Responsive Menu
Add more content here...

Tập 103 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017

(Giảng lần thứ 4)

PHẨM 2: ĐỨC TUÂN PHỔ HIỀN:

Tuân Tu Đức Của Phổ Hiền

Tập 103

Hòa thượng Thích Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Tịnh Tông Học Viện Australia.

Thời gian: Ngày 02 tháng 09 năm 2014.

Dịch giả: Chân Hạnh Ánh.

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Ban Biên Dịch Hoa Tạng Huyền Môn.

         Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: “A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn” (3 lần).

         Mời xem Đại Kinh Khoa Chú: trang 333, hàng thứ nhất, bắt đầu xem từ câu sau cùng:

         Và陀羅尼, 梵語 “Đà-la-ni, Phạn ngữ” (Đà-la-ni, là tiếng Phạn), là dịch âm từ tiếng Phạn, 此翻為持 “thử phiên vi trì” (ở đây dịch là trì), phiên dịch ra nghĩa Trung Hoa là trì, ý nghĩa là giữ gìn, dịch thành: 總持、能持、能遮 “Tổng trì, năng trì, năng già” (Tổng trì, là giữ được, ngăn chặn được). Tổng trì là nói từ trên thể; Có thể trì, có thể ngăn chặn là nói theo tác dụng. Ý nghĩa của Tổng trì rất quan trọng, Tổng trì tổng tất cả pháp, trì tất cả nghĩa, cho nên trong Đại thừa giáo thường khen ngợi là: Pháp môn đại Tổng trì. Giảng từ trên kinh, thì bộ kinh nào, là Pháp môn Tổng trì: mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói trong 49 năm? Đại đức xưa đều công nhận: là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, tất cả giáo mà Thế Tôn đã nói trong 49 năm: cũng không rời khỏi Hoa Nghiêm. Hoa Nghiêm là tổng cương lĩnh, là mục lục chi tiết của tất cả kinh, ví như cây, thì Hoa Nghiêm là gốc rễ, tất cả kinh là cành nhánh, là hoa quả lá cây của cây lớn ấy, chưa từng rời khỏi gốc rễ. Chúng ta nói đến tu hành Pháp môn đại Tổng trì, có hay không? Có. Đại sư Chương Gia chỉ dạy tôi bốn chữ, nhìn thấu buông xuống, buông xuống nhìn thấu, đây là trong Phật pháp bất luận Đại thừa Tiểu thừa, Tông môn Giáo hạ, Hiển giáo Mật giáo: đều không vượt khỏi nguyên tắc này. Đặc biệt là buông xuống, buông xuống điều gì? Hư vọng. Thế nào là hư vọng? Tâm là hư vọng. Tâm gì? Vọng Tâm, biết tâm Khởi tâm động niệm, biết tâm Phân biệt Chấp trước, đều là tâm hư vọng. buông hư vọng xuống, thì Chân Tâm liền hiện ra, Chân Tâm là vốn có.

         Chúng ta nêu ví dụ để nói, ở trên kinh, đức Phật thường xuyên: dùng nước làm ví dụ cho tâm. Cho nên chúng ta cúng Phật, cúng dường Phật, thế nào là thực sự cúng dường? Phải dụng tâm để cúng dường, đó là chân thật. Phải dụng tâm để tu hành, là chân tu. Hễ là có sanh có diệt đều là thứ giả, không sanh không diệt là thật. Phật dùng nước làm tỉ dụ, chúng ta xem nước biển, nước sông, nước hồ, có ô nhiễm, đã không thanh tịnh. Nước vốn là thanh tịnh không có ô nhiễm, nước vốn là không động, hiện nay gió thổi thì gợn sóng, gió thổi thì sóng nổi lên, sóng là động. Dùng ô nhiễm, gợn sóng đại biểu cho điều gì? Vọng Tâm. Nước đã trong sạch, không khởi sóng gió nữa, hình dạng của nước là thế nào? Là bằng phẳng. Nước bằng phẳng, trong sạch, đó là Chân Tâm, không có gợn sóng, không có ô nhiễm, đó là chân thật. Pháp môn đại Tổng trì chính là nước, A-lại-da, Mạt-na, Ý thức, 8 thức, 51 tâm sở mà Tướng tông đã nói là ô nhiễm, là dao động, là đã khởi sóng. Pháp giới Tứ Thánh, thì gió nhỏ sóng nhỏ; Sáu đường luân hồi, thì sóng to gió lớn; Ba đường ác, là bão lốc, rối loạn rõ ràng nhất, hình tướng của rối loạn là sóng lớn, thời gian dài lâu, ví dụ này của đức Phật so sánh rất hay.

         Chúng ta cúng Phật, cúng Phật là biểu pháp, thứ nào trong đồ cúng là quan trọng nhất? Chư vị liền hiểu rõ thôi, một ly nước. Nước đại diện cho tâm của chúng ta, tâm của chúng ta thanh tịnh giống như nước: không có ô nhiễm, lặng yên không dao động giống như nước. Ly nước ấy là đại biểu, là biểu pháp, đại biểu cho Chân Tâm thanh tịnh không động của ta, chính là清淨平等 “Thanh Tịnh Bình Đẳng” mà trên đề Kinh giảng, Bình Đẳng chính là không động, thanh tịnh chính là không có ô nhiễm, chính là thật sự cúng Phật. Tuyệt đối không phải nói: sáng tối tôi cúng một ly nước cho Phật Bồ-tát uống, đó là sai rồi. Phật Bồ-tát không dùng thứ ấy, mà là cho chính mình xem, thời thời khắc khắc phát hiện ra được: tâm của ta thanh tịnh hay không. Có niệm chính là không thanh tịnh, bất luận là niệm đó của quý vị là thiện niệm, hay ác niệm, đều không thanh tịnh, có niệm chính là không bình đẳng. Tu hành, tu ra Chân Tâm thì thành công rồi, thì đã thành Phật. Phải ghi nhớ lời này, phải lãnh hội sâu sắc. Tại vì sao? Bởi chúng ta từ sáng đến đêm, Khởi tâm động niệm đều là Vọng Tâm, Vọng Tâm đang chế tạo luân hồi, niệm niệm không dứt đang chế tạo luân hồi, thì quý vị làm sao có thể thoát được luân hồi? Nếu muốn ra khỏi luân hồi, đầu tiên phải buông xuống nhân của chế tạo luân hồi, phải dừng lại, đây chính là nói có thể ngăn chặn.

         Tổng trì có ý nghĩa “năng trì”, “năng giá”, “giá” chính là ngăn chặn, đề phòng. Tổng trì, nắm được Tổng trì thì khởi tác dụng. Trong Pháp môn Tịnh Độ, một câu Nam Mô A Di Đà Phật, là Tổng trì ngay trong Tổng trì. Hoa Nghiêm cũng không ngoại lệ, Hoa Nghiêm đến sau cùng, Thập đại nguyện vương của Bồ-tát Phổ Hiền dẫn về Cực Lạc, câu Phật hiệu này: có phải Pháp môn Tổng trì của kinh Hoa Nghiêm hay không? Đúng, không sai chút nào. Tổng nhất thiết pháp, quy nạp tất cả pháp lại là Giới Định Huệ, câu A Di Đà Phật này là Pháp môn Tổng trì, tổng tất cả pháp. Trong A Di Đà Phật có Giới hay không? Có. Thế nào gọi là Giới? Ngăn sai dừng ác. Trong tâm niệm A Di Đà Phật, thì trong tâm có thị phi hay không? Không có nữa. Có ác niệm hay không? Không có nữa. Cho nên câu A Di Đà Phật này không thể nghĩ bàn, không cách nào tưởng tượng, không cách nào xưng nói, chỉ cần vô cùng thật thà cứ niệm tiếp mãi, niệm lâu rồi thì Pháp môn Tổng trì liền hiện tiền. Hiện ra dạng nào? Bất luận những gì quý vị từng học hay chưa từng học, toàn bộ đều đã sáng tỏ, toàn bộ đều giác ngộ rồi, giống như Phật, giống như Pháp thân Bồ-tát, giống như Đại sư Huệ Năng, như Pháp sư Hải Hiền thời hiện đại vậy, những bậc ấy đều đắc được Tổng trì, diệu pháp tu học “năng trì”, “năng giá”. “Năng giá”, là có thể dừng tất cả ác; “Năng trì”, là có thể giữ tất cả thiện; Chưa hề lìa khỏi tất cả thiện pháp, mãi mãi không khởi tất cả ác pháp, sẽ không sanh khởi lên, tất cả thiện pháp: đều được hiện ra ở mọi lúc mọi nơi, tự hành hóa tha.

         Đại Trí Độ Luận nói, là ngài Cưu Ma La Thập, do Đại sư La Thập phiên dịch, 秦言能持 “Tần ngôn năng trì” (thời Tần nói là năng trì), thời đại đó của ngài Cưu Ma La Thập là Diêu Tần, hoặc là nói có thể ngăn chặn. 能持者, 集種種善法 “Năng trì giả, tập chủng chủng thiện pháp” (Năng trì là tập hợp các loại thiện pháp). Tâm thiện lời thiện hành thiện một cách vô cùng tự nhiên, không có một loại bất thiện, đó là ‘năng trì’. Thể hiện trong cuộc sống của chư vị, từ sáng sớm thức dậy đến ban đêm đi ngủ, một ngày ấy Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ việc làm loại nào cũng thiện. Thiện có tiêu chuẩn: là Thập thiện nghiệp đạo, nhất định tương ưng với Thập thiện nghiệp đạo, tương ưng với lời giáo huấn trong kinh luận. 能持令不散不失 “Năng trì linh bất tán bất thất” (Năng trì là khiến cho không tan không mất), sẽ không mất đi, đó là định, trì giới đắc định, khiến cho tất cả thiện pháp không tan không mất, khiến cho tất cả ác pháp không khởi không sanh, 譬如完器盛水, 水不漏散 “thí như hoàn khí thịnh thủy, thủy bất lậu tán” (ví như vật lành lặn đựng nước, nước không rò chảy ra được). Khí là đồ đựng, ly trà của chúng ta, ly trà này không bị hư, mà nguyên vẹn, nước đặt ở trong sẽ không bị chảy ra; Nếu ở dưới đáy có lỗ hổng, thì vật đựng ấy liền có chỗ hở rồi, đựng nước thì sẽ bị rỉ nhỏ mất. Dùng ly nước để ví dụ cho tâm của chúng ta, tâm của chúng ta là Vọng Tâm, nên công đức đều bị rò chảy ra mất; Nếu chúng ta dùng Chân Tâm, thì công đức được giữ gìn vô cùng viên mãn trong tâm, sẽ không chảy mất, chọn lấy ý nghĩa ấy. 能遮者, 惡不善根心生 “Năng già giả, ác bất thiện căn sanh tâm” (Có thể ngăn chặn: tâm gốc của ác bất thiện nẩy nở), gốc bất thiện là tham, sân, si: ba loại gốc bất thiện đó, sanh ra từ tâm gốc ác không thiện, 能遮不令生 “năng già bất linh sanh” (có thể ngăn chặn không cho sanh). Ác niệm mới khởi lên, ngôn luận bất thiện, hành vi bất thiện mới sanh khởi lên, liền có năng lực đè nén lại, không để cho chúng khởi lên. Tịnh tông tuyệt diệu, diệu ở nơi đâu? Chỉ dùng một câu Phật hiệu. Khởi lên ý niệm bất thiện rồi, ngôn luận, hành vi bất thiện, mà tâm cảnh giác của họ rất cao, niệm thứ nhất bất thiện, niệm thứ hai là A Di Đà Phật.

         A Di Đà Phật là gốc thiện của vạn pháp, lão Hòa thượng Hải Hiền nói với người khác, Lão Phật Gia, Lão Phật Gia trong lời của ngài: chính là A Di Đà Phật, Lão Phật Gia là gốc của lão Hòa thượng ta! Ngài đã biết, ngài đã sáng tỏ rồi, chúng ta không biết. Hiện nay rất nhiều người trong xã hội, chư vị đi hỏi xem, chư vị điều tra thử, điều gì là gốc của chư vị? Lời này có thể họ nghe không hiểu, nói cách khác, điều gì là quan trọng nhất với chư vị? Họ nhất định sẽ nói với chư vị: là tiền. Gốc của người thế gian hiện nay là của cải, không phải A Di Đà Phật. Của cải có phải thực sự là gốc của họ hay không? Họ đang nằm mộng. Tại sao vậy? Vì họ không đạt được. Đức Phật nói rất hay, sanh không mang đến, chết không mang đi, ý nghĩa ấy là thế nào? Ý nghĩa ấy là giả, không phải là thật. Những thứ thật, thì sanh ra chư vị mang đến, chết chư vị cũng mang đi, đó là thực sự. Thứ sanh không mang đến, chết không mang đi, mà chư vị coi đó là gốc, thì nhất định hại chư vị: vĩnh viễn luân chuyển trong luân hồi, đời đời kiếp kiếp mãi mãi không lìa khỏi luân hồi, đó là gốc của luân hồi, chúng ta phải giác ngộ. Ở trên kinh đức Phật nói rất hay: 財色名食睡, 地獄五條根 “Tài sắc danh thực thùy, địa ngục ngũ điều căn” (Tài sắc danh ăn ngủ, là năm điều gốc của địa ngục), người nào không có gốc đó? Có mấy ai không đem thứ ấy xem là gốc? Điều gì quan trọng nhất? Tài sắc danh ăn uống quan trọng, gốc đó sâu, gốc đó rộng lớn, lớn không có ngoài, nhỏ không có trong. Vậy phải làm sao? Sống trên cuộc đời này không dễ chịu, thời thời khắc khắc đều lo lắng sợ hãi, không có cảm giác an toàn. Chúng ta phải làm sao? Phải học lão Hòa thượng Hải Hiền. Những gì chúng ta tự cho là gốc đều sai rồi, hoàn toàn không phải, lão Hòa thượng đã tìm ra gốc rồi, nói với chúng ta một cách vô cùng rõ ràng thật thà, A Di Đà Phật là gốc của chúng ta, là gốc của lão Hòa thượng ta, cũng là gốc của chư vị, cũng là gốc của họ, đó là gốc thực sự của tất cả chúng sanh.

         Trong tâm khởi ý niệm không thiện, một tiếng A Di Đà Phật quay về thuần tịnh thuần thiện. Chỉ cần tâm sanh phiền não, bất luận là phiền não gì, niệm thứ nhất có thể sanh phiền não, niệm thứ hai liền là A Di Đà Phật, nhất định không thể tùy thuận vọng niệm, tùy thuận vọng niệm liền tạo nghiệp luân hồi. Niệm thiện, vào ba đường thiện; niệm ác, vào ba đường ác. Niệm thiện niệm ác đều chế tạo luân hồi, là nghiệp ô nhiễm, nghiệp ác; Tịnh nghiệp, thiện nghiệp, chế tạo Pháp giới Tứ Thánh, đều là giả, không có thứ nào là thật, đức Phật cần chúng ta dùng Chân Tâm. Chúng ta hiểu được thế nào là Chân Tâm, mà không biết dùng, dùng thì có độ khó nhất định, nhất định phải được minh Tâm kiến Tánh: mới thực sự biết được thể dụng, phải đến Bát địa Bồ-tát: mới có thể giống như quả địa của Như Lai: diệu dụng không thể nghĩ bàn, là nơi trong tâm chúng ta hướng về. Phương pháp: 一門深入, 長時薰修 “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” (Thâm nhập một môn, huân tu lâu dài), chư vị liền có thể thành tựu, thành tựu thì công đức không thể nghĩ bàn, thành tựu cho chư vị Công phu Thành phiến, Sự nhất tâm Bất loạn, Lý nhất tâm Bất loạn, quả đức thù thắng ấy là không thể nghĩ bàn.

         Tiếp theo nói rằng: 若欲作惡罪 “nhược dục tác ác tội” (nếu sắp làm tội ác), Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ việc làm trái ngược luân lý, trái ngược Ngũ thường, Tứ duy Bát đức, trái ngược Thập thiện, Lục hòa, Tứ nhiếp, Mười nguyện Phổ Hiền, đề khởi câu Phật hiệu này lên rồi, là 持令不作 “trì linh bất tác” (giữ khiến cho không làm). Thân khẩu ý không tạo ba nghiệp ác, cũng có thể khiến không chấp trước ba nghiệp thiện, ý niệm thiện, lời nói thiện, thân tạo tác hành vi thiện: cũng không để trong tâm, trong tâm không có thiện ác gọi là thuần tịnh thuần thiện, đó là Pháp môn Tổng trì, 是名陀羅尼 “thị danh Đà-la-ni” (ấy gọi là Đà-la-ni)

         又云 “Hựu vân” (Lại nói rằng): vẫn là trên Trí Độ Luận có nói, 菩薩得是一切三世無礙明等諸三昧 “Bồ-tát đắc thị nhất thiết tam thế vô ngại minh đẳng chư Tam-muội” (Bồ-tát đắc là các Tam-muội vô ngại sáng suốt của tất cả ba đời vân vân). Ba đời chỉ thời gian, quá khứ, hiện tại, vị lai, đó gọi là ba đời. Đà-la-ni là do Bồ-tát đắc được, Bồ-tát 得無量阿僧祇陀羅尼, 如是等和合, 名為五百陀羅尼門, 是為菩薩善法功德藏 “đắc vô lượng A-tăng-kỳ Đà-la-ni, như thị đẳng hoà hợp, danh vi ngũ bách Đà-la-ni môn, thị vi Bồ-tát thiện pháp công đức tạng” (đắc vô lượng A-tăng-kỳ Đà-la-ni, hoà hợp các loại như vậy, gọi là 500 môn Đà-la-ni, ấy là kho tàng công đức thiện pháp của Bồ-tát). Tạng chính là kho tàng, trong kho tàng đó tích chứa điều gì? tích chứa là thiện pháp, thiện pháp mà Bồ-tát tu tích: thảy đều ở trong đó, nên gọi là kho tàng công đức thiện pháp. Chúng ta tiếp tục xem phần tiếp theo, 蓋三昧, 定也 “cái Tam-muội, định dã” (đại khái Tam-muội: là định). Tam-muội là tiếng Ấn Độ, dịch thành ý nghĩa Trung Hoa là Chánh định, không phải Tà định. Như vậy cùng hòa hợp, thì gọi là 500 môn Đà-la-ni, là điều mà Bồ-tát tu, điều mà Bồ-tát thành tựu. Phàm phu tâm tán loạn, Bồ-tát tâm thanh tịnh, một niệm trước cùng một niệm hiện tại, một niệm hiện tại cùng một niệm vị lai, niệm niệm liên tục, không có gián đoạn. Quả báo cảm được thù thắng, bởi vì các ngài dùng Chân Tâm, cho nên cõi nước cảm được là Tịnh Độ, cõi Pháp tánh, thân Pháp tánh, Pháp tánh không sanh không diệt, thực sự là vô lượng thọ. Trong chín Pháp giới, vô lượng thọ đều không phải thật, chỉ có trong Pháp tánh, vô lượng thọ mới là thật.

         Đại Trí Độ Luận nói thêm: 是三昧修行, 習久後能成陀羅尼 “Thị Tam-muội tu hành, tập cửu hậu năng thành Đà-la-ni.” (Tu hành Tam-muội ấy, luyện tập lâu dài về sau có thể thành Đà-là-ni). Chúng ta xem tiếp đoạn sau đây: 是諸三昧, 共諸法實相智慧, 能生陀羅尼 “Thị chư Tam-muội, cộng chư pháp Thật tướng trí huệ, năng sanh Đà-la-ni” (Các Tam-muội ấy, cùng trí huệ Thật tướng các pháp, có thể sanh Đà-la-ni). Tam-muội là được từ sức phát huệ của định, danh từ Phật giáo gọi là Đà-la-ni. Những Tam-muội ấy, cùng trí huệ Thật tướng các pháp, có thể sanh Đà-la-ni, sanh ra tác dụng “Tổng trì”, “năng trì”, “năng giá”, đều là từ trong Thanh tịnh Bình đẳng Giác: mà sanh ra. Thanh tịnh Bình đẳng Giác là Chân Tâm của chúng ta, mà tất cả chúng sanh vốn có, giống như nước vậy, bất luận ở nơi nào. Chư vị quan sát nước đều là trong sạch, đều là bình đẳng, không có gợn sóng, đó là nước. Nhưng ngày nay nước của chúng ta bị ô nhiễm, bị dao động rồi, gió to sóng lớn, xã hội ngày nay chính là gió to sóng lớn. Đời sống của chúng ta ở trong ấy, có thể không bị quấy nhiễu không? Chúng ta không có Tam-muội, không có định công. Đại định của Bồ-tát, Pháp thân Bồ-tát: đến trái đất này của chúng ta, thì những sóng gió này trên trái đất của chúng ta: các ngài không bị quấy nhiễu. Tại sao vậy? Bởi các ngài biết “Những gì có tướng đều là hư vọng”, không phải là thật, nên các ngài không đặt ở trong tâm. Không đặt ở trong tâm, thì tâm không có nữa, đó là tâm gì? Vọng Tâm, A-lại-da.

         A-lại-da là kho tư liệu, ta không đặt thứ gì trong kho tư liệu này, không để vào tất cả tư liệu, thì A-lại-da chuyển biến thành Chân Tâm rồi, chính là Tự Tánh Thanh tịnh Bình đẳng Giác, đã chuyển rồi. Thường xuyên đem tư liệu đến để vào trong, vậy thì không được rồi, đó là kho tư liệu danh phù hợp với thực. Chúng ta đừng tích trữ ở trong, vậy chính là như chúng ta thường nói, đoạn ác không chấp trước tướng đoạn ác, trong tâm không có ý niệm đoạn ác, là thật đoạn rồi; Tu thiện không dính mắc tướng tu thiện, tuy tu tất cả thiện, nhưng trong tâm vô cùng trong sạch, không nhiễm mảy trần, người ấy gọi là tu Tịnh nghiệp. Quả báo của Tịnh nghiệp ở thế giới Cực Lạc, quả báo của Nhiễm nghiệp ở sáu đường luân hồi, không làm rõ điều này thì không được. Đoạn ác tu thiện có thể đừng chấp tướng, chấp tướng thì thiệt thòi lớn rồi, chấp tướng là nghiệp luân hồi, chính là có Chủng tử lưu vào trong A-lại-da, có hồ sơ, có tư liệu. Những tư liệu hồ sơ này không phải chân thật, là giả, cho nên sáu đường luân hồi là giả, mười Pháp giới là giả. A Di Đà Phật là thật, thế giới Cực Lạc là thật, đến làm Phật ở thế giới Cực Lạc là thật, mục đích cuối cùng của Cực Lạc là Thường Tịch Quang, tương ưng cùng Thật Tướng.

         Trong Trí Độ Luận nói rằng: tu hành Tam-muội, luyện tập lâu, chính là thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, không thể nóng vội. Nóng vội, khiến thời gian tu học của chư vị kéo dài, không thể thành tựu. Không nóng vội, thì tất cả đều là tự nhiên mà tốt, tùy thuận theo vô cùng tự nhiên, tại sao vậy? Bởi tâm không bị ô nhiễm. Vừa nóng vội, thì tâm đã ô nhiễm, khởi ý niệm phân biệt chấp trước liền bị ô nhiễm, rất dễ dàng bị ô nhiễm, Chủng tử lưu vào trong A-lại-da. Có thể làm được không? Không làm được, không ai có thể làm được, đó là thật không phải giả. Muốn đến những nơi ấy, nhận thức thế giới Cực Lạc, nhận thức Tịnh Độ, thì chư vị không thể không sanh khởi tâm cảm ân: đối với A Di Đà Phật, thực sự có thể cứu vớt chúng ta: liễu sanh tử ra khỏi ba cõi: chỉ có một Pháp môn A Di Đà Phật này, vô cùng có hiệu quả, vạn tu vạn người đi, lòng thành kính với đức Di Đà, cung kính đức Di Đà: sanh khởi lên một cách rất tự nhiên, đó là thật sự không phải giả. Sau khi sanh khởi lên, câu Phật hiệu này: liền giống như lão Hòa thượng Hiền công vậy, mọi lúc mọi nơi, bất luận chính mình làm việc gì cũng chưa từng đánh mất, đó gọi là công phu niệm Phật đến nơi rồi, đó là thực sự. Lão Hoà thượng thường nói: thật thà niệm Phật, thành Phật là thật, còn lại tất cả đều là giả. Phải nhớ kỹ câu nói này.

         Giúp xã hội ổn định, giúp thế giới hòa bình, trong đó có vô lượng công đức, vì sao nói là vô lượng? Bởi vì một xã hội an định hài hòa: mới thành tựu được: công phu của rất nhiều người tu hành. Không cách nào tu hành ngay trong hoàn cảnh động loạn, ở trong xã hội như vậy, người tu thành công không phải người phàm. Người phàm đều sẽ nhiễm, đều sẽ dính mắc, đều có chấp trước, họ ở trong xã hội, mà không có ô nhiễm, không có chấp trước, họ có trí huệ, trí huệ nhìn thấu được chân tướng của thế giới rồi. Cho nên họ có thể buông xuống triệt để, họ ở trong hoàn cảnh trước mắt đắc đại tự tại, thì người ấy không phải người thông thường, ngài Hải Hiền làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta. Lần này chúng ta làm hoạt động ở nơi đây, trong một tháng, tôi khuyên các đồng học hãy treo khắp nơi tấm hình: biểu pháp cuối cùng của lão Hòa thượng Hải Hiền, để chư vị ở nơi nào, chư vị cũng nhìn thấy được, vì sao vậy? Bởi giúp chúng ta nâng cao cảnh giác. Chúng ta tưởng niệm ngài, dùng cách nào để tưởng niệm? Học tập theo ngài. Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ hành vi của ngài: là hình dáng của Phật Bồ-tát, là mô phạm của chúng ta, là khuôn mẫu của chúng ta, chúng ta đi theo ngài, noi theo ngài, học tập ngài nhất định không hề sai. Ngài có thể làm được, thì tại sao chúng ta không làm được? Thường xuyên nghĩ, nghĩ thật nhiều, nghĩ thông rồi thì chư vị đã chịu buông xuống.

         Khuyết điểm của chúng ta là tập khí quá nặng, đã học Phật mấy chục năm, càng học càng chấp trước, càng học càng nhiều phiền não. Trước kia chưa học Phật thì nhiều phiền não thế tục, sau khi đã học Phật cũng không ít phiền não học Phật, chúng ta không học trí huệ, nên đạt được là phiền não, Khởi tâm động niệm Phân biệt Chấp trước, thì sai rồi! Cho nên nhất định phải ghi nhớ, tu hành Tam-muội, luyện tập lâu tự nhiên liền thành Đà-la-ni. Đà-la-ni là thế nào? Chư vị liền đã nắm được tổng cương lĩnh của tu học, tổng cương lĩnh chính là một câu danh hiệu, ngoài câu danh hiệu ra, thảy đều buông xuống. Hiện nay tôi học Giới luật ở nơi đây, Giới luật ở trong Phật hiệu, Giới luật không ở ngoài Phật hiệu. Danh hiệu là Pháp môn đại Tổng trì của Phật pháp, trong câu Phật hiệu này, dung hợp viên mãn tất cả Phật pháp, không sót một loại nào, đó chính là học đã lâu, thành tựu Pháp môn Đà-la-ni, chư vị liền nắm vững tổng cương lĩnh. Sau khi nắm vững được, chúng tôi tin chư vị sẽ không quá lâu, chư vị sẽ đại triệt đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh. Đà-la-ni là phương tiện trước của minh Tâm kiến Tánh, trong Đà-la-ni có ý nghĩa: “Không gì chẳng biết, không gì không thể” ở bên trong, cho nên là cùng trí huệ Thật tướng của các pháp.

         Thêm nữa nói rằng: 三昧但是心相應法也。陀羅尼亦是心相應, 亦是心不相應。“Tam muội đãn thị tâm tương ưng pháp dã. Đà-la-ni diệc thị tâm tương ưng, diệc thị tâm bất tương ưng” (Tam-muội chỉ là tâm tương ưng pháp. Đà-la-ni cũng là tâm tương ưng, cũng là tâm không tương ưng). Tiếp theo nói: 陀羅尼是心不相應者 “Đà-la-ni thị tâm bất tương ưng giả” (Đà-la-ni là tâm không tương ưng), vì sao nói không tương ưng? 如人得聞持陀羅尼, 雖心瞋恚亦不失, 常隨人行, 如影隨形。“Như nhân đắc văn trì Đà-la-ni, tuy tâm sân khuể diệc bất thất, thường tùy nhân hành, như ảnh tùy hình” (Như người nghe trì Đà-la-ni, tuy cũng chưa mất đi tâm sân hận, nhưng thường đi theo người, như bóng theo hình). Đây nói rõ Đà-la-ni là tâm không tương ưng, nêu một ví dụ để nói, như người được nghe trì Đà-la-ni, làm sao đạt được? Đạt được từ ngay trong học tập kinh giáo, chư vị có thể giảng được rất rõ ràng, giảng được rất sáng tỏ về Lý và Sự. Tiếp theo nói, tuy cũng không mất tâm sân khuể, đó là gì? Là Tập khí, chưa đoạn Tập khí tham sân si mạn nghi. Kiến tư phiền não, Tư hoặc: chính là năm loại lớn tham, sân, si, mạn, nghi; Kiến hoặc: là Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới thủ, Tà kiến, kết hợp Kiến tư lại thành mười loại phiền não, mỗi loại phiền não đều có tập khí nghiêm trọng không phải chư vị không biết, mà biết. Gặp được có người hủy báng chư vị, sỉ nhục chư vị, phê bình chư vị, chư vị có trí huệ Đà-la-ni, nghe thấy rồi chư vị vẫn giữ nguyên được bình tĩnh, nhưng trong tâm vẫn còn có Tập khí sân khuể, chư vị có thể khống chế được không phát tác mà thôi, vậy đã coi là tu dưỡng tương đối tốt rồi.

         Đến Pháp thân Bồ-tát thì không thế nữa, Pháp thân Bồ-tát tâm hòa nhã, niệm từ bi, các ngài gặp được cảnh giới như vậy, không phải làm giả ra bên ngoài: Nhẫn nhục Ba-la-mật, không phải, trong tâm ngài thực sự là: chiếu kiến năm uẩn đều không, độ tất cả khổ ách, khổ ách là phiền não, đều không sanh phiền não Tập khí, đó là Pháp thân Bồ-tát. Bồ-tát trong mười Pháp giới thì không được, các ngài chưa đoạn Tập khí, nhưng công phu Giới Định Huệ của ngài đắc lực, có thể khống chế không phát tác, không phải không có, mà không phát tác, cho nên xem từ bên ngoài, rất giống Bồ-tát, rất giống Phật, mà bên trong vẫn chưa được. Nhất định phải đến chứng được Pháp thân, thực sự lãnh hội được, lãnh hội đến: tất cả chân tướng của vạn sự vạn vật, chính là [đối với] Thật tướng các pháp, các ngài đã sáng tỏ, vậy mới có thể như như bất động, đến Tập khí cũng hóa giải rồi. Sau cùng Tập khí khó đoạn nhất, là Tập khí Vô thỉ Vô minh, thì không dễ đoạn, bởi vì không cách nào đoạn Tập khí Vô thỉ Vô minh, Tập khí ấy ngoại trừ chướng ngại chư vị: không thể quay về Thường Tịch Quang ra, chỉ chướng ngại điều ấy, mà không chướng ngại những điều khác. Chắc chắn phải đoạn sạch: Tập khí phiền não Vô thỉ Vô minh, các ngài mới có thể quay về Thường Tịch Quang, chứng quả vị Diệu Giác. Ấy là Bồ-tát bậc nào? Đẳng giác Bồ-tát, bậc Thập địa không làm được. Bậc Đẳng giác đoạn một phẩm sau cùng: Tập khí Vô thỉ Vô minh, hễ đoạn Tập khí ấy, thì không thấy Thật Báo độ nữa. Chúng ta liền hiểu được: cõi Thật Báo từ đâu mà đến? Từ Tập khí Vô thỉ Vô minh biến hiện ra, đoạn Tập khí rồi thì cõi ấy không còn nữa.

         Mười Pháp giới, Tứ Thánh Pháp giới: là biến hiện từ phiền não Vô thỉ Vô minh, sáu đường luân hồi là biến hiện từ Kiến tư phiền não, không thể buông xuống phiền não, thì sao có thể thành tựu? Nói đi nói lại nói đến sau cùng, vẫn là bốn chữ của Đại sư Chương Gia, nhìn thấu, buông xuống. Nhìn thấu, hiểu rõ chân tướng sự thật; Buông xuống, không đặt ở trong tâm nữa. Sự có thể làm hay không? Có thể, đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện [nhưng] đều không chấp tướng, đoạn ác không chấp tướng đoạn ác, tu thiện không chấp tướng tu thiện, khiến tâm của chính mình: vĩnh viễn giữ gìn Thanh tịnh Bình đẳng Giác. Thanh tịnh Bình đẳng Giác là Chân Tâm, Thanh tịnh Bình đẳng Giác là bản thể của Tự Tánh, Giác chính là vô lượng trí huệ, là Tự Tánh khởi dụng, tác dụng của Tự Tánh. Thanh tịnh Bình đẳng quan trọng ra sao? Chư vị vừa mở lời, vừa động niệm liền bị ô nhiễm, liền không Bình đẳng, không thể không biết chân tướng sự thật ấy. Biết rồi thì phải luyện tập ngay trong cuộc sống hàng ngày, đó gọi là tu hành. Biết là sáng tỏ rồi, luyện công phu là thế nào? Chính là luyện buông xuống, chính là luyện đối với tất cả người, tất cả sự, tất cả vạn vật đều không đặt ở trong tâm. Vì sao vậy? Bởi trên tâm hoàn toàn không có, giả tướng, những gì có tướng đều là hư vọng, không thể đặt ở trong tâm. Người tu Tịnh Độ, trong tâm chỉ cho phép có A Di Đà Phật, đã đặt A Di Đà Phật ở trong tâm, thì đúng rồi, không sai. Ngoài A Di Đà Phật ra, bất kì thứ gì đều không thể đặt ở trong tâm, đặt ở trong tâm thì đã bị ô nhiễm, công đức chư vị niệm A Di Đà Phật, đã bị chướng ngại một phần. Nếu nhiều tạp niệm, nhiều vọng niệm, thứ gì cũng không buông xuống, tuy niệm Phật, mà không có hiệu quả, không thể tương ưng với A Di Đà Phật, vì sao vậy? Bởi vì niệm của chư vị là tạp niệm, không phải Tịnh niệm. Tịnh niệm liên tục mới sinh ra hiệu quả, ý niệm tạp nhiễm không thể cảm ứng, đó chính là ngay trong thực tế của chúng ta, vì sao có người niệm có cảm ứng, có người niệm không cảm ứng, bởi tâm khác nhau. Có cảm ứng là: thành phần Chân Tâm nhiều, thành phần Vọng Tâm ít, thì có cảm ứng; Vọng tưởng tạp niệm vượt qua Chân Tâm khởi tác dụng, thì Chân Tâm không thể hiện tiền, không thể khởi cảm ứng đạo giao, không thể không biết những điều này.

         Tiếp theo Niệm lão nói rằng: 蓋《智度論》之義 “Cái Trí Độ Luận chi nghĩa” (Đại khái nghĩa của Trí Độ Luận), trong Trí độ Luận nói: 三昧者, 只在心相應時現前。如瓶坯未燒, 雖有瓶相, 不能盛水 “Tam-muội giả, chỉ tại tâm tương ưng thời hiện tiền. Như bình bôi vị thiêu, tuy hữu bình tướng, bất năng thình thủy.” (Tam Muội, là chỉ tại lúc tâm tương ưng hiện tiền. Như bình sành chưa nung, tuy có tướng của bình, nhưng không thể đựng nước). Tỉ dụ này cũng là: ở trong Luận Đại Trí Độ, bình là đồ gốm, là dùng bùn làm thành, chưa hề trải qua nung, thì chúng vẫn mềm, nếu nói đựng nước thì đồ sành ấy sẽ hỏng mất, không thể đựng đồ. Chắc chắn phải trải qua lửa nung, thì mới có tác dụng của bình, mới có thể đựng nước. 陀羅尼如經火燒成後之瓶器 “Đà-la-ni như kinh hỏa thiêu thành hậu chi bình khí” (Đà-la-ni như đồ đựng sau khi qua lửa nung xong), dùng thứ ấy làm tỉ dụ cho Đà-la-ni, bình sau khi trải qua lửa thiêu thì đã khởi tác dụng, 故能持菩薩無量功德。雖心不相應時(例如心生煩惱), 亦常隨人行, 如影隨身 “cố năng trì Bồ-tát vô lượng công đức. Tuy tâm bất tương ưng thời (lệ như tâm sanh phiền não), diệc thường tùy nhân hành, như ảnh tùy thân” (nên có thể giữ vô lượng công đức của Bồ-tát. Tuy lúc tâm không tương ưng (ví như tâm sanh phiền não), thì cũng thường đi theo người, như bóng theo hình). Đó chính là nói có thể mang đi được, cho dù lúc không tương ưng với tâm, có lúc tương ưng, có lúc không tương ưng, ví như nói tâm sanh phiền não, thì cũng thường đi theo người. Trong Trí Độ Luận nói thêm: 陀羅尼世世常隨菩薩, 諸三昧不爾, 或時易身則失。“Đà-la-ni thế thế thường tùy Bồ-tát, chư Tam-muội bất nhĩ, hoặc thời dịch thân bất thất” (Đà-la-ni đời đời thường theo Bồ-tát, các Tam-muội thì không như thế, nếu khi đổi thân thì mất). Ý nghĩa của Đà-la-ni khác với Tam-muội, tỏ rõ điều gì? Đà-la-ni: cũng được bao hàm trong A-lại-da thức, biến thành Chủng tử của nhân thiện, Đà-la-ni đi theo chư vị; Tam-muội thì không được, Tam-muội khi đổi thân thể, Tam-muội liền không còn nữa. Đời trước tu Thiền định, công phu rất tốt, lại trải qua mỗi lần đầu thai, vừa đến nhân gian, thì đều đánh mất hết, phải bắt đầu lại từ đầu, làm được sẽ nhanh hơn một chút, sẽ thuận lợi hơn một chút; Không giống Đà-la-ni, Đà-la-ni trải qua đầu thai chuyển thế, gặp được duyên liền sanh trí huệ. Cho nên chúng ta là người như nhau, mà có người trí huệ cao, có người trí huệ thì kém rất xa, là khác nhau; Nhưng Thiền định thì khác rồi, quá khứ tu được tốt hơn, vừa chuyển sanh, vừa đầu thai đều không còn nữa. 故知陀羅尼一得永得, 勝於三昧 “Cố tri Đà-la-ni nhất đắc vĩnh đắc, thắng ư Tam-muội” (Nên biết Đà-la-ni hễ được thì mãi mãi được, vượt hơn Tam-muội). Khác với Tam-muội, Tam-muội là định.

         Chúng ta lại xem tiếp, đoạn tiếp theo nói rằng, 華嚴三昧 “Hoa Nghiêm Tam-muội”.『隨時悟入華嚴三昧, 具足總持百千三昧』“Tùy thời ngộ nhập Hoa Nghiêm Tam-muội, cụ túc tổng trì bá thiên Tam-muội” (Tuỳ thời ngộ nhập Hoa Nghiêm Tam muội, đầy đủ tổng trì trăm ngàn Tam-muội), thế nào gọi là Hoa Nghiêm Tam-muội? Trong Chú Giải của Niệm lão nói rằng: 乃佛華嚴三昧之異稱 “Nãi Phật Hoa Nghiêm Tam-muội chi dị xưng” (là danh xưng khác của Phật Hoa Nghiêm Tam-muội), là điều chư Phật Như Lai đã tu đắc, Phật Hoa Nghiêm Tam-muội gọi tắt là Hoa Nghiêm Tam-muội. 以一真法界無盡緣起為理趣 “Dĩ Nhất chân Pháp giới vô tận duyên khởi vi lý thú” (Lấy vô tận duyên khởi trong Nhất chân Pháp giới làm lí thú), căn cứ của lý luận. Đại sư Huệ Năng: ở trong Đàn Kinh nói với chúng ta: 何期自性, 能生萬法 “Hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp” (Nào ngờ Tự Tánh, có thể sanh ra vạn pháp), Hoa Nghiêm Tam-muội là Tự Tánh, có thể sanh ra vạn pháp. Không những có thể sanh ra vạn pháp, mà còn có thể 莊嚴佛果 “trang nghiêm Phật quả” (trang nghiêm quả Phật). Hoa Nghiêm là tỉ dụ, Hoa ở đây chính là loài hoa, thời xưa hai chữ “Hoa” cùng một cách viết, nghiêm là trang nghiêm, đẹp không sao tả xiết, 一心修之謂之三昧 “nhất tâm tu chi vị chi Tam-muội” (Nhất tâm tu điều ấy gọi đó là Tam-muội). Trong Tịnh Ảnh Sớ nói rằng: 如《華嚴》說, 彼一三昧 “Như Hoa Nghiêm thuyết, bỉ nhất Tam-muội” (Như Hoa Nghiêm nói rằng, một Tam-muội ấy), chính là Hoa Nghiêm Tam-muội, 統攝法界, 一切佛法悉入其中。“thống nhiếp Pháp giới, nhất thiết Phật pháp tất nhập kì trung” (thống nhiếp Pháp giới, tất cả Phật pháp đều nhập vào trong đó). Ý nghĩa này, chúng ta xem kết hợp với lời của Đại sư Huệ Năng, 何期自性, 能生萬法 “hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp” (nào ngờ Tự Tánh, có thể sanh ra vạn pháp), một Tam-muội ấy, thống nhiếp Pháp giới, tất cả Phật pháp đều vào trong đó, cùng với lời ngài Lục tổ đã nói, thì ngài Lục tổ giảng đơn giản, mà ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Trong Hoa Nghiêm 80 nói rằng: 爾時普賢菩薩入廣大三昧, 名佛華嚴。 “Nhĩ thời Phổ Hiền Bồ-tát nhập quảng đại Tam-muội, danh Phật Hoa Nghiêm.” (Lúc bấy giờ Bồ-tát Phổ Hiền nhập vào Tam-muội rộng lớn, là Phật Hoa Nghiêm). Bậc nào có thể đạt được Tam-muội ấy? Trên Kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Phổ Hiền đắc được rồi. Không những ngài nhập được, vào Tam-muội ấy, mà trí huệ đức tướng viên mãn trong Tự Tánh, cũng hoàn toàn hiện ra, không những tự thọ dụng, mà có thể giúp Pháp thân Bồ-tát, khiến cho Pháp thân Bồ-tát: đều có thể đắc được Hoa Nghiêm Tam-muội.

         又《六十華嚴》“Hựu Lục Thập Hoa Nghiêm” (Và Hoa Nghiêm 60), là bộ truyền đến Trung Hoa sớm nhất, 普賢菩薩正受三昧, 其三昧名佛華嚴。“Phổ Hiền Bồ-tát chánh thọ Tam-muội, kỳ Tam-muội danh Phật Hoa Nghiêm” (Chánh thọ Tam-muội của Bồ-tát Phổ Hiền, Tam-muội ấy tên là Phật Hoa Nghiêm). Trong Pháp Giới Ký, có một đoạn giải thích rằng: 言華嚴三昧者, 解云, 華者, 菩薩萬行 “Ngôn Hoa Nghiêm Tam-muội giả, giải vân, Hoa giả, Bồ-tát vạn hạnh” (Nói là Hoa Nghiêm Tam-muội, giải thích rằng, Hoa là vạn hạnh của Bồ-tát). Đây là biểu pháp trong cửa Phật, cúng hoa thể hiện ý nghĩa này, thể hiện hạnh tu của Bồ-tát. Cúng quả biểu thị Bồ-đề Niết-Bàn, quả vị rốt ráo mà Bồ-tát chứng được, là đã thành Phật, viên mãn Pháp thân, Pháp thân chính là Thường Tịch Quang, Pháp thân không sanh không diệt. Tuy Báo thân cũng là không sanh không diệt, nhưng Báo thân có ẩn hiện không đồng. Lúc không có duyên thì ẩn, ẩn chính là không có thứ gì, chính là Thường Tịch Quang. Pháp thân Như Lai gặp được chúng sanh có cảm, thì ngài có thể ứng, lúc ứng thì hiện tiền, thì khởi tác dụng. Hiện điều gì? Hiện Thật Báo Trang Nghiêm độ. Cho nên Thật Báo Trang Nghiêm độ chính là Pháp thân Như Lai: ứng Pháp thân Bồ-tát: 41 địa vị Pháp thân Đại sĩ, các ngài có cảm, Phật có ứng, ứng ở đây chính là hiện Thật Báo độ, hiện Báo thân. Trong Báo thân, Báo độ, không có hiện tượng sanh diệt, cho nên gọi là Nhất chân, khác với mười Pháp giới. Trong mười Pháp giới có A-lại-da thức, có Vọng Tâm; Chân Tâm hòa hợp cùng một thể với Vọng Tâm, cho nên có nhiễm tịnh, có thiện ác, Báo độ như vậy, khác với Thật Báo độ.

         Cõi Thật Báo là thân Pháp tánh, cõi Pháp tánh, không có hiện tượng sanh diệt, chỉ có tướng đó ẩn hiện, không có hiện tượng sanh diệt, cho nên nơi đó thực sự là vô lượng thọ, không có chướng ngại thời gian, không có chướng ngại không gian. Không có không gian chính là không có khoảng cách, người muốn đến thế giới Cực Lạc: chúng ta ở trên trái đất đến, có phải từ bên đó đến bên này không? Không phải vậy, trái đất ở cùng cõi ấy, ở cùng với nhau. Trên trái đất chúng ta thấy Ngài hiện thân, 當處出生, 隨處滅盡 “đương xứ xuất sanh, tuỳ xứ diệt tận” (nơi thích hợp thì sanh ra, tuỳ chỗ diệt tận), không có đến đi. Các Ngài chưa từng chia cắt với chúng ta, [nhưng] chúng ta không biết, thể của Ngài là gì? Thể của Ngài là Thường Tịch Quang, Thường là không sanh không diệt; Tịch là không ô nhiễm chút nào, không hề dao động, gọi là Tịch; Quang là ánh sáng chiếu khắp, mọi lúc mọi nơi, đều ở trong ánh sáng chiếu soi của Ngài. Ánh sáng đó của Ngài là vô lượng, 其大無外, 其小無內“kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội” (lớn không có ngoài, nhỏ không có trong), chiếu vô cùng rõ ràng, vô cùng sáng tỏ, nơi nào có cảm, nơi đó liền ứng, đều là nơi thích hợp sanh ra, tuỳ nơi diệt tận, vi diệu không nói nên lời. Đó là chính mình thực sự, chính mình thực sự tự tại như vậy. Đâu giống chúng ta hiện nay mang thân này, thân này giống như giam trong lao ngục vậy, nơi nào cũng là chướng ngại. Quay về Thường Tịch Quang, thì giải thoát một cách viên mãn rồi, không có chướng ngại nào nữa, thật sự được đại tự tại.

         Trong Tự Tánh vốn đủ đại thần thông, đại trí huệ, đại viên mãn, có năng lực, có tâm từ bi. Từ bi là đức đầu tiên trong Tánh Đức, chính là tâm thương yêu. Tâm thương yêu của tất cả chúng sanh là tương đồng, nếu chư vị không tin, thì chư vị tỉ mỉ quan sát. Xem ở đâu? Từ trẻ sơ sinh. Trẻ nhỏ mới sinh 100 ngày, tôi từng nói lời này, 人生百日“nhân sinh bá nhật” (trăm ngày đầu của đời người), 100 ngày ấy, 體露真常 “thể lộ chân thường” (hoàn toàn hiển lộ đạo thường chân thật), trẻ nhỏ thể hiện chân thường cho chư vị xem, trẻ không có Phân biệt, trẻ không có Chấp trước, trẻ cũng không Khởi tâm động niệm, bất cứ ai đùa với chúng, chúng đều dùng Chân Tâm báo đáp chư vị, vui mừng, rồi cười mỉm. 100 ngày vẫn chưa nhận biết cha mẹ của chúng, không nhận biết, trẻ nhỏ tiếp xúc với tất cả chúng sanh, bằng tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh, từ đó chúng ta nhìn ra Chân Tâm. Chúng ta tin ngàn vạn năm trước, lão Tổ Tông có trí huệ, đã nhìn ra rồi, nhìn ra thì trong tâm liền nghĩ đến, nếu đem loại chân thành, thanh tịnh ấy, mãi mãi giữ gìn tiếp. Có thể hay không? Quá khó rồi. Dùng phương pháp nào để giữ gìn? Như vậy thì đã hưng khởi: ý niệm về giáo dục. Mục đích của giáo dục là gì? Không ngoài là nghĩ phương pháp, đem loại Chân thường, Chân Tâm của trẻ nhỏ, tận khả năng để không chịu ảnh hưởng, ô nhiễm ở bên ngoài. Cho nên giáo dục của Trung Hoa là giáo dục Thánh Hiền, mục đích của giáo dục là giúp họ: thành Thánh thành Hiền, trở thành Quân tử.

         Mấy ngàn năm nay, tông chỉ của giáo dục chưa hề thay đổi, hiện nay không còn nữa, thì xã hội bèn loạn, giáo dục thời cổ, trong xã hội nhiều Thánh Hiền Quân tử, các ngài làm ra tấm gương tốt nhất: cho đại chúng trong xã hội, làm ra Ngũ luân Ngũ thường, đem Tứ duy Bát đức thực hiện trong đời sống, thực hiện trong công việc, thực hiện trong đối người tiếp vật, cho nên xã hội thái bình an định dài lâu, người đều đã được dạy tốt. Hiện nay mọi người tôn sùng khoa học kỹ thuật, đều không cần luân lý đạo đức nữa, cho rằng những điều ấy: đó là chướng ngại của khoa học kỹ thuật. Tuyệt không biết những thứ ấy quan trọng, kết hợp hai điều ấy lại mới viên mãn. không thể kết hợp lại, thì thà cần luân lý đạo đức, phải xả bỏ khoa học kỹ thuật. Chính nhà Khoa học cũng biết: nếu khoa học kỹ thuật phát triển đến mức độ nhất định, thì sẽ sanh ra tác dụng tiêu cực với nhân loại. Hiện nay chúng ta cảm nhận được rồi, không có lợi ích đối với nhân loại, sẽ khiến nhân loại hướng đến hủy diệt.

         Những vị như ông Toynbee: nhìn thấy vô cùng rõ ràng, vô cùng sáng tỏ, nói Khoa học kỹ thuật của Trung Hoa lạc hậu, có lợi ích không có điều hại. Khoa học kỹ thuật bước đi quá nhanh, sẽ sinh ra tai nạn không ngờ đến được; Nhịp độ chậm một chút, nhìn thấy những tai nạn ấy chính mình nghiêm túc phản tỉnh, mới có tiết chế, để được công dụng của khoa học kỹ thuật: mà phòng tránh tai nạn. Việc đó không phải không có nguyên nhân, nguyên nhân là lão Tổ Tông Trung Hoa ngàn vạn năm nay, dùng luân lý đạo đức nhân quả để dạy người, tuy khoa học phát triển: 400 năm trên trái đất, nhưng những khái niệm xưa của người Trung Hoa: vẫn chưa hoàn toàn mất đi, so với những dân tộc khác, văn hóa khác: trên toàn thế giới, so sánh ra thì nói dễ dàng quay đầu. Hiện nay chúng ta biết, chúng ta có khó khăn: trong việc trở về lời dạy của lão Tổ Tông, nhưng người nước ngoài muốn quay trở lại: lời dạy của lão Tổ Tông càng khó hơn, chúng ta tốt hơn nhiều so với họ, chí ít chúng ta có thể nghe vào được, thiện căn sâu dày một chút, họ có thể sanh khởi lòng tin. Người không tin thì không liên quan, nhìn thấy người tin tưởng làm, làm 10 năm, 20 năm, cuộc sống của người tin tưởng đó: sống vui vẻ hơn chúng ta, sống hạnh phúc hơn chúng ta, thì chúng ta sẽ bắt đầu nghiêm túc phản tỉnh, sau đó chắc chắn cần học tập hay không? Quay trở lại tiếp nhận lời dạy của lão Tổ Tông.

         Hoa Nghiêm, Hoa đại diện cho vạn hạnh, tu hành của Bồ-tát, quả đại diện cho Bồ-đề Niết-Bàn, tu nhân chứng quả. Vì sao dùng điều này để biểu thị? Tiếp theo có hỏi: 何者 “Hà giả”, “hà giả” chính là tại vì sao. 以華有生實之用 “dĩ hoa hữu sanh thật chi dụng” (vì hoa có tác dụng sanh ra quả), chữ ‘thật’ chính là trái cây, sau khi khai hoa sẽ kết quả, có tác dụng ấy, 行有感果之能。雖復內外兩殊, 生感力用相似 “hạnh hữu cảm quả chi năng. Tuy phục nội ngoại lưỡng thù, sanh cảm lực dụng tương tự” (hạnh là có khả năng cảm quả. Tuy rằng trong ngoài khác nhau, mà tác dụng của sanh và cảm thì tương tự), sinh ra lực dụng của cảm ứng: có bộ phận tương tự. Tiếp theo nói rằng: 今即以法托事, 故名華也 “Kim tức dĩ pháp thác sự, cố danh hoa dã” (Đây thì lấy pháp [để] bày ra Sự, nên gọi là Hoa). Dùng hoa làm tỉ dụ, hoa có thể sanh quả, Bồ-tát tu hành chứng được Vô thượng Bồ-đề, có thể quay về Tự Tánh, quay về Tự Tánh chính là quả.

         Về chữ “Nghiêm” này, 嚴者, 行成果滿 “Nghiêm giả, hành thành quả mãn” (Nghiêm: là được thành quả viên mãn), nghiêm là trang nghiêm, tỉ dụ quả đã chín, quả chín muồi rồi. 契合相應, 垢障永消 “Khế hợp tương ưng, cấu chướng vĩnh tiêu” (Khế hợp tương ưng, cấu chướng mãi hết), cấu là ô nhiễm, Phiền não chướng, chướng là Sở tri chướng, đều đoạn tuyệt cả hai loại chướng ngại rồi. Thì 證理圓滿 “chứng lý viên mãn”, lý là Tự Tánh, là Pháp tánh, chứng đắc Tự Tánh rốt ráo viên mãn. 隨用贊德 “Tuỳ dụng tán đức” (theo dụng khen ngợi đức), dụng là nghiệp dụng vô lượng nhân duyên tùy thuận chúng sanh, tán thán hành vi tương ưng với đức của chúng sanh, chính là sự tu hành của họ tương ưng với Tánh Đức. Nòng cốt của Tánh Đức chính là hiếu kính, từ hiếu kính sanh ra vô lượng đức thiện, mỗi mỗi đức thiện đều không rời hiếu kính. Học truyền thống văn hóa Trung Hoa từ đâu? Từ hiếu thuận cha mẹ, phụng sự Sư trưởng, vậy là thật học, ta làm ra tấm gương tốt, để người thiên hạ đều học theo ta. Chư vị xem ngài Hải Hiền, đã xuất gia, xuất gia vẫn cần viếng mộ, vẫn cần đi cúng tế Tổ tiên, có cần thiết hay không? Không cần thiết. Tại sao phải làm như vậy? Bởi làm cho đại chúng xã hội hiện nay xem, mọi người đều không cần Tổ tiên nữa, đều không cần cha mẹ nữa. Vào tiết Thanh minh, Trung nguyên, Đông chí, ngài nhất định phải viếng mộ, nhất định phải thăm thầy, thầy không còn nữa thì còn phần mộ. Đây là tỏ rõ điều gì? Tỏ rõ gốc rễ của tất cả pháp thế gian và xuất thế, là hiếu thân tôn sư, làm ra hình dáng cho người xem. Tuổi tác ngài Hải Hiền đã lớn như vậy, anh chị em đều đã qua đời, thọ mạng không dài như ngài, nếu anh chị em mà còn, thì việc của thế tục ấy, các anh chị em cần phải viếng mộ tế Tổ, nhưng không còn nữa, không còn thì chính mình làm, niệm niệm không quên cha mẹ Tổ tông, chúng ta không thể không biết điều này. Làm tấm gương tốt cho tất cả mọi người, chú ý, tất cả người, đủ loại người khác nhau, cách nói ứng cơ, không phải một pháp mà có thể độ tất cả chúng sanh. Một pháp độ được tất cả chúng sanh, chỉ có Pháp môn niệm Phật. Trừ Pháp môn niệm Phật ra, đều không được, có thể độ một loại chúng sanh, một loại nào đó, mà không thể độ được tất cả chúng sanh. Chỉ có một câu Phật hiệu, sáu chữ hồng danh này, cầu sanh Tịnh Độ, môn này có thể độ tất cả chúng sanh, Pháp môn đặc biệt này, ở ngoài 84 ngàn Pháp môn. Nên theo dụng mà tán thán đức, đó là “Nghiêm”.

         Tiếp theo lại nói về Tam-muội, 理智無二, 交徹熔融, 彼此俱亡, 能所斯絕, 故云三昧 “Lý Trí vô nhị, giao triệt dung dung, bỉ thử câu vong, năng sở tư tuyệt, cố vân Tam-muội” (Lý và Trí không hai, tan hoà thông nhau, đây kia đều mất, năng sở liền dứt, nên gọi là Tam-muội). Tam-muội là Chánh định, Tam-muội là Chánh hạnh, Lý là thể của trí, trí là dụng của Lý, thể dụng là một không phải hai, trong thể có dụng, trong dụng có thể, qua lại tan hoà thông nhau, giống như ánh sáng hòa thành một mảng. Tam học Giới Định Huệ, một chính là ba, ba chính là một, Đại đức xưa nói với chúng ta, Tam học là một thể, Phật pháp liền hưng vượng rồi. Nhất thể là thế nào? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế, Tam học đều là do đức Phật truyền, do đức Phật dạy. Sau khi Phật diệt độ, không phải người Thượng thượng căn, người căn tánh kém một chút, đều chọn lấy thâm nhập một môn trong Phật pháp, được hay không? Được, không sai. Nhưng thâm nhập một môn: nếu thâm nhập đến đại triệt đại ngộ, thì lại quay về viên dung rồi. Chưa đại triệt đại ngộ, thì có Thành kiến, Pháp môn này của ta rất có lợi ích, Pháp môn này tốt, tôi phải khuyên người khác. Nhưng chính mình chưa khai ngộ, không nhận biết căn cơ, người ấy không phải căn tánh đó, thì có thể chư vị chỉ sai đường rồi, cả đời họ không thể thành tựu, thì chư vị phải chịu trách nhiệm nhân quả. Pháp môn tốt nhất giới thiệu cho người khác, người nào cũng có thể dùng, chính là niệm Phật, niệm Phật có trăm điều lợi mà không có một điều hại, ai cũng có thể thành tựu, người nào cũng được, trùm khắp ba căn, đều tiếp nhận lợi căn lẫn độn căn, vậy thì nhất định không có sai lầm. Truyền pháp rất khó.

         Ở thời xưa, người đều có đức hạnh, có đạo dày, tuy học Pháp môn không đồng, vẫn tôn trọng lẫn nhau, không hủy báng, không phê bình. Lúc tuổi trẻ chúng tôi theo thầy Lý, thầy Lý thường xuyên khuyên dạy chúng tôi, giới trọng của Kinh Bồ Tát Giới: tán thán mình hủy báng người khác, đó là gì? Đó là tiêu diệt Phật pháp. Của tôi tốt, người khác không bằng tôi, Pháp môn này của tôi được, Pháp môn khác đều không được, không thể nói lời này. Tam học vững chắc, Tam học chính là Giới luật của Luật tông mà hiện nay giảng, Thiền định của Thiền tông, Giáo hạ bao gồm, ngoài hai tông ấy ra đều gọi là Giáo hạ. Giáo hạ có Thiên Thai tông, có Hiền Thủ tông, có Tam Luận tông, có Pháp tướng Duy Thức tông, có Mật tông, có Tịnh Độ tông, đó là Đại thừa; Nếu cả Tiểu thừa, còn có Thành Thật tông, còn có Câu Xá tông, Giáo hạ đều bao gồm, Giáo hạ là giảng kinh dạy học. Giới là Phật thân, bên ngoài của Phật; Thiền là Phật tâm, là tâm của Phật; Giáo là ngôn luận của Phật, ngôn ngữ của Phật, một mà ba, ba là một. Trong Giới có Định, có Huệ, chính là có Thiền, có Giáo; Trong Giáo có Giới, có Định; Trong Định có Giới, có Giáo, một mà ba, ba mà một, không rời khỏi, là một thể. Thừa nhận là một thể, trọn cả Phật pháp là một thể, tôi yêu thương tôi, tôi yêu thương người khác. Tôi yêu thương tôi, tôi yêu thương tay chân của tôi, tôi yêu thương mắt tai mũi lưỡi của tôi, đó là nhất thể. Nhất thể, thì Phật pháp liền hưng vượng.

         Hôm nay không những Phật pháp chúng ta thừa nhận là nhất thể, mà tất cả Tôn giáo đều là một thể, tại sao vậy? Thế giới mới sẽ có hài hòa, mới có thể hóa giải xung đột, xã hội an định hài hòa. Nếu mỗi Tôn giáo đều một mình, đều bài xích, của tôi tốt, của chư vị không tốt, ngày ngày đánh nhau, thì xã hội này loạn rồi, xã hội mãi mãi không có hài hòa, tuyệt đối không phải ý nghĩa của Thần. Vì sao vậy? Bởi Thần đều là nhân từ, Thần yêu thương người đời, Thượng đế yêu thương người đời, Chân chủ của Islam thực sự là nhân từ, Phật pháp đại từ đại bi. Cho nên, từ bi, yêu thương, là đức bậc nhất trong Tánh Đức. Nói từ trên dụng, từ thể khởi dụng điều đầu tiên chính là yêu thương, phải học được yêu thương tất cả chúng sanh không có tâm riêng tư.

         Có tâm riêng tư thì xong rồi, có tư tâm thì có bè phái, đó là Tam học vững chắc. Vững chắc mà suy rồi, thì Phật pháp cũng suy theo. Phật pháp đến lúc diệt hiện tướng là gì? Khởi hống. Khởi hống chính là đấu tranh, nội bộ đấu tranh, tranh danh trục lợi, đó là tiêu diệt Phật pháp, bài xích những gì bất đồng với ta, thậm chí đồng tu Tịnh Độ, đều là Pháp môn Tịnh Độ, vì lôi kéo tín đồ, vì cầu cúng dường, đều là chính mình tán thán chính mình, hủy báng người khác. Kéo tín đồ đến rồi, thì đạt được cúng dường, quả báo tương lai ở địa ngục A Tỳ. Vì sao vậy? Bởi loại hành vi ấy của chư vị khiến đại chúng xã hội nhìn thấy, có những việc thật có không ít người nhìn thấy, chính chư vị cũng tranh đấu với chính mình, chính mình bài xích chính mình, thôi rồi, không học nữa. Đã đoạn mất thiện căn của người học Phật, Phật pháp sẽ bị tiêu diệt. Chúng ta đều từng gặp được những hiện tượng ấy.

         Năm xưa, đó là lúc tôi đang giảng kinh, ở thôn quê Đài Trung có ngôi chùa mời tôi giảng kinh, đã giảng chưa đến một nửa, người xuất gia trong chùa ấy đánh nhau. Tại sao vậy? Bởi tranh. Lúc ngôi chùa ấy xây xong, lão Hòa thượng dẫn đầu, một vài Đệ tử của lão Hòa thượng, mọi người đều đi hóa duyên, kêu gọi khuyên góp, đương nhiên có người hóa được nhiều, có người hóa được ít. Người hóa được nhiều nói tôi phải làm thầy đương gia, người ấy nói tôi phải làm, đều là muốn đoạt vị trí, phải làm thầy tri khách, rối loạn đến không ra gì. Tôi trở về đem chuyện đó nói với thầy Lý, thầy Lý nói đừng đi nữa. Tôi thưa chưa giảng xong. Chưa giảng xong cũng đừng đi. Do tôi đích thân gặp được, vì tranh danh vị. Lão Hòa thượng qua đời, ai cũng muốn làm trụ trì, làm sao có thể không đánh nhau? Lúc lão Hòa thượng chưa ra đi, bên trong đã phân phái, tôi cũng tận mắt nhìn thấy, những người họ một phái, những người kia lại là một phái. Nếu chùa đó lớn, tương lai mỗi người độc chiếm một phương.

         Cho nên tôi mới nghĩ đến, tại sao đức Phật Thích Ca Mâu Ni không thành lập Đạo tràng, có đạo lý, cả đời không có Đạo tràng. Nhưng Ngài vô cùng linh hoạt, Ngài cũng không cứng nhắc câu nệ, Quốc vương Đại thần Trưởng giả Cư sĩ cúng dường Ngài, mời Ngài đến Tinh xá, đến trang viên nhà họ, đến ở một thời gian giảng kinh dạy học, Ngài cũng đồng ý. Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên, Tinh xá Trúc Lâm ngài cũng từng trụ, giảng xong rồi, giảng xong thì rời đi. Phương pháp này hay, chính mình không có Đạo tràng, không có Đạo tràng thì mọi người không tranh nữa. Có Đạo tràng thì có người tranh, họ xuất gia với chư vị, mục đích không phải thực sự xuất gia, là mong muốn chiếm giữ Đạo tràng đó, họ vì điều này mà xuất gia, cho nên họ nghĩ đủ mọi cách: muốn tranh thủ quyền lực kế thừa đó. Tôi thấy rất rõ ràng, rất sáng tỏ, cho nên cả đời tôi không xây Đạo tràng.

         Xây dựng Đạo tràng này, là vì những đồng học xuất gia thế hệ chữ “Ngộ”, họ không có nơi để đi. Tôi đứng tên ở đây, đứng tên là thế nào? Thuận tiện cho làm việc. Lúc tôi đến Australia, Chính phủ liên bang Australia, Chính quyền địa phương, chúng tôi đều liên hệ giao thiệp rất tốt, những năm nay sống ở nơi đây, vẫn xem là bình an vô sự, mọi người chăm chỉ dụng công. Bên ngoài hộ trì làm rất tốt, chúng tôi và cư dân nơi đây: có liên hệ rất tốt, dân tộc có liên hệ tốt, Tôn giáo có liên hệ càng tốt hơn. Cho nên chúng tôi có một tâm nguyện, tạo thị trấn nhỏ này trở thành thành phố đa nguyên văn hóa kiểu mẫu: đầu tiên trên thế giới. Tất cả Tôn giáo đều có tư tưởng này, cùng chung một mục tiêu, một lý niệm, tôi tin chúng ta sẽ làm được. Năm trước với năm nay, đưa ra báo cáo ở Liên Hợp Quốc, rất nhiều đại biểu của Quốc gia nghe đến đều rất vui mừng. Có người nói với tôi, mùa xuân năm sau họ sẽ tổ chức một đoàn: đến nơi đây để khảo sát, để tham quan: xem chúng ta làm thế nào mà thành.

         Chúng tôi giới thiệu người toàn thế giới, đến nơi đây ở một thời gian, nghiêm túc khảo sát. Càng nhiều thành thị như vậy trên thế giới càng tốt, chúng ta đối với an toàn của xã hội, bình ổn của xã hội, hòa bình của thế giới: làm ra một chút cống hiến thực sự. Cống hiến chân thật: bậc nhất trong Phật pháp là gì? Là giảng kinh, nhất định phải đem kinh điển của Tôn giáo chính mình: giảng rõ ràng, giảng sáng tỏ, giảng thấu triệt, sau đó chúng ta mới hiểu được: vì sao ta lựa chọn Tôn giáo này, tại sao y theo đó tu hành, tôi muốn đạt được kết quả nào. Kết quả của chúng ta, là thế giới Tây Phương Cực Lạc, không phải nhân gian này, nhân gian trên trời đều không thể cầu, bởi không rốt ráo, việc này quan trọng hơn bất kỳ điều gì. Tốt rồi, hôm nay thời gian hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

(Hết tập 103)

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều sanh nước Cực Lạc

Sớm viên thành Phật quả

Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0