經於此中下。而現滅度。
Kinh: Ư thử trung hạ, nhi hiện diệt độ.
Kinh văn: Đối với hàng trung hạ căn, thì thị hiện
[có] diệt độ.
Ngài Hoàng Niệm Tổ chú giải:
解(「中下」據《魏譯》磧砂藏本與高麗藏本)此是八相成道中之第八般涅槃相。涅槃舊譯為「滅度」,新譯為「圓寂」。「滅度」者,滅生死之因果,渡生死之瀑流。
Giải (‘Trung hạ’ cứ Nguỵ Dịch Tích Sa Tạng bổn dữ
Cao Ly Tạng bổn)thử thị Bát tướng Thành đạo trung chi đệ bát Bát-Niết-Bàn tướng.
Niết-Bàn cựu dịch vi ‘diệt độ’, tân dịch vi ‘viên tịch’. ‘Diệt độ’ giả, diệt
sanh tử chi nhân quả, độ sanh tử chi bộc lưu.
Giải (‘Trung hạ’ căn cứ vào bản Nguỵ Dịch [trong]
bản Tích Sa Tạng và bản Cao Ly Tạng) đây là tướng Bát-Niết-Bàn thứ tám trong
Tám tướng Thành đạo. Niết-Bàn, cách dịch cũ là ‘diệt độ’, cách dịch mới là
‘viên tịch’. ‘Diệt độ’: là diệt nhân quả của sanh tử, độ (vượt qua) dòng thác
chảy của sanh tử.
Giải
#‘Trung hạ’ cứ Ngụy Dịch: chữ #trung hạ này là căn cứ vào bản dịch của thời Tào
Ngụy (thời Tam Quốc). Tam Quốc Chí có nước Ngụy, nước Ngụy này là Tào Ngụy chứ
không phải Ngụy của chế độ Ngụy quân Ngụy quyền. Đây là Ngụy của thời Tam Quốc
thời Tào Ngụy bên Trung Hoa.
#Tích Sa Tạng bổn dữ Cao Ly Tạng bổn: là bản Đại Tạng
Kinh Tích Sa Tạng trong bản dịch của triều Ngụy trong Tích Sa Tạng. Từ #Tích mà tra từ điển sẽ ra từ Thích, nhưng thường
các vị Hòa thượng trước đều đọc là Tích Sa, chứ giờ mà dịch thành Thích Sa Tạng
thì kỳ mà phải dịch theo các ngài Hòa thượng đi trước.
Tích Sa Tạng là bản Đại Tạng Kinh khắc vào đời nhà
Tống, và sau đó trải qua nhiều vấn đề bản này cũng được khắc xong năm 1234. Còn
Cao Ly Tạng, Cao Ly bây giờ chính là Triều Tiên, Hàn Quốc . Ngày xưa đất nước
Triều Tiên và Hàn Quốc là một và có tên là Cao Ly. Tùy thời đại, mỗi thời đất
nước sẽ chia ra giống như Việt Nam, thời đầu mình học lịch sử có Văn Lang Âu Lạc,
bây giờ không biết Văn Lang Âu Lạc có đúng hay không nữa. Sau này có Giáo Sư Lê
Mạnh Thát nói là không có hai nước đó, nhưng trong lịch sử nói là có, thôi thì
mình cư học và tạm chấp nhận. Ngày xưa có văn minh Âu Lạc, có Chiêm thành,
Champa, Chân Lạp… trải qua một thời gian thì được thống nhất như bản đồ Việt
Nam bây giờ, mỗi thời đại khác nhau là như vậy. Bản Cao Ly Tạng tạm gọi là của
Triều Tiên (Bắc Triều Tiên bây giờ). Bản Ngụy dịch là có trong hai bản đó, bản
Ngụy dịch là bản Kinh Vô Lượng Thọ ở thời Tào Ngụy, thời Tam Quốc Chí. Chữ #trung hạ là trích trong bản đó.
#Thử thị Bát tướng Thành đạo trung chi đệ bát
Bát-Niết-Bàn tướng: đây là tướng thứ Tám, tướng Nhập Niết-Bàn trong Tám tướng
Thành đạo.
Tướng đầu tiên là Xả Đâu Suất, tướng thứ hai là
giáng Vương cung, rồi Thác thai (Đầu thai)…. Tướng thứ 7 là Chuyển Pháp Luân và
tướng thứ 8 là Bát Niết-Bàn (Nhập Niết-Bàn).
#Niết-Bàn cựu dịch vi “diệt độ”, tân dịch vi “viên tịch”:
Bây giờ chúng ta học về chữ Niết-Bàn, thì #cựu dịch là cách dịch hồi xưa, trước thời ngài
Huyền Trang, các vị dịch giả sẽ dịch thành “diệt độ”. Còn Tân dịch tính từ thời
ngài Huyền Trang trở về sau, ngài Đại sư Huyền Trang thời nhà Đường, ngài dịch
là “viên tịch”.
Ngài Huyền Trang mình lấy giả thuyết ngài sanh năm
598 mất năm 664 sau Công nguyên, ngài đi qua Ấn Độ, ngài học sau ngài về phiên
dịch, ngài dịch lại và đổi lại một số. Hồi xưa chữ Niết-Bàn dịch là “diệt độ”,
còn ngài dịch thành “viên tịch”, cho nên chúng ta có từ viên tịch sử dụng nhiều
hơn. Nhưng thực ra người xuất gia chết cứ nói viên tịch, có nhập Niết-Bàn được
đâu, chết đi luân hồi mà cứ kêu là viên tịch. Bây giờ để sửa lại một chút dùng
chữ “tịch”, không có chữ viên. Chữ “viên tịch” nghĩa lớn lắm, nghĩa vô cùng lớn,
đâu có thể nào lãnh thọ được, phải là bậc Thánh nhân. Bây giờ chết nhiều khi bất
đắc kỳ tử, ngáp không nổi, thở không nổi nữa, cắm dây vào thở rồi cuối cùng rút
dây chết gọi Niết-Bàn làm sao được, làm sao có nghĩa “diệt độ”, làm sao có
nghĩa “viên tịch” làm sao được. Lát nữa chúng ta học nghĩa “diệt độ” là gì,
“viên tịch” là gì, có đúng như vậy hay không?
Cho nên bây giờ lạm dụng không học Phật pháp, lạm
dụng dùng từ sai. Cho nên chúng ta không nên dùng từ sai. Còn vãng sanh ai cũng
nghĩ vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, nhưng Hòa thượng Tịnh Không nói vãng sanh
nhưng vãng sanh về đâu? Hay nói vãng sanh Tây Phương gọi là vãng sanh “Tây
Ninh”, hoặc là vãng sanh Tây Ninh là đầu thai vào cõi Tây Ninh, vào tỉnh
Tây Ninh làm người, làm súc sanh, v.v… đâu biết làm gì đâu.
Cho nên phải nói mình là người học Phật mình phải
nói cho rõ. Cho nên dùng chữ “tịch” Thiện Trang thấy hợp lý, “tịch” là thôi hết
rồi, im lặng, vắng lặng, người đó ra đi rồi thì hợp lý hay nói vãng sanh rồi.
Người tu Tịnh Độ vãng sanh đi đâu mình không biết, vãng sanh Cực Lạc mới chắc
chắn. Cho nên phải dùng từ cho chính xác chứ bây giờ lạm dụng quá, người xuất
gia chết ai cũng dùng từ “viên tịch”, không đúng thành ra vọng ngữ.
Bây giờ chúng ta tìm hiểu từ “diệt độ”:
#Diệt độ giả: tức là diệt độ là:
#Diệt sanh tử chi nhân quả, độ sanh tử chi bộc
lưu: #diệt là diệt đi nhân quả của sanh tử. Quý vị phải
diệt được nhân của sanh tử, diệt được quả của sanh tử mới gọi là diệt. Còn #độ là vượt qua, vượt qua được #bộc lưu của dòng thác chảy mạnh, dòng nước chảy
như thác của sanh tử thì mới gọi là “diệt độ”, thế mới dùng từ “diệt độ”, “viên
tịch” được chứ.
Quý vị còn nhân quả của sanh tử không? Mình đang tạo
nhân sanh tử tham, sân, si, mạn, nghi, gom đơn giản còn chấp trước còn trong
sanh tử. Đó là nhân của sanh tử, còn chấp trước là còn nhân của sanh tử, còn quả
của sanh tử. Khi nào hết nhân rồi thì quả sẽ hết, diệt được nhân, diệt được quả
thì chứng được Niết-Bàn. Thứ hai chữ “độ”: là vượt qua, từ “độ” quý vị thấy có
bộ thuỷ, thuỷ là vượt qua con sông, dòng chảy của sanh tử, dòng chảy sanh tử giống
như dòng thác mạnh xối vào. Trong Kinh Tiểu thừa, Kinh A Hàm, Kinh NiKaya, đức
Phật hay dùng mấy ví dụ, sanh tử giống như bốn dòng thác lớn chảy cùng lúc. Bây
giờ mình muốn vượt qua dòng nước lớn của bốn dòng thác đó gọi là vượt được sanh
tử, đâu có đơn giản.
Quý vị thấy ngài Thiền sư Viên Trạch, ngài tu đến
mức ngài biết trước là bà kia mang thai ba năm rồi mà ngài tránh còn không được,
tránh hoài cuối cùng cũng gặp cũng phải vô vòng sanh tử, biết thôi, biết mà chống
đỡ không lại, vẫn đầu thai vào bà đó, không đơn giản. Cho nên phải “độ”là phải
vượt qua, đi qua những dòng thác sanh tử nó kéo như vậy, cho nên trong bài Tứ
Liệu Giản của Đại sư Vĩnh Minh nói:
“Hữu Thiền vô Tịnh Độ
Thập tu cửu tha lộ
Ấm cảnh nhược hiện tiền
Miết nhĩ tùy tha khứ”.
Có Thiền, không Tịnh Độ, mười người tu chín người
lạc đường, khi ấm cảnh hiện ra thì tức thời đi theo đó. Tức là khi cảnh ngũ ấm
hiện ra thì ngay lập tức đi theo, có tu Thiền mà chưa có đạt được tới trình độ,
tu Thiền có ngộ rồi mà chưa chứng được vẫn là luân hồi như vậy, huống hồ chi là
phàm phu.
Cho nên vượt qua dòng sanh tử là vượt qua nghiệp lực.
Dòng thác nghiệp lực chảy mạnh như bốn dòng thác lớn xối vào người mình mà mình
làm chủ mình đi qua được, đó là mới là độ dòng sanh tử, cho nên ở đây câu Kinh
giải thích rất hay. #Diệt sanh tử chi nhân quả: tức là diệt được được
nhân quả của sanh tử, nhân hết quả hết, quả hết là đời sau không tái sanh làm
Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh nữa, đó là quả hết. Nhân là
diệt hết Kiến hoặc và Tư hoặc, hay Kiến Tư hoặc mười loại: Thân kiến, Biên kiến,
Kiến thủ, Kiến giới, Cấm thủ, Tà kiến, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi hết. Đó là diệt
trên nhân, đạt được quả là không thọ thân sau trong luân hồi nữa, đó là diệt
nhân quả của sanh tử.
Rồi #độ sanh tử chi bộc lưu là vượt qua dòng thác nước
của sanh tử, không bị thọ nữa. Chứ không phải tôi vượt qua được rồi, cuối cùng
tôi đi đầu thai tôi không biết đi đầu thai về đâu, kéo chạy vào đường nào. Cho
nên Tu-đà-hoàn tuy là diệt nhưng diệt được một phần cho nên vẫn bị nghiệp lực
kéo, nhưng mà đi đâu đó cõi Người, cõi Trời thôi chứ không đến nỗi vô Địa ngục,
Ngạ quỷ, Súc sanh; còn chúng ta khó lắm.
Cho nên dòng thác sanh tử không dễ gì. Chúng ta
may mắn gặp Pháp môn Tịnh Độ là đi tắt qua khỏi Tam giới, viên sanh Tứ độ lên
cõi Tây Phương Cực Lạc một cách dễ dàng và chúng ta ra khỏi Tam giới theo chiều
ngang chứ không phải theo chiều thẳng đứng. Không phải thụ xuất Tam giới mà
hoành xuất Tam giới, dễ hơn. Còn mình vượt qua [dòng thác sanh tử] này chứng Niết-Bàn
không dễ chút nào, xưa nay có mấy ai làm được đúng không? Xưa nay nhiều người
tu Thiền ngộ rồi cũng không làm được, phải chứng quả vị cao từ Tứ quả A-la-hán
trở lên mới được, Tam quả trở xuống cũng chịu thua, [vẫn] theo nghiệp lôi kéo.
Cho nên diệt được nhân một phần, diệt được quả một
phần thôi không diệt hoàn toàn được, không thoát được dòng sanh tử.
Tạm dịch: Giải (‘Trung hạ’ căn cứ vào bản Nguỵ Dịch
[trong] bản Tích Sa Tạng và bản Cao Ly Tạng) đây là tướng Bát-Niết-Bàn thứ tám
trong Tám tướng Thành đạo. Niết-Bàn, cách dịch cũ là ‘diệt độ’, cách dịch mới
là ‘viên tịch’. ‘Diệt độ’: là diệt nhân quả của sanh tử, độ (vượt qua) dòng thác
chảy của sanh tử.
Chúng ta cố gắng vượt qua dòng thác chảy của sanh
tử. Mình cứ cố gắng làm đi, làm đời nay đi được một bước là đỡ được một bước,
có đi sẽ có đến. Đường đi khó không phải khó vì ngăn sông cách núi, chỉ sợ về
khó bởi lòng người ngại núi e sông, ngài Nguyễn Thái Học của Việt Nam nói như vậy.
Chúng ta không sợ đường đi về Tây Phương Cực Lạc
xa xôi, không sợ đường sanh tử xa xôi mà chỉ sợ lòng chúng ta không kiên định,
lòng chúng ta không vững vàng. Còn nếu chúng ta vững vàng đi từ khi biết Pháp
môn Tịnh Độ đến khi tu hết đời ai cũng sẽ cũng vãng sanh hết. Nếu kiên định vẫn
vững vàng tu cứ tiến, tiến chắc chắn vãng sanh, chỉ sợ rằng giữa đường thoái
chuyển cho nên rớt lại sau người “tại nhân hậu giả” trong Kinh Vô Lượng Thọ
nói, rớt lại phía sau phần nhiều là như vậy.
(Trích trong Bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú
Tuyển Giảng – X Chánh Thích Kinh Văn – Phẩm Thứ Hai – Đức Tuân Phổ Hiền – Buổi
22 – Bài 066.
Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang
Giảng ngày: 14.01.2023)
Hoan nghênh phổ biến và chia sẻ. Nam Mô A Mi Đà Phật!