Responsive Menu
Add more content here...

Luận Câu Xá – Phẩm 1 – Buổi 2

Nam Mô A Mi Đà Phật!

Kính chuyển đến chư vị hữu duyên phần ghi chép tóm lược lại bài giảng A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (A Tỳ Đàm – Vi Diệu Pháp – Duy Thức Pháp Tướng) – Tạo Luận: Tôn giả Thế Thân – Dịch và Chú Thích: Tam tạng Pháp sư Huyền Trang – Bài 2: Phẩm 1 – Phân Biệt Giới – Buổi 2.

Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang

Giảng ngày: 12.06.2024

Phát trực tiếp trên Kênh YouTube Thích Thiện Trang

LCX002- A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (Vi Diệu Pháp) – Phẩm Thứ 1 – Buổi 2|| Thích Thiện Trang

mạng xã hội Facebook, Fanpage Thích Thiện Trang:

https://www.facebook.com/suthaythichthientrang

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô A Mi Đà Phật!

Kính chào toàn thể quý vị đồng tu! Hôm nay là buổi thứ 2 của thời pháp tựa đề là A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận. Buổi trước chúng ta đã mở màn giới thiệu sơ lược về tạng A Tỳ Đàm. Tức là một tạng Phật giáo chuyên nhất về giáo pháp giải thoát. Chúng ta học điều này thì được rất nhiều lợi ích, bởi vì mình hiểu được rất nhiều khía cạnh về Phật pháp, trong đó gọi là tu chứng, cách tu như thế nào. Ngoài ra chúng ta cũng phải hiểu được về tâm lý của mình, bởi vì Duy Thức hay A Tỳ Đàm này cũng là một môn Khoa học về tâm lý. Giúp chúng ta hiểu rõ được những suy tư, tư duy mọi trạng thái gọi là tâm, trong ngôn ngữ của Duy Thức gọi là tâm Sở.

Ở trong ngôn ngữ A Tỳ Đàm này gọi là tâm Sở. Một hành động nào đó muốn kết thành nghiệp phải có cái Tâm sở nào đi kèm và cái nghiệp đó là nghiệp gì. Nghiệp thiện hay ác, nghiệp đó cho quả gì, hoàn toàn phụ thuộc vào Tâm sở của mình. Ví dụ như một nghiệp mình kết, có thiện có ác, quý vị biết thật ra trong luân hồi là do Tâm sở Tư. Quý vị học Duy thức học, vị dụ như Bách Pháp Minh Môn Luận có năm Tâm sở biến hành là Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư, thì Tâm sở Tư đó chính là cái để mà quyết định nghiệp. Cái đó gọi là Tư có nghĩa là có chủ định, mình làm việc gì thì mình có chủ định như thế nào, từ đó nó sẽ đưa ra kết quả.

Vừa rồi Thiện Trang nói trong các món Tâm sở thì có một Tâm sở đó là Tâm sở Tư, mình nói theo ngôn ngữ bây giờ là làm việc gì mình cũng có chủ đích, chủ định thì mới kết thành nghiệp. Nếu mình làm việc mà không có chủ đích thì cái Tâm sở đó không có, khi đó không kết thành nghiệp thiện hay ác. Cho nên khi mình học bộ môn này, quý vị sẽ hiểu được mình phải tu như thế nào.

Đầu tiên chúng ta nói một chút là Phật pháp điều rất tuyệt vời, rất may mắn, bởi vì nếu như mình không có duyên được học Phật pháp thì đó là điều đáng tiếc rất lớn. Chúng ta nhớ câu chuyện của ông tiên Asita (A-Tư-Đà) Thiện Trang cũng đã kể nhiều lần nhưng mà nay xin kể thêm chút nữa, mỗi lần kể thì chi tiết thêm. Ông tiên Asita (A-Tư-Đà) là một vị tu theo giáo phái ngoại đạo, khi Thái tử đản sanh, vừa sanh ra đời, ông đã lặn lội từ núi Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya) đến để coi tướng. Khi đó ông có ba tiếng khóc và ba tiếng cười. Ông được vua Tịnh Phạn thỉnh đến để coi tướng đứa trẻ này. Ông nói ông khóc ba tiếng bởi vì ông buồn cho thân ông là khi mà đứa bé này lớn lên sẽ thành Phật, thành một bậc Giác ngộ. Khi đó ông không có cơ duyên để nghe giáo pháp giải thoát đấy. Và ông cũng có ba điều cười là tại vì ông mừng cho nhân loại là có một bậc vĩ nhân ra đời. Tức là một đấng giác ngộ ra đời mà có thể soi chiếu giúp chúng sanh ra khỏi con đường tối tăm, nói cách khác chính là ra khỏi sanh tử Luân hồi.

Câu chuyện đó thì ai cũng biết rồi nhưng quý vị biết sau này ông tiên A-Tư-Đà đi về đâu, sanh về đâu? Thiện Trang cũng rất thắc mắc Thiện Trang cũng cố gắng coi, tìm hiểu ông tiên A-Tư-Đà sau đời đó sanh về đâu. Quý vị biết là sau tiên đoán đó, bảy ngày sau [ông] tiên A-Tư-Đà đã qua đời sanh vào trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Tức là ông là bậc đắc Tứ thiền Bát định và đức Phật cũng thọ ký cho rằng: Sau khi ông hết thọ mạng ở trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, đến lúc phước và định lực ở trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ hết, thì cuối cùng quay một hồi ông trở về thành một con giòi. Quý vị nghe cho kĩ, trở thành một con giòi. Như vậy cho dù tu đến Tứ thiền Bát định cuối cùng cũng trở thành một con giòi, có nghĩa gì đâu, cho nên đường sanh tử luân hồi rất đáng sợ.

Chúng ta là những người học pháp chúng ta gặp được giáo pháp của Như Lai, chúng ta rất may mắn vì mình không tu giỏi như ông tiên A-Tư-Đà. Có lần Thiện Trang cũng nói ông Úc Đầu Lâm Phất, ông Ka-La-Ma ba vị đó đều tu tới Tứ thiền Bát định nhưng rồi cũng không giải quyết được gì. Những người đó tu như vậy ngon quá rồi đúng không quý vị? Còn mình thời nay tu chưa tới đâu nhưng mà mình may mắn được gặp giáo pháp của Như Lai, đấy là một điều may mắn và càng may mắn hơn khi chúng ta được học bộ Luận Câu Xá này. Tức là chúng ta học về Tạng A Tỳ Đàm.

Khi Thiện Trang chia sẻ thì sẽ cố gắng chia sẻ cho quý vị ngoài phần của Luận Câu Xá này, Thiên Trang sẽ chia sẻ thêm phần A Tỳ Đàm của Nam truyền. Tức là sẽ lồng ghép vào để chúng ta có thể học một bên mà được cả hai bên. Mình học được những điều tinh hoa nhất có thể thì chúng ta mới được lợi ích lớn. Nếu như chúng ta học một bên thì nhiều khi chán quá, phần đầu này mới giới thiệu, mới vào chưa hấp dẫn, có thể chưa vào sâu nội dung nên Thiện Trang tranh thủ chia sẻ một số phần trọng tâm, một số tâm đắc về Tạng A Tỳ Đàm của Nam truyền và Bắc truyền.

Hôm nay trước khi vào bài Thiện Trang vào phần gọi là tầm quan trọng của Tâm khi mà học Pháp. Thiện Trang trích từ Kinh Tăng Chi Bộ của Nikaya, chương Năm Pháp, phẩm Diệu Pháp của Tăng Chi Bộ Kinh tập II do HT. Thích Minh Châu dịch.

Năm Nguyên Do Khiến Người Nghe Pháp Không được Lợi Ích

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp. Thế nào là năm?

Tức là ở đây nếu mà người có năm yếu tố này sẽ nghe pháp, giữ pháp. Mặc dù nghe Diệu pháp nhưng mà không có nhập vào được quyết định tánh, chánh tánh. Tức là mình không được lợi ích.

1. Khinh lời thuyết giảng

2. Khinh người thuyết giảng

3. Khinh tự mình

#Khinh tự mình tức là khinh chính mình. Ở đây là ngôn ngữ của Hòa thượng Minh Châu nên Thiện Trang không dám sửa, vì đây là bản dịch từ tiếng Pali chứ không phải chữ Hán. Nếu chữ Hán là Thiện Trang sẽ dịch lại. Nhưng do là bản của Hòa thượng Minh Châu, tiếng Pali Thiện Trang không biết tiếng Pali cho nên mình không dám đụng tới, kinh chữ sao mình để vậy thôi. Nếu như là bản Hán tạng thì Thiện Trang sẽ coi, rà lại, dịch lại cho rõ ràng hơn chẳng hạn. Ở đây khinh tự mình chắc quý vị cũng hiểu là khinh chính mình.

4. Nghe Pháp với tâm tán loạn

5. Không nhất tâm và không như lý tác ý.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.

Như vậy quý vị muốn nghe pháp có lợi ích thì quý vị phải tránh năm điều này, tức là không được khinh lời thuyết giảng, là nội dung thuyết giảng. Thứ hai là mình không được khinh người thuyết giảng. Thứ ba không được khinh chính mình. Thứ tư mình không nghe pháp với tâm tán loạn và ngược lại là mình không nhất tâm, không như lý tác ý, như vậy là mình không tập trung. Như lý tác ý này thì nội dung này cao siêu hơn.

Ngược lại, năm nguyên do khiến người nghe pháp được nhiều lợi ích. Thực ra là ngược lại của năm điều trên thôi.

Năm Nguyên Do Khiến Người Nghe Pháp Được Nhiều Lợi Ích

(Trích từ Tập II – Kinh Tăng Chi Bộ, chương Năm Pháp, phẩm Diệu Pháp, HT. Thích Minh Châu dịch)

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp. Thế nào là năm?

1. Không khinh lời thuyết giảng

2. Không khinh người thuyết giảng

3. Không khinh tự mình

4. Nghe pháp với tâm không tán loạn

5. Nhứt tâm và như lý tác ý.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.

Như vậy đó là chúng ta phải có nền tảng căn bản, tại vì thời nay có nhiều người nghe nhưng thường có tâm xoi, tức là lời kinh nói vậy mình không thích, thấy ngược với mình, mình đã không thích rồi. Hoặc là mình không thích người giảng, thì dù nội dung có hay, nhưng mình ghét, mình khinh thường thì cũng không có được lợi ích. Hoặc là mình tự khinh thường chính mình, mình nghĩ là mình dở quá cho nên mình nghe không được gì. Rồi nghe pháp mà tâm mình tán loạn thì như vậy không được lợi ích. Rồi mình không có nhất tâm, không có chú ý như lý tác ý. Tức là đúng như sự thật mà tác ý mình lại có “tâm duyên”, như trong Kinh Đại Thừa Khởi Tín Luận nói, mình nghĩ lung tung, lang tang v.v… thì như vậy không được lợi ích. Đây là Thiện Trang xin giới thiệu sơ như vậy, còn bây giờ vào phần nội dung.

Trước khi đi vào phần nội dung Thiện Trang muốn giới thiệu tiếp thêm về lợi ích khi chúng ta học bộ này sẽ được những gì. Bởi vì chắc quý vị cũng quên mất rồi, bữa trước Thiện Trang có chia sẻ sơ sơ. Hôm nay giới thiệu thêm bởi vì còn nhiều điều nữa.

Ví dụ khi chúng ta học ở trong đây thì bình thường chúng ta nói là điều gì đó do nhân gì, duyên gì, sanh ra thì mình gọi là duyên sinh. Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này có thì cái kia có, cái này mất thì cái kia mất. Đó là mình nói theo ngôn ngữ của kinh điển bình thường, nhưng vào Tạng A Tỳ Đàm này thì không hẳn như vậy. Tức là duyên sanh và duyên hệ ở đây được chia chẻ kỹ lưỡng hơn. Phần duyên sinh thì không nói nhưng phần duyên hệ thì sơ sơ là có 24 duyên hệ và nếu mở rộng ra là 52 duyên hệ được chia ra.

Ví dụ có một điều được gọi là Tiền sanh duyên. Thế nào gọi là Tiền sanh duyên? Tiền sanh duyên là cái này có trước để giúp cho cái sau. Ví dụ như Mẹ của quý vị có mặt trước trên đời này để giúp cho quý vị ra đời, cha mẹ là hai người đã có trước ở trên cuộc đời này để giúp cho chính chúng ta ra đời, thì như vậy cha mẹ trở thành Tiền sanh duyên. Quý vị hiểu không? Đó là chia cái duyên rõ ra, Tiền sanh duyên; #tiền là trước, chứ tiền không phải là tiền bạc.

Như vậy có những sự việc ở đời, những vật v.v… những cái gì đó nó chỉ là cái trước nó tác động cho cái sau gọi là Tiền sanh duyên. Cái này mình nghe nó thuận rồi, quen rồi. Nhưng có một cái ngược lại, có tiền thì phải có hậu gọi là Hậu sanh duyên. Thế nào là Hậu sanh duyên? Hậu sanh duyên là cái đằng sau, nó chưa có, nó có sau nhưng nó lại giúp cho cái trước. Quý vị thấy có ngược đời không? Mình học rồi mình thắc mắc sao lạ vậy thầy, tại sao cái sau nó chưa có mà nó lại giúp cho cái trước. Đây là một điều cực kỳ lạ.

Ví dụ căn nhà của quý vị nó chưa có, nhưng mà nhờ quý vị định hình trong đầu là tôi sẽ cất ngôi nhà ở trên vùng đất đó, cho nên mình sẽ bắt đầu lo đi mua miếng đất đó, mua đồ, dọn dẹp khu đất, làm bằng khu đất v.v… Như vậy vì có mặt của ngôi nhà mà miếng đất đó mình mới mua, mình mới làm lụng, sửa sang v.v… Như vậy mặc dù ngôi nhà  chưa có nhưng nó đã giúp cho miếng đất đó rồi, đã thay đổi hình dáng, thay đổi mọi thứ, nên ngôi nhà gọi là Hậu sanh duyên. Quý vị hiểu không? Cái đó là chia chẻ ra chứ mình học bên các kinh điển bình thường thì không có những chi tiết này. Nhưng vào phần A Tỳ Đàm này là chia chẻ như vậy, và tất nhiên có Tiền sanh duyên thì có Hậu sanh duyên, còn hai cái cùng có mặt một lúc để giúp nhau gọi là Câu sanh duyên; #Câu sanh là cùng nhau sanh. Ví dụ hai vợ chồng cưới nhau thì hai người chắc chắn phải có mặt cùng một lúc vì hai người làm đám cưới mà, như vậy hai người có cùng một lúc để giúp cho nhau đó gọi là Câu sanh duyên.

Chính vì vậy mình học sơ sơ là có 24 loại duyên như vậy, còn học rộng thì có 52 duyên. Từ đó mình sẽ hiểu được cái này có nhân gì, duyên gì v.v…. Chứ mình học bình thường các Kinh điển không có nói sâu như vậy. Cho nên Thiện Trang mới nói đây là giáo pháp mà theo chiều thẳng đứng và đây là giáo pháp rốt ráo, chuyên về giải thoát. Tại vì mình phải hiểu những chi tiết như vậy, thì mình sống ở đời, đầu tiên là đối với tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời, mình sẽ dễ dàng đón nhận hơn. Mình dễ dàng hiểu tại vì mình hiểu bản chất của nó thì mình đón nhận dễ hơn. Đó là một cách thay đổi quan niệm giúp bớt phiền não.

Quý vị biết không tất cả những phiền não của chúng ta, thực ra là do mình không hiểu bản chất của cuộc đời, mình không hiểu tất cả những gì đang xảy ra với mình là duyên gì. Chứ nếu mình hiểu rất rõ như vậy thì mình dễ dàng chấp nhận hơn. Không phải hồi xưa mình cứ nói là do nghiệp, không phải nghiệp không, nó có nhiều yếu tố trong đấy. Thứ hai là do mình hiểu như vậy, nên mình có trách nhiệm lớn hơn đối với cuộc đời này. Nhất cử nhất động của mình, mình làm bất cứ một việc gì cũng nghĩ rằng, việc này có hậu quả như thế nào, có tác động như thế nào đối với mọi người, đối với xung quanh, đối với chính mình.

Có nhiều điều không phải đơn giản đâu, nhiều cái nhỏ mà tác động lớn. Cho nên ngôn ngữ trong A Tỳ Đàm nói, không có cái nào lớn thực sự, cũng không có cái nào nhỏ thực sự. Tức là lớn cũng không có cái nào lớn mà nhỏ cũng không có cái nào nhỏ. Nó kỳ lạ như vậy. Như vậy vừa rồi Thiện Trang đang nói ở điểm là có những việc làm ở trong A Tỳ Đàm này không có cái nào nhỏ, cũng không có cái nào lớn. Tức là mọi việc ở đời có những cái mình tưởng là nhỏ nhưng nó không nhỏ, có những cái nó lớn mà không phải là lớn. Tại vì những cái nhỏ nhất nó vẫn tác động đến những cái lớn nhất và những cái lớn nhất cũng phụ thuộc vào những cái nhỏ. Những ngôn ngữ này nếu chúng ta nói theo lý Hoa Nghiêm gọi là không có to, không có nhỏ, gọi là đại tiểu tương dung.

Thiện Trang lấy một ví dụ để quý vị hiểu về duyên là như thế nào, gọi là một hòn đá nhỏ bên đường làm thay đổi biết bao nhiêu cuộc đời, thậm chí thay đổi cả Thế giới. Bây giờ chúng ta thấy một hòn (viên) đá rất nhỏ bên đường, mình tưởng là không có chuyện gì, nếu nó nằm đó thì không có chuyện gì hết. Nhưng một ngày nọ, có đứa trẻ con đi qua, vui vui nó đá hòn đá đó ra ngoài đường và vô tình một chiếc xe ô tô chạy qua cán vào hòn đá đó. Hoặc là mình nói đơn giản, ở Việt Nam mình có một chiếc xe máy cán vào hòn đá đó dẫn đến lủng bánh. Xe máy đó đảo đảo và định ngã xuống thì lúc đó có một chiếc xe khách chạy ngược chiều, họ phải cố gắng né chiếc xe máy bị té đó, từ đó nó tông vào một chiếc xe khác đi ngược chiều. Như vậy chỉ một sự cố nhỏ thôi mà nó dẫn đến một sự cố lớn. Và xui thêm là ở trên chiếc xe bị tai nạn có nhiều người chết, trong đó có một nhà Bác học, giả sử nhà Bác học đang nghiên cứu một công trình bảo vệ môi trường cho toàn Thế giới, và nhà Bác học đó đang nắm bao nhiêu chi tiết quan trọng của công trình Khoa học đó mà qua đời mất. Từ đó công trình nghiên cứu bảo vệ môi trường Thế giới về đề tài đó bị dừng lại. Như vậy chỉ một chuyện nhỏ nhưng nó ảnh hưởng đến toàn Thế giới. Nên không phải là không có và bất cứ việc gì ở đời nó cũng là như vậy. Nhiều khi chỉ một con ốc vít nhỏ nhỏ mà nó rớt ra khỏi chiếc máy bay thôi là gây ra cả một tai nạn. Tức là một cái gì đó nhỏ nhất nó cũng có ảnh hưởng rất lớn.

Nên cái duyên của Phật pháp được giải thích một cách rất tuyệt đối, rất tuyệt vời, không thiếu một thứ nào. Mình học như vậy mình mới hiểu là mình tu như thế nào. Có nhiều người nói, thì cứ tu thôi nhưng tu như thế nào? Đó là nói về cái duyên.

Thiện Trang nói thêm về thế nào là Tâm sở. Chúng ta ai cũng muốn tu, ai cũng muốn lên cảnh giới cao, mình muốn đắc các Thiền, đắc quả vị cho đến giải thoát thì chúng ta tu như thế nào? Ở trong bộ Luận Câu Xá này thì có 46 Tâm sở thôi, còn trong các Duy thức Đại thừa thì quý vị biết là có 51 món Tâm sở, còn bên Nam truyền thì Vi Diệu Pháp có 52 món Tâm sở. Ví dụ như chúng ta có tâm tham, thực ra Tâm sở gồm Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư thì tham tương ưng với bao nhiêu Tâm sở v.v…

Một người tu hành, theo nguyên tắc tu hành thì người nào tâm càng nhiều Tâm sở thì càng phức tạp, người đó tu tốt hay không tốt? Quý vị biết không? Người mà càng nhiều Tâm sở, tức là họ dễ sân, dễ si, buồn vui càng nhiều, càng nhiều Tâm sở thì cảnh giới họ càng chìm xuống dưới. Còn những bậc tu đắc Thiền, tức là từ Sơ thiền trở lên, đắc quả vị Thánh v.v… thì Tâm sở họ ít lại. Có nghĩa quý vị càng nhiều Tâm sở bao nhiêu thì quý vị càng chìm xuống dưới.

Mình học, mình biết ngay ai tu thành được hay không. Người mà dễ nóng, dễ giận, dễ buồn, dễ vui, v.v… Đó là tâm người ta có nhiều Tâm sở quá, như vậy họ chỉ chìm xuống dưới thôi. Ở cõi Dục giới mới nhiều Tâm sở, quý vị đắc Sơ thiền trở lên là bắt đầu ít Tâm sở. Cho nên cái đấy là cái mình phải tu về tâm lý. Chứ không phải mình nói tu, rồi tu, nhiều người nói tôi tu, rồi tu Bát-nhã giai không, v.v… tất cả các pháp đều “không” nói cho đã nhưng mà họ dễ xúc cảm quá. Ở trong cuộc đời mà dễ xúc cảm, dễ buồn, dễ vui, v.v… Cảnh gì cũng khiến họ có những cảm xúc thì những người đó là tâm họ phức tạp. Và khi tâm họ càng phức tạp, trong Tạng A Tỳ Đàm nói rất rõ, tâm mình càng phức tạp bao nhiêu thì cảnh duyên mình càng rộng. Có nghĩa là mình [có khả năng] đi đầu thai vào nhiều cảnh hơn. Còn nếu như tâm mình bớt phức tạp thì mình ít [khả năng] đi đầu thai vào nhiều cảnh hơn. Có nghĩa quý vị tâm tùm lum, đi đầu thai vào loài rắn rết, bò cạp con gì cũng chui vào được hết. Còn nếu tâm mình thu gọn lại, Tâm sở mình ít thì cảnh giới mình để đi đầu thai đời sau ít lại, thu gọn lại, vì gọn cho nên ít đọa lạc hơn. Đó mình tu là phải tu từ chi tiết đó.

Chứ quý vị cứ nghĩ mình tu suốt ngày vô, con niệm Phật, con Thiền định, v.v… khí thế lắm, nhưng gặp cảnh, cảnh này đẹp quá, bữa nay buồn quá, trời sao mưa buồn quá, v.v… Những xúc cảm như vậy là đọa lạc hết. Tại vì những trạng thái tâm lý đó, quý vị toàn đọa ở dưới không. Người bắt đầu lên Sơ thiền trở lên là họ không có tâm, trạng thái như thế. Nên muốn biết tu, ai biết tu, người ta như thế nào, mình coi, coi như vậy tự nhiên mình rõ ràng từng thứ, tự nhiên mình biết để mình tu. Chứ còn mình suốt ngày nói tu nhưng mà tu chỗ nào? Đó là tu từ những món Tâm sở. Một câu nói nổi tiếng, trong Chứng Đạo Ca nói là: “đại tượng bất du ư thố kính” (con voi lớn không đi đường thỏ được), tại vì đâu chui vô được chỗ con thỏ.

Cho nên người có tâm lượng lớn, Tâm sở ít đi thì tự nhiên cảnh mà họ đi vào ít. Quý vị nghĩ cái lỗ với con mèo, có một câu chuyện hài, ông nhà Khoa học nào đó có câu chuyện nổi tiếng đó quý vị. Ông xây nhà để hai lỗ cho hai con chui, một con chó với một con mèo. Mặc dù ông là nhà Khoa học, nhà Bác học mà ông lại để vậy. Người ta nói ông để lỗ cho con chó là con mèo chui được rồi chứ cần gì đâu. Tại vì lỗ to con nhỏ cũng chui được mà, nhưng lỗ nhỏ con chó không chui được. Có nghĩa là cảnh giới tâm của mình càng nhiều Tâm sở thì mình chui đủ các đường hết. Tại vì mình nhỏ mà, giống như chuột nhắt chui chỗ nào cũng được hết.

Còn nếu tâm quý vị bao dung độ lượng rộng rãi, tức là mình ít những tham sân si, v.v…sau này mình học những món Tâm sở đó ít lại thì tự nhiên mình đi cảnh giới cao. Và bậc thánh thì càng ít. Hôm bữa Thiện Trang chia sẻ quý vị thấy Thiện Trang trích ở trong bộ giảng Tại Gia Lục Yếu Quảng Tập đó. Quý vị thấy lên các cảnh giới trên là bắt đầu những thứ mình gọi là giác quan, ngay cả giác quan tức là Sáu thức đó. Ví dụ như mình có sáu giác quan: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý (là Ý thức thứ Sáu) thì khi lên cảnh giới trên, Sơ thiền trở lên là bớt rồi.

Ví dụ mình có sáu giác quan: mắt thì thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân có xúc giác, ý nghĩ tới pháp. Lên cảnh giới Sơ thiền trở lên là bỏ được bớt rồi, bỏ được Xúc, bỏ được Mũi, bỏ được Vị. Từ sáu còn ba, tức là tâm đã bớt phức tạp rồi. Còn nếu quý vị lên cảnh Vô Sắc Giới là xài có một thôi. Lên trên cao xài một, là chỉ dùng mỗi thức thôi, cho nên họ không cần dùng nữa. Đó là tâm càng bớt phức tạp bao nhiêu, thì cảnh giới mình càng cao. Quý vị tu là phải tu như vậy, đặc biệt các cô, người nữ hay có xúc cảm lắm. Hồi xưa mình không biết, thấy những người giỏi năng khiếu, thấy tức cảnh sinh tình viết thơ, viết văn rồi cảm xúc ào ào tràn ra. Sau này học A Tỳ Đàm mình mới hiểu ra đó là những người phiền não nhiều, xúc cảm nhiều thì rớt xuống nhiều hơn và thực sự khó tu. Còn người càng đơn giản thì càng dễ tu. Vì đó, nên là các cô có nhiều nạn lắm, nào là lo sắc đẹp, nào là này kia, những cảnh đó hèn chi chui vô cảnh giới thấp hơn. Tức là làm thân nữ chứ không làm thân nam. Đó là do Tâm sở mình chiêu cảm, học Tạng này mình thấy rất rõ.

Còn chứng quả nữa, chứng quả thì đi đầu thai với tâm nào? Bữa sau Thiện Trang sẽ chia sẻ, có ba hạng người mà chỉ có một hạng người có thể chứng quả trong đời, còn hai hạng người thì không. Đó là ba hạng người, một hạng người có thể đắc các tầng thiền Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền và chứng quả trong đời này. Hạng người thứ hai có thể họ học rất giỏi rất tài ba nhưng họ không thể chứng thiền, chứng quả. Còn hạng người thứ ba nghiệp nặng hơn thì khỏi nói, không có chứng thiền, cũng không chứng quả luôn. Đó là ba hạng người lớn, phân chia ra trong đó còn một mớ hạng nữa, sau này học thì chúng ta sẽ biết. Thiện Trang sẽ giới thiệu từ từ. Lần đầu giới thiệu tổng quát như vậy, có ba hạng người như vậy để quý vị biết, sau đó, bữa sau sẽ chia chẻ ra hạng nào được vậy, hạng nào được vậy. Rồi dần mình quen rồi thì chia ra nữa trong hạng đó có những hạng nào, mình muốn đời sau chứng quả mà lỡ rớt vô hạng không chứng quả đời này rồi thì mình xét làm sao mình tu để đời sau chứng quả.

Mình học bộ Tạng Vi Diệu Pháp hay bộ Luận về Duy Thức này thì đến lúc nào đó mình sẽ quán được căn cơ của chính mình, mình là người như thế nào, đến đời này mình tu như thế nào, và cả chúng sanh nữa. Quý vị học mà thông được tạng này không đơn giản đâu. Tạng này bên Thái Lan học bảy năm trời mới hết, chúng ta học lược qua đã, để nắm được phần chi tiết, học dần dần. Thật ra là bảy năm trời đó là người ta chưa biết gì vô học, còn quý vị đa số học Phật pháp nhiều năm rồi, nên những điều ví dụ như Thiện Trang chia sẻ vừa rồi quý vị nghe được hết, nên không mất tới bảy năm đâu. Có thể học 3 năm 5 năm là thông được rồi, hoặc học một hai năm là nắm được căn bản rồi. Bấy nhiêu đó là xài cũng đủ rồi, chỉ cần biết một phần là xài được một phần, biết thêm phần nữa xài thêm phần nữa, rất là tuyệt vời. Bởi vì những thứ này là quyết định, mình tu làm sao, có nhân như thế nào để mình đắc quả, nên mình phải có nhân. Thì những cái đấy là nội dung chúng ta học Thiện Trang giới thiệu.

 Bây giờ chúng ta trở lại với bộ luận này. Thế là thêm hôm nay giới thiệu một phần hôm bữa chưa giới thiệu, đó là mình học về trạng thái tâm lý gọi là Tâm sở, ngoài Tâm vương chúng ta còn học Tâm sở nữa. Và Tâm sở mỗi bộ luận chia ra khác nhau nhưng nhìn chung vẫn không có gì khác. Bây giờ chúng ta vào bài. Hôm bữa Thiện Trang đang giới thiệu bài kệ thứ nhất, đó là:

Chư nhất thiết chủng chư minh diệt

Bạt chúng sanh xuất sanh tử nê

Kính lễ như thị như Lý sư

Đối Pháp Tạng luận ngã đương thuyết

Thiện Trang đã suy nghĩ lại, tại vì có 7 chữ, một bài kệ thì khó dịch quá cho nên Thiện Trang dịch lại thành kệ 5-5 (5 chữ 5 chữ), và dịch thành gấp đôi số chữ lên, bảy chữ Thiện Trang dịch thành mười chữ, thì tự nhiên sẽ suôn, sẽ trình bày được hết nội dung này.

Dịch nghĩa:

Đức Phật là Bậc Thánh

Đã diệt hết Phiền não

Cứu giúp hàng chúng sanh

Ra khỏi bùn sanh tử

Vì kính lễ bậc thầy

Như chân Lý như vậy

Nên con đây sẽ nói

Bộ Luận Đối Pháp Tạng.

Bài kệ Thiện Trang dịch như thế này rõ ràng khỏi cần dịch văn xuôi. Dịch văn vần luôn, dịch kệ luôn nhưng mà mình tăng số câu lên là được hết. Hôm bữa mình đã học sơ sơ chỗ này, bây giờ chúng ta tiếp tục.

論曰:今欲造論,為顯自師,其體尊高,超諸聖眾,故先讚德,方申敬禮。諸言所表,謂佛世尊,此能破闇,故稱冥滅。言一切種諸冥滅者,謂滅諸境一切品冥。以諸無知能覆實義及障真見,故說為冥。唯佛世尊得永對治,於一切境一切種冥,證不生法,故稱為滅。聲聞獨覺雖滅諸冥,以染無知畢竟斷,故非一切種。

Luận viết: Kim dục tạo Luận, vị hiển tự Sư, kỳ thể tôn cao, siêu chư Thánh chúng, cố tiên tán đức, phương thân kính lễ. Chư ngôn sở biểu, vị Phật Thế Tôn, thử năng phá minh, cố xưng minh diệt. Ngôn nhất thiết chủng chư minh diệt giả, vị diệt chư cảnh nhất thiết phẩm minh. Dĩ chư vô tri năng phú Thật nghĩa cập chướng Chân kiến, cố thuyết vi minh. Duy Phật Thế Tôn đắc vĩnh đối trị, ư nhất thiết cảnh nhất thiết chúng minh, chứng bất sanh pháp, cố xưng vi diệt. Thanh văn Độc giác duy diệt chư minh, dĩ nhiễm vô tri tất cánh đoạn, cố phi nhất thiết chủng.

Giải:

#Luận viết: là luận nói.

#Kim dục tạo luận: nay sắp tạo luận.

#vị hiển tự Sư: vì để hiển bày vị thầy của mình (thầy của con), đây ý ngài nói là ngài Thiên Thân.

#kỳ thể tôn cao: tức là thể của bậc thầy đó là đức Phật thì tôn kính và cao quý.

#siêu chư Thánh chúng: là vượt hơn các hàng bậc Thánh.

#cố tiên tán đức: cho nên trước hết là tán thán về đức, đức hạnh, đức năng.

#phương thân kính lễ: chữ #thân này là noi theo, (ở đây mình có thể dịch tại vì ngôn ngữ ngài Huyền Trang hơi khó), rồi mới bắt đầu kính lễ. Tức là trước khi mình kính lễ một người nào đó, mình phải nêu ra đức của người đó trước rồi mình mới kính lễ, chứ kính không không. Giống như mình đi nói với người ta [về] Phật, mình nói “tôi tôn kính với Phật” mà quý vị không có nói ra được rằng Phật có đặc điểm gì. Quý vị muốn cho người ta tiếp nhận thì quý vị phải nói ra đức Phật là bậc như thế nào, tức là nêu ra đức trước rồi sau đó mới kính lễ. Đây cũng vậy, quý vị thấy bài kệ này ngài Thiên Thân (Thế Thân), ngài cũng đưa ra, đức Phật là bậc Thánh, dứt hết phiền não rồi. Rồi ngài cứu giúp chúng sanh ra khỏi bùn lầy sinh tử, vì vậy mình mới kính lễ đúng không. Như vậy đó là ý rất hợp lý, nêu quả trước rồi mới đưa ra. Còn mình cứ nói ngược, mình toàn ép, học Phật theo Phật tốt lắm, thế này thế kia v.v…. Nhưng mình quên mất là làm sao để người ta phải được thuyết phục. Mình phải đưa ra đức Phật có gì tốt trước đã, rồi sau đó mình mới nói người ta nên học Phật.

#Chư ngôn sở biểu, vị Phật Thế Tôn: những lời đó, đều là biểu thị nói về đức Phật Thế Tôn. Đức Phật là bậc tôn quý trong đời nên có hiệu là Thế Tôn. Điều này chúng ta đã học ở các bộ khác.

#thử năng phá minh: đây là có thể phá minh; chữ #thử này là đại từ thay thế, đức Phật có thể phá trừ những sự tối tăm, tức là những phiền não.

#cố xưng minh diệt: nên xưng là minh diệt, tức là phá đi sự tối tăm.

#Ngôn nhất thiết chủng chư minh diệt giả: nói là tất cả các loại tối tăm, diệt đi.

#vị diệt chư cảnh nhất thiết phẩm minh: là diệt đi, diệt trừ tất cả những sự tối tăm của tất cả những cảnh giới. Tức là những phẩm loại tối tăm; chữ #phẩm này có nghĩa là phẩm loại. Ở đây ý nói: chúng sanh tối tăm rất nhiều ở trong đủ các loại đường. Như vậy sự tối tăm và phiền não của chúng sanh ở các đường nhiều lắm, ở trong tất cả cảnh giới thì đức Phật đều giúp cho họ diệt hết. Hay là đức Phật cũng có thể tự diệt, diệt hết tất cả những thứ đó nên đức Phật không rơi vào các đường ác.

#Dĩ chư vô tri năng phú Thật nghĩa cập chướng Chân kiến: bởi vì các loại vô tri, tức là các loại phiền não chúng ta hay nói là vô minh, thì có thể khiến cho ngăn che Thật nghĩa và chướng ngại cái Chân kiến. Mình không hiểu được cái Thật nghĩa tức là chân lý về giải thoát và mình không thấy được lý chân thật, không thấy đời là khổ, đời là vô thường v.v… Đấy là vì do những cái vô tri, tức là những phiền não che lấp. Điều này rất rõ ràng đúng không ạ.

Chúng ta cứ thấy ở trên đời này chúng ta sướng quá, thấy cuộc đời bình thường mà, có gì đâu mà phải tu v.v… Chỉ có những người khổ thì họ mới cố gắng tu, còn không thấy cuộc đời cũng sướng. Nhưng mà biết đâu, đời là vô thường đúng không. Tại vì chẳng có ai sống đời đời cả, ai sanh ra trên cõi đời này rồi cũng sẽ già, rồi sẽ bệnh, rồi sẽ chết, không có ai sống mãi được. Đó là một sự thật. Nhưng tại sao người đời nay không tu, chính chúng ta cũng vậy.

Chúng ta học Phật pháp rồi, nhưng do chúng ta mê, cái vô tri của chúng ta khiến cho che mờ đi, kêu: ‘thôi để già rồi tu, từ từ chứ trẻ tu gì đâu’. Câu nói này theo giáo lý nhà Phật đây là câu nói thể hiện sự vô tri rất lớn, tại sao? Thứ nhất quý vị có đảm bảo là quý vị sống tới già hay không. Đó là một điều không thể, không chắc chắn. Bởi vì không ai biết là mình sống tới bao giờ, đâu biết đâu. Đâu biết ngày nào mình ra đi, cho nên đừng hẹn tới già mới tu, đó là một điều sai. Đó là điều sai thứ nhất.

Điều sai thứ hai là tới già, xin lỗi, càng khó tu. Người trẻ là dễ tu bởi vì trẻ là sửa đổi tập khí phiền não rất dễ, còn người già giống như tre già cứng quá rồi. Tre cứng quá rồi thì sửa khó vô cùng, nó thành nếp rồi. Cho dù có biết mình sai cũng không sửa, không có chấp nhận cái sai của mình, rất là khó. Cho nên câu nói đợi đến già mới tu là một cái sai, đó là điều sai thứ hai.

 Điều thứ ba nữa, già rồi khả năng tiếp thu không đủ, nghe không được, nghe không có nhớ như trẻ. Nghe không được, nghe không hiểu v.v.. đủ các kiểu.

Điều thứ tư là già rồi sức khỏe không đủ để tu. Người trẻ thì khỏe lắm, tu cỡ nào cũng được. Già rồi không có sức khỏe để tu. Nên ít nhất kể ra bốn chi tiết đó mà nói, đợi tới già để tu là một điều quá sai lầm, không có chuyện đó.

Đối với giáo pháp trong sanh tử luân hồi, điều này gọi là đối với giáo pháp của Phật là mình thấy sai bét, câu đó không đúng. Cho nên đó là mình vô tri. Bây giờ hình như truyền thống như Việt Nam hay nói: “Trẻ thì vui đời, già vui chùa”. Rồi cuối cùng già rồi lên chùa ngáp ngáp tu được gì đâu. Đến lúc cuối đời tu được chút [là] kết duyên, không biết đời sau đi về đâu, trong đường sanh tử luân hồi vẫn nguyên, khó lắm quý vị, thật sự khó. Người thì đến lúc đó mới hối hận rằng: sao đến cuối cuộc đời mình mới biết Phật pháp. Thật ra do quý vị lơ thôi, từ trẻ mình không chịu học, mình nghĩ già rồi mới [tu]. Tư tưởng đó che mờ và vì vậy [không] tu.

Chứ nếu tu từ nhỏ, nhỏ mà gặp Phật pháp, tu đàng hoàng, thì cơ hội để đắc quả để thành tựu trong đời này rất lớn. Tại vì mình có nhiều thời gian, nhưng mà có những hạng người không có chủng tánh đó, tức là họ không có chủng tánh Phật pháp nên họ thích những chuyện tào lao hơn. Tức là thích những chuyện ở ngoài đời, chuyện này chuyện kia thì họ thích, còn học Phật pháp, vô nghe chút là ngủ gục, buồn ngủ ngay, nghe không nổi. Đó là chủng tánh Bồ-đề yếu. Học, quý vị biết trong ba hạng người, Thiện Trang xin nói, bây giờ sẵn chia sẻ chút về ba hạng người chứng quả trong đời này, nói luôn cho quý vị nghe.

Tức là một hạng người gọi là đầu thai bằng tâm Tam nhân, thì có khả năng đắc thiền, đắc quả trong đời này. Hạng người thứ hai gọi là hạng người đầu thai với tâm Nhị nhân, thì họ có khả năng học rất giỏi, học có thành tựu giỏi, rồi có đức, có phước báo gì đó v.v… nhưng mà dù có gặp Phật pháp họ học có giỏi chăng nữa, họ có thể làm Pháp sư v.v… mà họ không có chứng quả, không có chứng thiền. Hạng người thứ ba gọi là hạng người đầu thai bằng tâm Vô nhân. Hạng người đó ở trong A Tỳ Đàm chia ra tới 18 hạng, trong đó có những hạng là không khả năng học Phật pháp, có hạng là đọa lạc trong những đường súc sanh v.v… rất khổ, có người ra đời tàn tật v.v… đấy là do tâm Vô nhân.

Vậy thì bây giờ thế nào là Tam nhân, thế nào là Nhị nhân, thế nào là Vô nhân quý vị phải biết đúng không? Trong A Tỳ Đàm chia ra có sáu tâm quyết định trong một việc làm của mình. Đó là tham, sân, si, và vô tham, vô sân, vô si. Quy kết lại là có tham sân si hay không thôi. Tâm tham, sân thì thông thường đi chung với nhau. Ví dụ như quý vị làm một việc gì đó, như bây giờ quý vị vì muốn ăn thịt con gà. Vì người đời muốn ăn thịt gà cho nên người ta bắt con gà để làm thịt. Mình nghĩ rằng họ dùng tâm nào để làm thịt con gà đó. Quý vị nghĩ là tâm gì? Chắc chắn tâm tham rồi, muốn ăn thịt mà. Đấy, nhưng mà trong A Tỳ Đàm nói rõ, quý vị dù tham cỡ nào tham nhưng đến giây phút cuối cùng mà quý vị muốn xuống tay giết con gà đó, thì quý vị phải có tâm sân ở trong đó. [Có] tâm sân đó quý vị mới giết con gà được, chứ tham không quý vị không nỡ giết con gà đó đâu. Nên quý vị có sân trong việc đó, quý vị làm là vừa có tham, vừa có sân, tham sân đi kèm với nhau.

Hoặc là thế này, ví dụ vì tức người nào đó, vì sao quý vị tức? Đố quý vị tại sao quý vị tức? Quý vị tức Thiện Trang: ông thầy Thiện Trang, ông nói câu gì đó tôi tức quá đi v.v…. Tại sao quý vị tức? Tức là có tâm sân rồi đúng không? Nhưng mà đó là thật ra nó kèm tâm lý là quý vị có tham. Sao kỳ vậy? Tại vì quý vị tham danh. Quý vị nghĩ là mình muốn trong sạch, cho nên ông thầy Thiện Trang ông nói một câu gì đó, mình thấy đụng chạm đến cái sự trong sạch của quý vị. Quý vị nghĩ là vô lý quá, cho nên quý vị tức ông thầy Thiện Trang. Đó, quý vị hiểu không? Thực tế mình có cái tham, mong muốn tiếng trong sạch, vì vậy mình mới có tức. Nên tham với sân nó đi chung với nhau. Tham với sân lúc nào cũng đi chung với nhau hết.

Vì vậy khi người ta làm tất cả các việc thiện mà không tham, không sân, làm nhiều việc như vậy trong đời, ví dụ như mình tu hành làm rất nhiều việc tốt, việc thiện thì quý vị gieo [được] nhân gọi là Nhị nhân. Và do nghiệp tích lũy nhiều tâm không tham không sân, tích lũy như vậy khiến cho quý vị đi đầu thai bằng tâm gọi là Nhị nhân. Nhị nhân thì đời sau quý vị được quả báo giàu có, có đủ thứ tiền tài vật chất cho đến học hành đỗ đạt, học làm Pháp sư, v.v… nhưng người đó không đắc quả, không chứng thiền. Có tu Thiền định cũng không chứng Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, không có! Đi đầu thai bằng tâm đó thì không có khả năng chứng quả, đời đó không chứng quả, thôi hẹn đời sau. Trong A Tỳ Đàm này nói rất rõ như vậy.

Rồi hạng người dở hơn là họ làm trong đời tất nhiên vô tham vô sân họ không có, tức là không có tâm Nhị nhân, mà họ tham sân si đầy dẫy luôn, mọi thứ là nghiệp tham sân si nhiều hơn. Cho nên có 18 loại, 18 loại tùy theo mức độ nặng nhẹ, họ tích lũy nghiệp như vậy nên đi đầu thai, đời sau họ ra đời có thể là nghèo khổ, có thể là bệnh tật đau ốm, có thể đọa Súc sanh, Ngạ quỷ, đọa đủ các [đường] hoặc làm người tàn tật câm ngọng, v.v… đủ các kiểu. Thì hạng người đó vì họ cũng không có tâm Tam nhân, họ chỉ là Vô nhân, tức là họ không có được hai tâm vô tham và vô sân.

Tức là người Nhị nhân là người có hai tâm vô tham và vô sân thì họ mới thành tựu. Quý vị thấy trong đời này nhiều người có chút thành tựu, quý vị hiểu ít nhất là hạng hai, hạng hai tức là đi đầu thai với tâm Nhị nhân rồi. Còn những người họ thiếu phước báo nghèo khổ, v.v… là do họ đầu thai với tâm Vô nhân.

Tại vì sao? Đời trước mình gây nghiệp, mình không có được tâm vô tham vô sân, tức là mình có tham có sân. Nên vì vậy chiêu cảm mình đi con đường đó thôi, chẳng trách ai được. Nên đừng nói tại sao đời tôi khổ, v.v… thế này thế kia, là quý vị rơi vào 18 hạng người của tâm Vô nhân. Còn mình khá khá hơn mình có thể đi lên đi lên vào hạng hai, nhưng tất nhiên đây nói chia chẻ chưa có quá chi tiết, có khi mình không hẳn mình rớt vào đó, nhiều khi mình khó khăn nhưng cuối cùng đắc quả A-la-hán v.v… Đó là vì thực tế mình vẫn có tâm ở hạng trên, do phước của mình kém thôi.

Bây giờ tâm hạng trên là tâm Tam nhân mới quan trọng, tâm Tam nhân là người đó ngoài học hành giỏi ra, v.v… và họ có thể tu họ chứng thiền, chứng quả. Tam nhân là gì? Là khi họ tu ở đời trước tích lũy những đời trước, v.v… thế nào, khiến cho nghiệp của họ là không tham, không sân và không si. Tức là thực tế không si hay còn gọi có trí huệ, trí huệ ở đây là trí huệ về Phật pháp, do họ làm việc gì họ cũng ý thức được việc này tác động đối với chúng sanh như thế nào, v.v… thế này thế kia. Do như vậy nên họ làm bất cứ việc gì họ có trí tuệ trong đó, ngoài không tham ra (họ làm cũng không tham cầu phước báo), họ làm mà cũng không sân giận, và họ vì trí tuệ mà làm. Cho nên họ gieo được nhiều nghiệp đó, tích lũy được nhiều nghiệp đó, và khi đi đầu thai họ mang ba nghiệp đó đi đầu thai gọi là đầu thai với tâm Tam nhân. Và đầu thai với tâm Tam nhân, thì người đó gặp Phật pháp rất có khả năng thành tựu đắc Thiền là đơn giản, Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và đắc quả giải thoát là do có điều đó. Học ở đây mình hiểu rất rõ không có điều gì là không có nguyên nhân, tất cả đều do nhân duyên đời trước mà mình tích lũy.

Vậy chúng ta bây giờ biết rồi ráng gieo nhân đi, đời này không tham, không sân và phải có trí tuệ tức là không si. Làm bất việc gì cũng phải Vô ngã là không tham, Vô sân bằng cách không nóng giận, không tức giận, không vì tức giận mà làm. Vô si là mình phải có trí tuệ, trí tuệ này là trí tuệ của Phật pháp, mình phải có trí tuệ liễu giải được các vấn đề, thì mình tích lũy nghiệp đó, đời sau mình đi đầu thai là thành tựu.

Vừa rồi nhiều người nghe như vậy vẫn chưa rõ, thật ra Thiện Trang chưa giảng chi tiết nội dung này chỉ nói lược thôi. Chứ nhiều người nói: vậy con chắc không rơi vào tâm Tam nhân rồi Thầy ơi. Chưa chắc! Điều đó không đơn giản tại vì mình không biết ai đi đầu thai với tâm nào, làm sao biết được, đâu có thể quán sát được. Phải là bậc Thánh, không phải là A-la-hán nhiều khi cũng quán sát không ra, quý vị đừng nghĩ A-la-hán là ghê lắm, có nhiều điều vượt trội hơn.

Ở đây Thiện Trang xin kể một câu chuyện để quý vị nghe cho rõ hơn, vì mình vô học những điều này nhiều khi nhàm chán, mình phải kể những câu chuyện để nghe. Ví dụ như bây giờ mình học giữa Phật giáo Bắc truyền, Phật giáo Nam truyền, hồi xưa Thiện Trang cứ thấy Đại thừa, Tiểu thừa thì mình có phân biệt, mình kêu bên này Đại thừa bên kia Tiểu thừa. Thật ra sau khi học rõ rồi vào giáo pháp rồi mới thấy là không hẳn như vậy. Tức là có nhiều điều mình tưởng như vậy mà không phải như vậy.

Chẳng hạn như quý vị coi quyển sách đó là Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt, ở tập hai có một câu chuyện mà câu chuyện đó thuộc về Nam truyền chứ không phải Bắc truyền. Vì tên ngôn ngữ các nhà các vị xưng danh trong câu chuyện đó toàn của bên Nam truyền, và thuộc tạng kinh Nam truyền. Có câu chuyện, chúng ta nói bên Đại thừa lúc nào cũng nói hành Bồ-tát đạo, chú trọng Bồ-tát đạo. Còn bên Tiểu thừa đề xướng, ví dụ Bồ-tát bên Nam truyền thì thấp hơn hàng Thanh văn, còn Bồ-tát bên Bắc truyền thông thường mình cứ đề xướng Bồ-tát cao hơn hàng Thanh văn. Hai bên đề xướng vậy, nếu chúng ta lấy một câu chuyện để kể cho quý vị nghe:

Câu chuyện bắt đầu từ bà Gotami, Gotami tức là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề là di mẫu của Thái tử Sĩ Đạt Đa, mình nói di mẫu của đức Phật. Khi bà còn chưa xuất gia, sau này bà xuất gia là Ni chúng đầu tiên [của] 500 người dòng họ Thích Ca đi xuất gia đó là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề. Khi còn ở tại gia bà rất là cung kính, có lần bà muốn cúng dường cho đức Phật một bộ y, một bộ y tức là Tam y: y Thượng, y Trung, y Hạ. Chính tay bà làm, tức là tự trồng cây vải, chăm sóc phân bón lên bông vải, để bà thu hoạch rồi tự tay bà may. Nói chung không phải chăm sóc không phải bình thường, mà tưới sữa để cây vải tốt nhất có thể. Một thời gian dài như vậy thu hoạch lấy bông rồi tự dệt vải may ra một bộ y để lên cúng dường cho đức Phật. Khi cúng dường, đức Phật nói là: “Y này bà đã làm như vậy, như vậy đó, cho nên bộ y này phước báo rất lớn bà không nên cúng dường cho một mình Ta, bà nên cúng dường cho cả Tăng đoàn này thì phước báo của bà sẽ viên mãn hơn”.

Tại vì cúng cho một mình Phật thì không lớn bằng cúng cho Đại chúng, nên Phật không nhận mà Phật bảo: thôi bà cúng qua cho đại chúng, bà mới cúng cho ngài Mục Kiền Liên, ngài Xá Lợi Phất, các ngài từ chối hết.

Người này thì nói: Tôi đã có đủ ba y rồi tôi không nhận nữa

Người kia nói: Y tôi còn mới chưa đến [lúc phải] đổi, không thể nhận nữa v.v…

[Mọi] người trong Tăng đoàn lần lượt từ chối hết, một hồi chỉ còn một người cuối cùng mới xuất gia, mới thọ Giới thôi thì cúng cho vị đó. Giờ mọi người từ chối hết rồi nên vị đó nhận. Tất nhiên quý vị biết mình đi cúng dường mà cúng tất cả những gì mình làm tốt đẹp nhất, mình mong cúng cho Phật thôi, mà bây giờ Phật không nhận, đại Đệ tử Phật cũng không nhận. Cuối cùng để cho người mới là Tỳ-kheo mới xuất gia, mới thọ giới Tỳ-kheo nhận bộ y đó, mình có buồn hay không? Bà Gotami rất buồn vì cảm thấy mình cúng như vậy nhưng cuối cùng lại đưa đến người như vậy. Đức Phật biết tâm niệm của bà, nên đức Phật sẵn có bát đi khất thực, Ngài cầm bát lên chú nguyện rồi quăng đi ra ngoài, sau khi quăng xong Ngài mới nói: “Bây giờ ở trong chúng đây mọi người ai tìm được cái bát đó, hãy dùng bất cứ Thần thông hay bất cứ kiểu gì cũng được, tìm bát đó đi”.

Lúc đó tất nhiên các Đệ tử thử, ngài Mục Kiền Liên Thần thông Đệ nhất ngài dùng hết Thần thông đi soi hết Tam thiên Đại thiên Thế giới để tìm bát, giống như rà từng hạt cát trong sa mạc, tìm như vậy dùng Thần thông quán xét hết, không thấy cái bát đâu, ngài thua. Rồi ngài Xá Lợi Phất, tất cả những ngài nào có Thần thông, Thiên nhãn Đệ nhất đều quay ra xài hết mà cuối cùng không thấy cái bát đâu, lần lần mọi người thua hết. Còn mỗi vị Tỳ-kheo trẻ mới xuất gia đó thôi, tất nhiên vị đó không có Thần thông, không có gì hết, làm sao được. Đức Phật mới nói: “Còn con đó, con hãy thử vận may của con xem, con thử có cách nào tìm xem có thấy được cái bát đó không?”

Quý vị hiểu không, bây giờ mình không có Thần thông, các ngài kia toàn có Thần thông diệu dụng, mình mới vô xuất gia. Vị Tỳ-kheo trẻ mới nói rằng: “Con phát nguyện là con đi xuất gia không vì danh, không vì lợi, không vì tự tư tự lợi v.v…. Con chỉ phát tâm đi xuất gia để nguyện thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (tức là thành Phật), để độ mình, độ người, độ cho chúng sanh. Nếu như con phát tâm đó đúng thật như vậy, thì xin nguyện thành tựu cho con là cái bát của đức Như Lai hãy xuất hiện trong tay con”. Vừa nguyện xong như vậy là cái bát ở trong tay.

Tất cả đại chúng rung động, bởi vì sao? Một người thường mà phát tâm như vậy thôi mà đoạt được cái bát. Câu chuyện ấy bên Nam truyền không phải bên Phật giáo Bắc truyền, chứng tỏ là: “Sơ phát tâm công đức thành Phật hữu dư”, đúng như câu nói trong nhà Phật giáo Bắc truyền nói. Mới phát tâm thôi công đức đã lớn như vậy rồi, và sau đó đức Phật còn thọ ký luôn cho vị này. Lúc đó tất nhiên bà Gotami cũng vui lên, bà cũng sửng sốt tại sao một vị Tỳ-kheo đó mà có thể nhận được bát, bà cũng vui vì mình cúng đúng người. Nhưng đức Phật ấn chứng thêm, thọ ký rằng vị đó thực sự phát tâm như vậy và tương lai sẽ thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vị đó chính là Maitreya tức chính là ngài Di Lặc Bồ-tát, thọ ký luôn về sau thành Phật.

Ở đây Phật giáo Nam truyền người ta không có chủ trương thị hiện, mà tu công hạnh đến lúc nào đó thành Phật. Vì vậy câu chuyện đó rõ ràng ngay cả trong Nam truyền cũng có chi tiết như vậy, rõ ràng Phật giáo Nam truyền cũng có Phật pháp Đại thừa rất tuyệt vời. Phát tâm đúng thôi, không vì danh không vì lợi, không vì điều gì cả, chỉ vì thành Phật để tự độ độ tha thôi, công đức đó vượt hơn bao nhiêu vị Thanh văn khác, sơ phát tâm công đức viên mãn thành tựu.

Đó là một câu chuyện cho chúng ta thấy phải học giáo lý, phải coi câu chuyện trong kinh điển, trong các tích chuyện thì mình mới hiểu Phật giáo vốn không có Nam truyền không có Bắc truyền. Mà do bên này tô đậm tức là đề xướng điều này, giống như bên Nam truyền đề xướng Phật giáo giải thoát ra khỏi sanh tử quan trọng, nên họ luôn luôn đề xướng Thanh văn quan trọng hơn. Nhưng bên Bắc truyền mình thì lại đề xướng Bồ-tát đạo là quan trọng hơn, toàn xuống độ sanh. Nhưng thực tế cũng không được, khi mình chưa trong sạch, chưa giữ Giới thì chỉ có đọa, đi vào trong cõi luân hồi thôi.

Thiện Trang xin dẫn chứng một câu chuyện nữa để quý vị vị thấy vấn đề này cũng nằm trong kinh bên Nam truyền. Là câu chuyện đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để chúng ta thấy chi tiết này gần giống như trong Kinh Duy Ma Cật. Kinh Duy Ma Cật tất nhiên không được người ta [bên Nam truyền] công nhận. Nhưng câu chuyện này liên quan đến thời quá khứ của đức Phật Thích Ca vào thời đức Phật Nhiên Đăng. Quý vị nhớ câu chuyện hôm trước Thiện Trang kể:

Vào thời đức Phật Nhiên Đăng, khi đức Phật Thích Ca vào thời quá khứ Ngài tu chưa có công hạnh, Ngài tu 16 a-tăng-kỳ kiếp rồi. Lúc đó có đức Phật Nhiên Đăng ra đời, Ngài mới phát tâm dùng mái tóc của Ngài, dùng thân mình của Ngài nằm xuống vũng sình để trải cho đức Phật Nhiên Đăng bước đi qua vũng sình không bị dơ chân. Sau đó mới được đức Phật Nhiên Đăng thọ ký là sau bốn a-tăng-kỳ kiếp nữa và cộng thêm số kiếp lẻ 100 ngàn kiếp nữa thì ông ấy sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Sau khi được thọ ký xong như vậy thì 100 vị A-la-hán tức là bậc Thánh nhân đi nhiễu quanh ba vòng vị đó, tức là tiền thân của đức Phật Thích Ca.

Chứng tỏ là phát tâm Bồ-đề vô lượng, tại sao biết? Tại vì nếu quý vị học kỹ giáo lý quý vị mới hiểu, ở đời đa số người tu, cho dù tu thế nào đa phần họ sợ sanh tử lắm. Cho nên có ba hạng người, một hạng người chỉ nguyện ra khỏi sanh tử thôi, là tôi ra khỏi sanh tử tôi trốn luôn, nên thành A-la-hán được rồi, thành Bích-chi Phật. Còn hạng người thứ hai giống như, thôi tôi không muốn độ chúng sanh đâu, v.v… tôi vô Niết-Bàn thôi, cũng không cần ai là thầy tôi đâu, tôi tự tu tự học được rồi gọi là Độc Giác Phật. Hạng người thứ ba mới phát tâm vừa tự độ và độ tha, đó mới thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thành Phật, hạng đó là đáng quý.

Cho nên học Bắc truyền cũng hay, tức là mình tuy chưa có thành tựu nhưng mình không ngại, sau này mình sẽ vào sanh tử, mình ở trong sanh tử để độ sanh, không sợ. Đấy là điều hay của Phật giáo Bắc truyền, nhưng cái dở của Phật giáo Bắc truyền khi ta chưa thành tựu Giới, chưa thành tựu gì hết mà cứ nói miệng độ sanh. Cuối cùng tâm tham, tâm ngã đủ tâm, và thực tế như vậy mình chỉ mượn danh độ sanh cuối cùng mình tạo nghiệp luân hồi.

Ở đời khổ lắm, quý vị học nhiều thì quý vị phải biết mình là ai, mình đừng mượn danh độ sanh để mình vun bồi thêm cái ngã. Ở đây nói luôn về chuyện này trong kinh đức Phật nói: Có ba hạng người có điều này, quý vị xét xem chúng ta rớt vào hạng nào.

Thứ nhất là hạng người thích danh, thích lợi, đủ các thích hết, điều này rõ ràng về hạng này thì nhiều hằng hà sa số. Hạng người thứ hai là họ có khả năng không thích danh, không thích lợi, không thích gì hết. Nhưng họ muốn người khác biết rằng họ là người như thế, tức là họ muốn cho người khác biết mình là người trong sạch. Hạng đó thì hiếm tức là bây giờ họ không thích danh, không muốn nổi tiếng gì, họ cũng không muốn lợi gì hết, họ cũng không tham, v.v… họ cũng không thích những điều đó, nhưng họ lại muốn cho người ta biết rằng mình là người trong sạch như vậy, mình phải như vậy, đó là hai hạng. Hạng thứ ba đức Phật nói là không ham danh, không ham lợi, không ham thích gì cả, và cũng không màng tới cái danh trong sạch hay không, không cần ai biết hết, người ta thế nào cũng được. Trong ba hạng người đó chúng ta xét chúng ta rơi vào hạng nào? Hạng một là nhiều lắm rồi đúng không? Đa số chúng ta rớt vào hạng này. Hạng hai là tu mình biết mình tu v.v… mình vẫn muốn cho thiên hạ biết, hiểu rằng mình là người trong sạch như vậy, như vậy, hầu như rớt vô vào hạng hai nữa. Nên số mà rớt vào hạng ba rất ít, số người mà mình không quan tâm đến, không cần biết.

Giống như ngài Minh Tuệ, hiện tại ngài không quan tâm, họ có chê bai hay thế nào v.v… họ nói mình xấu hay như nào ngài cũng không quan trọng. Đấy! đức Phật nói hạng người thứ ba đó mới nắm được cái gấu áo của Phật. Tức là đi theo Phật được, thành đạo là ở đó. Nên cứ xét theo chiêu đó là rớt sạch hai vòng, không vô nổi vòng ba. Quý vị thấy mình tu bao nhiêu năm, bao nhiêu đời rồi. Người không có cơ hội, có danh thì không nói rồi. Người có cơ hội có danh có lợi đắm chìm trong đó đầy rồi, cũng không nói, rớt hết ở vòng một rồi. Vòng hai không ham tiền, bạc, danh gì hết nhưng mà vẫn có cái chấp để người ta biết là người tu trong sach, tôi tu giữ Giới lắm v.v…. Quý vị vẫn rớt rồi, không đậu Tuyển Phật Trường được rồi, không trúng tuyển. Phải là hạng thứ ba không màng gì hết. Vì xét cho cùng mình học theo Tạng Vi Diệu Pháp, còn có một mong muốn đó là quý vị vẫn còn tâm tham, tham danh, chỉ là vi tế hơn người ta thôi. Quý vị tham mới muốn mình trong sạch, trong sạch vẫn là tham. Mình học tới đây, thấy rớt sạch.

Ở đây cũng nói luôn người mà thường xuyên, ví dụ mình sanh ra đời, ở trong nhà, mình thiếu phước thế nào đó mà suốt ngày bị chửi, bị mắng v.v…. Những người sống trong đời, từ nhỏ bị bắt nạt, bị chửi, bị mắng rồi lớn lên đi học cũng bị bạn bè bắt nạt, đủ kiểu thì những người đó thông thường họ nhẫn rất tốt. Tức là bị chê, họ chịu đựng rất tốt, nhưng ngày nào đó có người khen họ là họ động tâm. Động tâm thế nào? Là nghe lời khen đó, khen xong người ta nói vậy thôi, người ta quên mất rồi, còn mình về tưởng tượng lại, nhớ lại, hôm đó, anh đó khen mình đẹp lắm, cô đó khen mình hay lắm, dễ thương lắm, là ôm cả lời khen đó suốt, nên là rớt mất rồi. Người thường xuyên luyện trong bài nghịch cảnh, luyện trong bị chê thì khả năng chống đỡ với lời khen của họ yếu.

Ngược lại người thường xuyên được khen, ví dụ như Thiện Trang lên giảng pháp người này khen, người kia khen, khen nhiều quá mình quen rồi, bây giờ khen riết nên trơ trơ không có tác dụng gì hết, khen cũng như không tại vì luyện quen rồi, hết tác dụng. Nhưng chỉ cần người ta chê cái là không chịu nổi. Ai mà thích khen rồi thì chê chịu không nổi, cái đó gọi là mình quen rồi. Nên là không có khen, không có chê, làm sao không có bị động tâm. Vì thật ra là lời nói gió bay, nhiều khi họ nói ra như vậy nhưng chẳng phải vậy. Vấn đề là mình chưa hiểu bản chất cuộc đời, lời họ nói ra chẳng phải là sự thật. Có khi người ta nói ra có ý nghĩa gì đâu, đâu tác dụng gì đâu mà tự nhiên mình ôm vô, mình suy tư tưởng tượng, ảo tưởng, tự vẽ lên cho bản thân là hoàn hảo lắm, tài ba lắm, dễ thương lắm, bao nhiêu cái tô vẽ. Thật ra mình đắp lên mình bao nhiêu cái mặt nạ, bao nhiêu cái giả nữa rồi. Vì cái giả lừa mình, vì thế ngày nào đó người ta bóc trần ra, người ta nói không có cái đó là mình chịu không nổi, mình sân, buồn, đủ các kiểu. Đấy là vòng sanh tử tiếp tục luân hồi.

Tu hành khó lắm quý vị nên mới học phần Duy Thức này. Quý vị học vào rồi mới thấy khó vô cùng luôn. Coi vậy thôi, mình nói mình tu tốt nhưng mà quý vị sơ sẩy chút là rớt ngay. Nên Bồ-tát đạo hay con đường tu hành thành Phật, thành đạo lâu xa là vậy. Vì mình luyện chưa thành, đề tài đó đời này mình luyện chưa thành, nên đời sau luyện tiếp. Quý vị coi trong tiền thân của đức Phật Thích Ca có đời Ngài nguyện, Ngài đâu có biết gì đâu, mới nhỏ lớn lên Ngài kêu bố thí tất cả, cả thân này cũng cho luôn. Nên có người tới xin Ngài về làm người hầu. Về đó ăn bữa đói, bữa no và bị hành hạ đánh đập đủ kiểu, mà tự nguyện vậy thôi. [Người ta] tới chừng hỏi Ngài: ‘Tại sao Ngài chịu cảnh như vậy, tại sao người ta hành hạ bữa đói, bữa no rồi bắt làm cái này, cái kia mà cũng chịu vậy’. Mà đâu có gì đâu chỉ là [Ngài] phát nguyện rằng cho thân này, thì người ta muốn làm gì thì làm. Hỏi thì Ngài nói là: ‘Tôi làm vậy để thành tựu Ba-la-mật của tôi, làm vậy tôi thấy vui, tôi chấp nhận, làm vậy để luyện’. Luyện như vậy, luyện hoài quen, đời đời Ngài luyện hoài rồi mới thành tựu, mới thành Phật.

Còn chúng ta chưa thành Ba-la-mật, tu chưa thành. Quý vị thấy khó, đâu phải đường thành Phật dễ đâu, Khó lắm! Nhưng luyện hoài thì quen, cho nên là người hên đắc quả là thành công, ra khỏi sanh tử, trốn thôi. Đa phần đắc quả rồi sợ, không dám hành Bồ-tát đạo nữa, thôi con trốn luôn, nhập Niết-Bàn luôn, chứ vô khó quá nhẫn nhục gì nổi, vô chúng sanh khảo đảo. Bây giờ quý vị thấy ngài Minh Tuệ, ngài có làm gì đâu mà bây giờ [bị] khảo đảo liên tục, hết chuyện này tới chuyện kia. Chúng ta tu hành thời nay cũng vậy, luyện kinh khủng, [tu] cỡ nào cũng bị người chê người chửi. Mình làm đúng làm sai gì không cần biết cũng bị chê, bị chửi, cựa cái là giật lên liền.

Quý vị thấy cô Tạ Kim Anh, cô trùm đầu đi thử một bữa mà người ta quay lên là “Đạo” lạ, rồi bữa đó rùm beng lên, bữa sau có video giải thích. Bữa sau này đến nhà thầy Minh Tuệ thì người ta đăng lên, là cô đến nhận làm con nuôi để nuôi cha mẹ [thầy Minh Tuệ] v.v… đủ thứ chuyện. Trong khi thực tế là cô ấy có làm việc đó đâu. Nhưng nhờ tấm hình đó, người ta gán chữ vô, cho cô te tua, tơi tả, đã đời luôn, bị thiên hạ chửi [như] tát nước, bao nhiêu người chửi. Thiện Trang phát hiện cô ta cũng tu Tịnh Độ cũng niệm A Mi Đà Phật, cũng học cả Hòa thượng Tịnh Không, cả Sư Giác Khang. Cô cũng là đồng tu Tịnh Độ của đa phần đồng tu chúng ta trong đây.

Quý vị thấy chỉ cần mình xuất hiện ra trước đại chúng thôi, có cái danh thì có nạn, mình trốn, núp ở trong lùm trong hang hốc nào đó thì không ai biết, không sao. Nhưng nếu quý vị ra công chúng là bị lãnh đạn thôi, đúng sai gì không cần biết đều bị đạn tới. Khó lắm quý vị! Bây giờ Thiện Trang đứng giữa bao nhiêu làn đạn, rất khó luôn, nói kiểu gì người ta cũng không hài lòng, người này, người kia, thôi kệ! Người bên này đồng ý, người bên kia không đồng ý, đi giữa bao nhiêu làn đạn chứ không phải một, hai làn đạn đâu. Mình giảng Đại thừa người ta không thích, người ta nói, mình giảng Tiểu thừa thì người ta nói kiểu này kiểu kia, rồi người ta nói, phê bình, người ta chửi.

Mình khen thầy Minh Tuệ thì nhóm người không thích thầy Minh Tuệ chửi mình, cỡ nào cũng nói, nói qua nói lại đủ các kiểu. Nhưng cái giá đạt được là quen, luyện hoài quen rồi. Tức là phải ra giữa trời để chịu đựng sóng gió cuộc đời. Luyện hoài rồi năm tháng thành Kim Cang, phải luyện. Chứ mình núp ở trong thì đâu có cảnh đâu mà tu. Luyện hoài, bao nhiêu năm tháng bây giờ trơ trơ rồi, cũng chẳng có gì hết, kệ. Có một số thầy bạn của Thiện Trang nhắn tin hỏi: ‘Thầy giảng pháp như vậy, nói như vậy có vấn đề gì, gặp nạn gì không’ v.v…. Thiện Trang nói: ‘Nạn quá trời luôn, nạn không ai biết luôn, mình biết mình chịu mình lãnh thôi, khỏi kể ra’, nói chung là khủng khiếp quý vị ạ.

Thời nay khó lắm! Nên là nhiều người sợ, né luôn không dám giảng nữa. Thiện Trang còn giảng, còn chia sẻ ở đây là còn luyện, dù sao đó cũng là cơ hội tập luyện. Phải ở trên này luyện, luyện thứ nhất là mình có chấp cái danh hay không. Tức là nhiều người biết mình, mình có chấp cái danh đó hay không. Thứ hai luyện mình còn tâm tham không, đối với lời khen mình có cảm giác vui hay không, đó mình phải kiểm tra mình. Đối với những lời chê, lời phỉ báng, mình có tức hay không. Hồi Xưa mình tức lắm nhưng dần dần luyện hoài cũng quen là khá hơn, chịu đựng khá hơn. Chưa đến mức độ gọi là như như bất động được, nhưng ít nhất là tăng khả năng chịu đựng cao hơn rồi. Giống như quý thầy đi bộ chân đất, đi hoài cuối cùng chai chân, nên tu hành quý vị phải luyện chứ quý vị núp bóng, dễ gì. Con đường tu hành gian nan.

Có thời gian quý vị coi trong Kinh A Hàm hoặc Kinh Nikaya nói về tiền thân của đức Phật, hồi xưa Ngài nhẫn nhục, Ngài chịu bao nhiêu nạn, chuyện này chuyện kia, bây giờ Ngài mới thành Phật đó. Nên ngài Minh Tuệ bây giờ cũng vậy luyện cỡ đó, luyện bao nhiêu năm rồi. Bây giờ đi trước đại chúng, người ta lạy hay người ta khen, tán thán gì ngài cũng như không. Rồi người ta chửi, nói ngài sai hay đúng v.v…, ngài cũng: ‘Con thế nào con cũng cảm thấy tốt đẹp, con cũng mong cho họ được tốt đẹp, mong cho họ được hạnh phúc’ đó là không có sân, không chấp trước, mình phải luyện như vậy. Mình ráng học đi, học những hạnh đó phải luyện được, tu mà chưa luyện được là bài thi chưa qua, ráng, cố gắng làm sao để được như vậy.

Có vị đồng tu nói, chúng ta chỉ là Phật tử ủng hộ ngài Minh Tuệ thôi mà cũng khổ lắm. Đúng! Chính xác! Quý vị ủng hộ thầy Minh Tuệ thôi quý vị cũng bị nạn nữa, có nhiều người họ sẽ vô họ chửi quý vị, chắc chắn luôn. Quý vị đăng bài ủng hộ, share bài thôi là có người vô chửi, khổ lắm! Đủ các kiểu, đấy cũng là luyện đó quý vị. Luyện để nghiệp tiêu trí rạng, quý vị yên tâm đi, bị chửi nhiều thì nghiệp mau tiêu, rồi trí mình sẽ sáng hơn, phước báo mình lên. Phải luyện chứ, đời vô thủy kiếp tới giờ mình gây bao nhiêu nghiệp chướng, bây giờ mình muốn thoát à. Người ta phải đòi chứ, có người này đòi, người kia đòi thử thách tâm đạo, mình được thử như vậy mới thành công quý vị.

Một bậc Thánh, quý vị đắc quả Tu-đà-hoàn trở lên cho dù có kiểu gì thì kiểu, có chẻ họ ra từng mảnh, chém giết họ, họ cũng không bao giờ nói dối, không bao giờ thay đổi quan điểm đối với Phật, đối với Chánh pháp. Chứ không phải bây giờ mình nhát như thỏ đế, mình sợ thì mình là phàm phu chắc chắn. Quý vị nên nhớ vì lợi ích của bản thân mình mà không dám nói quan điểm về Chánh pháp, không giám bảo vệ Chánh pháp là mình là phàm phu thôi. Nên là giữa phàm phu và Thánh là khác nhau. Bậc Thánh là dù có chết đi chăng nữa cũng không sao hết. Quý vị thấy ngài Minh Đạo dù bị xử lý một lần rồi ngài vẫn nói: ‘Đây là vị thầy, vị sư ngàn năm mới có một cho nên vẫn cứ tán thán thôi’, [ngài] không có sợ.

          Những người đó có biết đâu là dự vào Thánh quả hoặc là vào trong hàng Gia gia rồi v.v… Mai mốt Thiện Trang sẽ chia sẻ trong Kinh A Hàm, nội dung trong Kinh A Hàm nói trước quả vị Thánh đó. Tức là Gia hạnh, Thất hiền rồi. Trong Kinh A Hàm có, chứ không phải nói trong Luận này đâu. Trong Luận này có rồi, nhưng trong Kinh A Hàm cũng có. Tức là phải như vậy. Còn bây giờ, mình nhát như thỏ đế, thì làm thân thỏ đế thôi. Mình có một chút lợi ích thôi là mình sẵn sàng quay lưng với Chánh pháp. Đấy là mình vẫn còn phàm phu. Còn người đã bậc Thánh không có sợ, xả thân vì đạo mà. Vậy chứ!

Cho nên tu hành khó lắm, thời này thật sự khó vô cùng luôn. Thiện Trang nói quý vị Thiện Trang cũng vậy, lãnh bao nhiêu đạn, bây giờ cũng quen rồi, cũng chấp nhận rồi. Đời này đã nói rồi không phải bây giờ, cách đây mấy tháng Thiện Trang đã nói rồi thà chết vì Chánh pháp. Đức Phật hồi xưa nói: ‘Chết vì Chánh pháp’, mình cũng chết vì Chánh pháp được mà. Đấy như vậy! Tại vì thật ra khi nào mà niềm tin đầy đủ rồi là chết, chết là thân này chết thôi. Đời sau mình thăng, thăng được lên cảnh giới khác tốt hơn. Cho nên Ngài Minh Tuệ nói: ‘Cứ có chuyện gì xảy ra chỉ cần giữ Giới, Giới sẽ bảo vệ mình’. Quý vị thấy không [đó là] niềm tin, trong bốn đức tin mà hôm bữa Thiện Trang chia sẻ, tin thánh giới là điều quan trọng, cực kì quan trọng. Nên chỉ cần mình tu đúng là mình đi lên, yên tâm! Đấy là điều Thiện Trang chia sẻ. Bây giờ chúng ta trở lại bài.

#cố thuyết vi minh: cho nên nói là minh, tức là vì sự vô tri nó ngăn che thật nghĩa, nghĩa chân thật và nó chướng ngại cái thấy chân thật, chân kiến nên gọi là ‘minh’.

#Duy Phật Thế Tôn đắc vĩnh đối trị: Chỉ có đức Phật Thế Tôn mới đắc được pháp vĩnh viễn đối trị được phiền não;#Đốinày là đối trị, chữ này không phải đối mà đọc âm trị, đối trị.Tức là ngài mới đắc được pháp đối trị phiền não vĩnh viễn. Mình thì chỉ đối trị được có chút thôi. Còn Phật là mãi mãi, Ngài không có bị phiền não nữa, tức là Ngài đã đắc được một pháp đối trị được phiền não mãi mãi.

#ư nhất thiết cảnh nhất thiết chủng minh: tức là đối với tất cả các cảnh, tất cả các loại tối tăm, trong tất cả các cảnh giới. Tức là các loại phiền não trong các cảnh giới giống như mình ở Địa ngục. Tại sao mình có Địa ngục? Vì mình có nhiều tâm sân quá. Nhiều tâm trái với thứ gọi là đạo đức, Giới. Cho nên mình rớt vào đó hoặc là mình ở Dục giới, tại vì mình có những tâm như thế. Cho nên đức Phật Ngài có thể đối được với những phiền não, trong tất cả cảnh giới đó hết rồi.

#Chứng bất sanh pháp, cố xưng vi diệt: Tức là Ngài đối với tất cả các loại phiền não, ở trong tất cả cảnh giới. Ngài có thể chứng được pháp gọi là không sanh các phiền não. Cho nên mới xưng là diệt;#diệt tức là diệt hết phiền não rồi.

#Thanh văn Độc giác duy diệt chư minh, dĩ nhiễm vô tri tất cánh đoạn, cố phi nhất thiết chủng: Tức là bởi vì những hàng Thanh văn, Độc giác tuy đã diệt được các minh, tức là diệt các phiền não, các tối tăm. Các hàng Thanh văn chỉ mới được vậy thôi còn đức Phật thì sự nhiễm vô tri này hoàn toàn đoạn hết rồi. Tức là bậc Độc giác với lại Thanh văn, tuy có đoạn nhưng mà đoạn một phần chưa đoạn hết. Cho nên mới nói là: “Tất nhất thiết chủng”: tức là không có; #phi nhất thiết chủng; #phi là không có (động từ), không có tất cả các loại phiền não.

          Tạm dịch: Luận nói rằng: Nay [con] sắp tạo bộ Luận này, vì để hiển bày vị Thầy[của con] Ngài là bậc tôn kính, cao vượt hơn tất cả bậc Thánh, nên trước tiên tán thán đức của Ngài, rồi mới bày tỏ kính lễ. Người mà những lời ấy biểu thị, chính là đức Phật Thế Tôn, Ngài có thể phá trừ sự tối tăm, nên gọi là ‘minh diệt’. Nói rằng tất cả mọi loại tối tăm diệt tức là diệt trừ tất cả phẩm Vô minh của các cảnh giới. Vì các loại vô tri có thể che lấp Nghĩa chân thật (chân nghĩa) và chướng ngăn sự thấy chân thật (chân kiến) nên nói là tối tăm(minh). Chỉ có đức Phật Thế Tôn đối trị được vĩnh viễn [ phiền não vô minh] đối với tất cả cảnh, tất cả loại vô minh, thì chứng pháp không sanh nên gọi là diệt. Bậc Thanh văn và Độc Giác chỉ diệt được các tối tăm(minh), [còn đức Phật] thì bởi đã đoạn trừ hoàn toàn sự ô nhiễm và vô tri (Tức là sự tối tăm thì Thanh văn duyên giác diệt có một loại phiền não thôi. Còn đức Phật diệt được ba loại phiền não Trần sa hoặc và Vô minh hoặc), nên nói rằng không có tất cả các loại phiền não].

Chúng ta tiếp tục, đoạn này thì hơi khó chịu cho chúng ta vì lời giới thiệu chưa vào phần nội dung nên quý vị cố gắng nghe.

所以者何?由於佛法極遠時處,及諸義類無邊差別,不染無知猶未斷故。已讚世尊自利德滿,次當讚佛利他德圓。拔眾生出生死泥者,由彼生死是諸眾生沈溺處故,難可出故,所以譬泥。眾生於中淪沒無救,世尊哀愍隨授所應,正法教手拔濟令出。

Sở dĩ giả hà? Do ư Phật pháp cực viễn thời xứ, cập chư nghĩa loại vô biên sai biệt, bất nhiễm Vô tri do vị đoạn cố. Dĩ tán Thế Tôn Tự lợi đức mãn, thứ đương tán Phật Lợi tha đức viên. Bạt chúng sanh xuất sinh tử nê giả, do bỉ sanh tử thị chư chúng sanh trầm nịch xứ cố, nan khả xuất cố, sở dĩ thí nê. Chúng sanh ư trung luân một vô cứu, Thế Tôn ai mẫn tùy thọ sở ứng, Chánh pháp giáo thủ bạt tế linh xuất.

Giải:

#Sở dĩ giã hà: Tức là vì sao như thế  (giải thích)

#Do ư Phật pháp cực viễn thời xứ: Tức là bởi vì Phật pháp thì rất xa về thời gian và không gian.

#cập chư nghĩa loại vô biên sai biệt: Và các loại nghĩa thì vô cùng sai biệt. Tại vì bây giờ Phật pháp thì xa lắm rồi, thời Phật đến giờ, hoặc là thời đây là thời ngài Huyền Trang, lời Chú giải của ngài Huyền Trang, thì đã xa rồi và khắp nơi, với Phật pháp thì truyền ở khắp nơi. Cho nên các nghĩa thì vô cùng sai biệt, kinh, Luận thì rất là nhiều. Mỗi kinh nói mỗi kiểu, đối khế cơ khế thời khế xứ, ý nói vậy. Vì nhiều cái khế như vậy, nên các loại nghĩa sai biệt. Cho nên ở đây phải nói như [thế] nào.

#bất nhiễm Vô tri do vi đoạn cố: Nên cái sự không nhiễm phiền não, Vô tri vẫn chưa đoạn. Tại sao? Vì thật ra mình ít khi gặp Phật pháp, mình tu thì không được bao nhiêu mà các loại phiền não thì nhiều quá, vô cùng sai biệt. Cho nên mình chưa có đoạn được hết Vô tri.

#Dĩ tán Thế Tôn Tự lợi đức mãn: Tức là đã tán thán về cái đức, đức Tự lợi của đức Phật một cách viên mãn rồi.

#thứ đương tán Phật lợi tha đức viên: Thì tiếp theo là tán thán, sẽ tán thán về đức Tự lợi, lợi tha của đức Phật. Đức lợi tha của đức Phật viên mãn. Ở đây quý vị thấy chúng ta xem hai bài kệ này chúng ta hiểu thôi. Câu kệ thứ nhất là tán thán về đức Tự lợi, diệt hết các phiền não. Còn câu kệ thứ hai là cứu các chúng sanh ra khỏi vòng sanh tử, đây là Đức lợi tha. Cho nên tán thán một câu là Tự lợi, một câu là lợi tha. Quý vị hiểu không? Một câu trên là tán thán về đức Tự lợi là diệt phiền não. Còn câu dưới là tán thán về đức lợi tha. Đó là ý lời giải thích này như vậy.

#Bạt chúng sanh xuất sinh tử nê giả: tức là câu này ý nói cứu chúng sanh ra khỏi bùn lầy sanh tử, giải thích về câu này là như thế nào.

#do bỉ sanh tử thị chư chúng sanh trầm nịch xứ cố, nan khả xuất cố, sở dĩ thí nê: bởi vì sanh tử này (chúng ta nói là Lục đạo Luân hồi) là nơi mà tất cả chúng sanh chìm đắm ở trong đó, nên khó có thể ra được, cho nên mới nói giống như bùn lầy vậy. Tức là mình ở trong vòng luân hồi suốt, mình ở cõi Người, cõi Trời thì ít mà mình đọa xuống các cõi cảnh giới khổ v.v… và mình cứ quay vòng ở trong đó. Hết làm người rồi đọa làm Ngạ quỷ, Súc sanh rồi Địa ngục v.v… rồi cứ quay vòng ở trong đó, khó ra khỏi. Cho nên mới lấy ví dụ về bùn lầy để thí dụ cho sanh tử luân hồi, điều này rất dễ dàng hiểu được.

#Chúng sanh ư trung luân một vô cứu: Tức là chúng sanh ở trong đó thì bị; #luân tức là luân chuyển, hay mình nói luân đây là trôi nổi; chữ luân淪 có nghĩa là trôi nổi. Quý vị hiểu luân là chìm đắm; chữ #một沒 này là chìm, cho nên mình nói là nổi chìm hay chìm nổi không có ra khỏi được; #vô cứu tức là không có thể cứu, không có được sự cứu giúp.

#Thế Tôn ai mẫn tùy thọ sở ứng: tức là đức Thế Tôn (đức Phật) thì thương xót nên bèn; #tùy 隨dịch là bèn, bèn truyền dạy cho những điều cần thiết; #sở ứng tức là những điều cần thiết.

#Chánh pháp giáo thủ bạt tế linh xuất: tức là Chánh pháp truyền tay (mình nói là truyền trao) truyền trao để mà cứu vớt khiến cho ra khỏi bùn lầy sanh tử.

 Ở đây ngôn ngữ của ngài Huyền Trang ngài trực dịch có hơi khó chịu. Thiện Trang thấy thích dùng bản của ngài Huyền Trang chứ dùng bản của ngài Chân Đế thì sẽ dễ dàng hơn, suôn văn hơn. Nhưng Thiện Trang nghĩ bản ngài Huyền Trang thì nhiều người dùng hơn nên Thiện Trang chọn bản của ngài Huyền Trang, chứ bản ngài Chân Đế [thì] văn sáng lắm, rất là rõ ràng đọc thì mình hiểu luôn.

Tạm dịch: Vì sao như thế? Bởi do Phật pháp thì rất xa về thời gian và không gian, và các nghĩa loại thì vô cùng sai biệt, nên sự không nhiễm(Phiền não) và Vô tri vẫn chưa đoạn. Đã khen ngợi đức Tự lợi của Thế Tôn tràn đầy rồi, tiếp theo lại khen ngợi đức Lợi tha của Phật là tròn vẹn. Về cứu chúng sanh ra khỏi bùn lầy sinh tử, bởi vì sanh tử này là nơi mà chúng sanh chìm đắm, vì khó có thể ra khỏi, cho nên thí dụ như bùn lầy. Chúng sanh trôi nổi chìm đắm không được sự cứu giúp ở trong đó, nên đức Thế Tôn thương xót bèn truyền dạy những điều cần thiết, truyền trao Chánh pháp để cứu giúp được ra khỏi [bùn lầy sinh tử].

Đây là nói tán thán về đức Phật. Quý vị thấy rõ ràng điều này rất rõ. Tức là vì chúng ta chìm đắm trong sanh tử cho nên đức Phật mới ra đời [vì] Ngài thương xót. Ngài đã đoạn hết các Phiền não rồi, Ngài vào dạy cho chúng ta những điều cần thiết, nên nhớ là dạy cho những điều cần thiết giáo pháp thôi. Ở trong Kinh A Hàm, đức Phật đã từng nói một ngày nọ có hai chi tiết, có một chi tiết là ở hai bộ kinh, một bộ kinh với ngài A Nan. Ngài A Nan cầm lên mấy lá cây thì đức Phật mới nói rằng: Này A Nan! những lá cây này ông cầm thì ông xem thử lá cây mà trong tay ông so với những nắm lá trong rừng nhiều hay ít?” Tôn giả A Nan mới nói rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Những lá cây mà con cầm trên tay này ít lắm so với lá trong rừng”. Thì đức Phật mới nói: “Cũng vậy đó, những gì về pháp mà ta biết về Chánh đạo, về giải thoát v.v… nhiều như là lá ở trong rừng này. Còn những gì ta thuyết cho các ông thì chỉ có ít như là lá trong lòng bàn tay mà thôi”. Có nghĩa những điều đức Phật thuyết là những điều cần thiết cho mình để mình tu thôi, chứ không thuyết hết, bởi vì thọ mạng của chúng ta quá ngắn, không đủ thời gian.

Đó là một bộ kinh nha, quý vị cũng đừng có cãi tại sao có chi tiết là đức Phật cầm nắm lá cây trong rừng, thì đó là của bộ kinh khác với một người khác. Thì đức Phật cũng cầm nắm lá cây lên rồi đức Phật hỏi như vậy, đây là hai bộ kinh khác nhau. Cho nên đừng có chấp trước rồi kêu thầy nói sai, không có! Tại vì phải duyệt hết Tạng kinh mới biết được, Thiện Trang duyệt cũng khá nhiều rồi cho nên Thiện Trang thấy có một câu chuyện đó nhưng mà na ná, có một câu chuyện na ná giống vậy nữa [nhưng] ở một bộ kinh khác. Cho nên trước hết mình khoan kết luận một điều gì đó, nếu như mình chưa có duyệt hết Đại Tạng Kinh. Khi nào quý vị duyệt hết Đại Tạng Kinh mà quý vị có trí nhớ tốt tốt một chút, là quý vị có thể so sánh được, chứ còn không quý vị không [nên] đánh giá.

Ví dụ như bây giờ nhiều người lên cứ nói ngài Minh Tuệ đúng hay sai v.v… rồi họ cũng lấy dẫn ra [nên] Thiện Trang phải hỏi lại quý vị duyệt hết Đại Tạng Kinh chưa? Nếu quý vị duyệt hết Đại Tạng Kinh rồi thì quý vị nói mới chính xác. Còn nếu quý vị chưa duyệt hết Đại Tạng Kinh thì có những điều chưa chính xác. Thiện Trang có thể dẫn ra những điều trong Đại Tạng Kinh để mà nói điều đó, ngài Minh Tuệ ngài nói đúng. Ngài nói theo kinh nào đó chẳng hạn, có hết đó quý vị. Giống như có người chấp trước, người ta nói là ngài Minh Tuệ đề xướng tự Quy y, rồi tự gì đó v.v… thì thực ra điều đó có trong kinh luôn quý vị. Để bữa nào Thiện Trang trích dẫn rõ ràng lên cho quý vị nghe, chứ không là mình nói không, người ta cũng không thuyết phục. Những nội dung đó là có trong kinh rõ ràng, chứ không phải là không có trong kinh đâu. Tất cả những gì ngài nói ra, Thiện Trang quan sát hầu như là ở trong kinh điển mà ra hết, tại vì ngài đã tham khảo ít nhất là Kinh A Hàm và Kinh Nikaya rồi,  còn các Kinh Đại Bảo Tích v.v… Cho nên những điều ngài nói ra đều có căn cứ, ngài đã nghiên cứu kỹ rồi ngài mới đi, mới tu, ngài mới hành, chứ không phải là ngài không có nghiên cứu đâu. Nên đi tu [không phải] là cắm đầu, rồi cạo tóc hoặc là thấy 13 Hạnh Đầu Đà rồi cứ đi như vậy, không phải đâu, không đơn giản đâu. Bao nhiêu năm trời nghiền ngẫm nát cả bộ Kinh A Hàm với Kinh Nikaya rồi, bây giờ làm theo. Rồi còn học các Kinh Đại Bảo Tích nữa v.v… nhiều kinh, tất nhiên ngài chưa coi hết Kinh Đại thừa bởi vì  thấy ngài chưa có dẫn nhiều hết. Nhưng có điều là sơ sơ thôi, so với Kinh A Hàm và Kinh Nikaya thôi là ok, những điều ngài nói ra là đúng như vậy.

 Ví dụ như xuất gia quý vị thấy không, mình cứ tưởng xuất gia có gì ghê gớm lắm, nhưng mà quý vị coi bộ phim cuộc đời đức Phật thôi, bộ phim Buddha đó, là quý vị thấy khá giống Tạng kinh. Ví dụ như xuất gia đâu có cần gì đâu, người đó chỉ cần tới, có người xuất gia ở trước mặt bạn bè, người thân v.v… đó là chứng kiến lễ xuất gia, thế là xuất gia được rồi. Còn Thọ giới tất nhiên mình chưa bàn tới, tại vì các vị đó đâu có thọ giới đâu, nhưng xuất gia chỉ cần vậy thôi, đó đúng như vậy. Rồi Quy y v.v… là có trong kinh hết đó quý vị, người ta không đọc người ta nói vậy thôi, mình cũng không biết [nên] mình cứ tưởng người ta nói đúng, nhưng thực tế không phải đâu, phải coi ngài Minh Tuệ ngài nói điều nào cũng có trong kinh hết, quý vị cứ rà hết ở trong kinh lôi ra là có hết. Vấn đề là kinh nhiều quá, chỉ mỗi Tạng Kinh Nikaya với Kinh A Hàm không, mà đọc qua rồi còn phải nhớ nữa, trí nhớ mình phải tốt nữa, mình phải nhớ được điều đó nằm ở đâu, chứ còn không mình đọc qua rồi cứ mơ mơ màng màng thì mình cũng không biết được đâu.

Cho nên những người mà [có] trí nhớ tốt, gọi là trong mấy hạng căn bữa trước [học], quý vị thấy người trí nhớ tốt là người ta có niệm mạnh, niệm mạnh thì trí nhớ tốt. Còn người mà có khả năng làm việc, giải toán nhanh v.v… đó là họ Định tốt. Còn người mà lý giải về Phật pháp tốt thì người đó mới có Huệ. Và trong Kinh A Hàm đức Phật nói trong Ngũ căn, ở đây Thiện Trang không có thời gian để trích kinh nào, để bữa nào Thiện Trang sẽ lấy ra cho quý vị xem. Đức Phật nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại trong mấy bộ kinh liền là trong Năm căn đó điều nào quan trọng nhất quý vị biết không? Huệ căn là quan trọng nhất.

 Nên người có trí huệ mới đáng để [học], tại vì không có trí huệ [thì] mấy cái kia cũng như không, đức Phật nói ý như vậy. Thiện Trang không có nhớ rõ vì Thiện Trang mới coi lược qua thôi, Thiện Trang tải về MP3 nghe lược qua, rồi khi nghe MP3 thấy chỗ chi tiết đó hay, đúng rồi, Thiện Trang mới mở lại kinh. Vì có những lúc mình đâu có thể coi kinh hoài được đâu, đi làm việc gì thì cứ mở MP3 nghe đọc, nghe đọc xong rồi biết: Chỗ tên này, chi tiết này, bộ kinh đó có điều hay, bây giờ quay lại mở kinh ra coi. Bắt đầu coi đi coi lại trong đoạn đó cho nhớ, tại vì những đoạn nào mình cần thiết thôi, chứ bây giờ Đại Tạng Kinh của Phật nhiều quá làm sao mà nhớ hết được. Mình duyệt qua, mình cứ nghe qua rồi đoạn nào mình thấy hay [thì] coi lại, nghe lại. Có những lúc Thiện Trang nghe qua đoạn đó có chi tiết đó nhưng chưa có thời gian coi lại, quý vị hiểu không.

Cho nên mình phải biết học, học Phật pháp có nhiều người không có khả năng trí nhớ, học trước quên sau, học sau quên trước, mà ham, đem duyệt kinh này duyệt kinh kia. Nghe giới thiệu Kinh A Hàm chạy theo Kinh A Hàm, nghe nói Kinh Nikaya chạy theo Kinh Nikaya, nói Vi Diệu Pháp cũng bày đặt lên mạng tìm coi. Trong khi đó bí quyết học là gì? Quý vị chỉ cần học điều nào nhớ điều đó, hành điều đó là được. Ví dụ như nhiều người không có khả năng nhớ, sức niệm mình kém thì mình học nội dung này, nghe đi nghe lại đi. Ghi ra chi tiết những điều gì hành trì, ráng ghi ra mà hành trì. Học đi học lại để nhuần nhuyễn, thấm đi đã. Thấm để mà trong đời sống mình ứng dụng được, thì như thế mới là một người tu hành. Còn quý vị ham quý vị cứ chạy, chạy hết cái này chưa xong chạy tới cái kia, chạy một hồi. Điều nào cũng nghe qua rồi nhưng mà không có đọng ở trong tâm, nghe như vậy để làm gì, để kết duyên cho đời sau thôi chứ còn đời này mình tu không được, nên nhớ như vậy. Cho nên mình biết mình kém thì mình học một bộ.

Thiện Trang nói với quý vị đây là Thiện Trang căn tánh cũng tương đối, trí nhớ tốt, nhưng Thiện Trang học bộ A Tỳ Đàm là nghe ở MP3 xong rồi, coi đã kỹ chưa, coi qua rồi bắt đầu lặp lại, coi lại. Chỗ nào không có đánh máy là Thiện Trang phải đánh máy. Chỗ nào có File đánh máy sẵn thì Thiện Trang phải chọn lại, tô đậm lại và phải lọc lại cái nào đánh dấu đỏ cái nào không, rồi cái nào không cần thiết xóa bớt đi, lọc lại thành một nội dung cốt lõi lại. Rồi phân ra điều này là hành, điều này để giải, rõ ràng từng [chỗ] như vậy. Thiện Trang học như vậy đó, chứ không phải như quý vị đâu. Nhiều đồng tu trí nhớ đã kém rồi mà cứ ham, nghe bộ này cũng chạy, nghe bộ kia cũng chạy, và chạy lung tung lang tang hết. Mình không có khả năng nhớ [thì] mình học cái nào chắc cái đó, học một món xài được một món là thành công rồi. Ở đời người ta nói là: “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh, một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Quý vị chỉ cần đúng một nghề đó thôi là đủ rồi, mình chỉ cần đúng cái chuyên đó, mình [nên] làm như vậy.

 Giống như bây giờ Ngũ giới, quý vị làm cho trọn vẹn Ngũ giới, Bát Quan Trai quý vị làm cho tốt, rồi những pháp hành trong đời sống mình học tới đâu mình hành tới đó. Đừng có ham, ở đây Thiện Trang thấy có một số đồng tu ham, gọi là ham kiến thức chứ không phải là ham tu, cái đó không phải tu. Tu là mình học điều gì mình hành điều đó, đó mới là tu. Cho nên ngài Minh Tuệ thị hiện cho thấy ngài học bao nhiêu ngài hành bấy nhiêu, và ngài có thành tựu. Còn bây giờ có nhiều người cứ ham cái nào cũng học, học một hồi quý vị rớt vào hạng người đó, chắc có lẽ quý vị thuộc hạng người thứ hai: đầu thai bằng tâm Nhị nhân. Cho nên cứ học thôi [và] cuối cùng tu không có đắc gì hết trơn, mà mình gieo nhân như thế là không được, đấy vẫn là tham.

 Nên nhớ nha! Học [là] phải [học] đi [học] lại, đặc biệt bộ A Tỳ Đàm này phải học rất là lâu, bởi vì bây giờ chưa vô [nên] quý vị không biết. Ví dụ quý vị phải nhớ được 51 món Tâm sở hoặc ở đây chúng ta học 46 món Tâm sở, với từng cái Tâm sở mình phải nắm như in. Bây giờ Tâm sở này, tâm sở kia là như thế nào, rồi mỗi cái tác nghiệp như vậy, mỗi hành động tương ưng với bao nhiêu Tâm sở, ví dụ như mình làm tham có bao nhiêu Tâm sở. Ví dụ như hôm nay Thiện Trang nói sân và tham đi chung với nhau chẳng hạn, quý vị phải nhớ chi tiết đó. Tức là mình có sân thì mình đã có tham, mình có tham tức là mình đã có sân, đi chung với nhau, đừng có nghĩ là mình không có. Hỏi tại sao tham lại có sân? Bởi vì thường tham sẽ có những thứ không được. Ví dụ quý vị tu quý vị nghĩ: con tu hành thôi có gì tham đâu thầy, mà sao con cũng sân vậy?’ Có! Quý vị ngồi ở nhà, chồng quý vị không cho quý vị tu, quý vị có tâm tham tu, nên quý vị tham không được cho nên nổi sân. Người ở nhà mở nhạc lên ầm ầm thì quý vị sân lên là quý vị tham, tham hoàn cảnh yên bình, đó vẫn là một cái tham, quý vị hiểu không. Nên tu hành là phải luyện được cái đó, vậy cho nên là khổ lắm! cái gì nó cũng rớt, rớt vô luân hồi không.

 Đó, mình học đi, mình hành từ những điều đó đi, từ những điều nhỏ nhỏ đó quý vị, làm cho bằng được đi. Một ngày làm được một thứ thôi, một ngày làm được mấy thứ là tốt rồi, làm mấy điều là tốt. Chỉ một điều thôi, 10 ngày được mười điều, 100 ngày là một trăm điều, một năm 365 ngày làm được 365 điều là đã thành tốt rồi. Quý vị sửa 10 năm là 3650 điều, là quý vị đã thành Thánh nhân rồi. Còn không bây giờ mình cứ học, mình cứ ham nghe, cho nên đa số đồng tu chúng ta bị một cái gọi là cứ nghe thôi, mà nghe có một lần thôi, hoặc là nghe lần nữa rồi không muốn nghe nữa, thầy giảng có bấy nhiêu đó mà nghe đi nghe lại làm chi, nghe ngán quá. Trong khi đó mình quên là mình phải lọc ra.

Cho nên có đồng tu chép pháp lại đó quý vị (những người chép pháp), mình phải xin những bài đó mình lọc đi lọc lại, mình nghe mình rà rồi mình sửa, mình thu gọn lại thành nội dung của mình. Làm sao con ở vị trí này, con hành cái gì, con nghe cái nào. Chứ mai mốt quý vị học A Tỳ Đàm này quý vị thấy nội về Duyên không [là] học 52 Duyên, hoặc là 24 Duyên hệ; #hệ tức là mối liên hệ liên quan giữa cái này với cái kia. Như vừa nãy Thiện Trang nói Tiền sanh duyên, Hậu sanh duyên, rồi Câu sanh duyên v.v… mà tới 24 cái hoặc 52 cái thì quý vị nhớ tên không đã nhớ không nổi rồi. Rồi 46 món Tâm sở hay là 52 món Tâm sở v.v… đủ các kiểu, rồi bao nhiêu Tâm pháp, rồi bao nhiêu cái này cái kia. Môn này là môn khó ăn tại vì nhiều chi tiết đó lắm, mà mình muốn học là đầu tiên phải gặp thầy giỏi đã. Thầy giỏi mới dạy cho môn này nhẹ nhàng xuống, tức là người ta biết ứng dụng, đưa ví dụ làm sao để mà nhớ, rồi đưa cái nào ra để cho mình nhớ. Chứ còn không mình học mình cứ mơ mơ màng màng không đi về đâu hết, rồi mình không có ứng dụng được luôn, học thành ra kiến thức chơi vơi vậy đó.

 Giống như vừa nãy Thiện Trang chia sẻ có những cái tưởng như vô hình nhưng mà không phải vô hình. Không có cái gì xuất hiện ở trên đời mà không có tác dụng gì với mình, quý vị tưởng nó không có tác dụng, nhưng mà thực tế nó có tác dụng. Một hòn đá lớn ở bên đường, một cái cây bên đường có giá trị gì không? Nhiều người nói đâu có giá trị gì đâu, có! Cây bên đường đó có giá trị, cái đó thuộc về Cảnh duyên.

Trong 24 duyên hệ nó thuộc Cảnh duyên, tại vì nó là đối tượng để con mắt mình thấy, để con mắt của những người đi đường họ thấy đó quý vị. Họ thấy cái cây đó thì họ biết hôm nay tôi đi tới chỗ đó rồi, cho nên có người thấy cái cây đó [biết] tôi sắp về đến nhà rồi, sắp tới nhà bạn tôi rồi v.v…  Tức là cây đó là Cảnh duyên để mình định mốc được thời khoảng đó, và cây đó là chỗ để người nào đó tới đứng nghỉ chân v.v… nó rất nhiều tác dụng. Cho nên một cây thôi, tưởng như là không có tác dụng gì trong đời, nhưng mà nó có tác dụng, quý vị hiểu không? Ít nhất nó có tác dụng đầu tiên là Cảnh duyên, [và] làm đối cảnh của con mắt, để cho mình thấy. Rồi nó có thể là đối tượng cho xúc duyên, tức là để cho người dựa vào cây đó nghỉ ngơi, đó là xúc duyên. Đối với cái cây đó đôi khi nam nữ yêu đương nhau tới  khắc lên cây đó nào: ‘I love you’, tên hai đứa gì đó v.v… Hồi xưa Thiện Trang nhớ Thiện Trang học lớp 10, 11 gì đó, Thiện Trang đi ở trọ. Có lần các bạn rủ đi chùa, lên chùa Tu Viện gọi là Tu Viện An Lạc ở trên đường Hà Giang tại Bảo Lộc.

Đi cũng khá xa mới tới đó, vô coi chùa đó thế nào, thằng bạn thì người Thiên Chúa Giáo, ở nhà thờ gần đó. Nó cũng tu ở trong nhà thờ, bữa đó nó ra kêu: ‘Dẫn mày đi vô nhà thờ’, đi vô nhà thờ thì nó sợ quá. Tại vì vô nhà thờ, đi qua đi lại là bị chửi ngay, sợ bị cha chửi cho nên là thôi đi qua chùa, đi qua chùa không ai chửi hết. Vô chùa bắt đầu thấy cây sao người ta khắc: nào đứa này I love you, rồi đôi tình nhân, thế này, kia… khắc tên lên đó. Tức là cái cây đó cũng có tác dụng để chứng minh cho tình yêu của hai đứa đó. Khi mà mê rồi thì cái cây đó cũng là trợ duyên để hai đứa nó cảm thấy hạnh phúc hơn.

Cho nên mỗi thứ ở trên đời, xuất hiện không phải là vô duyên đâu, nó có duyên và đóng góp âm thầm hay là trực tiếp. Và mình xuất hiện trên đời này, nói theo ngôn ngữ A Tỳ Đàm này là mỗi sự việc làm của chúng ta đang góp vào hành trang đi về nơi nào đó trong tương lai của chính mình, điều đó đúng y chang. Tại vì quý vị vừa khởi một tâm tham, mình làm việc gì đó với tâm tham thì đã góp phần hành trang của mình về con đường Ngạ quỷ, hoặc đi xuống con đường Súc sanh v.v… đi xuống dưới rồi. Mình làm một cái tâm tham, sân là kết bao nhiêu con đường để mà mình đi vào cõi nào đó, và nếu như một giây phút Thiền định, tập trung tâm là mình mở hành trang đi về lối nào đó. Như vậy mỗi ngày chúng ta mở vô lượng con đường mở ra, mình gửi hành trang về nơi này một chút, con đường kia một chút, mình đang âm thầm bước trên những con đường đó mà mình không biết. Và ngày nào đó khi mà thọ mạng này dứt, “cạch” một phát là có các con đường đó mình cứ theo thôi. Một trong những con đường đó, lúc đó con đường nào rõ thì nó kéo mình đi, mình đi theo đường đó thôi.

Cho nên người tu hành biết rõ như vậy thì mỗi hành động, mỗi suy nghĩ, mỗi cái tâm mình tác ý đều biết rằng đây là tôi đang tô vẽ cho ngôi nhà cảnh giới tương lai của tôi. Mình phải tự chịu trách nhiệm về điều đó, không ai chịu trách nhiệm thay mình hết, cho dù người thân quyến thuộc có giúp quý vị cũng không giúp được, chỉ có mình chịu trách nhiệm với ngôi nhà tương lai của mình, ngôi nhà tương lai ở đâu? Đối với đồng tu Tịnh Độ rất mong ngôi nhà Tây Phương Cực Lạc, có người mong ngôi nhà Thánh quả, có người mong ngôi nhà này, có người mong ngôi nhà kia, thì mỗi hành động, mỗi tác ý của quý vị, đó là đang tô vẽ ngôi nhà đó. Quý vị nhớ như vậy, thì như vậy tự nhiên mình có trách nhiệm với những hành động của mình, mình khởi tâm sân lên cái là: Tôi đang vẽ ngôi nhà Địa ngục, tôi vẽ ngôi nhà Hổ báo, mai mốt tôi về địa ngục, tôi về Hổ báo. Mỗi tâm tham khởi lên [là] tôi vẽ con đường và ngôi nhà Ngạ quỷ của tôi rồi, tôi vẽ ngôi nhà Súc sanh rồi.

Có hết đó quý vị, cho nên mình vẽ càng đậm thì sao? Thì ngôi nhà đó càng rõ, ngôi nhà đó đầy đủ rồi thì mai mốt ta chui vô ngôi nhà đó thôi chứ không chạy đâu hết trơn, hiểu chưa! Cứ như vậy, mình hiểu là tự nhiên mình có trách nhiệm với bản thân mình, có trách nhiệm với những hành động của mình, mình không có tìm phiền não nữa. Chứ bình thường mình tức người đó là mình, mình thích là mình làm như vậy thôi. Mình thích là mình làm, đó là mình phiền não, thật ra là mình đang hại chính mình đó quý vị. Quý vị tức người ta, người ta đâu biết đâu, về mình ôm trong lòng. Ôi tức quá! Tức ông thầy đó quá, tức cái cô đó quá, v.v… nói như vậy. Nhưng thực tế người ta có biết đâu, đôi khi lời nói gió bay, thoảng qua hết rồi, không có còn nữa. Nhưng mà mình thì ôm trong lòng, ôm năm này qua tháng nọ. Cho nên người ta có câu: ‘Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn’ là câu của nhà Nho chứ không phải nhà Phật. Nhà Phật mà ôm cái lòng đấy 10 năm chưa trả thù được thì chết rồi, tiêu rồi, quý vị nên nhớ nha!

 Cho nên tu hành là phải “vạn pháp giai không”, phải nói đúng nghĩa tất cả pháp đều là “vô thường”. Thôi nói vậy khó quá, nói ngôn ngữ đơn giản, hãy xem nhẹ tất cả mọi thứ, hãy coi là gió thoảng mây bay, gió thổi qua rồi thì không trở lại nữa, mây bay đi rồi cũng không trở lại nữa. Không có ai tắm hai lần trên một dòng nước, mình nói dòng nước chính xác hơn là dòng sông. Không có ai tắm hai lần trên một dòng nước đâu, dòng nước trôi qua rồi, mãi mãi không có dòng nước đó đâu mà cứ ôm hoài, ôm ấp kỷ niệm xưa làm gì. Kỷ niệm vui hay kỷ niệm buồn thì cũng đã là quá khứ, là dĩ vãng rồi. Quý vị có nhớ thương người nào đó ngày xưa, quý vị tiếc để làm gì. Vì người xưa không phải là người xưa nữa. Quý vị nên nhớ người đó theo năm tháng họ đã có những cái tác động mới, họ thay đổi tâm lý rồi.

Ngày xưa có thể anh chàng đó rất là thật thà, rất là tốt đẹp, rất là đẹp trai, bây giờ gặp lại anh chàng đó. Một người đểu cáng, một người già khằn, một người đầy bệnh tật trong người rồi thì quý vị mơ chuyện gì ngày xưa đó nữa. Rồi người đó ngày xưa xấu xí, lừa gạt v.v… Nhưng mà bây giờ họ gặp Phật pháp rồi, họ đã thay đổi rồi. Bây giờ họ đã hiền từ rồi. Ít nhất cũng thay đổi một phần nào đó, cho nên đó là quá khứ rồi, không phải là hiện tại. Vì vậy học Phật pháp là mình phải có [cách] nhìn như vậy. Cho nên Thiện Trang nói hãy nhìn người bằng cái nhìn hiện tại, đừng vì cái nhìn quá khứ, quá khứ để tham khảo, đúng! Nhưng hãy nhìn hiện tại. Họ hiện tại là người như thế nào, có nhiều người không có cái khả năng đó, nên ở đời bị khổ, ôm mớ kỷ niệm xưa để mà so vào hiện tại, chi cho khổ vậy, bỏ đi! Cái gì đã qua rồi, mãi mãi qua đi, đấy là tâm buông xả đó quý vị, tâm buông xuống của nhà Phật chúng ta đó. Mình phải nhìn bằng sự thật đúng với sự thật đó. Gọi là nhìn đối tượng A đúng với đối tượng A, nhìn đối tượng B đúng với đối tượng B, thế mới tu chứ. Mình học cái này để làm như thế.

Còn đời là gì? Có mặt trên cõi đời này là khổ nhiều hơn vui, niềm vui thực tế chỉ là ảo ảnh, hiện hữu tạm thời. Còn cái khổ đương nhiên sẽ có, bởi vì nếu quý vị không có khổ, thì quý vị sẽ không có sanh ở cõi Dục này, quý vị sẽ sanh lên cõi Trời, cõi Trời mới sướng chứ. Cho nên mình đã đến cõi này, tất nhiên đa phần ở đây chúng ta đều là đến vì nghiệp lực cả. Cho nên đừng mong là không khổ, không có chuyện đó, chắc chắn không có. Nên ai có khổ đau nhiều thì càng tốt, mau giải thoát cầu Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc, cầu ra khỏi sanh tử luân hồi, cầu thế nào đó tùy duyên của mỗi người. Cho nên là ráng, học Phật pháp mình phải có tâm như vậy, thì ở đời mình luôn luôn vui thôi, nhà Phật chỉ cần thay đổi góc nhìn.

Thiện Trang hay nói là bây giờ cái khổ đó mình không thay đổi được thì mình chỉ cần thay đổi cách nhìn, hãy nhìn khác đi là xong, vậy thôi! Cho nên cuộc đời cứ tự tại, thật ra vì luân hồi nghiệp báo nhiều cái xoay chuyển quý vị không tưởng tượng được đâu. Nhân duyên trong đời nhiều cái nó xoay mà mình không thể tưởng tượng được, tại vì sao? Vì cái dòng nghiệp nó vận hành, khi nghiệp đến rồi thì những chuyện không thành có, chuyện có thành không, trắng thành đen, đen thành trắng, có những chuyện mà mình không thể tưởng tượng được, đó là mình đi mình chấp nhận, cho nên đừng có một ngày nào đó nói: ‘Sao người ta như thế, người ta như vậy. Hồi xưa người ta đâu có vậy mà bây giờ người ta vậy’.   

Bởi vì người ta phàm phu, phàm phu thì tâm vô thường mà, họ vẫn sống theo dòng nghiệp. Và họ sống theo nghiệp thì họ phải như vậy thôi. Còn nếu như bậc Thánh thì tâm không có thay đổi nữa, tức là tâm họ thường rồi, thì lúc đó đỡ hơn rất nhiều. Nhưng họ vẫn chưa ra khỏi sanh tử luân hồi vẫn chịu cái dòng nghiệp, thì vẫn phải có những cái thọ nạn, bị này bị kia v.v…, đó là bình thường. Mình hiểu vậy nên mình tu dễ lắm quý vị, quý vị cố gắng đem những cái đó áp dụng. Học môn này không phải học lý thuyết mà Thiện Trang nói chúng ta là hành giả, chúng ta học môn này vận dụng để thay đổi nhân sinh quan, vũ trụ quan, thay đổi cuộc đời của mình. Mình học môn Duy Thức là để hiểu tâm lý của mình, hiểu tâm lý của chúng sanh, hiểu quả vị, hiểu đường tu, hiểu mọi thứ vạn vật ở đời không có gì không có duyên, do duyên hết.

Có những thứ có một cái duyên, ví dụ đối tượng này nó nhờ không có đối tượng này, mà nó mới giúp cho đối tượng khác và có những duyên nhờ đối tượng này xuất hiện mà nó ảnh hưởng khiến cho bao đối tượng khác mất hết. Quý vị hiểu không? Bây giờ lấy một ví dụ đơn giản [thì] quý vị dễ hiểu lắm: Là sư Minh Tuệ đó, vì ngài xuất hiện mà làm thay đổi bao nhiêu thứ, bao nhiêu người mất địa vị của họ. Đang nổi tiếng lại mất nổi tiếng, đang đức cao vọng trọng trở thành một người giả tu. Tại vì sao? Đang đức cao vọng trọng được người ta tôn mình chân tu nhưng cuối cùng ngài Minh Tuệ xuất hiện, bị thiên hạ nói mình giả tu, đúng chưa? Đó! Chỉ cần một người thôi, một sự xuất hiện của một người mà ảnh hưởng đến bao nhiêu thứ. Cho nên người ta gọi là “kính chiếu yêu” soi ra bao nhiêu điều thực tế rồi người ta mới hiểu.

          Tu hành khó khăn như vậy, v.v… bây giờ mới phát hiện ra đi khất thực cũng không phải đơn giản, quý thầy cũng đâu có đơn giản, v.v… cái này cái kia bao nhiêu điều. Tức là sự thật là gì? Chỉ có một viên ngọc sáng đó chiếu soi cái là thấy, ví đụ như ban đêm mờ tối, bây giờ một viên ngọc sáng sáng lánh lên, phát ra ánh sáng cho nên thấy hết. À! Góc này giấu cái này, góc kia giấu cái kia, cái này cây, cái này rựa, cái này dao búa gì đó. Góc nào cũng có hết, đó quý vị nhớ, mình tu hành cố gắng Vô ngã, Vô ngã là gì? Là mình phải phá cái ngã của mình đi. Hình như ở trong cuốn sách Tương Tự Thiền, cuốn sách của người Nhật Bản người ta viết giống như Công Án Thiền, Thiện Trang cũng tìm quyển sách đó để đọc mà đọc mệt quá, nhức đầu quá tại vì không có file pdf, chỉ coi được file ảnh thôi. Trong đó hình như có một câu chuyện là: Có một người cầm cái búa vào tiệm đó đập nát hết tất cả mọi thứ, nhưng có một thứ không đập nát được. Quý vị biết cái gì đập không nát được không? Là thứ gì?

Quý vị nghĩ coi là cái gì, đó là Công Án Thiền, đưa ra câu hỏi Thiền, thì quý vị suy nghĩ coi. Một người vào đập nát hết tất cả mọi thứ, mà có một thứ đập không nát, chút nữa trả lời nha. Cuối bài trả lời, bây giờ mình giảng tiếp, chia sẻ đã. Chúng ta tiếp tục:                                

已 讚 佛 德,次 申 敬 禮。敬 禮 如 是 如 理  師 者,稽 首 接足,故 稱 敬 禮。諸 有 具 前 自 他 利 德,故 云 如 是。如 實 無倒 教 授 誡 勗,名 如 理 師。如 理 師 言 顯 利 他 德,能 方  便說如 理 正 教,從 生 死 泥,拔 眾 生 出,不 由 威 力  與 願 神 通。

Dĩ tán Phật đức, thứ do kính lễ. Kính lễ như thị như Lý sư giả, khể thủ tiếp túc cố, xưng kính lễ. Chư hữu cụ tiền Tự Tha lợi đức, cố vân như thị. Như thật vô đảo giáo thọ giới úc, danh như Lý sư. Như Lý sư ngôn hiểu Lợi tha đức, năng phương tiện thuyết như Lý Chánh giáo, tùng sanh tử nê, bạt chúng sanh xuất, bất do uy lực dữ nguyện Thần thông.

Giải:

#Dĩ tán Phật đức, thứ do kính lễ: Đã tán thán đức của đức Phật rồi, tiếp theo lại kính lễ. Trong bài kệ này, hai câu đầu là tán thán, câu thứ ba bắt đầu kính lễ.

#Kính lễ như thị như Lý sư giả: Kính lễ như bậc thầy như Lý như vậy.

#khể thủ tiếp túc: #khể thủ là dùng đầu mà tiếp chân, đây là một nghi thức lễ của Phật giáo. Chúng ta biết là lấy đầu chạm xuống chân của người khác. Đây là một lễ vào thời Phật.

#cố xưng kính lễ: Cho nên xưng là kính lễ.

#Chư hữu cụ tiền Tự Tha lợi đức, cố vân như thị: chữ #Chư là đại từ chứ không phải bình thường, bậc thầy được trình bày về đức Tự lợi và lợi Tha ở trước, cho nên nói là ‘như thị’.

#Như thật vô đảo giáo thọ giới úc: #úc là gắng sức; #giới là răn dạy lời khuyên bảo. #Như thật là không có sự điên đảo; #đảo là điên đảo, mà truyền dạy những lời răn dạy, chữ 勗 này là gắng sức, mình cố gắng truyền dạy những lời như vậy. Văn phong của ngài Huyền Trang nên khó chịu lắm.

#danh như Lý sư: bậc thầy cố gắng dạy truyền trao cho những lời dạy mà không điên đảo, tức là lời dạy này đúng như Lý, đúng như chân thật nên mới gọi là như Lý sư. Chứ mình dạy những điều tùm lum, những điều mình dạy bị điên đảo, trật lất đi thì đó không phải là như Lý sư. Cho nên đây là bậc thầy, đức Phật thì Ngài dạy những điều như vậy. Đức Phật cố gắng dạy cho mình những điều tốt đẹp, những điều đây hoàn toàn là đúng, nên mới gọi là ‘như Lý sư’. Chúng ta hiểu như vậy.

#Như Lý sư ngôn hiểu Lợi tha đức: #Như Lý sư làbậc thầy như Lý, ý nói đây là hiểu bày về đức Lợi tha; #Lợi tha là làm cho chúng sanh được lợi ích.

#năng phương tiện thuyết như Lý Chánh giáo: có thể là phương tiện thuyết được Chánh pháp đúng như lý; #Chánh giáo là Chánh pháp, đúng như chân Lý.

#tùng sanh tử nê, bạt chúng sanh xuất: đó là từ trong bùn lầy sinh tử mà cứu giúp chúng sanh ra khỏi đó. Bây giờ chúng ta ở trong vòng luân hồi, nhờ lời dạy của đức Phật, nhờ kinh điển, v.v… những lời dạy của Phật mà mình ra khỏi sanh tử luân hồi, mình có thể chứng được các quả vị, v.v… mình ra khỏi vòng sanh tử. Gọi là bạt sanh tử nê, ý nghĩa là như vậy.

#bất do uy lực dữ nguyện Thần thông: không phải do sức uy lực, uy thần và nguyện lực Thần thông. Ở đây không phải đức Phật đưa mình ra khỏi sanh tử bằng sức Thần thông gì cả, không phải dùng sức Thần thông, vì Thần thông không giúp mình đưa ra khỏi sanh tử. Mà Phật chỉ dạy, nhà Phật gọi là: “Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, không tu không đắc”. Ai muốn ra khỏi sanh tử, không có Phật, không có mê tín, không phải Phật chụp mình đưa ra khỏi vòng sinh tử được, không có! Phật chỉ là đấng Đạo sư là vị thầy chỉ đường, Phật dạy như vậy thì quý vị cứ làm hoàn toàn như vậy, tự nhiên mình làm đúng như vậy thì mình ra khỏi sanh tử.

Còn Phật không dùng Thần thông đưa mình ra được, mỗi người là chịu trách nhiệm với nghiệp của mình, cho nên đây là khác giữa mình với Tôn giáo bạn. Nhiều khi mình bị hiểu lầm, ngay cả Pháp môn Niệm Phật, Pháp môn Tịnh Độ nhiều người cũng hiểu lầm, nghĩ là đức Phật A Mi Đà tới rước mình đi, tức là đưa mình ra. Đâu phải như vậy, thực tế đó chính là do mình, mình tu là do mình đi, Ngài chỉ là dẫn đường thôi. Đó là những người tu Tịnh Độ, còn bình thường thực ra có nhiều người không tin cũng không sao. Vấn đề ở đây Thiện Trang giảng nói vậy thôi, mỗi người có quyền của mỗi người. Nói tóm lại, Phật không thể giúp mình bằng Thần thông để đưa mình ra khỏi sanh tử được, Ngài không dùng uy lực của Ngài được.

Nếu Ngài dùng được thì Ngài sẽ giúp cho dòng họ Thích, quý vị coi trong Kinh A Hàm hay trong Kinh Nikaya v.v… Quý vị thấy câu chuyện dòng họ Thích bị vua Tỳ Lưu Ly sát hại, Ngài không thể giúp được, Ngài biết nhưng không giúp được, phải để trả nghiệp. Ngài nói về nhân của đời quá khứ, có một thôn làng nọ, Thiện Trang coi trong Kinh A Hàm đầy đủ chi tiết hơn, thấy làng đó do năm đó hạn hán đói kém, cho nên mất mùa. Họ bí quá nên mới đi bắt cá ở trong đầm lầy, bắt hết cá đó ăn, nên vẫn là nguyên nhân. Bình thường họ làm lương thực đầy đủ nhưng năm đó bị hạn hán, họ mới bắt ăn những con cá đó. Trong đó có hai con cá lớn, trong bộ kinh nói Đa ngư Đa thiện, có kinh thì nói tên khác. Tóm lại hai con cá đó nên sau này con cá đó trở thành vua Tỳ Lưu Ly và con cá kia nó trở thành vị Đại thần của Tỳ Lưu Ly và dẫn đoàn quân (là những con cá ngày xưa), vì vậy những con cá đó mới trả thù, vì một nguyên nhân. Thiện Trang không có thời gian kể câu chuyện đó dài lắm. Vô giết dòng họ Thích, v.v… đến nỗi giết hết bao nhiêu người chết, v.v… máu chảy thành sông. 500 người nữ của dòng họ Thích, khi vua Tỳ Lưu Ly để lại, tại vì người nữ mà, sau khi giết hết người nam rồi để lại 500 cô gái này để hành dâm với họ. Khi tới mấy cô này chửi nói là: ‘Ông đã giết người dòng họ Thích như vậy, chúng tôi không bao giờ… có chết cũng không chịu đồng ý’. Lúc đó vua Tỳ Lưu Ly càng tức giận hơn nên sai người chém hết chân tay, để các cô nằm gục trên đất như vậy. Rất là đáng thương, các cô khi đau đớn như vậy mới nhớ tới đức Phật Thích Ca, mới nói là: ‘Đức Phật sao Ngài không từ bi, Ngài không cứu giúp, v.v… để dòng họ Thích bị tàn sát các con bị như vậy, như vậy’.

Thường mình cũng có tâm trách móc như vậy đúng không? Tại sao thành Phật rồi, ngay cả dòng họ của Ngài mà cũng không cứu. Đức Phật từ xa nghe được âm thanh đó, Ngài có Thần thông nên Ngài biết. Ngài mới dẫn một vị nữa hình như là Xá Lợi Phất, hay ngài nào Thiện Trang không nhớ lắm để bữa nào coi kỹ lại, Ngài mới dùng Thần thông tới. Thì những người đó cũng bị nạn sắp chết rồi, chặt như vậy làm sao sống được. Khi Ngài xuất hiện tới cảnh đó các cô khóc lóc như vậy, chư thiên không muốn thấy cảnh đó, tức là không muốn đức Phật thấy cảnh mà người cứ bị cắt tay cắt chân ghê gớm. Cho nên chư thiên trên trời Đao Lợi, vua trời Đế Thích mới dùng thần thông để hóa ra một mảnh vải lớn che người của các cô đó. Để đức Phật khai thị giáo hóa họ, và sau đó họ mạng chung qua đời. Thiện Trang không nhớ rõ, hình như những người đó đều sanh lên cõi Trời, vì ý niệm cuối cùng trong đời là nhớ Phật và được gặp Phật.

Cho nên đức Phật nói, không phải Ngài không giúp mà nghiệp lực của chúng sanh phải vậy, Ngài mới kể lại câu chuyện đó. Rồi sau đó vua Tỳ Lưu Ly đi về rồi v.v… gặp Thái tử Kỳ Đà, Thái tử Kỳ Đà là người cúng vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, vườn cây của Thái tử Kỳ Đà. Nếu nói về quan hệ Thái tử Kỳ Đà cũng là anh em với vua Tỳ Lưu Ly, anh em cùng cha khác mẹ. Lúc đó vua Tỳ Lưu Ly khi nói câu chuyện đó thì Thái tử Kỳ Đà cũng không đồng ý và vua Tỳ Lưu Ly giết luôn Thái tử Kỳ Đà. Sau khi [bị] giết, Thái tử Kỳ Đà cũng sanh lên cõi Trời.

Sau đó đức Phật mới nói là: Ông vua Tỳ Lưu Ly còn thọ mạng đúng bảy ngày nữa thôi, vì ông làm những việc đó nên thọ mạng ông bảy ngày sau sẽ chết. Khi đức Phật nói ra lời đó, truyền tai ra một hồi tới tai vua Tỳ Lưu Ly. Vua Tỳ Lưu Ly nói: Bậc Như Lai không bao giờ nói lời sai nên ta sắp chết rồi, bây giờ phải làm sao đây, bây giờ còn bảy ngày phải tìm mọi cách để chống đỡ. Nên sai quân canh phòng hết mọi nơi, coi thử coi đất nước phương nào có kéo quân tới đánh hay không v.v…, đủ các chuyện, canh phòng hết đến ngày thứ bảy rồi cũng không thấy dấu hiệu nào. Tất cả đều không có đất nước nào đánh, vua kêu: Chắc đức Phật nói hù mình thôi, chứ làm sao có thế có chuyện đó được. Vì nếu có thì xuất binh hồi xưa đâu có dễ, phải từ xa đi tới mới tới. Cho nên vua kêu: Vậy là thoát nạn rồi, bữa nay vui vẻ hoan hỉ đi, ngày thứ bảy hết rồi có nạn gì đâu. Nên vua với các cung tần mỹ nữ đi ra bờ sông để mở tiệc, xuống sông tắm cho thoải mái. Khi xuống sông tắm, trời đang nắng đang đẹp bỗng tự nhiên nổi cơn giông tới, nước sông dâng cuốn trôi chết và sau đó chết hết.

Đức Phật nói những người đó đọa Vô Gián Địa ngục hết. Cho nên đấy là một câu chuyện thật sự đức Phật không giúp cho chúng sanh được. Và nạn vì nghiệp đời xưa gọi là oan oan tương báo bao giờ dứt, vua Tỳ Lưu Ly giết được bao nhiêu người dòng họ Thích để hả giận cơn giận ngày xưa, nhưng quả báo tiếp theo là vào Vô Gián Địa ngục. Như vậy đâu có được gì đâu, trong vòng luân hồi rất đáng thương. Người bị giết đã đáng thương rồi, người giết người khác càng đáng thương hơn. Dòng họ Thích đa phần sanh vào cõi Trời, cõi Người. Vì dòng họ Thích tuy bị tàn sát nhưng đa phần đã Quy y Tam Bảo, giữ giới nên chỉ có chết trong đời đó, đời sau họ được sanh cõi Trời, cõi Người. Còn vua Tỳ Lưu Ly và đoàn quân thì giết người như vậy, được hả giận nhưng sau đó đọa Vô Gián Địa ngục rồi biết bao giờ ra.

Thật là đáng thương, mình hiểu rồi mình cũng không giận vua Tỳ Lưu Ly, mình càng phải thương người làm ác nhiều hơn. Người bị hại đã đáng thương rồi nhưng người hại người bị hại thì càng đáng thương hơn, vì họ đang tạo nghiệp. Thiện Trang muốn nói một câu chuyện chúng ta phải học nhiều góc nhìn, mỗi câu chuyện cấp cho chúng ta tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề là tâm thương xót, tâm yêu thương chúng sanh chứ không phải tâm bất bình, tâm tức tối.

Thiện Trang cũng muốn nói điều này đối với quý vị đồng tu hâm mộ Sư Minh Tuệ rằng: Những người phỉ báng, chửi trách Sư Minh Tuệ, v.v… quý vị cũng không nên ghét họ mà nên thương họ. Mình phải thương những người đang đi lạc đường, người ta không hiểu hoặc người ta có thể là do nguyên nhân gì đó, v.v… người ta không hiểu. Hoặc do nghịch duyên vì lợi ích của họ, vì điều gì đó, hoặc không hiểu hoặc là thế nào đó nên mình phải thương, dù sao đi nữa chửi người là tạo nghiệp rồi.

Nếu mà chửi bậc Thánh nhân tạo nghiệp càng nặng, quý vị nên nhớ như vậy, nên mình phải có tâm yêu thương tất cả mọi người. Chứ không phải những người theo phe ta thì ta thấy thương, những người không theo phe ta thì ta ghét, không phải như vậy quý vị. Quý vị học được tâm đó, đó mới là Tâm Bồ-đề, tâm của người giác ngộ. Phải học câu này của ngài Minh Tuệ nói: “Người ta ghét mình cũng được, người ta thương mình cũng được, con đều hoan hỷ, con đều cầu chúc cho họ hạnh phúc, chúc cho họ tốt lành”. Tâm mình phải như vậy, mới đổi Tâm Bồ-đề, còn bây giờ ngã mình quá lớn mình không dung thông được ai hết. Tức là mình là chúng sanh tệ, ở dưới cảnh giới thấp rồi, cho nên cố gắng .

Ở đây Thiện Trang xin đọc đoạn dịch này vì hết bài kệ rồi, bữa sau chúng ta sẽ học bài kệ tiếp.

Tạm dịch: Đã tán thán đức của đức Phật rồi, tiếp theo lại kính lễ lần nữa. Kính lễ bậc thầy như Lý như thế: là cúi đầu chạm chân, nên gọi là kính lễ. Bậc có đầy đức Tự lợi và Lợi tha như ở trước, nên gọi là như thị. Như sự thật không có điên đảo mà truyền dạy khuyên nhủ khích lệ, gọi là như Lý sư. Bậc thầy như Lý là hiển bày đức Tự lợi và Lợi tha, có thể phương tiện thuyết Chánh pháp đúng như Lý, từ bùn lầy sinh tử, cứu giúp chúng sanh ra khỏi đó, [chứ] không phải thuận theo uy lực và nguyện cùng Thần thông.

禮 如 理 師,欲 何 所 作?對 法 藏 論,我 當 說 者,教 誡學 徒,故 稱 為 論。其 論 者 何?謂 對 法 藏。何 謂 對 法?頌曰:

Lễ như Lý sư, dục hà sở tác? Đối Pháp Tạng Luận, ngã đương thuyết giả, giáo giới học đồ, cố xưng vi luận. Kỳ Luận giả hà? Vị Đối Pháp Tạng. Hà vị Đối Pháp? Tụng viết:

Giải:

#Lễ như Lý sư, dục hà sở tác: Tức là kính lễ đối với bậc thầy Như Lý, bậc Sư Như Lý dùng điều gì thì sẽ làm; #dục là sẽ, sẽ làm những điều gì. Bây giờ chúng ta kính lễ chúng ta làm gì? Thường chúng ta quỳ lạy, không! Ở đây không phải như vậy.

#Đối Pháp Tạng Luận, ngã đương thuyết giả: Ở đây đối với bộ luận Đối Pháp Tạng, tức là bộ luận chính xác về Tạng Pháp, thì con sẽ nói về bộ luận đó.

Tức là ngài Thiên Thân sẽ nói về bộ luận để trả lại kính lễ thầy là phải tuyên thuyết pháp. Chứ không phải bây giờ mình kính lễ là vô lạy lạy, không phải! Mà mình phải tuyên dương giáo pháp của Phật đó là kính lễ.

Tức là làm bằng hành động cụ thể, bây giờ có nhiều người chúng ta chỉ có nói thôi, nói con kính lễ thầy mà không thực hành theo thầy là không kính lễ. Thầy dạy mình không làm theo, kính lễ Phật mà mình không làm theo, mình phải tuyên truyền lời dạy của Phật, đấy mới là thực tế. Chứ không nói ôi con lễ thầy, v.v… con kính thầy lắm, v.v… con tôn Sư lắm, mà thực tế mình làm điều ngược lại, mình không làm, đó là không kính lễ, đây là sự khác biệt. Còn nếu quý vị kính lễ kiểu kia thì thành mê tín, cho nên ngài Thế Thân ngài làm Luận này để đáp lại sự kính lễ, ngài thể hiện sự kính lễ.

#Giáo giới học đồ: tức là #giáo là dạy; #giới là khuyên răn. Tức là con sẽ khuyên dạy học trò; #học đồ: tức là học trò, ngài Thế Thân ngài sẽ mong dạy học trò để ngài thể hiện sự kính lễ đối với Phật.

#Cố xưng vi luận: cho nên gọi là luận.

#Kỳ Luận giả hà: tức là luận này là gì, luận này tên là gì.

#Vị Đối Pháp Tạng: là luận Đối Pháp Tạng, tên là Đối Pháp Tạng; #đối là chính xác, Pháp Tạng chính xác.

#Hà vị Đối pháp: thế nào gọi là Đối pháp, tức là Đối pháp là gì, giải thích chữ đó.

#Tụng viết: Tụng viết thì để bài kệ thứ hai sẽ giải thích thế nào.

Tạm dịch: Kính lễ đối với bậc như Lý sư, thì sẽ làm thế nào? Là đúng với Luận về tạng giáo pháp, con sẽ nói về điều ấy, khuyên dạy học trò, nên gọi là luận. Luận này tên gì? Là Đối Pháp Tạng. Thế nào là Đối Pháp? Kệ tụng rằng:

Hôm nay chúng ta tạm dừng học ở đây, nói chung mới đầu [chỉ] mang tính giới thiệu, nội dung đầu tiên chưa vô phần Chánh kinh, chưa nói về giáo pháp nào, bắt đầu vô các pháp Hữu vi, các pháp Vô vi, v.v… thì mới bắt đầu vô bộ luận này. Giống như bên Bách Pháp Minh Môn Luận cũng chia ra các pháp Hữu vi và Vô vi. Bách Pháp Minh Môn Luận có sáu pháp Vô Vi thì trong bộ luận này không có nhiều như vậy, chia ít hơn. Trong các bộ luận khác thì chia nhiều hơn, mỗi cách chia thì chúng ta chưa tới phần đó.

Hiện tại chúng ta mới [tới] phần giới thiệu, cho nên chưa hấp dẫn lắm, quý vị thông cảm, Thiện Trang sẽ tranh thủ những phần này Thiện Trang sẽ giảng chậm lại, nhưng Thiện Trang sẽ đem phần tâm đắc từ những bộ luận như này, A Tỳ Đàm này để chia sẻ ví dụ như hôm nay chúng ta sẽ học thêm Câu Sanh duyên quý vị hiểu được duyên hệ là sự liên hệ giữa các duyên mà liên hệ, #liên là liên hệ; #hệ là duyên liên hệ.

Còn vấn đề hồi nãy Thiện Trang đưa ra câu hỏi, bây giờ Thiện Trang trả lời. Tức là có người cầm búa vào đập tiệm đó, đập nát hết tất cả nhưng có một thứ họ không đập được nát, đó chính là cái búa. Tại vì mình đang hỏi sự kiện sự tướng thôi, cái búa là không bị đập nát tại vì nó đập nát tất cả, nhưng không đập nát cái búa, cái búa vẫn còn nó mới đập nát cái khác, đó là nói về sự tướng.

Còn nói về ý nghĩa là gì? Ý nghĩa là quý vị có thể làm tất cả các việc nhưng có một điều chúng sanh thường không làm được đó là Vô ngã. Có nghĩa là mình có thể làm bao nhiêu thứ, phá vỡ bao nhiêu thứ, mình có thể cầm búa, tức là mình có thể dùng mình để làm bao nhiêu việc. Nhưng một điều Vô ngã, phá ngã là chính bản thân mình [lại] không làm được, điều khó nhất của người tu hành, công án đó nói vậy. Tức là mình làm Vô ngã là một điều khó, mình có thể dùng sức mạnh để đập vỡ tất cả các đồ đạc trong tiệm đó là đã giỏi rồi. Nhưng  điều quan trọng cuối cùng phá Ngã thì là khó.

Vì vậy bộ luận này học chín phẩm, phẩm cuối cùng mới là phá Ngã, phá chấp Ngã, quý vị nhớ không? Ở trong mục lục đó. Cho nên cái búa đó là cái Ngã của mình, để phá Ngã chúng ta phải học tám phẩm, rồi phẩm cuối cùng mới bàn về phá Ngã. Có nghĩa là mình nói Vô ngã không dễ, mình phải học, mình hiểu từng chút từng chút từ đầu, rồi cuối cùng mình mới phá được Ngã.

Đó là bộ môn Tiệm tu, Tiệm tu thì ai ai cũng có thể thành tựu, còn đốn tu tức là những người căn Tánh nhiều đời nhiều kiếp họ tu rồi cho nên họ vào là phá Ngã luôn, đấy là nội dung này.

Hôm nay chúng ta đã chia sẻ hết rồi, hẹn quý vị vào có lẽ là tuần sau chúng ta có duyên chúng ta sẽ học tiếp, Thiện Trang sẽ chia sẻ tiếp. Mỗi lần chia sẻ nếu chưa vào nội dung phần kinh văn, phần Chánh văn mà chỉ có phần giới thiệu thôi thì Thiện Trang sẽ lại chia sẻ phần A Tỳ Đàm bên Nam Truyền và những bộ luận khác để những tâm đắc, những nội dung nào mà quý vị có thể hiểu được thì Thiện Trang giới thiệu phần. Tất nhiên là nhiều lắm không thể giới thiệu hết được và Tạng A Tỳ Đàm là tạng khó chịu nhất. Bởi vì học vô là phải học nắm rõ từng chi tiết một. Mình làm việc gì tương ưng với bao nhiêu Tâm sở, bao nhiêu Tâm vương v.v… Tâm vương Tâm sở nào rồi từ đó mình mới chia chẻ ra thì mình mới tu được.

Còn nếu không thì mình học vui vui vậy thôi, nói đã đã vậy nghe cũng sướng tai, có được ít lợi ích, nhưng không phải lợi ích lớn. Cho nên quý vị cố gắng, hôm bữa Thiện Trang cung cấp cũng có nhiều điều rồi, hôm nay cung cấp thêm cho quý vị nữa và hôm sau Thiện Trang sẽ giải đáp cho quý vị làm sao để mình tu được cái Tam nhân, đầu thai bằng tâm tam nhân thì mình mới học từ từ mỗi lần mình nâng cấp một chút. Còn bây giờ mình mới vô mà mình đưa nhiều quá thì quý vị không nắm được.

Như vậy người học phải có thứ tự, phải có siêng học, phải cố gắng học là nắm bài trước và nắm bài sau, chứ còn mình học xong rồi quên mất là dần dần không có nhớ đâu quý vị. Quý vị phải nhớ những nội dung đó, về sau này mình học vô Tâm Sở v.v… học đủ các pháp, Sắc pháp mà quý vị không nhớ là quý vị nghe đằng sau quý vị không hiểu đâu. Thiện Trang cố gắng giảng chậm, giảng rõ ràng, giảng nhắc đi nhắc lại một vấn đề đó cho nên người [có] căn tánh chậm chút cũng nghe được, miễn là kiên trì nghe thôi.

Dạ hôm nay thời gian hết rồi cho nên hẹn quý vị vào buổi khác, chúng ta hồi hướng:

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành!

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều sớm thành Phật đạo

A Mi Đà Phật!