TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM THỨ 2: ĐỨC TUÂN PHỔ HIỀN
Tập 73
Hòa thượng Thích Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.
Thời gian: Ngày 9 tháng 7 năm 2014.
Dịch giả: Như Hòa.
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn; Quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn; Quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, Trang thứ 291, bắt đầu xem từ chữ thứ hai của hàng thứ tư, Kinh Đại Bảo Tích, bắt đầu xem từ đây:
《大寶積經 發勝志樂會》彌勒問佛:若有眾生發十種心,隨一一心專念向於阿彌陀佛,是人命終當得往生彼佛世界。世尊,何等名為發十種心」 “Đại Bảo Tích Pháp Kinh Phát Thắng Chí Nhạo Hội, Di Lặc vấn Phật: Nhược hữu chúng sanh phát thập chủng tâm, tùy nhất nhất tâm chuyên niệm hướng ư A Mi Đà Phật, thị nhân mạng chung đương đắc vãng sanh bỉ Phật Thế giới. Thế Tôn, hà đẳng danh vi phát thập chủng tâm”(Trong Hội Phát Thắng Chí Nhạo của Kinh Đại Bảo Tích, Bồ-tát Di Lặc hỏi đức Phật: Nếu có chúng sanh phát mười loại tâm, tùy theo mỗi mỗi tâm chuyên niệm hướng về A Mi Đà Phật, thì người đó lâm chung chắc chắn sẽ được vãng sanh về Thế giới của đức Phật ấy. [Thưa] đức Thế Tôn! Thế nào gọi là phát mười loại tâm?) Mười loại tâm này, chúng ta từng học rồi. 由是心故,當得往生彼佛世界?“Do thị tâm cố, đương đắc vãng sanh bỉ Phật Thế giới?” (Bởi do tâm đó, nên được vãng sanh về Thế giới đức Phật ấy), phần trước chúng ta học đến chỗ này. Tiếp tục xem, 可見彌勒大士“khả kiến Di Lặc Đại sĩ” (có thể thấy được Đại sĩ Di Lặc), Bồ-tát Di Lặc, 正是襄贊釋尊 “Chánh thị tương tán Thích Tôn” (Chính là giúp đỡ tán thán đức Thích Tôn), Thích Tôn ở đây là đức Thích Ca Mâu Ni Phật, 同宏淨宗妙法“đồng hoằng Tịnh tông diệu pháp” (cùng hoằng dương pháp Tịnh tông vi diệu), đây là nêu ra Bồ-tát Di Lặc, điều được nói trên kinh điển này, [có] liên quan với Tịnh tông.
又本經中第卅二品下 “Hựu bổn Kinh trung đệ táp nhị phẩm hạ” (Và từ phẩm thứ 32 của Kinh này), từ phẩm thứ nhất đến phẩm 31, ngài A Nan là đương cơ; từ phẩm 32 đến phẩm 48, Bồ-tát Di Lặc là đương cơ, Điều này quan trọng hơn tất cả, đồng học học Phật không thể không biết. Chúng ta lại xem tiếp [đoạn] dưới, 第四十六品 “Đệ tứ thập lục phẩm” (Phẩm thứ 46), đức Thế Tôn phó chúc [cho] Bồ-tát Di Lặc rằng, 我今如理宣說如是廣大微妙法門,一切諸佛之所稱讚 “Ngã kim như Lý tuyên thuyết như thị quảng đại vi diệu Pháp môn, nhất thiết chư Phật chi sở xưng tán” (Ta nay như Lý mà tuyên thuyết Pháp môn vi diệu rộng lớn, được tất cả chư Phật xưng dương tán thán như vậy), hai câu nói này vô cùng quan trọng. Pháp môn Tịnh Độ là Pháp môn như thế nào? Là Pháp môn vi diệu rộng lớn, được tất cả chư Phật xưng dương tán thán. Đây là một bộ Kinh như thế nào? Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã giảng rất nhiều kinh trong đời, [nhưng] không có cách nói này, cách nói này chỉ nói riêng khi [Ngài] giảng Kinh Vô Lượng Thọ, cho nên sự vi diệu của Kinh Vô Lượng Thọ, sự thù thắng của Kinh Vô Lượng Thọ, là bậc nhất trong tất cả các kinh. Pháp môn này: không dễ dàng nghe được, không dễ dàng tin được, nhưng đó là thật sự nói cho chúng ta biết, [là] Pháp môn thành Phật viên mãn trong một đời. Tất cả kinh đều dạy chúng ta thành Phật, đây gọi là Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp, nhưng thật sự đảm bảo chúng ta một đời thành Phật, thành Phật [một cách] nhanh chóng, thì không có bất kỳ một Pháp môn nào: có thể so sánh được với Kinh Vô Lượng Thọ, không thể không biết điều này.
A Mi Đà Phật là [được] tất cả chư Phật: khen ngợi xưng dương Ngài là: 光中極尊,佛中之王 “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (Tôn quý nhất trong các ánh sáng, là vua trong chư Phật). Hôm nay rất nhiều người: Xem nhẹ điều đó, [và] không coi trọng, vì sao vậy? Bởi xem không hiểu kinh giáo của đức Thế Tôn, vẫn còn nghi ngờ, cho rằng còn có Pháp môn cao hơn, thù thắng hơn Pháp môn này. Có lẽ có người nói, tu Pháp môn nào đó có thể đạt được Phật, đạt được Bồ-tát gia trì, điều này trên kinh Phật cũng đã nói rồi, tín nguyện trì danh, thì quý vị có thể được sự gia trì của đức A Mi Đà Phật. A Mi Đà Phật: là tôn quý nhất trong các ánh sáng, là vua trong chư Phật, còn có sức mạnh của sự gia trì nào khác có thể vượt hơn A Mi Đà Phật chăng? Không tìm được nữa. Không thể không biết Lý và Sự này. Thực sự làm rõ ràng, sáng tỏ rồi, [thì] một câu A Mi Đà Phật này niệm đến cùng, chắc chắn sẽ không thay đổi đề mục, thì giống như lão Hòa thượng Hải Hiền. Ưu điểm của ngài là thật thà, rất khó tìm người thật thà, trong một vạn người tìm không được một người. Thật thà, nghe lời, thật làm, ngài đầy đủ 3 điều kiện này, cho nên có thể [thọ] 112 tuổi, tuổi thọ dài như vậy. Tuổi thọ này: là do A Mi Đà Phật gia trì cho ngài, nếu nói niệm Phật vãng sanh, nên trước khi ngài 30 tuổi, [thì] đã có đủ điều kiện này rồi, A Mi Đà Phật có thể tiếp dẫn ngài vãng sanh, vì sao vẫn muốn để ngài sống thêm nhiều năm như vậy? Chính ngài đã nói ra, [vì] A Mi Đà Phật muốn ngài biểu pháp, nói ngài tu rất tốt.
Ưu điểm mà ngài tu tốt ở chỗ nào? Chư vị xem kĩ đĩa CD ấy, xem kĩ càng sách Lai Phật Nhị Thánh Vĩnh Tư Tập, xem cuốn sách nhỏ ấy, chư vị sẽ phát hiện ra, vì sao đức Phật bảo ngài trụ thế biểu pháp, [mà] không bảo chúng ta? Bởi ngài tu tốt, chúng ta tu không tốt. Tốt ở chỗ nào? Tốt ở chuyên tâm. Lão Hòa thượng Hải Hiền nói rất hay, thế gian không việc khó, chỉ sợ không chuyên tâm, [nếu] không chuyên tâm thì không còn cách nào nữa. Ngài chuyên tâm, trong tâm chỉ có một câu A Mi Đà Phật, ngoài A Mi Đà Phật ra thì không có gì khác, đó gọi là chuyên tâm. Nếu vẫn còn một việc trong tâm, thì tâm không chuyên rồi. Tâm tạp loạn, sanh phiền não, tạo tội nghiệp, ngày ngày đều tạo, lúc nào cũng đang tạo, [mà] chính họ không hiểu được. Tội nghiệp của họ tạo: có cố ý, có vô ý, cho dù cố ý hay vô ý [thì] ngày ngày đang tạo, làm thế nào đây? Toàn là nghiệp luân hồi, không thể không biết. Lão Hòa thượng một đời thực sự là tu Tịnh nghiệp, mỗi ngày từ sáng đến tối, đời sống là Tịnh nghiệp, làm việc [là] Tịnh nghiệp, đối người tiếp vật không gì không phải Tịnh nghiệp. Chư vị xem cả đời ngài, hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức, Lý và Sự đã nói trên Kinh Vô Lượng Thọ: ngài hoàn toàn làm được hết. Tuy không biết chữ, [nhưng] điều gì ngài cũng biết, đây là ý nghĩa gì? Ngài niệm Phật niệm đến Nhất tâm Bất loạn, tầng cao nhất trong Nhất tâm Bất loạn: [là] Lý nhất tâm Bất loạn, công phu của ngài đến cảnh giới đó. Lý nhất tâm Bất loạn tương đương với: Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh của Thiền tông; Nói cách khác, [ngài] với Đại sư Lục Tổ Huệ Năng là cùng một cấp bậc, cùng một tầng lớp. Chỉ là ngài sanh vào thời đại chiến tranh hỗn loạn đó, nên ngài không thể thuyết pháp, không phải ngài không biết thuyết. Sư phụ dạy ngài đừng thuyết, con biết là được, đừng nói, không cần khoa chân múa tay, vô cùng thật thà một câu Phật hiệu niệm đến cùng, nên biểu pháp này, dạy tất cả chúng sanh thật thà niệm Phật, mọi thứ khác đều là giả, không có gì là thật cả. Nói lời này, thật sự là Minh tâm Kiến tánh, không phải người Minh tâm Kiến tánh thì không nói ra được, chúng ta không thể không biết.
Ở trong phẩm thứ 46, đức Thích Ca Mâu Ni Phật phó chúc [cho] Bồ-tát Di Lặc, phó chúc điều gì? 作大守護…… 當令是法,久住不滅 “Tác đại thủ hộ…. đương linh thị pháp, cửu trụ bất diệt” (Làm đại thủ hộ …phải khiến pháp này, trụ lâu không diệt), đây chính là đức Thích Ca Mâu Ni Phật đem Pháp môn Tịnh tông này: ủy thác cho Bồ-tát Di Lặc, muốn Bồ-tát Di Lặc tiếp tục truyền bá, tiếp tục truyền lâu dài. Tương lai Bồ-tát Di Lặc: đến thế gian này làm Phật, [mở] ba hội Long Hoa, tôi đã báo cáo với chư vị trước đó rồi, ba hội đều phải giảng Kinh Vô Lượng Thọ. Đây chính là lúc đức Thế Tôn khi còn tại thế, Kinh Vô Lượng Thọ là được [Ngài] tuyên thuyết nhiều lần duy nhất ngay trong đời. Đức Phật nói tất cả các kinh điển chỉ nói một lần, không có lặp lại, chỉ riêng Kinh Vô Lượng Thọ [được] tuyên thuyết nhiều lần, vì sao vậy? Bởi căn tánh thính chúng không giống nhau. Tôi tin ba Hội Long Hoa: hội thứ nhất là cho Bồ-tát Di Lặc giảng, cũng giống đức Thích Ca Mâu Ni Phật, hội thứ nhất là Hoa Nghiêm, là giảng cho Pháp thân Đại Sĩ, [nếu] không phải Pháp thân Đại sĩ thì chư vị xem không được. Đức Phật giảng trong định, Pháp thân Bồ-tát có thể nhìn thấy, nghe được đức Phật giảng Kinh Hoa Nghiêm ở đó, các ngài mới nhập vào pháp hội đó nghe được, còn Quyền giáo Bồ-tát, Thanh văn, Duyên giác không có phần. Tôi tin ba hội Long Hoa là mở như vậy, hội thứ nhất là mở cho Bồ-tát, hội thứ hai là mở cho Tiểu thừa, mở cho Duyên giác, Thanh văn, hội thứ ba là mở cho chúng sanh trong lục đạo, ba hội như vậy. Tất cả ba hội phải nói Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ: thật sự là rộng khắp tam căn, toàn thu lợi độn. Bồ-tát nghe được bộ Kinh này thật là thù thắng, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc sanh [vào] cõi Thật Báo Trang Nghiêm; Người Nhị thừa nghe được Kinh này, và Quyền thừa Bồ-tát, sanh vào Phương Tiện Hữu Dư độ; Lục đạo phàm phu nghe được Kinh này, vãng sanh cõi Phàm Thánh Đồng Cư của Thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Thế giới Cực Lạc: tuy có sự khác biệt của bốn cõi ba bậc chín phẩm, nhưng trên thực tế là Pháp giới bình đẳng, vì sao vậy? Bởi trong 48 nguyện có [nói], hễ là vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, thì không ai là không phải A-duy-Việt-trí Bồ-tát. Như thế nào được gọi là A-duy-Việt-trí Bồ-tát? A-duy-Việt-trí là tiếng Phạn, dịch sang ý nghĩa nước ta là Bất thoái chuyển, đầy đủ viên mãn ba loại Bất thoái chuyển: gọi là A-duy-Việt-trí. Ba loại Bất thoái chuyển này. Thứ nhất là Vị bất thoái, đó là Thánh nhân không phải phàm phu, Sơ quả Tiểu thừa đã chứng được; Loại thứ hai là Hạnh bất thoái; Loại thứ ba là Niệm bất thoái. Hạnh bất thoái chính là Bồ-tát, Bồ-tát sẽ không thoái chuyển đến Nhị thừa. Niệm bất thoái: là niệm niệm luôn hướng về Tát-Bát-Nhã Hải, Tát-Bát-Nhã Hải chính là Nhất thiết Chủng trí, chính là trí huệ viên mãn, Tánh đức viên mãn, trong Tịnh tông gọi là Thường Tịch Quang. Niệm niệm hòa nhập vào Thường Tịch Quang, đây là điều mà trong tất cả cõi Phật: ở thế giới mười phương không có, [nhưng] Thế giới Cực Lạc đều có. Cho nên nếu chư vị gặp được Thế giới Cực Lạc, mà chư vị không phát tâm cầu vãng sanh, vậy thì chư vị thật sự sai rồi, chư vị sai lầm lớn rồi.
Cho nên Bồ-tát Di Lặc: ở trong hội Vô Lượng Thọ này, [đã] tiếp nhận sự phó chúc của đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Hôm nay chúng ta đọc được cuốn Kinh này, xem được đoạn kinh văn này, cũng đợi đức Thế Tôn phó chúc chúng ta, hi vọng chúng ta ở ngay trong đời này, phát Bồ-đề tâm nhất hướng chuyên niệm, cầu sanh Tịnh Độ. Hơn nữa phải toàn tâm toàn lực: hoằng dương Pháp môn này, giới thiệu Pháp môn này cho tất cả chúng sanh. Cho nên 咐囑汝等作大守護 “phó chúc nhữ đẳng tác đại thủ hộ” (phó chúc cho nhữ đẳng làm đại thủ hộ), nhữ đẳng chính là mọi người quý vị, phàm là người nghe được bộ Kinh này: đều ở trong đó. 當令是法,久住不滅 “Đương linh thị pháp, cửu trụ bất diệt” (Phải khiến pháp này, trụ lâu không diệt), chỉ có bộ Kinh này, Pháp môn này: có thể khiến tất cả chúng sanh đều thành Phật ngay đời này.
彌勒承佛咐囑,宏持是經 “Di Lặc thừa Phật phó chúc, hoằng trì thị Kinh”(Ngài Di Lặc vâng theo lời phó chúc, hoằng trì Kinh này), hoằng là hoằng dương, là nói đối với tất cả chúng sanh, trì là đối với chính mình. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật thành Phật như thế nào? Do niệm Phật mà thành Phật. Lời này là của Đại sư Ngẫu Ích, [là] Tổ sư đời thứ 9 của Tịnh Độ tông chúng ta, ngài nói, nói cũng không sai một chút nào. Ngài Văn Thù Phổ Hiền thành Phật như thế nào? Do vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc [mà] thành Phật, chúng ta vẫn có thể không tin sao? Vẫn có thể không nghiêm túc sao? Học lão Hòa thượng Hải Hiền, Phật hiệu là thật. Thứ khác đều là giả. Đã là giả thì có thể tùy duyên, không cần nghiêm túc, nghiêm túc là sai rồi, hễ nghiêm túc, thì tạo nghiệp luân hồi. Tùy duyên, tùy thuận theo tự nhiên, vô cùng tự nhiên là được rồi, đừng thêm bất cứ ý nghĩa gì trong đó, đó gọi là thật tu hành. Thêm điều gì? Thêm A Mi Đà Phật, trừ A Mi Đà Phật ra không có thứ gì, chỉ có hương vị này, thêm hương vị này thì trở thành Tịnh Độ, thuần tịnh thuần thiện. Bồ-tát Di Lặc: đã vâng theo sự phó chúc của đức Thế Tôn, hoằng trì Kinh này, 是故大士,不但當來龍華會上, 必說此經,直是盡未來際,亦必常說不絕。 “thị cố Đại sĩ, bất đãn đương lai Long Hoa Hội thượng, tất thuyết thử Kinh, trực thị tận vị lai tế, diệc tất thường thuyết bất tuyệt” (cho nên Đại sĩ [Di Lặc], không chỉ ở trong hội Long Hoa của tương lai, chắc chắn thuyết Kinh này, mà thẳng tới tận đời vị lai, cũng chắc chắn thường thuyết không dứt). Thường xuyên giảng, vì sao? Bởi Tâm Phật với tâm chúng sanh không khác nhau, tâm của Phật là niệm niệm đều mong muốn: chúng sanh sớm ngày thành Phật.
Lão Hòa thượng Hải Hiền, đáng lẽ khi nào thì ngài: vãng sanh [đến] Thế giới Cực Lạc? Cách nhìn của tôi là trước 30 tuổi. Pháp môn này là khi ngài xuất gia ở tuổi 20, do Sư phụ dạy cho ngài, một câu A Mi Đà Phật một mạch mà niệm, ngài [niệm] từ 20 đến 30 tuổi, 10 năm, đâu có đạo lý nào lại không vãng sanh? Người thợ vá nồi [niệm Phật] 3 năm thì đứng vãng sanh. Điều kiện của người thợ vá nồi đầy đủ, ngài Hải Hiền cũng đầy đủ, thật thà, nghe lời, thật làm, lão Hòa thượng Hải Hiền cũng như vậy, dùng chân tâm để niệm câu Phật hiệu này, dùng tâm thanh tịnh mà niệm, dùng tâm cung kính [mà] niệm, ngài Hải Hiền cũng đầy đủ [điều kiện], 10 năm chắc chắn vãng sanh. Vì sao [ngài] không vãng sanh? 30 tuổi có thể vãng sanh, kéo dài thọ mạng của ngài đến 112 tuổi, toàn bộ quá trình này đều là biểu pháp, toàn bộ là Bồ-tát đang giáo hóa chúng sanh, không phải dùng ngôn giáo, mà dùng thân giáo, biểu diễn cho chúng ta xem. Người biết [thì] xem sẽ hiểu được, người không biết [thì] không xem không hiểu. người biết thì chư vị đem Kinh Vô Lượng Thọ, đem Chú Giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, với đĩa CD ấy, đối chiếu hai bên, [có] câu Kinh văn nào mà ngài không làm được? Kinh văn này [với] chúng ta là đọc, kinh văn này với Hòa thượng Hải Hiền thì trở thành sinh hoạt, trở thành công việc của ngài, trở thành đối người tiếp vật của ngài, sống động rồi, học sống động dùng sống động, dùng sống động học sống động, đây là thật, không phải giả. Biết học Tịnh tông, biết tu Tịnh tông, ngài Hải Hiền là người bậc nhất ở Thế giới Ta Bà, chúng ta phải lấy ngài làm tấm gương. Đồng học chúng ta bây giờ có người: một ngày nghe năm lần đĩa CD này, hiện tại một ngày tôi cũng nghe 5 lần, càng nghe càng thú vị, muốn thôi cũng không được.
Biểu pháp cuối cùng: là [ngài] cầm cuốn sách Tăng Tán Thán Tăng này, đây là do A Mi Đà Phật phó chúc ngài, sau khi biểu pháp này xong, A Mi Đà Phật: sẽ đón ngài đi đến Thế giới Cực Lạc. Đây là tấm hình chụp cuối cùng của ngài, ngài mặc áo tràng đắp y, nâng cuốn sách này ở trước mặt, bảo mọi người chụp hình cho ngài, là biểu pháp cuối cùng. Tác giả của cuốn sách này là Pháp sư Hoằng Lâm, gần đây sức khỏe của thầy ấy không được tốt, bị bệnh, có vị đồng học truyền tin đến cho tôi. Tôi cử người đi thăm thầy ấy, hàng ngày tôi hồi hướng cho thầy ấy, tôi cầu A Mi Đà Phật, hi vọng đức Phật kéo dài tuổi thọ của thầy ấy, giống như Lão Hòa thượng Hải Hiền, ngài tu rất tốt, muốn ngài làm ra một tấm gương tốt: cho người niệm Phật thấy. Thành thì linh. Hi vọng Pháp sư Hoằng Lâm [là] đồng học của chúng ta, tôi nghe người khác nói [thầy ấy] từng gặp tôi một lần, chắc là 20 năm trước, lần đầu tiên tôi đến Bắc Kinh thăm Triệu lão, thầy ấy đón tiếp, thầy ấy trẻ tuổi, tôi không để ý. Sau khi Triệu lão vãng sanh, tôi cũng không có duyên để đến Bắc Kinh nữa. Hiện nay Pháp sư Hoằng Lâm sống ở Bắc Kinh. Cuốn sách này khó được, bên trong có rất nhiều sự việc: [mà] chính tôi cũng quên mất, trong tâm tôi không để điều này, chỉ để A Mi Đà Phật, tài liệu thầy ấy thu thập rất phong phú, tôi đã rất xúc động sau khi xem được. Vị Pháp sư ấy hộ trì Chánh pháp, hộ trì Tịnh tông, chúng ta cầu Phật kéo dài thọ mạng của thầy ấy, tăng phước tăng huệ. Không chỉ đối với Phật giáo Trung Hoa, mà đối với Phật giáo toàn thế giới, thậm chí đối với tất cả các Tôn giáo, thầy ấy đều có cống hiến, [nếu] thọ mạng dài thì cống hiến càng lớn. Là vì nhân loại: ở trên quả địa cầu này đang tiếp tục tiếp diễn, mong muốn Tôn giáo phải đoàn kết, Tôn giáo phải thành người một nhà. Không chỉ riêng các Tông phái của Phật giáo: phải tán thán lẫn nhau, mà đối với Tôn giáo khác: chúng ta cũng phải nên tán thán lẫn nhau. Những gì tôi làm trong mười mấy năm [cũng] có hiệu quả, tương lai càng ngày càng thù thắng. Tôn giáo phải đoàn kết với nhau, phải tôn trọng lẫn nhau, phải học tập lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, giúp đỡ xã hội hóa giải xung đột, hóa giải nghi ngờ bất an, thật sự giống như trên kinh Phật nói, vì mang đến niềm vui lìa khổ cho tất cả chúng sanh, đây là mục tiêu. Phương pháp dạy học, dạy họ phá mê khai ngộ, họ giác ngộ rồi thì được vui, họ không mê hoặc thì họ liền lìa khổ. Đạo Phật như vậy, mỗi Tôn giáo đều như vậy. Pháp sư Hoằng Lâm có tâm lượng, có thể bao dung, nhìn được [rất] xa, nhìn được rất rõ ràng, là một vị Pháp sư giỏi khó có được, chúng ta phải học tập thầy ấy. Vậy là hôm nay chúng ta đọc được: lời phó chúc của đức Thế Tôn với Bồ-tát Di Lặc, trong hội Long Hoa, Bồ-tát Di Lặc chắc chắn nói Kinh này, mãi cho đến tận cùng đời vị lai, nhất định thường thuyết không dứt. Mỗi một vị Bồ-tát, tôi tin cũng giống như Bồ-tát Di Lặc.
Chúng ta xem tiếp đoạn sau đây, 輾轉弘護 “Triển Chuyển Hoằng Hộ” (Triển Chuyển Hoằng Dương Hộ Trì), đoạn thứ 4. Kinh văn:
【及賢劫中一切菩薩。皆來集會。】“Cập Hiền Kiếp trung nhất thiết Bồ-tát: giai lai tập hội” (Và tất cả Bồ-tát trong Hiền kiếp: Đều đến dự hội).
Ba vị Bồ-tát phía trước là Thượng thủ, ngài Phổ Hiền, Văn Thù, Di Lặc, đại biểu cho Hiền kiếp, 『一切菩薩』 “nhất thiết Bồ-tát” (tất cả Bồ-tát), thì nhiều người rồi, 皆來集會 “giai lai tập hội” (đều đến dự hội). Niệm lão giới thiệu cho chúng ta, 賢劫 “Hiền kiếp” 現在之住劫,名為賢劫 “Hiện tại chi trụ kiếp, danh vi Hiền kiếp” (Hiện tại là kiếp trụ, gọi là Hiền kiếp), 在此大劫中 “tại thử đại Kiếp trung” (ở trong đại Kiếp này), kiếp là nói về thời gian, thời gian dài, đơn vị gọi là kiếp. Hai mươi Tiểu kiếp, kiếp tính như thế nào? Phương pháp tính rất nhiều, không có định pháp, bình thường dùng gọi là kiếp tăng giảm, đức Phật nói cho chúng ta biết, thọ mạng của người ở nhân gian chúng ta, thọ mạng người dài nhất là 84 ngàn tuổi, cách tính hiện nay của chúng ta, là 84 ngàn tuổi, mười tuổi là thọ mạng ngắn nhất của loài người. Bắt đầu từ 10 tuổi, 100 năm thì tăng một tuổi, tăng đến 84 ngàn tuổi, 84 ngàn tuổi là cao nhất rồi, không có mức cao hơn nữa. Từ 84 ngàn tuổi lại 100 năm thì giảm một tuổi, lại giảm đến mười tuổi, một tăng một giảm như vậy gọi là một Tiểu kiếp. Hai mươi Tiểu kiếp là một Trung kiếp, Trung kiếp có bốn, bốn Trung kiếp là một Đại kiếp. Trung kiếp chính là thành trụ hoại không, hiện tượng này ban ngày nhìn không thấy, buổi tối nhìn trên bầu trời, ngôi sao rất nhiều, đó chính là nhìn thấy Trung kiếp, những ngôi sao trên bầu trời này đều có bốn kiếp thành trụ hoại không, mỗi một Trung kiếp có hai mươi Tiểu kiếp.
Hiền kiếp này là thuộc Trung kiếp, kiếp trụ, tinh cầu hiện nay của chúng ta vẫn chưa hoại, vẫn sống ở đây. Đó là mỗi một trăm năm thì giảm một tuổi, đức Thích Ca Mâu Ni Phật ra đời, thọ mạng bình quân của loài người là một trăm tuổi, một trăm năm giảm một tuổi, khoảng cách đức Thế Tôn với chúng ta là 3000 năm. Ghi chép của Tổ sư Đại đức Trung Hoa, hiện tại, đức Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ: đã 3041 năm, 3041, thọ mạng của loài người hiện tại, đây là nói thọ mạng bình quân, là 70 tuổi. Pháp vận của đức Thích Ca Mâu Ni Phật: còn 9000 năm, 100 năm giảm một tuổi, bắt đầu tính từ bây giờ, bắt đầu tính từ 70 tuổi, chính là 6000 năm. Sau 6000 năm thọ mạng loài người là 10 tuổi, sau 6000 năm mỗi 100 năm tăng một tuổi, tăng đến 40 tuổi, [lúc đó] Pháp vận của đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới chấm dứt. Chánh pháp, Tượng pháp, Mạt pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, [là] 12 ngàn năm, 3000 năm sau cùng thì thọ mạng loài người: tăng từ 10 tuổi, 11 tuổi, 12 tuổi tăng đến 40 tuổi. Hiện tại là Kiếp trụ, ở trong Đại kiếp này có ngàn vị Phật xuất thế, cho nên gọi là Hiền kiếp, Hiền là Hiền nhân nhiều, chính là có rất nhiều Thánh hiền, có 1000 ngàn vị Phật ra đời. Đức Phật xuất hiện ở thế gian hoàn toàn là do cảm ứng, người như thế nào cảm ứng? Chúng sanh. Nói cách khác, Hiền kiếp về sau còn rất nhiều chư Phật, từng vị từng vị nối tiếp nhau xuất hiện ở thế gian, trong đó sẽ không có nhiều năm không có Phật, không giống như những vị Phật trước, đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật thứ tư ở Hiền kiếp. Ngài Di Lặc là vị Phật thứ năm.
Tiếp theo trích dẫn [trong] Kinh Bi Hoa nói lại nói: 悲華經五“Bi Hoa Kinh Ngũ”(Quyển thứ năm của Kinh Bi Hoa), năm là quyển thứ năm, phần sau là kinh văn của Kinh Bi Hoa, 此佛世界“thử Phật Thế giới” (Thế giới [của] đức Phật ấy), Phật ấy là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chỉ [những gì] đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết, Thế giới này, 當名娑婆 “đương danh Ta Bà” (đang tên là Ta Bà), Ta Bà là tiếng Phạn, phiên dịch thành ý nghĩa của nước ta là Kham Nhẫn. Thế gian này không tốt, thời đại này không tốt, rất khổ, chúng sanh ở nơi đây có thể cam chịu, cho nên gọi là Ta Bà, 時有大劫 “thời hữu Đại kiếp” (thời đại có Đại kiếp), ở trong này có Đại kiếp, Đại kiếp này gọi là 賢善 “Hiền Thiện”. 是大劫中 “Thị Đại kiếp trung” (trong Đại kiếp này), Đại kiếp này là Kiếp trụ. Thành trụ hoại không, thành là thế giới thành tựu; Trụ, chúng ta dùng cách nói hiện tại để nói, hưng khởi nền văn minh rồi, chúng sanh sống ở thế giới này, dần dần hưng khởi nền văn minh; Sau Kiếp trụ chính là Kiếp hoại, Kiếp hoại chính là tai nạn khởi lên nghiêm trọng, ba thảm họa lớn nói trên kinh Phật; Thế giới sẽ hư hoại, sau khi hoại thì không còn nữa, gọi là không. Thành trụ hoại không, sau không lại có trụ, lặp đi lặp lại mãi mãi, cũng giống như bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Chúng sanh có duyên với Phật đều ở Kiếp trụ, [sẽ] không có ở trong ba kiếp khác, tất cả là ở Kiếp trụ. Trong Đại kiếp ấy, 有千世尊,成就大悲,出現於世 “hữu thiên Thế Tôn, thành tựu Đại bi, xuất hiện ư thế” (có ngàn vị Thế Tôn, thành tựu Đại bi, xuất hiện ở đời), ở trong Kiếp trụ này, có một ngàn vị Tôn Phật xuất hiện ở thế gian này, xưng là Hiền kiếp, Thánh hiền nhiều. Căn cứ vào sách佛祖統記Phật Tổ Thống Ký, trong đó có nói đến sự việc này, việc ấy nói rằng 此劫中 “thử kiếp trung” (trong kiếp này), Hiền kiếp, Kiếp trụ này, vị Phật thứ nhất gọi là Câu Lưu Tôn Phật, vị Phật thứ hai, [là] Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, vị Phật thứ ba là Ca Diếp Phật, vị Phật thứ tư là đức Thích Ca Mâu Ni Phật của hiện tại, sau khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ, có 996 vị Phật như [ngài] Di Lặc: lần lượt ra đời. 今此會中 “Kim thử hội trung” (Ở trong hội này), ngài Di Lặc và 995 vị khác thành Phật trong Hiền kiếp, hiện tại là Đẳng giác Bồ-tát, tất cả các ngài đều đến tụ hội, nghe đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, 故知賢劫中未來一切諸佛,皆必同宣此經 “cố tri Hiền kiếp trung vị lai nhất thiết chư Phật, giai tất đồng tuyên thử Kinh” (cho nên biết rằng tất cả chư Phật vị lai trong Hiền kiếp, đều chắc chắn cùng tuyên thuyết Kinh này), tiếp theo bên trong dấu ngoặc lại có một cách nói, nói trong Hiền kiếp tổng cộng là 1005 vị Phật, sau ngài Di Lặc có 1001 vị, chưa thành Phật, về sau ngài Di Lặc [còn] 1001 vị chưa thành Phật. 非所常見,故不詳錄 “Phi sở thường kiến, cố bất tường lục” (Không phải thường thấy, nên không chép kĩ), đây là [do] Niệm lão chú giải ở đây, có một cách nói như vậy, rất ít thấy cách nói này, cho nên [khi] nhắc đến, cũng không cần nói lại nữa. 以上第一品 “Dĩ thượng đệ nhất phẩm” (Phẩm thứ nhất ở trên), trong phẩm thứ nhất có sáu loại thành tựu, Tín thành tựu, Văn thành tựu, Thời thành tựu, Chủ thành tựu, Xứ sở thành tựu, Thính chúng thành tựu, đây là sáu loại thành tựu, 為本經證信 “vị bổn Kinh chứng tín” (làm chứng tín [cho] Kinh này), chứng minh Kinh này đúng là do Phật thuyết. 經中大比丘眾萬二千人,超越餘經,同於《法華》 “Kinh trung đại Tỳ-kheo chúng vạn nhị thiên nhân, siêu vượt dư kinh, đồng ư Pháp Hoa” (Trong Kinh [nói] có một vạn hai ngàn chúng đại Tỳ-kheo, vượt hơn kinh khác, giống như Kinh Pháp Hoa), đây là nói rõ bộ Kinh này: khác với tất cả kinh khác. Bình thường trong kinh chúng ta xem thấy chúng đại Tỳ-kheo, 1250 người, không nhìn thấy 12 ngàn người. Kinh này là 12 ngàn chúng đại Tỳ-kheo, giống với Kinh Pháp Hoa, đây là [điều] cần lưu ý. 又普賢最為上首,同於《華嚴經》“Hựu Phổ Hiền tối vi Thượng thủ, đồng ư Hoa Nghiêm Kinh” (Và ngài Phổ Hiền làm Thượng thủ cao nhất, giống như Kinh Hoa Nghiêm), trong các Bồ-tát Thượng thủ thì vị thứ nhất là ngài Phổ Hiền, giống với Kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, là Viên giáo của Đại thừa, Nhất thừa giáo, Nhất thừa giáo ở trên Đại thừa, thành Bồ-tát trong Đại thừa giáo, thành Phật trong Nhất thừa giáo, một đời thành Phật chỉ có Hoa Nghiêm với Pháp Hoa. Kinh này cũng là một đời thành Phật, đó là trước tiên đến Thế giới Cực Lạc, đến Thế giới Cực Lạc là một đời, không phải đời thứ hai, ở Thế giới Cực Lạc cũng là một đời thành Phật, không có đời thứ hai. Cho nên Kinh này cũng là một đời thành Phật, so với Hoa Nghiêm, Pháp Hoa vẫn cần phương tiện. Luận bàn đến phương tiện, thì Hoa Nghiêm, Pháp Hoa không sánh bằng bộ Kinh này, cho nên bộ Kinh này thù thắng không gì bằng.
Tiếp theo là phẩm thứ hai của Kinh này. 【德遵普賢第二】 “Đức Tuân Phổ Hiền Đệ Nhị” (Phẩm thứ hai – Đức Tuân Phổ Hiền). Chúng ta xem trước lời giải của Niệm lão, 第二品是上品聖眾之補充 “Đệ nhị phẩm thị thượng phẩm Thánh chúng chi bổ sung” (Phẩm thứ hai là bổ sung Thánh chúng của phẩm trước), 於菩薩眾中,拈出上首之賢護等十六正士 “ư Bồ-tát chúng trung, niêm xuất Thượng thủ chi Hiền Hộ đẳng thập lục Chánh sĩ” (Ở trong chúng Bồ-tát, chọn ra nhóm mười sáu vị Chánh sĩ Hiền Hộ thượng thủ), 16 vị ấy, Chánh sĩ là cách xưng hô của Bồ-tát. Bồ-tát cũng gọi là Khai sĩ, cũng gọi là Đại sĩ, giống Bồ-tát Quán Thế Âm, Quán Âm Đại sĩ, Địa Tạng Đại sĩ, Văn Thù Đại sĩ, Phổ Hiền Đại sĩ, đều gọi là Đại sĩ, các ngài là Đẳng giác Bồ-tát, không phải là Bồ-tát bình thường, [là] địa vị cao nhất trong Pháp thân Bồ-tát. Tiến lên nữa thì các ngài sẽ thành Phật, chứng được Pháp thân viên mãn rốt ráo, vậy sẽ không trụ ở cõi Thật Báo Trang Nghiêm nữa, [mà] trụ ở cõi Thường Tịch Quang. Trong cõi Thường Tịch Quang chỉ có một địa vị, chính là một cấp độ, pháp bình đẳng không có cấp độ, Thường Tịch Quang. Trong cõi Thật Báo có 41 thứ bậc, Viên giáo, Đại thừa Viên giáo, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, 41 địa vị Pháp thân Đại sĩ [ở] Báo độ, các ngài trụ ở cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Cõi Phàm Thánh Đồng Cư ở Thế giới Cực Lạc bằng với cõi Thật Báo Trang Nghiêm, nơi đó có bốn độ ba bậc chín phẩm, nhưng toàn là thân Pháp tánh, cõi Pháp tánh, thân Pháp tánh, cõi Pháp tánh là cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Hiểu rõ Sự và Lý này, thì chúng ta đối với Thế giới Cực Lạc sẽ rất nghiêm túc hướng về, không đi không được. Tu học Pháp môn khác, chưa chắc có thể thành tựu ngay trong đời này, điều này là thật. Tu học Pháp môn Tịnh tông thì không một ai không vãng sanh, Đại sư Thiện Đạo nói với chúng ta, 萬修萬人去 “vạn tu vạn nhân khứ” (vạn người tu vạn người đi), không bỏ sót một ai. Chư vị tu Pháp môn này không vãng sanh được, là nguyên nhân vì sao? 發菩提心,一向專念 “Phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm” (Phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm), không làm được tám chữ này, vậy thì không chắc chắn [được] vãng sanh, nếu làm được tám chữ này thì chắc chắn được vãng sanh.
Phát tâm Bồ-đề là ý nghĩa gì? Thế nào gọi là phát tâm Bồ-đề? Đại sư Ngẫu Ích: trong Yếu Giải Kinh Di Đà nói hay nhất, Đại sư Ấn Quang cũng năm vóc sát đất, khen ngợi tán thán Đại sư Ngẫu Ích rằng: 即使古佛再來,給《彌陀經》做個註解,也不能超過其上 “Tức sử cổ Phật tái lai, cấp Di Đà Kinh tố cá chú giải, dã bất năng siêu quá kỳ thượng” (Cho dù cổ Phật tái lai, làm Chú giải cho Kinh A Di Đà, cũng không thể hơn bản trên), đây là tán thán và khen ngợi đến tột cùng rồi. Có một năm tôi ở Singapore, [đến] thăm Pháp sư Diễn Bồi, cũng là bạn cũ, cũng là thầy của tôi, lúc tôi bắt đầu học Phật: thường xuyên nghe ngài giảng kinh. Ngài mời tôi ăn cơm, mời tôi giảng khai thị ở Phật đường của ngài, sau khi giảng xong, lúc ăn cơm, ngài đưa ra vấn đề thế này, ngài nói lời tán thán của Pháp sư Ấn Quang: đối với Đại sư Ngẫu Ích, có phải là hơi quá một chút không? Ngài hỏi tôi [về] sự việc này. Lúc đó tôi nói với ngài, tôi nói không quá, không quá một chút nào. Sự tán thán của Đại sư Ấn Quang: đối với Đại sư Ngẫu Ích, tôi nói cách nhìn của tôi, vừa vặn đúng mức. Thật sự là như vậy, không dễ dàng, [ngài] là Tổ sư một đời của Tịnh Độ tông chúng ta. Sách A Di Đà Kinh Yếu Giải, phân lượng không nhiều, phần sau còn có bài lời bạt, do chính Đại sư Ngẫu Ích viết, nói rõ Chú Giải ấy của ngài được hoàn thành trong 9 ngày. Thật khó có được, giống như A Di Đà Phật tái lai, đích thân chú giải bộ Kinh ấy lưu truyền cho đời sau, giải thích rõ ràng cho chúng ta: việc phát tâm Bồ-đề này.
Ngài nói đầy đủ tín nguyện chính là tâm đại Bồ-đề, từ trước đến nay chưa từng có người nói, cho nên tâm Bồ-đề khiến chúng ta khó khăn, rốt cuộc như thế nào là Bồ-đề tâm? Chú Giải ấy đã giải quyết rồi, chỉ cần chư vị thật tin, thật sự phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, [thì] tâm ấy chính là Vô thượng Bồ-đề tâm. [Là] sự thật, chúng ta xem thấy xác thực: ở nông thôn có những ông già bà cụ niệm A Mi Đà Phật, khi vãng sanh tướng lành hiếm có, nếu chư vị hỏi họ như thế nào gọi là Bồ-đề tâm, thì họ không biết, họ không nói ra được. Chư vị hỏi họ tin hay không tin, thật tin, không nghi ngờ chút nào, thật sự muốn đến Thế giới Cực Lạc, không có lưu luyến với thế gian này. Thì ra Đại sư Ngẫu Ích nói: đó chính là tâm Vô thượng Bồ-đề, chính họ không biết, nhưng họ thật sự phát tâm rồi, cho nên họ nhất hướng chuyên niệm, họ chắc chắn vãng sanh. Đại sư Ngẫu Ích ngay trong một đời, chính là nói ra một câu rất tuyệt vời đó, từ xưa đến nay các Tổ sư Đại đức chưa từng nói, khiến cho mọi người đều nghi ngờ, nói vậy phá nghi rồi. [Chư vị] hãy nghĩ xem [những] người vãng sanh đó, chư vị đi hỏi họ, chư vị tin có Thế giới Cực Lạc hay không? Tin, [nếu] không tin thì họ không niệm nổi, họ tin, thật tin, không có nghi ngờ. [Họ] mong muốn đến Thế giới Cực Lạc không? [Họ] mong muốn. Buông xuống vạn duyên ở Thế giới này, không nhiễm mảy trần, họ dùng tâm ấy: nhất hướng chuyên niệm A Mi Đà Phật, thì đâu có đạo lý không được vãng sanh? Đại sư Ngẫu Ích nói: được vãng sanh hay không [đều] quyết định ở có tín nguyện hay không, chính là phát tâm Bồ-đề, phát tâm được giảng trong Kinh Vô Lượng Thọ. Vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc phẩm vị cao hay thấp, [là] ở công phu trì danh sâu hay cạn. Vãng sanh là tín nguyện, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, chư vị sanh ở cõi nào, cấp bậc thế nào, điều đó có liên quan đến việc niệm Phật của chư vị. Niệm Phật, không phải nói niệm bao nhiêu, mà công phu. Công phu chỉ điều gì? Chư vị niệm [câu] Phật hiệu có vọng tưởng hay không, có tạp niệm hay không. Nếu có vọng tưởng, có tạp niệm, thì [sẽ] phá hỏng công phu niệm Phật của chư vị, ngày ngày niệm, ngày ngày rơi mất, vẫn là không có cách nào, nói cách khác, nhất định phải buông xuống. Lão Hòa thượng Hải Hiền nói rất hay, niệm Phật đi, chỉ có niệm Phật là thật, thứ khác đều là giả. Điều thật mà không nắm giữ, điều giả lại để trong tâm, thì xong rồi, chư vị tất cả đều tiêu rồi, thật đáng tiếc! Tu được một chút phước báu trời người trong cửa Phật, như vậy mà thôi.
Nếu không đoạn tập khí tham sân si mạn nghi, thì tương lai sẽ sanh đến đâu? Đến tam đồ. Đi vào trong tam đồ dễ nhất, [làm] súc sanh, súc sanh ngu si. Chính chư vị gặp được cơ hội tốt như vậy rồi, mà chư vị không nắm giữ, đó gọi là ngu si. Súc sanh, chúng ta nhìn thấy, đọa vào đường súc sanh thì không dễ ra được, vì sao vậy? Bởi chúng ngu si. Nếu nó trở thành một con gà, thì chính nó thường nghĩ đến: gà chính là thân thể của nó, sau khi chết vẫn vào thai gà. Phải luân hồi nhiều lần trong cõi súc sanh, không phải một lần đã hết. Nếu chư vị đọa 10 lần, 20 lần, 30 lần, rất khó ra, vì sao vậy? Bởi thành thói quen rồi, đây là sự việc đáng sợ nhất trong đường súc sanh. Ngạ quỷ, Địa ngục thì càng không phải nói nữa, phiền phức lớn rồi, cho nên nói ác đạo thì nhất định không được đến.
Ở đây cử ra 16 vị Chánh sĩ nhóm ngài Hiền Hộ, [là] Bồ-tát tại gia; Ba vị nói ở phần trước đại diện cho Bồ-tát xuất gia. Ngài Phổ Hiền, Văn Thù, Di Lặc đại diện cho Bồ-tát xuất gia. Bây giờ chuyên nói đến Bồ-tát tại gia, Bồ-tát tại gia, 16 vị Đẳng giác Bồ-tát, địa vị các ngài đã chứng, là bình đẳng với các ngài đã nói ở phía trước: là Văn Thù, Phổ Hiền và Di Lặc: 3 [vị] đó là xuất gia, [còn] đây là tại gia, địa vị bình đẳng. Nói 16 vị, ý nghĩa là gì? Bộ Kinh này rất phù hợp với [người] tại gia tu học, dễ dàng thành tựu, nếu [người] xuất gia tu học thì càng dễ thành tựu hơn. Vì sao vậy? [Bởi] người tại gia có quá nhiều thứ buông không nổi; [Người] xuất gia, họ buông được: nguyên nhân là ở chỗ này. Trước đây người xuất gia chỉ ba y một bình bát, không có thứ gì cả, không giống như bây giờ. Bây giờ người xuất gia có chùa chiền, [những] việc vặt của chùa: không biết phải gấp bao nhiêu lần so với người tại gia, nên người xuất gia muốn thành tựu, khó khăn. Năm ngoái tôi giảng kinh ở Sri Lanka, sống [ở đó] hơn một tháng, là đất nước Tiểu Thừa, rất hay. Người xuất gia sống ở túp lều nhỏ, sống ở hang động, còn một số khác giống như đức Thế Tôn, ban đêm ngủ dưới gốc cây. Đa số, gần như một nửa sống ở hang động, đào hang động ở trên núi, buổi tối tọa Thiền ở trong đó. Họ vẫn đi khất thực, nhưng sống ở túp lều, sống ở hang động, có một số không ra ngoài để khất thực, mỗi ngày đến giờ, có Cư sĩ mang [đồ ăn] đến cúng dường, dễ dàng thành tựu. người Tiểu Thừa tu định phải đoạn Kiến tư Phiền não, sau khi đoạn sạch năm loại Kiến hoặc, thì chứng quả Tu-đà-hoàn. Tôi không biết [họ] có chứng quả hay không, nhưng tôi xem sự tu hành của họ, trì giới rất như pháp.
Giới luật là căn bản của Phật pháp, không có Giới luật thì sẽ không có Phật pháp, Phật pháp là giả. Tại gia, Tam quy Ngũ giới Thập thiện. Tịnh Độ tông chúng ta, Tịnh Tông Học Hội được thành lập, khi đó tôi ở nước Mỹ, Tịnh Tông Học Hội đầu tiên của nước Mỹ: ở San Jose, hiện tại vẫn còn, do Cư sĩ Dương Nhất Hoa trụ trì. Tôi viết duyên khởi, đưa ra công khóa năm môn của hành môn, chính là Giới luật. Điều thứ nhất là: nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của chúng ta, [là] Tịnh nghiệp Tam phước. Ở nước ngoài đều là đồng học tại gia, không dùng Giới luật xuất gia, dùng điều gì? Dùng Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp. Đây là nói điều thứ nhất trong Tịnh Nghiệp Tam Phước, 孝養父母,奉事師長,慈心不殺,修十善業 “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự Sư trưởng, từ tâm bất sát, tu Thập thiện nghiệp”, hiếu dưỡng phụ mẫu thực hiện ở Đệ Tử Quy, hiếu thảo với cha mẹ tôn kính thầy; Từ tâm bất sát thực hiện ở Cảm Ứng Thiên; Tu Thập thiện nghiệp thực hiện ở Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, lấy điều này làm căn bản của Giới luật cho chúng ta, nhất định phải học tập, Tam phước.
Thứ hai là Lục hòa, Lục hòa kính, người với người phải hòa hợp với nhau, không được đấu tranh, 見和同解,戒和同修,身和同住,口和無諍, 意和同悅,利合同均 “Kiến hòa Đồng giải, Giới hòa Đồng tu, Thân hòa Đồng trụ, Khẩu hòa Vô tranh, Ý hòa Đồng duyệt, Lợi hòa Đồng quân”. đoàn thể, [người] học Phật tại gia xây dựng một Học hội, Tịnh Tông Học Hội, tu Lục hòa kính, đoàn thể này như pháp. Nếu không có Lục hòa nữa, thì đây không phải là Đạo tràng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đạo tràng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhất định là Lục hòa. Học tiếp là Tam học, Lục độ, tam học là Giới Định Huệ, nhân giới đắc định, nhân định khai huệ, đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất: của việc tu học Phật pháp, tất cả chư Phật Bồ-tát đều đi theo con đường này, không có ngoại lệ. Tam học lại nâng lên, [là] Lục độ: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát-nhã. Điều cuối cùng là Thập đại Nguyện vương, do Bồ-tát Phổ Hiền đề xướng. Chúng ta có năm khoa mục này, năm khoa mục này chính là Giới luật của chúng ta, Tam phước, Lục hòa, Tam học, Lục độ, Mười nguyện Phổ Hiền. Đây là khởi đầu.
品末復標餘之三眾及諸天大眾。以補足上品中六成就中之眾成就 “Phẩm mạt phục phiêu dư chi tam chúng cập chư thiên đại chúng. Dĩ bổ túc thượng phẩm trung Lục thành tựu trung chi Chúng thành tựu” (Cuối phẩm lại nêu ra ba chúng còn lại và chư thiên đại chúng. Để bổ sung cho Chúng thành tựu ở trong Lục chủng Thành tựu trong phẩm trước), đây là Niệm lão vì chúng ta mà đưa ra [lời] nhắn nhủ, [lời] nhắn nhủ này, nhắn nhủ rất rõ ràng, Lục chủng Thành tựu vô cùng viên mãn. Tiếp theo nói, 尤應著眼 “vưu ứng trước nhãn” (nên đặc biệt chú ý), bảo chúng ta đặc biệt chú ý điều gì? 本品名《德遵普賢》“Bổn phẩm danh Đức Tuân Phổ Hiền”(Tên phẩm này là Đức Tuân Phổ Hiền), tiêu đề của phẩm này quan trọng, 蓋表與會之無量無邊諸大菩薩 “Cái biểu dự hội chi vô lượng vô biên chư đại Bồ-tát” (Đại khái biểu thị vô lượng vô biên chư đại Bồ-tát [đến] dự hội), bao gồm Thanh văn Duyên giác, chư thiên đại chúng, bao gồm tất cả ở trong này, 咸共遵修普賢之德 “hàm cộng tuân tu Phổ Hiền chi đức” (tất cả đều tu theo đức của ngài Phổ Hiền), không ai không tôn trọng. 「普賢之德,實亦無量,而其心中之心、要中之要,則為十大願王導歸極樂也。是為本品之綱。」“Phổ Hiền chi đức, thật diệc vô lượng, nhi kỳ tâm trung chi tâm, yếu trung chi yếu, tắc vi Thập đại Nguyện vương đạo quy Cực Lạc dã. Thị vi bổn phẩm chi cương” (Đức ngài Phổ Hiền, cũng thật vô lượng, mà trung tâm trong trung tâm đó, quan trọng trong quan trọng, chính là Thập đại Nguyện vương dẫn về Cực Lạc. Đó là cương lĩnh của phẩm này). Phẩm thứ hai này chính là Thập đại Nguyện vương của Bồ-tát Phổ Hiền: là cương lĩnh của phẩm kinh này, vô cùng quan trọng. Có người chuyên tu Thập đại Nguyện vương, Đại sư Hoằng Nhất thời cận đại (là Tiên sinh Lý Thúc Đồng), sau khi ngài xuất gia, công phu rất sâu ở toàn bộ Giới luật, ngài cũng học Phật cùng với Đại sư Ấn Quang, về già chuyên tu Tịnh Độ tông. Thời khóa sáng tối của ngài chính là Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện: quyển sau cùng của Kinh, ngài có thể đọc thuộc lòng quyển kinh này.
Điều thứ nhất [của] Thập đại Nguyện vương [là] 禮敬諸佛 “Lễ Kính Chư Phật”, chúng ta phải thực sự học. Chư Phật là ai? Trên Kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta, 一切眾生本來是佛 “nhất thiết chúng sanh bổn lai thị Phật” (tất cả chúng sanh xưa nay là Phật). Chúng ta đều phải dùng tâm thái này: xem tất cả chúng sanh, đối xử với tất cả chúng sanh giống như chư Phật, chúng ta sẽ nhanh thành Phật, không còn xa nữa. Tất cả chư Phật Như Lai: xem chúng sanh đều là chư Phật, tâm cung kính, cung kính là Tánh đức. Làm thế nào để công đức [của] Tự Tánh: hiển bày ra, khởi tác dụng? Đây là bước thứ nhất. Bái sám, sám nghi trong nhà Phật, sám nghi mở ra câu đầu tiên, tất cả cung kính, nhất tâm cung kính, không phải đều có từ giống đây sao? Đều là ra từ phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của Kinh Hoa Nghiêm. Không thể không cung kính. Đặc biệt đối với vãn bối chúng ta, người trẻ tuổi, chúng ta thường xuyên: lấy phong thái của bậc trưởng giả đối với họ, coi họ như tôi tớ, coi họ như tầng lớp thấp kém, đó đều là tâm kiêu mạn làm hại. Chính mình không biết chính mình kiêu căng, nhưng người khác xem thấy, người khác xem thấy nhưng không dám nói với chư vị, tại sao? Bởi không thể tiếp nhận. Chư vị có thể tiếp nhận, cũng khá, sẽ có người nói với chư vị, đó mới là người thật sự yêu mến che chở chư vị. Chư vị không thể tiếp nhận thì không còn cách nào nữa, tại sao? Bởi nói cho chư vị thì chư vị sẽ tức giận, số lần nhiều rồi sẽ trở thành oán thân trái chủ, không nói với chư vị, không kết oán với chư vị, thì chư vị sai đến cùng rồi, đến sau cùng không thể vãng sanh, đọa Tam ác đạo, chư vị nói xem đáng thương biết bao.
稱讚如來 “Xưng tán Như Lai”, đối với người phải khen ngợi, cố gắng tìm điểm tốt của họ, tán dương họ; Điểm không tốt thì không nói, cũng không cần để ở trong tâm. Tìm không được người thập toàn thập mỹ, chung quy đều có lỗi lầm, nhưng họ cũng biết có điều tốt, muốn tìm được một người, là người ác, không tìm được điều tốt nào, chư vị cũng không tìm được. Họ đều có điều tốt: Chỉ là thiện nhiều ác ít, hay ác nhiều thiện ít, có sự khác biệt. Trong tâm niệm của mỗi người, thiện ác lẫn lộn, chọn lấy điều thiện không chọn lấy điều ác của họ, vậy thì có thể khen ngợi được. Khen ngợi lẫn nhau thì tốt, gia hòa vạn sự hưng. Quý vị xem phần trước lễ kính là chư Phật, tại sao lại đổi thành Như Lai? Vì sao không xưng tán chư Phật? Ý nghĩa này khác nhau, xưng chư Phật là nói từ trên Tướng, nói từ trên Sự; Xưng Như Lai là nói từ trên Đức, nói trên Tánh đức, họ không có đức hạnh thì không thể khen ngợi, nếu họ có đức hạnh thật sự thì phải khen ngợi. Cho nên Như Lai đa phần nói về Tánh, Phật, chư Phật đa phần nói về Tướng, đôi khi có thể dùng thay cho nhau, đôi khi lại không thể dùng thay cho nhau. Trong Thập nguyện không dùng thay cho nhau, tương ưng với Tánh đức thì phải tán thán, không tương ưng với Tánh đức thì không thể tán thán. Tánh đức hiển bày rõ ràng nhất, [là] Thập thiện Nghiệp đạo tương ưng với Tánh đức, nên phải tán thán; Họ tạo mười ác nghiệp, thì không tán thán. Đó là lấy một ví dụ, để mọi người dễ dàng phân biệt được.
Thứ ba, 廣修供養 “Quảng tu Cúng dường” (Rộng tu Cúng dường), cúng dường không phân biệt người thiện hay người ác, phải dùng tâm bình đẳng, đặc biệt phải dùng tâm từ bi: đối với người nghèo cùng khổ nạn, càng phải chăm sóc họ đặc biệt hơn, đi giúp đỡ họ.
懺悔業障 “Sám hối Nghiệp chướng”, mỗi ngày phải nghiêm túc mà xét lại chính mình, đặc biệt là lời dạy của người xưa với chúng ta, 己所不欲,勿施於人 “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không muốn, đừng làm cho người), phải thường xuyên đặt mình trong hoàn cảnh người khác, mới có thể phát hiện sai lầm của chính mình, hãy tìm ra những nghiệp chướng của chính mình. Nghiệp ác là chướng, nghiệp thiện cũng là chướng, nghiệp thiện sẽ dẫn tới tham luyến của chư vị, [nên] cũng là chướng ngại, không thể sanh Tịnh Độ. Nghiệp ác là tội chướng, nghiệp thiện là phước chướng, phước đó cũng chướng ngại chư vị, làm cho chư vị sanh khởi tham luyến với thế gian này, không muốn đi đến Thế giới Cực Lạc. Cho nên tại sao đức Phật dạy chúng ta: lấy khổ làm thầy, là có đạo lý, cuộc sống khổ một chút [cũng] tốt, không muốn sống lâu ở thế gian này, thường luôn muốn đi, đây là điều tốt. Thường luôn có người bức bách chư vị, [nên] muốn đi đến Thế giới Cực Lạc, đây không phải việc xấu.
隨喜功德 “Tùy hỉ Công đức”, nhất định phải biết, người khác làm việc tốt thì chúng ta tùy hỉ, nhất định không được cản trở. Cản trở việc tốt của người khác, thì quả báo là gì? Quả báo là tương lai bản thân chúng ta có việc tốt: thì người khác cũng cản trở chúng ta, oan oan tương báo, không có kết thúc, chư vị bằng lòng không? Huống chi nếu việc tốt này: là lợi ích cho chúng sanh, việc chướng ngại này: [làm cho] lợi ích của chúng sanh không đạt được, trách nhiệm nhân quả này thì chư vị phải chịu trách nhiệm, công đức của việc tốt này của họ càng lớn, thời gian càng dài, [thì] tương lai chư vị sẽ đọa trong địa ngục, tội nghiệp đó sẽ càng sâu, càng nặng, khổ mà chư vị phải chịu là không cách nào tưởng tượng được, thời gian dài cũng không có cách nào tính được. Về tùy hỉ, việc tốt của người khác thì tôi tùy hỉ, chẳng khác nào giống như tôi làm, họ có bao nhiêu công đức lớn, tôi cũng có bấy nhiêu công đức, tại sao mà không làm điều đó! Tại sao muốn đi chướng ngại người khác? Tùy hỉ người khác, người khác tùy hỉ tôi; Chướng ngại người khác, tương lai người khác chướng ngại tôi. Nghiệp nhân quả báo, tơ hào không sai, không thể không biết, không thể không hiểu rõ, không hiểu rõ, tội nghiệp mà tạo tác có khi rất thảm thương.
Thứ 6, 請轉法輪 “Thỉnh chuyển Pháp luân”, mọi người muốn tu phước, phước báu lớn nhất trên thế gian là gì? Phước báu lớn nhất là thỉnh Pháp sư giảng kinh, không có gì lớn hơn điều này. Mừng thọ cho người già, thỉnh Pháp sư giảng Kinh Vô Lượng Thọ là tốt! Đó thực sự gọi là vô lượng thọ. Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở đời, chư vị thấy rất nhiều kinh điển, Quốc vương Đại thần, Cư sĩ Trưởng giả đến thỉnh mời, [đều] biết tu phước. Trong tất cả việc tốt, không có gì tốt hơn việc giảng kinh, Tại sao? Bởi giảng kinh giúp người: phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, âm và dương [đều] có lợi. Có Pháp sư giảng kinh ở nơi này, thính chúng rất đông, thính chúng mắt thường không nhìn thấy thì càng nhiều hơn, đây là rất nhiều đồng học đều có kinh nghiệm này.
Còn thù thắng hơn nữa, chính là 請佛住世 “Thỉnh Phật Trụ thế”. Đây là gì? Xây dựng Đạo tràng, thỉnh Pháp sư thường trụ ở nơi này, không chỉ thường trụ giảng kinh, còn thường trụ ở nơi đó để bồi dưỡng nhân tài, công đức này thật lớn. Điều này phải dựa vào những người nào đến làm? Dựa vào người tu hạnh Phổ Hiền, cũng chính là Bồ-tát Phổ Hiền. Tu hạnh Phổ Hiền thì gọi là Bồ-tát Phổ Hiền, chúng ta tu hạnh Phổ Hiền, Bồ-tát Phổ Hiền sơ phát tâm. Sau khi chứng quả [là] Vị tiền Bồ-tát, Vị trung là Đẳng giác Bồ-tát, Vị hậu là sau khi thành Phật, lại hiện thân của Bồ-tát Phổ Hiền, tu hạnh Phổ Hiền, đó là Vị hậu [Phổ Hiền]. Phần trước chúng ta đã giảng qua, có Vị tiền, Vị trung, và Vị hậu. Xây dựng chùa chiền, chùa chiền không có người giảng kinh, đó không phải Đạo tràng Phật giáo chân chánh, Đạo tràng của Phật giáo là giảng kinh dạy học.
Năm xưa khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật ở đời, cả đời chưa từng xây dựng Đạo tràng, người khác muốn cúng dường [nhưng Ngài] không tiếp nhận. [Ngài] ưa thích, mỗi đêm ở dưới một cây, giữa ngày ăn một bữa, đi vân du khắp mọi nơi, chỗ ở không cố định. Chúng ta xem thấy hạnh nghị một đời của đức Thế Tôn, không có vướng bận, có Đạo tràng thì có vướng bận, có vướng bận là pháp thế gian không phải Phật pháp, Phật pháp không có vướng bận. Tôi giúp mọi người xây dựng Đạo tràng, tôi không sống ở Đạo tràng, nếu sau khi tôi vào ở, thì bị vướng víu những điều đó, phiền phức lại đến rồi. Đến làm khách thì được, bất cứ mọi việc người hay vật gì ở Đạo tràng, [cũng] không nghe không hỏi. Đạo tràng ở Trung Hoa có Trụ trì, Trụ trì đến từ đâu? Do bầu ra, chế độ Trung Hoa thời Cổ đại, nhiệm kỳ đảm nhiệm công tác của tất cả Tự viện là một năm, mồng 1 tháng giêng âm lịch nhậm chức, ngày 30 tháng chạp là đổi ca. Làm pháp Yết-ma, thông qua bạch tứ, [để] bầu ra nhiệm kỳ sau, cách làm như vậy, dân chủ. Cho nên Phật giáo là Dân chủ, là Cộng sản, tài sản không thuộc về bất kì ai, mà thuộc về Thường trụ, đại chúng Thường trụ thì ai cũng có phần. Trên Kinh Địa Tạng, trộm vật Thường trụ thì Phật không cứu được. Tạo Ngũ nghịch Thập ác thì đức Phật cũng còn cách cứu chư vị, trộm vật Thường trụ thì Phật không cứu được. Vì sao? Bởi Thường trụ là mười phương Thường trụ, thông với tất cả cõi nước chư Phật, cách này phiền phức rồi. Hiện nay không có người học những điều Giới luật này nữa, không có người học thì không biết. Nhưng nếu chư vị tạo rồi, [thì] sau khi chết, ở Địa ngục, ở cõi Ngạ quỷ chịu hình phạt, thì chư vị sẽ biết thôi, không thể nói tôi không biết, không biết thì không có tội, không biết cũng có tội, biết thì tội càng nặng hơn, không biết thì tội nhẹ một chút, không thể nói không có tội. Nhân quả báo ứng, tơ hào không sai, không thể không biết.
Muốn hưng khởi Phật pháp, nhất định phải học Giới luật. Tôi giúp Sri Lanka: xây dựng một Đại học Phật giáo, có người đề xuất muốn tôi làm Hiệu trưởng, tôi nhất định không làm. Tôi ở đó nhiều nhất: đảm nhận chức Giáo thọ, mở ra Kinh Vô Lượng Thọ, tôi chuyên dạy Kinh Vô Lượng Thọ. Nhưng tôi đề xuất với trường, học sinh nhập học phải học giới 5 năm, không có 5 năm học giới thì không được để cho họ bước vào. Giới luật Tiểu thừa hai năm, Giới luật Đại thừa là ba năm. Vì vậy trước trường Đại học này là Học viện Giới luật, chắc chắn là Học viện Giới luật: sau 5 năm tốt nghiệp ra trường, chư vị muốn xuất gia, hoặc là tại gia đều được, chuyên về một môn, tương lai hoằng pháp lợi sanh, [là] việc tốt. Tuổi tác tôi lớn rồi, không thể để ý được mọi việc nữa, 88 tuổi, điều quan trọng là vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc. Sự việc thế gian không phải là việc của tôi, tôi nhất định không tham gia, đến đâu đều giống nhau, công việc Đạo tràng đều giao hết rồi. Đây là thỉnh Phật trụ thế.
Mười nguyện, từ Lễ kính đến Thỉnh Phật Trụ thế, 7 điều là nguyện chân chính, đó là nguyện chân thật của ngài Phổ Hiền. Ba nguyện phía sau là hồi hướng, 「常隨佛學」Thường tùy Phật học: là hồi hướng Bồ-đề”, 恆順眾生 “Hằng thuận Chúng sanh”: là hồi hướng chúng sanh khắp pháp giới hư không giới. Phần sau普皆迴向 “Phổ giai Hồi hướng”, đây là hồi hướng Thật tế, chính là hồi hướng Tự Tánh, đại hồi hướng được cầu nguyện trong Phật pháp: chính là ba điều này. Điều cuối cùng là tâm lượng lớn, tại sao vậy? Bởi khắp pháp giới hư không giới: đều là do Tự Tánh hiện ra, do Tự Tánh biến ra, đây là điều mà chúng ta không thể không biết. Vì sao tâm lượng của chúng ta: không thể mở rộng, không thể bao dung, không thể hiểu được chân tướng sự thật,
Phât giáo Đại thừa thường nói, tất cả pháp đến từ đâu? Từ tâm tưởng sanh. Đại sư Lục tổ Huệ Năng nói rất rõ ràng, đơn giản nhất, vắn tắt nhất, toàn bộ vũ trụ đến từ đâu? Tất cả hiện tượng đến từ đâu? Một câu nói cuối cùng khi ngài khai ngộ, 何期自性,能生萬法 “hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp” (nào ngờ Tự Tánh: có thể sanh ra vạn pháp), toàn bộ Pháp giới là do Tự Tánh biến hiện ra. Tự Tánh là Chân Tâm, Chân Tâm của ai? Chân Tâm của chính mình, cho nên trong kinh thường nói: tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, tâm là thể của tất cả các pháp, tất cả pháp có mối liên hệ gì với ta? Là đồng một thể, thân thiết biết bao, tất cả pháp đồng một thể với ta, chúng ta không thể không biết. Phật pháp trước khi chưa truyền đến Trung Hoa, ngài Trang tử có một câu nói: 天地與我同根,萬物與我一體 “Thiên địa dữ ngã đồng căn, vạn vật dữ ngã nhất thể” (Trời đất cùng chung một gốc với ta, vạn vật cùng chung một thể với ta), Trang tử là người như thế nào? Ít nhất là Pháp thân Bồ-tát, Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, nếu không thì không thể nói ra được hai câu nói này, có thể nói ra được hai câu này, [phải là] Pháp thân Bồ-tát.
Đức Tuân Phổ Hiền, phẩm kinh văn này, với nội dung vô cùng phong phú, chủ yếu là Bồ-tát tại gia. Công đức của Bồ-tát tại gia còn thù thắng hơn Bồ-tát xuất gia, Bồ-tát xuất gia, các ngài rời khỏi thế tục, Bồ-tát tại gia hoàn toàn cùng hòa quang đồng trần với người thế tục, độ chúng sanh thuận tiện, độ chúng sanh không có bị cơ hiềm, mà dễ dàng. Tốt rồi, thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học đến đây thôi.
(Hết tập 73)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Mi Đà Phật.
#HoathuongTinhKhong #tinhdodaikinhkhoachu2014