TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
PHẨM THỨ 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN
Phát Thệ Nguyện Rộng Lớn
Tập 169
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.
Thời gian: Ngày 23 tháng 1 năm 2015.
Dịch giả: Diệu Hiệp.
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa, Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 438, chúng ta bắt đầu xem từ hàng thứ hai.
Phần trước nói với chúng ta, địa ngục có ba loại lớn, loại lớn thứ nhất là根本地獄,乃八大地獄及八寒地獄 “Căn Bản địa ngục, nãi bát đại địa ngục cập Bát hàn địa ngục” (địa ngục Căn Bản là tám địa ngục lớn và tám địa ngục lạnh). Chúng ta xem Chú Giải, 八大地獄對八寒而言,亦名八熱地獄 “bát đại địa ngục đối Bát hàn nhi ngôn, diệc danh Bát nhiệt địa ngục” (tám địa ngục lớn là đối với tám địa ngục lạnh mà nói, cũng gọi là tám địa ngục nóng), thông thường chúng ta nói là Bát hàn Bát nhiệt, đây là địa ngục Căn Bản. 瞻部洲地下 “Chiêm Bộ Châu địa hạ” (Dưới đất Chiêm Bộ Châu), Chiêm Bộ Châu là trái đất này của chúng ta, chúng ta biết hạt nhân của trái đất là lửa, nhiệt độ rất cao, không thua kém bề mặt của mặt trời. Dưới đất Chiêm Bộ Châu 五百由旬 “ngũ bách do-tuần” (500 do-tuần), đây là khoảng cách, từ mặt đất xuống dưới, qua 500 do-tuần. Do-tuần là đơn vị đo độ dài của Ấn Độ, đại do-tuần là 60 dặm, trung do-tuần là 50 dặm, tiểu do-tuần là 40 dặm. Ngài tính khoảng cách, không nói là trung hay tiểu, thì chắc chắn là đại do-tuần. Tên gọi của địa ngục là 等活 “Đẳng Hoạt”, tám địa ngục này chính là Bát nhiệt. 從是依次而下至第八獄 “Tùng thị y thứ nhi hạ chí đệ bát ngục” (Từ đây theo thứ tự lần lượt xuống đến ngục thứ tám), ngục thứ tám gọi là Vô Gián. 此八獄乃層層豎立者也 “Thử bát ngục nãi tằng tằng thụ lập giả dã” (Tám ngục này là các tầng kiến lập theo chiều thẳng đứng), cũng tức là trên dưới. Càng hướng xuống dưới hạt nhân của trái đất thì càng khổ, đây là điều chúng ta thể hội được, bởi vì lõi đất là một vùng lửa, nhiệt độ đạt đến cùng cực. Lên trên một tầng, nhiệt độ của nó giảm xuống một chút, cho đến bề mặt trái đất, xét theo cõi người chúng ta, đây là bình thường hóa rồi, nhân loại có thể sinh sống. Tám ngục này, đây là các tầng theo chiều thẳng đứng.
據 “Cứ”, căn cứ Luận Câu Xá, 兼考 “kiêm khảo” (đồng thời tham khảo), tham khảo Đại Luận, Luận Đại Trí Độ, trong đó cũng có nói, 此八獄為:等活地獄。彼中罪人遇種種斫刺磨擣 “thử bát ngục vi: Đẳng Hoạt địa ngục. Bỉ trung tội nhân ngộ chủng chủng chước thích ma đảo” (tám ngục này là: địa ngục Đẳng Hoạt. Tội nhân trong đó gặp đủ mọi sự chặt, đâm, xay, giã), đây đều là dụng cụ tra tấn, 苦極身死 “khổ cực thân tử” (đau khổ cùng cực đến thân chết), chịu những hình phạt này, đao chặt, đá xay, đây là một số binh khí của thời xưa, họ đều phải chịu. Đau khổ đến thân chết đi, gió lạnh vừa thổi qua thì họ sống lại, 皮肉還生,等於前活 “bì nhục hoàn sinh, đẳng ư tiền hoạt” (da thịt sống lại, [chịu] cảnh sống như trước), cho nên gọi là Đẳng Hoạt, là ý nghĩa như vậy. Gió vừa thổi thì họ sống lại, sống lại tiếp tục chịu phạt, vĩnh viễn không ngừng nghỉ. Họ chịu hết tội ở địa ngục rồi, ra khỏi địa ngục, tình cảnh ấy mới dừng lại; nếu không rời khỏi địa ngục thì mãi mãi chịu tội. Cho nên nói một ngày một đêm vạn lần chết vạn lần sống, phải chết một vạn lần, sống lại một vạn lần, lại chết một vạn lần.
Địa ngục từ đâu mà có? Vì sao lại có địa ngục? Trong kinh Đại thừa nói với chúng ta rất rõ ràng, rất tường tận. Đại sư Huệ Năng nói: 何期自性,能生萬法 “Hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp” (Nào ngờ Tự Tánh có thể sanh ra vạn pháp), địa ngục là một pháp trong vạn pháp, từ đâu ra? Từ Tự Tánh biến hiện ra. Trong Tự Tánh vạn đức vạn năng, có nhiễm có tịnh; ý niệm, ngôn hành của chúng ta có nhiễm có tịnh, có thiện có ác, trong nhiễm nghiệp lại thêm vào ác nghiệp, nhiễm là bất thiện, ác chính là bất thiện trong bất thiện, chiêu cảm địa ngục. Là thật, tôi đã từng kể ông Chương Thái Viêm lúc còn sống, đã từng làm Phán quan của Đông Nhạc Đại Đế, thời gian không dài, chỉ có một tháng, [là] làm thay. Địa vị của Phán quan rất cao, tương đương với Trưởng bí thư hiện nay. Ông rất từ bi, ông là tín đồ Phật giáo, kiến nghị với Đông Nhạc Đại Đế, ông nói nghe nói địa ngục có Bào Lạc, hình phạt đó quá tàn bạo. Bào Lạc là gì? Dùng lửa nung cháy đỏ cột đồng, để người tội đến ôm, ôm cột đồng ấy, đó đều là tội nghiệp của dâm dục. Ông nói hình phạt này quá tàn nhẫn, không nhân đạo, có thể xóa bỏ không? Đông Nhạc Đại Đế đã sai hai tiểu quỷ đưa ông đi, đích thân ông đến chỗ hình phạt Bào Lạc để xem, ông đi xem đi, về rồi nói tiếp. Tiểu quỷ đưa ông đến rồi, nói với ông, hình cụ Bào Lạc ở ngay trước mặt ông, ông không nhìn thấy. Bỗng nhiên nghĩ đến trong kinh điển đã nói, địa ngục chỉ có hai hạng người nhìn thấy: một là Bồ-tát, hai là người có tội. Hoàn toàn là do tội nghiệp của họ biến hiện ra, không liên quan đến Diêm La Vương, cũng không liên quan đến Đông Nhạc Đại Đế.
Cho nên Đông Nhạc Đại Đế cũng bất lực đối với việc này, do ý niệm bất thiện của chính mình biến hiện, thật sự như đức Phật thường nói trong kinh Đại thừa: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Cho nên bản thân chúng ta phải hiểu rõ, sau khi hiểu rõ thì sẽ không oán trời trách người, oán trời trách người thì có tội, đó là tạo nghiệp ác. Không liên quan đến người khác mà kiên quyết phải đổ thừa người khác, điều này không thể được. Vì vậy, địa ngục không phải là do thần chế tạo ra, không liên quan đến Diêm La Vương, cũng không liên quan đến quỷ vương, thảy đều không liên quan đến Phật Bồ-tát, cũng không liên quan đến thần tiên, hoàn toàn là do nghiệp lực của chính mình biến hiện ra. Vì vậy, sau khi Chương Thái Viêm hiểu rõ đạo lý này, chỉ có thở dài, không nói đến nữa.
Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này, sau khi hiểu rõ chân tướng sự thật, do đó phải chú ý đến Khởi tâm Động niệm của chúng ta. Đức Phật nói rất tường tận, nghiệp nhân của ba đường ác, cõi ngạ quỷ là tâm tham, tham lam đọa cõi quỷ, sân hận đọa địa ngục, ngu si đọa súc sanh, là nghiệp chính mình tạo ra. Cho nên ba cõi ấy đều là đường ác, Tam ác đạo. Đức Phật dạy chúng ta, chúng ta thật sự làm sáng tỏ, thật sự làm rõ rồi, trong đời sống hằng ngày, tuyệt đối không cho phép có tâm tham, có sân hận, có nghi ngờ, nghi ngờ là cõi súc sanh, hoài nghi. Tập khí của chúng ta rất sâu, thật sự là Tập khí hình thành từ vô lượng kiếp đến nay, đời này được thân người, nhưng thường xuyên phạm nghiệp nhân của ba đường ác, không hay không biết mà động Vô minh, thông thường dùng từ Vô minh làm tiêu biểu, Vô minh là gì? Chính là tham sân si, ngạo mạn, nghi ngờ.
Chúng ta cùng nhau học tập, tôi thường xuyên nhắc nhở mọi người, cốt lõi của tham là gì? Chúng ta bắt tay từ gốc, tình chấp, tham không rời khỏi tình chấp. Phải nhạt với điều này, càng phai nhạt càng tốt; đoạn thì rất khó, bởi vì quý vị có thể đoạn được tham sân si thì quý vị chứng A-la-hán, cho nên không dễ dàng, nhất định phải phai nhạt dần. Người niệm Phật chúng ta, đối với những việc này, năm sau nhạt hơn năm trước thì công phu tiến bộ rồi. Vãng sanh Thế giới Cực Lạc, phẩm vị cao hay thấp, hoàn toàn là do công phu niệm Phật cạn hay sâu, có mối liên hệ với điều này, nhạt thì công phu sâu, đậm thì công phụ cạn, ảnh hưởng đến phẩm vị vãng sanh của quý vị. Tu ở đâu? Đạo tràng tốt nhất chính là hoàn cảnh nhân sự, chúng ta chung sống với mọi người, phải học Bồ-tát, tu Lục ba-la-mật. Bố thí, Bố thí là buông xuống. Trì giới, giới căn bản, Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện, đây là căn bản, Giới Luật có nhiều hơn cũng không rời khỏi căn bản. Tám vạn oai nghi của Đại thừa, hết thảy đều là từ Thập Thiện triển khai ra, Thập Thiện là tổng cương lĩnh. Cho nên Đại thừa triển khai thành tám vạn bốn ngàn, Tiểu thừa triển khai thành ba ngàn, gọi là ba ngàn oai nghi, hợp lại là Thập Thiện nghiệp. Chúng ta nắm bắt cương lĩnh, ở ngay trong đời sống hằng ngày đối người, đối việc, đối vật, phải học không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ, không tham, không sân, không si.
Lão Hòa thượng Hải Hiền làm rất triệt để, trì giới tinh nghiêm. Ngài chưa từng đi học, ngài chưa học qua giới, chỉ là vào lúc thọ giới, ở Giới đàn, Sư phụ giảng cho ngài về Sa Di Luật Nghi, Tam Quy Ngũ Giới, Bát Quan Trai Giới, dạy những điều này, ngài có thể phụng hành cả đời, không làm trái, nhưng ngài không học qua lớp Giới Luật, phải biết điều này! Ngài thực hành Lục ba-la-mật rất tốt, Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát-nhã, ngài đã làm được hoàn toàn trong đời sống thường ngày rồi. Xem tất cả mọi người đều là Phật Bồ-tát, không đánh mất tâm cung kính. Tâm chân thành, tâm cung kính, tâm thanh tịnh, ngài vĩnh viễn có thể giữ gìn, đây là công phu tu hành, đây chính là phẩm vị vãng sanh, ngài tu được quá viên mãn. Cho nên ngài vãng sanh là Thượng bối Thượng thượng phẩm vãng sanh, sanh đến Thế giới Cực Lạc chính là Pháp thân Đại sĩ, chính là trong Đại thừa giáo thường gọi là thành Phật rồi, thật sự thành Phật, Phần Chứng Tức Phật. Hơn nữa, là cấp bậc cao trong Phần Chứng, thông thường Đại thừa nói là Bát địa trở lên, ngài vãng sanh cấp bậc này, không phải là cấp bậc thông thường. Cả đời chỉ một câu Phật hiệu, tất cả ý niệm đều quy về Phật hiệu, Khởi tâm Động niệm là Phật hiệu, ngôn ngữ tạo tác cũng là Phật hiệu, trước nay chưa từng đánh mất, ngài một đời thành Phật chính là nhờ vào điều này.
Chúng ta ở trong đời sống hằng ngày, tâm vẫn còn tham dục, vẫn còn bất bình, vẫn còn oán hận. Những điều này, công phu niệm Phật không đắc lực chính là chưa trừ bỏ, buông xuống được, tức là không đắc lực, điều đó chướng ngại chúng ta vãng sanh. Cho nên trong kinh, đức Phật nói với chúng ta, đưa tiễn vãng sanh, tức là trợ niệm, không thể chạm vào giường của người vãng sanh đang nằm, không thể đụng đến, quý vị nhất định phải giữ khoảng cách nhất định, chớ đụng vào. Vì sao vậy? Đụng vào giường, họ sẽ cảm thấy rất đau khổ. Vào lúc người ta cảm thấy rất đau khổ, thường là tịnh niệm của họ sẽ mất đi, tâm oán hận dấy khởi. Tịnh niệm mất đi thì không thể vãng sanh, oán hận dấy khởi thì đọa đại ngục; việc đưa tiễn vãng sanh đó, không phải đưa tiễn họ đến Thế giới Cực Lạc, mà đưa họ đến địa ngục rồi, mối liên hệ rất lớn! Quý vị đưa họ đến địa ngục, họ oán hận quý vị, họ muốn báo thù, như vậy thì biến thành oan oan tương báo, không ngừng không dứt. Nhất định phải nghe lời Phật dạy, nhất định phải ghi nhớ trong tâm, tuyệt đối không thể trái phạm, thì đời này chúng ta mới có thể vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc. Lời của Tổ sư, lời của cổ Thánh tiên Hiền không phải là lời giả, lão Cư sĩ Chu Kính Trụ sẽ không gạt chúng tôi, ông có học vấn, có kinh nghiệm, ông đọc được nhiều, nghe được nhiều, kể cho chúng tôi nghe, đây là giảng dạy cho chúng tôi. Sau khi chúng tôi học rồi, trong đời sống phải đề cao cảnh giác, tuyệt đối không phạm sai lầm.
Đẳng Hoạt, đây là loại nhẹ nhất trong địa ngục Căn Bản, quý vị xem nỗi khổ mà họ chịu, chặt, đâm, đây là đao chặt, xay, còn khổ hơn cả đao chặt. Hiện nay ít có cơ hội nhìn thấy, hoàn toàn cơ khí hóa rồi, trong thời kháng chiến, xã hội Trung Hoa vô cùng lạc hậu, vẫn luôn sống kiểu đời sống của 200 năm trước, có cối xay, nhà nào cũng có cối xay đá. Bình thường nhất là xay đậu nành, xay tương ớt, đều là tự mình làm, người dưới quê ăn gì cũng là tự cấp tự túc. Chặt là dùng đao, xay, giã, đây đều là nói hình phạt.
Thứ hai, 黑繩地獄。先以黑繩縛罪人肢體,而後斬鋸 “Hắc Thằng địa ngục. Tiên dĩ hắc thằng phược tội nhân chi thể, nhi hậu trảm cứ” (địa ngục Hắc Thằng. Trước tiên dùng dây thừng đen trói thân thể của người tội, sau đó thì chém, cưa). Như thợ mộc thời trước, thợ mộc hiện nay không dùng dây thừng đen nữa, trước đây họ muốn cưa một tấm ván gỗ, thì trước tiên phải dùng dây mực. Họ có ống mực, bên trong có một sợi dây thừng, lúc nhỏ chúng tôi từng thấy, một bên có cái dùi, kéo thẳng sợi dây, căng một đường chỉ, cưa theo đó thì sẽ không cưa sai. Sợi dây thừng đen ấy, dây thừng đen chính là dây thừng mực đen, đo cơ thể người, sau đó thì theo sự đo đạc của dây thừng đen mà cưa, chém, cưa, khổ hơn một chút so với ngục trước. Thứ ba, 眾合地獄 “Chúng Hợp địa ngục” (địa ngục Chúng Hợp). Chúng hợp là rất nhiều dụng cụ tra tấn, 眾多苦具 “chúng đa khổ cụ” (rất nhiều khổ cụ), tức là dụng cụ tra tấn, cùng lúc bức hại thân, 合黨相害 “hợp đảng tương hại” (cùng nhau bức hại), không phải một hình cụ, mà rất nhiều. Đây đều là tướng địa ngục hiện ra, cho nên mọi người không thể kết oán với người khác, kết oán báo thù người khác nhiều thì địa ngục Chúng Hợp hiện tiền.
Sau khi chúng tôi xuất gia, Pháp sư Quảng Hóa trước tôi một kỳ [giới], ngài thọ giới trước tôi khoảng hai ba năm, sớm hơn tôi hai ba năm. Sau khi xuất gia cũng không tệ, thầy đã xây dựng Phật học viện, ở Đại Khanh – Đài Trung, tôi đã dạy học ở Phật học viện đó ba năm, cho nên rất quen với Pháp sư Quảng Hóa. Pháp sư Quảng Hóa nói với tôi, thầy là quân nhân, quân nhu, quản lý tài sản, quản lý tài sản thì có tiền, dễ dàng xài tiền. Trong khoảng thời gian đó, mỗi ngày thầy ăn một con gà, đã ăn khoảng vài trăm con, mỗi ngày một con. Sau khi xuất gia, có một hôm thầy đi tắm, nhìn thấy trong phòng tắm có rất nhiều gà bay qua bay lại, thầy liền tránh né, kết quả là bị trượt chân, chân bị gãy, phải chống gậy cả đời. Thầy nói với tôi, thầy nói đây là nghiệp nặng báo nhẹ, không lấy mạng của thầy. Thầy xuất gia rồi, trì giới rất tốt, mỗi ngày tu sám hối, vẫn không tránh khỏi, oán thân trái chủ không bỏ qua cho thầy, khiến thầy tàn phế. Vào cuối đời, tức là trước khi lâm chung, hình như là trước đó một năm hay nửa năm, rất gần, thầy đến thăm tôi một lần, ngồi xe lăn, rất tội nghiệp, chảy nước mũi, chảy nước dãi, tôi nhìn thấy rất buồn.
Xuất gia, vì sao không chuyển được nghiệp lực? Vì tâm lượng không đủ. Đã tạo nghiệp nặng thì phải phát đại nguyện tâm, thật sự phát tâm đại Bồ-đề, không thể vì chính mình, mà vì Chánh pháp, vì chúng sanh khổ nạn thì có thể hóa giải. Vì vậy tiêu nghiệp, nghiệp có thể tiêu được, không phải là không thể tiêu, thầy rất thông đạt đối với kinh giáo, trì giới rất nghiêm khắc. Thầy đã hạ thủ công phu về điển tịch của Giới Luật, thầy giảng Giới Luật, ở Đài Loan lúc đó, người giảng Giới Luật rất hiếm, thầy là người đầu tiên mà tôi biết, hiện nay người giảng Giới Luật là thầy Quả Thanh, đều rất hiếm có. Nghiệp nhân quả báo ở ngay trước mắt chúng ta, ở ngay bên cạnh chúng ta, chúng ta để ý một chút đều thấy được. Cho nên địa ngục Chúng Hợp, rất nhiều hình cụ, vô càng đáng sợ, đến cùng lúc.
Thứ tư, 號叫地獄,逼於眾苦 “Hào Khiếu địa ngục, bức ư chúng khổ” (địa ngục Hào Khiếu, bức bách bởi các khổ), đây là do chịu khổ mà kêu la, phát ra tiếng oán than, người trong lúc chịu cực khổ sẽ kêu la, gào thét. 大叫地獄 “Đại Khiếu địa ngục” (Địa ngục Đại Khiếu), chịu khổ nghiêm trọng hơn ngục trước, lớn tiếng gào khóc. Thứ sáu, 炎熱地獄,火隨身起 “Viêm Nhiệt địa ngục, hỏa tùy thân khởi” (địa ngục Viêm Nhiệt, lửa theo thân mà bốc cháy), bất luận họ nhìn nơi nào cũng đều thấy ánh lửa, chạy trốn khắp nơi, nhưng không có nơi nào trốn được. 炎熾 “Viêm sí” (Bừng cháy dữ dội), “sí” là thiêu đốt rất mãnh liệt, 周圍,苦熱難堪 “chu vi, khổ nhiệt nan kham” (xung quanh, nóng khổ khó chịu được). Đây là địa ngục Bát Nhiệt. Thứ bảy, 大熱地獄,熱中之極 “Đại Nhiệt địa ngục, nhiệt trung chi cực” (địa ngục Đại Nhiệt, nóng bức tột cùng), đại nhiệt.
Địa ngục Đại Nhiệt hiện nay, chúng tôi cũng nghe được thông tin, tin tức do Einstein dựa thân tiết lộ, ông đã phát minh bom nguyên tử, chính bởi vì tội này mà đọa vào địa ngục Vô Gián, tên gọi của địa ngục ấy là địa ngục Hạch Bạo, Hạch Bạo là Đại Nhiệt, nóng bức tột cùng. Hạch Bạo, trong phạm vi của ngục đó, tất cả vi khuẩn đều bị diệt vong, vậy thì thân thể của con người làm sao tồn tại được? Tế bào trên cơ thể người đều biến thành Vi trần. Người chết rồi, gió vừa thổi qua thì họ sống lại, lại nổ tung lần thứ hai, nổ tung lần thứ ba, bom nguyên tử đó, trái sau nối tiếp trái trước mà nổ tung, không dừng lại. Cho nên ông dựa thân nói với người đời, tuyệt đối không thể phát động chiến tranh hạt nhân. Người phát động chiến tranh hạt nhân, người chấp hành ném bom, tương lai ở địa ngục sẽ chịu tội giống như ông, [đó] chính là địa ngục Đại Nhiệt. Địa ngục Đại Nhiệt, còn vô gián, không gián đoạn, chịu khổ không gián đoạn. Cho nên [ông] cảnh báo người đời, ông nói đời trước ông là người Trung Hoa, đời này đầu thai ở phương tây, làm người phương tây, rất thông minh, trở thành nhà khoa học. Ông không ngờ phát minh vũ khí hạt nhân, tạo nên địa ngục Vô Gián cho chính mình. Bồ-tát Địa Tạng đưa ông đến tiết lộ tin tức này, phải quay về ngay lập tức, chịu khổ không gián đoạn, khiến cho ông dựa thân hiện thân nói pháp. Chúng ta nghe xong phải có sự cảnh giác.
Nhìn thấy những tình cảnh địa ngục này, chúng ta phải tin, thật sự có, không phải là giả. Ở chỗ tôi có quyển sách, Chư Kinh Phật Thuyết Địa Ngục Tập Yếu, trong đây có 25 loại kinh luận, đều giảng đến địa ngục, giảng rõ ràng hơn Ngọc Lịch Bảo Sao. Tôi rất hy vọng tương lai có họa sĩ, có thể chiếu theo bộ sách này vẽ một bức Địa Ngục Biến Tướng Đồ. Trước đây, Địa Ngục Biến Tướng Đồ do thầy Giang Dật Tử vẽ là căn cứ vào Ngọc Lịch Bảo Sao của Đạo giáo mà vẽ ra, lấy đó làm chủ. Trong kinh Phật có, bởi vì giáo dục nhân quả của Đạo giáo sinh ra ảnh hưởng rất tốt với xã hội Trung Hoa, cho nên nhà Phật đã lơ là với điều này, có Đạo giáo đang dạy là được rồi. Địa ngục của Đạo giáo nói được tường tận, đức Phật nói còn tường tận hơn, trong địa ngục của Đạo giáo có một số chỉ có quả, không có nói rõ là do nguyên nhân gì, còn trong kinh Phật nói rất rõ ràng về nhân quả. Đáng để nỗ lực thực hiện việc này, đặc biệt là thời đại hiện nay, vô cùng đáng để tuyên dương bộ kinh điển này. Đây cũng là bản hội tập, từ hai mươi mấy loại kinh luận khác nhau, trích lục từ trong đó.
Chúng ta xem đoạn tiếp theo, 以上八大地獄外,更有八寒冰獄 “dĩ thượng bát đại địa ngục ngoại, cánh hữu Bát hàn băng ngục” (ngoài tám đại địa ngục trên đây, lại có tám ngục hàn băng), trái ngược với ngục này, Bát hàn, nóng không chịu nổi, lạnh cũng không chịu nổi. 依次橫列 “Y thứ hoành liệt” (Thứ tự sắp xếp theo chiều ngang), Bát nhiệt ở trước là sắp xếp thứ tự theo chiều thẳng đứng, đây là sắp xếp theo chiều ngang. Thứ nhất, 額部陀 “Ngạch-bộ-đà”, là dịch âm từ tiếng Phạn, nghĩa của Trung Hoa là 皰 “pháo”, mụn nước. 嚴寒逼身,體上生皰 “Nghiêm hàn bức thân, thể thượng sanh pháo” (Rét mạnh bức thân, trên người nổi mụn nước), người Trung Hoa chúng ta gọi là nhọt lạnh, khi nhọt lạnh đến mức nghiêm trọng thì da thịt sẽ nứt ra, rất đau khổ, trên người nổi mụn nước. Thứ hai, 尼刺部陀,極寒逼身,體分皰裂 “Ni-thích-bộ-đà, cực hàn bức thân, thể phân pháo liệt” (Ni-thích-bộ-đà, cực lạnh bức thân, người nứt mụn vỡ). Đây là gì? Những mụn nhọt lạnh trên thân vỡ ra, đau khổ khó mà chịu được. Thứ ba, 呵羅羅 “Ha-la-la”, đây là bởi vì lạnh, âm thanh phát ra từ trong miệng, chúng ta gọi là lạnh cóng. 阿婆婆 “A-bà-bà”, tương đồng với nghĩa ở trước, nhưng nghiêm trọng hơn, ngục sau nghiêm trọng hơn ngục trước. Thứ năm, 虎虎婆 “Hổ-hổ-bà”, đều là âm thanh phát ra từ trong miệng họ lúc rét buốt. Thứ sáu, 嗢缽羅 “Miệt-bát-la”, Miệt-bát-la là hoa sen xanh, 嚴寒逼迫,身分折裂如青蓮 “nghiêm hàn bức bách, thân phân chiết liệt như thanh liên” (lạnh buốt bức bách, thân thể rạn nứt như sen xanh). Da nứt vì lạnh, giống như từng cánh hoa sen, khổ đến cùng cực. Chúng ta xem tiếp phần sau, thứ bảy, 缽特摩(紅蓮花) “Bát-đặc-ma (hồng liên hoa)” (Bát-đặc-ma (hoa sen đỏ)), thân thể lạnh đến mức nứt ra giống như hoa sen đỏ vậy. Phía trước là màu xanh, khi nghiêm trọng hơn thì biến thành màu đỏ. Sau cùng là thứ tám, 摩訶缽特羅(大紅蓮花) “Ma-ha bát-đặc-la (Đại hồng liên hoa)” (Ma-ha bát-đặc-la (hoa sen đỏ lớn), thân thể của người đó nứt ra giống như hoa sen đỏ lớn vậy, không giống hình người nữa.
Địa ngục Căn Bản đã nói ở trên, có 16, tám lạnh tám nóng. Tiếp theo giới thiệu cho chúng ta loại thứ hai là 近邊地獄 “Cận Biên địa ngục” (địa ngục Cận Biên), loại thứ ba là 孤獨地獄 “Cô Độc địa ngục” (địa ngục Cô Độc), quả báo ở đây nhẹ hơn ở trước. Loại thứ hai này gọi là 十六遊增地獄 “Thập lục du tăng địa ngục” (16 địa ngục du tăng). 八大地獄中,每一大獄,皆有四門 “Bát đại địa ngục trung, mỗi nhất đại ngục, giai hữu tứ môn” (Trong tám địa ngục lớn, mỗi một ngục lớn đều có bốn cửa), địa ngục này giống như là tường thành vậy, giống như ngục tù, một nhà giam lớn, có bốn cửa. 每一門外 “Mỗi nhất môn ngoại” (Bên ngoài mỗi cánh cửa) đều có bốn địa ngục thuộc về địa ngục đó, gọi là 附增四獄 “phụ tăng tứ ngục”, có bốn ngục. Thứ nhất là 煻煨增 “Đường ôi tăng”. Đây là gì? Hiện nay rất ít người thấy, khi chúng tôi còn nhỏ, khi còn là trẻ em, đào khoai sọ, khoai lang dưới đất, đào lên rồi ăn như thế nào? Mùa đông sưởi ấm, để vào trong lò sưởi, lò sưởi bằng than, lấy than nóng lấp lên củ khoai, khoảng hai ba tiếng thì chín. Ở ngục này thì người cũng như vậy, dùng than nóng để ấp người tội lại. Như vậy rất khổ! Chúng tôi nhìn thấy ở nước Ý, nhìn thấy ở thành Roma, thành Pompeii, đó là nơi bị tro núi lửa che lấp, núi lửa cách đó không xa, hình như là khoảng 5km. Chúng tôi đã đi tham quan, cả thành ấy bị tro núi lửa chôn vùi, khi đó trong thành có hơn bốn ngàn người, không có người nào còn sống, tình cảnh ấy giống như than nóng ở đây nói đến, bị tro núi lửa vùi lấp. Sau bao nhiêu năm, người đời sau đã đào tro núi lửa lên, thành phố ấy lại xuất hiện, trong đó có rất nhiều người, chết như vậy vào lúc đó, hiện nay làm mẫu xét nghiệm, khi đến đó thì du khách đều có thể thấy được. Núi lửa đáng sợ, đây chính là ngục thứ nhất trong bốn ngục phụ tăng.
Thứ hai là 尸糞增 “Thi phẩn tăng”, phân đã rất khó ngửi rồi, mà còn là phân của thi thể, quý vị có thể biết là khó chịu hơn nữa. Thứ ba là 鋒刃增 “Phong nhận tăng”, con dao sắc bén nhất, núi [bằng] dao, cây [bằng] kiếm. Thứ tư là 烈河增 “Liệt hà tăng”, là nước sông, nhưng nước ấy bị đốt nóng, nấu sôi rồi, nếu người nào vào trong đó, vừa đến dòng sông nóng ấy, thân cũng bị nấu chín. Một cửa có bốn ngục như vậy, bốn cửa hợp lại là 16 chỗ, đây gọi là 十六遊增地獄 “thập lục du tăng địa ngục” (16 địa ngục du tăng). Tám đại địa ngục hợp lại là 128 chỗ, đây cũng gọi là 近邊地獄 “Cận Biên địa ngục” (địa ngục Cận Biên), đó là phụ theo, là phụ thuộc.
Loại thứ ba là 孤獨地獄 “Cô Độc địa ngục” (địa ngục Cô Độc), thọ báo ở đó là nhẹ nhất. 在山間 “Tại sơn gian” (Ở trong núi), hoặc là 曠野 “khoáng dã” (đồng hoang), hoặc là 樹下 “thọ hạ” (dưới cây), hoặc là 空中 “không trung” (trong hư không), 其類無數,受苦無量。地獄苦果,其最重處,一日之中八萬四千生死,經劫無量 “kỳ loại vô số, thọ khổ vô lượng. Địa ngục khổ quả, kỳ tối trọng xứ, nhất nhật chi trung bát vạn tứ thiên sanh tử, kinh kiếp vô lượng” (vô số loại ngục, chịu khổ vô lượng. Quả khổ của địa ngục, nơi nặng nhất trong đó, trong một ngày chịu tám vạn bốn ngàn [lần] sống chết, trải qua vô lượng kiếp). Câu này quá đáng sợ! Một ngày vạn lần chết vạn lần sống, không phải một vạn, mà là tám vạn bốn ngàn [lần] sống chết. Chết rồi, gió vừa thổi qua thì sống lại, khôi phục nguyên trạng, gọi là đẳng hoạt, sống lại rồi tiếp tục trải nghiệm những địa ngục ấy, vậy thì lại chết, chết rồi lại sống, sống rồi lại chết, sống chết không ngừng, không dừng nghỉ. Phải trải qua thời gian bao lâu? Phải “kinh kiếp”, chữ “kiếp” này, không có nói là đại kiếp, tiểu kiếp, trung kiếp, thông thường dùng một kiếp đều là đại kiếp, thời gian của đại kiếp rất dài. 《輔宏記》云:作上品五逆十惡者感之 “Phụ Hoành Ký vân: Tác thượng phẩm Ngũ nghịch Thập ác giả cảm chi” (Trong sách Phụ Hoành Ký nói: Người tạo tác thượng phẩm Ngũ nghịch Thập ác chiêu cảm nên). Trong ngoặc đơn, do Niệm lão chú giải, 指最極惡逆者 “chỉ tối cực ác nghịch giả” (chỉ cho người ác nghịch nhất), nghịch là phản nghịch. Trước kia bất hiếu với cha mẹ, trái thầy phản đạo, đây thuộc về nghịch. Mười nghiệp ác là: Thân tạo sát, đạo, dâm; khẩu: vọng ngữ, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, ác khẩu; ý: tham sân si. Tràn đầy mười nghiệp ác này, đầy đủ Thập ác đều là địa ngục. Câu này là nói về nhân, khổ nhất trong đường ác.
Chúng ta xem tiếp đoạn thứ hai, ngạ quỷ, trong quyển thứ tám của Đại thừa Nghĩa Chương nói: 以從他求故,名餓鬼 “Dĩ tùng tha cầu cố, danh ngạ quỷ” (Vì cầu xin từ người khác, nên gọi là ngạ quỷ). Quỷ cầu người khác bố thí thức ăn cho họ, cho nên gọi là ngạ quỷ. 又常飢虛 “Hựu thường cơ hư” (Lại thường bị đói), thường là thường xuyên, họ không có được thức ăn, 故名為餓 “cố danh vi ngạ” (nên gọi là ngạ). Họ ở trong tình trạng đói nhiều, có thể được thức ăn thì rất ít rất ít, không có duyên được thức ăn, đó là nghiệp báo. Vì sao không có duyên? Họ có được thức ăn, đưa vào trong miệng thì bị lửa đốt cháy, trong miệng nôn ra là lửa. 恐怯多畏,故名為鬼 “Khủng khiếp đa úy, cố danh vi quỷ” (Nhút nhát nhiều sợ hãi, nên gọi là quỷ), khủng là khủng bố, khiếp là nhát gan. Cho nên thực tế mà nói, ngạn ngữ có một câu nói rất có lý, người sợ quỷ, quỷ cũng sợ người, người có ba phần sợ quỷ, quỷ có bảy phần sợ người. Quỷ sợ người còn nghiêm trọng nhiều hơn người sợ quỷ, rất nhiều người không biết điều này, buổi tối sợ quỷ, tự mình hù mình. Nếu quý vị dũng cảm thì quỷ sợ quý vị, quỷ gặp người thì họ cũng phải tránh đi.
《婆沙論》云:鬼者畏也,謂虛怯多畏。又威也,能令他畏其威 “Bà Sa Luận vân: Quỷ giả úy dã, vị hư khiếp đa úy. Hựu uy dã, năng linh tha úy kỳ uy” (Trong Luận Bà Sa nói: Quỷ nghĩa là sợ hãi, nghĩa là nhát gan nhiều sợ hãi. Lại có nghĩa là uy, có thể khiến người khác sợ uy ấy), đây chính là người sợ quỷ, 又希求名鬼,謂彼餓鬼恆從他人,希求飲食以活性命 “hựu hy cầu danh quỷ, vị bỉ ngạ quỷ hằng tùng tha nhân, hy cầu ẩm thực dĩ hoạt tánh mạng” (thêm nữa, mong cầu thì gọi là quỷ, nghĩa là ngạ quỷ ấy thường theo người khác, cầu xin thức ăn để nuôi sống tánh mạng), họ cầu người khác bố thí, không có người bố thí thì họ không có được thức ăn. Tiếp theo nói, 又云:有說飢渴增故,名鬼 “hựu vân: Hữu thuyết cơ khát tăng cố, danh quỷ” (lại nói: có thuyết nói vì tăng thêm đói khát nên gọi là quỷ), tăng là tăng mạnh, chúng ta gọi là quá mức. 由彼積集,感飢渴業 “Do bỉ tích tập, cảm cơ khát nghiệp” (Do sự tích tập của họ, nên chiêu cảm nghiệp đói khát), sự tích tập ấy là gì? Tham, tâm tham đọa ngạ quỷ. Ở thế gian, tích tiền tài, đây là phổ biến nhất, tích lương lực, nhu yếu phẩm trong đời sống hằng ngày, người khác thiếu thốn, họ có dư nhiều. Như vậy thì tăng trưởng tâm tham, tâm tham là nhân của ngạ quỷ. 經百千歲,不得聞水名,豈能得見 “Kinh bách thiên tuế, bất đắc văn thủy danh, khởi năng đắc kiến” (Trải qua trăm ngàn năm, không được nghe danh từ của nước, huống gì là được thấy), họ không thấy được nước, không thấy được thức ăn, 況復得觸 “huống phục đắc xúc” (huống gì là được tiếp xúc), cho nên họ thường ở trong trạng thái đói khát. 有說被驅役故,名鬼 “Hữu thuyết bị khu dịch cố, danh quỷ” (Có thuyết nói: bị sai khiến nên gọi là quỷ), đây là chư thiên, có thần thông, xem những loài quỷ này như đầy tớ, phục vụ cho họ. Cho nên 驅役馳走 “khu dịch trì tẩu” (sai khiến bôn ba [khắp nơi]), tức là phục vụ cho họ.
此道亦遍諸趣 “Thử đạo diệc biến chư thú” (Loài này cũng ở khắp các cõi), quỷ ở đâu? Năm cõi đều có. 有福德者作山林塚廟神 “Hữu phước đức giả tác sơn lâm trủng miếu thần” (Loài có phước thì làm thần ở núi, rừng, mồ mả, miếu), thần núi, thần thổ địa, đó đều là có phước đức. Không có phước đức chính là ngạ quỷ, có phước đức thì có người cúng tế họ, miếu sơn thần, miếu thổ địa, mùng 1, 15 có người đến cúng tế lễ lạy. Một ngày trong cõi quỷ là một tháng ở nhân gian, thọ mạng của quỷ dài, thọ mạng của nhân gian chúng ta ngắn. Thọ mạng của địa ngục còn dài hơn, một ngày ở địa ngục là ngàn vạn năm ở nhân gian. Cho nên những nơi đó, đến đó thì rất dễ, ra khỏi thì rất khó, nếu quý vị thật sự làm rõ ràng, làm sáng tỏ thì tuyệt đối không thể đến nơi đó. Đức Phật từ bi, giảng rõ ràng, giảng tường tận, nếu quý vị không tin, vẫn tạo nghiệp này thì sai rồi. Không thể có tâm tham, tâm tham thì biến thành ngạ quỷ. Loài không có phước đức, 居不淨所,不得飲食。常受鞭打,填河塞海,受苦無量 “cư bất tịnh sở, bất đắc ẩm thực. Thường thọ tiên đả, điền hà tắc hải, thọ khổ vô lượng” (ở nơi bất tịnh, không được ăn uống, thường bị đánh đập, ngăn sông lấp biển, chịu khổ vô lượng). Nơi sinh sống đều là nơi rất dơ bẩn, họ không có phước báo, không có được thức ăn, không có được nước, không có được thức ăn, lại còn thường xuyên bị đánh đập. Có một số quỷ vương, có phước đức, sai khiến những loài không có phước báo. Như gia đình giàu sang ở nhân gian, họ có rất nhiều đầy tớ, đầy tớ không có phước đức, tình trạng ở cõi quỷ cũng gần như vậy. Còn có ngăn sông lấp biển, đây là những việc mà quỷ thần làm, dùng những chúng sanh cõi quỷ này để ngăn sông, để lấp biển. Trong sách Phụ Hoành Ký nói: 下品五逆十惡者感之 “Hạ phẩm Ngũ nghịch Thập ác giả cảm chi” (Người [phạm] hạ phẩm Ngũ nghịch Thập ác chiêu cảm nên). Đọa vào cõi ngạ quỷ, hạ phẩm, thượng phẩm là nặng nhất, đã tạo ác nghiệp nặng nhất, hạ phẩm là tạo nghiệp ác nhẹ, quý vị xem, 指惡逆中之最輕者 “chỉ ác nghịch trung chi tối khinh giả” (chỉ cho tội nhẹ nhất trong ác nghịch), đọa cõi ngạ quỷ.
Cõi súc sanh, tân dịch gọi là 傍生 “bàng sanh”, trong kinh Phật nói bàng sanh chính là cõi súc sanh. 新婆沙論 “Tân Bà Sa Luận”, Luận Tân Tỳ Bà Sa, 云:其形傍故行亦傍 “vân: kỳ hình bàng cố hành diệc bàng” (nói rằng: Hình thể bất chánh nên việc làm cũng bất chánh), hình dáng của chúng không đứng đắn, không đoan chánh, cho nên việc làm của chúng cũng không đoan chánh, 以行傍故形亦傍,是故名傍生 “dĩ hành bàng cố hình diệc bàng, thị cố bàng sanh” (vì việc làm bất chánh nên hình dáng bất chánh, nên gọi là bàng sanh). Nghĩa của bàng, 橫也 “hoạnh dã” (là ngang ngạnh), bất chánh. 《會疏》云:此道遍在諸處,披毛戴角,鱗甲羽毛,四足多足,有足無足,水陸空行,互相吞啖,受苦無量 “Hội Sớ vân: Thử đạo biến tại chư xứ, phi mao đới giác, lân giáp vũ mao, tứ túc đa túc, hữu túc vô túc, thủy lục không hành, hỗ tương thôn đạm, thọ khổ vô lượng” (Trong sách Hội Sớ nói: Loài này ở khắp các nơi, mang lông đội sừng, vảy, móng, lông cánh, bốn chân, nhiều chân, có chân, không chân, di chuyển trong nước, mặt đất, trên không; ăn nuốt lẫn nhau; chịu khổ vô lượng). Những loài này, trong Phụ Hoành Ký nói: 作中品五逆十惡者感之 “Tác trung phẩm Ngũ nghịch Thập ác giả cảm chi” (Người tạo tác trung phẩm Ngũ nghịch Thập ác chiêu cảm nên), vậy thì đọa vào cõi súc sanh. Trong kinh Đại thừa, đức Phật thường nói, nghiệp nhân của ba đường ác là tham sân si, tham dục đọa ngạ quỷ, sân hận đọa địa ngục, ngu si đọa súc sanh. Ở đây giảng là dùng Ngũ nghịch Thập ác, đều là tạo Ngũ nghịch Thập ác, tạo đến mức nghiêm trọng nhất thì vào địa ngục rồi; tạo nghiệp nặng là tâm sân hận sâu nặng, bất hiếu với cha mẹ, bất kính với trưởng bối, không có luân thường đạo đức, quả báo đều ở ba đường ác. Ở chỗ này đã giới thiệu địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Chúng ta không thể tạo tội Ngũ nghịch, Ngũ nghịch là: giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán (A-la-hán đại diện cho thầy), làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng. Năm xưa, khi tôi ở Đài Bắc, có vị lão Cư sĩ trong nhà Phật là Triệu Mặc Lâm, tuổi của lão Cư sĩ Triệu xấp xỉ với tuổi của thầy Lý, hai vị đều quy y với Đại sư Ấn Quang, chuyên tu Tịnh Độ. Có một hôm, lão Cư sĩ mời tôi dùng cơm, tôi còn nhớ là ở Công Đức Lâm bên cạnh trạm xe lửa Đài Bắc. Tôi đến Công Đức Lâm để nhận cúng dường, vừa nhìn thì thấy chỉ mình tôi là khách, chủ nhân chỉ có ông ấy, chỉ có hai người chúng tôi. Đã gọi hai món ăn, Triệu lão hỏi tôi, ông nói: thưa Pháp sư Tịnh Không, thầy có biết vì sao hôm nay con mời thầy dùng cơm không? Tôi nói tôi không biết. Ông nói con có câu hỏi muốn thỉnh giáo thầy. Tôi nói tôi không dám nhận, lão tiền bối, câu hỏi là gì? Ông nói hiện nay người tạo tội Ngũ nghịch, giết cha, giết mẹ không nhiều; giết A-la-hán, A-la-hán là đại diện cho thầy, cũng không nhiều; làm thân Phật chảy máu, đức Phật không còn ở đời, không thể nào; vấn đề là phá hòa hợp Tăng, phê bình người xuất gia, hủy báng người xuất gia, việc này là tạo tội địa ngục, vậy phải làm sao? Sau khi tôi nghe xong, tôi nói chúng ta ăn cơm đi, ăn những món này một cách vui vẻ. Tôi hỏi ngược lại ông, tôi nói: tuổi tác của ông lớn hơn tôi, vào cửa Phật sớm hơn tôi, ông nhìn thấy hòa hợp Tăng ở nơi nào? Tôi vừa hỏi thì ông tỉnh lại, cười ha ha, không có hòa hợp Tăng. Người xuất gia hiện nay thì một ngôi miếu nhỏ mà hai người xuất gia cũng đánh nhau, cũng cãi nhau, không có hòa hợp. Vì vậy, quý vị phỉ báng họ, quý vị phê bình họ, không có tội nặng đến thế. Nếu là hòa hợp Tăng thật sự, trong kinh nói là bốn người sống chung với nhau tu Lục hòa kính, vậy nếu hủy báng, thì tội của họ nặng rồi. Hiện nay không tìm được, là thật không phải giả. Tôi nói ông nghĩ thử xem, cả đời ông có gặp được một Tăng đoàn hòa hợp không? Ông nghĩ nửa ngày trời, thật sự không có. Không cần người khác hủy báng mà bản thân họ còn đánh nhau. Nhất định phải biết đạo lý này, thật sự là Tăng đoàn hòa hợp, một đoàn thể nhỏ bốn người trở lên, không thể hủy báng, đoàn thể ấy đại diện cho Chánh pháp.
Chánh pháp, đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế là Chánh pháp, tiêu chuẩn của Chánh pháp là gì? Có người giảng kinh, có người nghe kinh, có người tu hành, có người chứng quả, đầy đủ bốn điều kiện, đó là Chánh pháp. Có người giảng kinh, có người nghe kinh, có người tu hành, không có người chứng quả, đó gọi là Tượng pháp; có người giảng kinh, có người nghe kinh, không có người tu hành, gọi là Mạt pháp; người giảng kinh, nghe kinh cũng không có là Diệt pháp rồi, không còn pháp nữa. Lời này là trong kinh nói, Chánh pháp, Tượng pháp, Mạt pháp, Diệt pháp của đức Phật, hiện nay pháp này sắp diệt rồi, bên bờ Diệt pháp. Cho nên chúng tôi khuyên người khác giảng kinh, khuyên người khác giảng kinh nhưng người khác không chịu, khuyên chính mình, bản thân chúng tôi bước ra [giảng]. Người giảng kinh càng nhiều, bất luận thính chúng có bao nhiêu, cũng giữ lại Mạt pháp của đức Phật, không nên để pháp diệt mất. Khuyên người khác không bằng khuyên chính mình, công đức này rất lớn, giúp Mạt pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể trụ thế thêm vài năm.
Tịnh Độ tông, tôi đã nói vài lần, Tịnh Độ tông không có Mạt pháp, vì sao vậy? Vì dễ dàng, đơn giản. Trong Tịnh Độ tông có người giảng kinh, có người nghe kinh, có người niệm Phật, có người vãng sanh, vãng sanh chính là chứng quả; nói cách khác, Tịnh Độ tông vĩnh viễn là Chánh pháp, bốn điều kiện đều có, giảng kinh, nghe kinh, niệm Phật, vãng sanh. Pháp môn này không thể nghĩ bàn, Pháp môn này chắc chắn duy trì được thời kỳ cuối của pháp vận đức Phật Thích Ca Mâu Ni, pháp vận của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là 12 ngàn năm. Tiêu chuẩn, tiêu chuẩn này tốt vô cùng, đầy đủ tín, giải, hành, chứng, [là] Chánh pháp; trong tín, giải, hành, chứng mà không có chứng, là Tượng pháp; không có hành, là Mạt pháp; không có tín, hiện nay sắp đến [lúc] không còn tín rồi, người học Phật không tin Phật, có nghi ngờ, người tu Tịnh Độ nghi ngờ đối với Thế giới Cực Lạc, nghi ngờ đối với 48 nguyện của A Di Đà Phật, vậy làm sao đây? Vậy thì Diệt pháp rồi.
Vì vậy, lão Hòa thượng Hải Hiền ở thời đại này biểu pháp cho chúng ta, làm chứng cho chúng ta, chứng minh điều gì? Chứng minh Thế giới Cực Lạc có thật, A Di Đà Phật có thật. Nhìn ra từ đâu? Chúng tôi tin ngài sẽ không lừa gạt mọi người, ngài không có danh văn lợi dưỡng, lời ngài nói là lời chân thật, ngài nói, ngài đã nhiều lần thỉnh cầu A Di Đà Phật đưa ngài đến Thế giới Cực Lạc. Việc thỉnh cầu A Di Đà Phật là gặp mặt A Di Đà Phật rồi, thỉnh cầu đức Phật đưa ngài đến Thế giới Cực Lạc. Phật chưa đưa ngài đi, nói với ngài, con tu rất tốt, tu hành không tệ, mong con ở thế gian này thêm vài năm, biểu pháp cho mọi người xem. Biểu pháp là làm tấm gương tốt, cho người học Phật xem, học Phật phải giống như con mới gọi là học Phật, tu Tịnh Độ cầu vãng sanh thì phải giống như con mới có thể thật sự được vãng sanh, biểu pháp như vậy. Ngài không biết chữ, chưa từng đi học, xuất gia năm 20 tuổi, chỉ niệm một câu Nam mô A Di Đà Phật này, câu Phật hiệu này, ngài đã niệm suốt 92 năm. Năm 112 tuổi, đức Phật tiếp dẫn ngài vãng sanh rồi. Không có lão khổ, không có bệnh khổ, không có tử khổ, tự tại vãng sanh, làm tấm gương cho chúng ta, chúng ta phải biết.
Nguyện đầu tiên này, Thế giới Cực Lạc không có ba đường ác, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác. Nếu chẳng thể vãng sanh, chúng ta có thể nói, bất luận quý vị có niệm Phật hay không, quý vị có học Phật hay không, đời sau chắc chắn là đại đa số quả báo đều ở ba đường ác, chính là ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh, không cách nào tránh khỏi. Chúng ta quan sát từ đâu? Quan sát từ Tập khí. Tập khí là gì? Không hay không biết mà tham sân si mạn nghi của quý vị dấy khởi. Tham sân si mạn nghi, đức Phật nói [đó] là năm gốc rễ của địa ngục, quý vị có một điều thì nó sẽ kéo quý vị đến địa ngục, có cả năm điều, vậy thì nguy lắm! Cho nên bản thân chúng ta phải hiểu rõ điều này, có hay không? Thật sự có. Làm sao đây? Niệm Phật cầu vãng sanh. Thế giới Cực Lạc rất dễ đi đến, chỉ cần quý vị thật sự chịu tin, thật sự phát nguyện cầu sanh thì quý vị nhất định được vãng sanh. Lời này là do Đại sư Ngẫu Ích nói, tuyệt đối không phải là lời giả dối, Đại sư Ngẫu Ích là Tổ sư đời thứ chín của Tịnh tông, nhất định sẽ không lừa gạt chúng ta, chúng ta phải tin, tuyệt đối không thể nghi ngờ.
Chúng ta xem tiếp phần sau, đoạn thứ hai, 庚二,永離惡趣,不墮惡趣願 “Canh nhị, vĩnh ly ác thú, bất đọa ác thú nguyện” (G2: Vĩnh viễn xa lìa đường ác, nguyện không đọa đường ác). Thế giới Cực Lạc không có ba đường ác, sau khi vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc thì vĩnh viễn sẽ không đọa ba đường ác nữa, đảm bảo cho quý vị. Chúng ta đọc một lần đoạn kinh văn này:
【所有一切眾生。以及焰摩羅界。三惡道中。來生我剎。受我法化。悉成阿耨多羅三藐三菩提。不復更墮惡趣。】 “Sở hữu nhất thiết chúng sanh, dĩ cập Diễm-ma-la giới, Tam ác đạo trung, lai sanh ngã sát, thọ ngã pháp hóa, tất thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, bất phục cánh đọa ác thú” (Tất cả chúng sanh, dù đến cõi Diễm-ma-la, trong ba đường ác, sanh đến cõi nước con, được pháp của con giáo hóa, đều thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, không còn đọa vào đường ác).
Phần sau là tổng kết.
【得是願。乃作佛。不得是願。不取無上正覺。】 “Đắc thị nguyện, nãi tác Phật. Bất đắc thị nguyện, bất thủ Vô thượng Chánh giác” (Được như nguyện này mới thành Phật; [nếu] không được như nguyện này, thì không giữ ngôi Vô thượng Chánh giác).
A Di Đà Phật ở trước thầy của Ngài, chính là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, thệ nguyện này được phát khởi ở trước Như Lai, nếu nguyện của con được thực hiện, thành tựu rồi, con mới thành Phật; nếu con không thể thành tựu nguyện này, con quyết định không thành Phật, 不取無上正覺 “bất thủ Vô thượng Chánh giác” (không giữ ngôi Vô thượng Chánh giác) tức là không thành Phật. Hiện nay Ngài thành Phật rồi. Nói cách khác, mỗi nguyện trong 48 nguyện đều thực tiễn ở Thế giới Cực Lạc rồi, ngài Pháp Tạng đã thành Phật, [là] A Di Đà Phật.
Chúng ta xem Chú Giải. 焰摩羅界者,指焰摩羅王之世界 “Diễm-ma-la giới giả, chỉ Diễm-ma-la Vương chi thế giới” (Diễm-ma-la giới là chỉ thế giới của Diễm-ma-la Vương). 焰摩羅 “Diễm-ma-la” có rất nhiều cách phiên dịch khác nhau trong kinh Phật, tiếp theo nói 又作炎摩 “hựu tác Diễm-ma” (còn gọi là Diễm-ma), tên gọi tiếp theo vẫn là 琰摩、閻摩、閻摩羅等 “Diễm-ma, Diêm-ma, Diêm-ma-la đẳng” (Diễm-ma, Diêm-ma, Diêm-ma-la, v.v…), nhiều danh từ như vậy đều nói về một việc. 譯為縛 “Dịch vi phược” (Dịch là phược), phiên dịch ra, có nghĩa là dây thừng trói buộc tội nhân. 焰摩羅王,義譯為平等王 “Diễm-ma-la Vương, nghĩa dịch vi Bình Đẳng Vương” (Diễm-ma-la Vương, dịch nghĩa là Bình Đẳng Vương), cũng có nghĩa là ông xử án công bằng, không xử oan người khác. 此王登錄、治理世間生死罪福之業,主守地獄,八寒八熱及其眷屬諸小獄等。決斷善惡,役使鬼卒,於五趣中,追攝罪人,捶拷治罰,更無休息 “Thử vương đăng lục, trị lý thế gian sanh tử tội phước chi nghiệp, chủ thủ địa ngục, bát hàn bát nhiệt cập kỳ quyến thuộc chư tiểu ngục đẳng. Quyết đoán thiện ác, dịch sử quỷ tốt, ư ngũ thú trung, truy nhiếp tội nhân, chủy khảo trị phạt, canh vô hưu tức” (Vị vương này ghi chép, quản lý nghiệp sanh tử tội phước ở thế gian, chịu trách nhiệm quản lý địa ngục, Bát hàn Bát nhiệt cùng các ngục nhỏ phụ thuộc, v.v… Phán xét thiện ác, sai bảo lính quỷ, ở trong năm đường, đuổi bắt người tội, đánh đập trị phạt, luân phiên không dừng nghỉ), đây là giải thích thông thường trong kinh điển nhà Phật. Người Trung Hoa chúng ta thông thường gọi là Diêm Vương. Trong Kinh Địa Tạng có điện Diêm Vương, điện Diêm Vương trong miếu Thành Hoàng thờ cúng Diêm La Vương. Diêm La Vương có mười vị, mười điện Diêm Vương, mỗi Diêm Vương chuyên quản một số việc. Sau khi người chết rồi, tạo tác tội nghiệp, đều phải trải qua sự trừng phạt của Diêm La Vương, đây là nhân quả báo ứng.
Chúng ta đọc đến những chỗ này, tự nhiên nghĩ đến câu chuyện mà lão Cư sĩ Chu Kính Trụ kể cho chúng tôi nghe, đó chính là cha vợ của ông là Tiên sinh Chương Thái Viêm, đã từng làm Phán quan của Đông Nhạc Đại Đế. Ông làm khi còn sống, tháng đó ông rất vất vả, ban ngày đi làm ở nhân gian, ban đêm phải đến chỗ của Đông Nhạc Đại Đế làm việc, ngày đêm đều bận rộn, cũng may thời hạn chỉ có một tháng. Trong một tháng ấy, ông thật sự hiểu thấu suốt những việc ở âm tào địa phủ, chính mắt nhìn thấy, chính tai nghe được, khẳng định rằng, hết thảy là do nghiệp lực của chính mình biến hiện. Không phải do người nào sáng tạo ra, không phải do người nào kiến lập ra, mà là do trong tâm của chính quý vị có những nghiệp bất thiện ấy, nên biến hiện ra một cách rất tự nhiên. Có Diêm La Vương, là do ý niệm bất thiện của quý vị chiêu cảm, thì ông đến thôi, quý vị liền thấy được cung điện của ông, quý vị thấy được hình phạt của ông.
Vì vậy, danh hiệu của vị vương này rất hay, Bình Đẳng Vương, ông tuyệt đối sẽ không xử oan một người nào. Ông cai quản những địa ngục ấy, địa ngục không phải do ông tạo ra, mà là do nghiệp lực của người thọ báo biến hiện ra. Bát hàn Bát nhiệt và những ngục phụ thuộc, đây chính là 16 địa ngục du tăng, còn có một số địa ngục nhỏ. Ông phán xét thiện ác, sai khiến lính quỷ. Ở trong năm đường, nói năm đường, [là] không có A-tu-la, có trời, người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A-tu-la ở cõi nào thì thuộc về cõi đó; ở cõi người thì gọi họ là người, ở cõi trời thì gọi họ là trời. Trong năm đường, chỉ riêng cõi địa ngục không có A-tu-la, còn cõi quỷ có, cõi súc sanh có; bốn cõi trời, người, quỷ, súc sanh đều có A-tu-la. Nếu chỉ nói sáu đường, thì [trong] sáu đường có A-tu-la, A-tu-la đó là chuyên chỉ cõi trời. Họ giống như chư thiên vậy, chỉ [khác] là chư thiên từ bi, còn họ ngạo mạn, họ làm những chuyện đố kỵ chướng ngại, hiếu thắng hiếu chiến.
Tiếp theo, Niệm lão trích dẫn Kinh Tam Khải, trong kinh văn có một đoạn như vầy: 將付琰魔王,隨業而受報,勝因生善道,惡業墮泥犁 “Tương phó Diễm Ma Vương, tùy nghiệp nhi thọ báo, thắng nhân sanh thiện đạo, ác nghiệp đọa nê-lê” (Đem giao phó cho Diễm Ma Vương, tùy nghiệp mà thọ báo, nhân tốt thì sanh đường thiện, nghiệp ác thì đọa nê-lê), nê-lê là địa ngục. Đây là người sau khi mạng chung, đi đến đâu? Đến chỗ Diêm La Vương. Vì sao quý vị lại đến đó? Vì nghiệp báo của quý vị. Thông thường có tiểu quỷ, nếu người nào tạo nghiệp bất thiện.. thì sẽ có tiểu quỷ đến bắt người đó, đưa người đó đến gặp Diêm La Vương. Nếu là tạo [nghiệp] ác lớn, tiểu quỷ cũng không dám đến bắt họ, thì có đại quỷ Vô Thường. Vô Thường xuất hiện đều là một cặp, không có riêng lẻ, Hắc Bạch Vô Thường. Thọ báo, [do] Diêm La Vương phán quyết. Nhân tốt, quý vị là người đoạn ác tu thiện ở thế gian, tâm hạnh rất tốt, Diêm La Vương sẽ đưa quý vị đến đường thiện, cõi trời, cõi người; nếu quý vị tạo nghiệp ác, vậy thì đưa quý vị đến địa ngục. 又譯雙王 “Hựu dịch Song Vương” (Lại dịch là Song Vương), Diễm Ma La Vương cũng dịch là Song Vương, vì sao vậy? 兄及妹 “Huynh cập muội” (Anh và em gái), anh em đều là vua trong địa ngục, 兄治男事,妹理女事 “huynh trị nam sự, muội trị nữ sự” (anh quản lý việc của người nam, em gái quản lý việc của người nữ), cho nên gọi là Song Vương. Nam chúng sau khi chết gặp Diêm La Vương là nam, nữ chúng sau khi chết gặp Diêm La Vương là nữ.
焰摩羅界 “Diễm Ma La giới”, chính là thế giới mà Diễm Ma La Vương cai quản. Trong Luận Câu Xá nói: 琰魔王國,於此贍部洲下,過五百踰繕那 “Diễm Ma Vương quốc, ư thử Thiệm Bộ Châu hạ, quá ngũ bách du-thiện-na” (Nước của Diễm Ma Vương, ở dưới Thiệm Bộ Châu này, qua 500 du-thiện-na), du-thiện-na chính là do-tuần; 有琰魔王國,縱廣量亦爾。從此展轉,散居餘處 “hữu Diễm Ma Vương quốc, tung quảng lượng diệc nhiên. Tùng thử triển chuyển, tán cư dư xứ” (có nước Diễm Ma Vương, độ dài và rộng cũng như thế. Từ đó mà mở rộng, rời rạc ở nơi khác). Đây là trong Luận Câu Xá nói. Ở trái đất chúng ta, dưới mặt đất, 500 do-tuần, nơi đó là khu vực mà Diễm Ma Vương cai quản. Chiều dài và chiều rộng, lượng cũng như vậy, lượng đó là 500 do-tuần, khu vực mà Diễm Ma La Vương cai quản không nhỏ. Từ đó mà mở rộng, rời rạc ở nơi khác, địa ngục có ở dưới đất, có ở ven biển, có ở rừng núi, còn có ở không trung, tội càng về sau càng nhẹ, nhưng chúng ta phải ghi nhớ, thời gian rất dài rất dài. Thêm nữa, trong Phẩm Địa Ngục của Kinh Trường A Hàm nói: 閻浮提南 “Diêm Phù Đề nam” (Phía nam của Diêm Phù Đề), đây là nói trái đất của chúng ta, Diêm Phù Đề là trái đất của chúng ta, 大金剛山內,有閻羅王宮,王所治處,縱廣六千由旬 “Đại Kim Cang sơn nội, hữu Diêm La Vương cung, vương sở trị xứ, tung quảng lục thiên do-tuần” (trong núi Đại Kim Cang có cung vua Diêm La, nơi cai quản của vua, dài rộng sáu ngàn do-tuần). Có cung điện của Diễm Ma La Vương, ông ở nơi đó quản lý tất cả sự thưởng phạt về thiện ác của chúng sanh.
三惡道,又名三惡趣,又名三塗 “Tam ác đạo, hựu danh Tam ác thú, hựu danh Tam đồ” (Tam ác đạo, cũng gọi là Tam ác thú, cũng gọi là Tam đồ), đây đều là [từ] thường thấy trong kinh Phật. 為一切眾生造惡所生之處,故名惡道。地獄、餓鬼、畜生三道,名三惡道。《法華經.方便品》曰:以諸欲因緣,墜墮三惡道。蓋謂眾生如內有貪求欲樂之念,是為因;外攀緣欲境,是為緣;以此因緣,起念造惡,終墮惡道 “Vi nhất thiết chúng sanh tạo ác sở sanh chi xứ, cố danh ác đạo. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh tam đạo, danh Tam ác đạo. Pháp Hoa Kinh – Phương Tiện Phẩm viết: Dĩ chư dục nhân duyên, trụy đọa Tam ác đạo. Cái vị chúng sanh như nội hữu tham cầu dục lạc chi niệm, thị vi nhân; ngoại phan duyên dục cảnh, thị vi duyên; dĩ thử nhân duyên, khởi niệm tạo ác, chung đọa ác đạo” (Là nơi sanh ra do tất cả chúng sanh tạo ác, nên gọi là ác đạo. Ba cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, gọi là Tam ác đạo. Trong Phẩm Phương Tiện của Kinh Pháp Hoa nói: Vì nhân duyên của các dục mà đọa lạc Tam ác đạo. Bởi vì chúng sanh, nếu bên trong có ý niệm tham cầu dục lạc, đây là nhân; bên ngoài phan duyên cảnh dục, đây là duyên; do nhân duyên này, khởi niệm tạo ác, chết đọa ác đạo). Trong Kinh Pháp Hoa giảng rất rõ ràng. Vì vậy, Tam ác đạo là do tất cả nhân duyên dục vọng mà biến hiện ra ba đường này, ba đường này đều không phải là thật, cả thảy lục đạo, cho đến mười pháp giới đều không phải là thật. Lão Hòa thượng Hải Hiền nói rất hay: “Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là thật”, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc chính là thành Phật, điều này là thật, “còn lại đều là giả”, lục đạo luân hồi là giả, mười pháp giới là giả. Mê rồi, giống như nằm mộng vậy, trong mộng, họ chưa tỉnh lại, không thể tỉnh lại. Si mê rồi, xem cảnh mộng là chân thật, sai lầm rất lớn, ở trong đó tạo vô lượng nghiệp. Bất kể quý vị tạo nghiệp thiện hay nghiệp ác, thảy đều không ra khỏi, làm thế nào mới có thể ra khỏi? Không tạo nghiệp thì ra khỏi thôi. Có phương pháp nào không tạo nghiệp không? Có, Phật Bồ-tát dạy chúng ta, hơn nữa làm cho chúng ta xem rồi, đoạn ác tu thiện, không để trong tâm thì không tạo nghiệp, để trong tâm thì tạo nghiệp.
Phật pháp chỉ đơn giản như vậy, cho nên gọi là đại đạo đơn giản nhất, không phức tạp, không khó. Chỉ cần quý vị có thể ở ngay trong đời sống hằng ngày, điều gì cũng đừng để trong tâm, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra thì không có gì cả, thì đời này quý vị nhất định vãng sanh thành Phật. Lão Hòa thượng Hải Hiền nói với chúng ta điều này là thật, điều này không giả. Thân thể ở thế gian này, vẫn chưa rời khỏi mà, vậy thì phải biết tùy duyên, không phan duyên. Tùy duyên, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, vĩnh viễn tùy thuận chúng sanh. Chúng ta biểu diễn cho họ xem, trong khi tùy thuận chúng sanh thì đoạn ác tu thiện; đoạn ác, không để trong tâm, để trong tâm thì đó là ba đường thiện; hành thiện, cũng không để trong tâm, để trong tâm cũng là ba đường thiện, không thể ra khỏi lục đạo luân hồi. Không để trong tâm thì quý vị vãng sanh Thế giới Cực Lạc, vậy là đúng rồi. Chẳng thể không hiểu rõ đạo lý này, chân tướng sự thật này; sau khi hiểu rõ, chúng ta ở ngay trong đời này kết thúc rồi, đời sau không còn tạo luân hồi, không còn tạo mười pháp giới, vĩnh viễn siêu việt. Đây là Chánh đạo, đây là Chánh pháp. Không đạt được mục đích này, đó đều là tà đạo, không phải Chánh pháp. Vì vậy, quý vị có nhân, quý vị có duyên, khởi niệm tạo ác, chết đọa đường ác.
本章 “Bổn chương” (Chương này), chương thứ nhất, trong chương thứ nhất có hai nguyện, 國無惡道願,及不墮惡趣願 “quốc vô ác đạo nguyện, cập bất đọa ác thú nguyện” (nguyện cõi nước không có đường ác và nguyện không đọa đường ác), đưa hai nguyện này lên đầu tiên. 其下第一願曰:無有地獄、餓鬼、禽獸、蜎飛蠕動之類 “Kỳ hạ đệ nhất nguyện viết: Vô hữu địa ngục, ngạ quỷ, cầm thú, quyên phi nhu động chi loại” (Nguyện thứ nhất bên dưới nói: Không có địa ngục, ngạ quỷ, các loài cầm thú, bò bay cựa động), đây là đường súc sanh, cầm thú và các loài súc sanh nhỏ. 乃國中無有三惡道願。此正表彌陀大悲心切,故首兩願唯願眾生無苦。三惡道乃苦中之極也 “Nãi quốc trung vô hữu Tam ác đạo nguyện. Thử chánh biểu Di Đà đại bi tâm thiết, cố thủ lưỡng nguyện duy nguyện chúng sanh vô khổ. Tam ác đạo nãi khổ trung chi cực dã” (Là nguyện trong cõi nước không có ba đường ác. Điều này chính là bày tỏ tâm đại bi tha thiết của đức Di Đà, nên hai nguyện đầu tiên chỉ nguyện chúng sanh không có khổ. Ba đường ác là khổ nhất trong các khổ). Đây là khổ thật, chẳng giả một chút nào. Phật Bồ-tát từ bi, giúp chúng ta lìa khổ được vui. Ba đường ác là rốt ráo khổ, làm sao có thể thoát khỏi ba đường ác, ba đường ác chính là lục đạo luân hồi, chúng ta phải vĩnh viễn rời khỏi đó. Trong Mật giáo nói: 大悲為根,菩提為因,方便為究竟 “Đại bi vi căn, Bồ-đề vi nhân, phương tiện vi cứu cánh” (Đại bi là gốc, Bồ-đề là nhân, phương tiện là cứu cánh). Đây là lìa khổ! Chư Phật Như Lai dùng tâm gì? Dùng tâm đại bi, dùng tâm Bồ-đề. Đại bi là thương xót chúng sanh, nhìn thấy chúng sanh khổ như vậy, không nhẫn tâm, nhất định phải giúp những chúng sanh tội khổ ấy vĩnh viễn thoát khỏi lục đạo luân hồi, thoát khỏi mười pháp giới; Bồ-đề là giác ngộ, giác thì không mê gọi là Bồ-đề. Vì vậy, Bồ-tát có tâm đại bi, Bồ-tát có tâm giác ngộ, có thể tự độ, có thể độ chúng sanh. Phương tiện là cứu cánh, tùy duyên chính là phương tiện, phương là phương pháp, tiện là tiện lợi, cũng tức là phương pháp thích hợp nhất, phương pháp thù thắng nhất, phương pháp xảo diệu nhất, đây đều gọi là phương tiện. Phương tiện cứu cánh không gì bằng trì danh niệm Phật, đức Thế Tôn dạy chúng ta: tín, nguyện, trì danh, cầu sanh Tịnh Độ; đây là phương tiện cứu cánh, không phải là phương tiện thông thường.
又《華嚴經普賢行願品》曰:諸佛如來以大悲心而為體故,故願國中永無惡趣 “Hựu Hoa Nghiêm Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm viết: Chư Phật Như Lai dĩ đại bi tâm nhi vi thể cố, cố nguyện quốc trung vĩnh vô ác thú” (Thêm nữa, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm nói: Chư Phật Như Lai dùng tâm đại bi làm thể, nên nguyện trong cõi nước vĩnh viễn không có đường ác). Điều này thật sự là quá hiếm có! Chúng ta ở trong đời này, có thể được thân người, gặp được Phật pháp, hiếm có nhất là gặp được Phật pháp phương tiện cứu cánh. Bộ Kinh này, bộ Chú Giải này đều xuất hiện trong thời đại này của chúng ta, người thế hệ trước của chúng ta không gặp được, chúng ta gặp được rồi, chúng ta gặp được đầu tiên, phước báo này thật lớn! Nhất định phải trân quý, nhất định phải nắm chắc, ngay trong đời này nhất định phải thành tựu, không phụ lòng chính mình, không phụ lòng cha mẹ, không phụ lòng Tổ tiên, không phụ lòng đức Phật, không phụ lòng Tổ sư Đại đức nhiều đời, chúng ta ngay trong một đời này quyết định phải thành tựu. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.
(Hết tập 169)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.
#HoathuongTinhKhong #tinhdodaikinhkhoachu2014