Kính chuyển đến chư vị hữu duyên câu chuyện nhân quả trong
bài giảng Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng
Giác – Phẩm Bảy – Tất Thành Chánh Giác – Buổi 2
Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang
Giảng ngày: 23.01.2021 – VLT 57
#Tiêu trừ tam cấu minh: tiêu là tiêu diệt, trừ là trừ hết.
Chữ minh (冥) này không phải là minh sáng, đây là minh tối. Chữ
minh (明)
này mới là minh sáng. Chữ Hán thì mới thấy rõ. Cấu là ô nhiễm, minh là tối tăm.
Tam cấu minh là ba sự ô nhiễm tối tăm. Tiêu trừ được ba sự tối tăm.
Hòa thượng chú giải: *Tiêu trừ tam cấu minh. Tam cấu là chỉ
cho tham, sân, si. Tham lam, sân hận và ngu si. Minh (冥) là vô minh
không có trí huệ thực sự, không rõ thật tướng của vũ trụ nhân sanh. *Đây là
nguyên nhân khổ đau của tất cả chúng sanh, là có tham sân, si, và có vô minh.
Vô minh là không có trí huệ thật sự, không biết rõ thật tướng của vũ trụ nhân
sanh.
Cho nên những điều này mang lại khổ đau cho tất cả chúng
sanh. Phật A Di Đà nguyện tiêu trừ hết ba sự phiền não, vô minh này hết. Nếu
không sẽ mãi mãi khổ đau. Có khi khổ đau vì tham, có khi khổ đau vì vô minh, vì
sân, vì si. Ví dụ như trong Kinh Hiền Ngu có một câu chuyện. Vào thời đức Phật
có một gia đình nọ rất giàu có. Họ sanh ra năm người con gái, không có con
trai. Khi người cha qua đời, theo luật của đất nước Ma-kiệt-đà của vua Ba Tư Nặc
hồi đó, nếu ai không có con trai, thì tất cả tài sản sẽ bị tịch thu làm tài sản
của quốc gia. Lúc đó triều đình ra lệnh tịch thu tài sản. Khi người cha qua đời
thì người mẹ đã mang bầu. Người con gái lớn bèn trình với quan: Mẹ con đang
mang bầu, nếu mẹ con sanh ra con trai thì tài sản sẽ thuộc về người con trai
đó. Nếu là con gái thì triều đình cứ tịch thu tài sản theo đúng luật. Sau đó
người mẹ sanh ra một quái thai, giống như một cục thịt, không có mắt, tai, mũi,
lưỡi. Nhưng lại có nam căn, cho nên vẫn coi là con trai. Nhưng không phải là
hình người, vì không có mắt, tai, mũi, lưỡi. Nhưng cuối cùng vẫn được tính là
con trai vì có nam căn. Sau đó theo đúng pháp luật thì tài sản thuộc về người
hình thù kỳ lạ đó, đặt tên là Mang Từ Tỳ Lê. Khi đó người chị gái đầu thấy rất
bất mãn. Tại sao mình là người nữ, than phận hẩm hiu, ngay cả tài sản cũng
không được kế thừa, đến nỗi phải nhờ vào đứa con trai không ra người như vậy,
cho nên cô bỏ đi nơi khác ở đợ, phục vụ người khác. Cô chán ngán cuộc đời bất
công. Nhưng cô ta làm việc rất chăm chỉ. Một ngày nọ gặp được một người, cô bày
tỏ sự bất công của mình. Người đó nói có một vị lương y có thể chữa được bệnh
này, cô hãy tìm tới vị đó xem thế nào. Người đó giới thiệu cho cô đến gặp đức
Phật Thích Ca Mâu Ni để coi tại sao lại như vậy.
Đức Phật nói đây là do tiền kiếp, do nhân quả báo ứng mà thôi.
Trong kiếp quá khứ có một gia đình nọ giàu có sanh ra hai người con trai. Người
anh tên là Đàn Nhã Thế Chất, người em tên là Thy La Thế Chất. Người anh đức hạnh
rất tốt, là một người sống trung thực, rất nổi tiếng, cho nên làm đến chức quan
bình sự. Quan bình sự là vị quan chuyên dứng ra chúng minh cho việc vay nợ của
hai bên. Ví dụ bên này muốn vay tiền bên kia thì chỉ cần tới vị quan đó thôi,
chứ không cần viết giấy tờ gì hết, vị quan đó làm chứng. Cho nên phải là người
rất thanh liêm mới được làm chức đó. Đảm bảo là ông làm chứng đúng. Người em là
Thy La Thế Chất làm kinh doanh, buôn bán, giàu có. Một ngày nọ, có một người
buôn bán đến vay người em một số tiền lớn, để kinh doanh. Người em là người
giàu có chuyên cho vay lấy lãi, cho nên dẫn đến người anh của mình là quan bình
sự, để làm chứng. Người em dẫn theo một người con trai nhỏ của mình. Người em
nói với anh mình: Hôm nay em có cho vay số tiền như vậy, nếu mai mốt em có chuyện
gì thì người đó phải trả nợ cho con trai của em. Người kia lên đường buôn bán.
Một thời gian sau người em qua đời. Người kia đi buôn trở nên giàu có, nhưng khi
trở về thì bị lật thuyền, tài sản mất hết. May mắn là người đó bám vô được một
cái phao nên thoát nạn trở về. Con trai của người em Thy La Thế Chất thấy ông
ta tội nghiệp quá, nghèo khổ không còn tài sản gì hết, nên không đòi nợ. Một thời
gian sau ông ta lại mượn được tiền của người khác nữa, lại đi kinh doanh một
chuyến nữa. Sau vài năm quay trở lại rất là giàu có. Lúc này con trai người em
thấy ông ta giàu có rồi nên đến đòi nợ. Ông này giả bộ không nhớ và tìm cách quịt
nợ, không muốn trả nợ. Quý vị thấy không, mượn người ta thì dễ, trả nợ thì khó.
Ông ta đem một viên ngọc châu tới nhà của quan bình sự, tìm dụ bà vợ. Bà vợ vô
nói với ông chồng là người cháu của ông cũng giàu có rồi, không cần đến số tiền
đó đâu. Ông quan bình sự nói, không được, tôi làm chức vụ như vậy, nếu tôi làm
sai đời sau sẽ chịu nhân quả rất nặng. Cho nên không được, tôi làm uy tín cho đất
nước. Một lần như vậy, lần thứ hai ông kia đem tiền tới nhiều hơn nữa, hai ba
viên ngọc quý đưa cho bà vợ. Bà vợ nói thế nào ông chồng cũng không chịu. Hôm
đó bà ta ôm đứa con mới sanh vô phòng ông chồng nói: Nếu mà ông không nghe lời
tôi thì tình cảm đôi ta chấm dứt tại đây. Tôi sẽ chết tại đây, trước khi chết
tôi sẽ giết đứa con này. Bà tau y hiếp chồng như vậy. Quý vị thấy người nữ có
nhiều thủ đoạn ghê quá. Ông quan cảm thấy rất khó xử, cuối cùng ông đành phải đồng
ý. Hôm sau báo cho người đàn ông kia lên xử. Mặc dù mối quan hệ thân tình như vậy,
cuối cùng ông cũng xử cho người kia thắng, nói ông không có làm chứng cho việc
đó, không có vay nợ gì hết. Người cháu cũng quên rồi, chuyện đó trôi qua. Đức
Phật nói tiếp: Ông quan bình sự vì lý do đó, sau khi chết trải qua 500 đời làm
người không có mắt, tai, mũi, lưỡi, như một cục thịt vậy, 500 đời rồi. Quý vị
thấy nhân quả rất đáng sợ. Sở dĩ ông ta giàu có là do ông ta cũng thích bố thí
trong các đời trước. Ông ta thích đem tiền tài bố thí cho người khác, cho nên
tiền tài ông ta không thiếu.
Nhưng quả báo của việc làm mất đi uy tín của một đất nước, một
vị quan như vậy, cho nên 500 đời không có mắt tai mũi lưỡi.
Cho nên nhân quả rất đáng sợ. Đây là do tam cấu minh, vô
minh, tham, sân, si. Do bà vợ thì tham, ông chồng thì si, cũng vì tình chấp, vì
tình cảm, cuối cùng rớt vào quả báo nguy hiểm. Cho nên rất đáng sợ nếu chúng ta
chưa diệt trừ được tam cấu minh, tức là tam cấu và vô minh.