Responsive Menu
Add more content here...

Tập 179 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM THỨ 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN

Phát Thệ Nguyện Rộng Lớn

Tập 179

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 15 tháng 2 năm 2015.

Ban biên dịch: Hoa Tạng Huyền Môn.

Dịch giả: Diệu Hiệp.

 

Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 462, chúng ta bắt đầu xem từ hàng thứ sáu:

Mục H2, nguyện thứ 14: 觸光安樂願 “Xúc quang an lạc nguyện” (Nguyện tiếp xúc quang minh được an lạc). Mời xem kinh văn:

【若有眾生。見我光明。照觸其身。莫不安樂。慈心作善。來生我國。若不爾者。不取正覺。】 “Nhược hữu chúng sanh, kiến ngã quang minh, chiếu xúc kỳ thân, mạc bất an lạc, từ tâm tác thiện, lai sanh ngã quốc. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh-giác” (Nếu có chúng sanh thấy quang minh của con, chiếu đến thân mình, không ai chẳng an lạc, tâm từ hành thiện, sanh đến cõi nước con. Nếu không được như vậy thì con không giữ ngôi Chánh-giác).

Chúng ta xem chú giải của Niệm lão: 第十四願,顯佛光所具利生之妙德 “Đệ thập tứ nguyện, hiển Phật quang sở cụ lợi sanh chi diệu đức” (Nguyện thứ 14 thể hiện quang minh của Phật đầy đủ diệu đức lợi ích chúng sanh). 見我光明,照觸其身,凡見佛光者及蒙佛光照及之人,莫不安樂,慈心作善,來生我國  “Kiến ngã quang minh, chiếu xúc kỳ thân, phàm kiến Phật quang giả cập mông Phật quang chiếu cập chi nhân, mạc bất an lạc, từ tâm tác thiện, lai sanh ngã quốc” (Thấy được quang minh của con, chiếu đến thân mình, phàm là người thấy quang minh của Phật và được quang minh chiếu đến, không ai chẳng an lạc, tâm từ hành thiện, sanh đến cõi nước con). Hôm trước chúng ta học đến chỗ này. Những lời trong kinh văn, Niệm lão đã giải thích cho chúng ta rất rõ ràng. Phật quang có chiếu đến chúng ta không? Có. Sao biết là có? Vì Phật quang chiếu khắp mọi nơi, khắp mọi lúc, trước nay chưa từng gián đoạn. Vì sao chúng ta không cảm nhận được? Vấn đề nằm ở chỗ này, tâm của chúng ta không thanh tịnh, cho nên không cảm nhận được. Vấn đề nảy sinh từ chỗ chúng ta, không phải là do Phật quang, Phật quang không có vấn đề. Chúng ta có khởi tâm động niệm, có phân-biệt chấp-trước, có vọng-tưởng, có tạp-niệm, đây là chướng ngại mà bản thân chúng ta tạo ra; hay nói cách khác, Phật quang không có chướng ngại, thật sự là vô chướng ngại quang. Nếu chúng ta buông xả chướng ngại, thì chúng ta sẽ cảm nhận được sự chiếu rọi của Phật quang. Cảm nhận được gì? Trong kinh nói là an lạc, tâm từ hành thiện, cầu sanh Tịnh-độ, đây là điều chắc chắn. Nếu chúng ta nhìn thấy Phật quang, nhưng không cảm thấy an lạc, không có cảm giác tâm từ hành thiện, cầu sanh Tịnh-độ, đó không phải là Phật quang trong nguyện thứ 14 của A Di Đà Phật. Quang minh này là do A Di Đà Phật phóng quang, nhất định là chân thật bất hư. Ai nhìn thấy được? Có một người, tôi nói ra, mọi người vừa nghĩ thì biết ngay, đó là lão Hòa thượng Hải Hiền. Quý vị xem cả đời của ngài có an lạc, có phải là tâm từ hành thiện không? Sau cùng ngài đến thế giới Cực Lạc rồi, chúng ta có thể lãnh hội được từ ngài. Vì sao ngài có thể lãnh hội được? Ngài không có chướng ngại, chúng ta vừa so với ngài thì liền phát hiện ra, chướng ngại của chúng ta nghiêm trọng, ngài không có chướng ngại. Lão Hòa thượng Hải Hiền làm chứng chuyển cho chúng ta, chúng ta phải cảm ơn ngài.

Chúng ta xem tiếp phần sau, 本經《光明遍照品》曰:遇斯光者,垢滅善生,身意柔軟。若在三途極苦之處,見此光明,皆得休息,命終皆得解脫。是即莫不安樂,慈心作善之意 “Bổn kinh Quang Minh Biến Chiếu Phẩm viết: Ngộ tư quang giả, cấu diệt thiện sanh, thân ý nhu nhuyễn. Nhược tại tam đồ cực khổ chi xứ, kiến thử quang minh, giai đắc hưu tức, mạng chung giai đắc giải thoát. Thị tức mạc bất an lạc, từ tâm tác thiện chi ý” (Phẩm Quang Minh Chiếu Khắp trong kinh này nói rằng: Người gặp được quang minh này, cấu diệt thiện sanh, thân ý nhu nhuyễn. Nếu ở chốn khổ nhất trong ba đường ác nhìn thấy quang minh này thì đều được ngừng nghỉ, mạng chung đều được giải thoát, là ý nghĩa của câu “không ai chẳng an lạc, tâm từ hành thiện”). Đoạn văn trong Phẩm Quang Minh Chiếu Khắp này biểu thị công đức và lợi ích có được do Phật quang chiếu rọi. Gặp được quang minh này, mỗi người chúng ta đều ở trong Phật quang, ngày đêm không gián đoạn. “Cấu diệt thiện sanh”, cấu là phiền-não tập-khí, cấu của chúng ta có diệt hay không? Không diệt. Vì sao không diệt? Vì chúng ta mê quá sâu. Những điều trong kinh nói chúng ta cũng hiểu được đôi chút, có khái niệm này, trên thực tế thì không làm được, vọng-tưởng, phân-biệt, chấp-trước của chúng ta rất nghiêm trọng, không chịu buông xuống, đây là do bản thân làm chủ. Nhưng chúng ta phải biết, nếu không buông xuống thì đời sau vẫn là lục đạo luân hồi, việc này rất đáng sợ!

Lần này chúng ta có duyên được thân người, nhưng gặp phải loạn thế, không phải là thái bình thịnh thế. Gặp phải loạn thế, chúng ta cũng không cần phải bi quan. Người chân chánh tu hành, họ xem đây là việc tốt, vì sao vậy? Thái bình thịnh thế, con người còn lưu luyến thế gian, không đành lòng rời khỏi; loạn thế thì dễ, chúng ta chịu khổ trong loạn thế quá nhiều rồi, không muốn ở thế gian này nữa, dễ sanh khởi ý niệm này, ý niệm này tương ưng với vãng sanh Tịnh-độ rồi. Cho nên thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên là bình đẳng đối với mọi người, có người có thể vượt qua hoàn cảnh này, là việc tốt. Chúng ta xem ba vị thánh trong chùa Lai Phật, lão Hòa thượng Hải Hiền, lão Hòa thượng Hải Khánh và mẹ của lão Hòa thượng Hải Hiền, những gì các ngài gặp phải trong đời, tôi có thể lãnh hội. Vì sao vậy? Vì tám năm kháng chiến, ký ức của tôi vẫn còn hiện rõ, bản thân trải nghiệm, đã rất hiểu chuyện rồi, nhìn thấy cục diện chiến tranh vô cùng thảm thương. Tuổi còn nhỏ đã phải chạy nạn, khi cách tiền tuyến gần nhất, nghe được cả tiếng súng, nghe thấy rất rõ, tiếng súng ở tiền tuyến, chúng tôi chạy về hậu phương. Trong người không có gì cả, chỉ có một bộ quần áo để thay, một tấm mền nặng ba cân, cuộn thành túi nhỏ đeo ở trên lưng, ngoài ra thì không có gì cả, còn tội nghiệp hơn cả ăn xin. Cũng may xã hội thời đó, mọi người còn có tâm đồng cảm, có lòng thương xót, điều chúng tôi nhận được là mỗi khi đến nơi nào, cư dân nơi đó nhìn thấy chúng tôi chạy nạn tội nghiệp, đều nhiệt tình chăm sóc. Hiện nay không còn nữa, hiện nay nhờ đơn vị từ thiện cứu trợ, lúc bấy giờ không có đơn vị từ thiện cứu trợ, nhưng mọi người đều có lòng tốt, đều có lòng thương xót. Biết khổ, cả đời này bước ra từ trong nỗi khổ, chưa từng sống ngày tháng tốt đẹp. Điều này giúp ích cho việc sau khi hiểu rõ Tịnh-độ, nguyện vãng sanh rất khẩn thiết, xác định đời này không vãng sanh thì không được, nếu không vãng sanh thì không cách nào thoát khỏi những ngày tháng khổ nạn.

Cho nên phiền-não nhẹ, phiền-não nhẹ, lợi ích của Phật quang chiếu đến, có thể cảm nhận được. Ngoài điều này ra, chúng ta nhìn thấy tượng Phật, tượng Phật là đại diện cho Phật quang, chúng ta đọc kinh văn, đọc Kinh Vô Lượng Thọ, quang minh của A Di Đà Phật đang chiếu đến ta, cho nên mở quyển kinh ra thì pháp hỷ sung mãn, sự sung mãn này chính là an lạc, tâm từ. Trong đây có căn cứ, điều chúng ta phải biết, đó chính là người niệm Phật không may một niệm khi lâm chung sai rồi, đoạ vào ba đường ác, người như vậy rất nhiều, không phải số ít. Nếu công lực niệm Phật của họ vẫn còn giữ được mấy phần, có lúc cũng sẽ nghĩ đến A Di Đà Phật, họ ở trong ba đường ác: ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục, cũng có lúc thấy được Phật quang. Nhìn thấy Phật quang, nỗi khổ của họ trong ba đường ác, khổ báo sẽ được giảm nhẹ, tạm thời được sự ngừng nghỉ. Chúng ta có lý do tin rằng cơ duyên của chúng sanh trong ba đường ác nghe Phật pháp không kém hơn chúng ta. Cõi trời và người, đặc biệt là ở cõi người, có người niệm Phật, tụng kinh, tu hành nào mà không hồi hướng cho tất cả chúng sanh khổ nạn trong hư không pháp-giới chứ? Hằng ngày chúng ta đều hồi hướng. Sự hồi hướng này khởi tác dụng, không phải không có tác dụng, do bản thân chúng ta lơ là sơ suất, không lãnh hội được tác dụng này. Nếu phiền-não nhẹ, trí huệ tăng thì quý vị sẽ thấy được công đức hồi hướng này, quý vị tiếp xúc được, sẽ tăng trưởng tín tâm, nguyện tâm của chúng ta.

Tiếp theo, Niệm lão trích dẫn lời trong Lễ Tán, 《禮讚》云:彌陀世尊本發深重誓願,以光明名號攝化十方 “Lễ Tán vân: Di Đà Thế Tôn bổn phát thâm trọng thệ nguyện, dĩ quang minh danh hiệu nhiếp hóa thập phương” (sách Lễ Tán nói rằng: Di Đà Thế Tôn vốn đã phát thệ nguyện sâu rộng, dùng danh hiệu quang minh để nhiếp hóa mười phương). Nguyện trước, “nguyện quang minh vô lượng” và “nguyện tiếp xúc quang minh được an lạc” là cùng một chương. 24 chương, 48 nguyện. Danh hiệu quang minh nhiếp hóa mười phương, nhiếp thọ chúng sanh, giáo hóa chúng sanh. 又如《觀經》云:光明遍照十方世界念佛眾生,攝取不捨 “Hựu như Quán Kinh vân: Quang minh biến chiếu thập phương thế giới niệm Phật chúng sanh, nhiếp thủ bất xả” (Lại như trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói rằng: Quang minh chiếu khắp tất cả chúng sanh niệm Phật trong mười phương thế giới, nhiếp trọn không bỏ). 光明攝取 “Quang minh nhiếp thủ” (Quang minh nhiếp thọ) là chỉ nguyện thứ 14, hiện nay chúng ta đang đọc nguyện này. 遇此光者,皆得往生,故云來生我國 “Ngộ thử quang giả, giai đắc vãng sanh, cố vân lai sanh ngã quốc” (Người thấy được quang minh này đều được vãng sanh, nên nói là sanh đến cõi nước con), xem ra rất dễ. Chúng ta đang ở trong Phật quang chiếu rọi của đức Di Đà, trước nay chưa từng gián đoạn, chúng ta mê sâu biết bao, từ chỗ này có thể lãnh hội được vài điều, chúng ta không cảm nhận được Phật quang chiếu rọi. Bây giờ chúng ta nên làm thế nào? Vậy thì phải học lão Hòa thượng Hải Hiền niệm Phật không gián đoạn. Quả nhiên thật sự không gián đoạn, miệng niệm gián đoạn cũng không sao, trong tâm không thể gián đoạn, Đại Thế Chí Bồ-tát đã nói “nhớ Phật niệm Phật”, nhớ là trong tâm có Phật, trong tâm nghĩ đến Phật, niệm là miệng niệm Phật. Tâm chúng ta phải niệm, miệng không niệm cũng không sao, trong tâm luôn niệm Phật, luôn nghĩ Phật, không chừng lúc nào đó quý vị có thể nhìn thấy Phật quang.

Nhìn thấy Phật quang, nguyện tâm vãng sanh của quý vị kiên định rồi, quý vị niệm Phật sẽ không thay đổi. Niệm Phật sợ nhất là tạp tu, họ không thể chuyên nhất. Nhìn thấy kinh giáo thì muốn mở ra xem, muốn học tập; nhìn thấy người tham thiền thì thích thiền; thấy người trì giới thì cũng muốn đắp y trì bát. Có tốt không? Tốt. Có thể vãng sanh không? Không thể vãng sanh. Vì sao vậy? Đại sư Ngẫu Ích nói rất hay, thật sự vãng sanh cần phải tín nguyện trì danh. Công phu phải chuyên nhất, chuyên nhất thì được vãng sanh; không thể chuyên nhất thì không thể vãng sanh. Chúng ta tạp tu, Pháp môn gì cũng muốn, thậm chí đối với kinh điển ngoại đạo, những sách của thế tục cũng muốn học, cũng muốn xem, không nghĩ đến lời Phật đã dạy chúng ta trong Kinh Kim Cang: 法尚應捨,何況非法 “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (Pháp còn phải xả, huống gì phi pháp). Pháp là gì? Phật pháp, buông hết 84 ngàn Pháp môn, nhất hướng chuyên niệm. Trong kinh này, Phật đã chỉ dạy cho chúng ta, tu Tịnh-độ như thế nào? Phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, phải nhớ kỹ chữ “chuyên” đó, không thể xen tạp.

Nghiệp chướng của ta rất nặng, ta không thể chuyên tu, ta tu pháp sám hối có được không? Sai rồi, quý vị muốn tu pháp sám hối thì niệm Phật là tu tốt nhất. Pháp sư Từ Vân Quán Đảnh trong niên hiệu Càn Long thời tiền Thanh, ngài là Đại đức của thời đó, giảng kinh dạy học, rất nhiều tác phẩm, Vạn Tục Tạng của Nhật Bản đã thu nạp hơn 20 tác phẩm của ngài. Trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh Trực Chỉ Sớ, ngài nói với chúng ta: tội nghiệp của chúng ta thật sự quá nặng, tìm những kinh sám này trong Đại Tạng Kinh, bất luận là Hiển-giáo, Mật-giáo cũng không khởi tác dụng, quý vị phải làm sao? Pháp sư Quán Đảnh nói với chúng ta, cuối cùng vẫn còn một pháp có thể giúp quý vị sám trừ tội nghiệp sâu nặng. Pháp gì vậy? Chuyên niệm A Di Đà Phật. Đây là một vị đại Pháp sư thông Tông thông Giáo, Hiển Mật viên dung, không có ai chú giải thần chú Lăng Nghiêm, trong chú giải Kinh Lăng Nghiêm của ngài chú giải cả thần chú Lăng Nghiêm, chỉ có một mình ngài, không còn ai chú giải thần chú Lăng Nghiêm. Quý vị xem ngài dạy chúng ta, chuyên niệm A Di Đà Phật.

Lão Hòa thượng Hải Hiền thường nói, khẩu đầu thiền của lão Hòa thượng: “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm không chuyên”, đây là thật, không giả chút nào. Vấn đề của chúng ta toàn nằm ở chỗ không thể chuyên tâm, nhất tâm không chỉ nhị dụng, vận dụng quá nhiều việc thì chúng ta không thể tập trung tinh thần, không thể tập trung ý niệm, đều là do vọng-tưởng, tạp-niệm quá nhiều, cho nên công phu không đắc lực. Biết, rất nhiều người biết, nhưng không thể quay đầu. Người xưa có câu nói “tâm sanh tử không tha thiết”, câu này nói quá hay! Thật vậy, chúng ta không nhìn nhận rõ sanh tử, đến khi lâm chung, vẫn theo nghiệp lưu chuyển, quên mất vãng sanh thế giới Cực Lạc rồi, điều này mới đáng sợ. Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, niệm niệm cũng phải cầu sanh Tịnh-độ, hình thành thói quen thì giải quyết được vấn đề này, không hình thành thói quen thì không được.

Đại sư Ấn Quang là một đời Tổ sư gần với chúng ta nhất, ngài bế quan niệm Phật, tôi đã đến xem quan phòng của ngài, vô cùng đơn giản, đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn. Chỉ thờ một tượng A Di Đà Phật, tượng không cao lớn lắm, trong ấn tượng của tôi chỉ cao khoảng hơn một thước, tượng bằng gỗ, một cái bàn vuông nhỏ, một cặp đèn cầy, một cái lư hương, một cái khánh, một cái mõ, cúng một ly nước, ngoài ra thì không còn nữa, vô cùng đơn giản. Phía sau tượng Phật đã viết một chữ rất to là chữ “chết” do Ngài tự viết. Đây chính là sanh tử sự đại mà người xưa thường nói, ngài vừa ngước mắt lên nhìn tượng Phật, đằng sau là chữ “chết” rất lớn. Nhắc nhở chính mình, chết rồi phải làm sao? Nếu không phải A Di Đà Phật tiếp dẫn quý vị thì đến ba đường ác rồi.

Tu hành cả đời, đời sau được thân người, hình như đó là lẽ đương nhiên, nhưng không hẳn vậy, vì sao? Bản thân chúng ta điềm tĩnh hồi quang phản chiếu ngẫm nghĩ lại chính mình, danh nghĩa là đang học Phật, rốt cuộc học được điều gì? Không buông xuống tự tư tự lợi, không buông xuống khẩu nghiệp, không buông xuống thân nghiệp, cũng không buông xuống ý nghiệp. Dùng mười điều trong Thập thiện nghiệp nghiêm túc mà suy nghĩ, chúng ta sẽ phát hiện bản thân không đủ tư cách. Chúng ta đang tạo nghiệp, thân tạo nghiệp, miệng tạo nghiệp, miệng dễ tạo nghiệp nhất, ý thì tham sân si mạn nghi. Bao nhiêu người tự mình tạo nghiệp mà chính mình cũng không biết, vì sao vậy? Vì hình thành thói quen rồi, trong sinh hoạt hằng ngày cho rằng điều tôi làm là đương nhiên, con người tôi là như vậy, không chịu nghiêm túc sửa đổi bản thân. Sau cùng ai thiệt thòi? Chính mình thiệt thòi.

Vì vậy, đây là Pháp sư Quán Đảnh nói, ngài chú giải Chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông, tôi đã báo cáo với quý vị, trước đây khi tôi giảng kinh văn trong Chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông, chính là dùng chú giải của ngài. Trang cuối cùng trong chú giải của ngài, nêu ra cho chúng ta làm tham khảo, người niệm Phật có 100 quả báo, điều thứ nhất chính là địa ngục Vô-gián. Lúc đó tôi ở Đài Trung theo thầy học kinh giáo, tôi không hiểu câu này. Người niệm Phật, cho dù có lỗi lầm thì cũng không đến nỗi đọa địa ngục Vô-gián, sao lại nghiêm trọng như vậy? Tôi cầm theo quyển sách này đến gặp thầy Lý, thỉnh giáo thầy Lý. Thầy Lý vừa thấy liền nói: Đây là việc lớn, tôi không thể giảng cho một mình thầy nghe, khi tôi giảng kinh sẽ giảng cho mọi người cùng nghe. Tôi đợi đến khi thầy giảng kinh, thật vậy, thầy giảng cho mọi người nghe. Đại sư viết điều đầu tiên là đọa địa ngục, điều sau cùng là vãng sanh thượng thượng phẩm của thế giới Cực Lạc, những sự khác biệt trong đó đều là do không có được sự chuyên tâm, vọng-tưởng quá nhiều, tạp-niệm quá nhiều, từ sáng đến tối miệng niệm Di Đà tâm tán loạn. Tán loạn cũng không nói, tâm tán loạn tạo nghiệp, nghiệp mình tạo cũng không biết, tổn người lợi mình, còn có tổn người mà không lợi mình, không sửa đổi tập-khí làm sao được!

Phải làm sao mới như pháp? Chính là tấm gương mà lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm cho chúng ta xem, mọi lúc mọi nơi cũng không quên câu Phật hiệu này, vậy thì đúng rồi. Ý niệm của tôi vừa khởi chính là A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra thì không có tạp-niệm, có việc thì làm việc, có người đến thỉnh giáo quý vị, quý vị có thể khuyên bảo họ niệm Phật, khuyên họ đoạn ác tu thiện. Xong rồi, lại đề khởi Phật hiệu, chưa từng bỏ quên một câu, là người chân thật niệm Phật. Người niệm Phật không được như vậy thì làm sao không có lỗi lầm? Rất nhiều lỗi lầm, không có khả năng hàng phục phiền-não tập-khí, cũng tức là thường xuyên gián đoạn Phật hiệu, thường xuyên quên mất, vẫn luôn nghĩ đến những tạp-niệm đó, việc này phiền phức, chẳng thể không cảnh giác điều này.

Vì vậy, chúng ta thấy tượng Phật giống như thấy Phật thật, nghe được Phật hiệu cũng nghe được Phật thật, tâm chân thành, tâm cung kính, tâm thanh tịnh có thể sanh khởi, từ sáng đến tối, luôn luôn giữ gìn. Buổi tối, đi ngủ nằm mộng thì quên rồi, vì sao nằm mộng không niệm Phật? Cảnh mộng đối với người tu hành mà nói là sự cảnh giác rất lớn, vì sao lại nằm mộng? Nhà khoa học nói đó là do vọng-tưởng trong tiềm thức, trong Phật pháp nói là chủng-tử tập-khí của A-lại-da khởi hiện hành. Chúng ta làm sao có thể niệm Phật đến mức nằm mộng cũng niệm Phật, chứng tỏ tâm của quý vị chuyên nhất rồi, người như vậy chắc chắn vãng sanh, đây là người chân thật niệm Phật. Tùy duyên đối với những việc ở thế gian, thuận theo nó thôi, đừng quan tâm đến. Đây là điều chúng ta không thể không biết.

Chúng ta xem tiếp, 由上可見,光明無量是佛身德 “do thượng khả kiến, quang minh vô lượng thị Phật thân đức” (từ phần trên có thể thấy, quang minh vô lượng là thân đức của Phật), hay! 而此光明實為利生 “Nhi thử quang minh thật vị lợi sanh” (Nhưng quang minh này thật vì lợi ích chúng sanh), chúng ta đảo ngược lại xem, thật vì lợi ích chúng sanh nên mới có quang minh. Chẳng thể không học theo điều này của Phật: Chúng ta khởi tâm động niệm là lợi ích chúng sanh. Quang minh từ đâu có? Từ Pháp-thân mà có. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: 一切眾生皆有如來智慧德相 “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Như Lai trí huệ, đức tướng” (Tất cả chúng sanh đều có trí huệ, đức tướng của Như Lai), quang minh là trí huệ, đức tướng của Như Lai, là trong Báo-thân của chính chúng ta vốn có. Đại sư Huệ Năng nói: 何期自性,本自具足 “Hà kỳ Tự-tánh, bổn tự cụ túc” (Nào ngờ Tự-tánh vốn tự sẵn đủ), đầy đủ đức tướng quang minh, vì lợi ích chúng sanh, không phải vì lợi ích chính mình. Lão Hòa thượng Hải Hiền biểu pháp cho chúng ta, trụ thế 112 năm, là vì chính mình sao? Không phải, vì lợi ích chúng sanh, niệm niệm lo nghĩ cho chúng sanh. Chúng sanh trong lục đạo tạo nghiệp thọ quả báo, làm sao lợi ích cho họ? Có thể giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui chính là lợi ích. Chúng ta có tâm này không? Tâm nguyện này của A Di Đà Phật trước nay chưa từng gián đoạn. Ngài lo nghĩ cho tất chúng sanh trong lục đạo, chúng sanh mười pháp-giới trong khắp pháp-giới hư-không-giới. Làm sao để giúp họ? Nhất định phải lấy mình làm gương, làm tấm gương cho chúng sanh thấy. Trong pháp-giới hư-không-giới, không nơi nào mà Phật chẳng hiện thân. Phật hiện vô lượng vô biên thân, hiện thân Bồ-tát, hiện thân Thanh-văn, hiện thân chư thiên, hiện thân Tu-la, hiện thân La-sát, hiện thân người, nên dùng thân nào được độ thì Phật hiện thân ấy, trong tổ kiến thì Phật hiện thân kiến. Toàn là độ hóa chúng sanh, không có thân tướng nhất định, không có pháp nhất định để thuyết, những pháp được thuyết đều là giúp họ khai ngộ, giúp họ quay đầu. Vì vậy, chúng ta không thể chấp-trước Phật pháp, hiện nay chúng ta thọ trì pháp này: “Tín nguyện trì danh”, chân tín thiết nguyện, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, nhớ kỹ, một phương hướng, một mục tiêu, không thể xen-tạp, xen-tạp là sai rồi.

故云:四十八願,全顯法身,又云:一一誓願,為眾生故 “Cố vân: Tứ thập bát nguyện, toàn hiển Pháp-thân, hựu vân: Nhất nhất thệ nguyện, vị chúng sanh cố” (Cho nên nói: 48 nguyện toàn là hiển hiện Pháp-thân. Lại nói: Mỗi thệ nguyện đều vì chúng sanh). Chúng ta phải ghi nhớ điều này, chúng ta cần phải học tập, đừng vì bản thân, không có bản thân, phải dùng thân này thượng cầu Phật pháp, hạ hóa chúng sanh, thì công đức của thân tướng này lớn, vì sao vậy? Thượng cầu hạ hóa là nhờ vào nó, quý vị nhờ vào thân thể này, tuy thân này là giả, ta mượn giả tu chân, chính là ý này.

Chúng ta xem phần tiếp theo, nguyện thứ 15:  壽命無量願 “Thọ mạng vô lượng nguyện” (Nguyện thọ mạng vô lượng). Nguyện này cũng là Đại sư Thiện Đạo nói, trong năm nguyện lớn, nguyện chân thật của đức Di Đà, đây là nguyện thứ ba. Trong năm nguyện chân thật, thứ nhất là nguyện thứ 12: “Nhất định thành Chánh-giác”, thứ hai là nguyện thứ 13: “Quang minh vô lượng”, đây là nguyện thứ ba, nguyện thứ 15: “Thọ mạng vô lượng”, sau cùng là nguyện thứ 17: “Chư Phật xưng tán”, nguyện thứ 18: “Mười niệm chắc chắn vãng sanh”. Đại sư Thiện Đạo nói, năm nguyện này là nguyện chủ yếu trong 48 nguyện. Mời xem kinh văn:

【我作佛時。壽命無量。】 “Ngã tác Phật thời, thọ mạng vô lượng” (Khi con thành Phật, thọ mạng vô lượng).

Trong khoa phán, phải là hai câu này. Câu sau: 國中聲聞天人無數 “Quốc trung Thanh-văn thiên nhân vô số” (Trong cõi nước con có vô số Thanh-văn, trời người) là nguyện thứ 16, nguyện thứ 16 là 聲聞無數願 “Thanh-văn vô số nguyện” (nguyện Thanh-văn vô số), cho nên câu này cần phải để bên dưới, khi nào in thêm thì sửa lại phần này. Ở nguyện này chỉ là 【我作佛時。壽命無量。】 “Ngã tác Phật thời, thọ mạng vô lượng” (Khi con thành Phật, thọ mạng vô lượng).

Chúng ta xem chú giải của Niệm lão, 此章含第十五願壽命無量願,及第十六願聲聞無數願。至於壽命無量願中,既指佛之壽命無量,兼明國中無數聲聞天人壽命亦皆無量。今此一願,在《魏譯》分為兩願,可見今此會本之四十八願,所攝彌陀願德,廣於任一古譯 “Thử chương hàm đệ thập ngũ nguyện: Thọ mạng vô lượng nguyện, cập đệ thập lục nguyện: Thanh-văn vô số nguyện. Chí ư thọ mạng vô lượng nguyện trung, ký chỉ Phật chi thọ mạng vô lượng, kiêm minh quốc trung vô số Thanh-văn thiên nhân thọ mạng diệc giai vô lượng. Kim thử nhất nguyện, tại Ngụy Dịch phân vi nhị nguyện, khả kiến kim thử hội bổn chi tứ thập bát nguyện, sở nhiếp Di Đà nguyện đức, quảng ư nhậm nhất cổ dịch” (Chương này bao gồm nguyện thứ 15: Nguyện thọ mạng vô lượng, và nguyện thứ 16: Nguyện Thanh-văn vô số. Còn nguyện thọ mạng vô lượng, đã chỉ thọ mạng của Phật vô lượng, lại chỉ rõ thọ mạng của vô số Thanh-văn, trời người cũng đều vô lượng. Nguyện này, trong bản Ngụy Dịch chia thành hai nguyện, có thể thấy 48 nguyện trong bản hội tập này bao hàm nguyện đức của A Di Đà Phật, rộng hơn bất kỳ một bản cổ dịch nào). So sánh với năm nguyên bản dịch, bản này thật sự giảng chu toàn nhất, viên mãn nhất, bất kỳ một bản nào so với “phẩm thứ sáu: Phát đại thệ nguyện” cũng không thể sánh bằng, phẩm thứ sáu này hội tập quá hay! Chúng ta xem thấy trong lời tựa, hội tập phẩm này được ba vị Đại đức tham gia: Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, lão Pháp sư Huệ Minh, Cư sĩ Mai Quang Hi, hình như là ba vị đã mất hơn ba tháng để hoàn thành phẩm này. Phẩm này là trung tâm của Kinh Vô Lượng Thọ. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, quan trọng nhất chính là phẩm này. Phẩm này là chính A Di Đà Phật thuyết, Thích Ca Mâu Ni Phật chuyển lời cho chúng ta, thuật lại cho chúng ta, đây là đích thân A Di Đà Phật thuyết. Cho nên trong bản Ngụy Dịch, đây là hai nguyện. Chúng tôi hy vọng lần sau khi in ấn thêm, có thể chỉnh sửa lại.

第十五壽命無量願中,首為彼土教主壽命無量 “Đệ thập ngũ thọ mạng vô lượng nguyện trung, thủ vi bỉ độ giáo chủ thọ mạng vô lượng” (Trong nguyện thứ 15: Nguyện thọ mạng vô lượng, trước tiên là thọ mạng của giáo chủ cõi ấy vô lượng), khi con thành Phật, thọ mạng vô lượng, 如《法華》說山海慧如來:壽命無有量,以愍眾生故 “như Pháp Hoa thuyết Sơn Hải Huệ Như Lai: Thọ mạng vô hữu lượng, dĩ mẫn chúng sanh cố” (như trong Kinh Pháp Hoa nói về Sơn Hải Huệ Như Lai: Thọ mạng chẳng hạn lượng, vì thương xót chúng sanh). Vì sao phải vô lượng thọ? Vì chỉ có vô lượng thọ mới có thể độ vô lượng chúng sanh, cho nên thọ mạng không phải là bản thân cần. Bản thân không cần, đó là chân thật vô lượng thọ, vì sao vậy? Vì Pháp-thân không có hạn lượng thọ mạng. Pháp-thân của Phật vô lượng, Pháp-thân của mỗi người chúng ta cũng vô lượng, Pháp-thân cùng Phật là một, không phải hai. Trong Đại Kinh có câu nói: 十方三世佛,共同一法身 “Thập phương tam thế Phật, cộng đồng nhất Pháp-thân” (Chư Phật mười phương ba đời, đều cùng chung một Pháp-thân), không chỉ là một Pháp-thân, mà trí huệ, đức năng đều bình đẳng, đều đầy đủ. Từ đây có thể biết, thọ mạng vô lượng trong đây là nói lên điều gì? Nói Báo-thân, nói Ứng-hóa-thân, Ứng-hóa-thân cũng vô lượng. Thích Ca Mâu Ni Phật ở thế gian này của chúng ta, thị hiện vào ba ngàn năm trước, trụ thế 80 năm, sao lại là vô lượng thọ? 80 năm là hiện thân giáo hóa chúng sanh, Ngài có vô lượng thọ trên trái đất này, chúng ta không biết. Trong sử truyện có ghi chép, Đại sư Trí Giả là Thích Ca Mâu Ni Phật hóa thân tái lai, Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ, Đại sư Thiện Đạo là A Di Đà Phật hóa thân đến. Do đó, chúng ta biết được, Hóa-thân cũng không có sanh diệt, duyên chúng sanh chín muồi thì Ngài hiện, khi duyên chúng sanh hết rồi thì Ngài không còn nữa. Quý vị xem, Ngài vì ai? Vì chúng sanh, chúng sanh thật sự nghĩ đến Ngài, Ngài liền hiện tiền; chúng sanh quên mất Ngài thì không thấy Ngài nữa, lúc nào Ngài cũng ở đây. Cho nên, trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Đương xứ xuất sanh, tùy xứ diệt tận”, nói quá hay, quý vị có tâm nguyện cầu Ngài thì Ngài hiện tiền, quý vị không có tâm nguyện thì Ngài không hiện.

Quý vị có tâm cầu Ngài, vì sao Ngài không hiện tiền? Vì tâm chúng ta không thanh tịnh, nếu dùng tâm thanh tịnh cầu Ngài thì Ngài lập tức hiện tiền, tâm bình đẳng thì khỏi phải nói. Cho nên giống như lão Hòa thượng Hải Hiền, lời ngài nói là thật, không phải giả, lúc nào nghĩ đến A Di Đà Phật thì A Di Đà Phật liền hiện tiền, không nghĩ thì không thấy Phật nữa, vì sao vậy? Ngài không chỉ có tâm thanh tịnh, mà còn có tâm bình đẳng. Quý vị xem, ngài đối với người và việc cũng không phân biệt tốt xấu, không phân biệt người và ta, tâm bình đẳng; tâm thanh tịnh là A-la-hán, tâm bình đẳng là Bồ-tát. Ngài không có chút tư lợi nào, đối với người nào cũng hoan hỷ, đối với người nào cũng yêu thương, đều khuyên bảo người khác: “Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là việc lớn, còn lại đều là giả”. Đây là lời nói thật của lão Hòa thượng, lời thành thật, là lời nói thật, không phải là lời giả dối, chúng ta phải luôn nghi nhớ.

Lão Hòa thượng vãng sanh rồi, thế giới Cực Lạc ở đâu? Tôi đã từng nói, thế giới Cực Lạc không nơi nào chẳng có, không lúc nào chẳng có. Do đó, những vị Bồ-tát vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, đến thế giới Cực Lạc, hoa nở thấy Phật, liền được bổn nguyện oai thần của A Di Đà Phật gia trì. Các ngài có khả năng ở khắp pháp-giới hư-không-giới thượng cầu hạ hóa, thượng cầu là lạy Phật, cúng Phật, nghe pháp; hạ hóa chính là ứng cơ giáo hóa, giúp tất cả chúng sanh hữu duyên, các ngài có khả năng hiện Báo-thân, hiện Ứng-thân, hiện Hóa-thân, có khả năng này. Chúng ta nhất định phải biết rằng, chư Phật Bồ-tát chưa từng rời khỏi chúng ta, chỉ là chúng ta rời bỏ chư Phật Bồ-tát, đây là chân tướng sự thật. Chúng ta dùng vọng-tâm, rời bỏ Phật; chúng ta dùng chân-tâm thì thấy Phật rồi. Chân-tâm là gì? Buông xuống khởi tâm động niệm, buông xuống phân-biệt chấp-trước chính là chân-tâm. Chúng ta không buông được khởi tâm động niệm, vì sao vậy? Quá vi tế rồi, bản thân chúng ta vốn không biết, đây gọi là vô-minh. Biết có phân-biệt, chấp-trước, hình thành thói quen phân-biệt chấp-trước, nên không buông được phân-biệt chấp-trước. Buông xả chấp-trước chứng quả A-la-hán, buông xả phân-biệt thành Bồ-tát, Tam-hiền Bồ-tát theo Biệt-giáo của Thiên Thai tông.

Vì vậy, A Di Đà Phật hiện vô lượng thọ, chính là Báo-thân Di Đà ở thế giới Cực Lạc, trụ ở Thật-báo-trang-nghiêm độ, vô lượng thọ, Ngài không nhập diệt, luôn ở đó giúp 41 vị Pháp-thân Đại sĩ. Cho nên, đây là vì thương xót chúng sanh, Báo-thân của Phật không diệt, thế giới Cực Lạc là Báo-độ cũng không diệt, chẳng qua là thương xót chúng sanh, tiếp dẫn chúng sanh. Tiếp dẫn đến thế giới Cực Lạc, nơi đó là hoàn cảnh thành Phật tốt nhất, đến nơi đó không ai chẳng thành Phật. Sau khi thành Phật, tôi có lý do tin tưởng, những người đó đều chứng được Pháp-thân rốt ráo viên mãn. Sau khi họ chứng được, có hình dáng thế nào? Giống như A Di Đà Phật vậy, họ cũng thị hiện ở thế giới Cực Lạc, vô lượng thọ giống như A Di Đà Phật, dùng thân phận Đẳng-giác Bồ-tát, giúp tất cả chúng sanh hữu duyên, đều là từ bi thương xót chúng sanh.

Chúng ta xem phần tiếp theo: 蓋教主住世時短,則化事短促,眾生難遇。教主長住,則化緣無窮,利生無盡 “Cái giáo chủ trụ thế thời đoản, tắc hóa sự đoản xúc, chúng sanh nan ngộ. Giáo chủ trường trụ, tắc hóa duyên vô cùng, lợi sanh vô tận” (Vì nếu giáo chủ trụ thế thời gian ngắn thì việc giáo hóa ngắn ngủi, chúng sanh khó gặp giáo chủ. Còn nếu giáo chủ trụ lâu thì hóa duyên vô cùng, lợi ích chúng sanh vô tận), đạo lý ở chỗ này. Cho nên Pháp sư Trừng Hiến tán thán rằng: 佛壽無量,化道至德也 “Phật thọ vô lượng, hóa đạo chí đức dã” (Thọ mạng của Phật vô lượng, là đức lớn của sự hóa đạo), đức đầu tiên để giáo hóa chúng sanh là gì? Thọ mạng của Phật dài, Phật mãi trụ ở thế gian, 誰不渴仰此願哉 “thùy bất khát ngưỡng thử nguyện tai” (có ai không khát khao được nguyện này chứ?), là điều chúng sanh đều mong muốn. 又彌陀是報佛,極樂是報土 “Hựu Di Đà thị báo Phật, Cực Lạc thị Báo-độ” (Lại nữa, đức Di Đà là Báo-thân của Phật, Cực Lạc là Báo-độ). Vừa rồi tôi đã nói: 教主壽命無量,是真實無量,非有量之無量 “Giáo chủ thọ mạng vô lượng, thị chân thật vô lượng, phi hữu lượng chi vô lượng” (Thọ mạng của giáo chủ vô lượng, là chân thật vô lượng, chẳng phải vô lượng của hữu lượng). Ở thế giới Cực Lạc có thể nói là rốt ráo chân thật, đây là điều hiếm có khó gặp. Đoạn này, 以現在語言表之,壽命無量,指絕對之無量,非相對之無量也 “dĩ hiện tại ngôn ngữ biểu chi, thọ mạng vô lượng, chỉ tuyệt đối chi vô lượng, phi tương đối chi vô lượng dã” (dùng ngôn ngữ hiện tại mà nói, thọ mạng vô lượng là chỉ vô lượng tuyệt đối, chẳng phải vô lượng tương đối), tương đối là “vô lượng” mà đối lại với “hữu lượng”, “hữu lượng” và “vô lượng” là trái ngược nhau. Điều này nói với chúng ta, không phải là vô lượng tương đối. Không phải là tương đối, mà là tuyệt đối, cho nên đó là sự vô lượng tuyệt đối, không phải tương đối, cảnh giới này không thể nghĩ bàn.

Trong nguyện này còn một câu: 國中人民壽命亦皆無量 “Quốc trung nhân dân thọ mạng diệc giai vô lượng” (Thọ mạng của nhân dân trong nước cũng đều vô lượng), câu này nằm ở đây, bản hội tập viết như vậy: 國中聲聞天人無數 “Quốc trung Thanh-văn thiên nhân vô số” (Thanh-văn, trời người trong nước vô số). Nhưng nguyện tiếp theo, nguyện thứ 16: “Nguyện Thanh-văn vô lượng”, là nguyện lấy Thanh-văn trong nước làm chủ. Khi chúng ta làm khoa phán, phải cẩn thận chỗ này. Chúng ta xem chú giải, xem câu tiếp theo. 澄憲云:人民壽命無量,淨土第一德也 “Trừng Hiến vân: Nhân dân thọ mạng vô lượng, Tịnh-độ đệ nhất đức dã” (Ngài Trừng Hiến nói: Thọ mạng của nhân dân vô lượng là đức bậc nhất của Tịnh-độ), thật vậy. Nhân dân là phàm phu trong lục đạo, thế giới Cực Lạc có Phàm-thánh-đồng-cư độ, người niệm Phật thông thường chúng ta vãng sanh thế giới Cực Lạc, đại đa số đều là sanh Phàm-thánh-đồng-cư độ. Trong Đồng-cư độ đó có hai cõi, cõi trời và người, không có Tu-la, không có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, không có những cõi này, thế giới Cực Lạc có trời người. Thọ mạng của trời người cũng vô lượng, vô lượng này cũng giống như cách nói phía trước, là sự vô lượng tuyệt đối, không phải là vô lượng của hữu lượng. Vì vậy, Pháp sư Trừng Hiến nói nguyện này là đức bậc nhất của Tịnh-độ. Chúng ta vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, tuy là thân phận trời và người, nhưng thọ mạng giống như A Di Đà Phật vậy, đây là điều mà Đức Phật trước nay chưa từng nói trong tất cả các kinh.

Chúng ta đã nghe câu nói này, thì cần phải hạ quyết tâm đời này vãng sanh Tịnh-độ. Vì sao vậy? Có vô lượng thọ thì không sợ nữa, có nhiều thời gian, từ từ học vẫn còn kịp, chắc chắn thành tựu. Lại huống chi ở thế giới Cực Lạc, mọi thứ ở thế giới Cực Lạc đều viên mãn, không có chút khiếm khuyết, hiếm có biết mấy, chúng ta chẳng thể không biết, phải phát tâm. Phát tâm này, phát tâm cầu vãng sanh, chính là tâm Vô-thượng Bồ-đề, điều này là Đại sư Ngẫu Ích nói, vì sao vậy? Quý vị vãng sanh thế giới Cực Lạc thì quý vị đã là Đại Bồ-tát, Đại-thừa Bồ-tát, không phải Tiểu-thừa, không phải Thanh-văn, Duyên-giác. Sanh đến thế giới Cực Lạc 皆作阿惟越致菩薩 “giai tác A-duy-việt-trí Bồ-tát” (đều làm A-duy-việt-trí Bồ-tát), quý vị xem, câu này có tuyệt vời không? A-duy-việt trí là Pháp-thân Bồ-tát. Quý vị xem, đến Đồng-cư độ cũng làm A-duy-việt-trí Bồ-tát, phải làm sáng tỏ điều này. Nếu quý vị làm rõ ràng, làm sáng tỏ thì quý vị không vãng sanh không được, tuyệt đối sẽ không có một ý niệm nào nghĩ đến nơi khác, không thể nào; sẽ không có một ý niệm nào muốn tu Pháp môn khác, quý vị một lòng một dạ, giống như lão Hòa thượng Hải Hiền vậy, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng. Bắt đầu từ bây giờ tôi niệm Phật đến khi vãng sanh, không còn vọng niệm nào khác, vậy thì quý vị “chuyên”, quý vị “nhất” rồi. Bản kinh này của chúng ta nói “nhất hướng chuyên niệm”, quý vị xem có nhất, có chuyên, hai chữ này là chữ then chốt, phải nhất tâm, phải chuyên niệm, buông xuống tất cả.

Hôm trước có vị đồng học đến hỏi tôi, thầy ấy tham gia Giới đàn thọ giới ở Hong Kong lần này, Giới đàn sư phụ khuyên thầy ấy nên tu pháp Chiêm Sát Sám, thầy ấy đến hỏi tôi. Tôi nói: Pháp Chiêm Sát Sám bao hàm trong một câu Phật hiệu, thầy niệm câu Phật hiệu này, là tu cả pháp Chiêm Sát Sám rồi. Thầy ấy liền hiểu. Không thể thấy pháp này thì học pháp này, thấy pháp kia thì học pháp kia, vậy thì quý vị loạn rồi, quý vị từ bỏ thế giới Cực Lạc rồi. Pháp Chiêm Sát Sám là giảng cho ai? Không phải giảng cho người niệm Phật chúng ta, không phải giảng cho người cầu sanh Tịnh-độ, họ không muốn tu Tịnh-độ, cũng không muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, tu pháp đó tốt, giúp quý vị sám hối tội lỗi. Phải biết rằng, niệm A Di Đà Phật, mỗi tiếng niệm đều sám trừ nghiệp chướng từ vô thỉ, pháp này tốt biết mấy! Không thể tiếp tục đổi, đổi pháp tu thì sai rồi, không thể vừa học Pháp môn này lại muốn học Pháp môn khác, vậy thì thua rồi, phải học Thiện Tài đồng tử.

Năm mươi ba lần tham vấn của Thiện Tài đồng tử, quý vị xem, thầy truyền dạy cho ngài Pháp môn niệm Phật, là Tỳ-kheo Kiết Tường Vân. Năm mươi ba lần tham vấn của Thiện Tài đồng tử, tham vấn Tỳ-kheo Kiết Tường Vân đầu tiên, tu Pháp môn niệm Phật, ngài chỉ niệm một câu Phật hiệu đến cùng, cả đời không thay đổi. Ngài tham vấn rất nhiều Pháp môn, trong đó còn có 51 vị, đến nghe và tham vấn 51 vị, tham vấn như thế nào? Hiểu rõ rồi, Pháp môn của các vị tôi hiểu rõ rồi, tôi cảm tạ các vị, tôi không học, vẫn niệm A Di Đà Phật. Năm mươi ba lần tham vấn, Thiện Tài đồng tử chỉ niệm một câu A Di Đà Phật đến cùng, niệm đến sau cùng, thập đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ-tát chỉ dẫn về Cực Lạc, ngài viên mãn thành tựu rồi. Ngài không phải tham vấn một Pháp môn thì học một Pháp môn, tham vấn thêm một Pháp môn lại học thêm một Pháp môn, vậy thì ngài sẽ loạn rồi. Tấm gương này được xây dựng ở nơi đó, chúng ta chẳng thể không biết.

Thiện Tài đồng tử thành Phật, là tín nguyện trì danh, vãng sanh thế giới Cực Lạc mà thành Phật, 53 lần tham vấn là làm tấm gương cho chúng ta thấy. Có thể học theo không? Có thể, đến tùy hỷ một chút, xem các vị tu Pháp môn gì, Pháp môn chủ tu của chính mình thì như như bất động. Gọi là luyến đức lễ từ, tôi đối với Pháp môn đó hoan hỷ, tán thán, bởi vì Pháp môn đó độ một hạng chúng sanh, tùy hỷ tán thán, nhưng không học, vẫn niệm một câu Phật hiệu đến cùng. Không thấy Thiện Tài đồng tử tham vấn một pháp thì học một pháp, không có. Vậy vì sao ngài phải tham vấn? Cho chúng ta xem, sợ chúng ta tham vấn một pháp thì học một pháp, tham vấn hai pháp thì học hai pháp, kết quả là học loạn cả lên. Ngài làm tấm gương cho chúng ta, nhất định phải hiểu đạo lý này, nếu không thì hủy hoại Đại-thừa mất. Kinh Kim Cang chứng minh cho chúng ta: 法尚應捨,何況非法 “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (Pháp còn phải xả, huống hồ phi pháp), có thể học pháp, có thể nghe, có thể học, nhưng không cần tu. Nói ra thì pháp nào quý vị cũng biết, nhưng khi hành trì, tôi thâm nhập một môn. Nhất định phải hiểu điều này, biết bao nhiêu người không hiểu đạo lý này, học rất nhiều Pháp môn, kết quả không thành tựu được môn nào. Chúng ta phải chú ý đến những điều này.

Tiếp theo, Ngài Trừng Hiến lại nói: 修行佛道者,死魔為恐。生死間隔,退緣根本也 “Tu hành Phật đạo giả, tử ma vi khủng. Sanh tử gián cách, thoái duyên căn bản dã” (Người tu hành đạo Phật, tử ma là nỗi lo sợ. Sanh tử gián cách là căn nguyên của nhân duyên thoái chuyển). Phải cảnh giác với câu nói này, thật vậy, Phật vô cùng xem trọng sự việc này. Có ai có thể đảm bảo ngày mai quý vị vẫn còn ở nhân gian không? Năm sau còn ở nhân gian không? Không đáng tin cậy. Trong kinh nói với chúng ta, mạng người chỉ trong hơi thở, một hơi không hít vào thì đời này kết thúc rồi. Đi đến đâu? Bản thân không biết, mê hoặc điên đảo, cho nên mới xem ba đường ác là đường thiện. Nếu họ biết là đường ác, thì sao đến đó được? Họ không biết. Sau khi vào rồi thì không ra khỏi, càng mê càng sâu, tạo tác tội nghiệp, chính là khởi tâm động niệm, càng ngày càng nghiêm trọng, vô cùng đáng sợ! Đây là căn nguyên của thoái chuyển đọa lạc, sau khi chết thì rơi sâu ngàn trượng. 見佛聞法,值遇眾聖,供養諸佛,親近善友,自然快樂,無有眾苦,其德非一 “Kiến Phật văn pháp, trị ngộ chúng thánh, cúng dường chư Phật, thân cận thiện hữu, tự nhiên khoái lạc, vô hữu chúng khổ, kỳ đức phi nhất” (Thấy Phật nghe pháp, gặp được thánh chúng, cúng dường chư Phật, thân cận bạn lành, tự nhiên vui vẻ, không còn các khổ, đức ấy không chỉ có một), một là một loại, không chỉ một loại, đều cần thọ mạng. 若壽命短促者,遺恨幾計 “Nhược thọ mạng đoản xúc giả, di hận kỷ kế” (Nếu thọ mạng ngắn ngủi, mối di hận làm sao tính đếm), trong ngoặc Niệm lão nói là không cách nào tính đếm, 如玉杯無底故。此願最至要者也 “như ngọc bôi vô để cố. Thử nguyện tối chí yếu giả dã” (như ly ngọc không đáy. Nguyện này là quan trọng nhất). Nguyện này nhắc nhở chúng ta, quá quan trọng rồi, phải cầu trường thọ. Có thể cầu trường thọ được không? Được. Cầu như thế nào? Niệm Phật vãng sanh thế giới Cực Lạc thì được trường thọ chân thật. Chúng ta ở trong đời này, việc lớn nhất trong đời này là gì? Chắc chắn là việc này lớn nhất, chúng ta cầu trường thọ chân thật, chúng ta không làm việc giả, buông hết những thứ giả. Phải hạ quyết tâm, thật sự hạ quyết tâm.

Tiếp theo, 又望西亦曰:諸樂根本,只在此願 “hựu Vọng Tây diệc viết: Chư lạc căn bản, chỉ tại thử nguyện” (lại nữa, sư Vọng Tây cũng nói: Căn nguyên của niềm vui chỉ trong nguyện này). Thọ mạng vô lượng mới là căn nguyên của tất cả niềm vui, nếu như chết rồi, đã mãi mãi rời khỏi tất cả niềm vui, lưu lạc vào ba đường ác, sau đó thì không thể lường được. Cõi trời tuy vui, thọ mạng cũng rất dài, nhưng không rốt ráo, nơi đó không phải là vô lượng thọ. Vô lượng thọ chỉ có ở thế giới Cực Lạc, chỉ có ở Tây Phương Tịnh-độ, bỏ pháp này không tu, làm việc khác, trong mắt của người thấu suốt thì quý vị hoàn toàn sai rồi. Quý vị có thể quay đầu, Phật Bồ-tát nhất định thị hiện giúp quý vị. Nhưng nếu quý vị kiên quyết chấp-trước, tự cho mình là đúng, thì chư Phật Bồ-tát cũng không còn cách nào, không thể giúp được, không phải là không giúp quý vị, mà phiền-não tập-khí của quý vị quá nặng, đứng núi này trông núi nọ, người như thế làm sao thành tựu được? Bất luận là tu pháp thế gian hay xuất thế gian cũng không có thành tựu lớn.

又如《群疑論》謂彼國人民命極長遠,縱令凡夫,還入變易,究竟成佛 “Hựu như Quần Nghi Luận vị bỉ quốc nhân dân mạng cực trường viễn, túng linh phàm phu, hoàn nhập biến dịch, cứu cánh thành Phật” (Lại như Luận Quần Nghi nói rằng: Thọ mạng của nhân dân ở nước đó cực kỳ dài lâu, cho dù là phàm phu cũng vào được biến dịch sanh tử, rốt ráo thành Phật). Ở đây có dấu ngoặc, nói cho dù là phàm phu 了分段生死而入變易生死 “liễu phân đoạn sanh tử nhi nhập biến-dịch-sanh-tử” (thoát phân-đoạn sanh tử rồi vào biến-dịch sanh tử), đây là nói về tu học Pháp môn khác. Liễu thoát phân-đoạn sanh tử là chỉ người nào? A-la-hán. A-la-hán thoát khỏi lục đạo luân hồi, sanh đến Tứ-thánh pháp-giới, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật; trong mười pháp-giới, không ra khỏi mười pháp-giới, vì sao vậy? Biến-dịch sanh tử. Tuy rằng các ngài không có thân thể trải qua từng phân đoạn, trải qua từng đời, hiện tượng này không còn nữa, nhưng các ngài vẫn phải khổ tu, dần dần thăng cấp lên, thăng cấp lên gọi là biến-dịch. Từ A-la-hán trở thành Bích-chi-phật, từ Bích-chi-phật trở thành Bồ-tát, Bồ-tát có 30 cấp bậc, Thập-trụ, Thập-hạnh, Thập-hồi-hướng. Phải đến Sơ-địa, minh tâm kiến tánh mới có thể vượt khỏi mười pháp-giới, vãng sanh Thật-báo độ. Thời gian này dài, phải tính bằng kiếp, không phải là việc dễ dàng. 蓋生極樂,見佛聞法,一切時處皆是增上,無有退緣,壽命復又無量,故不論根器如何,凡往生者必定成佛。稱之為淨土第一德,良有以也 “Cái sanh Cực Lạc, kiến Phật văn pháp, nhất thiết thời xứ giai thị tăng thượng, vô hữu thoái duyên, thọ mạng phục hựu vô lượng, cố bất luận căn khí như hà, phàm vãng sanh giả tất định thành Phật. Xưng chi vi Tịnh-độ đệ nhất đức, lương hữu dĩ dã” (Vì sanh đến Cực Lạc, thấy Phật nghe pháp, mọi lúc mọi nơi đều là tăng thượng duyên, không có duyên thoái chuyển, thọ mạng lại vô lượng, nên bất luận là căn khí nào, hễ là người vãng sanh thì nhất định thành Phật. Gọi đó là đức bậc nhất của Tịnh-độ, quả thật là có lý do), đây là thật, không phải giả. Các đồng học, nếu như quý vị thật sự chân tín, chân nguyện, nguyện sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, là có phước rất lớn, ở nhân gian và cõi trời không tìm được. Phước khí, phước báo của quý vị lớn hơn Chuyển Luân Thánh Vương, lớn hơn Đại Phạm Thiên Vương, lớn hơn Ma Hê Thủ La Thiên Vương, lớn hơn cả A-la-hán và Bích-chi-phật. Đừng xem thường chính mình, cứ chân tín thiết nguyện, nhất tâm cầu sanh Tịnh-độ, thì trí huệ của quý vị, phước báo của quý vị sẽ vượt hơn những gì tôi nói vừa rồi, thật sự không thể nghĩ bàn.

Những câu này trong Luận Quần Nghi nói rất hay, kết luận sau cùng của Niệm lão đã nói cực kỳ rõ ràng, vãng sanh đến thế giới Cực Lạc thấy Phật nghe pháp, đặc biệt là mọi lúc sinh sống trên thế giới Cực Lạc, bất luận là lúc nào, bất luận ở nơi đâu cũng là tăng thượng duyên, giúp quý vị thăng cấp lên, thọ mạng lại vô lượng. Vì vậy, không xem trọng căn tánh, thượng căn, trung căn, hạ căn đều không thành vấn đề, vãng sanh đến thế giới Cực Lạc thì giống như nguyện thứ 12 phía trước đã nói: Nhất định thành Chánh-giác, ngữ khí này khẳng định biết mấy, nhất định thành Chánh-giác. Chánh-giác này là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, trong Kinh Hoa Nghiêm nói là Diệu-giác Như Lai, không còn cấp bậc nào cao hơn. Cho nên Đại sư Thiện Đạo nói năm nguyện chân thật, nguyện thứ nhất chính là nhất định thành Chánh-giác. Quý vị còn nghi ngờ gì nữa? Còn nghi ngờ nữa thì quý vị không có phước báo lớn như vậy, quý vị không có trí huệ, không nhìn thấy rõ ràng.

Chúng ta tiếp tục xem phần dưới, nguyện thứ 16: 聲聞無數 “Thanh-văn vô số”, cần phải thêm câu này vào: 【國中聲聞天人無數。壽命亦皆無量。假令三千大千世界眾生。悉成緣覺。於百千劫。悉共計校。若能知其量數者。不取正覺。】 “Quốc trung Thanh-văn thiên nhân vô số, thọ mạng diệc giai vô lượng. Giả linh tam thiên đại thiên thế giới chúng sanh, tất thành Duyên-giác, ư bá thiên kiếp, tất cộng kế giáo, nhược năng tri kỳ lượng số giả, bất thủ Chánh-giác” (Thanh-văn, trời người trong nước vô số, thọ mạng cũng đều vô lượng. Giả sử chúng sanh trong tam thiên đại thiên thế giới đều thành Duyên-giác, trong trăm ngàn kiếp hết thảy cùng nhau tính toán, nếu có thể biết được số lượng ấy thì không giữ ngôi Chánh-giác).

Khoa phán này cũng không dễ. Chúng ta xem chú giải. 第十六,聲聞無數願。願文曰:國中聲聞天人無數 “Đệ thập lục: Thanh-văn vô số nguyện. Nguyện văn viết: Quốc trung Thanh-văn thiên nhân vô số” (Nguyện thứ 16: Nguyện Thanh-văn vô số. Lời nguyện nói rằng: Thanh-văn, trời người trong nước vô số). Chúng ta cần phải biết, nói Thanh-văn, trời người đều là tùy thuận theo thế gian chúng ta mà nói. Thế giới Cực Lạc có bốn độ, ba bậc, chín phẩm đều là tùy thuận theo thế gian này của chúng ta mà nói, còn thực tế? Trên thực tế thì thế giới ấy không có. Sao lại nói không có? Quý vị xem hết thảy 48 nguyện thì quý vị hoàn toàn hiểu rõ. Đều làm A-duy-việt-trí Bồ-tát, bất luận là trời người, là Thanh-văn, là Duyên-giác, là Tam-thừa Quyền-giáo, đến thế giới Cực Lạc thì hết thảy đều là A-duy-việt-trí Bồ-tát, không phải là bình đẳng rồi sao? A-duy-việt-trí Bồ-tát là cấp bậc nào? Pháp-thân Bồ-tát, cho nên hết thảy đều là minh tâm kiến tánh. Đây không phải là do những vị Thanh-văn, trời người vãng sanh đó tu được, không phải là họ tự tu được, họ không tu được, sao lại trở thành Pháp-thân Bồ-tát? Là bổn nguyện oai thần của A Di Đà Phật gia trì cho họ, biến họ thành Bồ-tát.

Có được không? Vì sao những vị Phật khác không làm như vậy? Thích Ca Mâu Ni Phật có khả năng gia trì chúng ta làm A-duy-việt-trí không? Có khả năng. Có khả năng sao lại không làm? Nếu chúng ta hỏi Thích Ca Mâu Ni Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật nhất định sẽ nói: A Di Đà Phật ở thế giới Cực Lạc đã làm, các con đến chỗ Ngài học là được rồi. Đức Thích Ca tiến cử chúng ta đến thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật ở thế giới Cực Lạc nghênh đón chúng ta, tiện lợi biết mấy! Phật Phật đạo đồng, Phật Phật tán thán lẫn nhau, Phật không có chướng ngại đố kỵ. Ngài làm rồi, làm tốt như vậy, viên mãn như vậy, hết thảy những người cang cường khó giáo hóa, nghiệp chướng sâu nặng ở chỗ tôi đều đưa đến chỗ Ngài, đưa đến chỗ Ngài thì giải quyết rồi. Đây là tâm nguyện của đức Thích Ca và đức Di Đà. Chúng ta hiểu rõ Phật Phật đạo đồng, đức Thích Ca và đức Di Đà là một, không phải hai, ở bên đó đã làm tốt rồi thì bên này không cần phải làm nữa. Chư Phật Như Lai không tranh giành tín đồ, quý vị xem, đức Di Đà làm tốt, đức Thích Ca giới thiệu tín đồ của Ngài qua bên đó. Chỉ cần chịu tin, thật sự tin tưởng thì quý vị học Pháp môn này, chắc chắn được vãng sanh. Chắc chắn là điều chân thật, không phải giả, Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ không gạt người. Chúng ta phải tin tưởng Phật, điều này quan trọng hơn hết!

Do đó, Pháp sư Trừng Hiến nói: 阿彌陀佛,弟子無量。三無量中,其一也 “A Di Đà Phật, đệ tử vô lượng. Tam vô lượng trung, kỳ nhất dã” (A Di Đà Phật có vô lượng đệ tử, đó là một trong ba thứ vô lượng). Ba thứ vô lượng này chính là, tiếp theo có nói, 三無量者,光明無量,壽命無量,眷屬無量 “tam vô lượng giả: Quang minh vô lượng, thọ mạng vô lượng, quyến thuộc vô lượng” (ba thứ vô lượng: Vô lượng quang minh, vô lượng thọ mạng, vô lượng quyến thuộc), quyến thuộc chính là đệ tử, người theo Phật học là vô lượng. Hoặc là có người nghi ngờ, trong Kinh Bi Hoa nói, quý vị xem, 謂彼佛國土,無有聲聞,辟支佛乘。所有大眾,純是菩薩,無量無邊 “vị bỉ Phật quốc độ, vô hữu Thanh-văn, Bích-chi-Phật thừa. Sở hữu đại chúng, thuần thị Bồ-tát, vô lượng vô biên” (nói rằng: Cõi nước của vị Phật ấy, không có Thanh-văn, Bích-chi-phật thừa. Tất cả đại chúng, đều là Bồ-tát, vô lượng vô biên). Quý vị xem, Phật nói trong Kinh Bi Hoa, giới thiệu thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc toàn là Đại-thừa Bồ-tát, không có Thanh-văn, Duyên-giác. Trong kinh này lại nói khác. 今經何云聲聞無數耶?蓋此二者,文雖相左,而義實無違 “Kim kinh hà vân Thanh-văn vô số da? Cái thử nhị giả, văn tuy tương tả, nhi nghĩa thật vô vi” (Sao kinh này lại nói là Thanh-văn vô số? Tuy hai câu văn này trái ý nhau, nhưng nghĩa lý thật sự chẳng trái nghịch), không trái ngược nhau. 今經三輩往生,俱云發菩提心,一向專念 “Kim kinh tam bối vãng sanh, câu vân phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” (Về ba bậc vãng sanh, kinh này toàn nói: Phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm), người sanh trong ba bậc, hết thảy đều đã phát tâm Bồ-đề, nhất định là hành Bồ-tát-thừa, 故《悲華》云純是菩薩 “cố Bi Hoa vân thuần thị Bồ-tát” (cho nên Kinh Bi Hoa nói: Đều là Bồ-tát), là nói ở thế giới Cực Lạc.

至於彼國聲聞緣覺,只是就其斷惑之情況而言。雖斷見思,未破塵沙與無明惑 “Chí ư bỉ quốc Thanh-văn Duyên-giác, chỉ thị tựu kỳ đoạn hoặc chi tình huống nhi ngôn. Tuy đoạn kiến-hoặc, vị phá trần-sa dữ vô-minh hoặc” (Đối với Thanh-văn, Duyên-giác ở cõi nước ấy, chỉ là dựa vào tình trạng đoạn hoặc của các ngài mà nói. Tuy đoạn kiến-hoặc, chưa phá trần-sa-hoặc và vô-minh-hoặc), đây gọi là Thanh-văn, 非是只求自度之二乘 “phi thị chỉ cầu tự độ chi Nhị-thừa” (chẳng phải là chỉ cầu tự độ của Nhị-thừa). 若只求自度,不願度他 “Nhược chỉ cầu tự độ, bất nguyện độ tha” (Nếu chỉ cầu tự độ, không phát nguyện độ tha), vậy là quý vị không phát tâm Bồ-đề, không phát tâm Bồ-đề thì không thể vãng sanh. 證諸《宋譯》此意甚顯 “Chứng chư Tống Dịch thử ý thậm hiển” (Chứng tỏ ý này trong bản Tống Dịch rất rõ ràng). Tiếp theo thì chép đoạn văn của bản Tống Dịch vào chú giải cho chúng ta xem. 《宋譯》曰:我得菩提成正覺已,所有眾生,令生我剎。雖住聲聞緣覺之位,往百千俱胝那由他寶剎之內,遍作佛事,悉皆令得阿耨多羅三藐三菩提 “Tống Dịch viết: Ngã đắc Bồ-đề thành Chánh-giác dĩ, sở hữu chúng sanh, linh sanh ngã sát. Tuy trụ Thanh-văn Duyên-giác chi vị, vãng bá thiên câu-chi na-do-tha bảo sát chi nội, biến tác Phật sự, tất giai linh đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề” (Bản Tống Dịch nói rằng: Con đắc Bồ-đề thành Chánh-giác rồi, khiến cho tất cả chúng sanh sanh về cõi nước con: Tuy trụ ở ngôi vị Thanh-văn Duyên-giác, nhưng vẫn đi vào trong trăm ngàn câu-chi na-do-tha cõi báu, làm khắp các Phật sự, khiến cho hết thảy đều chứng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề). Tiếp theo, Niệm lão giải thích cho chúng ta: 按聲聞不聞他方佛名,但求小乘涅槃,不取佛果 “Án Thanh-văn bất văn tha phương Phật danh,  đãn cầu Tiểu-thừa Niết-Bàn, bất thủ Phật quả” (Xét về Thanh-văn, không nghe được danh hiệu Phật phương khác, chỉ cầu Niết-Bàn của Tiểu-thừa, chẳng cầu quả vị Phật), đây là Thanh-văn của Tiểu-thừa. Nhưng ở thế giới Cực Lạc thì khác, tuy rằng thân phận của các ngài là Thanh-văn, Duyên-giác, nhưng tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ. Sau khi đến thế giới Cực Lạc, các ngài có thể đi đến trăm ngàn câu-chi na-do-tha cõi báu, đây chính là cõi nước của chư Phật mười phương, khái niệm của mọi người càng rõ ràng hơn, làm khắp các Phật sự. Làm khắp các Phật sự chính là thượng cầu hạ hóa, trên là cúng Phật nghe pháp, dưới là độ hóa chúng sanh, nên dùng thân nào được độ thì các Ngài có thể hiện thân ấy. Đây là Bồ-tát, sao có thể là Thanh-văn, Duyên-giác? Thật sự là Thanh-văn, Duyên-giác, quý vị xem, không nghe được danh hiệu Phật phương khác, cũng không đến được cõi nước của chư Phật mười phương. Nhưng vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, các ngài liền có thể đến cõi nước của tất cả chư Phật mười phương, không chỉ nghe danh hiệu Phật, mà còn cúng dường Phật, cúng Phật nghe pháp, còn độ chúng sanh, không khác gì với Pháp-thân Bồ-tát, đây là sự thù thắng của cõi Cực Lạc.

Phải phát tâm Bồ-đề, Đại sư Ngẫu Ích nói với chúng ta: Chân thật phát nguyện cầu sanh, quý vị thật tin, thật nguyện cầu sanh thế giới Cực Lạc, tâm này chính là tâm Vô-thượng Bồ-đề. Vì sao vậy? Vì sau khi đến thế giới Cực Lạc, được 48 nguyện của A Di Đà Phật gia trì, quý vị liền tương đương với A-duy-việt-trí Bồ-tát, A-duy-việt-trí gọi là ba điều không thoái chuyển, chính là Pháp-thân Bồ-tát. Là A Di Đà Phật gia trì quý vị, không phải bản thân quý vị chứng được. Tuy là Phật gia trì, nhưng tác dụng không khác gì với tự chứng được, điều này hiếm có biết bao, nhanh biết mấy!

Cho nên tiếp theo nói: 今極樂人民所謂為聲聞者,能遠至無數佛國,作無量佛事,度無邊眾生,悉令成佛,正是大菩薩之行徑,豈能視為一般聲聞耶?是所謂之聲聞 “Kim Cực Lạc nhân dân sở vị vi Thanh-văn giả, năng viễn chí vô số Phật quốc, tác vô lượng Phật sự, độ vô biên chúng sanh, tất linh thành Phật, chánh thị Đại Bồ-tát chi hành kính, khởi năng thị vi nhất ban Thanh-văn da? Thị sở vị chi Thanh-văn” (Nay nhân dân nước Cực Lạc được gọi là Thanh-văn, có thể đi đến vô số cõi Phật xa xôi, làm vô lượng Phật sự, độ vô biên chúng sanh, khiến cho hết thảy đều thành Phật, đúng là hành vi của Đại Bồ-tát, sao có thể xem là Thanh-văn thông thường? Những vị được gọi là Thanh-văn này), những vị Thanh-văn này 皆已發菩薩之大心,行菩薩之大行,趣無上之大果,其實正如《悲華》所謂純是菩薩也 “giai dĩ phát Bồ-tát chi đại tâm, hành Bồ-tát chi đại hạnh, thú Vô-thượng chi đại quả, kỳ thật chánh như Bi Hoa sở vị thuần thị Bồ-tát dã” (đều đã phát đại tâm của Bồ-tát, thực hành đại hạnh của Bồ-tát, hướng đến đại quả Vô-thượng, thật sự đúng như Kinh Bi Hoa đã nói: Đều là Bồ-tát). Phải hiểu rõ, phải thấu suốt điều này. Nếu quý vị không biết, thì quý vị không thể sanh khởi tâm quy hướng, tâm cầu sanh thế giới Cực Lạc, tâm cầu thân cận A Di Đà Phật. Nhất định phải biết lợi ích đó, công đức đó, lợi ích đó thật sự là vô lượng không có biên giới, không có bất kỳ một cõi Phật nào, không có bất kỳ một vị Phật nào có thể sánh với thế giới Cực Lạc. Cũng chính bởi vì như vậy, cho nên chư Phật tán thán A Di Đà Phật là 光中極尊,佛中之王 “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (Quang minh tôn quý nhất, là vua trong chư Phật). Bao nhiêu vị Bồ-tát muốn cầu Pháp môn này, làm sao để tôi có thể mau chóng khế nhập, để được chứng đắc? Không tìm được, không ngờ chúng ta đã gặp được rồi. Sau khi gặp rồi, quý vị muốn thành tựu trong một đời, thì quý vị nhất định phải học lão Hòa thượng Hải Hiền, vì sao vậy? Ngài rất đơn thuần, chỉ thâm nhập một môn, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, niệm 92 năm không thay đổi. Ngài niệm đến mức độ nào vậy? Ngài niệm đến đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, tôi đã nói rất rõ ràng với mọi người.

Chuyên nhất, công đức này không thể nghĩ bàn, tổ tiên dạy chúng ta, cầu học, bất luận là pháp thế gian hay Phật pháp: “Thâm nhập một môn, huân tu lâu dài”, một môn, “đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa kia”, tự hiểu chính là khai ngộ, đại triệt đại ngộ. Phải học một môn, phải chuyên niệm mới có thể đại triệt đại ngộ, mới có thể minh tâm kiến tánh. Kiến tánh rồi, thông hết tất cả các kinh, không chỉ là thông suốt tất cả kinh mà Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết trong 49 năm, mà quý vị còn thông hết toàn bộ các kinh của tất cả chư Phật Như Lai mười phương ba đời đã thuyết trong vô lượng kiếp, không còn chướng ngại. Vì sao vậy? Tất cả các pháp không rời Tự-tánh, chỉ cần nắm được Tự-tánh thì nắm được tất cả, chính là đạo lý này. Người khác nói gì với tôi, tốt! Tôi tán thán, tôi nhất định không học, tôi chỉ học môn này, thầy truyền dạy cho tôi, tôi tin tưởng thầy. Nếu quý vị học nhiều, học tạp, thì phản bội thầy và đạo, sai rồi.

Cho nên tôi đã từng nói, mọi người phản đối bản hội tập, tôi không thể phản đối, vì sao vậy? Vì thầy truyền cho tôi. Tôi tin thầy sẽ không hại tôi, tin thầy yêu thương che chở tôi, cho nên tôi sẽ không phản bội thầy. Tôi nói người trên toàn thế giới đều không tin, nhưng tôi tin; không có ai chịu học, một mình tôi học. Chúng tôi đã bái làm thầy, mà còn làm trái lời thầy, không nghe lời thầy dạy, vậy chính là phản bội thầy và đạo. Phản bội thầy và đạo, quả báo không tốt, rất khó thành tựu, không còn tâm chân thành, cung kính thầy nữa. Hiện nay gặp được một người thầy giỏi không dễ, thầy giỏi gặp được một học trò thật sự y giáo phụng hành, không phản bội thầy và đạo cũng không dễ gì tìm thấy, rất khó tìm được. Thật sự tìm được một người, pháp liền được truyền xuống, giống như tiếp sức chạy đua vậy, cây gậy của quý vị có người tiếp nối. Đều rất khó tìm, người trao gậy không dễ tìm, người tiếp gậy cũng không dễ tìm, nhưng phát tâm chân thành thì sẽ gặp được.

Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học đến đây thôi.

(Hết tập 179)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0