Responsive Menu
Add more content here...

Tập 231 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017

(Giảng lần thứ 4)

PHẨM 8: TÍCH CÔNG LŨY ĐỨC:

Tích Lũy Công Đức Tập 231

Chủ giảng: Hòa thượng Thích Tịnh Không.

Giảng tại: Chùa Cực Lạc, Đài Nam, Đài Loan.

Thời gian: Ngày 09 tháng 08 năm 2015.

Dịch giả: Như Lộ.

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi đồng quy y Tam Bảo:

“A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn” (3 lần).

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú: trang 564, trang 564, hàng thứ tư, hàng thứ tư, bắt đầu xem từ câu thứ ba, câu thứ ba: (五)云何名菩薩無方所忍 “(Ngũ) Vân hà danh Bồ-tát Vô phương Sở nhẫn” ((5) Thế nào gọi là Vô phương Sở nhẫn của Bồ-tát). Đoạn lớn này nói với chúng ta: về công phu nhẫn nhục của Bồ-tát. Trong giáo lý Đại thừa thường nói: 一切法得成於忍 “Nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn” (Tất cả pháp được thành tựu bởi nhẫn). Tấtcả pháp thế gian và xuất thế gian, thật sự làm đến rốt ráo viên mãn đều là phải từ nhẫn, nhẫn lực thành tựu mới có thể làm đến được. Vì vậy Phật pháp, bất luận Đại thừa Tiểu thừa, Tông môn Giáo hạ, Hiển giáo Mật giáo, đều thấy được chữ ‘Nhẫn’ rất là quan trọng, Nhẫn nhục Ba-la-mật trong sáu Ba-la-mật. Ở đây là nói rõ ràng tỉ mỉ: về Nhẫn nhục Ba-la-mật, nói tổng cộng hết có 10 điều, đây là điều thứ năm: ‘Vô phương Sở nhẫn’. ‘Phương sở’, ngày nay chúng ta nói là không gian, thời gian, không gian, thực tế mà nói, ở mọi lúc, ở mọi nơi đều cần phải học nhẫn nhục. Quan trọng nhất, chính là người học Phật: nhất định không thể phát sinh xung đột với người khác, xung đột tức là không thể nhẫn.

Chúng ta thấy được: Vĩnh Tư Tập về lão Hòa thượng Hải Hiền, những người thân cận ngài đều nói với chúng ta, cả đời của lão Hòa thượng không dễ dàng, xuất gia học Phật 92 năm. Khi lão nhân gia ngài ra đi: là 112 tuổi. 20 tuổi xuất gia, Sư phụ dạy cho ngài một câu Phật hiệu, dặn ngài hãy như thế mà niệm. Còn nói với ngài, sáng tỏ rồi, sáng tỏ là ý nghĩa gì? Khai ngộ, khai ngộ mới sáng tỏ rồi, sáng tỏ rồi không được nói lung tung, không được nói. Ở vào độ tuổi 20 đó của ngài, Sư phụ đã nhìn ra rồi, người Đồ đệ này tương lai sẽ có thành tựu, thành tựu lớn, không phải thành tựu nhỏ, nhưng thời tiết nhân duyên không cho phép ngài phát huy, cả cuộc đời của ngài chỉ có thể: làm một vị Hòa thượng niệm Phật rất là thật thà, trải qua một cách bình an. Nhưng công phu nâng lên: là điều không thể tránh khỏi, bản chất của ngài ấy tốt, chúng ta nói là trách nhiệm, thật thà, nghe lời, thật làm, bây giờ tìm người như thế, không dễ gì tìm được, đầy đủ điều kiện này, gặp được chân Thiện tri thức thì không gì mà không thành tựu.

Chúng ta liền biết, nguyên nhân công phu không thể thành tựu, chính là không thật thà, không nghe lời, không chịu thật làm, vậy thì không có cách nào rồi. Nếu thật sự đầy đủ ba điều kiện này: thật thà, nghe lời, thật làm, thì Sư phụ dạy ngài Pháp môn này, ngài thật sự làm, 92 năm chưa từng đánh mất, chỉ là một câu Phật hiệu, ngoại trừ lúc đi ngủ ra. Câu Phật hiệu của ngài chưa từng gián đoạn. Về công việc, ngài là làm ruộng, xuất thân từ nông dân, cha ngài đã qua đời ​​​​rất sớm, gia cảnh thanh bần. Tuy anh chị em có năm người, nhưng anh cả của ngài: đã bị quân đội bắt đi lính, lúc gặp lại, cũng đã 26 năm, [ngài] còn có hai người em trai, thể chất đều không tốt, người thì lắm bệnh, người thì gầy yếu, thật sự có thể làm việc thì [chỉ có] mỗi mình ngài. Trong nhà không có ruộng đất, ngài biết canh tác, trong nhà không có ruộng đất, sau khi xuất gia, sống ở trong chùa, chùa ở nông thôn, đất ở nông thôn bị bỏ hoang rất nhiều, đất không có chủ, ngài khai hoang trồng trọt, trồng lúa, trồng rau, trồng cây ăn trái. Những mùa thu hoạch đều rất tốt, ngài không bán lấy tiền, mà ngài đem đi cứu tế, nơi nào bị mất mùa, không có cơm ăn, không có áo mặc, ngài đem những thứ này đến khắp nơi để bố thí, đã làm cả đời. Đất được ngài khai hoang trồng trọt là hơn 100 mẫu, hết sức cần mẫn. Trồng trọt không trở ngại niệm Phật, niệm Phật không trở ngại trồng trọt, cho nên câu Phật hiệu của ngài: ngày đêm đều chưa từng để mất.

Người thật thà như thế, tu Pháp môn này, chúng ta từng thấy qua trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, đã thấy được từ trong Vãng Sanh Truyện, rất nhiều, không phải là một người, mà là rất nhiều đại khái đều là ba năm: niệm đến Công phu Thành phiến. Công phu Thành phiến tức là như vừa rồi mới nói, với ngài, dù ngày hay đêm: trong tâm chỉ có một câu A Mi Đà Phật, ngoài A Mi Đà Phật ra, ngài không có Vọng niệm, ngài không có tạp niệm. Đó tức là Thành phiến, Công phu Thành phiến. Niệm đến công phu như thế: thì có cảm ứng với A Mi Đà Phật, không có công phu như thế, thì không thể cảm ứng với Phật, đó là công phu thấp nhất. Đức Phật đến chúc mừng quý vị, nói với quý vị, quý vị đã ghi tên ở Thế giới Cực Lạc, đến khi thọ mạng dương gian của quý vị hết, đức Phật sẽ đến tiếp dẫn quý vị. Chính quý vị biết, quý vị đã có phần ở Thế giới Cực Lạc, bằng với nói là đăng ký tên rồi. Có một số người, người thông minh, nắm chắc thời cơ ấy, A Mi Đà Phật đến đưa tin tức cho họ, thì nắm chắc cơ hội, nói với A Mi Đà Phật, con không cần thọ mạng của con nữa, bây giờ con đi với Ngài. A Mi Đà Phật rất từ ​​bi, thật sự phát tâm mong muốn đi, thì Phật sẽ đáp ứng quý vị, ước định với quý vị, ba ngày, năm ngày: hay một tuần ‘Ta đến đón con’, tới khi đó Ngài sẽ đến thôi. Cho nên vãng sanh không khó, thật sự không khó!

84 ngàn Pháp môn của Phật pháp, ‘pháp’ là phương pháp, ‘môn’ là con đường, con đường này là gì? Là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, Kiến tánh Thành Phật, con đường này, đều không dễ dàng, phải tu hành thời gian rất lâu, không phải một đời một kiếp, mà ít nhất cũng là mấy mươi đời mấy mươi kiếp: mới có thể khế nhập. Thế nhưng Tịnh tông rất dễ, điều kiện vãng sanh của Tịnh tông chính là niềm tin. Quý vị đã hoàn toàn khẳng định, tin tưởng, đối với Thế giới Cực Lạc rồi, nhất định là có, Phật Bồ-tát sẽ không nói vọng ngữ, trong Kinh Kim Cang nói rất rõ: 如來是真語者,實語者,不誑語者,不妄語者 “Như Lai thị chân ngữ giả, thật ngữ giả, bất cuồng ngữ giả, bất vọng ngữ giả” (Như Lai là bậc chân ngữ, bậc thật ngữ, bậc không cuồng ngữ, bậc không vọng ngữ). Cho nên lời của Ngài đều là chân thật, nhất định không lừa gạt người, nếu quý vị thật sự tin tưởng, không có chút hoài nghi nào, thì đây là điều kiện đầu tiên. Điều kiện thứ hai là thật sự muốn vãng sanh, không phải đặt ra cho vui, thật sự muốn vãng sanh, hoàn toàn buông xuống thế giới này, hi vọng sớm một ngày được đi theo A Mi Đà Phật. Vậy thì được rồi, thì đã đầy đủ điều kiện vãng sanh Thế giới Cực Lạc, thật sự không cần thọ mạng nữa, thì Phật thật sự dẫn quý vị đi. Cho nên trong Vãng Sanh Truyện, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục: ghi lại những người vãng sanh, gần như có 1/2 số người như vậy, một nửa đều là ba năm vãng sanh. Tôi không tin thọ mạng của họ chỉ có ba năm, đấy là không hợp logic, nói không thông, nhất định là thế nào? Họ chủ động thỉnh cầu, con không cần thọ mạng nữa, con đi với Ngài ngay bây giờ.

Chị của cô Lưu Tố Vân là cô Lưu Tố Thanh: vãng sanh hồi năm trước, tuổi thọ cô ấy vẫn còn 10 năm, nhưng cô ấy chủ động từ bỏ, con không cần 10 năm thọ mạng nữa, con muốn vãng sanh theo Phật. Đại khái đã giao ước một tuần lễ, hình như là tám ngày, tám ngày trước khi vãng sanh, cô ấy nghe được một dãy chữ số, không nhìn thấy ai cả, nhưng nghe được rất rõ ràng. Cô ấy nghe là 2011, ra đi vào năm 2011, 2011, sau đó hình như là 12 giờ trưa: ngày 21 tháng 11, một loạt tin tức như thế. Thật ra, đó là do cô Lưu Tố Vân nghe được, ghi lại điều đó rồi nói với chị cô, chị của cô cười cười, không nói lời nào, mà cất vào thôi. Quả nhiên, ngày hôm ấy ra đi, không sai một phút giây nào cả. Hôm ấy đại khái còn có: hơn 20 người bạn bè thân hữu: trò truyện ở nơi đó, khi đến thời gian, cô ấy cáo biệt với mọi người, tôi đi đây, thì thật sự liền đi rồi. Cho nên người ra đi giống như vậy không ít, rất nhiều.

Còn về niệm Phật, niệm Phật là phẩm vị, Thế giới Cực Lạc giống như một trường học, có cấp Tiểu học, có cấp Trung học, có cấp Đại học, có Viện nghiên cứu, đó tức là ba bậc chín phẩm của bốn cõi, không như nhau. Quý vị đến Thế giới Cực Lạc: là xếp vào trong lớp nào, đó tức là công phu niệm Phật cạn hay sâu. Công phu cạn, chưa có công phu, chỉ có chân tín thiết nguyện, niệm Phật niệm được vài tiếng, không có công phu gì, người như vậy đến Thế giới Cực Lạc: là bắt đầu học từ lớp 1 Tiểu học. Cũng rất tốt, cũng không tệ, ở nơi ấy tuổi thọ vô lượng, nhất định sẽ không ở lại lớp, sẽ không thoái chuyển, cũng rất tốt rồi. Nhưng nếu công phu niệm Phật: niệm đến Công phu Thành phiến, thì như lúc nãy tôi nói, đó là đã rất khá, họ đến bên ấy, họ được xếp vào Trung học, họ không phải Tiểu học. Tiểu học là công phu chưa tới nơi, thật sự đến Công phu Thành phiến, là Trung học năm thứ nhất, năm thứ hai, xếp vào những lớp này. Nếu là Sự nhất tâm Bất loạn, thì đó là vãng sanh bậc thượng của Phương Tiện độ. Niệm đến Lý nhất tâm Bất loạn, đó là Thật Báo Trang Nghiêm độ, đó là cao nhất rồi, giống như Đại học vậy. Đây là công phu niệm Phật cạn sâu. Như lão Hòa thượng Hải Hiền, thì chúng ta biết, ngài vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc: khẳng định là Thật Báo Trang Nghiêm độ, Pháp thân Bồ-tát. Công phu thật sự [đã] niệm đến Nhất tâm Bất loạn, không kể là Sự nhất tâm, hay Lý nhất tâm, cũng không hạn chế việc vãng sanh, khi nào muốn đi: có thể đi vào lúc đó, quý vị chỉ thật sự muốn đi thôi, thì A Mi Đà Phật biết, Ngài liền tới đón quý vị.

Hiện nay thế giới này đã loạn, lòng người đã hư hoại, làm sao đây? Tháng 5 năm ngoái, tôi tham gia hoạt động của UNESCO, tôi có một bài báo cáo, một bài chủ đề diễn giảng, tôi đã dùng đề mục này, ‘Xã hội loạn rồi, lòng người hư hoại rồi, làm sao đây?’ Người học Phật rất may mắn, người học Phật sẽ đến Thế giới Cực Lạc. Khi đến với Thế giới Cực Lạc, quý vị phải thật sự ghi nhớ điều kiện này, tin thật nguyện thiết, nguyện vọng tha thiết cầu sanh Tịnh Độ, đến Thế giới Cực Lạc thân cận A Mi Đà Phật, làm học trò của A Mi Đà Phật. Thế giới ấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu cho chúng ta, nói được vô cùng rõ ràng, quyển sách này chính là sách thuyết minh về vãng sanh Tịnh Độ: mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu cho chúng ta, nói rất đầy đủ chi tiết. Nếu chúng ta có thiện căn, thật sự tin tưởng từng câu từng chữ đều là lời thật, không có câu nào là vọng ngữ, có tín tâm như thế, thì đầy đủ điều kiện.

Về niệm Phật, tận lực mà niệm, không câu nệ bao nhiêu, niệm Phật là nói công phu, không phải nói chữ số. Vì vậy, có người công việc rất bận rộn, không có thời gian niệm Phật, Phật có thể dạy họ, sáng tối, buổi sáng thức dậy, niệm 10 tiếng Phật hiệu, buổi tối trước khi đi ngủ, niệm 10 tiếng Phật hiệu, gọi là pháp Thập niệm, đều được. Công phu là gì? Công phu là nhìn thấu, buông xuống. Nhìn thấu là đã thật sự sáng tỏ: thật sự hiểu rõ đối với chân tướng sự thật, đó là nhìn thấu. Buông xuống là công phu, thật sự buông xuống thân tâm thế giới, ở thế gian này, đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, làm những sự việc này, vãng sanh Thế giới Cực Lạc: cũng có thể giúp nâng cao phẩm vị. Khởi tâm Động niệm không cầu tự lợi, chỉ cầu vãng sanh, đối với chính mình chỉ cầu vãng sanh, không cầu tự lợi; đối với chúng sanh khổ nạn trước mắt, nếu có duyên, thì nên giúp mọi người, không có duyên, thì niệm Phật, không tìm việc. Tìm việc thì phiền phức, có duyên thì làm, không có duyên thì không làm, tâm vĩnh viễn là thanh tịnh.

Phiền phức nhất của người bây giờ, là tâm khí trôi nổi, tâm khí trôi nổi thì học gì cũng học không thành. Học khoa học thì không có vấn đề, có thể, không có tâm chân thành, không có tâm cung kính: được, nhưng học giáo huấn của Thánh Hiền, học thuật của Trung Hoa, học Nho, học Đạo, học Phật đều không được. Đây là cần phải có điều kiện, người phải chân thành, phải thật thà, phải nghe lời, phải thật làm, thái độ học tập phải thành, phải kính, chân thành cung kính, thì quý vị mới có thể học được giáo học này. Đại sư Ấn Quang nói rất hay, học vấn của Thánh Hiền: 一分誠敬得一分利益,十分誠敬得十分利益 “Nhất phần thành kính đắc nhất phần lợi ích, thập phần thành kính đắc thập phần lợi ích” (Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích), nên sáng tỏ đạo lý này, không có sự chân thành cung kính thì học không được.

Cho nên vào 64 năm trước, khi tôi 26 tuổi, học Triết học với Tiên sinh Phương Đông Mỹ, duyên ấy cũng rất thù thắng, ở thời đại nay không dễ gì gặp được. Tôi gặp thầy Phương, tôi viết một bức thư gửi cho thầy, đã viết một bài văn chương gửi cho thầy xem, mục đích là hi vọng được đến trường: để dự thính giờ học của thầy. Thầy hồi âm thư cho tôi, hẹn tôi đến nhà thầy để gặp mặt, tôi liền đến nhà thầy để gặp thầy. Thì thầy nói với tôi, thầy nói: ‘Trường học hiện thời’, trường học của 64 năm trước, không phải hiện nay, hiện nay càng kém hơn lúc đó, thua sút rồi! Thầy nói: ‘Trường học hiện nay, thầy không giống thầy, trò không giống trò, anh muốn đến trường để dự thính, anh sẽ thất vọng rất lớn’. Tôi cho rằng thầy đã hoàn toàn cự tuyệt, cho nên vẻ mặt nhất định là rất u sầu, rất khó nhận lãnh, không còn hi vọng nữa. Không ngờ rằng, chúng tôi im lặng khoảng sáu-bảy phút, thì thầy nói với tôi, như vậy tốt rồi, chủ nhật anh đến nhà tôi, chúng ta ước định: trong hai tiếng từ 9 giờ 30: đến 11 giờ 30 sáng, thầy sắp lịch cho tôi. Học trò chỉ có một mình tôi, [học với] một mình thầy, trong phòng khách nhỏ của nhà thầy, với chiếc bàn tròn nhỏ, giờ học của chúng tôi là được xếp như vậy. Mỗi tuần một lần, thầy đã giảng cho tôi một bộ Triết học Khái luận.

Đề mục sau cùng giảng về Triết học trong kinh Phật, khi còn trẻ, tôi không tin tôn giáo, cho rằng tôn giáo đều là mê tín, vì thế trên cơ bản thì chưa từng tìm hiểu tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Với Phật giáo, chúng tôi cho rằng đó là Đa thần giáo, Đa thần giáo ở trong tôn giáo: thuộc về tôn giáo cấp thấp, tôn giáo cấp cao chỉ có một chân Thần, điều gì cũng lễ bái thì đó là tôn giáo cấp thấp. Tôi rất ngạc nhiên, thầy giảng Triết học trong kinh Phật cho tôi, tôi nói: ‘Phật là tôn giáo, là mê tín, là tôn giáo cấp thấp, thì làm sao có Triết học ạ?’ Thầy nói với tôi: ‘Anh còn trẻ, anh không biết, đức Phật Thích Ca Mâu Ni: là nhà Triết học vĩ đại nhất của toàn thế giới, Triết học trong kinh Phật, đặc biệt là Đại thừa, là đỉnh cao nhất của Triết học toàn thế giới, học Phật là sự hưởng thụ tối cao của đời người’. Từ trong đề mục ấy, tôi đã nhận biết Phật giáo, làm rõ ràng rồi. Thầy còn nói với tôi, 200 năm trước, người xuất gia trong tự viện am đường: đều là có đạo đức có học vấn, đều là thầy tốt, nếu quý vị học tập với họ, chỉ cần chân thành, thật sự muốn học, thì họ thật sự dạy quý vị; Không phải thật sự muốn học, thì họ không dạy quý vị. Một người cũng dạy, ‘Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân’, một học trò cũng dạy, nếu thật sự muốn học.

Thế thì trong trường học, khi ấy đối với điều mà thầy giảng: ‘Thầy không giống thầy, trò không giống trò’, thì tôi nghe không hiểu, không biết thầy nói là thế nào. Mấy năm về sau, khi chính chúng tôi bước vào trường học, mới thật sự phát hiện rồi, học sinh Tiểu học chịu học hành, [là để] chuẩn bị lên Trung học Cơ sở, Trung học Cơ sở học hành, [là để] chuẩn bị lên Trung học Phổ thông, sau khi học sinh Trung học Phổ thông: thi đậu Đại học thì không học nữa. Vì sao vậy? Bởi đợi lấy bằng cấp, may mắn tìm được việc tốt trong xã hội, nhiệt huyết học tập đã sa sút rồi, cho nên ‘học trò không giống học trò’, gian dối bằng cấp. Thầy cô không dạy cũng phải đến lớp, đến lớp dạy, dạy cũng vô ích, không có ai nghe, vậy tại sao còn phải lên lớp? Giáo viên phải dựa vào lương giờ, dựa vào tiền lương để sinh sống, duy trì cuộc sống, không có cách nào, chẳng thể không đến ứng phó một chút. Cho nên thảy đều tồn tại tâm ứng phó, học sinh hiển nhiên muốn thành tích tốt, trong kỳ thi đưa trước đề thi cho học sinh xem, mọi người đều đạt điểm số tốt, đều vui vẻ cả. Giáo dục bị sa sút đến mức như vậy, làm sao đây? Thời đại trước kia của tôi vẫn còn những vị thầy tốt, thật sự có học vấn; Còn giáo viên trong trường học hiện nay, cũng như trình độ của chúng tôi, khác biệt rất lớn so với thế hệ trước, chênh lệch rất lớn, thế hệ chúng tôi lại nhìn thế hệ sau, thế hệ sau lại tụt dốc hơn chúng tôi, đã trượt khoảng cách rất lớn. Cho nên tôi nghĩ 20 năm sau, đại học [sẽ] không còn giảng viên nữa, khả năng Trung học Phổ thông cũng sẽ không có thầy nữa, điều này nguy làm sao.

Trong lịch sử mấy ngàn năm của nước ta, xuất hiện rất nhiều [thời đại] thái bình thịnh thế, đó là làm sao để tạo nên thành công? Là giáo dục. Cổ nhân của nước ta rất hiểu rõ giáo dục, rất coi trọng giáo dục, dù nhà nghèo đến đâu cũng mong cho con đi học. Cho nên, nước ta ở trong lịch sử, ở bất kỳ quốc gia nào trên toàn thế giới: cũng không cách gì sánh được với nước ta, đây chính là người nước ta coi trọng giáo dục. Giáo dục của nước ta do ai phụ trách? Trước đây là gia đình phụ trách, không phải do nhà nước làm, mà nhà nước ban thưởng, đôn đốc, nhà nước chỉ tổ chức thi cử, việc học đều là trường học con em gia đình: của chính quý vị, tức là Tư thục. Bởi vì gia đình ở nước ta là đại gia đình, không phải gia đình nhỏ, Ngũ đại Đồng đường, nhân khẩu của gia đình thông thường: đại khái khoảng 300 người, hưng thịnh thì có bảy-tám trăm người, suy cũng có một-hai trăm người, là đại gia đình. Đại gia đình cần có quy củ, cho nên có Gia đạo, Gia quy, Gia học, Gia nghiệp. Vì thế người nước ta nói tề gia, quý vị có thể quản lý tốt gia đình, thì có thể trị quốc, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Thời kỳ kháng chiến, đại gia đình như thế vẫn còn, tôi từng thấy qua, tôi đã từng ở trong đại gia đình, đại khái ở qua một năm, hình như một-hai năm, lúc còn nhỏ, vẫn còn ấn tượng này. Gia đình như thế đã suy vi rồi, vẫn còn hơn 100 người, gần 200 người, anh em 10 người không có ra ở riêng. Cho nên là chế độ gia đình cộng sản, bất luận người nào kiếm tiền, đều phải, ngoài giữ lại chi phí sinh hoạt của mình ra, quý vị cũng phải gửi tiền về nhà. Trong nhà dùng số tiền ấy để mua sản nghiệp, mua ruộng đất, mua đất núi, đất núi có thể trồng rừng, đất ruộng có thể sản xuất, một số thì tự mình canh tác, chính mình không canh tác thì cho thuê, cho nông dân thuê, thu thuế ruộng. Là cách thức như thế, hoàn toàn không như hiện nay, hiện nay không còn giáo dục nữa.

Nền tảng của giáo dục, cắm rễ giáo dục là bắt đầu từ đâu? Đại gia tộc, nhà của người học hành, nhà của người làm quan, bắt đầu làm từ thai giáo. Người mẹ khi mang thai, thì phải đoan chánh tâm niệm, lời nói nhu hòa, cử chỉ đoan chánh, vì sao vậy? Bởi ảnh hưởng thai nhi. Việc thai giáo trong lịch sử Trung Hoa: là từ mẫu thân của Chu Văn vương, bà Thái Nhậm, trong lịch sử ghi lại, khi bà mang thai Chu Văn vương, trong mười tháng ấy, tâm niệm đoan chánh, không có ý niệm bất thiện, không có suy nghĩ bất thiện, đó là tâm niệm, miệng không nói lời kiêu ngạo, mắt không xem cảnh xấu ác, tai không nghe tiếng mê hoặc, hễ là mặt trái thì thảy đều lìa xa. Ngay trong mười tháng đó: phải để những gì trẻ nhỏ tiếp nhận đều là chánh niệm, trẻ nhỏ ra đời [sẽ] dễ dạy, dễ nuôi. Trẻ nhỏ vừa chào đời, mở mắt ra chúng sẽ nhìn, chúng vểnh tai lên sẽ nghe, chúng đã và đang bắt đầu học tập, ai dạy cho chúng? Là mẫu thân. Vì thế cha mẹ ở trước mặt trẻ thơ, nhất cử nhất động, từng lời nói nụ cười, đều là mặt chánh, trẻ nhỏ đang học, quý vị không thể để cho chúng học hư. Tất cả người tiếp cận chúng, đều giống như cha mẹ của chúng, [phải] đoan trang, theo sát từ nhỏ, vì thế Đệ Tử Quy: không phải là dạy trẻ nhỏ đọc, mà Đệ Tử Quy là dùng cho cha mẹ, khi mang thai, khi trẻ nhỏ sanh ra, làm cho trẻ nhỏ xem. Quý vị hiếu thuận với cha mẹ như thế nào, trẻ nhỏ học hiểu rồi, tương lai chúng cũng sẽ hiếu thuận với quý vị.

Dưỡng chánh trẻ thơ, người mẹ phải dẫn dắt đứa trẻ ấy ba năm, là 1000 ngày, hễ là mặt trái, bất thiện, thì không thể để chúng nhìn thấy, không thể để chúng nghe thấy, không thể để chúng tiếp xúc; Những gì chúng tiếp xúc nhất định là Luân lý Đạo đức, thuần tịnh thuần thiện, điều này sẽ dạy tốt trẻ thơ. Gốc rễ ấy, ngạn ngữ xưa nói rằng: 三歲看八十 “Tam tuế khán bát thập” (Ba tuổi thấy 80), ba tuổi là 1000 ngày, sau khi gốc rễ ấy được cắm xuống, đến 80 tuổi chúng cũng sẽ không biến đổi. Dù gặp khó khăn thế nào, chúng cũng sẽ không dao động, có khí tiết, rễ của Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín đã cắm xuống rồi.

200 năm gần đây, 100 năm trước thì lơ là rồi, thủ phạm dẫn đầu chính là Thái hậu Từ Hi, bà ta không coi trọng giáo dục, không tôn kính đối với thầy. Đế vương của các thời nhà Thanh: đều lễ thỉnh Chuyên gia Học giả, Chuyên gia Học giả của Nho Phật Đạo, vào trong hoàng cung để dạy học. Những tài liệu dạy học ấy, đều có trong Tứ Khố Toàn Thư, có giảng nghĩa, thu thập vào trong Tứ Khố Toàn Thư, quý vị xem những người ấy ở trong cung đình, đối với Hoàng đế, đối với các quan đại thần: giảng những gì. Chế độ đó đã bị Từ Hi phế trừ, bà ta không muốn nghe, đại khái nghe xong, là lời mà bà ta không thích nghe, bà ta không thích nghe, thì phế trừ đi. Bà ta mê tín, lên đồng bói toán, cho nên hầu đồng trong cung đình, việc quốc gia đại sự gì cũng thỉnh quỷ thần đến chỉ giáo, quỷ thần đã khiến bà ta mất nước. Một khi làm như thế, thì mọi người thờ ơ với học thuật rồi, 100 năm nay, đến những năm đầu Dân Quốc đã biến chất, chẳng những thờ ơ, mà còn không ai coi trọng nữa. Còn có một số người già, các cụ tập hợp học trò để truyền lại, vô cùng hiếm có, truyền đến hiện nay thì không còn nữa, làm sao đây?

Lần này tôi đến thăm Vương quốc Anh, chủ yếu là để xem thử: nước Anh có duyên phận này hay không, chúng tôi mở một trường Hán học thực nghiệm, phải làm thực nghiệm. Dạy điều gì? Dạy Văn tự học, Thuyết Văn Giải Tự, Âm Vận học, học những môn học này. Không cần biên soạn sách giáo khoa, Sách giáo khoa mà chúng ta biên soạn: kém hơn người xưa, những sách giáo dục trẻ nhỏ: của người xưa [có chừng] mười mấy loại, như Tam Tự Kinh, Bách Gia Tánh loại sách ấy, [khoảng] mười mấy loại. Đã dạy hai-ba ngàn năm, xã hội không xuất hiện vấn đề, sách giáo khoa được biên soạn hiện nay thảy đều có vấn đề, cho nên tôi liền nghĩ, chúng ta đem những sách giáo khoa của người xưa: thảy đều sao chép ra để học tập. Đó là Tiểu học, sau khi hoàn thành Tiểu học, chúng ta sẽ học Hán cổ. Hán cổ thì dùng sách nào? Dùng Quần Thư Trị Yếu, dùng Quốc Học Trị Yếu, là hai loại này. Bộ Trị Yếu này do Đường Thái Tông biên soạn. Quốc Học Trị Yếu là vào những năm đầu Dân Quốc: khi Báo chí Thương mại vừa mới thành lập, có không ít Chuyên gia Học giả, thật sự có học vấn, có đức hạnh, do các ngài biên soạn, biên soạn rất tốt, tức là tuyển chọn trong Tứ Khố Toàn Thư, soạn thành một bộ. Danh từ ‘Trị Yếu’: là đến từ Quần Thư Trị Yếu, Quần Thư Trị Yếu là trị quốc, bình thiên hạ, Quốc Học Trị Yếu đó là dùng cho học vấn, nghiên cứu học vấn. Cho nên chúng ta dùng những điều của người xưa để làm thực nghiệm, nếu thực nghiệm thành công rồi, thì chúng ta mở rộng, thực nghiệm thất bại thì thôi vậy, cũng đừng làm lại nữa.

Chưa từng nghĩ tới ở nước Anh: còn gặp được duyên này, có một vị hiệu trưởng trường học, hiệu trưởng của Đại học Xứ Wales, đã nói chuyện với tôi hơn ba tiếng đồng hồ, ông ấy [cũng] đồng cảm với cách nghĩ này của chúng tôi. Ông nói xác thật là lý niệm, phương pháp dạy học của người phương Tây với người phương Đông: hoàn toàn khác nhau, người phương Đông cầu trí huệ, còn người phương Tây cầu tri thức. Cầu tri ​​thức, không tôn Sư trọng Đạo cũng không sao, có thể học hiểu được, kỹ thuật; Nhưng với phương Đông, chữ viết là học vấn, vậy thì không được, nhất định phải tôn Sư trọng Đạo. Năm ngoái ở nước Anh, toàn quốc từ Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học, đến Đại học toàn bộ đều học tiếng Trung, xem tiếng Trung như môn ngoại ngữ số một. Người nước Anh rất có tầm nhìn, thấy được thế kỷ 21 của thế giới này: là thế kỷ của người Trung Hoa, lời này là do ông Toynbee: một nhà Triết học người Anh nói. Với ông Toynbee, tôi cảm giác người ấy là Bồ-tát tái lai, nỗi lo lắng nhất trong cuối đời, bởi vì ông đã trải qua hai lần đại chiến thế giới, nỗi sợ hãi nhất của ông là đại chiến lần thứ ba, nếu như đại chiến lần thứ ba nổ ra, lần thứ ba là vũ khí hạt nhân, hóa học sinh học, thì trái đất sẽ bị hủy diệt, tất cả sinh vật trên trái đất thảy đều bị diệt hết. Ông ấy nói đó là sự ngu xuẩn đến tột độ của nhân loại, là tự sát tập thể.

Vì thế ông ấy nghĩ vấn đề này: chắc cũng đã nghĩ mười mấy năm, làm sao có thể khiến cho sự việc này không xảy ra. Ông là Nhà sử học, đối với lịch sử Trung Hoa: có lẽ còn tường tận hơn người Trung Hoa, ông ấy nghĩ đến 1.800 năm: thời Hạ-Thương-Chu của Trung Hoa, nhà Hạ 400 năm, nhà Thương 600 năm, nhà Chu 800 năm, 1.800 năm ấy, ba thời đại, Đã hưng thịnh lên văn hóa truyền thống Trung Hoa. Lúc ấy đất nước cũng chưa thống nhất, tức là chưa thống nhất chính trị, nhưng đã thống nhất văn hóa, chúng ta nói chữ Hán của Trung Hoa, thống nhất văn chữ rồi. Mặc dù có rất nhiều quốc gia: có chữ viết khác nhau, nhưng ý thức, lý niệm của việc tạo ra chữ viết đều tương đồng. Đến thời nhà Tần thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, đã thống nhất chính trị, ban hành chữ Tiểu Triện làm chữ viết tiêu chuẩn, đấy chính là thống nhất chữ viết. Thống nhất Văn ngôn văn, thống nhất Văn ngôn, thống nhất Văn ngôn là vào ba thời, thời Hạ-Thương-Chu đã thống nhất rồi. Cho nên ngôn ngữ địa phương khác nhau cũng không sao, viết chữ thì mọi người đã nhận ra, viết thành văn chương, mọi người cũng xem hiểu được.

Ông ấy đã nghĩ đến bước như thế, Đấy là sự việc tốt, vì vậy ông chỉ hi vọng: dùng văn hóa để thống nhất toàn thế giới. Ai sẽ thống nhất? Người nước ta thống nhất, văn hóa nước ta là ưu tú nhất: trong văn hóa của các dân tộc toàn thế giới; Nói cách khác, nếu thế kỷ 21: nước ta thống nhất toàn thế giới, thì có thể tránh được chiến tranh trên quốc tế. Người nước ta dùng văn hóa, chứ không phải thống nhất chính trị, không phải thống nhất quân sự, không phải thống nhất khoa học kỹ thuật, cũng không phải thống nhất kinh tế thương mại, mà là văn minh Trung Hoa. Ông ấy nói, còn có ba nền văn minh vệ tinh, văn minh vệ tinh của Trung Hoa, là Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, sự thống nhất của bốn đất nước này, sẽ có thể lãnh đạo toàn thế giới, mang lại hạnh phúc mỹ mãn cho toàn thế giới, thật sự có thể hóa giải chiến tranh, hóa giải xung đột. Hiện tại có một số dấu hiệu, bây giờ Hán học được ưa chuộng trên quốc tế, đó tức là bắt đầu có dấu hiệu này, dấu hiệu này tốt. Tôi ở ngoại quốc, [những lúc] ở cùng bằng hữu nước ngoài, tôi đều nói với họ tin tức này. Do ông Toynbee nói, rất có đạo lý, thống nhất văn hóa, không phải là thống nhất chính trị, mà là thống nhất văn hóa.

Vậy để thống nhất văn hóa, thì nên phải phổ biến chữ Hán, thể Văn cổ của nước ta đến toàn thế giới, cả thế giới đều học chữ Hán, đều học thể Văn cổ, thì mới có thể đạt được mục đích này. Có phải nên làm như thế không? Tôi cảm thấy là nên, vì sao vậy? Bởi thể Văn cổ của nước ta: vượt qua giới hạn không gian và thời gian, chữ viết trên toàn thế giới: cũng tìm không được loại chữ nào có thể so với nước ta, chữ viết nước ta vĩnh hằng bất biến. Ông Toynbee nêu ra thí dụ, nói rất hay, ông ấy nói giả như Khổng tử, là người Trung Hoa của 2.500 năm trước, ngài sống lại, gặp được Chủ tịch Mao, Chủ tịch Mao sống vào thời đó của ngài, ngài nói đã gặp mặt Chủ tịch Mao, khẳng định nói chuyện [sẽ] không hiểu, nhưng viết chữ, thì vấn đề được giải quyết rồi, một chút trở ngại cũng không có. Đây là nét đặc sắc của văn hóa Trung Hoa. Vì sao số lượng lớn kinh Phật: từ Ấn Độ lưu truyền sang Trung Hoa, sau khi ở Trung Hoa phiên dịch tất cả: thành chữ Hán, thể Văn cổ để ghi chép, để thư tả, thì bản gốc ấy, bản gốc tiếng Phạn cũng không cần nữa, đã bị thất lạc, thật sự, không còn bộ nào, không có lưu lại, vì sao vậy? Bởi ngay cả Pháp sư Ấn Độ cũng thừa nhận, chữ Hán, Văn ngôn văn của Trung Hoa cao minh, dùng chữ này để ghi chép, thì có thể lưu truyền ngàn năm vạn đời, sẽ không biến chất. Còn Phạn văn thì sao? Cách khoảng ba-năm trăm năm, thì âm thanh lời nói của tiếng Phạn đã thay đổi, sau khi biến đổi thì quý vị xem không hiểu. Hiện nay ở châu Âu, những gì [viết bằng] tiếng Latinh: đã không có ai xem hiểu, thậm chí ngay cả những gì của: Shakespeare sáng tác, đó chỉ bất quá là mấy trăm năm, hình như hai-ba trăm năm, mà người châu Âu hiện nay đều xem không hiểu nữa. Đấy chính là gì? Chữ viết biểu âm chịu không chịu nổi sự khảo nghiệm, ngữ âm lời nói nhất định sẽ biến chuyển, đến khi đó, người hai-ba trăm sau: cũng không cách nào nghe hiểu được. Hán cổ không có vấn đề này, chỉ cần học hiểu Hán cổ, thì dù cách mấy ngàn năm, cách mấy vạn năm: cũng sẽ không thay đổi.

Vì vậy mỗi đất nước, mỗi dân tộc, họ có những điều tốt đẹp, hi vọng lưu truyền ngàn năm vạn đời, nhất định nên dùng chữ Hán, Văn ngôn văn để ghi chép, chữ Hán, Văn ngôn văn: có điều kiện ưu việt này. Đã trải qua nhiều năm như thế, những gì trong ba thời Trung Hoa lưu lại, người hiện nay có thể xem hiểu, sẽ không hiểu sai ý nghĩa. Vì vậy, chữ Hán, Hán cổ: là điều cần thiết cho toàn thế giới, cho toàn nhân loại, cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Có rất nhiều hiểu lầm, đã diễn biến thành tai nạn, chiến tranh, tai nạn, nếu có một loại văn tự thông dụng cho toàn thế giới, mọi người nhìn nhận chữ ấy, thì hiểu lầm cũng hóa giải thôi, rất nhiều vấn đề tranh luận: sẽ thảy đều được tiêu trừ. Đây là nền tảng chân thật của sự an định xã hội, của sự hòa bình thế giới thật sự. Cho nên nhất định phải đề xướng chữ Hán, thể Văn cổ, phải nghiêm túc nỗ lực để mở rộng, nếu nước ta có thể làm tốt sự việc này, thì đó là làm ra cống hiến lớn nhất đối với sự an định, hài hòa: của toàn thế giới, của toàn nhân loại.

Hàn Quốc, Việt Nam, sau khi kháng chiến kết thúc, họ chưa có chữ viết, hoàn toàn dùng chữ Hán, vô cùng đáng tiếc, bây giờ đổi thành văn tự của họ. Nếu không sửa đổi chữ viết của chính mình, mà dùng chữ Hán, thì bây giờ chúng ta đã phải thỉnh giáo, đã phải đến nơi ấy của họ để mời thầy. Nhật Bản đánh mất lâu hơn một chút, nhưng trước kháng chiến, người Nhật Bản học tập: chữ Hán, thể Văn cổ rất nhiều, thông thường tầng lớp tri thức cao cấp đều hiểu. Cho nên khi đến Nhật Bản, không hiểu lời nói, nhưng viết chữ thì có thể thông. Quốc bảo của Trung Hoa, nên nhận biết, đây là bảo vật thật sự, phải đem phát dương quang đại.

Đoạn này nói về sự nhẫn nhục, tức là tất cả lúc, tất cả nơi, ‘vô phương sở’, thảy đều phải nhẫn, Vô phương Sở nhẫn của Bồ-tát. Hoặc ban đêm có thể nhẫn, ban ngày không thể nhẫn, ban ngày có thể nhẫn, ban đêm không thể nhẫn; Hoặc ở xứ sở này có thể nhẫn, đổi lại xứ sở kia thì không nhẫn. Hoặc giả bên này có thể nhẫn, bên kia không thể nhẫn, đó là nói về không gian. Tiếp theo là nhân sự, hoặc bên tri thức có thể nhẫn, bên không phải tri thức thì họ không thể nhẫn. Tất cả đều bao quát, đều nói trọn hết: tình người trong thế gian này của chúng ta, văn chữ không nhiều, thế nào là có thể nhẫn, thế nào là không thể nhẫn, tập khí lỗi lầm của chúng sanh nghiêm trọng. 菩薩不爾 “Bồ-tát bất nhĩ” (Bồ-tát không như thế), Bồ-tát khác với người thông thường. 一切時,一切方 “Nhất thiết thời, nhất thiết phương” (Mọi lúc, mọi nơi), ‘nhất thiết thời’ là thời gian, không kể là ngày hay đêm đều có thể nhẫn, ‘phương’ là nói về không gian, bất luận ở trường hợp nào ngài đều có thể nhẫn, vì vậy常生忍心 “thường sanh nhẫn tâm” (thường sanh tâm nhẫn). Đây là ‘Vô phương Sở nhẫn’, ‘vô phương sở’, theo như lời hiện nay, chính là tất cả lúc, tất cả nơi, chẳng gì mà không thể nhẫn.

Tiếp theo, thứ sáu: 云何名菩薩修處處忍 “Vân hà danh Bồ-tát Tu xứ Xứ nhẫn” (Thế nào là Tu xứ Xứ nhẫn của Bồ-tát). ‘Xứ xứ nhẫn’ là đối với nhân sự, quý vị xem: 有人於父母、師長、夫妻、男女、大小、內外如是中生忍。餘則不忍 “Hữu nhân ư Phụ mẫu, Sư trưởng, phu thê, nam nữ, đại tiểu, nội ngoại như thị trung sanh nhẫn. Dư tắc bất nhẫn ” (Có người đối với cha mẹ, Sư trưởng, chồng vợ, nam nữ, lớn nhỏ, nội ngoại, nhẫn được trong phạm vi ấy. Ngoài ra thì không nhẫn được). Không phải quyến thuộc của chính mình, không phải người nhà của chính mình, thì họ không thể nhẫn. 菩薩忍者,則不如是。如父母邊生忍,旃陀羅邊生忍。是名修處處忍 “Bồ-tát nhẫn giả, tắc bất như thị. Như Phụ mẫu biên sanh nhẫn, Chiên-đà-la biên sanh nhẫn. Thị danh Tu xứ xứ nhẫn” (Sự nhẫn nhục của Bồ-tát, thì không như thế. Như nhẫn được với cha mẹ, nhẫn được với hàng Chiên-đà-la. Đó gọi là Tu xứ Xứ nhẫn). Chiên-đà-lalà thí dụ, cha mẹ là người gần gũi nhất, Chiên-đà-la: là giai cấp thấp nhất trong bốn giai cấp ở Ấn Độ, tức là kiểu người làm nô lệ, ở trong xã hội không có địa vị, không có tài phú, bần cùng khốn khổ, là người trong xã hội không ai xem trọng. Đối với họ cũng phải nhẫn, cũng phải có lễ phép, không thể khinh thường họ.

Thứ bảy nói rằng: 云何名菩薩非所為忍。不以事故生忍 “Vân hà danh Bồ-tát Phi sở Vi nhẫn. Bất dĩ sự cố sanh nhẫn” (Thế nào gọi là Phi sở Vi nhẫn của Bồ-tát. Không vì việc mà sanh nhẫn), không vì việc, 不以利故生忍,不以畏故生忍,不以受他恩故生忍,不以相親友故生忍 “bất dĩ lợi cố sanh nhẫn, bất dĩ uý cố sanh nhẫn, bất dĩ thọ tha ân cố sanh nhẫn, bất dĩ tương thân hữu cố sanh nhẫn” (không vì lợi mà sanh nhẫn, không vì sợ mà sanh nhẫn, không vì thọ ân người mà sanh nhẫn, không vì bằng hữu thân thiết mà sanh nhẫn), tiếp theo đây là ý nghĩa của ‘tu quý’, không vì chỗ xấu hổ mà sanh nhẫn. 菩薩常修於忍,是名菩薩非所為忍 “Bồ-tát thường tu ư nhẫn, thị danh Bồ-tát Phi sở Vi nhẫn” (Bồ-tát thường tu ở trong nhẫn, đó là Phi sở Vi nhẫn của Bồ-tát). Cũng tức là sự nhẫn của Bồ-tát không có điều kiện, những gì được nói ở đây: đều là sự liên quan về mặt nhân sự. Vì sao phải nhẫn? Họ là có nguyên nhân, còn Bồ-tát không có nguyên nhân, điều này vô cùng quan trọng. Có nguyên nhân, trong đó có tình thức ở bên trong, không có nguyên nhân là Chân Tâm, đại công vô tư.

Thứ tám: 云何名菩薩不逼惱忍。若瞋因緣 “Vân hà danh Bồ-tát Bất bức Não nhẫn. Nhược sân nhân duyên” (Thế nào gọi là Bất bức Não nhẫn của Bồ-tát. Nếu nhân duyên của sân), dẫn khởi quý vị nổi giận, nhân duyên của sân như thế, 煩惱未起,不名為忍 “phiền não vị khởi, bất danh vi nhẫn” (phiền não chưa khởi, thì không gọi là nhẫn). Đã khởi phiền não, động ý niệm rồi, có thể nhẫn. 若遇瞋因緣時,拳打刀杖,手腳蹴踏,惡口罵詈,於如是中,心不動者,則名為忍 “Nhược ngộ sân nhân duyên thời, quyền đả đao trượng, thủ cước thúc đạp, ác khẩu mạ lị, ư như thị trung, tâm bất động giả, tắc danh vi nhẫn” (Nếu khi gặp nhân duyên của sân, tay cầm dao gậy, tay chân đánh đạp, ác khẩu chửi mắng, ở trong cảnh đó, mà tâm không động, thì gọi là nhẫn). Đây là chúng ta thường hay nhìn thấy. Hiện tại, những điều không thể nhẫn nhục này ngày càng nghiêm trọng, diễn biến thành chiến tranh, chiến tranh không chút lý do, hơn nữa loại chiến tranh đó chưa từng ngừng dứt, không chỉ ở Trung Đông, mà ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới: đều có thể thấy được. Con giết cha mẹ, học sinh giết thầy, giết bạn học, lạm sát người vô tội, thường xuyên nghe được, thường xuyên thấy được những bài đăng như thế, đó tức là xã hội đã loạn, lòng người đã hư hoại. Bồ-tát, người tu đạo Bồ-tát có thể nhẫn, nhẫn được, thì việc lớn hóa thành việc nhỏ, việc nhỏ hóa thành vô sự. Vì thế trong Kinh Kim Cang, đức Phật nói: 一切法 “Nhất thiết pháp” (Tất cả pháp), bất luận là pháp thế gian, pháp xuất thế gian, 得成於忍 “đắc thành ư nhẫn” (đều được thành tựu nhờ nhẫn), thật sự đạt được thành tựu đều nhờ vào sự nhẫn nhục này, có tâm kiên nhẫn. Cầu học cũng phải có tâm kiên trì nhẫn nại, không nhẫn thì không thể thành tựu.

Chữ ‘nhẫn’ này, trong Phật giáo Đại thừa xem vô cùng quan trọng. Bố thí, Trì giới có thể thành tựu tất cả thiện, tiếp theo chính là Nhẫn nhục, Nhẫn nhục có thể bảo toàn công đức thiện của quý vị; Nếu không thể nhẫn, một khi sân khuể phát tác, thì toàn bộ uổng công. Cho nên gọi là ‘lửa thiêu rừng công đức’, sân khuể giống như một ngọn lửa, thảy đều đốt hết cả. Nếu muốn thành tựu thì nhất định phải nương nhờ nhẫn lực, điều này vô cùng quan trọng.

Tiếp theo thứ chín là: 云何名菩薩悲心忍 “Vân hà danh Bồ-tát Bi tâm nhẫn” (Thế nào gọi là Bi tâm nhẫn của Bồ-tát), từ bi. 爾時菩薩若作王,若王等 “Nhĩ thời Bồ-tát nhược tác vương, nhược vương đẳng” (Bấy giờ nếu Bồ-tát làm vua, nếu là vua vân vân…), đây là Bồ-tát thị hiện làm quốc vương, có địa vị, có tài phú, cho nên là有大功業 “hữu đại công nghiệp” (có đại công nghiệp), ‘công’ là chỉ địa vị, ‘nghiệp’ là chỉ tài phú, 為苦眾生而作其主 “vị khổ chúng sanh nhi tác kỳ chủ” (vì chúng sanh khổ mà làm chủ của họ). Nhất định nên cứu tế chúng sanh khổ nạn, quý vị ở địa vị cao như thế, những quần chúng mà quý vị lãnh đạo: quý vị không thể không chiếu cố họ, họ chịu khổ ở nơi đó, làm sao quý vị có thể nhẫn chịu được? Cổ Thánh tiên Hiền Trung Hoa nói rằng: 先天下之憂而憂,後天下之樂而樂 “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ), người đứng ở địa vị lãnh đạo cao nhất, trước phải giúp người dân lìa khổ được vui, rồi chính mình mới có thể hưởng vui; Người dân chưa rời khổ được vui, thì quý vị làm sao có thể nhẫn tâm an vui một mình? 是苦眾生,若來罵辱觸惱之時,菩薩不以我是主故,而生瞋恚 “Thị khổ chúng sanh, nhược lai mạ nhục xúc não chi thời, Bồ-tát bất dĩ ngã thị chủ cố, nhi sanh sân khuể” (Nếu khi chúng sanh khổ ấy: đến mắng nhiếc, nhục mạ, xúc phạm gây phiền não, Bồ-tát không vì ta là chủ, mà sanh sân khuể). Chúng sanh khổ nạn, trong tâm của họ bất bình, họ đến mắng quý vị, đến phê bình quý vị, đến nguyền rủa quý vị, quý vị không thể sanh sân khuể, nếu quý vị sanh sân khuể, thì sẽ tạo thành động loạn, xã hội động loạn. Cho nên ‘Bồ-tát không vì ta là chủ, mà sanh sân khuể’, ngài có thể nhẫn được, ngài sẽ không đi trừng phạt những người ấy, vậy làm sao? Giáo hóa họ, cảm hóa họ, giúp đỡ họ, cứu tế họ. Quan trọng nhất ở đây: chính là phải giáo dục họ, nguồn gốc của mọi vấn đề đều là từ giáo dục, không dạy thì họ làm sao hiểu? Trong nước ta gọi là khiếu nại, khiếu nại tức là đưa đơn khiếu kiện, những người chịu phải khổ nạn ấy, tâm họ mang sự bất bình, họ muốn tìm đến cấp trên. Những việc này không cần phiền phức đến cấp trên; Mà cấp trung, cấp hạ cũng giải quyết được rồi. 如是眾生,我當拔濟,常為擁護 “Như thị chúng sanh, ngã đương bạt tế, thường vi ủng hộ” (Chúng sanh như thế, ta nên cứu tế, thường làm ủng hộ), người ở địa vị trên, người có tài phú, cần nên giúp họ nhổ trừ khổ đau, cần nên đi cứu tế họ. Sự việc này vô cùng quan trọng, ‘thường làm ủng hộ’, 云何而得生於瞋惱 “vân hà nhi đắc sanh ư sân não” (làm sao mà có thể sanh ra phiền não sân), không thể sanh phiền não, không thể sanh tâm sân. 是故我今悲心憐愍,不生忿恚。是名菩薩悲心忍 “Thị cố ngã kim bi tâm lân mẫn, bất sanh phẫn khuể. Thị danh Bồ-tát Bi tâm nhẫn” (Cho nên nay ta tâm bi thương xót, không sanh phẫn hận sân khuể. Đó gọi là Bi tâm nhẫn của Bồ-tát). Bồ-tát có tâm đại từ bi, Bồ-tát có thể nhẫn được, cùng lúc với sự nhẫn chịu, thì Bồ-tát còn nghiêm túc đi giúp hóa giải vấn đề.

Điều cuối cùng, điều thứ mười: 云何名菩薩誓願忍 “Vân hà danh Bồ-tát Thệ nguyện nhẫn” (Thế nào gọi là Thệ nguyện nhẫn của Bồ-tát). Bồ-tát đã từng phát nguyện, thông thường nhất, là Tứ hoằng Thệ nguyện: 眾生無邊誓願度,煩惱無盡誓願斷,法門無量誓願學,佛道無上誓願成 “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Mỗi một vị Bồ-tát đều từng phát nguyện này, nguyện này là đại nguyện chung: của tất cả Bồ-tát. Phát nguyện thì phải thực hiện, cho nên菩薩作是念 “Bồ-tát tác thị niệm” (Bồ-tát niệm như vầy), thường thường nghĩ như vầy, 我先於諸佛前,曾作獅子吼,發誓願言,我當成佛 “ngã tiên ư chư Phật tiền, tằng tác sư tử hống, phát thệ nguyện ngôn, ngã đương thành Phật” (trước kia ta ở trước chư Phật, đã từng phát lời thệ nguyện sư tử hống, ta sẽ thành Phật), vì sao ta thành Phật? 於一切生死淤泥中,為拔諸苦眾生。我今欲拔,不應瞋恚,而惱於彼 “Ư nhất thiết sanh tử ứ nê trung, vị bạt chư khổ chúng sanh. Ngã kim dục bạt, bất ưng sân khuể, nhi não ư bỉ” (Bởi ở trong tất cả bùn lầy sanh tử, vì cứu tất cả chúng sanh khổ. Nay ta muốn cứu khổ, thì chẳng nên sân khuể, và phiền não vì điều đó). Bồ-tát nên nhớ đến: lúc sơ phát tâm của chính mình, quý vị phát tâm là để cứu chúng sanh, hiện nay chúng sanh khổ như thế, nên dùng tâm thái thế nào, phương pháp thế nào để giúp họ.

[Ở] Trung Hoa, đặc biệt là ba thời Nguyên, Minh, Thanh, trong lời tựa của Đại Tạng Kinh: bằng tiếng Mông Cổ tôi thấy được một đoạn, lời tựa ấy: là dùng Hán văn của tiếng Trung để viết. Đế vương của ba thời Nguyên, Minh, Thanh, đều ứng dụng Nho Phật Đạo một cách rất ổn thỏa, dùng Nho để trị quốc, bộ sách Quần Thư Trị Yếu đó của Đường Thái Tông, lấy Nho làm chủ, làm trục chính; Dùng đạo thờ cúng ông bà, lễ nghi thờ cúng tổ tiên, cúng tế thiên địa quỷ thần của Đạo giáo; Dùng Phật, đặc biệt là Phật pháp Đại Tiểu thừa, để giáo hóa nhân dân. Họ đều áp dụng cả, đều phân chia tác dụng. Hơn nữa quản lý tôn giáo là do đích thân Hoàng thượng quản, chứ không phải Tể tướng, Tể tướng là tổng lý, dưới tổng lý có Bộ giáo dục, họ quản lý Nho gia, không quản về Phật, Đạo; Phật và Đạo là Hoàng thượng đích thân quản. Cho nên đạo tràng của Phật và Đạo: đều có thể xây dựng như hoàng cung, ngói bằng lưu ly, làm như hoàng cung vậy. Loại kiến trúc ấy, dân gian không được dùng, không được phép, Tể tướng cũng không được, nhưng Phật và Đạo thì có thể, bởi vì Phật và Đạo là thầy của Hoàng thượng, đấy là đặc biệt cho phép. đều ứng dụng rồi. Tam giáo đều phải có thầy, ở Trung Hoa, chùa Phật, Đạo quán, đạo tràng của nhà Đạo thì gọi là quán, Đạo quán, đầy khắp rừng núi thôn trang, thành thị thì càng không cần nói nữa, đâu đâu cũng có. Đó là gì? Đó là đạo tràng: của các thời đế vương giáo hóa người dân, đều dạy người tốt hơn.

Xuất gia tu hành không đơn giản, từ thời Nguyên, thời Minh trở về trước, người xuất gia phải tham gia khảo thí, quan khảo thí là ai? Là Hoàng thượng. Thi hai khoa mục, thứ nhất là thế gian, tức là Nho gia, trình độ ấy phải đạt đến trình độ Tiến sĩ, lại thi kinh Phật, Tam tạng Kinh điển. Thông qua rồi, Hoàng thượng phát văn bằng cho quý vị, văn bằng ấy gọi là Độ điệp. Quý vị lấy được Độ điệp, đó là Hoàng thượng cho phép quý vị xuất gia, quý vị đến đâu để xuất gia, xuất gia với ai, Hoàng thượng không quản quý vị, nơi nào có duyên thì đến nơi đó, nhưng xuất gia thì nhất định trước phải trình Độ điệp, không có Độ điệp, mà xuống tóc là phạm pháp. Tiêu chuẩn này là gì? Hoàng thượng thừa nhận: quý vị ‘có thể thay ta giáo hóa người dân’, quý vị có tư cách này. Cho nên, Độ điệp là rất khó thi. Quá khứ những người xuất gia, sống ở địa phương nào, quan viên địa phương đều rất kính trọng các ngài, [vì là] thầy của Hoàng thượng, thầy của nhân dân, Nên rất tôn trọng. Gặp phải vấn đề khó khăn phức tạp: thì có thể thỉnh giáo với các ngài, các ngài là cố vấn thật sự: của tất cả quan viên, không có cố vấn trên danh nghĩa cố vấn, quý vị thỉnh giáo với các ngài vấn đề gì, các ngài đều sẽ nói với quý vị, địa vị trong xã hội của các ngài rất cao quý. Không như hiện nay, hiện nay chìm vào tôn giáo, chìm vào mê tín, đại chúng trong xã hội xem thường, thời đại đã thay đổi. Đây là nói rõ điều gì? Giáo học của chúng ta đã mất, tôn giáo không dạy học nữa, làm sao có thể như thế?

Cho nên thế giới này, muốn cứu thế giới này, tôi nghĩ đến phương pháp này: chính là đại đoàn kết tôn giáo. Năm 2005 tôi sống ở Malaysia. Lần đầu gặp cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad, chúng tôi trò chuyện rất vui vẻ, ông rất thích tìm tôi trò chuyện. Lần đầu tiên gặp mặt, đã hỏi tôi một vấn đề, ‘xã hội hiện nay loạn rồi, dường như không còn hi vọng cho sự hòa bình’, hỏi tôi vấn đề này, thế giới này sẽ còn có hòa bình không? Ông ấy đối với sự hòa bình, cũng đã dao động niềm tin. Khi đó tôi nói với ông, ‘nếu ngài có thể làm tốt bốn sự việc, thì thế giới hòa bình thôi’. Ông ấy nói ‘bốn sự việc nào?’ Tôi nói, ‘thứ nhất, quốc gia với quốc gia: chung sống hòa thuận, đối đãi bình đẳng; Thứ hai, chính đảng với chính đảng: phải chung sống hòa thuận, đối đãi bình đẳng; Thứ ba là dân tộc; Thứ tư là tôn giáo. Bốn sự việc này, bốn sự việc này đều có thể: chung sống hòa thuận, đối đãi bình đẳng, thì hòa bình thế giới xuất hiện thôi. Sau khi nghe rồi, ông ấy nói không nên lời, đại khái chúng tôi đã dừng bảy-tám phút, ông nói không nên lời. Tôi nói với ông ấy, tôi nói là khó, vô cùng khó khăn, vô cùng nan giải, nhưng nếu hạ thủ từ tôn giáo: thì sẽ có hi vọng, chứ không phải tuyệt vọng. Ông ấy hỏi tôi, hạ thủ từ tôn giáo thế nào? Tôi nói: ‘Tôn giáo trở về giáo dục, tôn giáo học tập lẫn nhau’, mâu thuẫn tôn giáo sẽ được hóa giải’, một khi đoàn kết tôn giáo, sẽ ảnh hưởng chính trị, sẽ ảnh hưởng chính đảng, sẽ ảnh hưởng dân tộc, thế giới sẽ có hòa bình. Ông ấy nghe hiểu lời này rồi.

Lúc đó, là năm 1998, 1999, năm 2000, tôi sống ở Singapore. Tôi đã sống ở bên đó ba năm rưỡi, rồi mới di cư sang Australia. Tôi ở Singapore, đoàn kết chín tôn giáo của Singapore với nhau, làm được rất có hiệu quả, tôi mới dám nói lời này. Hiện nay càng ngày càng đoàn kết hơn. Năm 2006, lần đầu tiên tại trụ sở tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc ở Paris, chúng tôi tổ chức hoạt động, tôi cũng kéo theo chín tôn giáo của Singapore. Họ không có Do Thái giáo, Singapore không có Do Thái giáo, tôi tìm đến Do Thái giáo ở Úc châu, tập hợp thành mười, mười tôn giáo lớn. Ở hội trường lớn của Liên Hiệp Quốc: làm cầu nguyện cho sự hòa bình thế giới, làm được rất thành công. Sau đó tôn giáo mỗi năm: chúng tôi đều có một lần họp mặt, ngay ở Liên Hợp Quốc, nhiều năm nay vẫn không gián đoạn.

Chưa từng nghĩ tới lần này ở nước Anh, người Anh đã xây dựng đạo tràng lớn, tôi chỉ thấy được kế hoạch dự trù của họ, thấy được kế hoạch ấy, gọi là ‘Đường Hoàng Phú Lệ’, rất vĩ đại. Đạo tràng ấy dùng để làm gì? Đạo tràng tổ chức hoạt động: cho tất cả tôn giáo trên toàn quốc, tức là trung tâm hoạt động tôn giáo, để mỗi tôn giáo ở trung tâm đó: thiết lập một văn phòng, họ dạy học, truyền đạo: thảy đều ở đạo tràng ấy, vậy thì thật sự là người một nhà rồi. Tôi gặp mặt họ lần đó, tôi rất hoan hỉ. Ở Australia tôi đã làm một mô hình nhỏ, là một thành phố, trung tâm hoạt động tôn giáo thành phố Toowoomba, là do tôi lập ra chuyển tặng cho họ. Đấy là toàn quốc, có thể đối với toàn thế giới, tôn giáo của toàn thế giới: tổ chức hoạt động mang tính thế giới: đều có thể dùng đạo tràng đó. Trong đó có ký túc xá, có nhà ăn, có phòng họp, có giảng đường, giảng đường lớn nhỏ rất nhiều, người ít thì giảng đường nhỏ, người nhiều thì giảng đường lớn, giảng đường lớn nhất: là 10 ngàn chỗ ngồi. Chưa từng nghĩ tới: người Anh lại làm sự việc này, tôi thấy được thì rất hoan hỉ.

Tôi nhắc với họ, đoàn kết tôn giáo, ngoài có trang bị phần cứng, còn phải có phần mềm. Phần mềm là gì? Phần mềm là kinh điển. Phân lượng kinh điển đều rất lớn, ai có thể đọc một lần từ đầu đến cuối? Vậy thì khó rồi. Không có kinh điển, thì sự đoàn kết ấy là không bền chắc, là bề ngoài, không kiên cố, kiên cố thì nhất định phải từ kinh điển, học tập lẫn nhau, vậy thì quý vị cần đem tài liệu ra. Cho nên tôi khuyên khích họ biên soạn quyển 360, Kinh Thánh, biên soạn một quyển 360; Kinh Koran, biên soạn một quyển 360, mỗi tôn giáo đều có một quyển kinh điển 360, tương lai những quyển 360 ấy: có thể in thành một tập, một tập sách dày, tinh hoa của tất cả các tôn giáo: đều ở trong quyển sách ấy, tuyên dương đến toàn thế giới. Tôn giáo bình đẳng, mỗi tôn giáo đều là số một, không có số hai. Tôi đề xuất bốn câu nói để cúng dường họ, đó chính là眾神 “chúng Thần”, mỗi tôn giáo đều có Chủ tạo vật, đều có một vị Thần, 眾神一體,宗教一家,平等對待,和睦相處 “chúng Thần nhất thể, tôn giáo nhất gia, bình đẳng đối đãi, hoà mục tương xử” (chúng Thần là một thể, tôn giáo là một nhà, đối đãi bình đẳng, chung sống hòa thuận). Tôi biếu tặng cho họ bốn câu nói này, cúng dường họ, hi vọng họ nghiêm túc thực hiện. Nếu thật sự năm tới xây cất xong, thì hoạt động của chúng tôi [sẽ] đến nước Anh để tổ chức, cũng không cần đến Liên Hợp Quốc nữa. Rất khó được, thật sự có thể ảnh hưởng toàn thế giới. Cho nên đoàn kết tôn giáo, lý niệm ấy ​​vô cùng hay, chưa từng nghĩ là người nước Anh tranh thủ trước, họ làm trước rồi.

Điều sau cùng đây là ‘Bồ-tát tác thị niệm’, đã từng, ‘sư tử hống’ tức là tỉ dụ cho: đại nguyện mà quý ngài đã phát, đại nguyện ấy chính là vì chúng sanh khổ nạn, ‘con sẽ thành Phật’. Thành Phật để làm gì? ‘Ở trong bùn lầy sanh tử của tất cả chúng sanh’, đây là chỉ Lục đạo Luân hồi. Vì để kéo các chúng sanh khổ ra khỏi, quý vị phải vì chúng sanh, giúp chúng sanh rời khổ được vui, đó mới là Bồ-tát. Chúng sanh có khổ, quý vị không thể giúp họ lìa khổ, không thể giúp họ được vui, thì quý vị đã xấu hổ rồi, làm trái với thệ nguyện của quý vị. Cớ sao hiện nay chúng sanh khổ như thế, Bởi tâm tình của họ không tốt, ở đó phát ra, quý vị nghe rồi liền nổi giận, vậy làm sao không có lỗi với họ? Cho nên nói Bồ-tát gặp phải chúng sanh khổ nạn, đặc biệt là trong ba đường, Ngạ quỷ, Địa ngục, Súc sanh, thì cần sanh khởi nguyện này. Cảnh giới bày ở trước mắt, thì nguyện đã đi đâu rồi? Nên lập tức hiện ra ngay nguyện đã phát, mau chóng buông xuống tâm sân khuể, phải giúp họ, ngoài chúc phúc ra, còn phải có hành động.

Tôn giáo nên đoàn kết, tôn giáo là giáo dục chủ yếu của nhân loại, từ việc dùng danh từ này, dùng chữ Hán, chúng ta đối với lão Tổ tiên, cổ Thánh tiên Hiền: bội phục đến năm vóc sát đất. Các ngài nói là tôn giáo, tôn giáo là cách nói thế nào? Quý vị tra cứu chữ Hán của Trung Hoa, chữ ‘tôn’ có ba ý nghĩa: thứ nhất là chủ yếu, thứ hai là quan trọng, thứ ba là tôn sùng, đáng được tôn kính, đáng được tôn trọng khen ngợi, là ba ý nghĩa này; Chữ ‘giáo’ cũng có ba ý nghĩa: giáo dục, giáo học, giáo hóa. Hợp hai chữ ‘tôn giáo’ lại, đó chính là giáo dục chủ yếu, giáo học quan trọng, giáo hóa tôn sùng của nhân loại. Phật giáo là giáo dục của Phật-Đà, đức Phật dạy điều gì? Giáo dục của đức Phật chia làm hai mảng, mảng thứ nhất là nhập thế, tức là giúp chúng ta lìa khổ được vui, trong mảng giáo dục này bao gồm giáo dục Luân lý, giáo dục Đạo đức, giáo dục Nhân quả, giáo dục Thánh Hiền, bao gồm bốn loại này, là nhập thế. Loại khác nữa là nâng cao hướng lên, hướng lên một bước, đó chính là rời khỏi Lục đạo Luân hồi, rời khỏi mười Pháp giới, đấy là hướng lên. Hướng lên điều gì? Như lời hiện nay nói, là Triết học cứu cánh, khoa học cứu cánh, hai chữ ‘cứu cánh’ này là đã đến hết mức, không còn đi lên tiếp nữa, là đỉnh cao nhất của Triết học và khoa học. Đó gọi là tôn giáo, danh xứng với thực, thật sự là giáo dục chủ yếu, giáo học quan trọng, giáo hóa tôn sùng của nhân loại. Giáo hóa là nhìn từ trên kết quả, đều hóa giải sự vô tri, ngu si của chúng sanh, trí huệ của mỗi người sanh khởi lên, đạo đức sanh khởi lên, đạo đức là Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, người cần phải làm một người đạo đức. Người nhân từ yêu thương người, không thể oán hận người, mà yêu thương người, 凡是人,皆須愛 “phàm thị nhân, giai tu ái” (hễ là người, đều phải yêu thương), họ có khổ nạn thì nhất định phải giúp họ, toàn tâm toàn lực giúp họ, chiếu cố họ, giúp họ li khổ đắc lạc.

Khổ là đến từ đâu? Khổ là đến từ vô tri, hai chữ vô tri này: chính là sự ngu si mà Phật pháp nói. Lần này ở Liên Hiệp Quốc, rất khó được, đều đã mời được tất cả các tôn giáo đến, cử hành một buổi tọa đàm với tôi, hội nghị bàn tròn. Ngồi cùng một chỗ với tôi, sát bên tay trái tôi: là Giám mục của Vatican, ông là Đại sứ của Vatican tại Liên Hiệp Quốc. Trong buổi nói chuyện đã nói một câu, sự động loạn của toàn thế giới ngày nay, nguyên nhân là gì? Là vô tri. Câu này nói rất hay, tôi cũng rất tán thán ông ấy. Vô tri chính là sự ngu si, tham sân si mà Phật pháp nói, ngu si là không có trí huệ, không thấy được chân tướng sự thật, mà chính mình còn suy đoán [thì] hoàn toàn nghĩ sai, thấy sai, nói sai, cũng đã làm sai rồi, xã hội này thành ra như thế. Cho nên đức Phật biết, gốc của khổ chính là vô tri. Còn gốc của vui, gốc của vui chính là hữu tri, tức là trí huệ. Cho nên Phật dùng phương pháp gì để giúp chúng sanh lìa khổ được vui? Dùng dạy học. Dạy điều gì? Phá mê khai ngộ, Phật là dạy điều này, phá đi mê, thì không còn khổ nữa, rời khỏi rồi; Ngộ, giác ngộ rồi, thì đạt được vui thôi. Quý vị xem, giáo học của Phật dùng phương pháp này, nhắm vào lìa khổ được vui, lìa khổ được vui là mục đích, phương pháp chính là phá mê khai ngộ; Phá mê khai ngộ có thể nói là lý niệm, phương pháp là dạy học, giáo dục, cả đời làm giáo dục.

30 tuổi sau khi khai ngộ, Ngài đã bắt đầu dạy học, bốn người học trò đầu tiên, năm vị Tỳ-kheo kể cả Ngài, bao gồm cả chính Ngài, ở vườn Lộc Dã, giảng A Hàm. A Hàm chính là giảng Luân lý, Đạo đức, Nhân quả, giáo huấn của Phật Bồ-tát, đã giảng 12 năm, Tiểu học, cấp Tiểu học của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đã mở 12 năm. 12 năm, lại tiếp tục nâng cấp đi lên, là Trung học, Trung học giảng về Phương Đẳng, ‘phương’ là phương pháp, ‘đẳng’ là bằng với Đại học, không phải Đại học, mà là ngang với Đại học, cũng tương đương như Trung học, tám năm. Từ đó lại nâng lên, thật sự là chủ yếu nhất của Phật pháp, trí huệ, Bát-nhã, trí huệ Bát-nhã được giảng bao lâu? 22 năm. Phật pháp giúp người khai trí huệ, giúp người phá mê khai ngộ, 22 năm, giúp tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ. Tám năm sau cùng, đó là Viện nghiên cứu, đó là lại hướng thượng nâng cao, thành Phật, 8 năm, giảng Pháp Hoa, Pháp Hoa là thành Phật, giảng thành Phật. 49 năm, thật sự là một chuỗi gắn kết đi lên, đây là giáo dục Phật-Đà. Cho nên giáo dục Phật-Đà, tất cả tự viện am đường: đều phải dựa theo từng bước từng bước: hướng thượng nâng cao như thế của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, làm giáo dục, không làm giáo dục thế thì sao được? Phải làm giáo dục, người xuất gia trước phải học giáo dục, quý vị không học, thì quý vị làm sao dạy? Trước phải học.

Hiện tại chúng ta đã bỏ đi giáo dục, đã bỏ đi giáo dục của nhà Phật 200 năm, thầy Phương nói với tôi, đã mất đi 200 năm, người xuất gia hiện nay không học kinh giáo nữa. Cho nên lúc ấy thầy nói với tôi: ‘Con muốn học Phật, trong tự viện không có gì để học cả’, vậy đến đâu để học? Đến học ở ngay trong kinh điển, đây là do thầy dạy tôi. Lời này vô cùng quan trọng, nếu thầy không dạy cho tôi, mà tôi đến chùa để thỉnh giáo với người xuất gia, các ngài đều không thể dạy tôi, vậy thì tôi sẽ nghi ngờ, lời của thầy có vấn đề. Thầy nói trước lời này, trong tâm tôi có cơ sở, người xuất gia không học nữa, chỉ là đọc kinh, không biết ý nghĩa của văn kinh, không hiểu được. Thật sự học giảng kinh, [là vào] 200 năm trước, bất luận tại gia hay xuất gia, học Phật đều hiểu được kinh giáo, đó là thật, không phải là giả.

Thế nên nhiều năm nay, chúng tôi nắm chặt kinh điển. Khai sáng kinh điển là thầy Lý ở Đài Trung, lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi theo thầy 10 năm, đấy là đi vào kinh điển. 33 tuổi tôi xuất gia, xuất gia liền dạy ở Phật Học Viện, liền giảng kinh, các nơi như chùa chiền, niệm Phật đường ở Đài Loan, mời tôi giảng kinh tôi đều đi, nếu có đạo tràng, nếu có thính chúng đến học tập, thì không có gián đoạn, đến năm nay là 57 năm, 57 năm không gián đoạn. Rất nhiều chướng ngại, không phải là thuận buồm xuôi gió, mà là rất nhiều chướng ngại, phải có tâm nhẫn nại, phải có thể nhẫn nhục, để đột phá cửa ải. Mãi cho đến hiện tại vẫn còn chướng ngại, nhưng từ khi chúng tôi dùng khoa học kỹ thuật, chúng tôi dùng Internet khoảng 20 năm, dùng truyền hình vệ tinh 13 năm, thì đã xuất hiện hiệu quả, toàn thế giới đều có thể thu bắt được. Hiện nay phương tiện thu nghe tiến bộ, điện thoại đều có thể thu, thu xem từ vệ tinh, thu xem từ Internet, về hiệu quả ấy: thì chúng tôi không có tưởng tượng đến. Biết những phương tiện này tốt, đó cũng là do thầy Phương dạy. Khi ấy ở nhà của thầy, thầy chỉ vào chiếc tivi, tivi vẫn còn là tivi trắng đen, thầy nói ‘con nên biết thứ này, thứ này không có thiện ác, thiện ác ở tâm người’, xem quý vị phát sóng tiết mục gì, sát đạo dâm vọng, đó tức là tạo ác ; [Phát sóng] Luân lý Đạo đức, đấy tức là hành thiện, công cụ này, nếu có cơ hội thì nên tận dụng. Tôi ghi nhớ lời này trong tâm, có cơ duyên như thế, thì chúng ta thật làm. Thật sự, nếu người thật sự có thể giảng kinh, có hai-ba mươi người, thì có hai-ba mươi đài truyền hình, thì thế giới [sẽ] không như thế nữa.

Vẫn còn không ít người thu nghe tiết mục này, chúng tôi bắt đầu thế nào? Tiết mục của chúng tôi không có quảng cáo, không chạy quảng cáo, không có người tài trợ. Tiền đến từ đâu? Là để số tài khoản ngân hàng: ở trên màn hình, mọi người thấy rồi tự động quyên góp. Đấy là tự động quyên góp, số ấy không phải là lớn, nhưng rất nhiều người, cho nên tự nhiên có thể duy trì được, đã duy trì 13 năm, điều này là không nghĩ tới. Lúc đó họ làm sự việc này, trong tâm tôi nghĩ, có thể hoạt động được một tuần, có thể hoạt động được một tháng hay không? Chi phí quá cao. Thật không ngờ có thể chèo chống nhiều năm như thế, đây là nói rõ, người xem tiết mục này không ít. Những người ủng hộ ấy, chúng tôi đều không biết, họ quyên góp 10-20 nhân dân tệ, 100, 200, thì có thể làm viên mãn, làm thành công sự việc này. Những việc này đều là: muốn giúp chúng sanh rời khổ được vui.

Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế, ngày ngày giảng kinh, 8 tiếng mỗi ngày, Ngài có thể lực tốt như thế, chúng ta làm không được, chúng ta chỉ có thể trong thời gian ngắn. Trước kia tôi ở nước Mỹ, ở Mỹ giảng kinh rất khó khăn, ngày nghỉ trong tuần của họ: chỉ có chủ nhật, thứ bảy, bình thường công việc bận rộn, không có thời gian để nghe kinh. Vì vậy, một tuần giảng kinh chỉ có hai ngày, thính chúng không nhiều, có ba-bốn mươi người là không ít, trên 100 người vậy thì đã rất hưng thịnh. Đó là nói rõ pháp duyên ở Mỹ tương đối mỏng, không hưng vượng, nghiệp mà họ tạo thì rất nặng, hóa giải không hết. Khi chúng tôi giảng ở Đông Nam Á, thính chúng ít nhất cũng 600 đến 1000 người, là cảnh tượng như thế, ở Mỹ thấy không được, nước Mỹ có thể có ba-năm người nghe, thì xem như không tệ rồi. Tôi từng sống bên đó mười mấy năm, loanh quanh đi khắp các thành phố, cho nên biết được rất rõ.

Tôi từ năm 2005, khi ấy ông Bush làm Tổng thống, hai lần mời tôi, lần thứ nhất tôi không đi, lần thứ hai mời, không đành lòng, cũng đã đi một chuyến. Sau khi rời khỏi, thì đã không đến nước Mỹ nữa. Thính chúng bên đó ít, không như châu Âu, thính chúng ở châu Âu nhiều. Hiện nay Trung Hoa đại lục: người di cư sang châu Âu không ít, tôi ở Paris, các vị đồng học nói với tôi, thành phố Paris, người Trung Hoa có khoảng 1,5 triệu người, trung tâm thành phố Paris, London có khoảng 750 ngàn người. Cho nên họ nghe nói tôi muốn đến London để tổ chức học tập, vì sao không đến Paris? Người ở Paris nhiều. May mà từ London đến Paris chỉ hai giờ thôi, tôi ngồi tàu hỏa đi qua, từ đường hầm đáy biển. Vì vậy bên châu Âu đó, tôi tin Phật giáo: sẽ có thể hưng thịnh lên rất nhanh.

Về Đại học, nếu chúng ta có thể thảo luận thành công, thì là việc tốt, ở nước Anh đào tạo: giáo viên chữ Hán, thể Văn cổ. Chúng ta muốn tổ chức một lớp thực nghiệm, tuyển nhận 50 người, chuyên môn học Thuyết Văn Giải Tự, Âm Vận học, Huấn Hỗ học, học những môn này, học Văn Tự học, tiếp nữa là hai bộ sách, Quần Thư Trị Yếu và Quốc Học Trị Yếu, thời gian 3 đến 5 năm. Chúng ta không chiêu sinh, tức là chiêu sinh lần thứ nhất, học hoàn mãn trong 5 năm, để họ có thể dạy Hán cổ, chúng ta sẽ mở viện Hán học. Mở viện Hán học thì có thể chiêu sinh, có 30 giáo viên thì có thể làm được rồi.

Trong bài học ngày hôm nay, bài học này hình như đã giảng 3 lần, 6 tiếng đồng hồ, về sự quan trọng của nhẫn nhục, không thể nhẫn thì điều gì cũng không thể thành tựu, việc lớn phải nhẫn lớn, việc nhỏ phải nhẫn nhỏ. Cho nên nhỏ không nhẫn thì phá hư sách lược lớn, nhất định phải học nhẫn, không nhẫn được cũng phải nhẫn, phải nhẫn đến cùng. Tuyệt đối không đối đầu, không đối lập với người, tuyệt đối không oán trách bất kỳ ai, họ hiểu lầm đối với ta sâu đến đâu, tổn thương lớn đi nữa, cũng tha thứ họ. Vì sao vậy? Bởi họ chưa tiếp xúc với ta, họ tiếp xúc với ta sẽ hiểu rõ, họ sẽ sáng tỏ thôi. Không tiếp xúc sẽ ngờ vực, nghe thị phi của người thông thường, càng đoán càng sai, loại tâm oán hận ấy của họ đối với ta, càng ngày càng sâu, chưa từng gặp mặt. Đó tức là như Giám mục của Vatican đã nói: vô tri mà, tất cả đều phải từ ‘biết’ mới hóa giải vấn đề. Đời này chúng ta làm sự việc của chúng ta, đến sau cùng thành tựu, họ sẽ nhìn thấy, họ sẽ hối hận, thậm chí cũng sẽ sám hối, vậy đạt được mục đích rồi. Thôi, thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học tập đến đây thôi.

(Hết tập 231)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Mi Đà Phật.