Kính chuyển đến chư vị hữu duyên trích đoạn rất hay về
Tâm-ý-thức trong Duy Thức Học trong bài ghi chép tóm lược lại bài giảng** Kinh
Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác – Phẩm
Sáu – Phát Đại Thệ Nguyện **- Buổi 10
Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang
Giảng ngày: 09.01.2021 – VLT 55
Duy Thức Học nói là tam tâm nhị ý. Quý vị nghe Hòa thượng giảng,
tam tâm gồm có thức thứ sáu (ý thức), thức thứ bảy (mạt-na) và thức thứ tám
(a-lại-da). Ba thức đó hợp lại gọi là tâm, tức là tam tâm. **Nhị ý **là hai ý gồm
có thức thứ sáu sanh ra cái gì? Thông thường phiền não của ý thức thứ sáu của
chúng ta là sự phân biệt, Thức thứ bảy là chấp trước, Mạt-na thức. Đó là nhị ý.
Tuy ba tâm nhưng chỉ có hai ý. Cho nên trong bộ phim Tây Du Ký có bốn nhân vật
Sa Tăng, Bát Giới, Tôn Ngộ Không và ngài Tam Tạng là đại diện cho bốn loại thức.
Ngài Tam Tạng là đại diện cho thức A-lại-da, tức là tất cả những thông tin đưa
vô ngài nhận hết. Yêu quái, Bồ-tát đưa vô ngài đều nhận hết, không phân biệt
đúng sai. Giống như A-lại-da thức khi chúng ta tu hành thấy cái gì cũng đưa vô
hết. Quý vị coi cảnh tốt nó đưa vô cảnh tốt, coi cảnh xấu đưa vô cảnh xấu, nó
lưu hết, giống như kho chứa. Cho nên gọi là Tam Tạng, hay Tam Tàng. Lưu chứa hết
các chủng tử nên gọi là tam tàng. Ngài Tôn Ngộ Không đại diện cho thức thứ sáu,
tức ý thức, nó phân biệt rất nhanh. Nó có thể lên tuốt trên Thiên-cung, lên trời
tạo được Thiên-cung, và cũng xuống địa ngục rất nhanh, trong tích tắc thôi, cân
đẩu vân một phát là nó bay từ nơi này đến nơi kia. Ý thức của chúng ta chạy rất
nhanh. Cho nên Tôn Ngộ Không thị hiện cho ý thức. Ý thức phân biệt được đâu là
ma đâu là Phật, cho nên yêu quái đến biết liền. Cho nên Tôn Ngộ Không thị hiện
cho ý thức thứ sáu. Trư Bát Giới là đại diện cho thức mạt-na. Thức mạt-na là chấp
trước, chấp ngã… Cho nên Hòa thượng hay đọc trong Duy thức „Bát Thức Quy Củ Tụng“
là „Tứ đại phiền não thường tương tùy“. Bốn loại phiền não lớn thường tương tùy
là ngã mạn, ngã ái, ngã si và ngã kiến. Bốn thứ ngã đó khiến cho chúng ta ham
ăn, ham ngủ, ham sắc, ham danh, ham tài. Cho nên Bát Giới là đại diện cho thức
thứ bảy, là thức Mạt-na. Do thức thứ bảy này mà sanh ra những thứ ham đó. Còn
Sa Tăng, Sa Ngộ Tịnh là đại diện cho năm thức còn lại gồm có nhãn thức (mắt),
nhĩ thức (tai), tỷ thức (mũi), thiệt thức (lưỡi) và thân thức. Năm thức này là
sai đâu đánh đó, do ý thức Tôn Ngộ Không điều khiển. Ý thức thứ sáu là điều khiển,
nói cái tay làm này v.v… Cho nên Sa Tăng lúc nào cũng nghe theo lời của Tôn Ngộ
Không. Sa Tăng không biết gì hết, sai sao đánh đó. Cho nên quý coi phim hay đọc
tác phẩm Tây Du Ký quý vị hiểu được ý nghĩa rất là hay. Thiện Trang lâu lắm rồi
cũng không coi, nhưng có nhớ nhứng chi tiết. Ví dụ như nạn Hỏa Diệm Sơn, Hỏa là
từ tham, sân, si. Do tham, sân, si mới bốc ra Hỏa, cho nên dùng quạt ba tiêu.
Ba tiêu là tiêu đi ba nghiệp tham, sân, si thì dập tắt được lửa Hỏa Diệm Sơn.
Quạt Ba Tiêu quạt một cái là bay hết mọi thứ. Nhưng nếu chúng ta có Định Phong
Châu, tức là sức định lớn thì các ngọn gió sẽ không lay chuyển được. Ở đây nói
chút để quý vị rõ, khi nào mình nhìn thấy tất cả Pháp đều là Phật pháp, nhất
thiết Pháp giai thị Phật pháp, thì chúng ta sống một cách an lạc thoải mái. Cho
nên trong kinh Duy Ma Cật nói: „Trà đình tửu điếm, giai vi thanh tịnh đạo
tràng“. Tức là dù là nơi uống trà, hay nhà chứa… đều là những nơi đạo tràng
thanh tịnh. Đó là cảnh giới của ngài Duy Ma Cật. Còn chúng ta thấy ô nhiễm là ô
nhiễm.