TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
PHẨM 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN
Phát Thệ Nguyện Rộng Lớn
Tập 181
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.
Thời gian: Ngày 21 tháng 2 năm 2015.
Ban biên dịch: Hoa Tạng Huyền Môn.
Dịch giả: Diệu Hiệp.
Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, chúc mọi người năm mới
vui vẻ. Học tập Đại Kinh Khoa Chú lần thứ tư, bởi vì chúng tôi tăng thêm một lớp
học tập cho các đồng học, không phải chuyên nghe tôi giảng kinh, chúng ta làm
sao thực tiễn Kinh Vô Lượng Thọ, biến bộ kinh này thành cuộc sống của chúng ta,
biến thành công việc của chúng ta, học tập và vận dụng linh hoạt trong xử sự đối
nhân tiếp vật. Lớp này mới mở vào năm ngoái, mỗi tuần có ba buổi, mỗi buổi hai
giờ đồng hồ, cho nên tiến độ giảng lần thứ tư này kéo dài hơn, ban đầu dự định
là một năm thì viên mãn, hiện nay vẫn còn nhiều kinh văn ở phần sau. Các đồng học
rất hài lòng với phương pháp tu học hiện giờ, rất
nhiều người đến nói với tôi, thật sự được thọ dụng. Vậy thì tốt. Nếu như sau
khi học xong, nghe xong rồi, không thể áp dụng vào cuộc sống, thì việc học tập
này không có ý nghĩa. Trước mắt không đạt được lợi ích, thì tương lai cũng
không có hy vọng. Trước mắt có thể đạt được lợi ích chính là hoa báo, quả báo ở
tương lai nhất định viên mãn, điều này mọi người đều biết. Cho nên, chúng ta thực
nghiệm thành công cách học tập này rồi, hy vọng cứ tiếp tục như vậy, thậm chí
tương lai chúng ta dạy học cũng dùng phương pháp này, mới có thể đạt được hiệu
quả thật sự.
Phương pháp này, năm xưa khi tôi theo thầy Lý ở Đài
Trung, vào những năm cuối đời, thầy đã mở một lớp nghiên cứu nội điển, chỉ có
tám học viên, tám học viên đều tốt nghiệp đại học, giống như Viện Nghiên cứu vậy,
thời gian học tập là 4 năm. Thầy chỉ thị tôi đảm nhiệm một bộ môn trong lớp học
này, chính là Kinh Kim Cang. Tám học viên chúng tôi, trong đó chỉ có hai người
chuyên tu Kinh Kim Cang, cho nên chúng tôi lên lớp, hai người này ngồi đối diện
với tôi, những đồng học khác thì ngồi bên cạnh nghe. Tôi lên lớp như thế nào? Một
giờ đồng hồ, tôi để cho hai đồng học đang học tập đó lên đài giảng cho tôi
nghe, tôi ngồi ở hàng cuối cùng, họ giảng cho tôi nghe. Trong một giờ đồng hồ,
họ giảng 50 phút, 10 phút sau cùng là tôi nhận xét, cách dạy học của tôi là như
vậy. Tôi nói dạy học là dạy quý vị học, không phải giảng dạy, không phải là tôi
giảng cho quý vị nghe, mà tôi chỉ định chương trình học, chỉ định tài liệu tham
khảo, để quý vị học tập, khi lên lớp, quý vị chia sẻ tâm đắc của quý vị với mọi
người, rất hiệu quả. Cho nên đồng học nói với tôi, học môn học của tôi, một giờ
đồng hồ, họ phải chuẩn bị hai ngày, chuẩn bị bài suốt hai ngày, sau đó giảng
cho tôi nghe. Người dạy rất thoải mái, người học rất vất vả, nhưng họ thật sự học được điều hay, vô cùng hoan hỷ.
Không lên đài giảng thì không học được điều gì, nhất định
phải nghiêm túc, phải lên bục giảng, tuyệt đối không thể qua loa. Do đó,
trong Học Ký nói dạy học, là dạy quý vị cách học như thế nào, không phải là tôi
giảng cho quý vị nghe. Vì vậy rất thành tựu, vô cùng có cảm giác thành tựu.
Buổi giảng hôm nay của chúng tôi vẫn là tiếp tục nguyện
thứ 17 hôm trước, nguyện thứ 17 là “chư Phật xưng tán”, trong quyển chú giải của
chúng ta là trang 468, trang 468, nhưng đoạn văn này nối tiếp đoạn phía trước,
nói rõ sự cần thiết của chư Phật xưng tán. Đó có phải là A Di Đà Phật háo danh
không? Không phải đâu, nguyện này là nguyện tất cả chư Phật Như Lai trong mười
phương xưng tán A Di Đà Phật, đây là điều cần thiết. A Di Đà Phật chỉ một mình
Ngài có thể làm, người khác không thể làm, những vị Phật
khác không thể làm, làm như vậy chính là tự khen mình, trong giới luật
không cho phép điều này. Vì sao A Di Đà Phật có thể làm? Bởi vì danh hiệu của A
Di Đà Phật khác với danh hiệu của tất cả chư Phật. Chúng ta biết được Phật, Bồ-tát,
A-la-hán đều không có danh hiệu, khi Phật pháp chưa truyền đến Trung Hoa, ngay
cả Lão tử của Trung Hoa cũng biết: “Đạo khả đạo, phi thường đạo; danh khả danh,
phi thường danh”, danh tự là giả, là do con người giả định, không phải là thật,
cho nên đừng xem trọng vấn đề này. Nhưng danh hiệu của đức Di Đà thì khác, danh
hiệu của đức Di Đà là gì? Đó là đức hiệu vốn có của
chân-như Tự-tánh, điều này không như nhau. Đức hiệu vốn có này, A Di Đà Phật
có, tất cả chư Phật có, tất cả chúng sanh cũng có. Trong thời cận đại, chúng ta
nhìn thấy lão Hòa thượng Hải Hiền vãng sanh, có một hôm lão Hòa thượng thức dậy
thắp hương, thắp đầy cả lư hương, ngài thắp nhiều như vậy. Cho nên có người
sáng sớm thức dậy hỏi ngài: Sao hôm nay lão Hòa thượng lại thắp hương nhiều như
vậy? Ngài nói với mọi người: Sáng sớm hôm nay tôi nhìn thấy trước giường sau
giường, trong phòng ngoài phòng, khắp nơi đều là A Di Đà Phật. Chúng tôi tin
lão Hòa thượng sẽ không nói lời giả dối, cho nên ngài thắp hương nhiều như vậy.
Bởi vì bốn chữ A Di Đà Phật này, có thể nói là danh hiệu Tự-tánh của tất cả
chúng sanh, vậy thì đáng được tán thán rồi, là tán thán Tự-tánh. Danh hiệu này
có thể phiên dịch, vì sao không dịch? Vì tôn trọng nên không dịch. Năm xưa
phiên dịch kinh điển có thông lệ, năm trường hợp không phiên dịch, điều này nằm
trong năm trường hợp tôn trọng không phiên dịch. “A” dịch sang nghĩa của Trung
Hoa là “vô”, “Di Đà” dịch là “lượng”, “Phật” dịch là “giác”, danh hiệu này
phiên dịch ra chính là “vô lượng giác”. Vô lượng giác, dùng một câu thông thường
để nói, chính là điều gì cũng biết, không có gì là không biết. Lão Hòa thượng Hải
Hiền đã nói, ngài nói: Điều gì tôi cũng biết. Lời này không thể tùy tiện nói
ra, tùy tiện nói ra là đại vọng ngữ, đại vọng ngữ sẽ đọa địa ngục A-tỳ. Điều gì
cũng biết là do người nào nói? Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, thì họ có
thể nói. Minh tâm kiến tánh, câu nói tiếp theo là kiến tánh thành Phật, trong sự
tu học Phật pháp họ lấy được học vị cao nhất là Phật.
Phật giáo không phải thần giáo, trong Phật giáo không có
Thượng Đế, không có thần, trong Phật giáo gọi là Phật. Phật là gì? Phật chính
là vô lượng giác. Có thể được vô lượng giác không? Được. Người thông thường ở
thế gian hiện nay không thừa nhận, không thể nào, quý vị nói biết tất cả những
việc trong vũ trụ, điều này không thể nào, mọi người không tin. Vì sao không
tin? Vì họ mê quá sâu rồi, trong Phật pháp nói là nghiệp chướng của họ quá nặng,
họ vốn dĩ không biết. Chúng tôi đã học tập kinh giáo nhiều năm như vậy, hiểu hết
rồi, về mặt lý thì chúng tôi khẳng định rồi, nhưng về mặt sự thì vẫn chưa thấy.
Hay nói cách khác, chưa đoạn dứt nghi, chúng tôi tin 99 phần trăm, vẫn còn một
phần trăm hoài nghi, vì sao vậy? Vì chưa thấy. Nếu tôi nói rõ thì quý vị thấy
được rồi, nhưng sao quý vị không thấy được? Thích Ca Mâu Ni Phật làm được rồi.
Quý vị nghĩ xem, Thích Ca Mâu Ni Phật, 19 tuổi Ngài xuất gia, Ngài là Thái tử,
từ bỏ quyền kế thừa vương vị, từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý trong cung đình,
Ngài xuất gia tu đạo rồi, làm một vị tăng khổ hạnh, tối nghỉ dưới gốc cây, giữa
ngày ăn một bữa, Ngài sống cuộc sống như vậy. Đầu óc của người này có vấn đề gì
không? Cuộc sống giàu sang, thân phận đế vương đều không cần nữa, đi làm người
ăn xin, thiên hạ có kiểu người này không? Có, Ngài biểu diễn cho chúng ta xem.
Thân phận mà Ngài thị hiện, dùng lời nói hiện nay là thành phần trí thức, hiếu
học, đa văn, sau khi xuất gia vào năm 19 tuổi thì học tập. Ấn Độ lúc bấy giờ,
trong lịch sử có ghi chép, đó là đất nước tôn giáo trên thế giới, có rất nhiều
tôn giáo, vả lại người tu hành cũng tu rất tốt; cũng là đất nước Triết học, Triết
học vào thời cổ Ấn Độ, thời đó có thể nói là đạt đến đỉnh cao. Ngài học 12 năm,
thật sự học, thật sự dụng công, tất cả tôn giáo, học phái Ngài đều học hết,
Ngài cảm thấy thế nào? Không giải quyết được vấn đề. Ngài mong muốn giải quyết
vấn đề gì? Giải quyết sanh lão bệnh tử. Ngài nhìn thấy con người có sanh lão bệnh
tử, Ngài giác ngộ rồi, nỗi khổ này là chân khổ. Ngài liền nghĩ làm sao để giải
quyết nỗi khổ này, để tất cả chúng sanh có được niềm vui chân thật. Cho nên mục
tiêu cuối cùng của việc dạy học trong Phật giáo là khiến cho tất cả chúng sanh
lìa khổ được vui. Đây là mục tiêu dạy học của Ngài. Khổ, cứu cánh khổ chính là
lục đạo luân hồi, nhất định phải thoát khỏi lục đạo luân hồi mới thật sự lìa khổ;
không thoát khỏi lục đạo luân hồi, thì đời này quý vị tạm thời thoát khổ, đời
sau vẫn khổ, quý vị phải làm sao? Niềm vui phải được cứu cánh vui, gọi là vĩnh
viễn không còn khổ nữa. Cứu cánh vui ở đâu? Phật nói với chúng ta, cứu cánh vui
ở thế giới Cực Lạc, quý vị đến nơi ấy được cứu cánh vui. Ngài chính là vì điều
này mà đến.
Đây là điều mà người thế gian không thể giải quyết, tất cả
tôn giáo trên thế gian đều không thể giải quyết, Ngài bước
ra rồi, học tập 12 năm, không thể giải quyết vấn đề này, nên từ bỏ rồi. 19 tuổi
xuất gia là buông xuống phiền-não-chướng; 30 tuổi, học được 12 năm rồi, 30 tuổi
không học nữa, biết được việc học đó đều không rốt ráo, không thật sự giải quyết
được vấn đề, có thể giải quyết được nhất thời, không thể giải quyết được dài
lâu, cho nên Ngài từ bỏ rồi, sự từ bỏ này gọi là buông xuống sở-tri-chướng. Phật
nói với chúng ta rằng chướng ngại có hai loại lớn: Thứ nhất là phiền-não, thứ
hai là sở-tri, sở-tri chính là tri thức, loại này cũng không được, không ra khỏi
lục đạo luân hồi, tri thức không thể ra khỏi lục đạo luân hồi, Ngài từ bỏ rồi.
Không còn hai loại chướng ngại này thì dễ rồi, chính bởi vì hai loại chướng ngại
này làm chướng ngại Tự-tánh của chúng ta, quý vị không thể nào minh tâm kiến
tánh, buông xuống hai loại chướng ngại này, Tự-tánh liền hiện tiền, Tự-tánh hiện
tiền chính là giác. Cho nên, lý niệm của cổ thánh tiên hiền dạy chúng ta là “thâm
nhập một môn, huân tu lâu dài”, phương pháp dạy học là “đọc sách ngàn lần, tự
hiểu nghĩa kia”, chú trọng tự hiểu, tự mình khai ngộ, không phải là thầy dạy,
là tự mình khai ngộ. Vì vậy, thời xưa đi học, thầy giáo không giảng giải, chỉ
kêu quý vị đọc, đốc thúc quý vị đọc. Đọc làm gì? Đọc là tu định, bởi vì quý vị
tụng kinh, đọc sách thì sẽ không nghĩ ngợi lung tung, niệm sạch hết vọng-tưởng
của quý vị, niệm sạch hết tạp-niệm của quý vị, vậy là thành công rồi. Do đó, đọc
sách là một phương pháp, phương pháp trừ bỏ vọng-tưởng tạp-niệm, dụng ý ở chỗ
này. Tuyệt đối không phải là học theo kiểu ghi nhớ. Số lần đọc nhiều rồi, đều
có thể thuộc lòng, đó là thứ yếu (tác dụng thứ yếu), không phải là chủ yếu, chủ yếu là để quý vị được định, thuật ngữ của kinh Phật
gọi là tam-muội, để quý vị được tam-muội. Được định lâu rồi, không chừng lúc
nào đó vừa khai ngộ thì tự hiểu rồi. Sau khi tự hiểu, sau khi khai ngộ, học trò
giảng cho thầy nghe. Quý vị ngộ rồi, hiểu rõ rồi thì quý vị nói cho thầy nghe,
thầy ấn chứng cho quý vị. Nói đúng thì quý vị được tốt
nghiệp. Quý vị nghĩ xem Đại sư Huệ Năng ở Trung Hoa, thành tựu cũng rất
cao. Cả đời Thích Ca Mâu Ni Phật giảng nhiều kinh như vậy, không giảng sai câu
nào, không giảng sai chữ nào, khả năng này từ đâu mà Ngài có? Từ tự hiểu, Ngài
chứng minh cho chúng ta. Làm thế nào để tự hiểu? Chính là thâm nhập một môn, đọc
sách ngàn lần, quý vị cứ đọc liên tục, đừng hỏi ý nghĩa, không có ý nghĩa,
không có ý nghĩa chính là vô lượng nghĩa, có ý nghĩa chỉ là có một nghĩa, sẽ
không có nghĩa thứ hai. Phật dùng phương pháp này, sau khi phương pháp này truyền
đến Trung Hoa, nhà Nho tiếp nhận rồi, nhà Đạo cũng tiếp nhận rồi, vì vậy ba nhà
Nho Thích Đạo đều chú trọng ngộ tánh.
Ngộ tánh từ đâu có? Từ chân-tâm, vọng-tâm là A-lại-da, vọng-tâm
khởi tác dụng là tri thức, không phải trí huệ; chân-tâm khởi tác dụng là trí huệ.
Khi chân-tâm không khởi tác dụng là một mảng không tịch, Tịnh-độ tông gọi là
Thường-tịch-quang, Kinh Hoa Nghiêm gọi là thế giới Hoa Tạng, quang minh vô lượng.
Tỳ Lô Giá Na, đây là danh hiệu của Pháp-thân Như Lai, Tỳ Lô Giá Na cũng có thể
phiên dịch thành tiếng Trung, nghĩa là ở khắp mọi nơi. Thứ gì ở khắp mọi nơi?
Không gian ở khắp mọi nơi, thời gian ở khắp mọi nơi. Vì vậy, Tự-tánh không nơi
nào không có, nó là bản-thể chân thật. Cả vũ trụ từ đâu mà có? Là từ Tự-tánh biến
hiện ra. Đại sư Huệ Năng nói rất hay, câu nói cuối cùng khi ngài khai ngộ: 何期自性,能生萬法 “Hà kỳ
Tự-tánh, năng sanh vạn pháp” (Nào ngờ Tự-tánh có thể sanh ra vạn pháp).
Tự-tánh chính là chân-tâm, chân-tâm là năng sanh, vạn pháp là sở sanh, nếu quý
vị tìm được năng sanh, thì sở sanh không có gì là không biết. Những gì Tự-tánh
sanh ra, quý vị thấy tánh rồi sao quý vị không biết được? Làm gì có đạo lý này!
Vô lượng vô biên trí huệ là của Tự-tánh, ngoài Tự-tánh ra không có pháp nào đạt
được, ngoài tâm không có pháp. Việc dạy học của nhà Phật chính là ép quý vị để
quý vị khai ngộ, để quý vị được định. Ba phương pháp giới định huệ này, trước
tiên dạy quý vị học giới, giới chính là giữ phép tắc, nhất định phải tuân theo.
Nếu quý vị nghi ngờ thì thôi rồi, cả đời không thể khai ngộ, không thể có chút
nghi ngờ nào. Vì sao? Vì không có nghi ngờ là Tự-tánh, có nghi ngờ là A-lại-da.
Tham sân si mạn nghi là vọng-tâm, tâm mà người hiện nay dùng đều là vọng-tâm,
không biết dùng chân-tâm, chân-tâm không có tham sân si mạn nghi. Tham sân si mạn
nghi là giả, không phải là thật. Tham sân si mạn nghi lật ngược lại là năm đức,
không tham, không sân, không si, không mạn, không nghi. Trong tâm thanh tịnh của
Tự-tánh, không có hai mặt trái và phải. Chúng sanh trong lục đạo đều sống trong
thế giới đối lập với nhau. Có tôi thì có họ, có dài thì có ngắn, có lớn thì có
nhỏ, có thiện thì có ác, có nhiễm thì có tịnh, đây là đối lập, đây là do A-lại-da
biến hiện ra, là vọng-tâm, không phải chân-tâm. Trong chân-tâm không có những
thứ này, không có hai mặt trái và phải, thanh tịnh! Quý vị hỏi họ điều gì, họ
cũng trả lời quý vị, Tự-tánh trả lời, đó là trí huệ lưu lộ ra.
Trung Hoa từ thời Hán Minh Đế, Phật pháp truyền đến Trung
Hoa. Năm thứ 10 niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế, là năm 67 công nguyên,
Trung Hoa tiếp nhận những lý niệm và phương pháp của Phật rồi, cho nên nâng cao
văn hóa truyền thống Trung Hoa, cũng đi con đường khai ngộ, nhưng không triệt để
như Phật, nhà Nho có thể đạt đến cấp bậc Bồ-tát trong Phật pháp, nhưng không đạt
đến Phật, vậy thì không đủ triệt để, Phật làm triệt để. Năm xưa thầy Phương
Đông Mỹ dạy tôi, thầy không giảng tôn giáo, thầy giảng Triết học, đây là Triết
học đỉnh cao nhất trên toàn thế giới, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Giảng
Triết học có được không? Được. Ngay cả Joseph Toynbee cũng nói, vào thời xưa,
Triết học và Tôn giáo bằng nhau, ông nói đặc biệt là Phật giáo, quý vị nói đó
là Triết học, đúng, quý vị nói đó là Tôn giáo cũng đúng. Joseph Toynbee nói rất
hay, văn minh sinh ra từ tôn giáo, văn minh chính là văn hóa, sinh ra từ tôn
giáo, không có tôn giáo thì không có văn minh, cho nên tôn giáo là nguồn gốc của
văn minh. Cho nên ông nhấn mạnh lần nữa, tôn giáo là điều không thể thiếu của
nhân loại, không có tôn giáo thì văn minh đó không dài lâu, sẽ biến mất. Nghiên
cứu của ông, năm ngàn năm nay trên thế giới đã xuất hiện hơn 20 loại văn minh,
rất nhiều văn minh đều diệt vong, trong lịch sử vẫn còn ghi lại, nhưng hiện nay
không còn nữa. Hiện nay phương Tây mới xuất hiện văn minh khoa học kỹ thuật, khoa
học kỹ thuật có thể dài lâu không? Không thể dài lâu, khoa học kỹ thuật phát
triển đến sau cùng, sẽ hủy diệt cả thế giới, nó là tiêu cực, không phải tích cực.
Cũng tức là, nó là khả năng kỹ thuật, không có trí huệ, là tri thức, không phải
trí huệ. Tri thức và trí huệ là hai sự việc, trí huệ là Tự-tánh vốn có, có trí
huệ thì nhất định có tri thức, có tri thức thì không nhất định có trí huệ, khi
chúng tôi mới bắt đầu học, thì đây là khái niệm căn bản vô cùng quan trọng, quyết
định chúng ta có đi sai đường hay không? Rất quan trọng, phải nhận biết rõ
ràng.
Những điểm này, cho nên người thầy rất quan trọng, đặc biệt
là những người thầy ban đầu, điều gì vào trước sẽ làm chủ, thầy quá quan trọng
rồi. Đặc biệt là định nghĩa của hai chữ tôn giáo, tôn giáo là gì? Người hiện nay nói tôn giáo và mê tín thì xếp bằng nhau,
oan uổng quá! Sự oan uổng lớn nhất trong thế gian không gì lớn hơn sự oan uổng
này. Quý vị tra từ điển hai chữ “tôn” và “giáo” xem, hiện nay chúng ta có lớp
Văn Tự học, “tôn” có nghĩa là gì, “giáo” có nghĩa là gì? Rồi hợp hai chữ “tôn
giáo” lại. “Tôn” là chủ yếu, quan trọng, tôn kính, ba ý nghĩa quan trọng này;
“giáo” cũng vậy, là giáo dục, giáo học, giáo hóa. Hợp hai chữ “tôn” và “giáo”
này lại, thành giáo dục chủ yếu, giáo học quan trọng, giáo hóa tôn kính, còn gì
tuyệt vời hơn! Đây là đối với ai? Đối với tất cả chúng sanh. Giáo dục quan trọng,
giáo học quan trọng, giáo hóa tôn kính, tôn trọng, cao thượng của tất cả chúng
sanh; là thật, không phải giả. Vào năm xưa, khi tôi 26 tuổi, biết được thầy Phương,
trước khi theo thầy Phương tôi chưa từng nghe ai nói, trong khái niệm của tôi
là tôn giáo xếp bằng với mê tín, tôn giáo chính là mê tín. Đặc biệt là Phật
giáo, là mê tín nhất trong mê tín, vì sao vậy? Đa thần giáo, vị nào cũng thờ.
Tôn giáo cao cấp chỉ có một vị thần, vị thần chủ tể của vũ trụ, vị thần sáng tạo
vũ trụ; thần tiên lớn nhỏ trong Phật giáo đi đến đâu cũng là vậy, là đa thần
giáo, người khác xem thường. Không ngờ tôi đã nhìn nhận sai về Phật giáo rồi,
Phật giáo là giáo dục. Trong chùa đặt nhiều tượng Phật Bồ-tát, La-hán, thiên thần
như vậy, đó đều là phương tiện dạy học trong Phật giáo. Cũng có nghĩa là Phật
giáo đã phối hợp giáo dục và nghệ thuật với nhau sớm nhất, để việc dạy học vô
cùng linh hoạt sinh động, toàn là biểu pháp. Thông thường mọi người dễ nhìn thấy
nhất, đạo tràng thờ một vị Phật hai vị Bồ-tát, điều này thường thấy nhất, là
Tây Phương Tam Thánh. A Di Đà Phật, hai bên là Quán Thế Âm, Đại Thế Chí Bồ-tát,
đó là tiêu biểu, tiêu biểu cho việc dạy học. Phật là đại diện cho thể, thể
không có hình tướng. Từ thể khởi dụng, như vậy thì có tướng. Dụng, bất luận là
dụng nhiều bao nhiêu, lớn thế nào, dù sao cũng không ngoài hai loại lớn, thứ nhất
là yêu thương, thứ hai là trí, có trí huệ, có lòng yêu thương, trí huệ và lòng
yêu thương đều khắp vũ trụ. Tây Phương Tam Thánh, Quán Thế Âm Bồ-tát đại diện
cho yêu thương, đại diện từ bi, Đại Thế Chí Bồ-tát đại diện cho trí. Nếu chỉ có
yêu thương mà không có trí thì tình yêu thương này sẽ biến chất, sẽ biến thành
tình chấp, vậy thì sai rồi; có trí mà không có tình yêu
thương cũng không được, vậy thì không hợp tình người. Cho nên hai điều này cần
phải song hành, phải xếp bằng nhau, như vậy mới là việc dạy học chân chánh
của Phật pháp. Điều này tốt biết bao, đẹp biết mấy! Danh hiệu của mỗi vị Phật,
Bồ-tát và danh hiệu của Bồ-tát đều đại diện cho ý nghĩa dạy học. Thích Ca Mâu
Ni Phật ở thế giới này của chúng ta, trong giai đoạn này, tông chỉ dạy học của
Ngài chính là danh hiệu, danh hiệu là gì, chính là tông chỉ dạy học của Ngài.
Trái đất này của chúng ta hiện nay đang hỗn loạn, thiếu sót điều gì vậy? Không
có lòng yêu thương, tự tư tự lợi. Cho nên tông chỉ dạy học mà Ngài dùng, “Thích
Ca” dịch sang ý nghĩa của Trung Hoa là “năng nhân”, chính là chữ “nhân” trong
nhân ái mà nhà Nho nói, đặt mình vào vị trí của người khác, nghĩ đến mình thì
nghĩ đến người khác, đây là ý nghĩa của “Thích Ca”, “Thích Ca” nghĩa là nhân;
còn “Mâu Ni”? “Mâu Ni” có nghĩa là thanh tịnh. Vì vậy, tâm không thanh tịnh,
trong tâm nghĩ ngợi lung tung. Thanh tịnh là tự thọ dụng, nhân từ là đối với
người khác, đối với tất cả vạn pháp bên ngoài, đây là tông chỉ của giáo dục,
quý vị có thể nói đó là mê tín không? Quý vị nói xem Thích Ca Mâu Ni Phật oan uổng
biết mấy! Oan uổng mà chúng ta phải chịu có gì to tác đâu, oan uổng mà Ngài phải
chịu lớn hơn chúng ta quá nhiều rồi, một người tốt như vậy, bị người khác đổ
oan đến mức độ như thế.
Do đó, tôi biết ơn thầy Phương, không có thầy thì cả đời
này tôi cũng không tin tôn giáo, sẽ không gõ cửa tôn giáo, phản cảm, khi còn trẻ
đã phản cảm. Thầy giảng cho tôi nghe về Khái luận Triết Học, mục sau cùng là
Triết học kinh Phật, tôi vô cùng kinh ngạc, thỉnh giáo với thầy: “Phật giáo là
tôn giáo, tôn giáo là mê tín, đặc biệt là Phật giáo, Phật giáo là đa thần giáo,
tôn giáo cấp thấp, có Triết học gì chứ?” Thầy ôn hòa từ tốn nói với tôi: “Con
còn trẻ”. Tôi lớn hơn con trai trưởng của thầy ba tuổi, là Thiên Hoa, tôi lớn
hơn cậu ấy ba tuổi, thầy đối xử với tôi như con của mình vậy. “Con còn trẻ, con
chưa hiểu”, thầy nói: “Thích Ca Mâu Ni là nhà Triết học vĩ đại nhất trên thế giới,
Triết học kinh Phật là Triết học đỉnh cao nhất trên toàn thế giới”, chúng tôi học
Triết học, “học Phật là sự hưởng thụ cao nhất trong đời người”. Tôi nghe những
lời chưa từng nghe, tôi hoàn toàn tiếp nhận rồi. Quý vị xem, có lòng tin với thầy,
một chút nghi ngờ cũng không thể có, có một chút nghi ngờ thì quý vị không được
thọ dụng, tôi hoàn toàn nghe lời. Sau này thân cận với Đại sư Chương Gia, Đại
sư Chương Gia biết tôi sống một mình ở Đài Loan, không có nỗi lo về sau, ngài
khuyên tôi xuất gia, cho tôi một sứ mạng, học Thích Ca Mâu Ni Phật. Quyển sách
đầu tiên, ngài kêu tôi đọc sách Thích Ca Phương Chí và Thích Ca Phổ, hai quyển
sách này chính là truyện ký của Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài nói với tôi: “Con muốn
học Phật, thì con phải nhận biết được Thích Ca Mâu Ni Phật, vậy thì con mới
không đi sai đường”. Sau khi tôi đọc xong hai quyển này, giống y như thầy Phương
giảng, đó là giáo dục, không phải là tôn giáo, không lập ra một đấng tạo hóa,
không lập ra Thượng Đế, không có. Ý nghĩa của Phật là giác ngộ, cũng tức là điều
gì cũng hiểu rõ. Mà còn nói rất rõ ràng: 一切眾生本來是佛 “Nhất thiết chúng sanh bổn lai thị Phật” (Tất cả
chúng sanh vốn là Phật), những
gì Phật có, tất cả chúng sanh ai ai cũng có, chỉ là quý vị chưa khai phá ra
thôi. Giống như mỏ khoáng sản vậy, mỏ vàng chôn trong mỏ khoáng sản, quý vị
chưa khai thác nó ra, Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai thác nó rồi, chúng ta ai ai
cũng có núi vàng, nhưng chưa khai thác. Dùng phương pháp gì để khai thác? Giới
định huệ. Trước tiên phải biết phương pháp, sau đó phải có lòng kiên nhẫn, định
chính là vĩnh hằng bất biến, có lòng kiên nhẫn, công phu đến nơi đến chốn rồi,
hoát nhiên đại ngộ, họ liền phát hiện ra. Ví dụ này rất hay! Cho nên chỉ cần là
Phật pháp thì bất luận là Đại-thừa, Tiểu-thừa, Hiển-giáo, Mật-giáo, Tông môn,
Giáo hạ, tất cả đều đi con đường này: Giới định huệ. Không đi con đường này thì
tuyệt đối không thể đạt được mục tiêu kiến tánh.
Muốn đi con đường này, Đại sư Chương Gia dạy tôi sáu chữ:
“Nhìn cho thấu, buông cho được”. Bắt đầu từ đâu? Phải xem căn tánh của mỗi người,
người có phiền-não-chướng nặng thì bắt đầu từ buông xả; người có sở-tri-chướng
nặng thì vào cửa từ nhìn thấu, xem chướng ngại của bản thân chúng ta. Bước vào
rồi thì kết hợp và hỗ trợ nhau, nhìn thấu giúp buông xả, buông xả giúp nhìn thấu,
từ sơ phát tâm đến Như Lai địa, giống như bước lên cầu thang vậy, kết hợp và hỗ
trợ nhau, vậy là được rồi. Quan trọng nhất là buông xả, phải buông xả dục vọng,
vì sao vậy? Trong Tự-tánh không có dục vọng. Chúng ta muốn có trí huệ, có phước
báo, trong Tự-tánh vốn có, đừng cầu bên ngoài, bên ngoài không có, tất cả đều
hướng vào trong Tự-tánh để cầu. Nói lời này với người khác, không ai tin cả,
tôi không công kích người khác, không liều với người khác thì làm sao có tiền?
Sai rồi. Vào thời kỳ tôi biết được Đại sư Chương Gia, hoàn cảnh cuộc sống cực
khổ nhất, là một viên chức nhỏ. Bởi vì không có điều kiện, trình độ học vấn chỉ
tốt nghiệp Trung học Cơ sở, quý vị có thể tìm được công việc nào tốt chứ? Không
thể nào. Một mình đến Đài Loan, một thân một mình, nhờ ai đây? Có một số bạn bè
thân mình còn lo chưa xong, làm sao có khả năng lo cho quý vị? Tôi được Đại sư
Chương Gia dạy, vị lão nhân này có trí huệ, tôi 26 tuổi, năm đó ngài 65 tuổi,
68 tuổi ngài viên tịch, tôi theo ngài ba năm, nền tảng của tôi là do ngài kiến
lập. Ngài nói với tôi: Đi con đường của Thích Ca Mâu Ni Phật, hoằng pháp lợi
sanh chẳng thể không có phước báo, trong mạng không có phước báo, vậy từ đâu mà
có? Tu. Phước báo trong mạng từ đâu có? Đại sư Chương Gia dạy tôi, trong đời
quá khứ thích tu bố thí tài thì tài trong mạng sẽ nhiều, từ đây mà có được, tài
khố trong mạng quý vị từ đây mà có; bố thí pháp nhiều, thích dạy người khác,
không tiếc pháp, được thông minh trí huệ; bố thí vô úy, nhìn thấy người khác gặp
phải khổ nạn, quý vị toàn tâm toàn lực cứu hộ, giúp đỡ họ, giải quyết khó khăn
của họ, đây là bố thí vô úy, quả báo được khỏe mạnh trường thọ. Ngài dạy cho
tôi ba loại bố thí này. Tôi nói với thầy, tôi nói tôi không có tiền, không thể
nào tu tài bố thí. Thầy hỏi tôi: “Một xu có không?” Tôi nói được, tôi có. “Một
đồng có không?” Vậy cũng còn được. “Con bắt đầu từ một đồng một xu, tâm bố thí
không thể gián đoạn, phải có tâm bền vững, phải luôn nhớ giúp đỡ người khác”.
Tôi liền y giáo phụng hành, quả nhiên càng bố thí càng nhiều.
Khi mới xuất gia cũng không có người cúng dường, dần dần
về sau thì càng ngày càng nhiều. Mười năm gần đây nhất, mỗi năm chúng tôi làm
những việc bố thí, chỉ riêng phần in kinh này cũng đã hơn mười triệu đô la Mỹ.
Mười mấy năm nay, chúng tôi không xây chùa, không xây đạo tràng. Vì sao vậy?
Tôi đã từng giảng kinh ở đạo tràng của người khác, tôi đã nhìn thấy những cảnh
tượng khiếp sợ. Mọi người tranh tài sản, đánh nhau, người xuất gia đánh nhau, vậy
thì còn cách gì nữa chứ? Hằng ngày cãi nhau, tôi muốn làm trụ trì, họ muốn làm
đương gia, cho nên tôi bị dọa đến không dám làm nữa. Tôi
mới nghĩ đến cả đời Thích Ca Mâu Ni Phật vì sao không xây đạo tràng, rất có
lý! Không có đạo tràng thì mọi người không tranh, không có gì để tranh. Những
nơi mà hiện nay chúng tôi đang ở, đều đã có chủ, chỉ mượn dùng thôi. Tôi mở Viện
Hán học ở Hong Kong, lớp học của Viện Hán học là mượn dùng, là tài sản của nhà
doanh nghiệp, tôi nói với họ cho tôi mượn mười năm. Mọi người không thể tranh,
tôi chẳng có gì cả. Vì vậy, những việc làm của Phật đều có ý nghĩa rất sâu
trong đó, chúng ta phải lãnh hội được. Cả đời không tranh với người, không cầu
nơi đời. Mọi việc đều tùy duyên, không phan duyên. Phan duyên thì sai rồi, quý
vị bận tâm rồi, tâm không thanh tịnh; tùy duyên thì tốt, xuôi thuyền theo dòng
nước. Cả đời hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, quý vị nói xem tự tại biết
mấy. Cho nên tôi cảm ơn thầy Phương, thật sự là trong thời đại này, một người
trong cuộc đời này đọc sách mà bản thân thích đọc, làm việc chính mình muốn
làm, không có áp lực nào, không có sự ràng buộc nào, đây là sự hưởng thụ cao nhất
trong đời người, là thầy truyền cho tôi. Sau khi xuất gia tôi đến thăm thầy, thầy
nhìn thấy tôi liền cười: “Thầy thật làm rồi sao?” Tôi nói: “Tất nhiên là thật
làm”, tôi rất ngưỡng mộ sự hưởng thụ cao nhất trong đời người, tôi không ngưỡng
mộ vinh hoa phú quý của người thế gian, tôi ngưỡng mộ sự
hưởng thụ cao nhất này trong đời người. Thật sự được
đại tự tại, thời gian toàn là của mình, không có áp lực nào, không có chướng
ngại gì, cuộc sống như vậy ở thế giới hiện nay không còn
nhiều!
Thầy dạy tôi tùy phận tùy lực, bản thân chúng tôi sinh hoạt
không cần gì cả, nhu cầu cuộc sống rất ít. Cả đời chưa từng tự may quần áo, đều
là người khác tặng. Đã tặng bao nhiêu rồi? Có thể mở tiệm quần áo rồi. Thích Ca
Mâu Ni Phật ba y một bát, tôi đại khái không chỉ có 300 y, đều là người khác tặng.
Tuy là được tặng nhiều, tôi cũng chuyển tặng cho người khác, không tặng người
khác, để hư rồi thì rất đáng tiếc, đó là tội lỗi, phải tặng cho người khác. Vật
gì mọi người cũng phải cùng nhau thọ dụng, không có ý niệm chiếm hữu, cho nên
lúc nào cũng có thể vãng sanh. Tôi muốn theo ý của mình, tôi không mong trụ
thêm ở thế giới này nữa, rất muốn đi. Nhưng chưa đi được, A Di Đà Phật không đến
tiếp dẫn tôi, muốn tôi ở lại thế gian. Làm gì vậy? Giống như lão Hòa thượng Hải
Hiền làm tấm gương cho người khác xem, bất luận là tại gia hay xuất gia, y theo
lời dạy của đức Phật, sẽ thuận buồm xuôi gió. Cho nên, của cải, công danh, phú
quý phải dùng phương pháp thích đáng để cầu, quý vị càng ngày càng hưng thịnh.
Không thể dùng mặt tiêu cực, không phải là phương pháp chính đáng mà có được,
trước mắt là được thọ dụng, nhưng tâm quý vị bất an, sau này chết rồi sẽ đọa
vào ba đường ác, vậy thì thật đáng thương, thật đáng sợ!
Cho nên văn hóa truyền thống nước ta không ngoài ba nhà
Nho Thích Đạo, có ý nghĩa, có thể bổ trợ cho nhau. Nhà Nho nói giáo dục luân
lý, nhà Phật nói giáo dục đạo đức, nhà Đạo nói giáo dục nhân quả, bổ trợ cho
nhau, một mà ba, ba mà một. Cho nên nền giáo dục này vô cùng viên mãn, ba nhà đều
không thể thiếu. Thời xưa ở Trung Hoa, mãi cho đến hiện nay, hiện nay không còn
nhìn thấy nữa, đây cũng là một việc làm thầy Phương rất đau lòng. Nhà Nho, đại
diện cho nhà Nho là Từ đường, Từ đường đại diện hiếu đạo, 慎終追遠,民德歸厚 “thận
chung truy viễn, dân đức quy hậu” (thận trọng lo tang lễ cha mẹ, thành kính lo
cúng tế tổ tiên, thì dân đức trở về trung hậu); am đường, tự viện của Phật pháp là giáo dục đạo đức;
cung, quán của Đạo giáo, đây đều là những đạo tràng của Đạo giáo, họ chú trọng
thần tiên, nói nhân quả báo ứng. Ngày nay chúng ta cắm rễ giáo dục, dùng Thái
Thượng Cảm Ứng Thiên của Đạo giáo, dùng Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo của Phật
giáo, dùng Đệ Tử Quy của Nho giáo, hiện nay đã triển khai việc này, rất nhiều
người đều đang nghiêm túc học tập, là việc tốt. Phải cắm gốc rễ cho vững, phải
cắm ba gốc rễ, một gốc không đủ, kiềng ba chân, vững chắc. Nếu như muốn xuất
gia chân chánh học Phật, hoằng pháp lợi sanh trong Phật giáo, phải cắm thêm một
gốc rễ Sa Di Luật Nghi nữa, vô cùng vững chắc, phải cắm rễ vững chắc mới thật sự
khởi tác dụng. Dùng lý niệm dạy học cổ xưa, vẫn phải
dùng phương pháp cổ xưa, điều này quan trọng hơn hết. Những
điều mới có thể đạt được hiệu quả thông thường đối với đại chúng khi hoằng
pháp; nhưng để bản thân nâng cao cảnh giới của mình thì phương pháp khoa học
chẳng có ích gì.
Vì vậy làm cho tôi nghĩ
đến, thầy nói với tôi (trước
năm 67), trong trường học, thầy cô không ra thầy cô, học sinh không ra học
sinh. Tôi nghe rồi cảm thấy rất buồn, vì sao vậy? Không phải thầy không dạy, mà
là học sinh không chịu học. Học sinh có thể học, nhưng không có tâm cung kính, ở
nhà thì bất hiếu với cha mẹ, ở trường thì không tôn trọng sư trưởng, không lễ
phép với mọi người, không có tâm chân thành, làm sao dạy? Thầy dạy, chúng không
tiếp thu được, chúng nghe không hiểu, khó ở chỗ này. Người thầy thật sự tốt, thật
sự gặp được một người học trò tốt thì thầy sẽ không nỡ từ bỏ, vì sao vậy? Cả đời
thầy có thể truyền cho một người thì thầy đã truyền lại rồi. Thật là “Phật thị
môn trung, bất xả nhất nhân”, nhà Nho và Đạo cũng như vậy, thật sự nhìn thấy
quý vị là người tài có thể đào tạo được, thầy sẽ không từ bỏ quý vị. Khi tôi
theo thầy Phương, cả một đồng tiền tôi cũng không cúng dường thầy, học bổ túc
còn phải đóng học phí, tôi chưa từng đóng học phí, cho nên tôi vô cùng biết ơn
thầy. Thầy thật sự dạy tôi, cho nên tôi cũng thật sự báo ơn thầy. Khi thầy qua
đời, tôi ở Hong Kong giảng kinh, tôi tham gia nghi thức tiễn biệt thầy, nghe được
báo cáo của Tần Hiếu Nghi, mới biết sơ lược về cuộc đời của thầy, bản thân thầy
chưa từng nói với tôi. Những năm cuối đời của sư mẫu, hoàn cảnh của tôi tương đối
tốt hơn, chăm sóc cho sư mẫu tương đối nhiều. Con
cái của thầy giống như anh em ruột của tôi vậy, phải luôn chăm sóc cho họ. Vô
cùng đáng tiếc, chính là ba đứa con đều đã đi Mỹ từ rất nhỏ rồi, ở Mỹ hơn 60
năm, về đây không quen. Thiên Hoa đến thăm tôi, tôi cũng mong cậu ấy có thể trở
về quê nhà để ở, tôi có thể giúp đỡ cậu ấy, hoặc là đến Hong Kong ở chung với
tôi, cũng rất tốt. Nhưng cậu ấy không quen, bạn bè đều ở nước ngoài, về bên này
lạ nước lạ cái, mà còn sợ tuổi già sức yếu, điều trị ở Mỹ có bảo hiểm, về đây
thì mọi thứ đều thấy khó khăn. Tôi rất thích ở cậu ấy ở
chung với tôi. Thật đáng tiếc, quý vị xem, năm ngoái cậu ấy qua đời, khoảng
nửa năm trước qua đời, tôi nghe thấy rất buồn.
Do đó, học Phật phải quan sát tỉ mỉ nhất cử nhất động của
Thích Ca Mâu Ni Phật, những hành động đó của Ngài đều hàm chứa ý nghĩa giáo dục
rất sâu, vì sao phải đi cầm bát, khổ hạnh, buông hết tất cả phiền-não tập-khí ở
thế gian, Phật có thể làm được. Sau khi thật sự khai ngộ thì bắt đầu giảng
kinh, vì sao vậy? Vì chẳng có điều gì không biết. Trong kinh, đa số đều là học
trò đưa ra câu hỏi, đức Phật giải đáp cho các ngài, về sau viết thành văn tự, kết
tập thành kinh điển. Phải biết rằng thời xưa giao thông rất bất tiện, kinh Phật
là dùng lá cây Bối Đa La viết, rất nặng, lá cây đó cũng tôi đã được nhìn thấy,
trong Viện Bảo tàng Cố Cung có, một bộ kinh có phân lượng lớn như vậy, truyền đến
Trung Hoa nào đâu dễ dàng! Quãng đường xa xôi như vậy, có thể dùng được chính
là con la và ngựa, dùng ngựa để gánh. Mà khi chỉ vừa đứt, lá liền rơi rớt, cho
nên truyền đến Trung Hoa rất gian nan. Khi đến Trung Hoa thông qua phiên dịch, vào đời nhà Hán, vẫn chưa phát minh ra giấy, đều là viết
trên thẻ tre, viết trên vải vóc. Vào thời đó đã phát minh tơ lụa, tơ lụa
phát minh vào thời Hoàng Đế, viết trên những vải vóc này, thật không dễ dàng,
làm gì tiện lợi như bây giờ! Vào thời tôi học Phật, kinh sách ở Đài Loan rất
ít, ở tiệm sách mua không được, cả Đài Loan chỉ có ba tiệm sách, thành phố Đài
Bắc có một tiệm, là nhà in kinh Đài Loan của lão Cư sĩ Chu Kính Trụ mở, số lượng
rất ít, không nhiều, Đài Trung có nhà sách Thụy Thành, Đài Nam cũng có nhà sách
Khánh Phương, có ba nhà này in sách Phật, số lượng ít, chủng loại cũng ít, đa
phần đều là cung cấp một số sách kinh sám Phật sự, những điển tịch dành cho
nghiên cứu thật sự gần như không có bộ nào, làm sao đây? Phải đến chùa để chép,
trong chùa có Đại Tạng Kinh. Không thể mượn Đại Tạng Kinh ra ngoài, phải chép
kinh ở trong chùa, ban đầu chúng tôi đã chép mười mấy bộ. Cho nên học rất vất vả,
nhưng rất được thọ dụng, học được pháp hỷ sung mãn.
Vì vậy, danh hiệu của A Di Đà Phật khác với những danh hiệu
thông thường, đó là danh hiệu của Tự-tánh, hay nói cách khác, là danh hiệu bản-tánh
của chính chúng ta, niệm danh hiệu này cũng là đánh thức bản thân chúng ta,
danh hiệu có công đức này. Do đó, Ngài không phải háo danh, Ngài lập nguyện này
là chính xác. Ngài giúp đỡ tất cả chúng sanh, thành tựu tất cả chúng sanh cũng
nhờ vào câu Phật hiệu này. Hiệu nghiệm không? Hiệu nghiệm, lão Hòa thượng Hải
Hiền hiện nay chính là một câu danh hiệu. Vị lão Pháp sư này không biết chữ,
chưa từng đi học, cuộc sống gia đình vô cùng bần khổ, nông dân nghèo, trồng trọt,
trong nhà có nhiều trẻ em, trong đó có một đứa trẻ vào
thời ấy bị bệnh lao, rất nguy hiểm, bán hết bảy mẫu ruộng trong nhà để trị
bệnh cho đứa ấy, cũng không tệ, bệnh của đứa trẻ khỏi rồi, về sau cũng đã xuất
gia. Mặc dù bản thân là một người nông dân, nhưng bản thân không có ruộng, vậy
thì đi giúp người khác, được chia một ít tiền, rất khổ, cho nên 20 tuổi ngài xuất
gia rồi. Bản tính của ngài thật thà, nghe lời, thật làm, hễ gặp được người có
điều kiện này, đều là nhân tài có thể đào tạo được. Xem phản ứng của ngài, nếu ngài
có trí nhớ tốt, phản ứng tốt, vậy thì có thể bồi dưỡng. Thái độ của ngài chân
thành cung kính, thái độ này tốt. Cho nên vị thầy ấy của ngài, tôi cảm thấy vị ấy
cũng là một Đại đức minh tâm kiến tánh, rất tài giỏi, nhận được đồ đệ này, liền
dạy ngài một câu Nam Mô A Di Đà Phật, nói với ngài cứ niệm liên tục, sau đó còn
có lời dặn dò: “Hiểu rõ rồi không được nói lung tung, không thể nói”. Hiểu rõ
đó là gì? Chính là đại triệt đại ngộ. Quý vị xem, lời nói đi trước, sau này ngài
thật sự khai ngộ rồi. Tôi xem đĩa phim của ngài, xem tất cả về ngài, ước đoán ngài
đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh chắc hẳn là khoảng 40 tuổi, tức là ngài
niệm câu Phật hiệu này 20 năm. Niệm đến công phu thành phiến, chắc hẳn là 5
năm, 25 tuổi; được sự-nhất-tâm-bất-loạn, khoảng 30 tuổi; lý-nhất-tâm-bất-loạn,
không ngoài 40 tuổi, đây là học vị, ngài lấy được rồi. Ngài lấy được học vị cao
nhất, học vị đó là thành Phật, cho nên ngài nói: “Điều gì tôi cũng biết, nhưng
không thể nói”. Có người hỏi vì sao không thể nói? Ngài liền nói đùa: “Thiên cơ
không thể tiết lộ, tiết lộ thiên cơ sẽ bị sét đánh”, lời nói cười đùa nhẹ nhàng
thì qua chuyện rồi. Ngài tiết lộ tin tức gì, chúng tôi
nghe hiểu. Điều này đã nói rõ, khiến chúng ta tăng trưởng tín tâm, lời Phật
đã nói, lời nhà Nho và Đạo đã truyền là không sai, đó chính là nhân giới được định,
nhân định khai huệ, không thể cầu bên ngoài, chính mình thật sự sẽ hiểu rõ.
Người xưa dạy “thâm nhập một môn, huân tu lâu dài”, vì
sao là một môn? Vì dễ dàng được định, học quá nhiều rồi, không dễ gì được định,
phải [học] một môn. Sau khi được định, sau khi khai ngộ, thông môn này rồi, thì
thông hết tất cả các môn. Cho nên các ngài có thể giảng kinh, kinh gì cũng có
thể giảng; các ngài có thể làm chú sớ, chú sớ cho sách truyền cho đời sau, đều
có thể làm được, chưa khai ngộ thì không được. Chúng tôi chưa khai ngộ, thầy Lý
khuyến khích học trò chúng tôi ra giảng kinh. Chúng tôi hỏi: Chưa khai ngộ thì
làm sao giảng? Giảng sai rồi ai chịu trách nhiệm? Thầy dạy chúng tôi: Chưa khai
ngộ thì giảng chú giải, giảng sai rồi thì người chú giải chịu trách nhiệm,
chúng ta không chịu trách nhiệm, người ấy chịu trách nhiệm. Như chúng tôi hiện
nay đang giảng là chú giải của ngài Hoàng Niệm Tổ, ngài chịu trách nhiệm, chúng
tôi chỉ cần không giảng sai chú giải của ngài là được rồi. Nếu như không giảng,
thầy nói sau này không còn ai giảng, Phật pháp sẽ bị đứt đoạn, đây là sự thật.
Dưới sự dạy dỗ này của thầy, chúng tôi mới tiếp nhận, bước ra giảng kinh.
Điều kiện cơ bản để giảng kinh vẫn là đức hạnh, cơ bản
trong cơ bản là hai chữ, một chữ là hiếu, một chữ là
kính, phải hiếu thảo cha mẹ, phải kính trọng thầy. Sau đó chuyển sự hiếu
kính này thành đối với tất cả chúng sanh, đối với bất kỳ người nào trên thế gian
này, chúng ta đều dùng tâm hiếu kính để đối đãi, đây gọi là hành Bồ-tát đạo.
Như lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm tường tận triệt để, thật là tuyệt vời, ngài
đã làm 92 năm, 112 tuổi vãng sanh, thật là tuyệt vời, từng li từng tí ngài đều
làm được rồi. Cho nên quyển sách của ngài, nếu như một ngày quý vị đọc ba lần,
một năm đọc một ngàn lần, một ngàn lần này chính là người xưa Trung Hoa nói: “Đọc
sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa kia”, quý vị liền có chỗ ngộ. Đại ngộ thì không
có, nhưng tiểu ngộ thì chắc chắn có, nói không chừng lần nào cũng có chỗ ngộ. Tiểu
ngộ, tích tiểu ngộ thành đại ngộ, tích đại ngộ thành triệt ngộ, chỉ cần học một
môn, không thể đổi môn khác. Sau khi triệt ngộ, quay
đầu lại học tiếp kinh giáo khác, được rồi, cho nên trong tứ hoằng thệ nguyện có
“Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Vì sao phải thâm nhập một môn? Thâm nhập một
môn là khai ngộ, sau khi ngộ rồi lại xem tiếp tất cả Pháp môn, quý vị xem hiểu,
quý vị liền thấu suốt. Giống như Long Thọ Bồ-tát, sau khi khai ngộ, đem tất cả
kinh mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã thuyết trong 49 năm, dùng thời gian ba tháng là
thông hết tất cả rồi, đây là sự thật.
Do đó, chúng ta phải nhớ
rõ nguyên tắc chỉ dẫn của nhà Phật,
chính là tứ hoằng thệ nguyện. Thứ nhất: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, đây
là nguyện, nhất định phải phát tâm lớn, vì sao tôi học, vì sao tôi tu, vì sao
giảng kinh, vì sao dạy học? Chính là vì giúp đỡ chúng sanh, gọi là độ chúng
sanh, không phải vì chính mình. Chúng ta hy sinh cống hiến, giúp tất cả chúng
sanh, khiến cho tất cả chúng sanh nhận biết Phật pháp, học tập Phật pháp, hoằng
dương Phật pháp, truyền thừa Phật pháp, vậy thì đúng rồi. Những điều hay như vậy,
đời này truyền cho đời sau, không thể để đoạn diệt trong tay của chúng ta, tội
lỗi đó là vô lượng. Tuyệt đối không vì chính mình, bản thân làm như vậy thì sẽ
vô cùng hoan hỷ. Quý vị xem, vị lão Hòa thượng Hải Hiền này, hơn 100 tuổi, bất
luận là người nào nhìn thấy ngài ở nơi đâu, đều là khuôn mặt rạng rỡ, hoan hỷ, trước
nay chưa từng thấy ngài lo buồn, trước nay chưa từng thấy ngài phê bình người
khác, trước nay chưa từng thấy ngài gạt người nào,
không có, quý vị đều tìm không được, ngài luôn chân thành như vậy, từ bi như vậy,
thương yêu che chở như thế. Ngài cũng có quà tặng cho người khác, quà của ngài
là cây nông nghiệp, những lương thực, rau cải, trái cây mà ngài thu hoạch khi
trồng trọt, ngài đều dùng những thực phẩm này để cúng dường mọi người. Đến thăm
ngài, ngài sẽ chuẩn bị cho quý vị đem về, đều là
đích thân lão Hòa thượng tự trồng. Ai gặp ngài cũng đều sanh tâm hoan hỷ, đều
được sự từ bi của ngài cảm hóa.
Những gì ngài dạy người
khác vô cùng đơn giản, nói với
quý vị trên đời không có việc gì khó. Ngài niệm câu Phật hiệu này đến thành phiến,
niệm đến sự-nhất-tâm, niệm đến lý-nhất-tâm. Điều này đối với người khác mà nói,
khó! Sự-nhất-tâm bằng với A-la-hán, vậy thì vượt qua lục đạo; lý-nhất-tâm,
thành Pháp-thân Bồ-tát, vượt qua mười pháp-giới, ngài thật sự làm được rồi.
Ngài nói với chúng ta, thế giới Cực Lạc thật có, A Di Đà Phật thật có. Dựa vào đâu?
Ngài thường đến, chúng ta chỉ nghe nói, chưa từng thấy, ngài thường xuyên nhìn
thấy. Khi nào thì có khả năng nhìn thấy? Công phu thành phiến thì có khả năng.
Đến khi được nhất-tâm-bất-loạn, thật sự là nghĩ Phật thì Phật hiện tiền, nghĩ
thế giới Cực Lạc thì thế giới Cực Lạc hiện tiền, không hề giả dối. Trong cuộc đời
của chúng ta, có thể gặp được người như vậy, quá may mắn rồi! Ngài vì chúng ta
mà biểu pháp, ngài chỉ dạy chúng ta, câu Phật hiệu này niệm như thế nào, làm
sao áp dụng vào cuộc sống. Trong sinh hoạt không có khởi tâm động niệm, không
có phân-biệt chấp-trước, chỉ một câu Phật hiệu, thấy người nào cũng là A Di Đà
Phật, bản thân họ tất nhiên là A Di Đà Phật. Cho nên danh hiệu A Di Đà Phật là
tất cả chúng sanh cùng sở hữu, chính là đức hiệu của chân-tâm Tự-tánh, chỉ cần
quý vị nắm chắc điều này, thì quý vị nắm chắc tất cả. Chỉ cần quý vị chịu buông
xả, quý vị sẽ giống như ngài vậy, ba năm đến năm năm là được công phu thành phiến;
hay nói cách khác, quý vị chắc chắn được vãng sanh thế giới Cực Lạc.
Cả đời phải ghi nhớ, nhất định không thể đối đầu với người
khác. Đối đầu thì kết oán thù, đây là người ngu xuẩn nhất. Cho nên phải thật sự
có thể học được: Những người và việc gây khó dễ, không vui đối với chúng ta, đều
phải quên sạch sẽ. Họ kết thù với ta, ta không kết thù với họ; họ hủy báng ta,
ta không hủy báng họ, quý vị sẽ luôn vui vẻ. Tri ân báo ân, nhất định hóa giải
được oán thù, chúng ta làm tấm gương sáng. Mục tiêu của chúng ta là cầu nguyện
thế giới hòa bình, hy vọng người trên toàn thế giới đều có thể chung sống hòa
thuận, đều có thể tôn trọng lẫn nhau, kính yêu lẫn nhau. Chúng tôi làm rồi, thực
hiện thành công rồi, làm ở Toowoomba nước Úc, chúng tôi đã ở đó 13 năm, hiệu quả
hiện ra rõ rệt. Chính là mong muốn thành phố nhỏ này, mười mấy tôn giáo, hơn 80
chủng tộc, có thể giống như người một nhà vậy. Chúng tôi dẫn đầu, chính là dùng
sự chân thành, cung kính, toàn tâm toàn lực giúp đỡ người khác, nhận được sự khẳng
định, tín nhiệm của cư dân ở thành phố này. Chúng tôi đề xướng đoàn kết tôn
giáo, tôn giáo học tập lẫn nhau, tôn giáo phải vì xã hội mà hóa giải sự xung đột.
Tất nhiên là giữa các tôn giáo không thể xung đột, chúng ta xung đột rồi làm
sao khuyên được người khác? Chúng ta phải giống như người một nhà. Không thay đổi
tính chất của tôn giáo, chúng ta đến tôn giáo nào thì phải giữ quy tắc của tôn
giáo đó, dùng lễ nghi của tôn giáo đó, hoan hỷ. Chúng tôi khẳng định tôn giáo
là người một nhà, mọi người đều hoan hỷ, cho nên hiện nay đã đoàn kết rồi.
Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi, tôi dự định mười năm
sau mở trường Đại học Tôn giáo ở nước Úc, để nhiều tín đồ của các tôn giáo đều
là đồng học, đều học cùng một trường, chỉ là khoa ngành trong đó khác nhau, mỗi
tôn giáo lập một khoa ngành. Bây giờ đã bắt đầu, khởi động rồi. Bắt đầu làm từ
đâu? Giảng đường Đạo Đức. Chính là Giảng đường Đạo Đức ở Hoàng Hà, Triều Châu,
chúng tôi dùng kinh nghiệm ở nơi đó, dùng tài liệu giảng dạy, cách dạy ở đó để
thúc đẩy Toowoomba nước Úc. Mong rằng tất cả cư dân ở thành phố nhỏ này đều có
thể tiếp nhận giáo dục đạo đức, ai cũng làm người có đạo đức. Đây là bước thứ
nhất, mục tiêu của chúng tôi dự định là ba năm. Sau ba năm, thực hiện thành
công bước này rồi, nâng cao lên, nâng cao là tôn giáo chính thức ra mặt để dẫn
dắt, Trung tâm Hoạt động Đa nguyên Văn hóa, phải mở một Trung tâm Hoạt động.
Trung tâm Hoạt động này chính là nghiên cứu kinh giáo, ở đó học tập kinh giáo,
có thể thảo luận làm sao để giúp kinh giáo hiện đại hóa, bổn địa hóa, điều này
rất quan trọng. Chúng ta phải học tập tinh thần của tôn giáo, Đại sư Chương Gia
dạy tôi, trọng thực chất không trọng hình thức, hình thức thay đổi theo triều đại
không sao, bản chất không đổi, tinh thần không đổi. Trong việc này chúng tôi
lưu ý nhân tài, nếu như có thể tuyển chọn được 30, 50 người, chúng tôi mở Viện
Nghiên cứu, hợp tác với trường Đại học, trường Đại học có học vị, trường Đại học
rất vui lòng cho chúng tôi gia nhập. Chúng tôi đào tạo nghiên cứu viên, những
người này làm gì? Làm giảng viên của Trường Đại học Tôn giáo, khi tôi có được nhiều
giảng viên như vậy, thì tôi có thể mở Trường Đại học Tôn giáo rồi. Cho nên kỳ hạn
này của tôi mười năm hoàn thành. Xây trường rất dễ, có rất nhiều nhà doanh nghiệp
giúp tôi, bên đó có một nhà doanh nghiệp nghe nói đến tin này, anh ấy cung cấp
đất đai, anh ấy là chủ đất lớn bên đó. Tôi nói với
anh ấy cần 200, 300 mẫu đất (200, 300 mẫu Anh), tính theo Trung Hoa là khoảng
2000 mẫu, để làm trường học, anh ấy sẵn lòng cung cấp. Cho nên người có tâm tốt,
thật sự làm việc tốt, người nào cũng giúp quý vị. Ông trời giúp quý vị, quỷ thần
giúp quý vị. Nhất định phải biết điều này. Tuyệt đối không thể làm chuyện trái
lương tâm, làm chuyện trái với lương tâm thì quỷ thần đi rồi, yêu ma quỷ quái đến,
vậy thì quý vị gặp phiền phức rồi. Cho nên Nho Thích Đạo của Trung Hoa dung hợp,
trở thành vật dẫn của văn hóa Trung Hoa, thật sự quá viên mãn, có luân lý, có đạo
đức, có nhân quả, thiếu nhà nào cũng không được, đây là điều chúng ta không thể
không biết.
Bổn nguyện của A Di Đà Phật, chính là hy vọng tất cả chư
Phật đều có thể tuyên dương Pháp môn này, đều có thể giới thiệu Pháp môn này với
tất cả chúng sanh. Nếu không phải Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu, thì chúng ta
làm sao biết được có thế giới Cực Lạc? Cho dù tu hành ở nơi này, minh tâm kiến
tánh, điều gì cũng biết, nhưng không có ai nhắc nhở, thiếu sót rồi. Nếu như có
người nhắc đến thế giới Cực Lạc thì họ lập tức có thể nhìn thấy; không có người
nhắc thì họ thiếu sót rồi, họ không có duyên này. Cho nên duyên này quan trọng
biết mấy, quá quan trọng rồi. Chúng ta phải giúp Thích Ca Mâu Ni Phật, kinh mà
Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho chúng ta vào ba ngàn năm trước chính là
Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, ba bộ kinh này
chuyên giới thiệu thế giới Cực Lạc, chuyên giới thiệu A Di Đà Phật. Kinh Vô Lượng
Thọ là khái luận của thế giới ấy, giới thiệu chủ yếu về thế giới Cực Lạc, đã
nói hết tất cả phương diện. Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói về hai việc, một là
lý luận, hai là phương pháp, nói rất tuyệt vời. Nội dung của tiểu bổn Kinh A Di
Đà hoàn toàn tương đồng với đại bổn Kinh Vô Lượng Thọ, nhưng văn tự ít, tiện
cho việc đọc tụng, dùng để làm thời khóa sáng tối rất lý tưởng, đó là bản tinh
hoa chủ yếu, còn đây là bản nói tường tận, Thế Tôn nghĩ cho chúng ta rất chu
đáo. Hơn nữa, bộ Kinh Vô Lượng Thọ này là bộ kinh duy nhất mà năm xưa Thế Tôn
tuyên thuyết nhiều lần, Ngài không chỉ giảng một lần. Tất cả kinh, những quyển
kinh lưu lại hiện nay đều là giảng một lần, không có kinh nào giảng lại lần
hai, chỉ riêng Kinh Vô Lượng Thọ là tuyên giảng nhiều lần. Vì sao lại tuyên giảng
nhiều lần? Ngày nay chúng tôi hiểu được là bổn nguyện oai thần của A Di Đà Phật
gia trì, A Di Đà Phật hy vọng tất cả chư Phật sẽ giảng thường xuyên, giảng nhiều
lần bộ kinh này, người có duyên sẽ nhiều hơn, người vãng sanh nhiều hơn, người
thành tựu nhiều hơn. Chúng ta phải hiểu được điều này, phải lý giải được. Vì thế,
nguyện này vô cùng quan trọng.
Chúng ta bắt đầu xem từ trang 468, hàng thứ nhất, câu thứ
hai:
故本師釋尊於此穢土 “Cố Bổn sư Thích Tôn ư thử uế-độ” (Cho
nên Bổn Sư Thích Ca Thế Tôn ở cõi uế-độ này), uế-độ này, uế là ô nhiễm. Vậy hiện nay, quá khứ nói là
uế-độ, chúng ta đều nghi ngờ, đều nói rằng Phật nói hơi quá mức, thế giới này rất
tốt đẹp, sao lại nói là ô nhiễm? Ngày nay nhìn cõi uế-độ này thì không còn chút nghi ngờ nào nữa, thật sự là cả trái
đất đều bị ô nhiễm rồi. 稱揚讚歎阿彌陀佛,及其國土不可思議功德,令我得聞 “Xưng
dương tán thán A Di Đà Phật, cập kỳ quốc độ bất khả tư nghị công đức, linh ngã
đắc văn” (Xưng dương tán thán A Di Đà Phật và công đức không thể
nghĩ bàn của cõi nước ấy, khiến cho ta được nghe). Chúng ta may mắn, rất hạnh phúc khi được nghe, hoan hỷ
học tập, có thể hiểu rõ ràng, hiểu thấu suốt. 故讚曰:四十八願中,此願至要 “Cố tán viết: Tứ thập bát nguyện trung, thử nguyện
chí yếu” (Nên tán thán rằng: Trong 48 nguyện, nguyện này rất quan
trọng). Nguyện này quá quan trọng,
không có nguyện này thì cũng như không có người giới thiệu cho chúng ta, không
có người giảng giải cho chúng ta. Tuy là có thế giới Cực Lạc, nhưng chúng ta đều
bỏ lỡ rồi, cho dù biết cũng không cách nào vãng sanh. Vì vậy nguyện này của đức
Di Đà vô cùng quan trọng. 法藏求願名聞十方者,只為普攝十方一切眾生,往生極樂,究竟成佛 “Pháp Tạng cầu nguyện danh văn thập phương giả, chỉ vị phổ
nhiếp thập phương nhất thiết chúng sanh, vãng sanh Cực Lạc, cứu cánh thành Phật”
(Ngài Pháp Tạng cầu nguyện mười phương được nghe danh, chỉ
vì nhiếp hóa rộng khắp tất cả chúng sanh trong mười phương vãng sanh Cực Lạc, rốt
ráo thành Phật). Không phải vì điều
khác, không vì chính mình, mà vì tất cả chúng sanh.
Có người đến hỏi tôi, thủ tướng Najib Razak hiện giờ của
Malaysia, khi ông đang tranh cử thì hỏi tôi, ông có thể trúng cử không? Ông hỏi
tôi vấn đề này. Tôi liền nói với ông: “Toàn tâm toàn lực vì nhân dân phục vụ,
không vì chính mình thì ông sẽ trúng cử”. Ông hỏi vì sao? Ông là tín đồ Hồi
giáo, tôi nói Thánh A-la của các ông sẽ phù hộ ông, không chỉ Thánh A-la phù hộ
ông, mà tất cả thần thánh đều phù hộ cho ông, tổ tiên của tất cả nhân dân phù hộ
ông, tất nhiên là ông sẽ trúng cử. Nếu như ông vì sự thăng quan phát tài của
mình mà trúng cử rồi thì do trong mạng ông có, ông được trúng cử; nếu như ông vì nhân dân phục vụ thì trong mạng không có
cũng sẽ trúng cử. Ông nói: Tôi hiểu rồi. Ông ấy trúng cử rồi, phải luôn duy
trì, sau khi trúng cử đừng quên nhân dân, phải vì nhân dân phục vụ, đây mới là
người lãnh đạo tốt của quốc gia. Quốc gia có nhiều đảng phái, phe đối lập, tôi
liền nói với ông ấy: Không thể dùng từ phe đối lập, người khác nói phe đối lập
, ông không thể nói. Các ông vừa đối lập thì ai thiệt thòi? Nhân dân cả nước
thiệt thòi, nhân dân đau buồn biết bao, đáng thương biết mấy, sao ông có thể đối
lập? Phải làm thế nào? Đảng bằng hữu, đảng anh em, họ đưa ra ý kiến hay, các
ông trong chính phủ có thể nghiên cứu thi hành, họ đưa ra ý kiến, chúng ta làm.
Trong số họ có nhân tài, người thật sự tài giỏi, vì quốc gia phục vụ, mời họ
gia nhập nội các, đừng có thành kiến. Đó là phước của quốc gia và nhân dân, gia
hòa vạn sự hưng, nếu các chính đảng hài hòa với nhau thì nhân dân hạnh phúc rồi.
Ông có thể dẫn đầu để làm, người đầu tiên trên thế giới, sau này lịch sử sẽ ghi
tên ông. Phải dẫn đầu, nhất định phải hài hòa, gia hòa vạn sự hưng, quốc hòa
thì thiên hạ thái bình, nhất định phải có người dẫn đầu, tuy là quốc gia của
ông không lớn, nhưng có sức ảnh hưởng. Do đó, chúng tôi trở thành bạn tốt.
Tuyệt đối không hủy báng người khác, nhất định không phê
bình điều bất thiện của người khác, vẫn phải học tập, phải thật sự làm được ẩn
ác dương thiện, những điều tốt của chính đảng khác thì chúng ta tuyên dương,
khuyên bản thân chúng ta học tập họ, vậy thì đúng rồi. Bản thân chúng ta có lỗi
lầm, người khác nêu ra, chúng ta phản tỉnh, có sai thì sửa lại, không có thì để
răn mình, tiếp nhận, cảm ơn. Quý vị làm như vậy thì sao không thành công được! Quý vị sẽ thuận buồm xuôi gió. Đây là người tốt, chúng
ta khuyên bảo họ, họ có thể tiếp nhận. Vấn đề nêu ra, quan tâm đến dân tộc của
các quốc gia, quan tâm đến dân sinh của quốc tế là việc tốt, tất nhiên chúng ta
phải tận hết những điều mình biết, khả năng của mình để giúp đỡ họ. Hy vọng quốc
gia với quốc gia chung sống hòa bình, đối đãi bình đẳng, chính đảng với chính đảng,
chủng tộc với chủng tộc, tôn giáo với tôn giáo đều có thể chung sống hòa thuận,
đối đãi bình đẳng, phải thường xuyên qua lại, thường xuyên học tập lẫn nhau,
nâng đỡ nhau, thì thế giới này sẽ tốt đẹp, trái đất này có thể trở thành thái
bình thịnh thế.
Ngày xưa, thái bình thịnh thế chỉ trong quốc gia này, là
một địa phương, hiện nay chúng tôi phải làm thái bình thịnh thế trên toàn cầu.
Có được không? Được. Đây không phải là vũ lực, đây là văn hóa, Trung Hoa có những
điều này, Joseph Toynbee, Russell đều vô cùng ca ngợi, tôi nhìn thấy rất hoan hỷ.
Hiện nay có một thứ cụ thể xuất hiện rồi, là “Quần Thư Trị Yếu” – bảo điển trị
quốc của Đường Thái Tông. Bộ sách này, Russell và Joseph Toynbee đều chưa nhìn
thấy, nếu như họ nhìn thấy bộ sách này thì sẽ khen ngợi không ngớt, nhưng họ
không nhìn thấy, bây giờ phát hiện ra rồi. Tôi nghe nói chủ tịch Tập Cận Bình mỗi
ngày đều đọc bộ sách này. Tôi còn biết trên thế giới này cũng có một số lãnh đạo
quốc gia, hằng ngày đều đọc bộ sách này. Bản họ đọc là bản phiên dịch sang tiếng
Anh, chúng tôi vẫn muốn tiến thêm một bước, hiện nay đang làm, đã bắt đầu rồi,
phiên dịch thành tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, ở Nam Dương thì phiên
dịch thành tiếng Mã Lai, có người đang làm rồi. Hy vọng có thể phiên dịch thành
các ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới để lưu truyền trên toàn thế giới, vậy
thì chúng ta sẽ có chung nhận thức, cách nghĩ, cách nhìn của chúng ta sẽ nhất
trí, có một tiêu chuẩn thì thế giới sẽ đại đồng.
Phương pháp này được Joseph Toynbee nhìn ra rồi, sau thế
chiến thứ hai thì Joseph Toynbee tuổi tác đã lớn, năm 1975 ông qua đời, qua đời
vào lúc 85 tuổi. 5 năm cuối đời, 5 năm sau 80 tuổi, gần như mỗi ngày đều nghĩ
làm sao để giúp thế giới này, giúp người trên trái đất có thể tiếp tục sinh tồn,
sống một cuộc sống hạnh phúc. Thật sự là Bồ-tát, không phải là Bồ-tát giả. Cho
nên ông liền nghĩ đến Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Hoa, ông
biết rất rõ đoạn lịch sử này. Ba triều đại của Trung Hoa không thống nhất về
chính trị, văn hóa thì thống nhất rồi, đặc biệt là đời nhà Chu, thực hiện rất
thành công. Đến Xuân Thu Chiến Quốc là loạn thế, 500 năm loạn thế, cuộc sống của
mọi người rất thống khổ. Sau đó giải quyết như thế nào? Tần Thủy Hoàng đánh bại
sáu nước, dùng vũ lực để thống nhất. Nhưng dùng vũ lực có thể được thiên hạ, chứ
không thể trị thiên hạ, cho nên 15 năm thì mất nước, nhà Hán lên thay thế. Nhà
Hán đã kiến lập chế độ văn hóa, từ đó về sau Trung Hoa duy trì mãi đến ngày hôm
nay cũng là đại nhất thống. Vì vậy, Joseph Toynbee liền nghĩ đến, muốn hóa giải
chiến tranh hạt nhân lần thứ ba, phương pháp hữu hiệu duy nhất chính là thống
nhất trái đất.
Ai thống nhất? Ông là người Anh, ông từng nói: Thế kỷ 19
là của người Anh, thế kỷ 20 là của người Mỹ, thế kỷ 21 là của người Trung Hoa.
Người Trung Hoa nghe rồi thế nào? Đừng vui mừng, nghe rồi rất vui mừng, nhưng bằng
cách nào? Ai sẽ nghe lời quý vị? Đây là sự thật. Cần văn hóa Trung Hoa, Quần
Thư Trị Yếu là phương pháp tốt nhất. Chúng tôi đã làm thực nghiệm rồi, đó chính
là bản dịch sang tiếng Anh của quyển sách này, chúng tôi ở Liên hiệp quốc gửi
cho Đại sứ đại diện của mỗi quốc gia, tổng cộng 195 đơn vị, chẳng có đơn vị nào
không hoan hỷ. Tin tức này tốt, không có người nào phản đối, nhìn thấy đều như có
được bảo vật vậy, đây là tin vui, khiến chúng ta sanh khởi tín tâm. Việc hiện
nay chúng ta cần làm là gì? Phải nghiêm túc học Hán tự văn ngôn văn của Trung
Hoa, giảng rõ ràng, giảng tường tận, giảng thấu triệu về quyển Quần Thư Trị Yếu
này, khiến cho mỗi quốc gia phiên dịch ra đều là bản hay nhất, không dịch sai ý
nghĩa, khiến cho người trên toàn thế giới đều có thể học tập, đều có thể y theo
bộ sách này để tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Chữ “bình” trong bình
thiên hạ là đối đãi bình đẳng, chung sống hòa thuận, tất cả quốc gia trong
thiên hạ đều đối đãi bình đẳng, chung sống hòa thuận thì sẽ thực hiện được, người
Trung Hoa phải dẫn đầu. Nếu như không học Ngũ luân, Ngũ thường, Tứ duy, Bát đức,
sao quý vị có thể dẫn đầu việc này được chứ?
Những năm nay chúng tôi tổ chức hoạt động ở Liên hiệp quốc
rất vất vả, tôi hy vọng năm sau có thể do Trung Hoa dẫn đầu, để chúng tôi tổ chức
hoạt động ở Liên hiệp quốc. Mười năm trước, năm 2006, lần đầu tiên tôi ở Liên
hiệp quốc, là Thái Lan đứng ra tổ chức, cũng mời tôi làm người tổ chức, cho nên
chúng tôi mới có cơ hội báo cáo ở Liên hiệp quốc. Những
năm nay, Sri Lanka, họ ở Liên Hiệp Quốc tổ chức hoạt động lễ Phật đản, mời
chúng tôi, chúng tôi cũng theo đó tổ chức vài lần, năm nay vẫn lấy đó làm chủ.
Chúng tôi nghĩ những điều tốt của Trung Hoa, thật sự có thể giúp thế giới hóa
giải xung đột, xúc tiến sự an định hài hòa, muốn báo cáo những tư liệu này ở
Liên hiệp quốc. Đầu tiên, tôi nhớ đến thực nghiệm về nước của
Tiến sĩ Masaru Emoto ở Nhật Bản, ông đã báo cáo rất nhiều lần ở Liên Hiệp
quốc, chúng tôi cũng muốn làm một lần, dùng một giờ đồng hồ. Đây là khoa học chứng
minh, chứng minh điều gì? Ý niệm của con người, khởi tâm động niệm ai biết được?
Đừng tưởng rằng mọi người không biết, nước biết.
Tiến sĩ Hew Len ở Mỹ đã đến đây thăm tôi, ông dùng ý
nghĩ, ý niệm để trị bệnh, những năm nay đã trị khỏi cho hàng ngàn người, đều là
bệnh nan y, bệnh viện không còn cách chữa trị, ông chữa trị, dùng ý niệm. Ông đến
thăm tôi, tôi liền thỉnh giáo ông, ông căn cứ vào lý luận nào? Ông nói với tôi,
tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh trong Kinh Vô Lượng Thọ của chúng ta. Tôi hỏi
ông dùng phương pháp nào? Điều kiện mà ông cần, chính là họ tên của người bệnh,
thứ nhất là họ tên người bệnh; thứ hai là ngày tháng năm sinh của người bệnh; thứ
ba là nơi ở hiện tại của người bệnh; thứ tư là bệnh án, nói bệnh án mà họ đã
khám cho ông biết. Không cần gặp mặt, người bệnh này ở Mỹ, ông ở Hong Kong có
thể trị cho họ. Trị như thế nào? Quán tưởng, đây là phương pháp trong Phật
giáo, quán tưởng, quán tưởng bệnh nhân với mình thành một thể. Là ai bị bệnh vậy?
Bản thân tôi bị bệnh này, liền một lòng một dạ trị bệnh cho mình, trị khỏi bệnh
của mình rồi, bệnh của người kia liền hết, họ đi kiểm tra lại, không còn bệnh nữa.
Phương pháp chữa trị, quán tưởng bệnh nhân với mình là một thể, bộ phận và tế
bào nào mang bệnh (đa phần là có tế bào ung thư), ông dùng quán tưởng, dùng tâm
thanh tịnh quán tưởng, làm cho tất cả những tế bào mang bệnh này đều hồi phục
bình thường, một ngày dùng 30 phút, một tháng thì có hiệu quả rồi, kiểm tra lại,
không còn bệnh nữa, thật sự không còn nữa. Trị khỏi cho hàng ngàn người, không
phải là ngẫu nhiên.
Phương pháp ông dùng cũng có bốn câu kệ, cần nơi rất yên
tĩnh, kết nối với tế bào mang bệnh của bản thân, nói tiếng “tôi xin lỗi”, vì
sao vậy? Bởi không chăm sóc tốt cho các bạn, để các bạn đã nhiễm mầm độc, “tôi xin
lỗi”; “xin tha thứ”, dùng tâm chân thành thì đối phương sẽ tiếp nhận; tiếp nhận
chính là “cám ơn bạn, tôi yêu bạn”. Chính là 12 chữ này, bốn câu: “Tôi xin lỗi,
xin tha thứ, cám ơn bạn, tôi yêu bạn”, cứ luôn đọc bốn câu này, giống như trì
chú vậy, đọc 30 phút, mỗi ngày một lần, 30 ngày thì có hiệu quả, bệnh của đối
phương không còn nữa. Cho nên ông ở đây, đến phòng ghi hình của tôi để tham
quan, ông nói với tôi: Chúng ta khởi tâm động niệm không chỉ là nước biết, mà
cái bàn biết, cái ghế biết, trần nhà biết, bức tường biết, nền nhà cũng biết,
quý vị gạt được ai? Điều đó trong Phật pháp nói là: 一切法從心想生 “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh” (Tất cả
pháp từ tâm tưởng sanh), cho
nên tâm biết hết tất cả pháp. Chân-tâm biết, vọng-tâm
không biết, vọng-tâm mê hoặc điên đảo, chân-tâm không mê, cho nên chân-tâm
biết tất cả. Chúng ta liền hiểu được, Phật biết, tất cả chư Phật đều biết, Bồ-tát
biết, A-la-hán biết, quý vị gạt được ai?
Tâm hành của quý vị bất thiện, quả báo ở ba đường ác, biến
thành súc sanh, biến thành ngạ quỷ, đọa địa ngục, nhìn thấy rõ ràng sáng tỏ,
quý vị ở nơi đó chịu nghiệp báo. Đến nơi đó rất dễ, bước ra thì rất khó, cần phải
đợi đến khi tội nghiệp của quý vị tiêu hết. Cho nên ba đường ác là tiêu ác nghiệp,
ba đường thiện là tiêu thiện nghiệp, chức năng của nó là bình đẳng. Thiện ác,
trong chân-tâm không có thiện ác. Đây là nói với chúng ta, chúng ta hành thiện
đừng để trong tâm, để trong tâm thì cảm được quả báo ba đường thiện, vậy thì hỏng
rồi. Hành thiện như thế nào? Không để trong tâm, không để trong tâm thì vượt
qua, điều này đúng, quý vị vượt khỏi rồi. Mục đích của chúng ta là phải thoát
khỏi lục đạo luân hồi, đừng làm chuyện lục đạo nữa. Cho nên ba đường ác tiêu tội
nghiệp cũng không để trong tâm, hành thiện trong ba đường thiện cũng không để
trong tâm, thiện ác đều không để trong tâm. Trong tâm để gì? Để A Di Đà Phật là
tốt nhất, đây là công đức không gì sánh bằng của Tịnh tông.
Phương pháp này quá tốt rồi, ngài Hải Hiền làm cho chúng ta xem, lão Hòa thượng Hải Khánh làm cho chúng ta xem, còn có mẹ
của ngài Hải Hiền. Quý vị xem bà 86 tuổi vãng sanh tự tại biết mấy, biết trước
ngày giờ. Đến hôm vãng sanh, gọi con gái về, gọi cả cháu gái về, vì sao vậy? Biểu
diễn vãng sanh cho họ xem. Trước khi vãng sanh, đích thân mình xuống bếp gói sủi
cảo, sau khi ăn xong, mọi người đều hoan hỷ, bà ngồi xếp bằng trên ghế, nói với
mọi người: “Tôi đi đây”, thì thật sự đi rồi. Ai có thể làm được? Đây là gì? Một
nữ chúng tại gia niệm A Di Đà Phật cả đời, không phải là người phàm, ra đi tự tại
biết bao, cả đời cũng sống những ngày tháng rất cực khổ, đều là làm tấm gương
cho người học Phật chúng ta.
Do đó, công đức của danh hiệu A Di Đà Phật không thể nghĩ
bàn. Chúng ta đọc luôn đoạn văn phía sau: 若無此願,則十念必生之願便同虛設 “Nhược vô thử nguyện, tắc thập niệm tất sanh chi
nguyện tiện đồng hư thiết” (Nếu không có nguyện này, thì nguyện mười niệm chắc chắn
vãng sanh chỉ như nguyện suông), không
có nguyện này, thì không có ai biết mười niệm chắc chắn vãng sanh, có nguyện
này, mọi người mới biết được, 蓋聞名方能持名 “cái
văn danh phương năng trì danh” (vì nghe danh mới có thể trì danh). Nguyện mười niệm chăc chắn vãng sanh, cha của tổng giám
đốc Tạ ở Triều Châu gần đây nhất, là mười niệm ắt vãng sanh, làm minh chứng cho
chúng ta. Người này cả đời chưa từng niệm Phật, tuy là
con trai đã làm nhiều việc tốt như thế, tất nhiên là công đức của việc tốt
này gia trì cho ông. Khi ông lâm chung, tổng giám đốc Tạ rất lo lắng, cha mình
cả đời không niệm Phật, làm sao có thể vãng sanh? Khuyên ông ông cũng không
nghe. Một giờ đồng hồ sau cùng, anh khuyên cha mình, thật sự có thế giới Cực Lạc,
cha anh ấy gật đầu, không phản đối; thật sự có A Di Đà Phật, cha anh ấy cũng gật
đầu. Anh ấy khuyên cha mình, chúng ta cùng nhau niệm A Di Đà Phật, ông niệm
theo, niệm vài tiếng thì ông đi rồi, mười niệm. Tướng lành khi ra đi rất tốt,
tay mềm mại, ba ngày rồi tay vẫn mềm mại, bởi vì mọi người đến sờ tay của ông.
Tướng [lành] đó, anh ấy nói với tôi ít nhất đã độ được mấy ngàn người, để mọi
người nhìn thấy, quý vị chẳng thể không phục, quý vị chẳng thể không tán thán,
Pháp môn này của A Di Đà Phật thật sự không thể nghĩ bàn. Không có trường hợp
như vậy thì rất khó nói, ông biểu diễn rõ ràng trước mắt cho quý vị xem. Ông là
người tốt, nhưng không học Phật, tuy là con trai kiền thành, nhưng con trai học
là chuyện của con trai, ông không học, ông không niệm Phật. Một giờ sau cùng
khi lâm chung đã tiếp nhận, ông niệm theo, thật sự vãng sanh rồi. Tổng giám đốc
Tạ nói với tôi, có người nhìn thấy Phật quang, nhìn thấy hoa sen, ông thật sự
vãng sanh rồi.
又《會疏》解稱歎我名曰:稱我名者,此有三義:一、諸佛稱揚彼佛德號 “Hựu Hội
Sớ giải xưng thán ngã danh viết: Xưng ngã danh giả, thử hữu tam nghĩa: Nhất,
chư Phật xưng dương bỉ Phật đức hiệu” (Sách Hội Sớ lại giải
thích câu “xưng tán danh hiệu của con” là: Xưng danh của con, ở đây có ba
nghĩa: Thứ nhất, chư Phật xưng dương danh hiệu công đức của vị Phật ấy), tất cả chư Phật đều xưng tán A Di Đà Phật. 二、諸佛咨嗟稱名之人 “Nhị,
chư Phật tư ta xưng danh chi nhân” (Thứ hai, chư Phật ca ngợi người xưng danh), “tư ta” là ca ngợi, chư Phật ca ngợi người xưng danh, mỗi
người niệm Phật chúng ta đều là xưng danh, 如彼小經 “như bỉ tiểu kinh” (như quyển tiểu kinh ấy), tiểu kinh chính là Kinh A Di Đà, trong Kinh A Di Đà
nói: 六方諸佛證誠護念稱名之人 “Lục phương chư Phật chứng thành hộ niệm xưng danh chi
nhân” (Chư Phật sáu phương thật sự chứng minh hộ niệm cho người
xưng danh). 三、諸佛亦咨嗟 “Chư Phật
diệc tư ta” (Thứ ba, chư Phật cũng tán thán), chính là tán thán lẫn nhau. Cho nên, nếu muốn Phật pháp
hưng, chỉ tăng tán thán tăng, có đạo lý, nói là 亦自稱彼佛名 “diệc tự
xưng bỉ Phật danh” (cũng tự
xưng danh vị Phật ấy). Tiếp theo lại nói: 三世諸佛,依念彌陀三昧,成等正覺故 “Tam thế chư Phật, y niệm Di Đà tam-muội, thành Đẳng
Chánh-giác cố” (Chư Phật ba đời, nương vào niệm Di Đà tam-muội, thành Đẳng
Chánh-giác). 此表諸佛稱歎之義有三:一、諸佛讚歎彼佛聖號 “Thử biểu chư Phật xưng thán chi nghĩa hữu tam: Nhất, chư
Phật tán thán bỉ Phật thánh hiệu” (Điều này nêu rõ chư Phật xưng thán có ba nghĩa:
Thứ nhất, chư Phật tán thán thánh hiệu của vị Phật ấy). Tất cả chư Phật đều niệm A Di Đà Phật, đều xưng tán A
Di Đà Phật. 二、諸佛讚歎一切稱念彌陀名號之人 “Nhị,
chư Phật tán thán nhất thiết xưng niệm Di Đà danh hiệu chi nhân” (Thứ
hai, chư Phật ca ngợi tất cả những người xưng niệm danh hiệu của đức Di Đà). Câu này quan trọng, là thật, không phải giả, quý vị niệm
danh hiệu A Di Đà Phật, không chỉ là A Di Đà Phật ca ngợi quý vị, mà tất cả chư
Phật đều ca ngợi quý vị. Một người được sự ca ngợi của tất cả chư Phật không dễ
chút nào, chỉ có người chân chánh niệm Phật, họ được chư Phật ca ngợi. 三、諸佛本身亦稱念彌陀聖號,依念佛三昧圓成佛果 “Tam, chư Phật bổn thân diệc xưng niệm Di Đà thánh hiệu,
y niệm Phật tam-muội viên thành Phật quả” (Thứ ba, bản thân chư Phật cũng xưng niệm thánh
hiệu đức Di Đà, nương vào niệm Phật tam-muội để viên thành Phật quả). Những lời này, câu nào cũng là lời chân thật, chúng ta
tuyệt đối không thể nghi ngờ. Quý vị nghe hiểu những câu này rồi, quý vị thật
làm, đời này quý vị có được phước báo rất lớn, thật sự là công đức viên mãn, nhất
định được vãng sanh Tịnh-độ. Được vãng sanh Tịnh-độ, được cứu cánh vui, lìa cứu
cánh khổ, Thế Tôn, chư Phật độ chúng sanh liền đạt đến rốt ráo viên mãn, tiến cử
quý vị đến thế giới Cực Lạc. Bên đây tiến cử, A Di Đà Phật ở bên đó hoan
nghênh, không thể bỏ lỡ cơ hội này, bỏ lỡ thì quá đáng tiếc. Được rồi, thời
gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.
(Hết tập 181)
Nguyện
đem công đức này
Hướng về
khắp tất cả
Đệ tử
cùng chúng sanh
Sớm
sanh nước Cực Lạc
Chóng
viên thành Phật quả
Rộng độ
khắp chúng sanh.
Nam Mô
A Di Đà Phật.