TỊNH ĐỘ ĐẠI
KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
PHẨM THỨ 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN
Phát Thệ Nguyện Rộng Lớn
Tập 201
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật
Đà Hồng Kông.
Thời gian:
Ngày 21 tháng 6 năm 2015.
Ban biên dịch: Hoa Tạng Huyền Môn.
Dịch giả: Diệu Hiệp.
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào chư vị Pháp sư,
chư vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: A-xà-lê
tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật
Đà, lưỡng túc trung tôn; quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn; quy y Tăng Già, chư
chúng trung tôn. (3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa
Chú, trang 511, đếm ngược đến hàng thứ tư, khoa phán 庚十、香光普攝 “Canh thập: Hương quang
phổ nhiếp” (G10 – Hương quang phổ nhiếp), tiếp theo là nguyện thứ
42: 徹照十方願 “Triệt chiếu thập phương nguyện” (Nguyện soi thấu mười
phương), nguyện thứ 43: 寶香普薰願 “Bảo hương phổ huân nguyện”
(Nguyện hương báu xông khắp). Chương này, chương thứ
21, có hai nguyện. Mời xem Kinh văn:
【我作佛時。所居佛剎。廣博嚴淨。光瑩如鏡。徹照十方無量無數。不可思議。諸佛世界。眾生睹者。生希有心。若不爾者。不取正覺。】 “Ngã tác Phật thời,
sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập
phương, vô lượng vô số, bất khả tư nghị chư Phật Thế giới. Chúng sanh đổ giả,
sanh hi hữu tâm. Nhược bất
nhĩ giả, bất thủ Chánh-giác” (Khi con thành Phật, cõi Phật con ở, rộng lớn trang nghiêm thanh tịnh,
quang minh trong suốt như gương,
soi thấu mười phương vô lượng vô số không thể nghĩ bàn Thế giới của chư Phật. Chúng
sanh nhìn thấy, sanh tâm hi hữu. Nếu không được như thế, thì con không giữ ngôi
Chánh-giác).
Chúng ta xem Chú Giải của
Niệm lão. Mặt trước, nguyện thứ 42: Soi
thấu mười phương. 廣博者,寬闊無邊。嚴淨者,莊嚴清淨。光瑩者,光明晶瑩 “Quảng bác giả,
khoan khoát vô biên. Nghiêm tịnh giả, trang nghiêm thanh tịnh. Quang oánh giả,
quang minh tinh oánh” (Quảng bác là rộng lớn vô biên. Nghiêm tịnh là trang nghiêm thanh tịnh. Quang
oánh là quang minh trong suốt). Quang là bản thân mình phóng quang, đây gọi là quang; minh là quang
khởi tác dụng, có thể soi cảnh giới, đây gọi là minh. Hai chữ quang minh này, đều
đã nói ra hết thể và dụng rồi. Đây là thế giới, thế giới ấy phóng quang. Ở thế
giới này của chúng ta, mặt trời của chúng ta phóng quang, mặt trời là quả cầu lửa,
ánh sáng của nó là [nhờ] sự đốt cháy. Nhà khoa học nói với chúng ta, [đó là] sự
đốt cháy hạt nhân, cũng giống như bom hạt nhân nổ tung vậy, uy lực lớn mạnh,
chúng ta không cách nào tưởng tượng được. Tinh cầu cách xa như thế, [mà] ánh
sáng chiếu đến trái đất vẫn có nhiệt độ rất cao. Những tinh cầu như mặt trời, không
cần nói khắp pháp giới hư không giới, mà chỉ nói đến Thế giới Ta Bà của Thế Tôn,
[trong] Tam thiên Đại thiên thế giới, quả cầu lửa như vậy đã nhiều vô số kể. Nhà Thiên Văn học nói với
chúng ta, buổi tối, chúng ta mở mắt ra, nhìn thấy ngôi sao trên trời đều là mặt
trời. Vì sao vậy? [Nếu] bản thân nó không phóng ánh sáng thì chúng ta không thể
thấy được nó, không thấy được, chỉ nhờ vào bản thân nó phóng ánh sáng, chúng ta
mới có thể nhìn thấy. Bản thân không phóng ánh sáng, tinh cầu mà chúng ta có thể
nhìn thấy, chính là hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
Thời đại xa xưa, mọi người
đều có thể biết được, có kim mộc thủy hỏa thổ, trái đất, mặt trăng, những thứ
này đều không phóng ánh sáng, mà bị phản xạ ánh sáng của mặt trời. Những ngôi
sao phản chiếu ánh sáng ấy, sự quan sát của người xưa cũng không thể nghĩ bàn,
người xưa không có thiết bị nhưng cũng rất thông minh, vì sao vậy? Nhìn thấy những
ngôi sao ấy, vị trí của nó trên bầu trời bất định, nó có tính chu kỳ, cho nên
suy đoán ra những ngôi sao này chuyển động. Những ngôi sao phóng ánh sáng thì bất
động, cho nên gọi đó là hằng tinh, không thấy được dấu vết chuyển động của nó.
Thật ra nó chuyển động, nó cách chúng ta quá xa, tuy tốc độ chuyển động rất lớn,
nhưng chúng ta không nhìn thấy. Trong cuộc đời của chúng ta, đời người sống 100
năm, khoảng cách chuyển động của chúng trong 100 năm rất nhỏ rất nhỏ, chúng ta
không dễ gì phát giác. Thiên Văn học hiện nay tiến bộ, có rất nhiều thiết bị, [nên]
phát hiện ra, biết được sự tự chuyển động của một số tinh cầu, chu kỳ chuyển động
của chúng, có thể thấy được một số, nhưng vẫn là số ít. So sánh điều này với Thế
giới Cực Lạc, thì Thế giới Cực Lạc quá thù thắng rồi, có thể không đến nơi đó
sao? Chẳng thể không đến.
Niệm một lần Kinh Vô Lượng
Thọ thì tăng thêm một phần nguyện vọng vãng sanh, tín tâm đối với Thế giới Cực
Lạc, đối với A Di Đà Phật cũng tăng thêm một phần, ngày hôm nay của chúng ta sẽ
không trôi qua vô ích. Mong rằng tín tâm này dữ nhật câu tiến, hằng ngày đều có
tiến bộ, nguyện tâm của ngày sau kiên cố hơn ngày trước, quyết định cầu sanh Tịnh
Độ. Đọc bộ Kinh này, học tập bộ Kinh này chính là nhớ nghĩ quê nhà, Thế giới Cực
Lạc là quê nhà của chúng ta. A Di Đà Phật là chỗ dựa của chúng ta, người thân
đáng tin duy nhất, còn thân hơn cả cha mẹ, mối quan hệ của chúng ta với A Di Đà
Phật, là quan hệ thầy trò, chúng ta gọi ngài là Bổn sư. Vì vậy phải niệm Kinh
này mỗi ngày, phải học giáo mỗi ngày, một ngày không học thì một ngày xa cách rồi,
xa cách thì rất dễ bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu. Người niệm Phật nhiều, mà
người vãng sanh ít, nguyên nhân do đâu? Chính là ở chỗ này, tâm tín nguyện
không kiên định, luôn bị cảnh giới sáu trần bên ngoài quấy nhiễu, quấy nhiễu
thì quý vị không thể tiến bước, không thể tiến bước chính là thoái chuyển. Cho
nên, mỗi ngày chúng ta tiến thì ít mà lui thì nhiều, đây chính là nguyên nhân
không thể vãng sanh.
Thật sự vãng sanh, buông
xuống thân mạng này của chúng ta thôi, đừng quan tâm đến thân thể nữa, nhất tâm
xưng niệm, hoàn toàn cầu Phật Bồ-tát gia trì, bệnh tật tự nhiên sẽ khỏi, trường
hợp này rất nhiều. Chúng tôi chính mắt nhìn thấy, chính tai nghe được, ở thời đại
này của chúng ta, những năm gần đây nhất, nhất tâm niệm Phật, tật bệnh gì cũng
được niệm khỏi, chẳng phải không có. Vì sao bản thân chúng ta [niệm] không hiệu
quả? Vì điều kiện của bản thân chúng ta không đầy đủ, đó chính là vẫn bị cảnh
giới bên ngoài quấy nhiễu. Nó quấy nhiễu, chúng ta thật sự tiếp nhận, luyến tiếc
thân thể này, luyến tiếc hoàn cảnh sinh sống, luyến tiếc mọi sự nghiệp trước mắt,
vấn đề xuất hiện ở chỗ này, không buông xuống. Thật sự buông xuống thì hiệu quả
không thể nghĩ bàn, người khác có thể đạt được, chúng ta cũng sẽ đạt được, nhất
định phải có tín tâm kiên định.
Chúng ta xem tiếp bên dưới,
徹照,無微不顯,無遠不見 “triệt chiếu, vô vi bất
hiển, vô viễn bất kiến” (triệt chiếu là không vật nhỏ nào không hiện,
không chỗ xa nào không thấy), đây gọi là triệt chiếu. Thế giới vi mô, không
vật nhỏ nào không hiện; không chỗ xa nào không thấy, là vũ trụ vĩ mô. Nhà Vật
lý học hiện nay thật sự là đi theo hai hướng cực đoan, một bên đi hướng Thiên
Văn, không chỗ xa nào không thấy, một bên đi hướng Cơ học Lượng tử, không vật
nhỏ nào không hiện, đây là trước mắt chúng ta nhìn thấy nhà khoa học phát triển
theo hai phương hướng. 希有 “Hi hữu”, Niệm lão trích dẫn
Kinh Niết Bàn, trong Kinh Niết Bàn nói: 譬如水中,生於蓮花,非為希有 “Thí như thủy trung,
sanh ư liên hoa, phi vi hi hữu” (Ví như trong nước, sanh ra hoa sen, chẳng phải
là hi hữu). Không hi
hữu, trong nước tự nhiên sanh ra hoa sen. Nếu như nói 火中生者,是乃希有 “hỏa trung sanh giả, thị nãi hi hữu” (sanh ra trong lửa, mới là hi hữu), hoa sen này không phải sanh ra trong nước,
mà sanh ở trong lửa, đó gọi là hi hữu, đây là dùng ví dụ. 極樂國土,莊嚴清淨。光潔如鏡,照見十方 “Cực Lạc quốc độ, trang nghiêm thanh tịnh. Quang khiết như kính, chiếu
kiến thập phương” (Cõi nước
Cực Lạc, trang nghiêm thanh tịnh, sáng bóng như gương, soi thấy mười phương). Thế giới Cực Lạc, đó là nơi thù thắng, ở chỗ
này Thế Tôn nói với chúng ta, lời này là do Thích Ca Mâu Ni Phật nói. Thế giới
Cực Lạc trang nghiêm thanh tịnh, quang, quang minh, thanh khiết, giống như tấm
gương, soi thấy mười phương. Bất luận ở nơi nào, trong hàng cây báu, hoặc trong
ao sen bảy báu, trong tất cả vạn vật đều có thể soi thấy mười phương thế giới.
Tiếp theo nêu ra những lời
trong Quán Kinh đã nói, 如《觀經》中 “như Quán Kinh trung” (như trong Quán Kinh), trong Quán Kinh nói, 大勢至菩薩天冠有五百寶華 “Đại Thế Chí Bồ-tát
thiên quan hữu ngũ bách bảo hoa” (trên mũ của Bồ-tát Đại Thế Chí có năm trăm hoa
báu), mũ mà Bồ-tát Đại Thế Chí đội, chiếc mũ ấy có năm trăm
hoa báu, 一一寶華 “nhất nhất bảo hoa” (mỗi một hoa báu), mỗi đóa hoa báu, 有五百寶臺 “hữu ngũ bách bảo đài” (có năm trăm đài báu), 一一臺中,十方諸佛淨妙國土廣長之相,皆於中現 “nhất nhất đài trung, thập
phương chư Phật tịnh diệu quốc độ quảng trường chi tướng, giai ư trung hiện” (trong mỗi đài báu, tướng
cõi nước rộng lớn thanh tịnh vi diệu của chư Phật mười phương đều hiện ở trong
đó). Mũ mà Bồ-tát Đại Thế Chí đội là thiên quan, ở trong chiếc
mũ hoa báu ấy có thể nhìn thấy cõi nước của tất cả chư Phật trong mười phương
ba đời quá khứ hiện tại vị lai, đều hiện tướng ở trong đó, đều thấy được, mà
còn nhìn thấy rất rõ ràng. Đến Thế giới Cực Lạc, sao có thể không khai mở trí
huệ? Sao có thể không thành Phật đạo? Hiện tượng này chưa từng nghe nói trong
mười phương thế giới.
故知彼土,小大相容,廣狹無礙。一毛一塵,悉皆映照十方 “Cố tri bỉ độ, đại
tiểu tương dung, quảng hiệp vô ngại. Nhất mao nhất trần, tất giai ánh chiếu thập
phương” (Nên biết cõi ấy, lớn nhỏ dung nhau, rộng hẹp vô ngại.
Một sợi lông một bụi trần, thảy đều phản chiếu mười phương). Mao là mỗi một sợi lông tơ trên cơ thể của
chúng ta, trần là hoàn cảnh bên ngoài. Mỗi một hạt bụi nhỏ đều có công đức soi
thấy của quang minh. Cho nên đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, ở mọi lúc mọi nơi,
quý vị nhìn thấy được mười phương thế giới, vừa rồi đã nói, trong mười phương
bao gồm ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai, quý vị thấy được toàn bộ. Những chúng sanh ấy nói
chuyện, quý vị đều nghe được. Những chúng sanh nào có duyên với mình, quý vị đều
thấy rõ, có duyên là họ chịu nghe lời, quý vị có thể giúp họ vãng sanh Thế giới
Cực Lạc. Không có duyên, quý vị đến tiếp dẫn họ giáo hóa họ, họ không để trong
tâm, xem như không có gì. Cho nên nói Phật không độ chúng sanh không có duyên,
nhưng Phật quan tâm họ, âm thầm bảo hộ họ, gia trì họ, đây là sự lưu lộ tự
nhiên từ tâm đại từ đại bi của Phật. Đối với chúng sanh không có duyên cũng như
vậy, huống chi là [chúng sanh] có duyên?
Chúng ta muốn phát tâm lớn,
rộng độ chúng sanh, tâm có dư nhưng sức chẳng đủ, không làm được. Hôm nay chúng
ta thấy được Thế giới Cực Lạc, nhìn thấy quyển sách này, những gì trong quyển
sách này nói quý vị đều nhớ rõ, quý vị đều thấy rõ, đều nghe rõ, tự nhiên sẽ
nghĩ đến chúng sanh có duyên trong mười phương thế giới, họ vẫn chưa gặp được Pháp
môn này. Không gặp được Pháp môn này, học Phật, con đường thông thường, 84 ngàn
Pháp môn, vô lượng kiếp mới có thể thành tựu. Nếu biết được Pháp môn này, thì không
có một người nào không thành tựu trong một đời, sự trợ giúp này rất lớn, công đức
và lợi ích này cũng không thể nghĩ bàn, không thể nghĩ bàn chính là không cách
nào tưởng tượng được. Đây đều là sự thật, đây không phải là giả. Chúng ta dùng
thời gian hữu hạn trong đời này, những ngày tháng rất ngắn ngũi, nắm bắt thật tốt,
trước tiên cầu chính mình sanh Tịnh Độ, sau đó thì có thể giúp đỡ tất cả chúng
sanh có duyên trong mười phương ba đời khắp pháp giới hư không giới. Kết duyên
với chúng sanh không có duyên thì thảy đều trở thành có duyên rồi. Đây là cõi
nước chư Phật trong mười phương đều từ trong đó hiện ra, nên biết cõi ấy lớn nhỏ
tương dung, hoàn toàn là cảnh giới Hoa Nghiêm, rộng hẹp vô ngại, đặc biệt là
nói đến một sợi lông một vi trần đều có thể soi thấy cõi Phật trong mười
phương.
Trong Luận Vãng Sanh nói,
宮殿諸樓閣,觀十方無礙 “cung điện chư lâu các,
quán thập phương vô ngại” (các lầu gác trong cung điện, hiển thị mười
phương vô ngại). Câu này đã nói với quý vị rất cụ thể, cung điện lầu gác
đang cư trú, đều có thể soi thấy mười phương cõi nước, không có chướng ngại.
Nói cách khác, vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì cũng như chúng ta
vãng sanh đến tất cả cõi nước chư Phật, không sót cõi nào. Người có duyên với
Phật, người thiện căn sâu dày, nghe được câu nói này thì lông tóc sẽ dựng đứng,
pháp hỷ sung mãn. Chúng ta sẽ không còn bị cảnh giới bên ngoài dụ hoặc, sẽ
không bị cảnh giới bên ngoài làm dao động nữa, chỉ một phương hướng, một mục
tiêu, làm gì có đạo lý không thành tựu?
Pháp sư Đàm Loan nói càng
hay hơn, trong Chú Giải của Luận Vãng Sanh, ngài nói: 如淨明鏡 “như tịnh minh kính” (như gương sáng thanh
khiết), gương sáng trong sạch không nhiễm một bụi trần. 十方國土 “Thập phương quốc độ” (Cõi nước trong mười
phương), cõi nước chư Phật, là Tịnh Độ, là uế độ, các tướng, đây
là nói về quả, chúng ta thường nói là thập pháp giới, lục đạo. Trong thập pháp
giới, Pháp giới Tứ Thánh là Tịnh Độ, lục đạo luân hồi là uế độ, thảy đều thấy
được. 淨穢諸相,善惡業緣,一切悉現 “Tịnh uế chư tướng, thiện ác nghiệp duyên, nhất
thiết tất hiện” (Các tướng sạch dơ, nghiệp duyên thiện ác, tất cả đều hiện), đây chính là nhân quả
báo ứng mà chúng ta nói, thấy được tất cả, quý vị đều thấy được, nhân thiện cảm
quả thiện, nhân ác cảm ác báo. Nhìn thấy quả, không biết được nhân; nhìn thấy
nhân, không biết được hậu quả, đây gọi là ngu si. Thế giới Cực Lạc có thể hiện
ra tất cả nghiệp nhân quả báo cho quý vị thấy, thấy nhiều rồi, nhìn thấy rõ
ràng, thấy sáng tỏ rồi, hợp lại để đối chiếu với Kinh văn mà Thế Tôn đã nói
trong Kinh, không sai một chút nào. 凡所有相,皆是虛妄 “Phàm sở hữu tướng, giai
thị hư vọng” (Những gì có tướng đều là hư vọng), 一切法無所有、畢竟空、不可得 “nhất thiết pháp, vô sở
hữu, tất cánh không, bất khả đắc” (tất cả pháp, vô sở hữu, rốt ráo không, bất khả
đắc), quý vị tự nhiên không để trong tâm nữa. Không để trong
tâm chính là không bị bên ngoài làm ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh
bên ngoài. Bất luận là nhân thiện hay nhân ác, duyên thiện hay duyên ác, [thảy đều]
rõ ràng sáng tỏ, thông suốt thấu triệt, trong tâm trong sạch thanh tịnh không
nhiễm một bụi trần, như vậy gọi là chân tu hành.
Tâm chúng ta phải giác,
niệm niệm giác, giác chính là hiểu rõ, hiểu rõ chính là không bị ngoại cảnh làm
ô nhiễm. Sẽ không để cảnh giới bên ngoài vào trong tâm, đây gọi là giác, vẫn
còn để ngoại cảnh vào trong tâm thì mê rồi. Ngoài tâm không có cảnh, ngoài cảnh
không có tâm, tâm và cảnh là một. Tâm bất khả đắc, Chân Tâm không có hình tướng,
không có hình tướng vật chất, không có ý niệm, không có hiện tượng tâm lý, cũng
không có hiện tượng tự nhiên, thảy đều không có, bất khả đắc. Chân Tâm không
sanh không diệt, ở đâu? Không lúc nào không có, không nơi nào không có. Bất kỳ
một pháp nào cũng không rời Tự Tánh, Tự Tánh chính là Tự Tâm, chính là Chân Tâm,
rời khỏi Chân Tâm, làm gì có một pháp nào có thể đạt được? Vì sao vậy? Vì tất cả
pháp là do tâm hiện, thể của nó là Tự Tánh, chính là Chân Tâm của chính chúng
ta, Chân Tâm hiện tất cả tướng. Trong Đàn Kinh, Đại sư Huệ Năng đã nói: 何期自性,能生萬法 “Hà kỳ Tự Tánh năng sanh
vạn pháp” (Nào ngờ Tự Tánh có thể sanh ra vạn pháp), phải nhớ kỹ, tất cả hiện
tượng là do Tự Tâm hiện ra. Tự Tâm có thể hiện, đừng bị nó lừa, thế nào là lừa?
Quý vị Khởi tâm Động niệm, Phân biệt Chấp trước thì bị nó lừa rồi. Vì vậy, sáu
căn đối với cảnh giới sáu trần, đây là chân thật tu hành, tu như thế nào? Tu
không Khởi tâm không Động niệm, không Phân biệt không Chấp trước, như như bất động.
Thấy sắc như vậy, nghe tiếng cũng như vậy, ngửi hương như vậy, lưỡi nếm vị cũng
như vậy, cho đến ý biết pháp cũng như vậy. Rõ ràng sáng tỏ, thông suốt thấu triệt,
đó là tánh đức của Tự Tánh, chính là trí huệ soi chiếu, trí huệ đang quán chiếu,
không có Khởi tâm Động niệm, Phân biệt Chấp trước.
Có Khởi tâm Động niệm,
Phân biệt Chấp trước thì mê rồi, liền biến Tự Tánh thành A-lại-da, chúng sanh
trong lục đạo, chúng sanh trong mười pháp giới, chẳng ai không như vậy. Sáu căn của
họ tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, dùng tâm gì? Dùng tám thức và 51 tâm sở.
Trong lục đạo, đó gọi là phàm phu; trong Pháp giới Tứ Thánh gọi là Bồ-tát, Quyền
giáo Bồ-tát, chưa minh Tâm kiến Tánh, ngài dùng A-lại-da một cách đúng đắn, đoạn
ác tu thiện, dùng chánh. Chúng sanh trong lục đạo luân hồi dùng sai rồi; dùng bị
tà, lệch, không phải trung chánh, là thiên lệch, dùng A-lại-da. Hành thiện, đoạn
ác tu thiện, đời sau nhận quả báo ở ba đường thiện; tạo tác nghiệp ác, đời sau
chịu quả báo ở ba đường ác, như vậy mà thôi, đó là lục đạo luân hồi. Trong lục
đạo luân hồi oan oan tương báo, rất khổ, rất đáng thương!
Cho nên Phật nhắc nhở
chúng ta, oan gia nên giải không nên kết, tuyệt đối đừng kết oán với người khác.
Oán đã kết, oán đã kết trong quá khứ và đời này thì phải tháo gỡ. Tháo gỡ không
cần thiết phải cầu đối phương, mà cầu chính mình, trong tâm của chính mình
buông xuống sự oán hận này, không còn oán trách họ, không còn hận họ, không báo
thù nữa, còn hồi hướng công đức mà bản thân tu tích hằng ngày cho họ. Đời sau,
khi gặp lại, là bạn bè tốt, không còn là oan gia đối đầu nữa, hóa giải rồi. Biết
được hóa giải oán kết, sao lại chịu kết oán với người khác được? Đây là việc
đáng sợ nhất, không kết oán với chúng sanh, chúng sanh kết oán với ta, ta không
kết oán với họ. Dùng tâm chân thành đối đãi với chúng sanh, dùng tâm từ bi đối
đãi với chúng sanh, luôn luôn nghĩ đến việc phải giúp đỡ họ. Chúng ta mong đến
Thế giới Cực Lạc, ta cũng giúp họ đến Thế giới Cực Lạc. Chúng ta thật sự đến Thế
giới Cực Lạc rồi thì bất luận những người này ở cõi nào chúng ta đều nhìn thấy,
họ nói gì chúng ta đều nghe được, chúng ta trong âm thầm bảo hộ họ, gia trì họ,
giúp họ xa lìa nghiệp ác. Đây gọi là tu hành, là thật tu thật làm.
Cho nên, chân thật tu
hành là tu ngay trong sinh hoạt, trong công việc, trong khi đối người xử việc
tiếp vật mà tu hành, tu sửa cho đúng tất cả sai lầm. Nguồn gốc của sai lầm
chính là Khởi tâm Động niệm. Đó là gốc, đó gọi là căn bản Vô minh; không Khởi
tâm, không Động niệm thì nhổ bỏ căn bản Vô minh rồi. Điều này nói rất đơn giản,
nhưng không dễ gì làm được. Người như thế nào có thể làm được? Người đại triệt
đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh có thể làm được, sáu căn của họ trong cảnh giới sáu
trần, không Khởi tâm, không Động niệm, không Phân biệt, không Chấp trước, [người]
minh Tâm kiến Tánh làm được rồi; nói cách khác, thật sự làm được, họ mới có thể
đại triệt đại ngộ, đại triệt đại ngộ trong Viên giáo là Sơ trụ Bồ-tát, trong Biệt
giáo là Sơ địa Bồ-tát. Nơi chốn khác nhau, tên gọi khác biệt, cảnh giới là bình
đẳng.
Chẳng thể không đọc Kinh,
tuổi tác lớn rồi, ngày tháng còn lại không nhiều, rất nhiều Kinh điển Đại thừa,
muốn đọc nhưng không còn thời gian nữa, muốn nghe nhưng không có người giảng,
đây đều là nghiệp báo của chính mình, không thể trách người khác. Làm sao đây?
Có cách, Đạo sư của hai cõi từ bi đến tột cùng, ở cõi này của chúng ta là Bổn
sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ở Thế giới Tây Phương là A Di Đà Phật, từ bi đến tột
cùng, dùng tín nguyện trì danh, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật thì có thể
vãng sanh. Chỉ hy vọng quý vị có thể làm được niệm Phật không gián đoạn, một
câu nối tiếp một câu, không được Nhất tâm Bất loạn cũng có thể vãng sanh, trường
hợp này quá nhiều rồi. Phương pháp này, mỗi một người ở thế gian đều có thể làm
được, không liên quan đến giàu nghèo sang hèn, cũng không liên quan đến có
trình độ hay không. Lão Hòa thượng Hải Hiền làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng
ta, ba vị ở chùa Lai Phật, cộng thêm Hòa thượng Lão Đức ở gần đó, bốn vị đều
không biết chữ, đều chưa từng đi học. Có thiện căn, bản chất tốt, tốt ở đâu? Hết
thảy đều là thành thật, nghe lời, thật làm. Bốn vị đều đầy đủ ba điều kiện này.
Bốn vị đều thành tựu. Thành tựu không thể nghĩ bàn, biết trước ngày giờ, tự tại
vãng sanh, biểu diễn cho chúng ta xem, là thật, không phải giả. Chúng ta đọc sách
Lai Phật Tam Thánh Vĩnh Tư Tập không thể đọc suông, ngài là tấm gương tốt nhất
trước mắt chúng ta.
Với lão cư sĩ Hoàng Niệm
Tổ, gần đây chúng tôi đã mất rất nhiều nhân lực vật lực, đem lần diễn giảng sau
cùng của ngài là Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, chỉnh lý xong rồi. Tôi đã nghe mấy
chục lần, quá hay! Trong mấy ngày ngắn ngủi, nội dung mà ngài đã nói, bao gồm tất
cả những gì Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong một đời, Đại thừa Tiểu thừa, Hiển
giáo Mật giáo, Tông môn Giáo hạ ở Trung Hoa, tất cả đều được giảng rõ ràng, giảng
tường tận trong lần diễn giảng này. Chúng ta đối với Tịnh Tông có bất kỳ nghi vấn
nào, toàn bộ đáp án đều ở trong đó, thật quá hiếm có! Thật sự là Pháp bảo bậc
nhất của thời kỳ mạt pháp. Đối với việc học Phật của chúng ta, đối với việc tu
Tịnh Độ của chúng ta [có sự] giúp đỡ rất lớn. Tôi hy vọng các đồng học đọc nhiều
hơn, đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa kia, tự hiểu thì quý vị hoàn toàn hiểu rõ
rồi, hoàn toàn thông đạt rồi.
Kinh Vô Lượng Thọ là căn
bản của chúng ta, do đức Thế Tôn, đức Di Đà ban cho chúng ta, chúng ta phải quý
trọng, chúng ta phải hết lòng nương tựa. Báo Ân Đàm của Niệm lão, có thể nói là
đã giải thích rõ ràng hết tất cả sự nghi ngại của chúng ta, thật sự giúp quý vị
đoạn nghi sanh tín. Vĩnh Tư Tập của chùa Lai Phật làm chứng chuyển cho chúng ta,
lão Hòa thượng Hải Hiền, lão Hòa thượng Hải Khánh, lão Hòa thượng Lão Đức, và mẹ
của Hiền công là Cư sĩ tại gia, 86 tuổi tự tại vãng sanh, bốn vị làm chứng cho
chúng ta. Thị chuyển, khuyến chuyển, tác chứng chuyển, tam chuyển pháp luân đều
đầy đủ, chúng ta có thể nói là không có phước báo sao? Quý vị hãy suy nghĩ thật
kỹ, phước báo lớn hơn bất kỳ ai. Người ở thời đại trước chúng ta, thế hệ thầy của
chúng ta, không có Báo Ân Đàm, quyển sách này chưa xuất hiện, cũng không có
Vĩnh Tư Tập. Ngay cả bản hội tập này, có một số người biết, nhưng không nhiều,
số ít người đã đọc qua bản này, chưa thấy được Chú Giải của Niệm lão, Chú Giải
của Niệm lão xuất bản vào cuối đời, thầy của tôi là lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam chưa
thấy được. Nghĩ xem phước báo của chúng ta lớn biết mấy, những điển tịch này hiếm
có khó gặp, chúng ta đã gặp được hết rồi.
Tiếp theo, quý vị xem Niệm
lão trích dẫn Kinh văn trong Kinh Hoa Nghiêm, 譬如明淨發光金玻璃鏡,與十世界等。於彼鏡中,見無量剎。一切山川,一切眾生,地獄餓鬼,若好若醜,形類若干,悉於中現 “thí như minh tịnh phát quang kim pha ly kính, dữ thập thế giới đẳng.
Ư bỉ kính trung, kiến vô lượng sát. Nhất thiết sơn xuyên, nhất thiết chúng
sanh, địa ngục ngạ quỷ, nhược hảo nhược xú, hình loại nhược can, tất ư trung hiện”
(ví như gương kim loại pha lê sạch bóng phát
quang, bình đẳng với mười thế giới. Ở trong gương ấy, thấy vô lượng cõi nước. Tất
cả núi sông, tất cả chúng sanh, địa ngục ngạ quỷ, dù đẹp dù xấu, bao nhiêu hình
loại, đều hiện trong đó).
Còn tường tận chi tiết hơn những gì vừa rồi chúng tôi giảng, nói hết rồi. Ở Thế
giới Cực Lạc, một sợi lông một hạt bụi, nó khởi tác dụng vô cùng giống với ví dụ
trong Kinh Hoa Nghiêm. Câu Kinh văn 光瑩如鏡 “quang oánh như kính”
(quang minh trong suốt như kính) này không thể nghĩ bàn. Khiến cho sáu căn của
chúng ta, chúng ta vãng sanh Thế giới Cực Lạc là phàm phu, nhưng được oai thần
bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, khiến sáu căn của chúng ta, tuy là sáu căn
của phàm phu, nhưng khởi tác dụng không khác với Địa thượng Bồ-tát, điều này
không thể nghĩ bàn. Cũng là chứng minh cho chúng ta, ở phần trước chúng ta đã đọc,
nguyện thứ 20: 作阿惟越致菩薩 “Tác A-duy-việt-trí Bồ-tát” (Làm A-duy-việt-trí Bồ-tát), là thật, không phải giả. A-duy-việt-trí đại triệt
đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh, vãng sanh Thật Báo Trang Nghiêm Độ của Thế giới Cực
Lạc, thông thường được gọi là Pháp thân Đại sĩ, đến Thế giới Cực Lạc là thân phận
này. Đệ tử của đức Di Đà chân thật, mười phương chư Phật đều tôn trọng, thấy
quý vị là Đệ tử của đức Di Đà, tôn kính A Di Đà Phật, cũng tôn trọng Đệ tử của
đức Di Đà. Chúng ta có thể chứng được trong một đời, vô cùng may mắn, có thể
không nắm bắt cơ hội này được sao?
以上經論,皆明 “Dĩ thượng Kinh Luận,
giai minh” (Kinh Luận phía trên, đều nói rõ), hết thảy đều nói rõ, 光瑩如鏡,徹照十方無量無數不可思議諸佛世界之義 “quang oánh như kính,
triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới chi
nghĩa” (quang minh trong suốt như gương, nghĩa là chiếu suốt vô
lượng vô số không thể nghĩ bàn thế giới chư Phật trong mười phương), đều giảng câu này. 眾生指極樂世界與十方一切眾生。若見極樂徹照十方之相,悉皆生起無上殊勝菩提之心。此心希有,如火中蓮。故云生希有心 “Chúng sanh chỉ Cực
Lạc Thế giới dữ thập phương nhất thiết chúng sanh. Nhược kiến Cực Lạc triệt chiếu
thập phương chi tướng, tất giai sanh khởi vô thượng thù thắng Bồ-đề chi tâm. Thử tâm hi hữu, như hỏa trung liên. Cố vân
sanh hi hữu tâm” (Chúng
sanh là chỉ tất cả chúng sanh trong Thế giới Cực Lạc và mười phương. Nếu thấy
tướng Cực Lạc chiếu suốt mười phương, thảy đều sanh khởi tâm Bồ-đề vô thượng
thù thắng. Tâm này hi hữu, như hoa sen trong lửa. Nên nói sanh tâm hi hữu). Vì sao vậy? Thấy được tất cả hiện tượng vật
chất ở Thế giới Cực Lạc, đều có công năng chiếu suốt mười phương, một sợi lông
một hạt bụi, nhỏ nhất, ở trong cây, một đóa hoa một chiếc lá, một cọng cỏ một
cành cây, trong ao Thất Bảo, bất kỳ một đóa hoa sen nào, hoặc là một cánh sen,
đều có thể chiếu suốt mười phương. Còn tiện lợi hơn điện thoại di động của chúng ta
hiện nay, điện thoại còn phải dùng pin, ở Thế giới Cực Lạc thì không cần, tùy ý
nhặt lấy lá cây thì có thể nhìn thấy mười phương thế giới, có thể thấy được tất
cả chúng sanh làm gì ở đó, tuyệt diệu! Vì vậy, thảy đều sanh khởi tâm Bồ-đề vô
thượng thù thắng, phát tâm Bồ-đề một cách viên mãn, đầy đủ. Chúng ta đọc thì
tâm này phải quán tưởng, quán tưởng mang lại sức mạnh, năng lượng gia trì cho
tín nguyện hạnh của chính mình. 因生此心 “Nhân sanh thử tâm” (Vì sanh tâm này), tâm này thật khó có được,
故《宋譯》續曰:不久速成阿耨多羅三藐三菩提 “cố Tống Dịch tục viết:
Bất cửu tốc thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề” (cho nên bản Tống Dịch
nói tiếp: Không bao lâu sẽ nhanh chóng thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề). Không bao lâu là thời
gian, nhanh chóng thành là công phu của quý vị, quý vị chứng được Vô-thượng
Chánh-đẳng Chánh-giác. Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác là Pháp thân Bồ-tát chứng
đắc, nghiêm khắc mà nói, trong Kinh Đại thừa, Thế Tôn thường nói là Bát địa trở
lên.
Chúng ta xem tiếp bên dưới,
nguyện thứ 43: 寶香普薰願 “Bảo hương phổ huân nguyện” (Nguyện hương báu xông
khắp), phía trước là nói sắc, là mắt thấy được, bây giờ nói với
quý vị về hương báu, là mũi ngửi được. Mời xem Kinh văn, chương này, chương thứ
22, cũng chỉ có một nguyện, chính là nguyện thứ 43.
【我作佛時。下從地際。上至虛空。宮殿。樓觀。池流。華樹。國土所有一切萬物。皆以無量寶香合成。其香普熏十方世界。眾生聞者。皆修佛行。若不爾者。不取正覺。】 “Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện, lâu
quán, trì lưu, hoa thọ, quốc độ sở hữu nhất
thiết vạn vật, giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành, kỳ hương phổ huân
thập phương thế giới, chúng sanh văn giả, giai tu Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh-giác” (Khi con thành Phật, dưới từ mặt đất, trên đến
hư không, cung điện, lầu gác, ao nước, hoa cây, tất cả vạn vật trong cõi nước,
đều từ vô lượng hương báu hợp thành, hương ấy xông khắp mười phương thế giới.
Chúng sanh ngửi được, đều tu Phật hạnh. Nếu không được như thế, thì con không
giữ ngôi Chánh-giác).
Chú Giải của Niệm lão
nói: 右第四十三 “Hữu đệ tứ thập tam” (Nguyện thứ 43 trên đây), nguyện thứ 43: 寶香普薰願 “Bảo hương phổ huân nguyện”
(nguyện hương báu xông khắp). Trong Hội Sớ có một đoạn
văn: 謂此界 “Vị thử giới”, thử giới là thế giới
mà hiện nay chúng ta đang ở, trái đất này, 金銀雖發輝 “kim ngân tuy phát huy” (tuy vàng bạc phát ra
ánh sáng rực rỡ), huy là rực rỡ. Khi vàng bạc không có ô nhiễm, lau sạch
nó cũng có thể phát ra ánh sáng, nhưng không có hương thơm, chiên đàn là tên gọi
của hương, chúng ta gọi là đàn hương, không có hương thơm này. Trầm là trầm
hương, xạ là xạ hương, 沉麝雖熏馥 “trầm xạ tuy huân phức” (Tuy trầm hương và xạ
hương xông hương thơm ngào ngạt), có hương thơm xông ngào ngạt,
無珠玉之光 “vô châu ngọc chi quang” (không có ánh sáng của
châu ngọc), những trân châu, ngọc quý này, không có những màu sắc
này, nó chỉ có hương, không có ánh sáng. Tất cả vạn vật trong Thế giới Cực Lạc
đều phóng ánh sáng, hết thảy còn tỏa ra hương thơm. 今極樂中,一切萬物,嚴淨光麗 “Kim Cực Lạc trung, nhất
thiết vạn vật, nghiêm tịnh quang lệ” (Trong cõi Cực Lạc ấy, tất
cả vạn vật trang nghiêm thanh tịnh quang minh hoa lệ), trang nghiêm thanh tịnh,
quang minh hoa lệ, 又妙香芬馥,普熏十方,廣作佛事,故稱奇妙 “hựu diệu hương phân phức, phổ huân thập phương,
quảng tác Phật sự, cố xưng kỳ diệu” (lại [có] hương thơm vi
diệu tỏa ra ngào ngạt, xông khắp mười phương, rộng làm Phật sự, nên gọi là kỳ
diệu), thật kỳ diệu.
Hương báu của Thế giới Cực
Lạc xông khắp mười phương thế giới, chúng ta không ngửi được, sao có thể nói là
xông khắp mười phương? Nếu chúng ta nêu ra câu hỏi này, tôi tin rằng có đồng học
sẽ nói với chúng ta, họ ngửi được rồi. Không phải thường xuyên ngửi được, không
phải hằng ngày ngửi được, mà thỉnh thoảng ngửi được một lần. Cũng không khẳng định,
không thể xác định là hương báu của Thế giới Cực Lạc, vì sao vậy? Trên thân của
người trời tỏa ra hương thơm, nếu người cõi trời ngang qua bầu trời của chúng
ta, chúng ta có duyên với họ, họ sẽ tạm dừng lại ở đó một hai phút, thì [chúng
ta] ngửi được hương thơm trên người họ. Trường hợp này, khi sơ phát tâm, tâm
chân thành, thanh tịnh. Đây là duyên, duyên này là Phật để quý vị ngửi được,
tăng trưởng tín tâm của quý vị, để quý vị không hoài nghi, giúp quý vị không
thoái chuyển. Cho nên khi chúng ta mới học Phật thường ngửi được hương thơm lạ,
không biết hương thơm ấy từ đâu ra, xung quanh không có người thắp hương, hương
thơm từ đâu ra?
Bản thân tôi có kinh
nghiệm này, khi mới học Phật thường ngửi được. Hình như là năm tôi 31 tuổi, tôi
nghỉ việc, đến Am tranh của Pháp sư Sám Vân, ở với ngài nửa năm, sau đó đến Đài
Trung, học Giáo với thầy Lý. Pháp sư Sám Vân đã từng hỏi tôi, học Phật có cảm ứng
gì không? Tôi nói với ngài, rất nhiều lần, không phải một lần, thời gian rất
dài, đến cả mấy phút, không phải là một hai phút thì không còn nữa, mà là mấy
phút. Ngài liền nói với tôi, trong đó có hai loại; một là Phật gia trì, đây là
A Di Đà Phật gia trì, chính là sự gia trì của “nguyện hương báu xông khắp” này,
giúp con tín nguyện, giúp con đoạn nghi sanh tín. Loại thứ hai là người cõi trời.
Bởi vì con đọc Kinh ở nơi này, con niệm Phật ở nơi này, con lạy Phật ở nơi này,
tuy không thắp hương, nhưng mùi hương rất ngào ngạt, hàng xóm xung quanh đều
không có ai thắp hương, hương này từ đâu ra? Có lúc người cõi trời đi ngang qua
đây, nhìn thấy thì trong tâm sanh hoan hỷ, dừng lại ở nơi đây một chút, chúng
ta ngửi được hương thơm. Ngài nói với tôi hương thơm này có hai nguồn gốc. Trời
đất rộng lớn, điều kỳ lạ gì cũng có, đây là điều phổ biến nhất, rất nhiều đồng
học mới học đều gặp được, tâm phải chân thành, tâm phải thanh tịnh, đầy đủ tâm
chân thành, thanh tịnh, cung kính thì sẽ gặp được. Nếu có nghi ngờ, không cung
kính, không chân thành, tâm không thanh tịnh thì không gặp được. Không phải là
không gặp được, mà là quý vị không có cảm. Chúng ta có cảm, Phật Bồ-tát có ứng,
Thần Hộ pháp cũng có ứng, cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn.
Với Thế giới Cực Lạc, phải
ghi nhớ câu Kinh văn này, “tất cả vạn vật nghiêm tịnh quang lệ, lại [có] hương thơm vi diệu tỏa ra ngào
ngạt, xông khắp mười phương, rộng làm Phật sự, nên gọi là kỳ diệu”.
Đây là điểm không thể nghĩ bàn của Thế giới Cực Lạc. Trước đây tôi ở Mỹ, hơn 20
năm trước, có một buổi tối, mặt trăng rất sáng, chúng tôi ở nhà của đồng tu Đài
Loan tên là Trần Đại Xuyên, sân của anh ấy rất lớn, hóng mát trong sân. Đột
nhiên ngửi được hương thơm kỳ diệu, chúng tôi có năm sáu người đều ngửi được,
thời gian dài đến ba bốn phút. Chúng tôi đang thảo luận Phật Pháp, chúng tôi
đang nghĩ hương này là [do] người cõi trời, từ bên đó ngang qua nhìn thấy chỗ
chúng tôi đang thảo luận Phật Pháp, họ dừng lại một chút, trên người tỏa hương
thơm. Hết thảy đều có thể giúp chúng ta tăng thêm tín nguyện, như vậy gọi là diệu.
Tiếp theo, 如《華嚴經》鬻香長者云 “như Hoa Nghiêm Kinh,
Chúc Hương Trưởng giả vân” (như trong Kinh Hoa Nghiêm, Trưởng giả Chúc
Hương nói), đây là trong 53 lần tham vấn, Trưởng giả nói: 阿那婆達多池邊出沉水香,名蓮花藏 “A Na Bà Đạt Đa trì biên
xuất trầm thủy hương, danh liên hoa tạng” (Bên ao A Na Bà Đạt Đa
xuất sanh trầm thủy hương, tên là liên hoa tạng). Ao này ở núi Himalaya,
trong ao có trầm thủy hương, nước chúng ta gọi là trầm hương. 若燒一丸,如麻子大 “Nhược thiêu nhất hoàn, như
ma tử đại” (Nếu đốt một viên, lớn như hạt mè), ma tử là hạt mè, lớn
như hạt mè, chỉ một chút thôi, quý vị đốt một viên lớn như hạt mè, 香氣普熏閻浮提界。眾生聞者,離一切罪,戒品清淨 “hương khí phổ huân Diêm Phù Đề giới. Chúng sanh văn giả, ly nhất thiết
tội, giới phẩm thanh tịnh” (hương thơm xông khắp cõi Diêm Phù Đề. Chúng sanh ngửi được, lìa tất
cả tội, giới phẩm thanh tịnh), công đức của hương thơm này thù thắng biết bao! Hương thơm xông khắp
cõi Diêm Phù Đề, Diêm Phù Đề đại khái chính là chỉ trái đất mà chúng ta đang
sinh sống. Chúng sanh ngửi được, lìa tất cả tội, đây là nói rõ công đức của
hương thơm không thể nghĩ bàn. Tiếp theo lại nói, 雪山有香 “Tuyết sơn hữu hương” (núi Tuyết có hương thơm), núi Tuyết chính là núi Himalaya, tuyết phủ quanh năm, gọi là núi
Tuyết, 名具足明相 “danh cụ túc minh tướng” (tên là cụ túc minh tướng), tên của hương ấy không phải là trầm hương,
mà gọi là cụ túc minh tướng, 若有眾生,嗅此香者,其心決定離諸染著 “nhược hữu chúng sanh, khứu thử hương giả, kỳ tâm quyết định ly chư
nhiễm trước” (Nếu có
chúng sanh, ngửi được hương thơm này, tâm người ấy nhất định lìa các nhiễm trước). Đây đều là trong Kinh Hoa Nghiêm nói.
Tiếp theo lại nói: 羅剎界中有香,名海藏,其香但為轉輪王用 “La-sát giới trung hữu
hương, danh hải tạng, kỳ hương đãn vị Chuyển Luân Vương dụng” (Trong cõi La-sát có
hương tên là hải tạng, hương ấy chỉ cho Chuyển Luân Vương dùng), Chuyển Luân Thánh
Vương dùng, người khác không lấy được, 若燒一丸,香氣所熏,王及四軍,皆騰虛空,遊止自在 “nhược thiêu nhất hoàn,
hương khí sở huân, vương cập tứ quân, giai đằng hư không, du chỉ tự tại” (nếu đốt một viên, hương
thơm xông lên, vương và bốn quân, đều bay lên hư không, ngao du dừng lại tự tại), có uy lực lớn như vậy.
Thiên vương, vương là chỉ Chuyển Luân Thánh Vương, Chuyển Luân Thánh Vương dẫn
theo thiên binh thiên tướng của ngài, thảy đều bay lên hư không, du chỉ tự tại
trong hư không, du là du hành, chỉ là dừng lại, họ có thể dừng lại trong hư
không. 善法堂中有香 “Thiện Pháp đường trung hữu hương” (Trong Thiện Pháp đường
có hương), Thiện Pháp đường là cung điện của chủ trời Đao Lợi, người
nước ta gọi là Ngọc Hoàng Đại Đế, điện của ngài gọi là Thiện Pháp đường, hương ấy
tên là 香性莊嚴 “hương tánh trang nghiêm”, Thiện Pháp đường,
hương tánh trang nghiêm, 若燒一丸,熏彼天眾,普令發起念佛之心 “nhược thiêu nhất hoàn,
huân bỉ thiên chúng, phổ linh phát khởi niệm Phật chi tâm” (nếu đốt một viên, xông
đến thiên chúng cõi trời ấy, khiến khắp tất cả phát khởi tâm niệm Phật). Pháp môn niệm Phật
không thể nghĩ bàn, thật sự là chư Phật mười phương gặp được người hữu duyên trong
khắp pháp giới hư không giới, điều đầu tiên chính là dạy họ Pháp môn này, niệm
Phật cầu sanh Tịnh Độ. [Nếu] họ không thể tiếp nhận Pháp môn này, họ có chướng
ngại, thì các Ngài lại nói Pháp môn khác, tương ưng với sự tu học trong đời quá
khứ của họ. Thông thường, phổ biến nhất chính là tín nguyện trì danh, cầu sanh
Tịnh Độ, đây là phổ biến nhất. Tất cả chư Phật, không vị nào không dạy chúng
sanh niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, vì sao vậy? Vì Pháp môn này bảo đảm quý vị một
đời thành tựu viên mãn, đạo lý ở chỗ này.
Trời Tu Dạ Ma, thông thường
chúng ta gọi là trời Dạ Ma, tỉnh lược chữ “Tu” rồi, 須夜摩天有香,名淨藏性。若燒一丸,熏彼天眾,莫不雲集彼天王所,恭敬聽聞王所說法 “Tu Dạ Ma thiên hữu hương, danh tịnh tạng tánh. Nhược thiêu nhất
hoàn, huân bỉ thiên chúng, mạc bất vân tập bỉ thiên vương sở, cung kính thính
văn vương sở thuyết pháp” (trời Tu Dạ Ma có hương, tên là tịnh tạng tánh. Nếu đốt một viên,
xông đến chư thiên cõi ấy, tất cả đều vân tập đến chỗ thiên vương ấy, cung kính
lắng nghe thiên vương thuyết pháp). Đây là nói sáu tầng trời của Dục giới, quý vị xem trời Dạ Ma, trời
Dạ Ma còn cao hơn trời Đao Lợi, Thiện Pháp đường là trời Đao Lợi. Đốt một viên,
đốt một viên tịnh tạng tánh hương, đại chúng trên cõi trời ấy ngửi được rồi,
mau chóng tập hợp đến chỗ của vua trời Dạ Ma, nghe vua trời thuyết pháp. Tiếp
theo, 兜率天中有香,名信度嚩囉。於一生所繫菩薩座前 “Đâu Xuất thiên trung
hữu hương, danh tín độ phược la. Ư nhất sanh sở hệ Bồ-tát tọa tiền” (trong trời Đâu Xuất có hương, tên là tín độ
phược la. Ở trước tòa của Bồ-tát Nhất Sanh Sở Hệ), Nhất Sanh Sở Hệ chính là Bồ-tát Di Lặc, 若燒一丸,興大香雲,遍覆法界。普雨一切諸供養具,供養一切如來道場菩薩眾會 “nhược thiêu nhất hoàn, hưng đại hương vân, biến phú pháp giới. Phổ vụ
nhất thiết chư cúng dường cụ, cúng dường nhất thiết Như Lai đạo tràng Bồ-tát
chúng hội” (nếu đốt một
viên, nổi lên mây hương thơm lớn, phủ khắp pháp giới. Mưa xuống khắp tất cả vật
phẩm cúng dường, cúng dường tất cả Như Lai đạo tràng, Hội chúng Bồ-tát). Tiếp theo còn có, 妙變化天有香,名奪意性 “Diệu Biến Hóa thiên hữu
hương, danh đoạt ý tánh” (trời Diệu Biến Hóa có hương, tên là đoạt ý
tánh), đây chính là tầng trời thứ năm, gọi là trời Hóa Lạc, Diệu
Biến Hóa là trời Hóa Lạc, tất cả thọ dụng đều biến hóa theo ý muốn của tâm mà
thành, có hương tên là đoạt ý tánh. Đốt một viên hương này, 於七日中 “ư thất nhật trung” (trong bảy ngày), mùi hương của hương
thơm này thời gian rất lâu, bảy ngày, trong bảy ngày, 普雨一切不可思議諸莊嚴具 “phổ vụ nhất thiết bất
khả tư nghị chư trang nghiêm cụ” (mưa xuống khắp tất cả các vật phẩm trang nghiêm
không thể nghĩ bàn). Cõi trời càng ở trên thì phước báo càng lớn, trời Hóa Lạc,
trời Hóa Lạc hướng lên trên là trời Tha Hóa Tự Tại. Tất cả vật thọ dụng trong trời
Tha Hóa Tự Tại, là trời thứ năm, tức là vật phẩm do trời Hóa Lạc cúng dường,
không cần tự mình biến hóa ra, mà trời Hóa Lạc thảy đều nghĩ đến rồi. Những câu
này đều là Kinh văn trong Kinh Hoa Nghiêm.
上述世間諸香 “Thượng thuật thế gian
chư hương” (Phía trên thuật lại các hương ở thế gian), đây là nói đến trời Dục
Giới, 且有如斯勝用 “thả hữu như tư thắng dụng” (còn có thắng dụng như vậy), có đức dụng thù thắng
tốt như thế, 何況彌陀如來本願所現,乃法界萬德之香 “hà huống Di Đà Như Lai bổn nguyện sở hiện, nãi
pháp giới vạn đức chi hương” (huống chi là do bổn nguyện của Di Đà Như Lai hiển
hiện, là hương thơm vạn đức của pháp giới). Chúng ta phải biết,
vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, hoàn toàn là được tắm mình trong hương báu của
Thế giới Cực Lạc, quang minh không rời khỏi quý vị, hương cũng không rời khỏi
quý vị, giúp quý vị thành tựu tất cả Phật sự tự hành hóa tha.
Tiếp theo, Niệm lão lại
trích dẫn Phẩm Hương Tích Phật trong Kinh Duy Ma Cật: 爾時維摩詰問眾香菩薩,香積如來,以何說法 “Nhĩ thời Duy Ma Cật vấn
Chúng Hương Bồ-tát, Hương Tích Như Lai, dĩ hà thuyết pháp” (Lúc bấy giờ, ngài Duy
Ma Cật hỏi Bồ-tát Chúng Hương: Hương Tích Như Lai dùng gì để thuyết pháp). Cư sĩ Duy Ma, là Phật
tại gia. Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, ở Ấn Độ cùng lúc có hai vị Phật xuất thế,
một vị thị hiện Phật xuất gia, là Thích Ca Mâu Ni Phật, một vị thị hiện Phật tại
gia, là Cư sĩ Duy Ma Cật. Vì vậy, Đệ tử của Thế Tôn, những vị đại Đệ tử như Mục
Kiền Liên, Xá Lợi Phất, Đại Ca Diếp, thấy Phật thì đảnh lễ ba lạy, nhiễu quanh
bên phải ba vòng. Các ngài đến gặp Cư sĩ Duy Ma, Cư sĩ Duy Ma thuyết pháp, các
ngài đến nghe Kinh, đối với Cư sĩ Duy Ma cũng đảnh lễ ba lạy, nhiễu quanh bên
phải ba vòng, hoàn toàn tương đồng với nghi lễ đối với Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đây là trong Phật Pháp nói sư đạo, tuy quý vị là La-hán xuất gia, Bồ-tát xuất
gia, hiện nay vị Cư sĩ ấy đại triệt đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh, kiến Tánh
thành Phật, ngài là Phật tại gia. Bồ-tát gặp được Phật, có đạo lý gì mà không đảnh
lễ? Có đạo lý gì mà không nhiễu quanh bên phải? Phật Pháp chú trọng sư đạo,
ngài ở vị trí thầy, thì chúng ta phải đảnh lễ ngài, phải lễ bái ngài, ngài thay
Phật thuyết pháp. Tâm cung kính biểu hiện từ chỗ này, cũng là biểu pháp cho đại
chúng thấy.
“Thành” như Đại sư Ấn
Quang đã nói: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính
được mười phần lợi ích”, không có thành kính, cho dù Phật Bồ-tát đến dạy quý vị,
quý vị cũng sẽ không khai ngộ. Không có người dạy quý vị, quý vị có tâm chân
thành, tâm cung kính, cũng sẽ khai ngộ. Quý vị xem, 讀書千遍,其義自見 “độc thư thiên biến, kỳ
nghĩa tự kiến” (đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa của sách), ngàn lần là công phu,
quý vị có tâm chân thành, dùng tâm thanh tịnh, tâm cung kính, được một ngàn lần
rồi, nói không chừng sẽ hoát nhiên đại ngộ, những Kinh văn đã đọc qua, hoàn
toàn hiểu rõ ý nghĩa rồi. Sau khi hiểu rõ, làm thế nào? Tìm người ấn chứng, tìm
người chứng minh, tìm thầy. Quý vị nói ra hết những gì quý vị cảm ngộ được, Sư
phụ gật đầu với quý vị, không sai, chứng minh quý vị thật sự khai ngộ rồi. Người
đó chính là thầy truyền pháp của quý vị, quý vị là Pháp tử của ngài, ngài là Sư
phụ chân chính của quý vị.
Như Đại sư Huệ Năng,
ngài nghe Ngũ tổ giảng Kinh, giảng đến 應無所住而生其心 “ưng vô sở trụ nhi sanh
kỳ tâm” thì hoát nhiên đại ngộ. Đây là gì? Ngũ tổ truyền cho ngài
Kinh Kim Cang, ngài khai ngộ rồi, khi khai ngộ nói ra năm câu, năm câu nói đó
vô cùng quan trọng, đã cô đọng lại hết thảy Phật Pháp trong đó rồi. Minh Tâm kiến
Tánh, Tánh là gì? Ngài nói ra Tánh là thanh tịnh, vốn tự thanh tịnh. Vốn không
sanh diệt, tất cả pháp đều là pháp sanh diệt, Tự Tánh không sanh không diệt,
không phải là pháp sanh diệt; hễ là pháp sanh diệt thì đều là giả, không sanh
không diệt là thật. Vì vậy, Tự Tánh có thể sanh, có thể hiện ra vạn pháp là thật,
vạn pháp được sanh ra là giả, vì sao vậy? Những gì được sanh ra đều có sanh diệt.
Tự Tánh là không sanh không diệt, ai ai cũng có, chẳng ai không có, mà vốn tự đầy
đủ. Đầy đủ những gì? Đầy đủ vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, vô lượng tài
nghệ, vô lượng tướng hảo. Hết thảy đều không cần cầu bên ngoài, cầu bên ngoài
không được, Tự Tánh vốn tự đầy đủ, chỉ cần kiến Tánh thì thảy đều hiện tiền.
Ngài Huệ Năng học được từ đâu? Vốn tự đầy đủ. Thích Ca Mâu Ni Phật giảng Kinh
49 năm, nói nhiều Kinh như vậy, ai dạy Ngài vậy? Vốn tự đầy đủ. Cho nên Thế Tôn
ở đời đã biểu diễn vốn tự đầy đủ cho chúng ta xem rồi, chúng ta không nhìn ra,
thần thông biến hóa thảy đều là vốn tự đầy đủ.
Vì sao phải tu định? Câu
nói tiếp theo, vốn không dao động. Tự Tánh trước nay chưa từng dao động, trước
nay chưa từng lay động, đây là gì? Đây là định, Tự Tánh vốn định. Vì vậy, quý vị
tu định thì quý vị mới có thể thấy Tánh, mới có thể khai ngộ, tâm quý vị có dao
có động thì không thể khai ngộ. Ý nghĩa của đọc sách ngàn lần là gì? Tâm định rồi.
Đọc được một ngàn lần, không đọc sai, không đọc sót, rất cung kính mà đọc, tập
trung tinh thần, không dao động. Cho nên, việc đọc sách ngàn lần đó là tu định,
định có thể sanh trí huệ, có thể đại triệt đại ngộ. Sau đó nói tác dụng của Tự
Tánh, ngoài năm trạng thái trên ra, Tự Tánh có thể sanh ra vạn pháp. Cả vũ trụ
từ đâu ra? Từ Tự Tánh biến hiện ra. Tự Tánh biến ra như thế nào? Tự Tánh tùy
duyên mà biến ra, tùy duyên hiện tướng, đoạn mất duyên thì không thấy tướng nữa.
Duyên [có] vô lượng vô
biên, cho nên tướng từ đó hiện ra, cõi nước chư Phật vô lượng vô biên. Trong
Kinh nói rất hay: 一切法從心想生 “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh” (Tất cả pháp từ tâm tưởng
sanh), tâm tưởng là nói biến hóa. Trong cõi nước chư Phật có
giống có khác, giống là do tâm hiện, khác là do thức biến, chính là Vọng tưởng,
tâm tưởng sanh. Tâm tưởng là thức, tâm tưởng thì sanh mười pháp giới, sanh lục
đạo luân hồi; không có tâm tưởng thì sanh Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Bởi vì người
trong Thật Báo Trang Nghiêm Độ đều là Pháp thân Đại sĩ, Pháp thân Đại sĩ đoạn hết
Vô minh rồi, Vô minh là gì? Khởi tâm Động niệm. Những vị này, sáu căn trong cảnh
giới sáu trần, các ngài không Khởi tâm không Động niệm, cho nên gọi là Thật Báo
Độ. Không Khởi tâm, không Động niệm thì pháp giới bình đẳng, không có sự khác
biệt, vậy tại sao vẫn còn 41 cấp bậc? Trong Hoa Nghiêm nói: Thập trụ, Thập hạnh,
Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, đây chẳng phải là có khác biệt sao? Trong
không khác biệt mà có khác biệt, trong khác biệt mà không khác biệt, vì sao vậy?
Các ngài thật sự không Khởi tâm Động niệm. Cấp bậc này từ đâu mà có? Đoạn vô
minh rồi, vừa rồi đã nói không Khởi tâm không Động niệm, nhưng chưa đoạn Tập
khí. Tập khí không dễ đoạn, các ngài mang theo Tập khí của vô thỉ Vô minh, nhiều
và ít khác nhau, [người] mang theo nhiều thì phẩm vị bên dưới, [người] mang
theo ít thì phẩm vị ở trên. Tập khí Vô minh đó, đoạn hết một phần Tập khí nhỏ
nhất thì ngài thành Phật rồi, trở về Thường Tịch Quang. Thật Báo Trang Nghiêm Độ
cũng không phải là thật, chỉ cần vẫn còn Tập khí Vô minh thì có Thật Báo Độ,
năng sanh vạn pháp có nghĩa như vậy. A-lại-da rất lợi hại, biến Thật Báo Độ
thành Phương Tiện Độ, Phương Tiện Độ chính là mười pháp giới, lại biến Phương
Tiện Độ thành lục đạo luân hồi, sự việc là như vậy. Đây là những điều mà Phật
giáo Đại thừa đã nói.
Vì vậy, tất cả pháp
không rời Tự Tánh, Tự Tánh là một. Chúng tôi tin, cổ Thánh tiên Hiền đều là
không có thầy mà tự thông, chính là đại triệt đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh, cho
nên nói ra những Giáo pháp, Kinh điển này, quý vị tỉ mỉ mà quan sát, nghiên cứu,
đại đồng tiểu dị. Dùng quan điểm của Phật giáo để xem, ngài Thích Ca là Phật,
hoàn toàn thông đạt thấu suốt, không còn chướng ngại nữa, chúa Giê-su cũng là
Phật, Thánh Moses cũng là Phật, Thánh Muhammad cũng là Phật. Thánh Muhammad
không biết chữ, chưa từng đi học, nhưng ngài có thể giảng một bộ Kinh Coran.
Kinh Coran là do ngài giảng, người khác ghi chép lại, trở thành Kinh điển chủ
tu của Hồi giáo, đối chiếu với Kinh Phật, đại đồng tiểu dị. Thảy đều là người
khai ngộ, nếu mọi người thật sự tin tưởng thì sẽ khai ngộ, vô sư tự thông, những
vị này đều là không có thầy mà tự thông. Chúng tôi có niềm tin vào điều này, nếu
chúng ta không gặp được thầy, cũng có thể tự thông, cách thông như thế nào? Một
câu A Di Đà Phật niệm đến cùng là được. Lão Hòa thượng Hải Hiền biểu diễn cho
chúng ta, thông rồi, ngài được Nhất tâm Bất loạn, được Sự Nhất tâm Bất loạn, được
Lý Nhất tâm Bất loạn, Lý Nhất tâm Bất loạn chính là đại triệt đại ngộ, minh Tâm
kiến Tánh, thông hết rồi. Lý Nhất tâm mà ngài chứng được, bình đẳng với cảnh giới
của Đại sư Huệ Năng, cũng bình đẳng với cảnh giới khai ngộ của Thích Ca Mâu Ni
Phật khi ngồi dưới cây Bồ-đề nhìn sao sáng. Cổ Thánh tiên Hiền làm ra tấm gương
cho chúng ta, hiện nay chúng ta không gặp được Thiện tri thức, thầy tốt đều ra
đi rồi, điều này nói rõ phước của chúng sanh rất cạn, không thể cảm động được
Phật Bồ-tát trụ thế. Phật Bồ-tát trụ thế, chúng sanh phải có phước báo, chúng
sanh phải lương thiện, mới có thể cảm động được. Tâm hạnh của chúng sanh bất
thiện, Thánh nhân đều ra đi rồi, ở thế gian này cũng ở ẩn rồi, ngài đến ở sơn động,
quý vị không tìm được ngài.
Chúng ta xem đoạn sau
này, Cư sĩ Duy Ma hỏi Bồ-tát Chúng Hương, Bồ-tát Chúng Hương là Đệ tử của Phật
Hương Tích, ngài hỏi Phật Hương Tích dùng gì để thuyết pháp? 彼菩薩曰:我土如來,無文字說 “Bỉ Bồ-tát viết: Ngã độ
Như Lai, vô văn tự thuyết” (Vị Bồ-tát ấy đáp: Như Lai cõi nước tôi, vô văn
tự thuyết), cõi nước ấy không có văn tự, thuyết pháp 但以眾香,令諸天人,得入律行 “đãn dĩ chúng hương,
linh chư thiên nhân, đắc nhập luật hạnh” (chỉ dùng các hương, khiến
các trời người, được vào luật hạnh). Họ ngửi hương thì được rồi, liền khai ngộ, Tam
học giới định huệ đều là do ngửi hương mà thành tựu. Trên thực tế, mỗi một trần,
sáu trần, mỗi một trần đều có năng lực này, thấy sắc có thể khai ngộ, nghe tiếng
có thể khai ngộ, ngửi hương có thể khai ngộ, nếm vị có thể khai ngộ. Vì sao vậy?
Chúng ta suy nghĩ ngược lại, vì sao không khai ngộ? Bởi vì quý vị đắm nhiễm trần
duyên, cho nên không khai ngộ. Thấy sắc thì Khởi tâm Động niệm, Phân biệt Chấp
trước, đúng theo ý của mình thì khởi niệm tham, quý vị thích, điều quý vị không
thích thì quý vị ghét, quý vị đã đọa lạc vào trong trần duyên rồi, cho nên quý
vị không khai ngộ. Làm thế nào mới có thể khai ngộ? Thấy sắc, thấy được rõ
ràng, thấy được thấu suốt, không có Khởi tâm Động niệm thì khai ngộ thôi, không
Khởi tâm không Động niệm. Quý vị xem, không Khởi tâm không Động niệm là định,
do định khai huệ, khởi tác dụng là trí huệ hiện tiền, không phải là yêu ghét,
yêu ghét là phiền não. Sáu căn của phàm phu tiếp xúc cảnh giới sáu trần đều
sanh phiền não, không phải tham ái thì là oán hận, cho nên họ không khai ngộ.
Thánh nhân, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần, hết thảy là không Khởi tâm
không Động niệm, không Phân biệt không Chấp trước, mắt thấy sắc như vậy, tai
nghe tiếng cũng như vậy, mũi ngửi hương cũng như vậy, lưỡi nếm vị cũng như vậy.
Nước Hương Tích là tu lưỡi nếm vị, ngài dùng cơm hương làm Phật sự, quý vị đến
chỗ Hương Tích Như Lai, Hương Tích Như Lai mời quý vị ăn cơm, vừa ăn cơm liền
khai ngộ. Vì sao vậy? Chính là khi ăn, lưỡi không bị vị trần làm ô nhiễm, đối với
vị trần không Khởi tâm không Động niệm, không Phân biệt không Chấp trước, tu định,
được định từ điều này, do định sanh huệ, được khai ngộ từ đây.
84 ngàn Pháp môn, bất kỳ
Pháp môn nào cũng có thể khai ngộ, chỉ cần quý vị không Khởi tâm không Động niệm,
không Phân biệt không Chấp trước, được. Vừa khai ngộ, liền đến Thế giới Hoa Tạng
rồi, đây là địa phận của Thích Ca Mâu Ni Phật, Thế giới Ta Bà, Thật Báo Độ của
thế giới Ta Bà là Thế giới Hoa Tạng. Nếu là [người] niệm A Di Đà Phật thì đến
Thế giới Cực Lạc, phẩm vị cao, sanh Thật Báo Độ, đây thật sự là đoạn trừ từ gốc
rồi, Khởi tâm Động niệm. Có Khởi tâm Động niệm, không Phân biệt, không Chấp trước,
được, là Bồ-tát; có Khởi tâm Động niệm, không có Phân biệt Chấp trước, ngài có
thể buông xuống. Thấp hơn một bậc, có Phân biệt, không có Chấp trước, đó là người
nào? A-la-hán. Nếu Khởi tâm Động niệm, Phân biệt Chấp trước thảy đều có, chính
là phàm phu trong lục đạo. Phật giảng rõ ràng, giảng tường tận, chúng ta phải
nghe hiểu, phải thường quán tưởng như thế, phải thực tiễn ngay trong sinh hoạt
thường ngày. Mặc áo ăn cơm, tối thiểu thì chúng ta phải học không Chấp trước,
tùy duyên, điều gì cũng tốt, đây là gì? Là cảnh giới của A-la-hán, cảnh giới Tiểu
thừa. Thật sự làm được không Chấp trước, không còn ý niệm Chấp trước nữa thì chứng
quả rồi, Sơ tín vị Bồ-tát của Đại thừa, Tu-đà-hoàn của Tiểu thừa.
Phần sau Kinh văn còn
nói, 菩薩各各坐香樹下。聞斯妙香,即獲一切德藏三昧 “Bồ-tát các các tọa hương thọ hạ. Văn tư diệu
hương, tức hoạch nhất thiết đức tạng tam-muội” (mỗi vị Bồ-tát ngồi ở dưới
cây hương, ngửi hương vi diệu ấy liền đạt được tất cả đức tạng tam-muội). Quý vị xem phía trước
là luật hạnh, luật là giới, hạnh là định, ở chỗ này khai trí huệ rồi. 今極樂妙香,亦復如是,功德無邊。普熏十方,廣作饒益。能令聞香眾生,皆修佛行。塵勞垢習,自然不起。極樂萬物皆以無量寶香合成,其香復熏十方世界,皆顯事事無礙法界 “Kim Cực Lạc diệu
hương, diệc phục như thị, công đức vô biên. Phổ huân thập phương, quảng tác nhiêu ích.
Năng linh văn hương chúng sanh, giai tu Phật hạnh. Trần lao cấu tập, tự nhiên bất
khởi. Cực Lạc vạn vật giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành, kỳ hương phục huân
thập phương thế giới, giai hiển Sự Sự Vô Ngại Pháp giới” (Hương vi diệu ở Cực Lạc ấy, cũng lại như vậy,
công đức vô biên. Xông khắp mười phương, rộng làm nhiều điều lợi ích. Có thể
khiến cho chúng sanh ngửi hương, đều tu Phật hạnh. Trần lao, ô nhiễm, Tập khí tự
nhiên không khởi. Vạn vật ở Cực Lạc đều do vô lượng hương báu hợp thành, hương
thơm ấy xông khắp mười phương thế giới, đều hiển hiện Pháp giới Sự Sự Vô Ngại). Hoàn toàn là cảnh giới Hoa Nghiêm, chúng ta
phải biết.
48 nguyện giúp chúng ta
nhận biết được Thế giới Cực Lạc, chúng ta nhận biết không rõ ràng, cho nên công
phu không đắc lực. Sau khi nhận biết rõ ràng, tâm muốn đi rất mãnh liệt, tôi nhất
định phải đi, thật sự chịu buông xuống nơi này. Hiện nay chưa buông được thân
này, hoàn cảnh này, chính là nguyên nhân quý vị không thể đi; quý vị thật sự muốn
đi thì [phải] thật sự buông xuống. Dùng Chân Tâm đối người, dùng Chân Tâm tiếp
vật, dùng Chân Tâm đối nhân xử thế, tâm chân thành. Chân Tâm là như thế nào? Thập
thiện nghiệp đạo chính là Chân Tâm, giữ được Thập thiện nghiệp đạo chính là
Chân Tâm, dùng Chân Tâm chính là giới luật. Được rồi, thời gian hôm nay đã hết,
chúng ta học tập đến đây thôi.
(Hết tập 201)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.