Responsive Menu
Add more content here...

Tập 287 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 – 2017

(Giảng lần thứ 4)

PHẨM 19: THỌ DỤNG CỤ TÚC

Hưởng Thụ Đầy Đủ

Và PHẨM 20: ĐỨC PHONG HOA VŨ

Gió Đức Mưa Hoa

Tập 287

Chủ giảng: Đại Lão Hoà thượng Pháp sư Tịnh Không.

Giảng ngày 25/11/2015

Giảng tại Hiệp hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kông

Chuyển ngữ: Ban phiên dịch Hoa Tạng Huyền Môn

Dịch giả: Vũ Văn Trà

Giảo chánh: Thích Thiện Trang

          Kính chào: chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: “A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-đà, lưỡng túc trung tôn; Quy y Đạt-ma, ly dục trung tôn; Quy y Tăng-già, chư chúng trung tôn”. (3 lần)

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 695, hàng thứ tư từ trái sang. Đề mục, 住自在Trụ tự tại” (Nơi ở tự tại). Chia thành bốn mục, thứ nhất là 形色Hình sắc(Hình mạo sắc tướng). Mời xem kinh văn:

    所居舍宅。稱其形色。寶網彌覆。懸諸寶鈴。奇妙珍異。周遍校飾。】Sở cư xá trạch, xứng kỳ hình sắc. Bảo võng di phú, huyền chư bảo linh, kỳ diệu trân dị, chu biến hiệu sức” (Chỗ ở phòng nhà, tương xứng hình dạng sắc tướng, lưới báu che khắp, treo nhiều chuông báu, kỳ diệu quý lạ, trang trí khắp nơi).

          Đây là nói, phía trước chúng ta đọc qua: hoàn cảnh nơi ở của Thế giới Cực Lạc, ăn uống y phục chính là ăn mặc, hiện tại đoạn thứ tư giảng đến “trụ tự tại”, hoàn cảnh nơi ở tự tại.

          Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão. Đoạn văn kinh tiếp theo: nói rõ nơi ở hiện tại, 受用具足。舍宅,所居之屋,俗云,宿舍住宅Thọ dụng cụ túc, xá trạch, sở cư chi ốc, tục vân, túc xá trụ trạch” (Hưởng thụ đầy đủ, phòng nhà, phòng ốc chỗ ở, thường nói là ký túc xá chỗ ở). 稱其形色Xứng kỳ hình sắc” (Tương xứng hình dạng sắc tướng). Trong Hội Sớ có chú giải, 形,其身大小hình, kỳ thân đại tiểu” (hình, là thân đó lớn nhỏ). Thân đó là chỉ phòng ốc, chính là ký túc xá mà chúng ta nói, hình dạng của ký túc xá có lớn nhỏ. 青黃等色Thanh hoàng đẳng sắc” (Xanh, vàng nhiều loại màu sắc), đây là màu sắc, chúng ta nói là lớp sơn bên ngoài. 蓋指房屋之形體與色彩相調和或舍宅之結構、大小、顏色等等皆與住居者之形色相稱。故形狀稱身如意,色彩悅目賞心Cái chỉ phòng ốc chi hình thể dữ sắc thái tương điều hòa, hoặc xá trạch chi kết cấu, đại tiểu, nhan sắc đẳng đẳng, giai dữ trụ cư giả chi hình sắc tương xứng. Cố hình trạng xứng thân như ý, sắc thái duyệt mục thưởng tâm” (Đó là chỉ hình dạng của phòng ốc và màu sắc tương ứng hài hòa, hoặc kết cấu lớn nhỏ, màu sắc của nhà ở vân vân, đều tương xứng cùng với hình dáng sắc tướng của người ở. Cho nên hình dạng xứng thân như ý, màu sắc đẹp mắt thỏa lòng). Quý vị thấy được sanh tâm hoan hỉ, hình dạng quý vị rất vừa ý, màu sắc cũng rất vừa lòng, xứng tâm như ý. Hơn nữa nhà đó còn có thể tùy lúc biến hóa, cho nên Thế giới Cực Lạc kỳ diệu, quý vị muốn nhà cửa đó lớn hơn một chút, thì nhà liền lớn hơn một chút, muốn nhỏ hơn thì liền nhỏ đi, muốn nhà hình tròn thì nhà biến thành tròn, muốn nhà hình vuông thì biến thành vuông, chẳng có gì mà không như ý theo tâm. Mà còn không cần có người thiết kế, cũng không cần công nhân xây dựng, tùy niệm hiện ra. Ở Thế giới Cực Lạc, thật sự làm được danh xứng với thực: đã đạt đến tâm tưởng sự thành. Ăn uống như vậy, quần áo cũng vậy, hoàn cảnh chỗ ở cũng như vậy.

          Thế giới này của chúng ta chỉ có giảng nói, không có sự thật. Bốn chữ “xứng tâm như ý” này thật khó được biết bao! Câu nói ấy ở thế gian này của chúng ta, ngoài Phật Bồ-tát ra, thì ai có thể làm được xứng tâm như ý? Chỉ có Phật Bồ-tát minh Tâm kiến Tánh, quý Ngài làm đến được. Quý Ngài thật sự hưởng thụ được, chúng ta không nhìn thấy, điều mà chúng ta thấy được, dường như không khác nhiều với mức sống của chúng ta, trên thực tế sai biệt quá nhiều rồi! Cảnh giới của quý Ngài, hưởng thụ của quý Ngài, chúng ta không cách nào tưởng tượng, cũng không cách nào khen nói. Chỉ có người khế nhập cảnh giới đó, địa vị ngang bằng, họ mới biết.

          Chúng ta lại xem trong đây nói đến 寶網Bảo võng” (Lưới báu), 由寶珠連綴而成之羅網Do bảo châu liên xuyết nhi thành chi la võng” (Do ngọc báu nối liền mà thành lưới). “La võng”, là kiến trúc thời xưa của cung điện, nhất định có trang trí, có trang trí ở bên trong, có trang trí ở bên ngoài. Chư thiên, như trời Tứ Thiên Vương, trời Đao Lợi, cung điện của người cõi trời đều có. Trên kinh, Phật thường đưa ra ví dụ, “La võng” phần lớn là nêu ví dụ vua trời Đao Lợi: cung điện ngài ở có trang trí loại này, đều là do các thứ báu làm thành. 彌覆Di phú” là che ở phía trên, 遍蓋biến cái” (che khắp). Huyền” là treo ở bên trên. Treo những gì? Treo những chuông báu. Hiện nay thật sự rất ít thấy, ở thời cổ, chùa là dùng kiểu dáng: của cung điện để xây dựng, sở dĩ chùa có chuông, là do bốn góc của cung điện đều có treo chuông, thông thường chiếm đa số đều là bằng đồng. Thế giới Cực Lạc là do các báu tạo thành. Bảy báu không phải là bảy loại, bảy là đại biểu viên mãn, bảy tỏ có ý nghĩa viên mãn. Đông nam tây bắc là bốn phương, trên dưới, lại thêm ở giữa, nên gọi đó là bảy, vì vậy bảy đại biểu viên mãn. Đó chính là quý vị muốn thế nào thì có thế đó, vô lượng vô biên. Những 寶鈴Bảo linh” (Chuông báu) này, 珍寶所成之風鈴隨風能發微妙音聲Trân bảo sở thành chi phong linh, tùy phong năng phát vi diệu âm thanh” (Chuông gió được làm bằng châu báu, theo gió có thể phát ra âm thanh vi diệu). Gió thổi động chuông liền sẽ vang lên, hơn nữa âm thanh này, là tự nhiên hợp thành, giống như nhạc giao hưởng, khiến quý vị nghe đến hoan hỉ, nghe không chán, khiến quý vị đã nghe được thì phát triển tâm đạo, sẽ không sanh phiền não, không có tạp âm. 奇妙珍異Kỳ diệu trân dị”, “kỳ” là 奇特、美妙、珍貴、希異kỳ đặc, mỹ diệu, trân quý, hy dị” (đặc biệt, tuyệt diệu, trân quý, hiếm lạ). Đến Thế giới Cực Lạc đều thấy được rồi. Những điều này là khen ngợi lưới chuông thù thắng trong các báu. 周遍Chu biến”, là 遍及無餘biến cập vô dư” (biến khắp mọi nơi), quý vị đến nơi nào cũng thấy được. 校飾Hiệu sức”(đua nhau trang trí), trong Hội Sớ nói: 相交莊飾Tương giao trang sức”(Trang trí giao nhau), là luân phiên cùng nhau, đẹp không tả xiết. “Trang sức”, chính là trang trí mà chúng ta nói hiện nay, ý nghĩa tương đồng, nhưng chữ “trang” này cũng là trang nghiêm, “trang sức” so với trang trí của chúng ta giống nhau, mà ý nghĩa lại sâu hơn một tầng.

          Lại tiếp tục xem, 光麗quang lệ” (ánh sáng xinh đẹp).

          光色晃曜。盡極嚴麗。】 Quang sắc hoảng diệu, tận cực nghiêm lệ” (Ánh sáng màu sắc soi chiếu, trang nghiêm xinh đẹp hết mức). Nghiêm” là trang nghiêm, lệ ” là xinh đẹp. 光色晃曜Quang sắc hoảng diệu”, “hoảng” là quang, là ánh sáng rực rỡ, “diệu” là soi chiếu, 如上云光中有色色中有光互相映飾故云光色晃曜Như thượng vân quang trung hữu sắc, sắc trung hữu quang, hỗ tương ánh sức, cố vân quang sắc hoảng diệu” (Như trên nói trong ánh sáng có màu sắc, trong màu sắc có ánh sáng, chiếu soi tô điểm qua lại, nên nói là quang sắc hoảng diệu). Hai câu này nói rất hay, trong ánh sáng có màu sắc, trong màu sắc có ánh sáng.

    嚴麗」,Nghiêm lệ” là trang nghiêm xinh đẹp. 盡極嚴麗Tận cực nghiêm lệ” (Trang nghiêm xinh đẹp hết mức), quý vị thấy được ở Thế giới Cực Lạc, cũng chính là chúng ta mới đến Thế giới Cực Lạc, nhìn thấy đủ loại trang nghiêm đó, chẳng những trước đây chưa thấy qua, mà nghe cũng chưa từng nghe. Những điều này từ đâu mà có? Là do uy thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật mà cảm ứng đến. Chúng ta biết, dùng điều gì cảm? Là không ngoài Tánh đức, đức năng của Tự tánh vốn đầy đủ, không phải do từ bên ngoài đến. Đại sư Huệ Năng nói với chúng ta, 何期自性,本自具足Hà kỳ Tự tánh, bổn tự cụ túc” (Nào ngờ Tự tánh, vốn tự đầy đủ). Cho nên Thế giới Cực Lạc: đủ loại trang nghiêm vô tận không gì sánh bằng, đều là do trong Tự tánh vốn có. Người thế nào thì có thể nhìn thấy? Chúng ta đã hiểu rõ, người đại triệt đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh: thì có thể nhìn thấy. Ở thế giới này của chúng ta cũng có thể thấy được, bởi hiện tượng của thế giới này là giả tướng, chúng ta cảm nhận thấy điều gì, là nghiệp lực, không phải Tánh đức. Người Thế giới Cực Lạc, được uy thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì, nên nghiệp lực của các ngài tự nhiên tan biến. Tan biến như thế nào? Hiện nay chúng ta đã có một chút manh mối, chuyển tám thức thành bốn trí thì tan biến rồi. Bởi vô lượng kiếp đến nay, những chủng tử thiện và bất thiện đó, đều ở trong A-lại-da-thức, chỉ cần đem A-lại-da-thức: chuyển biến thành Đại-viên-cảnh-trí, thì cảm của mười Pháp giới không còn nữa, cảm ứng của mười Pháp giới đã đoạn rồi, đó hoàn toàn là cảm ứng của Tự tánh. Cảm ứng Tự tánh, là chúng ta nương nhờ phước của A Mi Đà Phật, tuy chúng ta đã chuyển Thức thành Trí, chủng tử nghiệp tập không còn nữa, sẽ không cảm thấy có ác nghiệp, không thể nào giống như sáu đường mười Pháp giới, nhưng chưa đoạn tập khí, tập khí vô thủy vô minh chưa đoạn. Chưa đoạn tập khí, chính chúng ta không có năng lực chứng được, hoàn toàn nương nhờ vào uy thần bổn nguyện: của A Mi Đà Phật gia trì, hiển thị ra Tánh đức trong Tự tánh chúng ta, nhờ Phật lực chuyển tám thức thành bốn trí. Hiện ra Tự tánh, cảm ứng giống với chư Phật Như Lai.

[20:19]

          Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, sáng tỏ chân tướng sự thật này, vì vậy ở trong sinh hoạt thường ngày, thì hiểu được tu hành thế nào. Tu hành không được gián đoạn, giống như hô hấp vậy, hô hấp không thể gián đoạn, tu hành không thể gián đoạn. Thế nào là tu hành? Tu điều gì? Tu không khởi tâm không động niệm, không phân biệt, không chấp trước. Đã nói hết rồi, là tu điều này. Dùng phương pháp nào để tu? Dùng 84 ngàn Pháp môn, phương pháp nào cũng là tu điều đó, vô lượng Pháp môn, cánh cửa nào cũng là tu điều đó. Mắt thấy sắc, “căn”, “trần” tiếp xúc nhau, là tu từ chỗ này. Phàm phu như chúng ta thì bắt tay làm từ đâu? Trước tiên tu không chấp trước, đây là tầng ngoài cùng, không nên chấp trước. Không chấp trước thì quý vị không bị ô nhiễm, chỉ cần có chấp trước, thì Tự tánh của quý vị liền bị ô nhiễm, ô nhiễm thì không thanh tịnh nữa. Nếu là Tánh đức của Tự tánh hiện ra, thì đó chính là điều mà Đại sư Huệ Năng đã nói, 何期自性,本自清淨Hà kỳ Tự tánh, bổn tự thanh tịnh” (Nào ngờ Tự tánh, vốn tự thanh tịnh). Tự tánh là Chân tâm, từ xưa tới nay chưa từng ô nhiễm. Vậy ô nhiễm của chúng ta là gì? Ô nhiễm của chúng ta là Ý thức, là Mạt-na-thức, thức Thứ bảy, ý ô nhiễm. Ý là gì? Ý chính là chấp trước, 四大煩惱常相隨Tứ đại phiền não thường tương tùy” (Bốn đại phiền não thường theo cùng), bốn loại chấp trước. Thứ nhất là chấp trước thân, điều đầu tiên của Mạt-na là thân-kiến, cho rằng thân này là chính mình, thân-kiến, ngã-kiến, và do dính mắc ngã-kiến mà sinh ra: ngã-tham, ngã-mạn, mạn là sân giận, ngã-si, si là ngu si, tham, sân, si khởi lên theo. Tham, sân, si chính là ô nhiễm, xa lìa tham sân si, chúng ta có thể mắt thấy sắc, khi đang thấy sắc, thấy được rất là rõ ràng, rất là sáng tỏ, đó là thấy rõ của Tự tánh Bát-nhã. Nếu vừa khởi tham sân si mạn, thì đây là biến thành, thức thứ bảy của A-lại-da xuất hiện rồi, thức đó khởi tác dụng, tác dụng này chính là tạo nghiệp, tạo nghiệp thiện, tạo nghiệp ác. Tạo nghiệp thiện cảm ba đường thiện, tạo nghiệp ác cảm ba đường ác, là sự việc như thế, cho nên bị ô nhiễm rồi. Phân biệt của Ý thức thứ sáu, ô nhiễm của thức thứ bảy, thức A-lại-da là kho tư liệu, đem những ấn tượng này, chính là chủng tử, tất cả chứa đựng ở trong thức A-lại da, gọi là Tàng thức. Đó chính là gốc rễ của lục đạo, là căn bản của mười Pháp giới. Có chấp trước thì có sáu đường, không có chấp trước thì chẳng có sáu đường. Không có sáu đường là Pháp giới Tứ Thánh, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật, trong mười Pháp giới, đó cũng là do từ A-lại-da biến hiện ra. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: vũ trụ của chúng ta, 唯心所現,唯識所變Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến” (Do tâm mà hiện, do thức mà biến), là sự việc như vậy. Tâm của ai, thức của ai? Tâm của chính mình, thức của chính mình. Thức là Vọng tâm, tâm là Chân tâm, Chân tâm và Vọng tâm hợp lại với nhau. Chân tâm không trở ngại Vọng tâm, Vọng tâm không trở ngại Chân tâm, hai tâm này cùng khởi tác dụng, rất khó hiểu.

          Hiện nay chúng ta ở trong sinh hoạt thường ngày, khoa học mang tới không ít tiện lợi, nhưng cũng có tác dụng phụ, tác dụng phụ rất lớn. Mỗi ngày trong nhà chúng ta đều có TV, chúng tôi dùng TV làm ví dụ thì dễ hiểu. Chúng ta mở các kênh của TV, là hình dạng thế nào? Là một vùng trống, ánh sáng xuất hiện, đã mở lên thì ánh sáng hiện ra, ánh sáng đó là Chân tâm. Chúng ta ấn một kênh, kênh chính là A-lại-da, đó là gì? Là hình ảnh đã xuất hiện. Hình ảnh là vọng, vì sao vậy? Do hình ảnh là động, hình ảnh không ngừng sanh diệt ở đó. Ánh sáng mà chúng ta thấy không hề động, thì xem như là bất động. Bất động là thật, có thể động chính là giả. Quý vị xem, thật giả cùng với nhau, thật không rời khỏi giả, giả cũng chẳng rời thật. Giả, nếu màn hình thiếu đi một khối, thì hình ảnh không thể hiện ra, do nó vĩnh viễn ở cùng với nhau. Người giác ngộ ở trong giả, thấy được thật, ở trong thật, thấy được giả. Trong giả, thấy được thật, là tự ngộ, tự giác; Trong thật, thấy được giả là giác tha, tự giác giác tha. Cho nên quý vị: khi xem TV phải nên xem như vậy, thì quý vị là đang học Phật, cũng có thể khai ngộ, cũng có thể chứng quả. Pháp nào không phải Phật Pháp? Pháp nào cũng vậy, chẳng có pháp nào không phải Phật Pháp. Không biết thì sao? Nếu chẳng biết, thì Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ, cũng không phải là Phật Pháp. Biết thì đâu đâu cũng là đạo, toàn là Phật Pháp, quá hay rồi! Mặc áo ăn cơm cũng là Phật Pháp, mặc áo thế nào? Không dính tướng của mặc áo, ăn cơm không dính tướng của ăn cơm, chỉ cần không dính tướng thì là Phật Pháp. Không chấp trước tướng đó chính là A-la-hán; Không phân biệt, thì đó là Bồ-tát; Không khởi tâm chẳng động niệm, vậy thì quý ngài thành Phật rồi, chính là việc như vậy, không có gì đặc biệt. Thế là chúng ta đã hiểu rõ, Kinh Kim Cang nói rất hay, 凡所有相,皆是虛妄Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (Hễ mà có tướng, đều là hư vọng), 尚應捨,何況非法Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (Pháp còn phải xả, huống chi phi pháp), “xả” chính là buông xuống, buông xuống là cùng lúc với tạo tác.

          Vào 3000 năm trước, đức Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện ở trên địa cầu này, trụ thế 80 năm, niệm niệm là thị hiện, niệm niệm là buông xuống. Niệm đó của Ngài là đồng thời với sự buông xuống, không thể tách ra, là giống như màn hình và sắc tướng trên TV: của chúng ta hiện nay, dựa vào hai điều này, một là màn hình, một là sắc tướng. Từ chân tướng sự thật này, quý vị từ từ mà quán tưởng, thì có được một khái niệm. Vì vậy, ở trong tất cả các pháp, Phật Pháp Đại-thừa, không thể nói chân, cũng không thể nói giả. Nên dùng tâm gì để nhìn, thấy được Pháp giới thuần Chân, Nhất-chân Pháp giới? Chính là không khởi tâm không động niệm. Mắt thấy, không khởi tâm động niệm, tai nghe, chẳng khởi tâm động niệm, cảnh giới rất là rõ ràng, rất là sáng tỏ, là Tự tánh Bát-nhã, như như bất động là Tự tánh vốn định, chính là điều mà Lục Tổ nói, 何期自性,本無動搖Hà kỳ Tự tánh, bổn vô động diêu” (Nào ngờ Tự tánh, vốn không dao động), Tự tánh không động, không có lay động, vĩnh viễn bất động, vĩnh viễn không có dao động, Tự tánh vốn định. Tại vì sao phải tu định? Đạo lý là ở chỗ này.

          Tự tánh của quý vị vốn định, làm thế nào quý vị cảm giác được khởi tâm động niệm? Khởi tâm động niệm, sóng đã dao động, đó là Nghiệp-tướng. Nghiệp-tướng lập tức liền sinh ra Chuyển-tướng, Chuyển-tướng là ý niệm, hiện tượng vật chất biến đổi theo ý niệm, vũ trụ liền xuất hiện, có thể sanh vạn pháp. Tuy có thể sanh vạn pháp nhưng không trở ngại Tự tánh, cũng không có một chút chướng ngại đối với Tự tánh. Nếu vừa khởi tâm động niệm, thì A-lại-da xuất hiện, A-lại-da chính là khởi tâm động niệm, nhà Phật gọi là vô thủy vô minh, vô thủy là không có khởi đầu. Quý vị nghe hiểu rồi chứ? Nếu quý vị nghe hiểu thì quý vị lập tức liền buông xuống, do không có khởi đầu thì là giả, không phải là thật, vô thủy vô minh, là giả, tất cả đều là giả, không có gì là thật.

          Cho nên chư Phật Bồ-tát Pháp-thân Đại-sĩ thông minh, quý Ngài không để điều đó ở trong tâm, để ở trong tâm thì là Vọng tâm, tâm đó là Vọng tâm, không để ở trong tâm, thì tâm đó là Chân tâm. Vọng tâm từ ý niệm sanh ra, Chân tâm thì không phải, Chân tâm là vốn có. Mục đích dạy học của nhà Phật là gì? Là trở về Tự tánh, 圓滿菩提,歸無所得Viên mãn Bồ-đề, quy Vô-sở-đắc” (Viên mãn Bồ-đề, quay về Vô-sở-đắc), đã nói trên Kinh Lăng Nghiêm. Thành Phật có đạt được gì không? Không có, điều gì cũng chẳng đạt được, quý vị nói tôi thật có đạt được, nhận được điều gì? Là toàn vũ trụ, không có bỏ qua một pháp nào, tất cả vũ trụ. Vọng tâm còn có chú ý bên này, quên mất bên kia, Chân tâm chẳng có, Chân tâm là tất cả vũ trụ. Khôi phục Tự tánh, tìm về với Chân tâm, bỏ đi Vọng tâm, chỉ là việc như vậy. Chuyển phàm thành Thánh, chuyển vọng thành chân, chính ở biết chuyển, diệu là diệu ở chỗ này, chẳng thể không biết điều này.

          Cho nên toàn bộ Thế giới Cực Lạc là Tự tánh, tùy theo ý niệm thì hiện tướng, được đại tự tại. Phật Bồ-tát vẫn cần hiện tướng sao? Cần, không phải quý Ngài muốn, mà vì chúng sanh cần, chúng sanh hi vọng Phật, Ngài liền hiện tướng Phật; Chúng sanh hi vọng Bồ-tát, Ngài liền hiện tướng Bồ-tát; Chúng sanh nghĩ đến người trời, Ngài liền hiện tướng người trời; Chúng sanh nghĩ về Địa-ngục, Ngài liền hiện tướng Địa-ngục. Chúng sanh nghĩ điều gì? Nghĩ tham sân si, thì ba đường ác liền hiện ra. Ba đường ác có hay không? Không có, vì toàn bộ là giả. Nhưng những người ngu si, người mê hoặc ấy, đem giả cho là thật. Phật tùy thuận chúng sanh, từ từ dạy dỗ, từ từ giúp đỡ họ quay đầu, quay đầu là bờ. Quay đầu thì thấy được Tự tánh rồi, không quay đầu là đã mê mất Tự tánh, nhưng Tự tánh vẫn là khởi tác dụng, tác dụng đó không bình thường, quay đầu thì khởi tác dụng bình thường, hoàn toàn là lưu lộ của Tánh đức.

          Chúng ta tiếp tục xem đoạn thứ ba, 大小Đại tiểu” (Lớn nhỏ) cũng không có nhất định.

          樓觀欄楯。堂宇房閣。廣狹方圓。或大或小。】Lâu quán lan thuẫn, đường vũ phòng các, quảng hiệp phương viên, hoặc đại hoặc tiểu” (Cung điện lầu gác lan can, phòng xá nhà cửa, rộng hẹp vuông tròn, hoặc lớn hoặc nhỏ).

          Xứng tâm như ý. 堂宇Đường vũ”,đường” là cung điện, thời cổ gọi là “đường”, sau thời Hán gọi là “điện”, là nơi chỗ tụ hội, là nơi Phật Bồ-tát dạy học, thông thường chúng ta nói là Giảng đường, lớp học, phòng học, là loại nơi như vậy, ở nơi đó hoạt động. 宇者,屋邊也,屋檐Vũ giả, ốc biên dã, ốc thiềm” (Vũ là hiên nhà, mái hiên). Quý vị thấy ngôi nhà kiểu cung điện rất rõ ràng, một khoảnh nhô ra bên ngoài, khoảnh đó là ‘vũ’. Phòng” là nơi ở, chúng ta hiện nay nói là ký túc xá, nhà Phật gọi là liêu phòng. 又堂之中者為正室Hựu đường chi trung giả vi chánh thất” (Và trong đường là thất chính), hai bên trái phải gọi là hiên nhà, hai bên trái phải gọi là phòng”. Các” là lầu gác, hai tầng trở lên. 廣狹Quảng hiệp” là rộng hẹp. 方圓Phương viên” là vuông tròn, hình chữ nhật, hình tròn.

          Hầu hết các ngôi nhà của nước ta là hình vuông hình tròn, ngay ngắn, vuông vức. Chúng ta xem thấy nhà ở của nước ngoài, nhà có rất nhiều góc cạnh, không theo quy tắc. Có thể điều mà nhà phong thủy nói: cũng có một chút đạo lý, họ chưa hẳn đã hiểu đạo lý thật sự. Tại vì sao? Vì tất cả hoàn cảnh đó, sẽ sanh ra ảnh hưởng đối với ý niệm của chúng ta. Vuông vức ngay ngắn, khiến ý nghĩ của chúng ta là chánh niệm; Có chút góc cạnh, thì chúng ta sẽ khởi chút tà niệm, ý niệm bất chánh. Những ngôi nhà ở của người nước ta, phòng ngủ nhất định là hình vuông, hình chữ nhật, sẽ không có nhiều dạng góc cạnh. Tôi ở châu Úc, nhà hàng xóm bên cạnh chúng tôi muốn chuyển nhà, muốn bán nhà, hỏi chúng tôi có cần không. Chúng tôi đi vào tham quan, trong tòa nhà đó: hình như có bốn gian phòng, chỉ có một gian phòng là hình chữ nhật, còn lại đều là ngũ giác, lục giác. Người chủ đó có ba cô con gái, tôi liền hỏi ông, chính hai vợ chồng ông ở phòng hình chữ nhật đó, còn lại ba cô con gái, đều ở chính là hình ngũ giác, hình lục giác, tôi nói con gái của ông, thường hay nghĩ ngợi lung tung đúng không? Ông ấy nói vì sao thầy biết được? Là do tôi nghe lão Cư sĩ Hạ Kinh San nói với tôi, lão Cư sĩ Hạ Kinh San biết xem phong thủy, phàm là nơi nào có góc cạnh, ở hết 90 ngày nhất định là nghĩ ngợi lung tung, trong khoảng 90 ngày còn cho là được, trên 90 ngày họ liền không bình thường. Tôi nói đạo lý này, ông nói là sự thật, con gái của ông đều là lo nghĩ viễn vông. Đây là nói rõ, hoàn cảnh có thể ảnh hưởng tâm lý của chúng ta, ảnh hưởng cảm xúc của chúng ta, có khi ảnh hưởng không hay không biết, như những người này đều là : chính mình căn bản không có phát giác được, thời gian lâu rồi họ liền khởi ý niệm đó, thì không bình thường. Người nước ta coi trọng, người nước ngoài không biết những đạo lý này. Cho nên chúng ta đến nước ngoài, khi thấy được những gian phòng đó, dù sao chúng ta cũng làm khách, không có liên quan, chúng ta chỉ ở vài ngày thì liền đi rồi, không phải ở bên đó lâu dài.

[43:24]

          Đây chính là hoàn cảnh sẽ ảnh hưởng chúng ta, mà chúng ta cũng có thể ảnh hưởng hoàn cảnh. Nếu năng lượng của chúng ta vượt qua nó, thì chúng ta liền ảnh hưởng hoàn cảnh; Chúng ta không có năng lượng, năng lượng âm, không phải năng lượng dương, chúng ta liền sẽ bị quấy nhiễu. Cho nên như những chỗ kỳ quái này, người tu hành ở thì không hề gì. Thật có công phu, trong tâm thật sự thanh tịnh, sẽ không bị bên ngoài quấy nhiễu, các ngài ở nơi đó đều là kiết tường, đều là tốt đẹp, xác thực là cảnh tùy tâm chuyển; Nếu không có công phu đó, thì họ bị hoàn cảnh ảnh hưởng. Có Giới Định Huệ, Giới Định Huệ có thể chuyển cảnh giới bên ngoài, không bị quấy nhiễu. Vì vậy hình dạng của phòng nhà này, có vuông có tròn.

          Tiếp theo Niệm lão nói khá hay, hễ là dùng đường thẳng tiếp nối đều thuộc về hình vuông. Dùng kiến trúc đường cong đều thuộc về hình tròn. Giống như hình quạt, 則形兼方圓也tắc hình kiêm phương viên dã” (thì hình dạng gồm cả vuông lẫn tròn), trong hình quạt có vuông có tròn. 或大或小Hoặc đại hoặc tiểu” (Hoặc lớn hoặc nhỏ), tùy ý, tâm tưởng sự thành. 居處Cư xứ” (Chỗ ở).

          或在虛空。或在平地。】Hoặc tại hư không, hoặc tại bình địa” (Hoặc ở trên không, hoặc ở đất bằng).

          Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, 其大小高下,或在虛空,或在平地。一一隨人心意,隨念顯現Kỳ đại tiểu cao hạ, hoặc tại hư không, hoặc tại bình địa. Nhất nhất tùy nhân tâm ý, tùy niệm hiển hiện” (Nhà đó lớn nhỏ cao thấp, hoặc ở trên không, hoặc ở đất bằng. Tất cả thuận theo ý niệm của người, theo ý hiện ra). Thế giới này của chúng ta không có, đến Thế giới Cực Lạc tự tại như vậy. Đây là thuận theo ý muốn của người, tùy theo niệm mà hiển hiện, 如《吳譯》曰:所居七寶舍宅,中有在虛空中者,有在地者。中有欲令舍宅最高者,舍宅即高。中有欲令舍宅最大者,舍宅即大。中有意欲令舍宅在虛空中者,舍宅即在虛空中。皆自然隨意,在所作為。」Như Ngô Dịch viết: Sở cư thất bảo xá trạch, trung hữu tại không trung giả, hữu tại địa giả. Trung hữu dục linh xá trạch tối cao giả, xá trạch tức cao. Trung hữu dục linh xá trạch tối đại giả, xá trạch tức đại. Trung hữu ý dục linh xá trạch tại hư không trung giả, xá trạch tức tại hư không trung. Giai tự nhiên tùy ý, tại sở tác vi.” (Như trong bản Ngô Dịch nói: nhà cửa chỗ ở bằng bảy báu, có nhà ở trên không trung, có nhà ở trên mặt đất. Người ở trong đó muốn khiến nhà cao nhất thì nhà liền cao. Người trong đó muốn khiến nhà lớn nhất thì nhà liền to lớn. Người trong đó muốn khiến nhà ở trên không thì nhà lập tức ở trên không. Đều tự nhiên tùy ý mà tạo thành). Tiếp theo, đây là Niệm lão tổng kết cho chúng ta, 故知彼土舍宅cố tri bỉ độ xá trạch” (nên biết nhà ở cõi ấy), cõi ấy là Thế giới Cực Lạc, ngôi nhà quý ngài sống là phòng ốc, 形狀顏色大小以及升空在地,皆一一如人之意,應念而現hình trạng nhan sắc đại tiểu dĩ cập thăng không tại địa, giai nhất nhất như nhân chi ý, ứng niệm nhi hiện” (hình dạng màu sắc lớn nhỏ cho đến [ở] trên không [hay] trên đất, tất cả đều như ý của người, ứng theo niệm mà hiện). Quý vị muốn hình dạng thế nào, thì liền biến ra kiểu dáng đó, hoàn toàn là tự nhiên, không cần công nhân. Chúng ta nơi đây muốn có nhà ở trước tiên hoàn thành bản vẽ, lại phải tìm vật liệu, rồi thi công. Thế giới Cực Lạc không cần, ý niệm của quý vị vừa động, thì tòa nhà đó đã ở trước mặt quý vị rồi, quý vị lập tức liền có thể hưởng thụ.

    又《唐譯》曰Hựu Đường Dịch viết”(Còn bản Đường Dịch nói), là bản dịch thời Đường, 眾生前,自然出現。人皆自謂各處其宮。如是無量眾生,則有無量宮殿,互入互容,彼此無礙,正顯事事無礙法界」。Ư chúng sanh tiền, tự nhiên xuất hiện. Nhân giai tự vị các xứ kỳ cung. Như thị vô lượng chúng sanh, tắc hữu vô lượng cung điện, hỗ nhập hỗ dung, bỉ thử vô ngại, chánh hiển Sự Sự Vô Ngại Pháp giới” (Tự nhiên xuất hiện trước chúng sanh. Người đều tự xác định từng vị trí của cung điện đó. Như vậy vô lượng chúng sanh, thì có vô lượng cung điện, hòa nhập dung chứa nhau, hai bên không trở ngại, chính là hiển thị Pháp giới Sự Sự Vô Ngại). Tôi ở ngôi nhà này, có va chạm với nhà đó của quý vị hay không? Không có va chạm, còn có thể chồng chéo lên nhau, cũng không có một chút trở ngại, mỗi người là của mỗi người, quý vị không cảm thấy được nhà có ngăn trở, quá tuyệt rồi! Rất nhiều tòa nhà ở cùng nơi, cùng chỗ, mỗi người cảm thấy là hoàn chỉnh của mỗi người, không có liên quan đến người khác, đây là Pháp giới Sự Sự Vô Ngại: trên Kinh Hoa Nghiêm. Cho nên trên bộ kinh này nói Thế giới Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc là cảnh giới Hoa Nghiêm, đầy đủ Thập Huyền Môn, Thập Huyền sau cùng chính là Sự Sự Vô Ngại, Lý Sự Vô Ngại, Sự Sự Vô Ngại.

[50:08]

          Tiếp theo tổng kết tự tại.

          清淨安隱。微妙快樂。應念現前。無不具足。】 Thanh tịnh an ổn, vi diệu khoái lạc, ứng niệm hiện tiền, vô bất cụ túc” (Thanh tịnh an ổn, vi diệu vui vẻ, ứng theo ý niệm mà hiện, không gì chẳng đầy đủ).

          清淨安隱,微妙快樂Thanh tịnh an ổn, vi diệu khoái lạc” (Thanh tịnh an ổn, vi diệu vui vẻ). Với hai câu này, trong Hội Sớ nói: 無五濁,故云清淨。無變易,故云安穩。塵塵不思議,故云微妙。永離身心惱,故云快樂Vô Ngũ trược, cố vân thanh tịnh. Vô biến dịch, cố vân an ổn. Trần trần bất tư nghì, cố vân vi diệu. Vĩnh ly thân tâm não cố vân khoái lạc” (Không có Ngũ trược, nên nói là thanh tịnh. Không biến dịch, nên nói an ổn. Trần trần không thể nghĩ bàn nên nói vi diệu. Vĩnh viễn xa lìa khổ não của thân tâm nên nói vui vẻ). Trong Hội Sớ nói mấy câu này, chúng ta ở thế gian này gọi là “Ngũ trược Ác thế”, “trược” là không sạch sẽ, chính là ô nhiễm.

          Thứ nhất là kiếp-trược, kiếp là thời gian. Vào lúc này chúng ta cảm thấy được, có thể nói là sâu sắc hơn người xưa. Tại vì sao? Thời xưa xã hội không có loạn thế này. Xã hội mà ngày nay chúng ta ở, mọi người không có cảm giác an toàn, không biết gặp được hoàn cảnh thế nào, không có cảm giác an toàn, rất đáng thương! Cùng với thời điểm đại chiến thế giới lần thứ hai, mặc dù có chiến tranh, chúng tôi đang chạy nạn, nhưng vẫn có cảm giác an toàn. Chúng tôi đi đến hậu phương, cách xa nơi có chiến tranh một chút, có thể cách một trăm dặm, hai trăm dặm, thì cảm thấy rất an toàn, ăn uống sinh hoạt đều bình thường. Quý vị nói thế giới này hiện nay, nước uống không sạch sẽ, khi xét nghiệm, thấy nhân tố gây bệnh rất nhiều bên trong, không còn cảm giác an toàn đó nữa. Quý vị ăn thứ gì, trồng rau quả, tự mình trồng cũng không có cảm giác an toàn. Vì sao? Vì đất đai bị ô nhiễm, nước và đất bị ô nhiễm rồi. Tìm một ít nước sạch cũng không được, hiện nay chỉ có núi cao, nước suối trên núi thanh khiết, nước trên đất liền thì không sạch sẽ.

          Chúng tôi đã làm thí nghiệm, phía sau nơi tôi ở là núi cao, nước suối trên núi cao chảy xuống, chúng tôi đưa đến Đài Nam, chúng tôi có một phòng thí nghiệm, chính là thí nghiệm nước của Tiến sĩ Masaru Emoto, chúng tôi cũng đã làm một thí nghiệm: nước suối chảy xuống, kết tinh vô cùng đẹp. Chúng tôi đem nước máy đi làm kết tinh, rất khó coi. Sự tương phản này thì biết, nước máy có ô nhiễm nghiêm trọng. Nước suối đó tốt, nhưng chẳng ai biết, vẫn ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Đầu năm nay động đất đặc biệt nhiều, tôi nhớ lại khi còn trẻ, chưa từng nghe nói có động đất, cũng chưa bao giờ gặp động đất. Lần thứ nhất gặp phải động đất, là tôi đến Đài Loan, sống ở Đài Nam, cảm nhận được động đất. Khi đó nhà chúng tôi ở trong ngôi nhà khắc phục tai nạn, căn nhà là dùng cây tre mà lập lên, chúng tôi ngủ rất an toàn, nhà đó có thể chịu được lay động, nên chúng tôi cũng không để ý chút nào. Nhưng nếu nhà bằng đất, nhà xây bằng gạch thì rất phiền phức, thì đáng ngại rồi. Kết cấu làm từ gỗ thì tốt hơn một chút, làm từ cây tre thì càng tốt, không có nguy hiểm, sụp đổ cũng sẽ không nghiền nát người. Hiện nay còn có thành phần khủng bố, giết người khắp nơi, không nhất định xuất hiện ở đâu, không có việc thì đừng ra ngoài, có việc ra ngoài phải nên chú ý cẩn thận.

          Chúng ta sống ở thời đại này, rất đáng thương! Rất thống khổ! Nếu không gặp được Phật Pháp, thì làm sao trải qua cuộc sống này đây? Gặp được Phật Pháp, gặp được Tịnh-độ, gặp được Kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta có pháp hỷ tràn đầy. Chúng ta đối với thế gian này không có lưu luyến, chỉ có một nguyện vọng, sớm một ngày vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc. Cho nên mọi lúc mọi nơi, duy trì trong tâm có Phật hiệu, không thể mất đi Phật hiệu. Đó là bảo hộ an toàn của chúng ta.

          Chúng ta rất tin sâu, mỗi chữ mỗi câu trên kinh điển, đều là lời thật, không phải là giả. Do chính miệng đức Thích Ca Mâu Ni Phật nói, thì chỗ nào có thể là giả chứ? Chúng ta cần phải tin, không thể có nghi ngờ. Phật nói rất hay, chúng ta khởi tâm động niệm, A Mi Đà Phật đều biết, chẳng những A Mi Đà Phật biết, mà Pháp-thân Bồ-tát cũng biết, trên Kinh Hoa Nghiêm, Viên-giáo Sơ-trụ trở lên, Thập-trụ, Thập-hạnh, Thập-hồi-hướng, Thập-địa, Đẳng-giác, Bồ-tát của 41 vị thứ này: tất cả đều biết. Chúng ta vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, trí huệ, thần thông của chúng ta: bình đẳng với Pháp-thân Bồ-tát. Đây không phải công phu của chúng ta, là do A Mi Đà Phật đại từ đại bi: gia trì cho chúng ta. Thế giới Cực Lạc đó tốt, thế giới khác không có. Phật gia trì cho chúng ta, chúng ta liền có trí huệ giống với Phật, thần thông giống nhau, đạo lực không khác, A Mi Đà Phật có thể làm được, chúng ta cũng có thể làm được. Đó chính là trong 84 ngàn Pháp môn, vì sao nên chọn Pháp môn này, vì sao nên chọn Tịnh-độ của đức Mi Đà? Bởi Tịnh-độ của đức Mi Đà có gia trì viên mãn, thế giới phương khác có thể có gia trì nhưng không viên mãn, không có hoàn hảo như Thế giới Cực Lạc, rốt ráo như vậy. Thật sự là kinh bậc nhất trong Phật Pháp Đại-thừa. Nếu chúng ta muốn học thì học bộ kinh này. Hãy nhớ Cổ thánh Tiên hiền dạy bảo chúng ta, là thật, không phải là giả, 一門深入,長時薰修Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” (Thâm nhập một môn, huân tu lâu dài), 讀書千遍,其義自見Độc thư ngàn biến, kỳ nghĩa tự kiến” (Đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa của sách), quá quan trọng rồi !

          Tuần trước, Cư sĩ Hồ Tiểu Lâm đã sống ở chỗ tôi đây vài ngày, nói với tôi, bốn câu nói này do Tổ sư Đại đức truyền, là thật sự. Tại vì sao? Ông trải qua thực nghiệm sáu năm, ông đọc Đại Thừa Khởi Tín Luận, của Bồ-tát Mã Minh viết, trong sáu năm ông đã đọc 3000 lần. Chỉ là đọc, điều gì cũng không nghĩ, thật sự là y theo điều mà: Đại Thừa Khởi Tín Luận dạy, đọc kinh, đọc tụng, lìa tướng văn tự, chính là không nên chấp trước văn tự; Lìa tướng danh tự, không nên suy nghĩ danh từ thuật ngữ, quý vị chỉ để ý đọc; Lìa tướng tâm duyên, tâm là thế nào? Đọc đoạn này, đây là ý nghĩa gì, không có ý nghĩa, những ý nghĩa mà quý vị nói đó đều là vọng tưởng, không có ý nghĩa, quý vị chỉ một mạch đọc. Đó là làm gì vậy? Đó là tu Giới, tu Định, trong tâm tuân thủ bốn câu nói này là Giới Luật, y theo Giới Luật này mà làm là tu Định. Quý vị xem, không dính tướng văn tự, nghe giảng không dính tướng lời nói, ngồi ở nơi đó nghe giảng cũng là tu Giới Định Huệ. Không dính tướng văn tự, không dính tướng tâm duyên, khi nghe giảng chuyên tâm nghe giảng, không có ý nghĩa, không chú trọng trong đó ý nghĩa thế nào. Sau khi đọc xong 1000 lần, thật có chỗ ngộ, là tiểu ngộ. Tiểu ngộ là không tệ, tại vì sao? Bởi người thế gian không ngộ, mê hoặc, tiểu ngộ của quý vị vượt qua họ rất nhiều. 2000 lần thì đại ngộ, 3000 lần trở lên có thể triệt ngộ, Đại triệt Đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh, khai ngộ rồi, chính là “tự kiến”, “tự thấy nghĩa kia” tức là đã khai ngộ. Ngộ có tiểu ngộ, đại ngộ, triệt ngộ. Số lần đọc của quý vị càng nhiều, thì công phu sức định càng sâu, ngộ rất sâu, ngộ rất rộng. Hồ Tiểu Lâm nói với tôi, đây là thật, sáu năm đó của ông ta, ông cảm thấy luôn có chỗ ngộ, lúc nào cũng có chỗ ngộ, bất luận ở gia đình, ở công ty, trong mọi trường hợp đều có chỗ ngộ.

          Cho nên có người hỏi tôi, học trò hỏi tôi, họ đối với Tịnh-tông rất muốn tin, chỉ là không bỏ hết nghi ngờ, bán tín bán nghi, không có cách nào tin cậy hoàn toàn, không đủ niềm tin, hỏi tôi phải làm sao? Tôi nói quý vị buông xuống ý niệm đó, chăm chỉ đọc 1000 lần Kinh Vô Lượng Thọ, quý vị liền tin thôi. Y theo Bồ-tát Mã Minh nói: không dính tướng văn tự, không dính tướng danh tự, không dính tướng tâm duyên, chỉ là một mực đọc. Vì sao vậy? Sau 1000 lần thì được định, quý vị liền tin. Học thuật của Thánh Hiền là thông với Tự tánh, điều ngộ này của quý vị, là bình đẳng với điều ngộ đó của quý ngài, cảnh giới tương đồng, tiểu ngộ là bình đẳng với A-la-hán, đại ngộ là bình đẳng với Bồ-tát, Đại triệt Đại ngộ là bình đẳng với Phật. Bình đẳng với Phật là thế nào? Là không khởi tâm chẳng động niệm, rất là rõ ràng, rất là sáng tỏ, cực kỳ vi tế cũng không có buông thả, cũng không bỏ sót. Trong tâm như thế nào? Không khởi tâm chẳng động niệm, đó là cảnh giới của Phật, đó là Đại triệt Đại ngộ. Đại ngộ là không có phân biệt, không có chấp trước, nhưng quý ngài vẫn còn khởi tâm động niệm. Có khởi tâm động niệm, chính là Vọng tâm vẫn còn chưa mất hết, khi khởi tác dụng, Vọng tâm vẫn là đang làm chủ, làm chủ tể, là Pháp giới Tứ Thánh trong mười Pháp giới. Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật, bốn Pháp giới này trong mười Pháp giới, vẫn là A-lại-da, nếu hoàn toàn chuyển thức thành trí, thì không thấy mười Pháp giới nữa. Chứng được quả A-la-hán, thì không còn lục đạo luân hồi, thật sự giống như nằm mộng tỉnh lại rồi. Tuy quý ngài đã tỉnh lại, nhưng đó là mộng ở trong mộng, vẫn chưa tỉnh hoàn toàn, các ngài vẫn còn Pháp giới Tứ Thánh. Thật sự làm đến không khởi tâm không động niệm, vậy thì đã tỉnh lại thật sự, từ mười Pháp giới tỉnh trở lại, không hiện mười Pháp giới nữa, mới biết là giả, sáu đường là giả ở trong giả. Chuyển tám Thức thành bốn Trí, thì hiện ra chân, gọi là Nhất-chân, quý vị thấy một, không phải hai, một là chân, hai là giả, Pháp giới Nhất-chân. Tịnh-tông gọi đó là Thật-báo-trang-nghiêm-độ, gọi đó là Thế giới Cực Lạc, vĩnh viễn lìa khổ được vui.

          Pháp giới Nhất-chân của đức Thích Ca Mâu Ni Phật, chính là Thế giới Hoa Tạng, được nói trên Kinh Hoa Nghiêm, là Thật-báo-độ của đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Tu pháp môn khác sanh đến Thật-báo-độ, sanh đến Thế giới Hoa Tạng. Người niệm Phật vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, sau khi đã đến bên đó, mới biết là thế nào? Là một sự việc, vốn là một nơi, hai tên gọi khác nhau, ở nơi chúng ta đây gọi là Thế giới Hoa Tạng, ở Tây Phương gọi là Thế giới Cực Lạc, vốn dĩ là cùng một nơi nhưng hai tên gọi. Cho nên sanh đến nơi đó khiến chúng ta thấy được, dụng công phu dụng rất chăm chỉ, đã dụng không ít, thời gian vô lượng kiếp, sanh đến Hoa Tạng, đến nơi đó, quý vị cũng đến, họ cũng đã đến, chúng ta đều đến rồi. Thiên Đường của Tôn giáo khác, cũng chính là nơi đó. Phải lìa tất cả tướng, tức là tất cả pháp. Khi không lìa tướng, thì Thiên Đường ấy chính là trời Dục Giới, không thoát khỏi sáu đường luân hồi. Vượt qua lục đạo luân hồi, vậy thì giống nhau, là một đạo lý.

[1:10:42]

          Vì vậy chẳng có pháp nào không phải Phật Pháp, quý vị nói 讀書千遍,其義自見Độc thư ngàn biến, kỳ nghĩa tự kiến” (đọc sách ngàn lần, tự thấy nghĩa kia), chúng ta đọc Kinh Thánh được không? Chúng ta đọc Kinh Cô Ran được không? Được, chẳng có gì mà không được. Đọc Tứ Thư Ngũ Kinh cũng được. Chỉ cần quý vị đọc đến không khởi tâm không động niệm, thì thành Phật rồi. Cho nên pháp nào không phải Phật Pháp? Pháp nào cũng như vậy. Quý vị không phải đi con đường này, vậy thì không phải Phật Pháp, Tam-ma-địa của Kinh Hoa Nghiêm, cũng không phải Phật Pháp. Vì sao vậy? Bởi đi sai đường rồi. Do đó chúng ta liền có thể biết, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc này, 一門深入,長時薰修Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” (Thâm nhập một môn, huân tu lâu dài), 讀書千遍,其義自見Độc thư ngàn biến, kỳ nghĩa tự kiến” (Đọc sách ngàn lần, tự thấy nghĩa kia), thì đều là Phật Pháp, hết thảy có thể giúp quý vị được định, tất cả có thể trợ giúp quý vị khai ngộ. Tại sao đó không phải là Phật pháp chứ? Cho nên Viên-giáo Hoa Nghiêm nói, pháp nào không phải Phật Pháp? Pháp nào đều như vậy. Lại nói ngược lại, pháp nào là Phật Pháp? Pháp nào không phải Phật Pháp? Nếu biết thì pháp nào cũng là Phật Pháp, còn không biết thì Phật Pháp cũng không phải Phật Pháp, chính là đạo lý như vậy.

          Trên kinh này nói, 應念現前,無不具足ứng niệm hiện tiền, vô bất cụ túc”(ứng theo niệm mà hiện, không gì chẳng đầy đủ). Ngũ-trược này, thời gian, thời đại không tốt, gặp được thời kiếp này, đây là thuộc về kiếp. Thứ hai là phiền não, phiền-não-trược. Phiền não này gần như đạt đến đỉnh điểm, dường như muốn bộc phát ra. Thứ ba là chúng-sanh-trược. Chúng sanh không có trí huệ, chúng sanh có phiền não, chúng ta không thoát ly được, chúng-sanh-trược chính là luân hồi, sáu đường luân hồi, không ra được. Tiếp theo là kiến-trược, đây chính là nói nhân, vì sao có nhiều “trược” như vậy? “Trược” là kiến giải sai lầm, tư tưởng sai lầm, thì gọi là kiến-trược. Cuối cùng nói mạng-trược, mạng-trược là tuổi thọ ngắn ngủi, muốn làm một việc gì nhưng tuổi thọ hết rồi, không thể làm được viên mãn việc đó.

          Thế giới Cực Lạc không có Ngũ trược Ác thế, đều không có năm loại. Tuổi thọ vô lượng thì không có mạng-trược, tuổi thọ vô lượng là vĩnh hằng bất biến, chẳng có sanh diệt, cho nên nơi đó không có kiếp-trược, người nơi đó vĩnh viễn không có phiền não, vì không có duyên, bất luận là trên tâm lý, hay là trên vật chất, toàn bộ không có, mọi thứ làm cho quý vị vừa lòng hợp ý, quý vị muốn điều gì thì hiện điều đó. Chúng sanh Phật tri Phật kiến, đều là A-duy-việt-trí Bồ-tát, tuy là có cấp bậc, nhưng đối đãi là bình đẳng, đều vào Giới Định Huệ, đều ở trong sáu Ba-la-mật, cho nên nơi đó không có kiến-trược. Tuổi thọ vô lượng, không có mạng-trược, đây gọi là thanh tịnh, trong thanh tịnh bao gồm rất nhiều nội dung như vậy. Không biến dịch, thế giới Cực Lạc không có biến đổi, mỗi người không có già yếu, quý ngài tuổi thọ vô lượng không già, cây cối hoa cỏ, sẽ không có “xuân sanh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàng”, ở Thế giới Cực Lạc không có thay đổi của bốn mùa, không có thay đổi, vì thế gọi là an ổn.

          Trần trần không thể nghĩ bàn, vi diệu, Thế giới Cực Lạc không có trần, “trần trần” này là ví dụ, không thể nghĩ bàn, bởi đó là Pháp-tánh. “Trần trần” là nói thế giới này của chúng ta, thế giới này của chúng ta có vi-trần, là nhất-hợp-tướng, trong Kinh Kim Cang nói, toàn bộ vũ trụ là nhất-hợp-tướng, chính là chỉ vi-trần, vi-trần là đơn vị nhỏ nhất của hiện tượng vật chất, cho nên hiện tượng vật chất là do vi-trần tổ hợp thành. Thế giới Cực Lạc không thể nghĩ bàn, Thế giới Cực Lạc không có vi-trần sao? Không có. Gọi là vi diệu, vui vẻ, vĩnh ly phiền não của thân tâm, vĩnh viễn không có.

          Còn theo như trong Luận Vãng Sanh nói, 如是種種,悉為一清淨句之所顯現。故云清淨。如上種種不思議受用之物悉皆應其心念立即顯現故曰應念現前Như thị chủng chủng, tất vi nhất thanh tịnh cú chi sở hiển hiện. Cố vân thanh tịnh. Như thượng chủng chủng bất tư nghì thọ dụng chi vật, tất giai ứng kỳ tâm niệm, lập tức hiển hiện, cố viết ứng niệm hiện tiền” (Đủ loại như vậy, tất cả được một câu Thanh Tịnh hiện ra, nên nói là thanh tịnh. Đủ loại vật [phẩm] thọ dụng không thể nghĩ bàn như trên, hết thảy đều ứng với tâm niệm ấy, lập tức hiện ra, nên nói là ứng niệm hiện ra). Những vật phẩm được dùng này, 圓具萬德無欠無餘故曰無不具足Viên cụ vạn đức, vô khiếm vô dư, cố viết vô bất cụ túc” (Viên mãn đầy đủ vạn đức, không thiếu không thừa, nên nói là không gì chẳng đầy đủ). Tất cả đều tương ưng với Tánh đức, Tánh đức vô lượng vô biên, không có cùng tận, Tánh đức hiện ra, câu cuối cùng này là không gì chẳng đầy đủ. Câu này, chính là câu thứ ba mà sau khi khai ngộ, Đại sư Huệ Năng đã nói: 何期自性本自具足Hà kỳ tự tánh, bổn tự cụ túc” (Nào ngờ Tự tánh, vốn tự đầy đủ). Vô bất cụ túc, tất cả đều là Tự tánh vốn có, bên ngoài Tự tánh chẳng có điều gì, không có một pháp. Dù có thì những thứ đó, cũng toàn là giả, không phải là thật. Giả chính là tướng sanh diệt, tướng sanh diệt thì bất khả đắc.

          Ngày nay chúng ta nói thứ gì có thể được, là vọng tưởng. Thứ gần gũi nhất, là thân thể: thân thể này, tôi có thể được hay không? Tôi có thể bảo nó trường sanh bất lão không, có thể bảo nó trụ thế vĩnh viễn không? Không thể được, thân này đang sanh diệt không ngừng. Hiện nay nhà khoa học biết rõ điều này, họ nói với chúng ta, thay cũ đổi mới của tế bào chúng ta, đều đang thay đổi trong từng sát-na, tế bào mới sanh ra, tế bào cũ diệt đi, chu kỳ thay cũ đổi mới là 7 năm, toàn bộ thân thể được thay cũ đổi mới 7 năm một lần, tế bào cũ của 7 năm trước, đều tìm không thấy một tế bào. Tốc độ thay cũ đổi mới của tế bào, mỗi bộ phận không như nhau, có nhanh, có chậm. Nói tóm lại, tế bào đang liên tục thay cũ đổi mới, chúng ta không cách gì khống chế. Người tu định, là khiến cho sự thay cũ đổi mới của họ chậm một chút, không nhanh như thế. Người xao động thì tốc độc nhanh, tốc độ nhanh, nghĩa là tuổi thọ ngắn. Người có sức Định, trong tâm thanh tịnh, tuổi thọ của họ dài. Chỉ có thể làm đến điều này, không thể làm được bất tử, không làm được bất diệt. Thế giới Cực Lạc vĩnh hằng bất diệt, là thân Pháp-tánh, cho nên 無不具足vô bất cụ túc” (không gì chẳng đầy đủ), sở dĩ 應念現前ứng niệm hiện tiền” (ứng theo niệm liền hiện), hoàn toàn là biểu lộ cứu cánh viên mãn của Tánh đức. Chúng ta đã nghe nói thế giới đó, là thật không phải giả, vậy có thể từ bỏ sao? Nhất định không thể, đời này chúng ta nhất định phải đạt được, đời này đã chẳng đến vô ích, cuộc đời này rất có ý nghĩa, nếu không thể vãng sanh thì sai lầm hết sức. Không cần tính toán phẩm vị, nhất định được sanh, vậy thì đúng rồi.

[1:22:41]

          Phẩm này chúng ta học tập đến đây thôi, chúng ta xem phẩm tiếp theo.

德風華雨第二十Đức Phong Hoa Vũ Đệ Nhị Thập” (Phẩm Thứ 20: Gió Đức Mưa Hoa).

          Phẩm thứ 20 này, giới thiệu cho chúng ta “gió” bên đó, “mưa” bên đó. “gió” gọi là gió đức, “mưa” gọi là mưa hoa, không phải mưa thật, là hoa rơi trên không, trang nghiêm không trung, cho quý vị thấy được, thưởng thức được, rơi xuống mặt đất thì không còn nữa, mặt đất sạch sẽ thanh khiết, không có chút vi-trần.

          Chúng ta xem đoạn này, đầu tiên là giới thiệu đơn giản của Niệm lão. 圓明具德之風Viên minh cụ đức chi phong(Viên mãn quang minh đầy đủ đức của gió), gọi là đức phong. “Viên” là viên mãn, “minh” là quang minh, cũng đại biểu trí huệ, đầy đủ đức. Nơi đó thật có gió này, gió này là gió nhẹ, sẽ không tạo thành nạn gió, cho nên gọi là 德風đức phong” (gió đức). 妙華飄聚如雨,故曰華雨Diệu hoa phiêu tụ như vũ, cố viết hoa vũ” (Hoa đẹp tuyệt diệu bay tụ lại như mưa, nên nói là mưa hoa). Quý vị xem mưa là từ trên rơi xuống, có gì rơi xuống? Là hoa, hoa rất đẹp từ không trung rơi xuống. 彼佛國土風花、香光咸作佛事“Bỉ Phật quốc độ phong hoa, hương quang hàm tác Phật sự” (Gió hoa, hương thơm quang minh ở cõi nước Phật đó đều làm Phật sự), khiến cho chúng ra thấy được, nhìn thấy sẽ khai ngộ. Vì sao mà khai ngộ? Không khởi tâm chẳng động niệm là Đại triệt Đại ngộ, không phân biệt, không chấp trước là đại ngộ, chỉ có không chấp trước là tiểu ngộ, đạo lý là ở chỗ này.

          Hiểu rõ đạo lý đó, chúng ta tu hành ở trong sinh hoạt hàng ngày, lúc nào cũng có thể đề khởi công phu quán chiếu. Mắt thấy sắc, nhãn-căn nhập định ở trong sắc-trần. Nhập định thế nào? Thấy rất rõ ràng sáng tỏ, trong tâm không động, không có chấp trước là A-la-hán. Rất rõ ràng, không có chấp trước, không có chiếm hữu, chẳng có ưa thích, chẳng có chán ghét. Cho nên trên kinh thường nói tâm bình thường là đạo, bình là bình đẳng, không có phân biệt, thường là vĩnh viễn không động. Tâm bình thường chính là tâm thanh tịnh, chính là thanh tịnh bình đẳng giác được nói trên tên kinh, sáu căn ở trong sáu trần, tu thanh tịnh bình đẳng giác, thì thành công rồi. Không chấp trước là tâm thanh tịnh, không phân biệt là tâm bình đẳng, giác chính là tâm Vô-thượng Bồ-đề. Quý vị xem năm chữ này, học Phật là học điều gì? Là học năm chữ đó, thanh tịnh bình đẳng giác ngộ. Cho nên chúng ta đã hiểu được, đọc sách ngàn lần, tu điều gì? Tu thanh tịnh bình đẳng giác, giác là tự thấy nghĩa kia. Câu trước đó, đọc sách ngàn lần là tu thanh tịnh bình đẳng, thâm nhập một môn cũng là tu thanh tịnh bình đẳng. Công phu chính là đọc sách ngàn lần, quả đức chính là tự thấy nghĩa kia, tự thấy là khai ngộ, giác rồi. Giác có tiểu giác, đại giác, cứu cánh giác, cứu cánh giác là Phật, đại giác là Bồ-tát, tiểu giác là A-la-hán, là một đạo lý.

          Niệm Phật cũng như vậy, phải nên học lão Hòa thượng Hải Hiền. Lần này Pháp sư Diễn Cường đến thăm tôi, ở bên đây hai ngày. Tôi cho rằng lão Hòa thượng rất già rồi, lớn tuổi hơn tôi, không có nghĩ đến thầy ấy trẻ hơn tôi, trẻ hơn nhiều, thầy ấy năm nay 76 tuổi. Rất khó được, là người thật sự niệm Phật. Quý thầy hỏi tôi phương pháp niệm Phật, tôi liền nói với thầy ấy, tôi vẫn hướng về lão Hòa thượng Hải Hiền học tập, vì sao thầy đến hỏi tôi? Có thể thấy quý vị nhiều năm nay đi theo lão Hòa thượng, mà chưa học được. Một câu Phật hiệu niệm đến cùng, đừng thay đổi, đừng bỏ mất, thì thành công thôi. Lão Hòa thượng ở nơi đó đã biểu diễn 92 năm, vậy là quý vị uổng phí 92 năm rồi. Cho nên cần phải nhìn ra được, cần phải có thể lĩnh hội ở trong tâm, cần phải y giáo phụng hành. Phương pháp này quá hay rồi! Chỉ một câu Nam Mô A Mi Đà Phật, hoặc là đơn giản một chút, bốn chữ, A Mi Đà Phật, là có thể thành công, thì có thể chứng được thanh tịnh, bình đẳng, giác. Thanh tịnh là thành tựu Giới Luật, bình đẳng là thành tựu Giáo Lý, giác là Đại triệt Đại ngộ, thành Phật rồi. Quả báo sau khi thành Phật, là ở nửa phần trước của đề kinh, Đại Thừa, Vô Lượng Thọ, Trang Nghiêm. Quý vị xem chỗ này đều nói đến thanh tịnh, trang nghiêm, Đại Thừa là trí huệ, Tự tánh Bát-nhã hiện tiền, ‘Vô Lượng Thọ’ là phước đức, ‘Trang Nghiêm’ là tốt đẹp, chính là Thế giới Cực Lạc, chính là Thế giới Hoa Tạng, đạt được tất cả rồi. Một bộ kinh, quý vị cần phải tin, một câu Phật hiệu, có thọ dụng lớn như vậy. Biểu diễn của lão Hòa thượng, ngày ngày ngài đang biểu diễn, quý vị đều không thấy ra.

          Vì vậy, “hương”, “quang”, chẳng có gì không đang làm Phật sự. Quý vị phải hiểu, thể hội được điều này. Trước mắt chúng ta cũng là như vậy, mọi thứ cũng đang làm Phật sự, chỉ là quý vị biết, nếu quý vị không biết vậy chính là lục đạo, quý vị biết thì là Phật sự. Biết thế nào? Rõ ràng đây là cảnh giới gì, là cảnh giới của sáu đường luân hồi, nhân của sáu đường luân hồi, quả của sáu đường luân hồi, chỗ tiếp xúc của sáu căn chúng ta: là quả của sáu đường luân hồi, lại xem khởi tâm động niệm: là nhân của lục đạo luân hồi. Chúng ta nên làm thế nào? Chúng ta thấy được tướng đó, không để ở trong tâm, không bị cảnh giới đó quấy nhiễu, trong tâm chúng ta chỉ có A Mi Đà Phật, không có nghĩ ngợi lung tung, chúng ta tạo ra không phải là nhân của sáu đường, là nhân của Thế giới Cực Lạc, quả báo tương lai của chúng ta, khẳng định là Thế giới Cực Lạc, khi đến lúc thì A Mi Đà Phật đến tiếp dẫn. Niềm tin kiên định, chẳng có hoài nghi chút nào. Phải thật làm! Tham luyến thế giới này, có chút lưu luyến thì quý vị không đi được, rất đáng sợ. Buông xuống triệt để, ngay cả thân thể này cũng không cần nữa, huống chi vật ngoài thân ư? Quý vị nắm giữ tâm này, sai rồi! Không thể nắm giữ tâm này. Mỗi người có ý niệm của mỗi người, mỗi người có nghiệp của mỗi người, mỗi người có quả báo của mỗi người. Nói trắng ra cho quý vị những điều này, đều là giả tướng, chẳng có điều gì là chân thật cả, Thế giới Cực Lạc là chân thật, vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, đây là chân thật.

          Cho nên hương quang đều làm Phật sự, quay lại nhìn thế giới này của chúng ta, cũng đều đang làm Phật sự. Vấn đề chính là quý vị có nhìn ra hay không, quý vị có lãnh hội được không. 自然增上,不可思議Tự nhiên tăng thượng, bất khả tư nghì” (Tự nhiên tăng thêm, không thể nghĩ bàn). Phẩm kinh này hiển bày công đức trang nghiêm: của gió đức mưa hoa ở Thế giới Cực Lạc.

          Chúng ta xem kinh văn. 耳得妙音Nhĩ đắc diệu âm” (Nghe được âm thanh vi diệu), trong sáu căn cử ra nhĩ-căn để nói.

          其佛國土。每於食時。】 Kỳ Phật quốc độ, mỗi ư thực thời” (Cõi nước đức Phật ấy, mỗi khi đến giờ ăn).

          食時Thực thời” chính là thời gian ăn cơm.

          自然德風徐起。吹諸羅網。及眾寶樹。出微妙音。演說苦。空。無常。無我。諸波羅蜜。】 Tự nhiên đức phong từ khởi, xuy chư la võng, cập chúng bảo thụ, xuất vi diệu âm. Diễn thuyết Khổ, Không, Vô-thường, Vô-ngã, chư Ba-la-mật” (Tự nhiên gió đức nổi lên chầm chậm, thổi các lưới [báu], phát ra âm thanh vi diệu. Diễn nói Khổ, Không, Vô-thường, Vô-ngã, các Ba-la-mật).

          Thế giới Cực Lạc đang nói pháp. Thế giới này của chúng ta, sáu-trần đó có đang nói pháp không? Có, cũng đều đang nói pháp. Diễn nói điều gì? Cũng là 說苦、空、無常、無我diễn thuyết Khổ, Không, Vô-thường, Vô-ngã, chư Ba-la-mật(diễn nói Khổ, Không, Vô-thường, Vô-ngã, các Ba-la-mật). Sáu chữ này, đều bao hàm hết tất cả pháp: mà chư Phật đã nói. Tất cả chư Phật giảng kinh thuyết pháp là nói điều gì? Chính là nói sáu chữ này, Khổ, Không, Vô-thường, Vô-ngã. Tất cả kinh luận: đều là nói sáu chữ này. Quý vị luôn luôn để sáu chữ này ở trong tâm, thì đã đầy đủ tất cả Phật Pháp rồi. Đại sư Ấn Quang rất xảo diệu, đem bốn pháp này biến thành một pháp. Một pháp này là gì? Tử. Quý vị xem ngài, chỉ viết một chữ “Tử” này, treo ở trong Phật đường của chính ngài. Tôi đã thấy qua, tôi viếng thăm núi Linh Nham, quan phòng của Đại sư Ấn Quang ở Linh Nham sơn, quan phòng rất nhỏ, chỉ có hai gian phòng, một là phòng ngủ, hai là Phật đường, chẳng lớn như phòng thu hình của chúng tôi, đại khái chỉ có một nửa, bằng một nửa, một là phòng ngủ, hai là Phật đường. Quan phòng sắp đặt rất đơn giản, một chiếc bàn, là bàn vuông, thờ một tôn tượng A Mi Đà Phật, một tôn tượng Phật, một đôi đèn sáp, một bát hương, một chiếc khánh, một chiếc mõ, những thứ khác đều không có. Trên vách tường phía sau tượng Phật, đã dán một chữ lớn, chữ “Tử” do chính Ấn Tổ viết. Ngày ngày thấy được chữ “Tử” đó, quý vị còn có điều gì bận lòng sao? Quý vị vẫn còn vọng tưởng tạp niệm sao? Chữ này bảo chúng ta: thời thời khắc khắc đề khởi A Mi Đà Phật. Tại sao lại niệm Phật? Chính bởi vì chữ này. Niệm thành thạo A Mi Đà Phật, thì tôi không chết nữa, đã thành Vô Lượng Thọ, thay đổi thân thể. Thân thể này là thân sanh diệt, là giả, không phải thật, đổi lấy Chân-thân, thân Pháp-tánh, không sanh không diệt, vậy thì đúng rồi. Chúng ta học Phật có khả năng nhập cảnh giới này, là chánh tri chánh kiến, sẽ không còn đi đường rẽ, trong lòng hiểu rõ, tất cả pháp thế xuất thế gian, không mê hoặc nữa.

     Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, 德風』「見《魏譯》之高麗藏本。 常見之龍藏本,作得風Đức phong, kiến Ngụy Dịch chi Cao Ly Tạng bản. Thường kiến chi Long Tạng bản, tác đắc phong” (Đức phong là thấy trong bản dịch đời Ngụy của Cao Ly Tạng. Còn bản của Long Tạng thường thấy viết là đắc phong). Chữ “đắc” này với chữ “đức” trong đạo đức, thời xưa có ý nghĩa giống nhau, 其義實同kỳ nghĩa thực đồng” (nghĩa hai chữ ấy thật sự giống nhau). Bản Ngô Dịch nói: 亦非世間之風。亦非天上之風。都八方上下,眾風中精。自然合會化生耳。不寒不熱,常和調中適。甚清涼好無比也Diệc phi thế gian chi phong, diệc phi thiên hạ chi phong, đô bát phương thượng hạ, chúng phong trung tinh. Tự nhiên hiệp hội hóa sanh nhĩ. Bất hàn bất nhiệt, thường hòa điều trung thích. Thậm thanh lương hảo vô tỉ dã” (Cũng chẳng phải gió của thế gian, cũng không phải gió trên cõi trời, là tinh khiết trong tất cả gió ở tám phương trên dưới. Tự nhiên hợp lại hóa sanh mà thôi, không lạnh, không nóng, luôn điều hòa vừa thích, rất mát mẻ tốt đẹp không gì sánh được). Đoạn này là trong bản dịch thời Ngô. Nói rất hay! Gió ở Thế giới Cực Lạc, khi thổi, đều vô cùng dễ chịu, không lạnh không nóng. Trên thực tế gió mát, gió nóng này, vẫn là tùy theo ý niệm của chính mình, tôi lại muốn chuyển mát hơn một chút, chúng ta dùng máy điều hòa, thì cần điều chỉnh, còn Thế giới Cực Lạc không cần điều chỉnh, ý niệm vừa động thì được rồi. Tôi muốn ấm hơn thì gió liền ấm hơn, tôi muốn mát hơn thì gió liền mát hơn, muốn gió thổi đến trên thân thì gió liền tới trên thân, thổi đến bên cạnh thì liền thổi đến bên cạnh, quá tốt rồi! Rất thích hợp với mong muốn của chính chúng ta. Cho nên nói rất mát mẻ tốt đẹp không gì sánh được, không gì có thể so sánh. 至於眾風中精者Chí ư chúng phong trung tinh giả” (cho đến là tinh khiết trong các gió), đây là nói một câu này, câu đó thế nào? 正如《首楞嚴經》中,如來藏中,性風真空,性空真風,清淨本然,周遍法界Chánh như Kinh Thủ Lăng Nghiêm trung, Như Lai tạng trung, tánh phong Chân-không, tánh không chân phong, thanh tịnh bản nhiên, chu biến Pháp giới” (Chính như trên Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói rằng, trong Như Lai tạng, Tánh gió Chân-không, Tánh-không gió thật, thanh tịnh bản nhiên, khắp cả Pháp giới). Đây là gì? Đây là nói Tánh đức, trong Tự tánh có gió đức. Đức này là ý nghĩa gì? Có thể tùy ý mỗi người chính là đức, tôi muốn như thế nào, thì gió liền như thế đó, muốn gió nhẹ thì gió liền nhẹ, muốn lớn hơn thì gió liền lớn hơn, muốn nhỏ đi thì gió liền nhỏ đi, muốn lạnh hơn, muốn ấm hơn, tùy chỗ mỗi người mong muốn, đó gọi là đức. Đây là gì? Là Tự tánh, có thể tùy tâm như ý. Chúng ta ngày nay không thể tùy tâm hợp ý, bởi vì sao? Là do A-lại-da, chuyển-tướng của A-lại-da, do cảnh-giới-tướng của A-lại-da biến hiện ra. Chuyển-tướng là pháp sanh diệt, là ý niệm, niệm trước diệt, niệm sau sanh, cảnh-giới-tướng cũng là pháp sanh diệt, tất cả là ảo tướng, đó không phải là thật, đó là bị nghiệp lực đang khống chế. Không giống Tự tánh, Tự tánh không có khống chế, tự nhiên điều thuận. Cho nên người được đại tự tại. 蓋為性德之真風,故稱為風中之精也Cái vi Tánh đức chi chân phong, cố xưng vi phong trung chi tinh dã” (Là gió thật của Tánh đức, nên gọi là gió tinh hoa trong các gió).

          Trên kinh Phật nói với chúng ta có Tam tai, có đại Tam tai, có tiểu Tam tai. Trong đại Tam tai, có nạn nước, có nạn lửa, có nạn gió. Trời Sơ-thiền có nạn lửa, nạn lửa có thể thiêu đến trời Sơ-thiền; Nước có thể nhấn chìm trời Nhị-thiền; Gió có thể thổi bay trời Tam-thiền; Sở dĩ Tứ-thiền không có Tam tai, vì Tứ-thiền gọi là trời Phước, là do phước báo lớn, nên nơi đó chẳng có Tam tai.

[1:46:12]

          Tiếp theo đó trích dẫn Quán Kinh, trên Quán Kinh nói, 八種清風,從光明出。《吳譯》中八方甚清之風,與《觀經》中八種清風。所指應同。總之,彼國清風,乃眾風中精,從光明出。故曰德風也。如是德風,自然,徐起Bát chủng thanh phong, từ quang minh xuất. Ngô Dịch trung bát phương thậm thanh chi phong, dữ Quán Kinh trung bát chủng thanh phong. Sở chỉ ưng đồng. Tổng chi, bỉ quốc thanh phong, nãi chúng phong trung tinh, tùng quang minh xuất. Cố viết đức phong dã. Như thị đức phong, tự nhiên, từ khởi” (Tám thứ gió mát, từ ánh sáng phát ra. Gió rất mát của tám phương trong bản Ngô Dịch nói, và tám loại gió mát trong Quán Kinh, dụng ý đó thích hợp giống nhau. Nói chung, gió mát của nước ấy, chính là rất tốt trong các gió, từ quang minh phát ra. Nên nói là gió đức. Gió đức như vậy, tự nhiên, chầm chậm khởi lên). Thật ra mà nói vẫn là không lìa khỏi cảm ứng, nhưng cảm ứng này vô cùng vi diệu, ý niệm của chúng ta vẫn chưa động, mà gió hiện ra rồi. Tôi muốn gió, có ý niệm này, nhưng ý niệm đó vẫn chưa khởi lên, gió đức đó chính là ứng. Phía trước nói, gió này từ đâu mà đến? Do từ ánh sáng đến. Điều này chúng ta đã hiểu rõ, vì sao vậy? Do quang minh biến chiếu. Ý niệm chúng ta vừa động, chính mình vẫn chưa có cảm giác được, thì quang minh đã chiếu đến, quý vị đang nghĩ động vẫn chưa có động, thì lúc đó, gió của cảm ứng đã thổi đến rồi. Thật là quá tuyệt diệu! Diệu không thể nói. “Tự nhiên, từ khởi”, “từ” là chầm chậm, không phải gió bão giật mạnh, không phải.

    「《會疏》云:徐起,不遲不駛,適得其中。願力靈籟,性不造作,故云自然。」Hội Sớ vân: từ khởi, bất trì bất sử, thích đắc kỳ trung. Nguyện lực linh lại, tánh bất tạo tác, cố vân tự nhiên” (Hội Sớ ghi: chầm chậm nổi lên, không chậm không nhanh, vừa phải dễ chịu. Nguyện lực ứng hiện nhạc khí, vốn không tạo tác, nên nói là tự nhiên). Đoạn này, trong Hội Sớ nói rất hay. Gió là gió nhẹ, chúng ta nói là gió thoảng, gió nhỏ, vừa phải, đây là nguyện lực của A Mi Đà Phật. “Linh lại” là ý nghĩa gì? Tiếp sau Niệm lão có dấu ngoặc, 籟者,指一切孔竅機括之類Lại giả, chỉ nhất thiết khổng khiếu cơ quát chi loại” (Lại là chỉ tất cả loại [nhạc khí] có vài lỗ), đó chính là chỉ nhạc khí, giống như cây sáo, thổi tiêu, chúng đều có lỗ, thì phát ra âm thanh này. Đây là nhạc trời, âm nhạc của không trung, quang minh của không trung, có ánh sáng, quang minh của Phật, có âm nhạc, nhạc trời. Tiếng nhạc này theo gió lan xa, âm nhạc này là truyền đến khắp nơi, rộng khắp mười phương. Nguyên do là nguyện lực của A Mi Đà Phật, do uy thần của 48 nguyện mà tạo ra, “tánh bất tạo tác” là không có người tạo ra, cho nên nói là tự nhiên. Dấu ngoặc tiếp theo đây giải thích cho chúng ta, 又《中華大字典》曰《莊子齊物論》籟則比竹Hựu Trung Hoa Đại Từ Điển viết, Trang Tử Tề Vật Luận: Nhân lại tắc tỉ trúc” (Lại nữa Trung Hoa Đại Từ Điển dẫn Luận Trang Tử Tề Vật nói: Nhạc khí của người thì kết cấu bằng trúc), cây trúc là vật liệu để làm nhạc khí, sáo tiêu đều là làm từ cây trúc, 地籟則眾竅天籟則人心自動是已Địa lại tắc chúng khiếu, thiên lại tắc nhân tâm tự động, thị dĩ ” (Nhạc khí đất thì [có] các lỗ, nhạc khí trời thì [do] lòng người tự động, như thế đó). Nhạc khí của nước ta, nhạc khí thổi đều là làm từ cây trúc, thổi sáo, thổi tiêu, đây là thường thấy nhất, cũng là ở hiện nay trong diễn tấu nhạc giao hưởng: không thể thiếu khuyết, trong lễ tế cũng chẳng thể thiếu khuyết, đều cần đến những nhạc khí này. Còn đây là 願力靈籟nguyện lực linh lại”(nguyện lực ứng hiện nhạc khí), do uy thần Bổn nguyện của A Mi Đà Phật mà thành tựu, 正表彌陀本願心力之自然功用chánh biểu Mi Đà bổn nguyện tâm lực chi tự nhiên công dụng” (chính là biểu thị công dụng tự nhiên bởi sức bổn nguyện tâm của đức Mi Đà). Trong đoạn kinh văn này đều là nói âm thanh, thanh-trần là chỗ hướng về của căn-tai.

[1:53:39]

          Sáu-căn đối với sáu-trần, ở Thế giới Cực Lạc không sanh phiền não, mà sanh tâm hoan hỷ, sanh tâm giác ngộ, cho nên đó là Phật Pháp. Phật Pháp là phương pháp giúp chúng ta giác ngộ, đó gọi là Phật Pháp, không thể hiểu sai. Người hiện nay nói Phật Pháp toàn là nói mê tín, điều này thực sự là, hoàn toàn không hiểu rõ đối với Phật Pháp, ngay cả ý nghĩa của danh từ thuật ngữ cũng đã sai lầm. Phật là phiên dịch từ tiếng Phạn của Ấn Độ, ý nghĩa là giác ngộ, hơn nữa là giác ngộ rốt ráo viên mãn, mới được xưng là Phật; Chưa đến rốt ráo viên mãn thì xưng Bồ-tát; Vừa mới khai ngộ giác ngộ, tiểu ngộ, thì gọi là A-la-hán. A-la-hán là vừa mới giác ngộ, Bồ-tát là đại giác, Phật là cứu cánh giác. Phật Pháp là mê tín sao? Đây là gì? Là chưa đọc qua sách. Hiện nay nhiều người không học, lời này là nói thế nào? Không đọc sách xưa, vứt bỏ những điều hay của người xưa, vứt bỏ gốc rễ của văn hóa rồi, chỉ thấy được cành lá, chẳng thấy được gốc rễ. Cành lá là từ gốc rễ sanh ra, sau khi bỏ đi gốc rễ, thì cành lá này không lâu dài, vài ngày sẽ héo khô, chết rồi. Có mấy người nhận thức được?

          Cứu vãn Văn hóa truyền thống phải bắt đầu cứu từ gốc. Gốc là gì? Gốc của gốc là văn tự, là công cụ. Có công cụ này, mới có thể cứu sống gốc của Văn hóa truyền thống, vì chữ viết là phương tiện truyền đạt của Văn hóa truyền thống, quý vị không nhận thức chữ viết thì quý vị sẽ hiểu lầm, quý vị vẫn chẳng đạt được gì. Nên nhất định phải nhận thức văn tự, phải nhờ vào công cụ này: tìm trở về với Văn hóa truyền thống. Sách tinh hoa của nhà Nho là Tứ Thư, sách tinh hoa của Đại-thừa, là Phật Thuyết: Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Theo như lời ông Joseph Toynbee, muốn giải quyết vấn đề xã hội, của thế kỷ 21, cần Học thuyết Khổng Mạnh, cần Phật Pháp Đại-thừa. Điều gì đại biểu cho Khổng Mạnh? Là Tứ Thư Ngũ Kinh. Tứ Thư là gốc, không có Tứ Thư thì Ngũ Kinh ở đâu đến! Kinh Hoa Nghiêm của Phật Pháp, Hoa Nghiêm là Khái luận Phật Giáo, là Phật Pháp viên mãn, còn lại chính là cành lá hoa quả của Hoa Nghiêm. Kinh Vô Lượng Thọ, Đại đức xưa nói: đây là trung bản Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm quá lớn, chúng ta học bộ này là đủ rồi. Tiểu bản là Kinh A Mi Đà. Ba bộ kinh này là một bộ kinh. Một bộ là giảng tỉ mỉ Hoa Nghiêm; Một bộ là lược giảng; Tiểu bản là giới thiệu, giới thiệu đơn giản nhất. Nếu giảng kỹ bộ kinh này, thì còn chi tiết hơn Kinh Hoa Nghiêm. Một mà ba, ba mà một. Chúng ta phải có khả năng nhớ.

          Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta chỉ học tập đến chỗ này.

( Hết tập 287)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Nhanh viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Mi Đà Phật.

 

Trả lời 0