thể tẩy trừ được sạch sẽ ư? Không thể nào. Tâm của
quý vị đã bị ô nhiễm, câu nói đó không phải lời thật, cũng chẳng phải lời giả, quý
vị phải biết nghe. Quý vị buông xuống vọng niệm, thì tâm thanh tịnh hiện tiền; Buông
xuống nông nổi, thì tâm bình đẳng hiện tiền. Thế nào là công phu? Công phu
chính là ở ngay trong đời sống thường ngày: quý vị buông xuống được, mỗi ngày
ăn được no mặc được ấm thì đủ rồi, không nên đem việc của ngày mai để trong
tâm, không nên đem việc năm tới đặt trong tâm, việc đó vẫn chưa đến. Phật giảng
cho chúng ta chân tướng sự thật, là không có ba đời, cũng không có mười phương,
khắp pháp giới hư không giới là một thể, đồng thể đại bi, vô duyên đại từ, là
do từ đây mà sanh ra, tâm yêu thương chân thành. Tất cả cảnh giới của chúng ta:
đều do ý niệm của chính mình sanh ra, chính mình chịu trách nhiệm với chính
mình, nghiệp nhân quả báo, tự làm tự chịu, không có bất cứ người nào làm chủ tể
quý vị, là chính quý vị chi phối chính mình.
Làm thông đạo lý của kinh giáo, chỗ tốt
của việc đó là gì? Là giúp quý vị buông xuống. Vì sao quý vị không buông xuống
được? Bởi quý vị đem những điều hư vọng này coi là chân thật, đó là mê, đó là
hoặc, mê hoặc. Tất cả làm rõ ràng, làm sáng tỏ: thì không mê nữa. Không mê, hiểu
được toàn là giả. Thể là Chân không, chẳng đạt được; Tướng là sanh diệt, cũng
không đạt được. Đều không thể được Thể và Tướng, cũng chẳng cần suy nghĩ, thì
đúng rồi. Tất cả ý nghĩ là Vọng tưởng, Chân Tâm lìa niệm, không có ý niệm, khởi
tâm động niệm là A-lại-da. Thế nào là A-lại-da? Thế nào là mê? Khởi tâm động niệm
là mê, Khởi tâm Động niệm gọi là Căn bản Vô minh. Lục đạo do từ đây mà đến, Thập
pháp giới cũng đến từ đây, cho nên nếu quý vị không mê, không mê tức là không
có ý niệm, thì không có Thập pháp giới và Lục đạo nữa, đó là ảo tướng được sanh
ra trong sự mê. Phật dạy cho chúng ta, đem tất cả cảnh giới xem thành: Phật sự
trong mộng, mộng ảo bọt bóng. Mộng ảo bọt bóng chính là ví cho mười Pháp giới, bao
gồm sáu đường. Sáu đường là một cơn ác mộng, Pháp giới Tứ thánh là giấc mộng đẹp,
đều là mộng. Trong Lục đạo luân hồi chỉ có khổ không có vui, chỉ là khổ vui nhiều
ít, ba đường thiện thì vui nhiều khổ ít, ba đường ác là khổ nhiều vui ít, như vậy
mà thôi. Trong Tự Tánh không có khổ vui, bởi Tự Tánh không sanh một niệm. Có niệm
chính là Vô minh, không có niệm, là đã phá Vô minh. Vô minh cũng không phải thật,
cho nên Tự Tánh trong suốt.
Tiếp theo nêu câu hỏi, 「何以故」“hà dĩ cố”, tại sao vậy? 「如來久已遠離一切煩惱諸垢穢故」“Như Lai cửu dĩ viễn ly nhất thiết phiền
não chư cấu uế cố”(Do Như Lai xưa đã vĩnh viễn xa rời tất cả các phiền
não cấu uế). Lời này phải biết nghe, ‘xưa đã’ đó là do Tự Tánh, trong Tự
Tánh không có tất cả phiền não, cũng không có ô nhiễm. Phiền não chính là thói
quen mà hiện nay chúng ta nói, xao động nông nổi, Vọng tưởng Tạp niệm, đó là
phiền não. Không có ô nhiễm, không bị cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng, bởi vì cảnh
giới là không, cảnh giới chẳng phải là thật, ở trong cảnh giới như như bất động,
rõ ràng sáng tỏ. Bởi vì điều gì? Tâm như như bất động là Chân Tâm, Chân Tâm chiếu
kiến tất cả các pháp. Các pháp là gì? Những gì có tướng đều là không thật, đó
là vĩnh viễn xa rời. 「如來身者,出過世間」“Như Lai thân giả, xuất quá thế gian”(Thân
của Như Lai: là vượt qua thế gian), chữ ‘xuất’ là vượt ra khỏi, chữ ‘quá’
cũng là vượt hơn. 「何以故」“Hà dĩ cố”, vì sao vậy? 「不為世法之所染污故」“Bất vi thế pháp chi sở nhiễm ô cố”(Bởi không bị pháp thế gian ô nhiễm),
ở trong thế pháp không bị ô nhiễm. Như Lai thân, chú ý ba chữ này, Như Lai thân
là thân gốc của chúng ta, là Tự Tánh của chúng ta, thân Pháp tánh. Vãng sanh đến
Thế giới Cực Lạc, thân tướng của chúng ta đều là thân Pháp tánh, Phật là thân
Pháp tánh, mỗi một người vãng sanh: đến Thế giới Cực Lạc đều thay đổi, không
còn dạng nhục thân này nữa, không có hiện tượng vật chất nữa, đây là A-lại-da, đến
Thế giới Cực Lạc: người nào cũng chuyển tám thức thành bốn trí, cho nên tất cả
là thân Pháp tánh, cảnh giới nơi ở là cõi Pháp tánh. Đó chính là điều được nói
trong Hoa Nghiêm: 「唯心所現」“Duy tâm sở hiện”(Chỉ do tâm hiện),
chỉ có tâm hiện, không có thức biến. Thức là đã mê mới có thức, không mê thì thức
ở đâu ra? Cho nên đó hoàn toàn là tâm hiện. Lục đạo, Thập pháp giới, tâm hiện lại
cộng thêm thức biến là Vọng tâm, Vọng tâm biến ảo, Vọng tâm sanh diệt.
Do đó hiện tượng trước mắt của chúng
ta, một nửa là sanh diệt, một nửa là không sanh không diệt. Chúng ta học tập,
chúng ta liên hệ là dùng màn hình, quý vị thu xem [tín hiệu] vệ tinh là bởi màn
hình, quý vị dùng máy vi tính thu xem mạng của chúng tôi: cũng là màn hình. Màn
hình là giống như Tự Tánh, bên trong cũng không có điều gì. Còn Khởi tâm Động
niệm của chúng ta? Khởi tâm Động niệm chính là hình ảnh trên màn hình, quý vị
xem có âm thanh, có hình ảnh. Âm thanh hình ảnh là sanh diệt, mọi người biết điều
này, có tần số, đại khái một giây hình ảnh đó: sanh diệt 100 lần, một giây, chúng
ta xem dường như là rất thật. Nhưng quý vị cần phải hiểu, hình ảnh đó là sanh
diệt và không sanh diệt: tập hợp lại cùng nhau mà hiện ra, không sanh diệt
chính là màn hình, màn hình là thể, năng hiện; Sanh diệt là hình ảnh. Hình ảnh
và màn hình hoà thành một thể, chúng ta xem thấy được. Cho nên ngay trong sanh
diệt có không sanh diệt, trong không sanh diệt có sanh diệt, thì quý vị đã nhìn
ra chân tướng. Vậy hiện nay chúng ta cần là gì? Hiện nay chúng ta cần không
sanh không diệt, chúng ta muốn điều này, chúng ta không cần sanh diệt, chúng ta
cần không sanh không diệt. Bất sanh bất diệt là Linh tánh của chúng ta, là Tự
Tánh, Bản Tánh, không sanh không diệt của chúng ta. Còn tất cả hiện tượng? Tất
cả hiện tượng đều là sanh diệt, là sanh ra từ Khởi tâm Động niệm. Tất cả pháp từ
tâm tưởng sanh, tâm ngày nay của ta nghĩ Phật thì hiện Phật, ta nghĩ Bồ-tát thì
hiện Bồ-tát, ta nghĩ tham sân si thì hiện ba đường ác, tham là Ngạ quỷ, sân là
Địa ngục, ngu si là Súc sanh, nghĩ điều gì thì hiện điều đó, đây là chân tướng
sự thật. Cho nên người biết tu hành thì tu điều gì? Chính là tu ý niệm của
chính mình, nhìn rất rõ ràng, nghe rất sáng tỏ, không khởi tâm không động niệm,
là cảnh giới của Phật, đó là thành Phật rồi. Không có phiền não, chỉ có trí huệ,
có Khởi tâm Động niệm, vẫn chưa thể buông xuống, nhưng đã buông xuống Phân biệt
Chấp trước, đó là Bồ-tát. Nếu có Phân biệt Chấp trước, thì là phàm phu, phàm
phu Lục đạo, Khởi tâm Động niệm, Phân biệt, Chấp trước có đủ cả. Họ đã mê, hoàn
toàn không biết chân tướng sự thật.
Cho nên quý vị hiểu rõ đạo lý này, ngày
ngày xem truyền hình, xem Tivi sẽ khai ngộ, xem Tivi có thể thành Phật, đó cũng
là một Pháp môn. Vì sao vậy? Bởi đã nhìn ra chân tướng của nó, bỗng nhiên đại
ngộ. Quý vị xem, sanh diệt và không sanh diệt là một thể, tuy là một thể, nhưng
thật ra lại là hai sự việc, khi dung hoà với nhau, thì chúng ta mới có thể nhìn
thấy, mới cảm giác được sự tồn tại của điều đó, trên thực tế thì căn bản không
tồn tại, từ chỗ này có thể ngộ ra. Thời gian hôm nay đã hết, chúng ta chỉ học đến
đây thôi. Dẫn ra một đoạn của Kinh Đại Bảo Tích, tiếp theo còn có mấy câu, chúng
ta vẫn chưa giảng xong, buổi học sau chúng ta lại học tiếp.
( Hết tập 122)
Nguyện đem công
đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Mi Đà Phật.